What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

Việt Nam tìm cách bảo vệ 10.000 công dân tại Libya​

20110223111809_1.jpg

- Việt Nam bày tỏ quan ngại tình hình tại Libya và đang tìm các biện pháp đảm bảo an toàn cho kiều dân của mình tại quốc gia này

Tình hình tại Libya tiếp tục diễn biến phức tạp khi làn sóng biểu tình chống chế độ của nhà lãnh đạo Moammar Gaddafi ngày càng dâng cao. Trước diễn biến tại Libya, Việt Nam đã bày tỏ thái độ về diễn biến chính trị tại quốc gia này

“Việt Nam quan ngại trước tình hình hiện nay tại Libya” - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói, đồng thời mong muốn tình hình chính trị ở Libya sớm ổn định

Liên quan đến các công dân Việt Nam, bà Nga cho biết hiện có khoảng 10.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại quốc gia châu Phi này

Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Libya theo dõi sát tình hình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có biện pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho lao động và kiều dân Việt Nam

Các cuộc trao đổi điện thoại vào Libya rất khó. Theo phóng viên VOV thường trú tại Cairo, Đại sứ Việt Nam Đào Duy Tiến cho biết, các cuộc biểu tình ở Libya đã ảnh hưởng tới việc làm của nhiều người lao động Việt Nam

Một số người đã phải đi sơ tán để tránh đụng độ và ảnh hưởng tới tính mạng. Đại sứ và cán bộ nhân viên Đại sứ quán luôn theo dõi sát tình hình để đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng người Việt ở đây

Trong khi đó, nhiều nước: Nga, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ukraine... có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Libya. Pháp cho biết sẽ cử 3 máy bay quân sự tới Libya để sơ tán công dân về nước

Các đường băng tại sân bay Benghazi của Libya đã bị phá hỏng trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh nước này, khiến các chuyến bay dân sự không thể cất cánh hay hạ cánh tại đây

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp kín để thảo luận về tình trạng bất ổn ngày một gia tăng tại Libya


Không đưa lao động mới sang Libya


Trong khi đó, theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã có công văn chỉ đạo đối với các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya

Cục chỉ đạo các cán bộ đại diện doanh nghiệp tại Libya theo dõi sát tình hình, nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, công việc, thu nhập của lao động Việt Nam, phải báo cáo kịp thời Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán ta tại Libya để được hướng dẫn và hỗ trợ xử lý. Bên cạnh đó khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có biểu tình, tránh tụ tập nơi đông người. Cục cũng chỉ đạo các doanh nghiệp không đưa lao động mới sang Libya

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, hiện có 10 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya trong các công trình xây dựng

Ngày 22/2, Cục đã tổ chức cuộc họp với đại diện các doanh nghiệp có lao động đang làm việc tại Libya, Cục Lãnh sự và Vụ Tây Á – Châu Phi (Bộ Ngoại giao) bàn biện pháp xử lý

Cục quản lý lao động ngoài nước đã yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với đối tác để đảm bảo an toàn và đời sống cho người lao động. Cuộc họp cũng thảo luận các giải pháp đối với các tình huống xấu có thể xảy ra trình các cấp có thẩm quyền để triển khai khi cần thiết
 
10.000 người Việt còn ở Libya​

110223070955_viet_labourers_libya_466x262_nguoilaodong_nocredit.jpg

Gần 10.000 người Việt, đại đa số là lao động xuất khẩu, còn ở lại Libya trong khi tình trạng bất ổn leo thang

Trong khi nhiều quốc gia tổ chức sơ tán công dân của họ khỏi khu vực bấn loạn này, các nguồn tin cho hay công nhân Việt Nam hiện được khuyến cáo chờ đợi trước khi có quyết định được đưa về nước hay không

Họ cũng được cảnh báo ở trong nhà, tránh các địa điểm tụ tập đông người hay có biểu tình

Ông Đào Duy Tiến, Đại sứ Việt Nam tại Libya, nói với BBC rằng tòa đại sứ vẫn đang theo dõi chặt tình hình tại chỗ:

"Chúng tôi thông tin về trong nước để những cơ quan có trách nhiệm làm việc với các công ty đưa lao động sang bên này, yêu cầu họ cung cấp đầy đủ chi tiết cho gia đình (lao động) về tình hình Libya và cách xử lý của Việt Nam"

Tin chưa kiểm chứng cho hay hàng trăm người thiệt mạng trong làn sóng biểu tình kéo dài gần một tuần nay tại Libya

Hiện chưa có tin người Việt nào thương vong

Tuy nhiên việc liên lạc với Libya đang ngày càng khó khăn, mạng internet bị cắt và điện thoại di động cũng bị gián đoạn

Được biết, Cục Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã có cuộc họp khẩn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Libya để bàn cách đối phó nếu như tình hình tiếp tục bất ổn

Cơ quan quản lý lao động ra quyết định tạm thời ngừng đưa lao động Việt Nam sang thị trường này

Phương án sơ tán

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được yêu cầu theo dõi sát tình hình và có phương án cụ thể đề phòng trường hợp xấu có thể xảy ra

Thống kê cho hay khoảng 20 công ty tham gia đưa lao động sang thị trường Libya từ năm 2007 tới nay

Riêng năm 2010, con số là hơn 5.000 người

Ông Nguyễn Xuân Vui, giám đốc công ty Cung ứng Dịch vụ Hàng không Airserco, nói năm ngoái, Airserco gửi sang Libya 200 lao động, đa phần là công nhân kỹ thuật cao về xây dựng

Có thể đưa (lao động xuất khẩu) về Trung Quốc rồi từ đó về Việt Nam, hoặc chở tàu sang Hy Lạp rồi từ đó về Việt Nam
Ông Nguyễn Xuân Vui, GĐ công ty Airserco


"Chúng tôi cập nhật tin tức thường xuyên, có thể nói là hàng giờ với chủ xây dựng là một tập đoàn của Trung Quốc ở Libya"

Theo ông Vui, có hai điều lo ngại chính là phương án sơ tán công nhân khi cần thiết, và bảo đảm lương thực thực phẩm dự trữ cho công nhân trong hoàn cảnh hiện nay

Về lương thực dự trữ, chủ xây dựng đã lo chủ động mang hàng từ Trung Quốc sang để cung cấp cho các công nhân hiện đang trú trong một nhà nghỉ và không đi làm. Kịch bản sơ tán cũng đã được hoạch định:

"Về di chuyển thì hai bên đã thống nhất là nếu Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc đồng ý cho sơ tán toàn bộ công nhân về nước thì Trung Quốc sẽ đưa máy bay quân sự sang chở cả công nhân Trung Quốc và công nhân Việt Nam đi"

"Có thể đưa về Trung Quốc rồi từ đó về Việt Nam, hoặc chở tàu sang Hy Lạp rồi từ đó về Việt Nam"

'Thị trường tiềm năng'


Theo ông Nguyễn Xuân Vui, lao động Việt Nam tại địa phương phải liên lạc trực tiếp và thường xuyên với người sử dụng lao động để đòi hỏi và tìm ra giải pháp tối ưu về cả an ninh và các quyền lợi khác

"Trong trường hợp có khó khăn, phải yêu cầu Cục Quản lý Lao động tác động tới Chính phủ để có biện pháp bảo vệ, vì con số lao động Việt Nam ở Libya hiện rất lớn"

"Nếu có vấn đề gì xảy ra với 10.000 con người này thì đây là chuyện rất lớn'

Libya gần đây nổi lên trong số các quốc gia Trung Đông như một địa chỉ tiềm năng cho lao động xuất khẩu của Việt Nam

Hiện còn khoảng 1.000 người đang trong quá trình học nghề, làm thủ tục để chuẩn bị sang nước này, nhưng theo nhiều đánh giá, có thể việc đưa người sang Libya với mục tiêu 5.000-7.000 lao động trong năm nay sẽ không thực hiện được
 
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ​

20370371_images452171_NgocMy2.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ tịch CLB Doanh Nghiệp Việt Kiều​

Ông là một Việt kiều. "Căn nhà khách" ông dựng gần 7 năm nay đã là nơi "trú ngụ" của hàng trăm Việt kiều khi hồi hương. Khiêm tốn chỉ nhận mình là "người bắc cầu", ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Ngọc Mỹ

Lập nghiệp….

Nguyễn Ngọc Mỹ sinh năm 1950 tại Hà Tĩnh. Năm 1978 ông qua định cư tại Úc. Với quan niệm “để có thể học hỏi được nhiều hơn, không gì khác hơn là phải lao vào công việc”, ông nhanh chóng hội nhập với xã hội Úc trong lĩnh vực xây dựng mà ông đã có bằng cấp, có tay nghề và thành lập công ty NGUYEN’S BROTHES. Thời gian đầu, công ty là một nhóm nhỏ các anh em cùng chung tay nghề, thực hiện việc thi công trang trí các cửa hàng tại Úc, sau đó là sửa chữa, trang trí nội thất

Thấy được tiềm năng trong thị trường xây dựng Úc, ông đã mở rộng quy mô hoạt động. Công ty KEIRA CONSTRUCTION ra đời. Nhờ uy tín và chất lượng công việc, công ty đã ký được hợp đồng với Chính phủ trong việc bảo hành 20.000 căn nhà trong khu vực. Thời kỳ này, có lúc công ty đã là nơi làm việc của trên 300 công nhân Úc

Hướng về quê nhà…

Có một sự nghiệp thành đạt nơi xứ người nhưng Nguyễn Ngọc Mỹ vẫn ao ước được trở về quê nhà để được chuyển giao công nghệ xây dựng về Việt Nam. Năm 1992, là thành viên thường trực của Hội đồng Thương mại Úc, ông tham gia chuyến viếng thăm chính thức của Đoàn thương mại Úc đến Việt Nam do Bộ trưởng Thương mại Úc dẫn đầu. Chuyến đi đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp

Sau nhiều lần trở về Việt Nam để khảo sát, tìm hiểu về tình hình thị trường xây dựng, ông đã kêu gọi được một số công ty Úc cùng hợp tác đầu tư, tháng 3/1993, Công ty Dịch Vụ Kỹ thuật Xây dựng Việt Nam- Australia (VABIS GROUP) được thành lập. Đây là công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài đầu tiên về lĩnh vực xây dựng, do ông làm Tổng Giám Đốc

Cũng trong thời gian này, thực hiện đề tài do Cục phát triển quốc tế Úc khởi xướng, cùng kết hợp với một số các tổ chức khác, VABIS GROUP đã trợ giúp trong việc Thiết lập quy trình quy phạm xây dựng – tiền thân của Bộ luật Xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, ông còn nối kết tổ chức được hàng chục chuyến đi cho các phái đoàn của Chính phủ và thương nhân Việt Nam sang tìm hiểu thị trường và gặp gỡ một số quan chức tại Úc

Năm 1995, công ty VABIS đã kết hợp với trường Kỹ thuật Xây dựng số 7 của Việt Nam thực hiện việc đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật xây dựng tiên tiến cho nhiều học viên của trường. Ngoài ra, VABIS GROUP đã huấn luyện được một đội ngũ 500 công nhân viên có tay nghề cao đạt tiêu chuẩn quốc tế

Những năm vừa qua, VABIS GROUP đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…

Năm 1997, ông mở rộng đầu tư về mảng vui chơi giải trí, VABIS GROUP đã tham gia tái thiết, nâng cấp sân vân động Lam Sơn tại Vũng tàu từ một sân vận động bỏ hoang phế, cỏ dại và sình lầy thành một sân vận động khang trang, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia

Năm 2000, ông thành lập công ty Dịch vụ Thể thao & Thi đấu Giải trí ( viết tắt SES ) đã đưa vào Việt Nam một kỹ nghệ vui chơi giải trí mới: môn đua chó, với trang thiết bị hiện đại, được Liên đoàn đua chó thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư này góp phần thu hút thêm một khối lượng lớn khách du lịch thành phố biển Vũng Tàu

Nhằm tạo ra một cầu nối góp phần tạo mối giao lưu , hiểu biết lẫn nhau giữa anh chị em Việt kiều Hải ngoại với doanh nghiệp trong nước, các cấp chính quyền…, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Viêt Kiều chính thức được thành lập tháng 3 năm 2001 do ông làm Chủ nhiệm. Hệ thống câu lạc bộ doanh nghiệp Việt kiều được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu. Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo về lĩnh vực hoạt động đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu

Tháng 6 năm 2004, ông nhận Bằng khen của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vì đã có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Ông cũng đã nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần xây dựng quê hương đất nước

"Với tôi, càng ngày thời gian dành cho Việt Nam càng nhiều, chiếm tới 90% tổng quỹ thời gian sống và làm việc của tôi hiện tại" - Nguyễn Ngọc Mỹ

Lobby & Hong Lam Group
 
Bộ trưởng gốc Việt có thể lãnh đạo đảng tại Đức​

Bộ trưởng Y tế gốc Việt Philipp Roesler của Đức đang có nhiều khả năng trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (FDP) thuộc liên minh cầm quyền của Thủ tướng Angela Merkel. FDP sẽ tổ chức đại hội vào tháng tới để bầu chủ tịch mới sau khi Ngoại trưởng Guido Westerwelle rời khỏi vị trí trên do kết quả bầu cử địa phương tệ hại vừa qua

Tờ Der Tagesspiegel dẫn nguồn tin trong nội bộ đảng này cho biết ông Roesler đang tràn đầy cơ hội chiến thắng dù Tổng thư ký Christian Lindner cũng là một đối thủ nặng ký

PhilippRoesler2.jpg

Bộ trưởng Roesler trao đổi với Thủ tướng Angela Merkel trước một cuộc họp của chính phủ​

Theo tờ Bild, ông Roesler, 38 tuổi, sinh tại tỉnh Sóc Trăng và được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ trại mồ côi lúc mới 9 tháng tuổi. Ông đang là ngôi sao đang lên trong chính trường Đức. Gia nhập FDP vào năm 1992, ông Roesler đắc cử vào nghị viện vùng Lower Saxony vào năm 2003. Đến năm 2009, ông trở thành bộ trưởng gốc châu Á đầu tiên của Đức và là thành viên trẻ nhất trong nội các của bà Merkel. Trả lời phỏng vấn của báo Stern, Bộ trưởng Roesler nói đùa rằng vì “ai cũng nghĩ người châu Á toàn là võ sư cả” nên ông chưa từng bị ăn hiếp hay phân biệt đối xử
 
Chân dung phó Thủ tướng Đức gốc Việt đầu tiên​


Đảng Dân chủ Tự do (FDP) - đối tác trong liên minh của Thủ tướng Angela Merkel, hôm 5/4 đã chọn Bộ trưởng Y tế Philipp Roesler, 38 tuổi, một người gốc Việt làm lãnh đạo mới. Cùng lúc nhậm chức lãnh đạo FDP, ông Roesler sẽ nắm vị trí phó Thủ tướng Đức


