What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China

Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu cắt viện trợ phát triển cho Trung Quốc​

- Một nhóm 12 thượng nghị sĩ Mỹ ngày 5.8 đã viết thư gửi Uỷ ban phân bổ ngân sách của Thượng viện và một tiểu ban của bộ Ngoại giao, yêu cầu cắt tất cả khoản viện trợ phát triển của Mỹ dành cho Trung Quốc từ 2012

9fd3663298413ba36e9115a8e5503041.jpg

Các TNS Mỹ cho rằng, ngày nay Trung Quốc đã có các nguồn lực để chăm sóc cho các vấn đề của họ, nên không cần viện trợ cho nước này nữa​

Lá thư này do hai TNS Jim Webb (trưởng nhóm Dân chủ) và James Inhofe (trưởng nhóm Cộng hoà) trong tiểu ban quan hệ đối ngoại Thượng viện khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đề xuất, với sự ủng hộ của 10 TNS khác. Bức thư nêu rằng Trung Quốc nay đã giàu có rồi, Mỹ không cần phải tốn tiền thuế của dân Mỹ để viện trợ cho Trung Quốc

“Với hơn 3.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối và tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số, Trung Quốc chắc chắn có nguồn lực tài chính để chăm sóc cho người dân của mình mà không cần dựa vào viện trợ của Mỹ", lá thư nêu

Bức thư yêu cầu ủy ban Phân bổ ngân sách “trong năm tài chính tới nên chấm dứt tất cả viện trợ của Mỹ cho Trung Quốc và chỉ đạo đại diện của Mỹ tại các tổ chức quốc tế yêu cầu kết thúc viện trợ đa phương cho Trung Quốc"

Bức thư này được gửi sau khi Mỹ đạt được một thỏa thuận cuối cùng về vấn đề nợ quốc gia 14 nghìn tỉ USD, và Mỹ sẽ cắt giảm chi tiêu để thu hẹp thâm hụt ngân sách liên bang, một phần nguyên nhân là từ Trung Quốc. Trong thư, các thượng nghị sĩ cho rằng Trung Quốc đang sở hữu 1,2 nghìn tỉ USD trái phiếu của Mỹ và đã tài trợ hàng tỉ USD cho nhiều chương trình viện trợ nước ngoài cạnh tranh với Mỹ

Bức thư cho biết kể từ năm 2001 đến nay, Mỹ đã viện trợ trực tiếp hơn 275 triệu USD cho Trung Quốc qua các dự án như mở rộng truy cập internet và cải thiện giao thông công cộng. Trong năm 2009, Mỹ đã viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc hơn 65 triệu USD. "Chúng tôi tiếp tục tin rằng viện trợ nước ngoài là một công cụ quan trọng để thúc đẩy chính sách đối ngoại và các giá trị của chúng ta, nhưng với thực tế tài chính hiện tại, chúng ta cần phải thông minh hơn và có chiến lược nhiều hơn nữa trong phân bổ nguồn lực của chúng ta", các thượng nghị sĩ viết trong thư

Các TNS cũng chỉ ra trong lá thư rằng, dự kiến năm nay chính quyền Obama vẫn tiếp tục viện trợ phát triển hàng triệu USD cho Trung Quốc, trong đó gồm 7 triệu USD cho công tác phòng chống HIV/AIDS “nhiều hơn tổng số tiền Mỹ viện trợ cho Thái Lan, Lào, Myanmar phòng chống đại dịch này. Chưa kể Trung Quốc đến nay đã nhận từ quỹ toàn cầu về phòng chống AIDS, lao và sốt rét đến 940 triệu USD. Kế tiếp là khoản viện trợ 4,7 triệu USD cho việc dạy tiếng Anh ở trường đại học, và cơ quan Thương mại – phát triển của chính phủ Mỹ (TDA) tiếp tục hỗ trợ Trung Quốc nhiều dự án, từ dự án xe điện ngầm ở Quảng Châu đến đào tạo huấn luyệ các viên chức Trung Quốc về luật chống độc quyền

Riêng TNS Jon Tester lên tiếng mạnh mẽ hơn khi đòi Thượng viện cắt ngay việc dùng tiền thuế của người dân Mỹ để hỗ trợ cho Trung Quốc. Ông nói: “Ngày nay Trung Quốc đã có các nguồn lực để chăm sóc cho các vấn đề của họ. Chúng ta không cần hỗ trợ những nguồn lực quý giá của chúng ta cho Trung Quốc, khi chúng ta đang có những nhu cầu về chăm sóc y tế và giáo dục ngay tại nước Mỹ. Thật không thông minh khi sử dụng tiền thuế của dân và tôi sẽ không ủng hộ việc đó (hỗ trợ phát triển cho Trung Quốc)”

Trước đó, trong năm nay cả Anh và Úc đã công bố không còn cung cấp viện trợ trực tiếp cho Trung Quốc

Tuy vậy, cơ quan Phát triển quốc tế của chính phủ Mỹ (USAID) cùng ngày đã bảo vệ cho các chương trình họ tài trợ tại Trung Quốc. Cơ quan này cho rằng "Nỗ lực của USAID ở Trung Quốc là đúng mục tiêu, khả năng mở rộng với các nguồn tài nguyên Trung Quốc, và trực tiếp giải quyết các lợi ích chiến lược của Mỹ"
 
Trung Quốc nguy cơ mất quyền khai thác mỏ khí lớn nhất thế giới​

- Chậm trễ đầu tư, Trung Quốc đang bị Iran cảnh báo thu hồi quyền khai mỏ khí đốt South Pars

Hôm 13/8, ông Ahmad Qalebani - người đứng đầu Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) cho hay Iran đã tái khẳng định rằng nước này sẽ hủy bỏ hợp đồng phát triển giai đoạn 11 của mỏ khí đốt khổng lồ South Pars với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trừ khi CNPC tăng đầu tư vào dự án này theo như những gì đã cam kết

Trước đó, hồi tháng 6, NIOC cũng đã từng cảnh báo sẽ thay thế CNPC bằng một nhà thầu trong nước đủ mạnh nếu dự án vẫn không tiến triển. Lúc đó, Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran đề xuất công ty kỹ thuật Khatam Al-Anbia của Iran nên đảm nhận vị trí của các nhà thầu nước ngoài trong các hoạt động thuộc lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế Iran

Năm 2009, do sự trì hoãn nhiều lần của Tập đoàn năng lượng TOTAL (Pháp), CNPC đã nhảy vào và thế chân TOTAL ký hợp đồng trị giá 4,7 tỷ USD với NIOC để sản xuất 2 tỷ m3 khí đốt tự nhiên/ngày và 70 nghìn thùng khí condensate ở mỏ khí đốt South Pars trong chu kỳ 11

Tuy nhiên, từ đó đến nay, CNPC vẫn chưa triển khai các hoạt động phát triển dự án do gặp khó khăn về tài chính

South Pars là mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm khoảng một nửa trữ lượng khí đốt tự nhiên của Iran với trữ lượng ước tính 28 nghìn tỷ m3 khí. Mỏ thuộc sở hữu chung của Iran và Qatar. Phần của Iran được chia làm 24 giai đoạn khai thác

Từ năm 2009-2010, sản lượng khai thác ở South Pars đã tăng gần 30% và dự kiến nguồn lợi thu được từ mỏ khí khổng lồ này sẽ lên tới 130 tỷ USD hàng năm một khi các giai đoạn phát triển mỏ được hoàn thành

Iran là nước có trữ lượng khí đốt lớn thứ 2 thế giới sau Nga nhưng các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran đã buộc các công ty dầu khí phương Tây phải rút
 
Doanh nghiệp Mỹ lục tục “hồi hương”​

Từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản xuất từ Trung Quốc

Khi quyết định mở rộng hoạt động của nhà máy sản xuất thiết bị làm tóc chuyên nghiệp của mình, Farouk Shami đã đưa ra một lựa chọn ít ai ngờ tới. Thay vì thuê thêm công nhân cho các nhà máy hiện có ở châu Á, ông Shami lại mở nhà máy mới ở Texas, Mỹ

“Sản phẩm làm ra từ một nhà máy ở Mỹ luôn mang một hình ảnh tốt và tôi tin là điều này sẽ giúp chúng tôi phát triển”, ông Shami - chủ tịch kiêm cổ đông chính của công ty Farouk Systems có trụ sở ở Houston - nói với phóng viên của tờ Financial Times

Hiện nay, tức là 4 năm sau quyết định thu hẹp hợp đồng với các cơ sở gia công ở châu Á, chủ yếu là ở Trung Quốc và Hàn Quốc, và tăng cường hoạt động sản xuất ở Mỹ, ngày càng có nhiều sản phẩm của Farouk được dán nhãn “made in America”. Nhà máy tại Texas của công ty Farouk đã được bổ sung thêm 400 việc làm, hiện có 2.000 công nhân

Năm nay, 80% hoạt động sản xuất của Farouk Systems diễn ra tại Mỹ, so với mức chỉ 40% hồi năm 2007. Từ khi mở rộng sản xuất tại Mỹ, doanh số của công ty tăng 20%

“Ở Mỹ, chúng tôi có thể cạnh tranh cả về chất lượng lẫn công nghệ. Chi phí cũng không phải là một vấn đề như mọi người thường nghĩ”, ông Shami nói. Một số sản phẩm của công ty ông thậm chí còn do các nhà khoa học từng làm việc cho cơ quan vũ trụ NASA thiết kế

Theo ông Shami, chi phí sản xuất ở Mỹ thực tế chỉ cao hơn ở Trung Quốc chút đỉnh, vì các công nhân ở Mỹ làm việc hiệu quả hơn. “Tôi chỉ cần thuê 15 công nhân ở Mỹ để làm một công việc đòi hỏi 70 công nhân ở Trung Quốc hoàn thành”, ông Shami cho biết

Theo ông Hal Sirkin, một chuyên gia về lĩnh vực sản xuất công nghiệp thuộc hãng tư vấn Boston Consulting Group, câu chuyện của Farouk Systems có thể là tín hiệu cho một xu hướng dịch chuyển quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp Mỹ

Ông Sirkin cho rằng, từ nay đến năm 2020, nước Mỹ có thể tạo được thêm 3 triệu việc làm nhờ việc các công ty nước này “hồi hương” hoạt động sản xuất từ Trung Quốc. Khoảng 1/4 số việc làm này sẽ phát sinh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, phần còn lại sẽ được tạo ra từ hoạt động xây dựng hoặc dịch vụ như là kết quả của hoạt động sản xuất công nghiệp được mở rộng

Giáo sư Robert Mittelstaedt thuộc Đại học Arizona cho rằng, những dự báo này hoàn toàn là hợp lý. “Khi nền kinh tế Trung Quốc trở nên chín muồi, chi phí cũng tăng lên và mức độ hấp dẫn của việc mở nhà máy ở đó để xuất hàng sang Mỹ sẽ giảm dần đi”, ông Mittelstaedt nói

Trong một thập kỷ trở lại đây, nước Mỹ đã mất khoảng 5,7 triệu việc làm trong các nhà máy, cùng với đó là vị trí lâu năm của quốc gia này với tư cách nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Theo hãng tư vấn IHS Global Insight, năm ngoái, Trung Quốc đã giành ngôi vị nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới từ tay nước Mỹ, kết thúc một thế kỷ nền kinh tế lớn nhất thế giới nắm giữ vị trí này

