What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Israel

LOBBY.VN

Administrator
Israel chìm trong biểu tình vì lạm phát tăng cao​

israel-protest.jpg

- Ít nhất 250.000 người đã xuống đường với tình trạng tăng cao của chi phí nhà ở, thực phẩm, giáo dục, y tế

Đường phố Israel một lần nữa lại chìm trong những cuộc biểu tình vì chi phí sinh hoạt tăng cao. Ít nhất 250.000 người đã tham gia, với những điểm nóng tại Tel Aviv, Jerusalem và Haifa, mặc dù một số phương tiện truyền thông Israel đưa ra con số cao hơn là 400.000 người

Đây là những sự kiện mới nhất trong chuỗi biểu tình được tổ chức suốt mùa hè này. Đa số người dân Israel đã tỏ ra bất bình và giận dữ với tình trạng tăng cao của chi phí nhà ở, thực phẩm, giáo dục, y tế

Thủ tướng Benjamin Netayahu đã phản ứng bằng cách thành lập một ủy ban nghiên cứu, kêu gọi cải cách song cho biết, không thể đáp ứng tất cả yêu cầu người biểu tình nêu ra

Đợt xuống đường có quy mô lớn nhất diễn ra vào hôm qua (3/7) tại Tel Aviv, với mục tiêu của các nhà tổ chức là biến thành "Cuộc diễu hành 1 triệu người"

Chủ tịch hội sinh viên Itzik Shmuli kêu gọi: "Họ nói với chúng ta rằng phong trào đã lắng xuống. Tối nay, chúng ta sẽ cho họ thấy điều hoàn toàn ngược lại. Chúng ta là những người Israel cấp tiến, quyết tâm tiếp tục đấu tranh cho một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn"

Jonathan Levy, một người biểu tình trao đổi với BBC: "Tất cả những người không giàu có tại Israel, không phân biệt tôn giáo, tuổi tác, đều nhận ra chúng tôi đã đánh rơi một phần quan trọng của đất nước, đó là kinh tế mà chỉ tập trung vào vấn đề an ninh"

Nhiều quốc gia đều thừa nhận nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ của Israel song người dân ở đây cho rằng, sự phồn thịnh không được chia sẻ công bằng. Nhiều người trong số đám đông biểu tình xuất phát từ tầng lớp trung lưu đã phải chịu gánh nặng thuế khóa khổng lồ và bị cưỡng chế gia nhập quân đội

Phong trào này bắt đầu từ giữa tháng 7, khi một số nhóm người Israel nổi giận với chi phí nhà ở tại khu vực cận Tel Aviv, và sau đó đã lan rộng

Ông Netanyahu đã chỉ định một nhóm chuyên gia gặp mặt lãnh đạo các cuộc biểu tình này và đánh giá về yêu cầu của họ. Song, một số thành viên biểu tình cho rằng, đó chỉ là một nỗ lực nhằm trì hoãn
 
Biểu tình lớn nhất trong lịch sử Israel
Truyền hình nhà nước Israel đưa tin tối 3-9, khoảng 400.000 người dân nước này đã biểu tình tại trung tâm Tel Aviv và khoảng 15 địa phương khác để phản đối sự bất công xã hội và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở nước này. Đây là cuộc biểu tình xã hội lớn nhất trong lịch sử Israel

517606.jpg

Biểu tình tại Tel Aviv​

Cuộc biểu tình chính diễn ra tại "Quảng trường Nhà nước" ở Tel Aviv, thu hút tới 300.000 người. Những người tổ chức biểu tình muốn thông qua cuộc tuần hành này để khôi phục phong trào biểu tình quần chúng với quy mô lớn chưa từng có nhưng dường như đã xuất hiện dấu hiệu hụt hơi sau tám tuần bùng phát

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên đoàn sinh viên Israel Itzik Shmuli tuyên bố: "Người ta đã nói với chúng tôi rằng phong trào đã dậm chân tại chỗ. Tối nay, chúng tôi chứng minh điều ngược lại. Chúng tôi quyết tâm tiếp tục cuộc chiến vì một xã hội công bằng hơn và tốt nhất, dù biết rằng đó sẽ là quá trình lâu dài và khó khăn"

Tại Jerusalem, hơn 30.000 người biểu tình trước dinh thự của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và một số lượng người tuần hành tại Haïfa ở miền Bắc. Những người biểu tình đã tố cáo rằng trong 20 năm qua, hoạt động xây dựng nhà ở giá rẻ của nhà nước đã chấm dứt khiến giá thuê nhà tăng quá cao, nhất là tại Tel Aviv

Các cuộc biểu tình này đã trở thành thách thức đối nội lớn nhất đối với Thủ tướng Netanyahu và chính quyền. Ông Netanyahu đã phải ra lệnh thành lập một nhóm chuyên trách với nhiệm vụ tìm cách "hạ nhiệt" giá cả sinh hoạt
 
Sự thật về tác giả viết cuốn Kinh Thánh​

Sự thật về tác giả đã viết ra cuốn Kinh Thánh là câu hỏi được tranh luận trong nhiều thế kỷ qua. Giờ đây, các nhà khoa học cho biết họ đã xây dựng một chương trình máy tính có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của các văn bản tôn giáo khác nhau bên trong nó

Các nhà khoa học máy tính Israel cùng các nhà nghiên cứu Kinh Thánh đã phát triển một thuật toán giúp phân tích những phong cách viết được tìm thấy trong đó

kinhthnah.jpg

Một chương trình máy tính mới có thể giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của Kinh Thánh​

Tuy không thể xác định chính xác từng cá nhân tác giả nhưng chương trình này cho thấy những đoạn trích được viết bởi nhiều người và có thể tìm ra thời điểm mà một tác giả nào đó tiếp tục thực hiện nó

Trước đây, nhiều người tin rằng Torah, 5 cuốn sách đầu tiên của Kinh Thánh, đã được viết bởi một người - Moses. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định có nhiều người cùng tham gia công việc này

Chương trình máy tính sẽ giúp chấm dứt các cuộc tranh luận bằng cách phân tích và xử lý nhóm từ và cụm từ đồng nghĩa cũng như chức năng của chúng trong nhiều đoạn trích khác nhau. Từ đó, một vài nghi vấn về nhóm tác giả có thể được tiết lộ

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Giáo sư Nachum Dershowitz đến từ Đại học Tel Aviv, đã tiến hành thử nghiệm phần mềm của họ bằng cách trộn lẫn nhiều đoạn từ hai cuốn sách tiếng Do Thái của Jeremiah và Ezekiel và yêu cầu máy tính sắp xếp lại chúng

Bằng cách chú ý đến sự phân bố của từng từ khác nhau, kết quả cho thấy đạt độ chính xác lên tới 99%

Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị thường niên lần thứ 49 của Hiệp hội Ngôn ngữ học tính toán ở Portland và đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người
 
Tổng thống Nhà nước Israel sẽ thăm chính thức Việt Nam​

2d1080922132026373171.jpg

- Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Shimon Peres, Tổng thống Nhà nước Israel sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 – 26/11/2011

Ông Shimon Peres sinh ngày 2/8/1923 và trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống Israel vào năm 2007 với nhiệm kỳ 7 năm

Tổng thống Israel, Peres, người từng đoạt giải Nobel Hoà bình, từng giữ hầu hết các vị trí quan trọng trong chính quyền. Ông Peres từng giữ hàng loạt vị trí quan trọng, gồm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, tài chính và ngoại giao

Việt Nam và Israel lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1993. Tháng 12 cùng năm, Israel mở Đại sứ quán tại Hà Nội, khởi đầu nhiều hoạt động mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm khoa học-công nghệ...đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiêp, thủy lợi, y tế

Israel cấp cho Việt Nam hàng trăm học bổng đào tạo ngắn hạn, cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, thiết lập các trại nông nghiệp mẫu tại Hà Giang, Hà Tây, Hà Nội...

