What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Diễn đàn Việt Nam - Châu Phi - Trung Đông

LOBBY.VN

Administrator
Lãnh đạo Viettel giữ chức Chủ tịch Diễn đàn
Việt Nam - Châu Phi - Trung Đông​


1111117-Viettel.jpg

Ông Lê Đăng Dũng (thứ 8 từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc​

- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Lê Đăng Dũng được giao giữ chức vụ trên tại lễ ra mắt Ban lãnh đạo, Ban cố vấn Diễn đàn

Ông Lê Đăng Dũng sẽ giữ chức vụ Chủ tịch trong nhiệm kỳ đầu tiên, từ năm 2011 - 2015

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế của Viettel khi triển khai kinh doanh tại thị trường Châu Phi và Trung Đông, ông Dũng khẳng định đây là thị trường tiềm năng với các doanh nghiệp Việt Nam bởi Châu Phi và Trung Đông là thị trường tiêu dùng khổng lồ với dân số khoảng 1,3 tỷ người

Châu Phi là lục địa rất giàu tài nguyên và là thị trường sơ khai còn Trung Đông có lợi thế là thị trường giàu có, nguồn tài chính dồi dào. Bên cạnh đó, thị trường này còn rất phù hợp với Việt Nam bởi người dân sở tại có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam và nước ta cũng đã có quan hệ chính trị với nhiều nước Châu Phi, Trung Đông…

Hiện Viettel đã thành lập Liên doanh Movitel giữa CTCP đầu tư Quốc tế Viettel (nắm 70% cổ phần) và đối tác SPI&Invespar của Mozambique

Về kỳ vọng của mình tại thị trường này, ông Lê Đăng Dũng, hy vọng đến hết nhiệm kì đầu tiên của Diễn đàn, thị trường Châu Phi và Trung Đông sẽ trở nên thân thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi - Trung Đông được thành lập trên cơ sở Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Châu Phi do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xướng nhằm phát huy lợi thế sẵn có để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với các nước châu Phi và Trung Đông
 
Forbes công bố những nhân vật giàu nhất “lục địa đen”​

- Tạp chí Forbes đã lần đầu tiên công bố danh sách 40 nhân vật giàu nhất châu Phi, với vị trí số 1 thuộc về ông trùm ngành xây dựng người Nigeria

1_49dce.jpg

Tỷ phú Nigeria Aliko Dangote - người giàu nhất châu Phi​

Forbes cho hay quyết định xếp hạng những người giàu nhất châu Phi là một “bằng chứng cho thấy tầm quan trọng ngày càng gia tăng trên toàn cầu của lục địa này”

“Các của cải đang được tạo ra ở khắp nơi, từ Nam Phi tới Morocco và Ai Cập trong nhiều ngành công nghiệp”, Forbes viết

Đứng ngôi đầu trong bảng xếp hạng của Forbes là ông Aliko Dangote với khối tài sản 10,1 tỷ USD

Ông Dangote có làm nên khối tài sản khổng lồ tại công ty xây dựng Dangote-Cement, cùng cổ phần trong các công ty xay bột và chế biến đường

Xếp thứ 2 là Nicky Oppenheimer, một cựu thành viên của tập đoàn sản xuất kim cương khổng lồ De Beers của Nam Phi. Ông Oppenheimer sở hữu khối tài sản trị giá 6,5 tỷ USD

Doanh nhân Ai Cập Nassef Sawiris, 50 tuổi, xếp thứ 3 với khối tài sản 4,75 tỷ USD

Tổng tài sản của 40 người giàu nhất châu Phi là 64,9 tỷ USD. Ông Dangote và Oppenheimer là 2 trong số 16 tỷ phú trong danh sách

Theo Forbes, Ai Cập là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất tại châu Phi, với 7 người trong số họ thuộc 2 gia đình quyền lực Sawiris và Mansour

Tuổi trung bình của những người có tên trong danh sách là 61. Đáng lưu ý là danh sách này không có tên một phụ nữ nào
 
