What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Club

LOBBY.VN

Administrator
Nghệ thuật Lobby

2 năm trước, FPT làm đủ loại hồ sơ, đủ loại ‘lobby’… nhưng hồ sơ của doanh nghiệp công nghệ này chìm nghỉm trong đống 1.500 hồ sơ khác. Bất ngờ là mới đây, FPT đã nhận được cái gật đầu từ CEO của tập đoàn sản xuất máy bay 200 tỷ USD chỉ nhờ vào một ý tưởng của một nhân viên còn rất trẻ

FPT - một doanh nghiệp Việt Nam vốn hóa thị trường chưa tới 1 tỷ USD gửi hồ sơ đến tập đoàn sản xuất máy bay số 1 của Pháp quy mô 200 tỷ USD, tương đương quy mô cả nền kinh tế Việt Nam (GDP Việt Nam 2016 mới ở mức 198 tỷ USD)

Nhắc đến câu chuyện này, ông Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch HĐQT FPT Software – ví von câu chuyện này nghe khập khiễng không khác gì “một công ty phần mềm ở Mù Cang Chải đến gặp ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT FPT – đề nghị làm đối tác chiến lược”

“Tất nhiên chúng tôi sẽ từ chối”, ông Tiến nói

Và chuyện “tất nhiên” đó cũng diễn ra với FPT khi 2 năm trước, hồ sơ của doanh nghiệp này chìm nghỉm trong đống hồ sơ của 1.500 doanh nghiệp gửi tới doanh nghiệp 200 tỷ USD kia

Cái gật đầu của CEO Tập đoàn 200 tỷ USD sau ý tưởng của một nhân viên mới vào nghề

Trong cuộc gặp hiếm hoi được bố trí với hãng sản xuất máy bay này, ông Trương Gia Bình mở đầu bằng câu hỏi: “Trong cuộc cách mạng Digital Transformation thì doanh nghiệp ông định làm gì ?”

Digital Transformation là việc chuyển dịch sang số hóa với những trụ cột công nghệ như mạng xã hội - Social, công nghệ di động - Mobility, phân tích dữ liệu lớn - Big Data Analytics và điện toán đám mây – Cloud, gọi tắt là S.M.A.C

CEO của hãng sản xuất máy bay này bất ngờ trước câu hỏi của ông Bình cũng như bất ngờ khi biết FPT đã đầu tư vào IoT (Internet vạn vật), Cloud Services (dịch vụ đám mây)...

Và vị CEO này hỏi tiếp: “Các bạn có thể làm gì cho chúng tôi xem được không ?”

“Tôi và anh Bình không trình bày được. Rất may, có một bạn rất trẻ trình bày: Tôi có idea này trên máy bay của ông. Ngay lập tức, chúng tôi được chấp nhận”, ông Hoàng Nam Tiến kể lại

Ý tưởng của bạn trẻ này tương tự như ý tưởng của các Startup, vô cùng đơn giản. Khi bay trên không 10 km, chúng ta không thấy gì dưới mặt đất. Tận dụng điều này, bạn ấy đã tạo một ứng dụng cực nhanh trong vòng mấy tuần. Theo đó, khi máy bay đang bay thì màn hình trên máy bay sẽ cung cấp cho hành khách thông tin dưới mặt đất

“Ví như đang bay qua Iran chẳng hạn, thiết bị này sẽ nói cho khách hàng biết Iran là 1 nước Hồi giáo. Đất nước này liên quan đến Việt Nam bởi nơi đây có mộ ông Alexandre de Rhodes – người tạo ra chữ quốc ngữ (để phiên âm tiếng Việt - pv). Bay qua Frankfurt, thiết bị này sẽ nói đây là quê hương đại văn hào Goethe… Tức, máy bay của hãng đó sẽ phân biệt với tất cả các loại máy bay khác chỉ bởi một ứng dụng vô cùng nhỏ”, ông Tiến kể

