What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cộng đồng người Việt ở Qatar

LOBBY.VN

Administrator
Cộng đồng người Việt tại Qatar

Untitled-1s.jpg

Đại sứ Phùng Thế Long trao tặng Giấy khen cho các cá nhân tiêu biểu của cộng đồng​

Tối ngày 28/1/2011, tức 25 Tết, Đại sứ quán Việt Nam tại Qatar đã tổ chức đón mừng Năm mới Tân Mão cho cộng đồng người Việt tại Qatar

Tham dự buổi tiệc mừng xuân có cán bộ cơ quan đại diện cùng gần 200 bà con người Việt hiện đang sinh sống và làm việc tại Qatar

Phát biểu chúc Tết bà con, Đại sứ Phùng Thế Long đã biểu dương tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng cũng như tấm lòng, tình cảm của bà con luôn hướng về quê hương, đất nước trong năm qua. Nhân dịp này, 15 cá nhân tiêu biểu của cộng đồng đã được trao tặng Giấy khen của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Nhà nước Qatar

Phóng viên ba tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Ca-ta đã tới vui Tết cùng bà con và đưa tin về buổi sinh hoạt cộng đồng này
 
Xung quanh tham vọng “tự cung tự cấp” lương thực của Qatar​

- Dầu lửa đã biến Qatar trở thành một nước giàu có bậc nhất thế giới, đủ khả năng đăng cai World Cup 2022. Thế nhưng, nguồn tài lực này có lẽ là chưa đủ đối với mục tiêu “tự cung, tự cấp” thực phẩm

Qatar.jpg

Giống các quốc gia Vùng Vịnh “thừa dầu mỏ, thiếu nước ngọt khác”, Qatar đã đầu tư vào nhiều khu vực rộng lớn đất nông nghiệp ở nước ngoài để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm. Chi nhánh nông nghiệp Hassad Food của Quỹ tài sản có chủ quyền của Qatar đã mua đất ở Sudan, Australia và công bố kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD vào các dự án nông nghiệp ở Kenya, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine

Kế hoạch đầy tham vọng

Nhưng khác với các quốc gia Vùng Vịnh khác, Qatar còn đặt ra mục tiêu sản xuất phần lớn lương thực ở trong nước, bằng cách đầu tư lớn để tăng năng suất cây trồng và biến sa mạc thành đất nông nghiệp

Đầu năm nay, Thái tử kế vị Tamim bin Hamad bin Khalifa al-Thani vừa ban bố Chương trình An ninh Lương thực Quốc gia (QNFSP) để đối phó với “một trong những thách thức cấp bách nhất” mà Qatar đang phải đối mặt

Giống như năm quốc gia Vùng Vịnh giàu có khác, Qatar nhập khẩu đến 90% nhu cầu lương thực trong nước. Qatar có một dân số khoảng 1,7 triệu người, trong đó khoảng 20% là công dân nước này và 80% còn lại là lao động nước ngoài

Chủ tịch QNFSP Fahad Bin Mohammed al-Attiya cho biết: “Qatar hiện có 1.400 trang trại và sẽ tăng lên 3,000 trang trại theo kế hoạch mới. Chúng tôi dự đoán rằng sản lượng lương thực trong nước, nếu công nghệ mới được áp dụng và thực thi có hiệu quả, Qatar có thể dễ dàng đáp ứng 60% nhu cầu thị trường trong nước

Chúng tôi sẽ thỏa mãn 60-70% nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước”. Qatar hiện đang thỏa mãn 23% nhu cầu ngày càng gia tăng về các loại rau

Ông Mohammed al-Attiya cho biết: “Thời gian thực hiện QNFSP là 10 năm. Đến năm 2024, Qatar sẽ có một hệ thống nông nghiệp vận hành đầy đủ”

Đó là một triển vọng đầy quyến rũ và trên cương vị quốc gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu thế giới, Qatar có đủ khả năng trang bị các công nghệ và thiết bị hiện đại nhất

Phương án thực hiện

Phương pháp canh tác nông nghiệp của Qatar bao gồm trồng trọt trên đồng ruộng, trong nhà kính, tưới nước thông minh và công nghệ hiện đại vừa sự dụng ít diện tích, vừa tăng năng suất cây trồng lên đến 10 lần

Chủ tịch QNFSP Mohammed al-Attiya cho biết: “Các loại sản phẩm nông nghiệp sẽ rất đa dạng, chủ yếu là trái cây và rau, ngũ cốc. Chúng tôi đang tìm kiếm các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản thích hợp”

