What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Kết nạp Đảng cho tỷ phú công nghệ

LOBBY.VN

Administrator
Jack Ma được kết nạp đảng

800x-1-16-15432906385711104058951-crop-1543290646041206329989.jpg

Tỷ phú công nghệ Jack Ma, nhà đồng sáng lập công ty Alibaba, đã chính thức trở thành thành viên của đảng Cộng sản Trung Quốc

Theo một tờ báo chính thống của Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma được kết nạp đảng nhờ những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển đất nước Trung Quốc

Jack Ma sẽ là một trong 100 người được Ủy ban Trung ương Cộng sản Trung Quốc tuyên dương trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cải cách và mở cửa. Những lãnh đạo doanh nghiệp danh tiếng khác, bao gồm CEO Tencent Pony Ma, CEO Baidu Robin Li cùng ngôi sao bóng rổ Yao Ming và Huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng chuyền Lang Ping cũng nằm trong danh sách được tuyên dương

Mark Natkin, quản lý tại Marbridge Consulting có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nhấn mạnh: "Chúng tôi đang thấy mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa các công ty Internet hàng đầu với chính phủ Trung Quốc bởi chính phủ nhận thấy họ là một trong nhưng cách gây ảnh hưởng tốt nhất và hiệu quả nhất tới người dân trong việc thực hiện các chính sách"

Danh sách đầy đủ 100 người được vinh danh trong lễ kỷ niệm 40 năm Trung Quốc mở cửa nền kinh tế sẽ được công bố vào ngày 30/11 tới. Ngoài các lãnh đạo các tập đoàn lớn và ngôi sao thể thao, danh sách này còn bao gồm các nhà khoa học, phi hành gia và nghệ sĩ

Dưới sự lãnh đạo của ông Đặng Tiểu Bình, năm 1978, Trung Quốc bắc đầu cải cách kinh tế và cho phép doanh nghiệp tư nhân phát triển. Đường lối này đã dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, biến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ

Jack Ma là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 38,4 tỷ USD. Hồi tháng 9, nhà sáng lập Alibaba cho biết ông sẽ trao vai trò Chủ tịch tập đoàn cho CEO Daniel Zhang vào năm 2020. Ở thời điểm hiện tại, Alibaba không chỉ chi phối thương mại điện tử ở Trung Quốc mà còn mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác

Công ty chính thức IPO năm 2014 tại New York và đến thời điểm hiện tại, nó vẫn giữ kỷ lục là thương vụ IPO lớn nhất. Thời điểm đó, chính Jack Ma cũng khẳng định các nhà đầu tư sẽ là ưu tiên thứ 3 của công ty, chỉ sau khách hàng và nhân viên. Mặc dù giá cổ phiếu lao dốc trong năm nay nhưng Alibaba vẫn đang có giá trị vốn hóa hơn 400 tỷ USD và nằm trong nhóm 10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới

Vài năm qua, Jack Ma là người ủng hộ tích cực với các chủ trương, chính sách mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra

Linh Anh
 
Báo Trung Quốc tiết lộ Jack Ma đã vào Đảng
Jack Ma, người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử Alibaba Group Holding Ltd và là nhà tư bản nổi tiếng nhất của Trung Quốc, là một đảng viên Đảng Cộng sản, theo bài đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm qua. Bài viết đã thừa nhận một giả định công khai rằng tỷ phú này có liên quan đến chính trị

Tờ Nhân dân Nhật báo tiết lộ Jack Ma là đảng viên khi nêu danh sách 100 người mà họ nói đã giúp thúc đẩy quá trình "cải cách và mở cửa" của đất nước. Ông Jack Ma là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản 35,8 tỷ USD, theo xếp hạng của tạp chí Forbes

Ông đã đưa Alibaba trở thành một công ty khổng lồ trị giá 390 tỷ đô la, chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc, trải dài từ hậu cần đến truyền thông xã hội, và đã tạo ra một đế chế fintech riêng biệt trên nền tảng thanh toán phổ biến Alipay