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ “kiên cường” bám trụ ở mức trên 9%, xu hướng dịch chuyển sản xuất về nước của các công ty Mỹ có thể chính là một cú hích mà nền kinh tế này đang rất cần tới

Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang ra sức thúc đẩy kế hoạch tạo việc làm trị giá 450 tỷ USD của ông, bản kế hoạch đang vấp phải sự tranh cãi gay gắt trong Quốc hội

Theo IHS Global, hoạt động sản xuất công nghiệp gia tăng nhờ xu hướng các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước, cộng thêm các công việc khác phát sinh trong nền kinh tế, có thể giúp nước Mỹ giảm tỷ lệ thất nghiệp 1,5-2 điểm phần trăm từ mức 9,1% hiện nay trong thời gian đến năm 2020

Vào năm 2000, Trung Quốc mới chiếm 7% sản lượng công nghiệp toàn cầu, nhưng đến năm ngoái, tỷ lệ này đã tăng lên 19,7%. Trong cùng khoảng thời gian, tỷ trọng của Mỹ trong sản lượng công nghiệp của nước Mỹ đã giảm từ 27% xuống 19%

Theo báo cáo mà Boston Consutling vừa công bố, phần lớn số việc làm mới nói trên có khả năng sẽ đến từ sự mở rộng hoạt động của các công ty Mỹ trong 7 ngành công nghiệp chủ chốt, nơi mà chi phí gia tăng ở Trung Quốc cộng với sức cạnh tranh lớn hơn của thị trường Mỹ khiến các công ty nhận thấy rằng, tăng cường sản xuất ở Bắc Mỹ thay vì ở Trung Quốc là bước đi hợp lý hơn về mặt kinh tế

Những ngành này bao gồm thiết bị điện gia dụng, nội thất, sản phẩm điện tử, kim loại cơ bản, máy móc công nghiệp và hàng nhựa. Đây đều là những ngành có thị trường chủ chốt là Mỹ, nhưng sản phẩm được sản xuất thuê ngoài ở Trung Quốc và các quốc gia chi phí thấp khác

Theo Boston Consulting, 7 ngành này có tổng kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc đạt 364 tỷ USD trong năm ngoái, chiếm 63% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc nói chung. Boston Consulting dự báo, sẽ có 600.000-800.000 việc làm ở Mỹ sẽ được tạo mới trong 7 ngành này trong thời gian từ nay đến năm 2020 nhờ các công ty Mỹ chuyển sản xuất về nước

Ông Dan Shimek là CEO của hãng Outdoor Greatroom, một công ty sản xuất lò sưởi và bàn ghế ngoài trời có trụ sở ở bang Minnesota. Ông cho biết, vì nhiều lý do, bao gồm cơ hội lớn hơn cho việc điều chỉnh các thiết kế, công tác hậu cần đơn giản hơn… khiến ông tăng tỷ trọng sản lượng tại Mỹ lên 50% từ mức 20% của 4 năm trước

Tuy nhiên, ông Shimek cho rằng, sẽ là không khôn ngoan nếu cho rằng xu hướng này sẽ đi quá xa. “Có những loại hàng hóa nhất định, chẳng hạn các loại hàng dệt, đan móc dùng cho bàn ghế ngoài trời, không còn được sản xuất tại Mỹ nữa và chúng tôi buộc phải thuê ngoài ở Trung Quốc”, ông Shimek cho biết
 
Trung Quốc vận động hành lang tại Quốc hội Mỹ​

- Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động vận động hành lang tại Washington, để ngăn chặn đạo luật trừng phạt hệ thống tiền tệ Trung Quốc được Hạ viện nước này thông qua. Đây được xem nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm đặt chân vào nền chính trị nước Mỹ

c0e984dd7bcc31c34c010f8f40c68149.jpg

Trung Quốc đang tìm cách từng bước can thiệp nền chính trị nước Mỹ​


“Đội liên lạc Quốc hội” của Trung Quốc gồm 12 thành viên đã có cuộc họp với các trợ lý bên trong Đại sứ quán nước này, để chỉ đạo thực hiện cuộc điện thoại với văn phòng Quốc hội Mỹ và nói chuyện với Nhà Trắng, theo quan chức Trung Quốc và Mỹ

Một quan chức Trung Quốc giấu tên nói nhân viên Đại sứ quán đã tổ chức một cuộc họp ở Capitol Hill với các trợ lý chủ chốt và không cung cấp thêm thông tin. Ông cho biết: "Chúng tôi đã giải thích cho họ vị trí của chúng tôi và hy vọng họ có thể thuyết phục phần lớn các Thượng nghị sĩ và các đại diện để thực hiện những bước đi hợp lý, bằng cách không chính trị hóa vấn đề đồng NDT”

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Orrin Hatch, người bỏ phiếu chống dự luật trừng phạt Trung Quốc, nhận định: lắng nghe Trung Quốc là điều quan trọng và ông cho rằng kế hoạch vận động hành lang lần này của Trung Quốc chắc chắn sẽ được Mỹ xem xét và cân nhắc

Các quan chức Trung Quốc trước đó đã cứng rắn đưa ra lời cảnh báo Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng về một cuộc chiến tranh thương mại nếu như nước này thông qua dự luât trừng phạt tiền tệ Trung Quốc

Đại sứ quán Trung Quốc cũng đã chi tiền cho một công ty luật uy tín ở Washington số tiền 35.000 USD/tháng để thay mặt Trung Quốc vận động hành lang Quốc hội Mỹ, cũng như giúp cho nước này am hiểu sâu rộng hơn về chính trị nước Mỹ

Nỗ lực này phản ánh trình độ vận động hành lang tinh vi của Trung Quốc tại Washington đang dần được cải thiện trong những năm gần đây. Chỉ cách đây một thập niên, Trung Quốc thường xuyên không quan tâm đến Quốc hội Mỹ. Một số cán bộ của Trung Quốc còn tin rằng Thượng viện và Hạ viện Mỹ chỉ đơn thuần là “cái loa” của ngành hành pháp
 
Blog thành nền tảng mới để 'quan' phục vụ dân​

Khi dịch vụ blog bùng nổ ở Trung Quốc và trở thành con đường chủ yếu, phổ biến để người dân nói lên quan điểm của mình, thì các ban ngành và quan chức chính phủ đã được khuyến khích sử dụng công cụ này để kết nối tốt hơn với công chúng

Trung Quốc có dân số trực tuyến lớn nhất thế giới, đạt 500 triệu người. Dịch vụ blog ngắn phổ biến nhất ở nước này, Sina Weibo, giờ đây có hơn 200 triệu người dùng đăng ký

Chine.jpg

Trung Quốc có dân số trực tuyến lớn nhất thế giới và blog trở thành công cụ hữu hiệu chuyển tải thông tin giữa quan chức chính phủ với người dân​

Các ban ngành và quan chức chính phủ Trung Quốc đã mở hơn 40.000 tài khoản blog ngắn để cung cấp các thông tin được phép một cách nhanh chóng và kịp thời nhận phản hồi từ người dân

Trong số này có blog chính thức của Trung tâm Y tế khẩn cấp Bắc Kinh, mở hồi tháng 2 và lập tức đưa ra phản ứng nhanh chóng trước lo lắng của người dân về nguy cơ phát tán phóng xạ sau thảm họa động đất 11/3 ở Nhật Bản. Sau khi động đất và sóng thần hủy diệt xảy ra ở Nhật dẫn tới rò rỉ phóng xạ, blog của trung tâm này đã cung cấp các thông tin giúp người dân tự bảo vệ mình trước bức xạ hạt nhân

Kết quả là, số người theo dõi blog này lên tới 60.000 trong vòng vài ngày. "Bên cạnh chức năng như một cửa sổ để người dân có thể cập nhật các dịch vụ mới nhất của trung tâm, thì blog ngắn còn là kênh thông tin trực tuyến có hiệu quả giữa các chuyên gia y tế và người bệnh", Trương Quế Hạ, một nhân viên trung tâm nói

Với rất nhiều người sử dụng Internet, các blog ngắn của chính quyền mang lại một mô hình thông tin thoải mái để giao tiếp giữa quan chức và người dân. Hai năm trước, mỗi blog chính phủ dường như luôn sẵn sàng khẩu hiệu" "Nếu bạn có bất kỳ bình luận hay tư vấn nào, xin vui lòng gửi tới. Chúng tôi hoan nghênh quan điểm của bạn, những quan điểm sẽ giúp chúng tôi cải thiện dịch vụ"

Ngày nay, các blog ngắn của ban ngành chính phủ được cải tổ để trở nên thân thiện hơn, sáng tạo hơn

Trong tháng 6, một số ghi chép bình luận ở blog chính thức của bộ phận quan hệ công chúng trực thuộc thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã ghi nhận lượng truy cập lớn kiểu như: "Nếu tôi gặp bạn ở Thành Đô, tôi sẽ đưa bạn tới núi Thanh Thành để cảm nhận tinh hoa Đạo giáo"; "Nếu tôi gặp bạn ở Thành Đô, tôi sẽ đưa bạn tới những thung lũng lịch sử"

Blog ngắn chính thức của Thành Đô gần đây thu hút hơn 1,5 triệu người theo dõi, xếp hạng đầu trong số các "blog ngắn chính phủ" trên Sina Weibo nhờ vào phong cách ngôn ngữ bình dị

Cao Quốc Duy, giám đốc điều hành cổng internet Sina của Trung Quốc cho biết, các tài khoản blog chính phủ trên Weibo giờ đây bao trùm nhiều ban ngành từ công an tới du lịch, bảo vệ môi trường, giao thông, y tế và trở thành nền tảng để chính quyền cung cấp các thông tin và cung cấp các dịch vụ công. Cao nhấn mạnh, sự phổ biến của các blog ngắn đã làm cho nó phát triển thành một nền tảng thúc đẩy phúc lợi công cộng, chia sẻ kiến thức, phát triển kinh tế khu vực và nâng cao sự giám sát công luận

Trong một hội thảo mới đây, Vương Trần - phụ trách Văn phòng Thông tin Internet quốc gia Trung Quốc đã thúc giục các ban ngành và quan chức chính phủ sử dụng blog thường xuyên hơn trong việc cung cấp thông tin kịp thời và đẩy mạnh kênh trao đổi với người dân
 
Doanh nghiệp Nga, Trung Quốc hối lộ nhiều nhất​

- Trong giới doanh nghiệp nhiều nước, các công ty Nga có tần suất sử dụng chiêu hối lộ cao nhất, theo sau là các hãng Trung Quốc, theo kết quả khảo sát công bố ngày 2-11

131030_450.jpg

Hối lộ được đưa nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng​

Theo chỉ số đưa hối lộ của tổ chức phi chính phủ Transparency International (Minh bạch Quốc tế), Nga và Trung Quốc đứng cuối danh sách 28 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nói cách khác, doanh nghiệp ở hai nước này có khả năng cao nhất về đưa hối lộ nhằm giành hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Doanh nghiệp Hà Lan và Thụy Sĩ đều đạt 8,8 điểm trên thang điểm 10, đồng nghĩa ít dùng chiêu hối lộ nhất. Theo sát là Bỉ với 8,7 điểm, Đức và Nhật Bản với cùng 8,6 điểm

