What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Dịch vụ tìm nhà cung cấp Hoa Kỳ

thoidaianhhung

Administrator
Thương Vụ Hoa Kỳ --- Cầu Nối Đến Các Nhà Cung Cấp Hoa Kỳ​

168.jpg

Thương Vụ Hoa Kỳ là cơ quan xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ với mạng lưới chuyên viên thương mại trên khắp 100 thành phố ở Hoa Kỳ và 150 quốc gia trên toàn thế giới. Thương Vụ Hoa Kỳ giúp các nhà cung cấp của Hoa Kỳ tìm được những nhà nhập khẩu, phân phối, đại lý, hay đại diện từ đó đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Hoa Kỳ đến các thị trường trên toàn thế giới

Tại Việt Nam, Thương Vụ Hoa Kỳ, có văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với đội ngũ Chuyên viên và Trợ Lý Thương Mại sẵn sàng hỗ trợ và làm việc cùng với các công ty tại Việt Nam với những nhu cầu cần nhập khẩu, hay trở thành nhà phân phối, đại lý, đại diện của các nhà cung cấp từ Hoa Kỳ

Hãy liên lạc chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu cho những mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với những nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ từ Hoa Kỳ tại thị trường Việt Nam

Cơ hội Kinh doanh

Bạn đang tìm kiếm dòng sản phẩm mới để làm đại diện? Những công ty ở Hoa Kỳ - được liệt kê trong danh sách Chương trình Hỗ trợ Tìm kiếm Hoạt động Giao dịch Thương mại Chuyên ngành trên trang web www.buyusa.gov/ifp/1 – quan tâm đến việc tạo quan hệ với đối tác tiềm năng trên toàn thế giới. Nếu bạn quan tâm đến bất kỳ ngành nghề và công ty nào có trong danh sách được nêu trên, chúng tôi có thể hỗ trợ kết nối người mua, nhà phân phối, đại lý, nhà nhập khẩu,v.v… với các công ty này. Bạn chỉ cần chọn những công ty bạn quan tâm và nhận các thông tin liên lạc của họ trong khi các thông tin liên lạc của bạn được chuyển đến họ. Hãy để Phòng Thương vụ Hoa kỳ giới thiệu hoặc giúp gặp các công ty này

Các chuyên ngành bao gồm: Hàng không, Xe ô tô, Sách, Chất tổng hợp, Xây dựng, Hóa mỹ phẩm, Thiết bị an ninh và an toàn, Điện tử, Năng lượng, Công nghệ Môi trường, Dệt may, Nhượng quyền thương hiệu, Thiết bị chăm sóc sức khỏe, Thiết bị phòng thí nghiệm, Thức ăn và đồ dùng cho vật nuôi trong nhà, Nhựa, In ấn, Công nghệ Thông tin và Viễn thông, v.v…

Để xem danh sách các công ty Hoa Kỳ đang tìm kiếm đối tác toàn cầu, vui lòng truy cập trang web www.buyusa.gov/ifp/1

Lobby Vietnam Club: Lobby.vn xây dựng mạng lưới thành viên sống và làm việc 15 đến 20 năm tại Hoa Kỳ. Lobby.vn hỗ trợ các bạn tìm kiếm đối tác, tìm kiếm nhà cung cấp Hoa Kỳ...


Liên hệ dịch vụ tìm nhà cung cấp Hoa Kỳ:


Tran Dai Thang
Lobbyist Manager - Lobby Vietnam Club
Mobile: 0122.6699.668
YM: Lobbyvietnam
Email: thangtd@lobby.vn
Website: http://lobby.vn
 
Hello Trung và Thắng

Đây là trung tâm hổ trợ cho doanh nghiệp nhỏ của Mỹ cơ hội làm ăn người nước ngoài. Trung tâm này của chính phủ Mỹ, trực thuộc bộ thương mại (Departement of Commerce). Họ chỉ thuần túy cung cấp tên công ty và tên người liên lạc sơ sơ vòng ngoài, mọi chuyện khác tùy mình. Nếu họ giới thiệu qua cuộc meeting thì 3,000-6,000 USD lệ phí.

- Điểm yếu thứ nhất là họ chỉ có danh sách một số ít những công ty tiêu biểu (Công ty lớn không đăng ký với họ)

- Điểm yếu thứ nhì là họ không biết gì về những công ty này, vì họ chỉ có dịch vụ giới thiệu không có dịch vụ research hay due diligence.

- Điểm yếu thứ ba là họ không có quan hệ, tên tuổi họ cung cấp chỉ là trên mặt giấy tờ, mình phải tự túc gọi hỏi và dò dẩm đến đúng người trong công tỵ

- Cuối cùng là họ không có khả năng kỹ thuật, nên không giúp được những yêu cầu đòi hỏi chuyên môn.

Công ty tôi có dịch vụ này nhưng làm sâu và kỹ hơn dịch vụ của chính phủ. Hiện giờ chúng tôi chỉ có thị trường Nam Mỹ và Âu Châu. Yêu cầu của họ khó khăn hơn nhiều. Chúng tôi phải cung cấp thông tin về khả năng tài chính, khả năng kỹ thuật của đối tác, sở hữu trí tuệ (Patent) của đối tác. Ngoài ra chúng tôi còn phải đại diện, điều hợp, thương lượng và trung gian giữa bàn họp. Đó là những điều kiện mà Việt nam hiện giờ chưa có nhu cầu đòi hỏi nên các xếp lớn của tôi chưa để ý đến.

Tôi đang cố gắng để thuyết phục và đưa ra một vài ví dụ chứng minh để có thể vào thị trường Viet nam. Do đó tôi sẽ gắng giúp Trung. Lúc trước có làm thử một vài đề án với công ty nhà nước Việt Nam nhưng thất bại.

Qua cuộc khủng hoảng này thì phong trào sẽ rầm rộ chuyển sang đến Việt Nam đó.

It's who you know, not what you know​

Th.S. Trần Văn Xuân Linh

Cerium Laboratories - lxtran@gmail.com
 
Vào thị trường Mỹ, hãy bắt tay với Việt Kiều​



Là những người sống và làm việc tại đất Mỹ, chắc hẳn Việt kiều phải hiểu biết về con người và thị trường này một cách rõ ràng. Vậy nên, họ là cầu nối tốt giữa những doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Mỹ.

Tại sao doanh nhân Việt Nam cần liên kết làm ăn ?

Phần lớn những doanh nghiệp trong nước có khả năng xuất khẩu, có nghĩa là họ không những có những sản phẩm chất lượng tốt mà họ còn có một số vốn đầu tư hơn hẳn những doanh nhân khác. Nhưng liệu quý vị một mình có thể vùng vẫy trong một thị trường khổng lồ như Mỹ với phần lớn là những tập đoàn hùng hậu? So với doanh nhân Mỹ, vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước không đáng là bao nhiêu, đồng thời sự hiểu biết về thị trường của Mỹ còn sơ sài. Quý vị có thể đến Mỹ tham khảo thị trường trong một vài tuần lễ hay vài tháng, nhưng không thể nào nắm bắt được toàn bộ thị trường thật sự. Vì vậy, cơ hội thành công rất thấp, có thể dẫn đến thất bại.

Nhưng nếu có đối tác là người hiểu biết thị trường và thị hiếu của người dân Mỹ, cơ hội thành công không những cao mà quý vị có thể xúc tiến xuất khẩu được sớm hơn.

Những lo ngại của doanh nhân khi hợp tác với Việt kiều và ngược lại

Là những người sống và làm việc tại đất Mỹ chắc hẳn Việt kiều phải hiểu biết về con người và thị trường này một cách rõ ràng. Vậy nên, đối tác Việt kiều là cầu nối tốt giữa những doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Mỹ. Trước đây, Việt Nam thường qua môi giới như Singapore, Đài Loan, Thái Lan để xuất khẩu hàng hóa và bị những đầu nậu này dìm giá. Doanh nhân trong nước khi liên kết với Việt kiều không nên đi lại con đường cũ này. Quý vị phải làm một hợp đồng rõ ràng với sự xác nhận của luật sư về sự hợp tác giữa hai phía. Nghĩa là quý vị phải biết khách hàng của mình là ai và phải tin tưởng người đối tác của mình. Nhưng ngược lại, quý vị cũng không được qua mặt đối tác để làm ăn với khách hàng. Một số doanh nghiệp Việt Nam có thói quen xấu trong làm ăn: khi biết được khách hàng là ai sẽ đẩy đối tác ra khỏi vòng chơi, nhưng quý vị đừng quên rằng quý vị đã bị tờ hợp đồng trói buộc. Người đối tác có thể kiện quý vị ra tòa khi vì sai phạm và ngược lại quý vị có thể yên tâm làm ăn khi có tờ giao kèo này.

