What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Tổng Thống

LOBBY.VN

Administrator
Một cú chấn động ngoại giao chưa từng có tại Sochi – Nga
- Liệu đã đến lúc Nga đủ khả năng chấm dứt hành động khai thác mang tính chất thực dân đối với Châu Phi

Ngay sau cuộc gặp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan với Putin tại Sochi-Nga vào cái ngày kết thúc 120 giờ ngừng bắn tại Bắc Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ ký với Mỹ, dư luận còn đang rất “quan tâm nóng” về kết quả cuộc gặp quyết định thành bại an ninh hòa bình của Syria thì một Hội nghị thượng đỉnh Châu Phi diễn ra tại đây từ ngày 23-24/10

Năm mươi tư quốc gia “lục địa đen” Châu Phi trong đó có 47 đại diện là nguyên thủ quốc gia (tổng thống hoặc thủ tướng) đã đến Sochi – Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh do Nga tổ chức

Người Nga nói rằng, nếu chỉ cần nói xin chào với từng người trong số họ, tạo dáng cho các nhiếp ảnh gia và trao đổi một vài cụm từ, Vladimir Putin sẽ cần gần một giờ !

Thực ra, việc đông đúc các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có mặt trong một hội nghị nào đó thì không hiếm; như họ gặp nhau tại Liên hợp quốc, tại hội nghị bàn về chống chiến tranh, biến đổi khí hậu… là những sân chơi, diễn đàn cho các nguyên thủ quốc gia có tính chất “hội nghị bàn tròn” mà không có người cầm đầu, chủ trì

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh Châu Phi tại Sochi lại khác. Hội nghị này do Nga tổ chức và chủ trì. Do đó chỉ có tương tác Nga – Châu Phi mà không có một tương tác nào của Châu Phi với Mỹ, Trung Quốc hay với các cường quốc khác

Nga chủ trì, chủ tọa với nội dung "Vì hòa bình phát triển"

Nếu như không nhầm thì Hoa Kỳ đã hơn 30 năm bá chủ thế giới nhưng chưa một lần tổ chức, chủ trì, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Châu Á, Mỹ-Châu Phi hay Mỹ-Trung Đông…để theo đó, các nguyên thủ quốc gia Châu Á, châu Phí, Trung Đông…đối diện với Hoa Kỳ trên bàn chủ tọa

Tại Hội nghi thượng đỉnh Nga - Châu Phi tổ chức tại Sochi lần này, Nga tuyên bố sẽ “cạnh tranh văn minh” để hợp tác với các nước châu Phi, và phản đối các chính sách của “một số nước phương Tây”, đó là chính sách cai trị thực dân, khai thác thuộc địa, tống tiền, đe dọa các quốc gia châu Phi có chủ quyền

Người Châu Phi đã quá rõ “một số nước phương Tây” cậy mạnh để áp đặt giữ nguyên kiểu khai thác thuộc địa, thực dân từ thế kỷ 18 mà ngay cả Trung Quốc, từ năm 2010 cũng đã bị ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hilary Clinton đã từng lên án

Chủ quyền và an ninh quốc gia là điều mà người châu Phi đang thiếu và yếu. Do đó muốn có chủ quyền và bảo đảm an ninh quốc gia thì phải mạnh, “Họ hiểu rằng bạn phải biết cách bảo vệ sự độc lập và chủ quyền của họ. Đây là một sự khuyến khích hơn nữa cho sự hợp tác với Nga, nước có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến chống khủng bố”. Putin giải thích trước hội nghị

Tổng thống Nga Putin nói: “Chúng tôi thấy rằng một số quốc gia phương Tây đang phải dùng đến áp lực, đe dọa và tống tiền đối với chính phủ của các quốc gia châu Phi có chủ quyền. Họ sử dụng các phương pháp này để khôi phục ảnh hưởng và sự thống trị đã mất ở các thuộc địa cũ của họ. Đối với chúng tôi, chúng tôi muốn thúc đẩy lợi ích kinh tế chung với các đối tác châu Phi của chúng tôi”

Tổng thống Putin cho rằng, Nga chưa sẵn sàng cho việc phân phối lại sự giàu có của lục địa này, nhưng để cạnh tranh hợp tác với châu Phi, điều chính yếu là nó phải văn minh và phát triển trong khuôn khổ pháp lý