“Tôi chắc chắn các bạn biết code trong vòng 2 tuần có thể làm được ứng dụng đó. Chỉ nhờ một ứng dụng nhỏ như vậy, CEO của một tập đoàn 200 tỷ USD đã đồng ý cho chúng tôi trở thành đối tác, mà trước đó 2 năm, chúng tôi làm đủ loại hồ sơ, đủ loại "lobby"… nhưng họ im lặng”

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc người nhân viên trẻ nói trên còn ở lại FPT Software hay đã tách ra Startup, ông Tiến cười: “Tôi nghĩ những người giỏi như bạn ấy chắc sẽ bỏ tôi mất. Mừng là bạn ấy chưa bỏ tôi!... Nếu như không có việc nhỏ, không có ý tưởng xuất sắc như trên từ các bạn chuyên làm Startup, chắc chắn chúng tôi không có vị trí như ngày hôm nay”

Trong năm 2016, FPT Software cũng đã phát động chiến dịch Digital Transformation và treo giải thưởng 10.000 USD cho đề xuất chiến lược mở rộng kinh doanh xuất sắc nhất

Bảo Bảo
 
Last edited:
Hiểu văn hóa trước khi hiểu hàng hóa

528_cs_hieuvanhoa_b281467_sonpham2_141359810.jpg

Trong đàm phán, đôi khi chỉ cần biết cách thay đổi thái độ hay thấu hiểu đối tác muốn gì, cần gì, bạn có thể xoay chuyển cục diện đàm phán

Như thường lệ, tôi cố thu xếp gặp khách hàng Mỹ từ những ngày đầu năm, trước hết do Mỹ là thị trường lớn nhất của thị trường hàng hóa trong đó có hạt tiêu và cà phê

Năm nay, tình hình chung cho thấy, khách hàng ở Mỹ rất lo lắng với vị Tổng thống khó đoán Donald Trump. Một đại lý cà phê của Phúc Sinh trong câu chuyện cà phê sáng tâm sự là “rất lo âu và không biết kinh tế và chính sách sẽ thay đổi như thế nào”. Những lo âu của đại lý này sẽ ảnh hưởng nhiều tới quyết định kinh doanh của Công ty Phúc Sinh tại thị trường Mỹ trong năm nay và những năm tới. Đó cũng chính là mục đích của những chuyến đi hằng năm của tôi tại nhiều thị trường: “Hiểu văn hóa, hiểu khách hàng trước khi hiểu hàng hóa” là vậy

Tôi luôn cho rằng muốn kinh doanh thành công, trước hết phải hiểu văn hóa của đối tác. Trong đàm phán, đôi khi chỉ cần biết cách thay đổi thái độ hay thấu hiểu đối tác muốn gì, cần gì, bạn có thể xoay chuyển cục diện đàm phán. Vì vậy, văn hóa kinh doanh sẽ ảnh hưởng tới mọi quyết định kinh doanh, hay duy trì mối quan hệ làm ăn ở mức độ nào. Khi kinh doanh ở châu Âu, tôi thấy rõ sự khác biệt về văn hóa giữa miền Nam và miền Bắc. Ở các nước Tây Âu như Hà Lan và Đức, Thụy Sĩ, bạn đến không ai đón và phải tự làm mọi thứ, giống tại Mỹ. Còn miền Nam Âu, Tây Ban Nha, Ý và Nam nước Pháp, bạn được đón ở sân bay và mời ăn tối. Đối tác tại các nước Hà Lan và Bỉ hay Pháp hay mời khách ăn một bữa. Ở Thụy Sĩ, Tây Đức thì không, chỉ làm ăn, gặp gỡ và nếu muốn ăn, khách phải tự ra quán

