What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Công ty phân bón D.A.P Nam Việt

LOBBY.VN

Administrator
Công ty phân bón D.A.P Nam Việt​

Nhà máy phân bón Điamôn phốt phát (DAP) số 2 công suất 330.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 247 triệu USD; được xây dựng tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai; diện tích xây dựng 74,7 ha. Bao gồm 3 xưởng sản xuất chính

Xưởng sản xuất Axit sunphuric, công suất 420.000 tấn/năm (H2SO4: 98,5%)

Xưởng sản xuất Axit phốtphoric, công suất 162.000 tấn/năm (P2O5: 100%)

Xưởng sản xuất DAP, công suất 330.000 tấn/năm

Sản phẩm chính

Phân DAP Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân. Trong phân có tỷ lệ đạm là 10-18%, tỷ lệ lân là 44-50%. Trên thị trường hiện nay đang lưu hành hai loại phân bón ammonphot là DAP(18-46-0) dễ chảy nước. Vì vậy, người ta thường sản xuất dưới dạng viên và được đựng trong các bao nilông

Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt. Phân là loại dễ sử dụng. Phân DAP là loại phân trung tính nên có thể sử dụng trên các loại đất khác nhau. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm

Thị trường sản phẩm

Xuất khẩu: nhu cầu nhập khẩu phân DAP trên thế giới ngày càng tăng, bình quân hàng năm trên 11 triệu tấn. Tập trung ở các khu vực: Đông Âu, Nam Mỹ, Đông Nam Á … phần lớn là các nước có nền nông nghiệp phát triển

Trong nước: hàng năm nước ta phải nhập khẩu phân DAP phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên 750.000 tấn/năm; Trong khi đó ta chỉ mới có 1 nhà máy SX phân phân DAP tại Hải Phòng công suất 330.000 tấn/năm

Cho nên việc đầu tư nhà máy DAP số 2 tại Lào Cai là phù hợp đáp ứng nhu cầu trong nước và thay thế hàng nhập khẩu góp phần phát triển sản xuất

Lobby & DAP NamViet
 
Dự án nhà máy DAP số 2​

1. Tên dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón Điamon Phôtphat (DAP) số 2 công suất 330.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng , huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2. Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần DAP số 2-VINACHEM

3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty CP Thiết kế CN Hóa chất (CECO)

4. Chủ nhiệm lập dự án: KS Ngô Tiến Thành

5. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Xây dựng Nhà máy DAP số 2 nhằm nâng sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nước lên 660.000 tấn/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường về phân bón DAP, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam

6. Nội dung và qui mô đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng mới một nhả máy sản xuất phân bón DAP trên khu đất diện tích 70,85 ha, gồm: Xưởng sản xuất Xít Sunfuríc; Xưởng sản xuất Xít Phốtphoríc; Xưởng sản xuất phân bón DAP; Các xưởng sản xuất phụ trợ phát điện, cấp hơi, nước; Các công trình hành chính sinh hoạt, kho tàng, phục vụ sản xuất

Quy mô công suất, sản phẩm của nhà máy

- Sản phẩm chính: DAP 18 - 46

+ Hàm lượng N: 18 %

+ Hàm lượng P2O5: 46 %

công suất: 330.000 tấn/năm

- Bán sản phẩm

+ Axit H2SO4 nồng độ 98,5 + 0,2 theo trọng lượng, Công suất: 420.000 tấn/năm

+ Axit H3PO4 nồng độ 50 - 52% P2O5 công suất: 162.000 tấn/năm

7. Địa điểm xây dựng: Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

8. Diện tích sử dụng đất: Tổng diện tích là 70,85 ha

Bao gồm

- Diện tích bãi Gips giai đoạn 1 94.928 m2

- Diện tích bãi Gips giai đoạn 2 396.750 m2

- Diện tích khu nhà máy chính 216.828 m2

- Diện tích xây dựng công trình 53.205 m2

- Diện tích sân- Bãi 20.610 m2

- Diện tích đất - Cây xanh 100.658 m2

- Diện tích đường đi bộ 5.660 m2

- Diện tích đường xe Ô tô 27.200 m2

- Diện tích đường sắt 6917 m2

- Mật độ xây dựng 54,48%

9. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở)