Putin liệt kê các lĩnh vực công việc mà Nga có thể cung cấp cho các nước châu Phi. Đó là cuộc chiến chống khủng bố, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy, rửa tiền, di cư bất hợp pháp, cướp biển…

Hơn 30 quốc gia châu Phi có thỏa thuận với Nga trong lĩnh vực này. Các thỏa thuận này cung cấp cho việc cung cấp một “phạm vi vũ khí rộng lớn” cho đại lục, huấn luyện quân đội và bảo trì các thiết bị quân sự

Như vậy, có thể nói hợp tác kinh tế và quốc phòng là đồng thời, nhưng Nga ưu tiên cho hợp tác quốc phòng. “Truyền thống hợp tác quân sự và kỹ thuật của chúng tôi có nguồn gốc sâu xa. Nó được hình thành ngay cả trong giai đoạn đầu thành lập các quốc gia châu Phi và đóng vai trò trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên lục địa vì sự độc lập của họ”. Tổng thống Nga nói

Nga được coi là và là người thừa kế của Liên Xô, nhờ đó nhiều quốc gia châu Phi thường được thành lập. Hầu hết các nhà lãnh đạo châu Phi sau này trở thành tổng thống, thủ tướng…đề được học tại các trường đại học Liên Xô và Nga miễn phí. Năm 2017, Nga đã xóa các khoản nợ cũ cho các nước châu Phi với tổng trị giá 20 tỷ dollar

Châu Phi, nơi có hơn một tỷ người, rất giàu kim cương, vàng và dầu mỏ. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu đã tranh giành nhau trong nhiều năm để giành quyền phát triển, khai thác các tài nguyên thiên nhiên này. Một cựu Tổng thống pháp đã từng nói “Nếu không có châu Phi, Pháp chỉ là một quốc gia hạng hai”

Châu Phi giàu có tài nguyên khoáng sản…nhưng nghèo đói, bệnh tật, khủng bố, cướp bóc…bởi sự “khai hóa văn minh” của các quốc gia phương Tây mà chưa có cách nào thoát ra khỏi

Sự xuất hiện của Nga, hành động của Nga có vẻ như là một chỗ dựa, động lực mới cho châu Phi vùng lên, tự chủ, độc lập. Người Châu Phi tin tưởng hoặc ít ra là thế, về “hợp tác văn minh” như Putin đã nói

Châu Phi muốn thay đổi. Đó là lý do họ đã đến với nước Nga-Putin trong Hội nghị thượng đỉnh “Vì hòa bình phát triển” do Nga đề xuất

Liệu Nga đã đến lúc làm được điều như Nga nói với Châu Phi hay chưa? Có lẽ đó là sự mong mỏi, hy vọng của những người có lượng tri trên toàn thế giới

Lê Ngọc Thống
 
Last edited:
Putin dọn đường nắm quyền lâu dài
Nhiệm kỳ của Putin sẽ kết thúc năm 2024, nhưng thay đổi mà ông ủng hộ có thể giúp ông cầm quyền đến năm 2036, khi 83 tuổi

Trong vài tháng qua, Putin đã "phủ sương mù" lên chính trường Nga. Trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang hồi giữa tháng một, Putin đề xuất thay đổi hiến pháp, gồm cho phép quốc hội thay vì tổng thống chọn thủ tướng, thay đổi giới hạn nhiệm kỳ đối với tổng thống và tăng cường vai trò của Hội đồng Nhà nước, cơ quan tư vấn cho tổng thống mà ông đứng đầu. Nga sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 22/4

MVVY2TBIKREJDFBJRASZH4LKMU-6972-1583902475.jpg

Tổng thống Nga Putin phát biểu trước hạ viện Nga ngày 10/3 ở Moskva

Ngay sau đó, đồng minh lâu năm Dmitry Medvedev từ chức thủ tướng, người thay thế ông là Mikhail Mishustin, lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga ít được công chúng biết đến

Khi Putin vừa công bố các thay đổi, phản ứng đầu tiên của các nhà phân tích là nhận định nó cung cấp nền tảng để ông duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ thứ tư kết thúc năm 2024. Hiến pháp Nga hiện cấm tổng thống phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, đồng nghĩa với việc Putin sẽ không được tái tranh cử. Giới phân tích đánh giá ông có thể trở thành thủ tướng hoặc ông có thể tiếp tục làm lãnh đạo Hội đồng Nhà nước và vẫn điều hành đất nước từ sau hậu trường

