What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Kinh Tế

LOBBY.VN

Administrator
Cờ Vây Kinh Tế
Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, giao dịch trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua lại 20% cổ phần trong hoạt động kinh doanh hóa chất và lọc dầu của Reliance Industries Ltd (Ấn Độ) bằng lượng cổ phiếu trị giá khoảng 20-25 tỷ USD của mình

Nguồn tin cho hay các bên có thể đạt được một thỏa thuận trong những tuần tới. Các bên vẫn đang đàm phán những chi tiết cụ thể của giao dịch. Song nguồn tin cũng lưu ý vẫn có khả năng các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn hoặc đổ vỡ

Hồi năm 2019, Reliance đã thông báo bán 20% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ và hóa chất của mình cho Saudi Aramco với giá 15 tỷ USD

Song thỏa thuận này đã bị đình trệ khi giá dầu lao dốc và nhu cầu sụt giảm mạnh vào năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19

Thị trường năng lượng đã phục hồi kể từ đó, với giá dầu thô tăng khoảng 35% tính từ đầu năm tới nay lên gần 70 USD/thùng

Trong tuần trước, Saudi Aramco cho biết đang tiến hành quá trình thẩm định thỏa thuận với Reliance

Vào cuối tháng Sáu, Chủ tịch Mukesh Ambani của Reliance cho biết ông hy vọng sẽ chính thức hóa quan hệ đối tác với Saudi Aramco trong năm nay

Khi đó, Chủ tịch Yasir Al-Rumayyan của Saudi Aramco sẽ tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng Ấn Độ với tư cách là một giám đốc độc lập

Nếu thành công, giao dịch này sẽ thúc đẩy doanh số bán dầu thô của Saudi Aramco sang Ấn Độ

Đối với Reliance, nó sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp dầu ổn định cho các nhà máy lọc dầu khổng lồ của họ và đưa tập đoàn Ấn Độ này trở thành cổ đông của Saudi Aramco

Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, một giao dịch như trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh
 
Last edited:
AirAsia mua lại Gojek Thái Lan
Hãng hàng không AirAsia xác nhận sẽ mua lại mảng kinh doanh của ứng dụng gọi xe Gojek tại Thái Lan


Theo thỏa thuận mới đạt được của AirAsia và Gojek, Gojek sẽ nắm cổ phần không xác định trong bộ phận “siêu ứng dụng” riêng của AirAsia. Mảng này giá trị khoảng 1 tỷ USD. Thỏa thuận cho thấy AirAsia đang muốn gia nhập hàng ngũ các siêu ứng dụng Đông Nam Á cùng với Grab và GoJek

Theo CEO AirAsia Tony Fernandes, thông qua mua lại mảng kinh doanh tại Thái Lan của Gojek, họ có thể tăng tốc tham vọng trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu Đông Nam Á

Thương vụ cũng thể hiện Gojek đang định hình lại việc kinh doanh trong khu vực khi chuẩn bị sáp nhập với nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Indonesia, Tokopedia thành GoTo. CEO Gojek Kevin Aluwi cho biết AirAsia và Gojek có chung mục tiêu mang đến dịch vụ tốt hơn cho người dùng, đồng thời cải thiện sinh kế của tài xế và đối tác. “Cùng lúc này, thỏa thuận giúp chúng tôi tập trung vào Việt Nam và Singapore - các thị trường cung cấp lợi tức đầu tư và cơ hội tăng trưởng chiến lược hấp dẫn nhất”

Ông Fernandes trước đây từng công khai tham vọng cạnh tranh với Gojek và Grab. AirAsia Digital bao gồm các mảng kinh doanh phi hàng không, hiện sở hữu dịch vụ như giao đồ ăn, đồ tươi sống, dịch vụ vận chuyển, nền tảng thương mại điện tử, cổng thanh toán nhưng chưa có gọi xe

AirAsia hoạt động trên thị trường hàng không Thái Lan từ năm 2003 thông qua Thai AirAsia. Công ty đang có mặt tại Malaysia, Singapore, còn công ty vận tải Teleport hiện diện tại các nước lớn của Đông Nam Á


GoTo vẫn đi sau các đối thủ khi nói tới thị trường quốc tế. Tokopedia chỉ hoạt động tại Indonesia, còn Gojek kinh doanh tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Grab hoạt động tại 8 nước Đông Nam Á,còn Sea tại 6 nước trong khu vực, ngoài ra còn tại Đài Loan và 4 nước Nam Phi

Thị trường siêu ứng dụng Thái Lan đặc biệt sôi động khi có sự tham gia của nhiều tập đoàn địa phương. Gã khổng lồ bán lẻ Central Group đầu tư 200 triệu USD vào chi nhánh Grab Thái Lan năm 2019, trong khi tập đoàn Chareon Pokphand lớn nhất cả nước đang nỗ lực bồi dưỡng ứng dụng nội dung TrueID thành một siêu ứng dụng

Theo nghiên cứu của hãng tư vấn Momentum Works về thị trường giao đồ ăn, thị phần của Gojek tại Thái Lan và Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với Grab và Sea năm 2020. GrabFood chiếm 50% thị phần giao đồ ăn Thái Lan xét về tổng giá trị hàng hóa, còn Foodpanda và Lineman nắm 23% và 20%. Gojek sở hữu 7% còn lại
 
Hai gã khổng lồ Nhật Bản Sony và Honda hợp tác để cùng sản xuất xe điện
Tesla có thể sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm

Sony và Honda là hai công ty hàng đầu của Nhật Bản, về lĩnh vực công nghệ và sản xuất xe. Mới đây, Sony và Honda cho biết đang có kế hoạch hợp tác để thành lập một công ty mới, cùng nhau sản xuất và bán xe điện. Công ty mới chưa được đặt tên, nhưng dự kiến sẽ chính thức thành lập trong năm nay, mẫu xe điện đầu tiên có thể ra mắt vào năm 2025

Honda sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối mẫu xe điện đầu tiên. Trong khi đó, Sony chịu trách nhiệm phát triển nền tảng công nghệ cho chiếc xe. Liên minh này nhằm kết hợp chuyên môn và kinh nghiệm của Honda trong lĩnh vực sản xuất và bán xe ô tô, cùng với lĩnh vực cảm biến hình ảnh, công nghệ và giải trí của Sony

CEO Kenichiro Yoshida của Sony cho biết “Thông qua liên minh mới với Honda, Sony có thể đạt được nhiều kinh nghiệm và thành tựu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, để tiếp tục phát triển những tiến bộ mang tính cách mạng trong lĩnh vực xe điện”

CEO Toshihiro Mibe của Honda cũng cho biết “Công ty mới sẽ đặt mục tiêu đi tiên phong trong sự đổi mới, phát triển và mở rộng phương tiện EV trên toàn thế giới. Mặc dù Sony và Honda là hai công ty có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa, nhưng lĩnh vực chuyên môn của chúng tôi rất khác nhau. Do đó, tôi tin rằng liên minh sẽ hội tụ thế mạnh của hai công ty”

Trước đó tại sự kiện CES 2020, Sony đã công bố ý tưởng về mẫu xe điện Vision-S của riêng mình. Đến sự kiện CES 2022 vừa qua, Sony lại tiếp tục trình làng mẫu xe điện Vision-S 02. Đồng thời, Sony cũng công bố kế hoạch thành lập công ty con Sony Mobility để chuyên phát triển và sản xuất xe điện

Việc hợp tác với Honda, một gã khổng lồ khác của Nhật Bản, càng khẳng định thêm tham vọng của Sony trong lĩnh vực xe điện. Các nhà sản xuất xe điện khác, đặc biệt là Tesla, hứa hẹn sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh cực kỳ đáng gờm
 
MoMo và Gojek công bố hợp tác chiến lược
Gojek và MoMo sẽ kết hợp sức mạnh về công nghệ và hệ sinh thái đông đảo của 2 bên để cùng nhau nâng cao mức độ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Việt Nam

MoMo-5.webp

Ví MoMo được tích hợp trên ứng dụng Gojek

Ngày 14/3, ví điện tử MoMo và ứng dụng gọi xe công nghệ Gojek đã chính thức công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, MoMo trở thành ví điện tử đầu tiên được tích hợp trên ứng dụng Gojek tại Việt Nam

Cụ thể, MoMo sẽ hỗ trợ người dùng của Gojek đang sử dụng các dịch vụ gọi xe công nghệ trực tuyến GoRide (xe máy), GoCar (ô tô), giao đồ ăn trực tuyến GoFood và giao hàng GoSend, mang tới cho khách hàng Gojek lựa chọn thanh toán qua ví điện tử, bên cạnh thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và tiền mặt

Thông qua Gojek, MoMo có cơ hội kết nối với khoảng 200.000 đối tác tài xế và hàng chục nghìn nhà hàng. Ngược lại, Gojek sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ sinh thái hơn 31 triệu người dùng của MoMo

Hình thức thanh toán qua ví điện tử phát triển nhanh những năm gần đây tại Việt Nam nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm. Việc thanh toán không tiếp xúc cũng giúp đảm bảo an toàn tốt hơn cho người dùng trong các giao dịch, đặc biệt đối với các giao dịch có tần suất lặp lại cao như ăn uống, đi lại, giao nhận hàng

Lãnh đạo MoMo bày tỏ thông qua việc hợp tác có thể phần nào hỗ trợ những tài xế công nghệ và các đối tác của Gojek cũng như MoMo tiếp cận thêm nhiều khách hàng, gia tăng doanh số và nhanh chóng phục hồi sau đại dịch

Đại diện Gojek thì cho biết cùng với MoMo, ứng dụng này có thể tăng cường đóng góp vào việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, thông qua việc tác động để thay đổi thói quen người dùng và không ngừng mở rộng hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số
 
Masan chi 65 triệu USD mua cổ phần Trusting Social
Tập đoàn Masan đầu tư 65 triệu USD đổi lấy 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một doanh nghiệp fintech, trí tuệ nhân tạo và sẽ phát hành thẻ tín dụng tương tự của ngân hàng

Thông tin này được ông Nguyên Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan (MSN), chia sẻ tại phiên họp thường niên sáng 28/4. Sự xuất hiện của Trusting Social cũng đồng thời thể hiện trên báo cáo tài chính quý đầu năm

Trusting Social là công ty con của Trust IQ Pte. Ltd. có trụ sở tại Singapore và được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư khởi nghiệp. Trusting Social được biết đến nhiều nhất nhờ công cụ chấm điểm tín dụng và đánh giá năng lực tài chính của người đi vay

Ông Quang cho biết hợp tác này sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi Masan từ một công ty bán lẻ và hàng tiêu dùng thành một hệ sinh thái tiêu dùng và công nghệ tích hợp từ offline đến online

Trong ngắn hạn, ông kỳ vọng việc ứng dụng trí tuệ nhận tạo và máy học giúp công ty tối ưu chi phí và cải thiện hiệu quả một số hoạt động như chọn vị trí cửa hàng bán lẻ, xây dựng kế hoạch cung cầu, danh mục sản phẩm, bán hàng, tiếp thị... Nền tảng bán lẻ ứng dụng công nghệ về dài hạn có thể giúp công ty cung cấp các giải pháp tài chính đến người tiêu dùng chưa có tài khoản ngân hàng

Masan-7423-1651131512.png

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan và Tổng giám đốc Trusting Social Nguyễn An Nguyên trong lúc công bố thoả thuận hợp tác sáng 28/4
Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Trusting Social Nguyễn An Nguyên cho hay thành quả đầu tiên của hợp tác này là một loại thẻ tín dụng tương tự thẻ của ngân hàng