Israel cũng đóng góp giúp ta khắc phục một số vụ thiên tai, xây dựng nhà tình nghĩa, khám bệnh cho người nghèo, giúp trẻ em tàn tật

Trước đó, nhận lời mời của Bộ Quốc phòng Nhà nước Israel, Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Trung tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu, đã thăm, làm việc tại Nhà nước Israel từ ngày 11-15/9
 
Japanese must tap their 'inner Israeli'​

Lessons from Mideast 'island' success story could help this nation out of its rut

Aimless, Japan has been struggling to find a suitable vision, or model, for its future

- Should it strive to be like Finland, small but prosperous ?

- Should it de-emphasize economic growth and focus on sustainability and lifestyle ?

- Should it look to the go-go '80s for inspiration ?

- Should it withdraw from active engagement with the world and into its own cultural comfort zone (neo-isolationism, or shinsakokushugi) ?

fl20120103zga.jpg

If walls could talk: Then Prime Minister Junichiro Koizumi visits the Western Wall in Jerusalem in 2006. Japan and Israel are both islands (Japan literally, Israel due to conflict with its neighbors), but the effect of this isolation on each country's people has been very different, with Japanese increasingly turning inward while Israelis opt to break out of the Middle East the first chance they get​

Without a vision or model to aspire to and measure progress against, Japan will continue to drift. Consequently, I would like to throw one more candidate into the ring as a partial model for Japan: Israel

I have worked with Israelis fairly often in recent years. Temperamentally, Israelis and Japanese are near-polar opposites. Japanese abhor conflict and strive for harmony; Israelis relish a good argument at any time, for any reason. Japanese practice tatemae; Israelis are pure honne

Japanese demand order; Israelis thrive on chaos. Japanese plan meticulously; Israelis prefer improvisation. Japanese are formal and reserved; Israelis are informal and familiar. Japanese find comfort in settled vertical relationships; Israelis have little use or respect for hierarchy

Cultural traits aside, however, at a macro level Japan and Israel share a common core: Both nations possess few natural resources but their people. By effective deployment of their human resources, both rose from deprivation to prosperity in, historically speaking, the blink of an eye, leaving many other, seemingly more amply endowed, countries trailing far behind. Japan and Israel both live or die on their wits alone

But while Japan saw its greatest period of economic growth and wealth creation come to an abrupt end two decades ago, Israel is now in the midst of an economic Golden Age, with healthy growth continuing despite the global financial slowdown and a perpetual state of conflict with their Mideast neighbors, amazing technological innovation at companies big and small, and the development of a wildly disproportionate number of world-beating startup companies

Israel is punching far above its weight; Japan can't seem to get off the mat. Are there any lessons Japan can draw from Israel's successful management of its human resources to inject new life into its stagnant economy? Let's examine a few of the factors that have contributed to Israel's economic success

Entrepreneurship

Israel is a hotbed of entrepreneurial activity, especially high-tech startups in telecoms, software, semiconductors, medical devices, clean tech, and so on. This is a recent phenomenon, dating back only to the early 1990s

What accounts for Israel's success? First, government policies were successfully implemented to encourage new businesses, especially in high tech, by lowering corporate taxes, lifting onerous regulations and creating innovative public-private programs to funnel venture capital to promising startups. Second, Israelis welcome risk and are not cowed by failure

Once Israelis started to see some of their compatriots become successful in new ventures, more took the plunge. Success bred success in a now largely self-sustaining virtuous circle

Japan can learn from Israel's example and do more to grow its relatively small venture business sector. The Japanese government has already adopted measures to promote business generally by moving towards a cut in corporate taxes, eliminating or softening some meddlesome regulations and, more timidly, promoting a venture capital industry

Regrettably, more energetic measures probably cannot be expected in the short term given Japan's dysfunctional political class

There may be more hope for progress in cultivating an appetite among Japanese for high risk/high reward business ventures. Japan is already the birthplace of many world-class entrepreneurs. Soichiro Honda, in the face of strong government opposition, created one of the world's great car companies

Konosuke Matsushita built Panasonic from a small light socket and bicycle lamp manufacturer into a multinational consumer electronics giant. Akio Morita and his colleagues made Sony into the Apple of its day

Today, Hiroshi Mikitani at Rakuten and Yoshikazu Tanaka at Gree are competing with Silicon Valley's powers-to-be as they take their Internet businesses global. The success of these and other innovators is built on boldness and a willingness to learn from failure and persevere (as the Japanese saying goes, shippai wa seikō no moto — success is founded on failure)

Japan has not empowered enough risk-takers, but surely no one can look at the likes of Mr. Honda and Mr. Mikitani and deny that the entrepreneurial spirit is native to Japan. Why aren't there more entrepreneurs in Japan today ? It's a multifaceted problem, with the absence of readily available venture capital a big structural component

But there are other, more human factors. There are, for example, thousands of talented potential entrepreneurs in Japan locked away in the R&D, marketing and other departments of giant, sluggish corporations. These folks may just need a push to get their entrepreneurial juices flowing

Painful as it would be, large-scale layoffs by overstuffed Japanese corporations might be just what the doctor ordered to spur talented people to take their fate into their own hands by launching new businesses. Think of it as a corporate prison-release program

More newly minted, but un-(or under-)employed Japanese college graduates may also be coming to realize that they would be better off starting their own enterprises than seeking the false security of employment by large corporations or government. Most of these new businesses would fail, but many would succeed. A few might be game changers

Antihierarchical decision-making

Israeli organizations are fairly flat, and Israelis themselves are informal in their dealings even with their nominal superiors. Israelis don't allow seniority, in terms of rank or age, to inhibit them from advocating for their beliefs or questioning the decisions of their managers. A result is more innovation and out-of-the-box thinking

As recounted in "Start Up Nation" by Dan Senor and Saul Singer, engineers at Intel's far-flung outpost in Israel engaged in a sustained rear-guard action to persuade their bosses at company headquarters in California to fundamentally change the way Intel designed its flagship microprocessors. HQ finally relented. The Israeli-designed chips proved to be a huge boon for Intel

Japan has the trappings of a very hierarchical society. Everyone knows the rank and age of their colleagues, with due deference shown

Superficially, Japanese and Israelis seem to have little in common in their attitude toward authority. But, as with many things in Japan, appearances can be deceptive

Japan is a famously consensus-driven society. While titles are important and rank is respected, decisions cannot easily be made by executive fiat. All relevant constituencies need to buy into important decisions. This need for consensus means that being high in the pecking order often is more about status than exercisable authority

Moreover, many Japanese companies are already skilled at uncovering and implementing good operational ideas from their rank-and-file (for example, Toyota's constant, incremental improvements to its manufacturing processes based on input from the factory floor). Consensus decision-making can upend hierarchy by requiring that all levels of an organization be involved in the process

What is often missing in Japan is a sense that employees (junior, middle or even upper management) are safe to challenge a company's strategic decisions or try to move the company in a new or unconventional direction. Olympus and Daio Paper are but extreme examples of the general unwillingness to buck authority

But there are exceptions. Toyota's Prius and Sony's Playstation were both developed in the teeth of significant internal opposition. I suspect that the advocates for the Prius at Toyota and Playstation at Sony acted a lot like Israelis would have (but without the yelling)

Global thinking

Japan and Israel are both islands (Japan literally, Israel because its borders are largely closed due to conflict or cold peace with its neighbors). The effect of this geographic isolation on each country's people has been very different

Japanese often have an inward-looking, shima-guni (island country) mentality. This tendency has been further enabled by Japan's large internal market for goods and services, allowing many Japanese firms to prosper even as they restrict their gaze to the domestic market

While many large Japanese companies have obviously been very successful at exporting their products, the layer of people in Japan with meaningful foreign experience, global-mindedness and English language skills is remarkably thin

The situation is arguably getting worse, with the number of Japanese students studying abroad trending downward and, anecdotally, fewer Japanese salarymen attracted to overseas postings

By contrast, Israelis feel the urge to break out of their Mideast isolation the first chance they get. Large numbers of young Israelis travel the world after they complete military service, exposing themselves to other cultures and ways of thinking