Nhiều người cho rằng Mishustin là người kế nhiệm tiềm năng của Putin. Tuy nhiên, số khác đánh giá Mishustin thực tế là một nhà kỹ trị, tức được bổ nhiệm vì khả năng chuyên môn thay vì tính toán chính trị

Ý định của Putin có vẻ đã trở nên rõ ràng vào ngày 10/3. Valentina Tereshkova, phó chủ tịch Hạ viện Nga, đề xuất sửa đổi hiến pháp tại cuộc họp ở Hạ viện, thiết lập lại các nhiệm kỳ tổng thống trước đây về 0, đồng nghĩa với việc Putin có thể tái tranh cử thêm hai nhiệm kỳ nữa. Tổng thống Nga sau đó đến hạ viện và cho biết ông tán thành đề xuất của bà Tereshkova. Putin không tuyên bố ông sẽ tái tranh cử sau năm 2024 nhưng nói rằng ông nên có quyền tiếp tục tranh cử vì sự ổn định của đất nước

Các nghị sĩ Hạ viện Nga sau đó bỏ phiếu tán thành các đề xuất sửa đổi hiến pháp với 382 phiếu thuận, 44 phiếu trắng, không có phiếu chống. Họ cũng đã bỏ phiếu vòng cuối vào hôm nay với tỷ lệ tán thành áp đảo. Dự thảo dự kiến được trưng cầu dân ý vào tháng 4 tới

Dmitry Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moskva, cho rằng sự kiện ngày 10/3 cho thấy rõ Putin muốn tiếp tục nắm quyền. "Có vẻ như sau khi thử suy tính tới ý tưởng gia tăng quyền lực của Hội đồng Nhà nước để điều hành sau hậu trường, Putin cuối cùng đã quyết định chọn cách trực tiếp hơn là tái tranh cử năm 2024", Trenin viết trên Twitter

Thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny gọi đề xuất này là nỗ lực biến Putin thành "tổng thống trọn đời", mặc dù hôm 6/3, Putin đã nói rằng ông không muốn cầm quyền cho đến khi qua đời như các lãnh đạo Liên Xô. "Những thứ đang diễn ra thật thú vị", Navalny viết trên Twitter. "Putin đã nắm quyền trong 20 năm nhưng sắp tới ông ấy sẽ được coi là lần đầu ra tranh cử"

"Các tính toán đã được làm rõ", giáo sư chính trị Grigorii V. Golosov tại Đại học Châu Âu ở St. Petersburg, nói. "Ông ấy truyền đi thông điệp rằng sẽ không có gì thay đổi, mọi thứ sẽ vẫn như cũ"

Nga, giống như phần còn lại của thế giới, đang đối mặt với Covid-19 và tác động kinh tế đi kèm với nó. Nền kinh tế dự kiến gặp thêm nhiều sóng gió do giá dầu giảm sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Nga và Arab Saudi sụp đổ

Một số chuyên gia cho rằng Putin chọn thời điểm này để truyền thông điệp nhằm nhấn mạnh sự lãnh đạo của ông là cần thiết để giữ ổn định cho đất nước. Ông đã khẳng định điều đó trong phát biểu trước hạ viện. "Tôi tin tưởng rằng nước Nga cần một tổng thống mạnh mẽ. Tổng thống là người bảo vệ an nguy của nhà nước, sự ổn định phát triển trong nội bộ", ông nói

Putin cho biết khi lần đầu tiên nghe về ý tưởng tính lại nhiệm kỳ, ông đã nghĩ rằng "tôi không muốn quay lại thời Liên Xô". Nhưng sau đó ông cảm thấy các biện pháp này không giống thời Liên Xô. "Trước đó, mọi thứ được thực hiện ở hậu trường. Không có cuộc bầu cử thực sự. Bây giờ tình hình rất khác", ông nói

Maksym Eristavi, nhà nghiên cứu tại nhóm nghiên cứu Atlantic Council, cho rằng Putin đã cân nhắc các kế hoạch khác để tiếp tục giữ quyền lực sau hậu trường sau khi hết nhiệm kỳ, vì cảm thấy không có cơ hội tái tranh cử do giới hạn hiến pháp. Nhưng những diễn biến thế giới hiện nay đã mở ra cánh cửa cơ hội cho ông, khiến ông loại bỏ các tính toán trước đây và quyết định thúc đẩy thay đổi lớn

