What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hệ thống thu phí giao thông

LOBBY.VN

Administrator
Hệ thống thu phí đường bộ ở Singapore

Singapore là một trong những nước sở hữu hệ thống giao thông hiệu quả bậc nhất thế giới. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng loại hình thu phí đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông

Năm 1975, Singapore bắt đầu áp dụng thu phí đối với phương tiện khi tham gia giao thông vào các khu vực trung tâm thương mại. Tại thời điểm đó, cơ sở vật chất của nước này chưa hề hiện đại. Để thực hiện việc thu phí, Chính phủ cho dựng các trạm đơn giản, không hề sử dụng các thiết bị công nghệ cao. Khi các phương tiện này vào trung tâm thương mại, họ phải mua vé giấy và dán lên kính. Một năm sau, lượng ôtô vào trung tâm giảm 40%

Tuy nhiên, biện pháp thủ công này đòi hỏi lượng nhân viên rất lớn nên khó kiểm soát và đẩy cao chi phí hoạt động, đồng thời gây bất tiện cho người lái xe

Kể từ tháng 9/1998 đến nay, Singapore đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử, gọi tắt là ERP (Electronic Road Pricing), thay thế hoàn toàn phương pháp thủ công trước đây. Với lợi thế về diện tích chiếm dụng ít hơn, cắt giảm toàn bộ nhân viên bán vé như trước, đồng thời chi phí duy trì thấp hơn, mô hình ERP nhanh chóng được nhân rộng và áp dụng trên nhiều tuyến đường dẫn vào trung tâm, các xa lộ và trục giao thông chính nhằm hạn chế xe lưu thông trong giờ cao điểm. Năm 2003, thành phố London của Anh cũng áp dụng ERP tương tự

erp480.jpg

Hệ thống thu phí giao thông đường bộ ERP tại Singapore


Hệ thống ERP hoạt động dựa trên 3 bộ phận chính là các cổng ERP đặt trên các tuyến đường, thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền trả trước, cuối cùng là hệ thống máy tính trung tâm. Các cổng ERP này được hỗ trợ bởi hệ thống camera có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của các phương tiện qua cổng, đồng thời ghi lại biển số xe và kiểm tra các xe gắn thiết bị thu phí hay không. Thiết bị này được gắn trên xe và đặt ở phía trước, có khe để lái xe lắp thẻ trả trước CashCard hoặc EZ-Link vào. Đây là hai loại thẻ trả phí giao thông tự động

Những xe không lắp thiết bị hoặc không nạp đủ tiền vào thẻ sẽ bị ghi hình và xem như một hình thức vi phạm luật giao thông. Trong vòng 2 tuần kể từ khi vi phạm, trung tâm kiểm soát sẽ gửi thông báo cho lái xe (dựa trên thông tin đăng ký của phương tiện) yêu cầu nộp phạt. Toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu cho các thiết bị thu phí trị giá khoảng 100 triệu SGD (đôla Singapore) do Nhà nước chi trả, với giá mỗi thiết bị khoảng 150 SGD

Bắt đầu từ ngày 1/9/2003, Singapore áp dụng hình thức tương tự với các xe nước ngoài lưu thông tạm thời bằng việc cho mượn thiết bị để nạp tiền hoặc cho thuê trọn gói với giá 5 SGD một ngày, không hạn chế lưu lượng trong ngày. Phí này được trả cùng lệ phí lái xe vào Singapore và phí cầu đường tính qua thẻ Autopass Card

Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống này và hệ thống giao thông, hoạt động 24/7 với ít nhất 7 người một ca. Trung tâm này cũng là nơi gửi vé phạt tới các chủ phương tiện không chấp hành luật lệ. Ví dụ, nếu chủ xe không nạp thẻ và đi qua ERP, trong vòng 2 tuần ITSC sẽ gửi vé phạt trị giá 10 SGD cho người này. Nếu chậm trễ, vé phạt sẽ tăng lên 70 SGD. Trong trường hợp quá 30 ngày, chủ phương tiện phải đóng 1000 SGD hoặc chịu một tháng tù

Mức thu phí hiện nay dao động trong khoảng 50 cent đến 3,5 SGD mỗi phương tiện tính trên một lượt đi qua các cổng ERP. Mức phí sẽ thay đổi 30 phút một lần theo mật độ lưu thông trên đường và mỗi 3 tháng, Cơ quan quản lý giao thông đường bộ Singapore sẽ kiểm tra lại mức giá thu một lần để điều chính cho hợp lý

erp_iu_480.jpg

Một thiết bị IU gắn trong ôtô có hiển thị số dư trên thẻ

Theo chị Liên, du học sinh Việt Nam tại Singapore đã 4 năm thì: "Ở Singapore, phương tiện đi lại phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm, lượng ôtô cá nhân cũng khá lớn, trong khi đó số xe máy chiếm tỷ lệ rất ít. Giá vé xe bus và tàu điện ngầm, đặc biệt là vé tháng rất rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tình trạng nhốn nháo và trộm cắp vặt trên các phương tiện công cộng không xuất hiện cũng là một nguyên nhân để người dân tin tưởng lựa chọn loại hình giao thông này"

Sau khi khảo sát, người ta nhận thấy việc áp dụng ERP đạt hiệu quả tốt, giúp giảm khoảng 25.000 lượt phương tiện trong giờ cao điểm, tốc độ tham gia giao thông tăng khoảng 20%, đồng nghĩa với đường phố thông thoáng hơn giúp các phương tiện đi lại thoải mái hơn. Tính trong khu vực đặt ERP, lượng phương tiện giảm 13%, từ 270.000 xuống 235.000. Tuy nhiên, việc lắp đặt ERP tại các xa lộ lớn cũng không hẳn ưu việt. Nhiều trường hợp chủ phương tiện "lách luật" khi đưa xe vào các đường nhỏ hơn nhằm tránh đi qua cổng ERP. Việc làm này lại gây ra cảnh ách tắc giao thông tại các tuyến đường nhỏ

Bên cạnh việc áp thuế đối với các phương tiện tham gia giao thông, Chính quyền Singapore cũng sử dụng biện pháp kiểm soát số lượng xe. Thời kỳ trước năm 1990, Singapore thực hiện việc này thông qua các chính sách thuế tuy nhiên đã không đem lại kết quả như mong đợi. Giai đoạn này lượng xe tăng thêm trung bình mỗi năm từ 6,8 đến 12%. Từ tháng 5/1990, Singapore thực hiện chính sách cấp quota cho ôtô. Theo đó, mỗi người dân muốn mua xe phải có giấy chứng nhận quyền mua xe và loại giấy này được tính dựa trên lượng xe tăng trưởng và số giấy thu hồi. Giấy chứng nhận quyền mua xe được đem bán đấu giá 2 tháng một lần

Việc áp dụng ERP của Singapore cho thấy việc tuyên truyền và quảng cáo những lợi ích tổng thể cho giao thông đô thị từ ERP đến với người dân là hết sức quan trọng, đặc biệt là các đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ mô hình này. Đi cùng với việc hạn chế phương tiện và thu phí giao thông không thể thiếu việc củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng nhằm đáp ứng đủ lượng phương tiện thay thế

Singapore cũng nhận ra rằng không thể áp dụng mức phí một cách cứng nhắc nên đã có sự điều chỉnh linh hoạt trong suốt quá trình hoạt động của ERP

Sự thành công của mô hình thu phí đường bộ ERP tại Singapore đã được nhiều thành phố tại các quốc gia khác áp dụng như London (Anh), Toronto, Ontario (Canada), Stockholm (Thụy Điển), Dubai (Các tiểu vương quốc Ảrập Thống Nhất), Milan (Italy),… Indonesia cũng quyết định sử dụng ERP tại thủ đô Jakarta và 4 thành phố lớn khác là Medan, Surabaya, Bandung, Makassar trong nỗ lực giảm tắc nghẽn giao thông

Mới đây nhất, Singapore đã đưa vào thử nghiệm hệ thống thu phí giao thông tự động mới thay thế cho hệ thống ERP đã có tuổi đời lên tới 13 năm

Hệ thống này hoạt động dựa trên hệ thống định vị toàn cầu để xác định vị trí của một chiếc xe bất kỳ và thu phí theo điều kiện giao thông, quãng đường xe đi mà không cần các trạm ERP

