What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Dân tộc vận động hành lang

LOBBY.VN

Administrator
Dân tộc vận động hành lang

Dân tộc Do Thái là dân tộc với nhiều bí ẩn, rất nhiều bạn đọc muốn tìm hiểu bí mật thành công của người Do Thái. Trong bài viết này tôi muốn trình bày góc nhìn mới về dân tộc Do Thái, góc nhìn họ là một dân tộc vận động hành lang.

1.Khái niệm Tiền – Tri thức – Trí tuệ của người Do Thái

Trong quá khứ và hiện tại dân tộc Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về tri thức và trí tuệ. Dân tộc Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính đến tài năng. Những cái tên Do Thái có tầm ảnh hưởng đến toàn nhân loại luôn nằm trên đầu các danh sách ở hầu hết mọi lĩnh vực, tư tưởng, chính trị, văn học, giải trí, tài chính.

Do Thái là một dân tộc rất coi trọng trí tuệ. Thành công của họ cũng thường do cực kỳ mưu trí mà giành được, đặc biệt chỉ riêng về doanh nhân Do Thái vai trò của họ đến nền tài chính thế giới đã nói lên tất cả. Những giá trị hữu hình như tài chính tiền tệ có thể rất dễ nhận biết nhưng khái niệm Trí Tuệ lại là một khái niệm rất mơ hồ đụng chạm đến một phạm vi rộng lớn. Nó được định nghĩa không rõ ràng, do đó trí tuệ là gì cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo các doanh nhân Do Thái trí tuệ là gì?

Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với của cải: Có hai học giả nói chuyện với nhau.

Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn ?
Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn !

Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.

Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ? Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Rất khó thể hiểu được hết ý nghĩa sâu xa của nó bản thân khái niệm của Trí Tuệ và Tiền Bạc là một nghịch lý.

Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền bạc? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?

Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự vì nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí tuệ phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí tuệ như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự.

Và người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau:

Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.

Xây dựng được mối quan hệ đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc giúp các thương gia Do Thái trở thành những nhà buôn trí tuệ nhất.


Người Do Thái coi trọng quá trình học tập suốt đời, học tập phải suy nghĩ, họ có thể không cần phải học tập trong các trường chính quy, học có thể tự học để có được tri thức cần thiết. Không phải ai có tri thức cũng có trí tuệ, người có trí tuệ là người biết dùng tri thức mình có để kiếm tiền. Nếu người có trí thức uyên bác mà không biết dùng tri thức đó kiếm tiền thì trí thức đó chỉ là những cái trống rỗng như một kẻ cõng trên mình cả đống sách mà không biết dùng để làm gì thì cũng vô dụng.

Trong lịch sử Do Thái đã từng ghi nhận rất nhiều những tấm guơng cả cuộc đời chưa từng được bước chân vào một trường học chính quy nhưng họ vẫn trở thành những nhân vật giàu có bậc nhất, tri thức tự học và trí tuệ của họ đã làm nên điều đó.

2. Quy luật vận động của tự nhiên

Thế giới vận động theo các quy luật của tự nhiên, muôn loài trên trái đất tồn tại và phát triển phải tuân theo các quy luật tự nhiên đó. Loài vật nào có bản năng sinh tồn mạnh mẽ thì sẽ tồn tại, tiến hóa và phát triển, loài vật nào thụ động không biến đổi kịp với quy luật tự nhiên thì sẽ bị tiêu diệt. Tự nhiên rất đa dạng, ở các vùng đất đồng bằng phù xa mầu mỡ cây cuối rất dễ phát triển, cây cối vùng đất này có đặc trưng là thân mềm, yếu ớt trước sóng gió. Vùng đất khô cằn, núi đá vôi thì cây cối thường phát triển chậm, thân cứng, rắn chắc…đó là nơi các cây gỗ quý như gỗ Lim, pơ mu…

Trong thế giới động vật, con vật nào mà sinh mạng luôn bị đe dọa thì các giác quan chống lại sự săn đuổi của kẻ thù sẽ rất phát triển. Tai thính hơn, mắt sáng hơn, chân chạy nhanh hơn…môi trường sống khắc nhiệt là điều kiện để loài vật tiến hóa nhanh , phát triển để đảm bảo cơ hội tồn tại trên thế giới này, chậm phát triển con vật đó nhanh chóng trở thành miếng mồi ngon của kẻ săn mồi, đánh mất cơ hội tồn tại.

Dân tộc Do Thái được biết đến là dân tộc có bản năng sinh tồn mạnh mẽ, dân tộc lưu vong suốt 2000 năm, bị các dân tộc khác áp bức, bóc lột nhưng họ vẫn tồn tại, phát triển và đạt được những thành tựu vĩ đại cả thế giới ngưỡng mộ.

Người Do Thái được ví như hình ảnh con Tắc Kè, nó phát triển khả năng thay đổi màu sắc cơ thể, đến môi trường nào nó lập tức thay đổi màu sắc để hòa lẫn vào môi trường đó, khả năng này giúp nó trốn tránh kẻ thù. Người Do Thái phải lưu vong từ quốc gia này sang quốc gia khác, họ phải nhanh chóng thích nghi với sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường kinh doanh của quốc gia họ đi đến. Họ hòa nhập và xã hội mới, họ lao động, họ thành công và khi có ảnh hưởng lớn trong xã hội họ đủ khả năng thay đổi môi trường xã hội đó theo cách thức họ mong muốn

Họ vận động các chính sách đạo luật riêng cho cộng đồng Do Thái ở quốc gia họ sinh sống, họ gia nhập nhóm cộng đồng có đóng góp nhiều cho xã hội, được xã hội nể trọng. Ở nhiều quốc gia người Do Thái có ảnh hưởng đến mức có thể coi họ đã tiến hóa từ việc là con mồi trong quá khứ trở thành kẻ săn mồi trong hiện tại.


3. Dân tộc vận động hành lang


Truyền thống văn hóa, tư tưởng tôn giáo Do Thái hàng ngàn năm qua không thay đổi, nó có ảnh hưởng tới mọi hoạt động của mỗi cá nhân người Do Thái.

Dân tộc Do Thái là dân tộc sáng tạo luôn có tư tưởng chinh phục miền đất mới, vùng ảnh hưởng mới. Người Do Thái định cư ở tất cả các châu lục, sinh sống làm ăn ở hầu hết các quốc gia có nền văn hóa, kinh tế lớn và các quốc gia có vị trí địa lý quan trọng trên thế giới.

Người Do Thái có trí tưởng tượng đặc biệt, họ luôn tìm cách sáng tạo ra giá trị mới cho xã hội, những giá trị chưa từng tồn tại trong xã hội loài người. Người Do Thái thành công nổi bật trong lĩnh vực thương mại, tài chính, công nghệ…những lĩnh vực trừu tượng cần trí tuệ và khả năng biến đổi, đọc thời cuộc của dân tộc Do Thái.

Người Do Thái di cư sang Châu Âu sinh sống chủ yếu bằng hoạt động thương mại, họ giúp hoạt động trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia phát triển. mang hàng hóa từ vùng đất này sang vùng đất khác để kiếm lợi nhuận. Mạng lưới người Do Thái phân bố khắp các quốc gia giúp họ tạo quyền lực thương mại đối với các dân tộc khác, họ là dân tộc cung cấp các dịch vụ trung gian, môi giới cho các dân tộc khác.

Ví dụ người Do Thái sống ở Đức và Pháp có liên hệ chặt chẽ với nhau và ngày càng có ảnh hưởng trong xã hội. Khi Đức và Pháp thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược lẫn nhau dân Do Thái đứng ở giữa bán vũ khí, lương thực…cho cả hai bên tham chiến. Những cuộc chiến tranh giúp cho dân tộc Do Thái tích lũy được nguồn vốn khổng lồ đây là nền tảng xây dựng ảnh hưởng dân tộc hùng mạnh đến tận ngày nay.

Dân tộc bản địa với quy mô dân số lớn, có nền văn hóa riêng, có nền sản xuất phát triển là những kẻ viết luật chơi cho xã hội, người Do Thái chỉ là con tắc kè phải thích nghi với các luật chơi biến đổi của dân tộc bản địa. Dân tộc bản địa luôn coi dân Do Thái là dân tộc lật lọng, cơ hội, sau mỗi cuộc chiến nền kinh tế khó khăn thì họ cần dân Do Thái giúp họ thúc đẩy hoạt động thương mại, khôi phục kinh tế. Khi nền kinh tế đi vào ổn định họ không cần dân Do Thái nữa thì họ đưa ra các đạo luật giới hạn hoạt động người Do Thái, xây dựng đạo luật bài Do Thái…cuộc sống và sinh mạng dân tộc Do Thái luôn bị đe dọa…đây cũng chính là môi trường khắc nghiệt, là động lực để người Do Thái sáng tạo phát triển.

Trong quá khư dân tộc Do Thái được xã hội đánh giá là dân tộc môi giới, trung gian giữa các vùng ảnh hưởng. Luôn luôn tìm cách phục vụ lợi ích của ảnh hưởng để tìm con đường sống, tìm lợi ích cho dân tộc. Các khái niệm dân tộc thuyết khách hay dân tộc vận động hành lang cũng là phẩm chất trời phù của dân tộc Do Thái.

Trên trái đất này có hàng ngàn dân tộc sinh sống, mối dân tộc có lịch sử, truyền thống qua hàng ngàn năm, muốn được thế giới biết đến mỗi dân tộc cần tập trung sáng tạo phát triển phẩm chất nổi bật nhất của mình. Đóng gióp các giá trị mới cho nhân loại, những giá trị mà các dân tộc khác phải học tập, phải sử dụng giá trị đó.

Đi tìm giá trị cốt lỗi của dân tộc, lên kế hoạch xây dựng sức mạnh cho giá trị cốt lõi đó là mục tiêu mà không nhiều dân tộc trên thế giới này đạt được. Là người Việt Nam tôi và bạn luôn muốn tìm câu trả lời “Giá trị cốt lõi của dân tộc Việt Nam là gì” làm thế nào để xây dựng sức mạnh cho giá trị đó.

Người Do Thái nắm quyền chi phối sức mạnh thương mại, tài chính, công nghệ toàn cầu. Mỗi người Do Thái luôn có trong mình tư duy của một ông chủ, dân tộc Do Thái muốn làm ông chủ của thế giới.