Doanh nhân Việt Nam nên tin tưởng những thông tin và hướng dẫn của sứ quán Việt Nam tại Mỹ

Tất cả những công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam đều thông qua sứ quán và lãnh sự quán của họ để biết thêm nhiều chi tiết về luật thương mại, thị trường, đối thủ... Là đại diện cho một nước, tất cả thông tin mà lãnh sự quán có được bao giờ cũng chính xác và mới nhất. Tôi thật sự không biết cách làm việc của sứ quán Việt Nam ở Mỹ ra sao, nhưng nếu giống những sứ quán của các nước khác, thì doanh nhân Việt Nam nên lắng nghe những thông tin từ phía họ. Thị trường Bắc Mỹ bao gồm Mỹ, Canada, rất rộng lớn và đa dạng. Nếu quý vị có thể đặt chân vào thị trường khổng lồ này tôi tin rằng quý vị đã chọn cho mình một con đường kinh doanh đầy hứa hẹn
 
wasteexpo1.jpg



CHƯƠNG TRÌNH KHÁCH MUA HÀNG QUỐC TẾ (IBP)
HỘI CHỢ – TRIỄN LÃM QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH
DƯỢC, THIẾT BỊ, DỊCH VỤ Y TẾ (FIME 2009)
TẠI MIAMI, FLORIDA, HOA KỲ

logoFIME.jpg



KẾT HỢP THAM QUAN WASHINTON D.C

7 ngày – 6 đêm

Từ ngày: 10/8 – 16/8

Thương Vụ thuộc Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh trân trọng kính mời Ông/Bà và đồng nghiệp tham gia phái đoàn thương mại của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đến thăm Triển lãm Thiết bị Y tế FIME 2009 từ ngày 10-16 tháng 8, 2009 tại thành phố Miami, Florida, Hoa Kỳ.

FIME là sự kiện y khoa lớn nhất thế giới với hơn 4,000 công ty tham gia triển lãm các loại thiết bị y tế, nha khoa và dược phẩm. Để phục vụ cho nhu cầu trang bị y tế cũng như làm đối tác phân phối, Quí vị có thể tìm thấy tại FIME: 784 công ty cung cấp vật phẩm bệnh viện, 468 công ty vật phẩm tiêu hao, công ty sản phẩm y tế gia đình, 354324 công ty dụng cụ phẫu thuật, 319 công ty thiết bị chẩn đoán, 237 công ty thiết bị cấp cứu, 254 công ty dụng cụ phòng thí nghiệm, 244 công ty sản phẩm chăm sóc dài hạn, 215 công ty thiết bị nha khoa,201 công ty thiết bị phục hồi chức năng, 193 công ty thiết bị chỉnh hình,189 công ty máy xét nghiệm hình ảnh, 176 công ty dịch vụ y tế, 138 công ty sản phẩm sinh hóa, và 88 công ty dược phẩm.

Công ty Du lịch Vietmytourist Corp. được chọn để tổ chức chuyến đi 7 ngày 6 đêm.

Dưới đây là chương trình đi và tham dự hội chợ:

NGÀY 1: TP.HỒ CHÍ MINH - FLORIDA

Đoàn tập trung tại phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất – ga đi Quốc tế làm thủ tục đáp máy bay đi Florida.

Máy bay cất cánh. Quý khách nghỉ ngơi trên máy bay.

NGÀY 2: MIAMI - FLORIDA (ĂN TỐI)

Đoàn quá cảnh tại Narita - Nhật Bản, nối chuyến bay đi Florida. Đến Hoa Kỳ từ của ngõ Atlanta. Quý khách làm thủ tục nhập cảnh và nối chuyến nội địa từ Atlanta đi Miami.

Đoàn đến Florida làm thủ tục nhập cảnh. Xe đón đoàn dùng cơm chiều và trở về khách sạn nghỉ ngơi sau chuyến bay dài.

NGÀY 3: MIAMI - FIME SHOW 2009 (ĂN SÁNG, CHIỀU)

Điểm tâm tại khách sạn.

Xe đưa đoàn đến trung tâm triển lãm thành phố Miami tham dự Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Dược, Thiết bị và Dịch vụ Y TẾ năm 2009 – FIME 2009 cả ngày. Quý khách dùng bữa trưa tự túc trong triển lãm.

Xe đón đoàn dùng cơm chiều và trở về khách sạn nghỉ ngơi.

NGÀY 4: MIAMI - FIME SHOW 2009 – WASHINGTON D.C (ĂN BA BUỔI)

Điểm tâm tại khách sạn.

Xe đưa đoàn đến trung tâm triển lãm thành phố Miami tiếp tục tham dự Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Dược, Thiết bị và Dịch vụ Y TẾ năm 2009 – FIME 2009 cả ngày. Quý khách dùng bữa trưa tự túc trong triển lãm.

Đoàn ra phi trường đáp bay đi Washington D.C.

Đoàn quá cảnh tại Atlanta, dùng cơm. đổi máy bay đi Washington D.C.

Đoàn đến Washington D.C. Xe đón đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi.

NGÀY 5: WASHINGTON D.C - CITY TOUR (ĂN BA BUỔI)

Chuông Điện thoại báo thức,

Đoàn dùng điểm tâm tại khách sạn.

Xe đón đoàn tham quan :

o Tham quan Nhà Trắng( chụp ảnh bên ngoài ) – Nơi làm việc của đương kim tổng thống, nơi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, mỗi một quyết định được đưa ra từ căn nhà này có thể làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu.

o Điện Capitol - Tòa nhà lưỡng viện Hoa Kỳ, một thiết kế kiến trúc độc đáo. Nơi đây là đối trọng quyền lực với Nhà Trắng, cùng với Tòa án tối cao tạo thành thế chân vạc quyền lực trong thể chế chính trị “Tam quyền phân lập” của Liên Bang Mỹ.

o Nhà tưởng niệm Jefferson - Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, người thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của Hoa Kỳ. Những ý tưởng trong tuyên ngôn do Jefferson đưa ra được lập lại trong nhiều tuyên ngôn độc lập của những quốc gia khác trong đó có Vietnam.
o Nhà tưởng niệm Lincoln - Tổng thống tài năng nhất nước Mỹ, người đã có công thống nhất 36 bang của Hoa Kỳ và đặc biệt là việc phá bỏ chế độ nô lệ đưa nước Mỹ tiến vào kỷ nguyên công nghiệp để bức phá về kinh tế.

o Đài tưởng niệm các binh sỹ tham gia chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến Triều Tiên.

o Đài tưởng niệm Washington (chụp ảnh từ bên ngoài) - Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, người đọc bản Tuyên ngôn khai sinh nước Mỹ, một tướng lĩnh tài ba, một nhà “địa lý” bậc thầy khi chọn Washington D.C với vị trí địa lý tuyệt đẹp làm thủ đô như hiện nay.

Xe đón Đoàn dùng cơm

Xe đua đoàn đi mua sắm tại trung tâm mua sắm lớn nhất khu vực Washington D.C

Xe đưa đoàn dùng cơm chiều và trở về khách sạn nghỉ ngơi.

NGÀY 6 : WASHINGTON D.C – TP.HỒ CHÍ MINH(ĂN SÁNG)


Ăn sáng tại khách sạn.

Xe đưa đoàn ra phi trường làm thủ tục đáp máy bay về Việt Nam

Quý khách nghỉ ngơi trên máy bay

NGÀY 7: NARITA – TP.HỒ CHÍ MINH (ĂN SÁNG)

Đoàn về đến phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất. Lưu luyến chia tay và kết thúc chương trình.

VietMy
 
Mỹ trở thành nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam

Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong năm nay, với gần bốn tỷ đôla trong tám tháng đầu năm.

Trong khi đó, theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư Việt Nam, lượng đầu tư từ các quốc gia khác có sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Hãng tin DPA trích nguồn bộ phận thống kê của bộ này cho hay đầu tư từ các công ty Mỹ chiếm tới 37% lượng đầu tư nước ngoài từ đầu năm tới nay.

Các dự án lớn của Mỹ tập trung trong lĩnh vực dịch vụ, như khách sạn và du lịch.

Cùng kỳ năm ngoái, đầu tư từ Hoa Kỳ chỉ chiếm có 3%.

Trong tám tháng đầu năm, đứng thứ hai sau Mỹ là Đài Loan với 1,35 tỷ đôla, tiếp đó là British Virgin Islands với 1,24 tỷ.

Tổng đầu tư nước ngoài trong thời gian này là 10,45 tỷ đôla vốn đăng ký, trong đó đầu tư mới là 5,6 tỷ đôla cho 504 dự án mới nhận giấy phép.

Lượng đầu tư mới được nói là rất thấp, chỉ bằng 10,8% cùng kỳ năm 2008.

Trong thời gian qua, 6,5 tỷ đôla tiền đầu tư đã được giải ngân, tương đương 91,8% cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Kế hoạch đầu tư ước tính mục tiêu giải ngân 9 tỷ đôla đầu tư nước ngoài trực tiếp là có thể đạt được.
Các ngành dịch vụ

Theo cơ quan này, các dự án nhà hàng - khách sạn thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với 20 dự án mới đăng ký, tổng đầu tư lên tới 755 triệu đôla.

Nếu tính cả các dự án đang hoạt đ̣ông, lượng đầu tư nước ngoài rót vào lĩnh vực này là 3,8 tỷ.

Tiếp theo là ngành sản xuất chế biến. Riêng hai nhà máy sản xuất thép do tập đoàn China Steel của Đài Loan và Sumitomo của Nhật Bản đầu tư đã chiếm tới 1,14 tỷ đôla vốn đăng ký.

Hiện có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh thu hút nhiều vốn đầu tư nhất, với 6,48 tỷ đôla. Sau đó là TP Hồ Chí Minh với 1,04 tỷ đôla, Bình Dương (755 triệu), Hà Nội (367 triệu) và Đồng Nai (281 triệu).

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa tới nay, các nước Á châu vẫn dẫn đầu về lượng đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan là nước đầu tư nhiều nhất với tổng cộng 21,2 tỷ đôla, sau đó là Hàn Quốc với 20,1 tỷ đôla.

Hoa Kỳ hiện đang xếp thứ bảy trong danh sách các nước đầu tư nhiều vào Việt Nam.