Transparency International đưa ra chỉ số dựa trên tính toán từ câu trả lời của 3.000 giám đốc điều hành doanh nghiệp ở 28 nền kinh tế. Điểm 0 được tính cho câu trả lời “luôn luôn” (sử dụng biện pháp hối lộ), điểm 10 cho câu trả lời “không bao giờ”

Khảo sát chỉ ra rằng, nạn đưa hối lộ ở nước nào cũng có; nhiều doanh nghiệp sẵn sàng bí mật chi tiền để thắng thầu, lách luật, đẩy nhanh việc hoàn thành thủ tục, tác động chính sách… Hối lộ được đưa nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng và công trình công cộng; ít nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất của ngành công nghiệp nhẹ

“Cơ chế chống tham nhũng nhằm vào doanh nghiệp thực sự không phát huy hiệu quả, nên tình trạng chẳng mấy thay đổi 3 năm qua. Tập quán và hành vi của nhiều doanh nghiệp Nga cả trong và ngoài nước không thay đổi”, bà Yelena Panfilova, Giám đốc Transparency International ở Nga, phát biểu trong cuộc họp báo ở Mátxcơva hôm qua

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev từng coi chống tham nhũng là chính sách trọng điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008. Nhưng năm 2010, ông Medvedev thừa nhận cuộc chiến chống tham nhũng chưa hiệu quả. Bà Panfilova nói, pháp luật chống tham nhũng là bước đi đúng hướng, nhưng nỗ lực thực thi còn ít

Nhóm G-20 (các nền kinh tế hàng đầu) năm ngoái triển khai kế hoạch chống tham nhũng. Transparency International cho biết, G-20 dự kiến thông qua báo cáo tiến độ cùng nhiều biện pháp phòng chống tham nhũng tích cực hơn, khi nhóm họp tại Pháp ngày 3-11
 
Các nhà máy ở Trung Quốc đang dịch chuyển sang Việt Nam​

Chi phí tăng cao tạo áp lực cho các công ty có nhà máy sản xuất đặt tại Trung Quốc, tạo cơ hội cho thị trường công nghiệp Việt Nam

Tại “Hội thảo triển vọng ngành công nghiệp Việt Nam” được tổ chức bởi Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam chiều 10/11, ông Greg Ohan Trưởng Bộ Phận Công Nghiệp & Kho Vận của CBRE đã đưa ra nhận định

“Việt Nam đang có những tín hiệu mới đầy lạc quan, điều này có nguyên nhân xuất phát từ giá chi phí đang tăng cao tại Trung Quốc, cũng như những bất ổn tại Thái Lan và Nhật Bản”

527kcn101120110ebd0.jpg

Cơ hội "vàng" cho thị trường công nghiệp Việt Nam​

Tại Trung Quốc, đời sống của người dân thường tăng gấp đôi sau mỗi thập kỹ bởi chính phủ nước này quan tâm đến việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Chính điều đó tác động đến giá nhân công tại đây

“Lương cơ bản làm cho ngành công nghiệp của Trung Quốc bị cạnh tranh cùng với áp lực của đồng nhân dân tệ và nhiều chi phí khác cũng tăng khiến cho các nhà sản xuất đang đặt nhà máy tại Trung Quốc buộc phải chuẩn bị phương án di chuyển sang những vùng có nhiều thuận lợi hơn về chi phí nhân công, giá đất, cơ sở hạ tầng vào giao thông… Tất cả những điều này họ đều tìm thấy ở Việt Nam” – ông Greg Ohan khẳng định

Điển hình như hãng điện tử máy tính VINTEX đang nghĩ đến việc chuyển hướng sang Việt Nam với dự án đầu tư tới 150 triệu USD. Hãng điện tử FOXCONN cũng có ý định tương tự

Đáng chú ý, thương hiệu máy ảnh OLYMPUS hiện đang có 2 nhà máy ở Trung Quốc đang muốn gộp lại thành 1 nhà máy và đặt tại Việt Nam với dự án đầu tư trị giá 88 triệu USD

Không chỉ có Trung Quốc, một số thị trường khác cũng có nhiều biến động đã tạo cơ hội cho thị trường công nghiệp Việt Nam. Nhật Bản được xếp hạng là nhà đầu tư lớn thứ tư vào Việt Nam

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2011, đã có tới 86 dự án trị giá khoảng 30 triệu USD được Nhật đầu tư vào Việt Nam. “Thiên tai ở Nhật đã khiến các nhà sản xuất ngay chính đất nước mặt trời mọc hướng đến khu vực Việt Nam bởi yếu tố an toàn.” – Greg Ohan tiếp tục nhận định

Bên cạnh đó, những thiệt hại nặng nề từ trận lũ lịch sử đang diễn ra tại Thái Lan đã khiến các nhà đầu tư không thể dậm chân tại chỗ. Tính đến thời điểm này, tại Thái Lan đã có 7 KCN ở 3 tỉnh bị đóng cửa

Trong đó có nhiều thương hiệu lớn như: Canon, Toshiba, Levono, Apple, Toyota… Các doanh nghiệp này phải mất nhiều tháng nữa mới có thể khôi phục lại để tiếp tục sản xuất. Nhưng ngay trong thời gian này, việc sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn do bị thiếu các linh kiện được sản xuất tại Thái Lan

Kết quả là những nền kinh tế Đông Nam Á như Việt Nam là nơi mà các công ty này nhắm đến. “Trong đó, Việt Nam cũng đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà sản xuất ô tô và xe gắn máy, với các công ty lớn như Yamaha, Piaggo và Honda cũng đang mở rộng.” – đại diện CBRE nói

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có 276 khu công nghiệp (KCN). Trong đó, 177 KCN đã đi vào hoạt động và dự kiến đến năm 2020 cả nước sẽ có 547 KCN

Nhiều nhà đầu tư nhận định, Việt Nam đang trong quá trình đột phá ngành công nghiệp với nhiều chính sách mở cửa, thu hút đầu tư bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng và giao thông ngày càng tích cực

Không những vậy, nguồn lực nhân công dồi dào, chi phí hợp lý cộng với các chính sách chính trị ổn định giúp cho Việt Nam cũng là những yếu tố không thể thiếu

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam đang còn tồn tại không ít thách thức như: thiếu hụt các ngành công nghiệp hỗ trợ, các chính sách cần rõ ràng và nhất quán hơn và quan trọng là một chiến lược tổng thể ở tầm quốc gia để xây dựng các ngành công nghiệp này
 
Trung Quốc lần đầu tiên bán đấu giá đảo​

- Một hòn đảo ở ngoài khơi tỉnh Chiết Giang đã được bán với giá 20 triệu nhân dân tệ (3,15 triệu USD) trong phiên đấu giá ngày 11/11. Đây là hòn đảo đầu tiên được đem bán đấu giá tại Trung Quốc

tn1_ab67d.jpg

Bà Yang Weihua, tổng giám đốc Ningbo Gaobao, tham gia cuộc đấu giá​

Công ty đầu tư Ningbo Gaobao, chuyên về phát triển du lịch và bất động sản, đã giành chiến thắng trong cuộc đấu giá kéo dài 3 vòng để sở hữu quyền sử dụng đảo Dayangyu, ngoài khơi thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc trong 50 năm và xây dựng một khu nghỉ dưỡng sang trọng

“Tôi nghĩ 20 triệu nhân dân tệ là một cái giá hợp lý”, bà Yang Weihua, tổng giám đốc Ningbo Gaobao nói. “Đảo Dayangyu giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là thực vật và hải sản và dó là một địa điểm lý tưởng để đi du thuyền trên biển”

Bà Yang cho hay công ty bà sẽ đầu tư khoảng 500 triệu nhân dân tệ vào dự án, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết

Đảo Dayangyu, rộng 258.000m2, từng là một vườn cây ăn quả rộng lớn và điạ điểm săn bắn

Dayangyu là nhóm đầu tiên trong số 176 đảo không có người ở mà Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đem bán đấu giá cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước

“Đảo chỉ nằm cách đất liền 300m, điều đó có nghĩa là đảo này thích hợp với việc phát triển nếu tính tới chi phí cơ sở hạ tầng như nước sạch, điện, đường xá”, Jin Tengyong, một quan chức biển và nghề cá tại huyện Tượng Sơn, Ninh Ba, nói

tn2_3314a.jpg

Bà Yang trong vòng vây của báo giới​

Giới chức thực hiện vụ đấu giá chỉ mời những công ty có số vốn đăng lý trên 50 triệu nhân dân tệ tham gia. Những công ty nổi tiếng đã thua cuộc gồm Tập đoàn du lịch Tượng Sơn và Công ty phát triển phim Tượng Sơn

Vì đây là cuộc đấu giá đầu tiên về một hòn đảo tại Trung Quốc, sự kiện đã gây căng thẳng cho các quan chức và chuyên gia tại Nhà đấu giá Huacheng, nôi tổ chức cuộc đấu giá

“Đó là phiên đấu giá đầu tiên như vậy. Các nhà chức trách lo lắng rằng phiên đấu giá có thể diễn ra không chuyên nghiệp… Nhưng cuối cùng, cuộc đấu giá đã diễn ra thành công”, Li Lianmei, một người tham gia đấu giá, nói

Theo một luật mới của Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 3/2010, các cá nhân và công ty chỉ có thể sở hữu một hòn đảo tối đa 50 năm sau khi nhận được sự ủng hộ từ các chính quyền và các nhà sinh thái học địa phương

Tuy nhiên, không phải có được giấy phép đó là nhà đầu tư tự do được làm bất kỳ điều gì họ muốn

“Tôi đã nhận được điện thoại từ một người quan tâm hỏi về chuyện biến hòn đảo thành một khu công nghiệp. Tôi đã từ chối”, ông Jin Tengyong nói

Tỉnh Chiết Giang có khoảng 2.900 hòn đảo, mỗi đảo rộng từ 500-1.00m2. Hơn 90% đảo không có người ở

Mặc dù Cục Hải dương quốc gia cho phép các nhà đầu tư sở hữu đảo nhưng cho tới nay rất ít chính phủ địa phương có thể thực hiện thành công các giao dịch

“Chúng tôi đã rao bán 10 đảo kể từ tháng 4 nhưng chẳng có ai thuê”, Ni Dingkang, một quan chức biển và nghề cá tại Chu San, thành phố cấp quận duy nhất tại Trung Quốc được tạo nên hoàn toàn bằng các hòn đảo

“Lý do chính là do giá thuê cao và điều kiện nghèo nàn tại các đảo này”, quan chức trên giải thích
 
Vỡ nợ ở Ôn Châu​

c9961_67.jpg

Nhà máy Aomi ở Ôn Châu đã đóng cửa sau khi ông chủ Tôn bỏ trốn​

- Tháng trước, ba trăm công nhân Nhà máy Chế tạo van thủy lực Aomi Fluid Equipment ở Ôn Châu (Wenzhou) tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) mừng rơn khi được đi du lịch hai ngày ở một khu nghỉ dưỡng trên núi. Công ty không những tài trợ toàn bộ chi phí mà còn buộc mọi người phải tham gia, ai không đi sẽ bị phạt số tiền tương đương 30 đô la Mỹ