Lãnh đạo FDP, phó Thủ tướng Đức


Philipp Roesler sẽ chính thức được bầu làm lãnh đạo tại hội nghị đảng FDP vào tháng 5 tới, kế nhiệm ông Guido Westerwelle - người không được ưa chuộng, đã từ chức hôm 3/4 sau khi đảng này bị thất bại ở một loạt cuộc bỏ phiếu

Westerwelle, cũng sẽ rút khỏi ghế phó Thủ tướng, cho biết, ông vẫn muốn làm Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một số người tỏ ý nghi ngờ rằng liệu ông Westerwelle có thể níu lấy vị trí cao trong nội các hay không

Westerwelle bị quy là làm cho FDP không còn được ưa chuộng, tỷ lệ ủng hộ đảng giảm xuống còn 5% kể từ mức kỷ lục 14,6% trong cuộc bầu cử liên bang năm 2009. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, ông này là chính trị gia ít được ưa chuộng nhất của Đức

"Vấn đề là giành lại lòng tin của cử tri với FDP", ông Roesler tuyên bố khi được chọn làm lãnh đạo đảng

Roesler, được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ một trại trẻ mồ côi Việt Nam khi mới 9 tháng tuổi, đứng thứ 15 trong số 20 chính trị gia được ưa chuộng nhất, theo thăm dò của tạp chí Spiegel. Đánh giá này khiến Roesler trở thành chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do được ưa chuộng thứ 2 sau Bộ trưởng Tư pháp, đứng trước Westerwelle 4 bậc và Bộ trưởng Kinh tế Rainer Bruederle, cũng thuộc FDP, đứng thứ 20

Các nhà chỉ trích nhận xét, Westerwelle, 49 tuổi, là người kiêu căng, thiếu thân thiện và không có tính thuyết phục trên cương vị Ngoại trưởng

Con người và sự nghiệp chính trị

Philipp Roesler chào đời tỉnh Sóc Trăng và sau đó được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi khi mới 9 tháng tuổi. Sau này, Roesler sống cùng cha nuôi - một sĩ quan quân đội, khi cặp vợ chồng này li dị khi cậu mới 4 tuổi

Roesler lớn lên ở Hamburg, Bückeburg và Hanover. Sau khi được đào tạo để trở thành bác sĩ trong Lực lượng quốc phòng liên bang, Roesler được miễn học y ở trường y tế Hannover. Sau đó, Roesler học tiếp tại bệnh viện Bundeswehr ở Hamburg và nhận bằng bác sỹ năm 2002

Sự nghiệp chính trị của Roesler lên nhanh như diều. Roesler gia nhập FDP năm 1992 và được bầu vào nghị viện vùng Hạ Saxony năm 2003. Đầu năm 2009, Roesler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng kinh tế vùng và tới tháng 9 cùng năm Thủ tướng Merkel đưa ông này vào chính phủ liên bang sau khi thắng nhiệm kỳ II

Philipp Rösler cùng vợ về thăm Việt Nam lần đầu tiên và duy nhất đến nay vào năm 2006. Trả lời phỏng vấn, ông tỏ ra rất vui được gặp nhiều trẻ em trên đường phố và khen những món ăn ngon miệng

20110407133814_7viet2.jpg

Roesler và vợ​

Sau khi nhậm chức Bộ trưởng Y tế tháng 9/2009, báo chí Đức đã có một cuộc khai thác chi tiết về chính trị gia này. Báo Bild có một bài viết 10 bí mật cuộc sống của Roesler. Đó là

1. Học trường dòng, cưới bạn gái là người Phụ lễ Nhà Thờ, đỡ đầu tín ngưỡng cho ông, bà Wiebke, hiện cũng là bác sỹ, 31 tuổi

2. Hâm mộ tài tử danh ca, dương cầm Áo, Udo Jürgens và tài tử nhạc sỹ, danh ca, diễn viên Đức Herbert Grönemeyer

3. Thích 2 món ăn nhanh từ mỳ sợi, Đức gọi là Salz-Lakritz và Miracoli, bởi ông không có thời gian thưởng thức, tiệc tùng

4. Từng muốn trở thành giáo viên vật lý. Khi học bác sỹ ông chọn chuyên ngành mắt bởi liên quan nhiều đến kiến thức vật lý

5. Giỏi xướng ngôn kịch rối, khi khám chữa cho trẻ em, ông dùng bàn tay múa rối búp bê diễn trò, miệng ngậm lại nói rít qua kẽ răng, từng từ một, để thu hút chúng chú ý quên sợ hãi

6. Thích các chuyện giả tưởng không liên quan đến đời thực, các truyện phiêu lưu, để giải toả căng thẳng trong công việc chính trị, mê truyện nhiều tập Harry Potter nổi tiếng thế giới của nữ văn sỹ Anh, bà Joanne K. Rowling

7. Có một trí nhớ hình ảnh cực tốt. Diễn thuyết khó và dài bao lâu đều không cần bất cứ giấy tờ gì. Có thể nhớ từng từ một bài diễn văn viết, chỉ cần đọc nó chăm chú một vài lần. Hiệu quả diễn thuyết của ông lớn, nhờ thường tập luyện trước bục y như thật tại văn phòng mình

8. Người cha là tấm gương, giáo dục cho ông 3 nguyên tắc sống: tự do, cởi mở, và khoan dung. Ông cũng muốn trở thành hình mẫu đó cho 2 cô con gái mình

9. Là tuýp người bằng hữu, chí tình. Bất cứ ai, nhân viên, đồng nghịêp, cộng sự, đối tác, mọi cấp đều có thể tin cậy, yên tâm thảo luận với ông tất cả mọi vấn đề, không cần e dè giữ ý. Thủy chung với tình bạn, nhớ ngày sinh nhật của từng người quen biết, không vắng các dịp lễ, ngày vui của gia đình, người thân

10. Thích chơi tàu lượn. Thiếu thời gian tập luyện nên bằng lái hiện bị mất giá

Giới bình luận cho rằng, Philipp Roesler rất có tài cuốn hút công chúng, trước hết nằm ở giọng nói; âm vực cao tạo ấn tượng mạnh, nhưng nghe lại rất tình cảm mềm mại thấm đậm, quện nối được các câu nói với nhau rất dễ hiểu, đến mức dẫu có ai cắt riêng diễn giải từng từ một trong đó cũng khó có thể biểu đạt bằng. Ông luôn chú ý đến phong cách nhưng không lên gân cốt, tự chủ vững vàng trong mọi tình huống. Trang phục chân phương, các hình ảnh trang web đưa lên thừơng ngày, rất hiếm khi thấy ông thiếu cà vạt. Diễn thuyết luôn sinh động, bắt chước được cả giọng nói của nhân vật thứ 3; khi cần ông có thể cùng lúc sắm cả vai đối thủ phản biện chất vấn chính mình, để làm nổi bật vấn đề
 
Ba yếu tố tạo nên sự thành công của Philipp Rösler​


Philipp Rösler là một cái tên mà đến nay không còn xa lạ với chính trường nước Đức, cũng như người dân Đức

Xuất thân là một cậu bé mồ côi người Việt, Rösler được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi và đưa sang Đức khi mới 9 tháng tuổi. Từ tháng 10 năm 2009, Rösler được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế Đức

Trong Đại hội Đảng toàn liên bang của Đảng dân chủ tự do FDP dự kiến tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 5 năm 2011 sắp tới, Rösler sẽ chính thức trở thành người kế nhiệm Westerwelle trong cương vị là Chủ tịch Đảng FDP, đồng thời giữ chức Phó thủ tướng của nước Cộng hòa liên bang Đức

Năm nay Rösler 38 tuổi, là Bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức và có thể sẽ là Chủ tịch Đảng FDP trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Đảng này vào tháng 5 tới đây

Điều gì tạo nên thành công của Rösler hôm nay ?

Tôi cho rằng, thành công của Rösler là sự tổng hợp đầy đủ của ba yếu tố sau đây:

1. Yếu tố cá nhân

Philipp Rösler là một người thông minh, có tài, năng động và quyết đoán - đó là những nhận xét, hơn thế là sự thừa nhận của không chỉ thủ tướng Merkel hay người tiền nhiệm Westerwelle, mà ngay cả chính những đối thủ khác trong cuộc tranh cử vào chức Chủ tịch này, cũng như các Đảng đối lập

Điều tạo nên những tố chất ấy có phần do bẩm sinh5, có phần do phấn đấu, nỗ lực liên tục của chính Rösler

2. Yếu tố gia đình

Không có cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi dạy thì chắc chắn Philipp Rösler sẽ không có ngày như hôm nay. Rösler cũng thừa nhận ông ảnh hưởng rất nhiều từ sự giáo dục của người cha nuôi

Hiện tại Rösler có một gia đình đầm ấm, có vợ (Wiebke Rösler) và hai cô con gái sinh đôi - nguồn động lực để Rösler phấn đấu trong công việc

3. Yếu tố ngoài gia đình (môi trường giáo dục và môi trường xã hội)

- Về môi trường giáo dục:

Nếu như giáo dục ở ta nặng về lý thuyết sách vở, coi "trẻ nhỏ là đối tượng giống như một cái bình nước phải đổ đầy", thì giáo dục ở các nước Phương Tây coi trọng kỹ năng và thực hành, coi "trẻ nhỏ là đối tượng giống như một ngọn đuốc cần phải được thắp sáng"

Triết lý và cách làm khác nhau thì ắt dẫn đến kết quả khác nhau

Có lẽ chính từ triết lý này mà họ đào tạo ra được những con người mà theo tôi quan sát và cảm nhận có những ưu điểm như:

Tự tin hơn (ngay từ nhỏ trẻ em nước ngoài rất tự tin, khi lớn thì càng tự tin)

Có tư duy phản biện tốt hơn (biết nhìn rộng vấn đề, biết phản biện nhiều chiều và tính sáng tạo rất cao. Chính nhờ thói quen phản biện, thậm chí phản biện chính mình, người ta mới dần phát hiện ra những lỗi lầm và tìm ra được những giải pháp tối ưu)

Chuyên nghiệp hơn (chuyên nghiệp ngay trong cách giao tiếp với bạn học hay đồng nghiệp; chuyên nghiệp trong cách giao việc cho những người thạo nghề; chuyên nghiệp ngay cả khi hỗ trợ nhau những lúc gặp khó khăn)

Tự do hơn (giáo dục tạo cho người học những không gian tự do riêng, vì thế cũng hình thành tính tự quyết cao hơn, một phần do ngay từ bé, trẻ nhỏ không chịu sự chỉ đạo, ép buộc nặng nề từ phía người lớn)

Trách nhiệm cao hơn (trách nhiệm với bản thân, với gia đình, công việc và xã hội)

Nền giáo dục ở Đức đã và đang đào tạo ra nhiều người tài, theo nghĩa là người có năng lực, trình độ và làm việc một cách chuyên nghiệp. Chẳng vậy mà người ta vẫn nói: "nước Đức là một nước không giàu có về tài nguyên, nhưng vô cùng giàu có về đội ngũ trí thức và người lao động chuyên nghiệp, có trình độ cao"

Và thật may mắn, Philipp Rösler đã được hưởng thụ một nền giáo dục như thế !

- Về môi trường xã hội:

Nước Đức là một nhà nước có trật tự, một nhà nước dân chủ và thượng tôn luật pháp

Đây là nơi mà phẩm giá, tài năng, tự do của con người luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Đây cũng là nơi mà mọi ý tưởng, quan điểm, chính kiến của con người đều được trân trọng

Tóm lại, thiếu một trong ba yếu tố trên, thì không có một Philipp Rösler như hôm nay. Liệu chúng ta có thể học được gì từ nước Đức, để nước Việt có nhiều nhà lãnh đạo tài năng như Philipp Rösler ?

Nguyễn Minh Tuấn (Nghiên cứu sinh tại ĐH Saarland, Đức)
 
Hiện tượng chính khách gốc Việt Rösler​

- Rösler trở thành bộ trưởng ở tuổi 36, trẻ nhất trong nội các Chính phủ Liên bang Đức hiện nay và nhiều khả năng sẽ giữ chức chủ tịch đảng FDP trong kỳ bầu cử sắp tới. Rösler thu hút sự chú ý đặc biệt của chính trường lẫn công luận khi trở thành Phó thủ hiến tiểu bang Niedersachsen, được coi là “vũ khí bí mật của đảng FDP”, “tương lai của FDP”

8025e96c705672450dd77c30abf73e14.jpg

Phillipp Rösler trở thành bộ trưởng ở tuổi 36, trẻ nhất trong nội các Chính phủ Liên bang Đức hiện nay và nhiều khả năng sẽ giữ chức chủ tịch đảng FDP trong kỳ bầu cử sắp tới​

Người ta hâm mộ ông bởi tài năng bẩm sinh “nói nhanh, sắc bén”, “điểm đúng huyệt, nhưng chừng mực, lịch sự”, “tuân thủ luật hoàn hảo, không chơi xấu đối thủ kiểu đấm bốc vào vùng cấm dưới thắt lưng, không làm tổn thương đẩy họ vào thế đối đầu”

Sự nghiệp chính trị của ông tới nay được coi là lên nhanh một cách kỳ lạ

Thành công nhờ xây dựng một xã hội mạnh

Tốt nghiệp phổ thông 1992, Philipp Rösler gia nhập đảng FDP, trở thành chủ tịch cấp thành phố năm 1994 (21 tuổi), cấp tiểu bang năm 1996 (23 tuổi); tổng thư ký đảng FDP tiểu bang năm 2000 (27 tuổi); trưởng đoàn nghị sĩ FDP tiểu bang năm 2003 (30 tuổi); chủ tịch đảng FDP tiểu bang năm 2006 (33 tuổi); phó thủ hiến, kiêm bộ trưởng Kinh tế năm 2009 (35 tuổi). Chỉ tám ngày sau nhậm chức phó thủ hiến (chỉ kéo dài tám tháng), đơn đệ trình của ông đòi hoãn một năm kế hoạch tăng 30% lệ phí quản lý đường hàng không, được Thượng viện bỏ phiếu chấp thuận. Chín ngày sau nhậm chức, ông triển khai chương trình kích cầu 50 tỉ euro toàn liên bang lúc đó, cho xây dựng ba tuyến đường tiểu bang kết nối với đường liên bang. Tám tháng sau, với thắng lợi kỳ bầu cử quốc hội liên bang 27.9.2009, Rösler dẫn đầu đảng FDP đàm phán thành công với song đảng Union về các chính sách cơ bản cho chính phủ liên minh, giữ chức bộ trưởng Y tế liên bang

Thành công của chính khách bắt nguồn từ tư tưởng chính trị. Chủ thuyết của Rösler là “cần xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh“, bởi “trật tự, pháp luật, nhà nước, tất cả chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại“. “Một chủ trương muốn thuyết phục được dân chúng phải là chủ trương được chính họ phản biện thường xuyên...; và chỉ có thể khẳng định qua thực tế, chứ không phải suy ra từ lý thuyết. Vì thế, Rösler lại cũng là một con người thực tiễn, luôn biết rõ người dân cần gì ở mình; chính là lợi ích thiết thân của họ, chứ không phải những lời kêu gọi, đánh giá, ca ngợi rập khuôn; trang mạng cá nhân ông mang tên “sổ ý kiến“, mở ngỏ ai cũng có thể viết hoặc mở đọc, được chính ông trả lời hàng ngày

