What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby & Làn sóng đầu tư từ Đức

LOBBY.VN

Administrator
Kỳ vọng vào làn sóng đầu tư mới từ Đức​

edd97_germanyonline.jpg

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Cornelia Pieper (bên phải) cho biết chuyền thăm Việt Nam của Thủ tướng Angela Merkel sẽ góp phần thúc đẩy một làn sóng đầu tư mới từ Đức vào Việt Nam​

- Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thăm Việt Nam vào giữa tháng 10-2011, được tháp tùng bởi Bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rösler và đoàn doanh nghiệp nước này. Chuyến đi của bà Merkel đến Việt Nam được kỳ vọng sẽ kéo theo làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Đức

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, bà Cornelia Pieper đã nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online thông tin kể trên, sau buổi họp báo về việc công ty Fresenius Kabi (Đức) mở nhà máy sản xuất các sản phẩm dịch truyền và thuốc tiêm tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ngày 26-9

Tại buổi họp báo, bà Pieper nói rằng không chỉ Việt Nam mong muốn thu hút nhiều vốn đầu tư từ Đức mà Chính phủ Đức cũng mong muốn điều này. Do đó, những giải pháp về thu hút luồng vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam sẽ là một trong những đề tài quan trọng được thảo luận trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức đến Việt Nam sắp tới

Mặc dù bà Pieper cho biết chưa thể công bố cụ thể chương trình chuyến đi của Thủ tướng Đức tới Việt Nam, nhưng xác nhận rằng thông qua chuyến thăm này, Chính phủ Đức mong muốn nâng cao quan hệ đối tác của hai nước. Theo bà Pieper, Đức hiện là bạn hàng lớn nhất trong khối Liên minh châu Âu (EU) của Việt Nam và các doanh nghiệp Đức đã đầu tư khoảng 400 triệu euro vào các dự án tại Việt Nam. Một trong các dự án đầu tư lớn của Đức ở thị trường hơn 80 triệu dân này là tuyến tàu điện ngầm số 2 Bến Thành-Tham Lương tại TPHCM

Hiện có nhiều doanh nghiệp lớn của Đức chọn Việt Nam làm thị trường hoạt động ở khu vực Đông Nam Á và con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới vì Chính phủ Đức đang khuyến khích các doanh nghiệp nước này đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam theo nhiều hình thức, gồm liên doanh. Theo Ngoại rưởng Pieper, không chỉ có các công ty lớn của Đức đầu tư vào Việt Nam, trong tương lai chính sách của Chính phủ Đức sẽ hướng đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào thị trường này

Bộ Ngoại giao Đức muốn kết hợp với các doanh nhiệp tổ chức các cuộc hội thảo về kinh tế cho các doanh nhiệp vừa nhỏ tại Berlin và TPHCM. Mối quan hệ Việt-Đức không chỉ tập trung vào các dự án về kinh tế mà còn các dự án về đào tạo nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển mối quan hệ trong tương lai, bà Pieper nói

Một dự án hợp tác về giáo dục giữa hai bên là trường Đại học Việt-Đức tại TPHCM hiện có khoảng 400 sinh viên đang theo học, dự kiến đến năm 2020, trường này sẽ nhận khoảng 5.000 sinh viên

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, ông Elmar Dutt nói rằng hiệp hội này hiện có 160 doanh nhiệp thành viên và 25% số này là các công ty hoạt động toàn cầu, phần còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các văn phòng đại diện các công ty

Bình Nguyên
 
Đầu tư và thương mại Đức - Việt sẽ nhảy vọt​

08ce2_ong_michael_150.jpg

Ông Michael Pfeiffer​

- Hai tuần sau chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel, một đoàn gồm 16 doanh nghiệp Đức đã đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư, bắt đầu từ Hà Nội vào ngày 24 và kết thúc vào ngày 28 tại TPHCM. Nhân dịp này, TBKTSG Online có cuộc trò chuyện với ông Michael Pfeiffer, Giám đốc Tổ chức Thương mại và Đầu tư Đức và ông cho rằng, thương mại và đầu tư Việt - Đức sắp tới sẽ nhảy vọt...

- TBKTSG: Năm ngoái, ông cũng là người dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và hợp tác tại Việt Nam, vậy xin ông cho biết đôi điều về kết quả của chuyến xúc tiến đó ?

