What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam ThinkTank.vn

LOBBY.VN

Administrator
ThinkTank một loại hình doanh nghiệp đặc biệt

Người ta cho rằng, tỷ lệ quyết sách sai lầm tại các nước phát triển ở phương Tây khá thấp, đó là do phương Tây tận dụng được các Think Tank, một loại hình tổ chức có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia

Think Tank là gì ?

Think Tank là tên gọi một loại hình tổ chức tập họp các chuyên viên nhiều chuyên ngành nhằm nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao... cuối cùng đưa ra các lý thuyết, sách lược, ý tưởng, giải pháp... có tính chất tư vấn hiến kế cho tầng lớp lãnh đạo quốc gia

Franklin Collbohm, sáng lập viên công ty RAND (Think Tank xếp hạng thứ 4 ở Mỹ, có 1600 nhân viên), định nghĩa Think Tank là “Nhà máy ý tưởng”, là trung tâm tư tưởng chiến lược dám thách thức và coi thường mọi uy quyền, dám vượt qua mọi trí tuệ hiện có

Theo định nghĩa chặt chẽ thì Think Tank là tổ chức dân lập, hoạt động độc lập với chính quyền. Think Tank không nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội hoặc thiên nhiên mà tập trung nghiên cứu hình thành các giải pháp, quyết sách có tính khả thi nhằm đối phó tình hình trong một thời kỳ nhất định. Các kết quả này thông thường được công bố trên các ấn phẩm, các phương tiện truyền thông và các hình thức trao đổi thông tin khác nhằm tranh thủ sự tán thành của công chúng và sự chú ý của lãnh đạo quốc gia

Chức năng chính của Think Tank là

- Đề xuất ý tưởng

- Giáo dục, hướng dẫn dư luận

- Tập hợp nhân tài

Trong tiếng Anh Think là suy nghĩ, ý nghĩ, ý tưởng, tư tưởng, Tank là cái thùng (bồn, vựa, chậu), còn có nghĩa là xe tăng. Trung Quốc dịch Think Tank là Túi tri thức (“trí nang đoàn”) hoặc Kho trí thức (“trí khố”). Ở ta có người dịch là “Kho Tư tưởng (Ý tưởng)”, “Kho Trí tuệ (Trí thức)”, “Vựa (Bồn) Trí tuệ”, “Nhóm chuyên viên (hoặc Tổ chức) tư vấn”...

Nhận thấy tất cả các từ dịch kể trên đều chưa quen với bạn đọc và hơi dài, vả lại hiện chưa có một từ Việt tương đương được nhất trí thừa nhận, cho nên chúng tôi xin tạm dùng Think Tank như một danh từ tiếng Việt (viết hoa, không có số nhiều). Người Nhật cũng dùng nguyên từ Think Tank phiên âm ra tiếng Nhật

Tình hình Think Tank trên thế giới

Think Tank xuất hiện ở phương Tây đã lâu, nhưng ở Việt Nam thì khái niệm này còn mới lạ, vì thế thiết nghĩ việc giới thiệu về Think Tank là cần thiết. Theo một báo cáo công bố đầu năm 2009 của ĐH Pennsylvania, kết quả điều tra 169 nước trên thế giới năm 2008 có tổng cộng 5.465 Think Tank; trong đó Bắc Mỹ và Tây Âu có 3080 (chiếm 56,35%, riêng Bắc Mỹ có 1872), châu Á có 653 (11,95%), Đông Âu có 514, châu Mỹ La-tinh và vùng Caribe – 538, châu Phi vùng hạ Sahara – 424, Trung Đông và Bắc Phi – 218, châu Đại dương – 38

Nước có nhiều Think Tank nhất là Mỹ – 1.777, rồi đến Anh – 253, Đức – 186. Tại châu Á, Ấn Độ có nhiều Think Tank nhất – 121, thứ nhì là Nhật – 105. Theo báo cáo trên, Trung Quốc hiện có 74 Think Tank theo nghĩa rộng; nhưng các học giả Trung Quốc đánh giá nước họ thực sự chưa có Think Tank đúng nghĩa

Xếp hạng các Think Tank trên thế giới

Dưới đây là một số trích dẫn bảng xếp hạng các Think Tank toàn cầu. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi để nguyên tên tiếng Anh không dịch

Xếp hạng Top 10 Think Tank của Mỹ như sau


1. Brookings Institution

2. Carnegie Endowment for International Peace

3. Rand Corporation

5. Heritage Foundation

6. Woodrow Wilson International Center for Scholars

7. Center for Strategic & International Studies

8. American Enterprise Institute

9. Cato Institute

10. Hoover Institution

Xếp hạng Top 10 Think Tank của các nước ngoài Mỹ như sau


1. Chatham House (tức Royal Institute of International Affairs, thành lập năm 1920 tại Anh)

2. International Institute for Strategic Studies (Anh)

3. Stockholm International Peace Research Institute (Thụy Điển)

4. Overseas Development Institute (Anh)

5. Centre for European Policy Studies (Bỉ)

6. Transparency International (Đức)

7. German Council on Foreign Relations (Đức)

8. German Institute for International and Security Affairs (Đức)

9. French Institute of International Relations (Pháp)

10. Adam Smith Institute (Anh)

Xếp hạng Top 5 Think Tank của châu Á


1. Chinese Academy of Social Sciences (Viện Khoa học xã hội Trung Quốc)

2. Japan Institute of International Affairs (Nhật)

3. Institute for Defence Studies and Analyses (Ấn Độ)

4. Centre for Strategic and International Studies (Indonesia)

5. Institute for International Policy Studies (Nhật)

Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực an ninh và quan hệ quốc tế

1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Chatham House (Anh)

3. Carnegie Endowment for International Peace (Mỹ)

4. Council on Foreign Relations (Mỹ)

5. International Institute for Strategic Studies (Anh)

Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực phát triển quốc tế

1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Overseas Development Institute (Anh)

3. Council on Foreign Relations (Mỹ)

4. Rand Corporation (Mỹ)

5. Woodrow Wilson International Center for Scholars (Mỹ)


Xếp hạng Top 5 Think Tank thuộc lĩnh vực chính sách kinh tế quốc tế


1. Brookings Institution (Mỹ)

2. Peterson Institute for International Economics (Mỹ)

3. Fraser Institute (Canada)

4. National Bureau of Economic Research (Mỹ)

5. Adam Smith Institute (Anh)


Có thể thấy Viện Brookings đứng đầu cả 3 nhóm nói trên. Viện này thành lập năm 1916, có ngân sách năm 60,7 triệu USD, chuyên nghiên cứu về chính sách đối ngoại và vấn đề Trung Đông. Một số nhân vật tiêu biểu của Viện như Strobe Talbott (từng là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ), Kenneth Pollact, Alice Rivlin

Think Tank có quy mô lớn nhất là Công ty Rand, với 1.600 nhân viên, ngân sách 251 triệu USD, chuyên nghiên cứu chiến lược quân sự, các vấn đề kinh tế chính trị. Một số nhân vật tiêu biểu của Rand là James Dobbins, Gregory Treverton, William Overholt

Mỹ là nước có hệ thống Think Tank phát triển nhanh nhất thế giới, từ 1980 tới nay số Think Tank nước này tăng gấp đôi. Riêng tại Washington đã có trụ sở của khoảng 350 Think Tank, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Tại thủ đô Mỹ có một đường phố tập trung rất nhiều Think Tank

Từ thập niên 70 trở đi không chính khách nào có ý định làm chủ Nhà Trắng mà không nhờ vả một Think Tank làm tư vấn. Vì vậy sau khi tân Tổng thống nhậm chức, không ít cán bộ của Think Tank đó được giao các trọng trách trong chính phủ. Khi Tổng thống hết nhiệm kỳ, họ lại về Think Tank cũ làm việc. Vì thế các Think Tank nghiễm nhiên trở thành nơi tập hợp nhân tài, chính khách

Think Tank rất cần cộng tác viên và bạn đọc. Chẳng hạn nếu bạn vào website của Think Tank STRATFOR, họ sẽ liên tục gửi bài cho bạn. Người sáng lập và lãnh đạo STRATFOR là George Friedman mới đây đưa ra một dự báo thế giới thế kỷ XXI rất độc đáo (coi Nhật, chứ không phải Trung Quốc, là đối thủ số 1 của Mỹ ở châu Á...)

Tại sao cần Think Tank ?

Think Tank xuất hiện là do nhu cầu của thời đại. Thời đại càng tiến lên, các vấn đề cần xử lý ngày một nhiều, tới mức hệ thống nghiên cứu-tư vấn của nhà nước không thể xử lý hết. Thực tế cho thấy hệ thống này thường có mặt hạn chế, chủ yếu do bị chi phối bởi quan điểm của nhà nước nên thiếu tính khách quan. Ngoài ra sự phát triển tất yếu của xã hội dân sự dẫn tới xu hướng “chính phủ nhỏ, xã hội lớn” dần dần thay thế bộ máy nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Theo đà phát triển kinh tế và giáo dục, hệ thống doanh nghiệp, trường đại học và giới trí thức ngày càng lớn mạnh, trong xã hội tự xuất hiện nhiều cá nhân và đoàn thể có nguyện vọng cải tiến các quyết sách của đất nước

Có người nói Công ty Đông Ấn do người Hà Lan Cornelis de Houtman thành lập năm 1602 vừa là công ty xuyên quốc gia đầu tiên vừa là Think Tank đầu tiên trên thế giới nghiên cứu đưa ra phương thức độc quyền thương mại giúp Hà Lan khai thác hệ thống thuộc địa

Từ sau Thế chiến II, giới trí thức phương Tây nhận thấy trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, mỗi quốc gia muốn tiến nhanh thì phải hết sức hạn chế các quyết sách sai lầm. Thế nhưng không chính phủ nào tránh được sai lầm trong khi đưa ra các quyết định chiến lược trên mọi lĩnh vực

Nguyên nhân gây ra sai lầm là do sự chủ quan, thiếu toàn diện của cơ quan quyết sách (ban lãnh đạo và các cơ quan nghiên cứu-tư vấn của họ). Nếu biết tranh thủ nghe ngóng, tiếp thu ý kiến tư vấn của bên thứ ba – các cá nhân hoặc tổ chức tư vấn độc lập với nhà nước (tức Think Tank), thì mức độ phạm sai lầm sẽ giảm đáng kể

Xã hội phương Tây từ rất sớm đã có nhiều cá nhân (điển hình là giáo sư các trường đại học) hoặc tổ chức, đoàn thể tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược của nước mình hoặc thế giới; do độc lập với nhà nước nên họ có khả năng xem xét vấn đề một cách khách quan, toàn diện và đưa ra các giải pháp, chủ trương hợp lý

Chính vì thế, từ sau Thế chiến II, các Think Tank bắt đầu mọc lên như nấm ở phương Tây; trong thực tế các tổ chức này đã có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc ấn định các quyết sách của nhà nước hoặc chính đảng, của các ứng viên nghị sĩ quốc hội hoặc ứng viên Tổng thống. Do thấy được lợi ích to lớn của các tổ chức này nên chính phủ và doanh nghiệp, kể cả các đoàn thể xã hội và cá nhân đã ra sức khuyến khích thành lập và cung cấp kinh phí cho các Think Tank

Nước Mỹ dựng nước mới hơn 200 năm đã trở thành cường quốc số một thế giới về mọi mặt, điều đó chứng tỏ họ rất ít mắc các sai lầm chiến lược lớn. Ở đây có một nguyên nhân là lãnh đạo nước này xưa nay bao giờ cũng chú ý lắng nghe ý kiến của dân, nhất là các nhà trí thức độc lập với chính phủ. Hệ thống Think Tank ở Mỹ phát triển nhanh nhất, mạnh nhất đã góp phần cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng các chủ trương chiến lược lớn của nước này

Giáo sư Mao Chiêu Huy ở Học viện Quản lý công (thuộc trường ĐH Nhân dân Trung Quốc) nhận xét: tỷ lệ quyết sách sai lầm của Trung Quốc là 30%, còn tại các nước phát triển ở phương Tây tỷ lệ này chỉ có khoảng 5%, đó là do phương Tây ra sức tận dụng các Think Tank

Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói lãng phí lớn nhất của Trung Quốc là do các sai lầm quyết sách chiến lược gây ra. Thực tế cho thấy các chiến lược “Đại Nhảy Vọt”, “Công xã nhân dân” cuối thập niên 50 đã dẫn tới hậu quả nền kinh tế Trung Quốc suy sụp, hàng chục triệu dân “chết không bình thường”, nói trắng ra là chết đói vì nông dân phải đi “luyện gang thép” và làm các “công trình hinh ảnh” mà bỏ mặc ruộng đồng không ai làm

Ngân hàng Thế giới đánh giá trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 7 đến kế hoạch 5 năm lần thứ 9, các sai lầm về quyết sách đầu tư của Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế ước khoảng từ 400 đến 500 tỷ Nhân dân tệ

Hầu hết các sai lầm đó là do lãnh đạo cao nhất gây ra. Họ xem xét mọi vấn đề theo cảm tính cá nhân, thích cái gì thì “quyết”, bản thân suy nghĩ trong vài ngày là xong, không giao cho một cơ quan tư vấn nào nghiên cứu, cũng không hỏi ý kiến các nhà chuyên môn, hoặc có hỏi nhưng giới chuyên môn sợ mất lòng cấp trên nên không dám nói thật

Điển hình nhất là “Thời gian biểu vượt Anh đuổi Mỹ” do Mao Trạch Đông đưa ra: ngày 15/4/1958 ông nói Trung Quốc cần “10 năm đuổi kịp Anh, 20 năm đuổi kịp Mỹ”; một tháng sau ông quyết định “7 năm đuổi kịp Anh, thêm 8~10 năm nữa đuổi kịp Mỹ”; ngày 22/6/1958 ông lại quyết: “2~3 năm đuổi kịp Anh”

Từ ngày cải cách mở cửa, lãnh đạo Trung Quốc đã hết sức quan tâm xây dựng các Think Tank và thường xuyên lắng nghe ý kiến của họ. Sự quan tâm đó thể hiện ở chỗ Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Think Tank toàn cầu 2009

Việt Nam ta từng có một số quyết sách sai lầm trên một số mặt, nhưng đáng tiếc là vấn đề này chưa được cơ quan nào nghiên cứu, thống kê, phân tích và công bố, trong khi ta lại nói quá nhiều về những thành tựu

Cách làm này chỉ làm cùn trí tuệ của các nhà hoạch định chiến lược và lãng phí trí tuệ xã hội. Gần đây dư luận đã bắt đầu lên tiếng tuy còn dè dặt về một số chủ trương kinh tế đã hoặc sẽ gây thiệt hại. Cho dù ta còn chưa có Think Tank đúng nghĩa, nhưng thử hỏi hệ thống cơ quan nghiên cứu nhà nước (các viện nghiên cứu kinh tế, trường đại học...) đã có vai trò gì trong việc đưa ra những quyết sách kinh tế lớn

Nếu biết tận dụng hệ thống cơ quan tư vấn và biết coi trọng xây dựng hệ thống Think Tank thì chắc chắn đã có thể tránh được nhiều sai lầm đáng tiếc

Đầu thập niên 50 thế kỷ XX, trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, một Think Tank nổi tiếng ở Mỹ là Công ty RAND khi nghiên cứu vấn đề “Trung Quốc có thể đưa quân sang Triều Tiên hay không” đã đi tới kết luận Trung Quốc sẽ đưa quân sang giúp Triều Tiên chống Mỹ. RAND rao bán bản báo cáo nghiên cứu này cho Phòng Nghiên cứu chính sách Trung Quốc của chính phủ Mỹ với giá 2 triệu đô-la (bằng giá một máy bay chiến đấu hồi ấy), nhưng bị từ chối

Sau đấy quả nhiên Trung Quốc đưa Quân Chí nguyện sang Triều Tiên; phía Mỹ do không có chuẩn bị trước về vấn đề này nên bị thiệt hại lớn. Tư lệnh quân đội Mỹ trên chiến trường Triều Tiên là MacArthur lúc này mới thấy hối tiếc là đã bỏ mất một quyết sách quý giá được RAND nghiên cứu chu đáo, có cơ sở thực tế
 
Last edited:
Xây dựng lực lượng think tanks để phát triển

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của "xã hội công dân". Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ

Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng của chất lượng chính sách, đối mặt với nhiều thử thách lớn, trong hầu hết các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa thể định hình những chính sách có tính chiến lược một cách khoa học

Con đường để thoát hiểm phải bắt đầu bằng việc tái cấu trúc tiến trình xây dựng sách lược, trong đó có việc xây dựng tầng lớp tư duy chiến lược chuyên nghiệp dưới hình thức các think tanks

I. Bản chất của think tanks

1. Think tanks không phải là Viện hàn lâm


Xét về bản chất, do nằm ở vị trí có tính then chốt trong tiến trình ra quyết định của lãnh đạo, các think tanks khác các viện nghiên cứu hàn lâm

Khả năng hàng đầu cần có của các think tanks là nghiên cứu để xây dựng các chiến lược làm cơ sở cho hành động. Con người của các think tanks trước hết là con người mà tư duy của họ đặt trong hành động, không phải là những người mưu cầu kiến thức hàn lâm để viết những chuyên khảo kiểu hàn lâm

Tri thức hàn lâm có một khoảng cách rất xa với các chính sách, cho nên, nói như James G. McGann, các think tanks chuyên nghiệp là cây cầu kết nối giữa tri thức hàn lâm và chính sách. Những cây cầu ấy, ở đầu cầu bên này thì kết nối với bến bờ của trí tuệ hàn lâm, và, ở đầu cầu bên kia thì kết nối với bến bờ của sách lược. Và đến lượt mình, nhà lãnh đạo trở thành một cây cầu kết nối "trí" và "trị": đầu cầu bên này kết nối với trí tuệ của các think tank(s), và đầu cầu bên kia kết nối với quyền lực

2. Think tanks - yếu tố cơ sở trong cấu trúc tiến trình ra quyết sách
Ngày nay, khoa học về tư duy đã nhận ra rằng, thế giới thực chất là một mô hình có tính hỗn độn, vận động bằng những hệ động lực phi tuyến, thì tư duy của con người cũng phải tiến hóa để thích ứng, hình thành hệ hình tư duy phức hợp, có khả năng nắm bắt những quy luật phi quy luật như đường chạy của một bờ biển

Các think tanks, trước thách thức của yêu cầu tiến hóa tư duy để thích ứng với thực tiễn như trên, trở nên hết sức cần thiết để không chỉ nghiên cứu định hướng cho những quyết định có tính phản ứng nhanh của bộ phận chỉ huy, phát hiện các nguy cơ và phát kiến các đối sách ứng phó, giúp người lãnh đạo luôn nắm lấy thượng nguồn của dòng chảy vận động của thực tiễn, tránh dạng lãnh đạo "theo đuôi", mà còn hơn thế nữa, phải tư duy theo hướng phát kiến những tiền đề của một trật tự mới nảy nở từ đáy sâu của trạng thái vô trật tự, tạo cơ hội để kiến thiết những sáng tạo để dòng chảy mới ấy vận hành

Nghiên cứu chính sách bằng tư duy phân tích thuần túy đã gây ra vô số bất cập. Chúng ta phân tách cuộc sống với vô số những mối liên hệ tương hỗ và đa chiều thành từng mảng nhỏ - kinh tế, giáo dục, xã hội, văn hóa... - làm như thể những bộ phận "rời rạc" bị tư duy của chúng ta chia cắt này không có mối liên hệ trên thực tế

Do đó, tư duy chiến lược có tính phức hợp, dựa trên cơ sở tri thức đa ngành, đã là một yêu cầu bức thiết trong tiến trình hoạch định chính sách. Và mặt khác, cùng với sự tích lũy tri thức khổng lồ của thời đại ngày nay, thời đại của những nhà chiến lược - bác học có thể tinh thông và xử lý vấn đề ở mọi lĩnh vực đã chấm dứt. Vì vậy, những think tanks tập hợp chuyên gia từ tất cả các lĩnh vực liên quan đến đến một chiến lược, một quyết sách, trở thành nhu cầu có tính tất yếu của các nước có trình độ tổ chức cao

Một phần vì lý do này mà xã hội càng văn minh, quá trình ra quyết sách càng khó khăn. Ở những xã hội có nền văn hóa dân chủ phát triển cao, nói như Gs. Bernhard May, ở Free University of Berlin, quá trình ra quyết sách đích thực, nhất là với những quyết sách lớn, thì giống như một sự hỗn độn vì những cuộc thử thách. Bởi lẽ có nhiều giai tầng xã hội, nhiều chính trị gia quan trọng, những con người có ảnh hưởng lớn..., nói chung là, tất cả những ai cảm thấy mình có liên quan đến quyết sách, đều được quyền tham gia vào. Không ai bị loại bỏ tiếng nói vì bất cứ lý do gì. Tình trạng này thì rất khác với sự dễ dàng khi tiến hành một quyết định theo lề thói quan liêu trong một xã hội chưa trưởng thành

Trước thực tiễn đó, "con người chỉ huy" (các chính trị gia, các lãnh đạo doanh nghiệp và đại học...) và "con người tư duy" (các nhóm tư duy chiến lược chuyên trách), trong quá trình ra quyết sách, buộc phải được chuyên môn hóa

Hơn thế nữa, ngày nay, họ còn phát triển thành một tầng lớp xã hội đặc thù

II. Think tanks như một giai tầng xã hội

Ngày nay, thế giới có thể biết đến tên tuổi của khoảng 5.500 think tanks ở khoảng 170 quốc gia

Về tài chính, có những think tanks được tài trợ ngân quỹ lên đến nhiều chục triệu USD, có nhóm chỉ vận hành theo tinh thần tình nguyện của các thành viên. Về tầm vóc, có think tanks nghiên cứu những vấn đề vĩ mô ở phạm vi toàn cầu, có nhóm chỉ quan tâm đến tầm khu vực, có nhóm chỉ nghiên cứu những vấn đề của nước mình, hoặc nhỏ hơn nữa, phục vụ cho những mục tiêu giới hạn của một doanh nghiệp, một trường đại học, hay một nhóm xã hội

Về đối tượng nghiên cứu, có những think tanks chú tâm vào nghiên cứu chính sách, hỗ trợ cho quá trình làm luật và ban hành quyết sách, như Rand Corporation của Mỹ (là nhóm dân sự, nhưng có tài trợ từ chính phủ, từng thu hút sự cộng tác của hàng chục nhà khoa học đạt giải Nobel), hay nhóm dân sự Overseas Development Institute (ODI) của Anh, chuyên về chính sách nhân đạo và phát triển quốc tế