9.1. Tổng mặt bằng: Tổng mặt bằng phân chia thành 3 khu: Khu sản xuất chính, Khu phụ trợ, Khu hành chính. Tổng mặt bằng bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ, thuận tiện vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất, duy tu bảo dưỡng, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và công tác phòng chống cháy nổ

Trước khi xây dựng phải tiến hành san lấp, đầm chặt đạt k > 0,9 khu vực nhà máy chính và bải gíp tạm thời. Cốt cao san nền của nhà máy là 133.50

9.2. Công nghệ sản xuất

+ Sản xuất xít sunphuric từ lưu huỳnh: 420.000 tấn/năm theo Công nghệ tiếp xúc kép, hấp thụ hai lần Monsanto (Mỹ)

+ Sản xuất axít phốtphoríc từ H2SO4 & quặng tuyển apatit: 162.000 T/năm theo Công nghệ Dihydrate của Prayon Mark IV (Bỉ)

+ Sản xuất DAP từ H3PO4 & Amômắc: 330.000 T/năm theo Công nghệ tiền trung hòa kết hợp phản ứng ống Incro (Tây Ban Nha)

9.3. Nguyên liệu, nhiên liệu

- Quặng apatit: Là quặng tuyển của Công ty TNHH 1TV Apatit Việt Nam, P2O5 > 32 - 33% (theo gốc khô); Mua.của Nhà máy tuyển Tằng Loỏng, trong đó quặng tuyển độ ẩm 15% được chuyển sang bằng băng tải, bùn sau cô đặc có hàm lượng rắn 45% được chuyển sang bằng đường ống

- Lưu huỳnh: Hàm lượng (S): 99,5 - 99,8 %; Độ ẩm: 2% ; Độ tro: 0,1 - 0,5% , Độ Axit (tính theo H2SO4): < 0,005% ; Tạp chất hữu cơ: 0,04 - 0,08% ; Asen: không có; Dạng hạt rắn. Nhập Cảng Hải Phòng, vận chuyển về nhà máy bằng tàu hỏa

- Amôniắc: Dạng lỏng, hàm lượng NH3: 99,8% ; Hàm lượng dầu: 0,2% trọng lượng hoặc 8mg/l ; Hàm lượng sắt: 2mg/l ; Hàm lượng nước: 0,1 % trọng lượng. Nhập khẩu vào Cảng và chứa vào kho của Nhà máy DAP Đình Vũ - Hải Phòng, vận chuyển về nhà máy DAP2 bằng tàu hỏa hoặc tàu hỏa kết hợp ô tô

- Than cám số 5: TCVN 1790 - 1999, mua tại Quảng Ninh, vận chuyển về nhà máy bằng tàu hỏa

9.4. Các hạng mục công trình xây dựng: Gồm 53 hạng mục công trình, trong đó

- Khu vực các xưởng sản xuất chính: 15 hạng mục

+ Xưởng sản xuất axít Sunfuríc: 5 hạng mục

+ Xưởng sản xuất axít Phốtphoríc: 7 hạng mục

+ Xưởng sản xuất DAP: 4 hạng mục

- Các xưởng sản xuất phụ trợ: 9 hạng mục

+ Xưởng phát điện: 3 hạng mục

+ Xưởng nước: 5 hạng mục

- Công trình hành chính sinh hoạt, kho tàng, phục vụ sản xuất: 29 hạng mục

9.5. Giải pháp bảo vệ môi trường ; Phòng chống cháy nổ ; An toàn lao động

- Bảo vệ môi trường: Xác định các nguồn thải trong quá trình xây dựng, cùng với việc áp dụng các công nghệ hiện đại, dự án đề ra các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải thế khí, lỏng, rắn... và đặc biệt chú trọng đến vấn đề xử lý Gyp, thực hiện theo Luật Môi trường

- Phòng chống cháy nổ: Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy của dự án bao gồm: Hệ thống báo cháy, báo khói tự động; Hệ thông chữa cháy bằng bình bọt; Hệ thống chữa cháy bằng nước