Singapore hy vọng hệ thống mới này sẽ tiết kiệm chi phí hơn cả ERP, tuy nhiên người dân cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến sự riêng tư của tài xế

Anh Quân
 
Last edited:
Bà Lê Duy Loan đến thăm và làm việc tại công ty Bình Anh

Ngày 9/11/2010, bà Lê Duy Loan, chuyên gia cao cấp của công ty Texas Instrument (TI) và cộng sự đã có chuyến thăm và làm việc với công ty điện tử Bình Anh (BA). Hai bên trao đổi thông tin và thảo luận một số hướng hợp tác

LobbyTI.jpg

Bình Anh là một công ty có đội ngũ R&D trẻ và có nhiều bước tiến thành công trong Khoa Học Công Nghệ, điều này đã khiến bà muốn đến tìm hiểu và với tư cách như một người chị có kinh nghiệm sâu sắc về lĩnh vực công nghệ bán dẫn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các công ty Việt Nam trong ngành này phát triển. Những đề xuất, ý kiến của BinhAnh sẽ được bà Loan dành thời gian trực tiếp xem xét hỗ trợ và hợp tác

Phía công ty TI có đại diện của TI Vietnam, TI Asean, tiến sĩ Kun-Shan Linh – phó chủ tịch Texas Instruments Incorporated và bà Loan – cán bộ cao cấp của TI. Phía công ty BinhAnh có Mr Thanh Anh – giám đốc công ty và các trưởng bộ phận, các thành viên chủ chốt. Sau khi tham quan cơ sở vật chất, các bộ phận phần mềm, R&D, phòng sản xuất, kiểm định sản phẩm …, hai bên tiến hành thảo luận trong không khí cởi mở

Bà Lê Duy Loan và cộng sự giới thiệu các sản phẩm, công nghệ của TI và chính sách hỗ trợ các công ty khách hàng sử dụng sản phẩm của họ. Bà hi vọng BinhAnh sẽ sử dụng chip của TI trong sản phẩm của mình. Nếu như phía BinhAnh đang sử dụng/sẽ cần những dòng chip mà TI chưa có sản phẩm tương đương, bà Loan và cộng sự cũng sẽ ghi nhận nhu cầu này để xem xét hỗ trợ

Công ty BinhAnh đánh giá cao các sản phẩm của TI, nhất là những sự hỗ trợ cần thiết về công nghệ của TI cũng như sự "ưu ái" của bà Loan cho công ty. Công ty BinhAnh ấn tượng với những dòng chip Multicore (Arm + DSP). BinhAnh nhận định là những chip đủ mạnh và giá thành hợp lý để BinhAnh có thể xây dựng sản phẩm hộp đen trang bị những tính năng cao cấp như xem video, voice conference với lái xe từ xa và nhiều tính năng đòi hỏi tính toán phức tạp khác. Ngoài ra các dòng chip tích hợp sẵn nhiều thiết bị ngoại vi, cảm biến cũng là nền tảng tốt để BinhAnh có thể đưa ra thị trường các sản phẩm nhỏ gọn hơn, chi phí thấp hơn

Công ty Bình Anh cũng đưa ra ý kiến là TI nên xây dựng cộng đồng phần mềm mã nguồn mở chuyên viết các application, firmware, driver … cho chip của TI. Nếu cộng đồng này cung cấp nhiều “tài nguyên” sẵn có để các công ty có thể lấy về sử dụng ngay, hay cải tiến một phần rồi tích hợp vào sản phẩm của họ thì các công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí để đưa sản phẩm ra thị trường. Mr Thái Hoa – trưởng phòng R&D của BinhAnh nhận định “Yếu tố then chốt để một công ty xem xét nên dùng nền tảng chip của hãng nào là xem nền tảng chip đó có cộng đồng mã nguồn mở đông đảo không? Có nhiều application/middleware/driver sẵn có trên internet không?”

Bà Loan và cộng sự tán thành ý kiến này

Mr Thành Trung – trưởng phòng QA của BinhAnh đề nghị bà Loan cho ý kiến nhận định về xu hướng công nghệ ICT cho y tế trên toàn cầu nói chung? Và các chính sách phát triển các dòng chip cho thiết bị y tế của TI? Bà Loan đánh giá hiện tại đây là một hướng đi rất nóng, với sự tham gia mạnh mẽ của các đại gia phần mềm, internet như Microsoft Healthvault, Google Health. TI cũng không nằm ngoài xu thế đó với hàng loạt các sản phẩm như: chip Multicore DSP dành cho y tế, chip Ultra Low power DSP dành cho các thiết bị y tế cầm tay

TI.jpg

Bên cạnh các thảo luận về kỹ thuật, Mr Thanh Anh – giám đốc công ty BinhAnh cũng “nhờ chị Loan” và TI tư vấn giúp BinhAnh về quy trình quản trị để BinhAnh có thể tiếp xúc, hấp thụ nhưng phương pháp quản trị một công ty công nghệ hàng đầu như TI. Xây dựng một sản phẩm công nghệ đã khó, nhưng xây dựng một quy trình quản trị giúp tổ chức có khả năng liên tục sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ như TI càng khó hơn. Binh Anh mong muốn mong muốn được tiếp xúc, học tập kinh nghiệm quản trị của TI nói chung và của bà Loan nói riêng

Mr Trần Đại Thắng, phụ trách kinh doanh của Binh Anh thảo luận với bà Loan xúc tiến xây dựng cầu nối kỹ thuật công nghệ giữa những công ty công nghệ ở trong nước và cộng đồng các chuyên gia kỹ thuật, công nghệ Việt kiều ở nước ngoài. Mr Thắng nhận định cầu nối của người Việt, sẽ giúp các công ty trong nước tiếp cận nhanh các công nghệ mới, còn cộng đồng công nghệ Việt kiều sẽ kết nối được với nguồn lực (còn chưa khai thác được) ở “đất mẹ”. Đây cũng là điều bà Loan rất tâm đắc, như lời cha bà dặn dò khi sang Mỹ năm 12 tuổi "Đi đi con và phải quyết chí học - Để mai này còn bao bọc quê hương". Định hướng là như vậy, nhưng hợp tác thực sự giữa cộng đồng kỹ thuật công nghệ ở trong và ngoài nước cũng không đơn giản, đòi hỏi phải trao đổi thông tin nhiều hơn nữa. Trong ngắn hạn một quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ của Việt kiều là một hướng hợp tác thú vị. Đưa ra cách thức này, thiết nghĩ không phải VN thiếu tiền đầu tư cho công nghệ, mà thiếu cách quản trị đầu tư cho công nghệ đúng đắn, để tiền được “rót” về đúng nơi cần đến. Mr Thắng tin rằng tiền đầu tư công nghệ được quản trị bởi chuyên gia công nghệ hàng đầu sẽ giúp tăng sức mạnh của đồng tiền lên nhiều lần

Bà Loan đánh giá cao BinhAnh, một công ty trẻ mới thành lập từ năm 2007 nhưng năm 2010 đã phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự, cơ sở vật chất và đặc biệt là có một sản phẩm công nghệ có chất lượng cao, nhiều tính năng, và gần như tự chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất từ tích hợp phần cứng đến sản xuất phần mềm. BinhAnh cũng là một công ty có khát vọng về công nghệ, tập hợp được những nhân tố phù hợp để xây dựng một tổ chức công nghệ vững mạnh. Bà Loan hi vọng BinhAnh sẽ nhanh chóng phát triển trong nước và quốc tế và sẵn lòng hỗ trợ công ty trong khả năng cho phép

Công ty BinhAnh đánh giá cao những hỗ trợ của TI nói chung và bà Lê Duy Loan nói riêng. Công ty hi vọng rằng những hỗ trợ này sẽ sớm phát huy hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực sự của những công ty công nghệ còn non trẻ như Binh Anh trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu kém của Việt Nam. Để sau đó có thể đưa sản phẩm vươn ra thế giới bằng con đường học hỏi công nghệ - tự chủ công nghệ - sáng tạo kỹ thuật công nghệ
 