Thương mại: Người Do Thái sở hữu các hãng vận tải lớn trên thế giới ở mọi hình thức vận chuyển như hàng không, đường biển…tư duy của một dân tộc đi buôn, mua đi bán lại mọi loại hàng hóa thế giới cần, mang hàng từ nơi sản xuất dư thừa đến nơi có nhu cầu tiêu thụ

Công nghệ: Người Do Thái đầu tư tiền xây dựng các trường đại học, xây dựng các phòng thí nghiệm để nắm được các công nghệ mới nhất trên thế giới. Tại Mỹ người Do Thái hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn để tài trợ cho ý tưởng sáng tạo, phát minh công nghệ đột phá. Công nghệ là vũ khí tạo cho dân tộc Do Thái sức mạnh chinh phục thế giới nhanh nhất. Người Do Thái là chủ nhân sở hữu rất nhiều công ty công nghệ có ảnh hưởng toàn cầu hiện nay, các ông chủ tài chính Do Thái lựa chọn một người Do Thái tạo hình ảnh lãnh đạo lĩnh vực công nghệ đó

Tài chính: Người ta nói rằng các gia tộc Do Thái chi phối nguồn tài chính toàn cầu, các tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn nhất thế giới đều nằm trong tay người Do Thái. Người Do Thái là ông chủ của trung tâm tài chính London, NewYork, dòng tài chính như dòng máu trong cơ thể không có máu cơ thể không thể sống được. Tài chính là hoạt động kinh doanh cao nhất của nền kinh tế, dân tộc nào nắm được lĩnh vực tài chính dân tộc đó sẽ là ông chủ của thế giới

Các dân tộc bản địa khác trên thế giới phát triển dựa vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động sản xuất ra hàng hóa phục vụ cuộc sống con người khắp thế giới. Nguồn hàng hóa này muốn đến tay người tiêu dùng thì các nhà sản xuất phải bán lại cho hệ thống các nhà buôn quốc tế, nhà buôn tầm cỡ toàn cầu này chính là các nhà buôn Do Thái. Mua đi bán lại hàng hóa toàn cầu giúp họ kiếm được lợi nhuận còn lớn hơn lợi nhuận của những dân tộc sản xuất ra sản phẩm đó.

Dầu lửa, than đá, hàng may mặc, đồ gỗ, thực phẩm…tất cả hoạt động bị chi phối bởi các tổ chức tài chính


Lobby Vietnam Cub: Dân tộc Do Thái – Dân tộc vận động hành lang với sức mạnh tài chính, công nghệ và giá trị văn hóa truyền thống Do Thái đã viết luật chơi cho nền kinh tế toàn cầu. Vượt qua chính sách của các dân tộc bản địa với quy mô dân số lớn, quá trình lịch sử phát triển dân tộc biết cách đi giữa các vùng ảnh hưởng để sinh tồn. Các bạn có thể đọc qua các cuốn sách “Người Do Thái với thế giới và tiền bạc” – “Trí tuệ Do Thái” để có góc nhìn tổng quan hơn

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
Học gì khi làm ăn với người Do Thái - Đôi điều suy nghĩ​

israel-usa-interests.jpg

Trước kia khi chưa làm ăn với người Do Thái, tôi cũng không biết nhiều lắm về dân tộc này và chỉ biết sơ qua người Do Thái là một dân tộc lưu lạc khắp nơi trên thế giới, làm kinh tế rất giỏi và trong thế chiến thứ 2, Hitle đã quyết truy sát và tìm mọi cách diệt chủng dân tộc này. Nhưng khi gặp và làm ăn với họ, tìm hiểu về người Do Thái tôi vô cùng nể phục và hiểu được một phần vì sao họ thống trị nền kinh tế thế giới hiện nay. Tôi nghĩ các doanh nhân Việt Nam chúng ta nên học hỏi cách kinh doanh làm giàu của người Do Thái và nên lôi kéo họ đầu tư vào Việt Nam để nâng cao thương hiệu quốc gia ra toàn thế giới thông qua cộng đồng hùng mạnh này

Người Do Thái rất coi trọng trí tuệ và sự uyên bác. Đối với họ việc học là không ngừng, học nữa học mãi. Doanh nhân Do Thái buộc phải có học vấn và coi học vấn là một nghĩa vụ suốt đời. Người Do Thái thường nói: “ Nước trong giếng sâu không bao giờ hết, còn nước trong giếng cạn sẽ chóng cạn kiệt tới đáy”. Khi xem lại giải Nobel kinh tế thế giới, tôi chợt giật mình khi thấy tới một phần ba các nhà kinh tế đạt giải là người Do Thái. Họ khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, thống trị các ngân hàng đến nỗi Montesquieu nói: “ ở đâu có tiền bạc ở đó có người Do Thái”. Sâu hơn nữa tìm hiểu, tôi thấy những người giàu nhất thế giới hiện nay đều có nguồn gốc Do Thái: Bill Gates, Warren Buffett, Micheal Dell, Roman Abramovic…Người Do Thái cũng có nhiều điểm tương đồng người Việt Nam như chịu khó, lam lũ và thông minh. Nhưng có một điều khác nhau rất lớn giữa người Do Thái và Việt Nam mà tôi nghĩ là người Việt Nam ta hay tự ái rất cao nên không chịu học hỏi, thông minh nhưng không chịu đầu tư vào trí tuệ, chính vì như thế hiện nay ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều người giàu có nhưng cách ứng xử bị gọi là “trọc phú”, việc học hành theo một số doanh nghiệp VN hiện nay vẫn còn mang quan niệm cho là chỉ dành cho các học giả trí thức uyên thâm, chứ doanh nhân là chỉ lo làm giàu, kiếm tiền chứ không như người Do Thái, càng giàu họ càng đi học

Tôi biết hiện nay vẫn có rất ít thương gia Do Thái qua tìm hiểu làm ăn và đầu tư tại Việt Nam và thị trường Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ đối với họ. Ray Barret, khách hàng đầu tiên người Do Thái của tôi là chủ một hãng thương mại, đối tác chính cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị bán lẻ Costco của Hoa Kỳ và Canada. Lần đầu tiên Ray Barret đến Hồ Chí Minh qua lời giới thiệu của công ty mẹ bên Canada, khi đón Ray tại sân bay Tân Sơn Nhất tôi cứ nghĩ Ray Barret sẽ mặt áo choàng như những người theo đạo mà tôi thường gặp nhưng không, Ray mặc đồ bình thường như mọi thương gia và đặc biệt trên đầu ông ta có một chiếc mũ đen nhỏ đội giữa đỉnh đầu, biểu tượng của người theo đạo Do Thái. Với lối ăn nói cực kỳ lịch sự nhỏ nhẹ và ngoại giao, Ray đã để lại ấn tượng tốt cho ai mới lần đầu gặp mặt. Hôm đó là thứ 6, tôi đặt phòng cao cấp Executive suite cho Ray ở tầng thứ 22 cao nhất ở khách sạn Sheraton Sài Gòn với mục đích sẽ tạo cho Ray một bất ngờ với cityview thật đẹp nhìn ra sông Sài Gòn, tôi đâu biết rằng thiện ý của tôi chính là cái tai hại thiếu hiểu biết của mình khi không tìm hiểu kỹ văn hóa người Do Thái. Sau khi check-in xong tôi đưa Ray vào thang máy để lên phòng của mình thì Ray nói không thể đi thang máy được vì hôm nay là thứ 6 tối cuối tuần, người Do Thái không được đi và chạm tay vào bất cứ đồ điện tử nào. Thế là Ray lững thững cuốc bộ lên đến tầng 22 cao nhất của khách sạn với cái “cityview bất ngờ” của tôi. Ôi, sao có cái luật lệ đạo nghiêm khắc thế giữa cái thế giới hiện đại công nghệ này. Tôi bị ngớ người vì lần đầu tiên tiếp khách bị hố và một bài học lớn cho mình trước khi gặp gỡ một khách hàng người nước ngoài nên tìm hiểu kỹ văn hóa tín ngưỡng của dân tộc đó để chủ động. Đặc biệt những thương gia mới lần đầu tiên qua Việt Nam. Nếu biết trước, tôi đặt phòng ở tầng 1 hay 2 là thích hợp rồi. Chỉ khổ cho Ray Barret, đổ mồ hôi đưa tấm thân mệt mỏi sau chuyến bay dài của mình lên tầng 22 “cao nhất bất ngờ” của tôi