Sự rút lui của người đứng đầu

bdccdabbbd403bdf1d743dfe807d30ab.jpg

Dù Rösler tài xuất chúng tới mấy, thì ghế chủ tịch đảng và phó thủ tướng trước đó không phải bỏ trống chờ ông. Người đứng đầu đảng FDP là phó Thủ tướng Guido Westerwelle. Sinh năm 1961, ông gia nhập đảng FDP năm 19 tuổi và nhanh chóng thành công trên chính trường: 35 tuổi nghị sĩ quốc hội, 40 tuổi chủ tịch FDP. Kỳ bầu cử quốc hội năm 2009, lần đầu tiên trong 60 năm thành lập, đảng FDP do Westerwelle đứng đầu giành được 14,6% phiếu cử tri, chiếm sáu ghế bộ trưởng trong nội các liên minh 16 thành viên


Là biểu tượng tinh thần của đảng, quyền lực thứ hai quốc gia, trong tháng trước, Westerwelle tuyên bố không ứng cử tiếp chức chủ tịch đảng, bàn giao chức phó thủ tướng. Từng mang lại chiến thắng vang dội cho đảng FDP, ông Westerwelle chứng tỏ được bản lĩnh vĩ đại, chiến thắng bản thân khi dám thừa nhận thất bại, từ bỏ quyền lực. Ông này thẳng thắn thừa nhận: “Đó là một quyết định cực kỳ khó khăn đối với một chủ tịch đã cống hiến liên tục suốt mười năm liền (ở Đức, đại hội nhiệm kỳ đảng hai năm một lần) bằng cả trái tim đầy nhiệt huyết!” Ông coi đây là một ngày đặc biệt đối với ông bởi đã đưa ra một quyết định đúng đắn, đặc biệt đối với đảng, bởi đảng sẽ có cơ hội khởi đầu một bước ngoặt mới

Lý do khiến ông Westerwelle rút lui là đảng FDP do ông đứng đầu mất dần sự ủng hộ. Một năm cầm quyền, đảng này chỉ còn 10% cử tri ủng hộ theo thăm dò dư luận. Tháng trước, đảng này chỉ còn 3% cử tri ủng hộ, con số thấp nhất trong lịch sử đảng FDP. Sai lầm đầu tiên là chủ trương hứa cắt giảm thuế không được nội các thông qua do không thể cân đối ngân sách. Sau đó là lời hứa giảm thuế giá trị gia tăng cho ngạch khách sạn từ 19% xuống 7% được thực thi nhưng bị phản đối trên chính trường, do mang tính giải quyết cục bộ. Việc ủng hộ kéo dài thời hạn hoạt động các nhà máy điện hạt nhân để giảm giá nhiên liệu, gặp lúc thảm hoạ nổ lò phản ứng Fukushima Daiichi ở Nhật, bị dân Đức quyết tẩy chay. Sự kiện Đức bỏ phiếu trắng, mà người chịu trách nhiệm là bộ trưởng Ngoại giao Westerwelle, khi Liên hiệp quốc biểu quyết về Libya, bị chính giới chỉ trích nặng nề, cho là lần đầu tiên trong lịch sử, CHLB Đức đã tự cô lập trên trường quốc tế. Phát ngôn của Westerwelle đối với chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp lâu dài, bị cả trong và ngoài đảng phản đối, khi ông so sánh chính sách đó với thời La Mã cổ đại tự tiêu vong, do tạo cho lao động không muốn cố gắng

Hậu quả, cả ba cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang tháng trước, thì cả ba nơi đảng FDP đều thất bại nặng nề. Tại tiểu bang Sachsen-Anhalt, từ 6,7% cử tri ủng hộ lần bầu cử trước, tụt xuống chỉ còn 3,8%, dưới ngưỡng 5% theo luật định nên không còn đại biểu trong quốc hội. Tại tiểu bang Rheinland-Pfalz thất bại tương tự, rớt từ 8% cử tri kỳ bầu cử trước xuống 4,2%. Tại tiểu bang Baden-Wüttemberg, từ 10,7% trước đây, xuống còn 5,4%, mất luôn vai trò cầm quyền. Cứ theo đà mất từ 1/3 tới 1/2 cử tri như ba tiểu bang trên, thì tương lai đảng FDP có thể sẽ bị loại khỏi quốc hội lẫn chính phủ. Điều này đặt FDP hoặc phải từ giã chính trường hoặc phải cải tổ đảng, để giành lại tín nhiệm cử tri, tuỳ thuộc giữ hay thay người đứng đầu, dù họ là ai

TS Nguyễn Sỹ Phương
 
Cậu bé gốc Việt trở thành Phó Thủ tướng Đức​


Từ một cậu bé mồ côi gốc Việt, ông Philipp Rösler đã thẳng tiến lên chiếc ghế Phó Thủ tướng Đức – vị trí quyền lực thứ hai của một trong những cường quốc hàng đầu thế giới

20110515114054_phillipp.jpg

Philipp Rösler trở thành Phó Thủ tướng​

Được ví là ngôi sao đang lên trên chính trường Đức, ngày 13/5, ông Philipp Rösler đã chính thức được bầu chọn vào vị trí Nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Đức với số phiếu rất cao. Khoảng 95% thành viên đảng FDP đã bỏ phiếu ủng hộ ông Rösler, đóng lại một thập kỷ đảng FDP nằm dưới sự lãnh đạo của Ngoại trưởng Guido Westerwelle. Với việc trở thành Chủ tịch Đảng FDP, ông Rösler cũng chính thức trở thành Phó Thủ tướng – vị trí quyền lực thứ hai trong chính phủ của nữ Thủ tướng Angela Merkel

Bà Merkel đã tiến hành một cuộc cải tổ nội các hôm 12/5 theo đề nghị của những người thuộc Đảng Dân chủ Tự do – một đảng đối tác trong liên minh cầm quyền của bà. Theo đó, ngoài việc trở thành Phó Thủ tướng Đức, ông Rösler đã tiếp nhận vai trò Bộ trưởng Kinh tế từ người tiền nhiệm Rainer Brüderle. Trước đây, ông Rösler là Bộ trưởng Y tế Đức.
Sự thăng tiến của ông Rösler được xem là một hiện tượng trên chính trường Đức. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông liên tiếp được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng, từ Bộ trưởng Y tế đến Bộ trưởng Kinh tế và Phó Thủ tướng. Hiện tại, Phó Thủ tướng Rösler mới chỉ 38 tuổi. Theo lời tân Phó Thủ tướng Đức, ông sẽ chỉ ở trên cương vị Chủ tịch Đảng FDP, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng trong nội các Đức trong 7 năm nữa. Đây không phải là giới hạn tuổi do đảng của ông đặt ra mà ông tuyên bố sẽ rời chính trường và làm việc khác khi 45 tuổi

Từ cậu bé mồ côi...

Ông Rösler không chắc chắn về ngày sinh của mình. Trên giấy tờ ghi ông sinh ngày 24/2/1973. Tuy nhiên, đây không phải là con số chính xác

Ông Rösler sinh ra ở tỉnh Khánh Hoà, miền Nam Việt Nam. Cha mẹ ông được cho là đã bị thiệt mạng trong chiến tranh. Một người nào đó đã đưa cậu bé Rösler vào trại mồ côi ở Sài Gòn. Khi được 9 tháng tuổi, một cặp vợ chồng người Đức đã nhận cậu bé Rösler làm con nuôi và đưa cậu sang Đức

Khi trở thành Bộ trưởng Y tế Đức năm 2009, một phóng viên đã đặt câu hỏi: "Có bao nhiêu phần Châu Á trong con người ông?". Ông Rösler đã trả lời: “Đôi mắt bé, chiếc mũi tẹt và mái tóc đen." Theo lời kể của ông Rösler, ông đã có một tuổi thơ hết sức bình thường như bao nhiêu đứa trẻ Đức khác. Khi lên 4 tuổi, bố mẹ nuôi của Rösler ly dị. Ông đã lớn lên cùng người cha làm việc trong quân đội. Sau này, bản thân ông Rösler cũng trở thành một người lính

Sau khi học ngành y ở trường Y khoa Hanover, ông trở thành một bác sĩ trong quân đội và làm công việc này cho đến năm 2003

Sự nghiệp chính trị của ông Rösler ban đầu chỉ dừng lại ở một vài vị trí tình nguyện trong đảng FDP. Tuy nhiên, sau đó, con đường sự nghiệp của ông thăng tiến một cách nhanh chóng bất ngờ. Rösler gia nhập đảng FDP năm 1992 và tham gia vào đội ngũ lãnh đạo đảng này năm 2005. Một năm sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng FDP vùng Lower Saxony. Tháng 2 năm 2009, ông được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Y tế, Lao động và Giao thông Vận tải của bang Lower Saxony và sau đó trở thành nhân vật số hai của bang này

Rösler là một chính khách có tài ăn nói và giao tiếp bẩm sinh. Ông không phải là người tham vọng, tham danh vọng, địa vị. Rösler ban đầu mê ngành y bởi vì ông muốn làm một công việc được giao tiếp với nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế, khi làm việc, ông thấy rằng, có quá nhiều công việc giấy tờ và ông ít có thời gian chữa trị cho các bệnh nhân

"Tôi đã nói với mình: đã lên lúc mình nên thẳng tiến vào chính trường để loại bỏ những luật lệ ngu ngốc," ông Rösler đã cho biết như vậy một cuộc trả lời phỏng vấn

.... đến chiếc ghế Phó Thủ tướng

Vốn là một người đàn ông của gia đình, ông Rösler thực ra đã hài lòng với việc trở thành nhân vật số hai của bang Lower Saxony. Ông đáng ra đã ở lại Hanover cùng người vợ Wiebke, cũng là một bác sĩ, và hai cô con gái sinh đôi 2 tuổi

Tuy nhiên, đảng FDP của ông đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9 năm 2009. Với tư cách là một thành viên trong bộ máy lãnh đạo quốc gia của đảng FDP kể từ năm 2005, ông Rösler đã được bầu vào vị trí Bộ trưởng Y tế

Ông Rösler trở thành Bộ trưởng Y tế Đức khi mới 36 tuổi. Ông là người Châu Á đầu tiên được lựa chọn vào một trong các vị trí Bộ trưởng trong Nội các Đức và cũng là vị bộ trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước này

"Câu chuyện cổ tích của một đứa trẻ mồ côi trở thành Bộ trưởng” là dòng tít lớn được đặt trang trọng ở trang đầu của nhiều tờ báo bán chạy nhất của Đức trong thời điểm đó

Vị trí Bộ trưởng Y tế dường như phù hợp với một người xuất thân từ ngành y nhưng đây thực chất là một chiếc ghế nóng với những khoản ngân sách lớn và những nhân vật vận động hành lang đầy ảnh hưởng nhằm tranh giành khoản tiền này

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Rösler vấp phải những chỉ trích từ các đồng nghiệp bác sĩ, từ ngành công nghiệp dược phẩm, từ công chúng về những cắt giảm trong dịch vụ y tế và phí bảo hiểm cao hơn. Tuy nhiên, ông đã đảm nhiệm vị trí người đứng đầu ngành y tế Đức khá tốt. Ông Rösler thừa nhận: “Vị trí Bộ trưởng Y tế là công việc khó khăn nhất mà tôi từng làm”

Về vị trí Chủ tịch Đảng FDP, ông Rösler tỏ ra rất ngần ngại tiếp nhận vị trí này từ ông Guido Westerwelle, một người thầy của ông trong nhiều năm. Ông Rösler từng nói: "Nếu tôi cảm thấy chính trị làm tổn thương gia đình tôi, tôi sẽ từ bỏ ngay lập tức"

Các đồng minh chính trị miêu tả ông Rösler là một người “thông minh và sáng suốt". Ông Rösler đã từng cùng vợ về thăm quê hương Việt Nam một lần vào năm 2006
 
Chính khách gốc Việt khởi đầu “thời đại Obama” ở Đức ?​

image_thumb.png

“Tự hào về đưá con bị bỏ rơi”. Đó là tít một bài báo Đức tường thuật báo chí Việt Nam đón mừng thành công của Philipp Rösler vốn là một trẻ Việt bị bỏ rơi, như lịch sử thành công của đất nước mình, sau khi ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do FDP, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế tại Đại hội Đảng trung tuần tháng 5, ở tuổi 38: có báo chạy tít “Vị Phó Thủ tướng chính cống người Việt của Đức”, có báo với đầu đề “Tương lai mới cho người Việt ở Đức” rồi kết luận, “thành tích của Rösler chứng tỏ cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã hoà nhập thành công”, có báo mạng đi xa hơn “Việt Nam là một đất nước đầy nhân tài, Philipp Rösler là một minh chứng”. Thực ra lý lịch Rösler được cha mẹ nuôi người Đức đón từ trại trẻ mồ côi lúc 9 tháng tuổi, chỉ ghi đơn giản sinh ngày 24.2.1973, tại Khánh Hưng, Việt Nam

Có báo ghi Khánh Hoà, hoặc Sóc Trăng hay Ba Xuyên. Hồ sơ lưu trữ về ông cũng như hàng trăm thân phận trẻ bất hạnh thời chiến tại đây đã không còn; nên ngày, nơi sinh, đều không thể xác minh. Chỉ có thể khẳng định, Rösler khi đó được nuôi tại tu viện, Nhà Thờ lớn, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng hiện nay; phóng viên Đức đã đến tận đây tìm hiểu. Trước kia, từ năm 1956 cho đến 1975, thành phố Sóc Trăng có tên gọi Khánh Hưng, tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng lúc đó gọi là tỉnh Ba Xuyên. Trước nữa, thời Pháp thuộc, tỉnh Sóc Trăng là một phần tỉnh Bạc Liêu. Tháng 2 năm 1976, tỉnh mới Hậu Giang được thành lập từ hai tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ cũ. Từ 26.12.1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang, với 28,9% người Khmer, còn thị xã Sóc Trăng được nâng cấp hành chính lên thành phố năm 2007. Sóc Trăng, tiếng Khmer nghĩa là kho bạc; Philipp Rösler là người Khmer hay người Kinh sinh ra từ kho bạc này, và thuộc bên nào trong cuộc chiến, vẫn còn là ẩn số! Tuy nhiên, dù người dân tộc nào, phe nào, theo điều §116, Hiến pháp Đức, người có quốc tịch Đức là người Đức, thì Philipp Rösler đích thực là người Đức, không phải người Việt, cũng như Tổng thống da đen Obama là người Mỹ không phải người Kenia – biểu tượng cho thời đại thế giới hội nhập, quốc tịch dâu thì có quyền và nghĩa vụ phụng sự quốc gia đó – đích phấn đấu, niềm mơ ước cho mọi tuổi trẻ, chí lớn, tài cao, dù xuất thân từ bất cứ dân tộc nào, thể chế gì, thuộc quốc gia nào trên thế giới, miễn có được hoài bão lớn lao đó