- An toàn lao động : Đề ra các biện pháp phòng và chống lại các chất độc/nguy hiểm. Các thiết bị, đường ống có nguy cơ rò rỉ được đặt ngoài trời. Các nhà xưởng được trang bị hệ thống thông hơi hiệu quả

Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm có

+ Tập II.1 : Thuyết minh thiết kế cơ sở và liệt kê thiết bị

+ Tập II.2: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ khu hành chính

+ Tập II.3: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sx axit Sunphunc

+ Tập II.4: Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sx axit Phốtphoric

+ Tập II.5 : Liệt kê bản vẽ, bản vẽ xưởng sản xuất DAP

+ Tập II.6 : Liệt kê bản vẽ, bản vẽ các hạng mục phụ trợ

10. Loại cấp công trình: Công trình CN Hoá chất, công trình cấp III

11 Thiết bị công nghệ: Thiết bị chính, thiết bị quan trọng của Dự án được nhập khẩu từ nhà cung cấp bản quyền công nghệ hoặc do nhà cung cấp bản quyền chỉ định nhà cung cấp. Các thiết bị còn lại được nhập khẩu, thiết bị đơn giản chế tạo tại Việt Nam

12. Phương án giải phóng mặt bằng, tái đinh cư: Di dời các hộ dân nằm trong khu vực xây dựng Nhà máy chính, khu bãi thải gyp. Tháo dỡ, di dời Nhà cứu hỏa, Trạm điện RP5, bãi chứa tảng sót, đường ống dẫn nước B1, B2 của Nhà máy Tuyển

Tái định cư: Dự án lập phương án tổng thể về đền bù, tái định cư cho khoảng 130 hộ gia đình theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ và các quy định khác của Nhà nước, tỉnh Lào Cai có liên quan. Quá trình triển khai sẽ lập Phương án cụ thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện

13. Tổng mức đầu tư của dự án: 4.404.801 triệu đồng (~ 247.460.732 USD)

- Chi phí xây dựng: 863.166 triệu đồng (~ 48.492.487 USD)

- Chi phí thiết bị: 2.012.898 triệu đồng (~ 113.084.145 USD)

- Chi phí bồi thường giải phóng MB, tái định cư: 48.737 triệu đồng (~ 2.738.020 USD)

- Chi phí quản lý dự án: 24.984 triệu đồng (~ 1.403.569 USD)

- Chi phí tư vấn ĐTXD: 387.692 triệu đồng (~ 21.780.466 USD)

- Chi phí khác: 612.337 triệu đồng (~ 34.400.967 USD)

- Chi phí dự phòng: 454.987 triệu đồng (~25.561.078 USD)

14. Nguồn vốn đầu tư

14.1. Nguồn vốn tự có: 1.150.633 triệu đồng

14.2. Nguồn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 2.922.670 triệu đồng

14.3. Nguồn vốn vay ngoại tệ USD từ Ngân hàng Thương mại trong nước: 101.940 triệu đồng

14.4. Nguồn vốn vay ngắn hạn từ Ngân hàng Thương mại: 229.558 triệu đồng

15. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

16. Thời gian thực hiện dự án : 45 tháng (gồm cả bước chuẩn bị đầu tư 9 tháng)

17. Phương thức thực hiện: Dự án thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế lựa chọn Nhà thầu EPC để thực hiện Dự án
 
Doanh nghiệp khổ vì phân bón không rõ nguồn gốc​

6e174_ben_tan_qui_002_copy.jpg

Chưa đến 12 giờ trưa ngày 14-12, bến đậu ghe chở phân bón đi miền Tây trên đường Trần Xuân Soạn Q7 chỉ còn một xe phân chờ bốc dỡ xuống ghe
Lưu lượng hàng hóa qua bến giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái​

– Bị cạnh tranh với phân bón không rõ nguồn gốc chở từ các tỉnh phía Bắc về, các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón ở TPHCM đang gặp rất nhiều khó khăn