10 tỷ phú giàu nhất châu Phi​

Lần đầu tiên tung ra danh sách 40 người giàu nhất châu Phi, Forbes đã cho thấy tầm quan trọng của “lục địa đen” đối với thế giới. Tổng tài sản của các đại gia này lên tới 64,9 tỷ USD, trong đó có 16 người là tỷ phú

Nam Phi đóng góp tới 15 người trong danh sách, theo sau là Ai Cập với 9 người, Nigeria với 8 người và Ma-rốc với 5 người. Tuy nhiên, nếu xét về số lượng tỉ phú thì Ai Cập lại là nhiều nhất với 7 trên tổng số 16 người

Có sáu quốc gia ở châu Phi có mặt trong danh sách. Độ tuổi trung bình của những người trong danh sách này là 61 và tất cả 40 người đều là đàn ông. Dưới đây là top 10 người giàu nhất châu Phi

1. Aliko Dangote

Aliko_Dangote.jpg

Dangote năm nay 54 tuổi nhưng đã sở hữu khối tài sản trị giá 10,1 tỉ USD. Ông là nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Aliko Dangote chuyên về hàng hóa và vật liệu xây dựng, được mệnh danh là vua xi măng của châu Phi. Dangote Cement được niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria vào cuối năm ngoái và hiện đang là công ty có giá trị lớn nhất trên sàn. Về sau, ông thành lập tập đoàn Dangote Group - kết hợp sản xuất xi măng, tinh luyện đường, xay bột và sản xuất muối. Ông còn là một nhà từ thiện nổi tiếng khi hào phóng chi ra hàng triệu USD cho việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội

2. Nicky Oppenheimer

Nicky_Oppenheimer.jpg

Trùm kim cương 66 tuổi của Nam Phi Nicky Oppenheimer xếp thứ 2 với 6,5 tỉ USD. Ông là chủ tịch của công ty khai thác kim cương DeBeers, tuy nhiên đầu tháng 11 vừa rồi, ông đã tuyên bố bán toàn bộ số cổ phần của mình trong công ty, chấm dứt hơn 80 năm thống trị của gia đình Oppenheimer. Oppenheimer có niềm đam mê đặc biệt đối với trực thăng và criket. Ông cũng là ông chủ của Tswalu Kalahari Reserve - khu giải trí lớn nhất Nam Phi

3. Nassef Sawiris

Nassef_Sawiris.jpg

Về thứ 3 là tỉ phú người Ai Cập Nassef Sawiris của công ty xây dựng Orascom. Năm nay 50 tuổi và có số tài sản trị giá 4,75 tỉ USD, Nassef Sawaris đang sở hữu công ty có giá trị giao dịch thị trường lớn nhất Ai Cập - Orascom Construction - được thành lập bởi cha ông là Onsi Sawaris. Công ty tài chính quốc tế IFC của World Bank đã đầu tư 50 triệu USD vào cổ phiếu của Orascom Construction trong năm 2011. Ngoài ra, Sawiris còn nắm cổ phần lớn trong đại gia xi măng Lafarge và Texas Industries

4. Johann Rupert


Johann_Rupert.jpg

Johann Rupert năm nay 61 tuổi, sở hữu khối tài sản trị giá 4,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn kinh doanh hàng xa xỉ Richemont của Nam Phi, sở hữu các nhãn hàng tên tuổi như Vacheron Constantin, Cartier, Alfred Dunhill, Montblanc và Chloé. Doanh thu của Richemont đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm nay do sự phục hồi kinh tế và nhu cầu hàng xa xỉ đang lên từ châu Á. Ông cũng là một trong bốn tỉ phú người Nam Phi trong danh sách này

5. Mike Adenuga

Mike_Adenuga.jpg

Mike Adenuga năm nay 56 tuổi, là nhà tài phiệt người Nigeria với số tài sản lên tới 4,3 tỉ USD. Ông là chủ tịch công ty khai thác dầu mỏ lớn nhất Nigeria, sản xuát ra hơn 100.000 thùng dầu mỗi ngày. Ngoài ra, ông còn sở hữu hãng viễn thông di động lớn thứ 2 Nigeria - Globalcom. Ở Nigeria, Mike Adenuga nổi tiếng là người ưa riêng tư và an toàn, vì thế mỗi lần xuất hiện, ông chỉ đi ô tô chống đạn với tài xế riêng và hàng tá vệ sĩ