Philipp Rösler trở thành hiện tượng đặc biệt, được chính trường lẫn công luận Đức hết lời ca ngợi ngay từ khi trở thành Phó Thủ hiến Tiểu bang Niedersachsen năm 35 tuổi, với danh hiệu ngôi sao đang lên của đảng FDP – “Shooting-Star” (tên giải thưởng cao nhất của Tổ chức Phim châu Âu EFP tặng tài tử điện ảnh trẻ). Sự nghiệp của ông tới nay được đánh giá là “thẳng đứng”, và “hầu như không có đối thủ” ở bất kỳ vị trí nào. Chức Chủ tịch Đảng FDP Tiểu bang, ông được bầu ở tuổi 33, năm 2006, tới 96,4% phiếu thuận. Trúng Chủ tịch đoàn FDP Liên bang năm 2007 cao thứ 2 với 88% phiếu bầu, chỉ đứng sau Chủ tịch Đảng lúc đó. Ông trở thành vị Chủ tịch thứ 13 của Đảng FDP tại Đại hội Đảng toàn quốc ở Rostock trung tuần tháng 5, với 95,8% phiếu thuận

Đại hội này được chính trường Đức và công luận hết sức quan tâm, so sánh ý nghĩa với kỳ bầu cử Obama ở Mỹ, coi đó là tín hiệu khởi đầu kỷ nguyên mới của đảng FDP vốn không còn đường lựa chọn, hoặc phải từ giã chính trường hoặc phải cải tổ Đảng, bởi bất cứ đảng nào, dù thần kỳ tới đâu cũng chỉ là niềm tin chứ không phải vua chúa; nếu không muốn bị người dân loại bỏ thì phải giành được sự tín nhiệm của họ. Nhưng Đảng FDP đã từ đỉnh cao tín nhiệm chiếm 14,6% cử tri năm 2009, sau 1 năm tham gia liên minh cầm quyền 2010 chỉ còn 10% cử tri ủng hộ (mất 1/3), nửa năm tiếp, tháng trước, con số đó rớt xuống mức thấp nhất trong lịch sử: chỉ còn 3%; nếu bầu cử, theo luật định sẽ bị loại ra khỏi quốc hội. Ở 3 cuộc bầu cử Quốc hội tiểu bang mới đây, thì cả 3 nơi, Đảng FDP cũng không tránh khỏi thất bại nặng nề, mất từ 1/3 – 1/2 cử tri, bị loại ra khỏi Quốc hội, hoặc ra khỏi Chính phủ tiểu bang. Dân chúng thất vọng, bởi FDP đã thất hứa, tuyên bố sẽ cắt giảm thuế nhưng không thực hiện; ủng hộ nhà máy điện hạt nhân bị dân chúng tẩy chay; việc bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc về Libya bị chê trách; bị thành phần hưởng trợ cấp phản đối khi FDP lên tiếng chỉ trích chính sách trợ cấp cho họ

Đứng trước nguy cơ mất còn đó, Rösler trở thành kỳ vọng của Đảng ông, có sứ mạng giành lại niềm tin nơi cử tri. Bài phát biểu đầu tiên của ông với tư cách Chủ tịch Đảng được đánh giá mở đầu cho kỷ nguyên Rösler, đáp ứng được mọi mong đợi của Đảng ông. Trước 660 đại biểu, đúng 11 giờ trưa hôm đó, ông bước lên diễn đàn trước tiếng vỗ tay vang dậy như sấm. Không cần nhìn văn bản, với giọng nhỏ nhẹ, từ tốn, điềm tĩnh, và thỉnh thoảng pha chút khôi hài, ông nói vo một mạch 66 phút bị ngắt quãng nhiều lần bởi tiếng vỗ tay liên hồi kéo dài nhiếu phút. Với các tuyên bố về những chính sách cơ bản, ông khẳng định quyết tâm của Đảng FDP

Đề cập đến chính sách năng lượng, với cách tiếp cận hết sức cân nhắc, ông cam đoan sẽ chấm dứt năng lượng hạt nhân, nếu phấn đấu đạt được 3 điều kiện: bảo đảm được nguồn cấp điện, giá điện có thể chấp nhận và loại điện đó không làm tăng ô nhiễm môi trường. Đề cập đến thuế khoá, ông hứa nhanh chóng giảm bớt gánh nặng thuế khoá cho người dân, cảnh báo phiá đảng liên minh cầm quyền phải thực hiện lời hưá đó, vốn đã cam kết khi thành lập chính phủ. Về người nhập cư, chià khoá hoà nhập họ là chính sách đào tạo, chứ không phải thông qua các ngày hành động đa văn hoá như hiện nay. Nền kinh tế Đức cần một hệ thống đánh giá, để trên cơ sở đó thu hút nguồn nhân lực nước ngoài trình độ cao. Ông ủng hộ một đồng Euro mạnh và cảnh báo trước việc giúp đỡ quá mức đối với những nước gây nợ nần, như Hy Lạp. Ông chủ trương, giúp đỡ đó phải được Hạ viện thông qua, bởi quyền ngân sách là quyền tối thượng phải thuộc về Quốc hội chứ không phải Chính phủ, (dù ông là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế). Đối với người ốm đau tàn tật, cần chăm sóc tốt, phải hỗ trợ cho người nhà của họ. Gia đình phải được chú trọng, thông qua chính sách cải thiện nhà trẻ mẫu giáo; tăng thời gian mở cửa, để người nuôi con một mình có thể đi làm. Quyền tự do của công dân, trong thời đại Internet và kết nối điện thoại di động, cần được bảo vệ trước các cơ quan công quyền, nhất là dữ liệu cá nhân. Ông hưá, bất cứ ở đâu tìm cách hạn chế tự do, dù một chút thôi, thi ở đó Đảng ông cũng sẽ có mặt, như trong trường hợp kiểm tra biên giới ở Đan Mạch, tình trạng Đức quốc xã mới ở Berlin-Kreuzberg. Ông chỉ trích Bộ trưởng Nội vụ CSU Hans-Peter Friedrich đã ủng hộ kiểm soát biên giới và kéo dài luật chống khủng bố, vốn hạn chế quyền tự do của công dân, và khẳng định, chúng ta không thể cho phép một sự hạn chế tự do như vậy. Ông so sánh hệ lụy khi hạn chế tự do từng chút một, với hình tượng con ếch, được hội trường vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Nếu ném nó vào nồi nước nóng nó sẽ phản xạ tức thì, nhảy ra khỏi nồi ngay. Nhưng nếu ném nó vào nồi nước lạnh, rồi đun nóng dần, nó sẽ nằm yên cho đến chín. Hạn chế quyền tự do từng chút một rốt cuộc sẽ dẫn tới như vậy, bởi xã hội mất đề kháng

Ông thẳng thắn, cử tri bỏ phiếu cho chúng ta 2009 là hy vọng nước Đức có một cái gì đó thay đổi. Lẽ ra đảng phải tập trung giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tế cuộc sống, những trăn trở thường nhật của từng người dân. Nhưng dân chúng đã thất vọng, vì cảm thấy những tranh cãi chính trị hầu như không đề cập đến điều đó. Chúng ta sai lầm, bỏ lỡ nhiều chương trình cấp bách và cần thiết, nhất là người dân đã không gắn Đảng FDP với kỳ vọng phát triển kinhh tế. Họ thất vọng là phải. Kết thúc phát biểu, Rösler nhấn mạnh: Thảo luận công khai là bà đỡ cho tất cả mọi vấn đề, rồi ông lên tiếng kêu gọi: Hỡi những công dân thất vọng với chúng tôi, từ hôm nay Đảng FDP sẽ đổi mới lấy lại niềm tin. Cả hội trường đứng bật dậy, vỗ tay vang dội kéo dài đúng 11 phút

Báo chi sau đó dẫn nhiều đánh giá của các chính khách. Cựu Chủ tịch FDP, ông Wolfgang Gerhardt thốt lên: Thật là một Chủ tịch tuyệt vời. Chủ tịch Đoàn Thanh niên FDP: Đúng là viên kim cương đã được mài giũa. Bộ trưởng Y tế mới Bahr: phát biểu rất thiện cảm ở lời nói và nhất quyết trong sự việc. Phó Chủ tịch Đảng đoàn Quốc hội FDP Florian Toncar: Bài phát biểu thật đáng tự hào

Rösler dù tài năng xuất chúng tới mấy, thì cũng chỉ là một cá nhân, không thể trở thành Shooting-Star, nếu không sẵn có một môi trường chính trị, trong đó người dân định đoạt số phận mọi đảng phái, buộc các đảng phái phải tự đổi mới nếu không sẽ bị dân bất tín nhiệm, loại bỏ. Chính nhờ nguyên lý đó mà vị Chủ tịch FDP tiền nhiệm, ông Westerwelle, sẵn sàng từ bỏ quyền lực, chỉ sau 1năm rưỡi tại vị Phó Thủ tướng, để cứu Đảng ông, mặc dù uy tín ông trong Đảng vẫn rất cao. Bài phát biểu từ chức của ông được Đại hội vỗ tay kéo dài 8 phút, nhiều người cảm động luyến tiếc rơi nước mắt, bởi ông đã 10 năm chủ tịch, một thời oanh liệt như Rösler, có công đưa Đảng ông đến mức tín nhiệm cao nhất trong lịch sử ở kỳ bầu cử trước. Ông thẳng thắn: Ai lãnh đạo Đảng lâu như vậy, người đó cũng sẽ mắc sai lầm, như tôi đã phạm phải, và xin được tha lỗi đối với từng sai lầm cụ thể đó. Ông thừa nhận rời bỏ chức vụ với nỗi đau trong tim, như bất cứ con người bằng da bằng thịt nào, nhưng không giận hay buồn mà với tất cả lòng biết ơn Đảng ông từ trong tâm khảm

Rösler trở thành cứu tinh của Đảng FDP, và chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng da vàng đầu tiên của nước Đức, đối diện với bên kia địa cầu là Tổng thống Mỹ da đen Obama, nếu kỳ bầu cử Quốc hội liên bang tới, Đảng FDP chiếm được đa số phiếu. Ngược lại với nhà nước phong kiến Trung Hoa đến xê dịch mỗi chiếc bàn thôi cũng phải đổ máu (Lỗ Tấn), ở các nước hiện đại việc chuyển giao chính quyền vốn nhẹ nhàng như xê dịch chiếc bàn, thì khả năng trên là một thực tế hiện hữu. Người dân Đức đang phập phồng từ bây giờ !

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
 
Người giàu...càng khổ​

Cang-giau-cang-thien-tam-1_1306463643.jpg

Ông Bùi Kiến Thành​

Có thể ví người chủ doanh nghiệp lớn như người cai quản nguyên một giang sơn, mà phải làm sao để giang sơn của mình vững mạnh

Ông Bùi Kiến Thành - một chuyên gia tài chính độc lập, nổi tiếng là người đã bỏ lại toàn bộ tài sản ở nước ngoài để về Việt Nam góp sức xây dựng đất nước, vừa chia sẻ với Tuần Việt Nam chúng tôi về vai trò của người giàu

Người giàu thì... càng khổ

- Ông có thể định nghĩa thế nào là người giàu? Có phải người có nhiều tiền là giàu không ?

- Người giàu phải có nhiều tiền, nhưng nhiều tiền không vẫn chưa đủ, mà phải có nhiều tài sản nữa. Ngược lại, có nhiều tài sản mà không có tiền thì sẽ khó khăn, vì không phải lúc nào tài sản cũng quy đổi ra thành tiền được ngay. Với chính sách tiền tệ thắt chặt như hiện nay, có tình cảnh nhiều người có tài sản lớn mà không có tiền tươi nên phải chạy khắp nơi vay mượn để mỗi tháng có tiền thanh toán nợ của ngân hàng

Nên ở một góc độ khác, người giàu dù có nhiều tài sản, nhưng lại thường đi theo với nợ nhiều, tài sản ròng phải tính bằng giá trị tài sản trừ ra số nợ ngân hàng. Tất nhiên người giàu mới được các tổ chức tín dụng ngân hàng cho vay dưới nhiều hình thức, số tiền rất lớn, còn người không giàu thì có muốn cũng không vay được như vậy

- Xem ra làm người giàu cũng rất căng thẳng ?

- Đúng vậy. Người giàu không bao giờ bỏ tiền trong ngân hàng, mà họ sẽ đầu tư, thường sẽ có nhiều doanh nghiệp

Quản lý số tài sản như vậy thì phải quản lý rủi ro, để dòng tiền vào - ra khớp nhau. Nếu vào mà không kịp cho dòng ra thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản. Rồi lo cổ phiếu lên- xuống, không thể để cả sự nghiệp doanh nghiệp của mình lâm vào bế tắc vì sẽ ảnh hưởng đến bao người khác, chứ không chỉ là lo cho túi tiền riêng

Người chủ doanh nghiệp lớn sẽ có trách nhiệm phải lo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động, rồi còn phải lo an sinh xã hội, nào nhà ở, con cháu được đi học... Rồi còn trách nhiệm với cổ đông nữa. Tóm lại là trách nhiệm xã hội rất lớn

Có thể ví người chủ doanh nghiệp lớn như người cai quản nguyên một giang sơn, mà phải làm sao để giang sơn của mình vững mạnh

Từ trải nghiệm của bản thân mình, tôi nhận thấy rằng vai trò của người giàu không chỉ đóng khung trong đóng góp về tiền bạc, mà cả đóng góp kinh nghiệm, đóng góp quan hệ, kiên trung trong ý kiến, tư vấn, lập luận... Người giàu phải hiểu được trách nhiệm của mình, và có tâm với dân tộc, với đất nước

Hãy thử xem một ngày của tỷ phú Mỹ như thế nào? Sáng sớm 5h dậy rèn luyện thể chất, ăn sáng rất sớm khoảng 6h30. 7h lên xe đi làm việc là lập tức mở email ra xử lý công việc, rồi cập nhật bao nhiêu thông tin mới nhất từ cả thế giới. Đến công ty là họp ngay với cán bộ chủ chốt trên khắp thế giới, bao nhiêu những công ty con, giải quyết bao nhiêu vấn đề chỉ trong khoảng nửa giờ. Rồi lại lo ngay vấn đề của ban điều hành tại chỗ, họp với một phần của lãnh đạo HĐQT và BGĐ, cũng khoảng nửa giờ nữa

Từ đó là chương trình hoạt động trong ngày, liên tục những cuộc gặp gỡ công việc, tính lịch sát đến từng 30 phút

Buổi trưa cũng phải tính xem ăn trưa nói chuyện với ai (business lunch), thường với những người được ưu ái nhất, quan trọng nhất, kiểu với Thị trưởng New York, rồi Thống đốc bang Texas. Trở về 1h30, 2h lại tiếp tục những cuộc hẹn, cuộc họp

Đến 5, 6h tối lại đi tiệc cocktail để giao lưu. Nhiều khi một ngày có rất nhiều nơi mời dự tiệc cocktail, lại phải tính toán xem nên lựa chọn cái nào, rồi thư ký phải cập nhật thông tin đến đó sẽ gặp những ai. Chẳng hạn có thể trò chuyện với Bộ trưởng Tài chính Pháp, tranh thủ thảo luận về vấn đề A, B, C

Đến tối nhiều khi cũng đi ăn tối - làm việc (business dinner) đến 9h30, 10h mới được về nhà. Lại tiếp tục làm việc đến khuya, xem có những email gì phải giải quyết, rồi tranh thủ hỏi thăm vợ con một lúc

Cuộc sống của một đại gia đẳng cấp quốc tế là như vậy đó

Có thể đại gia Việt Nam chưa "khổ" đến mức đó, nhưng cũng phải có trách nhiệm với khối tài sản lớn, với những cổ đông, với người lao động, rồi với khách hàng...