Many work abroad to support themselves during their travels, developing business skills and making contacts that will serve them later in life. Because the Israeli market is so small and Hebrew spoken by so few, Israeli businesspeople also know they must depend on foreign markets, and speak English, to achieve business success

Japan can learn some lessons from Israel. The Japanese market is shrinking and may gradually become too small to produce the good jobs and prosperity that Japanese expect and deserve

To grow, many small- and medium-size Japanese companies that heretofore have focused solely on their backyard will have to look overseas for new markets. And they won't be able to do it speaking Japanese

Japan has successfully faced this challenge before. In the early years of the Meiji Restoration many elite Japanese were dispatched to Europe and the United States to acquire foreign business, technological and legal know-how to enable Japan to build a modern society

In the postwar period, many up-and-coming Japanese businessmen went overseas to promote Japan Inc. Japan needs to repeat this feat, but this time, as in Israel, the dissemination of foreign thinking and languages (especially English) needs to reach much more deeply into Japanese society

In a knowledge-based, global economy, it is not enough for just an elite few to be able to understand and interact with the world at large

Immigration

In stark contrast to Japan, Israel is a land of immigrants. Immigration has been a major contributor to Israel's economic success. There is an undeniable link, for instance, between the arrival of hundreds of thousands of immigrants from the former Soviet Union in the '80s and '90s, including many highly skilled engineers, and the rapid growth of Israel's high tech sector

And having citizens with know-how, networks and linguistic skills from around the world has given Israel a leg up in foreign markets. Immigrants are also often hungrier for material success than native-born citizens

Are there any lessons Japan can glean from Israel's experience with immigration? A couple spring to mind. First, Israel has an "affinity-based" immigration policy. In order for foreigners to qualify for Israeli citizenship, they must either be Jewish or have strong Jewish familial ties

Thus, while there is huge cultural, geographic, linguistic and even racial diversity amongst immigrants to Israel, they all share Jewish roots. Second, Israel's government has a robust system for assimilating immigrants into Israeli society, including intensive Hebrew language programs

Not long ago, a Japanese friend was preparing for a meeting with a high-ranking, Russian-born Israeli government official and asked me about possible topics for conversation. One that I mentioned was immigration and, specifically, how Israel has been able to sustain its national character and unity (at least when faced with adversity) in the face of massive immigration

Affinity immigration and comprehensive assimilation policies clearly have a lot to do with it. They also may present Japan with a road map to its own immigration reform

The Japanese diaspora is much smaller, in relative and absolute terms, than the Jewish Diaspora that Israel has been able to tap. It is not insignificant, however

There are approximately 2.5 million descendants of Japanese immigrants outside of Japan, predominantly in the United States and Brazil. If even a small percentage were to settle in Japan, they could make a powerful contribution by bringing fresh ideas, knowledge of foreign practices, contacts and language ability

Considering the depressed U.S. job market, many Japanese Americans might be interested in opportunities in Japan, especially if the welcome mat were laid out for them

And given Brazil's newfound status as a BRIC power, renewed efforts to attract Japanese Brazilians (this time perhaps with an emphasis on college graduates) could give Japanese companies a unique advantage in that vast, fast-growing market

Japan should consider adopting an affinity-based immigration program granting long-term visas to any ethnic Japanese living abroad who is willing to move to Japan. To give the country time to adapt, the numbers could be limited at first by requiring the applicants to have a college degree and at least one Japanese parent or grandparent

The government should also encourage them to acquire Japanese citizenship and, to make their assimilation smoother, offer financial assistance while they are enrolled in a government-run or certified intensive Japanese language and cultural training institute. Affinity immigration would not be sufficient but could be the leading edge of a broader liberalization of Japan's immigration policies

If Japan can learn from Israel's 21st century economic success story, it may be able to emulate it. Japan will have a brighter future if Japanese can find and nurture their "inner Israeli"

Glenn Newman (gnewman@newmanlaw.net) is an attorney and former long-term resident of — and frequent business traveler to — Japan. Send comments and story ideas to community@japantimes.co.jp
 
3 Israeli companies in “NY Times” 2011 best 18 deals list​

Teva, Makhteshim and Fundtech featured in the newspapers “Deal Professor A’s” for the best deal makers of the year

Three Israeli deals made “The New York Times” list of the best deals in 2011. The paper cited 18 deals for its “Deal Professor A’s” for the best deals and deal makers of the year

The acquisition of Cephalon by Teva Pharmaceutical Industries Ltd. (Nasdaq:TEVA; TASE: TEVA). “The New York Times” says, “Teva made a quick strike to buy Cephalon for $6.8 billion after a hostile bidder, Valeant Pharmaceuticals, opened up the opportunity. Teva showed the value of opportunistic and quick action in deal-making, winning the Bruce Wasserstein “Dare to Be Great” award”

The acquisition of Makhteshim Agan Industries Ltd. by China National Chemical Corporation (ChemChina). “ChemChina, in partnership with Koor Industries Ltd. (TASE:KOR) of Israel, buys 60% of an Israeli agricultural chemical company, Makhteshim

The deal, valued at $2.4 billion, was one of the largest outbound investments by China ever, and showed that the country was on the prowl internationally for crucial suppliers. In light of American efforts to block many Chinese deals on national security grounds, Chinese money is being directed elsewhere

The Fundtech-GTCR merger, and the parallel merger of rival S1 Corporation (Nasdaq: SONE) with ACI Worldwide Inc (Nasdaq: ACIW)

“The New York Times” says, “S1 and Fundtech had agreed to combine in a stock-for-stock merger valued at about $318 million. Each soon received its own unsolicited offer to be acquired

S1 and Fundtech terminated their deal, with S1 being acquired by ACI and Fundtech going to GTCR. The deals showed the rare ability of a bidder to top a stock-for-stock deal and not only disrupt it but end up on the winning end”

Deals list
 
Israel an toàn nhất cho các nhà đầu tư​

be269_ipgmhnqjwz3k.jpg

Israel an toàn nhất cho các nhà đầu tư​

- Israel, đất nước luôn phải đối mặt với mối đe dọa chiến tranh từ các nước láng giềng từ khi thành lập, lại có được thị trường chứng khoán có lợi suất điều chỉnh theo rủi ro (RAR) tốt hơn tất cả các nền kinh tế phát triển khác trong suốt một thập niên qua

Theo bảng xếp hạng lợi suất phi rủi ro của Bloomberg, chỉ số chứng khoán TA-25 của Israel đạt mức 7,6% trong 10 năm qua nhờ tăng tính ổn định, cao nhất trong các chỉ số chuẩn của 24 nước phát triển

TA-25 của Israel vượt qua cả chỉ số Hang Seng (HSI) của Hồng Kông với RAR đạt 6,7%. Chỉ số này cũng đã có bước khởi đầu năm mới tốt nhất kể từ năm 1997, với mức tăng 3,1% trong tháng 1-2012

Chỉ số TA-25, bao gồm các thành viên như Bank Leumi Le-Israel và Teva Pharmaceutical, hiện rất hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế với tỷ suất lợi tức và chỉ số an toàn cao, nhất là sau khi Standard & Poor's nâng xếp hạng tín dụng của Isrel lên A+ hồi tháng 9-2011, ngang hàng với Chile và Slovakia

Israel có các ngân hàng vốn hóa tốt, nằm trong số những nước có ngân hàng trung ương tốt nhất thế giới và nền kinh tế tri thức công nghệ cao

Thành công của Israel càng được đánh giá cao khi nước này đã trải qua cuộc xung đột kéo dài hàng tháng với tổ chức vũ trang Hezbollah năm 2006, với Hamas 2 năm sau đó và giờ là mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Iran

Các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có cả Warren Buffett, đã mua nhiều công ty địa phương ở Israel nhưu Metal Working, Anobit Technologies...