Một trong những trang trại điển hình là Tổ hợp nông nghiệp và công nghiệp phức hợp Al Sulaiteen (SAIC), nằm trong sa mạc và cách thủ đô Doha không xa

Ông Mahmoud Refaat Shamardal, quản lý SAIC, nói tổ hợp này đang sản xuất rau, cây có hoa theo mùa và là một dự án lớn nhất Qatar, với 40 hécta đất. Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 2001, SAIC hiện đang trồng cà chua, dưa chuột, cà tím và các loại rau khác thông qua một sự kết hợp hoàn hảo giữa các hệ thống nhà kính, thủy canh và canh tác nông nghiệp truyền thống. Sản phẩm của SAIC hiện đang được cung cấp cho các siêu thị và khách sạn

Ông Shamardal cho biết thêm: “Chúng tôi sử dụng đất nhân tạo để sản xuất các loại rau. Với hệ thống này, chúng tôi có thể tiết kiệm khoảng 50% lượng nước và nước ngọt là một yếu tố rất quan trọng ở Qatar”

Do các tầng nước ngầm đã bị cạn kiệt, QNFSP có kế hoạch khử muối, biến nước biển thành nước ngọt và sử dụng điện của các công viên năng lượng Mặt trời

Ông Attiya cho biết tổng chi phí cho QNFSP chưa được tính toán, mặc dù Qatar không thiếu tiền và hy vọng khu vực tư nhân sẽ tham gia chương trình này. Ông nói thêm: “Các nguồn tài trợ sẽ đến cả từ khu vực tư nhân và khu vực công cộng

Tất cả các chức năng điều tiết, nghiên cứu và giáo dục, chính sách, pháp luật và các quy định, mà sẽ được nhà nước tài trợ hoàn toàn. Phần còn lại như xây dựng nhà máy quang điện, nhà máy khử muối nước biển và nâng các trang trại sẽ do khu vực tư nhân đảm nhiệm”

Những ý kiến trái chiều

Nhưng nhiều nhà kinh tế và các chuyên gia nông nghiệp Qatar nói rằng kế hoạch này không có ý nghĩa kinh tế và không thực sự cần thiết do dân số quá ít ỏi

Ông Abdolreza Abbassian, chuyên gia kinh tế tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tại Rome, nói Qatar “không có nhiều đất để có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp, phần lớn là sa mạc và dân số rất ít”. Qatar nhập khẩu gần như toàn bộ các loại ngũ cốc để tiêu thụ trong nước và chỉ vào khoảng 200.000 tấn mỗi năm. Theo ông, kế hoạch này không có nhiều triển vọng

Ông Abbassian khuyến nghị tốt hơn hết là Qatar tập trung đầu tư vào nông nghiệp ở những vùng đất có khí hậu ôn hòa hơn. Ông nói thêm với diện tích và số lượng thực phẩm nhập khẩu khá khiêm tốn, Qatar không cần thiết phải bỏ ra nhiều tiền của và công sức đến như vậy. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao họ phải làm điều đó thay vì mua đất trên thế giới ?"

Mặc dù công nghệ của Qatar là khá ấn tượng, nhưng các chuyên gia cho rằng khó có thể áp dụng các kỹ thuật này một cách đại trà, đặc biệt là trong sản xuất ngũ cốc

Họ cho rằng một số mặt hàng như cá, trứng và gia cầm có thể được sản xuất tại chỗ, nhưng gieo trồng ngũ cốc đại trà thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về tính kinh tế

Theo FAO, khí hậu Qatar không thích hợp để làm nông nghiệp: nhiệt độ cực cao, thiếu nước ngọt và độ mặn trong đất cao. Lượng mưa trung bình mỗi năm chỉ có 74 mm, so với 1.220 mm của Vương quốc Anh. Chỉ có khoảng 1% trên tổng diện tích 11.590 km2 là có thể canh tác nông nghiệp

Nhà nghiên cứu Clemens Breisinger của Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực quốc tế ở Washington nói: "Do nguy cơ an ninh lương thực và tiềm năng sản xuất nông nghiệp thấp, điều quan trọng là cần đánh giá lại những chi phí khoản đầu tư theo kế hoạch QNFSP và Qatar nên xem xét khả năng lựa chọn thay thế để đảm bảo an ninh lương thực”

Năm 2008, Saudi Arabia đã từ bỏ một kế hoạch “tự cung, tự cấp” bột mì với lý do quá tốn kém và lãng phí tài nguyên nước. Nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu 100% lúa mì từ nay đến năm 2016

