What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Hungary Club

LOBBY.VN

Administrator
Tỷ phú Việt ở Budapest

- Nhìn Lê Thanh Bình giản dị bên chiếc xe hơi cũ và rất kín tiếng, ít ai biết anh là chủ một trong những thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm lớn nhất Hungary (DDA) với 100 siêu thị rải khắp nước. Anh cũng là một trong số ít ông chủ dám mua du thuyền và cả khu nghỉ dưỡng ở hồ Balaton lớn nhất Trung Âu

23922_400.jpg

Du thuyền của những ông chủ lớn, trong đó có của anh Bình bên hồ Balaton

Ngày cuối tuần, Lê Thanh Bình bố trí đưa tôi đi thăm hồ Balaton, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Âu và cũng là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Hungary. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, giới thượng lưu Budapest bắt đầu đua nhau mua khu nghỉ dưỡng, du thuyền ở đây nên Balaton cũng được xem là nơi của giới nhà giàu

Anh Bình cũng là một trong những ông chủ với nhiều tài sản giá trị tại đây với du thuyền, một khu nghỉ dưỡng cuối tuần rộng lớn trên đảo hồ Balaton

Cả ngày hôm trước đi thăm các cơ sở của anh Bình, nhưng tôi vẫn chưa có dịp được trò chuyện cùng anh. Trong cái giá lạnh se sắt bên hồ Balaton mênh mông, bảng lảng khói sương, dứt hẳn ra khỏi công việc điều hành hệ thống siêu thị bận rộn, lúc này Lê Thanh Bình mới có thể trò chuyện với tôi về quãng đời thăng trầm và trở thành ông chủ lớn nơi xứ người

Trước khi đáp tàu đến một loạt nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa trước đây để tìm hiểu đời sống bà con người Việt trong thời buổi “kinh tế chợ” hết thời, tôi được những người Việt thông thạo châu Âu gợi ý phải tìm hiểu thương hiệu của Lê Thanh Bình. Lý do là anh đã thấy trước sự thoái trào của phương thức làm ăn nhỏ lẻ ở chợ để xác định kiểu kinh doanh bài bản ngay từ đầu

Là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Hungary, anh đứng ra vận động tổ chức nhiều cuộc hội thảo về thay đổi phương thức kinh doanh của bà con người Việt trong bối cảnh buôn bán ở chợ trời ngày càng xa lạ với nền kinh tế Đông Âu đang hội nhập mạnh mẽ. “Nhưng sự thay đổi đó đâu có dễ dàng và trong một sớm một chiều. Tôi đành lấy sự kiên trì trong kinh doanh của mình để thuyết phục bà con”

Dấn thân vào thương trường

Tốt nghiệp ngành tự động hoá Đại học Bách khoa Hungary năm 1985, Lê Thanh Bình về nước và vào làm việc tại Viện Kỹ thuật Quân sự. Đến năm 1988, anh được cử trở lại Budapest làm nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học Hungary

Bảo vệ xong luận án tiến sỹ, anh được mời giảng dạy tại bộ môn anh từng theo học ở Đại học Bách khoa Hungary. Từ năm 1991, anh thành lập công ty. Nhưng phải đến 3 năm sau, anh mới xin thôi việc ở trường đại học, ra ngoài làm kinh doanh và củng cố công ty của mình

Hồi đó, khối các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu mới tan rã, anh chọn kinh doanh máy tính. Thấy thị trường khát mỹ phẩm, anh lại chuyển sang kinh doanh mặt hàng này. “Nhưng phải là mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng. Các hãng nổi tiếng chỉ chọn đại lý lớn, có tiếng tăm, có mặt bằng, kho chứa hàng đảm bảo tiêu chuẩn. Mà hồi đó tôi đâu có gì. Cùng với một cộng sự người Hungary, chúng tôi xách cặp đến gặp lãnh đạo những hãng mỹ phẩm lớn mới có mặt ở Hungary” – Anh Bình kể