Ông Nguyên đặt mục tiêu trong năm nay sẽ phát hành 1 triệu thẻ và khẳng định công ty tự tin hoàn thành kế hoạch này. Sau hơn một năm làm việc với Masan, ông nhận thấy 80% khách hàng của doanh nghiệp này đang thanh toán bằng tiền mặt và họ có các nhu cầu lớn chưa được đáp ứng. Việc cấp tín dụng này giúp người tiêu dùng điều hoà chi tiêu và tăng sức mua, đặc biệt với những người sống ở khu vực nông thôn và có thu nhập phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, thẻ tín dụng còn là một kênh thanh toán mới và có thể tích hợp chương trình khách hàng thân thiết

Người đứng đầu Tập đoàn Masan cũng đánh giá mục tiêu phát hành 1 triệu thẻ cho những người tiêu dùng phổ thông như tiểu thương, nông dân là khả thi. Phần đông người tiêu dùng phổ thông chưa có tài khoản ngân hàng hoặc thu nhập cố định để được ngân hàng cấp tín dụng, dẫn đến họ chỉ có thể thoả mãn nhu cầu tài chính từ túi tiền của chính mình

"Chúng tôi hợp tác để cố gắng thay đổi, làm sao cho cơ hội tiếp cận của người tiêu dùng với hàng hoá và dịch vụ có chi phí tín dụng thấp nhất", ông Quang nói

Ứng dụng công nghệ vào bán lẻ, theo ban lãnh đạo Masan, là một trong những yếu tố giúp công ty đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng mạnh. Năm nay công ty trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất tăng trưởng 22-36%, lên 90.000-100.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 6.900-8.500 tỷ đồng, tăng 82-124% so với cùng kỳ
 
FPT bắt tay kỳ lân Coin98 trong cuộc chơi tiền mã hóa
Khẳng định FPT sẽ tham gia cuộc chơi Blockchain, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình cho biết tập đoàn của ông sẽ là một đồng minh của kỳ lân Coin98

Chủ tịch Trương Gia Bình: “Tôi đặt cược vào Web 3, DeFi, Metaverse”

Đây là chia sẻ của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT tại buổi tọa đàm về DeFi (tài chính phi tập trung) dưới góc nhìn của các chuyên gia công nghệ.

Theo Chủ tịch Tập đoàn FPT, nếu vào những năm 2000, người ta chưa tin tưởng vào những Google, Facebook thì giờ đây, thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của xu hướng “Internet of peole”

“Tiếp theo tôi đặt cược vào Web 3, DeFi, Metaverse, Blockchain”, ông Bình nói

Ông Bình cho rằng, con người trong tương lai sẽ sống ở 2 thế giới, bao gồm thế giới thực và một không gian khác là metaverse. Trên thế giới mới, chúng ta sẽ có một nền kinh tế riêng với thực và ảo đồng thời

Trong tương lai, một doanh nghiệp sẽ vừa có trụ sở ở thế giới thực, lại vừa có trụ sở ở thế giới ảo. Công ty đó sẽ có 2 hệ thống tài khoản, một là tài khoản tiền pháp định và hai là tiền mã hóa

chu-tich-fpt-truong-gia-binh-khang-dinh-viec-dat-niem-tin-vao-cac-cong-nghe-moi-nhu-web-3-defi-metaverse-blockchain-8efd39f7f7cf4c85a4704464467b9758.jpg

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình khẳng định việc đặt niềm tin vào các công nghệ mới như Web 3, DeFi, Metaverse, Blockchain
Dẫn chứng cho điều này, Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, biểu hiện đầu tiên của nền kinh tế metaverse là việc Nguyễn Thành Trung đã tạo ra nền kinh tế trong Axie Infinity

Với một nền kinh tế metaverse, con người sẽ cần có một công cụ tài chính ngân hàng kiểu mới. Đó chính là DeFi (Decentralize Finance) hay tài chính phi tập trung vận hành trên mạng lưới Blockchain

Khác với CeFi (Tài chính tập trung), chỉ có ngân hàng trung ương của một quốc gia mới được phát hành tiền, trong thế giới metaverse, ai cũng có thể phát hành tiền để phục vụ cho nền kinh tế đó

Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, ông Bình cho rằng khách hàng lớn nhất của một công ty CNTT là ngành tài chính ngân hàng. Do vậy, DeFi chính là điểm trọng yếu nhất để vận hành nền kinh tế metaverse

FPT sẽ gia nhập cuộc chơi Blockchain


Cũng trong buổi tọa đàm này, trước câu hỏi của những người tham dự, ông Bình không giấu diếm ý định sẽ tham gia cuộc chơi Blockchain

Thực tế, từ lâu nay ông Bình đã gia nhập mảng thị trường này với việc trở thành advisor (chuyên gia tư vấn) cho một số dự án. Trong đó, mới đây nhất là Aura - một nền tảng blockchain hạ tầng lớp 1 (layer 1)

Chia sẻ thêm, Chủ tịch FPT cho biết FPT và Coin98 đang được xem như một đồng minh của nhau trong cuộc chơi tiền mã hóa

ong-binh-moi-day-da-bat-ngo-tuyen-bo-quan-he-dong-minh-giua-fpt-va-ky-lan-coin98-c7c98ed3d0964bb4b7ee399b23ec43f4.jpg

Ông Bình mới đây đã bất ngờ tuyên bố quan hệ đồng minh giữa FPT và kỳ lân Coin98
Coin98 là một hệ sinh thái DeFi (tài chính phi tập trung) với nhiều sản phẩm phục vụ các nhu cầu khác nhau từ giao dịch, lưu trữ đến quản lí, cho vay, tiết kiệm tài sản… Đây là một startup Việt Nam với đội ngũ sáng lập và các thành viên cốt cán đều là người Việt

Đáng chú ý, C98 - token quản trị của Coin98 từng có tổng giá trị vốn hóa vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Token C98 của startup này cũng sắp được niêm yết trên Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa có trụ sở tại San Francisco (California, Mỹ). Thông tin trên mới đây đã được khẳng định một lần nữa khi Coinbase bắt đầu cho phép thực hiện việc nạp, rút C98

Đánh giá về startup này, theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Coin98 là một dạng nhà băng mới của tương lai. Startup này đang làm về hạ tầng giao dịch của cryptocurrency. Vai trò của Coin98 vì thế rất quan trọng

Nhà sáng lập FPT cho rằng, điều quan trọng nhất mà FPT và Coin98 cần làm lúc này là cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế trong hạ tầng sản phẩm của mình. Chỉ khi có một nền kinh tế thu nhỏ, việc sở hữu các đồng tiền mã hóa mới không còn là hành vi đầu cơ do đây đã trở thành phương tiện thanh toán trong mô hình kinh tế đó
 
G7 chi 600 tỷ USD để kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc
Nhóm G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD từ quỹ tư nhân và công quỹ trong 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng cần thiết ở các nước đang phát triển, nhằm đối trọng với sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc

g7.webp

Nhóm lãnh đạo G7 trong buổi họp ngày 26/6


Ngày 26/6, trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 thường niên được tổ chức tại Schloss Elmau, miền nam nước Đức, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác đã khởi động lại chương trình "Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu", được xây dựng để đối phó với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với thế giới

Theo đó, sáng kiến “Đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư toàn cầu” sẽ được Mỹ tài trợ 200 tỷ USD từ quỹ liên bang và đầu tư tư nhân trong 5 năm để hỗ trợ các dự án ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhằm giúp đối phó với biến đổi khí hậu cũng như cải thiện sức khỏe toàn cầu, bình đẳng giới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số

"Tôi muốn nói rõ. Đây không phải là viện trợ hay từ thiện. Đó là một khoản đầu tư sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả mọi người", ông Biden nói, đồng thời nói thêm rằng sáng kiến này sẽ cho phép các quốc gia "thấy được những lợi ích cụ thể của việc hợp tác với các nền dân chủ"

Ông Biden khẳng định hàng trăm tỷ USD nữa sẽ được huy động từ các ngân hàng phát triển đa phương, định chế tài chính phát triển, quỹ đầu tư và các tổ chức khác

Ngoài 200 tỷ USD từ Mỹ, chương trình của G7 sẽ được châu Âu huy động 300 tỷ EUR (316 tỷ USD) để xây dựng một giải pháp thay thế bền vững cho chương trình Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra vào năm 2013, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết

Kế hoạch cũng có sự tham gia của các quốc gia Italia, Canada, Nhật Bản, trong đó một số kế hoạch được công bố riêng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson không có mặt trong buổi họp của G7, nhưng cũng nhất trí tham gia vào chương trình này

Sáng kến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, được đưa ra hồi năm 2013, là kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh liên quan đến việc phát triển và các chương trình tại hơn 100 quốc gia nhằm tạo ra một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại “Con đường Tơ lụa” cổ đại từ châu Á sang châu Âu

Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng cho biết kế hoạch này mang lại ít lợi ích cụ thể cho nhiều nước đang phát triển

Với sáng kiến đối trọng mới của G7, Tổng thống Biden nêu bật một số dự án hàng đầu, bao gồm dự án phát triển năng lượng mặt trời trị giá 2 tỷ USD ở Angola với sự hỗ trợ từ Bộ Thương mại, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ

Cùng với các thành viên G7 và EU, Washington cũng sẽ cung cấp 3,3 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho Viện Pasteur de Dakar ở Senegal khi tổ chức này phát triển một cơ sở sản xuất đa chủng vắc xin linh hoạt quy mô công nghiệp

Ngoài ra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng sẽ cam kết lên tới 50 triệu USD trong 5 năm cho Quỹ Khuyến khích Chăm sóc Trẻ em toàn cầu của Ngân hàng Thế giới

Friederike Roder, phó chủ tịch của nhóm phi lợi nhuận Global Citizen, cho biết các cam kết đầu tư có thể là "một khởi đầu tốt" hướng tới sự tham gia nhiều hơn của các nước G7 vào các quốc gia đang phát triển và có thể củng cố tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn

Theo bà Roderm các quốc gia G7 hiện mới chỉ cung cấp 0,32% tổng GDP cho hỗ trợ phát triển, thay vì mức 0,7% như đã hứa. Tuy nhiên, “nếu không có các nước đang phát triển, sẽ không có sự phục hồi bền vững của nền kinh tế thế giới”
 
Đức cân nhắc lập quỹ quốc gia hỗ trợ mua nguyên liệu thô chiến lược
Chính phủ Đức đang xem xét thành lập một quỹ do nhà nước hậu thuẫn để giúp đảm bảo và đa dạng hóa nguồn cung các nguyên liệu thô chiến lược cần thiết cho tiến trình chuyển đổi sang năng lượng sạch như lithium, cobalt, nickel… Berlin xem đây là vấn đề cấp bách trong bối cảnh cuộc chiến Nga- Ukraine kích hoạt một cuộc cạnh tranh toàn cầu về an ninh tài nguyên

Anh-bai-30-1.jpg

Các công nhân lắp ráp xe điện VW ID.3 tại nhà máy của hãng xe Volkswagen ở Zwickau, Đức. Các nguyên liệu thô như lithium, cobalt, nickel là rất cần thiết đối với pin xe điện
Quỹ này là một phần quan trọng trong một cuộc cải tổ rộng lớn hơn trong chiến lược tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, theo một tài liệu của chính phủ Đức

Đức ngày càng lo ngại về nguồn cung các nguyên liệu quan trọng bao gồm các kim loại cần thiết đối với nhiều công nghệ quan trọng trong tiến trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch

Mục đích của việc thành lập quỹ quốc gia là tìm các nhà cung cấp thay thế cho Trung Quốc, một sáng kiến được phát động bởi Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, nhà chính trị của đảng Xanh, người chỉ trích mạnh mẽ chính sách kinh tế của đất nước đối với Trung Quốc. Các cuộc thảo luận nhằm giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng đang diễn ra ở Liên minh châu Âu (EU) và Ủy ban châu Âu (EC) đã lên kế hoạch giới thiệu đạo luật về nguyên liệu thô quan trọng trong quí đầu tiên của năm 2023

Theo một nghiên cứu của hãng kiểm toán Ernst & Young (EY) được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Kinh tế Đức, Đức phải nhập khẩu 39 trong tổng số 46 nguyên liệu thô chiến lược mà nước này cần để đạt các mục tiêu trong chính sách năng lượng và công nghiệp. EY cho biết Trung Quốc là nhà cung cấp đang nắm quyền chi phối 23 nguyên liệu chiến lược trong số này

Hơn 90% khoáng sản đất hiếm mà Đức sử dụng là đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Đức và Trung Quốc đang xấu đi trong những tháng gần đây do cuộc chiến ở Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan và những lo ngại lớn hơn của các nước phương Tây về sự thống trị kinh tế của Trung Quốc cũng như sự thâm nhập của nước này vào các lĩnh vực chiến lược. Nhiều nguồn tài nguyên mà Đức phụ thuộc vào nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với các công nghệ chuyển đổi năng lượng, bao gồm các nguyên liệu để sản xuất tấm pin mặt trời, tuốc-bin gió và pin

Franziska Brantner, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và khí hậu Đức, nói: “Để tiến trình chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa với carbon thành công, chúng ta phải đảm bảo khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng trong dài hạn”. Bà nhấn mạnh, cuộc chạy đua tranh giành nguồn cung nguyên liệu thô chiến lược trên toàn cầu đang diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết, vì vậy Đức không được phép tụt lại đằng sau

Franziska Brantner, người đang tháp tùng Thủ tướng Olaf Scholz trong chuyến công du châu Á cuối tuần này, muốn phát triển một chính sách nguyên liệu thô quốc gia chủ động hơn

Nghiên cứu của EY cho biết mục tiêu của quỹ quốc gia thu mua nguyên liệu thô với sự tham gia hỗ trợ của khu vực tư nhân là giúp giảm rủi ro nguồn cung thông qua “cấu trúc tài trợ thay thế”

Theo EY, quỹ quốc gia sẽ tài trợ mua nguyên liệu thô và hỗ trợ các dự án thăm dò khoáng sản ở trong và ngoài nước bằng cách phát hành các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Quỹ này cũng có thể giúp các công ty mua cổ phần trong các công ty khai khoáng hoặc thực hiện các nghiệp vụ phòng chống rủi ro trên thị trường hàng hóa

Chính phủ Đức đã cung cấp bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty kinh doanh hàng hóa để giúp họ mua các mặt hàng năng lượng và kim loại quan trọng. Trafigura Group, công ty kinh doanh đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Singapore, đã đồng ý cung cấp các kim loại màu không phải của Nga cho các khách hàng Đức trong 5 năm tới dựa vào 800 triệu đô la Mỹ tín dụng ngân hàng được chính phủ Đức bảo lãnh

Nghiên cứu của EY khuyến nghị chính phủ Đức thành lập một cơ quan quản lý tài nguyên để xây dựng các liên minh và điều phối các chính sách, đồng thời thiết lập một kho dự trữ quốc gia đối với các nguyên liệu thô quan trọng

EY cho biết giá nguyên liệu thô ở các nước có chính sách nguyên liệu thô chủ động như Hàn Quốc hay Nhật Bản là thấp hơn so với ở châu Âu trong 10 năm qua. Các cơ quan nhà nước quản lý chính sách nguyên liệu thô ở Hàn Quốc và Nhật Bản chủ động tham gia hỗ trợ mua và thăm dò nguyên liệu thô. Ngoài ra, hai nước này cũng có các kho dự trữ nguyên liệu thô lớn mà các công ty có thể dựa vào trong trường hợp nguồn cung bị tắc nghẽn hoặc giá trên thị trường quốc tế bị đẩy lên cao

Nghiên cứu của EY sẽ được chính phủ Đức sử dụng để cập nhật chiến lược tài nguyên quốc gia
 
Liên minh lúa gạo lớn nhất Việt Nam
Theo ông Lê Thanh Hạo Nhiên – Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời, kết hợp giữa họ với Lương thực Lộc Nhân để đủ năng lực cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm cho Vinafood1 cùng nhiều đối khác, đã tạo ra 2 cột mốc lịch sử: đầu tiên, chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam không còn mạnh ai nấy làm mà đã có hệ thống; thứ hai, canh tác chuyển từ manh mún lên chuyên nghiệp


Ông Lê Thanh Hạo Nhiên – Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời

Ở thị trường miền Nam, trong năm 2022, Tập đoàn Lộc Trời chính là doanh nghiệp hoạt động năng nổ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp – cụ thể là mảng lúa gạo. Họ có rất nhiều thành tựu nhỏ đáng trân trọng và đã đi được một quãng đường khá xa đến mục tiêu ‘góp phần tạo ra ngành lúa gạo phát triển bền vững’ ở Việt Nam

Vào 7/2022, Lộc Trời phối hợp với tỉnh An Giang xây dựng chuỗi liên kết hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Vào 10/2022, Lộc Trời công bố kế hoạch Huy động 3 tỷ USD, phát triển vùng trồng 1 triệu hecta, liên kết 200.000 nông hộ; nếu mọi chuyện thuận lợi, họ sẽ là doanh nghiệp sản xuất lúa gạo lớn nhất Việt Nam

Sau khi đã thu xếp xong vùng trồng – đầu vào, mới đây họ tiếp tục thu xếp đầu ra. Vào ngày 8/12, Lộc trời đã kết nạp Lương thực Lộc Nhân vào hệ sinh thái của mình, đồng thời ký kết với Vinafood1 là sẽ Cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm, trị giá 5.000 tỷ đồng cho đối tác trong 2023

Lộc Nhân gia nhập Lộc Trời như "Hổ mọc thêm cánh"

Công ty Cổ phần Lương thực Lộc Nhân (LNG) được hợp nhất từ Công ty Cổ phần Lương thực Hưng Phước, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Đại Tài và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hiếu Nhân

LNG đặt trụ sở tại Cần Thơ và thu mua lúa trực tiếp từ bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, với 4 nhà máy – 3 đã đi vào vận hành và 1 đang trong quá trình xây dựng, có đầy đủ chức năng như say xát, sấy, đánh bóng….

Lương thực Lộc Nhân hiện có 400 nhân sự, cùng công suất sấy hơn 6.000 tấn lúa/ngày. Doanh thu năm 2022 của Lộc Nhân ước tính đạt gần 8.000 tỷ đồng cùng mạng lưới đối tác khá rộng, với các hợp đồng cung ứng đã ký cho năm 2023 lên tới 350.000 tấn gạo


Lộc Nhân chính thức trở thành một thành viên trực thuộc Nông sản Lộc Trời

Với nhiều tương đồng về hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực và đặc biệt có chung khát vọng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và nâng tầm lúa gạo Việt Nam, Công ty Cổ phần Nông sản Lộc Trời (LTA) – thành viên của Tập đoàn Lộc Trời và LNG đã chủ động thảo luận rồi cùng nhau thực hiện các thỏa thuận cổ đông chiến lược. Theo đó LTA mua cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược, đưa Lộc Nhân chính thức trở thành một thành viên trực thuộc LTA

Thông qua việc kết nạp thành viên mới, năng lực hoạt động của LTA đã tăng từ 5 thành 8 nhà máy, với công suất sấy lúa tươi đạt 12.000 tấn/ngày; lưu kho, xay xát lúa và xuất 6.000 tấn gạo/ngày, tương ứng với 2 triệu tấn gạo/năm cùng đội ngũ nhân sự gần 900 người và mạng lưới đối tác tỏa rộng trong nước và trên 40 quốc gia, bao gồm các thị trường khó tính nhất

Với sự kết hợp này, trong tương lai, chúng tôi có thể đáp ứng được bất cứ đơn hàng nào. Ngoài ra, việc đã thu xếp dòng tiền thu mua lúa gạo ổn thỏa cùng sự giúp sức từ đối tác ngân hàng, dòng chảy lúa gạo của chúng tôi sẽ luôn được liên tục

Trước mắt, chúng tôi có thể bao tiêu 11.000 tấn lúa tươi/ngày từ 210.000 ha canh tác ở 2 tỉnh An Giang – Kiên Giang trong vụ Đông Xuân, 80% trong đó là lúa chất lượng cao có thể xuất khẩu đi thị trường châu Âu – Mỹ. Chúng tôi sẽ thu mua và sấy, cũng như xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ bản để có thể tiếp nhận chúng

Trong tương lai xa, chúng tôi sẽ cố gắng để có thể tổ chức canh tác và thu hoạch toàn bộ 400.000 tấn/1 năm ở 2 tỉnh An Giang – Kiên Giang. Sau đó, chúng tôi mới đi đến hợp tác với các tỉnh khác ”, ông Huỳnh Văn Thòn – Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho hay

Vinafood1 sẽ không phải là đối tác phân phối duy nhất của Lộc Trời


Lương thực Lộc Nhân dại diện Lộc Trời ký kết hợp đồng cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm cho Vinafood1 trong năm 2023

Cùng ngày, đại diện tập đoàn Lộc Trời, Lương thực Lộc Nhân (LNG) đã ký kết hợp đồng hợp tác cung ứng 500.000 tấn gạo thành phẩm, giá trị tương đương 5.000 tỷ đồng trong năm 2023 với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1)

Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời , bộc bạch tiếp: “ Trong hành trình nỗ lực thực hiện cam kết ‘Cùng nông dân phát triển bền vững’, chúng tôi không ngừng cố gắng mở rộng, củng cố và hoàn thiện hệ sinh thái nông nghiệp Lộc Trời để tạo đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo

Bên cạnh đó, với kinh nghiệm gần 30 năm trong ngành nông nghiệp và năng lực tổ chức sản xuất lúa gạo chất lượng cao, Lộc Trời mong muốn mở rộng liên kết với các doanh nghiệp lúa gạo trong nước để cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam các loại gạo chất lượng cao nhất của từng phân khúc khách hàng, đáp ứng các tiêu chí khắt khe nhất của thị trường quốc tế

Chúng tôi rất hoan nghênh những đơn vị có thế mạnh lâu năm về cung ứng lương thực như Vinafood1. Trở thành cổ đông chiến lược của Lương thực Lộc Nhân và cùng việc ký kết hợp tác cung ứng 500.000 tấn lúa gạo với Vinafood1, chúng ta đã đưa sản lượng cung ứng theo hợp đồng của Lộc Nhân lên trên 850.000 tấn trong năm 2023

Theo đó, Tập đoàn Lộc Trời chúng tôi sẽ có thêm bạn đồng hành để cùng nhau mang tới những nông sản sạch - an toàn; cùng nhau nỗ lực thực hiện khát vọng đưa lúa gạo Việt có vị thế thương hiệu vững chắc và thống lĩnh thị trường thế giới


Ông Huỳnh Văn Thòn – Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời

Còn theo ông Lê Thanh Hạo Nhiên – Giám đốc tài chính của Tập đoàn Lộc Trời , 2 động thái nói trên đã tạo ra 2 cột mốc lịch sử: đầu tiên, chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam không còn mạnh ai nấy làm mà đã có hệ thống; thứ hai, canh tác chuyển từ manh mún lên chuyên nghiệp