Các kinh tế gia dự báo lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam năm nay sẽ giảm mạnh vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 
Ra mắt Phòng Thương Mại VietAmCham

090914145038_vietamcham226.jpg

Phòng Thương Mại Việt Mỹ Toàn Quốc (VietAmCham) tổ chức lễ ra mắt vào thứ Ba, ngày 15 tháng 9, năm 2009 tại tiểu bang Virginia.

Trong bối cảnh một nền kinh tế suy thoái và dự đoán tương lai bi đát cho nhiều đồng hương và cơ sở thương mại trong cộng đồng Việt, VietAmCham, sau nhiều tháng chuẩn bị, chính thức ra mắt hoạt động.

VietAmCham hoạt động với phương châm kết nối doanh nhân người Mỹ gốc Việt toàn quốc lại với nhau, với mục tiêu hổ trợ các doanh nghiệp của người Việt đi vào các thị trường chính mạch của Hoa Kỳ.

''Vào thời buổi kinh tế khó khăn này, điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta có thể làm được là đầu tư củng cố và mở rộng mạng lưới liên lạc giữa các doanh nghiệp với nhau, nhằm hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn và tìm kiếm các cơ hội hợp tác,'' cô Nguyễn Liễu, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị VietAmCham lên tiếng trong một thông cáo.

Một trong những mục tiêu trước mắt của phòng thương mại cho hai năm đầu hoạt động là đem về cho giới doanh thương Việt các quyền lợi của chính sách kích hoạt kinh tế Hoa Kỳ, giúp họ tận dụng các chương trình trợ giúp hiện có của chính phủ.

Ba vị dân cử cấp cao nhất của cộng đồng người Mỹ gốc Việt toàn quốc – Dân biểu Cao Quang Ánh (LA – Cộng hòa), Dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn (California – Cộng hòa), và Dân biểu tiểu bang Võ Hiền Hubert (Texas – Dân chủ), sẽ giữ vai trò đồng chủ tịch danh dự, VietAmCham cho biết trong một thông cáo.
 
Ông Obama thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia

1c57f_07_200.jpg

- Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia để hỗ trợ các công ty trong nước xuất khẩu nhiều hơn vào các nền kinh tế mới nổi. Nhiệm vụ của hội đồng này là trong 5 năm phải tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp Mỹ ra nước ngoài.

Ông Obama hy vọng thông qua việc tăng xuất khẩu có thể tạo ra 2 triệu việc làm cho người Mỹ, làm cho tỷ lệ thất nghiệp hai con số của Mỹ hiện nay giảm xuống.

Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ cho biết các biện pháp liên quan có thể làm cho GDP (tổng giá trị sản phẩm quốc nội) tăng thêm 64 tỉ đô la Mỹ trước năm 2019 và tạo ra thêm 160.000 việc làm.

Ông Obama sẽ thành lập “nội các xúc tiến xuất khẩu”, trực tiếp nghe lệnh từ tổng thống; các thành viên bao gồm đại diện của Bộ Thương mại, Hội đồng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp.

Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ có một hội đồng được tổng thống và nội các giám sát chặt chẽ, được các cơ quan chính phủ cùng hợp lực để thúc đẩy chiến lược xuất khẩu. Nội các xúc tiến xuất khẩu sẽ phát triển một loạt các chiến lược cạnh tranh, tăng trưởng nhanh các sản phẩm và dịch vụ bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trong lĩnh vực khoa học chăm sóc sức khỏe và sinh học.

Đồng thời, hội đồng sẽ tập trung vào việc mở ra các kênh tiếp cận thị trường nước ngoài. Chính phủ sẽ tranh thủ sự mở cửa thị trường của các nước, tiến vào thị trường nước ngoài bằng cách tự do và công bằng đồng thời với quá trình theo đuổi hiệp định thương mại bình đẳng.

Trước đó, ông Obama từng cho biết sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc và các nước khác để đảm bảo không làm suy yếu đô la Mỹ để làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Obama cho rằng các nhà xuất khẩu Mỹ có nhiều không gian để mở rộng tại thị trường châu Á đang phát triển nhanh chóng. Ngày 3-2, ông Obama nói với các nghị sĩ Đảng Dân chủ: “Chúng ta chỉ cần làm cho hàng hoá xuất khẩu sang các nước châu Á tăng thêm 1% sẽ khiến số lượng việc làm tại Mỹ tăng từ hàng ngàn, hàng vạn đến hàng triệu việc làm".

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner, kế hoạch của ông Obama bao gồm việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Panama, Colombia và Hàn Quốc. Ngày 4-2, ông Timothy Geithner cho biết trong phiên điều trần về ngân sách liên bang rằng Thượng viện đã xác nhận: “Chúng tôi không thể để cho các nước khác lấy đi cơ hội tại các thị trường trên”
 
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ​

Sáng nay 8/4, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ ra mắt Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ. Tới dự có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ngài Michael W.Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hoa Kỳ đạt trên 14 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 11 tỷ USD và nhập khẩu đạt 3 tỷ USD. Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Hết năm 2009, hơn 495 dự án của Hoa Kỳ được đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 14,5 tỷ USD, xếp thứ 6 trong tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi các doanh nghiệp Hoa kỳ là đối tác quan trọng cho sự phát triển kinh tế Việt Nam. Việc thành lập Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam- Hoa Kỳ sẽ góp phần thiết thực, hiệu quả, tạo ra sự đổi mới, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam- Hoa Kỳ...

Đại sứ Michael W.Michalak cho rằng, việc thành lập Diễn đàn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước chia sẻ, cung cấp thông tin và làm quen với môi trường pháp lý, thủ tục khi tiến hành kinh doanh. Đây cũng chính là cơ hội để tăng cường, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ phát triển hơn nữa...

Bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Diễn đàn cho biết, chức năng chính của Diễn đàn bao gồm: xây dựng kênh đối thoại công - tư hữu hiệu để doanh nghiệp đóng góp vào việc xây dựng chính sách đối với thị trường Hoa Kỳ; tập hợp kiến nghị từ các thành viên đệ trình lên các cơ quan hữu quan hai phía tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế; tạo cầu nối để doanh nghiệp hai nước thường xuyên trao đổi gặp gỡ trao đổi trực tiếp; hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp của hai bên về thông tin kinh tế hữu ích, các cơ hội hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; tăng cường hợp tác với các Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam...
 
Ngân hàng Mỹ ưu tiên hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt nam​

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Exim Bank) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hôm qua ký kết thỏa thuận tín dụng trị giá 500 triệu USD, dành cho các dự án hạ tầng chủ chốt của Việt Nam

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ex-Im Bank Fred P. Hochberg và Tổng giám đốc VDB, Nguyễn Quang Dũng đã ký biên bản ghi nhớ. Theo đó, Exim Bank và VDB đồng ý chia sẻ thông tin về các cơ hội thương mại và kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán các thiết bị và dịch vụ từ Mỹ sang Việt Nam

kt-du-an.jpg

Giao thông vận tải là một trong những ngành được Ex-Im Bank ưu tiên cung cấp vốn​

Theo ông Hochberg, thoả thuận này sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa những quan hệ đã được thiết lập giữa hai nước vào năm 1995. Ex-im bank sẵn sàng cung cấp tài chính cho Việt Nam phát triển hạ tầng trong những lĩnh vực then chốt như thông tin liên lạc; vận tải (bao gồm đường cao tốc và các dự án đường sắt); năng lượng tái tạo và các loại năng lượng khác; xử lý chất thải và các dịch vụ cũng như thiết bị y tế

Ông Hochberg nhấn mạnh: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế chủ chốt đang tăng trưởng của thế giới. Ex-Im Bank sẵn sàng cung cấp một phương tiện tài chính trị giá 500 triệu USD để trợ giúp cho hạ tầng của Việt Nam”

Trong chuyến làm việc ba ngày tại Việt Nam, Chủ tịch Hochberg sẽ gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo các bộ Công thương, Giao thông Vận tải, Tài chính và Kế hoạch - Đầu tư. Ông cũng sẽ gặp gỡ Vietnam Airlines, tham gia các cuộc họp bàn tròn với các tổng giám đốc và các nhà quản lý ngân hàng Việt Nam, làm việc với Phòng thương mại Mỹ

P/S: Ngân hàng đi trước dọn đường cho doanh nghiệp Mỹ đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam
 
Vietnam May Step Into China's Footsteps as Next Manufacturing Hub​


- With rising labor costs and cultural shifts in China pushing manufacturers to look for new sourcing options, many are rediscovering Vietnam. Transportation leaders are responding with investment in the developing nation whose business managed to grow last year as others struggled.


Vietnam's prime minister reported at last week's World Economic Forum on East Asia that its economy will grow 6.5 to 7 percent this year after expanding 5.3 percent in 2009. PIERS Global Intelligence Solutions, a sister company of The Journal of Commerce, forecasts increased U.S. imports from Vietnam of 41.6 percent and exports of 16.3 percent this year.

In the first four months of 2010, exports of computer and electronics jumped 40.8 percent, compared to the same period last year, said IMA Asia. Technology giant Intel will fuel that surge with a new packaging and testing plant in Ho Chi Minh City opening this year.

"In effect, we are seeing a very fast transformation of Vietnam's light industrial base," said Richard Martin, managing director of IMA Asia.

Infrastructure investment is growing to meet the demand. In the face of recession cutbacks, six leading container lines initiated direct Vietnam-U.S. services, and operators opened four new terminals, with two more expected for 2011.

This week's Cover Story examines the future of this dynamic country, the economic trends behind its growth and the opportunities and challenges — infrastructure, while improving, still lags far behind China — Vietnam faces now and in the future.

To view daily news visit www.joc.com. For all media enquires, including article reprints, please contact Editorial Director Paul Page.

