What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Japan

LOBBY.VN

Administrator
Đồng chí Trương Tấn Sang tiếp Thị trưởng thành phố Osaka, Nhật Bản

- Thời gian qua, mối giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam với thành phố Osaka và vùng Kansai, khu vực có nhiều điểm tương đồng văn hóa và gần gũi với Việt Nam về địa lý và lịch sử, không ngừng gia tăng


DCTTS.jpg

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tiếp ông Kunio Hiramatsu, Thị trưởng thành phố Osaka, Nhật Bản

Ngày 9/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tiếp ông Kunio Hiramatsu, Thị trưởng thành phố Osaka, Nhật Bản

Ông Hiramatsu chân thành cảm ơn nhân dân và Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và Chính phủ Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn, khắc phục các hậu quả của thảm họa động đất, sóng thần

Theo ông Hiramatsu, thời gian qua, mối giao lưu, hợp tác giữa Việt Nam với thành phố Osaka và vùng Kansai, khu vực có nhiều điểm tương đồng văn hóa và gần gũi với Việt Nam về địa lý và lịch sử không ngừng gia tăng; khẳng định quan hệ kết nghĩa giữa thành phố Osaka và thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển hết sức tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước

Ông Hiramatsu cam kết thành phố Oska sẽ tiếp tục mở rộng giao lưu, tăng cường hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực hai bên có thế mạnh bổ sung cho nhau

Đồng chí Trương Tấn Sang hoan nghênh những đóng góp tích cực của Thị trưởng Hiramatsu vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong thời gian qua; khẳng định việc thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Thường trực Ban Bí thư hoan nghênh việc mở rộng hợp tác giữa thành phố Osaka với thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở khai thác tốt hơn tiềm năng phát triển giữa hai địa phương; đề nghị lãnh đạo thành phố Osaka khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp Nhật Bản, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng hoạt động và gia tăng đầu tư vào Việt Nam, gắn với việc chuyển giao công nghệ; mở rộng hợp tác về giáo dục, khoa học, đào tạo nhân lực, giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa, du lịch...
 
Last edited:
Có thể lập khu công nghiệp riêng cho doanh nghiệp Nhật

Việt Nam cũng xem xét đến khả năng thành lập khu công nghiệp dành cho một số ngành cụ thể, dựa trên đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản

Trong buổi tọa đàm với các doanh nghiệp tỉnh Aichi (Nhật Bản) khu vực phía bắc chiều 11/7 tại Hà Nội, ông Đỗ Nhất Hoàng, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài (bộ Kế hoạch và đầu tư) cho biết, nếu có nhu cầu, Việt Nam sẽ thành lập một số khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp Nhật

Ông Đỗ Nhất Hoàng cũng cho biết, bộ Kế hoạch và Chính phủ đang nghiên cứu đề xuất điều chỉnh luật pháp để hỗ trợ nhà đầu tư của ngành phụ trợ. Bởi thời gian qua việc phát triển ngành công nghiệp này được áp dụng đại trà, theo dạng “một cỡ vừa cho tất cả”

Cũng theo ông Hoàng, tính đến cuối tháng 6/2011, Nhật Bản có 1.552 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký lũy kế là 21,36 tỉ USD, đứng thứ 4 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, Nhật Bản có 86 dự án đăng ký mới với tổng số vốn 303 triệu USD

Riêng tỉnh Aichi, đến nay có 80 doanh nghiệp đang đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có 35 doanh nghiệp ở phía nam và 45 doanh nghiệp ở phía bắc
 
Last edited:
Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống xử lý dữ liệu thương mại của Nhật

- Tokyo muốn tạo ra hoạt động lưu thông hàng hóa liền mạch ở châu Á với mục đích thiết lập đường vận tải hàng hóa cao tốc châu Á

Chính phủ Nhật Bản cho biết, Việt Nam đã đồng ý sẽ áp dụng hệ thống xử lý dữ liệu của Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế. Đây là lần đầu tiên hệ thống này của Nhật được áp dụng với một nước khác kể từ khi đi vào sử dụng vào năm 1978

Thỏa thuận này đạt được là bởi Tokyo muốn tạo ra hoạt động lưu thông hàng hóa liền mạch ở châu Á với mục đích thiết lập đường vận tải hàng hóa cao tốc châu Á, thúc đẩy hợp tác khu vực và hội nhập

Hải quan Nhật Bản tiến hành đề án tin học hoá ngành hải quan bắt đầu từ năm 1978 với việc áp dụng Hệ thống tin học hải quan tự động (NACCS), xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục thương mại nhằm cải thiện và đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hoá. Hệ thống này đóng vai trò then chốt trong việc tiến đến mục tiêu chính của ngành Hải quan Nhật Bản là thiết lập dịch vụ thông quan “một cửa” cho khách hàng
 
Last edited:
Nhật và Mỹ liên kết tài trợ các dự án hạ tầng Việt Nam

10eavataraspx6.jpg

Phía Cơ quan hợp tác của Nhật và Mỹ sẽ đệ trình Chính phủ Việt Nam một kế hoạch, trong đó có việc thành lập một quỹ đầu tư vào năm tới

Nhật Bản và Mỹ vừa nhất trí hợp tác để tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á khác theo hình thức Đối tác công-tư (PPP)

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ hợp tác để hỗ trợ các quan hệ PPP ở tất cả các giai đoạn của dự án phát triển hạ tầng trong khu vực Đông Nam Á, từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế, mua sắm, xây dựng và điều hành

JICA và USAID dự kiến thực hiện dự án hợp tác đầu tiên ở Việt Nam và sẽ đệ trình Chính phủ Việt Nam một kế hoạch, trong đó có việc thành lập một quỹ đầu tư vào năm tới

Dự kiến vào tháng 3/2012, JICA sẽ thành lập một quỹ có trị giá từ 400 đến 500 triệu USD để tài trợ cho các dự án PPP và đóng góp vào quỹ này dưới dạng các khoản đầu tư và cho vay

USAID sẽ bảo lãnh lên tới 50% giá trị vốn vay cho các dự án sử dụng quỹ này và tìm kiếm sự hợp tác từ các tổ chức tài chính ở Việt Nam và Mỹ

Các dự án nằm trong chiến lược hợp tác của hai cơ quan này gồm các nhà máy điện và các cơ sở năng lượng khác, thông tin và viễn thông, đường bộ và các hệ thống giao thông khác, các hệ thống cấp thoát nước

Ngoài Việt Nam, JICA và USAID cũng có kế hoạch hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia
 
Last edited:
Tìm kiếm nguồn cung từ Việt Nam

- Trong nỗ lực tái thiết sau thảm họa động đất - sóng thần, các doanh nghiệp Nhật Bản đang điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh, trong đó có việc hướng ra thị trường châu Á. Và VN tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các doanh nhân Nhật

Tiếp tục thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân

Tại hội thảo, Đại sứ Nhật Bản Tanizaki khẳng định VN và Nhật Bản vẫn đang tiếp tục trao đổi về dự án nhà máy điện hạt nhân ở VN

“Phương châm của Nhật Bản chúng tôi là hợp tác của Nhật Bản với VN trong lĩnh vực điện hạt nhân phải dựa trên cơ sở xem xét tất cả các phương diện về mặt an toàn, cả về những phương diện, những vấn đề sau khi xảy ra động đất và sóng thần, chứ không phải là hợp tác mà không xem xét đến sự an toàn” - ông Tanizaki nhấn mạnh


Tại hội thảo về chủ đề tái thiết và phục hồi Nhật Bản do Bộ Kế hoạch - đầu tư phối hợp cùng Thời Báo Kinh Tế Nikkei tổ chức ở Hà Nội ngày 10-8, đại sứ Nhật Bản ở VN Yasuaki Tanizaki nhận định: “Trong ba năm tới, dự kiến có ba ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản từ thảm họa động đất - sóng thần

Thứ nhất là sản xuất giảm do bị ngừng nguồn cung về nguyên liệu, linh kiện. Thứ hai là việc giảm sản lượng cung cấp điện sẽ khiến việc sản xuất bị giảm. Thứ ba là quá trình tái thiết các khu vực bị thiệt hại sẽ có khả năng tạo ảnh hưởng có lợi cho nền kinh tế”