6. Naguib Sawiris

Naguib_Sawiris.jpg

Năm nay 57 tuổi, vị tỉ phú Ai Cập này có tổng tài sản trị giá 2,9 tỉ USD. Ông chính là người đã gây dựng nên Orascom Telecom và bán lại cho người khổng lồ viễn thông Vimpelcom của Nga vào tháng 4/2011 với giá 6,5 tỉ USD, đồng thời trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Ông cũng tham gia hoạt động chính trị và đã lập nên đảng Ai Cập tự do, chủ trương thúc đẩy tự do thương mại và nền tảng thực tế

7. Miloud Chaabi

Miloud_Chaabi.jpg

Miloud Chaabi năm nay 82 tuổi và là một doanh nhân người Ma-rốc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Khối tài sản của ông được định giá là 3 tỉ USD. Chaabi là chủ tịch của Ynna Holding, hoạt động trong lĩnh vực xây nhà, khách sạn, siêu thị và năng lượng tái tạo. Ông từng là một thành viên Quốc hội, và tháng 2 vừa rồi, ông đã cùng những người biểu tình diễu hành đến Quốc hội để yêu cầu chấm dứt tình trạng tham nhũng trong kinh tế và chính trị

8. Cristoffel Wiese

Cristoffel_Wiese.jpg

Tỉ phú “Cristo” của Nam Phi năm nay 70 tuổi và có tổng tài sản trị giá 2,7 tỉ USD. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm cổ đông lớn nhất của chuỗi siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất châu Phi. Ông cũng nắm trong tay tới 40% cổ phần trong chuỗi cửa hàng thời trang giảm giá Pepkor

9. Onsi Sawiris

Onsi_Sawiris.jpg

Onsi Sawiris năm nay 81 tuổi, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sở hữu khối tài sản trị giá 2,6 tỷ USD. Ông là giàu thứ ba tại Ai Cập, đồng thời là người đứng đầu gia đình giàu có nhất nước này. Cả ba người con trai của ông là Naguib Sawiris, Samih Sawiris, Nassef Sawiris đều rất thành công trong việc điều hành ba công ty của tập đoàn Orascom là Orascom Telecom, Orascom Hotels and Orascom Construction

10. Patrice Motsepe

Patrice_Motsepe.jpg

Patrice Motsepe năm nay 48 tuổi và là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty khai thác vàng Harmony Gold Mining ở Nam Phi từ năm 2003. Ngoài ra, ông còn là đối tác liên doanh của một trong số những công ty luật lớn nhất Nam Phi là Bowman Gilfillan. Năm 2002, ông được bầu chọn là nhà lãnh đạo của năm bởi các CEO trong top 100 công ty hàng đầu Nam Phi. Cũng trong năm đó, ông được nhận giải thưởng Nhà khởi nghiệp xuất sắc nhất của Ernst&Young. Motsepe hiện là chủ tịch của Cộng đồng doanh nghiệp Nam Phi, đồng thời sở hữu câu lạc bộ bóng đá Mamelodi Sundowns
 
Tập đoàn T&T và kế hoạch đầu tư sang Châu Phi​

- “Bầu” Hiển đang có trong tay không chỉ một, mà tới hai đội bóng là T&T Hà Nội và SHB Đà Nẵng

Dáng thấp đậm, nói năng nhỏ nhẹ, không hàng hiệu, không đồ Hitech, thích uống bia hơi vỉa hè, Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển có vẻ bề ngoài của một giám đốc thời bao cấp

Nhưng T&T giờ không chỉ “buôn” hàng điện tử, “làm” xe máy, hàng gia dụng mà còn nhảy sang lĩnh vực “nóng” như khoáng sản, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư và cả bóng đá… Lĩnh vực nào cũng “nổi đình nổi đám”

