What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Campuchia Club

LOBBY.VN

Administrator
Campuchia có thể thành thiên đường cờ bạc mới ở Đông Nam Á​

campuchiasongbac.jpg

Với chính sách cho phép thuê đất lên tới 198 năm – Campuchia trở thành nước độc nhất vô nhị ở châu Á. Bên trong Nagaworld - sòng bạc lớn nhất Campuchia

Thật tội nghiệp cho những người thích chơi cờ bạc nhưng lại nghèo ở Trung Quốc. Không được phép chơi cờ bạc tại Trung Quốc, họ gặp khá nhiều khó khăn nếu muốn tìm được nơi thỏa mãn sở thích của mình, từ những sòng bạc mới tại Macao, Singapore cho đến Las Vegas…

Thế nhưng nếu các công ty kinh doanh sòng bạc tìm được hướng, người chơi cờ bạc Trung Quốc sẽ có thể sớm tìm đến một thiên đường mới tại khu vực Đông Á nơi hoạt động kiểm soát hoàn toàn ủng hộ họ: Campuchia

Trong thỏa thuận mới đây nhất, chính phủ Campuchia đã bán khoảng 130 dặm vuông của một công viên quốc gia cho công ty bất động sản Tianjin Union Development Group của Trung Quốc

Công ty đã khai phá con đường rộng 40 dặm xuyên vào rừng nơi hiện đang là môi trường sống của nhiều loài hổ và voi bị đe dọa tuyệt chủng, đồng thời cho người vào sống tại các khu đất này

Công ty còn tham vọng lớn hơn nữa. Công ty đang có kế hoạch xây dựng khu thành phố tổ hợp có sòng bạc mang tên đền Angkor Wat với tổng vốn đầu tư lên tới 3,8 tỷ USD

Thời gian qua, chính phủ Trung Quốc dành sự quan tâm đặc biệt đến Campuchia. Chính phủ Trung Quốc trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia, với tổng số tiền hỗ trợ trực tiếp năm 2011 dành cho nhiều dự án hạ tầng lên tới 2 tỷ USD

Đổi lại, từ năm 1994 đến năm 2011, khoảng 400 nhà đầu tư Trung Quốc đã đổ xô đến Campuchia, chủ yếu họ thực hiện nhiều dự án lớn trong lĩnh vực khai khoáng hay thủy điện tại các khu vực trước đây từng là đất công

Còn nhiều đối tượng khác đang tìm đến Campuchia, từ người Pháp cho đến người Nga bởi chính sách khá khác biệt của chính phủ nước này đối với hoạt động rửa tiền, chính sách thuế và ngoài ra bởi chính sách cho phép thuê đất lên tới 198 năm – Campuchia trở thành nước độc nhất vô nhị ở châu Á

Các công ty bất động sản Trung Quốc hiện đang tìm đến điểm đến mới là Campuchia. Sòng bạc lớn nhất Campuchia đã thuộc sở hữu của Chen Lip Keong, một trong những người giàu nhất Malaysia

Còn kế hoạch phát triển của công ty bất động sản Tianjin Union Development Group đến từ Trung Quốc dự kiến sẽ bao gồm cả khu Naga World hiện đã 500 phòng nghỉ cho khách nằm ở trung tâm thủ đô Phnom Penh

Người ưa thích cờ bạc ở Trung Quốc vẫn gặp nhiều cản trở đối với sở thích của mình bởi chính phủ Trung Quốc lo lắng về nhiều tác động tiêu cực. Vài năm trước, không ít các vụ bê bối tại khu vực gần giáp biên giới Lào đã khiến chính phủ Trung Quốc phải mạnh tay can thiệp. Thế nhưng với trường hợp Campuchia, mọi chuyện sẽ có thể khó khăn hơn, bởi đường đi từ Trung Quốc đến Campuchia phức tạp hơn

Hoàng Minh Thủy
 
Kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia​

Chinhphu.vn - Tối 21/6, Lễ Kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967 - 24/6/2012) đã diễn ra tại Hà Nội, trong không khí thân mật, thắm đượm tình anh em giữa hai nước

IMG_0604copy.jpg

Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời​

Đến dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hun Phan-ny, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời. Ngày 24/6/1967, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu trang sử mới trong quan hệ giữa hai dân tộc láng giềng anh em