Đây có thể là động cơ mới thúc đẩy làn sóng mới trong quan hệ giữa doanh nghiệp Nhật Bản và VN. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2006 chỉ có 200 doanh nghiệp Nhật Bản hiện diện ở VN. Con số này năm 2010 đã lên đến gần 1.000 và còn tiếp tục gia tăng. Trận động đất và sóng thần xảy ra ngày

11-3-2011 đã phá hủy gần như toàn bộ cơ sở sản xuất ở miền đông Nhật Bản, nơi cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện chủ yếu cho ngành công nghiệp chế tạo của Nhật, làm đứt mắt xích công nghệ hỗ trợ của Nhật Bản. Từ đó đến nay, các doanh nghiệp Nhật đã chuyển hướng bằng cách lấy nguồn cung cấp phụ tùng từ miền tây Nhật Bản và các thị trường nước ngoài, đặc biệt từ châu Á

Tuy đứng trước cơ hội to lớn như vậy, việc đáp ứng nhu cầu nhập khẩu linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp Nhật Bản không phải là dễ dàng khi ngành công nghiệp hỗ trợ của VN còn thiếu quá nhiều

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, trong khi trả lời báo chí bên lề hội thảo, thừa nhận: “Công nghiệp hỗ trợ ở VN còn thiếu cả về khung pháp lý và cơ chế chính sách. Cái thiếu thứ hai là về kết cấu hạ tầng, thứ ba là bản thân các doanh nghiệp VN trong lĩnh vực này chưa phát triển nên trình độ sản xuất và quản lý chưa sẵn sàng ở mức độ cao, thứ tư là ngành công nghiệp hỗ trợ phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hạ tầng, mà bản thân công nghiệp hạ tầng của chúng ta chưa phát triển cao”

Ông Hirokazu Yamaoka, trưởng đại diện JETRO ở VN, cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới VN trong thời gian tới sẽ là những doanh nghiệp coi VN là cơ sở sản xuất, quan tâm tới thị trường tiêu thụ nội địa của VN. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu thể hiện sự quan tâm tới các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại thị trường miền Nam VN

Theo các khảo sát của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, VN đứng thứ ba, thứ tư trong danh sách những thị trường đầu tư hứa hẹn nhất của các nhà đầu tư Nhật Bản về trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn nhất của VN với các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn là giá nhân công thấp và thị trường tiêu thụ nội địa có tiềm năng, chứ không phải ở trình độ phát triển cao hay một nền công nghiệp hỗ trợ sẵn sàng

Về mặt luật pháp, bà Hikaru Oguchi - đại diện Công ty luật Nishimura & Asahi, một công ty lớn về luật của Nhật Bản đang có văn phòng tại TP.HCM chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào VN - cho biết vì hệ thống pháp lý của VN vẫn đang chạy theo sau sự phát triển kinh tế nên thường xuyên có sự thay đổi và không nhất quán giữa các cấp độ khác nhau cũng như giữa văn bản và thực thi. Ngoài ra, việc hệ thống giải quyết các tranh chấp của VN chưa thật sự hợp lý và sự khác biệt về cách hiểu, về văn hóa cũng là những vấn đề gây trở ngại lớn cho các nhà đầu tư Nhật Bản
 
Last edited:
Nhật xây khu công nghiệp quy mô lớn ở Việt Nam vốn 100 triệu USD

Theo kế hoạch, khu công nghiệp Long Đức sẽ bắt đầu mở cửa từ Hè năm 2012 với mục tiêu thu hút khoảng từ 100-150 doanh nghiệp vào đầu tư

Nguồn tin cho biết tập đoàn Sojitz, Daiwa House và công ty Kobelco Eco-Solutions (thuộc Kobe Steel Group) sẽ cùng nhau xây dựng Khu công nghiệp Long Đức (huyện Long Thành, Đồng Nai) trên diện tích 270ha với tổng kinh phí đầu tư 100 triệu USD

Theo kế hoạch, khu công nghiệp Long Đức sẽ bắt đầu mở cửa từ Hè năm 2012 với mục tiêu thu hút khoảng từ 100-150 doanh nghiệp vào đầu tư

Bên trong khu công nghiệp sẽ xây dựng Trung tâm dữ liệu, hệ thống xử lý nước thải hiện đại nhất và cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để giảm thiểu chi phí về quản lý dữ liệu và xử lý môi trường cho các doanh nghiệp vào đầu tư

Hiện nay, do tỷ giá đồng yên tăng cao, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở tại nước ngoài và ngày càng nhiều doanh nghiệp nước này chọn Việt Nam là điểm đến do giá nhân công rẻ chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc

Theo thống kê của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt 1,169 tỷ USD, trong đó tỷ lệ tăng đã gấp 8,3 lần so với cùng kỳ năm 2010 và đạt mức cao nhất tại khu vực châu Á

Vào năm 2000, mới chỉ có 327 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia Liên minh doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhưng giờ đây con số này đã là trên 950 doanh nghiệp
 
Last edited:
Công ty Nhật muốn chuyển công nghệ CAS cho Việt Nam

Công nghệ CAS có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu nông, thủy sản và bảo đảm an ninh lương thực

Ngày 29/8, ông Norio Owada, Giám đốc Công ty ABI có trụ sở ở tỉnh Saitama của Nhật Bản, đã bày tỏ mong muốn hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam để ứng dụng công nghệ bảo quản nông, thủy sản hiện đại có tên gọi là Cells Alive System (CAS) ở Việt Nam

Phát biểu trong buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trần Việt Thanh, ông Owada cho biết công nghệ CAS của ABI là công nghệ tiên tiến có thể giúp nông sản và thủy hải sản có thể giữ nguyên được hương vị, màu sắc và dinh dưỡng trong một thời gian dài so với bảo quản chỉ theo phương pháp đông lạnh truyền thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ CAS có thể giúp nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu nông, thủy sản và bảo đảm an ninh lương thực, đồng thời mở ra những ứng dụng mới trong nghiên cứu y học

Sau khi chứng kiến việc ứng dụng CAS ở ABI, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho rằng CAS là một trong những công nghệ có thể hỗ trợ Việt Nam nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản. Ông cũng khẳng định Việt Nam rất quan tâm đến các công nghệ chế biến và bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch của Nhật Bản
 
Last edited:
Doanh nghiệp vận tải Nhật tìm thấy cơ hội phát triển tại Việt Nam

- Các công ty Nhật muốn tận dụng nguồn lao động rẻ của Việt Nam và có thế tiếp cận gần hơn với thị trường Trung Quốc

Thời báo Nikkei đưa tin, các công ty vận tải quy mô vừa của Nhật có kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối tại Việt Nam do nhận định đây là thị tường đang phát triển mà nhiều công ty lớn vẫn còn bỏ ngỏ

Trong số đó, Tập đoàn Hệ thống vận tải Nhật Bản đã đầu tư 5,19 triệu USD mở các kho chứa tại 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM và dự kiến đưa vào sử dụng vào đầu tháng 10 tới. Mục tiêu của tập đoàn là tăng doanh thu hàng năm tại Việt Nam từ 51,74 triệu USD hiện tại lên 90,55 triệu USD trong 3 năm

Tập đoàn Mitsubishi cũng đang thành lập liên doanh với một công ty của Việt Nam để phục vụ việc vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến các tỉnh thành, đồng thời cũng xuất nhập khẩu các mặt hàng điện tử, cà phê và nhiều sản phẩm khác

Tập đoàn Nissin cũng liên doanh với ngành đường sắt Việt nam để điều hành một con tàu vận chuyển ô tô và xe máy của các công ty Nhật Bản. Con tàu này sẽ chạy 2 chuyến/tuần trên tuyến đường Hà Nội và TP HCM

Trong khi đó, Tập đoàn Yusen đang cân nhắc cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe tải giữa hai thành phố Hà Nội và TP HCM. Hiện nay, công ty này đang điều hành dịch vụ vận chuyển giữa thủ đô Bangkok của Thái Lan với Hà Nội và giữa Hong Kong với Hà Nội

Các công ty Nhật Bản xây dựng các kho chứa tại Việt Nam, một phần nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ và một phần để có thể tiếp cận dễ hơn tới thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, kế hoạch tạo vùng kinh tế đặc biệt cho các doanh nghiệp Nhật Bản của chính phủ Việt Nam cũng là yếu tố tích cực cho các công ty hậu cần quy mô vừa của nước này
 