Ông Michael Pfeiffer: Với chuyến đi năm ngoái, chúng tôi gặt hái được nhiều thành công với một loạt các hợp đồng mà các doanh nghiệp hai nước ký kết và được thực hiện sau đó, ngay cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp Đức tham gia cũng hết sức vui mừng khi phát triển được thêm các quan hệ với các đối tác Việt Nam ở đây. Mối quan hệ này còn được duy trì, không chỉ trong kinh doanh. Chính tôi còn gặp tất cả họ ở ngay đại sứ quán Việt Nam tại Berlin nữa

- Chuyến đi này và chuyến đi trước có gì khác nhau không, thưa ông ?

Năm nay lại còn thành công hơn nữa, khi mà mới hai tuần trước, bà Thủ tướng Merkel đã có chuyến thăm Việt Nam, và ký kết một hiệp định ở đây nhằm thúc đẩy hợp tác và thương mại giữa hai nước. Hiệp định này đề cập đến một số vấn đề như đầu tư song phương, hợp tác thương mại, và có đề cập đến Tổ chức Thương mại và Đầu tư Đức là nơi phải hợp tác giới doanh nghiệp hai nước

Trong chuyến đi này, hai ngày trước, chúng tôi cũng đã có cuộc bàn thảo với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở Hà Nội, và nhận thấy rằng cơ hội đầu tư là rất lớn. Và nếu nhìn vào số lượng, thì năm nay, với 16 doanh nghiệp đến đây, con số này là gấp đôi năm ngoái

Ở Hà Nội, chúng tôi gặp phải một vấn đề “nan giải”, đó là có quá nhiều doanh nghiệp đến tìm cơ hội hợp tác. Điều này cũng giống như ở TPHCM, số lượng công ty đăng ký vượt sự mong đợi. May là chúng tôi cũng giải quyết được. Nhưng vì thế, tôi cho rằng sắp tới hai nước sẽ có những bước phát triển nhảy vọt hơn nữa

- Bà Thủ tướng Merkel thúc giục Việt Nam cần phải xuất siêu sang Đức nhiều hơn nữa, dù Việt Nam xuất siêu sang Đức khoảng 1,5 tỉ euro. Ông nghĩ gì về điều này ?

Đức là một quốc gia rất mạnh về xuất khẩu, nhưng chúng tôi rất vui vì Việt Nam lại xuất hàng sang Đức nhiều gấp đôi chiều ngược lại. Hàng hóa của Việt Nam xuất sang chúng tôi là các mặt hàng truyền thống. Ngày nay, khi nói về cơ cấu xuất khẩu hàng truyền thống như vậy, người ta có cảm giác rằng cần phải xuất các mặt hàng về công nghệ. Tôi không cho là vậy. Tôi nghĩ, điều quan trọng là phải trở thành số một trong một thế giới cạnh tranh gay gắt hiện nay

Chẳng hạn, với dệt may, Việt Nam đang là quốc gia có thế mạnh, nên đừng bao giờ từ bỏ thế mạnh của mình cả. Các công ty dệt may hàng đầu của Đức đã có mặt và sản xuất tại đây, như Van Laack chẳng hạn. Tại sao vậy? Lý do là ở đây có một ngành thời trang truyền thống rất có chất lượng. Vì thế tôi cho rằng Việt Nam cần phải tự hào về điều này, vì các bạn rất thành công trong một lĩnh vực hết sức cạnh tranh. Chất lượng là yếu tố rất quan trọng

- Hàng Việt được nhìn nhận như thế nào ở thị trường Đức, thưa ông ?

Người tiêu dùng Đức biết rất ít về Việt Nam. Thông thường khi mua cà phê, hay tiêu thì phải có nhãn hiệu thật to, ấn tượng, đại loại ghi rằng sản phẩm này sản xuất ở Việt Nam, của người Việt Nam, thế nhưng thực tế không phải vậy

Đối với các mặt hàng cao cấp, như thời trang chẳng hạn, thì họ mua Van Laack chứ không mua hàng Việt Nam, vì họ không biết. Vì thế, tho tôi, chúng ta cần phải cải thiện chuyện này bằng cách cung cấp thông tin nhiều hơn nữa về Việt Nam cho người Đức

- Nhưng cũng đã có rất nhiều người Việt ở Đức ? Vậy ông nhận xét gì về cộng đồng này ?