Cũng hôm đó, tôi ngồi đợi Ray ở lobby khách sạn để chờ đi ăn tối, trước khi Ray qua tôi cũng đã tìm hiểu một số quán ăn cho người Do Thái, tôi đã cẩn thận điện hỏi khắp nơi có phải nhà hàng Kosher phục vụ cho người Do Thái không ?, ai cũng nói “yes” cả, ở đây có nhiều người theo đạo khắp nơi trên thế giới đến ăn. Khi Ray xuống, tôi hồ hởi nói với Ray bây giờ tôi sẽ đưa Ray đi ăn nhà hàng Do Thái ở Hồ Chí Minh để Ray thưởng thức món ăn Do Thái của mình tại Việt Nam. Ray nhìn tôi ngạc nhiên và nói “ làm gì có nhà hàng Do Thái ở Hồ Chí Minh và chắc chắn ở HCM chưa có nhà hàng nào cho người Do Thái cả đừng đến đó làm gì cho mệt”, tôi khẳng định với Ray tôi sống ở đây và tôi biết có vì tôi đã điện thoại đặt trước rồi. Cuối cùng Ray mỉm cuời và đi theo tôi tới nhà hàng cho người Do Thái của tôi. Nhà hàng tôi đưa Ray đến là nhà hàng Four Seasons tọa lạc ở số 2 Thi Sách, quận 1. Khi đến nơi, vừa thấy biểu tượng bên ngoài nhà hàng, Ray không vào và nói đây không phải là nhà hàng Do Thái mà là nhà hàng cho người theo đạo Hồi, Muslim. Mà người theo đạo Hồi- Muslim lại là những người không đội trời chung với người Do Thái- Jewish. Hỡi ôi… Tôi quay ra xe và cùng Ray đi. Tôi vội gọi cho quán thứ 2, thì ra đó cũng là quán ăn Hồi Giáo, tôi hỏi tại sao tôi điện thoại hỏi trước lại nói đây là quán ăn cho người Do Thái, em phục vụ cầm máy trả lời:” thì có biết người Do Thái là người gì đâu, cứ tưởng cũng giống như người Hồi Giáo, Do Thái với Hồi Giáo là một”…trời ơi..có chết tôi không chứ. Cái thằng hai lúa từ Tiên Phước vô Sài Gòn như tôi không biết đã đành sao em cũng hai lúa còn hơn tôi vậy ?. Bây giờ Ray mới nói, ở Sài Gòn chỉ có một chỗ cho người Do Thái ăn nhưng gia đình này mới mở và chỉ mang tính cách gia đình thôi, quán ăn đó nằm trong một hẻm ở đường Lê Lợi, đối diện chếch về bên trái chợ Bến Thành khoảng 250m. Ray Barret làm tôi quá ngạc nhiên và hỏi tại sao Ray lại biết rành như vậy vì đây là lần đầu qua Việt Nam. Ray nói một câu làm tôi nhớ mãi : “người Do Thái luôn biết trước những gì mình làm và nơi nào mình đi”. Thì ra họ có một worldwide network, liên hệ với nhau rất chặt chẽ và thông tin nội bộ rất chính xác. Thế là từ vị trí chủ nhà tôi biến thành khách và để khách hướng dẫn đi ngay trên quê hương của mình. Thật buồn cười ! cuối cùng loanh quanh trong hẻm Lê Lợi chúng tôi cũng tìm ra được quán ăn gia đình Do Thái đó. Sau khi làm vài món khó ăn, chúng tôi ra về, Ray nói quán ăn đó nấu đó ăn cũng chưa ngon lắm và cũng chưa đúng kiểu Do Thái. Thế là những ngày sau đó, Ray đi làm với tôi và ăn thức ăn của mình đem theo, toàn là mì tôm ăn liền dành cho người Do Thái. Điều đặc biệt là tô, đũa và vật dụng Ray đều đem theo chứ tuyệt đối không chạm và ăn đồ dùng ngoài. Còn nếu có ăn gì khác ở ngoài thì chỉ ăn trái cây với điều kiện dĩa đựng trái cây phải bọc giấy bạc. Nhìn cảnh một triệu phú như Ray mà phải chịu cực ăn mì tôm hoài như vậy làm tôi cứ nghĩ mãi về người Do Thái và kỷ luật bản thân của họ ?. Có lần tôi buộc miệng hỏi Ray, sao lại làm vất vả như thế mà chịu cực như vậy khi đi xa chịu sao nổi ?, Ray chỉ mỉm cười ý nhị không nói gì cả. Trong thời gian đi làm, cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ là Ray phải tìm một nơi nào đó để cúng hay cầu nguyện cái gì đó, nếu đang đi trên xe ôtô thì dừng lại khoảng 5 phút cho Ray ra ngoài đứng bên vệ đường cầu nguyện. Có mấy người khách qua đường ngoái nhìn lại không hiểu ông Tây này đang làm cái gì như thầy cúng vậy. Nhưng cách làm việc của Ray Barret thì thật khủng khiếp, thời gian tính từng phút giây và không kể ngày đêm, mặc dầu ăn uống kham khổ vì ở VN không có nhà hàng Do Thái. Sau 5 ngày làm việc tích cực ở VN ở hai đầu Nam Bắc. Ray Barret lên máy bay về nước và nói sẽ không quên Việt Nam và tôi, không biết có thật không ?. Tôi thì chỉ gãi đầu và bắt tay ông mong gặp lại sớm nhất. Sau khi về từ sân bay, ý tưởng kinh doanh lóe trong đầu tôi là phải mở ngay một nhà hàng Do Thái tại Sài Gòn, chắc chắn trước sau gì những thương gia này sẽ đổ bộ đầu tư vào Việt Nam cùng với cộng đồng hùng mạnh của họ. Vì theo xu thế hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư Do Thái rất muốn chuyển hướng từ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á khác vào Việt Nam. Rất tiếc tôi không rành về kinh doanh nhà hàng và đặc biệt không hiểu lắm về món ăn Do Thái. Nếu bạn nào làm được cứ thực hiện ý tuởng này hoặc kết hợp với tôi mở làm thử cái nhé. Đây là một thị trường còn bỏ ngõ ở Sài Gòn

Doanh nhân Do Thái thứ hai tôi gặp là John Bellamy, ông là một trong những nhà nhập khẩu lớn ở Bắc Mỹ một loại hàng thuộc công nghiệp nặng. Do có kinh nghiệm tiếp khách từ trước với Ray Barret nên cuộc làm việc với John tương đối suôn sẻ hơn. Tất nhiên John và Ray biết nhau rất rỏ và thân nhau nữa vì cùng là thương gia lớn ở Bắc Mỹ và cùng dân Do Thái. John cũng lần đầu tiên tới Việt Nam và cũng rất phấn khởi khi thăm và làm việc tại Sài Gòn và Hà Nội, ông nói ông cũng rất muốn mua hàng và tìm hiểu về Việt Nam. Khi đi làm việc với ông, tôi rất bất ngờ trước những quyết định nhanh và quyết đoán của ông. Hợp đồng thực hiện rất nhanh và mạo hiểm ngay trong những ngày thị trường thế giới đang biến động. Ngân hàng đại gia Lehman Brother vừa sụp đổ bên Hoa Kỳ. Phải nói cách làm việc, làm ăn của người Do Thái rất khác người và khác biệt. Tôi có kể chuyện với John lần đầu Ray qua Việt Nam, John nói với tôi rằng, thực ra ở Việt Nam mọi người còn hơi lạ với giới doanh nhân Do Thái chứ ở Hồng Kông hay ở Thượng Hải thì các khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đều biết cách phục vụ riêng cho người Do Thái. Khi hạng khách thượng lưu này đến họ đều biết cách chế biến món ăn và phòng ốc riêng cho họ. Và trong phòng khách sạn đều có lò nướng viba để họ tự nấu ăn. Hôm ở Hà Nội tại khách sạn Intercontinental West Lake, tôi phải hướng dẫn nhân viên khách sạn nướng đồ ăn cho John bằng lò nướng viba của nhà bếp cộng với giấy bạc, họ rất ngạc nhiên trước vị khách này. Tôi thấy cả Ray và John đều rất hay điện thoại về cho vợ khi đang đi làm, họ nói thường thì người Do Thái người vợ ở nhà nuôi dạy con trẻ và chồng đi làm chủ lực. Con cái hơn 18 tuổi thì tự lực cánh sinh, điều quan trọng là phải học và học mãi. Cốt cách dân tộc và di truyền tư duy của người Do Thái rất rõ ràng. Hôm John về nước phải ghé qua Hồng Kông, vì đi chuyến bay tối tới HK khoảng 12h khuya nên sợ nhà hàng Do Thái ở đó đóng cửa, ở Hồng Kông chỉ có 2 nhà hàng Do Thái. John nhờ tôi phone hỏi thử lúc đó còn chờ khách không, tôi gặp quản lý nhà hàng đó và bà ta nói rằng : “ họ sẽ đóng cửa lúc 11h30 tối nhưng họ sẵn sàng đợi ông đến 2h khuya để phục vụ”. Có như vậy mới biết service ở Hồng Kông tốt đến mức nào, tôi còn lưu tên nhà hàng đó “Mul Hayam – Glatt Kosher, 62 Mody Rd, Tsimshatsui Kowloon, HK. Tel: 852 2366 6364”

Có rất nhiều bí quyết để người Do Thái làm giàu nhưng theo tôi sau khi tiếp xúc và làm việc với họ, tôi thấy người Do Thái mặc dù rất giàu nhưng họ rất chăm chỉ, chịu khó làm ăn, kỷ luật bản thân rất nghiêm khắc, không ăn chơi và luôn giữ chữ “ tín” với đối tác rất cao. Không bao giờ thỏa mản chính mình, họ là : “có một dạng người nghèo mà mọi người thường gọi là nghèo “rớt mồng tơi”. Họ thà làm người đứng đầu trong đội ngũ những người nghèo còn hơn là làm người đứng cuối trong đội ngũ những người giàu”. Một điểm lớn đáng để học hỏi nữa là người Do Thái cực kỳ đoàn kết khi ở nước ngoài, tinh thần tự lập tự tôn dân tộc rất cao, biết người biết mình để kết hợp kiếm tiền, làm giàu. Cái này chúng ta vẫn thua rất xa và phải học hỏi. Chính vì mạng lưới đoàn kết như vậy, nên khi thị trường thay đổi họ có thông tin rất nhanh để xoay chuyển tình thế. Qủa là đáng suy ngẩm khi một dân tộc mà từ hơn 2000 năm trước tổ quốc bị ngoại xâm, phải phiêu du khắp nơi mưu sinh, tồn tại và phát triển. Họ từng bị xua đuổi, thậm chí bị lâm vào nạn diệt chủng nhưng vẫn vươn lên thịnh vượng và giàu có như hôm nay. Cách sống và làm giàu của người Do Thái rất đáng cho Việt Nam chúng ta học hỏi

Lê Quang Nhật
Director
AIPL Canada – Vietnam Rep
 
Sáng tạo, tinh thần và kinh doanh​

Quả thật, trong danh sách những nhà kinh tế được giải Nobel Kinh tế học, người gốc Do Thái chiếm hơn một phần ba, với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Milton Friedman, Paul Samuelson, Joseph Stiglitz (đã từng sang Việt Nam)… Tại sao người Việt cũng giống người Do Thái ở nhiều điểm... Như khôn ngoan, chăm chỉ kiếm tiền, sống ở nhiều nơi trên thế giới v.v... Mà về khả năng làm ăn buôn bán thì khoảng cách còn quá xa... Một học giả Mỹ, Tiến sĩ Ron Whittaker, từng viết: "Sáng tạo là cái không thể học được, nhưng bạn có thể học một số quy tắc để làm cho óc sáng tạo của bạn nảy nở"

Tương tự, tinh thần kinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng có thể học một số quy tắc để tinh thần kinh doanh của chúng ta phát triển

Ở một diễn đàn trên mạng trao đổi về người Do Thái, hồi tháng 3, một bạn trẻ Việt Nam đã đặt câu hỏi: "Người Việt cũng giống Do Thái ở một số điểm như khôn ngoan, chăm chỉ kiếm tiền, sống ở nhiều nơi trên thế giới v.v... Nhưng về khả năng làm ăn khuynh đảo cả thế giới thì khoảng cách còn rất xa. Vì sao người Do Thái giỏi thế nhỉ?". Quả thật, trong danh sách những nhà kinh tế được giải Nobel Kinh tế học, người gốc Do Thái chiếm hơn một phần ba, với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Milton Friedman, Paul Samuelson, Joseph Stiglitz (đã từng sang Việt Nam)… Người Do Thái được coi như những nhà buôn tài ba. Họ chiếm vị trí thống trị về kinh tế ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người Hoa cũng vậy, luôn có những doanh nhân gốc Hoa giàu có ở bất kỳ một nước châu Á nào, từ Ấn Độ cho tới Singapore và Việt Nam. Người ta cho rằng, sở dĩ như thế là vì các dân tộc Do Thái, Ảrập, Trung Hoa có tinh thần kinh doanh bẩm sinh. Nghe trừu tượng, nhưng tinh thần kinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập, tự do (mà yêu tự do là tiền đề của xu hướng ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới); không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng; không sợ mạo hiểm