Suốt 45 năm qua, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, nhân dân hai nước đã luôn kề vai sát cánh bên nhau, dành cho nhau sự ủng hộ to lớn, sự giúp đỡ quý báu vì sự nghiệp độc lập dân tộc, vì quyền được sống trong tự do, hạnh phúc và xây dựng đất nước phồn vinh

Thời gian qua, mối quan hệ tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển nhanh chóng, đặc biệt trên lĩnh vực hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư, đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước

Kim ngạch thương mại hai nước đã tăng từ 1,8 tỷ USD năm 2010 lên 2 tỷ USD trong năm 2011. Lãnh đạo hai nước đã khẳng định chắc chắn kim ngạch trao đổi giữa hai nước sẽ tiếp tục tăng lên 5 tỷ USD trong 5 năm tới

Sự kiện lớn sắp diễn ra là vào ngày 24/6/2012, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun-sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chứng kiến Lễ khánh thành cột mốc biên giới số 314 tại khu vực giáp biên tỉnh Kampot (Campuchia) và tỉnh Kiên Giang (Việt Nam), đồng thời chủ trì Hội thảo hợp tác đầu tư Việt Nam - Campuchia lần thứ 3 tại tỉnh Kiên Giang

Ông Hun Phan-ny, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam, phấn khởi bày tỏ tình cảm của nhân dân Campuchia luôn luôn ghi nhớ và biết ơn sâu sắc trước sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong công cuộc giải phóng đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot năm 1979 và điều này đã được khắc ghi trong những trang lịch sử của hai đất nước

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Campuchia, ông Hun Phan-ny chúc tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển và bền vững để tiến tới hoàn thành các mục tiêu chung trong hội nhập ASEAN năm 2015 sắp tới, xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và đồng nhất
 
45 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia​

Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong những năm qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước là anh em gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi. Thiên nhiên nhân hậu đã cho dòng sông Mê Công chảy qua hai nước, tưới mát cho những cánh đồng lúa bát ngát dọc đôi bờ, mang cá tôm nuôi dưỡng con người, làm nên cuộc sống trù phú của nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia. Dòng Mekong cũng chứng kiến mối tình hữu nghị đoàn kết keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển

Ngược dòng thời gian 45 năm trước, ngày 24/6/1967 đã đánh dấu sự kiện quan trọng hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khi nhân dân Việt Nam còn đang trong giai đoạn đấu tranh khốc liệt chống giặc ngoại xâm. Đây là sự ủng hộ có ý nghĩa cao cả của Campuchia đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sự kiện này cũng khẳng định sự ủng hộ chân tình của nhân dân Việt Nam đối với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, nền trung lập của Vương Quốc Campuchia do Cựu Quốc Vương Norodom Shihanouk đứng đầu. Chào mừng sự kiện có ý nghĩa quan trọng này, trong chuyến thăm hữu nghị cấp nhà nước tới Campuchia từ ngày 6-8/12/2011 của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí lấy năm 2012 là Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân hai nước đã tích cực hưởng ứng năm hữu nghị, đã và đang tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, đặc biệt là Lễ Mít tinh trọng thể kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước

45 năm kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao là thời kỳ lịch sử đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Campuchia, khi nhân dân hai nước anh em đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì quyền được sống trong tự do, hạnh phúc và xây dựng đất nước phồn vinh

Sau những năm tháng cùng kề vai sát cánh, đồng cam, cộng khổ bên nhau tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân, đế quốc, lẽ ra nhân dân hai nước cùng được hưởng hòa bình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng tập đoàn Pol Pot đã tiến hành chính sách diệt chủng tàn khốc, giết hại hàng triệu người dân Campuchia, xoá bỏ đến tận gốc mọi cơ sở xã hội, đẩy dân tộc Campuchia vào thảm họa bị diệt chủng

Tập đoàn Pol Pot còn tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, gây nên những tội ác tày trời đối với nhân dân Việt Nam. Trước tình hình đất nước Campuchia nguy vong, các lực lượng cách mạng yêu nước chân chính của Campuchia đã vùng dậy, lập nên Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia để tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bè lũ diệt chủng

Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia, đồng thời cũng để thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình, các chiến sỹ Quân tình nguyện Việt Nam đã không quản hy sinh, sát cánh cùng Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ thần tốc, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đưa đến thắng lợi ngày 7/1/1979 của Cách mạng Campuchia

Với thắng lợi lịch sử này, nhân dân Campuchia đã khép lại một trang sử đen tối, đau thương của dân tộc mình, thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, hoà bình, tự do và phát triển cho đất nước Campuchia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước phát triển lên một giai đoạn mới, gắn bó, tin cậy lẫn nhau. Sau sứ mệnh lịch sử vô tư, trong sáng, nhiều Đoàn chuyên gia và Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình đối với nhân dân Campuchia và về nước

Sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong những năm qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước

Hai bên tiếp tục duy trì truyền thống trao đổi các đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân. Qua các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước đều khẳng định quyết tâm cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước và coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước

Chuyến thăm Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni tháng 6/2010 cũng như chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 8/2010 và đặc biệt chuyến thăm hữu nghị Nhà nước Campuchia mới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6-8/12/2011) có ý nghĩa to lớn, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, thắt chặt quan hệ láng giềng tốt đẹp, tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước

Trong dịp này, Thái Thượng hoàng Norodom Shihanouk đã nói rằng “Campuchia và Việt Nam là hai nước không thể tách rời, mối quan hệ quý báu giữa hai nước cần được phát huy trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước”

Hợp tác chặt chẽ giữa hai nước được thực hiện qua các cơ chế như Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, Hội nghị Hợp tác Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam - Campuchia, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư được tổ chức hàng năm, đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác trên mọi lĩnh vực

Đặc biệt, một số tỉnh thành của hai nước tuy không có chung biên giới, nhưng cũng tích cực thúc đẩy quan hệ kết nghĩa, ký các thỏa thuận hợp tác, điển hình như các cặp quan hệ Thành phố Hồ Chí Minh - Phnom Penh, Hải Phòng - Sihanouk Ville và gần đây có thêm nhiều tỉnh thành của hai nước đang đi theo hướng hợp tác tích cực này

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước cũng đã phát triển nhanh chóng. Năm 1997-1999, kim ngạch thương mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng 130-150 triệu USD/năm, nhưng từ năm 2005, kim ngạch thương mại hai nước tăng trung bình khoảng 30-40%/năm. Cụ thể là năm 2007 đạt hơn 1,2 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 1,33 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,8 tỷ USD, năm 2011 đạt 2,8 tỷ USD

Hai nước phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5 tỷ USD trong 5 năm tới. Hiện nay, Việt Nam đã có hơn 100 dự án được cấp phép đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn trên 2,2 tỷ USD, tập trung trên các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, năng lượng, trồng cây cao su, chế biến nông sản

Cùng với sự phát triển tốt đẹp của mối quan hệ chung giữa hai nước, các cơ quan, lực lượng chức năng và các địa phương biên giới Việt Nam và Campuchia đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ để sớm hoàn thành công tác này theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước

TTg2nuocbenphiacotmocVN.jpg

TTg Nguyễn Tấn Dũng và TTg Campuchia Samdech Hunsen
bên cột mốc phía Việt Nam​

Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen cùng dự Lễ Khánh thành cấp nhà nước cột mốc số 314, cột mốc cuối cùng trên đường biên giới trên bộ (thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam và tỉnh Kam Pốt của Campuchia) vào đúng ngày kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/2012) thể hiện quyết tâm cao của Lãnh đạo và lòng mong muốn của nhân dân hai nước trong việc xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững

Quan hệ giữa Mặt trận, Hội phụ nữ, tổ chức thanh niên, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia cũng ngày càng được tăng cường với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, qua đó góp sức vào việc giữ gìn, vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước

Hai nước vẫn dành cho kiều dân của nhau nhiều thuận lợi nhằm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện bình đẳng cho họ tham gia đóng góp nhiều hơn nữa vào công cuộc xây dựng đất nước nơi họ sinh sống. Giao lưu nhân dân, nhất là ngành du lịch giữa hai nước ngày càng phát triển. Năm 2011, Việt Nam trở thành nước đứng đầu về lượng du khách đến Campuchia với số lượng khoảng 600.000 lượt người

