What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Giám đốc Công nghệ

thoidaianhhung

Administrator
Nước Mỹ có lãnh đạo công nghệ thông tin đầu tiên

Vivek Kundra được chọn làm CIO cấp quốc gia chuyên trách về CNTT của Mỹ nhằm giúp tổng thống Barack Obama quyết định nên sử dụng những công nghệ nào trong việc điều hành chính phủ

Vai trò của Kundra là thúc đẩy việc triển khai công nghệ hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực Internet (từng là thế mạnh của Obama trong quá trình tranh cử), cũng như quản lý khoản ngân sách 70 tỷ USD

Kundra là một trong những lãnh đạo đề cao Twitter, Facebook và YouTube như là phương tiện thông minh giao tiếp với người dân. "Tôi chọn ông ấy vì muốn khai thác tinh thần sáng tạo và sức mạnh công nghệ của nước Mỹ để giảm chi phí điều hành", Obama cho biết

Kundra hy vọng sẽ sớm thiết lập một hệ thống hoạt động "mở, thông thoáng và hợp tác" và đánh giá cao điện toán máy chủ ảo (cloud computing). Ông cũng đang xây dựng trang data.gov để người dân dễ dàng cập nhật các thông tin chính thức về chính phủ

Vivek Kundra sinh ở New Delhi (Ấn Độ) và theo gia đình định cư tại Mỹ năm 11 tuổi. Trước khi được chỉ định là CIO cấp quốc gia của Mỹ vào ngày 5/3/2009, Kundra đảm nhận chức vụ CTO, phụ trách các vấn đề liên quan đến công nghệ tại Washington DC từ 2007. Ông góp mặt trong danh sách 25 CTO xuất sắc và nằm trong số những nhà lãnh đạo IT của năm 2008 tại Mỹ nhờ tiên phong trong việc áp dụng cải tiến mới để giảm chi phí quản lý và tăng độ bảo mật an toàn thông tin
 
Last edited by a moderator:
Đừng xem nhẹ vai trò của các Giám đốc Công nghệ​

Chức danh Giám đốc chuyên trách về công nghệ (CTO) dường như vẫn còn rất mới mẻ với nhiều doanh nghiệp hiện nay và vai trò của các CTO vẫn chưa được các doanh nghiệp chú ý. Song trên thực tế, ngoài trách nhiệm thường xuyên thực hiện việc theo dõi và đánh giá công nghệ, những CTO còn có thể gánh vác nhiều trách nhiệm khác góp phần đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp

Tiến hành những đổi mới ở tầm chiến lược

Michael Porter, Giáo sư trường Đại học Harvard, nhấn mạnh: “Các công ty cần phải tìm ra những cách thức để lớn mạnh và tạo ra các ưu thế, chứ không chỉ phải tìm cách khắc phục những điểm bất lợi”. Những đổi mới mang tầm chiến lược chính là một phần của công việc này

Ở một số ngành, những sản phẩm mới dựa vào công nghệ mới có tầm quan trọng ví như máu đối với cơ thể. Còn ở những ngành khác, các sản phẩm cốt lõi vẫn giữ nguyên trong nhiều thập kỷ, nhưng những quy trình dùng để tạo ra chúng thì liên tục tiến triển và trở nên hiệu quả hơn

Công ty Procter&Gamble (P&G) nhận ra rằng các sản phẩm của mình đã đủ độ chín, nhưng các nhà nghiên cứu của công ty có một số ý tưởng hay để cải tiến các sản phẩm hiện có và tạo ra các sản phẩm mới. Giám đốc điều hành và CTO của P&G đã thành lập một Nhóm lãnh đạo Đổi mới để tìm và phân bổ vốn hỗ trợ cho các ý tưởng mới. Chương trình này nhanh chóng đem lại 11 loại sản phẩm mới và nhiều đổi mới đang trong quá trình biến thành sản phẩm. Tương tự, P. Briden của Alcoa cũng nghiệm ra được rằng công nghệ đang nổi lên bao giờ cũng tạo ra một loạt các đối thủ cạnh tranh mới, các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng như bột giặt, giấy vệ sinh, xăng và đồ nội thất, cũng cần phải áp dụng công nghệ mới để đem lại những ưu thế sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh không thể sánh được

Mark O'Neill, CTO của Vordell nhấn mạnh rằng các công ty lâu đời cần phải có CTO để đảm bảo cho việc phát triển các công nghệ cơ bản phải đem lại ưu thế cạnh tranh rõ ràng cho công việc kinh doanh hiện tại và tương lai. Robb, nguyên CTO của General Electric Medical Systems, tin rằng “trách nhiệm của CTO chính là ở chỗ đẩy mạnh tinh thần dám chấp nhận rủi ro”. Nhờ có mối quan hệ với các cán bộ R&D, CTO có được kiến thức về những tiến bộ công nghệ, cho phép khuyến nghị những dự án tuy có độ rủi ro cao, nhưng xác suất thành công lại rất lớn. Những thiết kế mới của GE đối với máy chụp cắt lớp và máy cộng hưởng đã bắt đầu từ dám chấp nhận mức độ rủi ro cao để tạo ra những sản phẩm độc đáo, chứa đựng những đặc tính vượt xa trình độ của các đối thủ

Những CTO như Robb dám lao vào các dự án rủi ro, bởi họ có tầm nhìn để thấy được những gì cần phải có ở trong các sản phẩm tương lai. Do vậy, tầm nhìn về sản phẩm là một trong những lý do then chốt để công ty phải bổ nhiệm chức vụ CTO. Moritz, CTO của Symantec, nói: “Một trong những vai trò then chốt của CTO là cung cấp một tầm nhìn về công nghệ, bổ sung cho tầm nhìn kinh doanh, khi định ra sắc thái và phương hướng cho các công nghệ của công ty. Trong bối cảnh như vậy, sự lãnh đạo xuất phát từ khả năng định ra được tiến trình của công nghệ và từ khả năng định ra được các sản phẩm và công nghệ của công ty sẽ như thế nào sau 2, 3 hoặc nhiều năm tới”

Tầm nhìn sản phẩm phải dựa trên sự am hiểu sâu sắc sức mạnh của cấu phần công nghệ hiện đang hàm chứa trong sản phẩm và tri thức về những đổi mới và thay đổi đang diễn ra ở các lĩnh vực liên quan

Michael Earl, Giáo sư môn quản lý thông tin trường Đại học London Business School nhấn mạnh rằng sự đầu tư vào công nghệ và đổi mới phải được liên hệ trực tiếp với chiến lược kinh doanh. Quả thực, ông phát hiện ra rằng cách tiếp cận thành công nhất là khi công ty không có một chiến lược công nghệ tách biệt, thay vào đó, những chiến lược công nghệ tốt nhất là những chiến lược được kết hợp hoàn toàn với chiến lược kinh doanh. Ngày nay, yêu cầu đặt ra cho CTO là đóng góp tri thức về công nghệ vào chiến lược kinh doanh, chứ không phải là thành lập các phòng thí nghiệm độc lập và những chiến lược chỉ liên hệ lỏng lẻo với vấn đề tạo ra lợi nhuận cho công ty

Góp ý kiến cho các vụ mua và thu nạp của công ty (M&A)

Mua và thu nạp là một bộ phận quan trọng nằm trong chiến lược tăng trưởng của nhiều công ty, bao gồm các chiến lược kết năng về tài chính, giám sát, văn hoá và công nghệ. Tiếc rằng theo các khảo sát của các chuyên gia kinh tế đối với trên 5000 vụ thì quá nửa là kém hiệu quả. Các cuộc khảo sát khác vào cuối thập kỷ 80 cũng cho thấy 70% số vụ mua của công ty đã không đủ khả năng hoàn vốn. Có 2 nguyên nhân dẫn đến thất bại. Thứ nhất: là vì sự quá quan tâm đến khía cạnh tài chính mà không để ý đến các mục tiêu chiến lược. Thứ hai: là vì các lãnh đạo công ty quá say sưa với việc mở rộng quy mô hoặc nắm giữ được các sản phẩm công nghệ cao. Muốn tránh khỏi thất bại, phải có thêm vai trò của của CTO là đánh giá giá trị của các công nghệ được mua vào, thông qua việc xem xét các bằng sáng chế, nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật và dữ liệu thương mại của công ty định mua, dựa vào đó xếp hạng nó với các đối thủ cạnh tranh khác

Vai trò trong tiếp thị và quan hệ với giới truyền thông

Sự quan tâm của giới truyền thông tới các sản phẩm và năng lực của công ty đóng vai trò quan trọng đối với thành công của các sản phẩm đó. Việc xây dựng các bài và hình ảnh tuyên truyền, quảng cáo là trách nhiệm chủ yếu của các bộ phận tiếp thị và bán hàng. Tuy nhiên, cần phải có kiến thức kỹ thuật thì mới diễn giải được chính xác một số chi tiết sản phẩm thành các thuật ngữ có thể đưa ra tiếp thị được. Do vậy, CTO có vai trò tích cực trong việc giao tiếp với giới truyền thông

Vai trò trong việc nâng cao uy tín của Công ty trong giới chuyên môn

Các nhà công nghệ danh tiếng thường được mời để cung cấp dịch vụ cho Chính phủ, các tổ chức chuyên ngành và trường đại học. Khi thực hiện các dịch vụ này, các nhà công nghệ không những hoàn thành được trách nhiệm công dân và chuyên môn, mà còn giúp nâng cao được uy tín cho công ty và các sản phẩm của công ty

Các uỷ ban Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Việc phục vụ cho các cơ quan này là một vinh dự, nhưng đòi hỏi phải hết sức nỗ lực và phải chi vào đó thời gian, công sức, tuy vậy cũng có những lợi ích như sau:

- Được thừa nhận là những người đầu ngành

- Có các cơ hội để tạo ảnh hưởng tới các quyết định của uỷ ban đối với chuyên ngành

- Được tiếp cận sớm với các hoạt động do uỷ ban mở ra

Do CTO thường có học vị cao nên họ có nhiều mối quan hệ với các cán bộ hàn lâm. Các mối quan hệ đó giúp lập ra các đối tác và nguồn kinh phí cho nghiên cứu, vì lợi ích của cả hai phía

Các CTO cũng thường được tham gia vào các tổ chức, hiệp hội chuyên môn và các cuộc hội nghị, hội thảo. Điều này đem lại cơ hội để tuyên truyền hình ảnh và sản phẩm của công ty trong giới chuyên môn. Nó cũng cho phép các CTO giao thiệp với các đối tác, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng để có thêm kiến thức và kinh nghiệm công tác

Nhìn chung, ở một khía cạnh nào đó, các CTO đã và đang đóng góp phần quan trọng trong việc tạo lập nền văn hoá công ty. Và dường như họ có thể mở ra các hoạt động và chính sách giúp tạo ra niềm say mê, hứng khởi, hăng hái tích cực tiếp thu, cải tiến đổi mới công nghệ, phù hợp với chiến lược của công ty
 
Giám đốc công nghệ là vị trí có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống lãnh đạo doanh nghiệp. Giám đốc công nghệ với nhiệm vụ cố vấn ban lãnh đạo lựa chọn các công nghệ phù hợp cho các dự án đầu tư. Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, tinh gọn cấu trúc nhân sự...

Nghiên cứu, phân tích xu hướng công nghệ lĩnh vực công ty đang ứng dụng, đưa ra dự báo, xác định thời điểm, xây dựng lộ trình đầu tư đổi mới công nghệ cho công ty.

Hiện tại trên diễn đàn Trungvlkt, Thonglq đang đi theo hướng này, anh em nào có thời gian thì chia sẻ thêm nhé. Anh em còn trẻ đi theo con đường cố vấn công nghệ cho các dự án đầu tư là rất phù hợp, cố vấn các sếp lựa chọn công nghệ tốt nhất, hiệu quả đầu tư cao nhất cho sếp...đó là hướng đi khôn ngoan. Sếp kiếm được càng nhiều tiền thì giám đốc công nghệ cũng có phần không nhỏ...
 