Since 1827, The Journal of Commerce has been the most trusted source of intelligence for international logistics executives to help them plan global supply chains and better manage day-to-day transportation of goods and commodities in the United States and internationally.

To become a member of The Journal of Commerce click here. JOC members have access to our weekly print and digital magazine and Web site, as well as a 10% discount on all JOC Events and trade shows, UBM Global Trade Directories and select PIERS products. Authoritative editorial content in the form of daily news, weekly analysis and regular features ensure our members have the information and data necessary to understand the issues facing trucking, rail and maritime transportation. Members enjoy access to "By the Numbers," an exclusive weekly compilation of key industry statistics that provides detailed views of current market trends across all modes. Regular market intelligence reports — utilizing PIERS trade data — include Top 100 Imports and Exporters, quarterly Top 40 Container lines, Transpacific and Transatlantic Maritime Forecasts and Top Container Ports and Terminals. Market-sector supplements, including Breakbulk, Cool Cargoes, 3PL, JOC Guide to Trucking and others, ensure all modes are comprehensively covered.

About UBM Global Trade - UBM Global Trade, formerly Commonwealth Business Media, Inc., has been the leading provider of proprietary data, news, business intelligence and analytical content supporting commercial maritime, rail, trucking, warehousing and logistics industries worldwide since 1827. The company's portfolio of more than 100 online, print and interactive workflow business solutions includes The Journal of Commerce, The Journal of Commerce Events, PIERS Global Intelligence Solutions and an array of international trade and transportation databases and directories. UBM Global Trade, a subsidiary of United Business Media Limited, is headquartered in Newark, NJ, with offices throughout the United States and in Canada and Hong Kong. For more information, explore www.ubmglobaltrade.com or call 877-675-4761 (+1-847-763-4932 outside the U.S. and Canada)

SOURCE The Journal of Commerce
 
Nhân tố kinh tế trong quan hệ Việt - Mỹ​

Mở rộng mạng lưới hợp tác kinh tế Việt - Mỹ là điều có ý nghĩa, vì sự phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Việt -Mỹ trên thực tế trùng hợp với quá trình chuyển đổi to lớn của nền kinh tế Việt Nam, và quan trọng hơn sẽ góp phần điều chỉnh mô hình tăng trưởng trong những điều kiện mới

Bang giao hai nước 15 năm qua phát triển từ chỗ ban đầu có rất ít, hoặc thậm chí chưa có điểm chung làm cơ sở cho quan hệ, đến nay, hai nước đã xây dựng được mạng lưới hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ phát triển mạnh mẽ nhất là địa hạt kinh tế -thương mại - đầu tư rồi đến giáo dục - đào tạo - y tế. Những liên hệ về an ninh - quốc phòng dù chỉ mới đạt được những kết quả sơ khởi nhưng hứa hẹn nhiều hy vọng trong thời gian tới

Khỏi cần đưa ra các con số chính thức cũng có thể khẳng định: quan hệ kinh tế - thương mại đang là nền tảng của mối bang giao rộng lớn Việt - Mỹ. Mối quan hệ này được đặt trên căn bản là cả hai bên cùng hưởng lợi. Nhìn về tầm trung cũng như dài hạn, các hợp đồng và các hiệp định tạo dựng khuôn khổ làm ăn của những đối tác kinh tế-thương mại có thể là cơ sở lâu bền đan kết các mối bang giao ngày càng tổng quát hơn giữa hai nước

Những đột phá từ lĩnh vực kinh tế

15 năm qua kể từ khi bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao, những đột phá trong quan hệ song phương thường diễn ra từ địa hạt kinh tế. Ví dụ năm 2003, sau những đình trệ trong nhiều năm mà vẫn không có sự cải thiện nào rõ rệt thì đột phá khẩu đầu tiên được ghi nhận là Hiệp định về hàng không dân dụng cho phép các hãng hàng không Hoa Kỳ hoặc Việt Nam thực hiện các dịch vụ chuyên chở giữa hai nước

Kế đó là Hiệp định về dệt may đã đặt ra khuôn khổ cho việc nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Ở đây là thị trường không chỉ hơn 80 triệu dân số, mà còn mở rộng ra một thị trường 500 triệu dân số, thị trường ASEAN

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (năm 2001) và thoả thuận “bầu trời mở” về việc vận chuyển hành khách/hàng hóa (năm 2008) rõ ràng là những “cú hích” ngoạn mục. Gần đây Việt Nam và Mỹ cùng 6 nước khác đã bắt đầu các cuộc đàm phán với về hiệp định thương mại tự do khu vực đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là một nền tảng tiềm lực cho quá trình hội nhập kinh tế xuyên suốt khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Trong chuyến viếng thăm Thái Lan tháng 7.2009 để tham dự diễn đàn khu vực ASEAN, ngoại trưởng Clinton đã gặp gỡ các bộ trưởng ngoại giao thuộc các nước hạ lưu sông Mê Kông, bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm thiết lập sáng kiến hạ lưu Mê Kông như một phương tiện để Mỹ liên kết với khu vực này trong lĩnh vực môi trường, y tế và giáo dục

Việt Nam sẽ cùng với Hoa Kỳ đồng tổ chức một hội nghị về bệnh truyền nhiễm tại khu vực sông Mê Kông vào tháng tới tại Hà Nội, và sẽ tổ chức Hội nghị bộ trưởng về sáng kiến hạ lưu sông Mê Kông vào tháng 7 này. Trong vài năm tới, hai bên dự định làm việc với các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông để trợ giúp các nước này ứng phó với biến đổi khí hậu

Giúp chuyển đổi và điều chỉnh mô hình

Quá trình phát triển quan hệ thương mại và đầu tư Việt - Mỹ trên thực tế trùng hợp với quá trình chuyển đổi to lớn của nền kinh tế Việt Nam. Trong thập niên qua, nguồn thu nhập chính thức của Việt Nam tăng trung bình 7,2% một năm, GDP tính theo đầu người tăng từ 189 usd (năm 1993) lên 1.052 usd (năm 2009). Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam giảm từ 58% vào năm 1993 xuống còn 12% vào năm 2009

Nói về triển vọng của quan hệ hai nước trong những năm tới, đại sứ Mỹ đánh giá cao tiềm năng to lớn trong việc phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Đại sứ Mỹ còn cho biết, tổng thống Obama mới đây đã đặt Việt Nam vào trong sáu “thị trường kế tiếp” cùng với Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil trong khuôn khổ “sáng kiến xuất khẩu quốc gia mới”

Các cuộc thảo luận về thương mại và đầu tư đang diễn ra có tiềm năng mở ra thậm chí nhiều cơ hội cho các công ty của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Đặc biệt các công ty của Hoa Kỳ có thể và sẽ đóng góp một phần thiết yếu trong quá trình Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, tìm kiếm sản phẩm, công nghệ và các hệ thống giáo dục nhằm giúp đưa chính mình đạt được và vượt lên trên vị thế của một nước “thu nhập trung bình”

Từ phía Việt Nam, để thực hành được ba khâu đột phá (thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng) và năm quan điểm phát triển (bền vững, đồng bộ, dân chủ, hài hòa và hội nhập sâu rộng) trong chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020, bên cạnh vấn đề phát huy nội lực thì hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, trong đó có việc mở rộng mạng lưới quan hệ kinh tế Việt - Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Mỹ đang hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan thông qua các dự án hỗ trợ thúc đẩy thương mại (STAR) do chính phủ Mỹ tài trợ, các chương trình cải cách thuộc “đề án 30” và “sáng kiến năng lực cạnh tranh Việt Nam” (VNCI). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, được hợp tác xây dựng cùng VCCI, hiện nay đang là một công cụ đo lường được công nhận rộng rãi về mức độ cải thiện chất lượng quản trị

Kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm nay cho thấy khả năng cạnh tranh của hầu hết các tỉnh thành Việt Nam đều tăng lên so với năm ngoái. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư tại các tỉnh thành có môi trường kinh doanh tốt nhất, được hình thành nhờ việc bảo vệ sở hữu trí tuệ nước ngoài và cung cấp một không gian đầu tư cởi mở, minh bạch và hiệu quả
 
Mỹ nới lỏng xuất khẩu công nghệ​

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama sẽ thay đổi những quy định có từ hàng chục năm nay về việc xuất khẩu công nghệ quân sự và công nghệ trong các lĩnh vực có tính nhạy cảm khác

Sau một năm tiến hành đánh giá của các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại, chính quyền Mỹ dự kiến công bố kế hoạch thống nhất các hoạt động quản lý xuất khẩu công nghệ nhạy cảm dưới quyền một cơ quan duy nhất

Các doanh nghiệp Mỹ phàn nàn rằng, hệ thống kiểm soát hiện hành "bó chân" họ, ngay cả trường hợp bán các mặt hàng ít nhạy cảm mà các nước công nghiệp phát triển khác tung ra thị trường. Trong thông cáo của Nhà Trắng ngày 31/8, ông Obama cho rằng, tình trạng này dẫn đến việc các ngành sản xuất của Mỹ bị mất lợi thế
 
New Plants in the U.S. & Vietnam to Increase Capacity by nearly 500 MW/Year
Current capacity nearly doubles to over 2.7 GW by 2012​

-- First Solar, Inc. (Nasdaq: FSLR) today announced plans to build two new four-line manufacturing plants that will boost the company's annual manufacturing capacity by nearly 500 MW to help meet strong demand for its advanced thin-film photovoltaic modules. The plants are expected to be built in the United States and Vietnam and completed in 2012. Each new plant will create approximately 600 green jobs and will be designed to accommodate additional production capacity. Negotiations and site assessments are ongoing in both countries and will be finalized and announced at a later date

The new factories will further extend First Solar's previously announced capacity additions, including eight lines at its Kulim, Malaysia facility, four lines in Frankfurt an der Oder, Germany, and two lines in Blanquefort, France. Earlier this year the company also completed an expansion of its Perrysburg, Ohio, manufacturing plant, which serves as First Solar's primary hub for engineering, research and development, and employs more than 1,100 of First Solar's 1,500+ U.S.-based associates. The new plants announced today, combined with these previously announced expansions, will nearly double production capacity from 1.4 GW in 2010 to more than 2.7 GW in 2012

"These expansions provide proximity to growing U.S. demand while supporting our roadmap to drive down the cost of clean, sustainable solar electricity," said First Solar CEO Rob Gillette. "Effective government policies provide long-term visibility and enable sustainable markets"

In addition to the increase in manufacturing employment, First Solar expects to generate over 1,000 construction jobs through the installation of solar power plants from the company's 2.2 GW North American project pipeline

About First Solar, Inc.