Hoặc, có các think tanks thiên về phục vụ cho các đảng phái chính trị, hoạch định các hướng đi chiến lược, tạo môi trường sinh hoạt tri thức cho cả các lãnh đạo chính trị lão luyện lẫn những tài năng chính trị kế cận. Ví như Heritage Foundation của Mỹ

Một trường hợp tương tự Heritage Foundation của Mỹ là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nơi mà ngày nay, các Ủy viên Bộ chính trị của nước này thỉnh thoảng đến ngồi nhiều ngày, vừa uống trà vừa lắng nghe các học giả tranh luận, cũng là nơi đẻ ra những "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" và "xí nghiệp hương trấn" thời Giang Trạch Dân hay "xã hội hài hòa" thời Hồ Cẩm Đào

Và, đặc biệt là các think tanks độc lập với các đảng phái, chuyên về nghiên cứu những chương trình hành động, đề xuất những sáng kiến, làm cơ sở cho các chương trình nghị sự ở tầm toàn cầu của quốc gia. Lực lượng tư duy chiến lược của thế giới thường nhìn họ như là những "ngôi sao" trong giới của mình. Chẳng hạn, Broookings Institute của Mỹ hay Royal Institute of International Affairs của Anh. Đặc biệt có thể kể đến Council Foreign Relations của Mỹ. Trong lịch sử, đây là think tank đã hoạch định sách lược của nước Mỹ khi đối phó với thế chiến thứ 2, nghiên cứu các sách lược làm nền tảng cho Kế hoạch Marshall và xây dựng NATO sau đó

Think tanks không phải là sở hữu riêng của các chính khách. Think tanks là hiện tượng phổ biến của "xã hội công dân". Trong những xã hội có một nền văn hóa dân chủ phát triển cao, các nhóm lợi ích hùng mạnh sẽ không thể triệt hạ các nhóm yếu hơn bằng những trò đê hạ. Tất cả phải dùng đến tư duy chiến lược, thông qua những nghiên cứu chiến lược trên tinh thần khoa học, đối thoại với nhau bằng tinh thần duy lý theo nguyên tắc "tất cả cùng thắng"

Trong môi trường kinh tế, các think tanks, từ chỗ chỉ tồn tại như là bộ phận hoạch định chính sách trong một công ty, phát triển thành một lực lượng kinh tế độc lập, ở dạng thức các công ty tư vấn, tư vấn trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ tài chính đến kỹ thuật. Cái mà họ bán ra là ý tưởng. Ở Mỹ, riêng thung lũng Silicon có 47 think tanks về khoa học công nghệ, thu nhập hàng năm hơn nửa tỷ USD

Những think tanks trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, ở bộ phận tiên phong của thế giới, đã đưa các nước này vượt qua giai đoạn mà những phát minh công nghệ xuất hiện như là những ngẫu nhiên trong dòng chảy lịch sử, đi đến giai đoạn có thể kiến thiết những "thời đại mới" trong công nghệ, chủ động như thực hiện một dự án

Ở Nhật Bản, do "văn hóa hiệp hội" phát triển cao, các think tanks thường tập trung lại với nhau thành các Hiệp hội. Chẳng hạn, Hiệp hội "Chihou Thinkutanku Kyougikai" (Hiệp hội các Think tanks Địa phương), quy tụ 4 Nhóm vùng Hokkaido, 9 Nhóm vùng Tohoku và Kanto, 6 Nhóm vùng Hokuriku, 17 Nhóm vùng Chubu, 31 Nhóm vùng thủ đô, 12 Nhóm vùng Chugoku, 11 Nhóm vùng Kyusiu, hoặc một Hiệp hội lớn khác là "Nihon Thinkutanku Kyoukai" (Hiệp hội các Think tanks Nhật Bản), quy tụ 10 Nhóm doanh nghiệp và dân sự

Tóm lại, do được tách ra thành một lực lượng chuyên nghiệp, đóng vai trò là bộ phận thiết kế một tiến trình hành động cụ thể cho tổ chức, là cái đầu "tư duy thay" cho bộ phận chỉ huy trong bộ máy, các think tanks là hình thức tồn tại của một giai tầng xã hội riêng biệt, tầng lớp tư duy chiến lược trong xã hội hiện đại

Ở Trung Quốc, năm 2009, vừa ra đời một think tank mới, nửa dân sự nửa nhà nước, nhưng đã được thế giới chú ý, China Center for International Economic Exchanges (CCIEE),[5] bởi nó quy tụ những tên tuổi lớn, như Zeng Peiyan, nguyên Phó Thủ tướng, Liu Zunyi, Hiệu trưởng của Chinese University of Hong Kong, Chen Yuan, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Qian Yingyi, Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý, Đại học Thanh Hoa...

Ngay sau khi thành lập, CCIEE đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các Think tanks toàn cầu (Globle Think tank Summit) vào 7/2009. Hội nghị này, cho thấy ba điều sau

- Một là, Chính phủ Trung Quốc hôm nay đối đãi các Think tanks của đất nước mình không kém gì Trần Hưng Đạo của Việt Nam đối đãi các tỳ tướng 700 năm trước

- Hai là, các Think tanks hàng đầu Trung Quốc đang muốn tìm kiếm vai trò toàn cầu

- Và cuối cùng, quan trọng nhất, cho thấy vị trí quan trọng của lực lượng tư duy chiến lược trong đời sống hiện đại của nhân loại

Ở Trung Quốc ngày nay, thời đại của những quân sư phe phẩy quạt mo như Gia Cát Lượng đã chấm dứt, mà là thời đại của các think tanks. Về số lượng, họ đã phát triển đến trên 2000 nhóm, nhiều nhất thế giới, thuộc đủ các thành phần, dân sự, nhà nước, đại học, doanh nghiệp

Điều đáng chú ý là, các think tanks ở Trung Quốc có một sự "phân công lao động" tự nhiên khá bài bản. Các nhóm của Chính phủ thì nghiên cứu những ý tưởng lớn, thiết kế những chương trình hành động ở tầm vĩ mô cho trung ương, các nhóm dân sự thì chủ yếu thiết kế chiến lược hành động cho các doanh nghiệp và đại học, đồng thời kết nối môi trường "xã hội công dân" sơ khai với chính quyền

Theo dõi các chiến lược gần đây của Trung Quốc, những chiến lược được cả thế giới chú ý theo dõi, như chiến lược khai thác Châu Phi, chiến lược "chinh phục" Nam Mỹ vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, chiến lược "chinh phục" Châu Âu bằng cách "tấn công" vào khâu mắt yếu nhất là Hi Lạp, chiến lược "uy hiếp" Ấn Độ, chiếc lược biến toàn bộ Biển Đông thành "ao nhà"... chúng ta có thể thấy dấu ấn rõ ràng của các think tanks chủ chốt của Trung Quốc

Think tanks hoàn toàn không phải là điều xa lạ ở Trung Quốc. Hiện tượng xã hội này đã có từ thời cổ đại. Tuy vậy, trong lịch sử, ở Trung Quốc, sự ra đời và biến mất của một Nhóm tư duy chiến lược nào đó, thường có tính ngẫu nhiên, phụ thuộc vào khả năng và sở thích của người lãnh đạo, do đó, "thành - bại, được - mất" theo nhau hoán đổi liên tục

Ngày nay, một khi lực lượng tư duy chiến lược đã phát triển thành một giai tầng xã hội, trở thành bộ phận bất khả khuyết trong quá trình ra quyết sách, thì thành phần xã hội này sẽ được duy trì trong mọi hoàn cảnh. Đất nước càng khủng hoảng, càng được trọng dụng

Trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, các think tanks cũng mang tính toàn cầu hóa, không chỉ trong tư duy mà cả trong hành động. Các cuộc hợp tác quốc tế được phát triển, hình thành những think tanks liên quốc gia, và các vấn đề chung của nhân loại cũng trở thành đối tượng chung, từ hiện tượng biến đổi khí hậu đến đại dịch AIDS, từ chống đói nghèo đến chống khủng bố
 
Last edited:
Trọng dụng nhân tài cho phát triển đất nước

Trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc ta, nhân tài thời nào cũng có. Mỗi thời đại đều có nhân tài của thời ấy, đáp ứng đúng yêu cầu của thời đại đó; và nếu như thời đại sinh nhân tài, thì đến phần mình, nhân tài thúc đẩy đất nước sang một thời đại mới. Khi nhân tài được trọng dụng, thì đất nước giữ được bờ cõi, xã hội hưng thịnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay, việc trọng dụng nhân tài lại càng có ý nghĩa quyết định

Phát hiện nhân tài

Hiện nay, nhiệm vụ phát triển đất nước bền vững đang đòi hỏi phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của toàn dân, trước hết là của đội ngũ nhân tài. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho nhân tài phát huy tài năng, cống hiến cho đất nước, dân tộc

Như kinh nghiệm của các nền kinh tế thị trường, có ba lĩnh vực rất cần nhân tài, đó là những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định sự phát triển của một đất nước. Đó là:

- (i) Lĩnh vực hoạch định chính sách

- (ii) Lĩnh vực văn hóa, khoa học, công nghệ

- (iii) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Trong ba nhóm nhân tài trên đây, nhóm nhân tài trong lĩnh vực hoạch định chính sách giữ vị trí quan trọng nhất. Đó là vì những người trong nhóm này có nhiệm vụ quyết định đường lối, quan điểm, chiến lược phát triển đất nước; quyết định thể chế, chính sách, pháp luật, v.v... tức là họ có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự thịnh hưng hoặc tụt hậu của đất nước. Nhóm người này nhất thiết phải là những nhân tài

Do đó, khi chúng ta nói "phát hiện và trọng dụng nhân tài" là nói đến trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước đối với nhân tài. Đó là trách nhiệm trước lịch sử, trách nhiệm đối với sự phát triển của dân tộc. Về phía các nhân tài, đất nước ta không thiếu, vì nhân tài nảy sinh trong lòng dân tộc, do sự phát triển tất yếu của xã hội trong mỗi thời đại

Nhân tài thường có ý thức tự trọng, không màng danh lợi, họ không đợi cơ quan có trách nhiệm "phát hiện" họ; họ cũng không cần hạ mình để được "sử dụng" hoặc để được "tôn vinh". Người tài thường bộc trực, thẳng thắn, nói thẳng ý kiến của mình, có khi cứng rắn, không uốn éo phỉnh nịnh, lấy lòng cấp trên. Nhân tài rất tự hào khi được tin dùng, sẵn sàng cống hiến với người lãnh đạo có tâm, biết tôn trọng họ; lại rất khổ tâm khi phải đặt dưới quyền của người kém tài kém đức. Họ không thích những gì phù phiếm, hình thức, không thực chất. Khi không được sử dụng, họ sẵn sàng ra đi vì có nhiều cơ hội tìm những việc phù hợp, nơi môi trường thuận lợi, họ có thể cống hiến

Trong thời đại ngày nay, "đất dụng võ" của nhân tài đang rất thênh thang, nhân tài có thể phát huy tài năng trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, không chỉ trong khu vực nhà nước, mà còn là khu vực tư nhân đang ngày càng phát triển và có nhiều triển vọng. Hiện tượng nhân tài rời cơ quan nhà nước là rất đáng quan ngại, vì có thể dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước yếu kém, ảnh hưởng đến chất lượng của các thể chế, chính sách

Trách nhiệm phát hiện nhân tài trước hết là ở các vị lãnh đạo. Thực tế cho thấy việc này không thể chỉ dựa vào một số cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ, mà người phụ trách cơ quan, đơn vị phải đích thân thực hiện. Muốn phát hiện đúng nhân tài, người đứng đầu cơ quan, đơn vị

- (i) phải có tầm nhìn, có "con mắt tinh đời", biết ý kiến nào là đúng đắn, người nào đích thị là nhân tài; phải khuyến khích những ý kiến mới mẻ, có tính đột phá

- (ii) cũng phải có cái Tâm vì dân, vì nước, vượt lên chính mình mới có thể khắc phục tư duy hẹp hòi, bè phái, địa phương, hoặc sợ mất ghế

- (iii) người lãnh đạo phải là người tự nhận được rằng kiến thức của mình có hạn, cần luôn luôn lắng nghe, chịu học hỏi, vì sự nghiệp chung; đây chính là phẩm chất, đức độ của người lãnh đạo, bởi vì "người có tài mới phát hiện được nhân tài"

- (iv) phải biết dựa vào dân, qua sự giám sát, đánh giá của dân mà phát hiện nhân tài

Trọng dụng nhân tài

Để phát huy nhân tài vào công cuộc phát triển đất nước, nhất thiết phải trọng dụng nhân tài, coi lãng phí nhân tài là sự lãng phí lớn nhất, nghiêm trọng hơn lãng phí tiền bạc, là có tội đối với đất nước. Từ thực tế, xin đề xuất một số giải pháp về việc trọng dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước như sau

- Trước hết là về nhận thức. Cần có nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, vai trò của tri thức trong công cuộc phát triển đất nước khi hội nhập ngày càng sâu, khi cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong thời đại mới này, phát triển nhất thiết phải dựa trên trí tuệ, dựa vào tri thức, và như vậy, phải dựa vào nhân tài. Điều quan trọng là cái Tâm của người lãnh đạo, lấy sự phát triển của đất nước làm trọng, giữ vững tinh thần đổi mới, khắc phục triệt để những tư duy giáo điều, cũ kỹ. Chỉ có chuyển biến thực sự về nhận thức, mới biết quý nhân tài, phát hiện được nhân tài, mới có thể có những đột phá về chính sách trọng dụng, tôn vinh nhân tài

- Cần có niềm tin ở đội ngũ nhân tài nước ta. Họ là những người yêu nước, tâm huyết, tha thiết với sự nghiệp phát triển đất nước, những người có tài năng, trình độ đóng góp vào những vấn đề then chốt của quốc kế, dân sinh... Không nên có tư tưởng bè phái, phe nhóm, nghi kỵ họ, càng không nên quy chụp tràn lan. Với các nhân tài trong đồng bào định cư ở nước ngoài, cũng cần có thái độ cởi mở, tin tưởng, tinh thần hòa hợp dân tộc, biết khai thác thế mạnh của từng người, tránh thành kiến, hẹp hòi

- Thực hiện công khai, minh bạch việc sử dụng và tôn vinh nhân tài. Không nên coi công tác tổ chức - cán bộ như một loại công tác bí mật, khép kín trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc khép kín trong một số người. Cách làm như vậy chắc chắn không thể thu hút được người tài

Phải đề ra những tiêu chí rõ ràng, thực hiện công khai các cuộc tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, kể cả có tranh cử, để đặt người vào đúng chỗ, nhất là để khắc phục tình trạng "mua quan, bán chức". Điều quan trọng là thu hút người dân, các tổ chức xã hội vào việc tuyển chọn, đánh giá hiệu quả công việc của nhân tài, nhất là của những người lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Việc tôn vinh nhân tài (qua các giải thưởng, danh hiệu) cũng cần được chấn chỉnh, sao cho đúng thực chất, tránh những hiện tượng tiêu cực, ban phát, xin-cho

- Thể hiện trong thực tế tinh thần dân chủ, tự do tư tưởng. Quan trọng nhất là thái độ "lắng nghe" của người lãnh đạo, không "quy chụp"; đối với những vấn đề chưa nhất trí, thì cần thảo luận công khai, tranh luận thẳng thắn. Có như vậy, nhân tài mới "nói thật", phát biểu những gì mình suy nghĩ, hiến những kế sách luôn luôn đổi mới cho lãnh đạo. Đối với những vấn đề "nhạy cảm", càng cần phải phát huy tự do tư tưởng, khuyến khích thảo luận, tranh luận, không nên né tránh. Cơ quan nhà nước nên chủ động cung cấp thông tin cho giới trí thức, cho các nhân tài, giúp cho họ có những thông tin chính thống, tin cậy

- Sử dụng nhiều hình thức để phát huy trí tuệ của nhân tài. Cần thực hiện rộng rãi việc cơ quan, đơn vị đặt hàng cho tổ chức hoặc cá nhân nhân tài về những chương trình, đề tài, dự án cần nghiên cứu, hoặc đề án cần có ý kiến phản biện. Cần phát huy tính tích cực của trí thức - nhân tài, động viên họ chủ động đề xuất những vấn đề cần nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu

Rất nên khuyến khích hình thành các tổ chức tư vấn độc lập - các "think tank", qua đó tập hợp, khuyến khích và phát huy trí tuệ của đội ngũ nhân tài vào sự nghiệp phát triển đất nước. Đức độ của người lãnh đạo tổ chức, đơn vị là một yếu tố quyết định việc thu hút, "thu phục" người tài; thái độ chân thành, cởi mở, đức "lắng nghe" của họ là sức cảm hóa rất tự nhiên đối với nhân tài

- Phải có đột phá trong hệ thống cơ chế, chính sách sử dụng nhân tài trong bộ máy nhà nước. Các chính sách phải bảo đảm thu hút nhân tài, giữ chân họ trong bộ máy nhà nước, để họ tập trung sức lực và thời gian cho công việc được giao; trong đó, chính sách tài chính cần được sửa đổi trước hết, không thể duy trì chế độ tiền lương quá lạc hậu như hiện nay. Nên sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho việc khuyến khích, phát huy nhân tài, như Quy chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học, Luật về quyền thông tin, Luật về tư vấn, phản biện và giám sát xã hội, Luật về Hội

Trên đây là một số ý kiến rất tóm tắt về những giải pháp quan trọng nhất cho sự trọng dụng, phát huy nhân tài vào công cuộc phát triển đất nước. Cần nâng cao hơn nữa tầm tư duy, đồng thời có đột phá về thể chế, chính sách; song điều quan trọng là người lãnh đạo, quản lý phải là người có tâm trong sáng, dám "vượt lên chính mình" để phát hiện và trọng dụng nhân tài


Vũ Quốc Tuấn
 
Last edited:
Trung Quốc coi trọng phát triển hệ thống ThinkTank
Tháng 1/2004 Trung ương Đảng Trung Quốc chỉ thị: Phải làm cho giới khoa học xã hội trở thành “Kho tư tưởng” và Think Tank của Đảng và Chính phủ. Hàng nghìn cơ quan nghiên cứu bắt đầu tổ chức nghiên cứu phản biện. Một số đoàn thể tư vấn kiểu Think Tank xuất hiện tuy còn rất khó hoạt động

Quá trình phát triển

Trung Quốc bắt đầu làm quen với khái niệm Think Tank từ sau cải cách mở cửa. Trước đó, quá trình hoạch định chính sách chủ yếu do một số cá nhân lãnh đạo quyết định, hầu như không sử dụng trí tuệ của bộ máy tư vấn và của dân chúng; vì thế từng phạm những sai lầm khó tưởng tượng

Thí dụ, một câu nói của lãnh tụ Người đông (thì) sức lớn dẫn tới hậu quả không thực thi sinh đẻ có kế hoạch, số dân tăng thêm mấy trăm triệu, để lại bao nhiêu di họa: thất nghiệp, chưa giàu đã già. Việc hủy chế độ khám sức khỏe trước khi cưới đã làm tăng số người tàn tật lên tới mức đáng lo…

Do cách quyết sách tùy tiện ấy, Trung Quốc đã bỏ lỡ hai cơ hội chiến lược để phát triển đất nước. Cơ hội thứ nhất: sau khi kết thúc chiến tranh Triều Tiên, môi trường an ninh của Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, nhưng chỉ tận dụng thuận lợi này được 4 năm thì các chủ trương Chỉnh phong, Chống phái hữu, Đại Nhảy Vọt, Công xã nhân dân đã hủy hoại tất cả

Sức người sức của bị lãng phí không sao kể xiết, hàng chục triệu dân bị chết đói, bỏ lỡ cơ hội vàng phát triển sau chiến tranh (trong khi Nhật tận dụng được cơ hội này). Cơ hội thứ hai: sau khi nối lại quan hệ với Mỹ, hoàn cảnh chiến lược của Trung Quốc trong thời gian 1971-1976 được cải thiện rất nhiều. Thế nhưng 10 năm đại loạn “Cách mạng Văn hoá” đã phá hỏng cơ hội đó

Nhiều người thấy rõ những sai lầm ấy nhưng không ai dám nói. Nguyên soái Bành Đức Hoài mới dè dặt nêu ra vài ý kiến về Đại Nhảy vọt đã bị cách hết mọi chức vụ

Xảy ra tình hình trên không phải vì người Trung Quốc kém thông minh. Nhưng trí tuệ của họ bị bỏ xó; hơn tỷ dân chỉ có một người được quyền suy nghĩ và phát ngôn. Tư tưởng “Đại nhất thống” của Khổng giáo tuy tạo ra sự nhất trí cao độ trong toàn dân song đồng thời cũng bóp chết mọi sáng tạo, mọi ý tưởng đúng đắn

Đến thập kỷ 80, nhằm ngăn chặn các quyết sách tùy tiện chưa qua sự nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn, Đặng Tiểu Bình đề xuất Khoa học hóa quyết sách, cho phép nêu các ý kiến trái chiều. Một số chuyên viên cấp cao rời cơ quan nhà nước lập cơ quan nghiên cứu của mình. Năm 2003 Ủy ban Phát triển Cải cách công khai tổ chức mời thầu đề tài nghiên cứu Quy hoạch 5 năm lần thứ X

Tháng 1/2004 Trung ương Đảng chỉ thị: Phải làm cho giới khoa học xã hội trở thành “Kho tư tưởng” và Think Tank của Đảng và chính phủ. Hàng nghìn cơ quan nghiên cứu bắt đầu tổ chức nghiên cứu phản biện. Một số đoàn thể tư vấn kiểu Think Tank xuất hiện tuy còn rất khó hoạt động

Giới học giả Trung Quốc nhận xét nước họ xuất siêu hàng hóa nhưng lại nhập siêu về tư tưởng. Đó là do thể chế chính trị hiện hành không tạo điều kiện sinh ra những nhà tư tưởng, nhà chính trị học có thể đề xuất các ý tưởng, lý thuyết mới lạ làm cả thế giới quan tâm như Huntington, Toffler, Paul Kennedy, Joseph Nye…

Một học giả viết: sau Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc chưa có nhà tư tưởng nào. Trung tướng Lưu Á Châu chính ủy Đại học Quốc phòng Trung Quốc nói thẳng: “Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel nói Trung Quốc không có triết học. Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào”

Kiều Lương, tác giả sách “Siêu hạn chiến”, nêu thí dụ: khi Anh Quốc dự định trả lại Hồng Công cho Trung Quốc, nhiều chính khách phương Tây lo nước này thống nhất sẽ lớn mạnh tới mức đe dọa thế giới. Bà Thủ tướng Thatcher an ủi: “Các bạn chẳng cần e ngại Trung Quốc, vì trong vài chục năm tới, thậm chí cả trăm năm, nước này không thể mang lại cho thế giới bất cứ một tư tưởng mới nào cả”