Kinh tế Israel tăng trưởng 4,8% năm ngoái, gấp hai lần so với Mỹ, trên mức4,2% hàng năm trong 5 năm qua nhờ thúc đẩy đầu tư nước ngoài ở các công ty địa phương, Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cho biết

Theo dự đoán của Bộ Tài chính và cũng là mục tiêu của chính phủ Israel, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm 2012

“Israel là một nơi hấp dẫn để đầu tư”, ông Michael Steinhardt - cựu Giám đốc quỹ đầu tư Steinhardt Managemen - nhận định. Ông nói: “Israel bị vây quanh bởi kẻ thù, luôn đứng bên lề của sự diệt vong nhưng đã phát triển và thịnh vượng hơn”

Tỉ phú Buffett cũng từng nói: “Nếu bạn đến Trung Đông và tìm kiếm dầu mỏ, hãy bỏ qua Israel. Nhưng nếu bạn muốn tìm người giỏi, hãy dừng lại ở Israel. Bạn không cần phải đi đâu nữa”

Thanh Tuyền
 
Israel and China sign billion-shekel water dealIsrael will export technology to aid Chinese farmers​

F120118MA131-635x357.jpg

Israel will export water technologies worth more than NIS 1 billion to China, according to the terms of a deal signed by the countries’ finance ministers in Beijing on Wednesday morning

Finance Minister Yuval Steinitz met with his counterpart Xie Xuren in Beijing, and the two signed an agreement worth $300 million. According to the deal, Israel will sell China various irrigation technologies to aid farmers and help develop Chinese agriculture

Steinitz said at the signing that the relationship with China was a strategic asset for Israel, and that he hopes that ties would continue to strengthen and deepen. He also extended a formal invitation for Xie to visit Israel, which the Chinese minister accepted

Xie spoke of the importance of China’s economic ties with Israel, saying cooperation and sharing of technologies were helpful for both countries. “We will think how to further develop these ties,” he said
 
Cisco to purchase Israeli-founded NDS for $5b
Steinitz: The US multinational corporation's acquisition is another statement of confidence in the future of Israeli hi-tech

ShowImage.jpg

US multinational corporation Cisco Systems announced Thursday its intent to acquire Israeli-founded multi-channel television software developer NDS for about $5 billion

NDS was established by a group of Weizmann Institute scientists in 1988 and is owned by European privateequity firm Permira (51 percent) and Rupert Murdoch’s News Corp. (49%). Its headquarters are situated just outside of London, but more than one-quarter of its 5,000 employees, about 1,300, work at its Jerusalem R&D center


Several of its founding members were English-speaking immigrants, and its Jerusalem center has traditionally employed a high proportion of English speakers, many of them religious Jews

It specializes in developing systems for protection and delivery of content to digital TVs, set-top boxes, computers and mobile devices

Its clients include many of the world’s largest cable, satellite and broadband pay-TV operators, including BSkyB, Canal Plus, China Central Television and Vodafone

The cost of the acquisition is almost 40% higher than NDS’s value when it was delisted from the NASDAQ in 2009. Cisco said it expects the acquisition, which has been approved by the boards of directors of both companies, to close during the second half of 2012

Upon the completion of the transaction, NDS’s global operations, including sites in the UK, Israel, France, India and China, will join Cisco’s Video Technology Group, led by senior vice president and general manager Jesper Andersen

Cisco said the acquisition would accelerate the delivery of Videoscape, its platform that enables service providers and media companies to deliver next-generation entertainment experiences

NDS’s Israeli chairman Abe Peled will become a Cisco senior vice president and chief strategist for its video technology group. Business daily Calcalist reported that the negotiations over the sale set the backdrop for Peled’s retirement as CEO and shift to the position of chairman last July

“Cisco and NDS are helping drive the transition that will enable service providers and media companies to offer new revenue-generating video experiences,” Peled said

“NDS’s open-software video platform and services are highly complementary to Cisco technology, and together we are uniquely positioned to enable service providers to deliver fresh and exciting multi-screen video services to their customers”

Finance Minister Yuval Steinitz said he viewed the acquisition as another statement of confidence in the future of Israeli hi-tech, following recent investments by multinational corporations Apple, Intel, Citibank, Barclays and Lenovo
 
Bí ẩn Israel: Tăng trưởng trong cô lập​

- Trong khi sự cô lập của Israel trong thế giới Arap là một mối đe dọa về an ninh thì yếu tổ này lại trở thành một lợi thế quan trọng để quốc gia Do Thái phát triển kinh tế. Một điều kỳ lạ trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay

Đối lập với tình trạng rối ren và bất ổn của hệ thống tài chính đang hoành hành tại các nước Tây Ban Nha, Italia hay Hy Lạp, kinh tế của Israel vẫn rất ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ như có phép mầu. Nền kinh tế quốc gia nhỏ bé bên bờ Địa Trung Hải này dường như đã được "cách ly" với những biến động cả về kinh tế và chính trị đang diễn ra hàng ngày ở các nước láng giềng mà vị giáo sư kinh tế của Đại học Hebrew tại Jerusalem, Omer Moav gọi đó là "một điều bí ẩn"

GDP của Israel tăng trưởng đều đặn trong 5 năm qua, riêng trong năm 2011, GDP của Israel là 4.5%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức gần 6% mức thất nhất từ trước tới nay. Ở khía cạnh nào đó, nhiều người cho rằng Israel là một quốc gia may mắn khi các thị trường xuất khẩu lớn ít bị biến động, một số ngành công nghiệp chủ chốt của Israel lại tương đối miễn nhiễm với những biến động của thị trường, như công nghiệp sản xuất vũ khí, công nghiệp quốc phòng, sản xuất thiết bị y tế và chế tác kim cương... đều là những ngành ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng

Khắt khe với ngân hàng

Ngoài sự may mắn, nguyên nhân chính khiến Israel vẫn có thể đứng vững trong cơn bão tài chính, kinh tế hiện nay là nhờ một hệ thống ngân hàng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chặt chẽ và khắt khe đến bảo thủ. Đồng thời, một điều không thể nhắc tới là đội ngũ doanh nhân Israel tương đối hùng mạnh, thông minh và năng động, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao

"Lý giải chính (cho tăng trưởng bền vững của Israel) theo tôi đó là quốc gia này có một khu vực tư nhân rất phát triển, trong đó có ngành công nghệ cao", nhà kinh tế học Gil Feiler tại Trung tâm BESA thuộc Đại học Bar Ilan nói. "...

Tinh thần trách nhiệm đối với các tài sản tài chính của ngành ngân hàng Israel là hiếm có nếu so với các đồng nghiệp Mỹ và EU. Ở Israel, bạn sẽ không bao giờ thấy được sự lơ là của các nhân viên ngân hàng khi đưa ra các quyết định tài chính liên quan tới lĩnh vực bất động sản"

Với Israel, ngành ngân hàng của nước này trước nay vốn nổi tiếng là chặt chẽ và khép kín trong quan hệ với các nước khác. Trong một thế giới hội nhập, điều đó đã mang lại không ít bất lợi cho Israel song trong tình hình hiện nay, đó lại trở thành một phương thuốc hữu hiệu để nước này "đứng ngoài" những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Ở Israel, về cơ bản những khoản vay thế chấp tới 100% hoặc hơn giá trị tài sản như ở Mỹ, EU là không được phép, do vậy, hệ thống ngân hàng Israel không có khủng hoảng về thế chấp hay khủng hoảng tài chính mà chỉ có ít lợi nhuận và một môi trường ít cạnh tranh

Để có được khoản vay, các tài sản thế chấp thường phải trải qua nhiều tầng thanh kiểm tra khắt khe và minh bạch với các cam kết tài chính mạnh mẽ của thân chủ cũng như sự xác nhận của nhiều người khác. Những người này sẽ bị luật pháp sờ đến nếu chỉ một khoản tiền nhỏ không được thanh toán đúng hạn

Một chính sách kinh tế khác cũng phát huy hiệu quả trong thời kỳ khủng hoảng đó là khuyến khích phát triển một thị trường tự do nhưng có kiểm soát. Trong vòng 30 năm qua, Israel đã chuyển mình từ một nền kinh tế hoàn toàn do nhà nước kiểm soát, dấu tích của xã hội thời kỳ hậu chiến, sang một "nền kinh tế thị trường tự do hơn cả những quốc gia Nam Âu hiện đang trong khủng hoảng", Feiler nói