Cộng đồng người Việt ở Đức khá đông đảo, hiện có gần 100.000 người, cùng với khoảng gần 50.000 kỹ sư đã được đào tạo ở Đức. Người Việt rất được kính trọng ở Đức. Sinh viên người Việt thuộc về nhóm hàng đầu trong các trường học, với số điểm thuộc hàng cao nhất. Và cứ ở đâu có người Việt là họ lại lọt vào nhóm hàng tốp đầu

Người Việt học và làm việc với đủ ngành nghề, từ bác sĩ, giáo sư đến kinh doanh và họ hòa nhập rất tốt vào cộng đồng Đức. Đó là lý do mà ở Đức chúng tôi luôn có một cảm giác tích cực khi nói về Việt Nam. Tôi cho rằng chúng ta có nhiều cơ hội, vì nhiều người Việt đã nắm được bí quyết của người Đức, hiểu người Đức

Nhiều doanh nghiệp Đức đã đến Việt Nam, nhưng dường như vẫn “chưa xứng với tiềm năng", khi Đức chỉ đứng thứ 24 trong tổng số 95 quốc gia và nền kinh tế đầu tư vào đây ?

Khi nói đến đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, chúng ta nói đến đầu tư vào những quốc gia từ 50-60 năm nay, như Thái Lan, Singapore chẳng hạn. Đây là những quốc gia đã mở cửa từ rất lâu rồi, vì thế, dĩ nhiên, nếu so sánh, thì đầu tư của Đức ở các nước này cao hơn ở Việt Nam. Lý do là Việt Nam mới mở cửa gần đây

Các công ty Đức khi đầu tư, là họ tìm kiếm thị trường. Thị trường càng lớn thì đầu tư càng nhiều. Tôi cho rằng một vấn đề quan trọng trong phát triển của Việt Nam đó chính là thị trường ASEAN. Người Đức rất thích đầu tư vào khu vực này, và khi tìm đến thị trường châu Á, thì Việt Nam bỗng nhiên là một địa chỉ quan trọng

Hoàng Phi
 
Kết nối thương mại, đầu tư Việt - Đức​

Cách đây đúng 3 năm, Viethaus - Ngôi nhà Việt - một trung tâm thương mại và văn hóa do Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) tiên phong đầu tư cùng đối tác CHLB Đức, đã được thành lập ngay tại trung tâm thủ đô Berlin

Viethaus đã được Chính phủ, các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp hai nước ủng hộ, trở thành biểu tượng của sự hợp tác song phương chặt chẽ giữa Việt Nam và Đức

images401055_1a.jpg

Đại sứ Đỗ Hòa Bình và bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM​

Nâng tầm đối tác chiến lược

Mới đây tại Viethaus, “Diễn đàn kinh tế và đầu tư Việt Nam - CHLB Đức” đã được tổ chức với sự tham dự đông đảo của lãnh đạo các cơ quan hữu quan, giới doanh nghiệp, cơ quan truyền thông hai nước. TS Đỗ Hòa Bình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CHLB Đức, đã phát biểu khai mạc: Mối quan hệ về kinh tế – đầu tư giữa hai nước đã có truyền thống lâu đời

Và mới đây, chuyến thăm Việt Nam trong tháng 10 vừa qua Thủ tướng CHLB Đức Angela Merkel đã tạo thêm một xung lực mạnh mẽ khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Angela Merkel cùng ký Tuyên bố chung Hà Nội ngày 11-10, nhất trí nâng tầm quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược. 5 lĩnh vực hợp tác then chốt được nêu rõ trong Tuyên bố chung Hà Nội gồm: hợp tác chính trị; thương mại và đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội

Hai bên đã cam kết xây dựng kế hoạch hành động chiến lược cụ thể của 5 lĩnh vực hợp tác nói trên bao gồm một số điểm đáng chú ý: Triển khai dự án Ngôi nhà Đức tại TPHCM, xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TPHCM, nâng cấp dự án Ngôi nhà Việt tại Berlin, tiếp tục đối thoại Việt - Đức về nhà nước pháp quyền, hỗ trợ các chương trình xử lý nước thải và kinh tế chất thải tại Việt Nam, xây dựng Trường Việt - Đức thành một cơ sở nghiên cứu hàng đầu, mở trường dạy nghề bậc cao tại Việt Nam

“Chỉ vài tuần sau khi Bản tuyên bố chung Hà Nội được Thủ tướng hai nước ký kết, nâng tầm quan hệ Việt - Đức lên đối tác chiến lược, chính giới và doanh nghiệp Đức đã cảm nhận được sự quan tâm đến đối tác Việt Nam tăng lên gấp bội, biểu hiện cụ thể là hai bên đã ký được các hợp đồng kinh tế trị giá 50 triệu EUR” - TS Đỗ Hòa Bình cho biết

