What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Khai thác vũ khí nông nghiệp nhiệt đới

LOBBY.VN

Administrator
Khai thác vũ khí nông nghiệp nhiệt đới​

nongnghiep1.jpg

- Sản xuất lúa gạo năm nay dự kiến đạt sản lượng 39,75 triệu tấn trên 7.548 nghìn ha diện tích gieo trồng và khối lượng gạo xuất khẩu năm 2011 cả nước ước đạt mức 5,5-6,1 triệu tấn

Nhận định trên được đưa ra trong dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm chủ yếu ngành nông nghiệp trong năm 2011

Đối với mặt hàng thủy sản, bất chấp các vụ kiện bán phá giá, các rào cản phi thuế áp đặt với Việt Nam trong thời gian gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn nhìn nhận đây là nhóm hàng còn khả năng tăng trưởng tiếp trong năm nay

Cơ quan này dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt gần 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất cà phê Việt Nam dự báo sẽ phục hồi với diện tích niên vụ 2010/2011 đạt 548,2 nghìn ha, tăng 1,8% so với niên vụ trước. Sản lượng cà phê ước đạt 1.105,7 nghìn tấn, tăng 4,6%. Bộ dự báo khối lượng xuất khẩu cà phê của năm 2011 của Việt Nam ước đạt hơn 1,28 triệu tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 1.173 nghìn tấn với kim ngạch 1,763 tỷ USD)

Việc giá cao su tăng gần gấp đôi trong năm 2010 đã thắp lên động lực cho việc mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp này. Năm 2011 sản lượng cao su của Việt Nam có thể tăng khoảng 4%, đạt 780 nghìn tấn do diện tích được mở rộng thêm 5 nghìn ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, khối lượng xuất khẩu cao su năm 2011 của Việt Nam có thể đạt hơn 760 nghìn tấn với giá trị đạt gần 3 tỷ USD (năm 2010 ước đạt 783 nghìn tấn và gần 2,38 tỷ USD)

Mặt hàng hồ tiêu được nhận định sẽ tiếp tục có một năm kinh doanh thuận lợi, do nhu cầu tiêu thụ thế giới tăng cao nhưng khả năng cung ứng hạn hẹp. Tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2011 dự báo đạt khoảng 310 nghìn tấn, giảm 6,5 nghìn tấn (tương đương 2%) so với năm 2010.Việt Nam có tỷ trọng 44,2% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong các nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới. Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, năm 2011 sản lượng nông sản này có khả năng đạt và vượt năm 2010. Năng suất tiêu năm nay có thể đạt khoảng 22,5 tạ/ha, tổng sản lượng tiêu của cả nước dự báo đạt khoảng 100 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2010

Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN cho rằng, mặc dù đóng góp của nông nghiệp trong GDP của đất nước chỉ dao động ở mức 20% và đóng góp cho xuất khẩu khoảng 23%, nhưng hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp thể hiện bằng chỉ số hiệu quả đồng vốn cao hơn hẳn so với các ngành khác và xuất khẩu nông sản là một trong rất ít ngành kinh tế xuất siêu trong thương mại

Chúng ta rất tự hào về các mặt hàng nông sản xuất khẩu: hạt tiêu, hạt điều đứng thứ nhất, gạo, cà phê đứng thứ 2, cao xu đứng thứ 3 trên thế giới. Rõ ràng sản phẩm nông nghiệp Việt nam do nông dân Việt nam làm ra đã góp phần nâng cao vị thế quốc gia nước ta trên trường quốc tế về mặt kinh tế

Chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm 2011 xác định: “cần khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại cây, con. Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển gia trại, trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng…”

Trước hết phải tập trung cho công tác quy hoạch nông thôn, quy hoạch các vùng sản xuất. Có quy hoạch phù hợp mới có cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện đại theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới và tạo thuận lợi cho phân công lao động theo cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; khắc phục sự manh mún trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh có khối lượng, chất lượng sản phẩm cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng hàng đầu để giải phóng triệt để sức lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân, để xóa đói, giảm nghèo và làm giầu, tiến tới phân công lao động "ai giỏi nghề gì, việc gì thì làm nghề đó, việc đó" đối với nông dân ngay tại bản, làng, thôn, xóm nơi sinh sống

Để phát huy được vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, trong xây dựng nông thôn mới cần chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nông dân. Nhiệm vụ, giải pháp này cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành các hợp tác xã kiểu mới, thúc đẩy hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đầu tư vốn, lao động, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế gia trại, trang trại chuyên canh, đa canh, trang trại tổng hợp… Sản xuất có kiến thức, có khoa học kỹ thuật, có hạch toán kinh tế, gắn sản xuất với thị trường, hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu

Cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho người nông dân về: kinh tế, về khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội, pháp luật, thị trường và hội nhập. Trong đó, trọng tâm là chuyển giao khoa học - kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; trước mắt cần làm thí điểm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tại các vùng chuyên canh lớn, có thế mạnh như: nuôi trồng thuỷ, hải sản, trồng cây công nghiệp, rau hoa, cây ăn quả lưu niên, chăn nuôi bò sữa và gia súc gia cầm tại địa bàn nông thôn ven đô thị, ví dụ như cạnh các khu công nghiệp lớn ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Lạt - Lâm Đồng, Đồng Nai, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bình Dương... từng bước nhân rộng ra vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và Tây Nguyên

Tập trung nâng cao chất lượng dạy nghề cho nông dân, khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin, tạo ra bước chuyển cơ bản về nhận thức để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân; phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế và nhu cầu sử dụng của xã hội. Sau khi học nghề nông dân chủ động chuyển nghề, tạo được việc làm, lao động có năng suất, có thu nhập cao và cải thiện chất lượng cuộc sống
 
Top