What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Dự án PPP Nhật Bản

LOBBY.VN

Administrator
Đón dòng đầu tư mới từ Nhật​

- Việt Nam cần đến 160 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng nhưng nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 50%. Nguyên đại sứ Nhật tại VN, ông Norio Hattori, khẳng định sẽ có dòng đầu tư mới từ Nhật vào VN nhờ sự xuất hiện kịp thời của hình thức hợp tác công- tư (PPP), mở ra cơ hội đầu tư mới

509478.jpg

Đại diện Công ty J Power rất quan tâm đến các dự án điện ở Việt Nam​

Tại diễn đàn đầu tư Việt - Nhật do Bộ Kế hoạch - đầu tư và báo Mainichi tổ chức tại Tokyo ngày 22-7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh tính hấp dẫn của PPP và hi vọng các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ chiếm 30% tổng nguồn vốn đầu tư qua hình thức PPP

20 tỉ USD mỗi năm

1.552
Đó là số dự án đầu tư của Nhật Bản vào VN từ trước đến nay với tổng vốn đăng ký gần 21,4 tỉ USD


Theo ông Đông, Nhà nước không thể tiếp tục dùng các kênh huy động vốn truyền thống như phát hành trái phiếu chính phủ, vốn ODA để phát triển các dự án cầu, đường, bến cảng, điện, nước... Với các dự án tham gia PPP, vốn nhà nước chỉ tham gia tối đa 30%, vì thế doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận một thị trường 20-25 tỉ USD mỗi năm là đầy hấp dẫn. Nhận định tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng là rất cao nên thứ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư cho rằng các doanh nghiệp nước này sẽ chiếm 20-30% giá trị đầu tư toàn thị trường PPP trong những năm tới

Ông Katsuhiko Murayama - vụ trưởng Vụ Hợp tác tài chính, Bộ Kinh tế thương mại và công nghiệp Nhật Bản - cho biết gần đây ông nhận được nhiều thông tin về các doanh nghiệp Nhật tăng đầu tư vào VN, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. “Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn ở thị trường trong nước đang muốn chuyển hướng ra nước ngoài, trong đó VN là sự lựa chọn ưu tiên” - ông Murayama nói. Theo ông Murayama, việc ứng dụng hình thức mới là PPP trong thu hút đầu tư đang tạo ra sự quan tâm đặc biệt từ các doanh nghiệp Nhật

Ông Đặng Xuân Quang, cục phó Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết hiện có 24 dự án được xem xét làm thí điểm cho hình thức đầu tư PPP với tổng vốn dự kiến 20 tỉ USD. Trong đó có những dự án được ưu tiên đầu tư như đường cao tốc, sân bay, nhà máy điện...

Yên tâm hơn

Ông Teruo Tsuneda (tổng giám đốc phụ trách Văn phòng kinh doanh quốc tế, báo Mainichi):

Trọng tình bạn và sự trung thành

Ngay sau khi trận động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật Bản, chúng tôi đã có chuyến làm việc ngắn ngủi ở VN. Chuyến đi đã giúp tôi cảm nhận sâu sắc tình cảm nồng ấm và chân thành của dân tộc VN dành cho Nhật Bản. Cũng như các bạn, người Nhật Bản chúng tôi rất trọng tình bạn và sự chân thành. Tôi nghĩ cần làm điều gì đó để tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước bởi từ lâu VN và Nhật Bản đã là bạn bè thân thiết và có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa và kinh doanh...

Nhật Bản nhận thức được VN là một trong những đối tác chiến lược quan trọng. Vì vậy, diễn đàn kinh tế này là một trong những cơ hội để doanh nghiệp Nhật Bản tiếp cận và tìm hiểu thêm về kinh tế VN nhằm có thêm những dự án đầu tư mới vào đất nước của các bạn


Tham dự diễn đàn, ông Yoshimori Kanda, trợ lý giám đốc khu vực châu Á Tập đoàn Sojitz, nhận xét: “Khi áp dụng PPP, với sự tham gia 30% của Nhà nước là một yếu tố hấp dẫn, tạo sự tin tưởng nơi nhà đầu tư. Tôi nghĩ các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ nhìn thấy cơ hội của mình ở VN”