Quay trở lại chuyến đi Mỹ, tôi bay đến Milwaukee (bang Wisconsin) trong thời tiết lạnh giá. Ai cũng nghĩ giới kinh doanh Mỹ đi nhiều, nhưng vài công ty lớn tôi gặp ở đây, người quản lý chưa bao giờ ra khỏi nước Mỹ. Vì vậy, mình cố hiểu văn hóa của họ là chính chứ mong chờ họ hiểu văn hóa châu Á thì hơi khó. Nếu không có tinh thần cởi mở thì làm việc ở Mỹ là một thách thức vì văn hóa quá khác biệt. Chẳng hạn, sau mọi bữa ăn gặp gỡ đối tác, người thanh toán chi phí luôn là đại lý của chúng tôi. “Sao người mua không thanh toán, chúng ta bay nửa vòng trái đất, họ không mời nổi một ly nước?”, tôi thắc mắc. Câu trả lời là: “Ở Mỹ, người bán hay đại lý phải trả các bữa ăn. Làm ăn với các công ty Mỹ rất thực tế, khá nhanh và lạnh. Nhưng Mỹ là thị trường rộng lớn và không quá khó tính, phù hợp với sự phát triển của mình. Vì vậy, họ vẫn là một trong những lựa chọn tốt nhất”


Ngày cuối cùng, tôi đi thăm một khách hàng ở thành phố Philadelphia cùng với anh Kai. Anh là người châu Á duy nhất trong 5 đại diện hàng hóa tại Mỹ. Tôi hỏi một quản lý trong công ty toàn người da trắng này: “Nếu phỏng vấn mà có người châu Á đủ trình độ, ông có nhận không ?”. Ông này trả lời là có. “Vậy tại sao tôi làm việc hơn 15 năm với thị trường Mỹ mà chỉ gặp duy nhất một người châu Á trong lĩnh vực hàng hóa và gia vị ?”, tôi hỏi

Hỏi và đồng thời tôi chia sẻ câu chuyện về ngành cà phê tại Việt Nam. Việt Nam là nước cung cấp 30% sản lượng cà phê trên thế giới nên có rất nhiều công ty mở văn phòng đại diện ở Việt Nam. Ở những công ty này, một sinh viên thực tập hay mới làm việc người nước ngoài cũng có cơ hội đi các nước để tham quan, gặp gỡ đối tác. Những người trẻ này sẽ tích lũy kinh nghiệm, mối quan hệ làm ăn nhanh và rộng, giúp ích rất nhiều cho công ty sau này, đặc biệt nếu muốn cất nhắc họ trở thành những quản lý tương lai

Điều này trái ngược với các công ty Việt Nam vì những nhân viên trẻ ít có cơ hội đi nước ngoài để cọ xát. Nhận thấy điều này, Phúc Sinh luôn cử nhân viên đi khắp nơi để họ có cơ hội tiếp xúc và va chạm với thị trường quốc tế từ rất sớm. Thực tế, chúng tôi đã gặt hái rất nhiều trái ngọt sau 4-5 năm theo đuổi chính sách này. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng của Phúc Sinh luôn tăng trưởng cao. Chẳng hạn, riêng tiêu của Phúc Sinh chiếm 8% thị phần xuất khẩu tiêu toàn cầu mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu tiêu của Công ty năm 2016 là 162,43 triệu USD. Nhiều đối tác nước ngoài gặp tôi đều nói “Phúc Sinh là công ty Việt Nam nhưng phong cách rất khác”. Có lẽ đó chính là phong cách của các nhân viên làm việc nhiều với thị trường nước ngoài

46-47_cs_vanhoahanghoa_u_tr-r_141757391.jpg

Suy nghĩ về người châu Á và người Việt Nam làm việc ở Mỹ khiến tôi liên tưởng đến việc giáo dục ở Việt Nam. Là bản chất của văn hóa Á Đông, đa phần các gia đình Việt Nam không tiếc tiền đầu tư cho con học hành. Dù giàu hay nghèo, đầu tư cho con cái là một sự hy sinh rất tự nhiên của các bậc cha mẹ. Chỉ riêng du học sinh, theo số liệu của Ngân hàng HSBC, hiện có hơn 110.000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và chi phí trang trải hằng năm cho họ vào khoảng 3 tỉ USD

