What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

ABVietFrance chung một chí hướng Việt​

Chọn ngày thành lập đúng với Quốc khánh, Tết độc lập của đất nước (2/9), Hội doanh nhân người Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance) bày tỏ chí hướng chung của Hội và của giới doanh nhân kiều bào luôn hướng về quê hương đất nước

- Động lực nào đã thôi thúc các doanh nhân Việt Nam tại Pháp "phất cờ" lập hội ?

Ý tưởng thành lập hội nảy sinh khi tôi làm việc cho một công ty của Pháp. Lúc đó tôi chợt nghĩ có một hội doanh nhân thì sẽ giúp tôi và công ty tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Rồi tôi tìm hiểu và không thấy có một hội như thế, hoặc có mà mình không biết. Rồi đến năm 2009, tôi đi dự Hội nghị về NVNONN lần thứ nhất tại Hà Nội, thấy ở nhiều nước khác có hội doanh nhân hoạt động hiệu quả nhưng ở Pháp không có

Thế là thôi thúc mình làm. Trở về Pháp, tôi nghĩ nếu mình có thể đóng góp được gì cho quê nhà, thì đây là việc tôi nên làm. Tôi đi khảo sát, rồi gặp Hội người Việt Nam tại Pháp, đến Đại sứ quán tìm thông tin và nhờ hỗ trợ. Tôi rất vui khi đi hỏi mọi người thì thấy nhu cầu lớn nhưng rất đơn giản là các doanh nhân Việt, Pháp đều cần thông tin cơ bản hợp tác đầu tư. Khi đó thấy hướng đi của mình là đúng và 8 tháng sau, tôi đã tập hợp được một nhóm cùng chung chí hướng và thành lập Hội

cd39vk1.jpg

ABVietFrance làm việc với lãnh đạo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Sài gòn​

- Và các doanh nhân Việt Nam tại Pháp đã chọn ngày 2/9 ?

Lý do rất đơn giản thôi. Thời điểm chúng tôi hoàn thành các thủ tục để thành lập gần với những ngày tháng lịch sử của đất nước vào cuối tháng 8, đầu tháng 9. Và là những người con Việt Nam, ai ai cũng có cảm xúc khi gần đến ngày Quốc khánh. Đúng ngày 2.9.2010, đúng 65 năm đất nước giành độc lập, Hội chúng tôi cũng sinh ra đời. Và thứ hai, mình muốn nhấn mạnh chí hướng của Hội là hướng về quê hướng đất nước

- Một năm qua, ABVietFrance đã hoạt động thế nào ?

Tôi thấy hài lòng nhưng chặng đường còn dài phía trước. Tất cả anh em còn tham vọng rất nhiều. Trong 9 tháng hoạt động chính thức, chúng tôi đã làm cầu nối cho 30 dự án cả từ hai chiều Pháp và Việt Nam. Trong số đó, có những dự án mà Hội rất tâm đắc như: dự án xây dựng chuỗi hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam, phân phối kính mắt, hay đề nghị với đối tác Việt Nam sản xuất muối làm tan tuyết để xuất sang Pháp. Hội cũng rất quan tâm tới công nghệ xử lý sản phẩm thủy hải sản, hoa quả xuất khẩu sang châu Âu

Cái khó đầu tiên là thuyết phục, nhất là kiều bào đầu tư về Việt Nam. Chúng tôi thuyết phục họ bằng những thông tin cụ thể và thông qua cả những con người, những doanh nghiệp cụ thể. Có những khó khăn giải quyết được nhưng cũng có cái không thể. Tôi lấy hai ví dụ cụ thể. Trước hết là khó khăn không giải quyết được: khi một doanh nhân nói thường xuyên về Việt Nam, muốn đầu tư nhưng lợi nhuận phải chắc và thực tế là Hội không thể đảm bảo việc đầu tư tiền nhàn rỗi chắc chắn sinh lời nhiều

cd39vk2.jpg

Chủ tịch ABVietFrance Nguyễn Hải Nam​

Nhưng nhiều khó khăn chúng tôi khắc phục được. Như có doanh nhân sắp về Việt nam, có nhu cầu muốn tiếp cận mở siêu thị phân phối, nhờ chúng tôi giúp. Tôi bảo cho chúng tôi 2 - 3 hôm để kết nối. Rồi chúng tôi tổ chức lịch làm việc với 6 cơ quan khác nhau ở Việt nam. Khi họ về Pháp, không cần thuyết phục, họ nhập hội và đóng góp tích cực ngay vì thấy hội có tác dụng rõ ràng. Chúng tôi luôn xác định công tác hội là làm cầu nối cho nhanh và hiệu quả hơn, phi lợi nhuận, phi chính phủ, không có chuyện gợi ý hay định hướng

- Sắp tới, Hội có hoạt động gì nổi bật, thưa ông ?

Chúng tôi xác định hướng đi rất rõ cho hội là tập trung vào tiềm năng lớn tại Pháp là ở công ty vừa và nhỏ. Quan hệ hợp tác chính thức Pháp Việt xưa nay tập trung nhiều vào các tập đoàn lớn, dĩ nhiên làm được một dự án lớn thành công thì hiệu quả rất cao, nhưng càng lớn càng phức tạp, trong khi các công ty vừa và nhỏ chưa được chú ý nhiều. Ngày nay nhờ mạng internet, thông tin về Việt nam nhiều rồi, những ai quan tâm có thể tra cứu trên mạng. Cho nên chúng tôi đặt vai trò của mình rất rõ là phải cung cấp những thông tin thực tế và sâu sắc mà chúng tôi gọi là "giá trị gia tăng", làm cầu nối thực sự giữa hai bên

Tin vui mới nhất là một công ty tìm nguồn nhân lực hàng đầu của Thụy Sỹ vừa liên lạc với chúng tôi, với nhu cầu tìm một nhà quản lý cấp cao. Đó có thể coi là thành quả lớn của hội. Điều đó chứng minh vai trò và hình ảnh của Hội đang bắt đầu có sự lan tỏa. Không chỉ trong nước Pháp mà các nước khác có quan hệ làm ăn với Pháp đã bắt đầu chú ý tới Hội

Ông Nguyễn Hải Nam
 
Người Việt ở Mỹ: trẻ và đông hơn
- Theo báo cáo vừa công bố của cục Điều tra dân số Mỹ (US Census Bureau), vào năm 2010 tổng số người Việt ở Mỹ là 1.548.449 người, tăng 38% so với năm 2000

Người Việt hiện đứng thứ tư trong số các cộng đồng châu Á ở Mỹ, xếp sau cộng đồng Trung Quốc (3,34 triệu người), Ấn Độ (2,843 triệu người), và Philippines (2,556 triệu người)

Tập trung ở mười bang

Vào năm 2010, 3/4 người Việt sống tập trung trong mười bang Mỹ. Trong đó, dẫn đầu là California (581.000 người), Texas (210.000 người), Washington (67.000 người), Florida (58.000 người), Virginia (54.000 người), Georgia (45.000 người), Massachusetts (43.000 người), Pennsylvania (39.000 người), New York (29.000 người) và Louisiana (28.000 người). Các bang có tỷ lệ người Việt tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2000 – 2010 là: Virginia (43%), Washington (44%), Texas (56%), Georgia (56%) và Florida (76%). Tỷ lệ người Việt ở California trái lại, chỉ tăng 30%

Tỷ lệ người Việt cao nhất so với tổng số cư dân là ở các đô thị sau đây: Midway (California: 41%), Wesminster (California: 40%), Garden Grove (California: 27,7%), Fontain Valley (California: 21%), Morrow City (Georgia: 20%)

Do chủ yếu mới nhập cư vào Mỹ từ chưa đến 40 năm nay, chỉ 22% người Việt sinh ra ở nước này

Tỷ lệ người Việt dưới 17 tuổi là 26%, cao hơn so với tỷ lệ của cả nước Mỹ (20%), nhưng thấp hơn người Lào (27%), người Campuchia (28%), và nhất là người H’mông (44%)

Tỷ lệ người Việt trên 65 tuổi là 8%, thấp hơn tỷ lệ của cả nước Mỹ (13%). Nói chung cộng đồng người Việt ở Mỹ tương đối trẻ: tuổi bình quân là 35,4 (cả nước Mỹ: 36,8)

57% người Việt có vợ có chồng, 35% sống độc thân, 7% ly dị (cả nước Mỹ: 11%), 4% goá vợ hay chồng

Bình quân mỗi gia đình gồm 3,9 thành viên, đông hơn bình quân của Mỹ (3,1 thành viên)

Hội nhập vào xã hội Mỹ

Thu nhập trung vị của một gia đình người Việt (gồm bốn người) là 59.000 USD, cao hơn người H’mông (nghèo nhất: 47.000 USD), nhưng thấp hơn bình quân của Mỹ (62.000 USD), và nhất là của người Ấn Độ (cao nhất: 99.000 USD)

12% người Việt sống dưới mức nghèo (tức dưới 22.350 USD/năm cho một gia đình gồm bốn người), chỉ bằng một nửa người H’mông (25%), nhưng cao hơn bình quân của liên bang (10%)

Tỷ lệ những người Việt trên 16 tuổi có công ăn việc làm là 67%, đứng thứ tư trong các cộng đồng châu Á, cao hơn đôi chút so với bình quân cả nước (65%). Khoảng 65% người Việt có nhà riêng (cả nước: 66%)

Theo báo cáo của Survey of Business Owners (SOB), công bố năm 2007, số người Việt làm chủ kinh doanh của mình là 229.000 người, tức tăng 56% từ năm 2002, so với 40% trong các cộng đồng châu Á khác. Cũng theo báo cáo này, vào năm 2007, thu nhập của các nhà kinh doanh người Việt lên đến 28,8 tỉ USD

Theo báo cáo của Current Population Survey (CPS) công bố năm 2008, tỷ lệ tham gia bầu cử của người Việt ở Mỹ rất thấp: chỉ 55% so với 71% của cả nước. Chẳng những thế, chỉ 48% người Việt thuộc tuổi bầu cử đăng ký để lấy thẻ cử tri (cả nước: 64%)

NGUYÊN THANH - US CENSUS 2010
 
Người gốc Việt đầu tiên được đề cử vào tòa phúc thẩm liên bang Mỹ​

Thẩm Phán Jacqueline H. Nguyễn, người Mỹ gốc Việt đầu tiên làm thẩm phán liên bang, vừa được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9

2509viet-1a470-1.jpg

Thẩm Phán Jacqueline H. Nguyễn​

Tòa Kháng án Liên bang khu vực 9 có thẩm quyền trên mọi vụ kháng án từ các tòa liên bang trong khắp miền Tây nước Mỹ, bao gồm các tiểu bang California, Arizona, Nevada, Idaho, Montana, Oregon, Washington, Alaska, Hawaii, và vùng quần đảo Northern Mariana

Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm 22/9, Nhà Trắng viết: “Hôm nay, Tổng thống Obama đã đề cử thẩm phán Jacqueline H. Nguyen vào Tòa Kháng án Liên bang Khu vực 9”

“Thẩm phán Nguyễn là một nhà tiên phong, trong suốt sự nghiệp lúc nào bà cũng bày tỏ sự cống hiến vượt bậc phục vụ công chúng”, Tổng thống Mỹ nói. “Tôi rất hân hạnh được đề cử bà vào Tòa Kháng án Liên bang”

Thẩm Phán Jacqueline Nguyễn bắt đầu làm thẩm phán liên bang từ năm 2009, cũng do Tổng Thống Obama đề cử và được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn với số phiếu tuyệt đối 97-0

Thượng nghị sĩ Diane Feinstein, một thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện, cho biết bà hài lòng với quyết định của Tổng Thống Obama

Thượng nghị sĩ Feinstein cũng cho rằng việc đề cử Thẩm phán Jacqueline Nguyễn vào Tòa Kháng án Liên bang khu vực 9 “sẽ được phê chuẩn nhanh chóng”

Trước đây, Tổng thống Obama đã đề cử một người khác vào ghế này, Giáo sư Goodwin Liu thuộc đại học Luật UC Berkeley. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa phản đối đề cử này và sau hai lần bỏ phiếu không được, Giáo sư Liu tự rút lui

Hiện nay, còn một luật sư gốc Việt nữa đã được Tổng thống Mỹ đề cử vào tòa liên bang là Luật sư Miranda Du ở Nevada. Thượng Viện vẫn còn đang xét đề cử này
 
Một người gốc Việt làm cố vấn cho Obama​

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng vừa được Tổng thống Mỹ Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban cố vấn về các vấn đề người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương

Bác sĩ Tùng là giáo sư ngành y tại đại học UCSF ở thành phố San Francisco, bang California. Ông chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân đa sắc tộc và giảng dạy

Ông còn là giám đốc của Dự án chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Việt và là nhà điều tra của Mạng lưới đào tạo, nghiên cứu và nâng cao hiểu biết của cộng đồng gốc Á tại đại học UCSF. Ông từng nghiên cứu về ung thư vú, vòm họng, ruột kết và trực tràng trong cộng đồng gốc Á cũng như việc hút thuốc lá trong nhóm người này

Năm 2002, ông từng được trao giải thưởng vì những thành tích trong nghiên cứu và chăm sóc y tế

Bác sĩ Tùng có bằng cử nhân ngành triết học của trường đại học Havard và có bằng tiến sĩ y khoa ở trường Y của đại học Stanford
 
Một người Việt có thể thành toàn quyền bang Nam Australia​

Nghị viện Nam Australia vừa bàn chuyện sẽ đề cử ông Lê Hiếu, phó toàn quyền bang này, lên giữ chức vụ đứng đầu bang

le-hieu.jpg

Ông Lê Hiếu và vợ, bà Phương Lan


Ông được cho là sẽ thay thế cho toàn quyền Kevin Scarce khi nhiệm kỳ kết thúc vào năm tới. Ông Lê Hiếu từ chối bình luận về những thông tin này, tờ The Advertiser cho hay..

Ngoài chức vụ phó toàn quyền bang Nam Australia, ông Lê Hiếu còn đứng đầu Ủy ban về đa văn hóa và sắc tộc của bang. Ông cũng là người gốc Đông Dương đầu tiên là phó toàn quyền, đại diện cho Nữ hoàng Anh ở Nam Australia

Ông Lê Hiếu sinh năm 1954 ở Quảng Trị. Ông sang Australia từ năm 1977. Ông có hai người con, tên là Don và Kim. Vợ ông là bà Phương Lan

Phó toàn quyền Lê Hiếu tốt nghiệp ngành chính trị kinh doanh ở Đại học Đà Lạt. Tại Australia, ông có bằng cử nhân kinh tế và kế toán cũng như bằng cao học quản trị hành chính ở Đại học Nam Australia. Năm 2008, ông được nhận bằng tiến sĩ danh dự do Đại học Adelaide trao tặng vì những đóng góp của ông cho các dịch vụ xã hội. Ông là người Việt đầu tiên được một trường đại học cấp bằng tiến sĩ danh dự, Wikipedia cho hay

Năm 1996, ông được nhận được huân chương vì những đóng góp nổi bật cho ASIC (Ủy ban Thanh tra và Giám sát công ty, thị trường chứng khoán và đầu tư Australia) năm 1996
 
Hãy làm cho đến khi thành công​

10543_Dinh-Van-Phuoc.jpg

Ông Đinh Văn Phước, người Việt duy nhất làm việc tại Tập đoàn Tsubakimoto Chain (Kyoto, Nhật)​

Chìa khóa của thành công là hãy làm cho đến khi thành công. Phương châm này được ông Đinh Văn Phước ứng dụng sau non nửa thế kỷ học, làm việc và thành công ở xứ người

Ông Đinh Văn Phước (tên theo quốc tịch Nhật là Fukukazu Kato) xuất thân là kỹ sư cơ khí. Sau 45 năm làm việc ở Nhật, ông trở thành thuyền trưởng của một công ty 100% vốn của Nhật. Ông là người Việt duy nhất làm việc tại Tập đoàn Tsubaki Yamakuu (Tokyo, Nhật). Ông Phước đã làm, sáng tạo và được công nhận trong môi trường kinh doanh của Nhật

Bài học kinh doanh từ người Nhật

Cách đây 6 năm, tập đoàn Tsubakimoto Chain (Kyoto, Nhật) mua lại quá bán cổ phần của Công ty Yamakyu Chain mà ông Phước lúc đó đang là Giám đốc điều hành. Yamakyu Chain ngay sau đó đổi tên thành Tsubaki Yamakyu Chain. Tháng 6.2010, ông được cắt đặt vào vị trí Tổng Giám đốc của liên doanh mới này, Tsubakimoto Chain là tập đoàn chuyên sản xuất các loại sên xích vào hàng lớn của Nhật và nhiều sản phẩm cơ khí khác phục vụ hầu hết các ngành công nghệ tại thị trường Nhật và thế giới

Để ngồi được ở vị trí quản trị cao cấp trong một công ty Nhật là điều không dễ đối với một kỹ sư gốc Việt. Theo ông Phước, bí quyết này được gói ghém gọn trong 3 chữ P (Passion, Prioritizing và Patience). Do là đam mê hết mình với công việc, tối ưu hóa các mục tiêu và kiên trì thực hiện

Như vậy, ưu tiên đầu tiên của một kỹ sư cơ khí là gì ? “Là chế tạo”, ông Phước nói ngay. Trong những năm tháng còn làm việc tại Công ty Yamakyu Chain, ông đưa ra đề nghị chế tạo những tấm xích bằng nhựa, dùng làm băng tải vận chuyển dây chuyền sản xuất có chai thủy tinh, lon, chai PET trong các nhà máy sản xuất nước giải khát, nước suối, mì gói, rượu, bia và bán ra các thị trường Nhật, Mỹ và Âu châu. Năm 2006, với mục đích mở rộng thị trường thế giới, Công ty đã quyết định bán cổ phần, sáp nhập vào Tập đoàn Tsubakimoto Chain như hiện nay

“Biết tận dụng được hệ thống phân phối chuyên nghiệp của một tập đoàn lớn là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp nhỏ bước ra thị trường quốc tế”, ông Phước giải thích. Ông quan niệm: “Kinh doanh có nghĩa là phải mở rộng và có thêm nhiều khách hàng mới, nếu kinh doanh mà không tìm thêm khách hàng mới thì khó tồn tại và phát triển”

Cũng chính học tính kiên nhẫn trong kinh doanh, ông nhớ lại, cách đây khoảng 25 năm, ông cũng từng mất 3 năm và tốn khoảng 100-150 USD để “sửa sai” cho một dự án đã bán cho khách hàng. “Sản phẩm bị lỗi sau thời gian vận hành, bảo hành, sửa chữa không đạt, ông quyết định phải thay mới hoàn toàn. “Lỗi là do cả hai, khách hàng vận hành sai quy cách

Tuy nhiên, lỗi chính cũng là từ chúng tôi. Chấp nhận lỗ để làm hài lòng khách hàng, điều chúng tôi có được chính là sự kính nể và trung thành của khách hàng sau đó”, ông cho biết. Với cách xử lý này, một người bạn cũng là Việt kiều Nhật đi cùng ông gặp chúng tôi, nhận xét: “Đó là tinh thần võ sĩ đạo của Nhật”

Nói như vậy, trong 45 sống và làm việc ở xứ người, dường như khó khăn thất bại ít gõ cửa nhà ông Phước. “Tôi có khả năng, tôi kiên trì và tôi biết tập trung trong công việc, tại sao tôi lại thất bại ?”, ông Phước nói

Tại thị trường Việt Nam, từ năm 1992, ông Phước đã đưa sản phẩm sên xích làm bằng thép dưới thương hiệu Maxton của công ty Nhật vào Việt Nam. Thế nhưng, sau gần 10 năm, theo ông Phước, sản phẩm này vẫn chưa thành công tại thị trường Việt Nam như mong muốn. Không né tránh câu hỏi chưa thành công tại Việt Nam, ông Phước ví von: “Có thể tôi phải mang đôi giày mới để tiếp tục với thị trường này”

Hình như ông Phước đang nói ẩn ý với câu nói đại ý: không nên để một vị tướng tài ra trận bằng đôi giày rách. Vậy “đôi giày mới” nào sẽ được Tsubaki Yamakyu Chain mang vào thị trường Việt Nam thì ông Phước xin phép từ chối tiết lộ bởi đó là chiến lược chưa được phép công bố của Công ty. “Chìa khóa của thành công là làm cho đến khi thành công”, ông nói

Ham học và cầu tiến

Sống tại Nhật, ông Phước có vợ người Nhật và một cô con gái hiện là Tiến sĩ Sinh học. Người bạn đời của ông đã qua đời cách đây 3 năm. Kể từ đó, ông Phước đi về một mình. Ông hay nói “đi Việt Nam” và “về Nhật”. Bạn bè thắc mắc, ông giải thích ông đã gắn bó với đất nước này non nửa thế kỷ nên có thể coi đó là nhà thực sự

Ông Lê Tiến Cường, Việt kiều Canada, người có nhiều năm cùng làm việc, kết bạn với ông, nhận xét: “Anh Phước luôn luôn từ tốn trước mọi tình huống, giàu kinh nghiệm trong đối nhân xử thế. Phải nói anh là một người Việt Nam mà tôi thấy mang đậm cá tính của một người Nhật về mặt sống, học vấn và mẫu mực trong công việc”