Nghị trình cho Giám đốc Công nghệ Mỹ

- Bài viết đăng trên Tạp chí Mỹ Business Week khuyến nghị Giám đốc Công nghệ (CTO) của tân tổng thống Mỹ Obama nên học kinh nghiệm từ Singapore

Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hứa bổ nhiệm Giám đốc Công nghệ (CTO) chính phủ đầu tiên trên thế giới. Trên trang Web chuyển giao quyền lực, www.change.gov, Chính quyền mới đã công bố một danh sách các mục tiêu dành cho vị CTO sắp được bổ nhiệm: mở rộng băng rộng, tăng cường đào tạo khoa học/giáo dục, điện toán hóa y tế, cải cách bằng sáng chế và chính phủ điện tử (e-government)

Những mục tiêu này chủ ý đúng. Điều đang thiếu là một chiến lược hiệu quả. Chức vụ được gọi là “ông vua” này – dành cho vị CTO đầu tiên của chính phủ Mỹ - đã được bổ nhiệm với dược phẩm, cuộc chiến ở Iraq, ngành tài chính và ngành ô tô song chẳng ai trong số đó làm việc trôi chảy

Đội của Tổng thống đắc cử Obama cần phải thận trọng để không rơi vào vết xe đổ, thay vào đó tập trung vào các bài học công nghệ từ các quốc gia đã vượt qua Mỹ, thực tiễn của các công ty có các CTO hàng đầu và một chiến lược linh hoạt về thực hiện chính sách ở khắp chính phủ liên bang

Mỹ có thể là quốc gia đầu tiên thế giới có CTO. Điều đó không có nghĩa các quốc gia khác không đặt đúng chỗ vai trò lãnh đạo công nghệ hiệu quả. Trong 28 năm qua, Singapore đã có 6 kế hoạch quốc gia để hiện đại hóa hạ tầng cơ sở chính phủ từng bước, bắt đầu vi tính hóa các dịch vụ công. Đến kế hoạch “Quốc gia Thông minh năm 2015”, hay viết tắt là ‘iN2015 plan’ hiện nay, Singapore đặt ra những hình dung chi tiết về một tương lai mà mỗi cá nhân, mỗi tổ chức không bị hạn chế tiếp cận công nghệ

SINGAPORE và ESTONIA

Khi so sánh, danh sách mong muốn tẻ ngắt của Obama chả có gì đáng kể để viết – nhưng chính quyền của ông có thể học từ sự tiếp cận từng giai đoạn, phương diện của Singapore

Thậm chí các quốc gia nhỏ bé như Estonia đã nổi lên là một quốc gia nhanh chóng tạo các hạ tầng cơ sở chính phủ điện tử, làm cho nền hành chính Mỹ ngày nay phải xấu hổ. Thực tế, Estonia đã trở thành một mẫu mực của chính phủ điện tử, nơi mọi người bỏ phiếu bầu và trả thuế qua mạng, chưa kể đến việc trả vé đỗ xe qua di động

Những người hay gièm pha sẽ có thể nói các quốc gia này là quá nhỏ bé; quá dễ dàng hơn để có được tỷ lệ thâm nhập băng rộng ở Singapore với 4 triệu dân so với 300 triệu dân ở Mỹ

Quy mô là một chuyện, nhưng nếu các nguyên tắc của cải cách công nghệ đúng đắn, thì quy mô chỉ là một vấn đề của thời gian, không phải là khả năng

Thậm chí, Trung Quốc nói về việc xây dựng một siêu xa lộ thông tin cho 1,5 tỷ dân của họ

Vậy thì Mỹ không nên có một mục tiêu ít tham vọng hơn. Về lý thuyết kinh tế, các nền kinh tế hiện đại trải qua “sự tăng trưởng đuổi kịp” và lợi ích thu về cao, nhanh từ việc cạnh tranh và áp dụng các công nghệ cao. CTO của Mỹ - như các quan chức từ Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất – nên đi nhiều và gửi các phái viên đi thu thập các bài học kinh nghiệm từ những người khác, đồng thời ghi nhớ sai lầm của mình

Sáng tạo được sự tài trợ của chính phủ không có gì là mới: Bộ Quốc phòng Mỹ đã tạo ra Internet, lĩnh vực ô tô của Nhật Bản đã lớn mạnh nhờ kế hoạch tỉnh táo của chính phủ trước khi trở thành quán quân thế giới. Song sáng tạo công nghệ nói chung hiện nay đến từ khu vực tư nhân, còn chính phủ chạy đuổi theo

Ai có thể đảm nhiệm vị trí CTO ? Trong số những người được đưa tin là có khả năng gồm có CTO của hãng máy tính Hewlett-Packard - Shane Robison Giám đốc Internet của Google - Evangelist Vint Cerf và Vivek Kundra, CTO của bang Washington, D.C. Việc chọn lấy một giám đốc công nghệ nổi tiếng về làm bậc thầy công nghệ của chính phủ sẽ không thay thế cho sự hợp tác công – tư tiếp tục để đảm bảo những sáng tạo được ứng dụng vào thiết lập chính phủ

Những ưu tiên đào tạo và y tế của Obama dành cho CTO không thể đơn giản được chia thành từng phần cho các cơ quan và Bộ khác nhau. Chính quyền Obama sẽ cần phải áp dụng cách tiếp cận có thể lan tỏa rộng rãi khắp chính phủ - chẳng hạn, sử dụng cái gọi là kiến trúc hướng dịch vụ để chính quyền triển khai các ứng dụng độc lập nhưng sử dụng một bộ các tiêu chuẩn thông thường
 
Chief technical officer​

A chief technical officer or chief technology officer (abbreviated as CTO) is an executive position whose holder is focused on scientific and technical issues within an organization. Essentially, a CTO is responsible for the transformation of capital - be it monetary, intellectual, or political - into technology in furtherance of the company's objectives

The title is most typically found in organizations which significantly develop or exploit information technology

Typical responsibilities

Hell if I know. You know, when Bill [Gates] and I were discussing my taking this job, at one point he said, 'Okay, what are the great examples of successful CTOs?' After about five minutes we decided that, well, there must be some, but we didn't have on the tip of our tongues exactly who was a great CTO, because many of the people who actually were great CTOs didn't have that title, and at least some of the people who have that title arguably aren't great at it. My job at Microsoft is to worry about technology in the future. If you want to have a great future you have to start thinking about it in the present, because when the future's here you won't have the time

— Nathan Myhrvold, former Microsoft CTO

There is currently no commonly-shared definition of a CTO's responsibilities, apart from that of acting as the senior-most technologist in an organization. Depending on the nature and genesis of the organization, responsibilities may resemble in part those of chief science officer, chief strategy officer or chief information officer

In practice, the CTO will oversee technical staff at a company, particularly those engaged in the development of new technologies, especially software development. The scope of these efforts varies: whereas the CTO of an early-formation start-up may have very hands-on technical responsibilities, the CTO of an international conglomerate may deal with the representatives of foreign governments and industry organizations regarding trade policy, industry standards and joint ventures

Contrast with Chief Information Officer

The focus of a CTO may be contrasted with that of a CIO in that, whereas a CIO is predisposed to solve problems by acquiring and adapting ready-made technologies, a CTO is predisposed to solve problems by developing new technologies. In practice, each will typically blend both approaches

In an enterprise whose primary technology concerns are addressable by ready-made technologies, a CIO might be the primary representative of technology issues at the executive level. In an enterprise whose primary technology concerns are addressed by developing (and perhaps productising) new technologies, or the general strategic exploitation of intellectual property held by the company, a CTO might be the primary representative of these concerns at the executive level

Genesis of the CTO role

Though the position may be said to have emerged in the 1980s from that of Director of Research and Development, it came into significant use during the dot-com era of the 1990s. In such smaller, emerging companies, internally-focused, traditional CIO concerns such as office automation, regulatory compliance, data storage, security, enterprise networking, and workstation provisioning would fall initially within the aegis of the CTO. When the company- and its internal technology concerns- became larger and more complex, a CIO position might be created, reporting to either the Chief technology officer, Chief financial officer or Chief executive officer

In older industries (whose existence may pre-date IT automation) such as manufacturing, shipping or banking, the CIO role would arise out of the process of automating existing enterprises, and any CTO-like role would emerge as internal development efforts grew to significant complexity to be of executive-level concern, perhaps through intrapreneuring, often in imitation of dot-com-style innovations

CTO of the United States

President of the United States Barack Obama has announced that he will appoint the United States' first Chief Technology Officer to "ensure that our government and all its agencies have the right infrastructure, policies and services for the 21st Century"
 
CTO các nước mới nổi “chinh phục” thế giới​

Người ta thường nghĩ những nhà lập trình là "công dân Silicon Valley". Nhưng thực chất nhiều người đến từ Ấn Độ, Braxin hoặc một quốc gia đang nổi khác

itgatevn_76618437500.jpg

Nivio - hãng công nghệ có trụ sở tại Thụy Sỹ do một thanh niên Ấn Độ thành lập​

Năm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 10 của chương trình Tech Pioneers (Nhà tiên phong Công nghệ) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Geneva. Tất cả những người thắng cuộc của Technology Pioneers 2009 đều có dấu ấn mạnh mẽ trong những lĩnh vực như CNTT, công nghệ sinh học và năng lượng. Đó là những công ty đã tung ra những công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới, có thể thúc đẩy kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống mọi người. Đó là những bằng chứng hoàn hảo cho thấy ngành kinh doanh công nghệ đang tiến bộ như thế nào

Nhiều tên tuổi đến từ nước đang phát triển


Max Levchin, một đồng sáng lập hãng Paypal (của eBay), là một Tech Pioneer năm 2001, cũng là nhà sáng lập của một trong những hãng có tên trong danh sách Tech Pioneer năm nay. Hãng đã sáng tạo ra một số ứng dụng mạng xã hội nổi tiếng, trong đó có "sheep throwing", một ứng dụng giúp người dùng mạng Facebook chú ý đến nhau hơn. Đại gia tìm kiếm Google, cũng là một người Tiên phong trong năm 2001, năm nay là nhà sáng tạo của 3 trong số các Nhà Tiên phong công nghệ 2009: một công ty năng lượng mặt trời mang tên BrightSource Energy, một hãng công nghệ không dây Ubiquisys, và CURRENT Group, hãng sản xuất phần mềm cho phép các nhà máy điện quản lý đường dây của họ trong thời gian thực

Tuy vậy, danh sách Technology Pioneers 2009 năm nay có sự khác biệt rõ rệt là các công ty nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, và ở nhiều quốc gia mới. "Chúng tôi chưa bao giờ nhận thấy có sự phân loại địa lý đa dạng như năm nay, với hơn 10% các công ty đến từ các thị trường đang nổi", Rodolfo Lara, phụ trách chương trình Tech Pioneers của WEF cho biết

Thực tế, những hướng đi sáng tạo nhằm giải quyết một số vấn đề khó khăn, gai góc nhất của thế giới được hy vọng sẽ đến từ các nền kinh tế đang nổi. Đây sẽ là những thị trường lớn nhất. Nhiều người cho rằng những người sống ở các nước đó sẽ có nhiều khả năng nhất để thiết kế sản phẩm và dịch vụ mà thế giới cũng cần. Các nhà quan sát công nghiệp tin rằng rồi sẽ có Google tiếp theo, hay PayPal tiếp theo, đến từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc

Năm nay, có 2 trong số các Tech Pioneers đến từ châu Phi, một hãng đến từ Trung Quốc, một từ Ấn Độ và một từ Mỹ Latinh. Nhưng những con số đó chưa đáng kể, điều chú ý là những công ty khác trong danh sách 2009 Tech Pioneers có nguồn gốc từ các nước đang phát triển. BioMedica Diagnostics, chẳng hạn, là một hãng công nghệ sinh học ở Canada, nhưng do Abdullah Kirumira, một người gốc Uganda, sáng lập