Thế nhưng, từ nơi nghỉ dưỡng trở về, công nhân tá hỏa khi thấy nhà máy đã được tháo gỡ hết máy móc, còn ông chủ - ông Sun Fucai, thường được gọi là ông chủ Tôn - đã biến mất. Sau này mọi người mới biết, ông chủ Tôn mắc nợ những kẻ cho vay nặng lãi hàng triệu đô la Mỹ không có khả năng thanh toán nên phải bỏ trốn

Do khó vay vốn ngân hàng, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trung Quốc phải dựa vào những nguồn tín dụng “đen” và từ đó đi tới kết cục giống như ông chủ Tôn

Vỡ nợ dây chuyền

Ôn Châu - thành phố ven biển ở phía Nam và cách Thượng Hải một giờ bay - từng được coi là cái nôi của tinh thần doanh nghiệp Trung Quốc nhờ sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhân trong các thập niên qua

Người dân Ôn Châu - được coi là những người Do Thái ở phương Đông - đã “xé rào” làm ăn theo thị trường nhiều năm trước khi Trung Quốc mở cửa kinh tế và đã biến thành phố 9 triệu dân này thành một trung tâm công nghiệp lắp ráp, hàng dệt may, giày dép và văn phòng phẩm. Nhiều người Trung Quốc còn nói tới “mô hình Ôn Châu” như một kiểu làm ăn kinh tế tiên phong được cả nước Trung Quốc đi theo

Tuy nhiên, cũng như ở những nơi khác trên đất Trung Quốc, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Ôn Châu rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và Ôn Châu chính là nơi “tín dụng đen” khởi phát và bùng nổ

Với lãi suất có khi lên tới 5%/tháng, hay 70%/năm, mạng lưới các tổ chức cho vay này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước và phát triển rất nhanh, nhất là từ khi Chính phủ Trung Quốc siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát. Theo tính toán của Ngân hàng Đầu tư UBS, dư nợ cho vay của mạng lưới tín dụng đen có thể lên tới 630 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, tương đương 10% tổng sản lượng (GDP) của Trung Quốc. Còn ở Ôn Châu có đến 90% số hộ gia đình kinh doanh tín dụng đen ở mức độ nào đó, theo điều tra của báo New York Times

Khi kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân 11%/năm như những năm trước, doanh nghiệp còn làm ra lợi nhuận để trả lãi vay. Nhưng gần đây tình hình xấu đi, lạm phát cao, giá nguyên liệu tăng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và châu Âu cộng với sự khan hiếm tín dụng, hàng loạt doanh nghiệp ở Ôn Châu rơi vào tình trạng bi đát

Theo một cuộc khảo sát gần đây của chính quyền thành phố, 20% trong số 360.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố đã ngừng hoạt động vì thiếu vốn. Còn theo Tân Hoa xã, ở Ôn Châu từ tháng 4 đến tháng 10 năm nay đã có khoảng 90 chủ doanh nghiệp biến mất, ba người nhảy lầu tự tử trong đó có một người được cứu sống, cơ quan chức năng đã bắt giữ 7 người sử dụng vũ lực để đòi nợ

Bây giờ tình trạng vỡ nợ không chỉ làm suy giảm lòng tin của giới kinh doanh ở Ôn Châu mà còn có thể lan ra các địa phương khác. Chính vì thế, giữa tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã dẫn đầu một đoàn quan chức cao cấp, có cả thống đốc ngân hàng trung ương, tới Ôn Châu tìm cách thúc đẩy tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ đồng thời tìm cách triệt hạ mạng lưới tín dụng đen và cung cách cho vay cắt cổ của chúng

Nhận diện “tín dụng đen”

Tuy nhiên, theo giới phân tích, tín dụng đen rất khó triệt hạ một phần vì chính sách siết chặt tín dụng của Chính phủ Trung Quốc khiến doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động. Mức tăng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã giảm liên tục từ 32,5% trong năm 2009 xuống 13,3% năm ngoái và chỉ 7,3% trong chín tháng đầu năm nay

Tại hội chợ quốc tế thường niên Canton Fair đang diễn ra ở Quảng Châu, nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Trung Quốc bộc lộ thẳng thắn với báo chí rằng, do không thể vay vốn ngân hàng nên họ buộc phải thu hẹp sản xuất, giãn tiến độ giao hàng hoặc yêu cầu khách hàng phải tăng tiền tạm ứng khi ký hợp đồng mới. Nếu những biện pháp này không hiệu quả, họ đành phải “vay nóng” trên thị trường tín dụng đen

Một yếu tố khác khiến tín dụng đen phát triển là lãi suất tiền gửi ngân hàng quá thấp khiến những người có tiền nhàn rỗi phải tìm cách đầu tư vào những hoạt động nào có khả năng sinh lợi lớn như địa ốc hoặc cho vay lấy lãi. Lãi suất tiền gửi hiện thời ở Trung Quốc chỉ vào khoảng 3,5%/năm; so với mức lạm phát 6% thì càng gửi tiền kỳ hạn càng dài, đồng tiền càng mất giá

Kinh doanh khó khăn cũng khiến một số doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng đen với tư cách người cho vay để tìm lợi nhuận. Ông chủ Tôn của Công ty Aomi không chỉ vay tiền của những tay cá mập mà còn đem tiền của công ty cho các doanh nghiệp khác vay với lãi suất trên trời, cao hơn nhiều so với lợi nhuận từ sản xuất của công ty. Cứ như thế, một doanh nghiệp phá sản không trả được nợ dẫn tới cái chết của nhiều doanh nghiệp và cá nhân khác

Bản thân các ngân hàng, để tránh né các quy định siết chặt tín dụng của chính phủ, cũng ngấm ngầm cho vay nặng lãi ngụy trang dưới hình thức đầu tư, theo đó ngân hàng “đầu tư” tiền cho doanh nghiệp nhưng không hưởng lợi từ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp nhận đầu tư phải thanh toán tiền gốc và lãi, có điều với lãi suất cao hơn nhiều lần so với lãi suất tín dụng thông thường. Theo Dragonomics, một tổ chức tư vấn có trụ sở ở Bắc Kinh, hình thức tín dụng đen núp bóng đầu tư này chiếm tới 40% tổng giá trị các món vay mới trong nửa đầu năm nay

Giải pháp của Trung Quốc

Khu vực doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc rất rộng lớn, có hàng chục triệu doanh nghiệp, làm ra một nửa GDP và tạo việc làm cho 80% lực lượng lao động. Trước những biến động xấu ở Ôn Châu, chính phủ Bắc Kinh đã nhanh chóng vào cuộc và đưa ra những biện pháp quyết liệt

Sau chuyến thị sát của Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói trên, Chính phủ Trung Quốc chỉ đạo ngân hàng trung ương nước này tiến hành “nới lỏng tín dụng có mục tiêu”, theo đó các ngân hàng nhỏ, chuyên cung cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với các ngân hàng lớn

Ngoài ra, Trung Quốc quyết định bơm thêm 1.000 tỉ nhân dân tệ cho các doanh nghiệp sản xuất; giảm thuế giá trị gia tăng từ mức 17% hiện nay để doanh nghiệp có thể đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn

Ở Nhà máy Aomi, ông chủ Tôn ra đi để lại món nợ lương công nhân tương đương 157.000 đô la Mỹ. Chính quyền thành phố Ôn Châu sẽ thay ông Tôn thanh toán món nợ này. Nhưng với tình hình vỡ nợ ngày càng lan rộng, chưa biết ngân sách thành phố sẽ còn cầm cự được bao lâu...


Huỳnh Hoa
New York Times, Wall Street Journal
 
Trung Quốc chuẩn bị bước vào thời kỳ bùng nổ dân số​

Tỷ lệ sinh tại Trung Quốc sẽ lập đỉnh vào năm 2016

Việc số lượng trẻ em tại Trung Quốc tăng trưởng bùng nổ, nhờ chính phủ nới lỏng chính sách và năm tới là năm con Rồng vốn được người Trung Quốc rất chuộng, được coi như mảnh đất màu mỡ để kiếm lời

Cơ quan thống kê Trung Quốc dự báo nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới sẽ đối đầu với tình trạng bùng nổ dân số giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020 và tỷ lệ sinh tại Trung Quốc sẽ lập đỉnh vào năm 2016. Dân số Trung Quốc dự kiến sẽ lên mức 1,338 tỷ người vào năm 2020 từ mức 1,334 tỷ vào năm 2009 (theo tính toán của Liên hợp quốc)

Ông Cheung Tak Hong, người điều hành khoa sản và phụ khoa tại bệnh viện Prince of Wales ở Hồng Kông, cho biết số lượng trẻ em được sinh ra trong năm Rồng thường cao hơn so với các năm khác khoảng 5% bởi đối với người Trung Quốc con Rồng là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có

Ông Jessie Guo, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về người tiêu dùng tại châu Á thuộc Jefferies Group, chỉ ra: “Hiện tượng bùng nổ trẻ em có thể mang đến cơ hội đầu tư tốt trong ngắn hạn. Tăng trưởng sẽ được duy trì trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm tới”

Việc số lượng trẻ em tăng mạnh có thể khiến doanh số bán sữa của nhiều công ty Trung Quốc tăng mạnh, ngoài ra phải kể đến doanh số bán hàng của nhiều công ty sản xuất sản phẩm tã giấy. Những nhà đầu tư nào bán cổ phiếu của công ty sữa Trung Quốc nay đang mua trở lại

Cổ phiếu công ty Yili Industrial đã giảm tới 67% tại thị trường Thượng Hải sau khi công ty bị phát hiện nằm trong nhóm 22 công ty bán sữa có chữa melamin. Từ đó đến nay, cổ phiếu của công ty đã tăng hơn 5 lần và các chuyên gia dự báo cổ phiếu sẽ còn tăng tiếp. Tính từ cuối năm 2008, chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc tăng 33%

Công ty China Mengniu Dairy, công ty sữa lớn nhất trên sàn chứng khoán Trung Quốc, mất 65% giá trị thị trường trong năm 2008. Cổ phiếu công ty từ đó đến nay tăng hơn gấp đôi

Năm 1979, chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách một con để kiềm chế tăng trưởng dân số và giúp giảm bớt sự nghèo đói. Nay khi lực lượng lao động ngày một già đi, chính phủ đã phải nới lỏng chính sách, cho phép các cặp vợ chồng đều là con độc nhất được phép có thêm con. Ngoài ra, những cặp vợ chồng ở nông thôn có con gái đầu hơn 4 tuổi sẽ được sinh con thứ 2

Thu nhập tăng cao, các bậc cha mẹ Trung Quốc có thêm tiền để chi tiêu cho con cái. Thu nhập khả dụng của mỗi hộ gia đình tại thị trấn và thành phố tăng 8% lên mức 19.109 nhân dân tệ/năm vào năm 2010, gần gấp đôi so với năm 2005
 
Trung Quốc 'trả giá vì ô nhiễm'​

Người Trung Quốc đang phải trả giá cho tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề của đất nước này bằng chính sức khỏe của họ, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cảnh báo

onhiemtrungquoc.jpg

Ông khói xả từ các nhà máy là nguyên nhân khiến ô nhiễm không khí thêm trầm trọng ở Trung Quốc​


"Hàng trăm nghìn người Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi các bệnh liên quan đến hô hấp và chết sớm so chất lượng không khí quá kém", ông Achim Steiner, giám đốc điều hành UNEP cho biết

"Xã hội Trung Quốc đang phải giá đắt cho việc chi phí chăm sóc sức khỏe tăng và năng suất lao động giảm", ông nói thêm.