Hợp tác về giáo dục đào tạo vẫn luôn là ưu tiên cao trong quan hệ giữa hai nước. Hàng năm, Việt Nam và Campuchia vẫn dành cho nhau hàng trăm suất học bổng dài hạn và ngắn hạn cho sinh viên, nghiên cứu sinh, cán bộ của các bộ, ngành và địa phương của hai nước. Trong lĩnh vực y tế, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành y tế Việt Nam vẫn dành cho người dân Campuchia sống dọc biên giới Việt Nam được hưởng chế độ khám chữa bệnh ưu đãi như đối với người Việt Nam

Ngoài ra ngành y tế còn thường xuyên cử các đoàn bác sỹ Việt Nam sang khám, mổ mắt miễn phí cho người Campuchia. Đó là những việc làm cụ thể, rất có ý nghĩa của tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng anh em. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu văn hóa, trong đó có việc tổ chức “Tuần Văn hóa” của hai nước theo hình thức luân phiên thường niên đã phát huy vai trò là “cầu nối” giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước

Không chỉ trong khuôn khổ song phương, hai nước cũng ngày càng hợp tác, gắn bó và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như hợp tác ba nước Campuchia – Lào - Việt Nam (CLV), hợp tác bốn nước Campuchia – Lào – Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong(ACMECs), Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ASEM, Liên Hợp Quốc (UN)...

Hiện nay, Campuchia đang đảm đương vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2012, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và chân thành chúc Campuchia hoàn thành trọng trách của mình. Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia cũng có những bước phát triển tích cực. Hai bộ vừa tiến hành Cuộc Giao lưu lần thứ 3 và thỏa thuận sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp này

Với lịch sử giàu truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau vô tư, trong sáng như vậy, quan hệ hai nước sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tầm cao mới. Điều thuận lợi cơ bản là nhân dân hai nước trải qua thăng trầm của lịch sử đã kề vai sát cánh bên nhau trên tinh thần tin cậy. Lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm tiếp tục cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Campuchia phát triển nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước

Sự trao đổi thường xuyên các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề và đường lối đúng đắn cho mối quan hệ giữa các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân hai nước. Các cơ chế hợp tác đa dạng góp phần đưa quan hệ hữu nghị giữa hai nước phát triển theo hướng tích cực, hiệu quả, phù hợp với lợi ích của hai nước. Chính vì lẽ đó, hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước đang phát triển thuận lợi. Những chính sách ưu đãi về thương mại, đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ mối quan hệ buôn bán và đầu tư giữa hai nước

Các dự án cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông, hệ thống chợ biên giới… đang được triển khai sẽ là nền tảng quan trọng cho việc phát triển kinh tế vùng biên giới hai nước nói riêng và tăng cường hợp tác về kinh tế giữa hai nước nói chung. Nền văn hóa đặc sắc của hai nước đã là động lực mạnh mẽ cho giao lưu giữa nhân dân hai nước trong thời gian tới. Số lượng du lịch của Việt Nam tới Campuchia gia tăng sẽ góp phần thúc đẩy ngành du lịch của đất nước bạn Campuchia phát triển hơn nữa

Trên cơ sở những thuận lợi cơ bản đó và với quyết tâm của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới

Nhìn lại chặng đường lịch sử gắn bó, phát triển, nhất là giai đoạn 45 năm qua, chúng ta vui mừng về những thành tựu mà nhân dân hai nước đã đạt được, về mối quan hệ mật thiết gắn bó tương trợ lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được củng cố và phát triển. Dòng Mekong vẫn hàng ngày mang nặng phù sa màu mỡ chăm bón cho mùa màng của nhân dân hai nước tốt tươi. Dòng sông hòa bình sẽ mãi mãi chứng kiến mối tình hữu nghị bền chặt, sắt son giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia

Phạm Bình Minh
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
 
Sức hút từ thị trường Campuchia​

7b223_sieuthivietnam.jpg

Siêu thị Việt Nam tại thị trường Campuchia​

- Thị trường Campuchia trước đây phủ đầy hàng Thái Lan và Trung Quốc, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được các khoảng trống để thâm nhập và thêm nhiều doanh nghiệp khác đang mở rộng kinh doanh, tiến vào thị trường này trong khi thị trường trong nước đang gặp khó khăn