Michel Strawczynsky, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Israel cho biết, không có ngân hàng nào của Israel đối mặt với nguy cơ đổ vỡ

Có được điều đó, có lẽ một phần chính nhờ sự cô lập mà nước này phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ qua. Hiện nay, chính phủ Israel không cần tung ra những gói cứu trợ tài chính ngân hàng mặc dù thu nhập từ thuế giảm nhẹ do tác động của suy thoái kinh tế giai đoạn 2008-2009

Israel cũng hoàn toàn có khả năng vượt qua khủng hoảng mà không ảnh hưởng tới mức nợ công của mình. Giáo sư Joseph Zeira của Đại học Hebrew nói "Israel là một nền kinh tế nhỏ, mở và cũng bị ảnh hưởng bởi những sự kiện quốc tế và không hoàn toàn đứng ngoài suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Israel có thể tự cách ly mình khỏi những ảnh hưởng tiêu cực"

Những chính sách tài chính cẩn trọng của Israel có nguồn gốc sâu xa từ những sai lầm và bài học từ lịch sử khi mà cả lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nước này đều từng trải qua thời kỳ đen tối. Trong những năm 1967-1985, do chi phí quốc phòng tăng cao đã đẩy chi tiêu công tăng mạnh tới mức 75% GDP, thâm hụt ngân sách lúc đó là 15% GDP và nợ công là 160% GDP

Vào giai đoạn cuối, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Israel lên tới 400%. Cơn ác mộng với người Israel chưa dừng ở đó. Trong những thập niên 70 và đầu thập niên 80, các ngân hàng thao túng các cổ phiếu và đẩy giá trị của chúng lên cao hơn giá trị thực của thị trường theo mô hình Ponzi (lừa đảo đa cấp hay mô hình lừa đảo Kim tự tháp)

Cuối cùng vào năm 1983, chính phủ buộc phải vào cuộc và tung ra các gói cứu trợ và thâu tóm lại hệ thống ngân hàng. Phải rất lâu sau đó, chính phủ Israel mới thả lỏng dây cương và trả lại ngân hàng về vị trí của nó, dẫu vậy, tới nay, một trong những ngân hàng lớn nhất của quốc gia Do thái này là Bank Leumi vẫn chưa được tư nhân hóa hoàn toàn

Còn những nguy cơ

Tuy vậy, không phải không có những nguy cơ đe dọa sự tăng trưởng kỳ diệu của kinh tế Israel mà nguy cơ lớn nhất hiện nay chính là sự biến động chính trị hay khả năng nổ ra chiến tranh trong khu vực Trung Đông

Ngoài ra, còn có 5 nguy cơ đáng kể khác, đó là: thiếu sự cạnh tranh trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, điều này sẽ dẫn tới giá cả hàng hóa và dịch vụ bị đẩy lên cao. Hai là, sức mạnh và vị thế lớn của những nghiệp đoàn trong một số lĩnh vực kinh doanh chủ chốt như hàng hải, hàng không - Israel đã chứng kiến tới 10 cuộc đình công của công nhân ngành đường sắt trong vòng 6 tháng qua

Ba là, nguy cơ đến từ cơ cấu dân số với tỷ lệ lực lượng tham gia lao động thấp, trong khi tỷ lệ sinh khá cao (trung bình 2.7% trong 4 năm trở lại đây). Bốn là, xung đột giữa Israel và Palestin kéo dài, ảnh hưởng tới tình hình an ninh chính trị, kinh tế chung của quốc gia này. Cuối cùng chính là việc Israel phải đầu tư nhiều vào lĩnh vực quốc phòng, an ninh do để đối phó với môi trường chính trị nhiều bất ổn của khu vực

Ngoài ra, Israel phải đối mặt với một vấn đề nan giải khác là sự bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn. "Trong một thập kỷ qua, GDP trên đầu người đã tăng thêm 9% nhưng lương thực sự lại không tăng thêm chút nào

Điều đó có nghĩa là tăng trưởng kinh tế chỉ tập trung vào một số ít những người giàu có, khoảng 1%, còn 99% dân số lại không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này. Ngày nay, Israel đứng đầu tiên trong danh sách của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, chỉ sau Mỹ. Là một quốc gia phát triển nhưng Israel có đến 23,6% dân chúng sống dưới mức nghèo khổ (dưới 7,3 USD/ngày)

Một mối đe doạ tiềm tàng khác theo Strawczynsky chính là "nhân tố tên lửa" hay việc thiếu vắng một môi trường hòa bình cho phát triển. Chiến tranh là một nguy cơ thường trực với Israel, một khi nó nổ ra, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường

"Rõ ràng là nếu chúng tôi phải gánh chịu một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn, nó sẽ rất tốn kém, làm tăng chi tiêu công và có thể dẫn tới khủng hoảng tài khóa, giống như trong những thập niên 70 và 80. Bối cảnh hiện nay đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chiến tranh, nhất là với Iran

Ngoài ra, nền hòa bình với Ai Cập cũng trở nên mong manh hơn do ảnh hưởng của Mùa xuân Arab. Do vậy, nguy cơ nổ ra một cuộc chiến quy mô lớn đang hiện hữu

Thúc đẩy và duy trì một môi trường hòa bình không chỉ cứu sống nhiều mạng người mà còn là sự bảo đảm đối với sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế", Strawczynsky khẳng định
 
Israel dạy Trung Quốc 'đặt câu hỏi' và 'dám đổi mới'​

Chỉ với 8 triệu dân, thiếu nước, dầu, đất đai và bao quanh bởi láng giềng thù địch, Israel là tấm gương với Trung Quốc. Họ có truyền thống đặc biệt: "Luôn sẵn sàng đặt câu hỏi và thách thức đổi mới"

tgisraeltq.jpg

Thầy Jiang Xueqqin, người có nhiều bài báo sâu sắc về tình hình và cải cách ở Trung Quốc​

Bài viết chủ yếu thể hiện quan điểm của thầy Jiang Xueqqin của ĐH Bắc Kinh, từng là nhà báo, sản xuất phim tư liệu và nhân viên nhà xuất bản của Mỹ, sau chuyến thăm của ông cùng học sinh tới Israel

Israel học từ lịch sử

Bất chấp những khó khăn của một nhà nước non trẻ và bé nhỏ, Israel đang vươn mình trở thành một nền kinh tế năng động nhất thế giới. 4.000 công ty mới được thành lập của họ thu hút 1/3 số vốn mạo hiểm (venture capital) của toàn thế giới. Số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch NASDAQ còn nhiều hơn toàn bộ châu Âu

Hiệp hội Start-Up Nation cho biết, sở dĩ Israel năng động như vậy là vì một nền văn hóa “bền bỉ ngoan cường, không ngừng đặt câu hỏi với những người nắm quyền lực, kết hợp với thái độ độc nhất đối với sự thất bại, tinh thần làm việc nhóm, sẵn sàng chịu rủi ro và sự sáng tạo đa ngành”

Điều này trải khắp trên lãnh thổ Israel, từ thành phố Jerusalem cho tới những ngọn đồi của Halifa cho tới phần bờ biển Địa Trung Hải

Dám đổi mới

Ở Jerusalem, tác giả nhận ra rằng đạo Do Thái tồn tài qua hàng thiên niên kỷ trước sự đàn áp là nhờ tinh thần dám đổi mới. Đi qua những tàn tích của Ngôi đền thứ 2, tác giả được hướng dẫn viên du lịch-người từng là giáo sĩ Do Thái giảng giải rằng, đạo Do Thái từng trì trệ thế nào khi dựa trên việc hiến tế động vật

Kể từ sau khi người La Mã trả thù sự chống lại của người Do Thái bằng việc đốt cháy Ngôi đền thứ 2 , người Do Thái không còn nơi nào để thực hiện việc hiến tế với Chúa trời