Yếu tố lịch sử đầu tiên: chuỗi sản xuất và cung ứng của ngành lúa gạo Việt Nam trong vài chục năm qua như một ‘đứa bé còn bú sữa’ hết sức non nớt. Sự xuất hiện của Lộc Trời như một đầu tàu xe lửa, bắt đầu kết nối các toa tàu khác nhau. Hợp tác với Vinafood1 là liên kết được toa tàu ở Hà Nội với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại

Tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục kết nối các toa tàu ở khắp nơi trên thế giới, tới châu Âu – châu Mỹ; với sự kết hợp cùng Lương thực Lộc Nhân và các DN sản xuất lúa gạo khác, trong tương lai

Yếu tố lịch sử thứ hai: ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội chấm dứt thời kỳ sản xuất manh mún – phân mảnh – chất lượng thấp. Với những đơn hàng lớn cùng quản lý chuyên nghiệp của các DN như Lộc Trời, Việt Nam có thể sản xuất lúa gạo quy mô lớn – bền vững, tiết giảm được chi phí sản xuất – kinh doanh, kiểm soát được chất lượng vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản lúa gạo

Như thế, người nông dân và DN có thể cùng nhau phát triển, chia sẻ các giá trị một cách bền vững. Cũng sự tin tưởng lẫn nhau, người nông dân Việt Nam sẽ không còn nghèo nữa! ”, ông Hạo Nhiên tổng kết
 
Hợp tác xã Cloud

230303-vinacis-hop-tac-xa-cloud-07_resize-680x365_c.webp

VinaCIS Group, công ty chuyên về dịch vụ mạng và đám mây ở Việt Nam, sáng 3-3-2023 tại TP.HCM đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Hợp tác xã Cloud, một mô hình hợp tác và chia sẻ mới trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đám mây

Dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) ở Việt Nam nhiều tiềm năng và có khả năng đạt mức doanh thu lớn trong nhiều năm tới (theo số liệu do VinaCIS đưa ra, thị trường Cloud ở Việt Nam hiện khoảng 5.000 tỷ đồng, nhưng được dự báo sẽ tăng vọt lên 20.000 tỷ đồng rồi 50.000 tỷ đồng trong ít năm tới). Thế nhưng doanh nghiệp Cloud Việt vốn có xuất phát điểm chậm hơn quốc tế gần 10 năm nên còn nhiều hạn chế so với các nhà cung cấp xuyên quốc gia ngay trên sân chơi nội địa. Hợp tác xã Cloud được thành lập với khát vọng trở thành mô hình hợp tác điện toán đám mây đột phá tại Việt Nam

Với xu thế phát triển hiện nay, cùng nhu cầu chuyển đổi số ở mọi ngành nghề, dịch vụ Cloud là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất cho xã hội số 4.0. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần (khoảng 900 tỷ đồng), còn 80% thị phần còn lại nằm trong tay các nhà cung cấp nước ngoài như Amazon Web Services (33%), Google (21%), Microsoft (21%) – số liệu do Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông công bố tại Hội nghị Data Center and Cloud Infrastructure Summit 2022 diễn ra ngày 14-6-2022 ở Hà Nội với chủ đề “Định hình tương lai số hóa tại Việt Nam”


Để góp phần tăng sức mạnh cho điện toán đám mây Việt Nam, ông Giáp Hùng Cường, Tổng Giám đốc của VinaCIS Group, đã sáng lập mô hình kinh doanh công nghệ hoàn toàn mới, gọi là: “Hợp tác xã Cloud”. Hợp tác xã là mô hình tổ chức kinh tế tập thể, (dạng kinh tế chia sẻ), đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Điện toán đám mây cần sự phối hợp của nhiều công nghệ quản trị tự động và kế toán tự động, cũng như yêu cầu về hạ tầng mạng, phần mềm, máy chủ, lưu trữ… vốn dĩ đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, điều mà không phải một doanh nghiệp riêng rẽ nào cũng có thể hội tụ đủ


Ông Giáp Hùng Cường chia sẻ lợi ích và mục đích của mô hình Hợp tác xã Cloud
Theo giới thiệu, mô hình Hợp tác xã Cloud giải quyết các bài toán khó kể trên nhờ tập hợp sức mạnh của các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp, các hãng máy chủ đa quốc gia, các trung tâm dữ liệu trong nước, các công ty phần mềm… trong đó, VinaCIS Group đảm nhận nhiệm vụ đóng góp nền tảng IBIZA quản trị theo thời gian thực và sử dụng 20 năm kinh nghiệm quản lý vận hành hạ tầng để kết nối các bên lại cùng nhau kinh doanh trên 1 nền tảng minh bạch và chặt chẽ

Trong giai đoạn mới hình thành, các đơn vị đồng hành cùng Hợp tác xã Cloud có những tên tuổi đáng chú ý như Amtec, VietFiber, Viettel IDC, Lenovo, Dell & ADG,…


Trong khuôn khổ họp báo là lễ ký kết hợp tác giữa VinaCIS với Amtec và VietFiber

Đứng sau dự án Hợp tác xã Cloud, VinaCIS Group là đơn vị đã có hơn 20 uy tín và kinh nghiệm trên thị trường công nghệ thông tin. Ông Giáp Hùng Cường, một người từ lâu được biết đến là “máu lửa cùng mạng và Cloud”, chia sẻ: “Hợp tác xã Cloud được thành lập với khao khát tập hợp sức mạnh Việt, tri thức Việt, con người Việt, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giúp Cloud Việt Nam có thể nắm lại thị phần lớn ở chính Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế”

Dự kiến, mô hình Hợp tác xã Cloud sẽ được chính thức ra mắt vào ngày 17-3-2023 tại TP.HCM sau thời gian thử nghiệm từ tháng 10-2022. Đây được kỳ vọng sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một hệ thống điện toán đám mây riêng của mình, được vận hành, khai thác một cách chuyên nghiệp bằng phần mềm tự động và giám sát minh bạch theo thời gian thực. Bước đầu, dự án mong muốn kêu gọi đầu tư 1.000 máy chủ và phát triển 1.000 đại lý bán hàng, phục vụ 50.000 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ hạ tầng công nghệ viễn thông vận hành các phần mềm, nền tảng số phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình
 
Công ty cho thuê xe điện của chủ tịch Vingroup đầu tư vào Be Group
GSM và Be Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác đưa ôtô điện và xe máy điện Vinfast vào hoạt động dịch vụ vận tải, ngày 21/3

Theo đó, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) sẽ đầu tư trực tiếp vào Be Group để hỗ trợ đối tác trở thành nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ, cung cấp dịch vụ vận chuyển công nghệ tại Việt Nam. Ngoài ra, thông qua các đối tác tài chính, GSM sẽ hỗ trợ tài xế Be Group chuyển đổi từ xe chạy xăng sang xe điện

"Với chi phí vận hành tiết kiệm và trải nghiệm không tiếng ồn, không khói xăng, ôtô điện và xe máy điện sẽ giúp Be Group và các tài xế nâng cao chất lượng dịch vụ và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh", đại diện GSM chia sẻ

GSM-Be-Group-2-5758-1679386636.jpg

Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty GSM và bà Vũ Hoàng Yến - Tổng giám đốc Be Group ký kết

Trong giai đoạn đầu, GSM sẽ phối hợp với VPBank cung cấp các chính sách ưu đãi độc quyền cho tài xế của Be Group để thuê hoặc mua ôtô, xe máy điện VinFast thông qua GSM với chi phí hấp dẫn

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ taxi công nghệ, hai bên hợp tác chia sẻ nền tảng gọi xe. Theo đó, khách hàng gọi xe thông qua ứng dụng của Be Group có thể lựa chọn dịch vụ taxi điện của GSM, bên cạnh các dịch vụ beCar và beTaxi hiện có

Đồng thời các bên sẽ cùng truyền thông, quảng bá giúp nâng cao nhận thức người dân về ưu điểm của loại hình phương tiện giao thông không khói, qua đó thúc đẩy chuyển đổi sang sử dụng các loại xe chạy điện thân thiện với môi trường

O-to-dien-VinFast-3012-1679386636.jpg

Mẫu xe ôtô điện VF8 của Vinfast
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty GSM đánh giá thỏa thuận hợp tác đầu tư với Be Group là một trong những bước đi quan trọng nằm trong chiến lược "xanh hóa" giao thông công cộng tại Việt Nam mà GSM đang triển khai. Thỏa thuận này sẽ giúp tài xế Be Group có cơ hội chuyển sang sử dụng các loại phương tiện giao thông điện thông minh, hiện đại, thân thiện với môi trường với mức chi phí hợp lý

Bà Vũ Hoàng Yến - Tổng giám đốc Be Group cho biết hiện nền tảng đạt quy mô hàng trăm nghìn tài xế cùng gần 10 triệu khách hàng, cung cấp dịch vụ rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng trong mục tiêu phổ cập thói quen sử dụng phương tiện xanh đến người tiêu dùng Việt một cách hiệu quả, nhanh chóng. Hợp tác với GSM giúp hiện thực hóa tham vọng phủ xanh đường phố, người dùng và tài xế được trải nghiệm vận chuyển an toàn, không tiếng ồn với chi phí hợp lý

"Hợp tác này cũng thể hiện sự đóng góp của chúng tôi đối với chủ trương chung của Chính phủ trong việc cam kết và thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", bà Yến nhấn mạnh

Xe-may-dien-VinFast-5138-1679386636.jpg

Các mẫu xe máy điện của Vinfast
Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM được ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup, thành lập với 95% tỷ lệ cổ phần. GMS hoạt động trong hai mảng chính, cho thuê ôtô, xe máy điện và lập hãng taxi điện, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng
 
Cú bắt tay giữa Tesla và Ford khiến ngành xe điện dậy sóng

Việc bắt tay với Ford sẽ giúp Tesla củng cố vị thế của công nghệ sạc điện xe hơi NACS, tạo cơ hội để công nghệ này trở thành tiêu chuẩn cho toàn Bắc Mỹ


farley_tesla_1536x864.jpg

CEO của Tesla, ông Elon Musk (trái), và CEO của Ford, ông Jim Farley

Thỏa thuận giữa Tesla và Ford được hai công ty thông báo hồi cuối tháng 5, theo đó các xe điện của Ford có thể sử dụng 12.000 trạm sạc điện "siêu tốc" của Tesla ở Bắc Mỹ kể từ 2024

Cú bắt tay giữa Tesla và Ford được dự đoán làm thay đổi căn bản ngành xe điện Bắc Mỹ, đồng thời dấy lên những câu hỏi về tương lai một công nghệ chung đối với hệ thống sạc cho xe điện, theo Reuters

Hai công nghệ sạc xe điện

Thị trường Bắc Mỹ hiện tồn tại hai công nghệ sạc dành cho xe điện. Một công nghệ thuộc về Tesla có tên Tiêu chuẩn sạc Bắc Mỹ (NACS). Công nghệ còn lại có tên Hệ thống sạc kết hợp (CCS) do các công ty nhỏ hơn phát triển và cung cấp

Các số liệu cho thấy hệ thống sạc sử dụng công nghệ NACS có tính ổn định và phổ biến hơn so với CCS

Theo thỏa thuận mới giữa 2 bên, Ford sẽ cung cấp các bộ sạc chuyển đổi của Tesla cho khách hàng. Từ 2025, xe điện của Ford sẽ sử dụng công nghệ sạc NACS

Việc Ford, nhà phân phối xe điện lớn thứ 2 tại Mỹ, bắt tay với Tesla được dự đoán càng giúp công nghệ NACS trở nên phổ biến hơn. Trong khi đó, CEO Elon Musk kỳ vọng thỏa thuận với Ford sẽ biến công nghệ của Tesla trở thành tiêu chuẩn sạc xe điện cho toàn bộ Bắc Mỹ

Thỏa thuận giữa Ford và Tesla được đánh giá sẽ tạo áp lực lên các công ty trong ngành xe điện: Hoặc họ phải đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cạnh tranh với Tesla, hoặc sẽ mất hết thị phần

"Tesla đã đi trước trong ngành xe điện và giờ Ford đã theo chân. Thỏa thuận này sẽ khiến các công ty đã đầu tư vào những công nghệ sạc khác phải chuyển hướng", Paul Baiocchi, Giám đốc chiến lược của công ty quản lý đầu tư SS&C ALPS Advisors, nhận định

Các công ty nhỏ hơn trong ngành xe điện đứng trước sức ép phải nâng cấp mạng lưới trạm sạc để có thể tương thích với công nghệ của Tesla. Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nhiều công ty thiếu khách hàng và khát nguồn vốn

Phát biểu sau khi Tesla và Ford công bố thỏa thuận dùng chung trạm sạc, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết Washington "không chọn phe" trong cuộc cạnh tranh công nghệ sạc điện

Ông Buttigied nói ngành xe điện cuối cùng sẽ sử dụng chung một hệ thống sạc, tuy nhiên sẽ vẫn cần các bộ chuyển đổi cho các dòng xe khác nhau

Công nghệ của Tesla sẽ thống trị?