Tháng 7 này, doanh nghiệp tư nhân bánh kẹo Á Châu (ABC Bakery) sẽ mở thêm một tiệm bánh ở Campuchia, nâng số tiệm bánh ở thị trường này lên con số 4. Tổng giám đốc ABC Bakery, ông Kao Siêu Lực, cho biết mục tiêu của doanh nghiệp ông ở thị trường này là 10 chi nhánh trong thời gian tới

Để chuẩn bị cho sự phát triển mới, ông Lực cho biết ABC Bakery đang tính chuyện thành lập một phân xưởng sản xuất bánh ở Campuchia để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao ở đây

Công ty cổ phần phân bón Bình Điền khi khảo sát thị trường chỉ nhìn thấy hàng của Thái Lan và Philippines phủ khắp nhưng thị trường này vẫn còn cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Lê Quốc Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, các nhà sản xuất Thái Lan và Philippines chỉ xuất hàng sang bán là xong, và khoảng trống chăm sóc khách hàng bằng cách huấn luyện người dân sử dụng phân đúng cách chính là thị trường của hàng Việt Nam

Vì thế Bình Điền bắt tay vào chiến dịch huấn luyện người nông dân, đồng thời kết hợp với các nhà khoa học người Campuchia và Việt Nam để nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phù hợp. Kết quả là năng suất trồng lúa, cà phê và hoa màu của những người dân được nâng lên rõ rệt. Sản lượng lúa trước đây bình quân chỉ chừng 2 tấn, lần lượt được nâng lên 5 tấn/hectare, và có nơi 7-8 tấn

Năm 2011, Bình Điền xuất khẩu sang Campuchia 90.000 tấn, và kế hoạch năm 2012 là 130.000 tấn

Từ chỗ chưa có chỗ đứng, đến nay thị phần của Bình Điền, theo ông Phong, chiếm tới 50-60% ở Campuchia

Thị trường 15 triệu dân của Campuchia đang là đích đến hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang chật vật giải quyết bài toán kinh doanh hiện nay

Theo các chuyên gia, hầu hết hàng tiêu dùng của Campuchia đều phải nhập khẩu, vì thế giá hàng hóa ở đây thường cao hơn Việt Nam 40-50%, có những mặt hàng cao hơn tới 70-120%

Trước đây, hàng Việt Nam ở Campuchia chịu tai tiếng là hàng giá rẻ, chất lượng thấp do nhiều doanh nghiệp khi thị trường trong nước khó khăn bèn tìm cách tống hàng tồn sang đây. Nhưng, đến nay đã không còn tư duy đó nữa mà các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược thâm nhập bài bản, với hàng hóa chất lượng và quảng bá thương hiệu

Chẳng hạn, Công ty Đại Đồng Tiến hiện có đội quân gồm 100 chiếc xe Tuk-Tuk, loại xe phổ biến ở Campuchia, để chạy trên đường quảng cáo thương hiệu và các sản phẩm nhựa của mình

Sản phẩm nhựa gặp sự cạnh tranh rất lớn từ Thái Lan, nhưng theo ông Tăng Quang Trọng, Giám đốc thương mại của Đại Đồng Tiến, khoảng trống để đưa hàng vào còn nhiều, và tiềm năng của thị trường Campuchia là rất lớn

Sau khi khảo sát và phân tích thị trường, Đại Đồng Tiến bắt tay vào thiết lập hệ thống phân phối của mình, bắt đầu từ các chợ sau đó đến các cửa hàng trên các tuyến phố chính. Chỉ sau một năm, doanh số của công ty tăng lên 25 lần. Trong doanh thu dự kiến 1.400 tỉ đồng của Đại Đồng Tiến năm 2012, thị trường Campuchia chiếm khoảng 2%

Đến nay, đã có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở Campuchia, chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, tài chính

Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Campuchia năm 2011 đạt 2,829 tỉ đô la Mỹ, tăng 54,75 % so với mức 1,828 tỉ đô la Mỹ năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2012, giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua thị trường này đạt hơn 1,18 tỉ đô la Mỹ, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước
 