Đề nghị 15 phút gặp gỡ để dễ được chấp nhận nhưng cuộc trò chuyện của chúng tôi với ông “bầu” Hiển diễn ra hơn một tiếng đồng. Một tiếng không thể đủ để nói hết về công việc, cuộc sống của một người, nhưng cũng đủ làm một lát cắt cho bạn đọc thấy được những vui buồn, suy nghĩ của một doanh nhân

Làm bóng đá là quảng cáo thương hiệu

Phóng viên: Xin được mở đầu câu chuyện với anh về đề tài đang “nóng”, đó là chuyện nổi tiếng của ông “bầu” Hiển. Anh có trong tay không chỉ một, mà tới hai đội bóng. Gần đây tên tuổi của anh đang được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng chủ yếu là dưới vai trò là ông bầu của hai đội bóng đá chứ không phải Tổng giám đốc T&T hay chủ tịch HĐQT SHB. Vì sao anh làm bóng đá ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Trước tiên là vì tôi yêu bóng đá. Đây được xem là truyền thống gia đình, ông tôi, bố tôi và giờ là tôi, nói đến bóng đá, xem bóng đá, đều rất say mê, phải nói là “máu lửa”

Tuy nhiên xin được nói thẳng thế này nếu chỉ vì đam mê mà anh bỏ ngần ấy tiền cho 2 đội bóng thì xem ra thú đam mê này quá tốn kém ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Chị nói đúng, nếu chỉ vì thích thì đúng là quá tốn kém

Tôi làm bóng đá là để quảng cáo thương hiệu doanh nghiệp. Nuôi đội bóng phải “đổ” ra rất nhiều tiền mặt. Nhiều người nhìn vào con số cụ thể đó là thốt lên rằng “tiền đâu mà vứt vào đội bóng lắm thế”. Tuy nhiên cái thu được từ đội bóng, tuy không đong đếm cụ thể được, lại rất lớn. Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới làm thương hiệu, quảng cáo từ bóng đá rất hiệu quả

Như chị vừa nói tôi giới truyền thông nhắc đến nhiều dưới vai trò là ông bầu của hai đội bóng. Vậy là cùng với hai đội bóng, T&T cũng như SHB thường xuyên được nhắc đến, biết đến. Đầu tư vào bóng đá là tôi kinh doanh. Và bước đầu tôi đầu tư có hiệu quả, thương hiệu được khẳng định

Nhưng bóng đá việt Nam còn nhiều điều phải bàn như tính chuyên nghiệp, sự tiêu cực…

Ông Đỗ Quang Hiển: Vậy nên nếu chỉ có tiền thôi mà đầu tư vào bóng đá là chưa đủ, phải yêu và hiểu nó nữa. Tôi mê bóng đá nên hiểu và dễ thông cảm, chấp nhận những vui buồn của đội bóng. Phải yêu thì mới thấu hiểu được sự may rủi trong thể thao, cái giá của chiến thắng. Chuyện tiêu cực trong bóng đá hiện nay đã giảm đi nhiều bởi các cầu thủ được trả lương xứng đáng

Anh làm bóng đá cũng “giỏi” không kém kinh doanh ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Làm gì cũng phải hiểu và tâm huyết. Là lãnh đạo tôi không coi các cầu thủ là người đá thuê, mà xem họ cũng là thành viên quan trọng của công ty. Yêu thích bóng đá nên tôi quan tâm, yêu quý và cử xử với các cầu thủ như với người thân. Nhờ thế tôi có một đội rồi hai đội bóng, chưa phải là mạnh nhất nhưng đá hết mình và máu lửa. Đội bóng khi đá hết mình dù thắng hay thua đều sẽ có khán giả, có người hâm mộ. Có khán giả là tôi đã làm thương hiệu thành công

TT-Ha-Noi.jpg

Đối với bóng đá, bầu Hiển có cả niềm đam mê của một người hâm mộ cuồng nhiệt và sự nhiệt thành của một ông chủ​