Tương lai đất nước gắn với tinh thần kinh doanh

Arthur Rock, một trong những doanh nhân đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ở Mỹ, từng phát biểu: "Tương lai của đất nước này (Mỹ) gắn chặt với các doanh nghiệp mới". Từ "venture" - doanh nghiệp - mà ông dùng cũng có nghĩa là "mạo hiểm". Suy rộng ra, điều Arthur Rock muốn nói là: Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào tinh thần dám làm, dám mạo hiểm, dám kinh doanh của người dân quốc gia đó. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tinh thần kinh doanh của cả một dân tộc. Arthur Rock tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1951. Ông là người đã thực hiện hàng chục dự án đầu tư hàng triệu USD vào các công ty ở thung lũng Silicon, trong đó có những công ty lớn như Intel, Apple, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền công nghệ cao nước Mỹ. Nói về ông, người ta đánh giá Arthur Rock là "một người có khả năng phán đoán kỳ tài, chỉ cần một thoáng quan sát, Arthur Rock có thể ngay lập tức phân tích rõ ràng khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp, kể cả một doanh nghiệp mới được thành lập". Có thể mô tả ngắn gọn: Ông là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một con người tràn ngập tinh thần kinh doanh

Trong cuốn Shaping the Waves, viết về những doanh nhân thành đạt từng tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, tác giả Jeffrey L. Cruikshank viết: "Staples, Starbuck, Intel, Amazon... đều là những công ty lớn, những tấm gương mẫu mực về thành công trong kinh doanh. Nhìn vào thành công của họ ngày nay, mấy ai tin rằng những ý tưởng xoay chuyển thế giới của họ đều có thể xuất phát từ những giấc mơ hình thành trong garage ôtô hoặc một nhà hầm nào đó". "Những người đã dám ước mơ và thực hiện thành công ước mơ đó, về căn bản, là các cá nhân rất khác biệt. Khi nghiên cứu về họ, người ta thấy rằng họ không có nhiều điểm chung, ví dụ không phải ai cũng mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, là con đầu lòng, hay là đứa con út được cả gia đình cưng chiều... Họ chỉ có một điểm chung: tinh thần kinh doanh"

Người Việt và tinh thần kinh doanh

Trở lại câu hỏi tại sao người Việt cũng giống người Do Thái ở nhiều điểm mà về khả năng làm ăn buôn bán thì khoảng cách còn quá xa, một trong các câu trả lời có lẽ sẽ là: Vì tinh thần kinh doanh ở người Việt ta còn thấp. Ngay từ trong lịch sử, chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người Việt đã xếp "thương" ở dưới cùng trong các thứ bậc xã hội: sĩ – nông – công – thương. Ngôn ngữ - tấm gương phản ánh tâm lý dân tộc - cũng cho thấy một thái độ kỳ thị nặng nề với doanh nhân khi chúng ta dùng những từ "con buôn", "hàng tôm hàng cá", "tư thương"… để nói về họ. (Thời nay, danh sách này được bổ sung thêm từ "đại gia", để chỉ những người giàu sang và có thế lực, tuy vậy vẫn hàm ý tiêu cực). Trải qua nhiều thế hệ, ước mơ của nhiều thanh niên Việt Nam khi bước vào đời vẫn là trở thành bác sĩ, kỹ sư (bây giờ thì thêm mơ ước làm ca sĩ, diễn viên nổi tiếng)

Suy cho cùng, đó là tâm lý làm công ăn lương (cho Nhà nước hoặc cho một tổ chức/ cá nhân nào đó) chứ không phải mong muốn mở ra một sự nghiệp độc lập, mình làm chủ mình. Đây chính là triệu chứng của căn bệnh thiếu tinh thần kinh doanh, từ lâu đã là bệnh mãn tính của người Việt. Để chữa bệnh này, một trong những phương thuốc khả dĩ là giáo dục, áp dụng ngay từ khi người ta còn nhỏ. Với trẻ em, đó có thể là sự khuyến khích các em làm quen với tiền và các trò chơi sáng tạo. Và một nền giáo dục theo hướng phát triển những gì "tâm lý Việt Nam" còn thiếu: dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, không sợ bị chê cười đả kích v.v.

Các du học sinh người Việt ở Trường Kinh doanh Harvard, khi nói về thời gian học tập tại đây, đều khẳng định: Được dạy và học theo phương pháp ấy, sinh viên không muốn độc lập suy nghĩ cũng không được. Một trong những môn học được chú ý là Learning Style, nghĩa là "cách học". Trong đó, giảng viên trò chuyện với sinh viên, cảm nhận được trình độ, tính cách của mỗi người, rồi đưa ra những cách học hiệu quả nhất cho từng cá nhân. Đây là môn học được rất nhiều sinh viên ưa thích, bởi qua mỗi tiết học, họ lại có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình

Cũng nhờ vậy, sinh viên HBS có khả năng tự học rất tốt. Họ luôn phải tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu vấn đề, sau đó phải thảo luận, trình bày và bảo vệ quan điểm trước mọi người

Người học được khuyến khích có chính kiến riêng và được tự do thể hiện, nói một cách đơn giản là "có sai cũng không sợ". Giáo viên chỉ được coi là những "đồng nghiệp lớn tuổi" chứ không phải người kiểm soát suy nghĩ của sinh viên. Quan trọng hơn, giáo viên là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho sinh viên. Có lẽ vì thế mà các sinh viên Việt Nam du học, khi trở về nước, dường như luôn mang một lòng nhiệt tình cháy bỏng, muốn "làm điều gì đó", muốn áp dụng ngay những kiến thức và kinh nghiệm mình thu được vào việc thay đổi tình hình ở Việt Nam. Không phải lòng nhiệt tình và mong mỏi của tất cả các du học sinh đó đều được thỏa mãn. Cũng không phải sự mạnh dạn và quyết tâm của một cộng đồng nhỏ có thể làm thay đổi nếp nghĩ của cả một dân tộc. Nhưng ít ra đó cũng là những mầm mống để tạo ra một sự đổi khác. Ít ra thì cũng đã có những người Việt Nam dám "học đi buôn"

Dù rằng, trên thực tế, những ngôi trường như Trường Kinh doanh Harvard, Trường Kinh tế Chicago, Trường Kinh tế Columbia... không dạy đi buôn, mà dạy cho người ta "tinh thần kinh doanh", cái mà dân Việt chúng ta còn thiếu
 
Israel: Thịnh vượng nhờ “đổi mới và sáng tạo”​

Là một đất nước “đất chật, người đông” và hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng Israel đã vươn lên thành một quốc gia thịnh vượng nhất Tây Á nhờ “đổi mới và sáng tạo”

Sự nổi lên của Ấn Độ, Trung Quốc đang buộc các nền kinh tế phát triển Bắc Mỹ, châu Âu hay Nhật Bản… phải cạnh tranh quyết liệt để duy trì ưu thế hiện có. Trong cuộc “ngao cò đánh nhau” này, Israel - một trong những trung tâm công nghệ hàng đầu châu Á - đang cố gắng trở thành “ngư ông đắc lợi”

Thành tích công nghệ của Israel thật đáng nể, khi người ta biết rằng đất nước này chỉ có 7,6 triệu dân, luôn sống trong tình trạng "bên bờ vực chiến tranh" và không được thiên nhiên ưu đãi. Nhờ Israel, nhân loại được sử dụng tin nhắn điện tử, hộp thư thoại và điện thoại Internet. Đất nước này cũng là một trong những chiếc nôi phát triển công nghệ nano, tạo cơ sở cho những tiến bộ lớn trong lĩnh vực y học. Israel cũng có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán công nghệ Nasdaq hơn bất kỳ quốc gia nào bên ngoài Bắc Mỹ và được các tập đoàn công nghệ đa quốc khổng lồ như Microsoft, Intel tin cậy trao cho những hợp đồng nghiên cứu & phát triển công nghệ quan trọng

Ưu thế công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Israel, giúp quốc gia “đất chặt, người đông, thiên nhiên khắc nghiệt” này có mức sống hàng đầu thế giới. GDP bình quân đầu người của Israel là 30.000 USD, cao hơn nhiều nước tiên tiến ở châu Âu và đang theo sát Nhật Bản ( 32.000 USD). Giới doanh nhân Israel tự tin rằng họ sẽ duy trì được lợi thế về sáng tạo, phát triển công nghệ, ít ra trong thời gian trước mắt

Tuy nhiên, môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi với sự nổi lên nhanh chóng của hai ngôi sao mới là Trung Quốc và Ấn Độ. Với dân số trên 1 tỉ người, hai nước này có nhiều thuận lợi trong quá trình cải tiến công nghệ. Các công ty công nghệ Trung Quốc sử dụng 9,6 triệu lao động trong năm 2009, nhiều hơn 2 triệu người so với dân số của Israel. Trong khi đó, số kỹ sư tốt nghiệp của Ấn Độ năm 2009 là 350.000, nhiều gấp 3 lần số kỹ sư mới tốt nghiệp của Israel

Các công ty Trung Quốc, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển công nghệ và tiến vào lĩnh vực dịch vụ vốn là thế mạnh của các công ty của Israel. Thị trường khổng lồ trong nước đã giúp các công ty này nhanh chóng quay vòng luồn tiền khổng lồ đổ vào lĩnh vực nghiên cứu, phát triển. Không những thế, “hai gã khổng lồ châu Á” cũng hưởng lợi từ những thành quả nghiên cứu của Israel trong công nghệ từ hàng thập niên qua cũng như trào lưu mới liên kết hàng chục ty đa quốc gia để tận dụng nhân tài, với chi phí thấp hơn nhiều so với Israel

Hiện tại, Israel vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư mạo hiểm tại châu Á. Theo số liệu của Dow Jones VentureSource chuyên theo dõi thị trường đầu tư mạo hiểm toàn cầu, các nhà đầu tư mạo hiểm từ khắp nơi trên thế giới đầu tư trên 900 triệu USD vào Israel trong 9 tháng đầu năm 2010, so với 2 tỷ USD ở Trung Quốc và 710 triệu USD ở Ấn Độ. Rõ ràng, Israel đang đối mặt với xu hướng trọng tâm đầu tư đang dịch chuyển sang Trung Quốc và Ấn Độ

