What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby France Club

LOBBY.VN

Administrator
Đại sứ sành tiếng Việt

Nếu sang Paris, các bạn sẽ thấy ẩm thực Việt Nam được ưa thích như thế nào ! - tân Đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier chia sẻ với báo giới bằng tiếng Việt

Tự tin nói tiếng Việt điệu nghệ, dí dỏm, tân Đại sứ Pháp Jean-Noël Poirier gây cảm giác thân thiện, thoải mái với báo giới trong buổi ra mắt chiều 12/10. Khó tránh những cách thức trả lời rất ngoại giao khi phóng viên đặt câu hỏi hóc, song ông tỏ ra là nhà ngoại giao theo phương cách gần gũi, ưa sự chân thành

Tiếng Việt nhiều dấu lắm...

Mở đầu cuộc gặp, thay vì xã giao nói vắn tắt tổng thể quan hệ chung - như lẽ thường thấy, ông đi thẳng vào vấn đề : “Tôi thích những món ăn Việt Nam”

Ông hào hứng: “Thường Đại sứ phải nói về chính trị nhưng với tôi, ẩm thực là thiết yếu. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, nên phải nói trước. Nếu sang Paris sẽ thấy ẩm thực Việt Nam được ưa thích như thế nào!”

“Tại sao ông thích ẩm thực Việt Nam, món nào ông ưa thích nhất?” phóng viên hỏi

“Đó là vì nó chứa đựng sự đa dạng, phong phú. Mỗi món ăn thường đa dạng thành phần, thể hiện tính sáng tạo cao. Nhiều nước vẫn có món ăn truyền thống, nhưng thường là món chứa một thứ (thịt) và có chăng khác loại sốt. Tính sáng tạo không thể bằng món ăn Việt Nam. Như ở đây, chỉ riêng món canh thôi cũng đã có rất nhiều loại rồi” - Đại sứ miêu tả

20121013000323_daisu131012_zps73ae401b.jpg

Tân Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier dự lễ mừng Quốc khánh Việt Nam tại Paris, tháng 9/2012

Ông chia sẻ "thích phở bò" vì "ngon, tốt cho sức khỏe". “Chất lượng bát phở nằm ở nước dùng. Nước dùng phở đặc biệt bởi gia giảm nhiều thành phần gia vị, mùi khác nhau" - Đại sứ miêu tả đầy say mê

Ngoài sở thích ẩm thực, mê những món ăn Việt Nam, Đại sứ Jean-Noël Poirier sở hữu những yếu tố “kết nối” Việt Nam khá mạnh: vợ người Việt Nam, học tiếng Việt tại Đại học Paris 7, từng làm Tổng Lãnh sự Pháp tại TP.HCM cách đây 12 năm và bà của ông (người Pháp) được sinh ra ở Hội An….

Ông tỏ ra yêu thích tiếng Việt. “Đó là một ngôn ngữ đẹp, nghe rất hay”, ông nói và không quên nhắc một đặc tính của người Việt là thích chơi chữ

“Nhưng nghe thế thôi, tiếng Việt nhiều dấu lắm, nên chơi chữ là tôi chịu” - ông cười dí dỏm

Những “kết nối”, từ ẩm thực, ngôn ngữ, những mối quan hệ khiến ông gần một cách đặc biệt với Việt Nam, dễ khiến nhận diện như những chất liệu để ông thực hiện ý nguyện tạo “xung lực” cho mối quan hệ song phương

Kỳ vọng nâng cấp quan hệ

Chia sẻ về ưu tiên hoạt động liên quan quan hệ song phương, Đại sứ Jean-Noël Poirier khoanh tròn hai mục tiêu lớn: hỗ trợ doanh nghiệp Pháp gia tăng đầu tư vào Việt Nam, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại và thúc đẩy các chuyến thăm của lãnh đạo Pháp, đặc biệt cấp cao, sang Việt Nam nhiều hơn

Trong đó, ông chú trọng việc thúc đẩy tăng cường giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước. Ngay trong năm tới, Pháp sẽ tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp sang thăm và tìm hiểu thị trường Việt Nam. Ông khẳng định các doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Về những chuyến thăm trao đổi, ông cho hay, đầu năm 2013 sẽ có chuyến thăm của Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Pháp. Hai bên sẽ cùng trao đổi để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này, với dự án đang được hai bên kỳ vọng là dự án tàu điện ở Hà Nội

Bên cạnh những ưu tiên, mục tiêu lớn hơn cả là cố gắng hoàn thiện khuôn khổ thỏa thuận nâng cấp quan hệ giữa hai nước lên đối tác chiến lược, tạo cơ sở quan hệ toàn diện trên các lĩnh vực, từ chính trị, cho đến an ninh - quốc phòng…

“Việt Nam có vai trò quan trọng trong khu vực. Cần tạo những xung lực để thúc đẩy quan hệ hai nước” - ông nói