CHARLN, một hiệp hội toàn cầu thúc đẩy sử dụng công nghệ CCS, cho rằng những thỏa thuận như giữa Tesla và Ford "tạo ra sự bất ổn cho ngành xe điện và dẫn tới những rào cản về đầu tư"

Trước đó, chính phủ Mỹ đã tạm hoãn đầu tư 7,5 tỷ USD từ ngân sách liên bang để thúc đẩy các công ty sử dụng công nghệ CCS

Cơ sở hạ tầng triển khai hệ thống sạc CCS từ lâu đã bị phàn nàn là quá ít, không hiệu quả, đôi lúc không hoạt động. Điều này khiến nhiều khách hàng lo sợ việc sử dụng công nghệ CCS có nguy cơ khiến họ không có chỗ sạc điện và mắc kẹt trên đường

Tuy nhiên, việc lắp đặt và duy trì một mạng lưới trạm sạc rất tốn kém, trong bối cảnh xe điện chỉ chiếm 6% doanh số xe mới năm 2022 tại Mỹ, trong khi kinh doanh trạm sạc khó mang lại lợi nhuận. Phần lớn công ty xe điện không có hệ thống trạm sạc của riêng mình

Sức ép tài chính đối với các công ty phát triển và kinh doanh công nghệ sạc CCS sẽ càng tăng lên nếu có thêm những công ty xe điện lựa chọn công nghệ sạc NACS của Tesla

Công nghệ sạc CCS được một số nhà sản xuất xe điện lớn ưa chuộng như Volkswagen AG, General Motors hay BMW. Đến nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn đang ủng hộ tăng độ bao phủ của công nghệ CCS. Đây là một phần trong kế hoạch giúp xe điện chiếm 50% thị phần xe mới bán ra ở Mỹ vào 2030

Dưới sức ép của nhà chức trách châu Âu, Tesla phải sử dụng công nghệ CCS trên các sản phẩm bán ra ở lục địa già. Công ty của tỷ phú Elon Musk cũng đang dần tăng tỷ lệ trạm sạc sử dụng công nghệ CCS ở Mỹ để đáp ứng điều kiện được nhận trợ cấp từ chính phủ trong tương lai

Tuy vậy, giới chức Mỹ cho biết những vấn đề về phần mềm hay hỏng hóc phần cứng của các công ty sạc xe điện sử dụng công nghệ CCS đang tạo ra ngày càng nhiều lợi thế cho công nghệ sạc NACS của Tesla

Một số công ty xe điện đang lên kế hoạch chuyển sang sử dụng công nghệ sạc của Tesla. Tuy nhiên, việc hiện vẫn chưa có một tiêu chuẩn sạc chung trên toàn quốc có thể tạo ra vấn đề, nhà chức trách Mỹ cảnh báo
 
Tesla thắng lớn sau cú bắt tay với General Motors và Ford


Việc GM và Ford đồng ý chuyển sang sử dụng công nghệ sạc NACS là chiến thắng lớn giúp Tesla củng cố vị thế dẫn đầu và bảo đảm doanh thu lâu dài trong ngành xe điện


musk.jpg

CEO Tesla Elon Musk

Kể từ 2024, người sở hữu xe điện sản xuất bởi General Motors (GM) và Ford sẽ có thể sạc điện cho phương tiện tại các trạm sạc của Tesla. GM và Ford đã quyết định sử dụng đầu kết nối theo công nghệ của Tesla

Với việc GM và Ford gia nhập hệ thống sạc điện của Tesla, phần còn lại của ngành xe hơi Mỹ có thể sẽ sớm theo chân, mang lại chiến thắng lớn cho công ty của tỷ phú Elon Musk, bảo đảm nguồn doanh thu khổng lồ trong tương lai, theo AP

GM, Ford gia nhập mạng lưới của Tesla

Ngành xe điện Mỹ hiện tồn tại hai loại đầu sạc điện, một là NACS do Tesla phát triển, hai là CCS được gần như mọi nhà sản xuất xe hơi khác sử dụng

Với 17.000 đầu kết nối, Tesla đang nắm trong tay mạng lưới sạc điện xe hơi lớn nhất nước Mỹ. Các trạm sạc của Tesla có khả năng sạc điện nhanh hơn, ổn định và đáng tin cậy hơn. Chúng cũng thường nằm ở các địa điểm an toàn hơn, gần các hành lang giao thông chính

Theo thỏa thuận mới, xe điện của GM và Ford từ năm 2024 có thể sạc điện tại 12.000 đầu sạc siêu tốc của Tesla. Lúc này, Tesla là nhà cung cấp xe điện lớn nhất tại Mỹ. GM và Ford lần lượt xếp các vị trí thứ 2 và thứ 3


Xe dien tesla anh 1

Xe điện của GM và Ford sẽ được tiếp cận trạm sạc của Tesla

Bởi Tesla, GM và Ford cùng nhau nắm giữ thị phần xe điện quá lớn, giới chuyên gia tin rằng các công ty xe điện khác sớm muộn cũng phải thỏa thuận với Tesla để tránh rơi vào tình thế bất lợi

"Các nhà sản xuất hiển nhiên muốn khách hàng của họ có thể tiếp cận các trạm sạc siêu tốc", Gary Silberg, trưởng bộ phận ôtô toàn cầu của KPMG, nhận định

Với các khách hàng sở hữu xe điện do GM và Ford sản xuất, họ nhiều khả năng phải mua một bộ chuyển đổi để cắm vào cổng sạc của Tesla. Hiện chưa rõ thiết bị này có giá bao nhiêu tiền. Những xe này hiển nhiên vẫn có thể tiếp tục sạc ở các cổng dùng công nghệ CCS như trước đây

Với các xe điện không do 2 hãng trên sản xuất, họ sẽ không có quyền sử dụng trạm sạc của Tesla. Tuy nhiên, số trạm sạc sử dụng công nghệ CCS vẫn đang tiếp tục tăng lên

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, hiện ở Mỹ có 54.000 trạm sạc xe điện với 139.000 cổng kết nối. Tuy vậy trong số này, chỉ 7.400 cổng có chức năng sạc nhanh

Từ 2025, GM và Ford sẽ bắt đầu lắp đầu sạc tương thích với trạm sạc của Tesla trên xe điện do 2 hãng này chế tạo. Như vậy, để kết nối với cổng sạc CCS, khách hàng sở hữu xe của GM và Ford sẽ phải mua đầu chuyển đổi. Tuy vậy, nhiều khả năng các hãng xe điện khác cũng sẽ sớm chuyển sang sử dụng đầu kết nối tương thích với trạm sạc của Tesla

"Tôi tin rằng vào năm 2027, sẽ không có thêm xe điện mới nào ở Bắc Mỹ sử dụng đầu sạc CCS", Sam Abuelsamid, chuyên gia tập đoàn phân tích thị trường Guidehouse Insights, nhận định

Tesla thắng lớn

GM, Ford và Tesla không công bố chi tiết về các dàn xếp tài chính phía sau thỏa thuận vừa qua. Tuy nhiên, Tesla là bên hưởng lợi rất lớn bởi họ sẽ có doanh thu từ xe điện của Ford và GM sử dụng trạm sạc của mình

GM cho biết hãng này không phải chi một đồng nào khi tham gia thỏa thuận với Tesla, thay vào đó các khách hàng sẽ trả tiền khi sử dụng trạm sạc của Tesla

Người sở hữu xe điện của GM và Ford cũng hưởng lợi bởi họ có thể tiếp cận số trạm sạc nhiều gấp đôi so với hiện nay, đặc biệt các trạm có công nghệ sạc siêu tốc của Tesla

Nếu có thêm các nhà sản xuất xe hơi chuyển sang công nghệ đầu sạc NACS, các công ty đang phát triển mạng lưới sạc điện riêng sử dụng công nghệ đầu sạc CCS như ChargePoint, EVgo hay Electrify America sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn

Các công ty này sẽ phải bảo đảm trạm sạc của họ có thể tương thích với đầu sạc NACS, hoặc có tính cạnh tranh hơn như nằm ở vị trí thuận tiện hơn, chất lượng đáng tin cậy hơn

Lúc này, ChargePoint, EVgo và Electrify America chưa phải cạnh tranh trực tiếp với Tesla. Nhưng trong bối cảnh mạng lưới của Tesla ngày càng mở rộng với phương tiện sử dụng đầu sạc CCS, các công ty trên sẽ đứng trước sức ép cạnh tranh ngày một quyết liệt hơn, các chuyên gia nhận định

Các nhà sản xuất xe điện khác hoạt động ở thị trường Mỹ như Kia, Nissan hay Toyota chưa đưa ra bình luận trước cú bắt tay giữa GM, Ford với Tesla. Hyundai cho biết nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ tiếp tục đánh giá công nghệ của mình và chưa có gì để thông báo

Trong khi đó, Volkswagen đã khẳng định sẽ tiếp tục trung thành với đầu sạc sử dụng tiêu chuẩn CCS. Electrify America thì cho biết có kế hoạch tăng gấp đôi số cổng sạc vào năm 2026. Hãng này hiện có 840 trạm sạc với 4.000 cổng kết nối
 
Intel bắt tay đối thủ, tham gia đợt IPO lớn nhất ngành bán dẫn

Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhất trong kế hoạch khôi phục vị thế của Intel trên thị trường bán dẫn

Intel_logo_Reuters.jpeg

Đây là cơ hội để Intel mở các cơ sở sản xuất theo hợp đồng, cạnh tranh tốt hơn

Theo nguồn tin nội bộ tiết lộ với Bloomberg, công ty chuyên thiết kế kiến trúc chip Arm đang thương thảo với các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng, trong đó có cả Intel, để lôi kéo họ tham gia vào đợt IPO lớn nhất trong năm

Nguồn tin cho biết kế hoạch này vẫn đang được bảo mật và mới chỉ ở giai đoạn đầu. Do đó, kế hoạch kêu gọi IPO với Intel vẫn có thể thất bại trước khi đợt phát hành cổ phiếu diễn ra. Số vốn và cấu trúc đầu tư Intel đối với Arm hiện vẫn chưa được tiết lộ cụ thể