Ngoài đam mê hết mình với công việc, chọn lựa và kiên trì theo đuổi, ông Phước cũng chia sẻ thêm một tiêu chí sống của mình. Đó là biết chia sẻ, sống đơn giản, nhanh nhẹn và nụ cười

Không chỉ làm kinh doanh, ông Phước còn là thành viên nhóm khoảng 10 người Việt tại Nhật chuyên dịch những tác phẩm văn học Nhật sang tiếng Việt. Ông đã dịch tác phẩm “Con ruồi” của nhà văn Yokomitu Riichi, “Một chùm nho”, “Sợi tơ nhện” của nhà văn Akutagawa Ryunosuke. Gần đây, ông cũng có dịch một số truyện và chủ biên sách “Trinh tiết” (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2006) gồm 30 truyện ngắn chọn lọc của Akutagawa Ryunosuke

Với ông Phước, triết lý sống chỉ giản dị: ham học và cầu tiến. Triết lý đơn giản này đã theo ông không chỉ trong những ngày còn ngồi ở giảng đường đại học. Đến nay, đã 69 tuổi, ông vẫn luôn dùng đến nó

Nguyên Nga
 
Người Việt ở nước ngoài là một phần máu thịt Việt​

nv.jpg

Việt kiều về quê hương đón Tết​

Hơn 150 kiều bào đã tham dự Hội nghị Lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài, khai mạc sáng 11/11, tại thành phố Đà Lạt

Hội nghị Lãnh đạo các tổ chức người Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề "Việt kiều đoàn kết cộng đồng, cùng đất nước hội nhập và phát triển," khai mạc sáng 11/11, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Tham dự hội nghị có hơn 150 kiều bào đại diện cho nhiều tổ chức hội đoàn người Việt Nam ở hơn 30 nước, vùng lãnh thổ

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của bà con Việt kiều đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trong những thập niên qua, cũng như trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước hiện nay

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam. Và vì thế Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến bà con Việt kiều, luôn có những chính sách tốt nhất để tạo được hành lang pháp lý, tạo được những điều kiện thuận lợi nhất để kết nối cộng đồng Việt kiều trên toàn thế giới, để mọi Việt kiều đều có thể về đầu tư tại Việt Nam, đóng góp tài lực, trí tuệ... xây dựng đất nước

Trong hai ngày hội nghị (11 và 12/11), các đại biểu sẽ nghe báo cáo tham luận của các đại biểu về công tác hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài; trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về công tác tổ chức, hoạt động... của các hội đoàn cũng như những vấn đề liên quan; đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp với từng mô hình, từng hội đoàn các nước để góp phần nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của các hội đoàn trong việc chăm lo đời sống của bà con Việt kiều ở các nước và tăng cường liên hệ, gắn kết các tổ chức hội đoàn này vào công cuộc hội nhập quốc tế, phát triển của quê hương, đất nước

Ngoài ra, các đại biểu cũng được nghe giới thiệu về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, cập nhật tình hình mọi mặt của đất nước và các chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết Hội nghị lần này là dịp để lãnh đạo các tổ chức hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài siết chặt hơn nữa tinh thần đại đoàn kết, chia sẻ tâm tư tình cảm, kinh nghiệm về hội đoàn... và những ý kiến của các đại biểu Việt kiều sẽ là những thông tin, góp ý quan trọng giúp cho Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hơn, làm tốt hơn chính sách đại đoàn kết đối với người Việt Nam trên toàn thế giới
 
Chân dung người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
- Sang Mỹ du học lúc 17 tuổi với hành trang vỏn vẹn một chiếc vali nhỏ và 150USD, hiện nay ông Dzung T. Bùi (Bùi Tiến Dũng) là Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ

dungibm.gif

Ông Dzung T. Bui (Bùi Tiến Dũng)

Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, thuộc quê lúa Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP Hồ Chí Minh. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật điện - điện tử tại Trường Đại học Minnesota (bang Minnesota), ông nộp đơn xin làm việc tại tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới IBM, có trụ sở chính ở New York và được nhận vào làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Sau một năm làm việc tại đây, ông nhận thấy năng lực mình phù hợp với lĩnh vực bán hàng, xin chuyển qua làm sales (marketing và tiêu thụ sản phẩm)

Từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latinh, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT. Hiện ông là Phó chủ tịch - phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của IBM

Xa quê hương đã hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự: "Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Không chỉ mình tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của người Việt. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình”

Quay trở lại câu chuyện về con đường khởi nghiệp thành công, ông tiết lộ một số bí quyết: "Lúc đầu, cũng giống như những bạn trẻ khác, tôi thường nghĩ rằng dù thế nào mình cũng chỉ là một người châu Á nhỏ bé, liệu có thể đại diện cho một tập đoàn hàng đầu như IBM đi giao dịch và bán hàng với các đối tượng khách hàng trên khắp thế giới ?

Chính ban lãnh đạo công ty đã khuyên tôi không nên băn khoăn về điều đó, rằng hình thức bên ngoài không phải là vấn đề đối với người thực sự có năng lực. Môi trường doanh nghiệp phải thuận tiện cho những người có năng lực tiến lên và IBM rất chú trọng đến vấn đề này. Họ luôn có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng những người lãnh đạo tương lai (future leaders) cho hãng”

Ông Dũng cho biết, hiện nay rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yếu về kỹ năng mềm (soft skill), đó là khả năng thương thuyết, khả năng trình bày vấn đề, làm việc nhóm... Trong khi hoàn toàn có thể tự trang bị các kỹ năng này cho bản thân bằng nhiều cách

Ông đã đưa ra lời khuyên: "Trong quá trình khởi nghiệp của một người trẻ, yếu tố may mắn có tồn tại, cho dù ở môi trường doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt nhất đi nữa. Tôi thì cho rằng, bản thân chúng ta phải tạo ra may mắn chứ không thể ngồi chờ nó. Tôi vẫn luôn có bốn lời khuyên cho các nhân viên trẻ của mình

Thứ nhất, để thành công và luôn thăng tiến trong công việc, phải luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu

Thứ hai, phải có mục tiêu rõ ràng cho con đường sự nghiệp của mình, và sau đó, có một lộ trình rõ ràng cho mục tiêu đó

Thứ ba, là luôn tìm cách bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng cho bản thân. Kể cả trong lĩnh vực chuyên môn hay các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm...

Và cuối cùng, không ngừng xây dựng các mối quan hệ với những người có khả năng ảnh hưởng đến công việc của mình. Nói tóm lại, các bạn trẻ hãy kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu của mình, các bạn còn tương lai, không nên quá nóng vội. Chỉ có không ngừng tự tăng giá trị của bản thân, chúng ta mới nhìn thấy những cơ hội mới. Một điều nữa cũng rất quan trọng là việc tạo ra và linh hoạt nắm bắt các cơ hội tốt cho sự nghiệp của mình !”
 
'Sếp mới' gốc Việt ở Bank of America​

CDV-2111-ThongNguyen.jpg

Thong Nguyen, người Mỹ gốc Việt, vừa được đề cử làm Giám đốc sách lược của Bank of America​

Theo Wall Street Journal, việc bổ nhiệm chức vụ mới cho ông Thong Nguyen chưa được thông báo rộng rãi và phát ngôn viên của Bank of America cũng từ chối bình luận. "Khi ông Brian Moynihan, Tổng giám đốc điều hành của Bank of America, ra trước hội đồng quản trị trong tuần qua để thảo luận về kế hoạch năm 2012 của ngân hàng, đã xuất hiện cùng với một chiến lược gia mới tinh là Thong Nguyen, khiến cho các giới chức nhà băng hết sức ngạc nhiên", tờ báo này cho hay

Thong Nguyen được đề nghị vào chức vụ nói trên sau khi người tiền nhiệm là Mike Lyons đột ngột từ chức vào tháng trước. Trong vai trò mới, ông sẽ trực tiếp làm việc với Tổng giám đốc điều hành của Bank of America

Vị "sếp" gốc Việt này đã "kinh qua" các chức vụ phụ trách thương vụ, quảng cáo và phát triển kinh doanh của công ty General Electric, McKinsey & Co., IBM và U.S. Trust, trước khi gia nhập Bank of America vào năm 2004. Ông cũng từng làm việc chung với "sếp tổng" Brian Moynihan trong ban quản trị tài sản, trước khi ông này lên làm CEO của Bank of America

Bank of America đã trở thành ngân hàng có giá trị tài sản lớn nhất nước Mỹ kể từ quý 1/2009 thông qua các hoạt động thâu tóm, bao gồm nhà phát hành thẻ tín dụng MBNA và tập đoàn Countrywide Financial - hai tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực hoạt động tài chính. Tuy nhiên, đến nay giữa tháng 10 vừa qua, nhà băng này đã "trượt mất" vị trí số 1 sau khi Tổng giám đốc điều hành Brian Moynihan cắt giảm việc làm và bán các chi nhánh

Theo Bloomberg, tổng tài sản của Bank of America hiện nay giảm 1,8%, xuống còn 2.220 tỷ USD; trong khi JPMorgan tăng 1,9% trong quý III lên 2.290 tỷ USD, trở thành ngân hàng lớn nhất Mỹ về tài sản
 
5 CEO gốc Việt được truyền thông thế giới “soi” nhất 2011

5 CEO gốc Việt được truyền thông thế giới “soi” nhất 2011​

Thành danh bằng chính tài năng ở mỗi lĩnh vực khác nhau, 5 CEO gốc Việt đều được truyền thông thế giới "xăm soi" bằng những ngôn từ "đẹp" nhất

1. Giám đốc sách lược Thong Nguyen của Bank of America

Thong Nguyen, người Mỹ gốc Việt, được đề cử làm Giám đốc sách lược của Bank of America, vào tháng 11/2011. Tờ Wall Street Journal đưa tin: Khi ông Brian Moynihan, Tổng giám đốc điều hành của Bank of America, ra trước hội đồng quản trị trong tuần qua để thảo luận về kế hoạch năm 2012 của ngân hàng, đã xuất hiện cùng với một chiến lược gia mới tinh là Thong Nguyen, khiến cho các giới chức nhà băng hết sức ngạc nhiên

CEOViet231220111_82792.jpg

Thong Nguyen (giữa) vừa được đề cử làm Giám đốc sách lược của Bank of America. Ảnh: Wall Street Journal​

Thong Nguyen được đề nghị vào chức vụ nói trên sau khi người tiền nhiệm là Mike Lyons đột ngột từ chức vào tháng trước. Trong vai trò mới, ông sẽ trực tiếp làm việc với Tổng giám đốc điều hành của Bank of America

Vị "sếp" gốc Việt này đã "kinh qua" các chức vụ phụ trách thương vụ, quảng cáo và phát triển kinh doanh của công ty General Electric, McKinsey & Co., IBM và U.S. Trust, trước khi gia nhập Bank of America vào năm 2004. Ông cũng từng làm việc chung với "sếp tổng" Brian Moynihan trong ban quản trị tài sản, trước khi ông này lên làm CEO của Bank of America