Hồi tháng Chín, ông Ma tuyên bố sẽ từ chức chủ tịch Alibaba vào năm tới, tức là nhà lãnh đạo kinh doanh cao cấp nhất của Trung Quốc. Một vài năm gần đây, ông đã hoạt động như một cố vấn cho các nhà lãnh đạo chính trị ở châu Á và châu Âu và thúc đẩy tham vọng lớn ở Hoa Kỳ
lg.php


Nhưng việc ông là đảng viên có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, ít nhất là qua công cụ tìm kiếm Baidu của Trung Quốc. Khi được hỏi "Jack Ma là một đảng viên Cộng sản phải không ?" thì phần lớn kết quả trả lời là không

Alibaba từ chối bình luận về tư cách đảng viên của Jack Ma, nhưng cho biết quan hệ chính trị không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty

"Sự liên kết chính trị của bất kỳ nhà điều hành nào không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định kinh doanh của công ty", một phát ngôn viên cho biết trong các bình luận qua email cho Reuters vào hôm thứ Ba. "Chúng tôi tuân thủ tất cả các luật và quy định tại các quốc gia nơi chúng tôi hoạt động khi chúng tôi hoàn thành sứ mệnh làm cho mọi người dễ dàng kinh doanh ở bất cứ đâu trong kỷ nguyên kỹ thuật số"

Danh sách của Nhân dân nhật báo cũng bao gồm cả người đứng đầu Baidu, Robin Li và giám đốc công ty Tencent Holding Ltd, Pony Ma, mặc dù không nêu tên họ là đảng viên. Baidu, Alibaba và Tencent cùng nhau tạo nên bộ ba "BAT" của các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc. Bài báo không nói Jack Ma trở thành một đảng viên khi nào

Tuấn Phan
 
Vì sao Trung Quốc xác nhận Jack Ma là đảng viên ?
Trung Quốc đang thể hiện rằng đảng Cộng sản đóng vai trò ngày càng lớn không chỉ trong chính trị mà còn cả kinh tế và cuộc sống hàng ngày

000-1B49IO-3117-1543468317.jpg

Tỷ phú Jack Ma tại một hội thảo ở Nam Phi hồi tháng 10

People Daily hôm 26/11 đưa tin đảng viên Jack Ma có tên trong danh sách 100 người được ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vinh danh vào dịp kỷ niệm 40 năm cải cách kinh tế và mở cửa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xác nhận tư cách đảng viên của tỷ phú. Bạn học cũ giấu tên của Jack Ma nói rằng ông vào đảng khi còn là sinh viên vào những năm 1980 vì có thành tích tốt

Jack Ma là người đứng đầu tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, đồng thời là người giàu nhất Trung Quốc với giá trị tài sản 35,8 tỷ USD. NYTimes cho rằng hé lộ này cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc muốn nâng cao thanh thế bằng cách liên kết họ với những tấm gương thành công. Ông Ma là ngôi sao công nghệ toàn cầu nên việc ông là đảng viên có thể thúc đẩy người khác theo chân ông

"Jack Ma là một đảng viên", Kellee Tsai, tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nói. "Việc đó chẳng phải cũng khiến bạn muốn gia nhập đảng sao ?"

Một số người giàu nhất Trung Quốc cũng là đảng viên, bao gồm Vương Kiện Lâm, chủ tập đoàn bất động sản và giải trí Dalian Wanda và Hứa Gia Án với tập đoàn bất động sản Evergrande

Động thái của Trung Quốc diễn ra khi nước này đang nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân ủng hộ, tuân thủ hơn nữa những giá trị của đảng, đặc biệt là trong công nghệ, lĩnh vực phát triển nhanh chóng với sự thành công của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Trung Quốc ra quy định bất kỳ cơ quan nào có nhiều hơn ba đảng viên đều phải thành lập đảng bộ cơ sở . Khoảng 3/4 doanh nghiệp tư nhân đã làm vậy vào năm 2017

Công bố này phản ánh lập trường rằng dưới thời Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn không chỉ trong chính trị mà còn cả kinh tế và cuộc sống hàng ngày, Guo Yuhua, giáo sư xã hội học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định