Giải thích rõ hơn về vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong PPP, ông Đặng Huy Đông cho biết sẽ có ba quỹ được hình thành để Chính phủ thực hiện một số giải pháp, công cụ trợ giúp các dự án PPP. Nguồn vốn từ Nhà nước sẽ thuê tư vấn quốc tế xây dựng dự án có thể đạt đến mức có thể đem ra thị trường vốn quốc tế để huy động vốn. “Chúng tôi sẽ tính toán rủi ro và phân bổ rủi ro một cách rạch ròi giữa nhà đầu tư tư nhân và Nhà nước. Đảm bảo cho khu vực tư nhân tham gia đạt được tỉ lệ hoàn vốn và lợi nhuận khả quan” - ông Đông nói

Ông Đông giải thích: “Trong một số trường hợp do quy mô thị trường chưa đủ lớn hoặc do chính sách an sinh, Nhà nước phải bù lỗ, bù giá cho người dân... thì Nhà nước sẽ dùng nguồn tiền từ quỹ này bù cho dự án. Hoặc Nhà nước có thể tham gia một số vốn ban đầu từ 15-20% vốn dự án”. Ông Đông cho biết các quỹ hỗ trợ dự án PPP được một số tổ chức tài chính quốc tế hỗ trợ và sẵn sàng đổ vốn vào như JICA, IFC (của Ngân hàng Thế giới) và một số quỹ đầu tư của Anh, Nhật, Hàn Quốc...

Ông Norio Hattori tỏ ra rất lạc quan về hình thức đầu tư PPP được áp dụng ở VN bởi theo ông, những nước khác như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan... đã thành công trong việc phát triển hạ tầng nhờ PPP. “Tất nhiên PPP không phải là “thuốc tiên” để nói rằng sẽ thành công mỹ mãn cho các dự án. Nhưng qua kinh nghiệm và quan sát, tôi tin nó sẽ phát huy hiệu quả ở VN. Tôi biết việc giải ngân nguồn vốn ODA ở VN bị nghẽn vì một số nguyên nhân, nay PPP sẽ giúp triển khai dự án ODA tốt hơn” - ông Hattori nói. Theo vị cựu đại sứ này, các doanh nghiệp Nhật đã sẵn sàng, chỉ cần VN có giải pháp thì vốn sẽ chảy vào
 
Bước tiến dài cho dự án PPP cảng biển đầu tiên​

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Ngô Thịnh Đức tại lễ ký Hợp đồng liên doanh đầu tư Hợp phần B xây dựng 2 bến container, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động, giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) với đối tác Nhật Bản là MOLNYKIT diễn ra vào giữa tuần

Theo đó, sau 3 năm đàm phán, Vinalines và MOLNYKIT đã thống nhất thành lập liên doanh đầu tư Dự án dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên, có số vốn điều lệ gần 30 triệu USD, trong đó Vinalines góp 51%.
Cần phải nói thêm rằng, MOLNYKIT là pháp nhân đại diện cho Nippon Yusen Kaisha Line (NYK), Mitsui O.S.K Lines (MOL) và Itochu – 3 doanh nghiệp được Chính phủ Nhật Bản giới thiệu tham gia đầu tư dự án cảng biển đầu tiên ở Việt Nam theo hình thức hợp tác công tư (PPP)

Trong số này, NYK và MOL là hai hãng vận tải biển hàng đầu thế giới; Itochu là tập đoàn thương mại và tài chính lớn vào loại bậc nhất tại Nhật Bản

“Kinh nghiệm khai thác cảng lâu năm của Vinalines kết hợp với trình độ quản lý, khả năng thu hút lượng hàng của các doanh nghiệp Nhật Bản là cơ sở để dự án vận hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế”, ông Kensuke Ito, Giám đốc MOLNYKIT bình luận

Tuy nhiên, trước khi “đến được với nhau” – như lời của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, Vinalines và đối tác Nhật Bản đã phải vượt qua những khác biệt rất lớn, chưa có tiền lệ về điều kiện thu xếp vốn, cơ chế chia sẻ rủi ro trong quá trình khai thác công trình theo hình thức PPP