Việt Nam không thiếu những học sinh, sinh viên xuất sắc. Nhưng những em này thường được các công ty nước ngoài săn đón, trao học bổng và đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Nhìn trên diện rộng, Việt Nam đang chảy máu chất xám và chảy máu cả tiền bạc khi không giữ chân được nhân tài. Tôi thường xem chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Tôi nhận thấy, hầu hết các bạn đạt giải nhất cuộc thi này đều ở lại Úc và làm giáo viên hay giảng viên đại học. Không lẽ một cuộc thi lớn dành cho những tài năng như thế kết thúc chỉ là một cuộc tuyển giáo viên cho các trường ở Úc? Chúng ta không đủ điều kiện đãi ngộ nhân tài hay thực sự chúng ta không hiểu những nhân tài này cần gì, muốn gì? Nhưng chắc chắn, tiền bạc không phải là vấn đề chính để những tài năng này cân nhắc ở lại và cống hiến cho đất nước

Bạn sẽ hỏi chính sách giữ chân nhân tài có liên quan gì đến những hạt cà phê của Phúc Sinh? Tôi xin gợi ra câu trả lời bằng chính câu chuyện của chúng tôi. Sau 8 năm kinh doanh, chúng tôi quyết định mở rộng thị trường nội địa với suy nghĩ ngây thơ rằng chất lượng tốt, bao bì đẹp, uy tín và giá cả phải chăng thì sản phẩm sẽ thành công. Nhưng thực tế chúng tôi thất bại liên tiếp khiến tôi cứ hỏi đi hỏi lại: Tại sao cà phê sạch không uống mà thích uống hàng trộn bắp? Hàng sạch không ăn mà đi ăn hàng đầy hóa chất hương liệu? Tôi không trả lời được. Có lẽ tôi là người Việt Nam nhưng không hiểu văn hóa người Việt mình? Có lẽ mình cần nhiều thời gian, kiên trì và thấu hiểu hơn văn hóa tiêu dùng của người Việt. Điều mà lâu nay chúng tôi nghĩ rằng mình làm tốt hơn những đối thủ nước ngoài thực tế lại không phải vậy

Phan Minh Thông - CEO Công ty Phúc Sinh
 
Người dùng lãnh đủ vì 'cá mập' công nghệ
Mỗi năm, các hãng công nghệ lớn chi tới hàng chục triệu USD cho vận động hành lang (lobby) nhằm lèo lái chính sách có lợi cho họ

Các khoản chi này ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước, tất cả chỉ để phục vụ lợi ích cho các ông chủ lớn, còn người dùng chưa chắc đã được hưởng lợi

Tiền bôi trơn


Trong số các đại gia công nghệ, Alphabet (công ty mẹ của Google) chi mạnh tay nhất. Số tiền chi cho vận động hành lang của Alphabet năm 2017 là trên 18 triệu USD, trong khi Apple và Amazon chi tổng cộng khoảng 13 triệu USD

Facebook chi 11 triệu USD, tuy thấp hơn các công ty trên nhưng mức chi tăng theo cấp số nhân. Số liệu của This Time It’s Different cho thấy chi phí vận động hành lang của Facebook đã tăng 5.500 % kể từ năm 2009

Khoản chi của Alphabet cũng vượt trội nhiều hãng lớn khác. Chẳng hạn năm 2017, nhà mạng AT&T (Mỹ) chi 17 triệu USD cho vận động hành lang, Comcast chi hơn 15 triệu USD, Boeing chi hơn 16 triệu USD và Lockheed Martin chi 14 triệu USD

Thời đại công nghệ và Internet phát triển như vũ bão, chính sách không theo kịp nên mới có tình trạng công nghệ có trước, luật có sau

Các công ty trong ngành công nghệ luôn muốn tạo ảnh hưởng có lợi cho công việc làm ăn của họ. Và dưới đây là một số lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng của lobby công nghệ