Người giàu phải có trách nhiệm

- Còn trách nhiệm với xã hội theo nghĩa rộng thì sao, thưa ông? Bản thân ông đã là người rất giàu khi còn ở miền Nam Việt Nam, là người giàu khi sống ở nước ngoài, trước khi bỏ lại toàn bộ tài sản cho vợ con để trở về sống trong nước. Ông có thể chia sẻ về sự đóng góp cho xã hội từ góc độ một người giàu ?

- Trách nhiệm đầu tiên của người giàu với xã hội là phải đóng góp cho sự phát triển kinh tế, đóng góp bằng tiền thuế, bằng những sản phẩm phục vụ xã hội. Là người kinh doanh lớn, có nhiều kinh nghiệm thương trường, nhiều mối quan hệ rộng trong mọi thành phần xã hội, cũng phải đóng góp ý kiến với các lãnh đạo nhà nước trong nhiều việc quốc gia đại sự nữa

Thời gian tôi sống ở nước ngoài, từ những năm 79, 80, tôi đã nhiều lần gặp gỡ các lãnh đạo của Việt Nam tại Pháp, thời đó ông Phạm Hùng là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (có lúc kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ) từ trong nước sang, để đóng góp ý kiến về việc phải đổi mới kinh tế

Phải làm sao để người dân giàu, vì trong lịch sử của nhân loại xưa nay không một nước mạnh nào xây dựng trên dân tộc nghèo. Phải để người dân Việt Nam làm giàu, cho kinh tế dân doanh phát triển, đất nước mới mạnh được. Sau đó tôi thấy khái niệm "dân giàu nước mạnh" đã được chấp nhận

Trong sự đổi mới của Việt Nam từ những năm 1980, 1990, tôi rất hạnh phúc vì có đóng góp cho sự chuyển đổi mạnh mẽ của cả nền kinh tế, từ ngăn sông cấm chợ qua nền kinh tế thị trường. Từ chế độ chuyên chính vô sản qua nhà nước pháp quyền, không phải là đóng góp về tiền bạc, mà là đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm và cả những quan hệ sẵn có với những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn của Mỹ, của Pháp. Cả phương thức giải quyết những vấn đề ngoại giao, an ninh quốc phòng rất nhạy cảm, đưa ra những vấn đề trọng đại theo cách có thể chấp nhận được, đồng có lợi cho các bên

Từ trải nghiệm của bản thân mình, tôi nhận thấy rằng vai trò của người giàu không chỉ đóng khung trong đóng góp về tiền bạc, mà cả đóng góp kinh nghiệm, đóng góp quan hệ, kiên trung trong ý kiến, tư vấn, lập luận... Người giàu phải hiểu được trách nhiệm của mình, và có tâm với dân tộc, với đất nước

- Ở Việt Nam bây giờ có nhiều người giàu theo cách ông vừa nói không ?

- Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, cũng như trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, có rất nhiều người có tâm trạng như tôi vừa kể, muốn được đóng góp cho xã hội theo nhiều cách. Nhưng nhiều người trong số họ chưa có cơ hội đóng góp

Quan trọng là Nhà nước phải tạo cơ hội cho người dân trở nên giàu có và cho người giàu đóng góp. Khi ở nước ngoài, tôi làm được những việc đó vì người của Chính phủ Việt Nam qua gặp tôi, và ông Phạm Hùng là người chỉ đạo quan hệ làm việc với tôi rất sáng tạo và cởi mở

- Nghĩa là phải có môi trường để họ đóng góp ý kiến ? Quan trọng là có tìm ra họ không ? có hỏi họ không, hỏi xong thì đối xử thế nào ?

- Tất nhiên người nói phải kiên nhẫn, bởi không phải tất cả những chuyện mình nói đều đúng, hoặc được áp dụng ngay. Nhưng người nghe cũng phải rất cởi mở, không phải cứ nói trái ý mình thì mình đóng tai lại, không nghe nữa. Cả hai bên đều phải cởi mở và sẵn sàng đối thoại

Thiện tâm sẽ... bật dậy

- Phải chăng trong xã hội bây giờ, nhiều người giàu nhanh nhưng lại theo những cách... không trong sáng lắm, và khi giàu rồi thì họ cũng khó đóng góp cho xã hội hơn ?

- Phải thừa nhận xã hội bây giờ buộc nhiều người phải đi qua những con đường không được trong sáng để đi tới sự giàu có. Nhưng tôi vẫn tin, trong mỗi con người đều có cái thiện - cái ác, và chính cái thiện đó sẽ giữ cho chúng ta làm những điều đúng

Dù có làm giàu theo cách không đúng lắm, nhưng khi giàu đến mức nào rồi thì thiện tâm mỗi người sẽ bật dậy. Những người có tiền tới mức nào đó, khi đồng tiền không "phá nhân nghĩa" nữa, không khống chế mình nữa, thì họ sẽ nghĩ phải dùng tiền như thế nào, và họ sẽ muốn "trả lại" bằng những điều tốt cho xã hội

Cũng có những người giàu vẫn chỉ bo bo cho mình, nhưng nhiều người rất có thành tâm thành ý. Người ta biết tay nhúng chàm, đến độ nào đó thì người ta sẽ muốn rửa tay... Con người có thể đổi thay theo tình thế

- Ông thật sự lạc quan...?

- Chúng ta đang nỗ lực tổ chức Nhà nước theo hướng minh bạch hơn

Tôi lạc quan về một xã hội hướng thiện, tuy hiện nay "cái ác" có đang lấn át một chút, nhưng xã hội còn vững mạnh đến ngày nay nghĩa là vẫn đang quá trình tự điều chỉnh

Nói thế nào nhỉ, trong mỗi người có chân tâm Phật tánh đang bị đám mây mù che phủ, thành ra u mê không thấy được sự thông thoáng. Khi mây bay qua rồi thì mặt trời sẽ lộ ra và tỏa sáng...

- Nhưng ở ta chưa nhiều người giàu dùng tài sản riêng của mình để làm từ thiện? Nói như nhiều người là ta chưa có văn hóa làm từ thiện ?

- Người giàu ở Việt Nam chưa nhiều người có thật tâm muốn dùng tài sản riêng của mình để ủng hộ đồng bào nghèo. Mới có vài ví dụ riêng lẻ, rất giới hạn, nhiều khi "ẩn chứa" vấn đề đánh đổi gì đó, như điều kiện để được ưu tiên cấp giấy phép chẳng hạn

Tôi sẽ nói thế này, khi có 1 triệu đô la thì chưa hướng thiện bao nhiêu, nhưng 100 triệu đô la thì thoải mái hơn, và sẽ có tinh thần xã hội hơn. Đến 1 tỷ đô la thì sẽ khác nữa. Con người thay đổi theo hoàn cảnh của mình, khi nghèo, ít tiền thì phải đi tranh đấu, giành giật, khi có tiền thì sẽ nhìn xã hội bao dung hơn

Ta chưa có văn hóa từ thiện vì nước ta chưa phát triển đến mức đó, nhưng ta sẽ dần học. Ý chí của những tỷ phú lập ra quỹ từ thiện là để tài sản lớn của mình có thể giúp ích cho xã hội, cũng là để giúp con cháu không bị hư vì ỷ lại

Nhà nước cũng phải tạo cơ chế khuyến khích người giàu không chỉ làm từ thiện mà lập ra những quỹ từ thiện, đóng góp vào những quỹ từ thiện có tác động xã hội. Ở nước ngoài, như ở bên Mỹ chẳng hạn, tiền đóng vào các quỹ từ thiện được miển thuế, đấy cũng là một cách thức khuyến khích những người giàu hướng thiện

Khánh Linh
 
Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ​

Trịnh Hữu Châu đã là niềm tự hào vĩ đại của người Việt khi anh hoàn tất hành trình bay vào vũ trụ cùng tàu con thoi Columbia lừng danh

Bạn có thể không biết được điều này, thế nhưng cả nước Mỹ biết điều này, hơn một nửa thế giới biết điều này. Trên trang bìa của nhiều tạp chí nước Mỹ đã xuất hiện gương mặt Trịnh Hữu Châu như là một kỳ tích châu Á tại NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ)

Eugene Trịnh (tên khai sinh là Trịnh Hữu Châu) sinh ngày 24/09/1950 tại Sài Gòn. Ông là con trai út của kỹ sư công chánh Trịnh Ngọc Sang. Năm 1953, ông cùng với gia đình sang định cư ở Pháp, nơi đây chính là tiền đề phát triển sự nghiệp của chàng kỹ sư tài năng này

20110614100451_130611vutru1.jpg

Trịnh Hữu Châu đang được rất nhiều trường đại học danh tiếng ở nước Mỹ mời nói chuyện và giảng dạy​

Trịnh Hữu Châu học trung học tại Trường Michelet (Paris) và lấy bằng năm 1968. Sau đó, ông sang Mỹ học ngành chế tạo máy và vật lý ứng dụng tại Đại học Columbia, tốt nghiệp năm 1972. Trong hai năm liên tiếp 1974 và 1975, chàng trai Sài Gòn này nhận học bổng và bảo vệ thành công các luận án thạc sĩ khoa học và triết học. Châu tiếp tục học lên tiến sĩ và năm 1977 lấy được bằng vật lý ứng dụng của Đại học Yale lừng danh

Năm 1979, NASA ngắm Eugene như là một tài năng hiếm thấy và ngay lập tức ông được mời vào làm việc tại phòng thí nghiệm về sức đẩy phản lực của NASA. Trong thời gian này, ông kết thúc khóa học sau tiến sĩ và tham gia các hoạt động nghiên cứu của Viện Kỹ thuật California dưới sự hỗ trợ của NASA

20110614100451_130611vutru2.jpg

Trịnh Hữu Châu thứ 2 từ trái sang cùng phi hành đoàn tàu Columbia STS - 50​

Năm 1983, NASA chọn ông để huấn luyện thành chuyên viên sức đẩy làm việc cho phòng thí nghiệm không gian 3 (Spacelab 3) của mình. Ông trở thành người dự khuyết cho chuyên viên sức đẩy nổi tiếng Taylor Wang

Tháng 8/1990, NASA cái tên Eugene Trịnh được điền vào danh sách thành viên nghiên cứu sức đẩy tại phòng thí nghiệm vi trọng lực của tàu con thoi. Ngày 25/06/1992, sau khi hoàn thành hai năm huấn luyện, ông có mặt trong chuyến bay của tàu con thoi Columbia STS – 50 bay lên không gian. Như vậy, Trịnh Hữu Châu đã trở thành người Việt thứ hai bay vào vũ trụ sau khi Phạm Tuân làm được điều kỳ diệu tương tự trước đó 12 năm (1980)

Trang web của NASA cho biết chuyến bay STS – 50 của Eugene Trịnh kéo dài đúng 13 ngày, 19 giờ, 30 phút và 4 giây. Trong chuyến bay này, tại khoang vật lý DPM, ông đã thực hiện và theo dõi cùng lúc ba thí nghiệm về sức đẩy, sự rơi của chất lỏng và kỹ thuật điều khiển chất lỏng không bình chứa do ông nghĩ ra

20110614100451_130611vutru3.jpg

Eugene Trịnh và một vài thành viên của phi hành đoàn Columbia lịch sử năm 1992​

Đến nay, hơn 40 công trình khoa học của Trịnh Hữu Châu đã được công bố trên các tạp chí khoa học lớn của Mỹ và châu Âu. Ông là thành viên của các hiệp hội nghiên cứu không gian như Tổ chức Nghiên cứu Sigma Xi, Hội Vật lý Mỹ, Hội Cơ học Mỹ, Viện Hàng không và không gian Mỹ, Hiệp hội Nghiên cứu về nguyên liệu, Hiệp hội Khám phá không gian... NASA đã trao tặng ông huy chương phi hành gia, huy chương thành tựu khoa học đặc biệt và bốn bằng phát minh cùng với các đồng nghiệp

Ông cũng đã nhận được bảy giải thưởng công nghệ của NASA từ năm 1985 tới nay, trong đó có dụng cụ đo lường về trọng lực thấp được đặt trong máy bay phản lực KC-135 của NASA
 
Họ Nguyễn ở Czech nằm trong top 10​

Theo kết quả khảo sát mới nhất, họ Nguyễn của người Việt Nam tại CH Czech đang ngày càng trở nên phổ biến khi xếp thứ 9/10 trong số các dòng họ nước này

Trong số các cộng đồng người nước ngoài thì họ Nguyễn lớn thứ 3 chỉ sau cộng đồng Slovakia và Ukraine. Họ Nguyễn phổ biến nhất tại phía tây Czech và thậm chí còn nhiều hơn cả họ gốc địa phương

199356.jpg

Trẻ em Việt Nam ở Czech​

Giới chức Czech cho rằng, với việc họ của người Việt Nam ngày càng trở nên thông dụng cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của cộng đồng người Việt Nam tại đây

Theo số liệu chính thức, hiện có khoảng hơn 70.000 người Việt sinh sống tại Czech. Báo Kdejsme.cz cho rằng, mặc dù thể chế chính trị tại Tiệp Khắc cũ đã thay đổi nhưng tình cảm của người Việt Nam đối với người bản xứ và đối với quê hương vẫn được duy trì
 
Doanh nhân người Việt Nam ở Italy có 'nhà mới'​

Được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Italy, ngày 26/6, cộng đồng doanh nhân người Việt tại quốc gia Nam Âu này đã tổ chức Đại hội tại thành phố Verona, thành lập Hội doanh nhân người Việt tại Italy (ASSOEVI)

Đại hội đã thảo luận và thông qua Điều lệ cũng như kế hoạch hoạt động của Hội, khẳng định tên gọi, tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức và phương châm hoạt động, bầu ra Ban chấp hành gồm chín người, do ông Phạm Văn Hồng làm chủ tịch

avatar.jpg

Theo Điều lệ, ASSOEVI là một tổ chức phi chính phủ, được đăng ký tại Italy​

Mục đích của Hội là nhằm đoàn kết, nâng cao năng lực của hội viên, tạo môi trường để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, doanh nghiệp của người Việt tại Italy; liên kết, phối hợp và hỗ trợ hội viên trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ tại Italy. Bên cạnh đó, một mục đích quan trọng khác của ASSOEVI là góp phần quảng bá, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại Italy và thúc đẩy, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại giữa Italy và Việt Nam