Trung Quốc hơn phương Tây ở chỗ có ưu thế “tập trung lực lượng làm việc lớn” nhưng nếu quyết sách không khoa học hóa thì sự “tập trung lực lượng” sẽ chỉ mang lại thiệt hại rất lớn; bởi vậy cần có các cơ quan nghiên cứu chính sách có năng lực chuyên môn cao, dám nêu ra “chính sách dự bị” cho nhà nước. Vì thế Think Tank còn được gọi là “chính phủ trong bóng tối”

Do không tận dụng được trí tuệ xã hội, tỷ lệ sai lầm quyết sách của Trung Quốc cao gấp 6 lần các nước phát triển, giá thành chế tạo hàng hóa cao gấp 8 lần ở Nhật, nghĩa là Trung Quốc đang khai thác tài nguyên tổ tiên để lại với tốc độ tàn phá thiên nhiên

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này khiến lãnh đạo Trung Quốc càng không hài lòng với hoạt động của hệ thống cơ quan nghiên cứu chính sách. Hệ thống này thiếu cả 3 tiêu chuẩn chính của Think Tank: tính độc lập tư tưởng, tính sáng tạo và sức quảng bá ảnh hưởng của mình

Trong tình hình đó, Think Tank – nơi nghiên cứu đề xuất các chủ trương chính sách chiến lược lớn nhỏ của quốc gia, lò ấp các nhà chiến lược, nhà tư tưởng – bắt đầu được đặc biệt coi trọng

Hệ thống Think Tank hiện có

Trung Quốc hiện nay đã hình thành một hệ thống Think Tank quy mô lớn, chủ yếu gồm

1. Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (China Center for International Economic Exchanges, CCIEE): cơ quan dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và giao lưu kinh tế quốc tế, do chính phủ duyệt thành lập, nơi tập hợp các nhân tài cấp cao về lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và có quan hệ rộng trong lĩnh vực kinh tế

CCIEE do Ủy ban Phát triển và cải cách Nhà nước chủ trì, đăng ký tại Bộ Dân chính Trung Quốc. CCIEE được gọi là “Siêu Think Tank”, vì được ưu tiên cấp kinh phí và tập hợp toàn các “siêu” chuyên gia

2. Viện Khoa học xã hội Trung Quốc: cơ quan học thuật cao nhất nghiên cứu về triết học và khoa học xã hội; là Think Tank có quy mô lớn nhất Trung Quốc

3. Trung tâm Nghiên cứu phát triển thuộc chính phủ Trung Quốc: cơ quan nghiên cứu và tư vấn chính sách, trực thuộc chính phủ Trung Quốc

4. Viện Khoa học Trung Quốc: cơ quan học thuật hàn lâm cao nhất về KHKT của nhà nước

5. Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc: cơ quan nghiên cứu cấp cao lý luận quân sự, trung tâm nghiên cứu học thuật quân sự

6. Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc: nghiên cứu tổng hợp các vấn đề quan hệ quốc tế

7. Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế hiện đại: nghiên cứu các vấn đề quốc tế tổng hợp

8. Ủy ban Toàn quốc Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương của Trung Quốc

9. Hội Khoa học kỹ thuật Trung Quốc

10. Hội Chiến lược quốc tế Trung Quốc: đoàn thể học thuật dân lập nghiên cứu vấn đề chiến lược có tính toàn quốc

11. Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải: một trong các Think Tank chủ yếu nghiên cứu chiến lược và chính sách ngoại giao

Ngoài ra tại Đài Loan thuộc Trung Quốc còn có

1. Think Tank Quốc Dân Đảng: chính thức thành lập 7/2000, gốc là Quỹ Nghiên cứu chính sách quốc gia pháp nhân tài đoàn; đương kim Chủ tịch Quốc dân đảng Liên Chiến làm chủ tịch Hội đồng quản trị; thành phần gồm nhiều quan chức chính quyền đã nghỉ hưu, các chuyên viên, học giả

2. Trung tâm Đài Loan: thành lập 12/2001, gồm các đại gia giới học thuật và kinh doanh, các học giả ở nước ngoài về Đài Loan làm việc và quan chức chính quyền

Nội địa Trung Quốc hiện có hơn 2.500 cơ quan nghiên cứu chính sách, với 35 nghìn cán bộ chuyên trách, 270 nghìn nhân viên làm việc. Trong đó có 2.000 cơ quan “kiểu Think Tank”, chủ yếu nghiên cứu chính sách, trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ chính phủ

Trong số này Trường Đảng Trung ương, Viện Khoa học xã hội, Trung tâm Nghiên cứu phát triển, Học viện Hành chính nhà nước thường được gọi là các Think Tank nhà nước

Viện Khoa học xã hội có 50 viện nghiên cứu, 260 phòng nghiên cứu, 4.000 cán bộ chuyên trách. Quy mô như vậy vượt xa các Think Tank ở phương Tây (toàn bộ Think Tank cả nước Anh có 1.000 cán bộ, cả châu Âu có chưa tới 5.000 người)

Một số vấn đề của hệ thống Think Tank ở Trung Quốc

Nhà kinh tế nổi tiếng Lưu Tôn Nghĩa, phó Tổng thư ký CCIEE, nguyên Hiệu trưởng ĐH Trung văn, Hồng Công, nhận xét: Trung Quốc có hơn 2.000 Think Tank nhưng uy tín và ảnh hưởng chưa tương xứng với sức mạnh kinh tế đất nước, lực lượng chưa bằng một Think Tank lớn ở Mỹ như Công ty Rand hoặc Viện Brookings

Doanh nhân nổi tiếng Ninh Cao Ninh nói: bao giờ các văn phòng luật, văn phòng kế toán, công ty tư vấn và Think Tank của Trung Quốc có thể ra nước ngoài kiếm tiền thì Trung Quốc mới trở thành nước lớn; hiện nay chúng ta vẫn phải dựa vào các Think Tank nước ngoài

Tôn Triết, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Trung Quốc-Mỹ thuộc ĐH Thanh Hoa, nhận xét: tác dụng của các Think Tank ngoại giao Trung Quốc là “lạc hậu”, chưa phối hợp ăn ý giữa cán bộ nhà nước với giới học giả, điều này có phần do chưa xây dựng được chế độ tư vấn chính quy

Một số học giả Trung Quốc nhận định nước họ chưa có Think Tank với ý nghĩa thực sự. Trung Quốc có hơn 2.000 Think Tank (Mỹ có 1.777), nhưng báo cáo của ĐH Pennsylvania chỉ thừa nhận có 74; nghĩa là phần lớn bị người Mỹ bỏ qua. Bắc Kinh, Thượng Hải không có tên trên bản đồ Think Tank thế giới

Mặt khác, các Think Tank Trung Quốc chỉ lo nghiên cứu phát hiện và giải quyết vấn đề trước mắt, chưa có nghiên cứu nhìn xa trông rộng, dự kiến xu hướng phát triển thời đại, chưa sánh được với các Think Tank hàng đầu trên thế giới, họ nghiên cứu cả những vấn đề sau đây 30-50 thậm chí 100 năm

Số lượng Think Tank nhiều nhưng 95% ăn lương nhà nước, cán bộ do nhà nước bổ nhiệm; chỉ có 5% thuộc diện dân lập, quy mô rất nhỏ. Think Tank dân lập lớn nhất chỉ có 20 cán bộ, kinh phí hàng năm chừng 2 triệu RMB (Nhân Dân Tệ; 1 RMB tương đương 0,147 USD)

Các cơ quan nghiên cứu chính sách hiện nay thường bị dư luận chê trách là hay đưa ra dự báo sai (thí dụ dự báo giá dầu, chỉ số CPI …) và không có tiếng nói trước các vụ việc lớn (như vụ sữa Tam Lộc…) do đó họ không có ảnh hưởng trong dư luận

Vì phần lớn Think Tank là cơ quan nhà nước nên họ không đại diện cho trí tuệ công chúng, chỉ là cơ quan tuyên truyền và giải thích chính sách nhà nước, rất khó đề ra các ý kiến có tính phản biện đích thực; trong khi tính trung lập và độc lập mới là các yếu tố chủ yếu quyết định sức sống và do đó quyết định nguồn lực của các Think Tank

Vương Thông Tấn Phó Hội trưởng Hội Nghiên cứu nhân tài Trung Quốc nói: “Rất nhiều Think Tank của chúng ta chỉ có tác dụng chứng minh tính đúng đắn của chính sách”

Khó khăn lớn nhất của các Think Tank là thiếu nguồn vốn hoạt động, nhất là loại dân lập. Một giám đốc Think Tank dân lập nói: “Nghiên cứu làm cái quạt điện còn có thể bán lấy chút tiền. Chúng tôi nghiên cứu sửa hiến pháp, sửa chính sách nhà nước thì ai bỏ tiền cho chúng tôi? Nhất là việc nghiên cứu các vấn đề vĩ mô, chính quyền chưa chắc đã thích anh làm chuyện ấy.” Rốt cuộc Think Tank của ông này 20 năm qua phải kiếm kế sinh nhai bằng việc tư vấn cho các doanh nghiệp cần xin phá sản

Think Tank “sang trọng nhất” là CCIEE cũng gặp khó khăn về vốn, tuy mục tiêu hùn vốn chỉ có 500 triệu RMB. Trong khi đó các Think Tank tại phương Tây đều nhận được tài trợ của nhiều doanh nghiệp, cá nhân, quan chức, và cả của nhà nước; bởi lẽ họ thấy các Think Tank rất hữu ích với họ. Thí dụ ở Mỹ, riêng một Quỹ Rockefeller mỗi năm tài trợ hơn 60 triệu USD cho Viện Brookings

Tôn Triết cho biết nguồn tài chính của các Think Tank nghiên cứu ngoại giao chưa đa dạng, phần lớn dựa ngân sách của cơ quan chủ quản, mà các cơ quan này thường coi nghiên cứu là “nghề phụ”, Think Tank bị coi nhẹ nên chưa được rót đủ kinh phí, thậm chí có Think Tank vì thế phải nghỉ việc

Ngay cả Quỹ Nghiên cứu vấn đề quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc thành lập đã hơn 10 năm, tuy có tài trợ từ bên ngoài mà năm nào cũng thiếu kinh phí. Do đó các Think Tank thiếu sức thu hút học giả trẻ. Người trẻ nhất của một cơ quan nghiên cứu nổi tiếng nọ đã 35 tuổi, trong khi cơ quan cần lớp thanh niên tuổi 20 tuổi vừa ra trường đang tràn đầy nhiệt tình nghiên cứu, khám phá

Xã hội Trung Quốc chưa có văn hóa quyên tặng cho Think Tank, qua đó bảo đảm tính độc lập trong nghiên cứu. Các doanh nghiệp khi làm hoạt động công ích thường chỉ quyên tặng phần cứng (như xây dựng nhà làm việc) mà chưa quyên tặng kinh phí cho việc nghiên cứu chính sách công

Đặng Duật Văn phó Tổng biên tập Thời báo Học tập của Trường Đảng Trung ương nói: “Trung Quốc có nhiều Think Tank nhưng do các vấn đề về cơ chế, nguồn vốn và hệ thống đánh giá nên chưa có thành tích nổi bật trên sân khấu quốc tế, khó có thể đối thoại với các Think Tank hàng đầu thế giới”

Dư luận Trung Quốc cho rằng nước này rất cần các Think Tank đa nguyên và nhiều loại hình. Vương Thông Tấn nói: “Think Tank dùng đầu óc để làm ra lợi ích có hiệu quả; một xã hội càng phát triển thì càng cần nhiều Think Tank….

Khi các vấn đề càng phức tạp thì càng cần các Think Tank có lập trường khách quan. Mỗi Think Tank phải có lập trường riêng nhưng có thể “hòa mà bất đồng”, được bảo lưu quan điểm của mình, nêu ra các số liệu và kiến nghị khác nhau”

Khác với phương Tây, ở Trung Quốc các đại biểu quốc hội và đại biểu Chính Hiệp (tương đương Trung ương Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam) đều không là người chuyên trách và không do dân bầu, vì thế Trung Quốc càng đặc biệt cần có một bên thứ 3 cótính độc lập, tính dân gian và tính trung lập về lợi ích – đó là các Think Tank dân lập, nhờ thế có thể tạo ra được sự phát triển thực sự cho đất nước. Các nước phát triển coi Think Tank là thế lực (quyền lực) lớn thứ tư sau các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

Khoa học hóa quyết sách không chỉ là nghe ý kiến dân, vả lại không phải ý kiến đa số là đúng, mà phải nghe ý kiến của các Kho trí tuệ độc lập với nhà nước tiến hành nghiên cứu, phản biện chính sách theo một quy trình có logic chặt chẽ

Nói theo ngôn từ Trung Quốc thì Think Tank phải trở thành “Lãnh tụ ý kiến” của công chúng, phản ánh lên lãnh đạo các ý kiến, chính sách đã qua nghiên cứu công phu nhằm đạt mục tiêu tác động tới quyết sách của chính phủ, tới dư luận công chúng

Muốn phát triển hệ thống Think Tank cần có 2 điều kiện khách quan: – từ trên xuống dưới hình thành bầu không khí tôn trọng các quyết sách có tính độc lập về chuyên nghiệp; – toàn xã hội phải có một không gian công cộng (tức dư luận) tương đối cởi mở khuyến khích nhiều người tham dự quyết sách

Hiện nay môi trường xã hội Trung Quốc chưa thuận lợi cho việc phát triển các Think Tank dân lập. Thí dụ, các Think Tank này vốn là tổ chức phi lợi nhuận, nhưng chính sách nhà nước lại yêu cầu họ phải đăng ký dưới hình thức doanh nghiệp kiếm lời, hoặc “núp bóng” một cơ quan nhà nước nào đó. Các Think Tank hoạt động trong môi trường chưa thuận lợi. Thói quen hàng nghìn năm vẫn áp đảo, cái gì cấp trên đã quyết, dù sai đi nữa, cũng rất khó góp ý sửa đổi, phản bác

Vương Lợi Lệ, nghiên cứu viên của CCIEE nhận định: nhiệm vụ chủ yếu của Think Tank là nghiên cứu chính sách; mục tiêu của Think Tank là phải tác động tới quyết sách của chính phủ và tới dư luận; nói cách khác, sức cạnh tranh chính của Think Tank là ở năng lực sáng tạo và sức ảnh hưởng dư luận, chứ không phải là ở quy mô và cấp bậc

Để Think Tank thực sự phát triển trở thành một ngành nghề, cần phải hình thành các cơ chế, môi trường và văn hóa có lợi. Nên khuyến khích lập nhiều kênh góp vốn nhằm bảo đảm các Think Tank giữ được tính độc lập, dân lập và đa nguyên. Các Think Tank cần phát huy ảnh hưởng quốc tế, giành quyền ăn nói trên sân khấu quốc tế.

Xu hướng phát triển hệ thống Think Tank ở Trung Quốc

Trung Quốc đã tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Think Tank toàn cầu (Global Think Tank Summit, 2- 4/7/2009 tại Bắc Kinh) có mặt lãnh đạo 30 Think Tank và nhiều học giả trên toàn thế giới. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới dự

Việc này chứng tỏ Trung Quốc bắt đầu đặc biệt coi trọng Think Tank. 30 năm qua Trung Quốc mới chỉ tập trung phát triển sức mạnh cứng mà chưa coi trọng sức mạnh mềm – sự đột phá về quan niệm tư tưởng, văn hóa giáo dục, then chốt là sự khoa học hóa, hợp lý hóa các quyết sách

Đây là một thiếu sót đáng tiếc. Nếu có nhiều Think Tank dân lập thực sự độc lập và chất lượng cao, thì chính phủ sẽ tập trung được trí tuệ của nhiều bên, nhiều người, nâng cao được tính khoa học, tính hữu hiệu và tính dân chủ của quyết sách

Cần thực thi quy trình mỗi khi nhà nước cần quyết định một chính sách lớn, đầu tiên các Think Tank phải nghiên cứu và nêu ra, sau đó dư luận tiến hành bàn thảo, Quốc Hội xem xét, nghe báo cáo và chất vấn, cuối cùng chính phủ tiếp thu

Gần đây đã xuất hiện những tín hiệu khả quan: nhiều cơ quan nhà nước tăng kinh phí nghiên cứu, một số quan chức khi nghỉ hưu lại đến nhận công việc ở trường đại học hoặc viện nghiên cứu, việc này giúp thắt chặt mối quan hệ giữa chính quyền với Think Tank; nhiều Think Tank độc lập đã tiếp nhận nguồn tài trợ của xã hội và doanh nghiệp, qua đó tiến theo hướng trở thành Think Tank hiện đại có ảnh hưởng lớn

Bước phát triển đáng kể là tháng 3/2009 Thủ tướng Ôn Gia Bảo duyệt thành lập Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE), gồm toàn các nhân vật cấp cao. Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) CCIEE là nguyên phó Thủ tướng Tăng Viêm Bồi, ủy viên BCH gồm toàn cán bộ cấp bộ thứ trưởng đương chức hoặc đã nghỉ hưu, giám đốc ngân hàng lớn

Trước mắt đây là một Think Tank cấp cao kiểu mới nửa nhà nước nửa dân lập; sau này sẽ trở thành một Think Tank dân lập, tập hợp đội ngũ chuyên viên cấp cao, tiến hành các nghiên cứu dài hạn, chiến lược, toàn cục, nhằm cung cấp trợ giúp về trí tuệ cho các chính sách công, cung cấp dịch vụ tư vấn cho các vụ kinh doanh xuyên quốc gia

Nhà nước chỉ cấp cho CCIEE kinh phí thành lập 5 triệu RMB; còn kinh phí hoạt động phải tự lo. CCIEE đã lập quỹ riêng để tạo nguồn vốn đa nguyên, nhằm mục tiêu tạo vốn 500 triệu RMB; hiện quỹ đã tập hợp được 30 doanh nghiệp trung ương, sau này sẽ thu hút doanh nghiệp tư doanh. CCIEE sẽ áp dụng cơ chế vận hành kiểu thị trường như các Think Tank nước ngoài, không dùng tiền nhà nước, như vậy có lợi cho việc duy trì tính độc lập trong nghiên cứu

CCIEE sẽ dẫn đầu phong trào lập các Think Tank dân lập trong cả nước. Dĩ nhiên quá trình này sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng đã được khởi động với quyết tâm từ cấp lãnh đạo cao nhất

Trịnh Tân Lập Phó Tổng thư ký CCIEE nói ban lãnh đạo CCIEE quyết tâm xây dựng CCIEE sao cho có được uy tín và tác động lớn như các Think Tank hàng đầu phương Tây, tức là có ảnh hưởng trực tiếp tới quyết sách của chính phủ và dư luận công chúng

Thành lập CCIEE là một sự kiện lớn chứng tỏ Trung Quốc quyết đẩy mạnh tiến trình tăng cường vai trò của các tổ chức dân lập trong việc tham dự quyết định mọi chủ trương chính sách của nhà nước, nhằm thực hiện phương châm Khoa học hóa quyết sách

Nguyễn Hải Hoành
 
Last edited:
Quản trị quốc gia thịnh vượng

- 37 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Trong vòng mười năm đầu, cả đất nước đã thử nghiệm mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kiếm cách hoàn thiện nó, nhưng cuối cùng đã phải thừa nhận đó là một mô hình sai lầm vào năm 1986. Hơn 20 năm qua, chúng ta dường như đã chấp nhận cơ chế thị trường nhưng vẫn loay hoay đi tìm những nguyên lý quản trị quốc gia để tương thích với cơ chế này

Lịch sử là quá khứ. Nhưng lịch sử chính là nơi để mỗi cá nhân, mỗi dân tộc soi xét nhằm rút ra những bài học, những nguyên lý định hướng cho sự phát triển của mình trong tương lai. Đối với tôi, ba nguyên lý dưới đây là những nguyên lý cơ bản nhất để xây dựng một hệ thống quản trị quốc gia thịnh vượng và hiệu quả

Xây dựng và bảo vệ cơ chế thị trường

Ngày nay, khi nói đến cơ chế thị trường hiếm ai còn phủ nhận vai trò của nó trong việc tạo ra của cải vật chất. Tuy nhiên, người ta lại thường nhắc đến những khuyết tật của nó, xem thị trường là nguyên nhân gây ra những thói hư tật xấu trong xã hội, và do đó, là đối tượng mà Nhà nước cần phải khống chế, kiểm soát để giảm thiểu những thói hư tật xấu đó

Thực tế Việt Nam không chứng minh điều này. Chúng ta đều biết nền tảng quan trọng nhất của cơ chế thị trường là việc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân. Ở những nơi mà quyền sở hữu tài sản được xác lập rõ ràng và minh bạch nhất, chẳng hạn các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, thì những người đứng đầu doanh nghiệp phải và luôn tỏ ra có trách nhiệm với cổ đông, nhân viên, cộng đồng

Có nhiều người cho rằng đạo đức ở nông thôn Việt Nam bị xuống cấp vì cơ chế thị trường. Thực sự thì không phải như vậy. Tài sản lớn nhất của người nông dân là ruộng đất. Nhưng khi vấn đề sở hữu đất đai ở Việt Nam còn chưa rõ ràng thì thị trường vẫn còn xa mới được thiết lập ở các vùng quê

Ở những khu vực nông thôn mà đất đai bỗng dưng trở nên có giá trị, các hành vi lừa lọc và chiếm đoạt sẽ bị kích thích. Và những đồng tiền có được một cách dễ dàng khiến những người nông dân chân chất trước đây bị cuốn vào lối sống “trưởng giả học làm sang”

Chúng ta dường như đã chấp nhận cơ chế thị trường nhưng vẫn loay hay đi tìm những nguyên lý quản trị quốc gia để tương thích

Điều tương tự cũng xảy ra ở cơ quan công quyền, khi mà thị trường chưa thực sự lớn mạnh, chưa tạo đủ sức ép khiến quan chức nhà nước buộc phải phục vụ xã hội thay vì quản lý xã hội, thì còn xa các quan chức nhà nước mới thực hiện công khai tài sản

Khác với những người chủ doanh nghiệp có tài sản công khai, buộc họ phải sống có đạo đức hơn dưới áp lực giám sát của xã hội, sự mập mờ về nguồn gốc tài sản quan chức khiến cho một bộ phận không nhỏ trong số họ ngày càng “suy thoái đạo đức”

Xác lập bình đẳng hình thức

Con người ta sinh ra đã có sự khác biệt về chất (substantive). Thể trạng của mọi người về cơ bản khác nhau; chủng tộc, nơi sinh sống khác nhau v.v. cũng khiến cho mỗi người có những điểm riêng biệt mà người khác không có. Việc công nhận quyền sở hữu trong nền kinh tế thị trường càng khiến cho mỗi cá nhân khi lớn lên được hưởng những gia tài thừa kế lớn bé khác nhau

Tuy khác nhau về chất nhưng về hình thức (formal) thì tất cả các cá nhân đều bình đẳng theo nghĩa họ đều là con người. Hàm ý rất rõ ràng của nguyên lý bình đẳng hình thức này là tất cả các cá nhân dù khác nhau về chất nhưng đều cần phải được đối xử ngang bằng nhau, tức có cơ hội thành công ngang nhau trong mọi cuộc đua tranh trong xã hội

Nguyên lý tưởng chừng như hiển nhiên đó lại không được chúng ta nhìn nhận đúng mức trong những năm vừa qua. Đã có một thời chúng ta quản lý nhà nước theo kiểu cố gắng làm cho mọi người giống nhau về chất, từ ăn mặc cho đến thưởng thức văn hoá, nghệ thuật

Tuy hiện nay Nhà nước đã cho phép các cá nhân/chủ thể được tự do hơn nhiều trong việc thể hiện sự khác biệt của mình, nhưng dường như đó chỉ là do sức ép của thị trường hơn là chủ động của chính quyền trong việc áp dụng nguyên lý bình đẳng hình thức

Chúng ta có thể bắt gặp nhiều hình thức cấm đoán mang tính hành chính, từ cách ăn mặc của ca sĩ cho đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, như áp trần lãi suất huy động. Những cấm đoán có tính cào bằng này, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, cũng gây cản trở những người tham gia phát huy được những tố chất khác biệt ẩn chứa trong mỗi người để tạo ra nhiều giá trị hơn chính bản thân họ và cho xã hội

Nguyên lý bình đẳng hình thức đòi hỏi chính quyền phải tập trung xây dựng và bảo vệ luật pháp không nhằm đáp ứng nhu cầu hay ước muốn của những người cụ thể nào. Đó phải là những quy tắc lâu dài để giúp mọi người trong xã hội có thể dự đoán hành vi của những người khác mà họ sẽ phải cộng tác hay cạnh tranh

Nguyên lý bình đẳng hình thức cũng đòi hỏi chính quyền phải giới hạn hành động của mình trong những khuôn khổ pháp lý, để người dân có thể dự đoán được các hành vi của những người nhân danh chính quyền. Như thế, nguyên lý bình đẳng hình thức chính là nền tảng để xây dựng một nhà nước pháp trị cho Việt Nam

Thúc đẩy đa dạng hoá

Phát triển là quá trình đa dạng hoá. Điều này không chỉ đúng ở muôn loài mà còn đúng ở trong xã hội loài người. Một quốc gia phát triển là một quốc gia không những chỉ tràn ngập các chủng loại hàng hoá khác nhau mà còn phong phú về các hệ tư tưởng và các loại hình văn hoá, nghệ thuật

Việt Nam có lẽ là một trong số ít các quốc gia được thừa hưởng sẵn một nền tảng đa dạng phong phú, từ đa dạng về các dân tộc và tôn giáo đến đa dạng về khí hậu và địa hình. Tuy nhiên, các chính sách của chúng ta trong những năm qua ít nhắc đến yếu tố đa dạng hoá. Ở khắp các vùng miền, chúng ta đều thấy những chủng loại hàng hoá tương tự nhau, những công trình kiến trúc hiện đại từa tựa nhau, những cách thức tổ chức văn hoá, những lễ hội hao hao giống nhau, những mô hình tổ chức xã hội giống hệt nhau v.v.