2. Chủ tịch Jack Truong của Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ


Jack Truong, một người gốc Việt, đã được tập đoàn Electrolux AB của Thụy Điển bổ nhiệm chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ và Phó chủ tịch điều hành tập đoàn Electrolux, từ ngày 1/8/2011

Ông Truong sẽ báo cáo trực tiếp cho Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của tập đoàn Electrolux, Keith McLoughlin và là thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn. Trước đó, ông Truong giữ vị trí Phó chủ tịch và Tổng giám đốc công ty Phát triển nhà đất và xây dựng toàn cầu thuộc tập đoàn 3M

CEOViet231220112_e7b63.jpg

Chủ tịch Jack Truong của Electrolux Major Appliances Bắc Mỹ. Ảnh: Dow Jones
Sinh năm 1962, ông Truong có bằng tiến sĩ ngành kỹ sư hóa học của Học viện Rensselaer Polytechnic ở Troy, New York

Phát biểu trong thông báo bổ nhiệm, ông Keith McLoughlin, Chủ tịch Electrolux, cho biết: “Chúng tôi rất vui được chào mừng ông Jack Truong đến Electrolux. Tại 3M, ông đã cho thấy khả năng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách áp dụng các công nghệ và cách tiếp thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Kinh nghiệm của ông sẽ giúp đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn của chúng tôi với việc tập trung vào các nhãn hàng mạnh, sản phẩm mới có tác động cao và tiết giảm chi phí, tất cả là những thành tố quan trọng trong chiến lược của Electrolux"


3. Phó Chủ tịch điều hành kinh doanh toàn cầu Dzung T. Bui của Tập đoàn IBM

Cho đến nay, ông Dzung T. Bùi (Bui Tien Dung) được xem là một trong những người thành công nhất trong tập đoàn tin học IBM

CEOViet231220113_4c888.jpg

Phó Chủ tịch điều hành kinh doanh toàn cầu Dzung T. Bui của Tập đoàn IBM​

Bui Tien Dung sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP HCM. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học với vẻn vẹn 150 USD trong túi và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện tử tại Đại học Minnesota, tiểu bang Minnesota (Mỹ), Dzung T. Bùi nộp đơn xin làm việc tại Tập đoàn IBM và được nhận làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Tại đây, ông nhận thấy sở thích và năng lực bản thân phù hợp với lĩnh vực bán hàng, nên xin chuyển qua làm martketing và tiêu thụ sản phẩm (sales)

Từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của Tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latin, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp công nghệ thông tin. Hiện, ông là Phó Chủ tịch phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của tập đoàn này


4. Chủ tịch Mitchell Pham của Tập đoàn công nghệ phần mềm Augen

Ủy ban tuyển chọn của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, do Nữ hoàng Jordan Rania Al Abdullah làm Chủ tịch, đã lựa chọn doanh nhân kiều bào Mitchell Pham, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ phần mềm Augen (New Zealand ), là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu, vào ngày 9/3/2011

"Được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là một điều thật khó tin vì tổ chức này bao gồm những người kiệt xuất trên toàn cầu. Đây là cơ hội có một không hai, mà tôi sẽ nắm bắt bằng cả hai tay", doanh nhân Mitchell Pham phát biểu

CEOViet231220114_3291f.jpg

Chủ tịch Mitchell Pham của Tập đoàn Công nghệ Phần mềm Augen​

Mitchell Pham sinh ra tại Việt Nam, trong một gia đình cả bố mẹ và mấy anh chị em đều là kỹ sư. Năm 12 tuổi, anh theo gia đình sang định cư ở New Zealand, với cái tên Việt là Pham Đang Khoa

Khi đặt tên mới là Mitchell Phạm, ba mẹ anh đã gửi theo mong muốn con của mình sau này sẽ thành đạt về học vấn cũng như trong cuộc đời. Mitchell nghĩ mình đã thực hiện được phần nào tâm nguyện của đấng sinh thành

Khi được hỏi về bí quyết thành công trong sự nghiệp ở xứ người, Mitchell Pham chia sẻ: “Tính kiên cường chính là bí quyết thành công của tôi”. Và để minh chứng điều này, Mitchell đã nỗ lực học tập tại trường phổ thông và sau đó là trường đại học, làm thêm buổi tối và cuối tuần để kiếm tiền trả học phí

Năm 1993, với vốn đầu tư ban đầu 4.000 NZD (1 NZD tương đương14.500 đồng), Mitchell cùng 4 người bạn thành lập công ty phát triển phần mềm máy tính Augen, với quyết tâm phải làm bằng được một sản phẩm công nghệ thông tin

Năm 2000, các thành viên bắt đầu tách ra hoạt động độc lập. Mitchell ở lại duy trì mọi hoạt động và tiếp tục phát triển Augen, với doanh thu mỗi năm khoảng 10 triệu USD; đồng thời, mở thêm 11 công ty con tại New Zealand, chuyên kinh doanh phần mềm và làm dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực thể thao, phần mềm giao dịch tài chính cho ngân hàng

Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2010-2015, theo doanh nhân gốc Việt này, tại New Zealand và trên thế giới, Tập đoàn Augen sẽ chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ” để thâm nhập thị trường, nghĩa là tập trung khai thác và làm tốt dịch vụ công nghệ thông tin cho các công ty phần mềm lớn có thị trường tại nhiều nước

Thông qua họ, Augen có thể rút ngắn con đường mở rộng thị trường. Riêng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tập đoàn sẽ chỉ làm phần mềm ở 2 mảng bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và đầu tư làm dịch vụ phục vụ ngành năng lượng xanh - sạch


5. Giám đốc điều hành Jimmy Pham của tổ chức phi lợi nhuận KOTO

Cùng với doanh nhân kiều bào Mitchell Pham, thì Jimmy Pham, Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận mang tên KOTO, cũng được Diễn đàn Kinh tế Thế giới vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu

Khi nhận được giải thưởng này, Jimmy Phạm, cho biết, anh cảm thấy vô cùng vinh dự trước giải thưởng mà World Economic Forum dành cho và coi đây là niềm khích lệ với những công việc mình đang làm

CEOViet231220115_8c68b.jpg

Jimmy Pham (giữa hàng sau cùng) được vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu​

Jimmy Pham sinh ra ở Hà Nội và lớn lên tại Sydney, Australia. Với tấm lòng nhân hậu và khả năng lãnh đạo tuyệt vời của mình, Jimmy đã giúp hàng trăm trẻ em lang thang trở thành những đầu bếp giỏi, những nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp tại nhiều khách sạn và nhà hàng nổi tiếng ở Việt Nam thông qua việc thành lập tổ chức KOTO, một tổ chức đào tạo nghề nhà hàng phi lợi nhuận

Gửi lời chúc mừng tới Jimmy, đại sứ Astralia tại Việt Nam nói: "Những việc anh đã làm được không chỉ là niềm tự hào của bất cứ một người Việt cũng như người Australia nào, mà còn là một điển hình khuyến khích mọi người dân và tổ chức có điều kiện quan tâm hơn đến việc giúp đỡ những trẻ em thiệt thòi trong xã hội"
 
Tổ quốc luôn trân trọng tấm lòng
Tâm huyết của bà con kiều bào ta ở nước ngoài​
CTN-TTS.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang​

- Cả dân tộc đang đứng trước vận hội mới, cần chung tay xây đắp, gìn giữ trọn vẹn cơ đồ, hội nhập sâu rộng với năm châu

Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu (DVT.vn) trân trọng chuyển đến kiều bào ta và bạn đọc những tình cảm sâu sắc đó của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp tết cổ truyền sắp đến… Trả lời phỏng vấn (DVT.vn), Chủ tịch nước nói

Trong những năm qua, nhất là từ khi có nghị quyết số 36 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, với quan điểm “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được tập trung triển khai và đã thu được nhiều kết quả tích cực

Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, mặc dù sống xa quê hương song đa số bà con kiều bào vẫn luôn nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam, không ngừng nỗ lực phấn đấu xây dựng cho mình một cuộc sống hạnh phúc, đồng thời vẫn luôn hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương và suy nghĩ trăn trở để đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước của kiều bào ngày càng được củng cố bởi những thành quả đạt được của công cuộc Đổi mới và sự lớn mạnh không ngừng của đất nước. Bà con hoan nghênh chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước, ủng hộ sự nghiệp phát triển đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều này đã trở thành xu thế chung trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Tôi đề nghị các cơ quan hữu quan quán triệt, thực hiện đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc”, thể chế hóa thành các chính sách để thực hiện Nghị quyết của Đảng, tăng cường lòng tin và sự gắn bó của kiều bào đối với đất nước bằng những chính sách và cơ chế thông thoáng để bà con được thực hiện quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với quê hương, đất nước; cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của kiều bào; hỗ trợ kiều bào củng cố địa vị pháp lý, phát triển các tổ chức cộng đồng, giúp đỡ nhau xây dựng cuộc sống ổn định, thành đạt, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam…

Đầu xuân, tôi bày tỏ trân trọng đối với tấm lòng và tâm huyết của bà con kiều bào ta ở nước ngoài, xin gửi đến bà con lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất…

Tôi mong tất cả đồng bào Việt Nam ở trong nước và ngoài nước hãy tiếp tục phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết, yêu nước, chung sức, chung lòng, cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia giàu mạnh trong khu vực, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế; thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…
 
Người gốc Việt chạy đua chức nghị viên San Jose​

Trương Công Minh Tâm, thám tử cảnh sát, sẽ chạy đua chức nghị viên khu North Valley - khu vực 4 của thành phố San Jose (bang California, Mỹ)

Thông tin tranh cử của Trương Công Minh Tâm cho thấy, ứng cử viên gốc Việt sinh năm 1981 tại Sài Gòn. Anh cùng gia đình sang Mỹ năm 1991; tốt nghiệp trung học Silver Creek High School

Năm 2004, Trương Tâm nhận bằng cử nhân hành chánh công lý tại đại học San Jose State và bằng cao học về quản lý thương mại đại học Phoenix năm 2007

CDV-41-TruongTam.jpg

Trương Công Minh Tâm sẽ chạy đua chức nghị viên khu North Valley của thành phố San Jose (bang California, Mỹ)​

Năm 2004, Trương Tâm gia nhập ngành cảnh sát, làm việc ở hạt Santa Clara và hiện phục vụ ở Sở cảnh sát thành phố San Jose, chuyên ngành điều tra tội phạm

Trương Tâm từng giữ chức thư ký của Hội đồng cố vấn Berryessa có nhiều hội viên gốc da trắng, sinh hoạt trong hội võ thuật Vovinam...