First Solar manufactures solar modules with an advanced semiconductor technology and provides comprehensive photovoltaic (PV) system solutions. The company is delivering an economically viable alternative to fossil-fuel generation today. From raw material sourcing through end-of-life collection and recycling, First Solar is focused on creating cost-effective, renewable energy solutions that protect and enhance the environment. For more information about First Solar, please visit http://www.firstsolar.com.

For First Solar Investors:

This release contains forward-looking statements which are made pursuant to the safe harbor provisions of Section 21E of the Securities Exchange Act of 1934. The forward-looking statements in this release do not constitute guarantees of future performance. Those statements involve a number of factors that could cause actual results to differ materially, including risks associated with the company's business involving the company's products, their development and distribution, economic and competitive factors and the company's key strategic relationships and other risks detailed in the company's filings with the Securities and Exchange Commission. First Solar assumes no obligation to update any forward-looking information contained in this press release or with respect to the announcements described herein

First Solar, Inc
 
MB được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp tín dụng 40 triệu USD​

- MB có thể sử dụng hạn mức để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong ASEAN chứ không chỉ giới hạn ở Việt Nam

Đầu tháng 11/2010, Ngân hàng Quân đội (MB) chính thức được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn và cấp hạn mức 40 triệu USD theo Chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu (GSM-102)

Đặc biệt, MB có thể sử dụng hạn mức để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong ASEAN chứ không chỉ giới hạn ở Việt Nam

GSM-102 là chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ triển khai nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ bằng cách cung cấp điều kiện tín dụng ưu đãi cho người mua thông qua các ngân hàng thương mại

Trước hết, Nhà xuất khẩu Hoa Kỳ sẽ dựa trên Hợp đồng ngoại thương để yêu cầu Cơ quan hỗ trợ xuất khẩu Hoa Kỳ (CCC) phát hành bảo lãnh thanh toán. Dựa trên bảo lãnh này, Ngân hàng của Nhà xuất khẩu sẽ tái tài trợ các thư tín dụng do MB phát hành, nguồn tái tài trợ này sẽ được MB sử dụng để cho Nhà nhập khẩu vay lại với lãi suất và điều kiện cạnh tranh

Để được tham gia chương trình, cả nhà xuất khẩu và các ngân hàng đều phải trải qua quá trình thẩm định và xét duyệt chặt chẽ của CCC. Vì vậy, đối với nhà nhập khẩu Việt Nam, Chương trình GSM-102 không chỉ giúp tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, mở rộng cơ hội giao thương, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn đem lại sự yên tâm về uy tín đối tác khi giao dịch
 
Ngoại giao đất hiếm​

Thạc sỹ Trần Văn Xuân Linh chuyên gia tư vấn, chuyển giao công nghệ tại Mỹ đưa ra các chia sẻ thực tế đối với ngành công nghiệp đất hiểm tại Việt Nam

Trần Văn Xuân Linh: Dưới đây là một vài nhận xét của tôi liên quan đến vị trí của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại của cuộc "chiến tranh" đất hiếm

1. Trung Quốc thực sự muốn thử nghiệm phản ứng của cộng đồng quốc tế với thông báo của họ. Đồng thời, họ cảnh báo và trừng phạt của Nhật Bản về phản ứng này của quốc gia này trong các vấn đề Đông Dương và ý định của Nhật về việc gia tăng lực lượng hải quân của mình. Nhật đánh đu với Việt Nam và Mông cổ để trả đũa (trong khi Nhật có thể mua từ Úc, Hoa Kỳ v.v. rất dễ dàng). Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam cần phải cẩn thận không để bị mắc bẫy trong cuộc đấu tranh quyền lực giữa hai cường quốc đứng đầu trong khu vực châu Á

2. Sẽ không có tài chính hoặc kinh tế lợi ích đáng kể cho Việt Nam. Việt nam bị lép vế về nhiều lãnh vực: giá cả, thị phần, hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, đất hiếm có thể được sử dụng như "hứa hẹn tương lai", dùng đó làm đòn bẩy đạt được các mục tiêu khác cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ khác hay chính trị

3. Do đó nếu Việt nam muốn chuẩn bị sẵn sàng thì nên chuẩn bị tìm hiểu những lãnh vực công nghệ Việt Nam đang cần mà các quốc gia đang khan hiếm đất hiếm có thể cung cấp để đưa ra làm vật trao đổi trên bàn đàm phán. Chẳng cần thiết nhắm vào công nghệ xử dụng đất hiếm (quá xa tầm tay) mà nên chú vào công nghệ ta có thể lợi dụng những lợi thế đã và đang có. Ví dụ về hóa dầu, chế/ biến hải sản, v.v.... có thể trao đổi về những hứa hẹn về đất hiếm. Trong thị trường quốc tế, một lời hứa hẹn được công bố cũng là một vũ khí trả đũa đưa một công ty (hay một quốc gia) ra khỏi thế kẹt

Quy mô thị trường đất hiếm toàn cầu vài tỷ USD/ năm

Theo truyền thống Việt Nam cái gì hiếm thì thường quí. Thật ra, đất hiếm là một cái tên nhầm lẫn, khó tìm và khai thác chứ không phải là hiếm. Ví dụ như Thulium and Lutetium, mặc dù là hai nguyên tố ít nhất, cũng có khoảng gấp 200 lần nhiều hơn vàng, không hiếm chút nào cả. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã lặng lẽ áp đặt hạn ngạch kiểu OPEC, cắt giảm xuất khẩu từ 5% đến 10% mỗi năm. Các nước như Nhật Bản, mà phụ thuộc vào nhập khẩu đất hiếm để sản xuất điện tử, đã được các ảnh hưởng nặng nhất

Vào những năm 1980, các loại đất hiếm đều rất rẻ. Toàn thị trường thế giới chỉ được giá trị ít hơn $100 triệu USD, và những sự bùng nổ trong thị trường đất hiếm đều biến mất bởi các nền kỹ thuật lựa chọn được chất thay thế rẻ hơn. Đó là lý do tại sao khi Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực kiểm soát ngành công nghiệp này, các quốc gia khác đều vui vẻ nhường bước. Sau năm 1985 thì Trung Hoa đẩy mạnh khai thác đất hiếm tại Bayan Obo và khu vực nhiệt đới phía Nam Trung Quốc. Từ 2000 tới 2006 công suất của Trung Quốc lên đến 200.000 tấn/năm, hơn gấp đôi nhu cầu toàn thế giới. Do đó, giá đất hiếm sụt thảm hại. Vào tháng 8 năm 2009, Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu còn 35.000 tấn/năm và ra lệnh cấm xuất khẩu ít nhất 5 loại đấu hiếm. Họ tuyên bố các nỗ lực đó để chấn hưng việc kiểm soát khai thác mỏ và cải thiện môi trường. Nếu nhìn vào khía cạnh vĩ mô thì đây là một chính sách công nghiệp quốc gia để ổn định giá cả, bảo vệ môi trường và củng cố ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các động cơ thực sự đằng sau có thể là để kiểm tra phản ứng của cộng đồng quốc tế và để trừng phạt Nhật Bản

Chỉ có một số ít quốc gia trên thế giới có đất hiếm, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Malaysia. Gần đây thì Mông cổ, Kasakhstan và Việt Nam nhận được sự chú ý của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản (Sumitomo và Toyota). Ở Việt Nam vùng có nhiều đất hiếm là tại Nam Xe nằm phía Tây Bắc. Mỏ này thuộc loại hydrothermal -metasomatic. Các quặng khác nhau về độ dày từ vài cm đến khoảng 4 mét, dài 200-1.000 m. Trung bình có khoảng 9-13% là đất hiếm. Có hơn 35 khoáng chất được báo cáo là dễ dàng để xử lý. Theo bài viết của Trinh Bến Xuân (doi:. 10.4028/www.scientific.net/MSF.70 -72,637) thì mỏ này có nhiều bastnasite, parisite, synciste, barite. Thành phần Bastnasit bao gồm:. La, Nd, Ba, Ce, Th, Sr, Pr, Ca, S.