Thực trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc trong thời gian gần đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh dữ dội của người dân. Tuần trước giới chức Trung Quốc buộc phải thừa nhận mức độ ô nhiễm ở Bắc Kinh đã bị đánh giá thấp

Một cuộc nghiên cứu mới đây do chính phủ Trung Quốc thực hiện cho thấy, 10% đất nông nghiệp ở nước này chứa kim loại nặng như thủy ngân, chì và cadmium với nồng độ vượt tiêu chuẩn an toàn. Các kim loại đó có thể gây tổn thương ở hệ thần kinh, hệ sinh sản và thận, cũng như gây ra những biến chứng sức khỏe khác, đặc biệt ở trẻ em

Trước thực trạng trên, chính phủ nước Trung Quốc đang đề ra những chính sách để đất nước sạch hơn, xanh hơn. Năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư 49 tỷ USD cho "kinh tế xanh". Đây là mức đầu tư lớn nhất thế giới hiện nay và nó có thể tăng trong năm tới

Báo cáo của UNEP với tiêu đề "Hướng tới tương lai xanh hơn" cho thấy, loài người phải đầu tư tương đương 2% GDP toàn cầu mới có thể tạo nền kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường"

Ông Steiner đưa ra ví dụ, nếu con người đầu tư máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời thì chi phí lắp đặt sẽ tốn kém nhưng chúng lại giúp tiết kiệm tiền bạc và năng lượng
 
Giá bất động sản tại Trung Quốc bắt đầu “sụp đổ”​

Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011

Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011 trong bối cảnh thị trường đi xuống mạnh

Nhóm công ty bất động sản lớn nhất đang hạ mạnh giá bán nhà tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến trong những tuần gần đây, xu thế này còn lan sang cả nhóm thành phố cấp 2 và cấp 3 như Hàng Châu, Hợp Phì và Trùng Khánh

Tại Trùng Khánh, công ty bất động sản Hutchison Whampoa của Hồng Kông hạ giá tới 32% đối với dự án Cape Coral. Ông Alan Chiang Sheung-lai thuộc công ty bất động sản DTZ nhận định với South China Morning Post: “Cuộc chiến giá cả giữa các công ty bất động sản bắt đầu”

Vào đầu tháng 9/2011 khi công ty bất động sản tại Thượng Hải bắt đầu giảm giá bán nhà, xu thế này đã tiếp tục đến hiện nay. Các chuyên gia phân tích cho rằng việc giá bán bất động sản hạ có thể khiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nới lỏng một số quy định thắt chặt, hạn chế với hoạt động mua căn nhà thứ 2, vốn được đưa ra với mục tiêu hạ nhiệt thị trường

Họ đã sai lầm. Sau buổi họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 29/10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định lại quan điểm chính sách của chính phủ Trung Quốc, theo đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục áp dụng chặt chẽ chính sách hiện tại trong những tháng tới để cho người dân thấy tác động từ biện pháp hạn chế của chính phủ

Từ sau đó, hoạt động bán tháo tăng mạnh bởi các công ty bất động sản cạnh tranh với nhau để “xả hàng”. Công ty bất động sản Excellence Group thậm chí còn cho biết họ đang bán căn hộ ở thành phố Huệ Châu chỉ ngang giá thành

Chuyên gia Oscar Choi thuộc Citigroup tin rằng giá bất động sản có thể giảm thêm 10% trong năm 2012, thế nhưng ước tính này còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Ngay cả nhiều chuyên gia bất động sản thuộc nhà nước còn bi quan hơn

Chuyên gia Cao Jianhai thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc dự báo giá bất động sản tại Trung Quốc có thể giảm cao nhất tới 50% nếu chính phủ tiếp tục các biện pháp hạ nhiệt

Dù nhiều chuyên gia tại Bắc Kinh đang cho rằng giá bất động sản có thể giảm một nửa trong vài tháng, chúng ta có thể chắc chắn rằng cuối cùng đà bán tháo trên thị trường sẽ còn kinh khủng hơn. Thị trường sẽ bán tháo cả trái phiếu và cổ phiếu của các công ty bất động sản

Người ta không nhất thiết phải thống nhất với quan điểm “Trung Quốc bằng 1 nghìn lần Dubai” của Jim Chanos nhưng cũng vẫn có thể hiểu rằng khi bong bóng nhà đất lớn chưa từng có xì hơi, mọi chuyện sẽ cực kỳ tồi tệ

Các chuyên gia phân tích tin vào giới chức Trung Quốc bởi họ đã lèo lái được nền kinh tế với trọng tâm tăng trưởng nhờ sản xuất vượt qua được khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên dường như phần lớn chúng ta quên rằng người Trung Quốc, bằng chính gói kích cầu khổng lồ của họ, đã tạo ra thách thức lớn hơn cho chính họ. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được hai vấn đề đầy khó khăn: lạm phát dai dẳng và giá bất động sản cao giả tạo

4 tuần qua là khoảng thời gian không mấy dễ chịu với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, không chỉ bởi các công ty bất động sản bắt đầu mất kiên nhẫn. Những người mua nhà thời gian gần đây kéo xuống phố biểu tình bởi họ đã lỗ ngay sau khi mua nhà

Khoảng 300 người đã tụ tập và ném vỡ kính cửa số của công ty bất động sản Longfor Properties vào ngày 22/10/2011, chỉ 2 ngày sau khi công ty công bố đợt hạ giá sản phẩm nhà của dự án mới. Cũng với dự án đó, nhóm người trên đã mua với giá cao hơn tới 30%

Đến ngày 23/10/2011, một nhóm nhỏ hơn lại biểu tình ở trước một công ty bất động sản có tên Greenlan Griup. Ngoài ra phải kể đến rất nhiều cuộc biểu tình khác tại Bắc Kinh, Hàng Châu và Nam Kinh

Chính quyền thành phố Hàng Châu và Hợp Phì đã phải yêu cầu các công ty bất động sản không hạ giá quá 20% để ngăn bất ổn, thế nhưng nỗ lực khó có thể thành công bởi nhiều công ty bất động sản lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán

Một sự thật đáng buồn là chính do kế hoạch kích cầu của chính phủ Trung Quốc, hiện có quá nhiều bất động sản và không có đủ người mua nhà. Rồi thị trường sẽ đạt đến điểm cân bằng ở thời điểm nào đó, thế nhưng hiện tại điều ấy chưa thể xảy ra. Theo cách gọi thông thường, thị trường đang “chấn động”
 
Trung Quốc thí điểm hợp pháp hóa tín dụng đen​

- Để kiểm soát hoạt động tín dụng “đen” chính phủ Trung Quốc đang thử nghiệm cho các tổ chức cho vay không chính thức được phép đăng ký để trở thành các ngân hàng nông thôn

Tại Trung Quốc trước khi triển khai những cải cách lớn, cơ quan chức năng thường sẽ lựa chọn một địa phương để thí điểm trước khi áp dụng cho toàn quốc. Và theo quan sát của bà Jing Ulrich, chủ tịch mảng thị trường toàn cầu, ngân hàng J.P. Morgan tại Trung Quốc thì có vẻ như những thử nghiệm quan trọng chuẩn bị cho việc tái cơ cầu lĩnh vực tài chính đang diễn ra tại thành phố Wenzhou

Trong bài viết được đăng tải trên Business Insider, bà Jing Ulrich cho biết từ ngày 28/3 thành phố Wenzhou đã được Hội đồng nhà nước Trung Quốc chọn triển khai thí điểm cải cách tài chính với 12 nội dung khác nhau

Trong đó 2 điểm đáng chú ý nhất đó là: cho phép các định chế cho vay không chính thức đủ điều kiện được chuyển đổi thành ngân hàng nông thôn và cho phép các cá nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào các công ty ngoài ngành tài chính. Giá trị vốn đầu tư không quá 3 triệu USD/dự án/năm hoặc không quá tổng cộng 200 triệu USD/năm

Wenzhou chính là một trong những thành phố có hoạt động tín dụng “đen” sôi động nhất Trung Quốc. Theo ước tính của NHTW Trung Quốc, dư nợ từ hoạt động này ở Wenzhou trong năm 2011 có thể đạt tới 110 tỷ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 17,4 tỷ USD) và chủ yếu được đổ vào hoạt động đầu cơ. Trên phạm vi toàn quốc, dư nợ tín dụng “đen” có thể tương đương 5,6% tổng dư nợ

Đây được xem là nỗ lực của cơ quan chức năng nhằm khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực tài chính, vốn gần như bị độc chiếm bởi các ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự luân chuyển của dòng vốn tư nhân. Dù vậy theo bà Jing Ulri hiện vẫn còn 2 nội dung quan trọng chưa được làm rõ đó là: Liệu các ngân hàng nông thôn mới thành lập có được phép tự quy định lãi suất hay không ? Và liệu cổ đông lớn nhất của những định chế tài chính mới này có nhất thiết phải là một ngân hàng đang hoạt động như quy định hiện tại ?