Tech Pioneer phải có can đảm trở thành lớn nhất thế giới

Hãng Nivio có trụ sở ở Thụy Sỹ do Sacchin Duggal, 25 tuổi, sáng lập. Bố mẹ của Duggal đã di cư từ Ấn Độ đến Anh. Duggal đã học làm kỹ sư hệ thống thông tin ở ImperialCollege (Anh), nhưng anh nói luôn bị quê hương của bố mẹ (ấn Độ) cuốn hút. Vì thế, anh và bạn cùng học đại học, Saurabh Dhoot, đã quyết định thành lập Nivio, và tuyển các lập trình viên ở ấn Độ để giúp họ thực hiện ước mơ

Nivio cung cấp dịch vụ cho phép mọi người tiếp cận đến máy tính Windows có đầy đủ tính năng của Microsoft, thông qua một trình duyệt Internet chuẩn. Như vậy, những người dùng PC cũ, rẻ vẫn có thể dùng các chương trình phức tạp, tinh xảo từ xa, cũng như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ file với người dùng khác. Nó cũng cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tạm thời "thuê" những chương trình đắt đỏ như Word và Excel mà không phải mua hẳn

Công ty Nivio đặt trụ sở tại Thụy Sỹ vì lý do bảo mật dữ liệu. Do người dùng lưu trữ tất cả dữ liệu của họ với Nivio, chứ không phải trên máy tính riêng của họ, nên họ cần sự đảm bảo chắc chắn, Duggal nói. Công ty có khách hàng tại nhiều quốc gia, từ Trung Quốc đến Braxin và sắp sửa công bố hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ di động Bharti Airtel, và sẽ tung ra những kios Internet ở Ấn Độ, do Nivio điều hành

Nivio cũng gặp nhiều cạnh tranh, bao gồm cả Google Apps. Nhưng Duggal nói mục tiêu của Nivio cao hơn, bởi họ sẽ đến gần với người dùng, mang lại cho họ các ứng dụng desktop thân thiện. Trong bất kỳ trường hợp nào, Duggal cho biết mục tiêu của anh không chỉ là đánh bại đại gia tìm kiếm của Silicon Valley. "Nếu chúng tôi đạt đến quy mô của Google, tôi sẽ vui nhưng không thỏa mãn", Duggal nói. "Nếu chúng tôi đi đúng hướng, chúng tôi sẽ là công ty phần mềm lớn nhất thế giới". Cách nói của Duggal đúng "chất" của một Tech Pioneer. Đó cũng chính là sự can đảm mà các Tech Pioneers trước đây có được để đạt đến vị trí ngày hôm nay của họ
 
Khó đạt mục tiêu 15% doanh nghiệp đổi mới công nghệ mỗi năm​

- Hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị dẫn đến sản phẩm kém đa dạng. Công nghệ lạc hậu còn dẫn đến tiêu tốn nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng, chỉ 1% doanh nghiệp xếp loại tiên tiến về công nghệ là con số đáng giật mình ở TP.HCM

Vì thế, khó có thể đạt mục tiêu 15% doanh nghiệp đổi mới công nghệ mỗi năm. Tại hội nghị triển khai đề án đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất do Sở KH-CN TP.HCM tổ chức, nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, đề án rất cần thiết, nhưng còn quan ngại khi nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được đổi mới công nghệ là vấn đề sống còn

Mục tiêu mỗi năm thêm 15% DN đổi mới công nghệ: Khó !

Trước đó, kết quả khảo sát từ 3 KCN-KCX lớn của thành phố, do Sở KH-CN thực hiện cho biết, chỉ 1% doanh nghiệp xếp loại tiên tiến về công nghệ

Với hỗ trợ này, lãnh đạo thành phố kỳ vọng trong vòng 5 năm tới TP HCM có ít nhất 100 doanh nghiệp được đầu tư đổi mới công nghệ; tối thiểu 10 công nghệ nguồn - công nghệ cao sẽ được chuyển giao có hiệu quả đến các doanh nghiệp

UBND TP.HCM đã phê duyệt quyết định sẽ rót hàng năm số tiền 5 tỷ cho các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hóa dược, chế biến thực phẩm nhằm mục đích đầu tư đổi mới công nghệ để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố

Năm 2009, sở sẽ chọn 10% DN trong số 630 DN được khảo sát hiện trạng trình độ công nghệ vừa qua để tiến hành làm điểm về đổi mới công nghệ. Việc hỗ trợ sẽ tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn DN giải pháp cải tạo và hỗ trợ vốn đầu tư đổi mới

Sở KH-CN cho biết, sẽ đưa lên trang web sở phần mềm đánh giá trình độ công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho DN tự đánh giá trình độ công nghệ của mình. Từ đó có kế hoạch đổi mới để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất của mình

Đề án Đổi mới công nghệ công nghiệp sản xuất phục vụ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM sẽ thử nghiệm trong 2 năm. Mục tiêu đề ra 15% doanh nghiệp đổi mới công nghệ mỗi năm

Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Tô Quang Trí đặt vấn đề: "đổi mới KHCN có ý nghĩa chuyển dịch hoàn toàn không đơn giản. Nhiều doanh nghiệp vốn không có, mặt bằng không có thì đổi mới công nghệ kiểu gì? Đừng nói chung chung rồi đặt mục tiêu sẽ đổi mới, sẽ phát triển... sẽ rất khó khăn"

Thiếu vốn, vẫn đổi mới công nghệ được

Về việc nhiều doanh nghiệp “đổ thừa” tại thiếu vốn nên chậm đổi mới công nghệ, Giám đốc Sở KH-CN Phan Minh Tân cho rằng, trình độ công nghệ thấp tại TPHCM phần lớn là do trình độ nguồn nhân lực thấp, kế đến mới là thiết bị máy móc lạc hậu. Do đó, việc DN cho rằng thiếu vốn đầu tư là chưa hoàn toàn đúng mà chủ yếu là do nhận thức của DN, họ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình

Theo ông Tân, đổi mới công nghệ không phải chỉ bằng cách đổi máy, mua công nghệ mà còn nhiều mặt khác như: nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn... Đây đều là những biểu hiện của đổi mới công nghệ

Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hoà liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị

Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển

Để hỗ trợ DN, Sở KH-CN đã thành lập Quỹ Khoa học công nghệ để hỗ trợ cho những DN có nhu cầu đổi mới công nghệ nhưng thiếu vốn đầu tư. Và lãi suất cho vay của quỹ này bằng 50% lãi suất cho vay của ngân hàng. Hiện đã có một số DN đã tiếp cận và được hỗ trợ đổi mới từ nguồn vốn này

Ngoài vấn đề vốn, đường hướng triển khai, PGS.TS Phan Đình Tuấn, Hiệu phó ĐH Bách Khoa TP.HCM đặt vấn đề về thời gian: Có ý thức, có sự đồng hành của sở, thành phố, doanh nghiệp sẽ đổi mới công nghệ được nhưng cần ch1u ý thời gian. Vì câu chuyện đổi mới hôm nay 5 - 10 năm nữa hoàn tòan có thể lạc hậu

Mặt khác, về định hướng kêu gọi đầu tư của TPHCM nói riêng và cả nước nói chung trước đây rất đại trà, chưa cụ thể, chuyên sâu. Các cơ quan chức năng cũng chưa đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí đầu tư đối với DN

Doanh nghiệp chưa xem đổi mới công nghệ là sống còn

Nhiều đại biểu có mặt trong hội nghị triển khai đã quan ngại vì nguyên nhân chủ yếu khiến cho trình độ công nghệ sản xuất tại TPHCM thấp là DN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề đầu tư, đổi mới công nghệ. Nhiều doanh nghiệp chưa xem yếu tố công nghệ là yếu tố cạnh tranh, tồn tại sống còn của DN

GS.TS Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp hội KH-KT TP.HCM cho rằng, trong câu chuyện đổi mới công nghệ, cái chính vẫn là doanh nghiệp cần biết cách tự bơi. Nếu không bơi chắc chắn sẽ tụt hậu, đồng nghĩa với việc tự đánh mất mình. Các sở, ban, ngành không thể ép họ phải đổi mới công nghệ, cũng như không thể ép ai đó ăn món họ không thích. Chỉ có thể hỗ trợ, tư vấn để họ nâng tầm ý thức lên mà thôi

Ngược lại, có khi doanh nghiệp lại kêu tiếp cận khoa học công nghệ rất khó vì mua không ai bán, xin thì không cho - Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nhìn nhận mặt trái vấn đề

Ông Tín góp ý thêm, đổi mới công nghệ cần nhìn vào nội lực và phát huy nội lực, đừng nghĩ chuyện đi ăn cắp công nghệ của nước ngoài hay ở đâu đó. Cũng không nghĩ đến chuyện đi tắt đón đầu mà phải có tâm huyết mới làm được

Ngoài ra, một thực tế việc đầu tư của các DN, nhất là DN nước ngoài thời gian qua chỉ chủ yếu tập trung vào việc gia công sản phẩm rồi xuất khẩu ra nước ngoài. Họ tận dụng yếu tố nhân công rẻ của nước ta để sản xuất. Còn hiệu quả về mặt kinh tế cho nhà nước thực sự rất thấp. Rất ít DN đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao

Ghi nhận những băn khoăn này, Giám đốc Sở KH-CN đánh giá: "Doanh nghiệp có thể chưa hiểu rõ lợi ích đem lại từ KHCN. Thay đổi thói quen trong sản xuất cũng khó như thay đổi thói quen sinh hoạt đã thành nếp. Tuy vậy, cần biết thói quen nhiều khi là rào cản và đổi mới có thể gặp rủi ro nhưng vì sự tiến bộ thì cần chấp nhận"
 
Tổng thống Obama: Khoa học dẫn đường chính sách​

Với sắc lệnh bãi bỏ lệnh cấm nghiên cứu tế bào gốc có từ thời tổng thống Bush, Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt đầu thực hiện cam kết đặt khoa học lên trên những ý đồ chính trị

200239.jpg

Ông Obama ký sắc lệnh bỏ lệnh cấm nghiên cứu tế bào gốc​

“Quyết định này đảm bảo rằng dữ liệu khoa học không bao giờ bị bóp méo hoặc bị che giấu nhằm phục vụ một ý đồ chính trị, và chúng ta đưa ra những quyết định khoa học dựa trên sự thật chứ không phải tư tưởng” - ông Obama tuyên bố khi ký sắc lệnh mở cửa cho nghiên cứu tế bào gốc

Quyết định của ông Obama sẽ cho phép các cơ quan nghiên cứu sử dụng tiền ngân sách vào việc nghiên cứu phát triển tế bào gốc phôi thai, với kỳ vọng sẽ tạo ra các liệu pháp chữa trị những căn bệnh nan y như tiểu đường, Parkinson...

Cựu tổng thống George W. Bush ra lệnh hạn chế nghiên cứu tế bào gốc từ tháng 8-2001 với lý do bảo vệ sự sống con người, vì hoạt động chiết xuất tế bào gốc từ phôi thai thường dẫn đến việc phôi thai bị phá hủy

Tuy nhiên, quyết định này bị giới khoa học chỉ trích là đơn thuần mang ý đồ chính trị. Trên thực tế, các giá trị đạo đức không cản trở việc nghiên cứu tế bào gốc, đặc biệt là khi các nhà khoa học sử dụng phôi thai tại các trung tâm y tế sinh sản ở Mỹ, bởi nếu không dùng thì lượng phôi thai này cũng sẽ bị các trung tâm hủy đi

Sau đó, nhiều nhà khoa học dẫn chứng chính quyền Bush coi nhẹ khoa học, không chỉ trong nghiên cứu tế bào gốc mà còn trong cả giáo dục giới tính, khám phá vũ trụ, biến đổi khí hậu...