Trong thời đại toàn cầu hoá, việc thiếu vắng các nét khác biệt sẽ có thể khiến chúng ta bị thua thiệt hoặc thất bại trong mọi lĩnh vực, thậm chí bị tiêu diệt hoặc “tan chảy”, nhập vào các đối thủ khác

Nguyên lý đa dạng hoá đòi hỏi chính quyền không những cho phép mà còn phải có những cơ chế khuyến khích các cá nhân và tổ chức tự chủ quyết định theo đuổi những con đường riêng của mình

Muốn vậy, từ khâu giáo dục, kinh doanh cho đến sinh hoạt cộng đồng và thậm chí chính quyền địa phương cũng cần được quyền đưa những nét khác biệt, từ nội dung cho đến cách thức tổ chức, vào trong địa phương hoặc vùng miền của mình

Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể nuôi dưỡng được những thế hệ trẻ không những chỉ kế thừa mà còn sáng tạo thêm được nhiều nét độc đáo mới của Việt Nam, trong thời đại toàn cầu hoá ngày càng diễn ra sâu rộng

Đinh Tuấn Minh
 
Last edited:
Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc
Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông là góc nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học - văn hóa, góp phần tích cực cho sự phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội

Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp ?

Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, ai cũng ra đi rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi thấy không ổn. Còn tôi, cũng là một người bình thường. Nhưng dù sao tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, là một đảng viên. Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi, vì đây cũng là xương máu của tôi

Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn Đảng để làm trong sạch cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó. Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói trong Di chúc "động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân" tham gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Cho nên, việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận, đặc biệt là trên trận địa văn hóa. Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị

Như vậy, phải hiểu ông là một người phê phán nhưng lạc quan ?

Con đường tôi chọn không là một trí thức ngậm miệng ăn tiền. Không bi quan chán nản mà lạc quan. Lạc quan vì tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tiến hóa là một quá trình phát triển không phải theo tuyến tính tuần tự như tiến mà là phi tuyến tính với những bước hợp trội tạo ra những đột biến

Tôi nhớ tại một hội thảo về truyền thống và hiện đại, một học giả Pháp, ông Edouard De Penguilly nói với chúng tôi: "Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải

Cùng tắc biến, biến tắc thông là quy luật chung rồi, và sức sống kỳ diệu của dân tộc đã thể hiện rõ quy luật đó. Sức sống đó thể hiện rất rõ ở lớp trẻ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt của họ trong những dịp họ biểu hiện chính kiến và tình yêu nước khi Tổ quốc bị xâm phạm

Trong ánh mắt ấy tôi thấy và tin vào sức sống không gì dập tắt được của dân tộc mình. Tôi nhớ là F. Engels có nói một ý mà tôi đã nhiều lần dẫn ra trong các bài viết đã đăng báo: mẫu hình của một xã hội mới như thế nào sẽ do lớp trẻ xây dựng nên theo khuôn mẫu mà họ cần

Ông có cho rằng những ý kiến của mình đã có kết quả và chí ít cũng giành được thắng lợi nào đó ?

Chiến thắng ư? Cũng khó nói đã được những gì, nhưng chí ít là những điều tôi suy ngẫm để viết ra là trung thực. Trung thực với mình, trung thực với đất nước và nhân dân mình. Tôi hiểu vì lẽ gì mà phải làm như thế, và tôi tự thấy không xấu hổ với lương tâm. Còn hiệu quả đến đâu thì có lẽ cuộc đời sẽ nghiệm thu và phê phán

Có cuộc tranh cãi thế nào là trí thức chẳng đi đến phân định. Theo giáo sư, ông nghĩ thế nào về vấn đề đó ?

Định nghĩa thì nhiều lắm. Nhiều định nghĩa hay, có lý cả, dẫn ra không hết. Nhưng tôi quan niệm rõ ràng trí thức là một tầng lớp tinh hoa của xã hội. Ai cũng biết những tên tuổi như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Đào Duy Anh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... - một lớp người tiếp nhận được ánh sáng của nền văn hóa Pháp vượt ra khỏi ý đồ thực dân của nhà trường do Pháp dựng lên. Vậy trí thức, họ là ai ?

Tôi thích lời của Jean Paul Sartre: Trí thức là những người làm những việc không dính dáng đến họ. Bác sĩ không chỉ lo chữa bệnh, kiến trúc sư không chỉ lo đo đạc mà lại xía vô những việc không dính dáng đến họ. Nhưng chính vì thế, họ trở thành trí thức. Ở đây ý tưởng của nhà triết học Pháp thế kỷ XX bắt gặp ý của Nguyễn Công Trứ trong "Luận về chữ sĩ" có câu: Vũ trụ chi gian giai phận sự. Xem việc trong trời đất là bổn phận phải làm. Phải có danh gì với núi sông như ông nói cũng theo nghĩa này

Năm 1997 khi xảy ra sự kiện Thái Bình, lý do nào khiến ông được tham gia đoàn khảo sát và trực tiếp viết báo cáo ?

Lúc đó tôi đang là viện trưởng Viện Xã hội học, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi có sự kiện Thái Bình, Thủ tướng muốn có thêm góc nhìn khách quan của nhà khoa học nên đã cử chúng tôi xuống Thái Bình. Chúng tôi về những nơi nóng bỏng nhất, trực tiếp tìm hiểu, lắng nghe dân và nghe cán bộ địa phương, cập nhật số liệu điều tra và phân tích rút ra kết luận

Bản báo cáo Khảo sát xã hội học về "sự kiện Thái Bình" gửi đến Thủ tướng là đúc kết từ những dữ liệu trực tiếp thu nhận từ những cái đó, tập trung tìm hiểu và phân tích là diễn biến tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, cùng với những nghiên cứu bổ sung tại nhiều địa điểm khác của Thái Bình. Điều tôi nhớ nhất là sự tiếp nhận và suy nghĩ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ bản báo cáo đó

Ông có so sánh gì về thời kỳ Thái Bình ấy với tính chất và diễn biến của ngày càng nhiều các cuộc khiếu kiện đất đai và sự phản kháng của người nông dân hiện nay ?

Mức độ của các vụ khiếu kiện đất đai bao giờ cũng gay gắt. Ngay thời kỳ Thái Bình, có tới năm trên bảy huyện khiếu kiện, kéo lên có tổ chức bài bản lớp lang, được khởi xướng bởi các cựu chiến binh. Các cuộc khiếu kiện có tổ chức với cả ngàn người lên tỉnh không được đáp ứng thỏa đáng đã đẩy tới những đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng công an. Giọt nước tràn ly là khi công an sử dụng chó bec-giê để trấn áp người biểu tình

Người biểu tình xô đổ bức tường của Viện Kiểm sát huyện Quỳnh Phụ, lấy gạch đá chống trả. Và dạo ấy tình hình căng thẳng chẳng kém gì sự kiện Tiên Lãng - Hải Phòng vừa rồi. Vấn đề là sự kiện Tiên Lãng xảy ra trong thời buổi của internet nối mạng, không thể bưng bít thông tin nên công luận lên tiếng được ngay. Chuyện này tôi đã nói đến trong bài "Từ sự kiện Tiên Lãng 2012 nghĩ về sự kiện Thái Bình năm 1997" đăng trên báo Đại Đoàn Kết

Có thể nói, do điều kiện công tác như thế, ông rất hiểu vấn đề nông dân ?

Tương đối thôi, đừng nói quá lên, ngượng lắm. Đúng là chúng tôi có hiểu biết đến một mức nào đó về người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tôi đã có nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Chuyên đề này đã có đăng trong "Làng ở châu thổ sông Hồng - Những vấn đề còn bỏ ngỏ" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức nghiên cứu và xuất bản năm 2002

Trong một dịp làm việc, đại tướng Võ Nguyên Giáp có hỏi tôi vấn đề gì đặt ra cho nông thôn hôm nay, tôi trả lời rằng tất cả những vấn đề mà Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) đặt ra trong cuốn Vấn đề dân cày in năm 1940 đều còn nguyên vẹn cả. Đất chật, người đông

Người thì tiếp tục sinh ra nhưng đất thì không sinh trưởng. Bình quân đất đai tính trên đầu người ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Với cái đà quy hoạch, dự án, sân golf, resort như hiện nay, vấn đề sẽ còn gay gắt hơn rất nhiều. Ngay cả vấn đề "chiếm đất, lập đồn điền" mà Qua Ninh - Vân Đình từng phân tích thì dường như cũng đang tái diễn với những biến thái phức tạp hơn, dữ dằn hơn

Nhưng ông cũng biết quy luật của phát triển, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể tránh khỏi ?

Đúng vậy. Sự phát triển nào cũng có cái giá phải trả. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng như vậy. Chỉ có điều, từ một nền nông nghiệp trồng lúa nước của vùng nhiệt đới gió mùa, phải nghĩ cách làm thế nào để hơn 70% dân số là nông dân gắn chặt với ruộng đất không bị hụt hẫng khi phải rời bỏ mảnh đất của mình. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là chuyện không thể không làm nếu muốn đất nước phát triển

Không thể hiểu quá đơn giản về chuyển đổi nông nghiệp nghĩa là biến nông dân thành phi nông, ly nông hay công nhân dịch vụ. Cái đó có phần đúng, nhưng ruộng đất là lý do tồn tại của nông dân. Quy hoạch tùy tiện và xô bồ, nhất là khi chen vào trong sự quy hoạch đó là lợi ích của một nhóm người nhân danh lợi ích quốc gia để thâu tóm đất đai vào tay mình thì hết sức nguy hiểm

Đừng quên rằng, ở nhiều nước công nghiệp phát triển, người ta đang đặt lại vấn đề nông thôn và nông nghiệp. Với nước ta, điều này càng cực kỳ hệ trọng. Nếu coi nhẹ vấn đề nông dân, nông thôn, hệ lụy sẽ cực kỳ lớn

Vậy theo ông, Việt Nam phải đi lên như thế nào ?

Một nước nông nghiệp nhiệt đới như nước ta, bên cạnh việc phải đối phó với hiểm họa thiên tai như bão lũ thì cũng phải thấy được ân huệ của thiên nhiên. Nước ta kinh tế nông nghiệp - một nền văn minh lúa nước miền nhiệt đới - có những thuận lợi hết sức lớn, nhưng chúng ta chưa đưa công nghiệp vào được bao nhiêu

Vải thiều của ta ở Lục Ngạn - Bắc Giang là một ví dụ, chậm thu mua là chỉ có đổ đi. Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu mà trong việc thu hoạch lúa thất thoát lên đến 30%. Đầu tư cho nông nghiệp rất kém, trong khi lấy đất thì rất nhanh

Viết "Những nghiên cứu về gia đình Việt Nam" dưới góc nhìn khoa học, ông có thấy sự sa sút các giá trị gia đình như dư luận thường than phiền không ?

Gia đình Việt Nam đang ở trong một sự khủng hoảng rất rõ. Đó là sự mâu thuẫn giữa việc khẳng định sự giải phóng cá nhân, đặc điểm của xã hội hiện đại, một bước tất yếu của phát triển, với gia đình truyền thống duy trì tập quán gia trưởng

Đã có những gì bị mất đi, thưa ông ?

Nếu hiểu theo lối tam đại đồng đường thì mất rồi. Còn nếu hiểu mối quan hệ cha mẹ - con - cháu giữ được gia phong thì nay vẫn còn và điều này thật đáng quý. Dù có biến thái, nhưng nó vẫn còn. Nếu ai lên án việc gìn giữ gia phong thì đó là cực đoan, không đúng. Nhưng chúng ta cũng không thể cưỡng lại xu thế giải phóng cá nhân

Ông đã có các công trình nghiên cứu như "Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội", cùng các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu các vấn đề nông thôn Đồng bằng sông Hồng... Sắp tới, ông có dự định viết công trình hoặc tác phẩm nào nữa không ?

Cũng có nhiều suy nghĩ. Sẽ dành phần lớn thời gian để làm một cái gì đó thuần túy là vấn đề nhận thức của mình thôi. Tôi không có tài viết văn học như các nhà văn. Nhưng có lẽ sẽ suy ngẫm để viết ra một cái gì đó đã tích lũy trong óc, trong tim mình lâu nay

Nói như Nguyễn Gia Thiều: "Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ, đường thế đồ gót rỗ kỳ khu". Sẽ cố viết một cái gì đó từa tựa như sự tự nhận thức về chặng đường lịch sử dân tộc ta đang đi, ở góc nhìn rất hẹp của một người nghiên cứu xã hội học, trung thực ghi lại những bước đường tư tưởng của mình nương theo chặng đường lịch sử mình đã trải qua

Tính chất như vậy có thể gọi là viết hồi ký không, thưa ông ?

Tôi không viết hồi ký vì chỉ là một người bình thường. Có chăng chỉ viết những cảm nhận về thời cuộc, nên không gọi là hồi ký cá nhân được. Nhưng tôi sẽ viết suy nghĩ về thời cuộc thông qua những con người mà tôi có dịp tiếp xúc, đôi lúc tôi muốn làm sáng tỏ một số điểm lịch sử đánh giá không công bằng. Chẳng hạn như vấn đề "làm chủ tập thể" mà thực chất là biểu tỏ việc không chấp nhận mô hình Xô viết, càng không khoan nhượng với quan điểm Mao-it về "chuyên chính vô sản".\

Do một ngẫu nhiên, đồng chí Lê Duẩn có nói với tôi về vấn đề này (trong thời gian tôi tham gia tổ nghiên cứu lý luận do đồng chí Hoàng Tùng làm tổ trưởng) và yêu cầu tôi suy nghĩ để viết ra dưới dạng tư duy triết học về một phạm trù mang tính nguyên lý, khi mà bằng bao hy sinh xương máu, nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Do tài hèn sức mọn, tôi chưa làm được điều này như đồng chí ấy đòi hỏi, và đây là một day dứt lớn trong tôi...

Trước những sự kiện lớn của đất nước, một số đài nước ngoài thường phỏng vấn ông. Đó có phải vì ông làm việc mình thích như ông nói - tự do suy nghĩ, tự do viết cho mình những điều suy nghĩ và đưa các ý tưởng lên báo đài chia sẻ với mọi người ?

Tôi viết chủ yếu cho báo chính thống. Không viết blog, không báo mạng vì không đủ sức làm. Chỉ một việc không chính thống là trả lời phỏng vấn cho một số đài nước ngoài. Tôi trả lời rất thẳng thắn và nghiêm cẩn vì tôi cho rằng đây là một việc có lợi cho đất nước

Nói thẳng những suy nghĩ đã cân nhắc, không nói cho hả giận, cho sướng miệng đâu. Tôi nghĩ chúng ta phải thẳng thắn. Quá dè dặt và e ngại để rồi quay lưng với việc cần phải làm, dửng dưng với tội ác thì thật đáng hổ thẹn. Không thể bảo toàn tính mạng theo cách trùm kín hai tai

Những bài viết của ông luôn cập nhật tình hình. Ông có còn lăn lộn đi thực tế nhiều để nghiên cứu như trước nữa ?

Sau khi lên bàn mổ, sức làm việc của tôi chỉ còn một phần ba. Không đi đâu vì hai lẽ. Thứ nhất là không ngồi lâu được. Cũng không dự hội thảo, vì trong mười cuộc thì đến chín cuộc là vô bổ. Lẽ thứ hai, vợ tôi yếu, không thể ở nhà một mình. Tôi ở nhà đọc, viết. Tôi nghĩ rằng đây là cách tiếp tục tự học. Nói tiếp tục, vì nếu tôi có được chút ít tri thức và bản lĩnh nghiên cứu là do tôi suốt đời tự học

Hằng ngày tôi truy cập thông tin trên báo viết, báo mạng, lề trái, lề phải để cập nhật tình hình. Thay vì đọc một mình, tôi lưu giữ trong một tệp tin, chọn lọc để gửi cho một số bạn bè ít có điều kiện truy cập thông tin hoặc không thông thạo máy tính để cùng đọc với tôi

Làm chuyện này vì tôi hiểu thông tin là một nguồn lực quan trọng bổ sung sức sống cho bộ óc con người. Không có thông tin, chúng ta chỉ còn là "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm". Thà đánh lên chỉ một que diêm để gió thổi tắt còn hơn nép mình trong bóng tối

Ông đã phát biểu nhiều đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp tới đây. Có nhiều vấn đề, nhưng xin ông nói tóm tắt một ý quan trọng tâm huyết nhất ?

Những Hiến pháp sau này đều thụt lùi so với Hiến pháp 1946. Hiến pháp 46 đó dân chủ, đảm bảo quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân, ngăn cấm lộng quyền của Nhà nước, đặt pháp quyền lên trên Nhà nước, đảm bảo quyền dân chủ của dân. Hiến pháp 1946 tiến bộ nhất, muốn sửa thì hãy quay lại học nó, đó mới là học tập Cụ Hồ

Ngoài các vấn đề chính trị thời sự ra, ông có những mối quan tâm hoặc niềm vui, giải trí nào khác ?

Tôi cũng quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Tôi mê bóng đá. Gần đây coi ít đi vì sa đà mất nhiều thời gian. Tivi chủ yếu để xem bóng đá hoặc thỉnh thoảng theo dõi những bộ phim có kịch bản khá. Tôi thường tự học, đọc nhiều. Vi tính học sử dụng được, chỗ nào tắc hỏng thì nhờ. Có thể làm được những việc cần thiết cho viết lách và nghiên cứu như nhận tin, đọc tin, lấy tin, cắt dán...