Thuộc sở hữu của Tập đoàn tài chính SoftBank Nhật Bản, Arm đặt mục tiêu sẽ huy động thành công 10 tỷ USD trong đợt phát hành IPO ở New York vào cuối năm 2023. Công ty thiết kế chip có trụ sở ở Cambridge dự kiến chọn nhà bảo lãnh phát hành vào tháng 3, nộp hồ sơ IPO vào cuối tháng 4 và hoàn thành đợt chào bán vào cuối năm nay, Bloomberg cho biết



paul_jacobs.jpg

Arm vốn được biết đến là công ty chuyên tạo ra bản vẽ vi xử lý

Để chuẩn bị cho đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, Arm đã chọn 4 ngân hàng lớn bao gồm Goldman Sachs, JPMorgan, Barclays và Mizuho Financial Group bảo lãnh phát hành chính

Bloomberg đánh giá việc Intel trở thành nhà đầu tư lâu dài trong đợt IPO này chính là cơ hội thu hút sự chú ý, điều chỉnh giá cổ phiếu, đặc biệt là khi thị trường đang trong giai đoạn khó khăn như hiện tại. Nếu thảo luận giữa Intel và Arm thành công, Intel sẽ xuất hiện trong bản cáo bạch chào bán cổ phiếu của Arm

Theo trang tin, trong những năm gần đây, các nhà đầu tư lâu dài thường mua 100-200 triệu USD trong đợt phát hành IPO của các công ty bán dẫn. Đơn cử như quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới General Atlantic đã mua 100 triệu USD cổ phiếu trong đợt IPO của nhà sản xuất hệ thống xe tự lái Mobileye thuộc sở hữu của Intel vào năm ngoái

Một trong những chiến lược quan trọng nhất trong kế hoạch khôi phục vị thế của Intel trên thị trường bán dẫn là mở rộng nhà máy sản xuất và hợp tác với nhiều công ty, kể cả các doanh nghiệp từng là đối thủ

CEO Pat Gelsinger từng tuyên bố Intel sẽ mở các cơ sở sản xuất theo hợp đồng. Nếu muốn bước chân sang mảng sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng, cạnh tranh với TSMC, hãng chip Mỹ buộc sẽ phải gia công vi xử lý dựa trên công nghệ và xây dựng thêm các cơ sở chế tạo bên ngoài

Trước đó, Intel và Arm đã có mối quan hệ hợp tác khá tốt. Công nghệ và bản vẽ vi xử lý của Arm được sử dụng bởi các đối tác lớn trên toàn cầu như Qualcomm, Samsung, MediaTek, Huawei, Apple

ARM hiện diện trên hơn 95% điện thoại thông minh được bán ra. Những tên tuổi đa dạng như vi xử lý Bionic của Apple, dòng Snapdragon của Qualcomm, Exynos của Samsung, Kirin của Huawei thực chất đều sử dụng chung thiết kế của một hãng duy nhất: ARM

Bloomberg nhận định giữ một phần cổ phiếu và vị trí tại ban quản trị của Arm, CEO Gelsinger thể hiện sự cam kết lâu dài với công ty đối thủ và thực hiện bước đầu kế hoạch mở rộng nhà máy của mình. Xuyên suốt lịch sử hơn 50 năm kể từ khi thành lập, nhà máy của Intel chỉ có thể đáp ứng nhu cầu nội bộ của công ty

Nhà sáng lập SoftBank, tập đoàn Nhật Bản sở hữu Arm, kỳ vọng đợt phát hành cổ phiếu này sẽ trở thành đợt IPO lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử ngành bán dẫn

Quy mô định giá vẫn chưa được hoàn tất nhưng Bloomberg ước tính con số có thể ở mức 30-70 tỷ USD. Kế hoạch niêm yết Arm đã được SoftBank tính toán ngay sau khi thương vụ sáp nhập lớn nhất ngành chip được chờ đợi giữa Arm và tập đoàn Nvidia thất bại hồi tháng 2/2022
 
Các công ty đa quốc gia tách riêng hoạt động ở Trung Quốc với toàn cầu

Để ứng phó rủi ro căng thẳng ngày càng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, các công ty đa quốc gia đang thử áp dụng chiến lược mới để duy trì sự hiện diện ở Trung Quốc: tách riêng hoạt động ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với toàn cầu

Tách riêng hoạt động tại Trung Quốc

Hãng phần mềm Salesforce (Mỹ) đang dựa vào một đối tác địa phương để vận hành một số sản phẩm và dịch vụ ở Trung Quốc. Động thái này giúp tách biệt hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc khỏi các hoạt động toàn cầu của Salesforce

Hãng xe Volkswagen của Đức có kế hoạch giữ lại công nghệ mà hãng hợp tác phát triển với một nhà sản xuất chip địa phương bên trong Trung Quốc. Bước đi này sẽ giúp Volkswagen không ảnh hưởng nặng nề nếu công nghệ này bị phương Tây giám sát hoặc trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ

Lixil, nhà sản xuất sản phẩm phòng tắm của Nhật Bản, chủ sở hữu các thương hiệu bao gồm American Standard và Grohe, đang tổ chức lại chuỗi cung ứng để sản xuất các sản phẩm cho thị trường Trung Quốc ngay tại Trung Quốc và sản xuất các sản phẩm cho thị trường Mỹ chủ yếu ở Bắc Mỹ

Trong khi đó, hồi đầu tháng 6, Công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital thông báo sẽ tách hoàn toàn các hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc và Mỹ vào tháng 3-2024

Các bước đi trên có thể giúp các công ty đa quốc gia ngăn chặn các vấn đề liên quan đến Trung Quốc lan sang hoạt động toàn cầu của họ nếu quan hệ Mỹ-Trung xấu đi

Xiaomeng Lu, giám đốc của hãng tư vấn rủi ro địa chính trị Eurasia Group, nói: “Họ đang chuẩn bị cho một thời kỳ kéo dài của căng thẳng Mỹ-Trung”

Một số công ty phương Tây đang tìm kiếm địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, bao gồm chuyển chuỗi cung ứng sang những nơi như Ấn Độ hoặc Việt Nam

Nhưng việc giữ các hoạt động tại Trung Quốc cho phép họ tiếp tục duy trì hiện diện để có thể tiếp tục bán hàng ở thị trường khổng lồ của nước này, với ít rủi ro tiềm ẩn hơn, nếu Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc hoặc Bắc Kinh trả đũa các doanh nghiệp phương Tây

Việc thiết lập các chuỗi cung ứng khác nhau cho thị trường Mỹ và Trung Quốc, có thể tốn kém và không bảo đảm giúp các công ty đa quốc giá tránh được hoàn toàn các tổn thất tổn thất nếu xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nghiêm trọng hơn

“Chi phí bổ sung khi cố gắng tạo ra hai chuỗi giá trị riêng biệt có sẽ cao đến mức không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với các công ty nhỏ”, Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC), nói

Tuy nhiên, cuộc khảo sát của EUCCC công bố hôm 21-6 cho thấy 27% trong số 480 công ty thành viên của tổ chức này cho biết đã thực hiện sự tách rời giữa trụ sở chính và hoạt động tại Trung Quốc trong hai năm qua, tăng 7 điểm phần trăm so với năm trước

Các hoạt động tách rời bao gồm phát triển công nghệ thông tin hoặc lưu trữ dữ liệu ở thị trường Trung Quốc độc lập với phần còn lại của thế giới

Giúp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ Trung Quốc

Các công ty phương Tây có những lý do khác để nội địa hóa hoặc cô lập các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của họ. Chẳng hạn, chiến lược này có thể giúp họ phản ứng nhanh hơn với thị trường địa phương và có khả năng chống lại sự cạnh tranh từ các đối thủ bản địa tốt hơn

Các yêu cầu thắt chặt về bảo mật dữ liệu của Trung Quốc cũng buộc họ phải lưu trữ dữ liệu riêng ở nước này. Thay vì điều hành các trung tâm dữ liệu riêng ở Trung Quốc, Salesforce, nhà cung cấp phần mềm kinh doanh, quyết định hợp tác với Alibaba Cloud, dịch vụ đám mây lớn nhất Trung Quốc và là đơn vị của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba Group, để cung cấp dịch vụ

Mối quan hệ hợp tác chính thức giữa họ, bắt đầu trước đại dịch, đã được mở rộng để cung cấp nhiều sản phẩm bản địa hóa hơn cho Trung Quốc và được lưu trữ trên Alibaba Cloud. Sự sắp xếp đó giúp tách Trung Quốc khỏi phần còn lại từ hoạt động kinh doanh toàn cầu của Salesforce. Một số sản phẩm toàn cầu của Salesforce không có sẵn trên nền tảng Alibaba Cloud. Mùa hè năm ngoái, Salesforce đã sa thải nhân viên ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, đồng thời đóng cửa văn phòng tại Hồng Kông

Người phát ngôn của Salesforce cho biết công ty đang tái cấu trúc hoạt động kinh doanh để phục vụ khu vực tốt hơn, Các công ty khác đang tách riêng công nghệ mà họ sử dụng hoặc phát triển ở Trung Quốc

Năm ngoái, Cariad, công ty phần mềm của Volkswagen đã đầu tư 1 tỉ đô la vào Horizon Robotics, một nhà sản xuất chip và phần mềm ô tô của Trung Quốc, tập trung vào công nghệ tự lái. Sau đó, Cariad chi thêm khoảng 1,4 tỉ đô la để mua 60% cổ phần trong liên doanh mới với rizon Robotics để nhắm đến các mục tiêu bao gồm sản xuất chip tiết kiệm năng lượng, giúp ô tô của Volkswagen cạnh tranh hơn ở Trung Quốc

Công nghệ chip đặc biệt nhạy cảm trong mối quan hệ Mỹ-Trung, sau khi Washington hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến sang Trung Quốc và Bắc Kinh cấm một số công ty mua sản phẩm của Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất của Mỹ

Volkswagen cho biết việc duy trì các công nghệ phát triển ở Trung Quốc là một phần trong chiến lược toàn cầu nhằm xây dựng tính độc lập khu vực nhiều hơn và hạn chế hậu quả do căng thẳng địa chính trị gây ra

Con đường nửa vời

Nhiều nhà sản xuất đa quốc gia cố gắng tạo ra các chuỗi cung ứng song song, một tập trung vào Trung Quốc và một tập trung vào các thị trường khác. Lixil đang rời xa mô hình bán sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc và châu Á ra khắp thế giới. Kinya Seto, CEO của Lixil, cho biết, công ty đặt mục tiêu bán phần lớn sản phẩm sản xuất ở Trung Quốc ngay tại thị trường này, trong khi sản xuất 80% sản phẩm mà công ty bán ở Mỹ tại Mexico. Trước đây, hầu hết các sản phẩm của Lixil bán ở Mỹ đều đến từ châu Á

Tháng trước, Merck, hãng mỹ phẩm và hóa chất của Đức, cho biết đang điều chỉnh chuỗi cung ứng để hầu hết các sản phẩm họ sản xuất tại Trung Quốc sẽ dành cho thị trường bản địa nhằm “giảm thiểu rủi ro” trước những căng thẳng địa chính trị

Giám đốc tài chính của Merck, Marcus Kuhnert nói: “Điều đó có nghĩa là chúng tôi cố gắng hạn chế nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng từ các nước khác vào Trung Quốc, đặc biệt là từ Mỹ”

Theo các nhà tư vấn kinh doanh, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã thúc đẩy nhiều công ty thảo luận về các kế hoạch dự phòng cho một cuộc xung đột tiềm ẩn giữa Trung Quốc và Đài Loan, lãnh thổ mà Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền. Trong trường hợp xấu nhất, một số lãnh đạo doanh nghiệp đa quốc gia lo sợ họ có thể phải cắt giảm hoặc đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, như trường hợp của Nga

Christopher K. Johnson, người đứng đầu Công ty tư vấn rủi ro chính trị China Strategies Group, nhận định việc rời khỏi thị trường có quy mô lớn như Trung Quốc có thể khó khăn hơn đối với các công ty đa quốc gia

“Chiến lược cô lập hoạt động tại Trung Quốc với toàn cầu là một con đường nửa vời giữa việc hoàn toàn rời bỏ Trung Quốc và phớt lờ trước những xu hướng đáng lo ngại xung quanh họ”, Johnson nói

Một số công ty cho rằng chiến lược duy trì chuỗi cung ứng song song dù tốn kém nhưng đáng giá. Người phát ngôn của Lixil ghi nhận chi phí đã tăng lên khi công ty tổ chức lại chuỗi cung ứng, nhưng những khoản chi phí một lần đó sẽ giúp Lixil có vị thế tốt hơn nếu tình trạng gián đoạn thương mại toàn cầu xảy ra trong tương lai
 
Last edited:
Tesla và 15 hãng xe điện Trung Quốc ký thỏa thuận 'Cờ Vây Kinh Tế"

Các chỉ dấu cho thấy thời kỳ cạnh tranh giá khốc liệt của thị trường xe điện Trung Quốc sắp kết thúc.