Phát biểu chào mừng Đại hội với sự tham dự của nhiều doanh nhân người Việt tại Italy, đại diện các hội doanh nghiệp người Việt tại Đức, Pháp, Romania, Thụy Điển và Hội Doanh nghiệp châu Âu, Đại sứ Việt Nam tại Italy Đặng Khánh Thoại nhấn mạnh ASSOEVI cần mở rộng quan hệ và hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp ở Italy cũng như ở trong nước, thực hiện hiệu quả việc quảng bá, giới thiệu hàng Việt Nam đến kiều bào và người tiêu dùng Italy, đấu tranh phản biện các thông tin sai lệch về chất lượng hàng của Việt Nam do một số doanh nghiệp và tổ chức của Italy đưa ra vì sự cạnh tranh thiếu lành mạnh

ASSOEVI cần đóng vai trò chủ đạo trong việc củng cố và tăng cường sự liên kết trong cộng đồng người Việt tại Italy, chủ động hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động như triển lãm, hội thảo giới thiệu về tiềm năng và cơ hội hợp tác với Việt Nam, về đất nước, con người, văn hóa và nghệ thuật của Việt Nam, thúc đẩy các hoạt động hướng về Tổ quốc

Chủ tịch ASSOEVI Phạm Văn Hồng cho biết nhiệm vụ cụ thể của Hội là khuyến khích trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp hội viên nắm bắt các cơ hội đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Italy và tại Việt Nam, tập hợp các kiến nghị và đề xuất những biện pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh với các cơ quan chức năng của Italy và cơ quan đại diện của Việt Nam tại Italy, thiết lập và phát triển quan hệ giữa Hội với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp tại các nước, quảng bá và đề cao vị thế của Hội, các hội viên cũng như cộng đồng người Việt tại Italy

Theo ông Trần Thanh Hải, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy, sự ra đời của ASSOEVI là một bằng chứng cụ thể cho thấy sự đoàn kết và lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Italy nói chung và giới doanh nhân người Việt tại Italy nói riêng

Ông Hải khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của bộ phận Thương vụ cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đối với ASSOEVI để Hội thực sự trở thành cầu nối hữu hiệu nhằm góp phần tăng cường mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Italy và Việt Nam
 
Sài gòn có hơn 2.500 doanh nghiệp Việt kiều​

9137_Vietkieu.jpg

“Bà con Việt kiều là cầu nối đẩy mạnh hợp tác về các mặt thương mại, đầu tư, kể cả nhập khẩu công nghệ, hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa”, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh nhận xét

Sài gòn có hơn 2.500 doanh nghiệp Việt kiều với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỉ đồng

Theo Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM, tính đến giữa tháng 6.2011, TP.HCM đã có hơn 2.500 doanh nghiệp Việt kiều với tổng vốn điều lệ gần 37.000 tỉ đồng. Ủy ban cũng đã liên lạc, lập dữ liệu được hơn 800 chuyên gia, trí thức kiều bào, trong đó có 138 người đang hợp tác, làm việc trên toàn quốc

Hằng năm có trên 500.000 lượt người Việt Nam ở nước ngoài về thăm thân nhân, tìm kiếm cơ hội làm ăn, đầu tư, hợp tác giáo dục đào tạo, chuyển giao công nghệ, trong đó hơn 80% có thời gian lưu lại TP HCM. Các hoạt động hỗ trợ kiều bào trong 30 năm qua gồm tổ chức gặp gỡ, đối thoại nhằm giúp kiều bào tìm hiểu về thủ tục thuế, hải quan, tư pháp, xuất nhập cảnh, phổ biến chính sách mới, tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ pháp lý

200 doanh nhân Việt kiều Mỹ tham gia buổi gặp Bộ Công Thương

Vừa qua, Diễn đàn Doanh nhân kiều bào lần thứ 3 và “Ngày Thủy sản” do Bộ Công Thương phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco tổ chức, đã được tổ chức tại Los Angeles, bang California, Mỹ với sự tham dự của hơn 200 doanh nhân Việt Nam

Tại diễn đàn các diễn giả đã giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, chính sách mới của nhà nước đối với kiều bào, giải đáp băn khoăn, thắc mắc của kiều bào về khi đầu tư làm ăn ở trong nước

Tại Diễn đàn, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh đã nêu lên tiềm năng, cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt-Mỹ, trong đó có đóng góp quan trọng của kiều bào, doanh nhân kiều bào. “Bà con là cầu nối đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước về các mặt thương mại, đầu tư, kể cả nhập khẩu công nghệ, hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa”, Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh nhận xét

Tại Diễn đàn, các doanh nhân kiều bào cũng đã trao đổi ý kiến, kinh nghiệm đầu tư, kinh doanh ở trong nước, đưa ra những đề xuất, khuyến nghị chính sách với cơ quan quản lý trong nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho kiều bào về nước làm ăn, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Mỹ

Giới thiệu cơ hội việc làm tại Việt Nam cho sinh viên Việt du học ở Đức

Ngày 16.6 vừa qua, tại Trường Đại học Kỹ thuật tổng hợp Berlin (TU Berlin), Cộng hòa Liên bang Đức, đã diễn ra Hội thảo “Sự bùng nổ kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng, cơ hội dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học”. Tại Hội thảo, các diễn giả đã thông tin đến cộng đồng du học sinh Việt về tình hình hoạt động của các hãng Đức tại thị trường Việt Nam, sự nhìn nhận và kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với các sinh viên Việt Nam đang theo học tại Đức. Hội thảo cũng giới thiệu cơ hội để sinh viên kiếm được việc làm trong các hãng của Đức và các nước khác đang đầu tư tại Việt Nam

Đại diện của hãng Robert Bosch Đức đã giới thiệu hoạt động đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam và nhấn mạnh hãng tạo nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên Việt Nam học tập tại Đức. Đại diện Công ty LAR Pocess Analysers tại Đức cũng đã giới thiệu các hoạt động của mình và thông tin về dự án AKIZ Công ty đang tham gia thực hiện tại Khu công nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ

Nguyên Nga
 
Người gốc Việt giữ vị trí quan trọng tại Electrolux​

Ông Jack Truong, một người gốc Việt, đã được tập đoàn Electrolux AB của Thụy Điển bổ nhiệm chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ và Phó chủ tịch điều hành tập đoàn Electrolux

Ông Truong sẽ báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Electrolux, Keith McLoughlin và là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn. Trước đó, ông Truong giữ vị trí Phó chủ tịch và Tổng giám đốc công ty Phát triển nhà đất và xây dựng toàn cầu thuộc tập đoàn 3M

jack-truong-in.jpg

Chân dung quan chức cấp cao gốc Việt của Electrolux​

Ông Truong đã giữ chức vụ này từ năm 2009. Với 22 năm kinh nghiệm làm tại 3M ở các vị trí quản lý cao cấp tại Mỹ, châu Âu và châu Á, ông Truong sẽ tiếp nhận vai trò mới ở Electrolux từ ngày 1/8

Sinh năm 1962, ông Truong có bằng tiến sĩ ngành kỹ sư hóa học của Học viện Rensselaer Polytechnic ở Troy, New York

Phát biểu trong thông báo bổ nhiệm tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ hôm 30/6, ông Keith McLoughlin, Chủ tịch Electrolux, cho biết: “Chúng tôi rất vui được chào mừng ông Jack Truong đến Electrolux. Tại 3M, ông đã cho thấy khả năng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách áp dụng các công nghệ và cách tiếp thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Kinh nghiệm của ông sẽ giúp đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của chúng tôi với việc tập trung vào các nhãn hàng mạnh, sản phẩm mới có tác động cao và tiết giảm chi phí, tất cả là những thành tố quan trọng trong chiến lược của Electrolux"
 
Doanh nhân Việt được nhận giải Cresus của Pháp​


Ngày 7/7 tại trụ sở Quốc hội Pháp ở thủ đô Paris (Pháp), doanh nhân Việt kiều Trần Văn Phú đã được trao giải thưởng Cresus 2010 cho cuốn sách “Vực dậy nước Pháp và Âu châu – Nền dân chủ tự nguyện”

1-4.jpg

Doanh nhân Trần Văn Phú tại lễ trao giải thưởng Cresus

Đây là giải thưởng cao quý của Hội Cresus tạo Pháp vinh danh các tác phẩm văn học đấu tranh cho những người nghèo bị gạt ra khỏi xã hội

Cuốn sách “Vực dậy nước Pháp và Âu châu – Nền dân chủ tự nguyện” được ông Trần Văn Phú biên soạn trong sáu năm, do nhà xuất bản Cherche Midi (Paris) ấn hành

Ông Trần Văn Phú là Chủ tịch Tập đoàn Corele và SCAVI

Trong cuốn sách trên, ông Phú chia sẻ về những thành công của ông trong kinh doanh nhờ biết trở về với những giá trị cơ bản bằng cách lắng nghe nhân viên và đào tạo họ

Ông đã dành 80% thời gian để đào tạo tại chỗ cho lớp trẻ sự ham mê, tinh thần sáng tạo và sự năng động trong công việc

Theo ông, cần có sự coi trọng cam kết tập thể, đây là cơ sở tạo dựng nên thành công hôm nay. Ông tin rằng sẽ có một xã hội khác không như chế độ tư bản hiện nay

Sinh trưởng trong chiến tranh, học được từ cha mẹ khái niệm chia sẻ, lòng vị tha, quả cảm và khó tính. Cuốn sách đã đề xuất một thế giới tốt đẹp hơn

Ông Trần Văn Phú sinh ra ở Huế, đến Pháp từ năm 1975. Khi ở tuổi 33, từ con số không, ông Trần Văn Phú bắt tay vào công việc kinh doanh và gây dựng nên một doanh nghiệp có tầm vóc quốc tế với 10.000 nhân công

Hội Cresus được thành lập để chống lại tình trạng một phần dân cư khó khăn về tài chính bị gạt ra ngoài xã hội bằng cách phát triển các chương trình giáo dục tài chính, tiếp cận tín dụng nhỏ cá nhân có hướng dẫn, coi đây là một phương tiện để hội nhập kinh tế và xã hội

Mỗi năm, Hội Cresus tặng thưởng cho những người được nhận tín dụng nhỏ có thành tích tốt nhất và khuyến khích các tác phẩm văn học góp phần làm thay đổi cách nhìn về sự nghèo khó và tình trạng những người nghèo bị gạt ra khỏi xã hội
 
Phó thủ tướng Đức: "Tôi từng mơ là hoàng tử Việt Nam"​

- Báo Der Spiegel của Đức vừa có cuộc trò chuyện khá cởi mở với Phó thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Philipp Rösler. Cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề nguồn gốc Việt Nam của ông cũng như sự hòa nhập vào nước Đức

* Bộ trưởng Philipp Rösler, ông là người Việt Nam và được cha mẹ Đức nhận làm con lúc 9 tháng tuổi. Vậy lúc nào ông nhận ra mình không giống những người Đức khác ?

- Khi tôi bốn hay năm tuổi, ba tôi đặt tôi trước gương cùng ông ấy. Ông nói: "Hãy nhìn con, rồi nhìn ba - con với ba khác nhau. Nhưng dù cho điều gì xảy ra hay người ta nói cái gì thì ba là ba của con"

* Lúc nhỏ có bao giờ ông bị bạn bè chọc vì vẻ bề ngoài ?

- Chưa bao giờ. Tôi từng mơ mình là một hoàng tử Việt Nam bị lạc. Và có đôi lúc tôi hỏi ba ở Việt Nam có hoàng tử không. Vào những năm 1980, ba tôi trả lời rằng Việt Nam đã từng có vương triều nhưng bây giờ không còn nữa

* Với bề ngoài của mình, từ khi còn thiếu niên có bao giờ ông nghĩ mình sẽ trở thành Phó thủ tướng ?

- Một thiếu niên có thể tưởng tượng sẽ trở thành phó thủ tướng? Tôi cảm thấy người Đức chấp nhận sự thật rằng tôi không giống "một người Đức bình thường". Lâu nay, điều này vẫn luôn xảy ra

* Người Việt Nam có tự hào với Philipp Rösler ?

- Những tour du lịch Việt Nam thường dừng ở văn phòng của tôi và với nhiều người Việt Nam, điều đó thật đặc biệt. Nếu một người con nuôi Đức được làm trong chính phủ Việt Nam thì bản thân người Đức cũng cảm thấy rất thích thú

* Ba ông có nói nhiều về Việt Nam ?

- Trong thời gian làm phi công cho quân lực Đức, cha tôi đã gặp nhiều người Việt Nam. Trong những năm 1970, ông thường sang Mỹ tập huấn và gặp những người Việt Nam được tập huấn ở đây. Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nhiều đến ông, cũng như đa số những người thuộc thế hệ này. Lúc đó ông chỉ có hai lựa chọn, hoặc xuống đường biểu tình phản đối hoặc giúp đỡ một cách thiết thực nhất. Ông đã chọn cách thứ hai, nhận một đứa con nuôi Việt Nam - đó là tôi

* Có bao giờ ông ước được giống một người Đức ?

- Không, bởi vì tôi là người Đức và luôn cảm thấy mình là người Đức. Tôi đi học trường tiểu học công giáo ở Hamburg, nơi có nhiều học sinh từ Ý và Tây Ban Nha. Sau ngày đi học đầu tiên, tôi nói với ba: "Ba, ở lớp con có nhiều học sinh nước ngoài". Và ông đã cười rất lớn

* Là một bộ trưởng kinh tế, ông có làm việc theo hướng nới lỏng luật nhập cư vào Đức ?

- Tôi chủ trương nước Đức đi theo hướng này. Nước Đức cần những người nhập cư có chất lượng. Thật nực cười khi Đức bỏ công sức, tiền bạc để đào tạo những sinh viên nước ngoài nhưng chỉ cho phép ở lại Đức một năm sau khi tốt nghiệp

* Có bao giờ ông gặp khó khăn trong sự nghiệp chính trị vì người ta thường nghĩ dân châu Á hiền và thân thiện ?

- Tại sao thân thiện lại có thể là một trở ngại ?

* Tại sao phải đợi đến năm 33 tuổi ông mới lần đầu tiên trở về Việt Nam ?

- Tôi đi bởi vì vợ nói với tôi: "Chúng ta rồi sẽ có con và em muốn có thể kể cho chúng nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra"

* Cảm xúc của ông khi đó? Giống như một du khách bình thường ?

- Có lẽ giống một du khách đặc biệt thích thú. Những người tôi tiếp xúc cho rằng tôi không sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và hầu hết đều nghĩ rằng tôi là Việt kiều Mỹ về thăm quê

* Ông có biết gì về cha mẹ ruột của mình ?

- Không. Các sơ phải chăm đến hơn 3.000 trẻ. Họ đã phải tự nghĩ ra tên và dòng họ của ngần ấy đứa trẻ để điền vào các phiếu. Vì vậy tôi không biết bất cứ điều gì về cha mẹ ruột của mình

* Ông thích nhất ở Việt Nam điều gì ?