Last edited:
Xe buýt Hà Nội sẽ sử dụng vé điện tử​

Để thay thế hệ thống quản lý, điều hành bằng hình thức thủ công, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có tờ trình xây dựng hệ thống vé điện tử và quản lý thông qua thiết bị định vị toàn cầu

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong 5 năm tới, vận tải hành khách công cộng ở thủ đô vẫn chỉ dựa vào xe buýt. Mỗi năm, ngân sách phải trợ giá hàng nghìn tỷ đồng để trợ giá. Trong khi đó, việc tổ chức bán vé, quản lý, điều hành và giám sát lại đang thực hiện bằng hình thức thủ công, bộc lộ nhiều hạn chế

Cụ thể, hình thức bán vé thủ công dễ gây thất thoát; vé in vừa tốn kém vừa dễ bị làm giả, quay vòng; dễ phát sinh tiêu cực, không kiểm soát chính xác lượng khách. Hệ thống phân phối bị hạn chế về thời gian, điểm bán, không thể phục vụ 24/24h... Việc quản lý, điều hành chủ yếu qua điện thoại; báo cáo thống kê thủ công nên hiệu quả thấp, tốn thời gian do hầu hết xe chưa trang bị hệ thống giám sát hành trình thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS

xb1.jpg

Hà Nội sẽ có hệ thống xe buýt sử dụng vé điện tử và được quản lý thông qua GPS​

Sở Giao thông Hà Nội khẳng định, xây dựng hệ thống vé điện tử (Q-Ticket) và GPS cho cơ quan quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng sẽ đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả kinh tế, giảm thất thoát, giảm chi phí cho khâu phát hành vé, giảm nhân lực soát vé trên xe buýt. Trong tương lai, nếu chuyển qua các hình thức vận tải công cộng khác, hệ thống này cũng dễ dàng tích hợp. Đối với người dân, việc tiếp cận, thanh toán cũng dễ dàng hơn nhiều

Tổng mức đầu tư dự kiến cho toàn bộ hệ thống vé điện tử và quản lý thông qua GPS là 270 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn một dự kiến áp dụng trên 17 tuyến, sau đó nhân rộng toàn bộ các tuyến buýt ở thủ đô

Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, nếu được chấp thuận, dự án sẽ theo hình thức xã hội hóa. Hiện, công ty Hanel đề xuất xin được đầu tư xây dựng hệ thống này. Nếu được chấp thuận, cuối năm 2012 sẽ bắt đầu giai đoạn 1
 
Thanh tra toàn diện doanh nghiệp kinh doanh taxi

taxi.jpg

Thị trường taxi ngày càng sôi động nhưng chưa được quản lý đúng mực​

Bộ Giao thông Vận tải chủ trì kế hoạch thanh tra tổng thể, toàn diện các doanh nghiệp taxi tại Hà Nội và TPHCM

Dự kiến Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải sẽ thanh tra từ 15 - 20 doanh nghiệp tại Hà Nội và 10 - 15 doanh nghiệp tại TPHCM để rà soát và đưa hoạt động vào khuôn khổ

Theo số liệu thống kê của lực lượng chức năng, bình quân cứ 15 xe taxi đang hoạt động có 1 "taxi dù". Sau mỗi đợt ra quân, tăng cường xử lý taxi vi phạm, hàng nghìn trường hợp đã được xử lý với số tiền phạt lên tới vài tỷ đồng nhưng vẫn chưa thể đưa taxi vào hoạt động quy củ

Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, có những đợt cao điểm, chỉ trong một tháng, Thanh tra Sở đã xử lý tới hơn 2.000 trường hợp taxi vi phạm, tạm giữ hàng trăm xe taxi

Các lỗi phổ biến vẫn là không có giấy phép kinh doanh, không gắn hộp đèn taxi, đồng hồ tính tiền không kẹp chì, không gắn logo của hãng taxi, dừng đỗ, đón trả khách sai quy định…

Phó Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Thạch Như Sỹ cho rằng, chỉ có vào thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp mới có thể xử lý tận gốc vấn đề bởi việc kiểm tra, xử lý các vi phạm của lái xe khi điều khiển phương tiện vi phạm trên đường chỉ giải quyết được phần “ngọn”

Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết “Hà Nội hiện có 114 doanh nghiệp với hơn 16.000 taxi. Đợt kiểm tra như thế này là một cách để rà soát lại hoạt động”

Ông Linh cho rằng, khó xử lý nhất trong hoạt động taxi hiện nay chính là chuyện cho thuê xe của doanh nghiệp

“Thuê xe là bán thương hiệu. Khi đã bán thương hiệu rồi thì chỉ thu tiền hàng tháng và không hề quản lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trộm cắp của khách, trộm cước taxi, dừng đỗ bừa bãi. Trong khi đó, các quy định tại Luật doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư, quyết định của Bộ đều không cấm việc này,” ông Linh bày tỏ bức xúc

Góp ý cho kế hoạch thanh tra của Bộ, ông Linh đề nghị đơn vị nào có nhiều vi phạm, dù đã kiểm tra rồi, vẫn kiểm tra lại. Cùng với đó, cần thanh, kiểm tra cả việc chấp hành nghĩa vụ tài chính

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung thanh tra công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi; giấy phép kinh doanh và việc chấp hành giấy phép kinh doanh; điều kiện kinh doanh; tổ chức và hoạt động; tổ chức và quản lý điểm đỗ taxi và các nội dung khác liên quan đến kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi
 
Taxi hoạt động trong vành đai 3 phải trả phí​

Đây là khẳng định của Sở GTVT trong đề án đang trình UBNDTP xây dựng giải pháp quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn TP.Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến 2030

Theo Sở GTVT Hà Nội, tính đến nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có tổng số 113 doanh nghiệp (DN) với hơn 15.000 xe taxi hoạt động. Trong năm 2010, hệ thống vận tải khách bằng taxi trên địa bàn TP đã vận chuyển được trên 100 triệu lượt hành khách

Sở cũng khẳng định, sự phát triển quá nhanh về số lượng xe taxi và phân bố không đồng đều trên địa bàn TP đã nảy sinh nhiều bất cập. Tình trạng ùn tắc giao thông trở nên phổ biến tại đa số các nút giao thông trong giờ cao điểm do các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao thông đã quá tải. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường kinh doanh vận tải khách bằng taxi có xu hướng gia tăng

Một số DN taxi yếu về năng lực quản lý, hoạt động đầu tư mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, khi phương tiện xuống cấp không được bảo dưỡng đầy đủ hoặc chậm thay thế ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và giảm hiệu quả kinh doanh. Số lượng DN hoạt động vận tải khách bằng taxi tuy nhiều nhưng hầu hết đều có quy mô nhỏ: Số hãng có số xe dưới 50 xe chiếm 43% số DN, sở hữu 8% số phương tiện trên địa bàn; số hãng có từ 50 đến 100 xe chiếm 18% số DN, sở hữu 10% số phương tiện trên địa bàn; trong khi đó DN có trên 100 xe chiếm 39% số DN, sở hữu hơn 82% số phương tiện trên địa bàn

Do sự cạnh tranh của nhiều hãng taxi nên giá cước vận chuyển taxi ngày càng giảm, phù hợp với khả năng của nhiều đối tượng sử dụng... Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hãng taxi chưa quan tâm đến chất lượng dịch vụ, hầu hết là các hãng taxi nhỏ không đủ kinh phí và nhân lực để thực hiện việc đào tạo và giám sát nhằm nâng cao khả năng phục vụ

Một trong những đặc điểm của hoạt động vận tải hành khách bằng taxi tại Hà Nội là phân bố không đồng đều, phần lớn số xe taxi (trên 80% số phương tiện) hoạt động ở khu vực 10 quận nội thành. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc đỗ xe taxi để bàn giao ca của nhiều hãng hầu như không có (đa số sử dụng lòng đường, vỉa hè) và chưa phù hợp với quy mô của DN

Sở cũng cho biết, một trong các giải pháp để quản lý taxi trên địa bàn, sở sẽ tiến hành phân vùng hoạt động taxi trên cơ sở vành đai 3. Tiến hành sơn màu sơn riêng theo quy định đối với khu vực trong vành đai 3 và ngoài vành đai 3

Đặc biệt, các DN kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi hoạt động trong vành đai 3 phải nộp phí để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của thành phố. Xây dựng kế hoạch triển khai lắp đặt đồng hồ tính cước tự in hóa đơn và mức giá cước cho từng vùng theo lộ trình của đề án