Last edited:
Mở đường cho các khu công nghệ cao của Nhật tại Việt Nam​

Chiều nay 6/10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ngài Sato Shigetaka, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka (Nhật bản), Chủ tịch Tập đoàn đường sắt Keihan

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao kinh nghiệm, công nghệ của tập đoàn Keihan, mong muốn tập đoàn sẽ đóng góp tích cực vào việc phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông các đô thị Việt Nam

Hoan nghênh nỗlực của Phòng Thương mại Công nghiệp Osaka trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thành viên Osaka tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang thực tập, Chủ tịch nước tin tưởng chuyến thăm của ngài Sato sẽ mở đường cho việc xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao của Nhật Bản tại Việt Nam. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động thành công

Ngài Sato Shigetaka cho biết, tiến độ khảo sát dự án đường sắt Hà Nội - Hòa Lạc đang được Nhật Bản tích cực đẩy nhanh. Ngài Sato cũng tin tưởng với kinh nghiệm thi công, khả năng ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với các công ty Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giao thông đường sắt
 
Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác khai thác đất hiếm​

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin Kyodo ngày 9/10 cho biết phó thủ tướng Nhật Bản Matsushita đang ở thăm Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Nông nghiệp và Thương mại Việt Nam Vũ Huy Hoàng, hai bên tiến hành thảo luận về hợp tác khai thác đất hiếm tại Việt Nam

Sau cuộc hội đàm ông Matsushita đã cho biết kế hoạch hợp tác này không chỉ tiến hành khai thác tài nguyên mà các vấn các đề khác cũng rất quan trọng và cần được quan tâm như bảo vệ môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng

da1.jpg

Đất hiếm – Nguồn tài nguyên không thể thiếu trong ngành công nghiệp của Nhật Bản​

Ông còn cho biết trong cuộc hội đàm hai bên đã tiến hành thảo luận kỹ lưỡng các hạng mục có liên quan, tranh thủ thời gian và điều kiện để hoàn thành việc ký kết trước chuyến thăm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng này tới Nhật Bản

Trong hội nghị thượng đỉnh Nhật - Việt tháng 10 năm 2010, Thủ tướng tiền nhiệm Nhật Bản NatoKan đã thảo luận và đạt được thỏa thuận hợp tác khai thác đất hiếm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Hiện nay chính phủ hai nước đang tiến hành thảo luận các thỏa thuận hợp tác và điều khoản cụ thể

Cùng với động thái này Tân hoa xã ngày 8/10/2011 cho biết chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch thăm dò tài nguyên đất hiếm với quy mô lớn trên khu vực biển Thái Bình Dương, văn phòng chính phủ Nhật Bản cho biết năm 2012 chính phủ Nhật Bản sẽ đầu tư 22 tỷ yên Nhật với thời gian 4 năm để đóng mới một tàu thăm dò khảo sát với các trang bị hiện đại bao gồm máy siêu âm có độ chính xác cao và một Robot để tiến hành các công việc tìm kiếm thăm dò khảo sát đất hiếm

Kế hoạch này bao gồm các công việc tiến hành khảo sát nguồn tài nguyên đất hiếm ở xung quanh các đảo của Nhật Bản và trên khu vực biển Thái Bình Dương

Theo điều tra sơ bộ của trường Đại học Tokyo cho thấy khu vực biển Thái Bình Dương gần đảo Okinawa của Nhật Bản trữ lượng đất hiến rất dồi dào, theo ước tính trữ lượng có thể vượt qua trữ lượng ở trên đất liền khoảng hơn 1000 lần

Nguồn tài nguyên đất hiếm được coi là nguồn tài nguyên cần thiết cho ngành công nghiệp điện tử và ô tô của Nhật Bản
 
TPHCM sẽ xây khu công nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp Nhật​

811avatar-1aspx10.jpg

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải gặp Thứ trưởng METI​

TPHCM sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, trong đó chú trọng tới các ngành công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ

Ngày 12/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải đã có các cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp (METI) và Văn phòng Nội các Nhật Bản

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kato Toshiyuki cho biết, ông hoan nghênh các hoạt động xúc tiến đầu tư của TPHCM tại Nhật Bản và tin tưởng rằng quan hệ hợp tác kinh tế giữa thành phố với Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển

Trong buổi gặp tiếp theo, Thứ trưởng METI Tadahiro Matsushita cho biết Nhật Bản rất quan tâm tới các dự án trong ngành công nghiệp năng lượng và điện hạt nhân, mong muốn chính phủ hai nước tạo điều kiện thiết lập cơ chế đối thoại giữa các ngành và doanh nghiệp của cả hai bên nhằm mở rộng đầu tư trong thời gian tới

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết, thành phố cam kết sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư, trong đó chú trọng tới các ngành công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ

Ông cũng cho biết thành phố sẽ xây dựng một số khu công nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp Nhật Bản để phát triển ngành công nghiệp của thành phố theo định hướng và qui hoạch chung
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản​

ttntd2.jpg

Quang cảnh lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân tại sân bay Haneda ở Thủ đô Tokyo​

Ngay khi tới thủ đô Tokyo, Thủ tướng đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Chiều 30/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30/10-2/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda

Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả

Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức (ODA), du lịch, văn hóa và giáo dục…; đồng thời thúc đẩy các cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược

Ngay khi tới thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, nhân viên, các cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam; là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và hai nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam trong hợp tác với phía Nhật Bản để bảo vệ, cứu hộ công dân Việt Nam trong trận động đất, sóng thần xảy ra hồi tháng 3

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa vào việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, du lịch

ThutuongDSQ.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện và gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, lưu học sinh Việt Nam và bà con Việt kiều​

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Bằng khen của Thủ tướng cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và cho Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo hộ, cứu hộ công dân Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản

Theo chương trình, ngày 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, tiếp một số nhà lãnh đạo và doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản
 
Việt - Nhật sẽ thúc đẩy nhiều dự án hạ tầng lớn​

065_450.jpg

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tại lễ ký tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản​

Chiều 31/10, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, diễn ra từ 30/10 đến 2/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã ký tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược

Theo nội dung bản tuyên bố chung giữa hai nước, trên cơ sở những phát triển trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản từ khi ký kết “Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” ngày 31/10/2010, hai bên một lần nữa khẳng định sẽ củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác trên những lĩnh vực chính

Hai bên khẳng định hòa bình và ổn định ở biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Hai bên hoan nghênh việc thông qua quy tắc hướng dẫn thực hiện tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) và kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và sớm xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC), phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành

Hai bên khẳng định tự do hàng hải, giao thương không bị cản trở, và tuân thủ luật pháp quốc tế hiện hành bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 và việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình là phù hợp với lợi ích của các nước trong toàn khu vực. Hai bên cùng thừa nhận rằng những lợi ích này cũng cần được thúc đẩy và bảo vệ tại biển Đông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định lại việc Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Thủ tướng Yoshihiko Noda bày tỏ sự cảm ơn đối với sự ủng hộ của Việt Nam

Hai bên bày tỏ mong muốn rằng lãnh đạo Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp cho cả hai bên trong năm 2012. Phía Việt Nam đã có lời mời Nhật hoàng, Hoàng hậu và các thành viên Hoàng gia Nhật Bản sang thăm Việt Nam, đặc biệt là vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản

Hai bên đánh giá cao những kết quả của phiên đối thoại đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 12/2010. Hai bên quyết định tiến hành phiên đối thoại đối tác chiến lược lần thứ hai vào tháng 12/2011 tại Tokyo

Hai bên hoan nghênh việc ký kết bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản về việc hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương giữa hai bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vào tháng 10/2011

Hai bên nhất trí rằng việc giao lưu ở tất cả các cấp, bao gồm các chuyến thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao, cũng như các chuyến thăm cảng của tàu hải quân hai nước sẽ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực

Theo nội dung bản tuyên bố chung, để kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973-2013), hai bên quyết định lấy năm 2013 làm “Năm hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản”, và sẽ thúc đẩy hợp tác tổ chức những hoạt động nhằm kỷ niệm Năm hữu nghị