- Cảnh đẹp và thức ăn. Khi bạn ăn nhà hàng châu Á ở Đức, nó đã bị Đức hóa. Nhiều người châu Á thậm chí không đi ăn nhà hàng châu Á vì hương vị của nó không giống ở quê nhà

* Tại sao ông lại muốn là một người Đức hơn những người Đức ?

- Tôi không như vậy. Đơn cử như việc đã từ lâu tôi không có cờ Đức trong văn phòng của mình

* Như là việc ông thích ca sĩ Đức Udo Jürgens. Ông đặt tên hai con gái là Grietje và Gesche. Ông là thành viên của Ủy ban trung ương công giáo Đức... Ông còn hơn một người Đức, ông là người Đức mẫu mực

- Để tôi nói lại: Tôi đúng là fan của Jürgens nhưng chắc chắn không phải vì anh ta hát tiếng Đức. Và để tôi nói thêm vài bí mật - ở nhà chúng tôi không treo cờ Đức. Xe hơi riêng của tôi là một chiếc xe Pháp đơn giản là vì nó là chiếc duy nhất nó đủ chỗ để chở nôi cho hai đứa song sinh. Về tên của chúng, do vợ tôi đã đổi họ Rösler theo tôi nên cô ấy sẽ là người chọn tên cho con. Và thật ra thì cái tên Grietje nghe có vẻ Hà Lan còn Gesche nghe có vẻ frisia (một ngôn ngữ sử dụng thông dụng ở nhiều vùng tại Hà Lan và Đức) hơn

Bộ trưởng Philipp Rösler, cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này
 
Khác biệt để thành công​

tieudiemkhacbiet-1.jpg

Trở về Việt Nam với nguyện vọng tham gia xây dựng những giá trị mới cho cộng đồng, ông Dung Tấn Trung, Việt kiều Mỹ bắt tay vào xây dựng công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt phú, với thương hiệu MobiVi’ cho ví điện tử và các giải pháp thanh toán thương mại điện tử(TMĐT)

Sau 4 năm, MobiVi’ đang dần chiếm thị phần bởi hướng đi khác biệt - các giải pháp cho cộng đồng. Ông Trung đã có cuộc trò chuyện với DNSG cuối tháng, chia sẻ về định hướng, sự phát triển và chiến lược của MobiVi’

Điều ấn tượng nhất đối với tôi khi bắt đầu phát triển MobiVi’ là nguồn năng lượng dồi dào của một nền kinh tế sôi động, và một thị trường của người tiêu dùng trẻ với tỷ lệ tiếp cận internet và điện thoại cao trên thế giới

Thị trường Việt Nam lại có thêm thuận lợi là sự ủng hộ về đường lối, chủ trương chính sách của Chính phủ đối với việc phát triển các giải pháp thanh toán phi tiền mặt

Đây là điều kiện cần cho sự phát triển của TMĐT và các giải pháp thanh toán trực tuyến. Vì có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thế, không chỉ riêng MobiVi’, mà nhiều công ty khác đã giới thiệu nhiều giải pháp và dịch vụ ví điện tử và TMĐT vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây

* Những giải pháp và dịch vụ đó là gì, thưa ông ?

- Tại Việt Nam đồng thời xuất hiện nhiều giải pháp thanh toán hỗ trợ TMĐT: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, tiền điện tử, ví điện tử... Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng, phục vụ cho từng loại đối tượng và từng phân khúc thị trường riêng

Ví dụ: thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ thường phổ biến hơn với nhân viên văn phòng có thu nhập khá và nguồn thu nhập tương đối ổn định. Trong khi đó, thẻ trả trước, tiền điện tử và ví điện tử phù hợp hơn với đối tượng có thu nhập thấp hoặc nguồn thu nhập không ổn định, như công nhân hoặc sinh viên

Với định hướng trở thành người bạn đồng hành của cộng đồng, MobiVi’ có những sản phẩm dịch vụ và ứng dụng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau

Với ví điện tử cá nhân, khách hàng có thể sử dụng internet hoặc tin nhắn SMS để mua hàng trực tuyến, mua thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn hằng tháng cho các khoản phí như điện, nước, thanh toán cước taxi...

Ví điện tử doanh nghiệp, ngoài giúp doanh nghiệp theo dõi đơn hàng, thống kê giao dịch, phân quyền quản lý giao dịch cho bộ phận liên quan, còn trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ

Đặc biệt nhất là Ví điện tử đại lý. MobiVi’ trao cho người yêu thích kinh doanh một cơ hội kinh doanh chân chính - làm đại lý cung cấp các sản phẩm và dịch vụ từ MobiVi’

Bên cạnh ví điện tử, chúng tôi còn xây dựng những giải pháp chuyên ngành như dịch vụ thanh toán và quản lý xe taxi (hiện đã áp dụng cho taxi Mai Linh), dịch vụ thanh toán phí kho bãi, cảng (sẽ triển khai với Tân Cảng Sài Gòn vào giữa tháng 7 này) và dịch vụ đặt vé xe khách...

* “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như vậy, nhưng vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng TMĐT vào kinh doanh. Theo ông đâu là nguyên nhân ?

- Những yếu tố được nhắc đến như trên là các điều kiện cần để các công ty phát triển các giải pháp TMĐT. Cần có thời gian để người tiêu dùng đón nhận, sử dụng và tin tưởng các phương tiện thanh toán mới mẻ này, đặc biệt là giải pháp ví điện tử

Khác với những thị trường phát triển, phương tiện thanh toán chủ yếu cho TMĐT là thẻ tín dụng. Ở Việt Nam, chúng tôi tin rằng ví điện tử sẽ chiếm tỷ lệ quan trọng trong TMĐT trong tương lai

Hiện tại, theo chúng tôi dự đoán, tuy rằng số người sử dụng ví điện tử nói chung chỉ khoảng vài trăm ngàn, nhưng cũng đã có ngày càng nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này. Hằng ngày, chúng tôi liên tục nhận được thư ngỏ từ các doanh nghiệp yêu cầu kết nối cổng thanh toán điện tử MobiVi’

* Để có thể tồn tại và phát triển ổn định, mỗi giải pháp, dịch vụ phải có thế mạnh riêng. MobiVi có gì khác biệt ?

Chúng tôi có một số khác biệt cơ bản. Một là, nền tảng công nghệ bảo mật hiện đại với 20 bằng sáng chế từ Mỹ của đội ngũ sáng lập viên của MobiVi’, chẳng hạn công nghệ OTP (mật mã sử dụng 1 lần) trên internet và trên điện thoại di động

Hai là, sự chú trọng đặc biệt vào mục tiêu sáng tạo những giá trị mới, thiết thực, mang lại lợi ích đồng bộ giữa ngân hàng, doanh nghiệp (đối tác), cộng đồng và cá nhân, cụ thể là giải pháp thanh toán cước taxi qua SMS, hoặc thanh toán học phí cho sinh viên đại học, mô hình kinh doanh các loại thẻ trả trước

Ba là, kết nối với cộng đồng thông qua một hệ thống đại lý lan rộng trong từng phường xã, khu phố.

Bốn là, MobiVi’ có được sự đóng góp nhiệt tình của một đội ngũ nhân sự trẻ tuổi, chuyên nghiệp, nhiều tâm huyết. Chúng tôi không coi mình là một công ty phần mềm về giải pháp thanh toán, mà xác định mình là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, cộng đồng, doanh nghiệp, cá nhân

Hiện tại, ví điện tử MobiVi’ thu hút hơn 100.000 khách hàng đăng ký và sử dụng, trong đó có hơn 30.000 khách hàng sử dụng thường xuyên; hơn 200 website chấp nhận thanh toán bằng MobiVi’. Các khách hàng lớn của MobiVi’ là: Taxi Mai Linh, FPT, Viettel, chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động, siêu thị điện máy Topcare, chuỗi cửa hàng bán lẻ G7Mart...

* Có vẻ như MobiVi’ toàn gặp thuận lợi...

- Hẳn nhiên không, “vạn sự khởi đầu nan” mà. Những khó khăn mà MobiVi’ gặp cũng là khó khăn chung của các công ty về thanh toán trực tuyến hiện nay

Đó là thói quen của người dùng vẫn còn e ngại khi sử dụng ví điện tử. Đối với MobiVi’, để lấy được niềm tin của khách hàng, ngoài năng lực tài chính và bề dày kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự, chúng tôi khẳng định uy tín bằng việc hợp tác với các ngân hàng lớn và các đơn vị kinh doanh hàng đầu để mang đến những tiện ích mới, có uy tín và chất lượng cho khách hàng của họ
 
Bà Việt kiều Tri​

9786_TT-bao-tro-tre-em.jpg

Bà Tri trong lần làm từ thiện cho trẻ con em người Việt tại Campuchia, tháng 7.2011​

Khi được gọi điện hỏi thăm, bà Việt kiều 81 tuổi hồ hởi: “Chân của tôi nay đá banh ngon lành rồi, chạy đánh cầu lông mỗi ngày là chuyện nhỏ”

Ở tuổi 81 mà vẫn duyên dáng và có lối trò chuyện “nghịch ngợm” như bà Trần Nguyễn Thị Tri, Việt kiều Thụy Sĩ, quả là xưa nay hiếm. Sau chân phải, đến lượt chân trái của bà cũng phải mổ do thoái hóa khớp. Xuất viện, bà bay ngay về Việt Nam để thăm các cháu

Trung tâm Bảo trợ Trẻ em An Tây nằm trên ngọn đồi phía Tây Nam thành phố Huế, rộng 3.714m2, do “bà Việt kiều Tri” (cách gọi thân mật của người dân tại địa phương) xây dựng từ năm 2006 và đến năm 2007 thì hoàn tất. 2 tầng bề thế của trung tâm có đủ phòng ốc tiện nghi để ăn, nghỉ, học, làm việc, vui chơi, đọc sách cho trên 40 trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Trẻ sống tại đây đủ mọi lứa tuổi, thành phần, từ mồ côi, cơ nhỡ tới trẻ gia đình nghèo khó cần nơi nương tựa để học nghề. Ở đây, bà Tri tổ chức cho các bé gái vừa học chữ, vừa học một số nghề như đan, thêu, móc. Học thành nghề, một số trẻ được gia đình đón về, lại có ngay một số trẻ khác xin vào để đi học chữ, học nghề

Nhiều sản phẩm thêu đan len của các cháu tại An Tây được bán qua Mỹ, Thụy Sĩ và bán cho khách du lịch Việt Nam. “Tiền thu được từ sản phẩm của các em làm sẽ được ghi sổ và Trung tâm giữ cho các cháu. Khi các cháu rời tổ ấm sẽ có đồng vốn để tiếp tục mưu sinh. Hoặc các cháu học lên đại học, ngoài việc tôi tìm tiếp nhà tài trợ cho các cháu học thành tài, ít nhất cháu cũng có chút vốn để sắm sửa cho ngày nhập học”, bà Tri cho biết

Sang Thụy Sĩ từ năm 1980, sau 2 tháng nhận tiền trợ cấp của các tổ chức xã hội ở Thụy Sĩ, bà đề nghị được giúp tìm việc làm để không nhận trợ cấp nữa. “Tôi biết nói 3 thứ tiếng, có nghiệp vụ kế toán mấy chục năm, làm sao có thể ngồi không chờ trợ cấp như vậy được”, bà cho biết. Ngay sau đó, bà nhận được chân làm kế toán cho văn phòng hành chính của quận. Từ đó cho đến ngày về hưu, bà đã làm kế toán, phụ tá trong bệnh viện và tham gia các hoạt động hỗ trợ Việt Nam cùng cộng đồng người Việt tại Thụy Sĩ cho đến ngày trở về

Năm 1999, sau 19 năm ra đi, bà về thăm quê, mang theo thuốc chữa bệnh, chăn màn, áo quần để tặng các cơ sở khám chữa bệnh tại Huế. Thăm và chứng kiến nhiều hoàn cảnh trẻ ở quê nghèo khó, thiếu hụt trăm bề, bà đã lên kế hoạch thành lập trung tâm nuôi dạy trẻ để cưu mang, dạy nghề miễn phí cho trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn tại quê nhà. Song song đó, cùng một số bạn bè ở Thụy Sĩ, bà sáng lập Hội Tương trợ Việt Nam - Thụy Sĩ để có điều kiện hỗ trợ giúp đỡ trẻ em Việt Nam nhiều hơn

Bà Tri nói Trung tâm An Tây là lời tri ân của bà với quê hương. Sau gần 30 năm sống ở xứ người, bà đã dành dụm được số tiền để mua đất đồi và xin giấy phép xây dựng. Trong quá trình làm, do phát sinh quá nhiều chi phí, bà phải mượn của người bạn Việt kiều Thụy Sĩ 200.000 franc Thụy Sĩ (khoảng 5,4 tỉ đồng) để hoàn tất dự án. “Tôi còn có căn nhà ở Nha Trang, tôi sẽ bán để gửi lại tiền cho cô bạn tốt bụng và xây tiếp trung tâm dưỡng lão dưới chân ngọn đồi này”, ánh mắt bà Tri sáng lên khi nói đến dự án thứ 2 mà bà đang ấp ủ

Từ 3.714m2 đất lập Trung tâm Bảo trợ Trẻ em An Tây, đến nay, bà đã mua được nguyên ngọn đồi rộng 7.000m2 và cho biết sẽ xây dựng trại dưỡng lão hiện đại không khác gì ở Thụy Sĩ

“Khi mới sang Thụy Sĩ, tôi nhiều lần nói các con của mình, sau này già, dù khó khăn đến thế nào đi nữa, mẹ cũng về Việt Nam sống”, bà nói với những người con của mình. Hiểu và thông cảm tình cảm của mẹ, họ tìm mọi cách giúp mẹ có cơ hội được về quê nhiều hơn

Về Huế lần này, bà có nhiều việc để làm. Trong vai trò Chủ tịch Hội Tương trợ Việt Nam - Thụy Sĩ, bà vận động xây dựng một lò thiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế. “Các thành phố du lịch như Vũng Tàu, Nha Trang đều đã có lò thiêu nhưng Huế chưa có. Đất để dành chôn mãi cũng hết, Huế phải nghĩ đến việc làm lò thiêu hiện đại”, bà chia sẻ

Bà khoe có 6 người con thành đạt. Trong đó, cô con gái đầu du học từ năm 1975, nay là giám đốc một hãng thời trang nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Con thứ làm nhân viên ngân hàng và cậu con trai út hiện là bác sĩ tại Anh. “Tôi tự hào với con cái mình. Đặc biệt, chúng cũng rất hiểu và thông cảm, giúp tôi nhiều trong quyết định về quê hương cho quãng đời còn lại. Khi đi xa về, các cháu chờ bà về để ôm hôn một cái mới chịu đi ngủ. Ở tuổi này, có hàng chục đứa cháu, tôi hạnh phúc nhất trong đám bạn già cùng lứa rồi”, bà nói