Nguyen Thi Ngoc Hai
 
Last edited:
Bill Gates và mô hình công ty Thinktank
Chủ tịch Microsoft Bill Gates mới đây đã bí mật đứng ra thành lập một công ty mới lấy tên là bgC3 LLC. Lĩnh vực đăng ký kinh doanh bgC3 LLC khá rộng - từ dịch vụ khoa học công nghệ, nghiên cứu phân tích và thiết kế phát triển phần cứng phần mềm máy tính

Thông tin từ các cơ quan công quyền cho thấy Công ty bgC3 LLC ra đời 10 ngày sau khi Bill Gates nghỉ hưu - tức ngày 10/7/2008, được đặt trụ sở tại Kirland một khu văn phòng cách không xa ngôi nhà của Gates bên bờ hồ Washington

BgC3 LLC được mô tả là một công ty kiểu “think tank” thuật ngữ dùng để chỉ một công ty, tổ chức hoặc một nhóm các chuyên gia chuyên tâm nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề xã hội, khoa học, công nghệ, kinh doanh…

Thực chất công ty này chỉ là “công cụ” giúp Bill Gates điều hành công việc làm từ thiện và một số lĩnh vực kinh doanh khác của ông

BgC3 LLC cũng thực hiện vai trò giám sát mục đích tìm kiếm những ý tưởng đột pháp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Bill Gates. Nếu những ý tưởng này có giá trị theo tiết lộ của một nguồn tin thân cận chúng sẽ được chuyển cho Microsoft, Quỹ Bill & Melinda Gates hoặc một số đối tác khác thực hiện

Có thể nói hiện vẫn chưa thể xác định được chính xác vai trò và mục đích mà bgC3 theo đuổi là gì ? Tuy nhiên, đây là bằng chứng cho thấy Gates ngày càng chuyển trọng tâm khỏi Microsoft để tập trung vào các vấn đề công nghệ, khoa học và xã hội

Mọi sự tập trung của Gates sẽ đổ dồn về Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates hướng tới giải quyết những vấn đề giáo dục và sức khỏe cho người dân trên toàn cầu

Giới phân tích nhận định cái tên bgC3 ở đây có nghĩa là “Bill Gates company three” (công ty thứ 3 của Bill Gates). Công ty thứ nhất chính là Microsoft và thứ hai là Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates

Song nguồn tin thân cận khẳng định suy luận này không hoàn toàn chính xác. “Bg” ở đây đúng là Bill Gates và “C” có nghĩa là “Catalyst” (Chất xúc tác). Điều này có nghĩa rằng Bill Gates muốn đóng vai trò như “một chất xúc tác” trong việc quy tập những con người và những ý tưởng mới. “3” ở đây đúng là “công ty thứ 3 của Bill Gates”

Đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, giới phân tích nhận định với vị thế và tiềm lực của mình, Gates hoàn toàn có đủ khả năng thu hút những nhà khoa học hàng đầu về làm việc cho bgC3. Lịch sử cũng đã chứng minh điều này. Xung quanh Gates từ trước đến nay đều là những người xuất sắc

Trước khi chính thức giao lại công việc điều hành kinh doanh hằng ngày ở Microsoft cho người kế nhiệm Bill Gates cũng đã xác nhận ông đã lên kế hoạch thành lập một công ty mới ở Kirland nhằm mục đích tìm kiếm và hỗ trợ những ý tưởng đột pháp mà ông cho rằng có khả năng giúp nâng cao cuộc sống của con người. Ngoài ra Gates không tiết lộ thêm bất kỳ thông tin nào nữa
 
Last edited:
Nhân tài

Cách đây đúng 67 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân cả nước dõng dạc tuyên bố nền độc lập của Việt Nam. Đây là thành tựu lịch sử quan trọng của cả dân tộc và có sự đóng góp từ không ít bậc trí thức nước nhà đã dấn thân vì sự nghiệp chung

Ngay trong những ngày đầu sau độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc quy tụ đội ngũ trí thức để họ đóng góp tài trí cho đất nước. Từ đó đến nay, lịch sử vẫn luôn nhắc đến những tên tuổi lớn như giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Trần Duy Hưng, Giáo sư (GS) Trần Văn Giàu, nhà toán học Lê Văn Thiêm, GS Trần Đại Nghĩa, GS Vũ Đình Hòe, GS Tạ Quang Bửu, nhà giáo Đặng Thai Mai...

Những tên tuổi này tạo nên một thế hệ vàng đóng góp quan trọng vào công cuộc gìn giữ chủ quyền và phát triển đất nước. Trong đó, nhiều người đã bỏ qua những đãi ngộ hấp dẫn nơi xứ người để quay về nước đóng góp cho Tổ quốc

Ngày nay, dân tộc Việt Nam cũng có rất nhiều người con ưu tú đang ghi dấu ở khắp các lĩnh vực từ trong đến ngoài nước. Các tên tuổi như GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Lê Tự Quốc Thắng đang khiến cho giới nghiên cứu toán học thế giới phải nể trọng

Tương tự, GS Trương Nguyện Thành đang là chuyên gia hàng đầu của ngành hóa học, GS Đàm Thanh Sơn hiện là một nhà vật lý vang danh quốc tế hay GS Trịnh Xuân Thuận, một ngôi sao trong ngành vật lý thiên văn của thế giới

Ngoài ra, những chuyên gia gốc Việt như nhà vật lý thiên văn kiêm phi hành gia Trịnh Hữu Châu, tiến sĩ (TS) Trịnh Hữu Phước, TS Võ Thị Diệp, TS Bùi Trí Trọng, GS Charles Cường Nguyễn cũng được biết đến rộng rãi nhờ những thành tựu tại Trung tâm không gian Mỹ (NASA) trong công cuộc chinh phục vũ trụ của nhân loại

Điều đáng quý là tấm lòng họ luôn hướng về đất mẹ. Đến nay, nhiều người vẫn luôn nhớ câu trả lời của phi hành gia Trịnh Hữu Châu về việc ông nhìn thấy gì khi ở trên quỹ đạo trong chuyến bay vào không gian hồi năm 1992: “Đó là Việt Nam ! Tôi đã nhìn thấy quê hương tôi”

Hay như GS Vũ Hà Văn sẵn sàng vắng mặt trong buổi trao giải thưởng Fulkerson danh giá chỉ để tham gia hội nghị toán học và giao lưu với học sinh yêu toán tại Huế. Cũng vì Tổ quốc, GS Trương Nguyện Thành đã bảo trợ cho hàng chục sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập và thường xuyên về nước tham gia các hoạt động nghiên cứu

Những cá nhân ưu tú trên là minh chứng cho việc dân tộc ta chưa bao giờ thiếu vắng nhân tài vào mọi giai đoạn trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Họ là nguyên khí quốc gia. Vấn đề là làm sao để nguyên khí ấy biến thành sức mạnh thực sự đưa Tổ quốc đi lên. Vì thế, nhà nước cần có một chính sách thu hút người tài một cách hiệu quả

Chúng ta đừng để lỡ việc hình thành một thế hệ vàng tiếp theo đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Lịch sử, như trước nay, sẽ luôn là câu trả lời chính xác

Ngô Minh Trí
 
Last edited:
Có sáng tạo mới có tương lai
Chúng ta đang xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Thế nhưng, tiền bán 3 tấn gạo nhìn chung chỉ mua được một chiếc iPhone 5

Ba tấn gạo tất nhiên là nặng 3 tấn. Chiếc iPhone 5 lại chỉ nặng có 112 gram. Như vậy, để đạt được một giá trị như nhau, cái chúng ta làm ra để bán so với cái thiên hạ làm ra để bán, chênh lệch nhau về trọng lượng đến hơn 26 ngàn 785 lần! (Mồ hôi mới có trọng lượng, tri thức và sự sáng tạo thì không)

Sự chênh lệch khủng khiếp này dẫn đến những hệ lụy cũng không kém phần khủng khiếp. Càng xuất khẩu, chúng ta càng làm cạn kiệt ruộng đồng. Càng xuất khẩu, chúng ta càng vắt kiệt mồ hôi. Cứ nghĩ mà xem, trong cuộc cạnh tranh toàn cầu hiện nay, cách chúng ta đang làm khác gì nhiều so với cách "bán máu" để duy trì cuộc sống ?!

Chiếc iPhone 5 rồi sẽ bị xuống giá rất nhanh. Bởi vì rằng nó sẽ bị chiếc iPhone 6 (hoặc một chiếc điện thoại di động ưu việt hơn) chiếm chỗ

Chiếc iPhone 6 sẽ còn nhẹ hơn chiếc iPhone 5. Chỉ có điều xuất khẩu 3 tấn gạo chưa chắc đã đủ tiền để mua một chiếc iPhone như vậy. Cuộc cạnh tranh của mồ hôi với sự sáng tạo quả thật là đầy rủi ro và thua thiệt !

Chúng ta vẫn có thể sống mà không cần đến những chiếc iPhone. Thế nhưng, thua kém một chiếc iPhone chính là thua kém cả một thời đại. Bởi vì rằng, với một chiếc điện thoại thông minh và đa năng như chiếc iPhone, bạn đang có trong tay gần như tất cả mọi thứ: Điện thoại, máy ảnh, máy ghi âm, máy quay video, máy nghe nhạc, máy dẫn đường sử dụng công nghệ GPS, máy tính để kết nối internet, thư viện số, thư viện ảnh, ti vi, la bàn, lịch, vô tận các tờ báo mạng v.v. và v.v...

Sáng tạo đã làm nên sự kỳ diệu không chỉ của những chiếc iPhone, mà còn rất nhiều các sản phẩm khác của nền kinh tế hiện đại. Đó là những chiếc ô tô thông minh biết tự động khóa máy khi phát hiện ra người điều khiển đã uống rượu trên mức an toàn, là những bộ trang phục biết thay đổi theo thời tiết để bảo đảm trạng thái cân bằng của thân nhiệt, là công nghệ tế bào gốc có thể làm cho con người trẻ lại…

Các sản phẩm của sáng tạo đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, thế nhưng, rất tiếc, đây vẫn chưa phải là xu hướng được định hình ở nước ta. Chúng ta vẫn chủ yếu đang tiếp tục bán mồ hôi và các nguyên liệu thô giá rẻ. Mà như vậy thì một tương lai đầy thua thiệt đang chờ đón chúng ta. Có thể gọi một tương lai như vậy là tương lai hay không ?

Rõ ràng, người Việt chúng ta không thể chấp nhận điều này. Thế thì chúng ta chỉ còn duy nhất một sự lựa chọn. Đó là sáng tạo và sáng tạo không ngừng. Sáng tạo không nhất thiết chỉ xảy ra trong các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm…, mà sáng tạo phải hiện hữu trong tất cả các công việc chúng ta đang làm

Việc gì cũng có thể có cách làm tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn. Vấn đề là chúng ta phải không ngừng tìm cách để đạt được điều đó. Bất cứ lúc nào chúng ta thỏa mãn với những thành tích của mình, thì lúc đó sự phát triển của chúng ta thật sự đã dừng lại mất rồi

Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành năng lực sáng tạo. Hãy nuôi dạy con cháu chúng ta thành những chủ nhân của đất nước say mê sáng tạo và có năng lực để sáng tạo. Làm được như vậy là bảo đảm một tương lai chắc chắn hơn cho dân tộc Việt Nam này
 
Last edited:
Khi “quả cành thấp” đã bị hái hết
Những thành công của Việt Nam trong thời gian qua có được là nhờ khai thác tiềm năng kinh tế cùng công nghiệp tự nhiên và khả năng sáng tạo của người dân

Loanh quanh vùng giá trị thấp

Hai thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc là chủ yếu thành một nền kinh tế hướng ngoại đã góp phần giúp kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định với tốc độ trung bình đạt 7,3% mỗi năm trong hơn 2 thập kỷ, từ năm 1991 tới năm 2012, chỉ sau Trung Quốc và trở thành một trong những đích đến của đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới

Tuy nhiên, theo ông Grayson Clarke, đó là “những quả cành thấp” được Việt Nam khai thác bằng tiềm năng kinh tế và công nghiệp tự nhiên và khả năng sáng tạo của người dân

“Nói cách khác, thành công là do không cấm dân làm ăn, kinh doanh, mà cho phép họ thành lập doanh nghiệp tư nhân, định giá tự do cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ và cho phép họ để lại lợi nhuận, trao đổi ngoại hối và thu hút đầu tư vào đất nước”, ông Grayson Clarke nói

Ví dụ cụ thể được ông Grayson Clarke đưa ra để minh chứng cho việc nhiều “quả cành thấp” đã bị hái hết hoặc biến mất là lợi tức mang tính dân số. Với tỷ lệ sinh giảm và tỷ lệ dân số trên 60 tuổi đang tăng nhanh, xu thế di cư mạnh mẽ, tinh thần thay đổi thì lợi tức mang tính dân số đã không còn

Sự giảm sút chất lượng chung và khả năng tiếp cận các dịch vụ công, như y tế và giáo dục, khiến người dân phải tiết kiệm dự phòng nhiều hơn, vì vậy ảnh hưởng tới mức tiêu dùng trong nước và làm cho chất lượng cung cấp lao động kém đi

Năng suất lao động tăng nhanh ở khu vực tư nhân nhưng lại giảm đi ở khu vực doanh nghiệp nhà nước. Năm 2010, chênh lệch về năng suất lao động trên một đơn vị vốn giữa khu vực tư nhân và khu vực doanh nghiệp nhà nước là 20 lần

Hơn nữa, tình hình kinh tế quốc tế cũng suy giảm mạnh mẽ, các thị trường truyền thống của Việt Nam ở châu Âu và Mỹ lại bị sa lầy trong suy thoái. Trong khi đó, tiêu dùng trong nước đi ngang cũng làm cho thất nghiệp gia tăng, tỷ lệ tiết kiệm tăng…

Nhận định “quả cành thấp đã hết” của vị chuyên gia này cũng được minh chứng trên thực tế 5 năm trở lại đây, sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 5 năm sau khi gia nhập WTO, cơ cấu GDP chuyển dịch không rõ nét và không theo xu hướng từ nông, lâm, thủy sản (NLT) sang công nghiệp xây dựng (CNXD) và dịch vụ như đã đặt ra trong Kế hoạch 2006-2010

Đến năm 2011, tỷ trọng khu vực NLT tăng 1,7 điểm phần trăm so với năm 2007, trong khi đó hai khu vực CNXD và dịch vụ đều giảm xuống tương ứng là 1,2 điểm phần trăm và 0,5 điểm phần trăm. Chỉ tiêu kế hoạch NLT chiếm 15-16% GDP, CNXD 43-44% và dịch vụ 40-41% vào năm 2010 đã không đạt được

Đặc biệt, “tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ Việt Nam đã hầu như không thay đổi (trong vòng 10 năm qua) và thấp hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (như Singapore, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Indonesia) và của nhiều nền kinh tế đang phát triển ngay cả khi được tính toán theo chuẩn quốc tế bao gồm cả ngành xây dựng (43,6% năm 2011)”, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích

Năm 2008, tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ của nhóm nước có mức thu nhập trung bình là 53%, còn của nhóm nước có mức thu nhập trung bình cao lên đến 61%. Ngay cả nhóm nước có mức thu nhập thấp, kém phát triển nhất, thì tỷ trọng GDP của ngành dịch vụ cũng lên đến 46% (năm 2007)

Tính toán theo thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế - năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cho thấy, chất lượng tăng trưởng giảm sút sau khi gia nhập WTO. Đặc biệt trong giai đoạn 2007-2010, hiệu quả tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh, khi TFP chỉ đóng góp 0,4 điểm phần trăm cho tăng trưởng so với con số 2,6 điểm phần trăm bình quân hàng năm trong giai đoạn 5 năm trước WTO

Năng suất lao động (NSLĐ) ở Việt Nam tăng chậm và trong 5 năm sau WTO lại tăng thấp hơn nhiều so với 5 năm trước WTO (3,4% so với 5%). NSLĐ của Việt Nam năm 2010 chỉ bằng 13,2% của Nhật Bản, 23,3% của Malaysia, 12% của Singapore, 13,3% của Hàn Quốc, 46,5% của Trung Quốc, 37% của Thái Lan và 69,9% của Philippines

Như vậy, “quả” thu được sau 5 năm gia nhập WTO là hầu hết các ngành có mức tăng trưởng vốn đầu tư cao so với mức tăng trưởng chung đều có đóng góp đáng kể của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Chưa kể cơ cấu đầu tư toàn xã hội còn chuyển dịch chậm, tập trung khá nhiều vào những ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, xuất khẩu sản phẩm thô, có kỹ thuật, công nghệ

Để có thể “hái quả cành cao” ?

Ông Grayson Clarke khuyến nghị Việt Nam nên đa dạng hóa hàng xuất khẩu của mình và tăng tiêu dùng nội địa; Chính phủ nên chuyển chương trình cải cách từ không cấm công dân sản xuất, kinh doanh sang khuyến khích người dân phát triển kinh doanh; làm rõ các mục tiêu cải cách, nhấn mạnh vào cải cách vừa như là “một chặng đường”, lại vừa như là “đích đến”

Trước đó, tại Hội nghị Mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), diễn ra từ 17-18/4/2013 tại Washington (Hoa Kỳ) vừa qua, ông Mark Gillin - Phó chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) lo ngại: “Việt Nam có thể sẽ bị kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”

Kinh nghiệm thoát bẫy của các quốc gia đã từng bước qua chặng đường này cho thấy, phát triển phải hình thành nhờ nâng cao chất lượng vốn con người hơn là nhờ may mắn vì có được nguồn tài nguyên thiên nhiên hay có lợi thế vị trí địa lý để dễ dàng tiếp nhận hỗ trợ và đầu tư nước ngoài

Việc phụ thuộc vào những lợi thế không tự mình tạo ra, quốc gia có thể tăng trưởng đến mức thu nhập thấp, trung bình với một chút nỗ lực. Nhưng, cuối cùng sẽ bị mắc kẹt ở mức thu nhập đó nếu không xây dựng được ý thức quốc gia và những thể chế để khuyến khích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Vị đại diện của AmCham khuyến nghị, Việt Nam cần phải thực hiện quá trình cải cách thật sự. Thời gian qua có nhiều kiến nghị từ các tổ chức quốc tế về xúc tiến đầu tư và chiến lược cạnh tranh cho Việt Nam, nhưng những phản hồi cho những kiến nghị này cũng chưa tích cực lắm. Hoặc là vẫn loay hoay chưa biết thực hiện chiến lược này thế nào. Thậm chí thiếu quyết tâm trong việc thực hiện…

Nguy cơ này không chỉ đem đến cho Việt Nam sự thất bại trong quá trình tiến lên là quốc gia có thu nhập người dân đạt mức trung bình, “sản xuất hiện đại” mà còn cho thấy rằng không có khả năng cạnh tranh ngay cả trong vai trò “nhà máy đối tác” sản xuất các sản phẩm tiêu dùng có giá trị thặng dư thấp so với những thị trường mới nổi lên và sản phẩm cơ bản

Ông Mark Gillin nhấn mạnh, để có thể duy trì tham vọng là quốc gia có thu nhập cao trong thập niên mới, Việt Nam cần có chính sách cải cách táo bạo như đã thực hiện trong thời kỳ Đổi mới. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, cả Chính phủ và các vị lãnh đạo doanh nghiệp, cần lãnh đạo công cuộc này

Do vậy, Việt Nam là cần tiếp tục kiên định và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với phát triển bền vững và hiệu quả như đã chọn, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các TCTD và tái cơ cấu DNNN. Đó cũng là hướng đi đúng với xu thế của các nền kinh tế trên thế giới

Trí An
 
Last edited:
Người Việt nhận thông minh, nhưng sao “lận đận” ?
Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chỉ trông chờ một lý tưởng từ trên trời rơi xuống

Bất kỳ một dân tộc nào khi được hỏi là họ có thông minh thì câu trả lời luôn là “có”, chẳng có ai thừa nhận mình dốt. Nhưng tại sao có quốc gia này lại hơn quốc gia kia ? Có người thông minh làm nên nghiệp lớn, có kẻ chữ nghĩa đầy người nhưng suốt đời lận đận

Nếu thông minh, tại sao, tại sao và tại sao…?

Viết bài này, tôi nhớ một bạn nước ngoài khi qua đường ở Hà Nội. Thấy dân ta chen lấn xô đẩy, xe máy mạnh ai nấy đi, chẳng có thứ tự, anh ta thốt lên: “Đây không phải là đất nước thông minh như tôi đã từng biết như thời chiến tranh”. Nghe mà nhói lòng

Thời tôi là sinh viên lười học nhưng thường mong ước, giá được như người Do Thái vì họ thông minh nhất thế giới. Rồi chúng tôi xếp hạng người Đức vừa thông minh vừa có kỷ luật

Người Mỹ không thông minh nhưng khi một nhóm ngồi lại với nhau thì độ thông minh tăng lên gấp bội

Việt Nam ta cũng giỏi giang, nhưng cứ hai người trở lên là thì tiềm năng trí tuệ giảm đi một nửa. Chả hiểu có đúng không ?

Muốn nói gì thì nói, thực tế cho thấy, dân tộc Việt Nam không được như chúng ta thường tự nhận: “Thông minh, cần cù, chịu khó, có truyền thống hiếu học…”, theo kiểu chúng ta không dốt nhưng cũng chẳng thông minh

Nếu thông minh thì tại sao GDP bình quân mới đạt 1000$/người sau 35 năm hòa bình ? Thử hỏi các quốc gia như Đức, Nhật, Ba Lan, Tiệp Khắc bị tàn phá thảm hại sau chiến tranh thế giới thứ 2 nhưng sau 35 năm họ đã thành cường quốc kinh tế, thu nhập bình quân đạt trên 10.000$/người/năm

Người thông minh phải biết tìm ra con đường phát triển ngắn nhất và tối ưu nhất cho dân tộc mình, quê hương mình và gia đình mình. Người thông minh không nên chờ đợi một lý tưởng từ trên trời rơi xuống

Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên

Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ

Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia

Trong chuyến về quê mùa hè (7-2010), tôi có dịp đi một số miền đất quanh Hà Nội, nơi xa nhất cách thủ đô 160km. Đập vào mắt là đâu đâu cũng là nhà xây cao, trên có chóp, motive giống nhau đến kỳ lạ, dù miếng đất to hay nhỏ, dài hay ngắn, nhưng nhà xây trên miếng đất đó nhất thiết phải hình ống

Người thông minh không thể bắt chước nhau một cách đơn điệu và cũng không thể lười suy nghĩ đến thế

Người bạn bảo tôi, đó là tầm nhìn của người Việt, không có khả năng khai phá những miền đất lạ. Họ rất sợ đi xa, tìm nơi lạ như dân châu Âu. Dân ta tìm được miếng đất cắm dùi, xây được cái nhà yên ổn, dù hình ống, mặt tiền 3 mét, chiều sâu 10m, là quá lý tưởng cho một tổ ấm của 4-5 con người sống trong đó

Kiến trúc đã thế thì giao thông cũng chả hơn gì. Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật, thấy đèn đỏ vẫn vượt, bóp còi vô tội vạ. Tắc đường lập tức leo lên vỉa hè, lấn cả sang làn trái, đi ngược chiều

Dân tộc đầy trí tuệ không tràn lan cảnh xả rác ra đường, nhổ bậy, đái bậy, chửi thề, nói tục. Đến lễ hội không bẻ hoa, chà đạp lên cái đẹp. Họ phải là quốc gia giầu truyền thống văn hóa, biết tôn trọng những giá trị văn hóa, tinh thần đến mức như tín ngưỡng

Xây nhà nhỏ hình ống, chen chúc nhau vì người Việt không thích đi xa, ít mở mang với thế giới bên ngoài. Nếu đi xa cũng chỉ “vừa phải” trong khu vực, ít có tầm chiến lược và tầm nhìn xa

Trong lịch sử Việt Nam, có ông Nguyễn Hoàng vì sợ anh rể Trịnh Kiểm giết, được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”; nghĩa là “Dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài”. Nguyễn Hoàng nghe theo và lập được nghiệp lớn, truyền cho con cháu từ đất Thuận Hoá, bắt đầu miền Nam của nước ta từ đó. Bản thân Nguyễn Hoàng không nghĩ ra chuyện khai phá

Đường tơ lụa mở mang ra thế giới bên ngoài đã giúp cho Trung Hoa có nền văn minh rực rỡ. Những cuộc thập tự chinh của La Mã, Ai Cập, Ba Tư đã làm nên những nền văn minh vì họ biết vượt ra khỏi lũy tre làng

Cách đây 500-600 năm, người Hà Lan, người Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha đã giương buồm đi khắp thế giới để thám hiểm những miền đất lạ, không sợ hiểm nguy. Mới hiểu tại sao lại có những đảo xa tít tắp ở giữa Thái Bình Dương lại thuộc một quốc gia ở châu Âu. Và tại sao người Âu lại đi trước người Á như hiện nay

Dân tộc ta có trở thành thông minh ?