Tờ Mercury News đưa tin, đối thủ nặng ký của ứng cử viên gốc Việt Trương Tâm là đương kim nghị viên Kansen Chu, một người Mỹ gốc Hoa

Tuy nhiên, nếu nhận được sự hậu thuẫn của Thị trưởng San Jose Chuck Reed và sự ủng hộ của cử tri gốc Việt thì tỷ lệ chiến thắng của Trương Tâm sẽ rất cao

Hiện, khu North Valley có dân châu Á chiếm 60%, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và các sắc dân khác là 40%
 
Gia đình toàn cầu​

Được nuôi dạy trên một nền tảng giáo dục gia đình vừa Á Đông, vừa hiện đại, thành công bước đầu của hai anh em nhà họ Lê cho thấy một cách nhìn mới về sống, học, nghĩ và làm của những người trẻ trong thế giới toàn cầu hóa

Nếu tôi có đôi tay khéo léo, tôi sẽ chọn nghề kỹ thuật. Sau đó, tôi sẽ lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) bởi chắc bạn cũng chẳng muốn làm kỹ sư hay một nhà nghiên cứu trong phòng thí nghiệm suốt đời”. Tâm tình này của ông Lý Quang Diệu chia sẻ với sinh viên Đại học Quốc gia Singapore vào tháng 7.1994 đã được báo The Straits Times trích đăng với tựa đề “Nếu tôi sống lại cuộc đời tôi lần nữa…”

Chính bài viết này đã lập trình một phần quan trọng cuộc đời Lê Trí Thông từ khi anh còn là học sinh và có dịp đọc nó. Thông đã tốt nghiệp thủ khoa kỹ sư ngành hóa cao phân tử, Đại học Bách khoa TP.HCM và hạng ưu MBA Đại học Oxford (Anh), sau khi giành được học bổng chương trình này

Và nếu nhà lãnh đạo tài ba Lý Quang Diệu không muốn suốt đời làm kỹ sư trong phòng thí nghiệm thì cậu bé Lê Trí Thông ngày nào đã bước vào thương trường với vị trí Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, một lĩnh vực cốt cán của nền kinh tế

Sở hữu một căn nhà ở Boston, gần Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nơi cô đang theo học, Lê Diệp Kiều Trang đang biến những khát vọng của cô thành hiện thực. Đó là không bao lâu nữa cô sẽ đầu quân về McKinsey, một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới

Thời trung học, Kiều Trang nổi danh khi tốt nghiệp với danh hiệu thủ khoa, sau đó được nhận học bổng của Đại học Oxford. Hiện nay, Kiều Trang cùng chồng sở hữu một công ty chuyên phát kiến và chế tạo các dụng cụ y khoa tại Mỹ

Nền tảng toàn cầu từ gia đình

Lê Trí Thông (sinh năm 1979) và Lê Diệp Kiều Trang (1980) đều không theo sự nghiệp của gia đình, dù việc kinh doanh của cha họ, ông Lê Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Casumina, đang rất tốt. Nhưng những nền tảng “toàn cầu hóa” mà ông Trí và vợ, một giáo viên dạy Hóa, xây dựng đã giúp các con họ tự tin bước vào những cuộc chơi thú vị và nhiều thách thức hơn

Thời kỳ Việt Nam mở cửa, tiếng Anh mới bắt đầu được các trường phổ thông ở các thành phố lớn đưa vào giảng dạy, nhưng anh em nhà họ Lê đã tiếp xúc với ngôn ngữ này từ lúc 6 tuổi. Và trong một gia đình khá giả với những nề nếp được xác lập nửa Á Đông, nửa phương Tây, anh em Thông, Trang từ từ nhỏ dù không được phép tiêu tiền nhưng lại được tham gia góp ý kiến vào những việc chung của gia đình. Riêng Thông còn được cha chia sẻ những điều cơ bản về công việc kinh doanh của ông

“Tôi đã nhận ra rằng cách đối nhân xử thế trong kinh doanh của cha rất phù hợp với thời đại ngày nay”, Thông nói. Anh từng chứng kiến những thời kỳ rất khó khăn của Casumina, không có hàng để làm, cha anh đã chạy khắp nơi tìm việc để công nhân không bị thất nghiệp

Rồi khi các con nợ không có khả năng chi trả thì theo thói thường, chủ nợ sẽ phải siết nợ, nhưng cha anh đã cho anh cách nghĩ tích cực hơn: tại sao không giúp họ bán thêm sản phẩm, tăng doanh thu để có tiền trả nợ. “Cha tôi đã cho tôi hiểu thế nào là sự điềm tĩnh của một nhà lãnh đạo”, Thông nói

Lê Trí Thông giống cha ở cá tính điềm đạm, dù từng tham gia công tác đoàn, hội ở trường trung học, đại học và chơi được nhiều môn thể thao, trong khi em gái anh, Lê Diệp Kiều Trang, thì ngược lại. “Tôi thích lĩnh vực tư vấn vì nó cho tôi nhiều kinh nghiệm, được gặp gỡ nhiều doanh nhân

Tôi sôi nổi hơn anh Thông”, Trang nói. Cô cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính khi làm việc tại Citigroup, HSBC và cũng từng có thời gian hoạt động tích cực trong Hội Doanh nghiệp Dẫn đầu – LBC với vai trò Trưởng Văn phòng Đại diện tại Việt Nam. “Cô ấy còn không ngại nhảy lên sân khấu hát cùng Micheal Jackson ở Thái Lan”, Thông nói vui

Nền tảng giáo dục, tính kỷ luật và tấm gương của cha đã giúp hai anh em Thông, Trang trở thành những trường hợp con nhà giàu hiếm hoi tự lập từ sớm

Học và làm toàn cầu hóa

Anh em nhà họ Lê vốn đã nổi tiếng từ bé. Từ thời trung học, Thông và Trang nổi danh với những cuộc thi hùng biện tiếng Anh và tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cùng nhiều chủ doanh nghiệp khi còn là sinh viên

27 tuổi, Thông đã là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần TIE, hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử có vốn điều lệ hơn trăm tỉ đồng và doanh số khoảng 600-700 tỉ đồng. Và hiện nay, anh là Phó Tổng Giám đốc trẻ nhất của Ngân hàng Đông Á

“Cha cho chúng tôi hiểu giá trị của sự tự lập. Còn việc học giúp tôi hiểu rằng, không thể thành công nếu không vượt ra được những khuôn khổ”, Thông đúc kết

Những tháng ngày học tập ở Anh, cọ xát với bạn bè quốc tế giúp anh nhận ra: “Chúng ta học cật lực, làm cật lực nhưng chưa biết cách học và làm một cách thông minh nhất”. Thông nói rằng anh và nhiều sinh viên Việt Nam, cũng như phần lớn sinh viên châu Á, đều học rất chăm, nhưng tiêu chuẩn của thời đại mới đã thay đổi

“Các giáo sư ở Anh chỉ cho tôi điểm B nếu tôi hoàn tất bài luận theo ý tưởng của các vị ấy. Tôi chỉ có thể đạt điểm tốt hơn khi biết sáng tạo và bảo vệ những ý tưởng của mình”, anh chia sẻ

Phương pháp tư duy sáng tạo học từ giảng đường đó đã được những người trẻ như Thông và Trang đưa vào công việc hằng ngày, cũng như hiện thực hóa lý tưởng sự nghiệp của họ. Thông đang làm việc cho một ngân hàng nội địa, trong khi Trang chuẩn bị đầu quân về một công ty hàng đầu thế giới, nhưng họ đều có chung ưu tư về việc dùng kinh nghiệm và năng lực sáng tạo phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam trên sân chơi toàn cầu

“Chưa biết chính xác thời gian nào tôi sẽ về làm cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng làm việc ở McKinsey sẽ giúp tôi có nhiều kiến thức về thị trường, những giải pháp chiến lược để sau này về áp dụng. Việt Nam vẫn là mục tiêu của tôi”, Trang nói. Tại Việt Nam, nhu cầu tìm kiếm nhà tư vấn của doanh nghiệp là có thật, nhưng tình trạng thừa lượng, thiếu chất vẫn là trăn trở của nhiều ông chủ

Trong lúc đó, khát vọng đưa doanh nghiệp nội địa ra sân chơi toàn cầu của các nhà lãnh đạo trẻ đang ngày một lớn. “Nếu nói Ngân hàng Đông Á phải cạnh tranh ngang bằng với HSBC ngay lúc này thì e rằng khó. Mọi thứ đều phải tích lũy

Và những người trẻ chúng tôi đều hiểu rằng, nếu không mạnh dạn tháo bung những chiếc máy ATM của nước ngoài để xem có cái gì trong đó, nghiên cứu rồi tái sinh nó thì mãi mãi chúng tôi phải phụ thuộc vào nước ngoài, phải mua máy với giá rất cao”, Thông nói. Và ở Đông Á, Thông cũng giữ vị trí Giám đốc Công ty Cổ phần Thẻ Thông minh VNBC, đơn vị chế tạo thành công máy bán vàng Gold ATM đầu tiên tại Việt Nam và thứ hai trên thế giới

Trong suy nghĩ của Thông, châu Á (trừ Nhật Bản) đang trong giai đoạn “cày” cật lực, sáng tạo không ngừng và chưa đủ giàu để hưởng thụ. “Cho nên, đây là nhiệm vụ không nhẹ nhàng của thế hệ trẻ”, anh chia sẻ. Và hơn lúc nào hết những người trẻ như anh rất cần những bài học lãnh đạo từ các bậc tiền bối

Ông Lê Văn Trí, cha anh và ông Trần Phương Bình, Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á, có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm lãnh đạo của anh

“Cha tôi rất điềm tĩnh và chú Bình là người rất quyết đoán. Tôi sẽ học những điều tốt đẹp này từ họ. Và tôi còn đủ trẻ để tiếp nhận thêm nhiều phong cách lãnh đạo khác”, Thông bộc bạch
 
Kỹ sư gốc Việt phụ trách chế tạo xe Ford Mustang​

Tăng Thái Hậu (Hau Thai-Tang), 46 tuổi, người vừa được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ford Motor là một người Mỹ gốc Việt, từng đảm nhiệm ví trí kỹ sư trưởng của nhóm sản xuất xe Ford Mustang phiên bản 2005

Tăng Thái Hậu từng là kỹ sư trưởng của bộ phận sản xuất xe Ford Mustang phiên bản 2005, là nhân vật then chốt của dự án ngay từ đầu. Ông lãnh đạo nhóm kỹ thuật chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và thử nghiệm mọi yếu tố kỹ thuật của xe

“Tình yêu của tôi với ô tô thực sự cũng giống như bao người, như một trong những đồng nghiệp của tôi, người lớn lên ở Iowa và dỡ tung chiếc máy kéo của cha ra “nghiên cứu” khi mới 12 tuổi,” Tăng Thái Hậu (Hau Thai-Tang), 46 tuổi, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc chương trình phát triển toàn cầu của Ford, chia sẻ