Vài ví dụ được nêu ra như năm 2006, Nhà Trắng chỉnh sửa phần lớn các điều trần lên quốc hội về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người; năm 2003, bản báo cáo về biến đổi khí hậu của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) bị những cá nhân chẳng biết gì về khoa học tại Nhà Trắng biên tập sạch sẽ

“Việc văn phòng quản lý và ngân sách Nhà Trắng chỉnh sửa lại các báo cáo khoa học giờ đã trở thành việc thường xảy ra” - nhà nghiên cứu khí hậu của NASA James Hansen từng cay đắng bình luận

Mối quan hệ giữa chính quyền Bush và cộng đồng khoa học chạm xuống đáy vào năm 2006 khi cựu lãnh đạo Vụ Y tế công Richard Carmona từ chức để phản đối sự can thiệp của Nhà Trắng đối với các vấn đề y tế toàn cầu

Ông Carmona cũng cáo giác chính quyền Bush đã cắt xén các báo cáo của ông về sự nguy hiểm của hút thuốc thụ động. Khi đó, ông Carmona đã cay đắng miêu tả sự can thiệp của Nhà Trắng đối với khoa học là “thiên lệch, không khoan dung và hèn kém chưa từng thấy”

Giờ đây giới quan sát nhận định việc mở cửa cho nghiên cứu tế bào gốc chỉ là một phần trong tuyên bố rộng hơn là khoa học - chứ không phải là các tư tưởng chính trị - sẽ dẫn đường cho các chính sách của chính quyền trong hàng loạt vấn đề, từ năng lượng thay thế đến biến đổi khí hậu

Ông Obama đã ký một bản ghi nhớ để bảo vệ các quyết định khoa học trước các can thiệp chính trị. “Các quan chức chính trị không được phép cấm đoán hoặc thay đổi các phát hiện và kết luận khoa học hoặc công nghệ” - bản ghi nhớ viết

Được lợi trước hết dĩ nhiên là ngành tế bào gốc. Các phòng thí nghiệm của ĐH Harvard và các công ty đang áp dụng công nghệ tế bào gốc có thể nhận được hàng chục triệu USD

Ông Harold Varmus, chủ tịch ban cố vấn khoa học của tổng thống, cho biết “một phần lớn” trong khoản tiền 10 tỉ USD trao cho Viện Y tế quốc gia trong kế hoạch kích thích kinh tế của ông Obama cũng sẽ được đầu tư vào lĩnh vực tế bào gốc

Viện Y tế quốc gia sẽ có 120 ngày để xây dựng các quy tắc, điều luật mới liên quan đến nghiên cứu tế bào gốc
 
Làm sao trở thành giám đốc công nghệ

Dear all,
Ý tưởng làm giám đốc công nghệ khá hay. Theo mình để đạt được trình đó phải phần đấu trong nhiều năm để tích lũy công lực. Gồm có 3 công lực chính là:

1. Tích lũy được nhiều kiến thức từ nhiều ngành công nghệ từ tóan học, CNTT, điện tử viễn thông, vật lý, hóa học ... đến sale, marketing, finance, management, human resource, process, QA.. Có nhiều kiến thức mới dễ ứng dụng và triển khai thành công công nghệ.
2. Tích lũy được nhiều mối quan hệ trong giới học thuật từ các trường ĐH, các viện nghiên cứu, từ các công ty khác ... cả trong nước và quốc tế.
3. Tích lũy được nhiều mối quan hệ và xác lập được uy tín (nhân hiệu) với giới quản lý/đầu tư/giám đốc ... và các nhà bảo trợ, lobby khác

Nếu có đủ 3 cái trên thì sẽ có đủ năng lực và sự hỗ trợ để làm giám đốc công nghệ. Mình cũng đang đi theo con đường này hi vọng sau 10 năm sẽ đạt thành tựu ^_^ (hiện tại đi được 3 năm rồi)

Regards,
 
Tái cơ cấu ngành công nghiệp: Nâng hàm lượng công nghệ cao​

Bộ Kế hoạch và đầu tư đang lấy ý kiến các bộ, ngành về cơ cấu kinh tế, bước chuẩn bị cho xây dựng đề án “tái cấu trúc nền kinh tế trong bối cảnh kinh tế suy giảm”. Tiến sĩ Tô Trung Thành phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh công nghiệp như một gợi ý để việc ra đầu bài cho đề án được sát hơn

01-5.jpg

Hình 1: Cơ cấu công nghệ trong xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam​

Có thể nói “bí mật” của năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào các quốc gia có thúc đẩy được sự phát triển năng lực quản lý và công nghệ của các doanh nghiệp hay không

Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam: tụt hậu xa

Năm 2007, tỷ trọng những ngành công nghệ trung – cao chiếm đến 70% giá trị thương mại toàn cầu. 25/50 ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới thuộc ngành có hàm lượng công nghệ cao. Trong khi đó, từ năm 2002 tới 2008, theo tính toán của tác giả, cơ cấu ngành sử dụng công nghệ từ trung bình – cao ở Việt Nam chỉ thay đổi rất nhỏ, với mức tương ứng là 24,6% và 25,4%, thấp hơn nhiều so với mức hơn 60% ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc (năm 2008)

Cơ cấu xuất khẩu thể hiện rõ nét hơn năng lực cạnh tranh công nghệ Việt Nam. Hàm lượng công nghệ trung – cao của xuất khẩu công nghiệp quá thấp, tương ứng với 11,3% và 8,4% trong năm 2006. Trung Quốc đã nâng cấp liên tục từ công nghệ trung – cao chuyển sang công nghệ cao (tỷ trọng 11,5% từ năm 2002 tăng lên 25% năm 2006, tương đương giá trị hàm lượng công nghệ trung bình và thấp)

So với các nước tại thời điểm có trình độ phát triển tương đương (thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua), Việt Nam có năng lực công nghệ thấp, với hàm lượng công nghệ cao chỉ bằng 1/2 Trung Quốc (năm 1998), Thái Lan (năm 1986) và bằng 1/3 Malaysia (năm 1980), trong khi tỷ trọng ngành có hàm lượng công nghệ thấp lại cao hơn những nước này ở thời điểm phát triển tương đương

Cơ cấu xuất khẩu dễ tổn thương

Xét cơ cấu công nghệ trong xuất khẩu công nghiệp (hình 1), tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ thấp chiếm tới 60% và gần như không đổi. Theo cơ cấu sản xuất trong nước, ngành này chỉ chiếm khoảng 24% giá trị gia tăng công nghiệp. Sự tập trung mật độ xuất khẩu quá cao này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, bởi đây là ngành có tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới thấp nhất, thậm chí giảm trong những năm gần đây, và bị tác động lớn bởi những vấn đề kinh tế thế giới

Năng lực cạnh tranh xác lập trong những ngành có hàm lượng công nghệ thấp lại rất dễ bị tổn thương. Bốn ngành hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam được lựa chọn để phân tích là ngành dệt – may, giày dép, đồ gỗ. Cả bốn nhóm hàng này đều nằm ở phần dễ bị tổn thương trong ma trận vị thế cạnh tranh (xem hình 2). Khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong quý cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đã bộc lộ rõ nhất bản chất dễ tổn thương của những ngành này: nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đối với dệt may, da giày, đồ gỗ… đều giảm mạnh từ 30 – 40%, từ giữa năm 2008, số hợp đồng và giá gia công hàng dệt may từ ba thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU liên tục giảm

02-3.jpg

Hình 2: Vị thế thị trường của một số ngành công nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam (2002–2007)​

Tái cơ cấu: chú trọng hàm lượng công nghệ trung – cao

Trong cuộc đua về năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam đang bị tụt hậu quá xa và rất dễ bị tổn thương. Thậm chí những chỉ tiêu phát triển công nghệ và cạnh tranh của Việt Nam còn thua kém các nước trong khu vực cách đây từ 10 – 20 năm. Trong khi Trung Quốc và các nước ASEAN đã tận dụng được xu thế thay đổi thương mại toàn cầu để cải tiến mạnh mẽ cơ cấu, đầu tư mạnh vào các ngành có hàm lượng công nghệ trung – cao, cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia

Xây dựng được năng lực cạnh tranh công nghiệp là cả một quá trình gắn liền với những chiến lược mang tính trung và dài hạn. Khủng hoảng kinh tế là cơ hội để chúng ta đánh giá lại và quyết tâm tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Trong thế cục thế giới như hiện nay, muốn khai thác sâu hơn phân khúc đang tăng của xu thế toàn cầu, Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài việc phải chuyển đổi một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cơ cấu sản xuất và xuất khẩu từ những ngành đơn giản sang ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn, với một chiến lược rõ ràng, nhất quán và cứng rắn, thông qua hai nhóm chính sách chính. Đầu tiên, chính sách cơ bản với mục đích thúc đẩy nhu cầu cải tiến và nâng cao công nghệ cho các doanh nghiệp. Cuối cùng, chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện phía cung của doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghệ (phát triển nguồn lực con người, chính sách FDI và nhập khẩu công nghệ, chi đầu tư và phát triển R&D…)

TS Tô Trung Thành
 
Công nghiệp tụt hậu về công nghệ

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam, theo các chuyên gia kinh tế, dựa trên đầu tư, nhưng việc hoạch định chính sách phát triển đã không thực hiện được vai trò dẫn hướng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cũng như đầu tư vào các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao. Phân tích của tiến sĩ Tô Trung Thành về năng lực cạnh tranh công nghiệp, như một tiêu bản cho thấy các bất cập trong chính sách phát triển kinh tế

02-4.jpg

Công nghiệp giá trị gia tăng thấp đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp Việt Nam​

Việt Nam trong suốt gần một thập niên đầy những biến động về xu thế cạnh tranh toàn cầu, dường như không có bất kỳ một sự thay đổi nào về năng lực cạnh tranh về công nghệ xét cả về giá trị gia tăng công nghiệp và hàm lượng công nghệ trong xuất khẩu

Giá trị gia tăng công nghệ thấp

Bảng bên dưới cho thấy trong giai đoạn 2001 – 2007, giá trị tuyệt đối gia tăng công nghiệp của Việt Nam tăng bình quân 11,8%, tương đương với Trung Quốc, cao hơn hai lần so với các nước ASEAN khác

Tuy nhiên, bình quân một lao động ở Việt Nam tạo ra 3.557 USD giá trị gia tăng công nghiệp, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, ít hơn một nửa so với Trung Quốc, bằng 1/3 so với Indonesia, và 1/5 so với Malaysia, Thái Lan và thậm chí Philippines. Nếu lấy chỉ số GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua (PPP) làm cơ sở mốc phát triển tương đương, Việt Nam năm 2007 có mức phát triển như Trung Quốc (năm 1998) và Indonesia (năm 1999), nhưng lại có tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp/GDP vẫn thấp hơn so với những nước này, và chỉ tương đương với Philippines (năm 1994) và Thái Lan (năm 1986)

Năng lực cạnh tranh công nghệ: tụt hậu

Xét về cơ cấu, giá trị ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào ngành sử dụng tài nguyên thô, hàm chứa ít công nghệ (chiếm tới hơn 50%). Tỷ trọng ngành có hàm lượng công nghệ trung bình và cao luôn đứng ở mức 25%, so sánh với hơn 60% ở Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, sau quá trình tăng mạnh giá trị gia tăng công nghiệp của các nước này qua các năm

Năng lực cạnh tranh Việt Nam còn được thể hiện ở tỷ trọng hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, trong mối tương quan so sánh với các nước khác. Tỷ trọng cao của những ngành khai thác tài nguyên thô trong cơ cấu xuất khẩu cho thấy khả năng cạnh tranh của những ngành công nghiệp còn rất khiêm tốn. (xem bảng)

Trên lý thuyết, quốc gia có cơ cấu cân bằng sản xuất khi tỷ trọng sản xuất và xuất khẩu của ngành có hàm lượng công nghệ trung bình và cao bằng nhau. Ở Việt Nam, trong khi đó, xuất khẩu ngành có hàm lượng công nghệ trung – cao chỉ chiếm chưa tới 20% tổng giá trị xuất khẩu