Câu trả lời là có vì từng có nhiều nhân tài xuất hiện. GS Ngô Bảo Châu vừa nhận giải Fields là một ví dụ rất sống động

Trong lịch sử Việt Nam, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những người thông minh nhất. Ông có khả năng tiên đoán được biến cố xảy ra 500 năm sau, được người Trung Hoa tặng “An Nam lý số hữu Trình Tuyền” và là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam

Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê tồn tại vài thế kỷ

Ngoài chuyện khuyên Nguyễn Hoàng như đã nói ở trên, nhà Mạc sắp mất cũng sai người đến hỏi ông, ông khuyên vua tôi nhà Mạc “Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể” (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). Nhà Mạc theo lời ông và giữ được đất Cao Bằng gần 80 năm nữa

Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Vì Trạng Trình đã nói : “Lê tồn Trịnh tại”

Đó là sự tiên tri vượt qua không gian và thời gian mấy trăm năm

Kể ra danh sách rất dài, nhưng đất nước ta vẫn… nghèo. Thông minh mà để nghèo thì chưa phải thông minh

Người ta cho rằng, người miền Bắc (Việt Nam) uyên thâm, giỏi sách vở nhưng không thích thử thách. “Anh Bắc Kỳ” đủ tiền mua 3 tivi. Trước khi mua hỏi bạn bè chán chê, xem giá cả, soi catalog, mới quyết mua một chiếc. Sự uyên thâm rất cần cho hàng ngũ nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo. Nhưng cẩn thận quá mức cần thiết đôi khi trở thành bất cập

Người miền Trung chịu thương chịu khó vì miền đất khô cằn. Các cuộc cách mạng thường nổ ra ở đây vì ý chí vươn lên, muốn thay đổi số phận. Nhưng nghèo quá, chí không thể vượt đi xa. Đưa con thuyền ra biển lớn cần có cả tri thức, mạo hiểm. Duy ý chí thường làm hỏng mọi chuyện

Người miền Nam sống trong thiên nhiên ưu đãi, thích mạo hiểm, ưa gì là làm luôn. Ra cửa hàng thấy có tivi đời mới, nếu thích, bê luôn một chiếc, dù trong nhà đã có tới 3 cái. Người mạo hiểm rất cần cho phát triển kinh tế, nhưng mạo hiểm và ăn chơi như công tử Bạc Liêu cũng đáng sợ. Và hệ lụy là cũng khó phát triển, khó mà giầu một cách “bền vững”

Dân tộc thông minh không thể là một dân tộc mà mạnh ai nấy chạy trên đường, vô kỷ luật

Một người Việt khó mà có tất cả những tố chất trên: Uyên thâm, cần cù, có ý chí vươn lên, ưa mạo hiểm. Ba “Nam” của ba miền ngồi lại với nhau đã làm cho độ thông minh của quốc gia này giảm đi… rất nhiều (?)

Không phải bỗng nhiên người xưa đã đúc kết “tam nam bất đồng hành” rồi “tam nam bất phú”

Theo bạn, chúng ta làm thế nào để Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” ?

Nếu dân tộc Việt thông minh thì tại sao sau 35 năm vẫn còn đâu đó những chia rẽ vì cuộc chiến tranh, vết thương vẫn chưa lành hẳn, cho dù vài thế hệ đã được sinh ra và lớn lên

Người Mỹ và người Nhật với chiến tranh đẫm máu, nhưng ngay sau chiến tranh đã biết bỏ qua quá khứ đau thương, biến kẻ thù thành đồng minh, hợp tác cùng phát triển. Người Đức và châu Âu cũng thế. Xóa bỏ hận thù để hướng tới tương lai là cách nghĩ của những người giầu trí tuệ

Quốc gia thông minh đương nhiên lãnh đạo không thể kém. Nếu cách lựa chọn lãnh đạo được làm một cách thông minh thì sẽ tìm ra người thông minh biết dẫn dắt quốc gia

Hiệu Minh sinh ra tại Hoa Lư, Ninh Bình. Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT tại Ba Lan năm 1977, từ năm 1977 đến 1994 anh làm việc cho Viện CNTT Việt Nam. Năm 1994 anh chuyển sang làm việc cho văn phòng của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) tại Việt Nam, đến năm 2000 thì anh cùng gia đình sang định cư tại Hoa Kỳ

Trang web cá nhân của anh hieuminh.org (còn có tên là Cua Times) thường bàn về nhiều vấn đề nóng trong xã hội hiện nay, và có số lượng người truy cập đến nay là gần 8 triệu lượt xem. Hiện tại anh làm việc tại trụ sở chính của World Bank tại Hoa Kỳ và làm cộng tác viên cho các tờ báo VietNamNet và TienPhong. Bạn có thể liên hệ với anh qua blog cá nhân, hoặc qua email xomtuan@gmail.com
 
Last edited:
Đồng thuận Washington - Đồng thuận Bắc Kinh
Đồng thuận Hà Nội
Mô hình phát triển kinh tế phù hợp riêng cho Việt Nam

Việc đa phương hóa thương mại, để thị trường điều tiết nhưng có sự chỉ đạo chặt chẽ của chính phủ là điều cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam

Theo thống kê của Liên hợp quốc (UN), thế giới hiện nay có khoảng 795 triệu người sống trong cảnh đói nghèo trên tổng số 7,3 tỷ người. Số người giàu và siêu giàu chiếm khoảng 1 tỷ, như vậy có tới hơn 5 tỷ người sống trong mức thu nhập trung bình

Phần lớn những người có thu nhập trung bình này sống tại các nước đang phát triển như Việt Nam và họ đều mong muốn có 1 mô hình phát triển kinh tế, xã hội bền vững, lý tưởng để có thể vươn lên sánh ngang cũng những người giàu

Vậy mô hình phát triển nào hiện nay là phù hợp nhất ? Là Mỹ hay Trung Quốc ? Hay các nước phải tự tìm ra một con đường riêng cho mình ?

Đồng thuận Washington

Khái niệm Đồng thuận Washington (Washington Concensus) được chuyên gia kinh tế John Williamson sử dụng lần đầu tiên vào năm 1989, qua đó tập trung phát triển nền kinh tế theo định hướng thị trường tự do và được hàng loạt các tổ chức như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank) ủng hộ. Những nền kinh tế như Mỹ hay Liên minh Châu Âu cũng phát triển theo định hướng này

Đồng thuận Washington là một lý thuyết phát triển kinh tế bao gồm 10 yếu tố cơ bản chính

-Giảm vay nợ công, tránh thâm hụt ngân sách

-Tái tập trung đầu tư công cho các ngành như giáo dục, y tế hay cơ sở hạ tầng

-Cải cách hệ thống thuế

-Để thị trường tự điều chỉnh lãi suất

-Thả nổi tỷ giá hối đoái

-Thực hiện tự do thương mại, cắt giảm các hàng rào thuế quan cũng như loại bỏ các chế độ bảo hộ

-Mở cửa tự do cho đầu tư nước ngoài

-Cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh

-Cắt giảm các quy định và luật lệ, tạo môi trưởng dễ dàng hơn cho kinh doanh, đầu tư và thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, những mảng liên quan đến an toàn vệ sinh môi trường, tài chính bảo hiểm, an ninh quốc phòng hay bảo vệ người tiêu dùng thì phải giữ vững.

-Hoàn thiện khung pháp lý cho quyền sở hữu

Với mô hình này, hàng loạt các nước Phương Tây mà tiêu biểu là Mỹ đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế sau Thế chiến II và được nhiều tổ chức kinh tế, chuyên gia thừa nhận. Tuy vậy, định hướng này đòi hỏi chính phủ các nước phải cực kỳ mạnh tay trong cải cách cũng như chấp nhận một số hệ lụy. Bởi vậy, Đồng thuận Washington còn bị gọi là chính sách kinh tế cấp tiến hay liệu pháp sốc

Mặc dù Đồng thuận Washington ủng hộ tự do thương mại nhưng nhiều chuyên gia cho rằng yếu tố này có thể ảnh hưởng xấu đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, khi các tiêu chuẩn hiệp định thương mại buộc các nền kinh tế mới nổi chỉ có thể xoay quanh những sản phẩm có hàm lượng và giá trị thấp

Thêm vào đó, nếu những nước đang phát triển muốn dịch chuyển sang các mảng có giá trị cao, họ cần một hệ thống hàng rào thuế nhằm bảo hộ các doanh nghiệp trong nước trước những đối thủ quá lớn từ nước ngoài. Ví dụ như hãng Embraer của Brazil chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến hàng không vũ trụ đã được nhà nước bảo hộ cũng như trợ giúp mới có thể chống lại các đối thủ vô cùng mạnh mẽ từ Mỹ và Châu Âu

Ngoài ra, việc luôn giữ nợ công ở mức thấp thường không thích hợp trong mọi giai đoạn phát triển của nền kinh tế mới nổi. Việc thắt chặt đầu tư công không đúng thời điểm có thể khiến nền kinh tế gặp những khó khăn không cần thiết. Ví dụ như sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ cần tăng cường đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng. Tất nhiên, các chuyên gia đều đồng ý rằng việc giữ tỷ lệ nợ công ở mức thấp là điều cần thiết cho việc điều hành kinh tế trong dài hạn

Một yếu điểm nữa mà đồng thuận Washington gặp phải là cổ phần hóa các doanh nghiệp khiến nhiều mảng kinh tế, xã hội không có lợi nhuận bị bỏ không. Ví dụ vào năm 1990, Bolivia đã phải cổ phần hóa ngành cung cấp nước ngọt trước áp lực từ Ngân hàng thế giới (World Bank) nhưng điều này lại khiến nhiều vùng đói nghèo không đủ tiền thanh toán hóa đơn không có nước vì không công ty nào chịu cung cấp dịch vụ cho những khu vực này

Đặc biệt, việc thả nổi thị trường tài chính, tiền tệ... cho các nhà đầu tư khiến tỷ lệ rủi ro tăng cao. Bằng chứng là hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái diễn ra trên thế giới do tác động từ thị trường mở, như cuộc khủng hoảng Châu Mỹ Latinh thập niên 80 hay khủng hoảng tài chính Châu Á thập niên 90

Rõ ràng, mô hình thị trường mở của Phương Tây còn nhiều lỗ hổng và chưa thực sự là một định hướng đầy đủ cho các nền kinh tế đang phát triển. Vậy phải chăng những ví dụ của các nước phát triển ở Châu Á khác thì thích hợp hơn ?

Đồng thuận Bắc Kinh

Trong khi mô hình đồng thuận Washington bộc lộ nhiều yếu điểm thì hiện tượng Trung Quốc bắt đầu nổi lên từ thập niên 70 với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cho đến những năm gần đây

Thuật ngữ “Đồng thuận Bắc Kinh” (Beijing Consensus) được Cựu tổng biên tập tạo chí Time, ông Joshua C.Ramo sử dụng lần đầu vào năm 2004 để đánh giá chiến lược phát triển kinh tế đổi mới của Trung Quốc cũng như phân biệt với đồng thuận Washington

Theo quan điểm của Ramo, chính quyền Bắc Kinh tập trung cải cách trọng điểm chứ không thay đổi toàn diện như mô hình đồng thuận Washington, tiêu biểu là việc tập trung cải cách một số ngành kinh tế và mở một số đặc khu trước chứ không làm đồng loạt. Điều này giúp Trung Quốc tránh được những biến động lớn không đáng có cũng như tích lũy được kinh nghiệm cho quá trình phát triển sau này

Thêm vào đó, Trung Quốc tập trung vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng khác xa so với mục tiêu mở cửa thị trường của đồng thuận Washington. Thậm chí thị trường tài chính và nhiều thị trường khác vẫn phụ thuộc vào các tập đoàn quốc doanh và nhà nước vẫn có sự kiểm soát lớn

Tất nhiên, nhà nước sẽ hoạt động hiệu quả hơn tư nhân trong một số lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng hay các dịch vụ công, nhưng xu hướng tăng trưởng nóng, dựa vào tư bản chủ nghĩa nhà nước này cũng đem lại một số hậu quả nhất định

Đầu tiên là việc tăng trưởng nóng khiến phân cấp trong xã hội gia tăng, bất bình đẳng thu nhập nới rộng và xung đột giai tầng ngày một lớn. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn đạt 2 con số trong vài thập niên trở lại đây nhưng tỷ lệ chi tiêu cá nhân và các khảo sát về thái độ hài lòng của người tiêu dùng không tăng mấy

Nói đơn giản là kinh tế có tăng trưởng nhưng chất lượng cuộc sống của người dân không tăng, khiến họ không dám chi tiêu nhiều mà thay vào đó là tiết kiệm

Mặc dù thời gian gần đây, rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đổ tiền vào chứng khoán, bất động sản nhưng lượng tiêu dùng thực sự, đầu tư thực sự trở lại sản xuất và mua nhà để ở lại không cao. Hậu quả là những thành phố ma, bong bóng chứng khoán cùng nhiều hệ lụy khác đã gây ảnh hưởng đến người dân

Đặc biệt, việc bỏ qua chất lượng cuộc sống người dân, gây ô nhiễm môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm khiến người dân ngày càng mất niềm tin vào doanh nghiệp nội

Có thể thấy bên cạnh mặt tích cực, đồng thuận Bắc Kinh cũng có nhiều yếu điểm không kém đồng thuận Washington

Đồng thuận Hà Nội ?

Việt Nam đang là nước đứng thứ 14 thế giới về dân số, thứ 50 về GDP và 130 về thu nhập bình quân đầu người. Với mức thu nhập trung bình thấp trong khi nhiều dự báo của các tổ chức cho thấy đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ nổi trội trong tương lai, nền kinh tế Việt Nam cần một định hướng rõ ràng cho riêng mình

Theo dự báo của tổ chức PwC, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất thế giới từ nay đến năm 2050 và trở thành nền kinh tế đứng thứ 20 trên toàn cầu

Có thể thấy, mô hình đồng thuận Washington hay đồng thuận Bắc Kinh đều có những điểm sáng để nền kinh tế Việt Nam học hỏi. Đấy là chưa kể, với vị thế là quốc gia đi sau, không thiếu những mô hình phát triển kinh tế thành công khác mà chúng ta có thể áp dụng

Mặc dù vậy, Việt Nam không thể phát triển sốc như đồng thuận Washington và cũng không cần quá nóng như đồng thuận Bắc Kinh để gánh nhiều hậu quả, vì vậy Việt Nam cần đi theo hướng riêng của mình, một “Đồng thuận Hà Nội”

Nói cách khác, việc đa phương hóa thương mại, để thị trường điều tiết nhưng có sự chỉ đạo chặt chẽ của chính phủ là điều cần thiết cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, những mặt như phân hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm cũng cần được quan tâm đúng mức để không lặp lại theo vết xe đổ của Trung Quốc

Việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn sống của người dân dù không dễ thực hiện, đòi hỏi sự quyết tâm và đoàn kết của các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể người dân

Sự thành công của một “Đồng thuận Hà Nội” sẽ không chỉ đem lại thịnh vượng cho người dân và đất nước mà còn khiến nhiều nước trên thế giới xem trọng, học hỏi sự thành công của “con rồng đang ngủ say ở Đông Nam Á”

Băng Tâm
 
Last edited:
Tầng lớp trí thức tinh hoa di cư ồ ạt đến OECD
Đông Nam Á đau đầu với nạn "chảy máu chất xám"

Gần 10% tầng lớp trí thức tinh hoa của Philippines, Singapore và Việt Nam hiện tại đang sống ở các nước OECD. Ngay cả khi Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng di cư vẫn diễn ra khá mạnh mẽ

Nyl Patangan là cử nhân y tá tốt nghiệp từ một trường đại học ở Philippines. Anh rời mảnh đất quê hương để tìm kiếm một cuộc sống mới tốt đẹp hơn nơi xứ người. Sau một thời gian lăn lộn ở Dubai, anh đang làm việc cho một bệnh viện ở Chicago. Công việc hiện tại đem lại cho anh một khoản thu nhập đủ để phụ giúp bố mẹ ở quê nhà và mua cho mẹ anh một chiếc ô tô Toyota Vios

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi ngân hàng phát triển châu Á cho thấy số lượng dân có bằng đại học di cư đến các quốc gia giàu có hơn thuộc nhóm OECD để làm việc vào khoảng thập niên đầu thế kỷ 21 tăng 66% lên 2,8 triệu người. Hơn một nửa số đó đến từ Philippines, trong đó khoảng hàng trăm nghìn người làm việc ở các khu vực bên ngoài OECD như Trung Đông

Xu hướng này sau đó vẫn khá ổn định. Kể từ năm 2011 đến 2015, số lượng người Philippines làm việc ở nước ngoài tiếp tục tăng 27%

Cụm từ chảy máu chất xám xuất hiện ở Anh vào những năm 1960, khi mà các nhà khoa học và giới trí thức Anh đồng loạt di cư sang Mỹ dùng để chỉ sự di cư với quy mô lớn của nguồn nhân lực. Các quốc gia đang phát triển là đối tượng bị dễ bị tổn thương nhất bởi chảy máu chất xám, ngay cả khi hoạt động này đã đem về cho các quốc gia quê hương một lượng kiều hối lớn. Ngân hàng Thế giới ước tính tổng lượng kiều hối ở các quốc gia phát triển trong năm 2016 lên tới 429 tỷ USD, trong đó Philippines là 30 tỷ USD - chiếm 1/10 nền kinh tế

Nhóm chuyên gia nghiên cứu Jeanne Batalova, Andriy Shymonyak và Guntur Sugiyarto thuộc ADB nhận định: "Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra trong các ngành dược, khoa học, kỹ sư, quản trị và giáo dục có thể là một trở ngại lớn cho sự phát triển của nền kinh tế và xã hội"

Gần 10% tầng lớp trí thức tinh hoa của Philippines, Singapore và Việt Nam hiện tại đang sống ở các nước OECD. Đối với Lào và Campuchia, tỷ lệ này còn lên tới 15%

Ngay cả khi Đông Nam Á đã có những tiến bộ to lớn trong việc nâng cao trình độ giáo dục trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng di cư vẫn diễn ra khá mạnh mẽ. Hơn một nửa số công dân Philippine, Malaysia và Singapore sống tại các quốc gia OECD có trình độ học vấn cao - trong khi mức trung bình là 30%

Những người nhập cư từ Đông Nam Á đến các quốc gia OECD thường có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với điều kiện cần thiết. Khoảng 52% người lao động nhập cư từ Thái Lan thừa năng lực. Tỷ lệ này đối với những người lao động nhập cư từ Việt Nam, Philippines, Lào, Campuchia và Myanmar là 42%

Mặc dù cuộc bùng nổ kinh tế bao phủ Philippines, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia đã đem lại cho các quốc gia này tốc độ phát triển kinh tế trên 6%, giới tri thức ở đây vẫn muốn tìm kiếm cơ hội đi ra nước ngoài

"Họ muốn được hưởng mức lương cao, điều kiện làm việc tốt, triển vọng phát triển nghề nghiệp, cơ hội học tập liên tục và cơ hội làm việc với những người có trình độ cao", báo cáo của ADB cho biết

Tại bệnh viện nơi Patangan làm việc với vai trò là một y tá chạy thận, đồng nghiệp của anh cũng có rất nhiều người là dân di cư từ Campuchia, Lào và Thái Lan

"Người di cư được trả lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, triển vọng phát triển nghề nghiệp và giáo dục liên tục, và cơ hội làm việc với những người có tay nghề khác trong các nhóm nhân tài", báo cáo cho hay

Trong bệnh viện nơi Patangan làm việc như một y tá chạy thận, đồng nghiệp của anh ta bao gồm những người nhập cư từ Campuchia, Lào và Thái Lan. Patangan hiện là cư dân thường trú của Mỹ

"Ở đâu bạn cũng phải làm việc rất chăm chỉ, nhưng ít nhất ở đây bạn được trả công xứng đáng", Pantangan nói

Anh Sa
 
Khủng hoảng của think tank trên thế giới

photo1534772916526-1534772916527313714875.jpg

Trên thế giới, think tank là một thuật ngữ được phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, vai trò của các think tank trong các lĩnh vực kinh tế và chính sách bắt đầu với Tổ tư vấn của Thủ tướng năm 1993

Câu chuyện của "những cỗ xe tăng biết nghĩ"

Think tank là các tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn chính sách cho các vấn đề trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách cũng như công chúng - định nghĩa của Chương trình think tank và xã hội dân sự (TTCSP) của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ (2018). Think tank có thể là một tổ chức gắn liền với các đảng chính trị, là một cơ quan thuộc chính phủ, các tập đoàn kinh tế hoặc các tổ chức phi chính phủ

Về nguồn gốc, thuật ngữ think tank lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ quân sự trong Thế chiến thứ II. Khi đó, nó dùng để chỉ một nơi an toàn để thảo luận các kế hoạch và chiến lược. Trong tiếng Anh, think có nghĩa là suy nghĩ, còn tank có nghĩa là xe tăng

Theo tờ The economist, cụm từ "think tank" trở nên phổ biến vào những năm 50 của thế kỷ trước. Tới đầu thế kỷ 20, nhiều think tank đáng kính nhất của nước Mỹ ra đời, bao gồm Viện Brookings và Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế (Carnegie Endowment for International Peace). Tuy nhiên, think tank chỉ thật sự nở rộ vào nửa sau của thế kỷ 20. Các nghiên cứu viên tại Đại học Pennsylvania ước tính có khoảng 6.846 các viện, tổ chức như vậy trên toàn thế giới

Mục tiêu của các think tank là kết nối giữa giới học thuật với các nhà làm chính sách. "Các học giả tiến hành các nghiên cứu có thẩm quyền, nhưng với tốc độ của ốc sên. Các nhà báo tạo ra những bản thảo đầu tiên về lịch sử với tốc độ nhanh, nhưng mỏng", The economist nhận xét. Vậy một think tank tốt là sự kết hợp giữa nghiên cứu và báo chí, có nghĩa là tạo ra những báo cáo học thuật nghiêm ngặt và dễ tiếp cận, dễ hiểu như báo chí

Khủng hoảng của think tank trên thế giới

think2-15347730736561146170100.jpg

Khi cạnh tranh gia tăng, các think tank trên thế giới đang định hình lại hướng tiếp cận của mình thành "fact tank" (tập trung vào thông tin hơn các khuyến nghị chính sách) hay "do tank" (đưa các khuyến nghị vào thực tiễn)

Đầu thế kỷ 20 và thế kỷ 21 tạo ra nhiều điều kiện giúp các think tank lớn mạnh và phát triển. Đầu tiên phải kể đến cuộc cách mạng thông tin và công nghệ, chấm dứt thời kỳ nhà nước độc quyền về thông tin. Bên cạnh đó, khi quy mô các nhà nước mở rộng, tính phức tạp của các vấn đề chính sách tăng lên thì nhu cầu đối với những khuyến nghị chính sách chất lượng cũng tăng theo

Tuy nhiên, xu hướng những năm gần đây đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Pennsylvania cũng cho biết năm 2014 lần đầu tiên chứng kiến số lượng think tank mới giảm trong suốt 30 năm trước đó. Tại nhiều nước trên thế giới, thái độ thù địch giữa giới chính trị với các think tank, các tổ chức NGO đang tăng lên

Một lý do khác là các nhà tài trợ ngày nay ưa thích tài trợ cho các dự án cụ thể hơn các dự án nghiên cứu đơn thuần. Khi cạnh tranh gia tăng, các think tank trên thế giới đang định hình lại hướng tiếp cận của mình thành "fact tank" (tập trung vào thông tin hơn các khuyến nghị chính sách) hay "do tank" (đưa các khuyến nghị vào thực tiễn)

Giới học giả trên thế giới hiện đang đối mặt với khủng hoảng về uy tín. Ngày nay, dân chúng dường như mất lòng tin đối với các kiến thức học thuật mà nhà nghiên cứu đưa ra. Thay vào đó, những phát ngôn mang tính dân túy lại được ưa chuộng. Trong vài năm trở lại đây, thế giới không hết ngỡ ngàng trước sự kiện Tổng thống Trump đắc cử cho đến Brexit hay thắng lợi của đảng cực hữu AfD tại Đức. Phải chăng các think tank đang mất dần tiếng nói ?