Trung lập Internet


Khái niệm Trung lập Internet (Net neutrality) quy định tất cả các hoạt động trên Internet phải được đối xử công bằng. Vì thế, không nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nào được phép hạn chế trang web người dùng truy cập hoặc ưu tiên trang web này hơn trang web khác

Vậy những ai không thích trung lập Internet ? Đó là những công ty kiểm soát hạ tầng mạng. Họ muốn vậy để dễ bề tối ưu cách thức cung cấp nội dung

Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Chẳng hạn nhà mạng Verizon (Mỹ) muốn thu thập dữ liệu người dùng để tạo nền tảng quảng cáo cạnh tranh với các công ty như Facebook và Google

Trong khi Facebook và Google lại muốn trung lập Internet, không phải vì người dùng mà cho chính bản thân họ. Mô hình kinh doanh của hai hãng này có thể lung lay nếu nội dung trên mạng không được đối xử một cách công bằng

Dưới thời chính quyền Obama, vốn có quan hệ mật thiết với Google, Facebook và Twitter, luôn ủng hộ quan điểm Net trung lập. Nhưng dưới thời Donald Trump, chính quyền lại để ngành công nghiệp tự quyết định

Các công ty như Comcast đang vận động hành lang chính phủ liên bang ngăn không cho các bang tự ra luật Trung lập Internet

Phủ sóng Internet


Miễn phí chưa chắc đã tốt. Đó là trường hợp của Facebook tại Ấn Độ. Hãng này muốn cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí tại Ấn Độ, nhưng lại gài trong đó nhiều thỏa thuận khó chịu

Chẳng hạn, nếu chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet miễn phí của Facebook, người dùng chỉ được vào các trang web do Facebook định sẵn. Tất nhiên, trong số này không gồm các trang web đối thủ

Đề xuất của Facebook đã bị chính phủ Ấn Độ gạt bỏ mặc dù nó được lobby dưới danh nghĩa miễn phí

Mã hóa dữ liệu


Chi phí vận động hàng lang của Apple năm 2017 là 7 triệu USD, chủ yếu liên quan tới mã hóa dữ liệu

Apple từng dính vào tranh chấp pháp lý với FBI sau vụ khủng bố tại San Bernardino năm 2016. FBI muốn được cung cấp cơ chế mở khóa chiếc iPhone của khủng bố nhưng Apple một mực phản đối

pandora.jpg

Tim Cook một mực bảo vệ mã hóa dữ liệu vì không muốn bị dắt mũi bởi "cá mập" khác
hit.gif

Đây là lĩnh vực thường gây xung đột. Trong khi các công ty muốn tăng cường bảo mật cho khách hàng để nâng cao vị thế sản phẩm, thì cơ quan luật pháp lại muốn qua mặt cơ chế bảo mật để theo dõi hoặc thu thập chứng cứ điều tra

Tất nhiên, không phải công ty nào cũng cứng đầu như Apple. Một số tỏ ra quy phục chính phủ khi được yêu cầu. Chẳng hạn trong vụ việc trên, một công ty của Israel đã cung cấp công cụ mở khóa iPhone cho FBI

Xe tự lái


Hiện hành lang pháp lý cho xe tự lái chưa hoàn thiện. Vì lẽ đó, các nhà sản xuất trong lĩnh vực này đang tích cực lobby chính phủ để được tạo điều kiện thuận lợi

Các công ty công nghệ và sản xuất xe hơi đã lập ra nhóm vận động hành lang Liên minh Hiệp hội Xe tự lái cho Đường phố An toàn hơn (SDCSS), chuyên lobby chính phủ để có được các chuẩn thân thiện hơn với thành viên thuộc liên minh này

Chẳng hạn sau khi Google đổ nhiều tiền cho lobby, Nevada đã trở thành bang đầu tiên tại Mỹ cấp phép cho xe tự lái

Gia Nguyễn
 
Top