What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Luật lobby chính sách

LOBBY.VN

Administrator
Nếu có đề xuất luật ‘lobby’ chính sách, Quốc hội sẽ xem xét
Quy định về vận động chính sách, theo đại diện của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, ở mỗi quốc gia mang màu sắc, hình thức khác nhau. Việt Nam nếu có đề xuất sẽ được Quốc hội xem xét

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 14, phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về lo ngại của dư luận về tình trạng vận động (lobby)chính sách của nhóm lợi ích, như nghi ngại trước đó về dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu, bia (vừa được Quốc hội thông qua)

Nhiều quốc gia công khai, minh bạch vận động hành lang. Việt Nam có nên xem xét trình Quốc hội ban hành luật này hay không ? Nếu có thì quan điểm của Tổng thư ký Quốc hội như thế nào ?

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số nước có luật Vận động chính sách, tuy nhiên mỗi quốc gia khác nhau, tuỳ vào thể chế chính trị của từng nước

“Ở nước ta, phóng viên có nhắc đến luật này với hàm ý, trong đó quy định tất cả nội dung, quy trình ra văn bản như thế nào, vận động ra sao. Tuy nhiên, thực tế khâu làm luật của chúng ta đã trải qua rất nhiều quá trình công khai, từ lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến khi đưa trình ra Quốc hội”, ông Tùng nói

Vẫn theo lãnh đạo Uỷ ban Pháp luật, ngay quá trình thảo luận, biểu quyết tại Quốc hội cũng rất công khai, được các uỷ ban thẩm tra, đại biểu thảo luận nhiều vòng. “Hiện chưa có kiến nghị nào đề xuất cần phải có dự án luật này. Khi có kiến nghị, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu sẽ xem xét có nên ban hành luật đó hay không”, ông Tùng bày tỏ quan điểm

Trước đó, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, khi trả lời về những nghi ngại có hay không việc lobby chính sách liên quan đến luật Phòng chống tác hại rượu bia cũng cho rằng “Quyền của các cơ quan lobby là quyền của người ta. Tuy nhiên, không phải vì anh sản xuất bia có yêu cầu mà (Quốc hội) theo anh sản xuất bia, hay người dân có yêu cầu thì theo người dân toàn bộ. Ở đây, chúng tôi phải tính phương án cân bằng tất cả các lợi ích”

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì khẳng định "Làm sao mà lobby được gần 500 đại biểu Quốc hội. Nếu có như phóng viên nói thì cũng chỉ mời một vài người đi khảo sát thế thôi, chứ làm sao có thể lobby được tất cả đại biểu"


Anh Vũ
 
Công chức, viên chức sẽ được quyền kinh doanh để tăng thu nhập
Cán bộ, công chức, viên chức cũng giống như các đối tượng cá nhân khác sẽ được quyền kinh doanh khác ngoài phạm vi công việc họ đang đảm nhận để tăng thêm thu nhập

Theo Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền

Còn Luật phòng chống tham nhũng 2018 quy định, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước


Từ năm 2021, Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được quyền kinh doanh ngoài phạm vi công việc họ đang đảm nhận để tăng thêm thu nhập

Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020 (có hiệu lực từ 1-1-2021) quy định Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây

Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng

Do vậy, không phải mọi cán bộ, công chức đều không được góp vốn vào doanh nghiệp, chỉ có những người đứng đầu hoặc cấp phó mới không được góp vốn vào doanh nghiệp trong phạm vi những ngành, nghề mà người này trực tiếp quản lý

Cán bộ, công chức, viên chức cũng giống như các đối tượng cá nhân khác hoàn toàn được quyền kinh doanh khác ngoài phạm vi công việc họ đang đảm nhận để tăng thêm thu nhập

Đối với quyền góp vốn vào công ty, họ vẫn được quyền thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần của công ty, trừ một số đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật
 
Top