Nếu so sánh với các nước tại thời điểm có trình độ phát triển tương đương (thông qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người ngang giá sức mua), Việt Nam năm 2006 vẫn có năng lực công nghệ thấp hơn nhiều so với các nước ở thời điểm trên dưới một thập kỷ trước. Ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 8,4% giá trị xuất khẩu, bằng 1/2 Trung Quốc (năm 1998), Thái Lan (năm 1986) và bằng 1/3 Malaysia (năm 1980). Trong khi đó, tỷ trọng ngành có hàm lượng công nghệ thấp của các nước ở thời điểm phát triển tương đương đều thấp hơn nhiều so với Việt Nam (năm 2006)

Thiếu chiến lược cạnh tranh hiệu quả

Việt Nam vẫn dựa vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, hàm chứa ít công nghệ, có giá trị gia tăng thấp, mà không thực sự nâng được tầm cạnh tranh quốc tế. Những ngành này tuy mang lại giá trị xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, đồ gỗ, v.v… có khả năng cạnh tranh rất dễ bị tổn thương, bị tác động lớn bởi những rủi ro và những ngoại ứng

Trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài tuy nguồn vốn đổ vào nhiều nhưng xu hướng chảy vào chỗ trũng “dịch vụ và bất động sản”. Trong khi đó, vốn đầu tư vào công nghiệp nặng (bao gồm khai khoáng), công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chỉ chiếm 36% tổng vốn đầu tư, có nghĩa là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp còn thấp hơn con số đó

Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đã ít, cơ cấu lại cũng có vấn đề. Trong những dự án công nghiệp đựợc cấp phép, nhiều dự án lợi dụng tình trạng quản lý lỏng lẻo để tảng lờ yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng công nghệ lạc hậu, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên. Không có nhiều những dự án đầu tư vào ngành có hàm lượng công nghệ trung và cao

Nhập khẩu công nghệ trong thời gia qua chủ yếu là công nghệ không tiên tiến. Tình trạng nhiều tỉnh muốn có nhà máy đường, đã mua công nghệ lạc hậu của Trung Quốc vì rẻ, nhưng thời gian vận hành không lâu cho thấy Việt Nam đang thiếu một chiến lược tổng thể và nhất quán. Đồng thời với việc nhập khẩu công nghệ là đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ được công nghệ. Trong khi đó số đơn vị đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ cao ở Việt Nam vừa thiếu vừa yếu, không đáp ứng được nhu cầu xây dựng năng lực công nghệ

Một nhân tố quan trọng nữa của phát triển công nghệ là sự sẵn có và khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ công nghệ. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ phần trăm của chi phí nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu GDP của Việt Nam (2002) rất nhỏ (0,19%), so với Thái Lan (2003) – 0,26%, Malaysia (2004) – 0,6% và Trung Quốc (1,42%)

Những khuyến nghị

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bộc lộ rõ nhất bản chất dễ tổn thương của những ngành công nghiệp thâm dụng lao động nên Việt Nam không thể tiếp tục dựa vào mà cần phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và xuất khẩu

Trong ngắn hạn, hướng dòng vốn FDI và nhập khẩu công nghệ là hai kênh giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận công nghệ trung và cao. Tuy nhiên, chính sách nhập khẩu công nghệ cao cũng nên được cân nhắc, đảm bảo tính nhất quán và có hệ thống. Chính phủ cần có chiến lược cụ thể quyết định lựa chọn và tập trung vào một số ngành công nghệ cao để bỏ qua một số giai đoạn phát triển công nghiệp. Đi kèm phải là chiến lược đào tạo con người để làm chủ được công nghệ với việc mạnh tay đầu tư đưa sinh viên ra nước ngoài học tập và tiếp thu công nghệ mới

Muốn có được sức cạnh tranh bền vững, trong dài hạn, không thể chỉ dựa vào nguồn vốn FDI hay nhập khẩu công nghệ mà phải xây dựng công nghệ nội địa, thông qua việc tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ: như thiết lập môi trường kinh doanh cạnh tranh, tự do hoá thương mại, thông thoáng hoá đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn lực con người để cải thiện khả năng hấp thụ những công nghệ mới và hiện đại. Tăng cường và đổi mới chỉ tiêu đầu tư và phát triển cũng là vấn đề cần chú trọng, và nên gắn với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và ngành, chứ không phải từ những ý muốn chủ quan của những nhà nghiên cứu. Vì thế, cần thành lập những kênh có gắn lợi ích tương hỗ giữa những doanh nghiệp hay ngành công nghiệp với các trường đại học hay các viện nghiên cứu, để việc đầu tư nghiên cứu và phát triển thực sự có hiệu quả và gắn với thực tiễn
 
Vấn đề đào tạo chuyên gia trình độ cao về quản lý công nghệ

Nghị quyết TƯ6 (Khoá IX) và nhiều văn kiện khác của Đảng và Nhà nước đã nhiều lần nhấn mạnh tính chất cấp thiết của đổi mới quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta để khoa học và công nghệ có thể trở thành nền tảng của CNH-HĐH. Các chương trình hành động của Chính phủ và các bộ, trong đó Bộ KHCN nêu nhiều hạng mục thực hiện tư tưởng chỉ đạo này. Tuy nhiên một trong những khâu yếu nhất khiến hiệu quả thực hiện chưa cao đó là việc đào tạo cán bộ quản lý công nghệ còn bất cập. Bài viết này xin nêu một số vấn đề xung quanh việc đào tạo các chuyên gia cao cấp tham mưu tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng cũng như chỉ đạo thực hiện đường lối chính sách KHCN ở các cấp từ trung ương tới cơ sở.

1) Vai trò, vị trí của vấn đề

Trong công cuộc CNH-HĐH hiện nay và nhiều năm tới, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn tới cạnh tranh trên thương trường là tất yếu không thể đảo ngược. Doanh nghiệp nước ta, hay nói rộng hơn là nền kinh tế nước ta muốn tồn tại và phát triển phải chăm lo từ gốc, tức phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh các yếu tố quan trọng hiển nhiên như lợi thế so sánh, tài nguyên, lao động rẻ, quản lý giỏi, quyết định nhất là các chuyên gia quản lý và tư vấn về quản lý công nghệ. Nhiều ví dụ thực tế cho thấy những trang thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại và đắt tiền tự nó không làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, nếu không được quản lý bởi những nhà quản lý công nghệ vừa có kiến thức lý luận, vừa có kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Vậy họ là ai ?

Đó là những người làm quản lý giỏi, vừa thông tường kiến thức xã hội, nhân văn, biết kinh doanh, nắm thời thế, hiểu thương trường. Đó cũng là những người am tường kỹ thuật, thức thời tỉnh táo trong cơn xoáy lốc của cách mạng công nghệ đang diễn ra từng ngày. Dễ dàng nhận thấy, những con người như thế thật hiếm và quý biết chừng nào. Họ hiếm khi tự nhiên xuất hiện, mà thường trải qua những thử thách của hoàn cảnh đặc biệt và phải sẵn có những tư chất đặc biệt rồi từ thực tế quản lý công nghệ đó mà trưởng thành. Không phải tự nhiên mà có, cũng giống hoa thơm trái ngọt, muốn gặt hái phải gieo trồng. Đào tạo đúng sẽ cho những mẫu người chúng ta kỳ vọng. Nếu không thì dù có hô hào, nhân tài ít khi xuất hiện.

Đảng và Nhà nước ta thường xuyên chú ý đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nhất là các loại nhân tài trên mặt trận khoa học và công nghệ. Những năm gần đây, nhiều ngàn tỷ đồng được đầu tư cho đào tạo cán bộ KHCN nói chung, nhưng với loại chuyên gia quản lý khoa học và công nghệ thì tình hình đào tạo trong nước còn nhiều chuyện phải bàn. Trong sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta có một thế hệ những nhà chỉ huy quân sự thật lỗi lạc, tài ba. Trên mặt trận khoa học và công nghệ, những nhân tài lãnh đạo quản lý như vậy còn chưa nhiều. Có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên nhân vì sao khoa học và công nghệ còn chậm đi vào cuộc sống, hàng hoá và dịch vụ của ta kém sức cạnh tranh. Trong những cái nút phải gỡ, nên chăng cần chú ý vấn đề này.

2) Tình hình ở một số nước trên thế giới.

Mặc dù là lĩnh vực tương đối mới, nhưng trên thế giới việc đào tạo chuyên gia quản lý khoa học và công nghệ hoặc công nghệ có lịch sử vào khoảng thập niên 50 chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, Liên-xô cũ và Đông Âu. Liên-xô trước đây có nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo khá mạnh như Mat-xcơ-va; Lê-nin-grat, Ki-ép, Novosimbirk, Minsk trong lĩnh vực quản lý KHCN xung quanh một lĩnh vực chuyên ngành là Khoa học luận. Một số cán bộ nước ta đã được đào tạo cơ bản tại nước này. Theo các nhà nghiên cứu, chương trình đầu tiên đào tạo có hệ thống về quản lý công nghệ được biết đến từ năm 1949.

Trước hết, nói về ngành học. Trong hệ thống đào tạo nhiều nước phương Tây ngành học này thường có tên chung là "Technology Management", tức là quản lý công nghệ. Công nghệ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, là tri thức có hệ thống dùng trong việc sản xuất hàng hoá hay tiến hành một dịch vụ. Công nghệ hiện thân ra ngoài là một tổ hợp nhiều yêú tố cấu thành trong đó có con người có tay nghề với tư cách là chủ thể nhưng cũng đồng thời là yếu tố chủ động nhất tích cực nhất trong công nghệ, các máy móc công nghệ do con người tạo ra để thực hiện ý tưởng công nghệ, thông tin hướng dẫn vận hành, tổ chức lao động xung quanh hệ thống máy móc đó, hệ thống cung tiêu đi kèm, … Vì công nghệ là tri thức có hệ thống nên sự ra đời, phổ cập, loại bỏ, thay thế mới diễn ra dưới dạng chu kỳ sống hay vòng đời của công nghệ. Quản lý công nghệ, do phải bao quát tất cả các giai đoạn của vòng đời công nghệ cho nên có phạm vi sâu rộng, từ nghiên cứu đổi mới công nghệ đến khai thác vận hành kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Công nghệ lại có yếu tố con người, tổ chức cho nên đối với quản lý công nghệ người ta chú ý cả những khía cạnh xã hội, nhân văn.

Quản lý công nghệ là một ngành học mới hình thành do thực tiễn công cuộc phát triển đòi hỏi, nổi lên ở giáp ranh giữa hai nhóm các khoa học với một bên là khoa học xã hội-nhân văn như quản lý, kinh tế học, chính trị học, xã hội học, và bên kia là các hệ thống kỹ thuật với hạt nhân là khoa học kỹ thuật (engineering science). Có thể nói quản lý công nghệ là con lai giữa hai dòng khoa học quản lý và khoa học kỹ thuật. Điều này được phản ánh qua nội dung học thuật của các chương trình đào tạo về quản lý công nghệ. Song cũng dễ nhận thấy tính liên ngành ngay từ tên gọi của các chương trình đào tạo ở các nước cũng như chuyên môn của các trường. Chẳng hạn, theo một cuộc điều tra chuyên ngành về quản lý công nghệ người ta thấy có hàng trăm chương trình đào tạo khác nhau trên thế giới. Trong số 166 chương trình đào tạo được điều tra trực tiếp bằng phiếu hỏi năm 1994 thì có 105 của Mỹ, Australia 9, Canada 9 còn lại của các nước khác. Trong số đó có 77 chương trình (chiếm 46,3%) mang tên quản lý kỹ thuật (engineering management), 46 chương trình (27,7%) mang tên quản lý công nghệ (technology management). Phần đông các chương trình này (92 chương trình) nằm trong các đại học công nghệ, 33 trong các trường hỗn hợp giữa công nghệ và kinh doanh, 29 trường chuyên về kinh doanh [1].