2013 sẽ là Năm giao lưu Việt - Pháp nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Với chương trình hoạt động diễn ra đầy ắp trong năm tới, Đại sứ Jean-Noël Poirier muốn đây sẽ là một mốc mới trong quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam - hai đất nước tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng

Linh Thư - Hiền Anh
 
Last edited:
Hơn 100 doanh nghiệp Pháp sẽ tới Việt Nam
Năm Pháp - Việt Nam, hoạt động do Việt Nam và Pháp cùng tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, sẽ bắt đầu với “Mùa nước Pháp tại Việt Nam” vào đầu tháng 4/2013, và tiếp tục với “Mùa Việt Nam tại Pháp” vào nửa đầu năm 2014

Sự kiện nổi bật đầu tiên của “Năm Pháp - Việt Nam” sẽ nhấn mạnh sự phong phú và tiềm năng trao đổi kinh tế giữa hai nước. Cơ quan Phát triển quốc tế các doanh nghiệp của Pháp (UBIFRANCE) sẽ tổ chức “Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp - Việt Nam” lần thứ hai tại TPHCM từ ngày 7 đến 9/4

Hơn 100 doanh nghiệp đến từ Pháp sẽ tham gia sự kiện này với hơn 1.000 buổi gặp mặt các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra tại TPHCM, Hà Nội và các thành phố khác

Đây là đoàn doanh nghiệp Pháp lớn nhất đến châu Á trong vòng 5 năm trở lại đây và cũng là một trong 3 đoàn có quy mô lớn nhất mà UBIFRANCE từng tổ chức. Đại diện UBIFRANCE tại Việt Nam cho biết, điều này chứng tỏ tầm quan trọng to lớn của thị trường Việt Nam đối với Pháp

Bà Nicole Bricq, Bộ trưởng Ngoại thương Cộng hòa Pháp, sẽ chủ trì buổi lễ khai mạc chính thức năm Pháp-Việt Nam tại Đại sứ quán Pháp vào tối 9/4

Việt Hùng
 
Last edited:
Google đào tạo doanh nghiệp Pháp sử dụng Internet

623755_zps7ff3db4f.jpg

Các doanh nghiệp Pháp sẽ có cơ hội kiếm thêm khách hàng nhờ vào chương trình huấn luyện của Google

- Tập đoàn Google của Mỹ dự kiến sẽ huấn luyện các doanh nghiệp Pháp để giúp đưa Internet vào các hoạt động của công ty

Báo Le Figaro cho biết đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (PME) và rất nhỏ (TPE), thợ thủ công và nhà kinh doanh lẻ...

Đây là một “kế hoạch quốc gia hoành tráng” nhằm kích thích họ hướng đến công cụ Internet để tận dụng việc phát triển kinh doanh trực tuyến

Mục tiêu của Google là đào tạo và huấn luyện “đội ngũ” 100.000 doanh nghiệp Pháp tham gia sử dụng Internet từ nay đến cuối năm 2013. Để thực hiện dự án đồ sộ này, trước mắt Google sẽ gửi 16 chuyên gia đến tỉnh Lille, miền bắc nước Pháp, và sẽ ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và công nghiệp Grand Lille của Pháp

“Đối với PME ở Pháp, công nghệ kỹ thuật số còn lạc hậu khi mảng doanh nghiệp này chỉ chiếm dưới 4% GDP, khiến Pháp bị xếp thứ 21 trong danh sách 27 thành viên của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về ngành kỹ thuật số” - tổng giám đốc của Google Pháp Jean - Marc Tassetto cho biết lý do của chương trình đào tạo

Trên báo Le Journal Des Entreprises, ông Tassetto nhấn mạnh những “PME hoạt động theo kiểu kinh doanh trực tuyến thì doanh thu thường cao gấp hai lần so với mức trung bình”

Hà An
 
Last edited:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Thủ tướng Pháp

Chinhphu.vn - Chiều 21/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin

Hoan nghênh cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin sang thăm làm việc tại nước ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Pháp phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Pháp là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ hai tại Việt Nam với số vốn 3,1 tỷ USD, là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt 3,2 tỷ USD, đồng thời Pháp cũng là nhà tài trợ song phương hàng đầu châu Âu cho Việt Nam, đóng góp tích cực vào công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam…

Việt Nam coi trọng thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác với Pháp, đặc biệt là trong năm 2013, thời điểm quan trọng khi hai nước hướng tới việc nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh

Khẳng định Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Pháp đầu tư thành công tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Pháp tiếp tục hỗ trợ triển khai có hiệu quả dự án trường đại học Công nghệ Hà Nội, ủng hộ Việt Nam sớm kết thúc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế

Cựu Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin nhấn mạnh, mối quan hệ Pháp-Việt Nam rất đa dạng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật…, hiện có rất nhiều doanh nghiệp Pháp quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp thoát nước, giáo dục-đào tạo…, mong muốn Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Pháp sang hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam

Nguyễn Hoàng - Nhật Bắc
 
Last edited:
Quá khứ lẫy lừng trên thị trường tài chính của Tổng thống Pháp​
Khi Emmanuel Macron nói với bạn bè năm 2008, rằng ông sẽ gia nhập Rothschild - một trong những hệ thống ngân hàng lớn nhất châu Âu, công chức 30 tuổi này đã nhận được lời tiên đoán: Đó có thể là khởi đầu cho sự nghiệp chính trị tương lai

"Cần phải xác định rằng, ngân hàng không chỉ là một công việc, và Rothschild không phải cái tên chỉ để nói về một ngân hàng", bạn bè đã nói với Macron - người đàn ông mà 9 năm sau đó đã trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sử nước Pháp

Vị công chức trẻ tuổi khi đó không mấy chú ý đến nhận định này và tập trung vào việc tìm hiểu các nghiệp vụ tài chính liên quan đến tái cấu trúc nợ và mua bán – sáp nhập (M&A), khi đầu quân cho Rothschild

Ở tuổi 34, Macron đã kiếm được 2,9 triệu euro khi tư vấn cho thương vụ 12 tỷ USD, giúp Nestlé mua lại một phần của Pfizer vào năm 2012. Bản thân Macron cũng tự nhận thấy Rothschild chính là trung tâm của các kế hoạch kinh doanh tại Pháp. Ông liên tục nâng cao kiến thức chuyên môn, mở rộng quan hệ trong giới tài chính, để điều này đã trở thành nền tảng quan trọng cho sự thành công sau này

'Mozart' của giới tài chính Pháp

Các đồng nghiệp cũ tại Rothschild và khách hàng từng làm việc với Macron mô tả ông là một người có tham vọng, học nhanh và có khả năng thấu hiểu. Là sinh viên tốt nghiệp trường ENA - nơi xuất thân của nhiều lãnh đạo nước Pháp, Macron được được đề cử tới Rothschild bởi một số cựu sinh viên, bao gồm François Henrot - đối tác lâu năm của nhà băng. Tuy nhiên những gì nhà tài chính trẻ tuổi thể hiện ban đầu không thực sự ấn tượng

"Anh ấy là người luôn nói cảm ơn", một đồng nghiệp cũ của tân Tổng thống Pháp nhớ lại. "Macron không biết EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) là gì, nhưng anh ta cũng không giấu giếm điều này. Thay vì tìm kiếm nó trong một cuốn sách tài chính công ty, Macron hỏi những người xung quanh..."

Một đối tác từng gặp Macron vài lần nói rằng tham vọng của ông luôn luôn là "đi trước người khác 2 bước nhờ kinh nghiệm của bản thân". Cũng cần nói thêm rằng: "Khi bạn thông minh như ông ấy có nghĩa là bạn đã làm tốt 98% thời gian, nhưng điều đó cũng có nghĩa là trong 2% thời gian còn lại bạn có thể sẽ mắc lỗi. Và Macron đã cố gắng để tránh bất kỳ vấn đề gì trong khoảng thời gian 2% đó"

Alain Minc, một cố vấn đã giúp đỡ Macron trong việc tái cấu trúc nợ cho Tập đoàn truyền thông Tây Ban Nha - Prisa, nói: "Anh ấy không biết gì cả nhưng anh ấy hiểu mọi thứ”

Macron cũng là một thành viên của nhóm Rothschild đã tư vấn cho Thierry Breton - cựu Giám đốc điều hành của công ty công nghệ Atos - trong việc mua một bộ phận công nghệ thông tin của Siemens vào 2010. Bốn năm sau, chính ông này đã trở thành Bộ trưởng Kinh tế

“Đối với thương vụ của Atos, Macron đã có một vai trò khá khiêm tốn, ông được yêu cầu làm lại các mô hình tài chính trên Excel - những điều cơ bản", một cố vấn Rothschild nhắc lại. Nhưng chỉ một vài ngày sau khi thỏa thuận được công bố, Macron đã trở thành cộng sự của họ. Vài tháng sau, ông khiến đồng nghiệp và đối thủ choáng váng bằng cách giành được thương vụ M&A giữa Neslé và Pfizer

Khi đó, Lazard - đối thủ cạnh tranh của Rothschild ở Paris và là một tổ chức đứng đầu về các thương vụ xuyên biên giới - đã có cơ hội giành hợp đồng M&A này. Nhưng may mắn đã “mỉm cười” với Macron khi Lazard gặp phải xung đột lợi ích khi nhà sản xuất sữa chua của Pháp - Danone, một khách hàng khác của hãng này cũng đang chú ý đến thương vụ