Phía Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản và những tiến triển trong việc triển khai các dự án đã được nêu trong tuyên bố chung 2010. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của Nhật Bản dành cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên của Việt Nam, như dự án đường cao tốc Bắc-Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc, và các nghiên cứu khả thi hai đoạn đường của tuyến đường sắt cao tốc Tp.HCM-Nha Trang và Hà Nội-Vinh

Hai bên bày tỏ cam kết hợp tác thúc đẩy thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Việt Nam, như dự án sân bay quốc tế Long Thành thông qua mô hình đối tác công tư (PPP), cho phép sự tham gia của một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản, và Chính phủ Việt Nam sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các công ty Nhật Bản. Hai bên cũng nghiêm túc xem xét việc tiếp tục nghiên cứu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) bởi một tổ hợp công ty Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản cam kết tiếp tục xem xét hỗ trợ các dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình-Bãi Vọt, Nha Trang-Phan Thiết, và các dự án tuyến đường tàu điện ngầm mới của thành phố Hà Nội và Tp.HCM, cũng như cam kết của Nhật Bản hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như xây dựng thể chế và năng lực, sử dụng chuyên môn và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản

Hai bên hoan nghênh việc ký kết các công hàm trao đổi cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện giữa hai chính phủ cũng như việc ký kết thỏa thuận liên doanh thành lập một tổ hợp các công ty Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ ý định sẽ hỗ trợ đầy đủ để thực hiện thuận lợi dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Nhật Bản cung cấp khoản vay viện trợ phát triển chính thức (ODA) với tổng trị giá 71,6 tỷ Yên cho Việt Nam và hoan nghênh việc ký kết các công hàm trao đổi và hiệp định vay cho bốn dự án gồm dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (đoạn Bến Lức-Long Thành), dự án sử dụng vệ tinh quan sát trái đất để phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu

Phía Nhật Bản hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Hai bên khẳng định vai trò thiết yếu của hiệp định đối tác kinh tế (VJEPA) và hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên bày tỏ mong muốn tăng ít nhất gấp đôi kim ngạch thương mại giữa hai nước vào năm 2020

Chính phủ Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao sự hợp tác của phía Nhật Bản nhằm phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn phát triển hai khu công nghiệp chuyên sâu với sự hợp tác của phía Nhật Bản, một tại Hải Phòng và một tại Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Nhật Bản và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam

Về vấn đề này, phía Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Nhật Bản nhằm xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và kế hoạch hành động đến năm 2020 của Việt Nam và khẳng định sẽ thành lập một ủy ban cấp cao về lĩnh vực hợp tác này do một phó thủ tướng của Việt Nam chủ trì

Nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam để bảo đảm các biện pháp thương mại phù hợp với các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ không áp dụng đoạn 255 của báo cáo của ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, với sự hiểu biết rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường. Phía Việt Nam đánh giá cao quyết định này của Chính phủ Nhật Bản

Hai bên khẳng định lại cam kết của mình triển khai gói dự án thiết lập hải quan điện tử và một cửa thông qua việc đưa hệ thống thống nhất container và cảng tự động của Nhật Bản (NACCS) vào Việt Nam

Hai bên đánh giá cao thành công của sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hoan nghênh việc bắt đầu giai đoạn 4 của sáng kiến chung từ tháng 7/2011, theo đó hai bên sẽ thảo luận các biện pháp tiếp theo cải thiện môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

Hai bên hoan nghênh tiến triển đạt được trong hợp tác sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Nhật Bản cam kết tăng cường an toàn hạt nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và những bài học vừa qua liên quan tới sự cố hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (Fukushima Daiichi) của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) với sự minh bạch cao nhất và giải trình kế hoạch từng bước để nâng cao an toàn hạt nhân

Phía Việt Nam đã hoan nghênh những nỗ lực của Nhật Bản, và giải thích rõ sự cần thiết của năng lượng hạt nhân nhằm đảm bảo việc cung cấp năng lượng ở Việt Nam và bày tỏ nguyện vọng mạnh mẽ đối với việc Nhật Bản cung cấp công nghệ hạt nhân. Phía Nhật Bản bày tỏ ý định cung cấp cho Việt Nam những công nghệ đảm bảo mức an toàn hạt nhân cao nhất trên thế giới

Phía Nhật Bản đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt hiệp định Việt Nam-Nhật Bản về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Phía Việt Nam bày tỏ hy vọng hiệp định này sẽ sớm được phê chuẩn tại Nhật Bản sau khi hoàn tất những thủ tục nội bộ cần thiết.

Cũng theo nội dung bản tuyên bố chung, hai bên nhắc lại quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác để xây hai lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân số 2 ở tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Hai bên hoan nghênh những tiến triển đạt được sau hội đàm cấp cao tháng 10/2010 và văn bản khẳng định những tiến triển này liên quan đến dự án giữa hai Chính phủ

Hai bên cũng hoan nghênh những tiến triển sau hội đàm cấp cao tháng 10/2010 liên quan đến sự hợp tác trong phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam và văn bản khẳng định những tiến triển này giữa hai Chính phủ, cho rằng việc này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam. Hai bên hoan nghênh sự hợp tác trong dự án đầu tiên về đất hiếm sẽ bắt đầu tại Đông Pao, tỉnh Lai Châu, dự kiến được thực hiện ngay sau khi ký kết văn bản này

Phía Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm việc xem xét phát triển trường đại học chất lượng cao tại Cần Thơ, Việt Nam
 
Doanh nghiệp Nhật chuyển hướng đầu tư từ Thái Lan sang Việt Nam​

Các doanh nghiệp Nhật Bản có thể sẽ chuyển hướng đầu tư, xây các nhà máy ở các nước như Indonesia, Việt Nam sau trận lụt lịch sử ở Thái Lan

Kinh tế trưởng của Credit Agricole CIB, ở Tokyo, ông Takahiro Sekido cho biết: “Các nhà điều hành nhận thấy những rủi ro do tập trung sản xuất sau trận lụt ở Thái Lan. Xu hướng đầu tư vào Thái Lan giai đoạn gần đây sẽ hạ nhiệt dần mặc dù Thái Lan vẫn là một địa điểm đầu tư hấp dẫn”

Nhận định trên được đưa ra sau khi trận lụt tồi tệ nhất 70 năm qua ở Thái Lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung toàn cầu, trong đó, thiệt hại nhiều nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề xuất chính phủ nước này cho 130 tỷ baht (4,2 tỷ USD) cho tái thiết và tăng cường hệ thống ngăn lũ. Bà muốn đảm bảo với các nhà đầu tư rằng, Thái Lan vẫn là một địa điểm đầu tư an toàn trong bối cảnh các hãng sản xuất lớn đầu tư tại Thái Lan như Pioneer Corp, Honda Motor và Toyota đều hạ dự báo lợi nhuận sau khi phải đóng cửa nhà máy ở Thái Lan do lũ lụt

Người phát ngôn của Pioneer, ông Hiromitsu Kimura ngày 10/11 cho biết: “Chúng tôi thấy rằng, trong tương lai, việc đa dạng hóa đầu tư tại Thái Lan và sang các nước khác là cần thiết”

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của châu Á, từ năm 2008-2010, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ hai vào thị trường ASEAN, vượt Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, các nước ASEAN đặt mục tiêu lập thị trường chung vào năm 2015

Chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi ở Nhật Bản, ông Tohru Nishihama cho rằng, Indonesia và Việt Nam ngày càng thu hút được đầu tư từ Nhật Bản với ưu thế dân số đông, nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh. Theo số liệu của tổ chức này, Việt Nam và Indonesia chiếm hơn 50% dân số của các nước ASEAN. Thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Indonesia năm 2010 đều vượt Thái Lan

Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội sản xuất ô tô Indonnesia, Sudirman Maman Rusdi, cho rằng, Indonesia vẫn cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống cầu đường, điện, cảng và sân bay để thu hút các nhà đầu tư
 
Chủ tịch nước tiếp phái đoàn kinh tế vùng Kansai​

-Ngày 21/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn Kinh tế Kansai (Kankeiren) của Nhật Bản do ông Mori Shosuke dẫn đầu

kansai.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Kansai của Nhật Bản Shosuke Mor​