Được biết, một trong những vướng mắc lớn nhất trong quá trình đàm phán thành lập liên doanh, chính là xử lý đề xuất của các đối tác Nhật Bản về việc phía Việt Nam phải cam kết mua lại Dự án trong trường hợp Liên doanh bị thua lỗ

“Việc đối tác Nhật Bản chấp thuận cơ chế lời ăn, lỗ chịu tại Dự án, chính là bước đột phá để Liên doanh ra đời. Ngay sau khi Hợp đồng được ký kết, chúng tôi sẽ khẩn trương xin giấy phép đầu tư, hoàn tất cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc ra đời doanh nghiệp thực hiện Dự án”, ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines cho biết

Theo Bộ GTVT, Hợp phần B do Vinalines và các đối tác Nhật Bản thực hiện có tổng mức đầu tư khoảng 8.230 tỷ đồng (tương đương 320 triệu USD) để xây dựng 2 bến khởi động có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải 100.000 DWT, với công suất thông qua 6 triệu tấn/năm

Ông Lê Triêu Thanh, Phó tổng giám đốc Vinalines cho biết, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã đồng ý cho Liên doanh vay 203 triệu USD để thực hiện Hợp phần B

Là một trong những dự án hạ tầng quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc hiện nay, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư lên tới 25.228 tỷ đồng được phân chia làm 2 hợp phần. Ngoài Hợp phần B (xây dựng 2 bến do liên doanh nói trên đầu tư), Hợp phần A sẽ xây dựng luồng tàu, vũng quay tài, đê chắn sóng, chắn cát, đường ngoài cảng… trị giá khoảng 17.000 tỷ đồng sẽ Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng. Đây cũng chính là phần vốn tham gia của Nhà nước tại Dự án PPP cảng biển này

Để tăng tính kết nối cho Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Chính phủ Việt Nam sẽ đầu tư Dự án đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện dài khoảng 15 km nối cảng với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tổng chi phí xây dựng tuyến đường vượt biển dài nhất Việt Nam này vào khoảng 9.000 tỷ đồng sẽ được huy động bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản

Theo ông Nguyễn Ngọc Huệ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, sức ép phải sớm xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng là rất lớn. Dự báo, đến năm 2015, lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển ở khu vực phía Bắc có thể lên tới 60 triệu tấn, vượt quá năng lực của các cảng hiện hữu

“Nếu Liên doanh đưa công trình vào khai thác đúng tiến độ vào năm 2016, Cảng biển này sẽ là là cửa ngõ mới ở phía Bắc”, ông Huệ đánh giá.
Hiện Bộ GTVT đang yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam (chủ đầu tư Hợp phần A); Tổng cục Đường bộ Việt Nam (chủ đầu tư Dự án Đường ô tô cao tốc Tân Vũ – Lạch Huyện) khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị, để 3 công trình quan trọng này khởi công đồng thời trong năm 2012
 
Nhật Bản đầu tư Dự án xử lý nước thải 190 triệu USD tại Đà Nẵng​

Năm 2007, Tập đoàn Nihon Suido Consultants đã triển khai thực hiện Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng

Ngày 14-11, Tập đoàn hợp tác kỹ thuật JFE và Tập đoàn Nihon Suido Consultants (Nhật Bản), đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng về Đề án nghiên cứu tiền khả thi Dự án xử lý nước thải tại quận Liên Chiểu và xử lý rác thải tại bãi rác Khánh Sơn

Năm 2007, Tập đoàn Nihon Suido Consultants đã triển khai thực hiện Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở nghiên cứu tiền khả thi này và có một số điều chỉnh cho phù hợp, Nihon Suido Consultants cùng với các đối tác gồm các tập đoàn Sumitomo, JFE Engineering và Tsukishima Kakai đã thành lập nhóm công tác nhằm xúc tiến phát triển thực hiện dự án theo phương thức PPP (Tư nhân - Nhà nước hợp tác). Dự kiến kinh phí để thực hiện dự án là hơn 13,9 tỷ yên Nhật (gần 190 triệu USD)
 
Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến dự án PPP​

e8cc6_08db7_hatanggiaothong_1.jpg

Việt Nam đang tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông​

– Các nhà đầu tư Nhật Bản đang rất quan tâm đến các dự án hạ tầng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và mong muốn được làm rõ các hành lang pháp lý, mức độ chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác cũng như thông tin về tính khả thi của dự án để có thể xúc tiến đầu tư

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn trên với đại diện Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại buổi tọa đàm về đầu tư dự án theo hình thức PPP diễn ra tại TPHCM ngày 21-11

Ông Norio Hattori, nguyên đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (giai đoạn 2002-2008) nay là đại diện một quỹ đầu tư quốc tế nhận định việc xây dựng các danh mục dự án PPP sắp tới của Việt Nam là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và do vậy cần có các báo cáo nghiên cứu các dự án chất lượng để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận

Với các dự án PPP phát triển hạ tầng tại TPHCM, các nhà đầu tư tham dự buổi tọa đàm cho rằng Chính phủ Việt Nam cần xây dựng các hợp đồng mẫu để cho đông đảo doanh nghiệp tham khảo. Bên cạnh đó, phía Việt Nam nên thuê các tổ chức tư vấn quốc tế thẩm định tính khả thi của dự án và điều này sẽ giúp nâng cao mức độ hấp dẫn, thu hút của các dự án với nhà đầu tư

Tuy nhiên, điều các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mong muốn được làm rõ về hành lang pháp lý, mức độ chia sẻ rủi ro trong quá trình hợp tác và các thông tin về tính khả thi của các dự án để có thể đưa ra quyết định

Trao đổi với các nhà đầu tư, ông Đặng Xuân Quang, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, cho biết trong giai đoạn vừa hoàn thiện hành lang pháp lý vừa triển khai các dự án thí điểm, Việt Nam rất cần sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản. Phía Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các chính sách kêu gọi, thu hút và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia các dự án PPP hạ tầng cơ sở, bắt đầu tư khâu cung cấp, công bố thông tin rộng rãi

Ông Quang nói: “Nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án PPP sẽ là đấu thầu cạnh tranh quốc tế để tạo ra sân chơi công bằng, rộng rãi và minh bạch cho các nhà đầu tư”

Tại buổi tọa đàm, Sở Giao thông vận tải TPHCM đã giới thiệu các dự án hạ tầng giao thông mà thành phố dự định thí điểm thực hiện theo hình thức PPP. Trong đó, dự án được TPHCM ưu tiên giới thiệu chính là dự án đường trên cao số 1 (còn gọi là đường trên cao dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè)

Đây là dự án có điểm đầu từ đường vào sân bay Tân Sơn Nhất và điểm cuối là đường Nguyễn Hữu Cảnh, có chiều dài toàn tuyến 10,8km với 4 làn xe. Theo tính toán từ thời điểm 2007-2008, tổng mức đầu tư của dự án này khoảng 720 triệu đô la Mỹ

Đoàn các nhà đầu tư, công ty Nhật Bản đang có chuyến khảo sát tại Việt Nam và có những buổi tìm hiểu trực tiếp với cơ quan chức năng của 3 địa phương là Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng để tìm hiểu về nhu cầu, thị trường cũng như môi trường đầu tư. Chuyến khảo sát này thu hút hơn 60 nhà đầu tư Nhật Bản tham gia, trong đó có đại diện các quỹ đầu tư, viện nghiên cứu phát triển hạ tầng cùng các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Việt Nam

Thành Nhân
 
Rót vốn ODA cho doanh nghiệp tư nhân​

Lâu nay, vốn ODA Nhật Bản chủ yếu tài trợ các dự án liên quan đến chính phủ, nhưng nay đã có công ty tư nhân Việt Nam nhận nguồn vốn này

Ngày 11/5, Công ty Esuhai (TP.HCM) đã khởi công Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt - Nhật từ nguồn vốn vay ODA. Đây là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên nhận vốn vay ODA ưu đãi trực tiếp từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Ông Yasui Takehiro, Trưởng ban đầu tư nước ngoài của JICA tại Nhật, cho biết:

oda-1.jpg

Ông Yasui Takehiro - Trưởng ban đầu tư nước ngoài Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại buổi lễ khởi công dự án
Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt - Nhật sáng 11/5​