Nhờ kiên trì, anh gặp được đại diện hãng P&G. Sau cuộc đàm phán, hãng này đồng ý nhận anh làm đối tác bán hàng với điều kiện: phải bán hết lô hàng lớn trong thời gian rất gấp vì sắp hết hạn sử dụng. “Không chút lưỡng lự, tôi liều nhận ngay dù chưa biết phải bán như thế nào. Rồi cũng bán hết lô hàng theo thời gian hãng yêu cầu. Bị lỗ vốn nặng, nhưng đổi lại tôi trở thành đối tác bán hàng chính thức của P&G”

Từ thành công ấy, anh tiếp tục đàm phán và trở thành đối tác của các hãng mỹ phẩm nổi tiếng thế giới như Henkel, L’Oréal, Unilever… Với số lượng hàng xuất nhập khổng lồ hàng ngày, anh mua lại một nhà máy cũ, vừa làm kho chứa vừa làm nơi bán hàng trực tiếp cho các đại lý cấp 2.
Giữa những năm 90, dân Đông Âu bắt đầu tiếp cận với hàng hoá từ các nước tư bản, trong đó mỹ phẩm rất được ưa chuộng. Chỉ một thời gian rất ngắn, mỹ phẩm trở thành mặt hàng bán chạy nhất thời đó

Với lợi thế rẻ hơn so với các đối tác khác, kho hàng của anh Bình cứ nhập vào đầy rồi lại vơi đi ngay trong ngày, trở thành địa chỉ quen thuộc của giới bán lẻ lớn từ các nước Đông Âu giáp giới với Hungary. Công việc kinh doanh của Lê Thanh Bình cứ thế phất lên như diều gặp gió

“Nụ cười cho em”

Kinh doanh thuận lợi đã giúp anh mở được nhiều siêu thị mỹ phẩm. Trong khi đó, các siêu thị của anh bắt đầu phải cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu lớn của Đức ở Budapest cũng như trên toàn nước Hung gồm DM và Rossmann. Một thương hiệu cho hệ thống cửa hàng của Lê Thanh Bình càng trở nên cấp thiết.

23921_400.jpg

Anh Lê Thanh Bình (trái) kiểm tra hệ thống kho của mình

Cơ hội đến khi CBA (tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hungary) với 600 siêu thị, doanh thu 2 tỷ USD mỗi năm mời anh mua cổ phần và cung cấp mỹ phẩm cho hệ thống siêu thị này. Mua được 2% cổ phần của CBA, Lê Thanh Bình ra mắt thương hiệu DDA (nụ cười cho em) cho hệ thống bán lẻ của mình.
" Mục tiêu của chúng tôi là quốc tế hoá thương hiệu DDA" - Doanh nhân Lê Thanh Bình Bây giờ DDA của anh đã có 102 siêu thị mỹ phẩm, trung tâm phân phối lớn ở Budapest và phía Tây Hungary với doanh số hàng trăm triệu USD mỗi năm. “Tôi đặt mục tiêu 3 năm nữa sẽ có 300 cửa hàng chuyên doanh mỹ phẩm và phải trở thành thương hiệu lớn thứ ba sau DM và Rossmann”

Là dân nghiên cứu, nhưng Lê Thanh Bình lại tỏ ra đặc biệt nhạy bén chốn thương trường, đưa ra những quyết định đúng thời điểm. Lúc khó khăn nhất là lúc anh nhìn thấy nhiều cơ hội nhất

“Năm 2008, khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, các hãng mỹ phẩm lớn P&G, Henkel, L’Oréal… sa thải nhân viên hàng loạt. Vậy là tôi có thể lựa chọn đội ngũ nhân viên và người quản lý giỏi nhất của các hãng bị sa thải về làm việc cho mình, vừa dễ tuyển người, vừa đỡ mất kinh phí, thời gian đào tạo