Macron, nhờ có ấn tượng tốt với chủ tịch Nestlé - Peter Brabeck-Letmathe đã có được bản hợp đồng. Trước đó, vị này từng tham gia vào một hội thảo về cải cách kinh tế Pháp và Macron từng đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị các báo cáo cho sự kiện này

Tại Rothschild, Macron cũng đã học được cách làm chủ nghệ thuật xây dựng mối quan hệ và nhìn nhận sự việc xung quanh, do nơi đây luôn phải xử lý những mâu thuẫn trong giới kinh doanh Paris. Bản thân ông cũng sử dụng tốt các mối liên hệ với tư cách là một Inspecteur des Finances - nhóm sinh viên ưu tú tốt nghiệp từ ENA

Yếu tố kinh tế trong ván cờ chính trị

Đến nay, nước Pháp vẫn còn chịu những dư âm do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và quá trình làm việc 4 năm tại một ngân hàng đầu tư đã khiến Macron trở thành mục tiêu dễ dàng cho các đối thủ trong một cuộc tranh cử với quá khứ liên quan đến thị trường tài chính

Nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen, người đối mặt với ông Macron trong cuộc chạy đua tới Điện Elysee vào tháng 5, đã miêu tả ông là "ứng viên của giới tài chính". Nhà lãnh đạo đảng Xã hội Benoît Hamon đã yêu cầu ông Macron tiết lộ danh sách các nhà tài trợ giàu có, trong khi ông Jean-Luc Mélenchon đã chỉ ra rằng "quyền lực của đồng tiền" là yếu tố đằng sau sự ứng cử của ông

Lãnh đạo Đảng Tiến lên (En Marche) nói rằng, mối liên hệ kinh doanh của ông sẽ không ảnh hưởng đến các chính sách. "Tôi tự do !", Macron nhấn mạnh khi phải “chiến đấu” chống lại các cuộc tấn công từ đối thủ trong một phiên tranh luận trên truyền hình vào tuần trước

Niềm hy vọng của vị chính trị gia này là việc có đắc cử, ông cũng không phải Tổng thống đầu tiên của nước Pháp có kinh nghiệm về tài chính. Georges Pompidou đã làm việc tại 8 năm, trước khi trở thành người kế nhiệm của Charles de Gaulle tại Điện Elysee trong những năm 1960. Theo Luc Rouban - Giáo sư của khoá học Po Cevipof - cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro, sự nghi ngờ về tài chính và chủ nghĩa tư bản đã tạo ra lợi thế cho tân Tổng thống Pháp

"Trong khi hầu hết ứng cử viên đều có xu hướng cực đoan, thì Macron trông giống như ứng viên của tầng lớp tinh hoa toàn cầu hóa”, Giáo sư Rouban nhận xét

Cơ hội mới cho nước Pháp

Chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại, người Pháp lại lựa chọn một nhà lãnh đạo có tư tưởng tự do về kinh tế và chính trị hài hòa như Macron. Thắng lợi của ông được coi là biểu tượng cho các "giá trị của nền Cộng hòa Pháp", dù ông vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều chông gai phía trước

Là một nhà kỹ trị, Macron chủ trương theo đuổi chính sách kinh tế rất tham vọng. Ông muốn đầu tư 50 tỷ euro trong 5 năm để đầu tư cho dạy nghề, công nghệ xanh, hiện đại hóa hệ thống y tế, nông nghiệp, nền hành chính công và cơ sở hạ tầng. Ông muốn giảm thuế cho doanh nghiệp, hứa hẹn hãm đà tăng chi phí bảo hiểm y tế, cải cách bảo hiểm thất nghiệp và áp dụng công nghệ số cho các cơ quan nhà nước

Ông cũng muốn cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê, chẳng hạn như đơn giản hóa quy trình xin giấy phép lái xe, vốn kéo dài tới một năm cùng khoản chi phí 3.000-4.000 euro, khiến nhiều thanh niên không có bằng lái để đi làm ở xa

"Đây có thể là điều người Pháp trông mong ở tân Tổng thống của mình. Ông ấy là người sẵn sàng để lãnh đạo, giống như Charles De Gaulle, người giữ chức tổng thống Pháp giai đoạn 1959-1969", Laurent Bigorgne - chuyên gia phân tích quen biết Macron nhiều năm, nhận định

Macron tin rằng ông có thể xây dựng một nước Pháp mới mẻ mà không làm tổn thương đến ai. Nhưng thực tế mà ông đối mặt sau khi trở thành Tổng thống có thể phũ phàng hơn nhiều. Kết quả bầu cử vòng một cho thấy rất nhiều cử tri Pháp không hề tin vào thị trường tự do. Với nhiều người dân Pháp, "chủ nghĩa tự do" vẫn là một thứ gì đó rất xa vời

Minh Sơn

 
Top