- Mặc dù đến nay vốn ODA của JICA chủ yếu tài trợ các dự án liên quan đến chính phủ, nhưng từ bây giờ trở đi những dự án cơ sở hạ tầng của khối tư nhân cũng sẽ được JICA chú ý

JICA sẽ có hỗ trợ hoặc cho vay vốn trực tiếp các công ty tư nhân ở các nước, trong đó có Việt Nam, với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mà Chính phủ đang tổ chức cho công ty tư nhân thực hiện, hay các dự án tư nhân có đóng góp với sự phát triển xã hội để giúp nhà đầu tư tư nhân thực hiện, không phải phụ thuộc vào nhà nước

Cho đến nay, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung cơ sở hạ tầng và liên quan đến giáo dục, đào tạo nhân sự. Hiện chúng tôi đang thẩm tra một vài dự án, trong đó có một dự án với một trường học ở phía Bắc và một dự án xây dựng nhà máy lọc nước và xử lý nước thải ở Long An. Mặc dù Chính phủ sẽ đứng ra nhưng công ty tư nhân sẽ trực tiếp làm

* Nguồn vốn ODA có hạn trong khi số lượng doanh nghiệp tư nhân cần nguồn vốn này nhiều. Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể tiếp cận nguồn vốn này ?

- Mục đích cuối cùng của nguồn vốn ODA là hỗ trợ các nước đang phát triển như Việt Nam, nên giáo dục, phát triển con người luôn được ưu tiên bên cạnh kinh tế. Một dự án có thể thuyết phục chúng tôi phải đảm bảo ít nhất ba tiêu chí

- Thứ nhất, dự án phải có đóng góp cho sự phát triển của xã hội

- Thứ hai, dự án thúc đẩy được mối quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản

- Cuối cùng, dự án có tính khả thi cao, định hướng, lộ trình rõ ràng

Những dự án sử dụng vốn ODA mà JICA hỗ trợ không quan tâm ít hay nhiều vốn, quan trọng là dự án có thành công hay không. Ví dụ dự án của Esuhai tương đối nhỏ nhưng chúng tôi chọn vì Esuhai hoạt động trong mảng giáo dục

Công ty này đào tạo lao động tại Việt Nam, sau đó học viên sẽ tham gia chế độ thực tập sinh kỹ năng tại Nhật và trở về làm việc cho các công ty Nhật tại Việt Nam. Chính đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần phát triển nền công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Điều này cũng liên quan đến việc học tiếng Nhật và giao lưu văn hóa giữa hai nước. Đây là hướng thử nghiệm ban đầu và khi thành công, chúng tôi muốn nhân rộng mô hình này

* Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA thường mất khoảng thời gian bao lâu cho việc thẩm định và lãi suất ra sao, thưa ông ?

- Đối với các dự án dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian thẩm định, xét duyệt có thể cần nửa năm. Như với dự án của Công ty Esuhai, chúng tôi mất nửa năm để hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhưng đây là dự án đầu tiên nên có thể những dự án sau thời gian sẽ rút ngắn lại

Dự án được cấp vốn theo mô hình cấp tín dụng hai bước nên doanh nghiệp làm việc thông qua ngân hàng hợp tác, nhưng chắc chắn lãi suất sẽ thấp hơn nhiều lần so với mức đang áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam

* Vậy doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận nguồn vốn ODA của Nhật Bản có thể liên hệ ở đâu ?