Cũng tại thời điểm đó, anh sắm hàng loạt xe chuyên chở mới với giá rẻ tới một nửa so với giá trước đó, thậm chí trả chậm trong khi các hãng sản xuất ô tô đang gặp khó khăn do tiêu thụ chậm, sản xuất đình đốn” - Anh Bình tiếp chuyện

Có đội ngũ nhân viên giỏi rồi, anh dồn sức tiếp thị sản phẩm và đưa ra bán những mặt hàng thương hiệu lớn với giá rẻ hơn thị trường. Kết quả là trong thời gian ngắn, lượng khách hàng mới của DDA tăng thêm 20% và doanh thu cũng tăng đáng kể trong khi nhiều hãng lớn lao đao

Muốn mang thương hiệu về Việt Nam

Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary năm nay, hệ thống cửa hàng của CBA trên toàn nước Hung sẽ có tuần lễ hàng Việt Nam. “Đưa được hàng Việt vào hệ thống CBA đồng nghĩa với việc hàng Việt sẽ được tiêu thụ tốt ở thị trường Hungary” - Anh Bình khẳng định. Lường trước được sự cạnh tranh gay gắt với những thương hiệu toàn cầu, Lê Thanh Bình vẫn quyết tâm đưa DDA vượt khỏi biên giới Hungary

“Cái tên DDA đã quen thuộc với người Hung nên tôi sẽ mở rộng hệ thống cửa hàng sang những nước xung quanh có cộng đồng Hung sinh sống. Trước mắt, DDA sẽ xây dựng cửa hàng ở Czech, Slovakia và sau đó là Ucraina. Mục tiêu của chúng tôi là quốc tế hoá thương hiệu DDA”.
Anh cũng đang xúc tiến đưa thương hiệu của mình đến các nước vùng Balkan, trong đó có Romania, Croatia

“Điều tôi trăn trở không chỉ là đưa DDA mà thêm nhiều thương hiệu Hungary khác về Việt Nam. Trước mắt, chúng tôi muốn bố trí một cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo tập đoàn CBA lớn nhất ở Hung trong lĩnh vực bán lẻ với lãnh đạo Chính phủ”. Có lẽ vì mong mỏi này mà cuối năm ngoái, anh đã bỏ tiền mời một đoàn gồm đại diện những doanh nghiệp lớn ở Hungary về Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư

Một kế hoạch thiết thực được anh rốt ráo phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary thực hiện. Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hungary năm nay, hệ thống cửa hàng của CBA - Tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Hungary trên toàn nước Hung sẽ có tuần lễ hàng Việt Nam. “Đưa được hàng Việt vào hệ thống CBA đồng nghĩa với việc hàng Việt sẽ được tiêu thụ tốt ở thị trường Hungary” – Anh Bình khẳng định

Mùa đông châu Âu, chưa đến 5 giờ chiều, trời đã sập tối. Chúng tôi kết thúc câu chuyện lên xe về Budapest trên quãng đường ngót trăm cây số. Chiếc xe lao vun vút trên đường cao tốc giữa cái giá lạnh tê tái, nhưng tôi thấy thật ấm áp trong lòng. Tôi tin sẽ đến lúc được thấy thương hiệu quốc tế DDA cạnh tranh với những hãng bán lẻ toàn cầu. Thương hiệu đó của một người Việt Nam
 
Last edited:
Điều gì đã tạo ra tầng lớp siêu giàu tại Hungary

Hungary3.jpg

Rất nhiều tỷ phú đã tích lũy được vô khối của cải chỉ bằng cách có mối quan hệ thân tình với nhiều quan chức chính phủ

Cũng giống như nhiều người quyền lực xung quanh Thủ tướng Viktor Orban, ông Zsolt Nyerges rất ngán giới truyền thông

Nhà luật sư đến từ Szolnok, thành phố tại miền Đông Hungary, đã có một khoảng thời gian khó khăn để tránh sự chú ý của công chúng bởi ông liên quan đến nhiều hoạt động kinh doanh nhận được nhiều hợp đồng của chính phủ và công chúng không thể không quan tâm đến điều này