Trên toàn TP.Hà Nội, hiện số lượng phương tiện taxi đang hoạt động trên 15.000 xe, đạt mật độ chung toàn thành phố là 4,51 xe/km2 và 2,33 xe/1.000 dân; mật độ này là tương đối thấp hơn so với một số thành phố khác trong khu vực như Bangkok có 90.000 xe (57,3 xe/km2; 12,8 xe/1.000 dân) và Bắc Kinh có đến 100.000 xe (6,0 xe/km2; 5,7 xe/1.000 dân) taxi đang hoạt động
 
Bộ trưởng Thăng đề xuất thu phí ô tô giờ cao điểm​

- Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm (miễn phí với xe công và xe buýt)

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có ba mức phí: 20 triệu đồng/năm đối với xe dung tích xi lanh dưới 2.000cm3; 30 triệu đồng/năm với xe dung tích 2.000 - 3.000cm3 và 50 triệu đồng/năm với xe dung tích trên 3.000cm3

Đây là đề xuất mới trong Nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, vừa được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng ký Tờ trình lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Ngoài mức phí trên, Bộ trưởng Thăng còn đề xuất mức phí với xe mô tô hai bánh, ba bánh của 5 thành phố trực thuộc Trung ương (là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) có hai mức thu là 500.000 đồng và 1 triệu đồng/năm

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm (miễn phí với xe công và xe buýt)

Thời gian thu phí tại khu vực nội đô buổi sáng từ 6h00 – 8h30, buổi chiều từ 16h00 – 19h00 hàng ngày (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, tết)

Việc thu phí xe vào nội đô được thực hiện qua các trạm thu phí xe ô tô và chỉ thu chiều vào, với mức thu đề xuất là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi; 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại (xe tải, xe chở người lớn hơn 7 chỗ ngồi…)

Khu vực thu và mức thu cụ thể giao Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cho phù hợp, với đặc điểm kinh tế xã hội và yêu cầu giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở địa phương
 
Thu phí xe cá nhân và phí ôtô vào trung tâm giờ cao điểm
Phí ôtô thu 15.239 tỉ đồng/năm​

- Trong tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng cho rằng việc bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm là cần thiết

Điều này được ghi trong tờ trình của Bộ trưởng Đinh La Thăng gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc bổ sung danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo pháp lệnh phí và lệ phí

Bộ GTVT cho biết đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân tại Anh, Singapore và TP Bắc Kinh (Trung Quốc)

Mục tiêu của đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân ở Việt Nam là hạn chế sự tham gia của một số loại phương tiện giao thông cá nhân trong lĩnh vực đường bộ, góp phần giảm ùn tắc, đặc biệt tại các thành phố lớn

Thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân cũng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông

Đối với mức thu phí lưu hành đề xuất cho các loại ôtô từ chín chỗ trở xuống, Bộ GTVT ước tính thu được 15.239 tỉ đồng/năm (643.827 xe chín chỗ trở xuống tính đến 31-10-2011). Mức thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ của năm sau sẽ được tính tăng 10% so với mức thu của năm trước liền kề

Phương thức thu đối với ôtô là sẽ thu qua các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, chu kỳ thời gian thu phí lưu hành tương ứng với thời gian phương tiện được cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Với ôtô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam sẽ thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi làm thủ tục nhập cảnh vào lưu hành theo mức thu từng tháng, nửa tháng

Riêng môtô, xe máy, Bộ GTVT đề nghị thu phí lưu hành một lần/năm cho xe lưu hành. UBND cấp tỉnh quy định cụ thể việc tổ chức thu phí lưu hành phương tiện đối với môtô, xe máy

Trước mắt, Bộ GTVT kiến nghị thu phí lưu hành xe máy tại năm thành phố là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ

Bộ GTVT đề xuất cơ quan quản lý thu phí lưu hành phương tiện đối với ôtô được để lại 1,5% số thu, với môtô xe máy được để lại 5% số thu để chi cho công tác tổ chức thu. Số còn lại được dùng để tạo nguồn chi cho các giải pháp chống ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông

Đối với phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, Bộ GTVT đề xuất thu qua các trạm thu phí ôtô (tự động, không dừng) tại các cửa ngõ ra vào trung tâm thành phố. Chỉ thu phí lượt ôtô vào, không thu xe ra

Trước mắt tổ chức thu ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng trước khi tổng kết triển khai nhân rộng ở các tỉnh thành

Đánh giá tác động của chính sách thu phí trên, Bộ GTVT cho rằng việc thu hai loại phí này sẽ tạo tác động tiêu cực là một số cá nhân phải chịu thêm các khoản phí, từ đó có những phản ứng nhất định về mặt dư luận xã hội

Tuy nhiên, vì sự phát triển và ổn định chung thì cần tổ chức tuyên truyền, vận động để các đối tượng chịu tác động hiểu, nhận thức được ý nghĩa và tác dụng của việc ban hành hai loại phí này


Chỉ mới là đề xuất

Ông Nguyễn Văn Công, chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của bộ trưởng Bộ GTVT, cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 2-1

Theo ông Công, đề xuất thu phí lưu hành ôtô, xe máy và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm độc lập với quỹ bảo trì đường bộ cũng được đề xuất thu theo đầu ôtô, xe máy mà Bộ GTVT đã trình Chính phủ trước đây. Ông cho biết

- Quỹ bảo trì đường bộ mục đích thu để bảo trì, sửa chữa đường sá, còn phí lưu hành nhằm hạn chế phương tiện cá nhân đồng thời thêm nguồn để đầu tư mới

* Thưa ông, người dân lo ngại khi sử dụng xe máy, ôtô sẽ phải chịu hai khoản phí nặng nếu cả phí bảo trì đường bộ và phí lưu hành cùng được thu ?

- Đây chỉ mới là đề xuất của Bộ GTVT đến Chính phủ. Nếu Chính phủ đồng ý thì bộ sẽ xây dựng đề án cụ thể, sau đó trình Chính phủ để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì sửa pháp lệnh phí và lệ phí để thực hiện

* Nhiều người dân bày tỏ cảm thấy sốc trước mức thu Bộ GTVT đưa ra. Ông nghĩ sao ?

- Cũng như phí bảo trì đường bộ, khi đưa ra có nhiều ý kiến nói rằng thu thế là quá nặng nề cho người dân. Nhưng khi có tiền đầu tư để xây dựng những con đường mới thì cuối cùng cũng phục vụ dân

Đường tốt, lưu thông tốt, kinh tế phát triển cũng quay lại phục vụ dân

* Tại sao bộ đề xuất thu phí xe cá nhân khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân ?

- Tôi nghĩ chính sách nào đưa ra cũng có mặt tích cực và hạn chế, nhưng tôi hi vọng mặt tích cực có thể nhiều hơn. Ban đầu có thể khó khăn cho một nhóm cộng đồng nào đó nhưng trên hết phục vụ lợi ích chung của đất nước

* Trước đây Bộ GTVT xây dựng những đề án đụng đến thu phí như quỹ bảo trì đường bộ thì lấy ý kiến rộng rãi, nhiều lần trước khi trình. Tại sao lần này bộ đột ngột đề xuất ?