Đối mặt với nguy cơ tuyệt diệt, những vị chức sắc đứng đầu phản ứng bằng cách "tái đầu tư" vào những truyền thống, dựa trên sự giảng giải và người cầu nguyện

Người hướng dẫn viên đã nói: “Mỗi thế hệ đều có quyền tái định nghĩa lại đạo Do Thái cho chính họ”. Truyền thống này đã giúp người Israel ngày nay có thể tưởng tượng lại các vấn đề cấp thiết, biến chúng thành những cơ hội béo bở, sinh lợi tốt nhất

Có thể lấy ví dụ là vấn đề nước . Thiên nhiên cung cấp cho người Israel rất ít nước. Đó là lí do vì sao ăm 1993, Israel cho thành lập Học viện công nghệ Technion và một phòng nghiên cứu với tên gọi Viện nghiên cứu nước. Hai cơ sở này, kết hợp cùng với những kỹ sư, nhà hóa học, sinh học và vật lý học hàng đầu của các ĐH nhằm hợp tác cùng nhau giải quyết vấn đề nước của Israel

Kết quả là, giờ đây Viện nghiên cứu nước xây dựng hệ thống nước thông minh, đặc biệt với các tòa nhà cao tầng, đáp ứng 80 % nhu cầu nước bằng cách thu nước mưa trên mái nhà và tái chế từ vòi hoa sen hay bồn rửa

Viện này còn giúp chính phủ Israel khử muối trong nước biển lấy từ biển Galille theo cách thân thiện môi trường và hiệu quả năng lượng

Bài học cho Trung Quốc

Những công nghệ và hệ thống quản lý này một khi được phát triển mạnh có thể tạo ra khả năng sinh lợi nhờ xuất khẩu tới các nước gặp thách thức về vấn đề nước sạch (ví dụ như Trung Quốc). Nhiều người ví, nếu như Trung Quốc là công xưởng của thế giới nhờ giá nhân công rẻ thì Israel là phòng thí nghiệm của thế giới

Trung Quốc cần phải học cách trở thành một phòng thí nghiệm nếu muốn tồn tại trước các thách thức từ ô nhiễm môi trường, quản lý tài chính yếu kém và bất công xã hội, hệ quả từ việc trở thành công trường mà thế giới lạm dụng sức lao động

Với vai trò một người thầy giáo, tác giả hướng đến những học sinh, sinh viên của Trung Quốc như là yếu tố hàng đầu. Làm thế nào để tầng lớp này trở nên tài năng và sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của đất nước, giống như sự cải tiến mà Israel làm được

Câu trả lời đơn giản và ngắn gọn từ phía Israel, đó là: “đặt câu hỏi”

Cụm từ ngắn gọn phản ánh vực thẳm ngăn cách giữa Israel và Trung Quốc. Theo như Hiệp hội Start-Up Nation gợi ý, Israel thiếu hệ thống cấp bậc. Vì thế, tác giả đã rất ngạc nhiên khi tới thăm một trường cấp 3 công lập ở Tel Aviv. Ông chứng kiến những giáo viên ngắt lời thầy hiệu trưởng. Tác giả còn được cho biết, việc “ngại ngùng, nhút nhát” là một khuyết tật trong học tập

Khi tác giả hỏi một bé gái 14 tuổi về số lượng bài tập về nhà phải làm mỗi tối, ông đã nhận được phản ứng: “Tại sao chú lại hỏi cháu câu hỏi đó”

Theo tác giả, Israel là một thế giới hoàn toàn khác biệt với những học sinh của ông, những người cũng đã trải qua những chuyến giao lưu ở Mỹ và Botswana. Ở hai quốc gia này, học sinh của ông nhận ra, moi người được khuyến khích đặt câu hỏi và nổi bật. Tại Israel cũng vậy, học sinh được dạy rằng, sẽ là thô lỗ nếu không đặt câu hỏi; và không trở thành người nổi bật, bạn sẽ là kẻ thua cuộc

Đặt câu hỏi không đơn giản chỉ là giơ tay và mở miệng – điều đã là rất khó với phần lớn học sinh Trung Quốc. Nó buộc học sinh phải yêu cầu cho chính mình để trở thành trung tâm, sẵn sàng thay đổi thế giới nếu cần

Đó là lí do tạo nên sự khác biệt trong nền văn hóa tiên tiến và đổi mới của Israel, khiến cho nhiều nền văn hóa khác thấy rất khó “chơi” với Israel

Nếu Trung Quốc muốn sáng tạo, không đơn giản chỉ là tuyên bố đó là ưu tiên quốc gia hay gửi học sinh ra nước ngoài học. Nước này cần phải tái định hình xã hội từ việc phân cấp, trì trệ sang tự do, cởi mở như Do Thái giáo đã làm cách đây 2.000 năm

Dù việc nói rõ những điều “nhạy cảm” với chính quyền, hay đặt câu hỏi, nhưng học sinh Trung Quốc có thể học cách làm điề đó. Và họ khám phá ra rằng, họ thích điều đó

Ví dụ, tại trường Công nghệ Technion, học sinh của tác giả đã đặt ra muôn vàn câu hỏi khiến vị giáo sư sinh học của trường không thể hoàn thành bài giảng về thực phẩm biến đổi gien. Dù vậy, thay vì tức giận bỏ đi, ông đã tỏ ra rất ấn tượng, giống cách xử sự của một người Israel thực thụ

Người Trung Quốc nếu có, sẽ đặt câu hỏi “Tại sao”, ví dụ như “Tại sao lại tới thăm Israel”. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc muốn thực sự sáng tạo, nước này cần học từ người Israel cách đặt câu hỏi “Tại sao không”
 
100 Israeli start-ups developing oil alternatives​

Government appoints Eyal Rosner as head of national initiative to reduce dependency on oil. Minister Landau: Natural gas fuels are on way

The government approved Sunday the appointment of Eyal Rosner as director of a national initiative to develop technologies that reduce the global use of oil in transportation. Prime Minister Benjamin Netanyahu said that "The government is working to encourage the development of technologies that will reduce our dependency on oil"

A dedicated team led by the head of national economic council Prof. Eugene Kandel formulated the guidelines for the national program to encourage both academic research and business entrepreneurship to examine alternatives for the use of oil

The program was approved by the government in 2011. It was budgeted ay NIS 1.4 billion ($365 million) for 10 years, with the purpose to invest in the development of new oil-replacing technologies

Prof. Kandel revealed to the ministers that more than 100 alternative energies start-up companies are active in Israel today, in addition to 100 university-based research groups

Infrastructure Minister Uzi Landau said his ministry is already encouraging research and development of natural gas fuels, hoping to present their results by the end of the year

Rosner (46) was a naval officer, and have degrees in economy and business from Tel Aviv University. Earlier this week he was a group leader in the Harvard Business School CEO Workshop. Between 2003 and 2007 Rosner was the CEO of the Borovich Mozes Group
 
Chuyện chưa biết về các cựu binh Do Thái trong Hồng quân
Nhiều người hiện sống cô đơn và nghèo đói, gần như họ đã bị quên lãng


Các cựu binh người Do Thái từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô hiện đang sống tại Israel​

Ước tính, có khoảng 500.000 người Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến thứ II. Phần lớn trong số họ vẫn còn sống đến ngày nay. Hiện có khoảng 7.000 cựu chiến binh người Do Thái được cho là đang sinh sống tại Israel

Các cựu chiến binh sống trong “quên lãng”

Hàng năm vào Ngày Chiến thắng (9/5), các cựu chiến binh từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân đều tham gia vào cuộc diễu hành tại Israel để chào mừng sự kiện phát xít Đức đầu hàng Hồng quân Liên Xô

Sau lễ diễu hành, họ lại trở về nhà, những căn hộ khiêm tốn của mình, nơi mà một số người trong những cựu chiến binh này sống trong sự cô đơn và nghèo đói