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao tiềm lực kinh tế của vùng Kansai, cho rằng hoạt động của đoàn đại biểu Liên đoàn kinh tế Kansai giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác kinh tế hai nước

Chủ tịch nước hoan nghênh Liên đoàn kinh tế Kansai đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương Việt Nam để tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam-Kansai lần thứ 5, tổ chức tại Đà Nẵng

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản kinh doanh, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực cảng biển, công nghiệp phụ trợ, năng lượng và giáo dục

Ông Mori Shosuke hy vọng chuyến thăm làm việc của đoàn sẽ tạo ra bước chuyển mới trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, giữa Việt Nam và vùng kinh tế Kansai, đồng thời cho biết, các doanh nghiệp vùng Kansai đang trợ giúp các kỹ sư trẻ của Việt Nam thực tập tại Nhật Bản để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho Việt Nam

Quan tâm đến cơ chế thu hút đầu tư của Việt Nam tại các khu công nghiệp ở Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu, ông Mori Shosuke khẳng định sẽ tích cực quảng bá sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam tới tất cả các thành viên trong Liên đoàn kinh tế Kansai
 
Thanh niên Nhật về quê để sống chậm​

Với nhiều thanh niên Nhật Bản, các tòa cao ốc, ánh đèn neon và nhịp sống gấp gáp chốn đô thị đã không còn hấp dẫn, họ tìm về các vùng nông thôn để tận hưởng cuộc sống chậm hơn

nong-dan-Nhat.jpg

Hai thanh niên làm ruộng tại Nhật Bản​

Giống như hàng triệu thanh niên Nhật Bản, Megumi Sakaguchi không thể kiếm được một công việc ổn định ở các hành phố lớn ngoài những việc thời vụ

Số người lao động thời vụ hiện nay tại Nhật Bản chiếm khoảng 1/3 lực lượng lao động cả nước. Vào giữa thập niên 80, tỷ lệ này chỉ là 1/5. Giới trẻ chiếm phần lớn trong lực lượng lao động thời vụ

"Tôi không thể biết chính xác khi nào mình sẽ mất việc. Tài chính là vấn đề khiến tôi luôn luôn lo lắng và suy nghĩ. Khi đi làm vào giờ cao điểm của buổi sáng, tôi nhận thấy sự thờ ơ, vô cảm trong cách cư xử của mọi người", Sakaguchi tâm sự

Vì vậy Sakaguchi quyết định đã đến lúc cô phải thay đổi lối sống

Một ngày cuối tuần vào tháng 10, Megumi Sakaguchi tham gia một chuyến du lịch bằng xe buýt xuyên qua vùng nông thôn Nhật Bản. Cô và những người đồng hành, hầu hết đều đến từ những thành phố lớn, cảm nhận được hương vị của cuộc sống trong chuyến đi. Họ thấy được sự cố gắng và nhiệt tình của những người nông dân trên đồng ruộng mỗi ngày

Trang trại của những người nông dân là một điểm dừng trong các chuyến du lịch mà Megumi Sakaguchi tham gia. Những cuộc nói chuyện với các nông dân trên chính trang trại của họ đã giúp cô đưa ra quyết định thay đổi

"Khi còn trẻ hơn bây giờ, tôi đã đến Tokyo bởi vì tôi muốn có một cuộc sống tươi sáng, sôi động. Nhưng giờ đây tôi thích cuộc sống tự nhiên ở nông thôn hơn. Nếu sống trong thành phố, bạn có thể không biết đến những người hàng xóm sống bên cạnh nhà mình. Nhưng ở nông thôn, bạn luôn chào hỏi tất cả mọi người. Tôi biết mình sẽ được tận hưởng cuộc sống nhiều hơn ở nơi đây. Thậm chí tôi có thể nói chuyện với những người lạ. Những đứa trẻ ở đây cũng rất lễ phép”, cô nói thêm

Hàng tuần, những cuộc du ngoạn quanh vườn táo và khu nhà kính chứa đầy những cây dâu tây ở vùng nông thôn, các buổi nói chuyện với nông dân về công việc làm ruộng đã được tổ chức khá nhiều. Các chuyến du ngoạn thực tế này cũng mang lại nguồn tài chính cho những địa phương đang vật lộn với tình trạng suy thoái kinh tế

Do thanh niên đổ xô tới những thành phố lớn trong suốt mấy thập kỷ qua, ngày nay độ tuổi trung bình của người nông dân ở Nhật Bản là 65,8 và con số này đang tăng dần. Nhưng hiện tại nhiều thanh niên muốn quay trở lại quê hương

Ông Naoko Maruyama, một quan chức tại tỉnh Nagano, cho biết: "Hiện nay có rất nhiều người dân đô thị muốn trở thành nông dân và con số đó ngày càng tăng. Những người dân ở quận Nagano rất muốn giúp đỡ họ, song họ cũng sẽ phải đánh đổi rất nhiều để trở thành một nông dân"

Maruyama lập một trang web để kêu gọi những người muốn trở thành nông dân tới tỉnh Nagano

ky-su.jpg

Hitoshi Kajiya từng là kỹ sư hệ thống tại thành phố, nhưng anh bỏ việc để học làm nông dân tại tỉnh Nagano​


Chính quyền tỉnh Nagano và Japan Agriculture, một tổ chức của nông dân, cam kết hỗ trợ những người dân đô thị quyết định trở thành nông dân. Nông dân và các chuyên gia sẽ dạy những “nông dân tiềm năng” các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi và giúp họ tìm đất

Giichi Tanaka, một người đàn ông sống trong tỉnh Nagano, làm nghề nông đã lâu. Hàng ngày ông chăm sóc những cây dưa chuột trong nhà kính. Ông đã làm công việc này mỗi ngày sau khi tham gia chiến tranh thế giới thứ lần thứ hai. Con trai của ông đã rời quê để làm cảnh sát ở thành phố. Vì thế Tanaka lo ngại sau này sẽ không có ai thay ông chăm sóc khu nhà kính

“Tôi thực sự chán ngấy cuộc sống của tôi trong thành phố. Hàng ngày tôi luôn bận rộn với công việc”, Hitoshi Kajiya, một kỹ sư bỏ thành phố về làm nông ở tỉnh Nagano, nói. "Tôi muốn thay đổi và tìm tới một cuộc sống chậm hơn. Công việc của nông dân khá chậm rãi và nó khiến tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống"
 
Đón cơ hội chuyển dịch đầu tư từ Nhật​

a1b19_nidec_4.jpg

Công nhân của một công ty sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ Nhật Bản tại TPHCM đang làm việc tại nhà máy​

- Đồng yen liên tục tăng giá cùng với chi phí lao động trong nước tăng cao và những ảnh hưởng lớn về thiên tai ở Nhật... khiến nhiều công ty Nhật Bản có xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài. Việt Nam là một trong những địa điểm mà các doanh nghiệp Nhật đến tìm cơ hội đầu tư và kinh doanh

Chuyển hướng đầu tư

Ông Yoshida Sakae, Giám đốc điều hành của Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (Jetro) – TPHCM, nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng, trong những tháng qua liên tiếp có nhiều đoàn doanh nghiệp Nhật đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa

Theo ông Yoshida, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật đang có xu hướng chuyển sản xuất ra nước ngoài do đồng yen của Nhật liên tục tăng giá so với hai ngoại tệ chủ chốt là đồng đô la Mỹ và đồng euro châu Âu, khiến chi phí sản xuất hàng hóa tại Nhật tăng cao

Sau thảm họa động đất và sóng thần, giới kinh doanh Nhật phải đối phó với nhiều khó khăn, nhưng theo ông Yoshida mối lo lớn nhất của họ lại là tình trạng đồng yen không ngừng tăng giá, làm yếu sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Nhật và khiến tiền lời của doanh nghiệp Nhật bị giảm sút nhiều. Mặt khác, đồng yen mạnh cho phép doanh nghiệp Nhật giảm bớt chi phí bỏ ra để đầu tư hay mua lại công ty ở nước ngoài

Trong bối cảnh đó, ông Yoshida cho rằng, các nhà sản xuất nhỏ và vừa của Nhật sẽ ra nước ngoài xây dựng cơ sở sản xuất. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật nhờ có nguồn lao động có kỹ năng và chi phí thấp

Mối tương đồng về văn hóa và quan hệ tốt giữa hai dân tộc được xem là yếu tố quan trọng. Thị trường lớn cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp Nhật hướng đến trong bối cảnh thị trường Nhật đang bị bão hòa

Báo chí nước ngoài cũng dẫn lời chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi ở Nhật Bản, ông Tohru Nishihama rằng, Indonesia và Việt Nam ngày càng thu hút được đầu tư từ Nhật Bản với ưu thế dân số đông, nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh. Thực tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và Indonesia năm 2010 đều vượt Thái Lan

Theo các công ty tư vấn và đơn vị xúc tiến đầu tư, lâu nay các nhà đầu tư Nhật đã xem Việt Nam là một điểm đến đầu tư lâu dài trong tình hình chi phí sản xuất tại Trung Quốc đã trở nên đắt đỏ hơn. Ông Yoshida cho rằng, khoảng cách di chuyển ngắn từ Nhật đến Việt Nam (mất 5-6 tiếng) cũng là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam so với Indonesia (mất 7-8 tiếng) và Ấn Độ (hơn 10 tiếng)...

