What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lời tự thú của một nhà báo Mỹ

LOBBY.VN

Administrator
Lời tự thú của một nhà báo Mỹ​

bialoituthucua1nhabaomy.jpg

Cuốn sách này trước tiên là “lời tự thú” về cuộc đời cầm bút đầy phóng khoáng và thú vị, với vô số những câu chuyện hấp dẫn bên lề các bài báo của Tom Plate: những “mánh khóe” thông minh để tiếp cận được với các nguyên thủ quốc gia, cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn để có những bài báo độc quyền gây sốc, những câu chuyện đậm dấu ấn cá nhân khiến độc giả phải bật cười thú vị… Đồng thời, đây cũng là “những gì người ta không dạy bạn ở trường báo chí”


Cuốn sách này của Tom Plate trở thành một hiện tượng của năm 2008, và được rất nhiều người châu Á quan tâm. Đó là bởi vì những bài báo của Tom viết đã xuất hiện trên hầu hết những tờ báo nổi tiếng, từ tờ The South China Morning Post (Hong Kong), cho đến The Straits Times (Singapore), The Honolulu Advertiser, The Japan Times in Tokyo (Nhật Bản), The Korea Times (phát hành ở cả Mỹ và Hàn Quốc). Chuyên đề “sở trường” của Tom hàng mấy thập kỷ qua đã góp phần vinh danh tên tuổi ông là mối quan hệ của Mỹ với các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương, những bài xã luận về các mối quan hệ ngoại giao của Mỹ với châu Á và đặc biệt Tom là nhà báo đã có được nhiều cuộc phỏng vấn độc quyền với những tên tuổi chính trị lừng danh thế giới như Bill Clinton, Ronald Reagan, Tony Blair, Lý Quang Diệu, Đổng Kiến Hoa, Koizumi Junichiro và còn nhiều người khác nữa. Tom cũng có một cuộc phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam và bài báo “ Sức mạnh của phụ nữ Việt Nam” đã được đăng trên Japan Times Online ngày 4/4/2008. Bài viết có đoạn “Với Việt Nam, Mỹ tự coi họ là một cường quốc, và cư xử giống như một cường quốc. Và vì là một cường quốc như vậy, họ không thể chấp nhận rằng, người Việt Nam lại đấu tranh chống lại họ. Chỉ khi bị thất bại nặng nề, Mỹ mới chịu rút khỏi Việt Nam’’

Thông qua một chặng đường dài hoạt động trong ngành báo chí Mỹ, Tom Plate đã đúc kết được những cái nhìn thật sâu sắc về nghề báo. Ông chỉ ra những tiêu chuẩn mà một nhà báo cần phải có. Đó là tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn, việc tái đào tạo, những bằng cấp tối thiểu mà các ký giả cần có để đối phó với áp lực thời gian của nghề báo cũng như đối mặt với một thế giới mà sự phức tạp ngày một gia tăng – đây là vấn đề về tính chuyên nghiệp mà theo Tom chính ngành báo Mỹ lại chưa thực sự chú trọng. Chọn nghề báo là chọn một nghề mang tính tiên phong trong công cuộc tranh đấu vì một xã hội ngày một tốt đẹp hơn, nên người cầm bút cần trung thực và có trách nhiệm cao với những gì mình viết ra. Tuy nhiên, không phải vì thế mà báo chí được phép tẻ nhạt. Châm ngôn của Tom là: một tờ báo tốt không những không được tẻ nhạt mà còn không được làm những điều tồi tệ để tiến lên. Người làm báo giỏi là người biết cách để thực tại trở nên hấp dẫn, thú vị và có sức lôi cuốn


Hơn ai hết, ông là người rất đề cao đạo đức truyền thông. Ông nhận ra rằng tại Mỹ, vấn đề đạo đức của ngành truyền thông chưa được xét đến một cách thấu đáo. Ông quan niệm rằng, nhà báo cần xác lập một chuẩn mực đạo đức mới có thể cầm bút để phê phán các hiện tượng trong xã hội. Là người rất thành công trong nghề báo song chính Tom lại nhìn ra rất nhiều khuyết điểm của nền báo chí Mỹ vốn được coi là dân chủ và công bằng. Trong cuốn sách này ông cũng chỉ ra “Mười tội lỗi chết người của báo chí ngày nay”.


Được viết với giọng văn hài hước, hóm hỉnh và tự trào, những trang viết của Tom Plate có một sức cuốn hút kỳ lạ với độc giả. Tác phẩm này không chỉ dành cho những sinh viên, những người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí, mà còn cuốn hút cả những người yêu thích ngành truyền thông.

Giới thiệu về tác giả

Giáo sư Tom Plate, phóng viên chuyên đề, tường thuật viên đài BBC, người sáng lập Mạng lưới Truyền thông Châu Á Thái Bình Dương. Tom có bằng thạc sĩ về cộng đồng và quan hệ quốc tế và là tác giả của năm cuốn sách. Trong suốt thời gian từ 1989 đến năm 1995, ông là biên tập viên trang xã luận cho những tờ báo hàng đầu của Mỹ như Time, Newsday, tạp chí New York, Family Weekly và Los Angeles Times. Lĩnh vực “sở trường” của ông là các bài viết với góc nhìn sắc sảo về tình hình châu Á. Các bài báo của ông có mặt ở hầu hết những tờ báo nổi tiếng ở châu Á như The South China, Morning Post (Hong Kong), The Straits Times (Singapore), The Honolulu Advertiser, The Japan Timesin Tokyo (Nhật Bản), The Korea Times (Hàn Quốc)…

Từ năm 1996 đến nay, Tom là giáo sư giảng dạy môn truyền thông và chính trị của châu Á và môn Đạo đức truyền thông tại Đại học California ở Los Angeles. Ông còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng lớn trong ngành báo và nằm trong danh sách Who’s Who in America. Những năm gần đây, ông là thành viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới hằng năm tại Davos, Thụy Sĩ. Hiện ông sống cùng vợ là Andrea tại Beverly Hill
 
Top