"Giờ ông ấy có cơ hội vì Covid-19, vì khủng hoảng, vì sự bất ổn đang gia tăng. Ông ấy rất giỏi nắm bắt cơ hội", Eristavi nói

Phương Vũ
 
Quốc hội Nga thông qua dự thảo cho phép Putin tái tranh cử
Quốc hội Nga thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi, mở đường cho Putin tái tranh cử và có thể tại vị đến năm 2036

Trong phiên thảo luận hôm nay, cũng là phiên thảo luận cuối cùng, Duma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) nhất trí thông qua dự thảo hiến pháp sửa đổi do Tổng thống Putin đề xuất với tỷ lệ 383 phiếu thuận, 0 phiếu chống và 43 phiếu trắng

Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) vài giờ sau đó thông qua dự thảo với tỷ lệ 160 phiếu thuận, một phiếu chống và ba phiếu trắng

Dự thảo sẽ được phê duyệt nếu 2/3 trong số 83 nghị viện khu vực của Nga đồng ý và được đưa ra trưng cầu dân ý toàn quốc vào tháng 4

Putin hồi tháng một đề xuất một loạt sửa đổi hiến pháp Nga trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang tại Moskva, nhằm phân bổ lại quyền lực từ quốc hội đến tổng thống. Khi đó, Putin liên tục khẳng định việc sửa đổi không nhằm kéo dài quyền lực của ông

Tại cuộc họp của Hạ viện hôm qua, Phó Chủ tịch Duma quốc gia Valentina Tereshkova bất ngờ đề xuất dỡ bỏ các hạn chế đối với tổng thống đương nhiệm, thiết lập lại các nhiệm kỳ tổng thống trước đây về 0. Điều này cho phép Putin có thể tái tranh cử hai nhiệm kỳ tổng thống nữa sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông kết thúc vào năm 2024

"Giống như bất kỳ công dân nào, Tổng thống có quyền ra tranh cử sau khi hiến pháp sửa đổi có hiệu lực", bà nói. Tereshkova giải thích rằng việc trao cơ hội cho Tổng thống đương nhiệm được bầu lại sẽ "là yếu tố giúp ổn định xã hội Nga"

Putin-1-1554-1583919408.jpg

Tổng thống Nga Putin phát biểu tại phiên họp của Duma quốc gia, Moskva ngày 10/3

Dự thảo cũng mở rộng thẩm quyền của quốc hội và tòa án Hiến pháp Nga, cấm quan chức mang quốc tịch nước ngoài, đồng thời, thiết lập lương tối thiểu cao hơn chi phí sinh hoạt cơ bản

Hiến pháp Nga hiện hành cấm các tổng thống phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Putin từng giữ chức tổng thống Nga từ năm 2000 đến 2008, sau đó trở thành thủ tướng vào năm 2008 đến 2012 và tái đắc cử Tổng thống vào năm 2012. Dự thảo hiến pháp sửa đổi cho phép "xóa" hai nhiệm kỳ gần đây của Tổng thống 67 tuổi, giúp ông có thể duy trì quyền lực đến năm 2036

Phát biểu tại Duma quốc gia ngày 10/3, Putin cho rằng những sửa đổi hiến pháp này "lẽ ra nên được thực hiện từ lâu", đồng thời cho rằng chúng "sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, tích cực của nước Nga trong viễn cảnh lâu dài". Ông cũng khẳng định nước Nga chưa sẵn sàng để có một lãnh đạo mới
 
Tổng thống Putin nói thật về cố Tổng thống Yeltsin
Ông Putin nhắc rằng cố Tổng thống Yeltsin đã lãnh đạo nước Nga chính vào một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử đất nước

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 1/2 đã đến Nghĩa trang Novodevichy ở Moscow và đặt hoa trước mộ ông Boris Yeltsin, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của cố nguyên thủ quốc gia Nga

Ông Putin nhắc rằng cố Tổng thống Yeltsin đã lãnh đạo nước Nga chính vào một trong những thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử đất nước