Bản thân Hungary đã nằm ở tâm điểm sự chú ý của Liên minh châu Âu (EU) xung quanh vấn đề liên quan đến tự do truyền thông, sự độc lập của Ngân hàng Trung ương và chi tiêu ngân sách quá tay. EU, một bên cho vay quan trọng, đã chỉ trích về những thay đổi liên quan đến luật của Hungary

Nyerges là một đối tác quan trọng trong đế chế kinh doanh tăng trưởng suốt 15 năm qua. Trong số những hoạt động kinh doanh nổi bật nhất bao gồm một công ty quảng cáo nhiều khả năng chiếm được thị phần lớn tại thị trường Budapest

Ngoài ra phải kể đến một công ty phức hợp khác có tên Kozgep, công ty đã giành được rất nhiều hợp đồng từ chính phủ trị giá hơn 200 tỷ forint tương đương khoảng 895 triệu USD tính từ năm 2010

Kozgep đã giành được 2 hợp đồng phát triển năng lượng mặt trời từ chính phủ. Một trong số ba dự án trên, ví dụ dự án cho đại học University of Szeged ở miền Nam Hungary, đã được cấp cho chi nhánh của Kozgep dù công ty này chỉ đứng thứ 3 trong nhóm các nhà thầu. Công ty cũng thành công trong một vụ kiện mà các đối thủ cạnh tranh cuối cùng đã bị đẩy ra khỏi vòng cạnh tranh

Vụ việc trên đã bị chính trị gia Andras Schiffer chỉ trích nặng nề: “Tất cả đều nằm trong một chiến lược tạo ra một hệ thống phụ thuộc mới”

Một số người Hungary khẳng định rằng sự giàu có lên nhanh chóng của những doanh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với đảng Fidesz ngược lại với cam kết của Thủ tướng Orban đưa ra trong tối hôm nhậm chức

Khi đó, ông Orban, một trong những chính trị gia quyền lực nhất Hungary tính từ năm 1989, khẳng định chiến thắng của đảng ông đã đánh bật đi nhiều kẻ giàu có vốn lạm dụng quyền của chính trị gia

Nhiều doanh nhân trung thành với Thủ tướng Viktor Orban và đảng Fidesz nay nắm quyền sở hữu một số tổ chức chịu trách nhiệm phân bổ công quỹ, trong đó bao gồm tiền từ Liên minh châu Âu (EU)

Trong nhóm các cơ quan này bao gồm Bộ phát triển quốc gia Hungary (NDM); Bộ phát triển hạ tầng (NID); ngân hàng phát triển MFFB và cơ quan phát triển NFU

Một số công ty nhà nước của Hungary cho đến nay đông chật người trung thành với Thủ tướng Orban, trong đó bao gồm đại diện của tập đoàn kinh doanh cờ bạc Szerencsejatek và tập đoàn năng lượng MVM

Trong ngành như xây dựng, năng lượng và quảng cáo, doanh nhân có mối liên hệ mật thiết với đảng đã có được tầm ảnh hưởng lớn dần

Vấn đề tham nhũng tại Hungary trở nên căng thẳng hơn trong 8 năm qua. Khi bắt đầu gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2004, Hungary đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế (TIRP), trong khi đó đến năm 2011, Hungary đã rơi xuống vị trí thứ 54

Trong báo cáo công bố vào tuần trước, tổ chức khẳng định các đảng phái chính trị tiềm ẩn rủi ro tham nhũng lớn ở Hungary và hối thúc việc cần đưa ra nguyên tắc chặt chẽ hơn đối với vấn đề tài chính tại các đảng