Tesla và 15 nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Trung Quốc đã ký thỏa thuận cam kết cạnh tranh công bằng và tránh tình trạng “giá cả bất thường” trên thị trường xe điện Trung Quốc

Điều này báo hiệu khả năng kết thúc cuộc chiến giá cả “càn quét” thị trường xe điện trong năm nay, theo Bloomberg

Theo đó, các giám đốc điều hành của 16 công ty đã tham gia ký kết thỏa thuận tại Diễn đàn ô tô Trung Quốc ở Thượng Hải vào ngày 6/7. Một vài trong số các công ty cam kết bao gồm BYD, Nio, Xpeng, Geely và Chery Automobile, trong khi Tesla là thương hiệu nước ngoài duy nhất

Từ cuối năm 2022, Tesla đã bắt đầu giảm giá xe điện ở Trung Quốc, khiến các thương hiệu lớn khác cũng tham gia giảm giá mạnh vào đầu năm 2023 khi doanh số bán hàng chậm lại

Nhu cầu xe điện sụt giảm ở Trung Quốc một phần là do tình hình hậu Covid-19, và cũng do người tiêu dùng kỳ vọng giá xe sẽ còn giảm hơn nữa. Kết quả là ngày càng nhiều xe bị tồn kho

Điều này khiến chính phủ Trung Quốc quan ngại, bởi nước này đang thực hiện chiến dịch thúc đẩy sử dụng xe điện ở khu vực nông thôn, cùng với các biện pháp khác nhằm cải tiến ngành công nghiệp ôtô và thúc đẩy tiêu dùng

Trong số các nhà sản xuất xe điện, Tesla của tỷ phú Elon Musk và BYD, thương hiệu xe hơi lớn nhất của Trung Quốc, là 2 tên tuổi đi đầu trong cuộc chiến giá khốc liệt. Hồi tháng 3, một số mẫu xe được sản xuất tại nhà máy Thượng Hải của Tesla đã rẻ hơn 14% so với năm 2022

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm giá đang đi đến hồi kết. Các lô hàng ở nhà máy Thượng Hải của Tesla trong tháng 6 đã tăng giá gần 20% so với năm 2022

Giá xe của các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc như BYD và Li Auto cũng tăng vọt. Giới chức trách ước tính doanh số bán xe năng lượng mới trong tháng 6 vừa qua tăng 30% so với tháng 6 năm 2022

Bà Joanna Chen, nhà phân tích tại Bloomberg, cho biết: “Cuộc chiến giá cả có lẽ sắp kết thúc, vì chúng tôi nhận thấy nhu cầu xe điện khá ổn định trong những tháng gần đây. Các nhà sản xuất ô tô sẽ dựa nhiều hơn vào các mẫu xe mới để nâng cao doanh số”
 
Nhà mạng liên thủ chống đổ vỡ thị trường Internet

Các doanh nghiệp đang tìm cách hạ nhiệt cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Internet băng rộng cố định, bởi nó đang đẩy họ vào nguy cơ cạn kiệt nguồn lực

cap-quang-1287.jpg

Thị trường Internet băng rộng cố định được ví như đại dương đỏ, bởi nó là cuộc so găng quyết liệt của các doanh nghiệp trong cuộc chiến giành khách hàng và thị phần

Internet băng rộng cố định được ví như "võ đài đẫm máu"

Cho đến thời điểm này, Bộ TT&TT cấp 19 giấy phép cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định Internet ADSL/FTTH cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị phần dịch vụ chủ yếu nằm trong tay 3 nhà cung cấp là VNPT, Viettel và FPT. Cho dù khá cởi mở trong việc cấp phép, nhưng nhiều năm qua không có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngoài MobiFone. Dù vậy, sự xuất hiện của MobiFone cũng khá mờ nhạt và thị phần cũng rất nhỏ

Thị trường Internet băng rộng cố định được ví như "đại dương đỏ", bởi nó là cuộc so găng quyết liệt của các doanh nghiệp trong cuộc chiến giành khách hàng và thị phần. Đã có những cáo buộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp liên quan đến việc phá giá, thậm chí bán dưới giá thành. Nếu như trước đây, các nhà mạng đưa ra mức phí lắp đặt ban đầu thì với cuộc chạy đua giành giật khách hàng, họ đồng loạt tuyên bố tặng phí lắp đặt, đồng thời mạnh tay khuyến mại cho khách hàng trả trước 1 năm sử dụng dịch vụ

Trên một số trang mạng xã hội, đã xuất hiện hội nhóm chia sẻ cách để “bùng” cước Internet của các nhà mạng hoặc cách chuyển mạng để được hưởng khuyến mãi cho các thuê bao mới. Một nhà mạng đã than thở rằng, khách hàng sử dụng Internet ADSL/FTTH “thay nhà mạng như thay áo” khiến họ phải bỏ ra chi phí quá lớn

Trong cuộc chạy đua sát ván, những doanh nghiệp như CMC, NetNam đã chuyển hướng tập trung sang cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp kèm một hệ sinh thái chứ không nhắm đến khách hàng cá nhân như VNPT, Viettel và FPT

Chia sẻ với VietNamNet, một lãnh đạo của FPT Telecom cho hay, khi một thuê bao mới đăng ký dịch vụ, nhà cung cấp sẽ phải đầu tư cáp, modem ở mức chi phí khoảng 2 triệu đồng. Để thu hồi vốn đầu tư ban đầu, nhà mạng sẽ phải mất 2 năm. Đó là chưa kể chương trình khuyến mại cho các thuê bao mới. Thế nhưng, sau khi hết khuyến mại, các thuê bao này lại chuyển sang nhà mạng khác, thậm chí “bùng” cước của nhà cung cấp dịch vụ khiến họ thiệt đơn, thiệt kép

“Có nhà mạng đã đưa ra gói cước Internet băng rộng chỉ 100.000 đồng/tháng để kéo khách hàng. Với mức cước này, chỉ có bù chéo từ dịch vụ khác thì nhà mạng mới duy trì nổi”, đại diện FPT Telecom nói

Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ, các doanh nghiệp cạnh tranh quá đà đã khiến thị trường Internet băng rộng cố định lao dốc, không còn lợi nhuận. Nếu tiếp tục thế này thị trường sẽ đổ vỡ

Cũng theo ông Huỳnh Quang Liêm, Internet băng rộng cố định cần chi phí rất lớn để tái đầu tư cho mạng truyền dẫn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải đầu tư thêm nhiều tuyến cáp quang biển. Nhưng nếu các doanh nghiệp cùng lao vào cuộc cạnh tranh sát ván, họ sẽ không còn tiền để tái đầu tư. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả khách hàng và an ninh thông tin của Việt Nam

Giọt nước tràn ly và cơ hội để nhà mạng “làm lại từ đầu”

Một thống kê mới đây, sau khi 5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam bị đứt, cho thấy thuê bao sử dụng Internet băng rộng cố định chiếm tới 80% dung lượng đi quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, khi sự cố cáp quang biển xảy ra trên cả 5 tuyến thì những thuê bao Internet băng rộng cố định bị ảnh hưởng lớn nhất

Cuộc chiến giành giật khách hàng giống như “giọt nước tràn ly” đã buộc các nhà mạng phải tính toán lại cho tương lai của mình. Lần đầu tiên, các nhà mạng đồng loạt áp lại mức phí lắp đặt ban đầu cho các thuê bao mới là 300.000 đồng. Việc áp lại mức phí hòa mạng ban đầu khiến khá nhiều khách hàng bất ngờ. Thế nhưng, khi các nhà mạng cùng áp chung mức giá thì điều này cũng đã được thị trường chấp nhận

Cũng có ý kiến hoài nghi cho rằng đến một lúc nào đó câu chuyện cạnh tranh quá đà lại bùng phát sẽ đẩy nguy cơ thị trường đổ vỡ. Nhưng có vẻ như các nhà mạng giờ đây đã liên thủ tốt hơn để chống đổ vỡ thị trường. Ngày hôm qua (29/8), dưới sự chứng kiến của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), 10 nhà mạng đã tiến thêm một bước nữa khi cùng ký cam kết từ chối cung cấp dịch vụ với những khách hàng “bùng” cước

Theo đó, các doanh nghiệp gồm Viettel, VNPT, MobiFone, FPT Telecom, CMC Telecom, SPT (Saigon Postel Corp), HTC-ITC, Indochina Telecom, Netnam và VTC Digicom đã cam kết từ chối cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đăng ký mới dịch vụ truy nhập Internet cố định nếu họ vi phạm nghĩa vụ thanh toán giá cước với một trong các bên

Các doanh nghiệp cũng thống nhất sẽ chuyển dữ liệu khách hàng vi phạm tới Hệ thống lưu trữ và hỗ trợ truy vấn khách hàng vi phạm đặt tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Mạng và Dịch vụ của Cục Viễn thông. Đây là hệ thống trung gian để lưu trữ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp truy vấn khách hàng vi phạm

Động thái “làm lại từ đầu” của các nhà cung cấp dịch vụ Internet ADSL/FTTH, nếu được thực hiện nghiêm túc, là dấu hiệu tốt cho khách hàng. Vì chỉ khi các doanh nghiệp có được lợi nhuận, họ mới có tiền để tái đầu tư và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng

Việt Nam đang đặt ra mục tiêu đưa Internet cáp quang kết nối 80% hộ gia đình và 100% số xã vào năm 2025. Tuy nhiên, mục tiêu này chỉ có thể trở thành hiện thực khi thị trường cân bằng được lợi ích của cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và người dùng, với mức cước hợp lý và chất lượng đảm bảo
 
Các ngân hàng của Mỹ hợp tác để cạnh tranh với Big Tech

Sự xuất hiện của các công ty fintech và sự tham gia mạnh mẽ của các Big Tech vào lĩnh vực tài chính buộc các ngân hàng lớn của Mỹ phải thay đổi…

02-07-19-banks.jpg

JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo và các ngân hàng khác dự định ra mắt ví điện tử Paze vào năm tới. Ví điện tử này sẽ kết nối trực tiếp với tài khoản thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của 150 triệu khách hàng. Ứng dụng Paze sẽ được vận hành bởi Early Warning Services, tập đoàn ngân hàng sở hữu ứng dụng thanh toán ngang hàng (2P2) Zelle

Các ngân hàng lớn coi quan hệ đối tác với các công ty công nghệ là cách tốt nhất để ngăn chặn tiến bộ của những công ty như Apple, Google và X của Elon Musk nhằm mục đích cung cấp dịch vụ ngân hàng cho hàng triệu người dùng của họ