Một doanh nghiệp phân bón ở khu vực đường Trần Xuân Soạn (quận 7) cho biết, hơn một tuần nay phải tạm ngưng nhập hàng vì không thể cạnh tranh với phân bón không hóa đơn chứng từ chở từ các tỉnh phía Bắc về. Chất lượng của lọai phân bón này chưa biết tốt hay xấu, nhưng giá rẻ hơn giá bán của các doanh nghiệp đến hơn một triệu đồng/tấn

“Bị cạnh tranh gay gắt nên giá phân bón cứ giảm liên tục, hàng bị dồn ứ, chúng tôi không dám nhập về tiếp, mà chỉ dám bán hàng nhỏ giọt cho mấy đại lý quen ở miền Tây”, bà nói

Ở Long An, giá phân bón nhập khẩu như DAP Philippines đã giảm từ 920.000 xuống 860.000 đồng/bao 50 kg. Còn giá phân đạm cũng giảm khoảng 40.000 đồng/bao 50 kg so với khi xuống giống vụ 3 hồi quí 4 năm 2011

Ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, doanh nghiệp sản xuất phân bón phải rất chật vật đối với phân bón không có hóa đơn chứng từ chở về từ các tỉnh phía Bắc. Phương thức vận chuyển chủ yếu là bằng tàu theo đường biển, đến các cảng trong khu vực phía Nam rồi sang xuống các ghe nhỏ chở đi bán

"Ưu thế của loại hình này là không cần kho bãi, thậm chí chủ hàng có thể hạ giá để xả hàng chỉ trong một buổi. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhập khẩu thường phải nhập số lượng lớn, hàng lưu kho trong vài tháng, chịu chi phí rất cao", ông nói. Cũng theo ông Phong, số lượng phân bón không rõ nguồn gốc lên đến 1.000 đến 3.000 tấn/ngày

Ông Nguyễn Văn Hòa, Đội trưởng đội bốc xếp, Xí nghiệp Xếp dỡ số 1, Công ty Cảng sông TPHCM, cho biết bến của ông chuyên bốc dỡ phân bón do xe chở từ các kho, cảng ở TPHCM xuống ghe về khắp các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang

Hiện tại, số phân bón được bốc dỡ chỉ khoảng 200-300 tấn/ngày, trong khi vào cao điểm tháng 12 năm ngoái và tháng 1 năm nay, mỗi ngày có đến cả ngàn tấn phân bón được bốc dỡ để chở về miền Tây bán cho nông dân chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, vụ lúa lớn nhất trong năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ước tính Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 3,6 triệu tấn phân bón các loại trong năm 2011, chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu sử dụng cả nước

Phạm Thái
 
Hơn 4.000 tỷ đồng xây nhà máy sản xuất phân bón​

Công ty cổ phần VINACHEM đã khởi công xây nhà máy DAP số 2 sản xuất phân bón Điamôn Phốtphát, công suất 330.000 tấn/năm tại Lào Cai

Ngày 26/12, Công ty cổ phần VINACHEM đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy DAP số 2 sản xuất phân bón Điamôn Phốtphát, công suất 330.000 tấn/năm tại thịtrấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai

Đây là nhà máy sản xuất phân bón lớn thứ 2 của miền Bắc tới thời điểm này và có tổng mức đầu tư là hơn 4.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 có diện tích gần 71ha,tổng mặt bằng chia thành 3 khu gồm khu sản xuất chính, khu phụ trợ, khu hành chính

Tổng mặt bằng bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ, thuận tiện vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất, duy tu bảo dưỡng, đảm bảo vệ sinh công nghiệpvà công tác phòng chống cháy nổ

Dự kiến đến quý 3 năm 2014 nhà máy sẽ được hoàn thành và bắt đầu sản xuất

Ông Ngô Hữu Hoài, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần DAP số 2 -VINACHEM, cho biết khi nhà máy DAP số 2 đi vào hoạt động, sản lượng phân bón DAP sản xuất trong nước sẽ tăng lên 660.000 tấn/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu thịtrường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam

Theo ông Nguyễn Văn Vịnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, sau khi nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 hoàn thành sẽ tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh Lào Cai,cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Vì thế, tỉnh Lào Cai sẽ tạo mọi điều kiện để nhà máy đảm bảo tiến độ xây dựng và sớm đi vào hoạt động
 
Top