Sinh năm 1966 tại Sài Gòn, nhưng Thái Hậu lớn lên ở New York (Mỹ) và bắt đầu làm việc tại Ford với vai trò thực tập sinh vào năm 1988

untitled.jpg

Tăng Thái Hậu từng được trao Giải Tài năng và Lãnh đạo trẻ của bảo tàng Automotive Hall of Fame vào năm 2001​

Tăng Thái Hậu có bằng kỹ sư của ĐH Carnegie-Mellon và MBA của ĐH Michigan. Sau khi tốt nghiệp, ông đã được một loạt tập đoàn lớn “trải thảm” mời về làm, như Carnegie Mellon, Proctor & Gamble, và bộ phận sản xuất động cơ máy bay của General Electric, nhưng ông quyết định chọn Ford

“Làm về động cơ máy bay có thể đem đến những kiến thức rất hay, nhưng bạn sẽ ít có khả năng đưa vợ đi cùng bay thử, trong khi với Mustang, bạn có thể mang xe về nhà và chia sẻ với bạn bè. Thực sự rất thoả mãn,” ông Tăng Thái Hậu nói về việc ông đầu quân cho Ford

Về Ford, ông làm việc tại nhóm phát triển xe đua CART của công ty, sau đó là giám đốc kỹ thuật của nhóm sản xuất xe Lincoln LS, rồi kỹ sư trưởng của nhóm sản xuất xe Thunderbird, và chỉ đạo việc phát triển, ra mắt các xe Mustang GT, V6, Cobra, và Bullitt phiên bản 2001. Lĩnh vực chính của ông là kỹ thuật chế tạo khung xe

Ông Hậu từng là kỹ sư phụ trách vấn đề kỹ thuật cho các tay đua Nigel Mansell và Mario Andretti của đội Newman/Haas IndyCar vào năm 1993. Anh góp công trong 6 chiến thắng, 11 chiến thắng giành vị trí xuất phát đầu tiên của chặng đua, và danh hiệu vô định của tay đua cũng như nhà sản xuất

Ông đã được trao Giải Tài năng và Lãnh đạo trẻ của bảo tàng Automotive Hall of Fame vào năm 2001. Ông cũng được On Wheels Inc. vinh danh Lãnh đạo châu Á của năm 2006

Năm 2006, ông được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Trung tâm phát triển sản phẩm và Nhóm sản xuất xe đặc biệt - SVT của Ford (xe Mustang thuộc nhóm này)

Tình yêu của ông với xe cơ bắp Mỹ hình thành từ nhỏ, khi ông còn ở Việt Nam thời chiến tranh, với những chiếc Mustang thường được dùng làm nền cho các chương trình ca nhạc

"Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế,” Thái Hậu, cậu bé khi đó vốn chỉ quen với các loại xe như Citroen động cơ hai xy-lanh của gia đình, kể về ấn tượng ban đầu của ông với xe Mustang. Ông bị mê hoặc bởi sự cân đối. Sau này, theo gia đình sang Mỹ và định cư tại đó, anh mang theo niềm đam mê với xe Mustang

Với Tăng Thái Hậu, việc giám sát quá trình phát triển xe Mustang là giấc mơ đã thành hiện thực, nhưng cũng là công việc đầy áp lực. Có 18 triệu khách hàng có sự gắn kết cá nhân với mẫu xe này,” Thái Hậu giải thích. “Đó là một áp lực lớn. Tin tốt là mọi người đều biết một chiếc Mustang nên như thế nào. Tin xấu cũng là mọi người biết một chiếc Mustang nên như thế nào. Vì vậy, bạn có rất nhiều thứ phải quan tâm”

Thái Hậu là một lựa chọn hợp lý cho vị trí giám sát việc phát triển xe Mustang, theo lời ông Phil Martens, Phó chủ tịch Ford khi Thái Hậu được bổ nhiệm làm kỹ sư trưởng. “Chúng tôi cần một người am hiểu và đam mê ô tô”

Những chiếc Mustang ngày nay là tổng hòa của công nghệ hiện đại và kiểu dáng cổ điển, từ những chiếc xe thập niên 60-70 mà Tăng Thái Hậu đã mê mẩn suốt thời niên thiếu và không thể ngờ có ngày được trực tiếp tham gia chế tạo

Có một sự trùng hợp thú vị, Thái Hậu sinh năm 1966, cầm tinh con ngựa, và ông lại làm dự án Mustang - mẫu xe cơ bắp Mỹ mang biệt danh “Ngựa hoang”. Dường như ông sinh ra là để dành cho công việc đó
 
Luật sư gốc Việt làm chánh án liên bang​

12071_Miranda-Du.jpg

Luật sư Miranda Du​

Trong một thông cáo báo chí trên trang web của mình, Thương nghị sĩ Harry Reid (Đảng Dân chủ - Nevada), lãnh đạo khối đa số Thượng viện Mỹ, người đã tiến cử Miranda Du với Tổng thống Obama cho biết

“Miranda Du là một người hành nghề luật kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng. Bà hiểu biết rộng và dấn thân trong cộng đồng tại Nevada. Từ khi còn rất trẻ, Miranda Du phải trải qua nhiều khó khăn và trường hợp của bà phản ánh một câu chuyện di dân thành công”

Còn trong thông cáo gửi báo giới của Nhà Trắng có dẫn lời Tổng thống Obama: “Miranda Du sẽ làm tăng uy tín cho tòa liên bang tại Nevada. Tôi rất cảm kích những gì bà làm trong việc phục vụ cộng đồng thời gian qua”

Luật Sư Miranda Du cùng gia đình sang Mỹ định cư năm 10 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, Miranda Du vào Đại học UC Davis và tốt nghiệp năm 1991 với 2 bằng cử nhân, lịch sử và kinh tế. Sau đó, bà học luật tại đại học UC Berkeley và tốt nghiệp năm 1994

Miranda Du có bằng hành nghề luật tại California và Nevada. Bà cũng là thành viên Luật sư Ðoàn Mỹ và là cộng sự của Công ty luật McDonald - Carano - Wilson, LLP tại Reno, Nevada
 
Nữ Thẩm phán Jacqueline Nguyễn, niềm tự hào của người Việt ở Mỹ​

- Ngày 7/5/2012 vừa qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua bổ nhiệm bà Jacqueline Nguyễn, một luật sư gốc Việt, làm Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 ở Mỹ. Bà là phụ nữ gốc Á đầu tiên giữ chức vụ cao cấp nhất trong Tòa án Liên bang Mỹ

1_b2d1e.jpg

Thẩm phán Liên bang Jacqueline Nguyễn​

Thích nhân văn nhưng theo ngành Luật

Sinh ra ở Việt Nam, năm 1975, khi lên 10 tuổi, Jacqueline Nguyễn cùng gia đình sang Mỹ và đến sống tại ngoại ô thành phố Los Angeles. Hằng ngày, sau giờ học, cô bé Jacqueline Nguyễn phải giúp mẹ bán bánh để kiếm sống. Hết trung học, Jacqueline Nguyễn thi vào được trường Đại học Occidental, ở Los Angeles

Theo học ngành văn chương Anh, Jacqueline Nguyễn luôn xuất sắc được nhận học bổng trong cả bốn năm học. Ngoài ra, Jacqueline Nguyễn còn làm biên tập cho tạp chí Văn học của trường Occidental College. "Sau khi vào đại học, tôi nghĩ mình sẽ đi theo ngành y theo ý muốn của cha mẹ tôi

Cha mẹ tôi, như nhiều bậc phụ huynh khác, mong muốn con mình trở thành bác sĩ. Nhưng tôi không có duyên với các ngành khoa học cho lắm, mà lại rất thích ngành nhân văn", Jacqueline Nguyễn kể

Khi mới ra trường, Jacqueline không thể tìm được việc làm vì có rất ít công việc cần đến một cử nhân văn chương Anh như cô. Jacqueline Nguyễn chuyển sang thi LSAT (cuộc thi để vào trường luật), và đậu điểm xuất sắc để theo học tiếp ngành Luật tại Đại học California ở Los Angeles (UCLA)

Năm 1991, Jacqueline Nguyễn tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại Đại học UCLA. Sau bốn năm làm việc tại Musick, Peeler & Garrett, Luật sư Jacqueline Nguyễn làm công tố viên cho Văn phòng Công Tố Liên bang thuộc quận Trung tâm California (Central District of California)

Tại đây, bà truy tố các vụ tham nhũng và gian lận của công, đồng thời tham gia vào lực lượng dẹp trừ tội phạm có tổ chức

Thẩm phán Liên bang gốc Việt đầu tiên...

Năm 2002, Thống đốc California Gray Davis bổ nhiệm bà vào chức Chánh án Tòa Thượng thẩm Los Angeles (Superior Court) chuyên làm việc trong lĩnh vực bài trừ tham nhũng và gian lận ở công quyền. Và Luật sư Jacqueline Nguyễn trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ này ở California

Nói về việc chuyển từ một công tố viên sang làm thẩm phán, Luật sư Jacqueline Nguyễn chia sẻ: "Nhiệm vụ của một thẩm phán là áp dụng luật pháp một cách chặt chẽ, đảm bảo cho cả hai phe công tố lẫn biện hộ một cuộc xử án công bằng. Cho nên, từ một công tố viên chuyển sang làm thẩm phán, tôi thấy khá dễ dàng"

Tháng 7/2009, Tổng thống Barack Obama đã đích thân đề cử Luật sư Jacqueline Nguyễn làm Thẩm phán Tòa án Liên bang khu vực Trung California. Sau khi được Thượng viện Mỹ phê chuẩn với 97 phiếu thuận, 0 phiếu chống, bà chính thức trở thành Thẩm phán Liên bang khu vực Trung California, là quận tư pháp liên bang lớn nhất ở Mỹ tính theo dân số, gồm các quận hạt Los Angeles, Orange, Riverside, San Bernardino, San Luis Obispo, Santa Barbara và Ventura. Jacqueline Nguyễn là Thẩm phán liên bang gốc Việt đầu tiên được Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn

... và phụ nữ gốc Á đầu tiên trong Tòa án Liên bang cấp cao nhất

Trong hơn hai năm qua, Jacqueline Nguyễn luôn hoàn thành xuất sắc công việc trên cương vị Thẩm phán của Tòa án Liên bang khu vực Trung California. Những người cùng làm việc với Jacqueline Nguyễn đều rất ấn tượng với tác phong luôn bình tĩnh khi gặp sức ép, và luôn sẵn sàng lắng nghe cả hai phía trong cuộc tranh tụng của Luật sư người Việt này