- Hiện nay chương trình mới nhận xét duyệt những hồ sơ do doanh nghiệp Nhật Bản (đang hoạt động, có dự án tại Việt Nam) đứng tên. JICA đang thương thảo với một số ngân hàng khác như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức nước ngoài khác để có cơ chế và kênh tiếp nhận hồ sơ đối với các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Theo tôi được biết, ngân sách JICA xét duyệt đầu năm nay cho “Chiến lược phát triển mới 2011” triển khai tại châu Á khoảng 300-400 triệu USD, khoản tiền này chia cho nhiều nước

Tuy nhiên khi nhìn vào danh sách các dự án xét duyệt, tôi thấy Việt Nam được ưu tiên nhất. Hiện JICA đang xem xét hỗ trợ 4-5 dự án tại Việt Nam dưới hình thức hợp tác công tư (PPP). Với một số dự án quan trọng như xây dựng sân bay Tân Sơn Nhất hay sắp tới là sân bay Long Thành, hệ thống thoát nước TP.HCM, JICA sẽ chú ý đến những công ty tư nhân tham gia

Dự án đầu tiên nhận vốn được triển khai

Dự án xây dựng Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật Việt - Nhật do Công ty đào tạo, giới thiệu nhân lực Việt Nam Esuhai đầu tư là dự án đầu tiên nhận vốn hỗ trợ của JICA, được triển khai sau khi tổ chức này mở lại chương trình đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới

Dự án này được thực hiện dưới hình thức JICA cấp vốn cho Ngân hàng Á Châu (ACB), sau đó ngân hàng này sẽ cho Esuhai vay lại khoản tiền 200 triệu yen (khoảng 52 tỉ đồng)

Công ty Esuhai sẽ dùng số tiền này để xây và mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Nhật, huấn luyện nghề... Nhờ hệ thống cho vay hai bước này, JICA có thể giảm thiểu được rủi ro so với cho vay trực tiếp
 
Doanh nghiệp Nhật muốn hợp tác đầu tư hạ tầng​

- Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng tại TPHCM. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp Nhật lo ngại là cơ chế đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư) chưa thực sự hấp dẫn

fa048_ham_tt_11_zps20644fc0.jpg

Đại lộ Đông - Tây và hầm Thủ Thiêm của TPHCM là công trình có sự tham gia của các nhà thầu Nhật Bản​

Ý kiến này được các nhà đầu tư Nhật Bản nêu ra tại hội thảo xúc tiến hợp tác đầu tư thị trường Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp Nhật Bản, tổ chức ngày 14-3 tại TPHCM

Tại hội thảo, ông Trần Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, cho biết trong giai đoạn 2011 -2015 nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông của thành phố ước tính khoảng 11 tỉ đô la Mỹ mà nguồn vốn đầu tư của ngành giao thông chỉ đáp ứng được 20% so với nhu cầu. Do vậy, việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào lĩnh vực hạ tầng giao thông là nhu cầu cấp bách từ nay đến năm 2020

Các tuyến đường bộ được thành phố ưu tiên đầu tư gồm mở rộng 6 tuyến quốc lộ, xây dựng 2 trục đường Đông – Tây và Bắc – Nam, 7 đường cao tốc, 4 đường trên cao, khép kín đường vành đai 2, xây đường vành đai 3. Đồng thời, xây mới 4 bến xe liên tỉnh

Đối với đường sắt, xây dựng 7 tuyến metro, 3 tuyến monorail và một tuyến tramway. Còn đường thủy kêu gọi đầu tư hạ tầng kết nối vào khu công nghiệp Hiệp Phước, cảng sông Nhơn Đức. Đặc biệt là dự án nạo vét luồng Soài Rạp đến độ sâu 12 mét cho tàu 50.000 DWT đầy tải và tàu 70.000 DWT giảm tải vào cảng Hiệp Phước

Ngoài ra, thành phố cũng mời gọi đầu tư xây dựng 9 nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất 2 triệu khối/ngày đêm

Bàn về cơ hội hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Nhật cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng là thế mạnh mà các doanh nghiệp Nhật đang có và ngỏ ý sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam liên kết với doanh nghiệp Nhật để xây dựng hạ tầng tại các khu công nghiệp và một số dự án hạ tầng. Trong đó, có 2 doanh nghiệp lớn là Tập đoàn Đồng Tâm đã liên kết với các doanh nghiệp Nhật để quy hoạch khu công nghiệp và đầu tư hệ thống xử lý nước ở Long An. Hay Công ty xây dựng Hòa Bình cũng liên kết với một số doanh nghiệp Nhật để xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài…

Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, bà Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) cho biết, CII rất mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Nhật để đầu tư các dự án hạ tầng mà CII đang thực hiện ở thành phố, bởi từ trước đến nay chưa có doanh nghiệp nào của Nhật liên kết với doanh nghiệp Việt Nam để xây dựng hạ tầng thông qua hình thức BOT

Bà Trâm cho biết, CII đã cam kết trong 5 năm tới sẽ đầu tư ít nhất là 23.000 tỉ đồng vào 6 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng, sản xuất nước sạch và xử lý nước thải. Do vậy, CII đang muốn hợp tác với các nhà đầu tư Nhật Bản thông qua hình thức góp vốn với tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam là 51% còn doanh nghiệp Nhật là 49%

Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp Nhật lo ngại là các dự án hạ tầng chưa tách bạch được cái nào cần liên kết với tư nhân cái nào là đầu tư công

Ông Kazuya Hashimoto, Trưởng phòng kế hoạch đầu tư của Tập đoàn Kanematsu cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Việt Nam được phân chia theo 2 hướng. Thứ nhất là liên kết đầu tư vào các dự án như điện, nước, đường sá ở khu công nghiệp. Thứ hai là thông qua các cơ quan, như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), để thực hiện các dự án

Đề cập đến các hình thức đầu tư hiện nay ở Việt Nam, ông Morifusa Ueda, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng, than phiền 2 năm trước các doanh nghiệp Nhật đã tìm hiểu hình thức đầu tư PPP tại Việt Nam, tuy nhiên cứ nửa năm lại có sự thay đổi khiến các doanh nghiệp Nhật rất lúng túng

Ông Ueda cũng nói thêm rằng, kể từ khi Việt Nam đưa ra hình thức đầu tư PPP, đã 5 lần các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia góp ý với Bộ kế hoạch và Đầu tư, song đến nay hình thức đầu tư này cũng chưa có nhiều thay đổi

Hiện nay, một số dự án hạ tầng giao thông đang xây dựng tại Việt Nam có sự tham gia của các tập đoàn lớn của Nhật như cầu Nhật Tân (Hà Nội), cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), đường nối giữa cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài…

Chỉ riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước đạt trên 25 tỉ đô la Mỹ, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam. Về đầu tư, tính đến cuối năm 2012, Nhật đứng thứ nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 1.800 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký là 29 tỉ đô la Mỹ

Lê Anh
 
Việt - Nhật thúc đẩy các dự án PPP

16af1_doithoai_ppp1_zps6c77ce92.jpg

Nhật Bản quan tâm đến mô hình PPP tại Việt Nam​

- Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy các dự án theo mô hình hợp tác công tư (PPP), khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu hụt ở Việt Nam đã được lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ký ngày 21-3

Bên cạnh đó, hai bên cam kết hình thành các dự án PPP tại Việt Nam có tính khả thi, có thể vay vốn ngân hàng; và triển khai các dự án PPP điển hình nhằm thúc đẩy các dự án khác

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Việt Nam đang nghiên cứu sửa đổi khuôn khổ pháp lý nhằm thu hút hơn nữa các nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt là Nhật Bản vào mô hình PPP để giải quyết nút thắt cơ sở hạ tầng tại Đối thoại cấp cao lần thứ nhất về thúc đẩy các dự án đối tác công tư với Nhật Bản ngày 21-4

Ông Lê Văn Tăng, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu cho biết, dự thảo quy chế mới về PPP sẽ cho phép Nhà nước chiếm vốn lên tới 49% trong các dự án PPP, thay vì 30% so với quy định hiện tại

Trong trường hợp đặc biệt mà Nhà nước phải đóng góp hơn 49%, thì các cơ quan nhà nước liên quan sẽ trình Thủ tướng chấp thuận trước khi đưa dự án vào vào danh sách ngắn các dự án PPP

Theo ông Tăng, quy định hiện tại giới hạn sự tham gia của Nhà nước không quá 30% giá trị một dự án PPP đã làm nhiều nhà đầu tư không hồ hởi với mô hình này

“Đây là vướng mắc lớn nhất. Một số dự án PPP rất tiềm năng, và cần tỷ lệ của Nhà nước cao hơn đã không được chấp nhận”, ông nói