Cuộc đời bà Tri hạnh phúc nhiều nhưng giông bão không ít. Mồ côi cha lên 5 tuổi, mẹ đi bước nữa, cô bé Tri được đưa về sống với cậu mợ tại thành phố Huế. Rồi một đêm mưa gió, sau cuộc cãi nhau với con trai của cậu, đứa trẻ lên 5 đó lẳng lặng ôm áo quần bỏ về nhà ngoại sống. “Hoàn cảnh đẩy tôi trở thành đứa trẻ lúc nào cũng như muốn gồng lên để tồn tại”. Nhưng chính cá tính gai góc, cương trực đó đã giúp bà trưởng thành nhanh hơn bạn đồng lứa, tự bươn chải kiếm sống khi còn là một cô nữ sinh trường Trung học Đồng Khánh (nay là trường Trung học Hai Bà Trưng). Học trung học, bà đã thành thạo tiếng Nhật và tiếng Pháp và đến năm 1945, bà học tiếp tiếng Anh. 25 tuổi bà lấy chồng và vào thành phố biển Nha Trang sinh sống cho đến ngày sang Thụy Sĩ đoàn tụ gia đình

Bà kể, ông cố vốn là quan thượng thư bộ binh thời vua Thành Thái. Tuy mồ côi cha và xa mẹ từ nhỏ, nhưng bà may mắn được ăn học tử tế. Trước khi về nước xây Trung tâm An Tây, bà đã mở phòng khám Đông y, khám và chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở Huế. Nở nụ cười phúc hậu, bà nói: “Tôi đang có những ngày tháng trở về yên ả và làm được nhiều việc ý nghĩa”

“30 năm ăn cơm Tây, ngủ nhà Tây, có thể nói là nửa đời người sống ở đó. Thụy Sĩ đã cưu mang tôi, giúp con tôi thành những người tài, nhưng với quê hương, cũng như cha mẹ sinh ra mình, chỉ có một”, trầm ngâm bên ly trà đã nguội, bà bộc bạch

Ngoài kia, cơn giông mùa hè ở Huế kéo dài hết cả buổi chiều cứ ào ào xối xả, bà vội vã bỏ dỡ câu chuyện, chạy đi xem các cháu có nhớ đóng cửa sổ không kẻo mưa tạt vào ướt hết

Nguyên Nga
 
Vinh danh trên Đất Mẹ Việt​

- Vinh dự của Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa hoà trong niềm vui chung của nhiều trí thức, đồng bào Việt Nam khác, sau bao nhiêu năm học tập, thành danh ở nước ngoài, tình nguyện trở về, tiếp tục phát huy tài năng góp phần thực sự và xứng đáng xây dựng Đất Mẹ Việt thân yêu.


Giải thưởng của Đất Mẹ Việt – đó là lời chia sẻ của Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa sau khi anh được vinh dự nhận Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2010 trong lĩnh vực khoa học tự nhiên tối ngày 14 tháng 11 năm 2010 ở Hà nội gần như đồng thời nhận học hàm giáo sư Vật lý

Những người đồng môn, đồng nghiệp của Đào Tiến Khoa ở các chặng đường khác nhau có dịp theo dõi con đường trưởng thành của anh đều có thể cảm nhận tình cảm chân thành ba tiếng Đất Mẹ Việt anh dành cho quê hương đất nước, nơi đưa anh ra với thế giới bên ngoài trau giồi tri thức, phát triển tài năng và cũng là nơi mở rộng vòng tay đón nhận sự trở về và dành cho anh những vinh dự to lớn

20110821145738_DaoTK.jpg

GS Đào Tiến Khoa cùng vợ và con gái trong dịp nhận Giái thưởng Nhân tài Đất Việt về Khoa học Tự nhiên​

Hè năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông chuyên toán trường THPT Chu Văn An – Hà Nội, được hướng nghiệp bởi cố GS Tạ Quang Bửu, chàng trai Hà nội Đào Tiến Khoa đã được cử qua Liên Xô nhập học Khoa Vật lý Trường đại học tổng hợp Ki si nhốp, năm 1976 anh nhận bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc với chuyên ngành Vật lý Chất rắn. Trở về nước, anh được nhận về giảng dạy ở trường Đại học Tổng hợp Hà nội. Nhưng sau đó không lâu, năm 1980, thầy giáo trẻ Đào Tiến Khoa lại rẻ qua một con đường mới

Chính năm 1980 này đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Đào Tiến Khoa. Trước hết là việc chuyển hướng chuyên môn từ Vật lý Chất Rắn sang Vật lý Hạt nhân. Anh Khoa giải thích sự kiện này trong lời tâm sự: “Khi còn là sinh viên đại học ở Liên Xô tôi đã rất ngại học Vật lý Hạt nhân vì đây là một môn khó và vì thế tôi đã theo học chuyên sâu về Vật lý Chất rắn”. Nhưng sự hấp dẫn đối với Vật lý Hạt nhân vẫn không rời anh, anh cảm thấy ở đó nhiều “niềm hứng thú và đam mê”, yếu tố đó như anh tâm sự sau này, đã giúp anh “vượt qua được rất nhiều khó khăn trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”

Cũng vào năm 1980, ở trong nước, sau khi Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia được thành lập, nhu cầu nhân lực cho các ngành khoa học hạt nhân đã được đặt ra. Bước ngoặc năm 1980 ấy, cũng theo anh Khoa tâm sự, là “một may mắn’ trong cuộc đời. Anh quyết định chuyển hướng chuyên môn và chuyển môi trường làm việc. Và anh lại có cơ hội ra nước ngoài lần thứ hai để trau giồi kiến thức chuyên môn mới vừa lựa chọn

Vậy mà đã hơn 30 năm kể từ năm 1980. Trong những năm đó, từ một thanh niên đang còn bở ngỡ bước những bước đầu tiên trên con đường khoa học, anh Khoa đã vươn lên để trở thành một Tiến sĩ, và tiếp theo là một Giáo sư Vật lý hạt nhân. Trong 30 năm anh Khoa kiên trì theo đuổi hướng nghiên cứu thuộc về lĩnh vực lý thuyết cấu trúc và phản ứng hạt nhân, cụ thể là nghiên cứu các hiệu ứng cấu trúc trong phản ứng hạt nhân trực tiếp gây ra bởi các chùm hạt tích điện như proton, alpha hay các ion nặng

Các đề tài nghiên cứu cụ thể anh chọn thường gắn liền với các thí nghiệm lớn tiến hành trên các máy gia tốc ở các Trung tâm Vật lý hạt nhân hiện đại của thế giới như Viện Dubna (Nga), Trung tâm GSI (Đức), Viện RIKEN (Nhật Bản)… Chọn hướng nghiên cứu lý thuyết hạt nhân như vậy là hợp lý vì anh Khoa có thể tiếp tục thực hiện ngay cả sau khi trở về Việt nam. Thuận lợi đó các đồng nghiệp chuyên sâu về vật lý hạt nhân thực nghiệm không dễ có khi trở về nước

Chặng đường đời hơn 30 năm qua của anh Đào Tiến Khoa có thể phân ra hai giai đoạn gần bằng nhau, 15 năm trước bôn ba hải ngoại học hỏi và đóng góp vào nền khoa học chung của thế giới và 15 năm sau, khi trở về, tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học trên chính quê hương Việt nam.

Trong những năm ở nước ngoài, trước hết anh Khoa bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Toán-Lý tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Dubna năm 1985. Sau đó, tham gia hợp tác nghiên cứu với các đồng nghiệp quốc tế tại nhiều trung tâm vật lý nổi tiếng trên thế giới ở Nga, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Đài Loan, Nhật bản, Italia, Thuỵ Điển… và thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tạo được vị trí trong cộng đồng Vật lý hạt nhân trên thế giới

Những năm tiếp theo, dù ở trong nước, anh vẫn tiếp tục cộng tác chặt chẽ với đồng nghiệp quốc tế tại các trung tâm nghiên cứu mà anh đã có mối liên hệ từ lâu. Các đề tài nghiên cứu, do vậy, không hề bị gián đoạn. Sau khi về sống và làm việc ở trong nước, anh Khoa vẫn say sưa làm nghiên cứu và đều đặn có những công bố quan trọng trên các tạp chí quốc tế và quốc gia

Trong 30 năm qua, các kết quả nghiên cứu của anh và cộng sự đã được báo cáo chính thức tại nhiều hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế về Vật lý hạt nhân và được trình bày trong hơn 90 công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế và quốc gia, trong đó có hơn 70 bài báo công bố trong các tạp chí quốc tế được xếp hạng bởi Trung tâm thông tin KH Hoa Kỳ (ISI Web of Knowledge). Các bài báo ISI của anh Khoa thường xuyên được trích dẫn (http://www.researcherid.com/rid/B-9640-2009), theo thống kê từ trang research ID này, trong 20 năm vừa qua tác giả Dao T. Khoa đã được trích dẫn hơn 1600 lần trên các tạp chí quốc tế được ISI xếp hạng và có chỉ số h-index bằng 24

Với kinh nghiệm và uy tín nghề nghiệp, GS.TS Đào Tiến Khoa thường xuyên được các tạp chí Vật lý hạt nhân quốc tế mời làm phản biện khoa học cũng như được mời làm cố vấn khoa học hoặc tham gia ban tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo vật lý hạt nhân quốc tế. Tháng 11 tới, hội thảo quốc tế vật lý các hạt nhân không bền ISPUN11 sẽ được anh Khoa tổ chức vào lần thứ 3 ở Việt Nam (http://www.inst.gov.vn/ispun11/index.jsp). Với uy tín của anh trong cộng đồng quốc tế, hàng trăm nhà Vật lý hạt nhân quốc tế đầu ngành đã đăng ký tham gia ISPUN11. Anh Khoa từng là đại diện của Việt Nam trong chương trình Asia-link của EU trong lĩnh vực Vật lý Thiên văn và Vật lý Hạt nhân, hiện anh đang đại diện Việt Nam trong Hội Vật lý hạt nhân Châu Á - Thái bình dương. Đồng thời, anh cũng là thành viên thường trực kiêm Thư ký khoa học Hội đồng ngành Vật lý của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia NAFOSTED

Nhà Vật lý hạt nhân Đào Tiến Khoa hẳn cũng hài lòng về sự trở về đất nước trọn vẹn của mình. Sự trọn vẹn đó không chỉ về những bước thăng tiến trên con đường khoa học. Trọn vẹn hơn khi hài hoà cả với tình cảm và nghĩa vụ đối với gia đình và quê hương đất nước. Gần với anh Khoa trong nhiều năm nay, người viết bài này có điều kiện hiểu biết được điều này

Vào cuối những năm 1990, khi đang giữ nhiệm vụ Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân (KHKTHN), tôi đã được tiếp bà cụ thân sinh của anh Khoa (đồng thời là phu nhân của cố Giáo sư Đào Văn Tiến, một nhà Sinh học hàng đầu của Việt Nam). Bà trình bày nguyện vọng được tạo điều kiện thuận lợi để anh Khoa về Viện làm việc. Không lâu sau đó, trong dịp tham dự Hội nghị Khoa học Quốc tế ở Đài Bắc (Đài Loan), tôi lại có dịp gặp anh Khoa khi đang hợp tác nghiên cứu ở Đại học Thanh Hoa, và nghe anh trao đổi trực tiếp nguyện vọng này

Thực lòng, khi đó, tôi rất vui vì Viện KHKTHN và ngành năng lượng nguyên tử sẽ được tăng cường thêm một nhà khoa học đã thành danh. Viện chúng tôi bắt đầu trao đổi với các cơ quan quản lý liên quan, giải quyết một vài trở lực về thủ tục tổ chức, sẵn sàng đón nhận anh Khoa trở về. Các anh lãnh đạo Viện KHKTHN sau này cũng cùng chung suy nghĩ đó, nên khi anh Khoa chính thức trở về, các thủ tục tiếp nhận anh Khoa đã được tiến hành nhanh chóng

Dĩ nhiên điều kiện làm việc ở trong nước có rất nhiều khó khăn, như anh Khoa từng nói, là “nghiên cứu khoa học là công việc không dễ dàng, đôi khi là khổ hạnh và không mang lại một thu nhập như mong muốn…, chế độ đãi ngộ khoa học trong nước vẫn còn bất cập và chúng ta vẫn chưa thu hút được các tài năng trẻ vào đội ngũ nhân lực khoa học nước nhà”. Dù vậy, với sự cố gắng tạo điều kiện với mức có thể được của Viện và đặc biệt là với “niềm say mê khoa học, làm nghiên cứu khoa học, một trong những ngành nghề cao đẹp nhất trong xã hội”, anh Đào Tiến Khoa vẫn được chắp cánh bay lên ngay trên quê hương đất nước mình

Cũng cần nói thêm rằng, dù nhiều năm đã được sống và làm việc trong những điều kiện thuận lợi ở các nước phát triển, anh Khoa rất nhanh chóng hội nhập với cuộc sống và xã hội Việt nam. Anh nhanh chóng thích ứng một đời sống vật chất khó khăn trong nước, sắp xếp ổn định cuộc sống gia đình nhỏ của mình từ nước ngoài trở về. Đặc biệt, anh đã thực hiện được ước vọng sâu xa được gần gũi chăm sóc thân mẫu trong những năm cuối đời

Và kết quả là, anh Đào Tiến Khoa đã tạo được chỗ đứng xứng đáng trong cộng đồng khoa học nước nhà. Hiện nay anh được giao trách nhiệm lãnh đạo một tập thể khoa học nghiên cứu vật lý hạt nhân và vật lý thiên văn trong cương vị Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cơ bản và Tính toán của Viện KHKTHN, thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Gần 15 năm sau khi trở về với quê hương, những năm hoà mình trong cuộc sống của đồng bào và đồng nghiệp trong nước, anh Đào Tiến Khoa vừa tiếp tục đạt được những thành tựu khoa học, vừa hoàn thành phận sự hiếu nghĩa với các đấng sinh thành và góp phần xây dựng quê hương đất nước. Hẳn đó là hạnh phúc lớn của một con người, một nhà khoa học, một công dân Việt Nam

Năm 2010, hạnh phúc này được nhân lên gấp đôi khi anh Khoa được Đất Mẹ Việt ghi công xứng đáng, cùng một lúc gặt hái vòng nguyệt quế “kép” - Giải Nhất của Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên và học hàm Giáo sư ngành Vật lý của Việt Nam

Ba tiếng Đất Mẹ Việt đối với bản thân người vừa được nhận những vinh dự to lớn trên đây, GS.TS Đào Tiến Khoa, hẳn là tiếng nói thốt lên từ trái tim mình

Đó cũng là vinh dự, là tiếng nói chung của nhiều trí thức, đồng bào Việt Nam khác, sau bao nhiêu năm học tập, thành danh ở nước ngoài, tình nguyện trở về, tiếp tục phát huy tài năng góp phần xứng đáng xây dựng Đất Mẹ Việt thân yêu

Trần Thanh Minh
Nguyên Viện trưởng Viện KHKTHN
 
Top