Theo lãnh đạo các công ty đầu tư mạo hiểm Jerusalem Venture Partners và Giza ở Tel Aviv, để cạnh tranh với Trung Quốc và Ấn Độ, các nước công nghiệp lớn sẽ phải tìm kiếm cách thức duy trì ưu thế công nghệ trong tương lai. Và hướng đi bắt buộc đối với Israel là phải đổi mới và tạo ra sự khác biệt về công nghệ. Một ý tưởng mới là các doanh nghiệp Israel cần coi trọng đổi mới công nghệ hướng tới phục vụ người tiêu dùng

Tại thời điểm này, Ấn Độ và Trung Quốc đang tập trung vào chuyển đổi công nghệ hiện có để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho thị trường khổng lồ trong nước và chưa đi tiên phong trong công nghệ sáng tạo. Tuy nhiên, xu hướng này có thể sẽ chấm dứt sau 20 năm nữa. Đây chính là khoảng thời gian quí báu để Israel tận dụng để phát triển nghiên cứu, sáng tạo hướng ra thế giới, hướng tới khách hàng, người tiêu dùng toàn cầu

Một hội nghị công nghệ tổ chức tại Tel Aviv trong tháng 11/2010 đã nhấn mạnh sự khởi đầu về chuyển hướng nghiên cứu công nghệ “lấy người người tiêu dùng làm hạt nhân”. Các công ty cung cấp các dịch vụ Internet TV, trò chơi trực tuyến và nhà cung cấp ứng dụng Facebook có nhiều thuận lợi hơn trong việc chuyển hướng này. Một sự khởi đầu đầy hứa hẹn mang tên Outbrain kêu gọi độc giả của blog và phương tiện truyền thông liên kết các trang web để tự giới thiệu... giống như Netflix hoặc Amazon giới thiệu phim và sách tới khách hàng. Mục tiêu của Outbrain là nhằm giúp người đọc loại bỏ thông tin nhiễu và chắt lọc được những thông tin mà họ quan tâm trong kho dữ liệu khổng lồ

Công nghệ sạch cũng là một hướng đi mới. Công ty Better Place của doanh nhân Israel Shai Agassi hy vọng nổi lên trong cuộc cách mạng công nghiệp ô tô toàn cầu bằng cách đưa ra hệ thống phục vụ ô tô chạy điện đầu tiên trên thế giới vào sử dụng trong năm tới
 
Trung Quốc "đua" tìm bí quyết làm giàu của người Do Thái​


Tại Trung Quốc, lòng hâm mộ óc kinh doanh nhạy bén của người Do Thái đã dẫn tới một cuộc bùng nổ trong ngành xuất bản nước này

"Làn sóng Do Thái" trong ngành xuất bản Trung Quốc

Trung-Quoc-hoc-Do-Thai-2.jpg

Các du khách Do Thái tới Trung Quốc khi tiết lộ nguồn gốc của mình thường được người dân sở tại vồ vập chào đón ngay với những lời khen tặng như: "Rất thông minh, rất khéo léo, và rất giỏi kinh doanh"

Theo xếp hạng của Google Zeitgeist Trung Quốc năm ngoái, trong mục các câu hỏi "tại sao" được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, câu "Tại sao người Do Thái giỏi?" chiếm vị trí thứ tư, đứng trên cả câu hỏi "Tại sao tôi nên lập gia đình"

Chính mối cảm tình đặc biệt dành cho người Do Thái này đã mở ra một xu hướng gây khá nhiều ngạc nhiên trong ngành xuất bản Trung Quốc những năm vừa qua: các cuốn sách hé lộ bí quyết kinh doanh của người Do Thái, được viết dựa trên một quan niệm phổ biến của người Trung Quốc rằng những đặc tính của người Do Thái chính là "chìa khóa vàng" dẫn tới thành công của họ trong lĩnh vực tài chính

Các tựa sách như Thâm nhập thế giới người Do Thái: 101 quy tắc kinh doanh của người Do Thái, Tìm hiểu về tất cả các bí quyết kiếm tiền của người Do Thái... được xếp chung khu vực với các cuốn sách viết về Warren Buffet và Bill Gates. Ở Đài Loan thậm chí còn có một khách sạn Do Thái, được xây dựng dựa theo "quan niệm về thành công của người Do Thái"; mỗi phòng của khách sạn này đều thể hiện một phiên bản của cuốn sách Kinh Thánh về thành công trong kinh doanh của người Do Thái

Cùng với mối quan tâm ngày càng lớn về kiến thức kinh doanh và sự gia tăng doanh số bán ra của các cuốn sách tự học tại Trung Quốc, hoạt động xuất bản những cuốn sách dạy kinh doanh theo người Do Thái cũng đang bùng nổ. Các cuốn sách này có nét tương đồng với kiểu sách như Tôn Tử và Nghệ thuật kinh doanh của Trung Quốc

Han Bing, tác giả của cuốn Thâm nhập thế giới người Do Thái, cho biết sau khi đọc loạt ấn phẩm về "Kinh Thánh của người Do Thái" do một nhà xuất bản lớn giới thiệu, anh chợt nhận ra rằng "người Do Thái cổ xưa và người Trung Quốc ngày nay phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự nhau", chẳng hạn như di cư và sự chênh lệch

Các quy tắc kinh doanh mà tác giả Han Bing nêu ra trong cuốn sách của mình bao gồm cả những lời khuyên vốn hết sức thông thường và phổ biến như "hãy nói thật với khách hàng về những khiếm khuyết của sản phẩm", "hãy giúp đỡ nhiều người hơn", và "một sự hợp tác dựa trên cảm xúc thì không đáng tin"

Hiện vẫn chưa có số liệu thống kê về doanh số bán ra của những cuốn sách này trên thị trường. Nhưng theo Wang Jian, phó giám đốc Trung tâm Do Thái học tại Thượng Hải, tuy những cuốn sách hướng dẫn đó chưa đạt tới đỉnh cao như cuốn Giáo dục trong gia đình người Do Thái (bán được trên 1 triệu bản), nhưng hiện chúng cũng đang rất được ưa chuộng, và là một "chủ đề nóng". Tập hợp những văn bản cổ về luật và truyền thống của người Do Thái (Talmud) "đã trở thành cuốn cẩm nang về nghệ thuật kinh doanh và kiếm tiền", Wang nói

Khởi nguồn của lòng hâm mộ

Quan niệm của người Trung Quốc về năng lực kiếm tiền của người Do Thái có lẽ bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19, khi các nhà đầu tư bắt đầu "đổ bộ" vào Trung Quốc. Nhiều ông trùm bất động sản nước ngoài đầu tiên tại đây (như Silas Hardoon và con cháu gia tộc Sassoon) cũng là người Do Thái

Michael Kadoorie hiện được xếp hạng là người giàu nhất không có nguồn gốc Trung Quốc với số tài sản ròng ước đạt 5 tỷ USD; ông sinh trưởng trong một gia đình Do Thái giàu có, tới Thượng Hải sinh sống từ thế kỷ 19; Kadoorie làm giàu từ việc sản xuất máy phát điện và kinh doanh khách sạn

Sự ngưỡng mộ người Do Thái bắt nguồn từ một lịch sử không chỉ liên quan tới kinh doanh. Theo Giáo sư Xu Xin của Khoa Do Thái học tại Trường Đại học Nam Kinh, dưới thời Chủ tịch Mao Trạch Đông, khoảng gần một nửa trong số hơn chục người phương Tây hoạt động tại Trung Quốc là người Do Thái, và điều đó cũng góp phần khiến giới trí thức sở tại quan tâm hơn tới văn hóa Do Thái

Thực tế trên cũng tạo ra những mối thiện cảm dành cho một số cá nhân người Do Thái trong giới truyền thông chính thức của Trung Quốc. Những cá nhân đó gồm có Sidney Rittenberg, công dân Mỹ đầu tiên tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc, và nhà báo Israel Epstein, người đã nhiều lần phỏng vấn Mao Trạch Đông. Khi Epstein qua đời, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều tới dự đám tang ông

Không ít người Trung Quốc cho rằng người Do Thái thông minh là nhờ có cuốn Kinh Thánh Talmud. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nước ngoài về đạo Do Thái cho biết Talmud không phải là cuốn sách hướng dẫn kinh doanh

Theo Rabbi Eliezer Diamond, giảng viên môn luật Do Thái, tuy cuốn Talmud đề cập tới luật hợp đồng, sự quy vùng, và nhiều vấn đề liên quan tới tính toán lãi suất, nhưng đó không phải là một cuốn cẩm nang dạy cách làm giàu nhanh. "Nhưng có vẻ như họ không biết Talmud là gì. Tôi cho rằng họ coi đó là một cuốn sách tri thức bí mật", Rabbi Nussin Rodin, một phái viên của phong trào Chabad-Lubavitch tại Bắc Kinh, cho biết thêm

Diamond kể: "Có lần tôi nhận được một lá thư của một người Trung Quốc, trong đó anh ta nói: Tôi rất quan tâm tới chuyện làm giàu, anh có thể cho tôi biết trường các anh đã dạy học viên những gì về chuyện kiếm tiền không ?"