Phản ứng của các công ty thế giới bao gồm: Công ty Đất hiếm Avalon phát triển các mỏ mới ở phía tây bắc Canada. Great Western Mining mở lại mỏ ở Nam Phi. Lynas Corp ở Úc đưa ra quá trình phát triển đất hiếm đất vào năm 2001, và tuyên bố kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Malaysia vào cuối năm 2011. Công ty này đã có một vài khách hàng và đã ký một hợp đồng mới với một công ty Nhật Bản

Trung Quốc mua bán sát nhập các công ty khai thác đất hiếm

Các công ty quốc doanh Trung Quốc đã cố gắng mua bất kỳ các công ty trong lãnh vực đất hiếm. Chính quyền Trung Quốc bơm tiền vào cho Cina Nonferrous metal mining company để mua 51,7% cổ phần của Lynas và Jangsu Eastern China Non-Ferrous Metal Holding để mua 25% of Arafura. Lưu ý rằng Lynas và Arafura chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng thế giới, nhiều hơn so với những gì Việt Nam có thể sản xuất

Trong tháng hai năm 2010, chính phủ Nội Mông của Trung Quốc cấp phép cho công ty Baotou Rare Earth để xây dựng cơ sở dự trữ có khả năng lưu trữ 200.000 tấn đất hiệm Với lượng lưu trữ này, Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường để dìm giá xuống và đưa các công ty khai thác đất hiểm của Mỹ, sự việc càng quá dễ dàng hơn đối với đất nước yếu thế như Việt Nam. Ngoài ra còn có một động lực thúc đẩy bên trong Trung Quốc, trò chơi quyền lực giữa nhà sản xuất quốc doanh và công ty tư nhân. Trung Quốc đang bắt đầu một làn sóng để các doanh nghiệp nhà nước được mua lại nhà khai thác tư nhân nhỏ hơn. Một khi các doanh nghiệp nhà nước tiếp quản tất cả các công ty, ngành công nghiệp này sẽ được quyết định bởi quyền lực chính trị, không vì quyền lợi kinh tế hoặc tài chính mang lại lợi ích cho công ty hoặc thị trường

Việt Nam quá yếu, không có năng lực và khả năng sánh được với các nước khác và các công ty nêu trên. Mọi cử đông của Việt Nam sẽ bị công ty Trung Quốc ùa vào khống chế dễ dàng

Ngoài ra, mặc dù đất hiếm là rất cần thiết để sản xuất nhiều hàng hoá công nghệ cao, các công nghệ này là quá xa đối với Việt Nam để gặt hái lợi ích. Ví dụ về các ứng dụng trên TV màn hình phẳng, nam châm, xe hybrid, tua bin gió, các thiết bị quân sự và vũ khí bao gồm cả tên lửa. Việt Nam có thể không ứng dụng được năng lực đất hiếm của mình để làm bất kỳ các công nghệ này trong vòng 10-20 năm tới. Do đó ta chỉ có thể bán nguyên vật liệu, không vận dụng đúng mức tiềm năng đất hiếm này

Do những lý do nêu trên, tôi nghĩ Việt Nam nên "bình như vại", chỉ cần nên dùng đất hiếm như một đòn bẩy để thương lượng chuyển giao các công nghệ cần thiết

P/S: Chỉ có người Việt mới nói thật cho người Việt nghe thôi, dân tộc, đất mẹ là trên hết
 
Đầu tư của Mỹ và “làn sóng thứ ba”​


0175.jpg

Quang cảnh lễ khánh thành nhà máy của Intel tại khu công nghệ cao Tp.HCM vào tháng 10/2010​

Tháng cuối năm 2010 có lẽ là tháng bận rộn nhất của đại sứ Mỹ Michael W. Michalak, người sắp hoàn tất nhiệm kỳ tại Việt Nam

Sau khi chính thức chào từ biệt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 13/12, ông Michalak tiếp tục dự một loạt các tiệc chia tay với nhiều cơ quan khác nhau, để khép lại một nhiệm kỳ đại sứ nhiều sự kiện

Đại sứ Mỹ là người đã chứng kiến ba trong số hàng loạt sự kiện quan trọng liên quan đến đầu tư của Mỹ tại Việt Nam, gồm lễ ký hợp đồng gói thầu số 2 “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems thuộc Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ), lễ ký hợp đồng dự án BOT Mông Dương 2 giữa Công ty AES và Vinacomin vào tháng 4/2010, và lễ khánh thành nhà máy của Intel tại khu công nghệ cao Tp.HCM vào tháng 10/2010

Hai khởi đầu (đối với AES) và một thành tựu (đối với Intel) là những minh chứng cho dòng chảy đầu tư liên tục của các nhà đầu tư Mỹ trong nhiều năm qua; đồng thời, là trải nghiệm đáng kể cho đại sứ Michalak trong nhiệm kỳ của mình. Dù rằng, trong nhiệm kỳ của mình, cũng như nhiều đồng nghiệp trước đó, ông Michalak còn nhiều mối quan tâm khác song hành với việc thúc đẩy quan hệ đầu tư

Nói về dự án của AES, đại sứ Michael W. Michalak nói ông tin rằng dự án với quy mô 1200 MW và vốn đầu tư trị giá 1,8 tỷ USD này thể hiện cam kết dài hạn của AES đối với quá trình phát triển năng lượng ở Việt Nam. “Cam kết dài hạn” là khái niệm thường thấy trong hầu hết các phát biểu của các quan chức hay doanh nhân Mỹ liên quan đến đầu tư ở Việt Nam

Kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt- Mỹ, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ đã bảo trợ một cuộc thi thiết kế biểu tượng, qua đó kêu gọi công chúng Việt Nam đóng góp các ý tưởng về một hình ảnh đại diện cho tầm quan trọng của quan hệ Việt - Mỹ

Hình ảnh được chọn để trao giải cao nhất là một chiếc diều, mà theo nhận xét của Đại sứ Michalak, đã “thể hiện tốt nhất hy vọng về quan hệ thậm chí còn rộng lớn hơn và thành công hơn nữa giữa hai nước chúng ta trong tương lai”

Kể từ năm 2004, Mỹ đã chi 409 triệu USD ở Việt Nam cho các chương trình toàn diện phòng chống, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS, và cung cấp các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm cho 1.146.326 phụ nữ. 50 triệu USD cũng đã được chi để giúp Việt Nam đối phó với cúm gia cầm và 46 triệu USD khác cho việc giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam

Song hành với đó, kể từ năm 1995, thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng hơn 33 lần. Năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam và thương mại hai chiều đã đạt 15,4 tỷ USD

”Thậm chí trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu năm 2009, xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 11%. Trong khi đó, xuất khẩu của Hoa Kỳ vào hầu hết các nước ASEAN còn lại đều sụt giảm ở mức hai chữ số. Các số liệu thương mại song phương từ đầu năm đến nay đều rất tích cực. Tôi thấy rằng năm 2010 sẽ là một năm mà kỷ lục về thương mại song phương của chúng ta sẽ tiếp tục được phá vỡ”, ông Michalak lạc quan

Nhận diện làn sóng mới

Vào tháng 4/2010, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ đã được thành lập với mục tiêu chính là chia sẻ để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cung cấp thông tin cho chính phủ về luật và các quy định sẽ tác động đến vấn đề kinh doanh, cũng như thúc đẩy hợp tác "ba bên" bao gồm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tạo ra các mối quan hệ công nghiệp hài hòa

Đại sứ Michalak nói rằng phái đoàn ngoại giao Mỹ đã xác định cái gọi là “những khu vực có triển vọng tốt nhất”. Đây là những khu vực mà các công ty Mỹ có khả năng cạnh tranh, bao gồm: viễn thông, công nghệ thông tin, thăm dò dầu khí, sản xuất điện, xây đường cao tốc, quản lý dự án môi trường và công nghệ môi trường, hàng không

"Thách thức chủ yếu cho chúng tôi là làm cho các công ty Mỹ hiểu rằng có vô số cơ hội làm ăn đang chờ đợi họ tại Việt Nam. Đôi khi, cũng cần phải có thời gian để danh tiếng của một nước có thể thu hút được sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp Hoa Kỳ", ông nói

Các nhà đầu tư Mỹ cho rằng đang có một “làn sóng thứ ba” về đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham), nói đây là thời điểm cần phải hợp tác để đáp ứng “làn sóng” này của các công ty Mỹ

"Làn sóng đầu tiên" đến trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000. Nhiều công ty Mỹ đã rất thành công và đã liên tục mở rộng đầu tư như Cargill, Coca Cola, Pepsi, Kimberly-Clark, Procter & Gamble, Chevron, ConocoPhillips, ExxonMobil…

"Làn sóng thứ hai" xuất hiện sau khi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) Việt - Mỹ có hiệu lực vào tháng 12/2001. Thị trường mới được mở cửa của Mỹ đã trở thành chỗ tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là trong các lĩnh vực lao động như may mặc, giày dép, và đồ nội thất. Trong quá trình này, nhiều công ty lớn của Mỹ đã trực tiếp tham gia với việc mua và phân phối các sản phẩm, qua đó tăng nhập khẩu từ Việt Nam từ 1,1 tỷ USD vào năm 2001 đến 14,8 tỷ USD trong năm 2010

"Làn sóng thứ ba" của đầu tư Mỹ diễn ra trong các ngành công nghiệp sản xuất hiện đại và các dịch vụ, bắt đầu vào năm 2006 và 2007 với dự án của Intel. Năm nay, hơn 20 công ty Mỹ đứng đầu trong danh sách "Fortune 1.000" đã đến Việt Nam để đánh giá các cơ hội trong việc sản xuất có mức giá trị gia tăng cao hơn và các ngành công nghiệp dịch vụ, bao gồm cả điện tử, ôtô, hóa chất, điều khiển xây dựng

Ông Herb Cochran nói rằng yếu tố quan trọng của chiến lược kinh doanh của các công ty là những khái niệm gọi là "Trung Quốc cộng 1" hoặc thậm chí "Trung Quốc và Ấn Độ cộng 1". Đầu năm 2008, Việt Nam ghi nhận hiện tượng này và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) đã yêu cầu các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá sự phân kỳ của các dòng FDI từ Trung Quốc cho các nước Đông Nam Á, và có được một sự hiểu biết sâu sắc về cơ hội và thách thức Việt Nam phải đối mặt để thu hút vốn FDI. Đây chính là một sự chuẩn bị đáng kể cho việc đón đầu “làn sóng thứ ba”