Một câu hỏi được đặt ra là học xong các chương trình này người học có thể làm các công việc gì ? Trong thị trường lao động các nước công nghiệp phát triển, ví dụ như nước Mỹ, tốt nghiệp loại chương trình tương tự như thế này tại Trường Đại học tổng hợp George Washington người học có thể làm các công việc sau đây: giám đốc dự án, quản đốc một dây chuyền sản xuất; phụ trách tiếp thị kinh doanh; giám đốc chương trình; quản đốc phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới; quản đốc kỹ thuật; giám đốc kỹ thuật; giám đốc liên hiệp công ty; giám đốc nghiên cứu phát triển; giám đốc phụ trách về chiến lược; nhân viên điều hành chương trình; tổng giám đốc đơn vị kinh doanh; chuyên gia lãnh đạo về tri thức (Chief Knowledge Oficer-CKO); chuyên gia lãnh đạo về học tập (Chief Learning Oficer-CLO); lãnh đạo về công nghệ thông tin (Chief Information Oficer -CIO); đối tác đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Partner). Họ có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ thâm dụng công nghệ khác nhau từ chế tạo ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng, đồ uống, thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ cho đến phần mềm và phần cứng máy tính. Các tập đoàn kinh doanh lớn như Mattel, Black and Decker, AOL Time Warner, Disney đã tuyển dụng các chuyên gia tốt nghiệp chương trình này [ 4 ].

Về mặt chương trình, người ta dạy những nội dung gì ? Nhìn chung có hai nhóm các học phần lớn, một về khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh và nhóm kia là các khoa học kỹ thuật, các hệ thống công nghệ trong công nghiệp. Chẳng hạn như Trường Công nghệ Massachusetts, một trường công nghệ hàng đầu của Mỹ, để có bằng thạc sĩ về quản lý công nghệ (năm 1991) người học phải học 19 học phần về các môn sau [ 2 ]: kinh tế học vĩ mô và kinh tế học ứng dụng vi mô; hệ thống hỗ trợ ra quyết định; kiểm toán quản lý và tài chính; kỹ thuật phân tích hệ thống; về các nhà chuyên môn trong quản lý; chu trình nghiên cứu và phát triển; quản lý marketing; khảo sát các công nghệ mới nổi lên; quản lý tài chính trong công ty; quản lý chiến lược; chiến lược công ty đối với quản lý nghiên cứu triển khai và kỹ thuật; quan hệ giữa ngành chế tạo và công nghệ; quản lý ngành chế tạo; quản lý đổi mới công nghệ trong ngành chế tạo và các chương trình tự chọn trong số các chương trình quyền lực và đàm phán, kinh tế học chiến lược công nghệ; chu trình phát triển sản phẩm và chế tạo; chính phủ và quản lý công nghệ; quản lý công nghệ của Nhật bản; quản lý ngành công nghiệp chế tạo. Chương trình khung này thường xuyên được cập nhật và hiện nay trường này đưa ra chương trình cao học 2 năm “Công nghệ và Chính sách” đòi hỏi phải tích luỹ 108 ĐVHT và luận văn tốt nghiệp mà thực tế là trọng tâm trong suốt năm cuối của khóa học [ 5 ].

Tại các nước mới công nghiệp hoá khu vực Châu Á như Singapore, Hàn quốc cũng có các chương trình đào tạo sau đại học về quản lý công nghệ. Ví dụ tại Viện KAIST nổi tiếng của Hàn quốc từ năm 1995 cũng bắt đầu một chương trình cao học về quản trị kinh doanh công nghệ (Techno-MBA) với 54 ĐVHT bao gồm các học phần: xác suất và thống kê; kinh doanh quốc tế; quản lý doanh vụ toàn cầu; quản lý giữa các nền văn hoá; thực tiễn hội nhập quốc tế; phân tích định lượng trong quản lý; quản lý, lãnh đạo và tổ chức; kinh tế học chiến lược; marketing; quản lý chiến lược sản xuất và chuỗi cung ứng; lý thuyết e-Business; kế toán tài chính. Kết thúc khoá học, học viên có thể đi chuyên sâu vào một trong các hướng như quản lý công nghệ và kinh doanh; Marketing; quản lý doanh vụ rủi ro; kinh doanh qua mạng (e-Business); phân tích kế toán, tài chính và kinh doanh; chiến lược và tổ chức [ 3 ].

Những chương trình khác, tuy khác nhau về cụ thể, nhưng về đại thể cũng có phần kết cấu chương trình khung gần như vậy. Một số trường còn dạy văn hoá trong quản lý, công nghệ thông tin trong quản lý, quản lý môi trường. Các chương trình đòi hỏi người học phải hiểu được xu thế phát triển của công nghệ trong các ngành công nghiệp trên thế giới, nhất là các công nghệ thân thiện môi trường cùng các kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh trong công nghiệp. Về cách học chủ yếu là nghiên cứu thông qua các bài trình bày kết quả tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn hàng đầu và viết luận văn tốt nghiệp.

Theo khuyến nghị của Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á- Thái Bình Dương trực thuộc ESCAP cho các nước đang phát triển trong khu vực thì nội dung đào tạo về quản lý công nghệ có thể gồm các bộ phận hợp thành sau đây [1] : quản lý công nghệ ở tầm chiến lược; thông tin, quan trắc, dự báo và đánh giá công nghệ; ước định giá trị, lựa chọn và nhập công nghệ; quản lý sở hữu trí tuệ; nghiên cứu phát triển và đổi mới công nghệ; quản lý công nghiệp chế tạo, tiêu chuẩn và chất lượng; quản lý công nghệ phục vụ phát triển bền vững. Những nội dung này cần phải được kết hợp một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước, từng ngành sản xuất, dịch vụ, từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển.

3) Hiện trạng vấn đề ở nước ta

Cán bộ quản lý công nghệ nước ta để khỏi tụt hậu với mặt bằng chung trên thế giới, phải có cách nào đó học, hoặc bằng con đường tự học, nâng cao trình độ của mình về quản lý công nghệ như các nước đã và đang làm. Chỉ như vậy các doanh nghiệp của ta mới có thể tự tin, bình đẳng với những đối thủ trong cuộc cạnh tranh trên thương trường. Việc tổ chức các chương trình học này cho thích hợp chính là nhiệm vụ của các cơ quan có trách nhiệm đào tạo và quản lý đào tạo.

Ở nước ta việc đào tạo chuyên gia theo hướng quản lý khoa học và công nghệ cũng đã được tiến hành tại một số cơ quan đào tạo. Tuy nhiên, trong các trường đại học và các học viện, quản lý công nghệ mới chỉ được giảng dạy trong khuôn khổ các chuyên đề đơn lẻ của ngành “Kinh doanh và Quản lý” dưới mã ngành 52.34 của Danh mục Đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay ta cũng đã bắt đầu có chương trình lấy bằng cử nhân “Khoa học quản lý”. Đây là điều kiện thuận lợi cung cấp đầu vào chính quy cho các chương trình SĐH về chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ trong những năm tới.

Trong khuôn khổ bồi dưỡng ngắn hạn (dưới một tuần) về hướng dẫn nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, hàng năm một số nội dung có liên hệ đến quản lý công nghệ cũng được cập nhật, nhưng chỉ là định hướng sơ bộ trong các khoá tập huấn của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Do mục đích, tính chất của tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cơ chế chính sách, văn bản pháp quy quản lý nhà nước của ngành, rõ ràng chưa phải là nơi lý tưởng cho đào tạo một cách cơ bản, chính quy về lĩnh vực chuyên sâu này. Một định suất chi phí đào tạo, bồi dưỡng, theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, chỉ ở mức 180 ngàn đồng cho khoá học dưới 10 ngày.

Đối với bậc sau đại học về quản lý khoa học và công nghệ, chương trình cao học có tính cách thử nghiệm đầu tiên được biết là của Viện Quản lý khoa học thuộc Uỷ ban KHKTNN, nay là Viện Chiến lược và chính sách KH&CN thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Tại Quyết định số 2823/QĐ-SĐH ngày 4-1-1991 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã cho phép đào tạo chuyên ngành “Chính sách Khoa học và công nghệ”. Kể từ năm 2005, theo Quyết định 25/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27-1-2005 về ban hành Danh mục giáo dục đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, thì chuyên ngành này thuộc mã ngành 60.34.70 - một chuyên ngành trong ngành “Kinh doanh và Quản lý”.

Đây là chương trình thuộc hệ tại chức, phối hợp với Đại học KHXHNV, mỗi khoá khoảng 3 năm. Đầu vào của chương trình khá mở rộng nhờ có các học phần chuyển đổi cho hầu như tất cả những ai học chuyên ngành khác ở bậc đại học. Cho đến năm 2005 tổng cộng có 9 khoá học với gần 120 học viên tại chức theo học, trong đó có 58 học viên tốt nghiệp đã được cấp bằng thạc sĩ. Chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận cán bộ quản lý, chủ yếu trong các cơ quan nhà nước. Ví dụ, những học viên các khoá đầu tiên (từ khoá I đến khoá IV) chủ yếu công tác tại Bộ KH&CN 33,3% ; cán bộ quản lý củaViện KHCNVN và các viện nghiên cứu khác 37,4% ; các trường đại học 10,4%, số còn lại thuộc các bộ, địa phương và một vài công ty.

Nội dung khung chương trình của chương trình cao học này gồm các môn tối thiểu (32 ĐVHT), các môn bổ túc kiến thức cơ bản và cơ sở (25 ĐVHT ), các bài giảng chuyên đề (34 ĐVHT) và các seminar phục vụ cho bài giảng chuyên đề (10 ĐVHT), các hoạt đông ngoại khoá, và luận văn tốt nghiệp (20 ĐVHT). Theo tác giả Lê Văn Chương thì sau 15 năm hoạt động cho tới nay nội dung chương trình khung đã được cập nhật, bổ sung 3 lần [6].

Một chương trình cao học khác tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, theo mã ngành 60.34.72 “Quản lý khoa học và công nghệ” đã được tiến hành từ năm 1999. Chương trình khung gồm 19 học phần với tổng thời lượng khoảng 60 ĐVHT. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng Thạc sĩ Khoa học quản lý. Cho tới nay, năm 2005, đã có trên 30 học viên bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học KHXHNV cũng đang phối hợp với các cơ quan và địa phương khác đẩy mạnh phổ cập chương trình này và đang được đề nghị xem xét việc đào tạo bậc cao hơn, bậc tiến sĩ về quản lý khoa học và công nghệ. Với tư cách phản biện, tác giả đã tham gia Hội đồng thẩm định chương trình khung cao học và tiến sĩ về quản lý khoa học và công nghệ do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tháng 5-2005.

Ưu điểm quan trọng nhất, và đó là cơ bản, là các chương trình SĐH trong nước đã bám sát và đáp ứng nhu cầu học tập khá bức xúc của một bộ phận cán bộ quản lý khoa học và công nghệ có nguyện vọng nâng cao trình độ nghề nghiệp. Các chương trình phục vụ kịp thời và tạo điều kiện tương đối rộng mở cho các đối tượng có học vấn cơ bản khác nhau (tính đại chúng) được tham gia chương trình thông qua các môn học chuyển đổi đầu vào. Định hướng lớn trong nội dung khung chương trình đã được chú ý bổ sung, cập nhật bám sát yêu cầu thực tế. Có chú ý đến các đối tượng học là cán bộ trong khu vực sản xuất kinh doanh. Song, các ưu điểm này cũng chính là điều kiện bộc lộ những hạn chế của nó.

Về nội dung học, bên cạnh các nội dung có tính hàn lâm thì các môn học mới, hiện đại, gắn với nhu cầu của CNH-HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, tỏ ra còn mờ nhạt. Những kiến thức và kỹ năng kinh doanh, về ra quyết định phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh tế thị trường và thời đại kinh tế tri thức cần được tăng cường hơn cả về nội dung và thời lượng trong cơ cấu chung. Ví dụ những môn học như phân tích kế toán, tài chính và kinh doanh; marketing; quản lý các ngành chế tạo trong công nghiệp; một số lĩnh vực công nghệ đang nổi lên trên thế giới; quản lý các doanh vụ rủi ro; công nghệ thông tin trong quản lý; những khía cạnh văn hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong chuyển giao công nghệ; nghiên cứu điển hình kinh nghiệm quản lý công nghệ của một số nước nổi trội.