42 triệu USD xây bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh​

benhvien_1273985828.jpg

Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh được xây dựng trên diện tích 50.000m2, tại quận Meanchey, cách trung tâm thủ đô Phnom Penh khoảng 10km, với kinh phí xây dựng hơn 42 triệu USD

Lễ động thổ xây dựng Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy-Phnom Penh - một liên doanh giữa công ty cổ phần Đầu tư Y tế Sài Gòn của Việt Nam và công ty Sokimex của Campuchia đã diễn ra sáng 15/5, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia)

Bệnh viện Chợ Rẫy-Phnom Penh được xây dựng trên diện tích 50.000m2, tại quận Meanchey, cách trung tâm thủ đô Phnom Penh khoảng 10km, với kinh phí xây dựng hơn 42 triệu USD

Theo thiết kế, bệnh viện gồm hai tòa nhà năm tầng. Tất cả trang thiết bị của bệnh viện sẽ được đầu tư hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu, với tối thiểu 500 giường bệnh phục vụ công tác khám và điều trị bệnh

Bệnh viện được dự kiến hoàn thành sau hai năm xây dựng và tạo việc làm cho khoảng hơn 300 người

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đánh giá cao việc xây dựng Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy-Phnom Penh và coi đây là kết quả cụ thể của Hội nghị đầu tư giữa hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia hồi tháng 12/2009, một bằng chứng mới sinh động về quan hệ láng giềng tốt đẹp và tình hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Chợ Rẫy-Phnom Penh được ra đời theo tinh thần hợp tác giữa chính quyền thành phố Phnom Penh và Thành phố Hồ Chí Minh

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đánh giá cao sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh trong dự án y tế này, coi đây là minh chứng cho sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục ngày càng phát triển

Thủ tướng nhấn mạnh bệnh viện này sẽ không chỉ giúp người dân Campuchia cải thiện sức khỏe, tiết kiệm tài chính và thời gian, mà còn tạo điều kiện cho đội ngũ thầy thuốc Campuchia nâng cao tay nghề và học hỏi chuyên môn của các bác sĩ Việt Nam
 
Trung Quốc đổ hàng tỉ USD vào Campuchia​

- Trong năm năm qua, quan hệ Campuchia - Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn lúc nào hết, trong đó có việc Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ USD vào quốc gia nghèo này ở Đông Nam Á

577368.jpg

Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong đã cảm ơn Trung Quốc về việc trợ giúp 430.000 USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN !​

Báo Phnom Penh Post dẫn nguồn từ Hội đồng Phát triển Campuchia cho biết đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào nước này năm 2011 đạt 1,192 tỉ USD, tăng 71,82% so với năm 2010. Con số này cao gần 10 lần so với đầu tư của Mỹ vào Campuchia

Giúp đỡ không kèm điều kiện nào

"Bạn nghĩ rằng sau 99 năm khu đất này sẽ được trả lại cho Campuchia ? Bạn nghĩ là người Trung Quốc sẽ bị đá ra ? Không đời nào. Điều này là vĩnh viễn"

Ông Chut Wutty - một nhà hoạt động xã hội của Campuchia - dự báo và nhận định các hoạt động của Union Group là “có mùi thuộc địa”


Tờ Phnom Penh Post tháng 5 cho biết Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đang dự định đầu tư 235 triệu USD vào hai siêu dự án ở Campuchia

Một là dự án xây dựng nhà máy thép. Hai là dự án đầu tư vào một kênh truyền hình ở Campuchia và hiện đại hóa hệ thống truyền hình số

Vào tháng 2 năm nay, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cũng đã cho Campuchia vay 302 triệu USD để xây dựng đường sá và các dự án thủy lợi. Đây là khoản vay bổ sung vào khoản vay 198,2 triệu USD hồi tháng 8-2010

Trung Quốc còn là nước viện trợ lớn nhất vào Campuchia với những khoản viện trợ không điều kiện. Với những khoản viện trợ dễ dãi như vậy, Campuchia sẽ ít bị phụ thuộc vào các “nhà hảo tâm” phương Tây, vốn luôn đưa ra những điều kiện khắt khe về tính minh bạch và nhân quyền

Theo các thư tín ngoại giao của Mỹ được WikiLeaks tiết lộ, đổi lại những khoản viện trợ không điều kiện này, các công ty Trung Quốc được “tiếp cận nguồn tài nguyên và khoáng sản dồi dào” của Campuchia