Chủ tịch Amcham, ông Hank Tomlinson trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mới đây cũng nhấn mạnh đến việc tập trung tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. “Bởi vì các nguồn đầu tư chất lượng cao thường chảy về các nước có điều kiện tối ưu. Chúng tôi kêu gọi Chính phủ tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để góp phần giải quyết các thách thức và để bảo đảm rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh hữu hiệu với các nước láng giềng”

Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam đã tuyên bố ý định trở thành thành viên đầy đủ của đàm phán Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các nhà đầu tư Mỹ đặc biệt quan tâm

“Chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ giúp tăng cường sự hài hòa và giúp cho việc kinh doanh ở Việt Nam được dễ dàng hơn. “Hầu hết các nhà đầu tư đều đồng tình rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, việc phát huy tối đa tiềm năng của quốc gia này lại đang vấp phải rất nhiều khó khăn, do sự tiến triển chậm trong việc gỡ bỏ các rào cản lâu năm đối với đầu tư", ông Hank Tomlinson nói. Mặc dù, "trong khi Việt Nam đang tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng, Việt Nam cũng cần có được những bước tiến rõ ràng đối với các vấn đề được nêu ra ở trên và cả những vấn đề khác đang làm mờ đi hình ảnh về một Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài”
 
Lobby & Ngoại giao bán máy bay​

Boeing_787.jpg

Boeing 787 Dreamliner​

Các nhà ngoại giao đã và đang kiêm luôn vai trò “tiếp thị” trong các thương vụ máy bay khổng lồ trên thị trường thế giới

Theo hàng trăm thư tín do WikiLeaks tiết lộ, các nhà ngoại giao Mỹ là một phần lực lượng bán hàng ở mức độ lớn hơn những gì người ta biết đến trước đây. Chuyện nước Mỹ giúp các công ty của họ làm ăn ở nước ngoài không phải là điều đáng ngạc nhiên, vì mỗi thương vụ tạo ra hàng ngàn việc làm, và rằng các đối thủ nước ngoài cũng làm như thế. Nhưng những tiết lộ của WikiLeaks cho thấy thực sự có một cuộc “chiến tranh bán hàng” giữa các nhà ngoại giao Mỹ và các đồng sự châu Âu

Những thỏa thuận cao cấp

Thỏa thuận mua máy bay Mỹ của Ả Rập Xê Út là một ví dụ rõ ràng nhất của “ngoại giao bán hàng”. Quốc gia này hồi tháng 11.2010 tuyên bố mua 12 máy bay Boeing 777 trị giá 3,3 tỉ USD

Theo WikiLeaks, cuối năm 2006, Israel Hernandez, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, tự tay mang một lá thư của Tổng thống George W. Bush đến văn phòng của Quốc vương Abdullah, thúc giục ông này mua đến 43 máy bay Boeing để hiện đại hóa hãng hàng không Ả Rập Xê Út và 13 máy bay cho đội bay của hoàng gia nước này. Ông Abdullah đọc thư của ông Bush và tuyên bố máy bay Boeing là sự chọn lựa của ông. Quốc vương Ả Rập Xê Út cũng cho biết vừa từ chối mua 2 máy bay Airbus mới mà mua 1 chiếc Boeing đã qua sử dụng một thời gian

Nhưng trước khi cam kết trang bị một đội bay gồm chủ yếu là máy bay Boeing, vị vua xứ dầu mỏ có một yêu cầu. “Tôi yêu cầu ông về nói với ngài tổng thống và tất cả giới chức liên quan rằng tôi muốn có tất cả những công nghệ mà Tổng thống Bush có trên Air Force One”. Báo The New York Times dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận hồi tháng trước rằng Mỹ đã cho phép “nâng cấp” máy bay của Quốc vương Abdullah nhưng không cho biết chi tiết cụ thể “vì những lý do an ninh”

Yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ có một chỗ trên một chuyến bay trong tương lai của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ được đưa ra đầu năm 2010, khi hãng Turkish Airlines đang xem xét mua đến 20 máy bay Boeing. Chính phủ Thổ nắm giữ chưa đầy phân nửa số cổ phần tại hãng, nhưng Bộ trưởng Giao thông vận tải Binali Yildirim nói rõ với Đại sứ Mỹ tại Thổ James F.Jeffrey rằng tổng thống nước này muốn có sự hỗ trợ cho chương trình không gian “mới ra ràng” cùng sự trợ giúp của Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) nhằm cải thiện an toàn hàng không. Trong thư gửi về Washington, ông Jeffrey viết rằng việc cho phép FAA giúp Thổ cải thiện an toàn hàng không và các chương trình thám hiểm không gian có thể làm lợi cho cả 2 nước. Thỏa thuận được công bố 1 tháng sau đó, khi Turkish Airlines đặt mua 20 chiếc Boeing

Sự thừa nhận

Theo The New York Times, các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và hãng Boeing, trong những cuộc phỏng vấn hồi tháng trước, thừa nhận vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ trong việc giúp họ bán máy bay, bất chấp một thỏa thuận thương mại được các lãnh đạo Mỹ và châu Âu ký kết cách đây 3 thập niên nhằm loại trừ sự can dự chính trị vào quá trình này

Ông Robert D.Hormats, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề kinh tế, cho biết nền kinh tế nước này ngày càng dựa nhiều vào việc xuất khẩu sang các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ La-tinh và Trung Đông. Vì thế, hoạt động thúc đẩy việc bán các hàng hóa cao cấp như máy bay đóng vai trò trung tâm trong chiến lược của chính quyền Obama nhằm giúp nước này hồi phục từ tình trạng suy thoái. Boeing là đơn vị xuất khẩu số 1 của Mỹ. Mỗi tỉ USD doanh thu của hãng đồng nghĩa với việc tạo ra 11.000 việc làm ở Mỹ

Airbus thì thường không tiết lộ chi tiết các thương vụ của họ, nhưng một quan chức giấu tên của hãng thừa nhận ngoài các thỏa thuận quốc tế, việc mua bán “không hoàn toàn tách khỏi việc tạo lập quan hệ chính trị”. Theo WikiLeaks, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy hồi năm 2008 đã hủy chuyến thăm Bahrain nhằm bảo vệ thương vụ bán máy bay Airbus cho hãng hàng không Gulf Air sau khi biết nó đã bị Boeing “nẫng tay trên”
 
Hoa Kỳ mang sâm sang tiếp thị ở Việt nam​

110621103301_ginseng_466x262_bbc_nocredit.jpg

Nhiều trang trại nhân sâm ở Wisconsin do người Hmong cai quản​

Một phái đoàn thuộc hiệp hội nhân sâm Hoa Kỳ của bang Wisconsin (Ginseng Board of Wisconsin) do ông chủ tịch Butch Weege dẫn đầu đang trên đường đến Việt Nam để tiếp thị loại sâm Hoa Kỳ vào khu vực thị trường Đông Nam Á

Đây là một chiến lược mở rộng thị trường sâm Hoa Kỳ nhằm đa dạng hóa thị trường cho lĩnh vực dược liệu và bào chế sản phẩm thuộc về sâm mà lâu nay những người trồng sâm Hoa Kỳ được coi là chưa có sự quan tâm đúng mức

Sâm Hoa Kỳ là một chủng loại nhân sâm sinh trưởng tự nhiên ở Bắc Mỹ do các nhà truyền giáo thám hiểm tìm ra nay trở thành một thương phẩm đại diện cho một trong những đặc sản cao cấp của nước Mỹ

Tuy Trung Quốc tuy là nơi phát hiện ra dược tính của nhân sâm từ thời cổ đại nhưng trên thị trường nông sản hiện nay chỉ có hai loại sâm được sự thừa nhận về nơi xuất xứ có thương hiệu quốc gia đi kèm là sâm Hoa Kỳ và sâm Cao Ly

Người Triều Tiên bảo vệ danh tiếng sâm Cao Ly rất chặt chẽ như quốc hồn quốc tuý. Nhưng người Mỹ nói chung thì sự hiểu biết về nhân sâm còn ít

Do đó, cho dù là nơi sản xuất và nuôi trồng sâm danh tiếng, người Mỹ hiện gần như để doanh gia Trung Quốc ra sức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm này

Chênh lệch lợi ích

Tiểu bang Wisconsin là nơi đầu tiên nhân giống được loài nhân sâm này vào thế kỷ thứ 19. Hiện nay lượng sâm từ bang Wisconsin chiếm đến 90% thị trường sâm Hoa Kỳ thế giới

Về mặt dư luận, nhân sâm và chân gà (người Mỹ không ăn chân gà) được báo chí thỉnh thoảng nhắc đến là một trong những mặt hàng điển hình xuất cảng sang Trung Quốc để góp vào việc điều chỉnh thâm thủng mậu dịch Trung-Mỹ

Nhưng trên thực tế Trung Quốc cũng đã trồng loại sâm này và muốn bảo hộ mậu dịch cho sản phẩm nông nghiệp

Sâm Hoa Kỳ trồng tại Trung Quốc không cho chất lượng tốt vì dư lượng thuốc trừ sâu diệt cỏ cao hơn tiêu chuẩn cho phép

Sâm Hoa Kỳ chỉ đạt tiêu chuẩn tốt nhất khi trồng ở Bắc Mỹ, đặc biệt tại Wisconsin vì thích hợp khí hậu và thổ nhưỡng ở đây