- Đây mới chỉ là bộ xin chủ trương của Chính phủ. Chắc chắn Chính phủ sẽ xem xét. Nếu đồng ý, Chính phủ còn trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nơi này mới là nơi quyết định
 
Thu phí giảm ách tắc ở các nước trên thế giới​

Singapore là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng loại hình thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông từ gần 30 năm nay. Indonesia áp dụng ở thủ đô Jakarta và 4 thành phố lớn nhằm giảm tắc đường

Singapore, một trong những quốc gia đầu tiên có hệ thống giao thông hiệu quả nhất thế giới, thực hiện việc thu phí đường bộ từ năm 1975. Trước tiên là theo phương pháp thủ công (dựng trạm với nhân viên bán vé giấy), sau đó là hệ thống thu phí điện tử ERP. Mới đây nhất, quốc đảo này đưa vào thử nghiệm hệ thống thu phí giao thông tự động mới thay thế cho hệ thống ERP đã có tuổi đời 13 năm

Mức thu phí hiện nay tại Singapore dao động trong khoảng 50 cent đến 3,5 SGD (tương đương 8.000 đến 57.000 đồng) mỗi phương tiện tính trên một lượt đi qua các cổng ERP. Mức phí sẽ thay đổi 30 phút một lần theo mật độ lưu thông trên đường. Sau 3 tháng, cơ quan quản lý giao thông đường bộ Singapore kiểm tra lại mức giá thu một lần để điều chính cho hợp lý

Tuy nhiên, ERP lại bị liệt vào 5 điều tệ nhất khi lái xe ở Singapore. Nhiệm vụ của hệ thống này là giảm ách tắc giao thông trong giờ cao điểm ở những con đường huyết mạch. Nhưng chính nó cũng gây ra vấn đề khi ai cũng buộc phải đi qua một chỗ vào cùng một thời điểm. Nhiều người cho mượn xe, dùng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe chung, nhưng giờ cao điểm vẫn tắc. Còn với những người "lách luật", khi đưa xe vào các đường nhỏ hơn nhằm tránh đi qua cổng ERP, lại gây ra cảnh ách tắc tại các tuyến đường nhỏ

Hong Kong (Trung Quốc) thử nghiệm ERP từ năm 1983 đến 1985 với những kết quả tích cực. Tuy nhiên, biện pháp giảm ách tắc này không được áp dụng do ý kiến phản đối của người dân

Chính phủ Anh đã tính đến việc thu phí phương tiện giao thông từ những năm 1960. Nhưng đến năm 2002, thành phố cổ Durham ở vùng Đông Bắc Anh mới là nơi đầu tiên áp dụng. London thực hiện với khu vực trung tâm từ năm 2003. Lúc đó, mức phí là 5 bảng mỗi lần (khoảng 164.000 đồng), rồi tăng lên 8 bảng (khoảng 262.000 đồng) vào tháng 7/2005. Trốn nộp phí, mức phạt sẽ là 50 bảng (tương đương 1,6 triệu đồng)

Thành phố Stockholm (Thụy Điển) áp dụng hệ thống thu phí kể từ ngày 1/8/2007, sau 7 tháng thử nghiệm. Trung tâm thành phố là khu vực bị thu phí. Mọi lượt ra-vào đều được kiểm soát với hệ thống nhận diện biển số tự động. Mọi xe ra vào khu vực này đều phải trả từ 10 đến 20 SEK (tương đương 30.000 đến 60.000 đồng), tùy thuộc vào khoảng thời gian trong ngày, từ 6h30 đến 18h29

Trao đổi với VnExpress.net, một kỹ sư Việt kiều ở TP HCM từng sống nhiều năm tại Đức và các nước châu Âu cho biết, thông thường ở châu Âu, với mạng lưới giao thông công cộng phát triển, mức thu đối với phương tiện cá nhân khá cao. Mục tiêu nhằm hạn chế lượng xe cá nhân, đặc biệt khi lưu thông vào khu vực trung tâm, nơi mà hệ thống giao thông công cộng bao gồm xe buýt, tàu điện ngầm hay taxi đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân

"Tại Anh, mức phí 8 bảng cho giờ cao điểm đối với xe cá nhân vào thành phố là bởi mạng lưới giao thông tại Anh rất phát triển. Ví dụ, khi tới thủ đô London, anh có thể mua vé đi xe buýt mỗi lần với giá rất thấp, sử dụng được trong vòng 24 giờ, đi khắp nơi trong thành phố và có thể chuyển đổi qua phương tiện khác là tàu điện ngầm. Nhân viên công sở, ngân hàng tại đây có thể đi làm bằng phương tiện công cộng với giá rẻ, đi và đến đúng giờ, phục vụ 24/24 giờ”, anh này chia sẻ thêm

Ngoài ra, mức giá 8 bảng cho giờ cao điểm không quá cao bởi mức thu nhập trung bình của họ cao hơn mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. Hiện nay, tại các thành phố lớn của Việt Nam, các tuyến xe buýt chằng chịt, chất lượng phục vụ chưa cao, cộng với vấn nạn ách tắc thì việc thu phí xe cá nhân vào trung tâm nếu không nghiên cứu kỹ, phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển thì dễ xảy ra tình trạng chuyển kẹt xe từ trung tâm thành phố ra các khu vực giáp ranh

Anh cũng cho biết thêm, tại Mỹ, phí lưu hành được thu thông qua phí thu trên bảng số xe, với mức từ 100 USD đến 150 USD, tùy từng bang. Nhưng tại Đức, phí lưu hành được chính quyền thu thông qua dung tích xi-lanh, và mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của phương tiện giao thông. Với các phương tiện có dung tích xi-lanh phù hợp, đạt các tiêu chuẩn về khí thải thì mức thu thấp, thậm chí những loại xe “xanh” được khuyến khích bằng cách miễn phí lưu hành trong vòng 2 năm. Ngược lại, những xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng mức thu cao hơn

Tại Việt Nam, phí bảo trì đường bộ, dự kiến được thu dựa trên kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Loại phí này từng được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ trong báo cáo bổ sung Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ vào đầu năm 2011

Ngày 30/12/2011, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng có tờ trình gửi Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết bổ sung phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm

Phí lưu hành được đề nghị thu theo dung tích xi-lanh với ôtô, thấp nhất 20 triệu đồng và cao nhất 50 triệu đồng mỗi năm. Với môtô, xe máy tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) phải đóng 500.000 đồng cho xe có dung tích dưới 175 cm3 và 1 triệu đồng cho xe có dung tích lớn hơn

Với loại phí giờ cao điểm, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu đối với ôtô, áp dụng tại khu vực nội đô thành phố với mức dự kiến là 30.000 đồng một lượt xe ôtô đến 7 chỗ và 50.000 đồng với các loại ôtô còn lại

Hiện các phương tiện giao thông tại Việt Nam mới chỉ phải nộp một loại phí đường bộ, mỗi khi đi qua một công trình cầu, đường nào đó mới xây xong, với mục đích hoàn trả vốn xây dựng
 
Bộ GTVT sẽ siết chặt kinh doanh taxi​

Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết tại buổi công bố kết luận thanh tra 14 hãng taxi tại TPHCM diễn ra chiều 17-1

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ bổ sung thêm nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với việc kinh doanh vận tải bằng taxi tại Hà Nội và TPHCM sau khi thanh tra bộ phát hiện nhiều sai phạm của các hãng taxi tại hai thành phố này

Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết tại buổi công bố kết luận thanh tra 14 hãng taxi tại TPHCM diễn ra chiều 17-1

Ông Hào cho biết, sắp tới Bộ GTVT sẽ nghiên cứu bổ sung, sửa đổi thông tư 14/2010/TT-BGTVT về tổ chức và quản lý hoạt động bằng xe ô tô để siết chặt hơn các điều kiện kinh doanh bằng taxi. Cụ thể, bộ sẽ siết chặt một số điều kiện như số lượng xe, lái xe tối thiểu, phương án kinh doanh, việc cấp và quản lý phù hiệu xe taxi...

TPHCM hiện có 28 đơn vị được cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe taxi.Số lượng xe hiện tại là 12.654 xe. Tính đến ngày 10-12-2011 số lượng xe taxi được cấp phù hiệu còn hạn là 9.905 xe

Đồng thời, Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ tăng mức xử phạt đối với các hành vi, vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải và chất lượng phục vụ của xe taxi.