"Buổi lễ diễn ra với các nghi thức thật đẹp đẽ. Mọi người tham dự đều muốn nói những lời lẽ tốt đẹp. Tuy nhiên, những lời nói tốt đẹp đó không phải là thức ăn đặt trên đĩa của bạn hàng ngày", ông Abraham Michael Grinzaid, 87 tuổi, người đứng đầu một hiệp hội các cựu chiến binh Liên Xô nói. "Phần còn lại của năm, không ai nghĩ về chúng tôi"


Cựu chiến binh Aharon Kavishaner hiện đang sống tại thành phố Ashkelon, phía nam Israel. Ông Kavishaner gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1942 và phục vụ với vai trò một thợ máy phi cơ tại Mặt trận thứ 4 của Hồng quân ở Ukraine. Ông Kavishaner đến định cư tại Israel năm 1991​

Theo số liệu của Bảo tàng Yad Vashem tại Israel về tội ác diệt chủng (Holocaust), có khoảng 1,5 triệu người Do Thái đã tham gia chiến đấu trong quân đội Đồng Minh. Trong 1,5 triệu người này, có 500.000 người chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô, 550.000 người tham gia quân đội Mỹ, 100.000 người trong quân đội Ba Lan và 30.000 người phục vụ trong quân đội Anh

Một số người Do Thái đã chiến đấu trong hàng ngũ của Hồng quân Liên Xô và giữ các chức vụ chỉ huy. Trong Thế chiến thứ II, khoảng 200.000 binh sĩ người Do Thái tham gia Hồng quân đã ngã xuống trên các chiến trường hoặc bị phát xít Đức bắt giữ và giam cầm. Những người sống sót sau cuộc chiến đã lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp ở Liên Xô

Khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người trong số các cựu chiến binh Do Thái đã đến Israel. Tại Israel, họ đã thành lập Hiệp hội cựu chiến binh với 50 chi nhánh trên cả nước. Đến nay, hầu hết trong số họ đã ở tuổi 90 tuổi, nhưng vẫn thường xuyên tập trung nghe các bài thuyết giảng và các buổi hòa nhạc. Một số hát trong dàn hợp xướng của 42 cựu chiến binh trên toàn quốc

Israel là quê hương và là nơi có số lượng lớn nhất những người Do Thái còn sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust. Đã có rất nhiều những Đài tưởng niệm các nạn nhân Holocaust và những người ngầm ủng hộ họ ở Israel. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây, Nhà nước Do Thái mới bắt đầu chào đón các cựu chiến binh người Do Thái của mình

Lý giải cho điều này, học giả nghiên cứu về Hồng quân Liên Xô, Yitzhak Arad cho rằng: Rất nhiều các cựu chiến binh từng tham gia trong Thế chiến thứ II mới chỉ nhập cư vào Israel khoảng hai thập kỷ trước đây. Bên cạnh đó, các tài liệu lưu trữ về Thế chiến thứ II cũng chỉ mới được giải mật, cho phép các nhà nghiên cứu khám phá về những đóng góp và vai trò quan trọng của những người lính Do Thái trong cuộc chiến chống phát xít Đức

Mãi cho đến năm ngoái, Israel mới cho dựng lên tượng đài đầu tiên cho những người lính Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II. Một Bảo tàng dành riêng cho các chiến sĩ Do Thái chiến đấu trong hàng ngũ quân Đồng Minh mới đang được xây dựng

Mỗi năm một lần, những cựu chiến binh người Do Thái tại Israel lại cẩn thận diện những bộ quân phục với hàng tá huy chương của Hồng quân Liên Xô bằng đồng và bạc được lau chùi sáng bóng gắn trên ngực áo theo từng hàng chặt chẽ như một tấm áo giáp

Ông Grinzaid - một thành viên của Hiệp hội cựu chiến binh Do Thái từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân phàn nàn rằng, một số cựu chiến binh tham gia Hồng quân hiện sống tại Israel chỉ nhận được tiền sinh hoạt phí khoảng 50 USD của chính phủ. Số tiền này quá rẻ mạt so với sự hỗ trợ tài chính đối với những người Israel sống sót sau thảm họa Holocaust nhận được

Tuy nhiên, theo ông Roman Yagel - người đứng đầu của một nhóm các cựu chiến binh từng chiến đấu trong Hồng quân lại phản đối và cho rằng, các cựu chiến binh đã nhận được sự hỗ trợ hào phóng từ chính quyền Israel

Ông cũng cáo buộc ông Grinzaid - người đòi đảm bảo thu nhập xứng đáng cho các cựu chiến binh - không phải là người trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Đây là một bất đồng trong cộng đồng các cựu chiến binh từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân Liên Xô


Cựu chiến binh Orlov Naum, 88 tuổi, đang sống ở thành phố Rishon Lezion, Israel. Ông Naum gia nhập Hồng quân năm 1943. Ông phục vụ trong Tập đoàn Tăng số 3 tại mặt trận Voronezh với vai trò lính bộ binh và đã tham gia vào trận Kiev rồi sau đó là các trận đánh ở Berlin và Prague
Ký ức buồn về Thế chiến thứ II

Thông thường, những người sống sót sau thảm họa Holocaust thường xuyên được mời đến nói chuyện về những nỗi kinh hoàng mà họ đã từng trải qua. Tuy nhiên, những cựu chiến binh từng chiến đấu trong Hồng quân Liên Xô tới Israel như người nghỉ hưu, hầu hết trong số họ không bao giờ học tiếng Do Thái nên rất ít người Israel biết về những câu chuyện của họ

Ông Grinzaid - người gia nhập Hồng quân Liên Xô khi mới hơn 17 tuổi cho biết ông là một lính dù và phục vụ trong một đơn vị tình báo của Hồng quân. Trong thời gian phục vụ, ông đã được tặng thưởng 5 huy chương vì những đóng góp của mình ở các trận chiến trên khắp châu Âu. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Israel năm ngoái, ông Putin đã bắt tay Grinzaid

Một cựu chiến binh khác từng tham gia Hồng quân Liên Xô là Matvey Gershman, 87 tuổi - người từng tham gia vào việc giải phóng Trại tập trung Majdanek ở Ba Lan kể lại ký ức buồn khi ông đi bộ qua một nhà kho chứa đầy tóc phụ nữ và giày trẻ em. “Đột nhiên, tôi gặp một người phụ nữ đang ngồi và khóc. Tôi hỏi, “Thưa bà, tại sao bà lại khóc?". Người phụ nữ đó ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói: “Tôi năm nay mới 20 tuổi", ông Gershman nhớ lại

Ông Gersham cũng là người thường xuyên được yêu cầu tham gia đội diễu hành trong cuộc diễu hành hàng năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Israel trước khi ông có vấn đề về tim

Có một năm, ông tham gia cuộc diễu hành cùng con gái và cháu trai của mình. Khi đó, ông mặc đồng phục màu xanh hải quân với một chuỗi các huy chương trên ngực áo. Thanh thiếu niên Israel trên đường phố đã chỉ vào ông và phá lên cười

"Họ nhìn ông như là một chú hề", con gái của ông Gersham là Rimma nói. "Cha tôi không muốn đi ra ngoài với những tấm huy chương trên người nữa. Ông ấy xấu hổ vì họ không biết nó là gì cả"

Nguyễn Hùng
 
Lý do Trung Quốc bước vào chính trường Trung Đông


Trung Đông "chào đón" Trung Quốc​

Trung Quốc đã quyết định bước vào chính trường Trung Đông khi lần đầu tiên đưa ra đề nghị chủ trì một hội nghị cấp cao giữa Israel và Palestine tại Bắc Kinh, đồng thời nỗ lực tìm câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa liên quan đến nhiều cuộc xung đột tại khu vực này

Sáng kiến tổ chức hội nghị cấp cao Israel-Palestine của Trung Quốc không phải nhằm làm suy yếu các nỗ lực hòa bình của Mỹ tại khu vực này. Chính sách của Trung Quốc ở Trung Đông nổi lên trong bối cảnh Mỹ ngày càng ít quan tâm đến khu vực này và Washington đang định hướng lại các chính sách kinh tế-ngoại giao của họ để chuyển từ khu vực Địa Trung Hải sang Thái Bình Dương, vốn vẫn được biết đến với tên gọi "chuyển trục sang châu Á"