"Ông nổi bật bởi ông không bao giờ sợ nhận trách nhiệm về những gì đã làm và vì vận mệnh của đất nước" - ông Putin nói

Theo lời nguyên thủ quốc gia, mọi người có thể chỉ trích ông Yeltsin vì đã thực hiện (hoặc không tiến hành) một số quyết định và bước đi nào đó. Nhưng đó là cách thể hiện khi mọi việc đã qua đi. Vào thời điểm đó, khi các vấn đề xảy ra cùng lúc thì cách xử lý vấn đề như thế nào lại rất khó nói

"Khi nhìn lại, trong nhận thức muộn màng như người ta nói, chúng ta luôn thông thái, thế nhưng khi các sự kiện ập xuống như quả cầu tuyết, thì lại là tình huống hoàn toàn khác. Tất nhiên, đất nước nên nhớ về những con người như vậy. Còn tôi, tất nhiên, tôi nhớ điều này và sẽ không bao giờ quên" - ông Putin nói

Boris Yeltsin trở thành Tổng thống đầu tiên của LB Nga vào tháng 6/1991, đến mùa hè năm 1996, ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Ngày 31/12/1999, ông từ chức trước thời hạn, chuyển giao trách nhiệm Tổng thống cho ông Vladimir Putin, người trước đây từng giữ chức Giám đốc FSB và Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26/3/2000, ông Vladimir Putin được bầu làm nguyên thủ quốc gia

Năm 2018, ông Putin kể lại rằng ban đầu, vào năm 1999, ông đã từ chối lời đề nghị của ông Yeltsin về việc giữ chức Tổng thống Nga

Trong khi đó, bản thân ông Yeltsin tin tưởng vào sự trung thành của Putin, người từng giúp ông trong cuộc chiến chống tổng công tố viên Yury Skuratov. Ông này khi đó đang tiến hành một vụ án hình sự nhắm vào các quan chức giúp việc của Yeltsin, với cáo buộc họ lạm quyền khi ký kết các hợp đồng tái thiết Kremlin

Ấn tượng tích cực của Yeltsin với ông Putin còn bởi lòng trung thành của Putin với sếp, cũng là thầy ông ở Petersburg là ông Anatoli Sobchak, người được Putin giúp bay sang Pháp trong lúc đang bị điều tra hình sự. Theo lời chánh văn phòng Kremlin khi đó Valentin Yumashev (con rể Yeltsin), những điều này đã đóng vai trò quyết định trong việc ông Yeltsin chọn người kế nhiệm

Và ông Yeltsin không chọn sai. Putin vẫn để Yeltsin sau đó tiếp tục sống trong các tòa nhà tổng thống và được bảo đảm an ninh trọn đời, nhàn nhã câu cá với bạn thân thiết là Helmut Kohl trên hồ Baikal cùng nhiều niềm vui khác, thay vì bị đặc nhiệm xông vào khám xét, bắt giữ

Người dân Nga và cả dư luận thế giới đều cho rằng, thành công lớn nhất, quyết định sáng suốt nhất của Tổng thống Yeltsin là lựa chọn người kế nhiệm Vladimir Putin

20 năm sau khi cầm quyền, ông Putin đã xây dựng lại vị thế của nước Nga, đối đầu với các cường quốc phương Tây
 
Last edited:
Nord Stream 2
Công ty tư vấn Wood Mackenzie Ltd chia sẻ với hãng tin Bloomberg cho biết, châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông này nếu thời tiết lạnh giá làm cạn kiệt mức khí đốt dự trữ và khiến khu vực này hoàn toàn phụ thuộc vào dòng chảy khí đốt từ Nga

Nếu châu Âu và châu Á trải qua mùa đông lạnh giá, sẽ không có đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu trừ khi có lượng khí đốt bổ sung từ Nga, phó chủ tịch nghiên cứu khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng tại Wood Mackenzie, ông Massimo Di-Odoardo cho biết

Điều kiện thời tiết lạnh giá có thể khiến nhu cầu sưởi ấm đạt tới 20 tỷ mét khối và khiến thị trưởng châu Âu sẽ mất đi 10.5 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng, ông nói. Số khí đốt trong kho vẫn còn có thể trụ được đến cuối tháng 3 với điều kiện Nga cung cấp khí đốt theo công suất đúng như nghĩa vụ trên hợp đồng