Nhưng Qatar không chịu theo gương nước láng giềng to lớn Saudi Arabia và tự tin sẽ “tự cung, tự cấp thực phẩm” giống như đã thành công trong việc giành quyền đăng cai World Cup 2022 và thành lập Đài truyền hình Al Jazeera có uy tín trên thế giới

Minh Bích
 
Quan hệ hợp tác Việt Nam - Qatar ngày càng phát triển​

Chinhphu.vn - Ngày 16/1, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Quốc vương Nhà nước Qatar, Hamad Bin Khalifa Al Thani đang thăm chính thức Việt Nam

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chào mừng Quốc vương Hamad Bin Khalifa Al Thani cùng các thành viên trong Đoàn cấp cao Qatar sang thăm Việt Nam, coi đây là một minh chứng sinh động cho mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển giữa nhân dân hai nước

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thông báo với Quốc vương Hamad Bin Khalifa Al Thani về những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới của Việt Nam thời gian qua và khẳng định, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển

Chủ tịch nước đánh giá cao những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Qatar đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời khẳng định Việt Nam rất coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Qatar

Về phía mình, Quốc vương Hamad Bin Khalifa Al Thani bày tỏ niềm vui được đến thăm đất nước Việt Nam tươi đẹp và ngưỡng mộ trước những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Quốc vương chúc nhân dân Việt Nam tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra nhằm xây dựng thành công một nước Việt Nam giàu mạnh, có vai trò và vị thế ngày càng lớn trên trường quốc tế

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển đáng khích lệ của quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua, khẳng định quyết tâm nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, lao động, du lịch, giáo dục – đào tạo

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và bày tỏ mong muốn tăng cường trao đổi thông tin, tích cực góp phần vào các nỗ lực chung vì mục tiêu hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển

Quốc vương Hamad Bin Khalifa Al Thani cảm ơn lòng mến khách, sự đón tiếp thân tình và những tình cảm tốt đẹp mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn

Nhân dịp này, Quốc vương Hamad Bin Khalifa Al Thani đã trân trọng mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hữu nghị chính thức Qatar. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian chuyến thăm sẽ được ấn định qua đường ngoại giao
 
Qatar đất nước giàu nhất thế giới​

157159_400.jpg

- Mới đây, tạp chí Forbes đã công bố Top 10 nước giàu nhất thế giới và Qatar là nước đứng đầu danh sách này

Dân số Qatar chỉ có 1.7 triệu người nhưng theo tạp chí Forbes, thu nhập bình quân trên đầu người ở nước này là 88.222 USD/năm, gần gấp đôi nước Mỹ với 46.860 USD. Thu nhập được tính theo GDP đã được điều chỉnh theo sức mua

Đất nước Hồi Giáo này do tổng thống Sheikh Hamad bin Khalifah Al Thani lãnh đạo và sự phồn thịnh của đất nước chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dầu và khí đốt

Nhờ sự giàu có, tiếng nói của Qatar có sức ảnh hưởng rất lớn đến chính trị quốc tế. Điển hình, nước này là nhân vật mấu chốt trong những cuộc đàm phán giữa các nước phương Tây và Hội Đồng Dân Tộc Chuyển Tiếp (NTC) trong suốt thời kì xung đột ở Libya

Vào thời gian này, Qatar đã cung cấp một lượng đáng kể vũ khí cho quân nổi dậy ở Libya và cung cấp nguồn quỹ riêng cho quân đội Hồi Giáo do Abdul Hakim đứng đầu

Bên cạnh đó, Qatar mới đây đã mua lại bức tranh “Những người chơi bài” của họa sỹ Paul Cezannes, bức tranh đắt nhất thế giới với giá kỉ lục là 250 tỷ USD. Nước này còn mệnh danh là “khách hàng lớn nhất” trong thị trường các tác phẩm nghệ thuật nếu tính theo giá trị

Tuy nhiên theo tờ báo Emirate 247, khoảng cách giàu nghèo của Qatar là khá lớn, tài sản quốc gia không phân bố đồng đều, do vậy một phần không nhỏ dân số vẫn còn rất nghèo

Danh sách 10 nước giàu nhất thế giới theo tạp chí Forbes

1. Qatar
2. Luxembourg
3. Singapore
4. Na Uy
5. Brunei
6. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
7. Mỹ
8. Hong Kong
9. Thụy Sỹ
10. Hà Lan
 
Top