Bên cạnh những biện pháp nêu trên, đại diện của ngân hàng JP Morgan cho biết Trung Quốc còn đang thử nghiệm một cải cách nữa tại Thượng Hải nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Theo đó một số lượng nhất định các đối tác nước ngoài (bao gồm một số quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm) sẽ được phép huy động vốn bằng đồng Nhân dân tệ ở đại lục để đầu tư ra nước ngoài

Dù vậy hiện thời gian biểu cụ thể cho kế hoạch này vẫn chưa được công bố. Theo tin tức từ báo giới địa phương, các đối tác được cấp phép sẽ phải đăng ký một quỹ liên kết tại Thượng Hải và quota ban đầu cho chương trình này sẽ là 5 tỷ USD
 
Israel dạy Trung Quốc 'đặt câu hỏi' và 'dám đổi mới'​

Chỉ với 8 triệu dân, thiếu nước, dầu, đất đai và bao quanh bởi láng giềng thù địch, Israel là tấm gương với Trung Quốc. Họ có truyền thống đặc biệt: "Luôn sẵn sàng đặt câu hỏi và thách thức đổi mới"

tgisraeltq.jpg

Thầy Jiang Xueqqin, người có nhiều bài báo sâu sắc về tình hình và cải cách ở Trung Quốc​

Bài viết chủ yếu thể hiện quan điểm của thầy Jiang Xueqqin của ĐH Bắc Kinh, từng là nhà báo, sản xuất phim tư liệu và nhân viên nhà xuất bản của Mỹ, sau chuyến thăm của ông cùng học sinh tới Israel

Israel học từ lịch sử

Bất chấp những khó khăn của một nhà nước non trẻ và bé nhỏ, Israel đang vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động nhất thế giới. 4.000 công ty mới được thành lập của họ thu hút 1/3 số vốn mạo hiểm (venture capital) của toàn thế giới. Số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch NASDAQ còn nhiều hơn toàn bộ châu Âu

Hiệp hội Start-Up Nation cho biết, sở dĩ Israel năng động như vậy là vì một nền văn hóa “bền bỉ ngoan cường, không ngừng đặt câu hỏi với những người nắm quyền lực, kết hợp với thái độ độc nhất đối với sự thất bại, tinh thần làm việc nhóm, sẵn sàng chịu rủi ro và sự sáng tạo đa ngành”

Điều này trải khắp trên lãnh thổ Israel, từ thành phố Jerusalem cho tới những ngọn đồi của Halifa cho tới phần bờ biển Địa Trung Hải

Dám đổi mới

Ở Jerusalem, tác giả nhận ra rằng đạo Do Thái tồn tài qua hàng thiên niên kỷ trước sự đàn áp là nhờ tinh thần dám đổi mới. Đi qua những tàn tích của Ngôi đền thứ 2, tác giả được hướng dẫn viên du lịch-người từng là giáo sĩ Do Thái giảng giải rằng, đạo Do Thái từng trì trệ thế nào khi dựa trên việc hiến tế động vật

Kể từ sau khi người La Mã trả thù sự chống lại của người Do Thái bằng việc đốt cháy Ngôi đền thứ 2 , người Do Thái không còn nơi nào để thực hiện việc hiến tế với Chúa trời

Đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt, những vị chức sắc đứng đầu phản ứng bằng cách "tái đầu tư" vào những truyền thống, dựa trên sự giảng giải và người cầu nguyện

Người hướng dẫn viên đã nói: “Mỗi thế hệ đều có quyền tái định nghĩa lại đạo Do Thái cho chính họ”. Truyền thống này đã giúp người Israel ngày nay có thể tưởng tượng lại các vấn đề cấp thiết, biến chúng thành những cơ hội béo bở, sinh lợi tốt nhất

Có thể lấy ví dụ là vấn đề nước . Thiên nhiên cung cấp cho người Israel rất ít nước. Đó là lí do vì sao ăm 1993, Israel cho thành lập Học viện công nghệ Technion và một phòng nghiên cứu với tên gọi Viện nghiên cứu nước. Hai cơ sở này, kết hợp cùng với những kỹ sư, nhà hóa học, sinh học và vật lý học hàng đầu của các ĐH nhằm hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề nước của Israel

Kết quả là, giờ đây Viện nghiên cứu nước xây dựng hệ thống nước thông minh, đặc biệt với các tòa nhà cao tầng, đáp ứng 80 % nhu cầu nước bằng cách thu nước mưa trên mái nhà và tái chế từ vòi hoa sen hay bồn rửa

Viện này còn giúp chính phủ Israel khử muối trong nước biển lấy từ biển Galille theo cách thân thiện môi trường và hiệu quả năng lượng

Bài học cho Trung Quốc

Những công nghệ và hệ thống quản lý này một khi được phát triển mạnh có thể tạo ra khả năng sinh lợi nhờ xuất khẩu tới các nước gặp thách thức về vấn đề nước sạch (ví dụ như Trung Quốc). Nhiều người ví, nếu như Trung Quốc là công xưởng của thế giới nhờ giá nhân công rẻ thì Israel là phòng thí nghiệm của thế giới

Trung Quốc cần phải học cách trở thành một phòng thí nghiệm nếu muốn tồn tại trước các thách thức từ ô nhiễm môi trường, quản lý tài chính yếu kém và bất công xã hội, hệ quả từ việc trở thành công trường mà thế giới lạm dụng sức lao động

Với vai trò một người thầy giáo, tác giả hướng đến những học sinh, sinh viên của Trung Quốc như là yếu tố hàng đầu. Làm thế nào để tầng lớp này trở nên tài năng và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của đất nước, giống như sự cải tiến mà Israel làm được

Câu trả lời đơn giản và ngắn gọn từ phía Israel, đó là: “đặt câu hỏi”

Cụm từ ngắn gọn phản ánh vực thẳm ngăn cách giữa Israel và Trung Quốc. Theo như Hiệp hội Start-Up Nation gợi ý, Israel thiếu hệ thống cấp bậc. Vì thế, tác giả đã rất ngạc nhiên khi tới thăm một trường cấp 3 công lập ở Tel Aviv. Ông chứng kiến những giáo viên ngắt lời thầy hiệu trưởng. Tác giả còn được cho biết, việc “ngại ngùng, nhút nhát” là một khuyết tật trong học tập

Khi tác giả hỏi một bé gái 14 tuổi về số lượng bài tập về nhà phải làm mỗi tối, ông đã nhận được phản ứng: “Tại sao chú lại hỏi cháu câu hỏi đó”

Theo tác giả, Israel là một thế giới hoàn toàn khác biệt với những học sinh của ông, những người cũng đã trải qua những chuyến giao lưu ở Mỹ và Botswana. Ở hai quốc gia này, học sinh của ông nhận ra, moi người được khuyến khích đặt câu hỏi và nổi bật. Tại Israel cũng vậy, học sinh được dạy rằng, sẽ là thô lỗ nếu không đặt câu hỏi; và không trở thành người nổi bật, bạn sẽ là kẻ thua cuộc

Đặt câu hỏi không đơn giản chỉ là giơ tay và mở miệng – điều đã là rất khó với phần lớn học sinh Trung Quốc. Nó buộc học sinh phải yêu cầu cho chính mình để trở thành trung tâm, sẵn sàng thay đổi thế giới nếu cần

Đó là lí do tạo nên sự khác biệt trong nền văn hóa tiên tiến và đổi mới của Israel, khiến cho nhiều nền văn hóa khác thấy rất khó “chơi” với Israel

Nếu Trung Quốc muốn sáng tạo, không đơn giản chỉ là tuyên bố đó là ưu tiên quốc gia hay gửi học sinh ra nước ngoài học. Nước này cần phải tái định hình xã hội từ việc phân cấp, trì trệ sang tự do, cởi mở như Do Thái giáo đã làm cách đây 2.000 năm

Dù việc nói rõ những điều “nhạy cảm” với chính quyền, hay đặt câu hỏi, nhưng học sinh Trung Quốc có thể học cách làm điề đó. Và họ khám phá ra rằng, họ thích điều đó

Ví dụ, tại trường Công nghệ Technion, học sinh của tác giả đã đặt ra muôn vàn câu hỏi khiến vị giáo sư sinh học của trường không thể hoàn thành bài giảng về thực phẩm biến đổi gien. Dù vậy, thay vì tức giận bỏ đi, ông đã tỏ ra rất ấn tượng, giống cách xử sự của một người Israel thực thụ

Người Trung Quốc nếu có, sẽ đặt câu hỏi “Tại sao”, ví dụ như “Tại sao lại tới thăm Israel”. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn thực sự sáng tạo, nước này cần học từ người Israel cách đặt câu hỏi “Tại sao không”
 
Buôn cả thánh, bán cả thần !​

- Việc đối xử với di sản văn hóa Trung Quốc đang gây nên làn sóng phản đối dữ dội từ công chúng nước này. Ngay cả chùa chiền miếu mạo bây giờ cũng lên... sàn chứng khoán !

577222.jpg

Chùa Phổ Đà đã trở thành một “sản phẩm chứng khoán”​

Dư luận đặt câu hỏi: Một khi gom được mớ cổ phiếu thì những người quản lý di tích văn hóa có... "cúng dường tam bảo" hay đút vào túi riêng ?

Thượng tuần tháng 7-2012, ban quản lý di tích Phổ Ðà sơn đã biến ngôi chùa cổ kính này thành một sản phẩm kinh doanh khi lần đầu tiên niêm yết lên thị trường chứng khoán với kế hoạch thu 750 triệu nhân dân tệ (118 triệu USD)

Nổi tiếng với tượng Quan Âm Bồ Tát khổng lồ và là địa điểm hành hương quen thuộc của phật tử bốn phương, quần thể chùa cổ Phổ Ðà sơn với dân Trung Quốc chẳng khác nào là thánh tích. Nó thuộc một trong bốn ngọn núi thiêng mà người Trung Quốc gọi là "Tứ đại Phật giáo danh sơn" hoặc "Tứ linh sơn" (gồm Phổ Ðà sơn ở Chiết Giang, Nga Mi sơn ở Tứ Xuyên, Cửu Hoa sơn ở An Huy và Ngũ Ðài sơn ở Sơn Tây)

Lần lượt chùa cổ lên sàn chứng khoán

Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, Lưu Uy - viên chức thuộc Cơ quan Quản lý tôn giáo Trung Quốc - đã lên tiếng chỉ trích gay gắt cơn sốt “buôn thánh bán thần”. “Nhìn ra thế giới mà coi, có nước nào người ta đóng gói văn hóa và bán như chúng ta?” - họ Lưu nói

Lưu còn cho biết theo điều 24 luật bảo vệ di sản văn hóa của Trung Quốc, không địa điểm nào thuộc nhà nước quản lý - được bảo vệ bởi giá trị văn hóa lịch sử và được phép sử dụng như địa điểm du lịch - mà có thể trở thành tài sản cho hoạt động kinh doanh

Ðây không phải lần đầu tiên một di tích văn hóa lịch sử được đưa lên sàn chứng khoán. Năm 1997, khoảng một năm sau khi được UNESCO công nhận là di sản thế giới, ngọn Nga Mi với những danh thắng như Vạn Phật Ðính, Báo Quốc tự, Thanh Âm các, Cửu Lão động... cũng đã được đưa "lên sàn" với "tên giao dịch" là "Công ty Nga Mi Sơn"

"Sản phẩm chứng khoán" Nga Mi Sơn đã mang về 9,81 triệu nhân dân tệ trong ba tháng đầu năm 2012, tăng 6% so với năm trước. Năm 2011, Công ty du lịch Nga Mi Sơn đã đón 2,6 triệu lượt khách, doanh thu đạt 145 triệu nhân dân tệ...

Lần lượt sẽ còn nhiều di tích văn hóa bị thương mại hóa. Năm 2013, có thể ngôi chùa cực cổ Pháp Môn tại Tây An (Thiểm Tây) có khả năng được ưu ái cho "lên sàn" (vụ này nếu không gặp làn sóng phản đối thì đã xong từ tháng 5-2012 - theo China Securities Journal). Với Cửu Hoa sơn, danh thắng mà Lý Bạch từng hạ bút viết: "Diệu hữu phân nhị khí/ Linh Sơn khai cửu hoa" (Diệu hữu phân trời đất/ Linh Sơn nở chín hoa), số phận có thể được định đoạt vào sang năm, tương tự Ngũ Ðài sơn...

"Một ngôi chùa là tài sản công chúng, thuộc về cả nước chứ không phải nằm trong tay mấy ông quản lý hay chính quyền địa phương" - viên chức phụ trách tôn giáo Lưu Uy nói (China Daily 3-7-2012)

Đạo đức chẳng thấy, chỉ thấy "kinh" !