Có một số nhân tố khiến cuộc khủng hoảng uy tín này bùng nổ. Các cáo buộc về sự thiếu minh bạch của think tank là một nguyên nhân, bởi những xung đột lợi ích (conflict of interest) có thể khiến các nghiên cứu giảm tính khách quan. Hơn nữa, câu hỏi về tính độc lập của think tank cũng được đặt ra. Think tank đứng trước cáo buộc cho rằng các tổ chức này là phương tiện giúp các công ty vận động hành lang hay giúp các thế lực nước ngoài can thiệp vào các chính sách trong nước (Are think tanks facing a credibility crisis, On think tanks 2017 annual review)

Lan Anh
 
Thinktank Việt Nam được thế giới xếp hạng

photo1534965515462-15349655154631210908370.jpg

Doanh nghiệp Mỹ “đỡ đầu” cho các hoạt động nghiên cứu của think tank. Chính phủ Trung Quốc có chính sách đầu tư mạnh cho viện nghiên cứu để quảng bá sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Trong khi đó, think tank Việt Nam chỉ có thể “nằm mơ” với các điều kiện tương tự

Theo Báo cáo xếp hạng think tank toàn cầu năm 2017 (2017 Global Go to think tank index report) được xây dựng bởi TTCSP Đại học Pensylvania, Viện nghiên cứu châu Mỹ (Việt Nam) xếp thứ 97 (tăng 2 bậc so với năm 2016) trong Bảng xếp hạng think tank hàng đầu Đông Nam Á

Chung quanh câu chuyện thứ hạng của viên nghiên cứu của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới, PGS.TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ (VIAS) đã nhắc đến những mô hình thu hút vốn đầu tư mà think tank Việt Nam chưa bao giờ có được

2017 là năm thứ hai Viện nghiên cứu châu Mỹ có tên trong Bảng xếp hạng Think tank hàng đầu Đông Nam Á. Ông nhận định như thế nào về thứ hạng của Viện ?

Tôi rất bất ngờ với xếp hạng của TTCSP Đại học Pensylvania. Dù xếp hạng 97 tăng 2 bậc so với năm trước nhưng ít nhất, việc xuất hiện trong Bảng xếp hạng này cũng thể hiện sự ghi nhận của quốc tế đối với Viện nghiên cứu châu Mỹ trong quá trình hội nhập khoa học

Mặc dù vậy, cần thừa nhận rằng năng lực của Viện hiện nay cũng ở mức độ tương đối vừa phải. Trong thời gian qua, chúng tôi cố gắng làm sao có những hoạt động nghiên cứu gắn với những vấn đề quốc tế và thúc đẩy những vấn đề đó lên. Báo cáo điều tra, đánh giá bước đầu theo cách nghiên cứu chung của quốc tế. Thứ hai là Viện cũng bắt đầu đưa ra được những xuất bản quốc tế

Vì sao ông dùng từ “tương đối vừa phải” khi nhận xét về Viện của mình ?

Khi so sánh với các think tank tương tự tại nước ngoài, tôi phải thừa nhận là đội ngũ của họ tốt hơn Viện rất nhiều. Tôi đã sang Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – Hoa Kỳ). Chuyên gia của họ có khả năng phân tích rất tốt và có thể phân tích ngay những vấn đề đang diễn ra trên thế giới

Điều thứ hai, think tank của họ là nơi kết nối và họ có thể mời ngay chuyên gia đến thảo luận. Mỗi tuần, CSIS tổ chức các loại sự kiện. Ở đó, bạn có thể vào để thảo luận vấn đề năng lượng, quan hệ Mỹ - Trung, an ninh hàng hải,… Chuyên gia phân tích sâu sắc và các chương trình còn được live stream

Trong khi đó, Viện nghiên cứu châu Mỹ tổ chức được 3-4 sự kiện như thế mỗi năm đã là thành công lắm rồi. Hội thảo nhỏ thì nhiều, nhưng để thực sự ghi dấu ấn thì một năm chỉ tổ chức được 3-4 sự kiện, vì kinh phí dành cho việc này không có nhiều, mỗi năm Viện chỉ được ngân sách cấp cho vài trăm triệu đồng

Nguồn đầu tư nào cho những hoạt động như vậy của think tank ?

Khi nền kinh tế phát triển, thương mại quốc tế gia tăng, các công ty bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư vào đâu, môi trường đầu tư như thế nào. Nhưng cái họ lo lắng nhất là vấn đề an ninh. Đâu tư vào đó liệu có xảy ra vấn đề gì không. Điều thứ hai họ quan tâm về nơi đầu tư là ai sẽ trở thành người đứng đầu đất nước, chính sách của người mới là gì. Từ những dữ liệu này, doanh nghiệp mới lập ra chiến lược đầu tư

Do đó, các công ty “đỡ đầu” những viện nghiên cứu và tài trợ hoạt động của viện. Đấy là một kênh hút vốn rất quan trọng. Ví dụ như Viện nghiên cứu chiến lược của Hàn Quốc do một doanh nghiệp thành lập và đầu tư hàng tỷ USD cho hoạt động của viện

Ở Trung Quốc, các viện nghiên cứu được đầu tư cực mạnh, từ thời điểm nước này công bố sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Họ tổ chức rất nhiều hội thảo quốc tế, mời diễn giả từ nhiều nơi trên thế giới. Tôi không nói là Chính phủ đầu tư hoàn toàn, nhưng họ có chủ trương đầu tư cho việc đó. Một mặt là quảng bá cho “Vành đai và Con đường”. Mặt khác là hỗ trợ những chương trình khác để đẩy mạnh giao lưu quốc tế


Còn Việt Nam thì gần như chưa có công ty nào quan tâm đến viện nghiên cứu. Một là, năng lực nghiên cứu của viện nghiên cứu Việt Nam còn lẹt đẹt. Hai là, quan tâm của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực nghiên cứu có hỗ trợ hoạt động cho họ chưa nhiều. Đa phần các công ty Việt Nam mới chỉ nghĩ đến chuyện xuất khẩu được các lô hàng. Còn chiến lược đầu tư thì chưa làm, trái ngược với những công ty quốc tế

Những viện nghiên cứu quốc tế làm được việc đó nên hút được nguồn tiền của doanh nghiệp, còn viện nghiên cứu Việt Nam hiện nay chủ yếu trông vào ngân sách Nhà nước. Đây cũng là thực trạng chung ở những nước kém phát triển

Làm sao để viện nghiên cứu giữ được tính trung lập nếu nhận nguồn tài trợ từ doanh nghiệp ?

Nếu nhận tài trợ của doanh nghiệp thì không lo lắm về câu chuyện bảo đảm tính trung lập. Như tôi vừa nói, họ cần những phân tích thật sự khách quan, đúng diễn biến và có cơ sở trước khi tiến hành đầu tư

Được tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng nhưng VIAS khá “kín tiếng” trên truyền thông. Vì sao như vậy ?

Thực tế, quan điểm của Viện vẫn được trao đổi trong các hội thảo. Trong những nhóm nhỏ như vậy nhưng việc đề cập đến các vấn đề còn rất nhiều điều phải cân nhắc, suy nghĩ,… cho nên việc tham gia công bố ở diễn đàn lớn hơn là khá khó. Nội dung nghiên cứu nhạy cảm, có nhiều điều chưa chưa thể công bố. Ví dụ như Việt Nam cần ứng biến như thế nào trong quan hệ với Mỹ và các nước,… điều này rất nhạy cảm

Về con người, cán bộ của Viện cũng tham gia vào các hội thảo quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung, quan hệ giữa Việt Nam với các nước đang có những biến động rất nhiều. Những vấn đề như vậy cần con người có “độ chín” để tham gia. Thứ hạng 97 là một đánh giá chính xác vì Viện mới chỉ bắt đầu tham gia, chứ vững vàng với lực lượng đông đủ thì chưa. Chúng tôi còn yếu


Nếu vậy, Viện đã truyền tải kết quả nghiên cứu như thế nào ?

Có nhiều kênh để truyền tải kết quả nghiên cứu mà báo chí chỉ là một kênh. Cách thứ hai là tổ chức hội thảo và mời các chuyên gia từ nhiều nơi khác nhau. Qua tiếng nói của cán bộ Viện và chuyên gia thì thông tin được truyền tải đến người quan tâm hoặc người làm chính sách. Những cơ quan hoạch định chính sách có thể lắng nghe các luồng quan điểm, còn việc đưa vào chính sách hay không vẫn là việc của họ. Nhưng dù sao kênh đó là qua trọng với các học giả

Cách thứ ba là viết báo cáo kiến nghị, trực tiếp gửi lên các cơ quan chức năng của Nhà nước. Về việc này, Viện đang thực hiện qua kênh chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Cơ quan khoa học làm tư vấn và phản biện chính sách chứ không hoạch định chính sách

Chúng tôi đều viết báo cáo về những nội dung nghiên cứu có tính dài hơi hoặc những vấn đề thời sự, cấp bách như khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, tình hình Biển Đông,… Đây là hướng mà cả Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam làm mạnh trong nhiều năm gần đây

Có khó khăn nào trong việc thực hiện những nghiên cứu về những vấn đề thời sự không ?


Khi diễn ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, một cơ quan cấp cao đã đề nghị Viện phân tích về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ. Các báo cáo như thế gửi đi thông qua Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và được phản hồi tích cực về chất lượng, có tính khoa học, kịp thời và có sộ sâu. Đó là nghiên cứu lâu nay của Viện nên có thể viết báo cáo được ngay

Nghiên cứu về biển Đông được thực hiện từ năm 2014. Hiện nay, Viện đang có một nghiên cứu nữa về chính sách của Mỹ ở Biển Đông đang ở giai đoạn triển khai nên chưa thể nói về kết quả. Những thông tin về Biển Đông tương đối phổ biến, đặc biệt là chính sách của Mỹ

Cái khó đối với nghiên cứu hiện nay chính là những vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN. Như đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biên Đông (COC), nội dung đàm phán rất khó tiếp cận. Nghiên cứu mà khi không có thông tin về chuyện đó thì rất khó. Đó cũng là điều người nghiên cứu phải chấp nhận


Trong bối cảnh thiếu các nguồn đầu tư cho nghiên cứu, làm thế nào để phát triển Viện ?

Đây đúng là một câu chuyện quá khó. Chính vì vậy, một số cán bộ của Viện đã chuyển ra bên ngoài làm, khiến chảy máu chất xám. Các viện ở đây (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cũng trong tình trạng chung như thế

Muốn làm nghiên cứu và ổn định được phải mất từ 10-15 năm. Làm nghiên cứu một cách quyết tâm mới vượt qua được giai đoạn đó và có những cơ hội để tự sống được. Trong những năm đầu để tự sống bằng tiền nghiên cứu là khó. Những bạn không chịu được giai đoạn đó sẽ phải chuyển sang khu vực doanh nghiệp hoặc tự làm thêm kiếm sống. Làm nghiên cứu ở Việt Nam rất gian nan

Tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là nâng cao uy tín của Viện. Từ đó mới vượt qua được ngưỡng và hy vọng sau này sẽ dễ dàng hơn. Mình bây giờ cũng đang động viên mọi người làm chuyện đó

Vương Diệu Quân
 
Last edited:
Những câu chuyện thú vị về một thinktank đặc biệt ở Việt Nam

photo1534819698536-15348196985361372071410.jpg

“Từ quá khứ đến hiện đại, ở đâu, think tank cũng luôn đóng một vai trò quan trọng”, bà Phạm Chi Lan nói và chia sẻ với Trí Thức Trẻ những kỷ niệm về thời kỳ đẹp của giới think tank Việt Nam

Think tank là thuật ngữ khá rộng chỉ các tổ chức tư vấn chính sách (gồm cả cá nhân độc lập) mà ở đó các chuyên gia có trình độ hiểu biết sẽ hỗ trợ cho những người ra quyết định chính sách giải quyết những vấn đề mà họ phải đương đầu, bà Phạm Chi Lan nói

Người phụ nữ có dáng người bé nhỏ này đã trải qua nhiều thăng trầm cùng các câu chuyện chính sách tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, và nay ở tuổi 75, bà vẫn hoạt động với tư cách chuyên gia độc lập


Theo bà Lan một trong những yếu tố quan trọng nhất để think tank phát huy tốt vai trò của mình là sự cởi mở của lãnh đạo. Bởi, chỉ khi được tự do nghiên cứu, trao đổi, được lắng nghe, được tôn trọng ý kiến, các trí thức mới có động lực để hoạt động, cống hiến hết mình

Thời nào, ở đâu lãnh đạo tỏ ra thờ ơ, khó chịu, thậm chí có thái độ trù dập đối với những tiếng nói phản biện, thì think tank sẽ không có đất dụng võ. Tác động này không chỉ với một vài cá nhân, tổ chức nghiên cứu mà sẽ lan rộng ra toàn giới trí thức và xã hội

“Thái độ của người lãnh đạo sẽ quyết định vai trò, chức năng và đóng góp của các think tank”, bà Chi Lan nói. Và hình ảnh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, luôn được bà Lan nhắc đến với đầy cảm xúc kính trọng


Năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thành lập Tổ tư vấn cải cách. Thời điểm đó, tổ có 8 thành viên thường trực. Tổ trưởng là ông Lê Xuân Trinh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khi đó. Số lượng chuyên gia hơn 60 người

Theo bà Lan, thực tế không phải đến năm 1993 Thủ tướng Kiệt mới quan tâm, lắng nghe giới trí thức. Nhiều năm trước đó, khi ông Kiệt còn là Bí Thư thành uỷ TP. HCM, ông đã tìm kiếm sự tư vấn của “Nhóm thứ sáu”

“Nhóm thứ sáu” là cách gọi một nhóm trí thức ở miền Nam thường tụ họp vào chiều thứ sáu hàng tuần, nói chuyện, thảo luận, bàn bạc, đề xuất... các giải pháp gỡ thế bí cho nền kinh tế, chứ nhóm không có tên, không chủ quản, điều lệ, chức vụ, kinh phí

Thứ quý nhất mà họ có là tri thức, kinh nghiệm và lòng nhiệt thành, muốn đóng góp cho nhà lãnh đạo và cống hiến cho đất nước. Thành viên của nhóm là những tên tuổi như Huỳnh Bửu Sơn, Phan Tường Vân, Trần Trọng Thức, Trần Bá Tước, Phan Chánh Dưỡng...

Sau này, nhiều người trong Nhóm thứ sáu vẫn tham gia hoặc đóng góp ý kiến với Tổ tư vấn của Thủ tướng Kiệt


Sự đa dạng, nhiều năng lực chuyên môn khác nhau trong Tổ tư vấn đã giúp cho ông Kiệt có được những thông tin, kiến thức, ý tưởng và cách làm cần thiết để chèo lái, đưa nền kinh tế Việt Nam theo con đường đổi mới, vượt ra khỏi khủng hoảng từ bối cảnh đất nước chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, cơ chế bao cấp cũng như tình trạng bị cô lập

“Cách tập hợp của Thủ tướng Kiệt rất hay”, bà Lan bình luận. Bởi trong tổ có một số người là trí thức, nhà kỹ trị ở miền Nam trước năm 75, cũng như những người miền Bắc dưới thời bao cấp nhưng có tư duy đổi mới và một số chuyên gia đang sinh sống ở các nước phương Tây. Chính điều này đã tạo ra sự bổ trợ cho nhau, nhằm giúp nền kinh tế chuyển đổi mà không gặp nhiều trở ngại do sự không tương thích với thực tế


Giữa các thành viên là sự lắng nghe, tôn trọng, trân quý nhau. Những cuộc tranh luận, hẳn nhiên là không thể thiếu, nhưng được dựa trên những nguyên tắc đó và trên lòng yêu nước, trên tinh thần cống hiến của mọi người mà tạo nên sự đồng thuận

“Họ cũng hiểu rõ tinh thần, ý chí của Thủ tướng Kiệt và mục tiêu Thủ tướng đặt ra. Họ thực sự cảm kích, tin tưởng và yêu quý, kính trọng Thủ tướng để tận tâm làm việc, đóng góp cho Thủ tướng những ý kiến rút từ ruột gan, trí não của mình”, bà Lan nói và gọi đó là thời kỳ đẹp của think tank ở nước ta

Ông Phan Văn Khải kế nhiệm ông Võ Văn Kiệt năm 1997 và tiếp tục phát huy những di sản mà người tiền nhiệm để lại, trong đó có Tổ tư vấn, lúc này đã được điều chỉnh, tổ chức lại gọn nhẹ hơn thành Tổ nghiên cứu đổi mới kinh tế - xã hội và hành chính, gọi tắt là Tổ tư vấn đổi mới vào năm 1996. Sau này, Tổ được đổi tên thành Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ

Năm 1996 cũng là thời điểm bà Phạm Chi Lan tham gia vào Tổ. Như vậy, bà Lan có 1 năm được làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt và hầu hết thời gian sau đó là với Thủ tướng Phan Văn Khải


Thủ tướng Phan Văn Khải và Ban nghiên cứu của Thủ tướng

Theo đó, hàng loạt các chính sách và văn bản pháp quy được hình thành, hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với nguyên tắc thị trường và tương thích dần với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tạo cơ chế cho khu vực tư nhân phát triển

Nhờ vậy, trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Khải, nền kinh tế nước ta đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực, đạt được mức tăng trưởng cao, ổn định tốt và mở rộng hội nhập với thế giới bên ngoài, hoàn tất việc đàm phán gia nhập WTO


“Think tank của Thủ tướng Khải cũng như tinh thần Thủ tướng Kiệt trước đây, ngoài việc phát huy trí tuệ của từng cá nhân còn tích cực thúc đẩy việc kết nối với cộng đồng, lắng nghe trí thức và người dân”, bà Lan nói

Một điều rất đáng quý, theo bà Lan, là mọi công việc mà Tổ Tư vấn hay Ban Nghiên cứu làm đều vì mục tiêu chung, không vụ lợi. Nhóm chuyên trách phần lớn là những người đã về hưu, “vui vẻ với đồng hưu, không sợ mất ghế”, cùng một số chuyên gia kiêm nhiệm rất đồng lòng với cơ chế 5 không: không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý kiến với Thủ tướng


“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người năng động, chịu khó đi thực tế, gặp gỡ để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, của người dân. Ngay từ đầu, Thủ tướng đã rất quan tâm thúc đẩy cải cách, đặc biệt về cải thiện môi trường kinh doanh”, bà Lan đánh giá

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gồm 15 người, đến nay đã hoạt động được một năm. Tuy nhiên bà Lan vẫn bày tỏ băn khoăn xung quanh cơ chế hoạt động của think tank này

Theo bà, Tổ tư vấn hơi “kín tiếng”, ít thông tin ra xã hội về hoạt động của mình. Những thông điệp của Tổ cho tới nay được thể hiện chủ yếu qua một số diễn đàn, hội thảo. Trong khi đó, xã hội đang rộng mở hơn với nhiều thông tin đa chiều, nhiều ý kiến đa dạng và còn rất nhiều vấn đề trăn trở. Mọi người mong đợi tiếng nói mạnh mẽ, thường xuyên, kịp thời hơn của các thành viên Tổ tư vấn

Theo bà, để phát huy tối đa tiềm năng trí thức của Tổ tư vấn, nên có cơ chế để các thành viên có thể lên tiếng mà không nhất thiết đại diện ý kiến “chính thống” của Tổ. Tức là họ được hoạt động ở hai vai trò, là thành viên của Tổ, và cũng là người nghiên cứu, nhà trí thức có suy nghĩ độc lập của mình, sẵn sàng trao đổi, thảo luận, chia sẻ với xã hội


“Ý kiến có thể đúng, có thể sai, nhưng cần được đưa ra để tranh luận. Trước đây, think tank của ông Kiệt, ông Khải được như vậy. Điều đó càng thúc đẩy mọi người cố gắng học hỏi, suy nghĩ, lên tiếng một cách có trách nhiệm hơn”, bà Lan nói

Sau khi Ban Nghiên cứu giải thể giữa năm 2006, những người thuộc nhóm think tank thời ông Kiệt, ông Khải vẫn tiếp tục đóng góp cho xã hội qua các kênh khác nhau. Một số vẫn là những chuyên gia có uy tín thường được xã hội tham vấn mỗi khi các chính sách kinh tế, mới hình thành

Một số vị như các ông Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn, Nguyễn Trung, Tương Lai, Võ Đại Lược, Huỳnh Bửu Sơn,… thì đúc kết lại những năm tháng đóng góp chất xám của mình bằng các cuốn sách với nhiều khuyến cáo vẫn còn nguyên giá trị. Hay ông Vũ Quang Việt ở nước ngoài vẫn liên tục gửi về nước những phân tích, đánh giá cập nhật, đầy tâm huyết và trí tuệ

“Không ai trả công cho họ. Ở tuổi hơn 70, thậm chí là 90, họ vẫn không nguôi trăn trở với sự phát triển của đất nước và bền bỉ cố gắng đóng góp thêm”, bà Lan nói