Ngay cả người trung thành với đảng Fidesz cũng khẳng định cần có một sự thay đổi

Ông Peter Heim, chủ tịch kiêm CEO của công ty đầu tư Atticus Investments, khẳng định: “Ở thời điểm hiện tại, kỷ nguyên của những đầu sỏ chính trị chưa qua. Không nên xây dựng giới doanh nhân chỉ bằng cách giúp đỡ các doanh nhân chỉ dựa trên lòng trung thành của họ”

Ngọc Diệp
 
Last edited:
Thành công vì là người Việt Nam

TS Phan Bích Thiện hiện là Chủ tịch Quỹ vì quan hệ Hungary - Việt. Chị đã được Tạp chí Nữ doanh nhân của Hungary bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân Hungary thành đạt nhất năm 2011

Cô gái Phan Bích Thiện vốn là con gái Hà thành, sinh ra bên bờ Hồ Tây lộng gió. Năm 1986, chị sang Nga học ĐH rồi quen chồng chị, cũng là một du học sinh người Hungary được cử sang Nga học

Tỏ tình bên bờ hồ Tây

Cô gái Phan Bích Thiện vốn là con gái Hà thành, sinh ra bên bờ Hồ Tây lộng gió. Năm 1986, chị sang Nga học đại học rồi quen chồng chị, cũng là một du học sinh người Hungary được cử sang Nga học. Cùng có chung nỗi niềm xa xứ nên hai người bạn tuy không cùng quốc tịch nhưng sớm có sự đồng cảm, chia sẻ cùng nhau

Qua những lời kể, tâm sự của của cô bạn bé nhỏ người Việt, chàng thanh niên Hungary vốn yêu thích du lịch, đam mê khám phá những miền đất mới quyết định sẽ sang Việt Nam để tận mắt ngắm nhìn đất nước châu Á xinh đẹp. Hồi đó, những người nước ngoài sang Việt Nam du lịch chưa nhiều như bây giờ. Đặc biệt, những người có quốc tịch Hungary sang thăm Việt Nam càng hiếm

Chị Thiện nhớ lại rằng khi chồng chị (lúc đó vẫn là bạn) đến nộp visa ở Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary thì họ nói rằng anh là một trong 100 khách du lịch người Hungary (đi theo dạng cá nhân) đầu tiên sang Việt Nam. Đó là vào mùa hè năm 1989

ts_65fc4.jpg

TS. Phan Bích Thiện

Khi đó, cuộc sống ở Việt Nam vẫn còn khó khăn lắm. Người bạn của con từ phương xa tới, nhà chị Thiện đón tiếp rất vui vẻ, nhiệt tình. Anh được ưu tiên nằm trên chiếc giường xếp Liên Xô (lúc bấy giờ, đây là một vật rất giá trị)

Nhà chị Thiện lại mượn được hai chiếc xe đạp để chị đưa bạn đi chơi. Chàng trai Hungary thích lắm, vừa quý sự hồn hậu, thân thiện, nhiệt tình đón khách của người Việt Nam, vừa ấn tượng với những danh lam thắng cảnh, di tích cổ kính ở Hà Nội. Đặc biệt, là sự quan tâm thật tình, tính cách hồn hậu, cởi mở của cô bạn gái người Việt đã khiến anh cảm động

Vậy là ngay tại Hồ Tây lộng gió, trong quán cà phê nổi duy nhất trên hồ, có một chàng trai người Hungary lần đầu tiên bày tỏ tình cảm với cô bạn gái người Việt. Có một chút ngập ngừng, một chút xấu hổ nhưng hơn tất cả là niềm xúc động bởi sự chân thành của chàng trai người ngoại quốc đã chinh phục hoàn toàn cô gái Hà thành

Khởi đầu ở Việt Nam, mối tình của anh chị tiếp tục được bồi dưỡng, vun đắp trong những năm tháng sinh viên ở nước Nga tuyết trắng. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh chị chính thức kết hôn. Có thể nói, nếu như Việt Nam là nơi bắt đầu tình yêu của anh chị, nhờ có chuyến đi Việt Nam mà anh chị mới thấu hiểu nhau hơn để từ đó dẫn đến mối tình Việt – Hung thì nước Nga lại là nơi mà tình yêu của anh chị được thử thách, vun đắp qua những khó khăn, thử thách. Nơi ấy có đắng cay, có cả ngọt bùi và những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi nhất...