Tuy nhiên, quan hệ đối tác đó đang chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý, những người lo ngại rằng mối liên kết này có thể tạo điều kiện cho các ngân hàng và hệ thống ngân hàng Mỹ tiếp cận những kẻ xấu

Michele Alt, nhà tư vấn ngân hàng và cựu quan chức hàng đầu của Văn phòng Kiểm soát tiền tệ, cho biết: “Các cơ quan quản lý muốn các ngân hàng biết khách hàng của họ là ai và điều đó trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi làm việc thông qua một công ty fintech”

Việc gấp rút hợp tác là một sự thay đổi lớn so với vài năm trước, khi các ngân hàng lớn nghĩ rằng họ có thể đối đầu với Big Tech và các công ty khởi nghiệp fintech

Ví dụ, vào năm 2017, JPMorgan đã trả 400 triệu USD cho công ty fintech WePay để xây dựng Chase Pay - ví di động của ngân hàng và là đối thủ cạnh tranh với ApplePay và Stripe. Tuy nhiên, chưa đầy bốn năm sau, không thể thuyết phục khách hàng thực hiện thêm bước thanh toán thông qua ứng dụng của mình, ngân hàng đã đóng cửa Chase Pay

HỢP TÁC VỚI CÁC CÔNG TY FINTECH

Gần đây, JPMorgan đã ký các thỏa thuận với Amazon và Apple để giúp hai công ty công nghệ này mở rộng các dịch vụ ngân hàng mà họ có thể cung cấp cho khách hàng của mình. Citi, ngân hàng quốc tế có trụ sở tại New York, cũng có thỏa thuận cung cấp một số nguồn tài chính cho dịch vụ thanh toán trả góp của Amazon

Tại Anh, tập đoàn Ngân hàng Lloyds cho biết họ đang tìm cách hợp tác với các công ty fintech. Trong khi đó, bộ phận ngân hàng của công ty di động Pháp Orange đã đồng ý thỏa thuận với các công ty fintech Younited và Mambu để cung cấp nền tảng cho vay kỹ thuật số và ngân hàng trực tuyến

Một cuộc khảo sát từ nhà theo dõi ngành PYMNTS.com cho thấy 65% ngân hàng và hiệp hội tín dụng đã hình thành ít nhất một quan hệ đối tác với một công ty fintech trong ba năm qua

Jakob Pethick, giám đốc thương mại của công ty fintech YouLend có trụ sở tại London, cho biết: “Rất nhiều ngân hàng muốn hợp tác với chúng tôi. Đối với chúng tôi, đây là xu hướng của các ngân hàng cỡ vừa tại Châu Âu.Tuy nhiên, ngày càng có nhiều ngân hàng lớn quan tâm hơn đến việc thuê ngoài các công ty fintech”

Apple không công bố số liệu thống kê chính thức về việc sử dụng ví điện tử của mình mà chỉ nói rằng 90% nhà bán lẻ ở Mỹ hiện chấp nhận ứng dụng thanh toán này. Theo các nhà nghiên cứu thị trường, Apple Pay chỉ chiếm 6% lượng mua hàng toàn cầu. Nhưng số lượng người dùng Apple Pay đã tăng lên nhanh chóng, từ 60 triệu cách đây 5 năm lên hơn 500 triệu hiện nay

Vào tháng 3, Apple đã công bố một ứng dụng mua trước trả tiền sau - Apple Pay Later. Hãng cho biết họ sẽ tài trợ bằng tiền của chính mình thay vì sử dụng nguồn tài chính ngân hàng

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI RA MẮT ỨNG DỤNG PAZE

Các ngân hàng hy vọng thành công to lớn của họ với Zelle sẽ lặp lại, ứng dụng thanh toán ngang hàng 2P2 lớn nhất kể từ khi ra mắt năm 2017. Các khoản thanh toán qua Zelle đã tăng gần 30% vào năm ngoái, lên 629 tỷ USD

Tuy nhiên, các ngân hàng đã vấp phải những lời chỉ trích rằng họ không làm gì nhiều để hoàn trả cho những khách hàng Zelle là nạn nhân của lừa đảo. Các ngân hàng cho biết họ không chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản tiền nào bị mất khi sử dụng công cụ thanh toán

Các nhà tư vấn cho biết, để khiến Paze thành một ứng dụng hấp dẫn, các ngân hàng sẽ phải cam kết cho phép ứng dụng kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng của khách hàng. Điều đó có thể mang lại lợi thế cho Paze so với Apple Pay

Tháng trước, Early Warning đã thông báo rằng họ đã tuyển dụng Cameron Fowler, giám đốc điều hành hàng đầu của ngân hàng Canada BMO Financial Group. Ông Fowler dự kiến sẽ gia nhập công ty vào tháng 10. Bên cạnh đó, Early Warning đã cung cấp một số chi tiết về chức năng của Paze. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi giành lại những khách hàng đã quen thuộc với giao diện của Apple Pay
 
Mỹ cần 5 năm để ‘bóc tách’ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn

Những lo ngại về việc biện pháp hạn chế xuất khẩu có thể gây gián đoạn đáng kể ngành công nghiệp bán dẫn khiến Washington phải đưa ra lộ trình dài hạn hơn trong kế hoạch cắt đứt Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng bán dẫn

Bộ Thương mại Mỹ đang gia hạn vô thời hạn quyền miễn trừ xuất khẩu đối với các nhà sản xuất chip của Hàn Quốc và Đài Loan có sử dụng công nghệ nước này

Việc miễn trừ ban đầu được cho là sẽ hết hạn vào tháng 10/2023, một năm sau khi Washington triển khai chính sách siết chặt xuất khẩu công nghệ và thiết bị bán dẫn sang nền kinh tế số hai thế giới

Trong số các công ty hưởng lợi có Samsung Electronics, doanh nghiệp đã dành cả năm 2022 để đẩy nhanh quá trình đưa thiết bị tới cơ sở sản xuất chip đặt tại khu vực cách trung tâm Tây An 30 km. Đây là nhà máy sản xuất bộ nhớ flash NAND, cung cấp cho các nhà sản xuất smartphone và máy tính trên khắp Trung Quốc, gồm cả Apple, HP và Dell

https3a2f2fcms image bucket production ap northeast 1 a7d2s3ap northeast 1amazonawscom2fimages2f02f82f22f52f46745280 1 eng gb2fphoto sxm2023102400000605.jpg
Hiện Mỹ đang cung cấp gói trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành bán dẫn trong vòng 5 năm. Động thái nhằm thu hút đầu tư của Hàn Quốc và Đài Loan để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn nội địa

Ngoài Samsung, SK Hynix và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) cũng vận hành các nhà máy bán dẫn tại đại lục. Các công ty đã tìm cách vận động gia hạn quyền miễn trừ xuất khẩu

Đồng lòng với họ là các đối tác Mỹ. Apple có hơn 80% số lượng iPhone lắp ráp tại Trung Quốc, trong khi HP và Dell cũng phụ thuộc nhiều vào hoạt động sản xuất tại đây, vốn sẽ bị ảnh hưởng nếu bị gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn tiên tiến từ những công ty Hàn Quốc và Đài Loan

Mỹ quyết không “đứng sau” Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ chip. Song, nước này đang chuyển sang cách tiếp cận chậm rãi hơn, khi lo ngại việc thoát ly vội vàng có thể làm tổn hại đến lợi ích quốc gia

Tại phiên điều trần của uỷ ban hạ viện vào tháng 9, Bộ trưởng Thương mại Raimondo cho biết “tầm nhìn dài hạn trong 5 hoặc 6 năm tới, chúng ta có thể đạt được phần lớn mục tiêu ban đầu đề ra”

Đối với các doanh nghiệp đang hưởng quyền miễn trừ xuất khẩu, họ cũng kì vọng có thể “thoát Trung” trong trung và dài hạn. Chẳng hạn, Samsung đang thảo luận về việc thu hồi lợi ích tại nhà máy Tây An vào năm 2028. Bước đầu tiên là dừng đầu tư hệ thống tiên tiến, trước khi giảm tỷ lệ sản phẩm Made in China

Song, chiến lược của Mỹ có thành công hay không thì vẫn chưa rõ ràng, khi Trung Quốc đang chi mạnh tay để cải thiện khả năng tự chủ bán dẫn

Vào tháng 8, Huawei Technologies bất ngờ tung ra sản phẩm smartphone trang bị chip 7 nanomet (nm), vốn nằm trong danh sách cấm vận của Washington, đã làm dấy lên nghi ngờ công nghệ Mỹ bằng cách nào đó đã được sử dụng trong quá trình phát triển

Mặc dù công nghệ này bị coi là chậm hơn khoảng 5 năm so với tiến trình 3nm đang được TSMC và Samsung sản xuất hàng loạt, nhưng chúng vẫn cho thấy sự đột phá của công nghệ bán dẫn đại lục

Cố vấn kỹ thuật của một nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc cho biết có nhiều cách để lách các hạn chế của Mỹ, như nhập khẩu thiết bị qua nước thứ ba. Ngoài ra, nhiều kỹ sư Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang chuyển đến quốc gia này, mang theo chuyên môn của họ
 
Samsung và ASML hình thành liên minh bán dẫn

Samsung và ASML thông báo sẽ bắt tay xây dựng nhà máy phát triển công nghệ xử lý chất bán dẫn tại Hàn Quốc trị giá một ngàn tỷ won, tương đương 760 triệu USD

ASML là nhà sản xuất máy in thạch bản cực tím (EUV) duy nhất trên thế giới có thể đáp ứng các yêu cầu đúc chip tiên tiến, chẳng hạn như vi xử lý iPhone mới nhất của Apple do TSMC của Đài Loan sản xuất

Công nghiệp bán dẫn đang là trọng tâm hợp tác của nhiều quốc gia.

Công nghiệp bán dẫn đang là trọng tâm hợp tác của nhiều quốc gia

Hiện Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang có chuyến công du Hà Lan kéo dài 4 ngày nhằm tìm cách xây dựng “liên minh bán dẫn” giữa hai nước. Người đứng đầu chính phủ xứ kim chi đã đến thăm trụ sở của ASML cùng với Vua Willem-Alexander của Hà Lan và tham quan địa điểm sản xuất máy EUV thế hệ tiếp theo

Sự đổi mới công nghệ do ASML dẫn đầu đang trở thành động lực mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên toàn thế giới. Các công ty bán dẫn của Hà Lan như ASML và ASM đang xây dựng các cơ sở mới để sản xuất, R&D và đào tạo nhân tài tại Hàn Quốc”, văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho hay

Trong khi đó, Samsung là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, được sử dụng trong các thiết bị tiêu dùng như điện thoại thông minh và máy tính. Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc dựa vào máy EUV của ASML để sản xuất chip nhanh hơn và hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh

Tuyên bố cũng cho biết ASML sẽ hợp tác với một gã khổng lồ chip Hàn Quốc khác SK Hynix, nhà sản xuất chip DRAM lớn thứ hai thế giới, để giảm mức sử dụng điện năng và chi phí cho EUV thông qua công nghệ tái chế khí hydro

Chính quyền Tổng thống Yoon khẳng định, bán dẫn là “trụ cột hợp tác giữa Hàn Quốc và Hà Lan”. Ông cho biết chuyến thăm Hà Lan nhằm giúp cả hai nước “thiết lập một khuôn khổ thể chế được tổ chức tốt nhằm giải quyết triệt để các chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu”, trong bối cảnh chất bán dẫn nổi lên như tài sản chiến lược và rủi ro địa chính trị xung quanh chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng gia tăng
 
Top