Để đảm bảo chất lượng hoạt động của taxi cũng như công bằng cho các doanh nghiệp vận tải, thời gian tới thanh tra Bộ GTVT có thể sẽ tiếp tục tổ chức thanh tra lần 2 đối với 14 hãng còn lại tại TPHCM, ông Hào cho biết

Liên quan đến việc đình chỉ hoạt động của 5 hãng taxi tại TPHCM, các doanh nghiệp vi phạm thắc mắc rằng sau khi doanh nghiệp khắc phục các lỗi và đáp ứng đủ các điều kiện thì có được hoạt động trở lại hay không, hay bị đình chỉ vĩnh viễn

Trả lời vấn đề này, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết đối với các hãng bị đình chỉ sau khi khắc phục các lỗi thì phải có văn bản báo cáo sở, sau đó thanh tra sở sẽ đi kiểm tra nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh thì sở sẽ cấp phép hoạt động trở lại

Còn thời điểm hiện tại, khi doanh nghiệp chưa khắc phục xong và chưa có văn bản báo cáo thì sở sẽ thu hồi phù hiệu và giấy phép hoạt động. Khi đáp ứng đủ các điều kiện sở sẽ cấp giấy phép mới, tuy nhiên số lượng xe vẫn phải giữ nguyên như cũ bởi TPHCM đã dừng cấp phép đối với việc đăng ký mới của các hãng taxi

Trong đợt thanh tra hoạt động taxi vào cuối tháng 12 - 2011, thanh tra Bộ GTVT đã đình chỉ hoạt động 5 hãng taxi tại TPHCM, trong đó có 3 hãng hoạt động tại sân bay Tân Sơn Nhất. Các lỗi mà các hãng này vi phạm chủ yếu là buông lỏng quản lý lái xe và cho thuê phù hiệu taxi

Trước đó, trong đợt thanh tra hoạt động các hãng taxi tại Hà Nội, Thanh tra Bộ GTVT đã đình chỉ hoạt động 6 hãng taxi tại thành phố này
 
Hà Nội nghiên cứu thu phí lưu hành phương tiện​

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa giao các sở ngành nghiên cứu, đề xuất việc thu phí lưu hành phương tiện giao thông. Đây là giải pháp được Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng và gây dư luận trái chiều

UBND Hà Nội đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và Công an thành phố nghiên cứu, đề xuất cụ thể về phương thức, giải pháp thu phí lưu hành phương tiện, thu phí vào giờ cao điểm

Theo lãnh đạo thành phố, đây là một trong những biện pháp thực hiện kế hoạch hành động năm an toàn giao thông 2012 và triển khai đồng bộ giải pháp góp phần giảm ùn tắc, hạn chế phương tiện vào trung tâm thành phố

tac_duong_8.jpg

Tắc đường gia tăng ngày cuối năm ở Hà Nội​

Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có tờ trình Thủ tướng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về việc bổ sung phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm vào danh mục phí, lệ phí

Theo Bộ trưởng Thăng, thu phí lưu hành phương tiện và thu phí vào trung tâm thành phố là một trong những giải pháp chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn. Ngoài ra, đây còn là giải pháp "đảm bảo công bằng xã hội", vì người đi xe máy, ôtô phải cùng nhà nước xây dựng hạ tầng, người nghèo đi phương tiện công cộng thì không phải đóng góp. Với mức đóng xe máy là 500.000 đồng một năm thì mỗi tháng người dân phải nộp chưa đến 50.000 đồng là hợp lý

Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, mức phí lưu hành dự kiến ôtô từ 9 chỗ chở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống mức phí 20 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3, mức phí 30 triệu đồng/năm; loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3, mức phí 50 triệu đồng/năm

Đối với môtô (xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh) của các thành phố Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng từ 500.000 đến một triệu đồng mỗi năm
 
Phần mềm giúp giảm ùn tắc giao thông
Mới đây, thành phố Trấn Giang, Trung Quốc, đã tiến hành lắp đặt một phần mềm từ IBM cho phép quản lý giao thông hiệu quả

Nó không chỉ hiển thị những vấn đề đang xảy ra mà còn giúp người sử dụng phản ứng trước các tình huống đó

Sử dụng nhiều nguồn dữ liệu GPS từ những chiếc xe taxi, xe buýt và điện thoại di động, cùng với hệ thống camera ở địa phương, thiết bị cảm biến gần đèn giao thông và thậm chí cả nguồn Twitter, hệ thống trung tâm này tạo ra bản đồ GPS thời gian thực của tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Từ các dữ liệu đó, người ta có thể tìm cách khắc phục trước khi xảy ra ùn tắc

gthong.jpg

Cảnh ùn tắc giao thông ở Thượng Hải​

Vinohd Swaminathan, giám đốc giải pháp vận tải thông minh của IBM cho biết hệ thống IBM ở Trấn Giang giúp dự đoán chính xác tới 95% những gì sẽ xảy ra trong vòng một giờ tiếp theo

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất thử nghiệm hệ thống này. Hiện nay, có rất nhiều thành phố trên thế giới cũng đang sử dụng các phần mềm gần giống như thế

Tại California, mọi người có thể đăng ký theo vị trí chiếc điện thoại di động của họ để tiện theo dõi khi đi du lịch. Rio de Janeiro (Brazil) thì lại sử dụng một thiết bị dự báo thời tiết hoạt động trên quy mô nhỏ (1km2), giúp cơ quan chức năng nhận biết thảm họa

Những hệ thống thông minh như vậy đang trở thành một phần không thể thiếu tại nhiều nơi trên thế giới, Swaminathan nhấn mạnh
 
Dự án trung tâm Điều khiển giao thông 3.800 tỉ đồng của Sài Gòn​

- Dự án xây dựng trung tâm Điều khiển giao thông thông minh TP.HCM, với tổng mức đầu tư khoảng 187 triệu USD (hơn 3.800 tỉ đồng) dự kiến triển khai từ năm 2012 – 2017 vừa được UBND TP.HCM đề nghị bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét trình Thủ tướng đưa vào danh mục sử dụng nguồn vốn tài trợ ODA của Chính phủ Pháp trong năm 2012

Đây là một trong những dự án trọng điểm của TP.HCM đã được đưa vào chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Sở Giao thông vận tải TP.HCM (GTVT) kỳ vọng đây là một giải pháp đột phá của TP.HCM để kéo giảm ùn tắc giao thông. Điều này có khả quan ?

Nếu không tính toán kỹ, việc áp dụng hệ thống ITS sẽ gây lãng phí lớn do có thể phải bỏ hết hệ thống điều khiển giao thông hiện tại

Gom mọi thứ về một thứ

Theo báo cáo của sở GTVT, hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 590 giao lộ có đèn tín hiệu giao thông. Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông trực thuộc Công an thành phố đang quản lý và khai thác điều khiển hệ thống 159 chốt đèn tín hiệu giao thông bao gồm hai dự án

- Dự án hệ thống đèn tín hiệu giao thông (48 chốt, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, được lắp đặt từ năm 1998 và đưa vào hoạt động khai thác cuối năm 2000)

- Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị (gồm 11 chốt, sử dụng nguồn vốn vay ODA của ngân hàng Thế giới, được lắp đặt từ năm 2002 và đưa vào sử dụng tháng 6.2005). Hơn 400 chốt đèn tín hiệu giao thông còn lại do các khu Quản lý giao thông đô thị trực thuộc sở GTVT quản lý

Điều bất cập trong thời gian qua là trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông trực thuộc Công an thành phố và các chốt đèn tín hiệu do các khu quản lý giao thông đô thị đang được vận hành và điều khiển độc lập nhau, chưa kết nối hoặc không thể kết nối thành một hệ thống quản lý chung

Điều này đã dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý hệ thống đèn tín hiệu, công tác tổ chức giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Vì vậy, rất cần một chiến lược đầu tư lớn, đồng bộ hoá các hệ thống để tăng cường hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí vận hành, tích hợp các hệ thống riêng lẻ thành một hệ thống thống nhất, đồng nhất hoá việc phân cấp quản lý và vận hành cho từng khu vực

Sở GTVT dẫn chứng, trên thế giới có nhiều nước kinh tế đang phát triển đã áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) và thu được kết quả và hiệu quả kinh tế cao: “... Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng trong quá trình đô thị hoá, TP.HCM cần áp dụng hệ thống ITS để giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại và tạo ra bộ mặt văn minh cho hệ thống giao thông vận tải”

Cái hiện đại gắn trên cái lạc hậu chỉ là lãng phí

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam – SVEC, việc thành phố muốn thực hiện dự án trung tâm Điều khiển giao thông thông minh trong điều kiện hiện nay là chưa đúng lúc. Làm như vậy chẳng khác nào chúng ta lấy công nghệ điều hành hiện đại gắn vào cái nền vốn quá lạc hậu cần phải khắc phục nhiều. Như thế chỉ lãng phí

Việc thành phố cần làm ngay là cải tạo cái nền lạc hậu đó. Trước mắt, thành phố phải nâng cao công tác tuyên truyền ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân; đề ra tiêu chuẩn về lộ giới, giao lộ, biển báo một cách rõ ràng; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát…


Theo sở GTVT, một trong những ưu điểm vượt trội làm tăng hiệu quả của ITS là hệ thống này có khả năng tổng hợp các hợp phần hệ thống riêng lẻ như hệ thống quản lý xe buýt, hệ thống thu phí cầu đường điện tử, hệ thống quản lý an toàn giao thông… thành một hệ thống quản lý và điều khiển giao thông vận tải chung của toàn thành phố

Hơn nữa, khi đưa ITS vào hoạt động, sẽ cải thiện hiệu quả năng lực của các loại hình vận tải hành khách công cộng (tàu điện ngầm, xe điện mặt đất, taxi, buýt) làm cho vận tải công cộng trở thành phương án hấp dẫn so với phương tiện cá nhân

Tích hợp hay bỏ đi ?