Sau khi tốt nghiệp, anh chị làm lễ cưới ở Nga. Mỗi khi nhớ lại kỷ niệm này, chị Thiện vẫn bảo mình gặp may bởi hồi đó mới ra trường, chưa có nhiều tiền để tổ chức ở nhà hàng trang trọng. Vậy mà chỉ với 300 đô la, anh chị đã tổ chức được đám cưới cho gần 100 khách ở nhà hàng Praha đối diện với điện Kremli nổi tiếng. Nguyên nhân là vì thời điểm đó ở Liên Xô đang siêu lạm phát, đồng rúp trượt giá hàng giờ mà nhà hàng chưa kịp tăng giá

gd_31d49.jpg

Gia đình hạnh phúc của TS. Phan Bích Thiện

Thành đạt nhờ... nước mắm

Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Phan Bích Thiện vẫn tiếp tục sinh sống ở Nga. Chồng chị Thiện lúc này trở thành người đại diện cho một tập đoàn điện tử có tiếng của Hungary tại Nga. Còn chị Thiện lựa chọn học tiếp lên tiến sĩ kinh tế

Trong một lần sang Hungary chơi, chị Thiện lần đầu tiên nhìn thấy nước mắm được bày bán tại đây trong khi ở Nga chưa có. Thế là chị quyết định mang khoảng ba chục thùng nước mắm về Nga bán. Rất nhanh, số hàng chị Thiện mang về đã được bán hết

Số tiền lãi từ "phi vụ” kinh doanh đầu đời này khiến chị đến bây giờ, khi đã là một doanh nhân thành đạt, chủ của khách sạn Lâu đài Fried nổi tiếng của Hungary vẫn còn "rất kinh ngạc”

Từ thành công đầu tiên, chị Thiện thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, buôn bán chủ yếu các đồ thực phẩm châu Á với số lượng lớn. Đối tượng phục vụ của công ty không chỉ có cộng đồng người Việt Nam mà còn mở rộng cho cả thị trường Nga

Có thể nói, công ty của gia đình chị Thiện là một trong cơ sở đầu tiên đưa thực phẩm, hoa quả nhiệt đới ở châu Á vào Nga như nước mắm, bún, phở khô, dứa hộp, cải hộp, nhãn hộp...

Đến năm 1998, do cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, gia đình chị cũng bị ảnh hưởng. Cuộc sống không hề dễ dàng cộng thêm với thời tiết khắc nghiệt, chị Thiện cũng đã ở tuổi 30 nên cần phải ổn định lại cuộc sống

Chính vì hai vợ chồng quyết định trở về Hungary, quê hương của chồng chị. Tất nhiên, "thuyền theo lái, gái theo chồng” nhưng do chưa biết tiếng Hungary nên những ngày đầu, chị Thiện cảm thấy vô cùng nản...

May được sự động viên của chồng và gia đình chồng, chị Thiện vừa học tiếng Hung và tìm hiểu về xã hội của họ, đồng thời sinh hai bé Thurózy Karolina MyLan và Thurózy Viktória Ly Anh

nem_4eb46.jpg

Nem - món ăn đặc trưng của Việt Nam được thực khách của Fried rất ưa chuộng

Cùng có sở thích là đam mê du lịch và nét đẹp của những công trình kiến trúc cổ xưa, năm 2002 vợ chồng chị Thiện đã mua tòa lâu đài Fried vốn là của Fried Imre, chủ nhân của nhà máy giày da lớn nhất nước Hungary đầu thế kỷ trước xây dựng. Hai vợ chồng đã nghiên cứu và khôi phục lại tòa lâu đài như hình dáng ban đầu của nó. Về phần nội thất bên trong thì lựa chọn trang trí theo phong cách phương Đông

Để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với lịch sử, vợ chồng chị mua thêm đồi nho xung quanh tòa lâu đài với tổng diện tích là 19ha, xây dựng 9 hầm rượu nho. Năm 2008, vợ chồng chị nhận được dự án của Liên minh châu Âu về mở rộng du lịch khách sạn nên đã xây thêm một tòa nhà mới với bể bơi, dịch vụ spa, nước tắm nóng, khu vui chơi cho trẻ em...