Nói đến chuyện làm thương hiệu, trước đây tập đoàn T&T thường hay xuất hiện ở các chương trình từ thiện lớn. Làm từ thiện, một mặt là chia sẻ, đóng góp với xã hội, một mặt cũng là một cách để doanh nghiệp được nhiều người biết đến. Nói cách khác cũng là làm thương hiệu. Phải chăng giờ anh chuyển cách làm thương hiệu ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Điều này chị nói chưa hẳn đã đúng. Quan điểm của tôi khi làm từ thiện tức là mình chia sẻ trách nhiệm với xã hội. Là cái tâm, xuất phát từ quan niệm “cho là được nhận”. Chúng tôi vẫn làm từ thiện. Nhưng vì làm cho mình, làm bằng cái tâm nên xin phép không kể ra

Sự phát triển của doanh nghiệp không đơn giản là hiệu quả kinh tế đong đếm được

Từng là cán bộ nghiên cứu ở Viện Công nghệ quốc gia, có mơ ước trở thành một nhà nghiên cứu vật lý nhưng anh đã bỏ để rẽ sang lĩnh vực kinh doanh

Ra đời năm 1993, T&T là một trong những công ty TNHH đầu tiên của Hà Nội. Vạn sự khởi đầu nan. Vì sao khi đó anh liều lĩnh như vậy ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Tôi làm doanh nghiệp cũng là sự ngẫu nhiên. Khi công tác ở Viện Công nghệ quốc gia, cơ quan cử tôi đi Ấn Độ nhập monitơ, tivi đen trắng, lắp ráp và đem đi bán. Tôi làm và thấy được. Vậy là ham. Năm 1993, với sự ủng hộ của bạn bè và các đối tác người Nhật, tôi mở Công ty TNHH T&T với rất nhiều khó khăn

Nhưng anh đã nhanh chóng thành công. Giờ T&T “nhảy” vào nhiều lĩnh vực ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Cũng không nhanh, không dễ như chị tưởng đâu. Ban đầu T&T chỉ đơn thuần kinh doanh các sản phẩm điện dân dụng, độc quyền phân phối các sản phẩm điện tử của Nhật. Sau khi tích lũy đủ vốn và kinh nghiệm, chúng tôi quyết định đầu tư sản xuất điện tử dân dụng và sản xuất xe máy

Tiếp nữa, chúng tôi chuyển sang sản xuất cả hàng gia dụng, nhựa công nghiệp và các chi tiết nhôm. Hiện T&T đang làm vệ tinh cho các tập đoàn lớn về lắp ráp ôtô của nước ngoài. Chúng tôi đã chuyển hướng trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao mà trong nước chưa có đơn vị sản xuất

Không dừng ở đó, T&T giờ còn “làm” cả khoáng sản, bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, đầu tư tài chính và bóng đá… dường như lĩnh vực nào nóng, “ngon” ăn, lợi nhuận cao là anh “nhảy” vào. Liệu có quá dàn trải tham lam hay đây cũng chỉ là cách “đánh bóng” thương hiệu ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Đánh bóng thương hiệu thế thì quá nguy hiểm bởi tiền đầu tư là tiền thật. Mà khi bỏ tiền ra doanh nghiệp nào cũng phải tính toán rất kỹ. Với T&T, đầu tư vào ngân hàng là xu thế tất yếu. Các tập đoàn lớn trên thế giới bao giờ cũng bắt đầu từ đầu tư vào sản xuất công nghiệp, khi tập đoàn đó lớn lên thì họ sẽ đầu tư vào ngân hàng, tài chính để sinh lời bổ trợ sản xuất, tạo nên sự lớn mạnh của tập đoàn

Làm ngân hàng cũng phải làm có hệ thống, bao gồm tài chính, chứng khoán, bảo hiểm thì mới đứng vững và phát triển được, còn nếu anh đi theo “độc canh” ngân hàng thì rất khó thành công. Chúng tôi biết mình đi sau nhưng không chọn con đường ngắn nhất mà chọn con đường bền vững nhất. Hiện hơn 90% doanh nghiệp của chúng ta là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn họ gắn kết với những ngân hàng lớn trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể... còn đang bỏ ngỏ