Ngoài ra, một số nhược điểm khác có tính phổ biến của nền giáo dục quốc dân ở bậc cao học như khả năng tự nghiên cứu của học viên chưa được phát huy, thực hành yếu, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, ít tiếp cận các tài liệu mới trên thế giới... cũng là tình trạng chung, mà có lẽ cần được trao đổi ở những diễn đàn khác. Trên đây chỉ nói đến những hạn chế cụ thể của riêng chương trình đào tạo quản lý khoa học và công nghệ.

4) Một số việc trước mắt

Trong điều kiện hạn chế về nguồn lực hiện nay ở nước ta, muốn có thêm cơ hội học tập cho cán bộ, công chức, viên chức, cần tổ chức và phối hợp tốt các loại hình học tập hiện có. Cần có kế hoạch và cơ chế cụ thể về xây dựng môi trường học tập thường xuyên, học suốt đời cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực quản lý công nghệ.

Một là, kết hợp các hình thức học truyền thống, tập trung theo lớp với cách học qua mạng (e-learning), phân tán, tại chỗ để tạo hiệu quả cao nhất cho học tập. Điều đáng lưu ý là những học viên tiềm năng đang công tác tại khắp mọi miền trên lãnh thổ nước ta, nên học từ xa rất có ý nghĩa. Bộ KHCN nên có chủ trương và giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện ngay loại hình đào tạo qua mạng (e-learning) này về quản lý công nghệ.

Hai là, tăng cường liên kết giữa các cơ quan đào tạo trong nước và nhất là với các trung tâm đào tạo quốc tế để tận dụng, thế mạnh của mỗi cơ quan trong việc đào tạo chuyên gia cao cấp có trình độ sau đại học về quản lý công nghệ. Về khung chương trình, cần đa dạng hoá các chương trình cao học, bên cạnh các chương trình hiện có cho các nhà nghiên cứu và quản lý, cần mở thêm các chương trình quản trị kinh doanh KHCN (Techno - MBA) cho cán bộ quản lý và các đối tượng khác, trước hết là giới doanh nghiệp, một cách chủ động, từ gốc để gắn hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ với thực tiễn sản xuất kinh doanh.

TS. Nguyễn Sĩ Lộc - Hiệu trưởng
Trường Nghiệp vụ quản lý KH&CN
 
Những bạn trẻ yêu... phòng LAB​


Căn phòng đó không bao giờ khóa cửa. Nửa đêm, ngày lễ, tết vẫn sáng đèn. Từ căn phòng này với công sức của các nhà khoa học trẻ, nhiều công trình nghiên cứu đã “trình làng”: cá ngựa vằn phát sáng; bò con sinh ra từ tế bào trứng đông lạnh…

Phòng thí nghiệm 24/7

Lúc Nguyễn Thị Minh Nguyệt (SN 1986) bắt đầu làm ở phòng thí nghiệm (LAB) nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tại ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TPHCM cũng là lúc bố mẹ Nguyệt hiểu rõ nhất về… giờ giấc thất thường của cô. Câu trả lời thường trực của cô cho mỗi lần nhận được điện thoại lo lắng của cha mẹ về việc đi sớm về khuya của mình, đều là: “Dạ, con đang ở LAB”.

Nguyệt kể: “Bố mẹ mình lúc đầu cũng cằn nhằn dữ lắm - Con mình đi làm mà sao giờ giấc không giống con người ta. Nghiên cứu gì mà có khi ở lại cả đêm ở LAB!”. Cũng may là “uy tín” trong gia đình của Nguyệt cũng tốt, nên bố mẹ cô cũng hiểu và ngày càng thông cảm về việc đi sớm về khuya của con gái.

“Đôi lúc, vì công việc, mình về nhà không được, chứ chẳng muốn làm bố mẹ lo đâu. Ví dụ như chuyện lấy mẫu máu bò, mình phải xuống Long An đến 3 lần để lấy cho được mẫu máu con bò cái. Có hôm lấy được mẫu máu về đến trường thì đã gần 1-2 giờ sáng” - Nguyệt nói như thanh minh.

images324588_5.jpg

Các nhà khoa học trẻ đang nghiên cứu đề tài mới tại LAB tế bào gốc​

Phòng thí nghiệm có gần 50 thành viên, trong đó, phần lớn là các bạn trẻ, người lớn nhất cũng chưa tới tuổi “tam thập nhi lập”. Hiểu rõ thế mạnh, niềm đam mê của các bạn trẻ, tiến sĩ Phan Kim Ngọc - người đứng đầu phòng thí nghiệm, vừa là người thầy vừa là người “cha tinh thần” cho cả phòng - đã tạo điều kiện để các bạn thật tự chủ trong nghiên cứu. Mô hình làm việc mà thầy Ngọc đưa ra là không giới hạn không gian, thời gian, số lượng, trình độ, chuyên môn. Thầy xem tất cả những thành viên trong phòng thí nghiệm đều là đồng nghiệp, có quyền đưa ra những ý tưởng, chính kiến riêng. Không áp đặt dù đề tài đưa ra chưa được khả thi.

Theo những thành viên trẻ của phòng LAB, chính điểm tựa như thầy Ngọc đã khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu cho các bạn trẻ.

“Ở đây, thời gian là thoải mái nhưng công việc lại “hút” bọn mình vào. Không phải chỉ riêng Nguyệt là đi sớm về khuya mà tất cả các bạn ở đây đều vậy mỗi khi có đề tài, công trình gì mới. Ai cũng say mê nghiên cứu, quên hết mọi thứ, đến nỗi ngày lễ tết cũng bám trụ lại đây. Có người còn quên cả hẹn với người yêu!”, Nguyệt cười, tiết lộ.

Dấn thân

Nghiên cứu khoa học, không chỉ khó khăn, có lúc còn nguy hiểm nữa. Trường hợp của Nguyễn Thanh Tâm lúc làm đề tài “Nghiên cứu hàn gắn xương bằng cách ghép tế bào trung mô máu cuống rốn người trên mô hình chuột” là một ví dụ. Tâm nhớ lại: “Vào những ngày cuối cùng thực hiện đề tài, vì quá nôn nóng cho kết quả thí nghiệm, mình quên không mang kính bảo hộ mà xem trực tiếp kết quả dưới tia cực tím. Sáng hôm sau, bước ra khỏi phòng LAB, mình nhìn vật gì cũng lờ mờ. Rồi mắt không mở ra được, nước mắt cứ chảy như mưa”.

Lúc đó là năm 2009, Tâm mới 23 tuổi. Nghĩ đến chuyện mình có thể bị mù, Tâm sợ tái mặt. “Mình gọi điện thoại cho thầy Phạm Văn Phúc thì thầy bảo đừng lo quá, thầy cũng từng bị như thế! Sau đó, thầy lại gọi mấy bạn qua nhà trọ chở mình đi khám mắt. May quá, không mù, chỉ bị viêm niêm mạc mắt”. Vậy mà, vừa khám mắt xong, Tâm lại vội chạy vào phòng thí nghiệm để khoe với thầy Ngọc, thầy Phúc và các bạn kết quả nghiên cứu vừa tìm được!

Vất vả, khó khăn là thế nhưng gần 50 thành viên của phòng thí nghiệm luôn hết mình với công việc. Chung Tố Nhi, một thành viên của phòng thí nghiệm tâm sự: “Để có được những kết quả như ngày hôm nay là nỗ lực và đóng góp rất lớn của mọi người, nhất là thầy Ngọc. Nếu như ông Archimedes đã nói hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả quả đất này lên thì trong “nghề” của bọn mình chỉ cần có một tế bào, những điều kỳ diệu có thể xuất hiện. Trước đây, nhìn vào những gì mình học trong sách vở, mình cảm thấy những điều đó thật xa vời nhưng khi thật sự “bước chân” vào nghiên cứu lĩnh vực này mình tin mọi thứ đều có thể. Đó cũng chính là điều “hấp dẫn” nhất đã níu chân mình và các bạn trong lĩnh vực mới mẻ này”.
 
Làm thế nào để động viên những phát minh nhỏ ?​

Ngay cả những nhân viên bình thường nhất cũng có thể có những phát minh làm lợi cho công ty, nếu người lãnh đạo biết khuyến khích đúng cách

Buổi ra mắt Apple iPad khiến nhiều người phải nghĩ đến những phát minh bắt nguồn từ các ý tưởng lớn

Những phát minh như vậy đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với tương lai của công ty, nhưng các công ty lại thường tự cản trở mình bằng cách chỉ tập trung tìm kiếm những ý tưởng lớn tiếp theo, trong khi thực tế, ý tưởng nhỏ tiếp theo có thể sinh lời lớn hơn

Nhân viên càng được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo và áp dụng sự sáng tạo ấy, công ty càng hoạt động linh hoạt. Khi bạn loại bỏ áp lực ép mọi người phải nghĩ ra một ý tưởng “lớn”, bạn đang khuyến khích sự sáng tạo có thể mang lại những phát minh rất giá trị

Rút cục thì một dịch vụ hay sản phẩm mới có thể sẽ ra đời, nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ tối ưu hóa được chi phí, chất lượng, hiệu suất và tốc độ của mình

Về cơ bản, phát minh là áp dụng sự sáng tạo. Và hầu hết các nhân viên đều có thể được khích lệ để trở nên sáng tạo, nếu bạn mong muốn họ như vậy

Bạn làm thế nào để khuyến khích những cải cách nhỏ ?

Tư duy nhỏ. Cái hay của các phát minh nhỏ là chúng tập trung vào những vấn đề tức thời, chứ không phải việc tìm kiếm cách thức mới hay thay đổi sản phẩm mới. Hãy khuyến khích nhân viên của bạn tìm ra giải pháp cho một vấn đề, hoặc một cách tốt hơn để làm việc gì đó

Thử đặt câu hỏi: Bộ phận kế toán sắp xếp trình tự lập hóa đơn thế nào? Bộ phận dịch vụ khách hàng giải quyết vấn đề qua điện thoại thế nào khi không có giám sát viên can thiệp? Làm thế nào để các kỹ sư thiết kế sản phẩm có nhiều thời gian hơn với khách hàng? Sử dụng những câu hỏi đó sẽ giúp mọi người gây dựng ý tưởng. Không phải mọi ý tưởng đều tuyệt vời, nhưng đó chính là điểm mấu chốt. Bạn muốn thu thập nhiều ý tưởng, cải tiến chúng, và chọn cái tốt nhất để thực thi

Thực thi cục bộ. Vì hầu hết các ý tưởng nhỏ đều chỉ giới hạn trong một bộ phận hay một chức năng nào đó, nên hãy thực hiện chúng càng sớm càng tốt. Nếu ý tưởng đó không hoạt động hiệu quả như mong đợi, đừng vội vàng từ bỏ nó – mà hãy xem bạn có thể chỉnh sửa nó hay không

Bản thân việc thực thi ý tưởng cũng có thể được sáng tạo và đôi khi, người ta phải mất nhiều lần thử để khiến những ý tưởng cách tân hoạt động hiệu quả như mong đợi, hoặc trên cả mong đợi

Xúc tiến rộng rãi. Bạn cần phải nhận ra những người có tư tưởng cải cách và ủng hộ cải cách. Nhiều tổ chức còn có ưu đãi cho những nỗ lực như vậy, từ đủ loại phiếu quà tặng cho đến các khoản tiền thưởng lớn cho những cải cách có tác động tích cực lên toàn công ty. Quan trọng là phải nhận ra đúng người, và thực hiện đúng thời điểm

Khuyến khích những cải cách nhỏ chỉ là một phần trong bài toán quản trị. Việc thực hiện cải cách cũng rất quan trọng. Không có sự sáng tạo nào có thể bù đắp cho việc chậm thời hạn, ngân sách bội chi lớn, khách hàng không hài lòng, hay báo cáo lãi, lỗ mất cân bằng. Bạn cần phải tập trung vào từng chi tiết để thực hiện