Tuy nhiên, quan niệm cho rằng Talmud là một cuốn sách chứa đầy những bí quyết kinh doanh không hoàn toàn là chuyện vui. Bản thân bìa cuốn kinh này cũng trích dẫn câu: "Không ai có thể đánh bại người Do Thái trừ khi họ đã đọc cuốn sách thánh Talmud của chúng ta"

Diamond cho biết: "Trên thế giới có nhiều người mang tâm lý bài Do Thái vẫn muốn làm việc với các luật sư người Do Thái, bởi họ là những luật sư rất giỏi". Han Bing thì chia sẻ rằng anh chưa từng gặp một người Do Thái nào, và cũng không chắc những gì anh miêu tả về người Do Thái là đúng hoàn toàn

Bên cạnh đó, Han Bing cũng thừa nhận chưa có doanh nhân nào liên lạc với anh để nói rằng cuốn sách của anh đã làm anh ta thay đổi. Chỉ có điều là, như anh thừa nhận, "Hiện đang có vô số những cuốn sách như thế bày bán trên thị trường"


Lobby Israel Club: Người Do Thái đã nghiên cứu về Trung Quốc, thiết lập kênh giao thương kinh tế hiệu quả với Trung Quốc hàng nghìn năm nay http://www.china.co.il/
 
Thống đốc Ngân hàng Israel chạy đua chức Tổng giám đốc IMF​

Ứng cử viên thứ hai cho chức Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF) đã lộ diện hôm 11-6, đó là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Israel Stanley Fischer. Với tuyên bố ứng cử chính thức, ông Fischer trở thành đối thủ của bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Tài chính Pháp

Ông Stanley Fischer, 67 tuổi, nguyên là phó Tổng giám đốc IMF giai đoạn 1994 – 2001. Phát biểu ngày 11-6, ông tự tin: “Nếu được tín nhiệm, tôi tin rằng bằng kinh nghiệm bản thân, tôi sẽ đóng góp tích cực cho IMF cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu”

imf.jpg

Ông Fischer cho rằng cơ hội trở thành Tổng giám đốc IMF​

Giải thích cho quyết định ứng cử của mình trong khi nhiệm kỳ 5 năm trên cương vị Thống đốc Ngân hàng Israel mới bước vào năm thứ hai, ông Fischer nói: “Tôi không có kế hoạch từ trước, đây chỉ là cơ hội phát sinh và có thể không đến lần thứ hai” - ám chỉ việc cựu Tổng giám đốc Dominique Strauss-Kahn phải từ chức vì scandal tình dục giữa tháng 5 qua

Ngay lập tức, Bộ trưởng Tài chính đồng thời là đại diện của Israel tại IMF - Yuval Steinitz - lên tiếng sẽ ủng hộ tối đa cho “đồng hương” Fischer

Trong khi đó, tuy đánh giá ông Fischer “đủ điều kiện để điều hành IMF một cách tuyệt vời”, nhưng chuyên gia kinh tế người Mỹ Nouriel Roubini lại nhận định ông “khó qua mặt được bà Christine Lagarde”
 
Đất nước Israel: “Kỳ tích trên sa mạc”

– Mặc dù phần lớn diện tích là sa mạc,nhưng Israel lại là một đất nước có nền nông nghiệp phát triển và công nghệ cao hàng đầu thế giới

eden_organic-paradise_1.jpg



Israel hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, đất đai khô cằn, 60% là sa mạc, lượng mưa phân bổ không đều: ở khu vực phía Bắc lượng mưa chưa tới 1.000 mm/năm và phía Nam chỉ có 30 mm/năm. Thế nhưng, quốc gia nằm ở phía Đông Địa Trung Hải này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về công nghệ mới để vượt qua những khó khăn về tài nguyên thiên nhiên và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp

Đặc trưng nền nông nghiệp của Israel là một hệ thống sản xuất chuyên canh bắt nguồn từ nhu cầu thực tế là khắc phục sự khan hiếm về tài nguyên, đặc biệt là nước và đất trồng trọt. Sự tăng trưởng liên tục trong sản xuất nông nghiệp của Israel là nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, chuyên gia khuyến nông, nông dân với các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và kết quả của các giải pháp được kiểm nghiệm ngay trên cánh đồng. Nhờ mô hình này, Israel đã tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại tại một quốc gia mà hơn một nửa diện tích là sa mạc

Thêm vào đó, ý thức tiết kiệm nước trở thành tôn chỉ hàng đầu ở Israel, bởi cả nước chỉ có một hồ nước ngọt là Galilê, chứa 3 tỷ m3 nước. Ví dụ, nước cấp cho nuôi cá giống, thải ra tiếp tục cho nuôi cá thịt, rồi đến nuôi gia súc, cuối cùng tưới cho cây trồng. Và cũng vì vậy, quốc gia này không ngừng phát triển các công nghệ mới liên quan đến ngành nước. Điển hình là công nghệ tưới nhỏ giọt bao gồm hệ thống tưới phun cá nhân, hệ thống tưới tiên tiến được vi tính hoá, thiết bị cảm biến độ ẩm được chôn dưới đất cung cấp thông tin về độ ẩm của đất. Nhờ đó, Israel luôn sản xuất dư thừa lương thực so với nhu cầu trong nước. Nhà máy tái tạo và xử lý nước Shafdan của nước này cũng là một trong những nhà máy tái chế nước thải lớn nhất thế giới và cung cấp nước sinh hoạt gần 2,3 triệu dân

Cuộc cách mạng công nghệ không chỉ dừng lại trên những cánh đồng, Israel còn được coi là “Thung lũng Silicon” ngoài nước Mỹ. Theo thống kê, quốc gia Trung Đông này đứng đầu toàn cầu về đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và cũng là nước có tỷ lệ kỹ sư trên dân số cao nhất thế giới. Ngoài ra, Israel còn đứng thứ hai thế giới về chất lượng đào tạo đại học, số lượng quỹ đầu tư vốn và số lượng các công ty niêm yết trên sàn Nasdaq

Khi nhắc đến các trường đại học của Israel, không thể không nói đến Technion, trường đại học công nghệ có uy tín hàng đầu thế giới, nằm ở thành phố phía bắc của Haifa. Technion gồm 19 trường với 12.000 sinh viên đã giúp đào tạo 70% kỹ sư và 80% các giám đốc điều hành của những công ty Israel niêm yết trên sàn Nasdaq

Ông Ilan Marek, giáo sư hóa học tại Technion cho biết: “Chìa khóa cho sự phát triển của một quốc gia là đào tạo các nhà lãnh đạo trong khoa học”

Những “người khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ thông tin như Microsoft, Intel, Google, IBM đều đặt các trung tâm nghiên cứu và phát triển quan trọng tại Israel. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều tên tuổi lớn như Checkpoint - công ty phần mềm nổi tiếng về mạng riêng ảo và tường lửa, Amdocs - thương hiệu gắn liền với công nghệ thư thoại, Given Imaging Israel với phát minh Pill Cam - loại máy quay siêu nhỏ đầu tiên trên thế giới... cũng có mặt tại Israel. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có khoảng 500 công ty ra đời mỗi năm tại nước này

Theo công ty tư vấn McKinsey, trong năm 2009, các hoạt động liên quan đến Internet đóng góp 6,5% GDP (12,6 tỷ USD) của Israel, đồng thời tạo mới 120.000 việc làm, chiếm 4% tổng lực lượng lao động quốc gia

Cùng với đó, nền công nghệ cao của Israel còn có thể tự hào khi là cái nôi đón nhận sự chào đời của rất nhiều phát minh khiến thế giới kính phục. Chiếc điện thoại di động đầu tiên được phát triển tại nhà máy của Motorola đóng tại Israel. Hầu hết các hệ thống hoạt động của chương trình Window NT và XP được chi nhánh của Microsoft tại Israel phát triển. Gói phần mềm chống virus máy tính đầu tiên cũng được phát triển tại Israel trong những năm 1970...

Điều đáng chú ý hơn cả là trong mỗi gia đình, những ứng dụng công nghệ cũng được áp dụng vào những công việc gần gũi nhất, giúp giải quyết những vấn đề hàng ngày của người

Có thể nói, cuộc sống hiện nay tại Israel đã trở nên khác biệt hơn rất nhiều, nhờ những dự án công nghệ thiết thực và gần gũi để nâng cấp cuộc sống cho người dân theo những kết quả nghiên cứu cụ thể ở từng vùng. Sự phổ biến và thông dụng của công nghệ trong cuộc sống chính là điều không thể thiếu khi nói tới Israel, điều mà đôi khi bị người ta lãng quên bởi những bất ổn chính trị liên miên đã quá nổi tiếng tại đất nước của dân tộc được coi là thông minh nhất thế giới này
 
Nobel hóa học về tay nhà khoa học Israel​

- Ngày 5-10, nhà khoa học người Israel Daniel Shechtman đã giành giải Nobel hóa học 2011 cho những phát hiện của ông với các vật chất dạng tinh thể

Viện khoa học hoàng gia Thụy Điển nói phát hiện của ông Shechtman vào năm 1982 đã làm thay đổi cơ bản cách các nhà hóa học đánh giá vật chất rắn

523554.jpg

Giáo sư Schechtman​

“Trái với niềm tin trước đó rằng các nguyên tử bên trong các dạng tinh thể được sắp xếp có hệ thống, ông Shechtman cho thấy các nguyên tử trong một tinh thể có thể được sắp xếp theo những trật tự không hề lặp lại”, viện Khoa học hoàng gia Thụy Điển nói

“Phát hiện của ông đã gây tranh cãi rất nhiều. Để bảo vệ những phát hiện của mình, ông đã bị yêu cầu phải rời nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, cuộc chiến dần đã khiến các nhà khoa học xem xét lại khái niệm của họ về bản chất vấn đề này”

Shechtman, 60 tuổi, là giáo sư danh dự tại Viện khoa học công nghệ Haifa, Israel

Giải Nobel hóa học đã khép lại phần giải thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên mùa Nobel năm nay

Trước đó các nhà nghiên cứu hệ miễn dịch đã cùng vinh dự nhận giải Nobel y học gồm Bruce Beutler người Mỹ, Jules Hoffmann người Pháp và Ralph Steinman người Canada - nhà khoa học đã qua đời vài ngày trước khi giải được công bố

Giải Nobel vật lý năm nay được trao cho cho các nhà khoa học Saul Perlmutter, Adam Riess (đều người Mỹ) và Brian Schmidt (người Mỹ - Úc) vì "những phát hiện giúp về quá trình nở rộng đang gia tăng của vũ trụ thông qua các quan sát những vụ nổ siêu sao ở khoảng cách cực xa”
 
Người Do Thái và giải Nobel
Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ


Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011 đầu tiên vào đầu tháng mười vừa qua, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross - giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman - giải Nobel về Hoá học

20111010140835_anh1.jpg

Daniel Shechtman, nhà khoa học Isarel đoạt giải Nobel Hóa học 2011​

Dân tộc Do Thái là một trong những dân tộc có nền văn hoá và lịch sử lâu đời nhất của nhân loại, ra đời cùng với thời kỳ văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà và văn minh Hy Lạp-La Mã thời cổ đại. Nhưng lịch sử bắt họ phải chịu một số phận không may mắn, bị các bộ tộc và các lãnh chúa khác xâm chiếm đất đai và xua đuổi dưới những lý do tôn giáo. Từ đó họ phải sống tha hương, từng nhóm kéo nhau đi khắp mọi nơi trên thế giới để duy trì sự sinh tồn, vượt qua những định mệnh nghiệt ngã của lịch sử