Cùng lúc, Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tại Campuchia. Tháng 12 năm ngoái, Tập đoàn Sinohydro của Trung Quốc đã hoàn thành nhà máy thủy điện Kamchay và là nhà máy điện quy mô lớn đầu tiên của Campuchia

Một công ty Trung Quốc cũng đầu tư vào một nhà máy nhiệt điện gần Sinhanoukville. Hồi tháng 6, với khoản vay 102 triệu USD của Trung Quốc, Campuchia đã cho xây dựng một con đập mới ở tỉnh Battambang

Một công ty Trung Quốc không được nêu tên cũng sẽ đầu tư gần 400 triệu USD vào một nhà máy nhiệt điện có công suất 300MW ở tỉnh Kampot. Dự án sẽ được động thổ vào tháng 11 này. Campuchia sẽ dành 1.000ha cho dự án này với 600ha cho nhà máy điện và 400ha cho khu du lịch, kinh doanh và nhà ở. Phnom Penh Post dẫn lời tỉnh trưởng Kampot Khoy Khunhour khẳng định “điều này là quan trọng và chúng ta cần những đầu tư như vậy”

Nhà báo Mỹ Robert Carmichael trong một bài viết được phát trên VOA cho biết trong năm năm qua, Trung Quốc đã trở thành nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng nhất của Campuchia. Từ năm 2006 đến nay, chính quyền Phnom Penh đã phê chuẩn các dự án đầu tư của Trung Quốc trị giá 6 tỉ USD, và Trung Quốc cũng đã cấp cho Campuchia những khoản tài trợ không hoàn lại cùng những khoản cho vay trị giá hơn 2 tỉ USD. Những khoản tiền này là rất lớn đối với Campuchia, nước có GDP khoảng 10 tỉ USD

Ông Cheang Vanrarith, người đứng đầu Viện Hợp tác và hòa bình Campuchia, thừa nhận đầu tư và viện trợ của Trung Quốc ở Campuchia cũng mang lại những lợi ích khác cho Trung Quốc. “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có lẽ nhìn xa hơn những quyền lợi kinh tế trước mắt để hướng tới những quyền lợi chiến lược trong khu vực này. Vì Trung Quốc thường tự xem mình là trung tâm của vũ trụ”

577369.jpg

Một “Angkor Wat trên biển” rộng 36.000ha đang được xây dựng trong dự án của Trung Quốc ở Botum Sakor​

“Đây là Trung Quốc”

Tập đoàn phát triển liên hợp Thiên Tân (Union Group) đang đầu tư vào một khu nghỉ dưỡng và sòng bài lớn ở Botum Sakor thuộc tỉnh duyên hải Koh Kong hướng ra vịnh Thái Lan

Theo Luật đất đai của Campuchia năm 2001, việc cho thuê đất làm kinh tế vượt quá 10.000ha là bị cấm. Nhưng Union Group lại thuê được đến 36.000ha đất ở Botum Sakor với thời hạn đến 99 năm. Năm ngoái, Union Group lại được thuê thêm 9.100ha đất để xây dựng đập thủy điện

Union Group có tham vọng biến 36.000ha này thành một “Angkor Wat trên biển”, bao gồm hệ thống đường sá, sân bay quốc tế, cảng biển cho các du thuyền lớn, khu căn hộ chung cư, khách sạn, bệnh viện, sân golf, sòng bài. Union Group sẽ đổ 3,8 tỉ USD vào dự án này ở Botum Sakor, vốn bao phủ một khu vực có diện tích gần bằng một nửa đất nước Singapore

Một con đường cao tốc bốn làn xe xuyên qua rừng già cũng được xây dựng với chi phí 1,1 triệu USD/dặm. Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội lo ngại việc xây con đường sẽ tiếp tay cho bọn buôn gỗ lậu và khiến rừng bị phá hủy nhanh hơn

Giám đốc Tổ chức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở Phnom Penh Chut Wutty lo ngại các công viên quốc gia và nơi trú ẩn của các loài động vật hoang dã ở Campuchia sẽ sớm bị xóa sổ