Tuy nhiên, trồng nhân sâm là một quá trình đầu tư lao động vất vả và mạo hiểm, phải tới năm năm mới thu hoạch củ sâm nhỏ bằng ngón tay. Nguồn Trung Quốc đã xâm nhập và pha trộn vào nguồn hàng khiến giá sâm bị phá hỗn loạn ngay trên sân nhà

Ngoài ra, phần lớn nguồn sâm Hoa Kỳ chính gốc trồng tại Wisconsin đều đã rơi vào tay người Trung Quốc. Với thương hiệu sâm Hoa Kỳ - Wisconsin thượng hạng này trong tay, người Trung Quốc cũng biến giá nhân sâm từ nông trại Wisconsin đến thị trường Hồng Kông, Đài Loan chênh lệch lên đến hàng ngàn phần trăm

Sâm Hoa Kỳ đã làm nhiều người gốc Hoa trở thành triệu phú như buôn vàng trắng (Sâm Hoa Kỳ còn gọi là bạch sâm, khác với Sâm Cao Ly gọi là Đan Sâm)

Những người trồng sâm mới, điển hình là người Hmong nay đã trồng tới 30% sản lượng sâm ở Wisconsin nhưng đa số vẫn trong cảnh làm thuê cho những chủ nhân đến từ Trung Quốc

Nhia Thai Vang, một chủ trại sâm ở Wisconsin cho biết công việc trồng sâm rất vất vả chỉ có người Hmong là còn làm được.

Tuy là triệu phú nhưng vợ chồng con cái nhà Nhia Thau Vang phải tự đi vun trồng nhổ cỏ. Dưới bàn tay lao động của người Hmong, họ tạo nên những luống sâm tươi tốt, gần với sản phẩm tự nhiên nhất vì không tưới thuốc trừ sâu diệt cỏ

Nhưng những luống sâm như thế này đã có chủ vì một năm trước đó từng đoàn thương lái đến từ Trung Quốc đã đặt mua và trả tiền trước

Thương lái Trung Quốc cũng làm cách này với cả nông gia người Mỹ. Do đó, giá cả được kiểm soát và ép rẻ từ nguồn

Các công ty nhân sâm của Trung Quốc cũng đặt bản doanh tại thành phố Wausau, thủ phủ sâm Hoa Kỳ thế giới để thiết lập thị trường buôn bán. Đến mùa thu hoạch, thành phố thưa thớt của vùng Trung Tây bỗng biến thành khu như Chinatown

Tuy là thế, nhưng người ở Mỹ thật sự hưởng lợi rất ít từ đặc sản trời cho này ngay trên chính mảnh đất của mình

'Giàu có và sang trọng'

Để tránh trường hợp bị nhiễu loạn về thương hiệu, các nông gia Mỹ tại Wisconsin đã thành lập hiệp hội nhân sâm đề ra tiêu chuẩn phẩm chất nghiêm ngặt do bộ nông nghiệp kiểm định

Tuy nhiên, đây là một bước đi gian nan bởi vì ngay cả hiệp hội nhân sâm chỉ kiểm soát được một phần thị trường trong biên mậu hàng trăm triệu đô-la

Ngoài ra, các nông gia người Hmong dần dần thành nguồn sản xuất hầu như không có sự tiếp xúc nào với hiệp hội mà chỉ bán khoán cho thương lái Trung Quốc

Đối với người Trung Quốc, nhân sâm là một đặc điểm văn hóa. Người ta thêu dệt về nó bao nhiêu huyền thoại. Nhân sâm như đời người, càng gian nan vất vả thì giá trị. Do đó, trồng sâm không phải là do tưới tẩm tốt mà thành trong đó phải có sự gian nan của không gian thời tiết. Nhân sâm phải được trồng trong bóng râm do đó tất cả trang trại phải được che kín như ánh sáng dưới tán cây rừng

Ngoài giá trị y học cổ truyền của người Trung Quốc, nhân sâm như có cả linh hồn về mặt văn hoá. Những cây sâm hoang dã ở Bắc Mỹ có giá hàng chục ngàn đô-la. Có nhiều người Hoa mua sâm về để treo trong nhà như là biểu tượng giàu có và sang trọng.

Gần đây, khoa học Tây phương lại chứng minh các chiết xuất từ nhân sâm thực sự có giá trị y liệu và được sử dụng trong các biện pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân chống chọi qua các cơn bạo bệnh. Do đó, giá nhân sâm dù loại sâm thô càng thêm tăng vọt cho công nghiệp chiết xuất dược phẩm.

Ông Glenn Heier, phó chủ tịch của liên hiệp nhân sâm và thảo mộc trong chuyến đi đến Đông Nam Á cho biết rằng nhân sâm bị người Trung Quốc ép giá một cách phi lý.

Họ có nhiều cách để dìm giá một cách rất khôn khéo khiến nhiều nông gia không yên tâm mà phải bán rẻ cho qua vụ mùa.

Nhiều người Hmong lại bị ràng buộc bởi hợp đồng mua hạt giống từ người Trung Quốc mà phải bán. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác" Nhia Chue, một người chủ trại sâm cho biết.

Một cân sâm Hoa Kỳ khô từ chỗ trồng có giá khoảng 200 đô-la, nhưng khi đến phố Tàu chỉ qua vài sắp xếp và tuyển lựa lại có thể lên đến 3000 - 4000 đô-la. Nhưng củ sâm có hình thù kỳ dị, giữ được chân râu của kỳ hoa dị thảo lại được bán riêng từng cá thể

Những nghệ thuật làm sâm trồng thành sâm hoang dã, bán hoang dã biến nhân sâm trở thành loại nông sản độc đáo có một không hai của Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc

Người Việt Nam cũng biết dùng sâm nhưng thị trường hiện nay do sâm Cao Ly từ Hàn Quốc làm chủ

Phái đoàn sâm Hoa Kỳ đã dẫn theo hai người Mỹ gốc Việt là bà Thoa Vũ và Amy Huỳnh làm đại diện tiếp xúc thị trường. Được biết đại diện toà đại sứ Hoa Kỳ Việt Nam cũng sẽ có mặt để chứng kiến cuộc tìm kiếm thị trường này

Trần Đông Đức - Wisconsin
 
Nhà máy ép dầu đậu nành lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động​


Nhà máy sẽ giúp Việt Nam giảm bớt áp lực nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn, giảm rủi ro tỷ giá và đảm bảo chất lượng nguồn hàng

Ngày 27/6, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bunge Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Bunge (Mỹ) đã chính thức khánh thành Nhà máy ép dầu Bunge Việt Nam tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Nhà máy có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, được thiết kế với công suất tiêu thụ 1 triệu tấn hạt đậu nành/năm (hơn 3.000 tấn/ngày), mỗi ngày cung ứng 600 tấn dầu nành thô và 2.500 tấn bã đậu nành cho thị trường Việt Nam

Công ty Bunge cho biết, các sản phẩm của nhà máy sẽ được bán tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước châu Á. Bunge là nhà cung cấp hàng đầu các thành phần thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tại thị trường Việt Nam từ năm 2002

Một thương nhân tại TP HCM cho biết, nhà máy này sẽ giúp Việt Nam giảm áp lực về mặt tỷ giá khi nhập khẩu, giảm tỷ lệ tổn thất trong vận chuyển hàng hóa và đảm bảo chất lượng tươi mới của hàng hóa

Việc xây dựng nhà máy Bunge Việt Nam bắt đầu vào tháng 12/2009 tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Các thương nhân cho biết, nguồn cung cấp từ Bunge Việt Nam cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các nhà nhập khẩu, thay vì chờ đợi hàng đến từ Ấn Độ hoặc các quốc gia Nam Mỹ như Argentina

Việt Nam đã dành 1,18 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn, như đậu tương, ngô, lúa mì và bột đậu nành, chủ yếu từ Ấn Độ, Argentina, Hoa Kỳ, Thái Lan và Trung Quốc

Ấn Độ xuất khẩu khoảng 300.000 tấn ngô và 700.000-800.000 tấn bột đầu nành mỗi năm tới Việt Nam. Năm nay, Việt Nam được dự báo sẽ nhập khẩu từ 8,5-9 triệu tấn thức ăn và nguyên liệu cho sản xuất thức ăn trong năm nay, tăng ít nhất 10,4% so với năm ngoái
 
Mỹ xem Việt Nam là thị trường xuất khẩu trọng tâm​


Báo cáo Chiến lược xuất khẩu quốc gia do Bộ Thương mại Mỹ vừa đưa ra đã đưa Việt Nam vào danh sách thị trường trọng tâm thúc đẩy

Theo thông tin từ Phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ khẳng định những thị trường có khả năng mở rộng xuất khẩu trong 5 năm tới bao gồm Colombia, Indonesia, Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam

Theo Báo cáo phục vụ quốc hội Mỹ này thì đây là những thị trường có dân số lớn, tốc độ tăng trưởng cao, môi trường kinh doanh thuận lợi, và nhiều tiềm năng

Để khai thác những thị trường mới này, Mỹ sẽ tập trung vào bốn hoạt động, bao gồm quảng bá thương mại, tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ kỹ thuật, và phát triển thị trường thông qua cải thiện chính sách, quy định nhằm phát triển các lĩnh vực mới như năng lượng sạch

Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ tìm cách giảm thiểu rào cản thương mại đối với doanh nghiệp Mỹ tại các thị trường này

Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2010, xuất khẩu của Mỹ đạt 1,84 nghìn tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009, mức tăng kỷ lục trong 20 năm trở lại đây
 
Top