Tuy nhiên theo các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước, trước những áp lực về thiên tai trong nước và lũ lụt tại Thái Lan mới đây, những lo lắng về ảnh hưởng thiên tai lũ lụt có xảy ra ở địa phương luôn được các nhà đầu tư Nhật đặt ra tại các buổi làm việc về khảo sát, tìm hiểu môi trường đầu tư ở Việt Nam

Chuẩn bị hạ tầng

Do xem đây là thời cơ để thu hút đầu tư Nhật, một số địa phương, công ty phát triển hạ tầng trong nước, và ngay cả các nhà đầu tư hạ tầng Nhật Bản đã lên kế hoạch chuẩn bị hạ tầng đón nhà đầu tư Nhật, nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp phụ trợ

626e1_nidec_5.jpg

Thu hút công nghiệp phụ trợ đang được khuyến khích trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam​


Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng là hai địa phương được Chính phủ chọn để xây dựng thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang khẩn trương lên kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp chuyên về công nghiệp hỗ trợ và sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản ở lĩnh vực trên. Đầu tư phát triển dịch vụ hậu cần sau cảng (logistics) cũng là một hướng phát triển được tỉnh mời gọi, khuyến khích đầu tư của Nhật Bản...

Mới đây, đoàn tư vấn đầu tư Forval của Nhật đã đến Bà Rịa–Vũng Tàu với mong muốn tư vấn cho tỉnh phương thức phát triển khu công nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp Nhật Bản

Theo Forval, tỉnh cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như có đội ngũ quản lý và người lao động biết tiếng Nhật, tại khu công nghiệp phải có dịch vụ cho thuê nhà xưởng và các nhà công cộng như phòng họp tập thể, khu trung tâm thể thao, hoạt động thuế quan phải đáp ứng yêu cầu…

Tập đoàn Jesco Holding (Nhật) chuyên hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và đầu tư xây dựng hạ tầng, cũng đã quyết định tham gia góp vốn với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng hạ tầng Hòa Bình (HBI) để phát triển hạ tầng khu công nghiệp Long Hậu 4 với quy mô 125 héc-ta tại xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Theo ông Thân Trọng Đức, Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Khu công nghiệp Long Hậu 4, Jesco sẽ hỗ trợ tư vấn thiết kế khu công nghiệp và giúp khai thác thị trường Nhật - vốn là khách hàng mà khu công nghiệp Long Hậu 4 đang nhắm đến

Không riêng khu công nghiệp Long Hậu, mà nhiều công ty phát triển hạ tầng khác như Becamex, VSIP... cho biết cũng đã sẵn sàng hạ tầng để thu hút nguồn vốn mới từ đất nước công nghệ này

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, những chuyến xúc tiến đầu tư của tỉnh ở thị trường Nhật gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều doanh nghiệp Nhật, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp phụ trợ và logistic

Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư

Rõ ràng xu hướng các nhà đầu tư Nhật đang hướng vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên, các công ty tư vấn đầu tư cho rằng Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư Nhật

Không phải đến thời điểm này, mà trước đây đã liên tục có các đoàn doanh nghiệp Nhật Bản tới để tìm hiểu về vấn đề đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ có quyết định dừng chân ở Việt Nam hay không dường như vẫn chưa xác định rõ được

Đại diện của các đơn vị xúc tiến đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam cũng cho rằng, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản đều là nhỏ và vừa, vốn ít, thậm chí lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài, nên thường nhiều băn khoăn, lo ngại, trong khi lại có rất ít thông tin về thị trường Việt Nam…

Để thu hút các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản, cần quan tâm cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khi cần thiết, đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở, các chính sách ưu đãi đầu tư

Các vấn đề liên quan tới thanh quyết toán bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất; thu hồi đất và giải phóng mặt bằng; tuyển dụng người lao động nước ngoài; ký hợp đồng đào tạo với những người thay thế... cần tiếp tục được cải thiện, nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư Nhật

Trong 11 tháng đầu năm 2011, Nhật Bản có 172 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký lên đến hơn 1,6 tỉ đô la Mỹ. Tính chung đến tháng 11-2011, Nhật Bản có 1.636 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 23,28 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 4 trong 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Quốc Hùng
 
Japanese must tap their 'inner Israeli'​

Lessons from Mideast 'island' success story could help this nation out of its rut

Aimless, Japan has been struggling to find a suitable vision, or model, for its future

- Should it strive to be like Finland, small but prosperous ?

- Should it de-emphasize economic growth and focus on sustainability and lifestyle ?

- Should it look to the go-go '80s for inspiration ?

- Should it withdraw from active engagement with the world and into its own cultural comfort zone (neo-isolationism, or shinsakokushugi) ?

fl20120103zga.jpg

If walls could talk: Then Prime Minister Junichiro Koizumi visits the Western Wall in Jerusalem in 2006. Japan and Israel are both islands (Japan literally, Israel due to conflict with its neighbors), but the effect of this isolation on each country's people has been very different, with Japanese increasingly turning inward while Israelis opt to break out of the Middle East the first chance they get​

Without a vision or model to aspire to and measure progress against, Japan will continue to drift. Consequently, I would like to throw one more candidate into the ring as a partial model for Japan: Israel

I have worked with Israelis fairly often in recent years. Temperamentally, Israelis and Japanese are near-polar opposites. Japanese abhor conflict and strive for harmony; Israelis relish a good argument at any time, for any reason. Japanese practice tatemae; Israelis are pure honne

Japanese demand order; Israelis thrive on chaos. Japanese plan meticulously; Israelis prefer improvisation. Japanese are formal and reserved; Israelis are informal and familiar. Japanese find comfort in settled vertical relationships; Israelis have little use or respect for hierarchy

Cultural traits aside, however, at a macro level Japan and Israel share a common core: Both nations possess few natural resources but their people. By effective deployment of their human resources, both rose from deprivation to prosperity in, historically speaking, the blink of an eye, leaving many other, seemingly more amply endowed, countries trailing far behind. Japan and Israel both live or die on their wits alone

But while Japan saw its greatest period of economic growth and wealth creation come to an abrupt end two decades ago, Israel is now in the midst of an economic Golden Age, with healthy growth continuing despite the global financial slowdown and a perpetual state of conflict with their Mideast neighbors, amazing technological innovation at companies big and small, and the development of a wildly disproportionate number of world-beating startup companies

Israel is punching far above its weight; Japan can't seem to get off the mat. Are there any lessons Japan can draw from Israel's successful management of its human resources to inject new life into its stagnant economy? Let's examine a few of the factors that have contributed to Israel's economic success

Entrepreneurship

Israel is a hotbed of entrepreneurial activity, especially high-tech startups in telecoms, software, semiconductors, medical devices, clean tech, and so on. This is a recent phenomenon, dating back only to the early 1990s

What accounts for Israel's success? First, government policies were successfully implemented to encourage new businesses, especially in high tech, by lowering corporate taxes, lifting onerous regulations and creating innovative public-private programs to funnel venture capital to promising startups. Second, Israelis welcome risk and are not cowed by failure

Once Israelis started to see some of their compatriots become successful in new ventures, more took the plunge. Success bred success in a now largely self-sustaining virtuous circle