Kết thúc câu chuyện, bà nói rằng tinh thần của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải vẫn luôn rực cháy trong lòng những người từng có cơ hội góp sức trong think tank ngày ấy. Bà cũng mong, nhiệt huyết và trí tuệ của các thế hệ trí thức Việt, sẽ được phát huy mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước Việt Nam, đặc biệt trong thời đại kinh tế trí thức ngày nay

Phương Ánh
 
TS Võ Trí Thành tiết lộ “bí mật” của think tank Việt
Cựu Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho biết, các think tank Việt Nam ngày càng có vai trò hơn nhưng đôi khi chỉ được nhìn nhận như những bông hoa trang trí đẹp đẽ, thay vì được sử dụng đúng chức năng, vai trò của mình

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có cuộc trao đổi với Trí Thức Trẻ về chủ đề "think tank". Hàng chục năm làm làm phân tích kinh tế và tư vấn chính sách, ông cho rằng bản thân là người may mắn khi có cơ hội tiếp cận, trao đổi, hợp tác với nhiều viện, tổ chức và các nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước, nhất là trong ASEAN, Đông Á và cả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương


Là tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách cũng như hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định, think tank luôn giữ một vai trò quan trọng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuỳ thuộc vào từng đơn vị mà think tank có tính chất, mô típ tiếp cận khác biệt nhưng tôi cho rằng, tựu chung, vẫn có nhiều đặc điểm giao nhau

Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các think tank là phải bám được với những vấn đề hiện hành được thế giới quan tâm. Tức, tối thiểu phải biết, hiểu được người ta đang nghĩ gì, làm gì và cao hơn, là cùng tham gia bàn thảo, đóng góp


Thế giới hiện nay đang thay đổi một cách rất nhanh chóng, một vấn đề được đưa ra lại nằm trong sự tương tác nhiều chiều của kinh tế, văn hoá, xã hội đòi hỏi những người làm nghiên cứu phải có sự nhạy bén nhất định cũng như một phông kiến thức chắc chắn, có sự kết nối đa chiều và liên tục được cập nhật

Tư duy toàn cầu – Hành động địa phương (Think global, act local), theo tôi, là một trong những cách tiếp cận hiệu quả và phù hợp về tính chiến lược. Nghĩa là những người làm think tank đặt mình trong một bức tranh lớn của thế giới nhưng cũng không tách biệt khỏi bối cảnh, điều kiện cụ thể của từng môi trường để phục vụ tốt cho công việc nghiên cứu, tư vấn chính sách của mình

Điểm đặc biệt của các think tank khu vực Đông Á là tính định hướng chính sách rất cao, góp phần hay phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạch định, thực thi chính sách của quốc gia. Do vậy, ít nhiều các đơn vị này thường có mối liên hệ gần gũi với giới hoạch định chính sách, các nhà cầm quyền

Tính thiết thực của các nghiên cứu và đề xuất chính sách được nâng cao, gắn chặt hơn với tiến trình phát triển kinh tế năng động và điều hành của chính phủ, các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, "mặt trái" là cách tiếp cận này lại có thể hạn chế những nghiên cứu khoa học có tính nền tảng chuyên sâu và thiếu kích thích các tài năng muốn dấn thân vào những đỉnh cao kinh tế học


Quay trở lại Việt Nam, do nhu cầu tự thân của một đất nước đang chuyển đổi, hội nhập sâu sắc, muốn vươn lên, vai trò của những tổ chức nghiên cứu kinh tế đang dần được chú trọng hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam, trong nhiều giai đoạn, Tổ tư vấn của Chính phủ, Thủ tướng được thành lập. Bên cạnh đó còn xuất hiện nhiều hình thức think tank khác nhau

Những thông điệp, kết quả nghiên cứu của các think tank Việt Nam cũng bắt đầu được nhìn nhận và đóng vai trò mạnh mẽ trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng, cải cách kinh tế đất nước


Bên cạnh đó, ở một chừng mực nhất định, trong những năm lại đây, một số think tank Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá tích cực. Báo cáo xếp hạng think tank toàn cầu của Chương trình think tank và xã hội dân sự do Đại học Pennysylvania, Hoa Kỳ, trong năm 2017 đã ghi nhận 7 tổ chức nghiên cứu của Việt Nam

Những cái tên được kể đến như Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV); Viện Kinh tế Việt Nam (VIE); Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Kinh tế và Chính trị thế Giới (IWEP)… Trong khi đó, gần 10 năm trước, Việt Nam không hề có một think tank nào được đề cử trong danh sách này

Đấy là những điểm tích cực. Song, ở chiều ngược lại, tôi cũng nhận thấy còn rất nhiều mặt hạn chế

Trước hết, tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần nhìn nhận đúng think tank và "chơi thật" với nó. Mặc dù điều này đã được cải thiện có ý nghĩa trong nhiều năm trở lại đây nhưng cộng đồng những người làm khoa học đôi khi vẫn cảm giác mình chỉ là "bông hoa" chỉ để nhằm tô đẹp trong cho quá trình tham vấn và hoạch định chính sách

Với kinh tế học hay bất kỳ lĩnh vực khoa học nào, sự trung thực, thẳng thắn bao giờ cũng là đòi hỏi lớn nhất. Một cuộc chơi "chưa thật" khiến những người nghiên cứu khoa học ít nhiều cảm thấy mình chưa được tôn trọng thực sự

Thứ hai, ở Việt Nam, trong một số trường hợp, người "đặt đầu bài" cho các nghiên cứu vẫn chưa trúng, chưa đúng, thậm chí không chuẩn về học thuật… trong khi cách ứng xử lại bị ảnh hưởng bởi thứ bậc hành chính. Điều này có thể dẫn đến tình huống "khôi hài": Đầu bài giao việc thật không ổn, nhưng rồi cứ thế mà "nghiên cứu, trình bày"

Tôi nhớ mãi câu nói đầy tính triết lý của một lãnh đạo tập đoàn: "Làm lãnh đạo chỉ có một việc duy nhất là nghĩ ra điều mình không thể làm nổi giao cho cấp dưới làm". Phải học hỏi lắm, phải đau đáu lắm mới tìm được "đầu bài" khó, nhưng trúng và đúng

Thứ ba, phần lớn tổ chức nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam, như được nêu ở trên, là viện công, còn mang hình hài hành chính nhà nước. Trong quá trình dài, tôi từng ước cách thức tổ chức được thay đổi, gắn nhiều hơn với cá nhân những con người đi đầu trong từng lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo. Đấy mới là chất chính, chứ không phải kiểu ban bệ hành chính như ta vẫn đang thấy. Cùng với đó, phải là một thống động lực tương hợp với sáng tạo, tromg khoa học và trong đóng góp chính sách

Thứ tư, một vấn đề nữa là nhiều khi do phải quá chạy theo nhu cầu chính sách trước mắt, dù điều này là cần thiết, nên chất khoa học, những nghiên cứu với bằng chứng xác thực vẫn còn thiếu khá nhiều. Đôi khi, nghiên cứu khoa học lại trở thành bình phong cho những kiến nghị chính sách "đã rồi". Điều này không chỉ làm giảm hiệu qủa chính sách đề xuất, mà về mặt dài hạn, còn làm giảm nỗ lực tạo dựng nền tảng tri thức và sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học của think tank

Với những điểm cộng và trừ được chỉ ra, thiết nghĩ, khi có được cải cách và nỗ lực từ bên trong của think tank nhà nước và sự phát triển của think tank tư nhân, cùng với sự thẳng thắn, "chơi thật" hơn nữa của các nhà hoạch định, các think tank Việt Nam sẽ làm tốt nhất có thể cho quá trình cải cách và phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Phương Ánh
 
VAPEC - Thinktank
Sự khởi xướng cho mô hình Viện chính sách tại Việt Nam

– “Trung tâm Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (VAPEC) tin tưởng và kỳ vọng với những hoạt động và sáng kiến của mình sẽ góp phần hoàn thiện hơn các chính sách và quyết sách của Đảng và Nhà nước, đồng hành, kết nối các nhà nghiên cứu, các doanh nhân, góp sức cho phát triển và hội nhập của đất nước”


Đây là khẳng định của ông Nguyễn Cảnh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực của VAPEC hiện nay tại Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập, một trong những viện chính sách (Think Tank) chính thức đầu tiên của Việt Nam lúc bấy giờ. Lễ kỷ niệm diễn ra ngày 23/11 tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội

Chia sẻ tại buổi kỷ niệm, GS Trần Văn Thọ, một trong những sáng lập viên của VAPEC buổi đầu nhớ lại, cuối những năm 1980, khi Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, sau khi thăm và làm việc tại một số nước trên thế giới ông đã chú ý đến vai trò của các trung tâm nghiên cứu chính sách (Think Tank) giúp chính phủ hoạch định đường lối phát triển giữa các nước trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương, đặc biệt là KDI (Viện Phát triển Hàn Quốc) và mong muốn Việt Nam cũng có một tổ chức nghiên cứu về kinh tế và chính sách như vậy

Đầu năm 1990, tại Tokyo (Nhật Bản), GS Thọ đã gặp và làm việc với ông Trần Hồng Quân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ông Võ Đại Lược, Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới lúc bấy giờ, các ông đã bàn bạc và thống nhất kế hoạch xúc tiến thành lập một Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh của Việt Nam tiếp cận, giao lưu, nghiên cứu những đặc điểm và kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á - Thái Bình Dương, góp phần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho các nhà kinh tế về khu vực châu Á - Thái Bình Dương

PGS Võ Đại Lược, Chủ tịch VAPEC cho biết, quá trình ra đời VAPEC là một thách thức rất lớn thời bấy giờ, tuy nhiên ngày 20/4/1993, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định số 175/TTg chính thức thành lập Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Mặc dù Phó thủ tướng Phan Văn Khải kí quyết định này nhưng người ủng hộ mạnh mẽ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt với bút phê của Tổng Bí Thư Đỗ Mười trên tờ trình

“Đây là tổ chức phi chính phủ duy nhất của Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ký quyết định thành lập”, Phó Giáo sư Võ Đại Lược nhấn mạnh

Cũng tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Cảnh Bình, Phó Chủ tịch thường trực của VAPEC bày tỏ mong muốn trong giai đoạn tiếp theo, VAPEC sẽ nỗ lực để phát triển theo mô hình của một Think Tank hiện đại, tiếp tục có những đóng góp thiết thực và đồng hành cùng các chính sách lớn của Chính phủ và các địa phương

“VAPEC tin tưởng và kỳ vọng với những hoạt động và sáng kiến của mình sẽ góp phần hoàn thiện hơn các chính sách và quyết sách của Đảng và Nhà nước, VAPEC sẽ đồng hành, kết nối các nhà nghiên cứu, các doanh nhân, góp sức cho phát triển và hội nhập của đất nước”, ông Nguyễn Cảnh Bình khẳng định

GS Trần Văn Thọ, một người có tư duy cải cách mạnh mẽ và từng tham gia các Tổ Tư vấn Cải cách Kinh tế và trong Ban Nghiên cứu chính sách của các Cố Thủ tướng Việt Nam như Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Ông còn làm thành viên chuyên môn trong Hội đồng Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Nhật trong gần 10 năm, qua nhiều đời thủ tướng. Hiện nay, ông làm Giáo sư kinh tế Đại học Waseda (Tokyo) và là là 1 trong 15 thành viên tổ tư vấn Kinh tế của Chính Phủ Việt Nam nhiệm kì 2016-2021

Ngoài GS Trần Văn Thọ, ban trù bị sáng lập VAPEC còn có những thành viên như GS. Trần Hồng Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS. Võ Đại Lược – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới, hiện nay là Chủ tịch VAPEC; Ông Hà Nghiệp – Nguyên là trợ lý Tổng Bí thư Trường Chinh; GS. Lê Văn Sang – PhóV iện trưởng Viện Kinh tế Thế giới; Ông Phạm Khắc Chi – TGĐ Công ty Tư vấn và Đầu tư - Bộ Thương nghiệp, người sáng lập ra Đại học Hồng Bàng; Ông Võ Như Lanh – Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Thời báo Kinh tế Sài Gòn…

HNV
 
Last edited:
Lần đầu tiên doanh thu giảm sau 1 thập kỷ tăng liên tục
Vững chân ở vị thế dẫn đầu ngành viễn thông Việt Nam với doanh thu, lợi nhuận chiếm 60-70% toàn ngành, nhưng bản thân Viettel những năm gần đây đang chịu áp lực lớn trước bài toán tăng trưởng khi ngành kinh doanh chính đã dần bão hòa

Tập đoàn viễn thông Quân Đội (Viettel) đã công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2018. Theo đó, doanh thu Viettel đạt khoảng 234.000 tỷ đồng và lợi nhuận là 37.600 tỷ đồng. So với toàn ngành viễn thông Việt Nam, riêng Viettel chiếm tới 60% tổng doanh thu và 70% tổng lợi nhuận của toàn ngành

Kết quả kinh doanh của Viettel vượt xa so với các doanh nghiệp viễn thông khác, như VNPT lãi gần 6.500 tỷ đồng, Mobifone hơn 6.000 tỷ đồng. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của Viettel cũng vượt trội, đạt 37.000 tỷ đồng


photo-1-1548666970365227795858.png

Mặc dù vẫn giữ vững vị thế số 1 trong ngành viễn thông Việt Nam cũng như ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới, nhưng kết quả kinh doanh của Viettel phần nào cho thấy khả năng tăng trưởng của ngành viễn thông dường như đã đi tới giới hạn

So với năm 2017, doanh thu Viettel giảm gần 7%, và là năm đầu tiên tăng trưởng âm trong hơn 1 thập kỷ trở lại đây. Nguyên nhân được phía Viettel đưa ra, là do thị trường viễn thông Việt Nam đã bão hòa, khiến doanh thu các dịch vụ viễn thông trong nước chỉ tăng 4,2%. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiêu dùng dịch vụ di động hầu như không tăng trưởng, trong khi những năm trước đây mức tăng trưởng luôn ở 2 chữ số

Doanh thu giảm tác động mạnh tới lợi nhuận của Viettel. Năm nay, Viettel báo lãi 37.600 tỷ đồng, giảm hơn 15% so với năm trước và xuống thấp nhất kể từ năm 2014. Những năm gần đây, các nhà mạng cạnh tranh nhau khốc liệt và chủ yếu cạnh tranh về giá, khiến Viettel phải điều chỉnh chính sách, chiến lược, khiến lợi nhuận bị ảnh hưởng

Bên cạnh đó, lãnh đạo Viettel đánh giá, áp lực dành cho doanh nghiệp viễn thông không chỉ đến từ các đối thủ cạnh tranh trong nước, mà còn đến từ các tập đoàn lớn trên thế giới, như Facebook, Google... Thực tế, cho dù đây không phải các tập đoàn viễn thông, mà là các tập đoàn công nghệ, nhưng các tập đoàn này đều có cung cấp các dịch vụ nhắn tin, gọi điện, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu truyền thống của các doanh nghiệp viễn thông

photo-1-15486669734251184667291.png


Khi nguồn thu truyền thống bị ảnh hưởng, các nhà mạng cần thay đổi mô hình kinh doanh, hướng tới các nguồn doanh thu mới

Đối với Viettel, trong chiến lược của Tập đoàn giai đoạn 2018-2030, Viettel xác định đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống

Đây sẽ là áp lực không nhỏ đối với Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, người mới được giao Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel. Ông Dũng cho rằng, việc chuyển đổi số sẽ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp viễn thông như Viettel. Trong những năm gần đay, Viettel đã tổ chức lại hệ sinh thái hỗ trợ cho chuyển đổi số, như sãn sàng hạ tầng công nghệ 5G, đầu tư trung tâm dữ liệu theo chuẩn toàn cầu sẵn sàng cho dịch vụ IoT; đầu tư nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cho mạng lưới cung cấp dịch vụ số...

Trước mắt, trong năm 2019, dự kiến doanh thu và lợi nhuận Viettel sẽ hồi phục trở lại, đạt tương ứng 251.000 tỷ đồng (tăng 7,3%) và 39.000 tỷ đồng (tăng 4,6%). Tuy nhiên, mục tiêu doanh thu này vẫn chỉ ngang 2017 trong khi lợi nhuận vẫn thấp hơn giải đoạn 2014-2017

Giai đoạn 2018-2030, mục tiêu cơ cấu doanh thu của Viettel là doanh thu viễn thông và công nghệ thông tin sẽ chiếm 55%, công nghiệp công nghệ cao chiếm 25%, lĩnh vực đầu tư vào đổi mới, sáng tạo chiếm 10% và lĩnh vực truyền thống là 10%

Hà My
 
Rủi ro của kinh tế Việt Nam nằm ở các doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường
- Theo TS Huỳnh Thế Du, đã đến lúc Việt Nam nên “quên kinh tế nhà nước” và nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính. Tuy nhiên, ở mặt bên kia của “tấm huy chương kinh tế như nhân”, TS Huỳnh Thế Du chỉ ra rủi ro đến từ việc việc một số doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường, thân hữu và lợi ích nhóm

vnf-huynh-the-du.JPG

T.S Huỳnh Thế Du

Phát biểu tại hội thảo kinh tế Việt Nam năm 2019 với chủ đề "Bứt phá từ những động lực tăng trưởng", TS Huỳnh Thế Du – Đại học Fullbright cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên “quên kinh tế nhà nước”, bởi từ năm 2000 đến nay, khu vực này không tạo ra nhiều việc làm, không đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước cũng như GDP

Hơn nữa, “nhìn rộng trên thế giới, tất cả các nước trở nên thịnh vượng và phát triển thì trụ cột của họ đều là kinh tế tư nhân”, TS Huỳnh Thế Du nói

Mặc dù xác định kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng, là tương lai của kinh tế Việt Nam nhưng ông Du cũng cho biết vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế hiện còn rất khiêm tốn: “Từ năm 2005 đến nay, kinh tế tư nhân (không bao gồm các hộ kinh doanh cá thể) chỉ chiếm khoảng 10% GDP”

“Ông làm ăn tốt nhất ở Việt Nam trong hơn 1 thập niên qua là các doanh nghiệp FDI. Điều này không vui chút nào. Tại sao trên sân nhà mà chúng ta làm không tốt?", ông Du đặt câu hỏi

“Doanh nghiệp FDI người ta cũng chỉ nhìn trong ngắn hạn: nơi nào có lợi nhuận cao nhất thì tôi đến, không thì tôi chuyển đi”, ông Huỳnh Thế Du nói và nhấn mạnh khu vực này không thể là động lực tăng trưởng của Việt Nam

Ông Huỳnh Thế Du chỉ ra 2 nguyên nhân khiến kinh tế tư nhân của Việt Nam chưa phát triển. Thứ nhất, trong một khoảng thời gian dài khu vực kinh tế tư nhân không được nhà nước coi là động lực phát triển mà ưu tiên lớn nhất là doanh nghiệp nhà nước, sau đó đến doanh nghiệp FDI. Thứ hai, các chính sách điều hành kinh tế của Việt Nam còn nhiều bất cập khiến cho tư duy đầu cơ ngắn hạn mạnh hơn tư duy đầu tư dài hạn

Nghiên cứu sự phát triển của kinh tế Việt Nam hơn 4 thập niên vừa qua, ông Huỳnh Thế Du cho biết: “Cuối thập niên 1970 thì tư nhân không được làm kinh tế; cuối thập niên 1980 thì tư nhân được tự do quá mức dẫn đến khủng hoảng các hợp tác xã tín dụng; cuối thập niên 1990 kinh tế tư nhân thực sự khởi sắc nhưng có tình trạng các doanh nghiệp tư nhân lớn không chú trọng sản xuất kinh doanh mà chuyển sang đầu cơ tài sản, thậm chí lấy tiền ngân hàng đi đầu cơ tạo ra khủng hoảng; cuối những năm 2000 thì xuất hiện doanh nghiệp tư nhân thân hữu và lợi ích nhóm”

Còn hiện nay, ông Huỳnh Thế Du cho rằng rủi ro của kinh tế Việt Nam chính là việc 1 số doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường, hơn cả các chaebol của Hàn Quốc về tốc độ

“Chúng tôi nghiên cứu chu kỳ khủng hoảng 10 năm thì 2019 là năm cực kỳ nhạy cảm, nhà nước cần đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp tư nhân cực lớn, có đầu tư ra ngoài ngành”, ông Du nhấn mạnh

Vị chuyên gia của Đại học Fulbright cho rằng cần nhìn nhận vai trò của kinh tế tư nhân theo góc độ 2 mặt của tấm huy chương

Kinh tế tư nhân là động lực của phát triển, “tuy nhiên, ở mặt bên kia, tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên thế giới đều do tư nhân, do các cá nhân chạy theo mục tiêu ngắn hạn của mình và gây ra trục trặc”

Theo TS Huỳnh Thế Du, khi các doanh nghiệp nhà nước gặp trục trặc thì có 2 chìa khoá để tình hình bớt trầm trọng. Thứ nhất là người ra quyết định khi đó không dám toàn quyền vì cơ chế ra quyết định có nhiều ràng buộc. Thứ 2 là công chúng nghĩ rằng dù sao cũng có nhà nước đứng đằng sau đỡ doanh nghiệp

Nhưng doanh nghiệp tư nhân cực lớn nếu trong trạng thái rủi ro sẽ như con bạc khát nước. Ông đứng đầu sẽ sẵn sàng chơi tất tay. Người dân/công chúng sẽ nghĩ không có nhà nước đứng đằng sau đỡ. Đó chính là nguyên nhân khiến khủng hoảng trở nên trầm trọng

“Nhìn lại cả quá trình phát triển sẽ thấy kinh tế Việt Nam rất mong manh, chỉ cần 1 vài doanh nghiệp cực lớn trục trặc sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế”, TS Du nói

Ngoài ra, ở mặt bên kia của “tấm huy chương kinh tế như nhân”, theo TS Huỳnh Thế Du còn có vấn đề thân hữu và lợi ích nhóm

“Nếu như trước đây thứ tự ưu tiên của Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân thì bây giờ thứ tự ưu tiên có vẻ như đang là tư nhân thân hữu”

TS Huỳnh Thế Du thẳng thắn: “Doanh nghiệp tư nhân bây giờ cũng chẻ ra làm 2 loại thân hữu và tư nhân làm ăn bình thường. Ưu tiên lớn nhất hiện là doanh nghiệp thân hữu còn tư nhân làm ăn bình thường thì ở bét bảng”

Để phát huy mặt mạnh và giảm thiếu rủi ro của khu vực kinh tế tư nhân, TS Huỳnh Thế Du khuyến nghị nhà nước tạo thể chế minh bạch và môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với mọi doanh nghiệp

Hoàng Lan
 
Top