Không chỉ di tích lịch sử, người ta còn đang tạo ra "di tích" để kinh doanh. Theo Tân Hoa xã (15-6-2012), một ngôi đền Thần Tài mới xây bây giờ đang là một trong những tài sản kinh doanh dưới sự quản lý của Công ty Trường Tín (được niêm yết tại thị trường chứng khoán Thượng Hải) với sự phối hợp của Tập đoàn du lịch văn hóa Tây An Khúc Giang (Tây An Khúc Giang văn lữ tập đoàn)

Việc hợp tác làm ăn đã bắt đầu từ ngày 31-5-2012. Doanh thu chủ yếu là bán vé, "biểu diễn nghệ thuật" và hàng lưu niệm. Vụ này là một phần của dự án to hơn thuộc "Lâu Quan Ðài tài thần văn hóa khu", trong đó có ngôi đền khổng lồ được xây từ xa xưa để thờ năm vị thần tài

Cần biết, ngôi đền Lâu Quan Ðài tại làng Tháp Dục thuộc huyện Chu Chí (Thiểm Tây) này là nơi Lão Tử từng ngồi ngẫm nghĩ soạn Ðạo Ðức kinh. Bây giờ đạo đức chẳng thấy, chỉ thấy "kinh" !

Vụ việc khiến người ta nhớ lại hồi năm 2009, nếu không bị phản đối gay gắt, di tích Thiếu Lâm tự đã được "đưa lên sàn". Dù mất cơ hội trở thành "sản phẩm chứng khoán", Thiếu Lâm tự không vì thế mà mất giá - xét theo nghĩa kinh doanh

Từ khi nằm dưới sự quản lý của trụ trì Thích Vĩnh Tín vào năm 1999, ngôi chùa trên đỉnh Tung Sơn huyền thoại này đã trở thành một "thương hiệu" hốt bộn bạc (hèn chi báo chí Trung Quốc gọi Thích sư phụ là "nhà sư CEO"!)

Theo tờ báo Trung Quốc Kinh Tế Quan Sát (31-1-2012), mỗi năm Thiếu Lâm tự thu hút 1,5 triệu lượt khách. Với mỗi vé là 100 nhân dân tệ, chỉ riêng tiền vé đã gom được 150 triệu nhân dân tệ/năm. Khu vực thị xã Ðăng Phong quanh đó cũng kiếm được bộn, với khoảng 500 triệu nhân dân tệ/năm, từ các võ đường Thiếu Lâm mọc lên như nấm. Ngoài ra, chưa kể chừng 200 doanh nghiệp thu được khoảng 100 triệu nhân dân tệ từ việc bán đồ nghề võ thuật, hàng lưu niệm...

Nguyễn Cao Trí
 
Ngân hàng TQ "phù phép" báo cáo tài chính​

Các ngân hàng của Trung Quốc đang chơi trò mèo vờn chuột với chính quyền Bắc Kinh bằng những con số tài chính "được phù phép" vào cuối mỗi quý, nhằm đáp ứng các quy định về vốn huy động của chính phủ. Kiểu thao túng báo cáo tài chính trên đang phá huỷ giới hạn cho vay trên vốn huy động ở Trung Quốc

Hành vi này, bắt đầu từ năm 2011, đang phóng đại kích thước và tính ổn định thanh khoản của các ngân hàng, đồng thời cũng là mặt nạ lấp đi những áp lực đè nặng lên hệ thống ngân hàng Trung Quốc, ngay tại thời điểm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mở rộng với tốc độ yếu ớt nhất kể từ năm 2009

"Nếu có một danh sách những nguyên nhân gây bất ổn hệ thống tài chính Trung Quốc, thì đó chính là tính thanh khoản ngân hàng", nhà nghiên cứu kinh tế Trung Quốc Diana Choyleva tại Lombard Street Research nhận định

Chính phủ Bắc Kinh giới hạn tỉ lệ cho vay trên vốn huy động không quá 75%. Với tình hình tăng trưởng tiền gửi chậm, các ngân hàng phải hoặc phải tìm kiếm nguồn tiền mới hoặc giảm cho vay, điều này đi ngược với chính sách hiện tại của chính phủ trong việc nới lỏng tín dụng để kích thích kinh tế

Để tuân theo các quy tắc cho vay, ngân hàng hiện đang bán các sản phẩm quản lý tài sản ngắn hạn (WMP) có kỳ hạn thanh toán vào những ngày cuối quý, một hai ngày sau đó, đầu tư tự động chuyển sang tiền mặt và gửi vào tài khoản thường xuyên của giới đầu tư

Ngân hàng cũng phải viện đến các nhà "môi giới tiền gửi", là các cá nhân hay doanh nghiệp với lượng tiền gửi lớn có thể tuỳ hứng luân chuyển dòng tiền của họ giữa các ngân hàng và thường dừng chân tại nơi có lợi suất cao nhất

Các quan chức của "Big Four" ở Trung Quốc từ chối bình luận vấn đề trên. Với mạng lưới chi nhánh bao phủ toàn quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc vẫn tự hào về vốn huy động hùng mạnh của mình

Nhưng khi biết các đối thủ nhỏ hơn sử dụng các chiến thuật "đi đêm" để thu hút tiền gửi ngắn hạn, các ngân hàng lớn phải cắt giảm phí cho vay liên ngân hàng để tự bảo vệ mình trước các cuộc khủng hoảng thanh khoản

Các ngân hàng đã bắt đầu bán WMP ngắn hạn và các công cụ đầu tư nhiều rủi ro với llãi suất đề nghị lên đến 10%, so với 3,5% dành cho tiền gửi, nhằm duy trì và thu hút khách hàng. WMP đã tăng vọt từ vài trăm trong năm 2009 lên gần 20.000 ở thời điểm hiện tại, tương đương khoảng 3.000 tỉ USD tiền gửi. Barclays cho biết Trung Quốc đang tạo ra khoảng 3,4 nghìn tỉ USD các sản phẩm như trên trong năm nay

WMP được sử dụng như một phương tiện thúc đẩy vốn huy động để đáp ứng yêu cầu quy định. Vấn đề đặt ra là WMP có xu hướng “dễ chịu" hơn so với tiền gửi thông thường nên khách hàng nhiều khả năng sẽ di chuyển dòng tiền giữa các ngân hàng để tìm lợi suất cao hơn

Tình trạng trên sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản trong một ngân hàng gây ra bởi WMP, khi thua lỗ xuất hiện. "Bất kỳ sự sụp đổ của một cá thể đều sẽ đóng băng thanh khoản và cuối cùng huỷ hoại niềm tin kinh doanh, nhà phân tích Lucy Feng tại Nomura nhận định
 
Tỷ phú Hong Kong bị buộc tội tham nhũng​

Hai trong số những nhà tài phiệt giàu nhất Hong Kong (Trung Quốc) và một quan chức cấp cao đã bị buộc tội đưa hối lộ và tham nhũng vào ngày thứ Sáu trong vụ bê bối tham nhũng vào loại lớn nhất Hong Kong

Hai đồng chủ tịch của Công ty bất động sản Sun Hung Kai Properties, Thomas và Raymond Kwok, hai trong số những người giàu nhất châu Á, nằm trong số năm người bị truy tố vì tám tội khác nhau, theo một tuyên bố chính thức

Cựu chánh văn phòng đặc khu Hong Kong Rafael Hui cũng bị truy tố, cùng với một giám đốc khác của Sun Hung Kai, Thomas Chan và Francis Kwan, cựu giám đốc công ty New Environmental Energy Holdings

Vụ việc đã gây chấn động Hong Kong vì gia đình Kwok sở hữu tòa nhà mang tính biểu tượng của thành phố và Sun Hung Kai là một công ty cổ phần thuộc loại blue chip và nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Hong Kong

Hui, 64 tuổi, là quan chức cấp cao nhất Hong Kong từng bị bắt sau cuộc điều tra của Ủy ban chống tham nhũng độc lập (ICAC). Từng là nhân vật thứ hai trong chính quyền đặc khu, ông Hui đối mặt với tám cáo buộc khác nhau, bao gồm bốn liên quan tới việc sử dụng miễn phí các căn hộ sang trọng và chấp thuận những khoản vay không thế chất từ anh em Kwoks, theo ICAC

Thomas Kwok, 60 tuổi, bị buộc hai tội thông đồng và cư xử sai trái ở cơ quan nhà nước. Người em trai 59 tuổi cuủa ông Raymond bị buộc ba tội bao gồm gian trá thông tin, theo ICAC

Raymond Kwok bị tình nghi đã đề nghị với Hui gia hạn một khoản vay không thế chấp, trong khi Chan và Kwan đề nghị “hàng loạt khoản tiền” và “tiền thưởng” cho sự hợp tác của quan chức này, theo các điều tra viên chống tham nhũng

Cả năm nghi can đã xuất hiện trong phiên điều trần trước tòa, trước khi được bảo lãnh tại ngoại. Họ chưa được yêu cầu bước vào phiên tuyên bố nhận tội hay không. Tổng số tiền mà Hui bị cáo buộc nhận trái phép lên tới 43 triệu HKD (khoảng 4,38 triệu USD)

Anh em Kwok và Hui bị bắt hồi tháng Ba trong một vụ án làm chấn động trung tâm tài chính châu Á, nơi quan hệ thân mật giữa những nhà tài phiệt và giới cầm quyền vẫn gây ra nghi ngờ lâu nay

Một người thứ ba trong anh em nhà Kwok, Walter, bị bắt vào tháng Năm nhưng chưa bị truy tố. Cả ba anh em đều phủ nhận các hành vi sai trái

Cổ phiếu của Sun Hung Kai đã bị tạm ngưng giao dịch trên thị trường chứng khoán Hong Kong từ ngày thứ Sáu. Công ty này sở hữu đất đai và những diện tích mặt tiền cảng trị giá nhiều tỷ USD, trước đó đã khẳng định các cáo buộc nhắm vào những lãnh đạo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ

Các nhà phân tích nói vụ việc càng khiến công chúng nghi ngờ rằng các quan chức địa phương đã nằm hết trong túi giới doanh nhân cao cấp được Bắc Kinh ủng hộ. Những người này kiểm soát gần như mọi tài sản ở Hong Kong từ các cảng biển, hạ tầng viễn thông tới các siêu thị

“Hong Kong luôn nằm dưới sự cai trị của các đại gia bất động sản,” Francis Lun, Giám đốc công ty dịch vụ tài chính Lyncean Holdings, nói với AFP. “…Tôi không cho rằng những lệnh truy tố này thay đổi được gì, họ vvaaxn sẽ tiếp tục trở nên giàu hơn

Trong khi các cáo buộc không liên quan trực tiếp tới Trưởng đặc khu Leung Chun-ying, người vừa nhậm chức đầu tháng này, vụ việc gây ra sự bất bình với một hệ thống bị người dân thường coi là đã băng hoại

Leung đã phải đối mặt với những kêu gọi từ chức và một thách thức pháp lý liên quan tới giấy phép xây dựng căn nhà của chính ông, một vấn đề nhạy cảm tại thành phố bảy triệu dân đất chật người đông

Bộ trưởng phát triển của Leung từ nhiệm không tới hai tuần sau khi nhậm chức vào thứ Năm do các cáo buộc lạm dụng chức vụ để xây nhà sai phép vào những năm 1980, gây ra nghi ngờ về đạo đức của ông trong nội các