Chia sẻ về công việc của mình Thẩm phán Jacqueline Nguyễn cho biết: "Mỗi vụ án tiến triển tùy theo các sự kiện của vụ án đó. Luật pháp không thay đổi, nhưng khi áp dụng luật pháp vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể thì có thể khác nhau. Và đây là điểm quan trọng nhất"

Và ngày 7/5/2012, toàn thể Thượng viện Mỹ đã thông qua sự đề cử của Tổng thống Obama. Với sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp cao nhất nước Mỹ, nữ luật sư gốc Việt 46 tuổi Jacqueline Nguyễn đã chính thức trở thành Thẩm phán Tòa Phúc thẩm Liên nang Hoa Kỳ Khu vực 9

Với quyết định này, Jacqueline Nguyễn là Thẩm phán Tòa án Liên bang đầu tiên ở Mỹ liên tiếp được đề cử và bổ nhiệm vào Tòa án Liên bang Quận, rồi sau đó lên vị trí Thẩm phán Liên bang cao hơn, bởi cùng một Tổng thống Hoa Kỳ. Thẩm phán Jacqueline Nguyễn cũng là phụ nữ gốc Châu Á đầu tiên giữ chức vụ ở cấp cao nhất trong Tòa án cấp Liên bang Mỹ

Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ Khu Vực 9 - bao gồm các tiểu bang Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon, Washington, và cả đảo Guam cũng như các đảo Northern Mariana - là Tòa Phúc thẩm lớn nhất trong số 13 tòa phúc thẩm liên bang ở Mỹ. Các phiên tòa thường diễn ra ở Seattle, Portland, San Francisco, và Pasadena

Theo báo chí Mỹ, Tòa Phúc thẩm Khu vực 9 là cơ quan tư pháp có nhiều thẩm phán được các tổng thống đảng Dân Chủ đề cử, do đó, cũng mang khuynh hướng cấp tiến trong những phán quyết quan trọng. Việc lần đầu tiên một người gốc Việt trở thành phụ nữ giữ chức vụ ở cấp cao nhất trong Tòa án cấp Liên bang Mỹ đã gây xôn xao trong dư luận báo chí Mỹ

Chia sẻ kinh nghiệm thành công với người đi sau

Là một người gốc Việt, bà cũng hiểu được sự rắc rối của hệ thống pháp luật đối với dân nhập cư vào Mỹ, và cố gắng giải thích để những người đồng hương khi vào chốn công đường hiểu rõ những gì họ sẽ trải qua

Tâm sự với những bạn trẻ, Thẩm phán Jacqueline Nguyễn cho biết: "Khi còn nhỏ, tôi không được như các bạn trẻ bây giờ: họ rất có kế hoạch, quyết đoán, biết mình cần làm gì. Lúc đó, tôi thực sự không biết mình muốn làm gì, vì thời đó, tôi chưa được gặp ai để tìm hiểu thiên hướng của mình. Và cũng may mắn là tôi đã tìm ra đường vào ngành luật"

Từ những kinh nghiệm thành công của mình, bà khuyên các bạn trẻ: "Tôi nghĩ rằng, những em nào đã định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đó là điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng đừng quên hãy cho mình những cơ hội để nhìn ra thế giới xung quanh, biết đâu các em sẽ lại thấy được những điều khác còn hay hơn. Còn những em chưa xác định sẽ làm gì, cũng không sao

Hãy đi tìm những gì mình thực sự yêu thích, thực sự muốn theo đuổi, để làm động lực đi tới. Như trường hợp của chính mình, tôi đã tìm được công việc mà mình yêu thích, và điều đó còn quan trọng hơn cả tiền bạc kiếm được

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi cũng đã từng có một số quyết định không mang lại lợi ích kinh tế cho bản thân, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúc với quyết định của mình"

Vũ Anh Tuấn
 
Tổng thống Mỹ bổ nhiệm 2 người gốc Việt vào Hội Ðồng Quản Trị VEF​

Tổng thống Mỹ Obama đã có quyết định bổ nhiệm 2 người gốc Việt vào Hội đồng Quản trị Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), một cơ quan do chính phủ liên bang lập ra để hỗ trợ hợp tác về giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam

Đó là bà Nguyễn Phúc Anh Lan và bà Vương Ngọc Quyên. Bà Anh Lan hiện quản lý nhiều dự án kỹ thuật ở trung tâm MD Anderson thuộc đại học Texas, kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị hội Văn hóa Khoa học Việt Nam. Bà tốt nghiệp bằng cử nhân và cao học về công nghệ thông tin, đại học Toronto, Canada

Bà Ngọc Quyên là giám đốc điều hành tổ chức International Children Assistance Network, đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho trẻ em gốc Việt tại vùng San Jose, cũng như cho trẻ em tại Việt Nam

Bà là thành viên của tổ chức Pacific Links Foundation và Vietnamese American Non-Governmental Network.Bà tốt nghiệp cử nhân Kinh tế ở đại học Yale và thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Stanford
 
Người gốc Á ở Mỹ: Những con hổ mới ?​

RVAH359ANTIDEG20120628190949.jpg

Với truyền thống coi trọng gia đình và sự chăm chỉ, cộng đồng người gốc Á ở Mỹ đang đạt được nhiều thành công và đóng góp nhiều hơn cho nước Mỹ

Không có quốc gia nào trên thế giới có thể vượt qua Mỹ xét về góc độ số lượng người nhập cư và những đóng góp của họ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người Mỹ đang lo lắng về những hệ quả mà người dân nhập cư mang lại. Rất nhiều người cho rằng người dân nhập cư ngày nay khác xa so với quá khứ: ít tham vọng hơn, ít kỹ năng hơn, ít lòng nhiệt tình

Làn sóng lao động thiếu kĩ năng và chỉ nói được tiếng Tây Ban Nha và phần lớn là nhập cư vào Mỹ theo con đường bất hợp pháp qua biên giới Mexico sẽ khiến người dân Mỹ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, những lo sợ này đã lỗi thời

Theo báo cáo vừa được công bố của Trung tâm nghiên cứu Pew, làn sóng người nhập cư vào Mỹ đã hoàn toàn thay đổi. Kể từ năm 2008, số người nhập cư đến từ châu Á tăng lên nhanh chóng, đạt 36% và vượt qua tỷ lệ 31% của nhóm người gốc Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Ngày nay, những người nhập cư không chỉ nói tiếng Anh giỏi và đã tốt nghiệp đại học, họ đến Mỹ với việc làm đã được sắp xếp sẵn

Điều gì đã tạo nên sự thay đổi này? Các nguyên nhân bao gồm tỷ lệ sinh giảm ở Mexico, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở nước này cũng với sự sụp đổ của ngành xây dựng của nước Mỹ. Đây vốn là ngành sử dụng nhiều lao động nhập cư yếu kém về trình độ và khả năng tiếng Anh

Từ trước đến nay, dân nhập cư ở Mỹ đã trở thành trung tâm của những câu chuyện bí ẩn. Hình ảnh của những người Ireland và Italia buộc phải di cư đến đây vì nạn đói hay những người Do Thái trốn tránh thảm sát ở nước Nga đều có thực. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần của câu chuyện

Nước Mỹ cần đến và cũng hưởng được nhiều lợi ích từ nhiều loại dân nhập cư khác nhau. Giống như các châu lục khác, người châu Á di cư sang Mỹ cũng có cả người chuyên nghiệp và người thiếu kỹ năng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Pew, xét về tổng thể thì những người dân nhập cư gốc Á lại rất có học thức. Khi được tiếp xúc với văn hóa doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản, tỷ lệ người châu Á có bằng cử nhân là cao hơn so với người gốc Mỹ

Trong rất nhiều trường hợp, người dân châu Á nhập cư vào Mỹ không phải vì những điều kiện kinh tế trong nước họ yếu kém. Các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ đã có được sự thịnh vượng và có thể tạo ra nhiều cơ hội tốt cho các lao động có trình độ cao và chăm chỉ. Tuy nhiên, hầu hết người nhập cư vào Mỹ muốn ở lại đây, chỉ có 12% muốn quay trở lại quê nhà

Hơn nữa, các gia đình gốc Á cũng đầu tư và kỳ vọng rất nhiều vào việc học hành của con cái. Trong khi 39% người Mỹ gốc Á cho rằng cộng đồng người châu Á ở Mỹ đang tạo ra quá nhiều áp lực cho việc học tập của con cái, 60% lại cho rằng người Mỹ chưa đủ sát sao với việc học của con

Cũng theo Pew, các giá trị gia đình của cộng đồng người châu Á được đánh giá rất cao. Chỉ có 16% trẻ em được sinh ngoài giá thú, trong khi tỷ lệ trung bình trên toàn nước Mỹ là 41%. 63% số trẻ em ở nước Mỹ lớn lên trong gia đình có đầy đủ bố mẹ, trong khi tỷ lệ trong cộng đồng người gốc Á là 80%. 66% người Mỹ gốc Á cho rằng bố mẹ nên định hướng nghề nghiệp cho con cái. Tính chăm chỉ và giá trị gia đình đem lại cho cộng đồng này những lợi thế: thu nhập trung bình của các hộ gia đình gốc Á là 66.000 USD trong khi mức trung bình của nước Mỹ chỉ là 49.800 USD

Đồng thời, cộng đồng này cũng rất dễ hòa nhập, trong khi chỉ một nửa trong số dân nhập cư thế hệ đầu tiên nói tiếng Anh tốt, 95% những người sinh ra tại Mỹ có thể nói tiếng Anh thành thạo. Chỉ có 17% trong thế hệ thứ hai chỉ có bạn bè là người gốc Á

Điều này giúp họ dễ dàng hòa nhập xã hội với rất nhiều kết hôn với người đến từ châu lục khác. Từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ lệ là 29% trong cộng đồng người gốc Á, cao hơn so với tỷ lệ 26% trong cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 17% trong cộng đồng người da đen và 9% trong cộng đồng người da trắng

Tuy nhiên, con đường nhập cư của người dân châu Á không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Trong rất nhiều năm, chính quyền liên bang luôn muốn đẩy người châu Á ra khỏi nước Mỹ. Năm 1870, lao động Trung Quốc chiếm tới 20% lực lượng lao động của bang California

Tuy nhiên, với sự can thiệp của chính phủ, số người nhâp cư từ Trung Quốc đã bị cắt giảm từ 39.500 người xuống chỉ còn 10 người vào năm 1887. Trước tình hình này, các lao động từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ trở thành nguồn lao động giá rẻ thay thế nhưng một lần nữa họ lại bị từ chối

Mặc dù vậy, sau 37 năm người nhập cư được thừa nhận hợp pháp, tỷ lệ người gốc Á trên tổng dân số Mỹ đã tăng từ dưới 1% vào năm 1965 lên 6% vào thời điểm hiện tại và còn tiếp tục tăng lên. Trung Quốc, Phillipines và Ấn Độ là những quốc gia có số lượng nhiều nhất, theo sau là Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản

Những người lo lắng rằng dòng người nhập cư vào Mỹ sẽ tạo ra một thế kỷ mới đầy thách thức cho nước Mỹ cần phải nhìn nhận lại vấn đề này. Những lao động tốt nhất, chăm chỉ nhất và tham vọng nhất vẫn đang tiếp tục đổ về nước Mỹ
 
Hai doanh nhân gốc Việt sáng giá tại Mỹ​

Hai người này đang để lại những ấn tượng sâu sắc trong 2 lĩnh vực kinh doanh thời thượng

Nhiều năm qua, không ít doanh nhân gốc Việt đã thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực tại Mỹ. Nếu như lĩnh vực khách sạn có ông Trần Đình Trường, một tỉ phú gốc Việt vừa qua đời hồi tháng 5, thì ngành bất động sản có ông Triệu Phát hay kinh doanh ẩm thực có ông Chiêu Lê

Ngoài ra, một tên tuổi khác rất đáng được nhắc đến là Trung Dung, người tạo nên không ít tiếng vang trong ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Mỗi người có những dấu ấn, đặc trưng riêng. Trong đó, Đoàn Trí Trung và Chu Chính là 2 đại diện tiêu biểu cho sự thành công của cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt

“Đại gia” ngành bán dẫn

trung.jpg

Kỹ sư Đoàn Trí Trung,ngôi sao đang lên của ngành chip LED​

Ít ai biết rằng Semileds, một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chip LED (chíp đi ốt bán dẫn), được sáng lập bởi kỹ sư gốc Việt tên Đoàn Trí Trung (54 tuổi). Đến Mỹ khi còn khá trẻ, ông Trung nhận bằng kỹ sư về ngành kỹ thuật hạt nhân của ĐH California vào năm 1979, theo Bloomberg

Hai năm sau đó, ông tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hóa kỹ thuật cũng tại ĐH California. Kể từ đây, ông bắt đầu làm việc trong ngành kỹ thuật bán dẫn

Đến năm 1988, ông chính thức gia nhập Tập đoàn Micron Technology, ở bang Idaho của Mỹ, là một trong những đơn vị hàng đầu thế giới về kỹ thuật bán dẫn. Từ đây, sự nghiệp của kỹ sư Trung ngày càng thăng hoa

Trong giai đoạn từ năm 1997 - 2003, ông Trung giữ chức Phó chủ tịch phụ trách quy trình phát triển của Micron Technology. Đồng thời, ông cũng đảm nhiệm chức vụ quản lý và điều hành tại nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Honeywell và Philips

Từ năm 2003, ông trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của Jusung Engineering, một công ty hàng đầu Hàn Quốc chuyên về thiết bị bán dẫn và LCD. Trước đó, hồi năm 2000, ông còn kiêm nhiệm chức vụ thành viên ban giám đốc của công ty chuyên về hệ thống kỹ thuật EMCO Flow Systems

Năm 2004, kỹ sư Trung cùng một số người sáng lập nên Công ty Semileds đặt trụ sở tại bang Idaho. Một năm sau đó, ông cũng được chọn vào ban giám đốc của Advanced Energy chuyên về công nghệ điều khiển, thiết bị bán dẫn

Không chỉ dần đạt được nhiều bước thăng tiến trong công việc, ông còn là chủ nhân hoặc đồng chủ nhân của khoảng 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử của Mỹ. Nhờ vào thành tích sáng chế này, ông từng bước dẫn dắt Semileds không ngừng phát triển. Tháng 8.2010, Semileds phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại sàn giao dịch NASDAQ tại Mỹ. Đến nay, công ty này đạt giá trị thị trường vào khoảng 100 triệu USD

Năm ngoái, Semileds đạt doanh thu gần 40 triệu USD và trở thành một trong những doanh nghiệp sáng giá ở lĩnh vực chip LED. Hiện tại, Semileds đang có 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan. Theo tạp chí LEDs, Semileds có nhiều khả năng sẽ sớm dẫn đầu thị trường chip LED trên thế giới vốn được dự báo sẽ cán mức 4,3 tỉ USD vào năm 2014. Vì thế, ông Đoàn Trí Trung đang ngày càng trở nên nổi tiếng trong ngành chip LED trên khắp thế giới, đặc biệt tại Mỹ

Tỉ phú phố Wall

chinh.jpg

Tỉ phú Chu Chính, người khiến phố Wall phải chú ý​

Không riêng gì ngành công nghệ chip LED, thị trường tài chính phố Wall ở New York cũng thường xuyên nhắc đến doanh nhân gốc Việt tên Chu Chính

Theo Bloomberg, ông Chu Chính, 44 tuổi, hiện đang giữ chức giám đốc cấp cao kiêm đồng chủ tịch công ty tài sản cá nhân thuộc Tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone tại Mỹ. Ông nhận bằng cử nhân chuyên ngành tài chính của Đại học Buffalo tại New York (Mỹ) rồi nhanh chóng phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này

Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, ông Chu Chính đã đạt được không ít thành công khi làm việc tại bộ phận thu mua và sáp nhập của Ngân hàng đầu tư tài chính Salomon Brothers

Trong suốt nhiều năm qua, nhà đầu tư Chu Chính dần thể hiện khả năng kinh doanh của mình thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư, mua bán, sáp nhập đình đám tại Mỹ. Nổi bật trong số này phải kể đến việc ông được đánh giá như một “đạo diễn” trong phi vụ thâu tóm Celanese, vốn nằm trong số những tập đoàn lớn nhất thế giới, vào năm 2004

Theo Công ty tư vấn thị trường ICIS, đại diện Blackstone, ông Chu Chính đã mua lại thành công Tập đoàn Celanese với mức giá 3,8 tỉ USD. Lúc bấy giờ, ông đã thuyết phục được Morgan Stanley và Deutsche Bank cùng một số ngân hàng khác đồng ý hậu thuẫn tài chính cho thương vụ trên

Nhờ đó, Blackstone nhanh chóng xâm nhập hiệu quả vào thị trường hóa chất thế giới và công đầu thuộc về Giám đốc Chu Chính. Song hành cùng những thương vụ đình đám, tài sản của ông cũng từng bước tăng lên

Hồi năm 2008, toàn bộ giới tài chính tại phố Wall đều phải trầm trồ khi ông Chu Chính bỏ ra 34,5 triệu USD để mua trọn các căn hộ tầng 89 và một phần tầng 90 tại tòa tháp Trump World Tower của tỉ phú Donald Trump

Ngoài ra, ông Chu Chính còn chi thêm 5 triệu USD để sở hữu một khu vực không gian trên tòa tháp này, theo tờ The New York Times. Sau thương vụ trên với tổng giá trị lên đến gần 40 triệu USD (xấp xỉ 850 tỉ đồng), ông trở thành một trong những chủ nhân của khu bất động sản sang trọng hàng đầu thành phố New York, Mỹ. Tổ chức Celebrity Networth chuyên đánh giá giới nhà giàu Mỹ ước tính tổng tài sản của ông Chu Chính không dưới mức 1,1 tỉ USD

Ngô Minh Trí
 
Tiến sĩ Phạm Thái Lai Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Việt Nam​

- Tiến sĩ Phạm Thái Lai đã được chính thức bổ nhiệm vào cương vị Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Việt Nam thay cho ông Erdal Elver, kể từ ngày 1/7/2012

DrThai-LaiPham-editted.jpg

Tân Chủ tịch kiêm TGĐ Siemens Việt Nam, Tiến sỹ Phạm Thái Lai​

Tiến sĩ Phạm Thái Lai sinh ra tại Việt Nam và lớn lên tại Châu Âu. Ông là vị Tổng giám đốc người Việt đầu tiên trong lịch sử của Siemens tại Việt Nam. Sau gần 30 năm sống và làm việc ở nước ngoài ông rất vui mừng được trở lại quê hương cùng với gia đình. Ông mong muốn có một tương lai tươi sáng cùng với Việt Nam

“Tôi được sinh ra và trải qua thời thơ ấu của mình tại Việt Nam do vậy bản thân tôi vô cùng vui sướng khi được trở lại quê nhà cùng với gia đình sau gần 30 năm sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi được chứng kiến những đổi thay to lớn tại Việt Nam trong thời gian qua: Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới; Cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và y tế; và chất lượng cuộc sống đã được nâng cao một cách rõ rệt

Việt Nam hiện đang trải qua một thời kỳ sôi động với rất nhiều thách thức và cơ hội. Cùng với những đồng nghiệp của mình, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ giúp Việt nam giải quyết thành công những thách thức trên con đường trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020,” tân Tổng giám đốc, Tiến sĩ Phạm Thái Lai phát biểu

Ông Elver nắm giữ cương vị Chủ tịch và Tổng giám đốc công ty Siemens Việt Nam từ năm 2008. Dưới sự lãnh đạo của ông, Siemens đã trở thành một trong những công ty toàn cầu thành công nhất tại Việt Nam

Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 30 năm của Siemens tại Việt Nam, công ty đã liên tiếp đạt được mức tăng trưởng hai con số trong kinh doanh trực tiếp với lợi nhuận cao và lượng tiền mặt mạnh

Ông Elver chia sẻ : “Tiến sĩ Phạm Thái Lai trở thành tân Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Siemens Việt Nam, tôi chắc chắn rằng công ty đã được giao phó cho đúng người. Bên cạnh lợi thế là một người gốc Việt và nhờ vậy có thể nhanh chóng hòa nhập với nền văn hóa bản địa, Tiến sỹ Phạm Thái Lai là một trong những nhân tài trẻ của tập đoàn Siemens Đức và sở hữu một bề dày kinh nghiệm làm việc phong phú tại Siemens. Tôi biết rằng ông ấy là một người vô cùng phù hợp với Siemens Việt Nam và sẽ tiếp tục phát huy những thành công của công ty tại Việt Nam”

Công ty Siemens có mặt tại Việt Nam từ năm 1993 với việc thành lập hai văn phòng đại diện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Kể từ đó cho đến nay Siemens đã tham gia thực hiện thành công hàng loạt các dự án quan trọng tại Việt Nam trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như năng lượng, công nghiệp, y tế, và giao thông vận tải

Nhằm tạo dựng cơ sở kinh doanh vững chắc để tăng cường hợp tác với các đối tác trong nước, Công ty TNHH Siemens Việt Nam chính thức được thành lập vào tháng 9 năm 2002, cung cấp giải pháp và dịch vụ liên quan đến sản phẩm và hệ thống của Siemens

Sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ hợp tác kinh doanh với Việt Nam thúc đẩy việc thành lập nhà máy tự động hóa tại Bình Dương sản xuất thanh cái dẫn điện vào năm 2005. Đến nay Siemens luôn phấn đấu trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam với cam kết vì sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững

Nguyên Hương
 
Top