Trước điều kiện khí đốt trong kho của châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục, thế giới đổ dồn chú ý vào dấu hiệu bổ sung khí đốt từ Nga. Đầu tuần này, giá khí đốt cuối cùng đã giảm sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát tín hiệu đề nghị khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt

Giá khí đốt ở châu Âu đã phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác trong những tuần gần đây và tăng khoảng 400% kể từ đầu năm. Sự không chắc chắn về thời gian đường ống Nord Stream 2 có thể đi vào hoạt động và liệu Gazprom PJSC có vận chuyển thêm khí đốt thông qua các tuyến vận chuyển hiện có trên khắp Ukraine và Belarus hay không chính là bởi yếu tố giá thành

"Mùa đông năm nay có thể là một mùa đông khác. Một mùa đông lạnh giá ở cả châu Âu và châu Á có nguy cơ khiến mức khí đốt dự trữ của châu Âu giảm xuống 0, khiến châu Âu phụ thuộc vào việc phê duyệt kịp thời Nord Stream 2 hoặc việc Nga sẵn sàng vận chuyển thêm khí đốt qua Ukraine," ông Massimo Di-Odoardo cho hay

Khí đốt dự trữ của châu Âu sẽ đạt 87 tỷ mét khối vào cuối tháng 10 và khu vực này sẽ sử dụng khoảng 58 mét khối trong số đó để đáp ứng nhu cầu khí đốt vào mùa đông, Wood Machenzie cho biết

Nếu nhiệt độ thời tiết nằm trong mức bình thường, châu Âu sẽ không gặp bất kỳ vấn đề nào và giảm sức ép cho các kho dự trữ vào cuối tháng 3, điều này sẽ khiến giá giảm xuống, ông Massimo Di-Odoardo nói

Tuy nhiên, nếu thời tiết trở nên lạnh giá, "Châu Âu sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dòng chảy khí đốt của Nga ở mức vượt quá khả năng hiện có"

Nếu Nord Stream 2 được phê duyệt vào cuối năm nay, dự án này có thể cung cấp 12.5 tỷ mét khối khí đốt trong suốt mùa đông. Tuy nhiên, châu Âu có thể cũng sẽ yêu cầu để cho lượng khí đốt đó chảy qua Ukraine nhiều hơn thỏa thuận hiện tại, ông Di-Odoardo nói

Thêm vào đó, nếu mùa đông ở Nga cũng lạnh, Gazprom có thể chỉ có thể cung cấp thêm nhiên liệu qua Nord Streeam 2 hoặc qua các đường ống hiện có ở Ukraine chứ không phải là cả hai

Nga đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu khí đốt trong nước. Nước này cần ưu tiên lấp đầy các kho dự trữ trước, chính vì vậy thế giới vẫn đang chờ câu trả lời chính xác hơn về lượng sản xuất thêm. Ông Di-Odoardo cho hay: "Bầu trời sẽ quyết định giá khí đốt của châu Âu trong mùa đông này"
 
Lệnh trừng phạt khiến các tỷ phú Nga hồi hương
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã giúp đẩy nhanh nỗ lực nhiều năm qua của ông Putin trong việc thu hút tỷ phú về nước

Khi bị phương Tây trừng phạt do xung đột tại Ukraine, tỷ phú người Nga German Khan có hai lựa chọn: ở lại London - nơi ông đã sống gần một thập kỷ qua, hoặc về nước

Trong vòng vài tháng, cổ đông sáng lập của công ty đầu tư LetterOne quyết định rời Anh để trở về Moskva. Trước đó, ông chuyển cổ phần của mình cho một công ty đầu tư không bị trừng phạt, nhằm đảm bảo 2 tỷ USD tài sản mình nắm giữ ngoài Nga không bị phong tỏa

Theo Bloomberg, rất khó để biết có bao nhiêu người giàu Nga sống ở nước ngoài đã hồi hương. Tuy nhiên, viễn cảnh sống dưới các lệnh trừng phạt đã khiến việc trở về Nga thành lựa chọn tốt nhất hiện tại

Đây là một chiến thắng cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhiều năm qua, ông đã đã cố gắng thu hút công dân giàu có ở nước ngoài trở về, bằng cách đưa ra các ưu đãi về miễn, giảm thuế