Cựu trưởng đặc khu Donald Tsang kết thúc nhiệm kỳ của ông trong hổ thẹn vào tháng Sáu sau khi thừa nhận đã nhận quà của các nhà tài phiệt bao gồm những chuyến đi trên các du thuyền sang trọng và máy bay phản lực cá nhân
 
Thị trưởng Bắc Kinh bất ngờ từ chức​

5c42bqu.jpg

Hội đồng nhân dân Bắc Kinh vừa chấp nhận đơn từ chức của Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long. Ông Quách Kim Long

Tân Hoa Xã hôm nay 25/7 cho biết, ông Vương An Thuận, người hiện là Phó Thị trưởng Bắc Kinh, sẽ tạm giữ chức thay cho ông Quách Kim Long

Tuyên bố từ chức của ông Quách đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang vật lộn với đợt mua lũ tồi tệ nhất hơn 60 năm qua khiến hàng chục người thiệt mạng

Ông Quách Kim Long là người gốc Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Sau gần 10 năm tốt nghiệp khoa Vật lý, trường Đại học Nam Kinh, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc và giữ nhiều chức vụ khác nhau ở tỉnh Tứ Xuyên

Ông từng giữ chức Phó Bí thư Tây Tạng từ năm 1993-2000, từ năm 2000-2004 giữ chức Bí thư nơi đây. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng từng giữ chức bí thư đảng ủy khu tự trị Tây Tạng khi nơi này đang xảy ra hỗn loạn năm 1988

Ông Quách giữ chức Thị trưởng Bắc Kinh từ năm 2007 và ngày 3/7 vừa qua, ông tiếp tục được bổ nhiệm chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh. Trong tuyên bố từ chức lần này, ông Quách không đề cập đến chức vụ của ông trong Đảng

Trong khi đó, ông Vương An Thuận là Phó Bí Thư Bắc Kinh từ tháng 3/2007
 
1/4 doanh nghiệp Nhật sẽ bỏ Trung Quốc
Theo cuộc điều tra của hãng tin Reuters, sau những căng thẳng gần đây giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, có khoảng 1/4 số doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc đang lên kế hoạch di dời sang các nước ASEAN

japan_1-70e56.jpg

Trung Quốc cũng đang trở thành vấn đề khiến các công ty Nhật Bản phải "đau đầu"​

Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng gấp đôi năm 2011, lên mức kỷ lục 1.550 tỷ yên (19,5 triệu USD). FDI ròng của Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn đang tăng lên, đạt mức kỷ lục 1.000 tỷ yên trong năm 2011

Tuy nhiên, các công ty của Nhật Bản, được khuyến khích mở rộng quy mô ra nước ngoài do giá trị đồng yên mạnh, đang ngày càng sử dụng Đông Nam Á như một cơ sở sản xuất thay thế để bù lại những rủi ro ở Trung Quốc

Các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đề cập tới khả năng mở cửa thị trường ở Myanmar, đầu tư hàng triệu USD vào cơ sở hạ tầng, xóa nợ và tái cấp vốn

Việc các công ty Nhật Bản đầu tư vào khu vực Đông Nam Á không chỉ bởi khu vực này có giá nhân công rẻ. Nhu cầu của khu vực 600 triệu dân này đối với các loại xe hơi đồ điện tử và các dịch vụ của Nhật Bản cũng ngày càng tăng. Malaysia và Philippines, nơi người dân có thu nhập cao hơn Campuchia, cũng đang thu hút sự quan tâm của Nhật Bản

Việc đầu tư vào hệ thống đường sắt và đường bộ cũng tăng mạnh và ASEAN đang hướng tới việc thiết lập một thị trường chung theo kiểu của Liên minh châu Âu vào cuối năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty đa quốc gia kết nối các hoạt động xuyên quốc gia của họ. Các nền kinh tế trong khu vực này đã phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, trong khi Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang tăng trưởng chậm

Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy đầu tư ròng của Nhật Bản vào ASEAN đã lên tới 418 tỷ yên trong 8 tháng đầu năm, song các con số này có thể không phản ánh hết các thỏa thuận đã được hai bên cam kết. Trong quý II/2012, FDI ròng của Nhật Bản vào ASEAN đã tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo số liệu thống kê của Ủy ban Đầu tư Thái Lan, trong 9 tháng đầu năm 2012, các khoản đầu tư được thông qua của Nhật Bản tại Thái Lan tăng gần gấp 3, đạt mức xấp xỉ khoảng 8,1 tỷ USD. Phó Chủ tịch ban Quản trị của Tập đoàn Nissan, Hiroto Saikawa, nói: "Chúng tôi tăng cường đầu tư vào Thái Lan bởi chúng tôi tin vào sự tăng trưởng tại khu vực ASEAN và Thái Lan. Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại song Trung Quốc vẫn đang phát triển và là một thị trường quan trọng của chúng tôi"

Đầu tư ròng trực tiếp của Nhật Bản tại Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - đang tiếp tục tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, sau khi tăng từ 41 tỷ yên năm 2010 lên 288 tỷ yên năm 2011. Theo Bộ Tài chính Nhật Bản, trong 8 tháng đầu năm nay, tổng đầu tư ròng của Nhật Bản đã đạt 237 tỷ yên

Tháng 10 vừa qua, Nhật Bản cho biết nước này có kế hoạch hỗ trợ 13 tỷ USD để gây quỹ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Indonesia - quốc gia với 220 triệu dân và đang trở thành một thị trường lớn

Thái Lan từ lâu luôn là trung tâm sản xuất được các công ty Nhật Bản ưu thích, tuy nhiên, sau trận lũ lụt kinh hoàng tại quốc gia này hồi năm ngoái, họ đang tìm cách mở rộng hoạt động ra nhiều nước Đông Nam Á khác

Trong những năm gần đây, bang Penang ở phía Bắc Malaysia - đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm hậu cần của khu vực, và các khu vực xung quanh gần biên giới Thái Lan đang chứng kiến làn sóng các công ty Nhật Bản ồ ạt đổ vào đây

Trong khi đó, Philippines lại giành được những khoản đầu tư của Nhật Bản vào các lĩnh vực công nghệ cao như in lade và sản xuất các loại ống kính camera kỹ thuật số tiên tiến. FDI ròng của Nhật Bản đổ vào Philippines đã tăng gấp đôi trong năm 2011, lên 81 tỷ yên

Lũ lụt tại Thái Lan đã đem lại cơ hội cho ngành công nghiệp sản xuất đang phát triển của Campuchia - nơi chi phí nhân công chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc. Mặc dù vậy, hiện nay, Campuchia vẫn tiếp tục tập trung vào các công việc lắp ráp không đòi hỏi kỹ thuật cao

Peter Brimble, nhà kinh tế kỳ cựu phụ trách Campuchia của Ngân hàng Phát triển châu Á, nói: "Rất khó thuyết phục các nhà đầu tư Nhật Bản, song một khi thuyết phục được họ, họ sẽ nhanh chóng tiến hành hoạt động". Ông cho biết, tại Campuchia - một trong số những quốc gia nghèo nhất khu vực, các nhà đầu tư Nhật Bản "đã ra quyết định" cho dù vẫn có những lo ngại rằng về tình trạng thiếu lao động có trình độ và cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém. Các số liệu thống kê của Campuchia cho thấy đầu tư của Nhật Bản tại Campuchia đã tăng từ 75 triệu USD trong năm 2011 lên 300 triệu USD trong năm nay

Hiroshi Uematsu, người đứng đầu một khu kinh tế tại Campuchia, cho biết bắt đầu từ năm 2010, các công ty Nhật Bản tỏ ra quan tâm tới Campuchia, sau khi làn sóng biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc nổi lên và lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 vừa qua. Uematsu nói rằng Trung Quốc cũng đang trở thành vấn đề khiến các công ty Nhật Bản phải "đau đầu" bởi giá nhân công tăng cao và mối quan hệ với người lao động đôi khi không được thuận lợi. Ông nói: "Những người Trung Quốc trẻ tuổi không muốn làm việc trong nhà máy nữa. Họ có nhiều cơ hội khác"

Uematsu cho biết thêm rằng các công ty Nhật đang ngày càng quan tâm tới Thái Lan, Campuchia và Việt Nam với tư cách là một hành lang sản xuất thống nhất. Ông so sánh khu vực MeKong này với các thành phố công nghiệp chính của Nhật Bản: "Thật là vô lý khi chia họ thành 3 quốc gia riêng rẽ. Đây là một khu vực. BangKok là Tokyo, Pnôm Pênh là Nagoya và thành phố Hồ Chí Minh là Osaka"

Nh.Thạch
 
Trung Quốc: thành phố càng lớn càng khó sống
- Theo báo cáo của Viện Chiến lược kinh tế quốc gia Trung Quốc (NAES) ngày 22-5, phần lớn các thành phố lớn nhất nước này đều rơi vào danh sách “những nơi khó sống nhất” do môi trường ô nhiễm.


Một người Bắc Kinh đeo khẩu trang như mặt nạ chống độc khi đi ra đường do bầu không khí quá ô nhiễm​

Trung Quốc nhật báo cho biết theo NAES (trực thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc), những thành phố loại một như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu đều bị loại ra khỏi danh sách các đô thị sống tốt dù có lợi thế về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa… Chỉ có Hong Kong và Macau là hai thành phố lớn được xem là đáng sống

Bắc Kinh xếp thứ nhất trong lĩnh vực nguồn lực trí thức, thứ nhì trong lĩnh vực môi trường kinh doanh và thứ ba về sự phát triển văn hóa. Tuy nhiên thủ đô Trung Quốc tụt xuống hạng 74 về yếu tố “sống tốt” và 119 về môi trường sinh thái

Trung Quốc nhật báo dẫn lời kỹ sư phần mềm 27 tuổi Huang Hui ở Bắc Kinh nhận định báo cáo của NAES đã phản ánh đúng thực tế. “Bắc Kinh có nguồn lực y tế và trí thức tốt nhất so với các thành phố khác, nhưng đây không phải là nơi đáng sống nhất

Tôi rất tự hào với sự đa dạng văn hóa của Bắc Kinh, nhưng thành phố đã hi sinh những yếu tố cơ bản nhất như nước và bầu không khí sạch để đổi lấy tốc độ phát triển nhanh” - anh Huang cho biết

Trong một thập kỷ qua, các thành phố loại một ở Trung Quốc đã phải đối mặt với vô số vấn đề đô thị như tắc nghẽn giao thông, giá nhà đất quá cao, thực phẩm kém chất lượng và thiếu an toàn… Nhà nghiên cứu Li Guangquan thuộc Trung tâm Nghiên cứu khu vực dịch vụ Trung Quốc nhấn mạnh mục tiêu của sự phát triển đô thị phải là vì lợi ích của người dân

Tuy nhiên, ông Li đánh giá phần lớn các đô thị loại một của Trung Quốc dù có tính cạnh tranh cao nhưng không hướng về con người và có môi trường sinh thái rất tồi tệ. Giá nhà, bầu không khí ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông là ba yếu tố lớn nhất khiến các đô thị lớn của Trung Quốc trở nên khó sống

Nguyệt Phương
 
Top