Japan can learn from Israel's example and do more to grow its relatively small venture business sector. The Japanese government has already adopted measures to promote business generally by moving towards a cut in corporate taxes, eliminating or softening some meddlesome regulations and, more timidly, promoting a venture capital industry

Regrettably, more energetic measures probably cannot be expected in the short term given Japan's dysfunctional political class

There may be more hope for progress in cultivating an appetite among Japanese for high risk/high reward business ventures. Japan is already the birthplace of many world-class entrepreneurs. Soichiro Honda, in the face of strong government opposition, created one of the world's great car companies

Konosuke Matsushita built Panasonic from a small light socket and bicycle lamp manufacturer into a multinational consumer electronics giant. Akio Morita and his colleagues made Sony into the Apple of its day

Today, Hiroshi Mikitani at Rakuten and Yoshikazu Tanaka at Gree are competing with Silicon Valley's powers-to-be as they take their Internet businesses global. The success of these and other innovators is built on boldness and a willingness to learn from failure and persevere (as the Japanese saying goes, shippai wa seikō no moto — success is founded on failure)

Japan has not empowered enough risk-takers, but surely no one can look at the likes of Mr. Honda and Mr. Mikitani and deny that the entrepreneurial spirit is native to Japan. Why aren't there more entrepreneurs in Japan today ? It's a multifaceted problem, with the absence of readily available venture capital a big structural component

But there are other, more human factors. There are, for example, thousands of talented potential entrepreneurs in Japan locked away in the R&D, marketing and other departments of giant, sluggish corporations. These folks may just need a push to get their entrepreneurial juices flowing

Painful as it would be, large-scale layoffs by overstuffed Japanese corporations might be just what the doctor ordered to spur talented people to take their fate into their own hands by launching new businesses. Think of it as a corporate prison-release program

More newly minted, but un-(or under-)employed Japanese college graduates may also be coming to realize that they would be better off starting their own enterprises than seeking the false security of employment by large corporations or government. Most of these new businesses would fail, but many would succeed. A few might be game changers

Antihierarchical decision-making

Israeli organizations are fairly flat, and Israelis themselves are informal in their dealings even with their nominal superiors. Israelis don't allow seniority, in terms of rank or age, to inhibit them from advocating for their beliefs or questioning the decisions of their managers. A result is more innovation and out-of-the-box thinking

As recounted in "Start Up Nation" by Dan Senor and Saul Singer, engineers at Intel's far-flung outpost in Israel engaged in a sustained rear-guard action to persuade their bosses at company headquarters in California to fundamentally change the way Intel designed its flagship microprocessors. HQ finally relented. The Israeli-designed chips proved to be a huge boon for Intel

Japan has the trappings of a very hierarchical society. Everyone knows the rank and age of their colleagues, with due deference shown

Superficially, Japanese and Israelis seem to have little in common in their attitude toward authority. But, as with many things in Japan, appearances can be deceptive

Japan is a famously consensus-driven society. While titles are important and rank is respected, decisions cannot easily be made by executive fiat. All relevant constituencies need to buy into important decisions. This need for consensus means that being high in the pecking order often is more about status than exercisable authority

Moreover, many Japanese companies are already skilled at uncovering and implementing good operational ideas from their rank-and-file (for example, Toyota's constant, incremental improvements to its manufacturing processes based on input from the factory floor). Consensus decision-making can upend hierarchy by requiring that all levels of an organization be involved in the process

What is often missing in Japan is a sense that employees (junior, middle or even upper management) are safe to challenge a company's strategic decisions or try to move the company in a new or unconventional direction. Olympus and Daio Paper are but extreme examples of the general unwillingness to buck authority

But there are exceptions. Toyota's Prius and Sony's Playstation were both developed in the teeth of significant internal opposition. I suspect that the advocates for the Prius at Toyota and Playstation at Sony acted a lot like Israelis would have (but without the yelling)

Global thinking

Japan and Israel are both islands (Japan literally, Israel because its borders are largely closed due to conflict or cold peace with its neighbors). The effect of this geographic isolation on each country's people has been very different

Japanese often have an inward-looking, shima-guni (island country) mentality. This tendency has been further enabled by Japan's large internal market for goods and services, allowing many Japanese firms to prosper even as they restrict their gaze to the domestic market

While many large Japanese companies have obviously been very successful at exporting their products, the layer of people in Japan with meaningful foreign experience, global-mindedness and English language skills is remarkably thin

The situation is arguably getting worse, with the number of Japanese students studying abroad trending downward and, anecdotally, fewer Japanese salarymen attracted to overseas postings

By contrast, Israelis feel the urge to break out of their Mideast isolation the first chance they get. Large numbers of young Israelis travel the world after they complete military service, exposing themselves to other cultures and ways of thinking

Many work abroad to support themselves during their travels, developing business skills and making contacts that will serve them later in life. Because the Israeli market is so small and Hebrew spoken by so few, Israeli businesspeople also know they must depend on foreign markets, and speak English, to achieve business success

Japan can learn some lessons from Israel. The Japanese market is shrinking and may gradually become too small to produce the good jobs and prosperity that Japanese expect and deserve

To grow, many small- and medium-size Japanese companies that heretofore have focused solely on their backyard will have to look overseas for new markets. And they won't be able to do it speaking Japanese

Japan has successfully faced this challenge before. In the early years of the Meiji Restoration many elite Japanese were dispatched to Europe and the United States to acquire foreign business, technological and legal know-how to enable Japan to build a modern society

In the postwar period, many up-and-coming Japanese businessmen went overseas to promote Japan Inc. Japan needs to repeat this feat, but this time, as in Israel, the dissemination of foreign thinking and languages (especially English) needs to reach much more deeply into Japanese society

In a knowledge-based, global economy, it is not enough for just an elite few to be able to understand and interact with the world at large

Immigration

In stark contrast to Japan, Israel is a land of immigrants. Immigration has been a major contributor to Israel's economic success. There is an undeniable link, for instance, between the arrival of hundreds of thousands of immigrants from the former Soviet Union in the '80s and '90s, including many highly skilled engineers, and the rapid growth of Israel's high tech sector

And having citizens with know-how, networks and linguistic skills from around the world has given Israel a leg up in foreign markets. Immigrants are also often hungrier for material success than native-born citizens

Are there any lessons Japan can glean from Israel's experience with immigration? A couple spring to mind. First, Israel has an "affinity-based" immigration policy. In order for foreigners to qualify for Israeli citizenship, they must either be Jewish or have strong Jewish familial ties

Thus, while there is huge cultural, geographic, linguistic and even racial diversity amongst immigrants to Israel, they all share Jewish roots. Second, Israel's government has a robust system for assimilating immigrants into Israeli society, including intensive Hebrew language programs

Not long ago, a Japanese friend was preparing for a meeting with a high-ranking, Russian-born Israeli government official and asked me about possible topics for conversation. One that I mentioned was immigration and, specifically, how Israel has been able to sustain its national character and unity (at least when faced with adversity) in the face of massive immigration

Affinity immigration and comprehensive assimilation policies clearly have a lot to do with it. They also may present Japan with a road map to its own immigration reform

The Japanese diaspora is much smaller, in relative and absolute terms, than the Jewish Diaspora that Israel has been able to tap. It is not insignificant, however

There are approximately 2.5 million descendants of Japanese immigrants outside of Japan, predominantly in the United States and Brazil. If even a small percentage were to settle in Japan, they could make a powerful contribution by bringing fresh ideas, knowledge of foreign practices, contacts and language ability

Considering the depressed U.S. job market, many Japanese Americans might be interested in opportunities in Japan, especially if the welcome mat were laid out for them

And given Brazil's newfound status as a BRIC power, renewed efforts to attract Japanese Brazilians (this time perhaps with an emphasis on college graduates) could give Japanese companies a unique advantage in that vast, fast-growing market

Japan should consider adopting an affinity-based immigration program granting long-term visas to any ethnic Japanese living abroad who is willing to move to Japan. To give the country time to adapt, the numbers could be limited at first by requiring the applicants to have a college degree and at least one Japanese parent or grandparent

The government should also encourage them to acquire Japanese citizenship and, to make their assimilation smoother, offer financial assistance while they are enrolled in a government-run or certified intensive Japanese language and cultural training institute. Affinity immigration would not be sufficient but could be the leading edge of a broader liberalization of Japan's immigration policies