Tháng 5 năm 2011 vừa qua tòa nhà mới được khánh thành, đưa cả khu thành một tổng thể với 3 tòa theo 3 phong cách khác nhau

Niềm vui đến với gia đình chị Thiện là Khách sạn Lâu đài Fried đã được hệ thống "Szallodaszoba” (Phòng khách sạn) - hệ thống đặt khách sạn trên Internet rất lớn của Hungary bầu chọn là khách sạn của năm

Trước đó, năm 2010, khách sạn Lâu đài Fried đã được bình bầu là khách sạn đẹp nhất Hungary trong tổng số hơn 250 khách sạn của cả nước. Bản thân chị Thiện cũng được Tạp chí Nữ doanh nhân của Hungary bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân Hungary thành đạt nhất năm 2011

Thu Hương
 
Last edited:
Hungary tài trợ xây Bệnh viện ung bướu Cần Thơ

44aaa_img_3660.jpg

Các đơn vị liên quan thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Bệnh viện ung bướu Cần Thơ
– Bệnh viện ung bướu thành phố Cần Thơ có tổng mức đầu tư gần 1.800 tỉ đồng, trong đó hơn 80% là vốn vay ODA của Chính phủ Hungary đã chính thức được khởi công hôm nay, 11-10, tại địa phương này

Phát biểu tại lễ khởi công, bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ - chủ đầu tư dự án, cho biết Bệnh viện ung bướu Cần Thơ có quy mô 500 giường, tổng mức đầu tư là 1.727 tỉ đồng (khoảng 70,5 triệu euro). Trong đó, phần vốn vay ODA của Chính phủ Hungary là 1.395 tỉ đồng (gần 57 triệu euro), chiếm 80,8% tổng mức đầu tư dự án và phần còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách của Cần Thơ

Theo bà Phi, mục tiêu của địa phương là xây dựng Bệnh viện ung bướu Cần Thơ thành bệnh viện hiện đại, đồng bộ về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám, tầm soát và điều trị bệnh cho người dân thành phố Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Dự án sẽ tập trung đầu tư xây mới 4 khối nhà chính với tổng diện tích sàn 44.575 m2 (khối thấp nhất 1 tầng và cao nhất là 6 tầng); xây mới khu công trình phụ với diện tích 18.836 m2. “Ngoài ra, chúng tôi cũng mua sắm mới trang thiết bị xây lắp, y tế; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cán bộ của bệnh viện, nâng cấp chất lượng dịch vụ và năng lực vận hành”, bà Phi cho biết

Ông Bus Szilvester, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary cho rằng, song song với việc đầu tư dự án này, trong tương lai sẽ có nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp của Hungary đầu tư vào Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung. “Chính phủ Hungary sẽ xem xét thực hiện các dự án ODA ưu đãi có ràng buộc tại các địa phương ĐBSCL và các dự án sẽ tập trung vào những lĩnh vực xử lý nước thải, an toàn thực phẩm và các công nghệ nông nghiệp hiện đại”, ông Bus Szilvester cho biết

Theo bà Phi, Bệnh viên ung bướu Cần Thơ có tổng cộng 12 gói thầu, trong đó có 8 gói thầu hiện đã lựa chọn được nhà thầu và đang triển khai thực hiện. Dự kiến, trong năm 2018 sẽ hoàn thành việc xây dựng

Trung Chánh
 
Top