Trên 2000 năm qua, đi đến đâu họ cũng tỏ ra là một dân tộc có sức sống dẻo dai, không bị đồng hoá và ý thức vươn lên mãnh liệt. Trong công việc họ cần cù, kiên trì và quyết tâm đạt những mục đích mình theo đuổi. Bởi vậy, gần như sống ở đâu họ cũng thành công

Sự thành đạt và khôn ngoan của họ nhiều khi bị thành kiến và kỳ thị. Trong Thế chiến II, dưới chế độ phát xít, khi Hitler đề cao thuyết “người Đức là một dân tộc thượng đẳng”, y rất sợ sự vượt trội của người Do Thái, nên dã bắt họ sống trong các trại tập trung, đày đoạ họ với ý đồ để họ chết dần chết mòn trong đó

Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ. Họ thường là những nhà khoa học lớn, những doanh nhân lỗi lạc, những nhà văn kiệt xuất, những nhà tư tưởng uyên bác, những chính trị gia tài giỏi…

Từ năm 1901, giải Nobel được thành lập và trở thành một giải thưởng uy tín nhất và danh giá nhất hành tinh, tôn vinh những người có đóng góp lớn nhất cho nhân loại, có những phát minh đột phá, những tác phẩm văn chương thấm đẫm tính nhân văn, những người có công lao kiến tạo một thế giới an bình hơn, tốt đẹp hơn. Người Do Thái lập tức trở thành một yếu tố quan trọng của giải, dù họ sống ở các nước khác nhau, mang quốc tịch khác nhau hoặc chính tại đất nước mới thành lập cách nay không lâu của họ là Israel

Tính đến năm 2011, giải Nobel đã trao 108 lần (trừ 4 năm trong Thế chiến I và II không trao giải) cho trên 800 nhân vật và các tổ chức xã hội. Nếu tính tất cả các giải, ít nhất có 181 người Do Thái (thuần chủng, hoặc từ 1/2 đến 3/4 dòng máu Do Thái) được trao giải Nobel, chiếm 22% số nhân vật được coi là những trí tuệ hàng đầu của nhân loại

Trong các giải Nobel qua hơn một thế kỷ, tỉ lệ số người Do Thái chiếm lĩnh các giải Nobel trong các lĩnh vực như sau:

- Hoá học: 32 người, chiếm tỷ lệ 21%

- Kinh tế: 28 người, chiếm tỷ lệ 42%

- Văn chương: 13 người, chiếm tỷ lệ 12%

- Vật lý: 49 người, chiếm tỷ lệ 27%

- Hoà bình: 9 người, chiếm tỷ lệ 8%.

Cần lưu ý rằng số người Do Thái trên Trái đất là 20 triệu (cả trong và ngoài nước) nghĩa là chưa đến 0,2% dân số thế giới. Như vậy, trong khi dân số thế giới là gần 8 tỷ với trên 800 giải Nobel, thì bình quân số giải trên đầu người của người Do Thái so với bình quân của thế giới cao hơn đến 11.950%. Song đó chỉ là so sánh cho vui thôi, chứ con số này không mấy ý nghĩa bởi kèm theo nó còn bao nhiêu điều kiện khác nữa

20111010140835_Einstein.jpg

Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ XX, Albert Einstein cũng là người Mỹ gốc Do Thái​

Người ta thường nói giải Nobel trong vài chục năm gần đây đổ dồn về Mỹ. Song ít ai để ý, trong những “giải Nobel mang thương hiệu Mỹ” thì người Mỹ gốc Do Thái chiếm một phần quan trọng

Xin nêu một vài con số: Giải Nobel Hoá học của Mỹ có 27% là người gốc Do Thái, Nobel Vật lý - 37%, Nobel Y học & Sinh lý học - 42%, Nobel Kinh tế - 55%, Nobel Văn chương - 27%, Nobel Hoà bình 10%. Và cũng xin nhớ rằng dân số của cộng đồng Do Thái chỉ bằng 2% của Mỹ

Trí tuệ Do Thái thể hiện không chỉ ơ nam giới mà cả nữ giới. Trong 4 ngành khoa họccó 18 nữ Nobel gia thì 36% là các bà gốc Do Thái, tỷ lệ còn cao hơn cả các ông

Nếu không kể giải Nobel, thì bất cứ giải quốc tế nào khác, tỷ lệ các nhà khoa học Do Thái cũng tương tự. Chỉ xin kể một giải chúng ta đã nói nhiều là giải Fields thì các nhà toán học trẻ người Do Thái đựoc giải chiếm 27%, giải thành tựu suốt đời trong Toán học, họ chiếm tới 55%

Các Nobel gia người Do Thái cũng nằm trong một số “điều đặc biệt” của giải. Chẳng hạn Elia Wiesel, người sống sót từ trại tập trung của phát xít Đứ được giải Nobel Hoà bình năm 1986. Nhà Nobel cao tuổi nhất khi được trao giải là người Balan gốc Do Thái, Leonid Hurwicz, giải Nobel kinh tế 2007 năm ông đã 90

Nobel gia sống thọ nhất là bà Rita Levi-Montalcini, giải Nobel Sinh lý học 1936 hiện đã vượt qua tuổi 102 hoặc một nhà văn bị nhà nước buộc không được nhận giải là Boris Pasternak, giải Nobel văn học năm 1958. Nhà khoa học được bình chọn là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX - Albert Einstein – cũng là người Mỹ gốc Do Thái
 
Đề cử Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Mỹ
Kinh nghiệm Vietnam ảnh hưởng Hagel​

130131180643_chuck_hagel__464x261_getty_zpsea00f2d8.jpg

Cựu Thượng nghị sĩ Chuck Hagel không được chính đảng Cộng hòa của ông ủng hộ​

Người được đề cử chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói kinh nghiệm chiến đấu tại Việt Nam cùng người em trai sẽ tác động quyết định dùng vũ lực của ông

Ông Hagel đã bày tỏ ý kiến về một loạt vấn đề trong phần trả lời 112 trang gửi cho Ủy ban Quân lực Thượng viện trước khi bước vào phiên điều trần

"Tôi hiểu là một người lính trong chiến tranh là như thế nào," cựu Thượng nghị sĩ bang Nebraska viết

"Tôi hiểu chuyện gì xảy ra khi tinh thần và kỷ luật trong quân đội xuống thấp, khi thiếu các mục tiêu rõ rệt, tình báo và chỉ huy từ Washington"

"Tôi tin rằng kinh nghiệm đó sẽ giúp tôi khi làm bộ trưởng quốc phòng để bảo đảm chúng ta duy trì lực lượng chiến đấu số một thế giới"

Ông Hagel mô tả lại việc tình nguyện đi Việt Nam, trải qua 12 tháng trong đó có trận Mậu Thân năm 1968 và lên đến chức trung sỹ

Điều trần căng thẳng

Hôm thứ Năm 31/1, ông đã hứng chịu các câu hỏi khó và đôi khi giận dữ từ những nghị sĩ cùng đảng Cộng hòa tại ủy ban, gồm cả bạn lâu năm, Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona

Hai người đã mâu thuẫn vì khác biệt quan điểm quanh cuộc chiến Iraq

Tại phiên điều trần, ông Hagel nói ông "quyết tâm đầy đủ" để ngăn không cho Iran có vũ khí hạt nhân

Ông cũng trả lời phê phán quanh một bình luận năm 2008 của ông rằng "khối vận động Do Thái" đe dọa các nghị sĩ Mỹ

"Tôi đã nói tôi ân hận khi nhắc đến khối vận động Do Thái. Lẽ ra tôi nên nói khối vận động thân Israel"

Nếu được thông qua để kế nhiệm Bộ trưởng Leon Panetta, ông Hagel sẽ là người duy nhất của đảng Cộng hòa trong nội các Tổng thống Barack Obama

Trước phiên điều trần, ông đã gặp từng người trong 53 thượng nghị sĩ. Nhưng chỉ có một nghị sĩ Cộng hòa, Thad Cochran của bang Mississippi, công khai ủng hộ ông

Ít nhất ba nghị sĩ Cộng hòa trong Ủy ban Quân lực Thượng viện đã nói họ không ủng hộ việc đề cử Hagel
 
Người hùng của Israel có thể giải cứu kinh tế Mỹ ?

nguoi-hung-cua-israel-co-the-giai-cuu-kinh-te-my_zpsa69ef3f4.jpg

Fischer trò chuyện cùng Ben Bernanke tại Wyoming mùa hè năm ngoái​

Rất có thể Stan Fischer sẽ trở thành người nước ngoài đầu tiên đảm nhiệm một trong những vị trí quan trọng nhất của chính phủ Mỹ

Cuối năm 2001, Stan Fischer rời khỏi Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Một vài tháng sau, ông gia nhập Citigroup với vị trí phó chủ tịch. Đến năm 2005, Fischer được mời về làm Thống đốc NHTW Israel

Tại thời điểm đó, NHTW Israel rất tập trung và thống đốc gần như có quyền lực tuyệt đối để theo đuổi bất cứ chính sách nào mà ông muốn. Và, mặc dù không từ bỏ quốc tịch Mỹ, ông ngay lập tức được cấp quốc tịch Israel

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu Fischer làm việc với đất nước này. Thời kỳ giữa những năm 1980, ông đã cố vấn cho chính phủ Israel, giúp nước này thoát khỏi khủng hoảng lạm phát. Trong thập kỷ sau đó, ông cùng với Anna Karasik, Leonard Hausman và nhà kinh tế học đã đạt giải Nobel Thomas Schelling làm việc trong 1 dự án với nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine

Trở thành thống đốc NHTW của 1 đất nước nhỏ bé trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang hoành hành trên khắp thế giới không phải là 1 công việc đơn giản. Giống như rất nhiều quốc gia khác, Israel cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi mớ hỗn độn trên phố Wall

Trên lý thuyết, đáng lẽ ra các nhà hoạch định chính sách của nước Mỹ đã có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng và chỉ mình họ làm được điều này. Là thống đốc NHTW Israel, Fischer không có khả năng ấy. Tuy nhiên, ông có thứ vũ khí của riêng mình: shekel – đồng nội tệ của Israel

Các NHTW có quyền năng vô hạn đối với đồng nội tệ, phá giá đồng nội tệ có thể làm gia tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu và cuối cùng là tạo ra tăng trưởng kinh tế

Thông thường, NHTW của các nền kinh tế lớn rất thận trọng khi sử dụng đòn bẩy này. Nếu như Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke bóp méo giá trị của đồng USD, hoạt động xuất khẩu của nước này được đẩy mạnh

Tuy nhiên, động thái này cũng có thể gây nên thảm họa cho hệ thống tài chính toàn cầu. Giá trị của mọi tài sản được niêm yết bằng đồng USD, trong đó có tất cả các loại trái phiếu, sẽ lao dốc không phanh

Ngược lại, phá giá tiền tệ chính là lợi thế của các nước nhỏ. Các nước khác không tích trữ đồng shekel nhiều như đồng USD và euro. Fischer đã tận dụng được lợi thế ấy. Ngày 30/5/2008, 1 USD có thể đổi được 3,2 shekel. Ngày 6/3/2009, tỷ lệ là 4,2 shekel. Trong vòng chưa đến 1 năm, Fischer đã giảm giá đồng shekel tới 25%

Chính sách này đã tỏ ra hiệu quả. Với xuất khẩu tăng vọt, cán cân thương mại của Israel chuyển từ trạng thái thâm hụt 2 tỷ USD trong năm 2008 lên thặng dư 5 tỷ USD trong năm 2009. Trong khi các quốc gia khác chìm sâu hơn vào suy thoái, nền kinh tế của Israel khởi sắc

Ứng viên hoàn hảo thay thế Ben Bernake ?