Là một người rất có thiện cảm với Việt Nam, Bộ trưởng Kinh tế, Kỹ thuật và Phụ nữ bang Berlin Harald Wolf phát biểu: Ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong những năm tới lên đến 500 tỷ USD. Các dự án đặc biệt ưu tiên, quan trọng là tăng cường hệ thống giao thông công cộng tại các thành phố lớn để giảm bớt ô nhiễm môi trường. Nước Đức sẽ hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này và các công ty của Đức sẽ tham gia vào nhiều dự án, như dự án mở rộng mạng lưới giao thông ở TPHCM. Dự án này mang tính chất dự án mẫu cho sự phát triển sau này ở những thành phố khác nhằm cải thiện chất lượng sống cho cư dân đô thị ở Việt Nam

Một dự án lớn khác các doanh nghiệp Đức cũng hy vọng sẽ được tham gia là việc xây dựng cảng hàng không mới tại phía Nam – Sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Bộ trưởng Harald Wolf cho biết Hội đồng TP Berlin rất quan tâm về việc thúc đẩy đầu tư giữa hai nước, nâng tầm sự hợp tác sẵn có từ trước đến nay

Phát huy lợi thế hai bên

Tại diễn đàn, đại diện cơ quan chức năng hai nước đã giới thiệu các cơ hội, chính sách ưu đãi đầu tư mỗi nước đến với cộng đồng doanh nghiệp. Ông Richard Offermann, Giám đốc dịch vụ tư vấn Công nghiệp, Thương mại và Đầu tư CHLB Đức, nêu dẫn chứng cụ thể: Khu vực thủ đô Berlin - Brandenburg có nhiều tiềm lực trong các lĩnh vực về y tế, công nghệ cảm quang, kỹ thuật năng lượng và nhất là kỹ thuật giao thông. Ngay thế kỷ thứ 19, tàu điện đầu tiên trên thế giới chạy trên đường ray cũng từ Berlin

Ngày nay, vùng Berlin - Brandenburg cũng được thừa nhận là một trong những địa bàn có kỹ thuật đường ray nổi tiếng hàng đầu thế giới. Cảng hàng không quốc tế mới Berlin- Brandenburg sẽ khánh thành vào tháng 6-2012, kỳ vọng sẽ mở đường bay thẳng Berlin - Hà Nội càng tạo cơ hội kết nối đầu tư - thương mại giữa hai nước. Các doanh nghiệp Việt Nam từ Berlin có thể đến hầu hết thủ đô các nước châu Âu chỉ trong vòng 3 giờ bay

TS Nguyễn Thị Bích Vân, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đã giới thiệu tại diễn đàn về tổng quan kinh tế Việt Nam, các cơ hội đầu tư, chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài, nhấn mạnh: “Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong khối EU; chiếm trên 19%. Đến nay nhiều tập đoàn lớn của Đức đã có mặt, kinh doanh thành công tại Việt Nam như Mercedes, Metro, Siemens… Môi trường, chính sách đầu tư tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện, sẵn sàng đón chào các nhà đầu tư mới đến làm ăn tại Việt Nam”

Về khả năng hợp tác, đầu tư mỗi bên, Đại sứ Đỗ Hòa Bình cho biết: So sánh với các nước châu Á, Việt Nam là nước có nhiều người nói tiếng Đức nhất. Ở Berlin, cộng đồng người Việt là cộng đồng thành đạt, có doanh số về thương mại lớn thứ ba và là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp ở Berlin. Trong số các nước EU thì Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đức là thị trường nhập khẩu đứng hàng thứ 5 sau Hoa Kỳ, Nhật, Australia và Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu tăng từ 2,4 tỷ EUR (năm 2008) lên 2,94 tỷ EUR (2010), trong đó dẫn đầu là ngành dệt may (19,8%), thực phẩm, đồ uống (chiếm 18,7%)...

Ngược lại, Đức cũng có rất nhiều tiềm lực xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, từ 1 tỷ EUR (năm 2008) lên 1,12 tỷ EUR (2009) và 1,48 tỷ EUR (2010), trong đó 2 mặt hàng chủ lực là máy móc (chiếm 27,6%) và hóa chất (13,2%)... Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm, đạt khoảng 4,5 tỷ USD trong năm 2010, tức là bằng tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước châu Âu khác cộng lại. Nếu tính cả sự trung chuyển qua nước thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Đức tiếp tục cam kết 400 triệu USD tài trợ phát triển cho Việt Nam. Nhiều cơ hội kết nối thương mại, đầu tư đang mở ra cho doanh nghiệp giữa hai châu lục
 
Top