If Japan can learn from Israel's 21st century economic success story, it may be able to emulate it. Japan will have a brighter future if Japanese can find and nurture their "inner Israeli"

Glenn Newman (gnewman@newmanlaw.net) is an attorney and former long-term resident of — and frequent business traveler to — Japan. Send comments and story ideas to community@japantimes.co.jp
 
Doanh nghiệp Nhật Bản nhắm đến thị trường Việt Nam​

Khi nhắm vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ quan tâm đến GDP mà còn vào cơ cấu dân số thuận lợi cho họ

Ngày có càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản nhắm đến Việt Nam như một thị trường tiêu thụ tiềm năng thay vì chỉ xem đây là nơi sản xuất như trước đây, theo một công ty chuyên tư vấn cho nhà đầu tư Nhật Bản

Ông Tetsuya Fukumori, Phó chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty TNHH Corporate Directions tại TPHCM, cho biết hôm 10-1 trong một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TPHCM (VCCI) tổ chức, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tập trung vào việc mở rộng việc bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam

Cụ thể, nếu trước đây hợp tác của doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là sản xuất, quản trị sản xuất, thì sắp tới hình thức hợp tác có thể tập trung vào thương mại, kinh doanh bán hàng. Corporate Directions cũng dự báo đây là xu thế đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam trong ba năm tới

Qua việc tư vấn cho các công ty Nhật Bản, Corporate Directions nhận thấy, thường doanh nghiệp Nhật Bản nghĩ đến việc hợp tác, sản xuất tại Việt Nam, sau đó mới nhắm đến thị trường này, nhưng hiện nay họ có dự tính dài hơi là tập trung bán sản phẩm tại thị trường Việt Nam

Corporate Directions cho biết cũng nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ khách hàng Nhật Bản về phát triển dịch vụ, thương mại tại Việt Nam, trước hết là nhắm đến đối tượng khách tiêu dùng là doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn tại đây, tiếp đến là doanh nghiệp Việt Nam

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư qua hình thức mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tăng lên, do họ muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam qua những công ty có hệ thống phân phối tại thị trường này

Ông Fukumori cũng đưa một biểu đồ biểu diễn kết quả khảo sát của một công ty Nhật Bản đối với các công ty Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam, cho thấy trong năm 2010 có 30% các công ty được hỏi cho biết họ đang thực hiện hoạt động thương mại, bán sản phẩm tại Việt Nam, tăng so với mức trên 25% của năm 2009. Trong khi đó, chỉ có 20% doanh nghiệp được hỏi cho biết thực hiện hoạt động sản xuất tại đây, giảm so với mức trên 20% trong năm 2009

Nguyên nhân cho xu hướng này là thị trường Nhật Bản đang co lại, nên việc phát triển ra thị trường nước ngoài được xem là chìa khoá cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Nhật Bản. Trong đó, dự báo đến năm 2055 dân số nước này giảm từ mức 128 triệu người (2005) xuống còn 90 triệu người

Tỷ lệ người có tuổi trên 65 sẽ chiếm 40,5% trong năm 2055. Trong khi đó, tỷ lệ người dân dưới 65 tuổi tại Việt Nam lại tăng cao, chiếm trên 70% dân số vào năm 2055, hứa hẹn Việt Nam là một thị trường sản xuất và tiêu thụ tốt

Ông Fukumori khẳng định, khi nhắm vào thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản không chỉ quan tâm đến GDP mà còn vào cơ cấu dân số thuận lợi cho họ

Do đó, công ty chuyên tư vấn cho các nhà đầu tư Nhật Bản vào thị trường Việt Nam này cho rằng, sau 2011, dự đoán sẽ có dòng đầu như mạnh mẽ hơn từ Nhật Bản vào châu Á, khi nước này quan tâm mở rộng việc bán hàng sang các nước như Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào
 
Nhiều địa phương hướng đến nhà đầu tư Nhật​


Nhìn thấy sự quan tâm lớn của nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam gần đây, một số địa phương mong muốn phát triển cụm và KCN riêng cho các nhà đầu tư này cũng như đi xúc tiến đầu tư thị trường Nhật

Tại buổi tổng kết tình hình hoạt động các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) TPHCM năm 2011 mới đây, Ban quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza) đã đưa ra kế hoạch cho năm 2012 là sẽ nghiên cứu thành lập một khu công nghiệp chuyên ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên thu hút nhà đầu tư Nhật Bản

Với định hướng như vậy, lãnh đạo Hepza đã đưa ra giải pháp thực hiện là tìm kiếm đối tác Nhật Bản có năng lực tài chính, kinh nghiệm phát triển công nghiệp để thành lập khu công nghiệp chuyên ngành nói trên

Trong khi đó, ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, công việc chuẩn bị để thành lập một khu công nghiệp dành riêng cho doanh nghiệp Nhật Bản thì sớm hơn

Với nhiều chuyến viếng thăm và khảo sát của một số đoàn doanh nghiệp Nhật Bản trong năm 2011, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gần đây cũng lên kế hoạch phát triển một khu công nghiệp dành riêng cho nhà đầu tư này

Trong việc phối hợp phát triển chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, Chính phủ có đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ xây dựng hai khu công nghiệp chuyên sâu về phát triển công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng

Do vậy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quyết định tổ chức đoàn đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản để tìm hiểu rõ hơn về các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ của Nhật và giới thiệu cho các nhà đầu tư Nhật về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh

Làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam được nhắc tới với khá nhiều kỳ vọng sau hàng loạt những chuyến viếng thăm của các nhà đầu tư Nhật trong năm qua. Các đối tác Nhật cũng đã quyết định đầu tư vào các khu công nghiệp, như Sojitz, Daiwa House và Kobelco Eco-Solutions sẽ hợp tác với Donafoods để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Long Đức ở Đồng Nai

Hay Tập đoàn Jesco chuyên về đầu tư hạ tầng của Nhật gần đây cũng công bố góp vốn phát triển hạ tầng khu công nghiệp Long Hậu 4 tại Long An để tập trung thu hút hơn nữa các nhà đầu tư đến từ Nhật…

Cục Đầu tư nước ngoài trong các buổi tọa đàm với các doanh nghiệp tỉnh Aichi (Nhật Bản) năm ngoái cũng cho rằng, nếu các doanh nghiệp Nhật có nhu cầu, Việt Nam sẽ thành lập một số khu công nghiệp dành riêng

Theo các công ty tư vấn đầu tư, Nhật đầu tư với kỳ vọng tập trung vào các khu công nghiệp riêng, trong đó có những cụm chuyên dành cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chỉ cần diện tích ít. Và việc lên kế hoạch phát triển những cụm –khu công nghiệp riêng cho doanh nghiệp Nhật này ở Việt Nam cũng nhằm đáp ứng việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật

Tuy nhiên, theo các nhà tư vấn đầu tư, việc chạy đua ở các địa phương tập trung cho đối tượng nhà đầu tư Nhật sẽ có nguy cơ trở thành thách thức. Bởi nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương sẽ dẫn đến việc cạnh tranh cao

Một số địa phương mong muốn kéo cho được dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản sẽ làm dịch chuyển quy hoạch phát triển kinh tế theo nhu cầu của nhà đầu tư. Điều này sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương

Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư từ Nhật như đã từng xảy ra ở các địa phương những năm trước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Đó là các địa phương chạy đua trải thảm đỏ thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài lớn rồi giờ đây đang khó khăn trong việc thu hồi giấy phép đầu tư dù nhà đầu tư chậm triển khai hoặc không triển khai

Theo các đơn vị xúc tiến đầu tư, cần có quy hoạch tổng thể thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ Nhật. Đừng để mỗi địa phương đều kêu gọi đầu tư giống nhau rồi đua nhau thành lập cụm-khu công nghiệp theo yêu cầu của nhà đầu tư

Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản như kết quả điều tra đầu tư hải ngoại của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei, Việt Nam được lựa chọn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan

Trích từ Báo cáo Tổng kết thu hút đầu tư FDI năm 2011 của Cục Đầu tư nước ngoài)

Tính đến nay, Nhật Bản có khoảng 1.670 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 23,6 tỉ đô la Mỹ

Lê Hoàng
 
Top