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ là chức vụ đi kèm với rất nhiều trọng trách, trong đó có việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Trong bối cảnh hầu hết các nước đã hạ lãi suất xuống mức gần 0 như hiện nay, Chủ tịch Fed còn phải quyết định sẽ sử dụng công cụ đặc biệt nào để thúc đẩy tăng trưởng

Trong bối cảnh đặc biệt hiện nay, chủ tịch Fed cũng phải là 1 nhà ngoại giao tài tình để có thể đại diện cho nước Mỹ tại các diễn đàn kinh tế thế giới. Ông phải đứng ra chịu trách nhiệm khi khủng hoảng xảy đến, đưa ra các giải pháp một cách nhanh gọn nhưng chính sách

Vị chủ tịch của Fed cũng phải là một nhà quản lý tài năng hiểu rõ những mối đe dọa xuất phát từ thị trường tài chính. Người này còn phải là 1 chính trị gia tài ba có thể xoa dịu cơn giận của các nhà làm luật và ứng phó với nhiều câu hỏi hóc búa của các nhà báo

Trên thực tế, gần như không ai có đầy đủ tất cả các kỹ năng trên khi mới bắt đầu công việc này. Bản thân Ben Bernanke không có nhiều kinh nghiệm về thị trường tài chính, luật lệ quản lý ngân hàng hay tình hình chính trị khi ông được bổ nhiệm năm 2006

Những người đã từng làm thống đốc NHTW như Fischer là 1 trường hợp ngoại lệ. Và, tên tuổi của ông đang bắt đầu xuất hiện trong các cuộc bàn luận giữa các nhà quan sát động thái của Fed. NHiều người cho rằng Fischer dày dặn kinh nghiệm trong việc xử lý các cuộc khủng hoảng toàn cầu và đạt được thỏa thuận với các chính phủ nhờ vào thời gian làm việc ở IMF. Ông cũng đã trải qua 3 năm làm lãnh đạo ở 1 ngân hàng lớn. Ông cũng được biết đến là 1 người khá ôn hòa – tố chất đặc biệt quan trọng để lãnh đạo Ủy ban thị trường mở FOMC

Fischer càng được hoan nghênh sau khi Carney được bổ nhiệm làm Thống đốc NHTW Anh. Trước đó, người ta dễ dàng gạt bỏ ý tưởng bổ nhiệm thống đốc 1 NHTW của nước khác. Tuy nhiên, đã có tiền lệ xảy ra. Hơn nữa, Fischer còn gắn bó với nước Mỹ nhiều hơn so với Carney gắn bó với nước Anh. Ông đã sống ở Mỹ trong gần 50 năm, làm việc ở Học viện công nghệ Massachuset, Chicago, World Bank và IMF

Mùa hè này, Tổng thống Obama và nội các của ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nhiệm kỳ của Bernanke sẽ kết thúc vào tháng 1 năm 2014 và nhiều nguồn tin thân cận cho hay ông sẽ từ nhiệm sau 8 năm chống chọi với khủng hoảng

Nước Mỹ chưa có tiền lệ bổ nhiệm 1 người nước ngoài vào một trong những vị trí quan trọng nhất trong chính phủ. Tuy nhiên, thời gian làm việc ở Israel có thể là một điểm cộng rất lớn cho Fischer trong con mắt đánh giá của nội các Tổng thống Obama

Thu Hương
 
Cựu Chủ tịch SEC gia nhập công ty “lobby” siêu hạng
Ngày 2/4/2013, bà Mary Schapiro, 57 tuổi, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ (Securities and Exchange Commission - SEC) đã chính thức được chọn làm nhà quản lý cao cấp cho Promontory Financial Group, một công ty tư nhân chuyên tư vấn về nhiều lĩnh vực khác nhau, song chủ yếu là tài chính - ngân hàng


Bà Mary Schapiro​

Như vậy, sau gần 4 tháng (kể từ ngày 14/12/2012, khi chính thức thôi giữ chức Chủ tịch SEC), bà Mary Schapiro đã lại tìm được công việc mới, có thể nói là khá “thơm tho và xứng tầm” ở khu vực tư nhân

Sau khi rời khỏi SEC, bà Mary Schapiro đã tuyên bố thẳng thừng là sẽ chỉ làm việc cho khu vực tư nhân, chứ không quay lại với cơ quan nhà nước. Ngay lập tức, nhiều công ty tư vấn, đúng hơn là chuyên “lobby”, đều săn đón “trải thảm đỏ” mời bà về, nhưng bà chưa chính thức nhận lời ở đâu cả

Bà mới chỉ chấp thuận làm thành viên Ban giám đốc General Electric (GE), một trong số những tập đoàn kinh tế lớn nhất Mỹ, với mức lương (theo nhiều nguồn tin) cỡ 250.000 USD/năm. Nay thì bà đã chính thức đảm nhận chức vụ Giám đốc mảng các hoạt động thị trường và quản trị của Văn phòng Promontory Financial Group tại Washington D.C (Thủ đô Mỹ)

Bà sẽ làm việc chủ yếu với khách hàng là các công ty, nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; tư vấn cho họ về mặt chính sách, quản trị, quản lý rủi ro…

Chuyện các chính khách có tên tuổi, các nhà quản lý cao cấp trong cơ quan nhà nước, sau khi nghỉ hưu lại về làm cho các công ty tư nhân hay hiệp hội xảy ra khá phổ biến ở nhiều nước, chứ không riêng gì ở Mỹ

Không nói ra, song mọi người đều hiểu rằng, các công ty tư nhân, hiệp hội đều muốn tận dụng kinh nghiệm cũng như những mối quan hệ “ra tiền” của các nhân vật VIP này. Chắc chắn bà Mary Schapiro cũng không phải là ngoại lệ

Để tránh điều tiếng và cũng để kín kẽ, bà Mary Schapiro đã khẳng định với báo giới rằng: “Tôi đã yêu cầu trong hợp đồng với Promontory Financial Group có một điều khoản rõ ràng là tôi không bao giờ liên lạc hay tiếp xúc với SEC, hay bất kỳ cơ quan liên bang nào ở vị trí đại diện hay thay mặt cho khách hàng hoặc vì lý do công việc”

Bà Mary Schapiro sinh ra tại New York trong gia đình bố mẹ là người Mỹ gốc Do thái. Sau khi có bằng cử nhân về luật tại Đại học George Washington tại Washington D.C, bà vào làm việc liên tục cho các cơ quan nhà nước ở nhiều cương vị khác nhau

Trong đó, đáng kể nhất là gần 4 năm (từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2012), bà đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch SEC. Bà được đánh giá là có công lớn lãnh đạo SEC vượt qua một trong những giai đoạn cam go và sóng gió nhất của cơ quan này. Lên nắm quyền từ đầu năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu lan rộng, hàng loạt ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại bị suy sụp, bà đã dẫn dắt và lấy lại niềm tin cho SEC bằng việc tích cực vận động để Quốc hội Mỹ thông qua đạo Luật Dodd-Frank bảo vệ người tiêu dùng và cải cách Phố Wall

Bà còn gia tăng quyền lực của SEC trong việc kiểm soát các tài sản tài chính phái sinh và những quỹ đầu tư mạo hiểm. Bà cũng đã thẳng tay trừng trị các đối tượng sai phạm trong lĩnh vực SEC quản lý. Điển hình nhất là vụ Bernard Madoff, người sáng lập và là Chủ tịch của Bernard L

Madoff Investment Securities LLC đã bị buộc tội gian lận tài chính với số tiền lên tới 50 tỷ USD. Thông qua kế hoạch kinh doanh lừa đảo hình chóp (Ponzi scheme), Bernard Madoff đã lấy tiền của nhà đầu tư sau trả tiền cho nhà đầu tư trước, với mức lợi tức cao. Bernard Madoff đang phải “bóc lịch” trong nhà đá

Trước khi làm Chủ tịch SEC, bà Mary Schapiro đã từng là lãnh đạo Cơ quan giám sát quy định tài chính (Financial Industry Regulatory Authority - FINRA); Chủ tịch Ủy ban Giao dịch hàng hóa kỳ hạn (Commodity Futures Trading Commission - CFTC). Với bản trích ngang lẫy lừng như vậy, nên cho dù về hưu, bà vẫn rất cao giá. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà bà chọn Promontory Financial Group

Công ty này do ông Eugene Ludwig, nguyên thành viên thuộc Tiểu ban tài chính thuộc Quốc hội Mỹ (từ năm 1993 đến 1996), thành lập vào năm 2001. Có 15 văn phòng tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, Promontory Financial Group hiện có khoảng 400 nhân viên, trong đó có tới 1/4 là cựu quan chức, lãnh đạo nhiều cơ quan quản lý nhà nước

Trong đó có không ít vị từng “tai to mặt lớn”, như ông Arthur Levitt, nguyên Chủ tịch SEC (từ năm 1993 đến 2001) hiện là thành viên Ban giám đốc; Alan Blinder, nguyên Phó chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) từ năm 1994 đến 1996…

Do có đội ngũ nhân viên hùng hậu như vậy, nên Promontory Financial Group áp dụng mức phí tư vấn rất cao, mà vẫn đắt khách. Về với Promontory Financial Group, bà Mary Schapiro chắc chắn sẽ được trả thù lao thoả đáng

Trung Hiếu
 
Top