Theo ông Lâm Thiếu Quân (đại biểu HĐND thành phố – người có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ trong ngành giao thông), về lý thuyết thì những ưu điểm của ITS mà sở GTVT TP.HCM đưa ra đều đúng, đây là việc trước sau gì cũng phải làm, nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay TP.HCM có nhất thiết phải làm ngay chưa? Nếu không tính toán kỹ, coi chừng sẽ lãng phí rất lớn

Việc sở GTVT đưa ra mục tiêu dài hạn của dự án là xây dựng hoàn thiện trung tâm điều khiển giao thông hiện đại trên cơ sở ứng dụng tối đa công nghệ tiên tiến nhất hiện nay về hệ thống giao thông thông minh để tích hợp, điều khiển các hệ thống tín hiệu đèn giao thông, hệ thống camera quan sát và biển quang báo điện tử đang tồn tại, hoạt động độc lập trên địa bàn thành phố khó khả thi

Hệ thống 159 chốt đèn tín hiệu giao thông do trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông trực thuộc Công an thành phố quản lý và khai thác đến nay đã hơn mười năm. “Đối với công nghệ sau mười năm là quá lỗi thời. Như vậy làm sao kết nối. Ở đây chỉ còn cách bỏ hết để đầu tư lại mà thôi”, ông Quân nhấn mạnh

Khi đặt câu hỏi hiện nay Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng có cần phải đầu tư hệ thống ITS, ông Quân đã được một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông thế giới trả lời rằng: để đầu tư hệ thống ITS, trước tiên phải tiến hành bốn bước

- Thứ nhất, thiết kế giao lộ cho chuẩn

- Thứ hai, biển báo phải rõ ràng

- Thứ ba, tuyên truyền nâng cao ý thức người tham gia giao thông thật tốt

- Thứ tư, xử phạt thật nghiêm

Nếu làm được bốn bước trên mới tiến hành làm hệ thống ITS, và khi đó, hệ thống ITS mới phát huy hiệu quả

“Như vậy, TP.HCM cần phải làm rất nhiều việc trước khi tiến hành xây dựng hệ thống ITS. Nếu cứ đầu tư mà không thoả mãn được bốn điều kiện nêu trên thì rất khó thành công”, ông Quân nói. Hiện Việt Nam vẫn chưa có thiết kế chuẩn cho giao lộ, chưa có thiết kế chuẩn cho hệ thống đèn xanh, đèn đỏ… Vì thế, để tạo tiền đề tốt cho việc xây dựng ITS, nhất thiết TP.HCM phải thúc đẩy bộ GTVT sớm xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn ngành thì sau này khi tiến hành kết nối mới ít bị trục trặc

Ông Trần Quốc Hùng (ban An toàn giao thông TP.HCM) cũng cho rằng, những lời khuyên của vị chuyên gia trong lĩnh vực giao thông kể trên đều đúng

“Hiện nay thành phố cũng đang tiến hành nhiều biện pháp để đáp ứng những tiêu chuẩn trên. Hy vọng đến khi dự án hoàn thành các chuẩn trên cũng kịp thời đáp ứng. Như thế mới mong phát huy hiệu quả của dự án một cách cao nhất”

Đào Lê
 
Sài gòn tăng cường giám sát giao thông bằng camera​

- Năm nay, TP HCM sẽ tăng cường biện pháp xử phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh từ camera giám sát và phạt nóng tại chỗ qua kết quả từ các thiết bị di động, máy đo tốc độ, đo nồng độ cồn trong hơi thở

Hiện nay, TP HCM đã trang bị hệ thống camera giám sát tại 200 tuyến đường, sắp tới sẽ tăng cường thêm 15 camera giám sát đặt tại các trục giao thông và các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông. Đồng thời, trong tháng 3 thành phố tăng cường thêm 20 máy đo tốc độ cho lực lượng thanh tra giao thông. Việc tăng cường xử phạt qua hệ thống camera và các thiết bị trợ giúp khác nhằm nâng cao ý thức của người tham gia giao thông khi không có mặt lực lượng thanh tra

Camera giao thông là thiết bị quan trọng trong hệ thống vận tải thông minh. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phổ biến phạt nguội bằng camera ghi hình cố định, lực lượng thanh tra giao thông rất ít nhưng trật tự giao thông vẫn đảm bảo

Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Phượng – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM: Ở nước ta, xử phạt vi phạm giao thông bằng hình ảnh chưa phổ biến và còn nhiều vướng mắc pháp lý. Đồng thời, nước ta người dân sử dụng xe gắn máy là chủ yếu trong khi việc xử phạt bằng camera ghi hình chỉ áp dụng khả thi đối với xe ô tô, rất khó áp dụng để xử phạt xe gắn máy

camera-477x352.jpg

TP HCM sẽ tăng cường xử phạt vi pham giao thông qua hình ảnh từ camera giám sát​

TP HCM đang tập trung đẩy nhanh việc triển khai đầu tư thành lập “Trung tâm điều khiển giao thông thành phố”. Trung tâm này được xây dựng trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến nhất hiện nay nhằm theo dõi thường xuyên giao thông tại các trục đường chính thông qua hệ thống camera để kịp thời giải quyết ùn tắc và tai nạn giao thông

Ông Vương Đức Quân, quận Bình Thạnh cho rằng: Trong tình hình ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao thì các camera ghi hình nên đặt công khai cho mọi người biết, không nên giấu ở những chỗ khuất vì bên cạnh tăng cường hệ thống camera để xử phạt thì camera giám sát được đặt công khai còn có giá trị nhắc nhở ý thức của người tham gia giao thông chấp hành luật giao thông khi không có lực lượng thanh tra

Năm 2011, cảnh sát giao thông tại TP HCM phạt nguội vi phạm giao thông qua hình ảnh từ camera giám sát 15.327 trường hợp và phạt nóng qua kết quả của máy đo tốc độ, đo nồng độ cồn trong hơi thở 47.156 trường hợp

Mai Phương
 
Bộ GTVT ủng hộ thu phí vào nội đô​

- Chiều 7-3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ GTVT, đại diện Bộ GTVT bày tỏ quan điểm ủng hộ thu phí phương tiện vào nội đô mà Hà Nội và TPHCM vừa đề xuất; Bộ đã kiến nghị Chính phủ cho phép 2 thành phố thực hiện giải pháp trên

“Tuy nhiên, các địa phương cần xem xét thận trọng về cách làm cụ thể để nhận được sự ủng hộ của người dân

Về chủ trương đổi giờ học, giờ làm, Bộ đang phối hợp với Hà Nội đánh giá lại sau 3 tháng thực hiện và báo cáo Chính phủ trước khi tiếp tục triển khai ở các địa phương khác”, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường nói

Nội đô sẽ tràn xe máy, ngoại thành đầy ô tô

Theo nhiều chuyên gia,việc TPHCM tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng thực hiện đề án thu phí ô tô vào trung tâm sẽ tạo thêm gánh nặng cho người dân, làm biến động giá cả hàng hóa, dịch vụ, gây áp lực lên lạm phát, song nạn ùn tắc giao thông vẫn không giảm

Đề án thu phí ô tô vào trung tâm (gọi tắt HCCS) do Cty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD) làm chủ đầu tư, theo đó, TPHCM sẽ xây dựng 35 cổng thu phí tự động trên các tuyến đường đi vào khu vực trung tâm (quận 1, 3 và vùng giáp ranh quận 5, 10)

Ô tô vào khu vực trung tâm phải nộp phí với nhiều mức khác nhau tùy loại phương tiện và giờ lưu thông thấp hay cao điểm. Riêng xe buýt và xe công cộng không nộp phí

ITD kỳ vọng khi thực hiện HCCS, lưu lượng taxi vào trung tâm giảm 55%, ô tô cá nhân giảm 70%, xe buýt tăng khoảng 15%...