Lý do sâu xa cho việc này hầu như không có gì đáng kể. Các công nghệ mới để khai thác khí đá phiến đang giúp Mỹ giảm dần sự phục thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông, và có khả năng đến cuối thập kỷ này sẽ biến Mỹ thành quốc gia xuất khẩu năng lượng

Mặc dù những vấn đề của Trung Đông vẫn có liên quan tới mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Israel, song chúng sẽ không còn gây ảnh hưởng tới các nguồn cung chiến lược cung cấp "sự sống" cho nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện trở thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất từ Trung Đông, và sự phụ thuộc này sẽ tăng lên trong những năm tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế

Mặc dù là quốc gia giàu khí đá phiến, song Trung Quốc chưa phát triển được công nghệ khai thác và công nghệ xác định chính xác các vị trí có nguồn tài nguyên này. Có thể trong tương lai, với công nghệ khai thác phát triển hơn, Trung Quốc sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, tuy nhiên thực tế hiện nay đang trái ngược hoàn toàn

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu từ nước ngoài sẽ tăng lên trong những năm tới, và số dầu này sẽ được vận chuyển qua các tuyến đường biển nằm dưới sự kiểm soát và đảm bảo của Hải quân Mỹ. Tất cả những điều này buộc Trung Quốc ngày nay phải quan tâm tới Trung Đông

Về cơ bản, Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ tốt với tất cả các quốc gia trong khu vực này, đặc biệt là với các quốc gia Arập. Mối quan hệ ngày càng phát triển giữa Trung Quốc và Israel là bước phát triển quan trọng nhất tại khu vực

Thủ tướng Israel Benjanin Netanyahu đang có chuyến công du 5 ngày tới Trung Quốc (bắt đầu từ ngày 6/5), sẽ ký kết một thỏa thuận chung về quỹ đầu tư công nghệ xanh Trung Quốc-Israel - quỹ được sử dụng để giúp Trung Quốc thực hiện tiết kiệm năng lượng

Bên cạnh đó, Israel sẽ xây dựng một tuyến đường tàu hỏa từ Biển Đỏ tới Biển Địa Trung Hải, tránh Eo biển Suez - khu vực bất ổn do tình hình rối ren ở Ai Cập, và nước này muốn ngành công nghiệp đường sắt của Trung Quốc xây dựng đường tàu hỏa này

Có một động thái phản ánh tham vọng của Trung Quốc muốn tăng cường vai trò ngoại giao tại một khu vực mà từ trước tới nay Bắc Kinh hầu như không có ảnh hưởng. Trong cuộc gặp ngày 9/5 với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, vài ngày sau khi tìm cách thuyết phục nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas khôi phục các cuộc thảo luận, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi ông Netanyahu tái khởi động các cuộc hòa đàm với phía Palestine càng sớm càng tốt

Theo một tuyên bố được đăng tải trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối ngày 9/5, Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Netanyahu: "Tôi hy vọng hai nước chúng ta có thể cùng nỗ lực để tìm ra các giải pháp thực tế nhằm từng bước xây dựng lòng tin, nối lại các cuộc hòa đàm càng sớm càng tốt và đạt được những tiến bộ thực sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, tôn trọng các mối quan tâm của nhau sẽ góp phần mang lại ổn định và hòa bình cho khu vực" Trước đó, ngày 6/5, ông Tập Cận Bình đã đưa ra đề xuất hòa bình 4 điểm với ông Abbas - người có chuyến thăm Trung Quốc cùng thời điểm với ông Netanyahu

Thường thì Trung Quốc có rất ít hoạt động ngoại giao ở Trung Đông nhưng lại rất muốn khẳng định vai trò của mình như một cường quốc trong nền chính trị thế giới. Về việc tổ chức hội nghị cấp cao nói trên giữa Israel và Palestine, trên thực tế, đây là ý tưởng của tỷ phú và cũng là nhà hảo tâm người Palestine Munib Masri, được đưa ra cách đây hơn một năm khi ông tới Bắc Kinh tham dự hàng loạt cuộc họp riêng. Suy nghĩ của người Palestine, nhất là những người như Marsi, trong việc tìm kiếm sự can dự của Trung Quốc là muốn Bắc Kinh đưa ra một cách tiếp cận mới có thể đem lại những kết quả ngoài mong đợi

Phía Trung Quốc bản thân rất không chắc chắn và thường không sẵn sàng chấp nhận vai trò mới là người trung gian. Tuy nhiên, cơ hội không cho phép sự do dự. Tất nhiên, với bản tính thực dụng, Bắc Kinh dù không hy vọng sẽ đạt được hòa bình ở Jerusalem song ít ra sẽ muốn có thêm sự hiểu biết và quan hệ ở một khu vực đang ngày càng trở nên quan trọng đối với những lợi ích quốc gia của Trung Quốc, đồng thời cũng đang là nơi diễn ra sự tan rã nhanh chóng

Lybia bị phá nát trong cuộc đấu tranh giữa các phe phái sắc tộc; Syria đang là "căn bệnh ung thư" lan rộng; Iraq còn lâu mới trở lại bình thường, trong khi Ai Cập đang trong tình trạng dễ bùng lửa. Tất cả đang trực tiếp đe dọa tới toàn khu vực, và cả nguồn nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc

Nguy cơ này, rất rõ đối với Bắc Kinh, sẽ phải được nhìn nhận trong toàn bộ các vấn đề chưa được giải quyết và có lẽ không thể giải quyết. Về việc này, một cuộc đối thoại quan trọng đang được xúc tiến ở Trung Quốc

Nếu mọi thứ đổ vỡ ở Trung Đông, Trung Quốc cần tập trung vào Israel - "chốt" ổn định trong khu vực, nơi không có dầu lửa để bán nhưng thay vào đó có công nghệ để giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu

Vietnam+
 
Israel thỏa thuận với Mỹ để cấm Trung Quốc tham gia xây dựng hạ tầng 5G

Theo thỏa thuận, Israel sẽ cam kết không sử dụng công nghệ của Trung Quốc trong mạng thông tin di động 5G thế hệ tiếp theo tại quốc gia này



Cụ thể, quan chức này cho biết, một biên bản ghi nhớ có thể được ký kết trong vòng vài tuần tới. Người này cũng xác nhận những gì đã được trích dẫn trong một bài báo trước đây của Jerusalem Post

Tờ Jerusalem Post từng dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng “Israel sẽ chỉ cho phép các nhà cung cấp đáng tin cậy truy cập vào mạng 5G

Theo Reuters, Mỹ luôn e ngại về sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường cơ sở hạ tầng 5G và tiếp tục gây áp lực buộc các đồng minh loại bỏ thiết bị Huawei khỏi hệ thống. Ở một mức độ nhất định, điều này sẽ đạt được thông qua cái gọi là kế hoạch "mạng lưới sạch" do Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất

Chính quyền Trump đã vận động các đồng minh và đối tác của Mỹ không sử dụng thiết bị công nghệ mạng Huawei 5G của Trung Quốc trong hơn một năm. Đây cũng là mục đích chuyến thăm Trung Quốc - châu Âu của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. Tuy nhiên, ông đã thất bại trong việc thuyết phục Áo không làm ăn với Huawei trong chuyến công du ngày 14/08 vừa qua

Ngoài Áo, Cộng hòa Séc cũng không làm được điều mà Pompeo mong muốn. Theo tin tức từ Russia Today (RT), Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrei Babis đã bác bỏ đề xuất của ông Pompeo về việc hạn chế tiếp xúc với các công ty Nga, Trung Quốc và trao hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho một công ty Mỹ

Bên cạnh đó, Thủ tướng Babis cũng từ chối loại Huawei khỏi các đối tác tiềm năng cho việc xây dựng hạ tầng 5G
 
Top