Chúng tôi nhìn thấy điều này và xác định đó là đối tượng khách hàng của mình và điều đó cũng phù hợp với mục tiêu chúng tôi đặt ra với SHB là ngân hàng bán lẻ đa năng. Chính bởi sự lựa chọn đó, hiện nay SHB đã khẳng định được thương hiệu của mình, là ngân hàng ở tầm trung, có uy tín, có thương hiệu

Nhưng cảnh đua nhau thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán dẫn tới kinh doanh tài chính giờ không phải là lĩnh vực “ngon ăn”. Nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Khi tham gia ngân hàng phải có đủ yếu tố: độ am hiểu về ngân hàng, phải mạnh về tài chính và quản trị. Làm ngân hàng phải xác định lâu dài đầu tư dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Hiện nay tất cả các lĩnh vực đều khó khăn chứ không riêng ngân hàng. Vì xác định đầu tư lâu dài nên tôi không bất ngờ trước khó khăn. Chúng tôi có kế hoạch đối đầu với với khó khăn và tự tin vào khả năng của mình

Cụ thể anh có giải pháp gì ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Đây là giai đoạn tốt để doanh nghiệp tự nhìn lại mình, cơ cấu lại nhân sự, lĩnh vực đầu tư, sản xuất. Điều này rất quan trọng và có ích cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kinh doanh ngân hàng quan trọng nhất là tránh rủi ro. Chúng tôi đã xây dựng một cơ chế thiết lập hệ thống quản trị rủi ro từ Hội đồng quản trị đến các phòng kinh doanh; xây dựng chương trình quản trị toàn hệ thống

Tôi cho rằng sự phát triển của doanh nghiệp không đơn giản chỉ là hiệu quả kinh tế đong đếm được, mà còn là sự tồn tại vững chắc qua những giai đoạn khó khăn

Tôi thất bại nhiều hơn thành công

Nếu tự đánh giá về mình, anh thấy mình có điểm mạnh gì. Hay nói cách khác bí quyết thành công của anh là gì ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Ưu điểm lớn nhất của tôi có lẽ là không ngại khó. Thứ nữa cũng khá quan trọng đó là tôi hiểu nhanh, tiếp thu nhanh. Từ công chức nhà nước chuyển sang kinh doanh, tôi phải tìm hiểu và học hỏi rất nhiều. Thời gian làm đại lý cho các công ty Nhật, tôi cùng các cộng sự đã học được rất nhiều kinh nghiệm quản trị và kinh doanh của người Nhật. Những kinh nghiệm này giúp tôi rất nhiều sau này

Một yếu tố theo tôi cũng được xem là ưu điểm đó là tôi “làm” cho các đồng nghiệp yêu quý, tin tưởng và hết lòng hợp tác với mình. Làm cho người ta sợ thì dễ, nhưng để yêu quý và tin tưởng thì không dễ chút nào nào đâu. Và tôi tự hào vì mình đã làm được điều này. Điểm nữa là may mắn

Vậy thách thức lớn nhất của anh hiện nay ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Nhân sự

Tôi có nhiều ý tưởng, nhiều hoài bão muốn thực hiện nhưng không có người thực hiện, triển khai những ý tưởng đó

Đội ngũ lao động ở Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tôi nói riêng còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu

Ví dụ anh ước mơ gì ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Rất đơn giản nhưng không dễ thực hiện Đó là đưa T&T trở thành tập đoàn công nghiệp lớn trong khu vực. Trong nước, T&T là một tập đoàn công nghiệp được đánh giá là tương đối khá, nhưng tôi nghĩ đến tầm khu vực. Mà như vậy là phải nghĩ đến xuất khẩu sản phẩm, đầu tư ra nước ngoài…

Nói đến chuyện đầu tư ra nước ngoài, được biết, T&T có kế hoạch đầu tư sang thị trường châu Phi từ rất lâu