Bạn cũng có thể thấy được một ích lợi khác từ những cải cách nhỏ: tận dụng trí tuệ tập thể từ đội ngũ nhân viên của bạn. Họ là cộng sự của bạn, và nếu làm như vậy, họ sẽ hiểu rằng bạn sẵn sàng hoan nghênh và khen thưởng những ý tưởng của họ

Thu Thủy - Bloomberg
 
Cần sự đột phá trong kinh doanh ? Hãy thuê một nhà khởi nghiệp​

entrepreneur252.jpg

Các tập đoàn nên thuê những doanh nhân trẻ để phát triển sản phẩm mới và để giải quyết các vấn đề khó khăn trong ngắn hạn

Arielle Patrice Scott là nhà sáng lập kiêm điều hành của GenJuice – một mạng lưới kết nối những người trẻ sáng tạo vào các nhà khởi nghiệp. Còn Larry Popelka là giám đốc điều hành của GameChanger – một công ty tư vấn chuyên về phát triển thương hiệu và những sáng kiến mới

Cách đây 20 năm thì làm một doanh nhân tự khởi nghiệp có nghĩa là gắn với việc thất bại. Nếu anh là một người thông minh, tài năng, cầm trên tay tấm bằng đại học thì con đường duy nhất dẫn tới thành công đó là kiếm một công việc tại một công ty và dần dần thăng tiến

Thời nay thì mọi chuyện đã khác. Mới đây, chúng tôi có tới tham dự Extreme Entrepreneurship Tour (tạm dịch chương trình Tinh thần khởi nghiệp) tại thành phố Charlotte, Bắc Carolina, chương trình này gồm các buổi hội thảo về doanh nhân trẻ và khát vọng làm giàu. Dưới hàng ghế khán giả là hàng trăm bạn trẻ đến từ các trường trung học và đại học chăm chú lắng nghe và ghi chép. Dù chỉ mới diễn ra được 5 năm nhưng chương trình năm nay đã thu hút tới gần 20.000 sinh viên

Phần đông trong số sinh viên này đều đã nuôi và theo đuổi khát vọng kinh doanh từ trên ghế nhà trường. Theo thống kê số lượng các chương trình đào tạo doanh nhân khởi nghiệp trên toàn nước Mỹ đã tăng từ con số 250 chương trình năm 1985, đến nay đã hơn 5000 chương trình. Hiện nay, ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi giấc mơ làm giàu với mục tiêu trở thành tỷ phú trước tuổi 29. Điều này là nhờ có những tấm gương tỷ phú trẻ như Mark Zuckerberg

Nếu bạn là lãnh đạo của một công ty lớn, chắc hẳn bạn sẽ không phải bận tâm những điều sau. Chẳng hạn bạn sẽ không lo thiếu ứng viên xin việc có trình độ cao, kỹ năng quản lý tốt, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay, lại càng có nhiều người xếp hàng xin vào làm việc

Nhưng điều bạn không nhận ra đấy chính là trong số đó không có những cá nhân – người mà có khả năng sáng tạo, chấp nhận thử thách để thay đổi và tạo ra sự đột phá trong kinh doanh

Chúng tôi đã nghiên cứu về sự đổi mới công nghệ qua 25 loại sản phẩm tiêu dùng trong 50 năm qua. Từ thập kỉ 60 đến 80 thế kỷ trước, có 64% các sản phẩm cải tiến đến từ các công ty lớn (có doanh thu trên 1 tỷ USD). Trong 2 thập kỉ cuối, chỉ có 16% các sản phẩm cải tiến là thuộc các công ty lớn, còn 84% là sản phẩm của các công ty nhỏ hay công ty khởi nghiệp

Các công ty lớn đang mất dần lợi thế ?

Tại các công ty, sự đột phá trong kinh doanh luôn có vẻ là điều không nắm bắt được. Sự đổi mới kinh doanh trong các tập đoàn lớn hiếm khi được sáng tạo bởi những người quản lý kỳ cựu hay CEO, trừ trường hợp với Apple và CEO Steve Jobs

Để có cơ hội nắm bắt điều gì đó mang tính chất đột phá, bạn sẽ cần đến những người có tư duy của doanh nhân ở tất cả các cấp quản lý để có thể phá vỡ các giới hạn và thúc đẩy hoạt động của công ty. Chỉ có những nhà khởi nghiệp mới dám đưa ra những quyết định không dựa trên kinh nghiệm sẵn có mà chấp nhận sự đầu tư mạo hiểm để có thể cạnh tranh được với những công ty lớn

Nhiều người sai lầm khi cho rằng xu hướng này chỉ đúng trong lĩnh vực công nghệ. Hãy xem xét mặt hàng thông dụng sau: sản phẩm tẩy rửa. Trong 10 năm qua, nó đã được mang bộ mặt mới bởi hai nhà khởi nghiệp trẻ, Eric Ryan và Adam Lowry, những người đã bỏ công việc văn phòng để sáng lập một công ty chuyên về sản phẩm tẩy rửa với tên gọi Method. Họ đã xây dựng nên một dòng sản phẩm cải tiến, kiếm được hàng triệu USD lợi nhuận, và là chủ sở hữu một công ty trị giá trên 100 triệu USD, dẫn đầu trong lĩnh vực chất tẩy rửa trên trang bán hàng trực tuyến Target

Công ty Method đã làm thay đổi cách nhìn về công việc lau dọn trong gia đình, bằng việc thay thế những chai lọ lỉnh kỉnh và hóa chất mùi khó chịu bằng những sản phẩm tẩy rửa với mùi hương đặc biệt trong những chai nhỏ gọn, điều này đã biến công việc lau dọn vất vả trở nên thoải mái hơn

Hiện nay, công ty Method đã thu hút lượng lớn các sinh viên tài năng từ những trường đại học đầu bảng. Những chủ doanh nghiệp này đã chọn con đường tự điều hành một công ty khởi nghiệp có tiềm năng hơn là làm việc trong một công ty truyền thống (trong trường hợp này là P&G)

Xu hướng trên sẽ còn phát triển trong tương lai. Ý tưởng sáng tạo vô hạn tạo cơ hội nảy nở và phát triển những tài năng kinh doanh từng ngày. Hai mươi năm trước thì có rất ít hình mẫu công ty khởi nghiệp thành công cũng như sự thiếu thốn về nguồn lực. Ngày nay, các công ty khởi nghiệp đã hình thành một hệ thống tương tác và hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Một số những doanh nhân thành công như Mitch Kapor (Lotus), Jeff Bezos (Amazon.com) và Dave McClure (PayPal) hiện lại trở thành những nhà đầu tư tích cực cho các công ty khởi nghiệp mới

Khi các dự án đầu tư đã hoàn vốn và việc đầu tư mạo hiểm thu được thành công, những doanh nhân khởi nghiệp mới lại tiếp tục đầu tư và hỗ trợ thế hệ tiếp theo

Những người có đầu óc kinh doanh

Nếu bạn không nằm trong số những công ty khởi nghiệp thành công này, làm thế nào để bạn có thể cạnh tranh được ?

Trước tiên, bạn hãy hiểu rằng dù bạn có đội ngũ nhân viên tài năng đi nữa, thì có thể bạn vẫn đang thiếu một nhân tố quan trọng: những người có đầu óc kinh doanh, có khả năng thúc đẩy bạn thực hiện những dự án kinh doanh hoàn toàn mới lạ

Phần lớn trong số họ còn không mang lại cho công ty bạn cơ hội để tuyển dụng. Họ rất có thể đang theo học tại những trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford hay Wharton. Có một điều chắc chắn rằng không một ai trong số những người này thích thú với công việc tại các công ty lớn, bởi chúng nhàm chán và không hề hấp dẫn họ. Một số công ty đã có những nỗ lực kiên trì trong việc thay đổi văn hóa kinh doanh và chính sách lương thưởng để nhằm giảm thiểu sự chây lười của nhân viên, đem đến cho công ty môi trường làm việc trẻ trung, năng động hơn

Tuy nhiên, trừ trường hợp các công ty như là Google hay Apple, nếu không sẽ không có bất cứ sự quan tâm nào dành cho công ty bạn. Có thể thấy, một vài nỗ lực nhỏ không làm thay đổi được bản chất vấn đề

Một số công ty khác thì lại cố gắng đầu tư vào các doanh nhân khởi nghiệp như là cách thức để có sự đột phá kinh doanh. Ý tưởng này có ưu điểm nhất định, tuy nhiên nó không giải quyết được vấn đề cốt lõi - làm thế nào để kết hợp lối tư duy đầu óc kinh doanh vào công việc hiện tại của các công ty

Để có được giải pháp cho vấn đề nan giải này trước tiên bạn cần hiểu rõ, với tư cách là một công ty bạn sẽ không có được mối quan hệ sếp – nhân viên theo kiểu truyền thống với những doanh nhân khởi nghiệp. Hãy đối mặt với thực tế rằng những doanh nhân này không thích hợp với mẫu công ty truyền thống. Họ luôn có tính độc lập cao, không thích việc tuân theo quy tắc gò bó cũng như thói quan liêu, và đương nhiên, họ rất nhanh cảm thấy nhàm chán trong môi trường như vậy

Doanh nhân khởi nghiệp chỉ có động lực và nhiệt huyết khi được yêu cầu giải quyết những vấn đề khó khăn và nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Trên thực tế, qua quá trình làm việc, rất nhiều người thể hiện sự yêu thích và thậm chí có xu hướng làm việc với những thách thức lớn và phức tạp tại các công ty. Họ muốn thử thách giới hạn khả năng sáng tạo của mình

Những nhà tư vấn ngắn hạn

Tất cả những phân tích trên đã đem tới một giải pháp mới. Thay vì việc cố thuê các doanh nhân trẻ này về làm việc cho mình, các công ty sẽ mời họ làm nhà tư vấn cho các kế hoạch ngắn hạn để phát triển sản phẩm mới hoặc giải quyêt các vấn đề nan giải

Năm ngoái, hai trong số các công ty đã thành lập các đội SWAT gồm những doanh nhân trẻ, họ làm việc trong mọi lĩnh vực từ cải tiến dầu ô tô, xe máy cho đến thức ăn nhanh, tại các công ty từ Ashland Oil, Ecolab cho đến Starbucks

Những doanh nhân khởi nghiệp được chúng tôi tuyển dụng rất hài lòng với công việc này bởi nó cho phép họ có sự độc lập nhất định và có thể sáng tạo hết khả năng mà không cần quan tâm đến những cam kết dài hạn. Nếu mọi việc thuận lợi, công việc này cũng sẽ đáp ứng nhu cầu quan trọng trong hệ thống kinh doanh. Đối với nhiều doanh nhân khởi nghiệp, tham gia cố vấn giải pháp cho vấn đề nan giải là một cầu nối quan trọng tạo mối liên hệ giữa các công ty khởi nghiệp

Trong tương lai, ta có thể hình dung ra các công ty tư vấn đột phá kinh doanh được hình thành, kí kết các hợp đồng tư vấn kinh doanh và thúc đẩy năng lực kinh doanh cho các công ty lớn, tương tự như dịch vụ của các công ty hỗ trợ truyền thông hiện nay. Thực ra đã có một vài công ty chuyên nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm mới, nhưng hầu hết những công ty này bản chất là các công ty truyền thông được tổ chức dưới hình thức mới hấp dẫn hơn

Giá trị thực sự mà những doanh nhân khởi nghiệp mang lại đó các sản phẩm kinh doanh đột phá đem lại lợi thế kinh doanh riêng, là giải pháp kinh doanh cũng dựa trên những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Dù không phải lúc nào họ cũng mang lại thành công, nhưng những ý tưởng sáng tạo có phần mạo hiểm của các doanh nhân này biết đâu lại có thể mang lại giá trị mới về quan điểm kinh doanh của công ty bạn, bên cạnh những giá trị lợi nhuận được cam kết. Đây chính là mô hình kinh doanh “Win Win” – tức là hợp tác chiến lược đôi bên cùng có lợi
 
Top