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bổ sung, việc sửa đổi này là nhằm hưởng ứng yêu cầu của Chính phủ, theo đó các cơ quan nhà nước phải lấy ý kiến rộng rãi ở trong nước và kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho PPP

“Quy định mới phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhưng đảm bảo thu hút đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau”, ông giải thích

Bên cạnh đó, ông Vinh cho rằng, cơ chế tài chính hỗ trợ mạnh hơn từ Nhà nước, và các thủ tục hành chính đơn giản hơn sẽ giúp thu hút sự tham gia của giới đầu tư

Tuy nhiên, ông thừa nhận, tâm lý ỷ vào “bầu sữa ngân sách nhà nước” trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những rào cản để triển khai mô hình PPP

Về phần mình, Tổng giám đốc Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) Hiroshi Watanabe lưu ý rằng cơ chế ràng buộc và chia sẻ rủi ro là nguyên tắc quan trọng nhất giữa phía Nhà nước, và nhà đầu tư tư nhân

Ông nói: “Chia sẻ rủi ro một cách tối ưu sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí và tiết kiệm thời gian, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh hơn nữa và tăng cường hiệu quả và chất lượng dịch vụ. minh bạch và bình đẳng giữa các bên tham gia là hết sức quan trọng nếu Việt Nam muốn thu hút vốn đầu tư PPP”

Ông cho biết, các nhà đầu tư Nhật Bản đang rất quan tâm đến mô hình PPP ở Việt Nam. Lý do là, các doanh nghiệp Nhật Bản đã xếp Việt Nam đứng thứ 5 và là quốc gia triển vọng cho hoạt động tại nước ngoài về trung và dài hạn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam lên tới hàng trăm tỉ đô la Mỹ trong vòng 10 năm tới

“Hiện nay, tất cả các quốc gia đều cắt giảm ngân sách chính phủ, do đó, hai bên cần huy động vốn ở khu vực tư nhân nhiều hơn”, giám đốc JBIC nói. Ông cam kết, JBIC sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam; đặc biệt là các dự án PPP

Ông Vinh cho biết, Chính phủ đã có kế hoạch dành khoảng 20.000 tỉ đồng vốn đối ứng trong giai đoạn tới 2014-2015, và có thể tăng lên khi có dự án PPP tốt

Nhật Bản vừa là nước viện trợ lớn nhất, vừa là nhà đầu tư nước ngoài số một ở Việt Nam

Tư Hoàng
 
Nhật cho Vietnam vay 2 tỉ đô la Mỹ phát triển giao thông
– Đại diện hai chính phủ Nhật Bản và Việt Nam hôm nay 22-3 đã ký và trao đổi công hàm về việc Nhật Bản cung cấp vốn vay cho 12 dự án của Việt Nam với tổng trị giá 202 tỉ 926 triệu yen, tương đương khoảng 2,16 tỉ đô la Mỹ

Các dự án được vay vốn lần này chủ yếu thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông, tập trung ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Nam

Cụ thể, tại thành phố Hà Nội, vốn vay sẽ dành cho dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 – giai đoạn 1 (Gia Lâm- Giáp Bát) được vay 16 tỉ 588 triệu yen; dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt Hà Nội – TPHCM (giai đoạn 3) được vay 13 tỉ 790 triệu yen nhằm thay mới các cầu đường sắt cũ yếu trên tuyến đường sắt Bắc Nam kết nối thành phố Hà Nội với TPHCM

Dự án xây dựng đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân giai đoạn 2 vay 11 tỉ 537 triệu yen, xây dựng tuyến đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân tại khu vực phía Bắc thành phố Hà Nội và dự án xây dựng cầu Nhật Tân (cầu hữu nghị Nhật –Việt) vay 15 tỉ 637 triệu yen

Tại khu vực phía Nam, trong đợt này, Nhật Bản cấp tín dụng cho dự án phát triển cảng quốc tế Cái Mép –Thị Vải giai đoạn 2 là 8 tỉ 942 triệu yen, và dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn 3 giai đoạn 1 với 27 tỉ 901 triệu yen
 
Top