Các công trường dọc đường cao tốc này còn là nơi ở của nhiều kỹ sư Trung Quốc và được lính Campuchia canh gác cẩn mật. Khi muốn tiếp cận khu resort ở Botum Sakor, phóng viên của Reuters đã bị một nhân viên kiểm lâm chặn lại và dọa sẽ gọi quân cảnh đến hỗ trợ. “Đây là Trung Quốc”, Reuters trích nguyên văn lời viên kiểm lâm này cho biết lý do

Không chỉ lo ngại cho môi trường của công viên quốc gia Botum Sakor bị phá hoại, người dân địa phương còn bức xúc vì dự án này đang cướp đi nguồn kiếm sống duy nhất của họ là đánh bắt thủy sản. Ngư dân địa phương cũng nói họ bị đuổi khỏi nơi sinh sống. Ông Srey Khmao, 68 tuổi, nói: “Chúng tôi sống yên bình ở đây cho đến khi Union Group đe dọa dân làng và bảo chúng tôi phải dỡ bỏ đồ đạc”

Một chủ cửa hàng bán rau quả là Chey Pheap, 42 tuổi, nói ông tức giận nhưng chẳng làm gì được. Ông kể dân làng sẽ phải sớm di chuyển vào sâu trong đất liền 10km. “Không có việc làm, không có nước, không có trường học, không có đền chùa. Chỉ có sốt rét mà thôi” - ông Chey Pheap mô tả chỗ ở mới của dân làng

Nhorn Saroen, 52 tuổi, là một trong số hàng trăm gia đình phải chuyển đi khỏi làng chài của mình, kể: “Chúng tôi được bảo đó là đất của người Trung Quốc và chúng tôi không được đốn hạ một cây nào ở đây hết”

Reuters nêu rõ khu đất thuê của Union Group ở Botum Sakor có thể dễ dàng tiếp cận cả vịnh Thái Lan lẫn biển Đông

Chuyện đã rõ

Từ đầu năm 2012 đến nay, liên tiếp diễn ra những chuyến thăm Campuchia của các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao Trung Quốc cùng kèm theo những “món quà” có ý nghĩa. Vào thời điểm này, Campuchia lại đang giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN

Mở đầu là vào cuối tháng 2 với “món quà đầu tiên” khi Trung Quốc trợ giúp Campuchia trang thiết bị trị giá 430.000 USD để tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN mà Campuchia là nước chủ nhà. Đón nhận sự trợ giúp này tại một buổi lễ ở trụ sở Bộ Ngoại giao Campuchia

Ngoại trưởng Hor Namhong đã mô tả nào là “Trung Quốc là nước đầu tiên chủ động trợ giúp dù Campuchia chưa chính thức lên tiếng”, nào là “Trung Quốc luôn là nước bạn bè số một của Campuchia và đã liên tục viện trợ cho Campuchia trên nhiều lĩnh vực”, nào là “món quà hôm nay rất đúng lúc và quý hơn giá trị thực tế của nó”, nào là “món quà của Trung Quốc hôm nay càng khẳng định thêm tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước sẽ ngày càng gắn bó trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư” !

Cuối tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã thăm Campuchia với cam kết ủng hộ Campuchia trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và nỗ lực của phía Campuchia khi làm chủ tịch luân phiên ASEAN. Hai nước nhất trí tiếp tục quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện và ký một loạt văn bản hợp tác song phương

Tiếp đó vào cuối tháng 5, chỉ vài ngày trước Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Phnom Penh, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã đến thăm Campuchia và cùng Bộ trưởng quốc phòng Campuchia Tea Banh ký nghị định thư về hợp tác song phương. Theo đó, Trung Quốc sẽ giúp Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc phòng

Ngày 10-7, ngay trước thềm Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã có cuộc gặp trước với Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Đề cập đến những “món quà” của Bắc Kinh, TTXVN trong bản tin đã bình luận: “Nhiều nhà phân tích ở Campuchia nói rằng việc Trung Quốc chủ động giúp Campuchia càng làm dấy lên lo ngại gần đây về tính trung lập của Campuchia khi đề cập đến nhiều vấn đề nhạy cảm, trong đó có vấn đề biển Đông vốn là nơi đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và nhiều nước ASEAN”

Việc Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không ra được tuyên bố chung xem như đã rõ

Việt Phương - Trung Nguyễn
Phnom Penh Post, Reuters
 
Top