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia hoài nghi về tính khả thi vì nạn kẹt xe do nhiều nguyên nhân. Một khi chất lượng dịch vụ xe buýt chưa được cải thiện, nhiều người sẵn sàng nộp phí hay chuyển sang sử dụng xe máy để vào trung tâm

Theo Tổng giám đốc ITD Lâm Thiếu Quân, khi triển khai thu phí, lượng xe máy vào trung tâm TPHCM sẽ tăng khoảng 13%

Trao đổi với PV Tiền Phong, nhiều doanh nghiệp taxi cho rằng HCCS sẽ khiến nạn kẹt xe khu trung tâm trầm trọng hơn

Để tránh nộp phí, tài xế taxi chỉ hoạt động ở ngoại ô, không vào trung tâm. Ngược lại, tài xế chỉ loanh quanh trong khu vực trung tâm để tránh nộp phí nhiều lần

Theo một số chuyên gia, các vụ ùn tắc gần đây có xu hướng chuyển từ nội ô ra vùng ven, cửa ngõ, đặc biệt là tại ngã tư Hàng Xanh, các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp..., nạn kẹt xe còn nghiêm trọng hơn ở quận 1 và 3

Theo ông Quân, để thu phí, các xe phải gắn thiết bị OBU (thẻ đọc). Các chủ xe mua thiết bị thanh toán phí (OBU) hoặc thuê OBU tại 35 điểm để đi vào khu vực thu phí

Khi xe qua trạm, hệ thống sẽ nhận diện OBU, xử lý, phân tích số liệu trên xe và trực tiếp trừ tiền trong tài khoản của chủ xe. Tổng vốn đầu tư cho dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó chi phí mua sắm thiết bị hơn 1.000 tỷ đồng

Thạc sỹ Huỳnh Thanh Tùng, chuyên gia giao thông, nói: Thay vì triển khai đề án thu phí, UBND TPHCM nên dùng khoản tiền trên để nâng cấp, đường giao thông, đầu tư xe buýt, triển khai các dự án bãi đỗ xe ngầm khu vực trung tâm đang nằm trên giấy. Số tiền trên đủ để làm ít nhất 10 bãi đỗ xe

“Dự án cho rằng sẽ tiết kiệm được khoảng 16 tỉ đồng từ lượng thời gian ùn tắc giao thông nhưng chưa lường tới sự mất mát của xã hội khi bị ngăn cản lưu thông hay giá thành vận chuyển cao vì đóng phí khi năng lực giao thông công cộng còn quá yếu kém”, TS Tùng nói

“Đi đôi với thu phí, TPHCM cần phải nâng cao chất lượng giao thông công cộng vì khu vực quận 1, 3 là “đầu não”, nơi tập trung rất nhiều các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trung tâm thương mại

Nếu phải gửi ô tô ở ngoại ô thì họ sẽ đi vào trung tâm bằng phương tiện gì? Hiện nay chất lượng xe buýt thấp, trong khi các tuyến đường sắt đô thị lại chưa được đưa vào sử dụng”- Tổng thư ký Hiệp hội vận tải TP HCM Thái Văn Chung nói
 
Nhật giúp Hà Nội kiểm soát giao thông đường cao tốc​

1bf09kyketcuabogtvt.jpg

Chính phủ Nhật Bản sẽ viện trợ 527 triệu yen, tương đương khoảng 137 tỉ đồng, cho phía Việt Nam để phát triển hệ thống kiểm soát giao thông đường cao tốc tại Hà Nội

Buổi lễ ký công hàm trao đổi và thỏa thuận viện trợ không hoàn lại giữa Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) với Đại sứ quán Nhật Bản, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) vừa diễn ra chiều 29-3 tại Hà Nội

Theo thông cáo báo chí được cung cấp bởi văn phòng Bộ GTVT, dự án sẽ được triển khai trên đường vành đai 3 Hà Nội đoạn từ nút giao quốc lộ 5 đến Pháp Vân và đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ

Dự án bao gồm lắp đặt hệ thống quản lý giao thông như các camera giám sát, thiết bị phát hiện xe, máy chủ lưu trữ xử lý dữ liệu giao thông, hệ thống giám sát giao thông, hệ thống hiển thị VMS, hệ thống kết nối thông tin...

Hệ thống quản lý giao thông này sẽ giúp Bộ GTVT nâng cao hiệu quả trong việc quản lý giao thông trên đường cao tốc, giám sát an ninh và đảm bảo an toàn giao thông

Giá trị khoản viện trợ là 527 triệu yen, tương đương khoảng 137 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 19 tháng, dự kiến từ quí 2-2012 đến quí 4-2013

Cùng ngày 29-3, Bộ GTVT đã khởi công gói thầu số 3 và số 4 trên quốc lộ 5 thuộc thuộc hợp phần cải tạo cơ sở hạ tầng an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ ở phía Bắc Việt Nam. Các hạng mục được xây dựng gồm 10 cầu vượt cho người đi bộ và xe máy, mở rộng cầu hẹp, cải tạo các nút giao và các công trình phụ trợ

Mục tiêu của dự án nhằm giảm thiệt hại do tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ 3, 5, 10, 18 và góp phần cải thiện môi trường sống của người dân sống dọc các tuyến quốc lộ

Tổng mức đầu tư của dự án là 280 tỉ đồng bằng nguồn vốn vay của JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án sẽ được hoàn thành sau 16 tháng thi công
 
Thành lập dự án vé xe buýt thông minh​

Sở KH-CN TP.HCM sẽ xin ý kiến của Bộ Giao thông và Vận tài, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng… thành lập Dự án vé thông minh cho xe buýt

Chậm nhất, đến cuối năm 2013, sẽ phát hành vé thông minh phục vụ hành khách. Ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM đã cho biết như trên tại buổi họp về tiêu chuẩn công nghệ vé thông minh (áp dụng chung cho các phương tiện giao thông công cộng) vào ngày 1/6

Yêu cầu đặt ra với vé thông minh là công nghệ được áp dụng phải tiêu chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, sử dụng được cho nhiều phương tiện giao thông công cộng, tích hợp được với hộp đen lắp trên phương tiện. Có bảy đơn vị, gồm các trường ĐH tại TP.HCM và các công ty đã tham gia nghiên cứu về công nghệ áp dụng cho vé thông minh
 
Hệ thống xe buýt Hà Nội sẽ sử dụng thẻ thông minh
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện khung chính sách về giá cả và công nghệ thẻ vé xe buýt, làm cơ sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho các dự án metro của Hà Nội cũng như các đô thị khác, tiến tới hiện đại hóa dần hệ thống giao thông công chính cả nước

Theo các chuyên gia, hiện nay, hệ thống thẻ thông minh không tiếp xúc ISO 14443 được xem là phù hợp nhất trong điều kiện Việt Nam

Đây cũng là công nghệ thẻ vé đang được áp dụng rộng rãi tại 75% số quốc gia có hệ thống giao thông công chính phát triển

Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ này cũng như kiểm soát vấn đề chi phí cho sản xuất và vận hành

Tuy nhiên, cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp để người dân thực sự cảm thấy tiện ích trong quá trình tham gia giao thông. Các chuyên gia cho rằng, các đơn vị quản lý cần tính toán để thiết kế một loại vé chung, có thể đi lại trên tất cả các tuyến, giống như vé tháng cho hành khách đi xe buýt hiện nay

Hà Nội đặt ra mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông công chính nhằm đáp ứng 40% tổng nhu cầu đi lại của người dân vào năm 2015

Để đạt được điều này, Hà Nội đang tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông công chính, đồng thời đổi mới hệ thống thẻ vé cho hành khách, góp phần hiện đại hóa hệ thống giao thông công chính Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trong tương lai

Tuyết Mai
 
Top