Nhưng dường như mọi việc dậm chân tại chỗ. Có ý kiến cho rằng, đầu tư ra nước ngoài cũng chỉ là một cách đánh bóng thương hiệu thôi chứ doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ tầm để làm ăn có hiệu quả trên đất người ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Không, rất hiệu quả. Thị trường châu Phi chẳng hạn

Thị trường đó có sản xuất gì đâu, hàng hóa của Việt Nam sản xuất ra rất phù hợp và được ưa chuộng

Vậy sao đến giờ dự án vẫn chưa được triển khai ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Vì tôi không tìm được người phụ trách. Chị biết không, kiếm được một giám đốc sản xuất giỏi ở Việt Nam đã khó, nhưng kiếm được một giám đốc để làm việc ở nước ngoài còn khó hơn rất nhiều

Ngoài trình độ chuyên môn phải giỏi (ở Việt Nam sai còn sửa được ngay, chứ ở nước ngoài, người giám đốc phải độc lập quyết định mọi thứ, sai không ai chỉ cho, không ai cùng giúp sửa), người đó còn phải am hiểu phong tục tập quán đất nước đó…

Kiếm được một người giỏi như vậy, lại chịu xa nhà, làm ở châu Phi, là điều không dễ. Dù trả lương cao

Anh đã từng thất bại trong kinh doanh chưa ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Có chứ. Nhiều nữa là đằng khá. Có thể nói thất bại nhiều như chân núi, thành công là đỉnh núi. Người ta chỉ nhìn thấy thành công của tôi cũng như chỉ nhìn thấy đỉnh núi mà không nhìn thấy chân núi. Có chân núi mới có đỉnh núi hôm nay

Vậy kinh nghiệm anh rút ra từ những thất bại này là gì ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Không được lấy cái sai này sửa cái sai khác. Vì như thế sẽ chỉ càng “chết”. Khoanh cái sai đó lại, sửa được đến đâu tốt đến đây. Một kinh nghiệm nữa cũng rất quan trọng, đó là không phải lúc nào cũng thành công, thuận lợi sẽ không có mãi. Đừng ngủ quên trong chiến thắng

Khi thành công, khi đang phát triển tốt là phải nghĩ đến chuyện sẽ phải đối mặt với những khó khăn, để chủ động. Đó là quy luật phát triển tất yếu. Điều này nói nghe có vẻ lý thuyết nhưng là kinh nghiệm xương máu không phải ai cũng nhận ra ngay được

Làm doanh nhân đối với ông sướng nhất gì khổ nhất là gì ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Doanh nhân bây giờ đã được xã hội ghi nhận và đề cao. Tôi thấy sướng nhất là ít nhiều mình đã làm được điều gì đó cho xã hội, tạo được công ăn việc làm, nuôi sống được hàng nghìn người. Điều đó được mọi người biết đến và ghi nhận. Còn khổ nhất, có lẽ là không có nhiều thời gian dành cho gia đình. Điều tôi có thể làm cho gia đình, được vợ ghi nhận, đó là có thể thu xếp để dành ra được một vài buổi sáng chủ nhật đi ăn với cả gia đình

Khi thất bại, khó khăn, anh có thấy mệt mỏi không, có muốn dừng lại không. Kiếm tiềm thì không giới hạn vậy có khi nào anh thấy đã đủ rồi chưa ?

Ông Đỗ Quang Hiển: Nản chí thì có, cũng có lúc muốn dừng lắm bởi kiểm tiền thì không giới hạn, tự cho mình đủ là đủ. Nhưng chị biết không nếu chỉ một mình mình việc quyết định đi tiếp hay dừng lại rất dễ dàng. Nhưng khi sau lưng mình là hàng nghìn lao động, là anh em cộng sự tâm huyết theo mình bao năm trời thì không thể dừng được. Mà càng ngày càng phải phấn đấu tốt hơn. Đó vừa là trách nhiệm nhưng cũng là hạnh phúc của người lãnh đạo các doanh nghiệp
 
Top