Giờ đây, việc Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu trừng phạt giới tinh hoa Nga đã khiến họ phụ thuộc nhiều hơn vào ông Putin. Chỉ trong thời gian ngắn, quê hương mà họ rời đi để đảm bảo an toàn cho tài sản lại trở thành một trong số ít địa điểm mà tiền của họ không bị đóng băng hoặc lấy đi

-4584-1662631179.jpg

Tỷ phú German Khan
German Khan, 60 tuổi, bắt đầu kinh doanh từ cuối thập niên 80, với việc bán hàng điện tử, thảm và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ông đồng sáng lập Alfa Group và có phần lớn tài sản hiện tại nhờ bán cổ phần trong TNK-BP, một liên doanh của BP (Anh) và Rosneft Oil (Nga)

Khan đã dùng số tiền đó để góp vốn thành lập LetterOne năm 2013. Theo Bloomberg Billionaires Index, ông đang có tài sản ước tính khoảng 7,7 tỷ USD. Cả 3 cổ đông sáng lập khác là Mikhail Fridman, Alexey Kuzmichev và Petr Aven đều đã từ chức hội đồng quản trị sau khi bị phương Tây trừng phạt hồi tháng 3

LetterOne là công ty đầu tư, quản lý gần 27 tỷ USD tài sản cho khách hàng toàn cầu. Họ đã mất hàng tỷ USD kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra. Khan hiện sống ở Moskva, điều hành Alfa Group từ văn phòng của ông ở khu tài chính của thành phố. Tập đoàn này có cổ phần tại X5 - chuỗi siêu thị lớn nhất đất nước và công ty điện thoại di động Vimpelcom

Việc các tỷ phú Nga hồi hương cũng được coi là một chiến thắng đối với phương Tây. Do họ thường lo ngại tài sản và ảnh hưởng của những doanh nhân này đang giúp ích cho Điện Kremlin

Giới tinh hoa Nga từ lâu đã tìm cách giữ ít nhất một phần tài sản ở nước ngoài để đảm bảo an toàn, đồng thời hưởng lợi từ thuế suất thấp và hệ thống pháp luật hấp dẫn hơn. Ông Putin nỗ lực thu hút khối tài sản này quay về từ năm 2018, bằng cách thành lập các đặc khu hành chính ở Kaliningrad (giữa Ba Lan và Lithuania) và Primorsky (khu vực giáp Triều Tiên và Trung Quốc). Các công ty cổ phần có tài sản quốc tế đăng ký tại đó có thể đủ điều kiện nhận ưu đãi thuế

Vòng trừng phạt của Mỹ năm 2018 nhắm vào các tỷ phú Oleg Deripaska và Viktor Vekselberg đã giúp khởi động quá trình hồi hương. Và những đòn trừng phạt mới gần đây càng đẩy nhanh xu hướng này. Trong 5 tháng đầu năm, 26 công ty đã chuyển trụ sở chính về Nga, tương đương số lượng cả năm 2021, theo Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov

Con trai tỷ phú Suleiman Kerimov, nhà sáng lập PhosAgro Andrey Guryev và ông trùm thép Victor Rashnikov đều đã chuyển tài sản về Nga. Tuy nhiên, thế khó với những người giàu có hồi hương là nền kinh tế trì trệ và ít cơ hội kinh doanh hơn

Còn đối với những người Nga giàu có vẫn ở nước ngoài, cuộc sống giờ khác xa so với trước đây. Tỷ phú Mikhail Fridman sống tại Anh, đã bị đóng băng thẻ tín dụng và cần phải xin giấy phép mới được tiêu tiền. Tỷ phú Petr Aven, người có nhiều bất động sản tại Anh cùng bộ sưu tập nghệ thuật trị giá 300 triệu bảng, đang vật lộn để trang trải các khoản chi tiêu hàng tháng ước tính khoảng 140.000 bảng

Trong nước, một số người giàu Nga, dù bị trừng phạt hay không, cũng do dự khi muốn xuất ngoại, dù là đi nghỉ mát. Alexey Mordashov, chủ sở hữu hãng thép Severstal không rời đất nước kể từ khi bị trừng phạt vào tháng 3. Những người khác thì chọn du lịch nội địa như du ngoạn trên sông Volga hoặc đi bộ đường dài ở vùng Altay của miền nam Siberia
 
Top