Nhiều doanh nhân Trung Quốc thành công đã cố gắng thể hiện lòng trung thành với đảng. Jack Ma năm 2015 thăm Diên An, thành phố được coi là cái nôi của Cách mạng Cộng sản Trung Quốc và cũng là nơi ông Tập từng sống thời niên thiếu. Pony Ma, giám đốc điều hành của tập đoàn dịch vụ Internet Tencent Holdings không phải là đảng viên nhưng ông cũng đến Diên An vào năm nay và còn mặc cả đồng phục Hồng quân

Trong những tuần gần đây, nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại vì cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày căng thẳng. Mỹ tung các đòn áp thuế với hàng hóa Trung Quốc để gây sức ép khiến nước này thay đổi những biện pháp mà Mỹ cho là không công bằng với công ty nước ngoài như trợ giá cho doanh nghiệp nhà nước hay ép buộc chuyển giao công nghệ

Jack Ma đã nhiều lần bảo vệ chính sách của ông Tập đối với các công ty nước ngoài. Năm ngoái, tại một hội thảo về Internet, ông nói về các công ty như Facebook rằng: "Nếu họ vào đây thì họ phải nói OK, tôi tuân theo luật lệ và quy định của Trung Quốc". Công ty của ông, Alibaba, cũng đồng ý tiết lộ thông tin về khách hàng nếu giới chức Trung Quốc yêu cầu

Vì các thành viên đảng Cộng sản Trung Quốc được yêu cầu đặt lợi ích của đảng lên cao hơn tất cả, các nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc xác nhận Jack Ma là đảng viên có thể làm gia tăng nghi ngờ về các công ty của nước này ở Washington

Tuy nhiên Alibaba cho biết mối liên hệ với chính trị không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. "Sự liên kết chính trị của bất cứ lãnh đạo nào cũng không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định kinh doanh của công ty", một phát ngôn viên của Alibaba cho biết

Doanh nghiệp Trung Quốc vốn bị nhiều chính phủ nước ngoài theo dõi chặt chẽ vì lo ngại họ quá gần gũi Bắc Kinh, đặc biệt khi các sản phẩm của họ được sử dụng trong các lĩnh vực nhạy cảm như an ninh quốc gia

"Động thái này có thể gây ra tác dụng phụ là ảnh hưởng đến nỗ lực của Trung Quốc trong việc mở rộng ra nước ngoài thông qua khu vực tư nhân", Duncan Clark, tác giả một cuốn sách về Alibaba, nhận định

Phương Vũ
 
Jack Ma rời ghế chủ tịch học viện do chính mình sáng lập
Theo Financial Times, Jack Ma sẽ từ chức chủ tịch tại học viện Hupan. Đây là học viện kinh doanh do ông đồng sáng lập cách đây 6 năm

Theo Financial Times, động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà chức trách Trung Quốc đang hạn chế tầm ảnh hưởng của nhà đồng sáng lập tập đoàn Alibaba

Đại học Hupan là một chương trình đào tạo cho các giám đốc điều hành và doanh nhân ở Hàng Châu, quê hương của Jack Ma

Gần đây, trường này đã đổi tên thành Trung tâm Đổi mới Hupan. Họ bỏ từ "đại học" với lý do đây không phải là một cơ sở giáo dục cấp bằng. Theo Financial Times, trường cũng sẽ cơ cấu lại chương trình giảng dạy vì các nhà chức trách lo ngại rằng Jack Ma đang xây dựng một mạng lưới người tài, trái ngược với các mục tiêu quốc gia

Rời khỏi vị trí chủ tịch, Jack Ma có ý định tiếp tục gắn bó với cơ sở đào tạo này. Nguồn tin của Financial Times còn cho biết Jack Ma vẫn muốn tiếp tục dạy học tại đây. Tuy vậy, ông sẽ không giữ bất kỳ chức danh chính thức cấp cao nào. Trước đó, trường Hupan đã ngừng nhận học sinh mới ở niên khóa gần nhất

Theo góc nhìn của một số lãnh đạo Trung Quốc, học viện của Jack Ma giống như phiên bản hiện đại của Thư viện Đông Lâm, một cơ sở nghiên cứu vào thế kỷ 17 đã góp phần khiến triều Minh suy yếu. "Chúng tôi muốn Hupan có thể tồn tại 300 năm", Jack Ma tuyên bố vào năm 2015 khi đón những học viên đầu tiên
 
Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc chăm làm từ thiện


Ông Pony Ma, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tencent tặng lì xì cho nhân viên

Trong ví dụ mới nhất, ông Lei Jun, CEO Xiaomi đã trao 2,2 tỷ USD cổ phiếu của nhà sản xuất smartphone này cho hai tổ chức từ thiện, theo văn bản gửi lên Sở giao dịch Chứng khoán Hong Kong

Vào tháng 6/2021, CEO Wang Xing của gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan và nhà sáng lập Zhang Yiming của ByteDance cũng đã tặng một phần gia sản cho mục đích thiện nguyện

Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc đẩy mạnh làm từ thiện sau khi Bắc Kinh siết chặt quản lý, bắt đầu với việc cuộc IPO "bom tấn" của Ant Group đột ngột bị dừng vào tháng 11 năm ngoái

Yêu cầu dừng IPO được chính phủ đưa ra sau khi tỷ phú Jack Ma lớn tiếng chỉ trích cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc tại một sự kiện đông người tham dự. Trong nhiều tháng qua, Jack Ma ít khi xuất hiện trước công chúng

Giới tỷ phú Trung Quốc đang bước vào thời kỳ khó khăn hơn trước rất nhiều khi mà chính phủ tăng cường giám sát hàng loạt lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính đến an ninh dữ liệu và niêm yết ở nước ngoài

Đồng thời, công chúng Trung Quốc ngày càng lo ngại về bất bình đẳng. Trong bài phát biểu hồi tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố sự phát triển của Trung Quốc là "không cân bằng" và mục tiêu tối thượng phải là "thịnh vượng chung"

Ông Brock Silvers, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân Kaiyuan Capital nhận xét: "Khó có thể cho rằng việc các tỷ phú công nghệ Trung Quốc bắt đầu thấy thôi thúc muốn làm từ thiện là điều ngẫu nhiên"

"Các cử chỉ nghĩa hiệp của họ có thể bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc hay lời dạy của Phật giáo, nhưng có vẻ như chúng có mối tương quan mạnh mẽ với động thái thắt chặt quản lý gần đây của Bắc Kinh"

Hồi tháng 6, CEO Wang Xing của Meituan quyên góp 2,3 tỷ USD cổ phiếu cho quỹ từ thiện của chính ông. Sự kiện này diễn ra sau khi cơ quan chống độc quyền của Trung Quốc mở cuộc điều tra vào hãng giao đồ ăn này, và vị CEO đăng bài thơ cổ bị cho là có ý ngầm chỉ trích Bắc Kinh


Cũng trong tháng đó, nhà sáng lập Byte Dance là ông Zhang Yiming đóng góp 77 triệu USD cho một quỹ giáo dục tại quê nhà. Ông Zhang là tỷ phú giàu thứ 4 tại Trung Quốc với khối tài sản 44,5 tỷ USD

Hai tháng trước đó, ông Pony Ma, nhà sáng lập Tencent cam kết dành 7,7 tỷ USD từ tiền của công ty để giải quyết các vấn đề xã hội và đưa vùng nông thôn của Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo. Với tài sản ròng 56,7 tỷ USD, ông Pony Ma là người giàu thứ hai Trung Quốc, Bloomberg cho biết

Tháng Tỷ phú, tập đoàn Số tiền quyên góp


Lei Jun, Xiaomi 2,2 tỷ USD cổ phiếu

Zhang Yiming, ByteDance 77,3 triệu USD từ tài sản cá nhân

Wang Xing, Meituan 2,3 tỷ USD cổ phiếu

Pony Ma, Tencent 7,7 tỷ USD tiền trích lập của công ty

Colin Huang, Pinduoduo 100 triệu USD cam kết cho Đại học Chiết Giang

(Vào tháng 7/2020, ông Huang và nhóm nhà sáng lập Pinduoduo cũng đã quyên góp số cổ phiếu trị giá 2,4 tỷ USD cho một quỹ từ thiện)
 
Top