thoidaianhhung
Administrator
Bản Kế Hoạch Thành Lập
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Mạo Hiểm Espromote
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Mạo Hiểm Espromote
Theo báo cáo của chính phủ hàng năm các doanh nghiệp trong cả nước bỏ ra từ 5 đến 7 tỷ USD để nhập khẩu trang thiết bị máy móc công nghệ phục vụ cho sản xuất và sản phẩm công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng. Để tăng cường năng lực tự sản xuất trang thiết bị máy móc công nghệ phục vụ cho nền kinh tế nhằm giảm mức độ phục thuộc vào công nghệ nước ngoài chính phủ đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ trong nước phát triển
Chính phủ tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội. Chính phủ gia tăng đầu tư vốn máy móc trang thiết bị nghiên cứu hiện đại cho các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Các cơ quan hàng đầu về công nghệ trong nước này có thể tiếp cận và chuyển giao các công nghệ hiện đại của thế giới tới các doanh nghiệp công nghệ trong nền kinh tế.
Chính phủ xây dựng các chương trình chiến lược quốc gia đầu tư vào công nghệ cao, chú trọng đưa đi đào tạo tại các nước phát triển đội ngũ chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực công nghệ. Khởi tạo môi trường đầu tư kinh doanh công nghệ tại Việt Nam, chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc Hà Nội và Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh kèm theo các ưu đãi đặc biệt cho việc đầu tư thành lập các doanh nghiệp công nghệ tại đây.
Trong nền kinh tế tri thức công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Với những yếu kém về cơ cấu tổ chức tại các viện và trung tâm nghiên cứu hoạt động dưới nguồn vốn của chính phủ, những năm vừa qua đội ngũ nhân lực này chưa có đóng góp tương xứng vào tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Với những cải tổ mạnh mẽ trong giai đoạn 2006 đến 2009 chính phủ buộc các nhóm ứng dụng công nghệ trực thuộc các viện phải trở thành doanh nghiệp công nghệ. Hoạt động với động lực cung cấp các sản phẩm chất lượng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, hoặc các đơn vị nghiên cứu này phải giải thể.
Chưa bao giờ các tổ chức khoa học công nghệ này và các nhóm nghiên cứu công nghệ độc lập lại đứng trước một thách thức buộc phải hành động như thời điểm này. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản này sau một thời gian ngủ quên buộc phải làm việc để nhanh chóng đưa các nghiên cứu ứng dụng khả thi trở thành sản phẩm thực sự đáp ứng cho thị trường, đó cũng chính là con đường để họ tồn tại.
Đội ngũ nhân lực được nhà nước gửi đi đào tạo tiếp cận công nghệ cao ở các nước phát triển mong muốn trở về đóng góp cho đất nước.
Đội ngũ nhân lực khoa học trong nước và đội ngũ nhân lực được đào tạo ở nước ngoài chưa thể phát huy được hết kiến thức và khả năng để sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao các điều kiện trong nước. Một trong những yếu tố quan trọng đó là thiếu các tổ chức tài chính cung cấp các nguồn vốn mạo hiểm. Từ nguồn vốn có được đội ngũ công nghệ này có thể khởi tạo các doanh nghiệp từ những ý tưởng công nghệ đột phá mà họ đã xây dựng, nhanh chóng đưa các thành tự công nghệ này thành sản phẩm phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà.
Nguồn vốn của chính phủ thì đầu tư dàn trải không hiệu quả đặc biệt nhiều khi không được giao cho những dự án công nghệ khả thi. Các tổ chức tài chính như ngân hàng chưa xây dựng hướng kinh doanh vốn mạo hiểm cho doanh nghiệp công nghệ cao, chưa có đủ ngân lực để thẩm định những dự án như vậy đó là nguyên nhân mà đội ngũ làm công nghệ không thể tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tài chính trên. Đối với một cá nhân việc huy động vốn tự có để đầu tư vào dự án công nghệ là kế hoạch rủi ro và cơ hội thành công sẽ không cao. Hiện tại một số quỹ đầu tư mạo hiểm của nước ngoài đã hoạt động tại Việt Nam như IDG. Các quỹ đầu tư này mới chỉ cung cấp vốn cho một số nhỏ các lĩnh vực công nghệ có tỷ xuất lợi nhuận cao với các yêu cầu rất khắt khe về cơ hội đầu tư. Các quỹ đầu tư này chưa thể đáp ứng được nhu cầu vốn mà đội ngũ khoa học công nghệ trong nước đang cần để phát triển.
Công ty cổ phần đầu tư mạo hiểm Espromote được thành lập đặt mục tiêu thu lợi nhuận từ việc cung cấp nguồn vốn tin cậy ở quy mô nhỏ. Espromote mong muốn trở thành đối tác chiến lược của đội ngũ khoa học công nghệ trong nước, hai bên sẽ cùng nhau khởi tạo và điều hành các doanh nghiệp công nghệ xuất sắc mục tiêu sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm công nghệ cao. Espromote định hướng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới như: Hệ thống Nhúng, Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử và tự động hóa, khoa học vật liệu và công nghệ nano.
Espromote đủ khả năng xây dựng mối quan hệ với các chuyên gia cố vấn là các GS, TS hàng đầu trên các lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam. Espromote đã và đang xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và một số tổ chức công nghệ nước ngoài. Với những khả năng liên kết các quan hệ hợp tác như trên Espromote tin rằng sẽ tham gia điều hành các doanh nghiệp công nghệ đi đến thành công.
Trong giai đoạn phát triển 2 năm đầu tiên Espromote có nhu cầu vốn là 10 tỷ VND, sau hai năm Espromote tiến hành đánh giá hiệu quả các dự án đã tiến hành đầu tư và đề xuất nhu cầu vốn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Mục tiêu trong hai năm đầu tiên hoạt động Espromote trở thành thành viên hội đồng quản trị của 5 đến 7 công ty công nghệ tại Việt Nam. Mục tiêu sau 5 năm Espromote sẽ trở thành một trong những công ty đầu tư vốn mạo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Trong một tương lai không xa thương hiệu Espromote còn gắn liền với hình ảnh là nhà sở hữu điều hành chính quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Phát minh sáng kiếm do chính nguồn lực trong thương hiệu Espromote tạo ra nói riêng và của người Việt Nam nói chung, tự hào là sản phẩm công nghệ của người Việt.
Last edited by a moderator: