What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Made in China 2025

LOBBY.VN

Administrator
Công nghệ AI của Trung Quốc sẽ nhanh chóng cho Mỹ “hít bụi”

photo1532848217532-15328482175331704429410.jpg

Trung Quốc hiện đang đang ở vị trí dẫn đầu trong cuộc đua toàn cầu về uy thế trong lĩnh vực AI và Fintech

Các khu vực tư nhân cũng như nhà nước đều tham gia vào lĩnh vực này nhằm nắm bắt các cơ hội đổi mới sáng tạo và rất tích cực cung cấp nguồn lực, một giáo sư tại một trong những trường đại học hàng đầu nước này cho biết

Steven White, giáo sư đang giảng dạy tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Tokyo: “Các viện nghiên cứu, công ty tư nhân và chính phủ cùng hợp tác trong một lĩnh vực rất rộng lớn… Tôi chưa từng thấy bất kỳ trường hợp nào như vậy”

photo-1-15328480837881837030912.jpg

Steven White, giáo sư đang giảng dạy tại Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thanh Hoa​

Ông nói thêm: “Trung Quốc cam kết sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực AI và Mỹ sẽ nhanh chóng bị thụt lùi trong cuộc đua này bởi họ không có nguồn lực”

White đã sở hữu một bằng tiến sĩ ngành quản trị kinh doanh tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) trước khi công tác tại Thanh Hoa vào năm 2010. Hiện tại, ông là phó giám đốc một “x-lab” tại Đại học Thanh Hoa, một “nền tảng giáo dục” giảng dạy sinh viên và cựu sinh về những phương pháp, chi tiết cơ bản để bắt đầu một startup

Kể từ khi thành lập vào năm 2013, x-lab đã thu hút được rất nhiều dự án thuộc các ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có cả các dịch vụ hỗ trợ AI và Fintech. X-lab đã “nuôi dưỡng” hơn 1200 nhóm cùng những cá nhân khởi nghiệp từ đó huy động được khoảng 2,7 tỷ NDT (400 triệu USD)

Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh là nơi sở hữu nguồn nhân tài về khoa học công nghẹ và khoa học máy tính hàng đầu Trung Quốc, trong đó có cả Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào. Mới đây, Đại học Thanh Hoa giữ vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các trường đại học danh tiếng nhất thế giới của Tạp chí giáo dục Times Higher Education. Giáo sư White cho hay, số lượng bằng sáng chế của họ rất cạnh tranh so với những tấm bằng được cấp tại Mỹ, đây là một dấu hiệu chứng mình cho sức mạnh của Trung Quốc trong “kiến thức đầu ra” của các cử nhân. Một trong những mục tiêu của x-lab là phát triển những ý tưởng đó thành một doanh nghiệp thương mại, một lĩnh vực mà ông White thừa nhận rằng Trung Quốc vẫn “yếu thế” hơn so với Thung lũng Silicon

AI là một trong những điểm trụ cột của kế hoạch “Made in China 2025” nhằm “nâng cấp” nền kinh tế và Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố các kế hoạch phát triển lĩnh vực AI đến năm 2030. White đã so sánh việc Trung Quốc theo đuổi uy thế về AI với sứ mệnh chinh phục không gian của Mỹ trong những năm 1960

Ông nói: “Không ai nói về việc chi phí sẽ là bao nhiêu. Họ chỉ muốn đưa con người lên Mặt Trăng trước khi Nga có thể làm được. Đó là những gì tôi thấy ở Trung Quốc hiện tại. Họ muốn có những sản phẩm và công nghệ hàng đầu và họ không quan tâm đến việc cần bao nhiêu nguồn tài nguyên để thực hiện”

White còn cho biết, Bắc Kinh tập trung nhiều vào việc sắp xếp các thể chế khác nhau hơn là sử dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống. Chính phủ tăng cường hỗ trợ bằng những chính sách , gây quỹ và nguồn kinh phí rất hấp dẫn đối với những nghiên cứu cơ bản. Các công ty startup có tương lai đầy hứa hẹn còn được hỗ trợ vốn bởi các “ông lớn” BAT (Baidu, Alibaba và Tencent). Dân số đông cũng mang lại lợi thế cho các công ty địa phương, đó là lượng truy cập dữ liệu khổng lồ

Điều này diễn ra rất thuận lợi trong lĩnh vực Fintech, White cho biết, lĩnh vực Trung Quốc đang “đứng sau” Mỹ đó là giao dịch thanh toán di động. Những dấu hiệu tích cực như vậy cũng xuất hiện với AI; SenseTime, một startup phát triển phần mềm AI phát hiện khuôn mặt và xử lý hình ảnh, đã huy động được số vốn 1,2 tỷ USD vào tháng 4 và tháng 5 vừa rồi

Những căng thẳng leo thang gần đây giữa Bắc Kinh và Washington có thể thúc đẩy Trung Quốc tiến đến việc “đổi mới sáng tạo một cách độc lập”. Quyết định của chính quyền Mỹ vào tháng 4 về việc tạm thời cấm ZTE mua các linh kiện từ Mỹ là một “minh hoạ rõ ràng cho mối đe doạ mà các công ty Trung Quốc phải đối mặt khi họ sản xuất “dựa vào” công nghệ nước ngoài”

White cho hay, hầu hết mọi người đều không thấy được quy mô tham vọng của Trung Quốc, “Tôi đang cố gắng để mọi người có thể nhận ra được điều đó và thậm chí là họ nên sợ hãi một chút về những gì đang thực sự diễn ra”

Hằng Vũ
 
Tham vọng nhà máy thông minh của Trung Quốc
- Chính phủ Trung Quốc đang nuôi tham vọng đưa các tập đoàn hàng đầu của nước này ra cạnh tranh ngang ngửa với các đối thủ nước ngoài trên thị trường toàn cầu bằng cách hỗ trợ họ xây dựng các nhà máy thông minh

b39c9_nha_may_thong_minh_1.jpg

Nhà máy thông minh của Sany ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

Nhà máy kiểu mẫu sử dụng robot và dữ liệu


Theo tờ The Wall Street Journal, Sany, một trong những tập đoàn chế tạo máy móc hạng nặng lớn nhất Trung Quốc, đã ứng dụng những công nghệ mới nhất trong quy trình sản xuất thiết bị máy móc nhờ các gói trợ cấp của nhà nước

Đề án phát triển tương lai ngành công nghiệp Trung Quốc đang được thực hiện tại một nhà máy không dính bụi có tên gọi Xưởng sản xuất 18 của Sany ở tỉnh Hồ Nam, nơi các công nhân với bộ đồng phục màu xanh da trời sẫm làm việc bên cạnh các robot để lắp ráp các xe tải bơm bê tông có thể tống bê tông lên những tòa nhà chọc trời cao nhất Trung Quốc

Các kỹ sư ở nhà máy này thiết kế những sản phẩm hoạt động hiệu quả hơn bằng cách phân tích dữ liệu được truyền theo thời gian thực từ máy móc của Sany đang hoạt động khắp nơi trên thế giới về một trung tâm dữ liệu nằm cạnh nhà máy. Sany đang giám sát 380.000 xe trộn bê tông, máy đào và xe cần cẩu có kết nối internet của hãng này, nhờ vậy, Sany đã thu thập hơn 100 triệu mục dữ liệu kỹ thuật

Xưởng sản xuất 18 được các quan chức ngành công nghiệp Trung Quốc quy hoạch như là mô hình nhà máy mẫu cho kế hoạch của Bắc Kinh, nhằm nâng cấp trình độ sản xuất các tập đoàn hàng đầu của đất nước để giúp họ cạnh tranh tốt hơn trên thế giới, hay còn được biết với tên gọi “Made in China 2025”

Ứng dụng robot, dữ liệu lớn và các tiến bộ công nghệ khác vào sản xuất được giới lãnh đạo Trung Quốc xem là yếu tố then chốt để phát triển các tập đoàn khổng lồ trong nước ở các lĩnh vực như thiết bị điện, xe điện, thiết bị hàng hải, chip... với mục tiêu giúp Trung Quốc có thể tự cung tự cấp trong các lĩnh vực này vào giữa thập kỷ sau

Sany, một trong ba tập đoàn chế tạo máy móc hạng nặng lớn nhất Trung Quốc, cho biết ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất đã giúp tăng công suất, rút ngắn thời gian giao hàng và cắt giảm chi phí hoạt động ít nhất 20%. Sany cũng đang đặt cược rằng công nghệ sẽ giúp tập đoàn này gầy dựng được danh tiếng dựa vào chất lượng và sự sáng tạo hơn là dựa vào các mức giá rẻ cho các sản phẩm bắt chước nước ngoài, giúp Sany trở thành một ông lớn máy móc trong nước trong những năm trước đây

“Tương lai của ngành công nghiệp sản xuất máy móc hạng nặng sẽ trông cậy nhiều vào phần mềm và dữ liệu chẳng kém phần quan trọng so với phần cứng”, Pan Ruigang, giám đốc công nghệ thông tin của Sany, cho biết

08bb8_nha_may_thong_minh_2.jpg

Công nhân làm việc bên cạnh robot ở nhà máy của Sany ở quận Xương Bình, gần nội thành Bắc Kinh

Xây dựng nhà máy thông minh nhờ vốn vay ưu đãi


Chương trình “Made in China 2025” của Trung Quốc đã châm ngòi cho những chỉ trích ở Washington khi các thành viên trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Bắc Kinh sử dụng trợ cấp và chủ nghĩa bảo hộ để nâng đỡ bất công các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đã chuẩn bị sẵn hàng tỉ đô la Mỹ ở các chương trình cấp tỉnh và cấp trung ương để hỗ trợ các công ty trong nước bắt kịp trình độ của các đối thủ nước ngoài. Các công ty Trung Quốc muốn xây dựng các nhà máy thông minh tương tự như Workshop 18 có thể nộp đơn xin trợ cấp (vốn vay ưu đãi) của chính phủ với mức lên đến 45 triệu đô la, theo các tài liệu của Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc

Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) đang làm việc với Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc để cung cấp 300 tỉ nhân dân tệ (43,9 tỉ đô la) giá trị vốn vay ưu đãi cho các dự án lớn

Các chính sách ưu đãi, được cung cấp cho các nhà sản xuất Trung Quốc để giúp họ mua thêm robot, đã giúp Trung Quốc trở thành thị trường tự động hóa tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2016, Trung Quốc đã lắp đặt 87.000 thiết bị robot, mức kỷ lục từ trước đến nay. Con số này con hơn tổng số thiết bị robot được lắp đặt ở Mỹ và Đức trong cùng năm đó, theo Liên đoàn robot quốc tế (IFR)

Bắc Kinh muốn mật độ robot đạt tỷ lệ 150/10.000 công nhân vào năm 2020, tăng gấp đôi so với mức của năm 2015, dù vẫn thấp hơn mức 189/10.000 công nhân ở Mỹ

Có trụ sở đặt tại tỉnh Hồ Nam, nơi sinh của cố lãnh đạo và người sáng lập đất nước Trung Quốc hiện đại Mao Trạch Đông, Sany đã trải qua ba thập kỷ trung thành với các mục tiêu kinh tế của Bắc Kinh. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn này tăng trưởng bùng nổ cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc được dẫn dắt bởi hoạt động xây dựng hạ tầng

Sany khởi đầu hoạt động kinh doanh bằng cách bắt chước các máy móc nước ngoài để sản xuất các phiên bản giá rẻ ở Trung Quốc. Tập đoàn này là một trong những công ty lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vào thập niên 2000. Năm 2012, Sany chi 324 triệu euro để thâu tóm 90% cổ phần của hãng sản xuất xe bơm bê tông Putzmeister Holding (Đức)

Giấc mơ Trung Hoa bắt đầu từ giấc mơ Sany


Sany bắt đầu xây dựng bốn nhà máy thông minh từ năm 2012 khi tập đoàn này hưởng ứng lời hiệu triệu nâng cấp trình độ sản xuất quốc gia của Bắc Kinh. Chương trình thu thập dữ liệu theo thời gian thực của Sany nhận được lời khen ngợi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 6. Sany cũng sử dụng các xe tự hành ở Xưởng sản xuất 18 để vận chuyển vật liệu và linh kiện đến các công nhân làm việc ở các dây chuyền lắp ráp

Một nhà máy khác của Sany ở quận Xương Bình gần nội thành Bắc Kinh treo những những lá cờ in những câu khẩu hiệu truyền cảm hứng như: “Để thực hiện được Giấc mơ Trung Hoa, phải thực hiện được Giấc mơ Sany”

Các kỹ sư ở đây sử dụng robot để sản xuất các máy đóng cọc

Các robot hàn, được sản xuất bởi tập đoàn Fanuc của Nhật, cho phép các công nhân ở nhà máy này thiết kế một giàn khoan dầu khí có thể hoạt động liên tục 24 tiếng mỗi ngày trong những điều kiện khắc nghiệt. Các giàn khoan của Sany đang được sử dụng tại một dự án ở cực Bắc của thế giới tại Nga để khoan thăm dò tìm khí đốt ở dưới lòng biển Bắc cực. Giờ đây, các lãnh đạo tập đoàn này đang hợp tác với các nhà sản xuất trong nước để sản xuất robot với các tính năng theo yêu cầu của họ

Sany đã nhận được nhiều gói trợ cấp từ chính phủ trong nhiều năm qua nhưng tập đoàn này phát triển chủ yếu nhờ tái đầu tư lợi nhuận và đã trở thành nhà sản xuất máy móc lớn thứ tám thế giới

Tại thị trườngTrung Quốc, Sany và các công ty Trung Quốc khác đang gặm nhấm dần thị phần của các đối thủ nước ngoài như Caterpillar (Mỹ)

Sany đang nắm giữ 3,7% thị phần thiết bị xây dựng toàn cầu xét theo doanh số. Sany cũng có những thương vụ đầu tư nhỏ ở Mỹ bao gồm một nhà máy trị giá 60 triệu đô la ở bang Georgia

Sany đang tập trung thực hiện các kế hoạch khác của Bắc Kinh, đó là nhắm vào các thị trường đang phát triển ở Đông Nam Á và Trung Á cùng với hành lang hạ tầng ở khu vực nằm trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

Chánh Tài
 
Các hãng công nghệ Trung Quốc quyền lực với giới ngân hàng
Rất nhiều ngân hàng Trung Quốc đã phải tìm đến các hãng công nghệ để hợp tác, thay vì tự phát triển dịch vụ riêng

Các ngân hàng tại nền kinh tế lớn nhì thế giới không gặp rủi ro bị thay thế hay “phá bĩnh”. Thay vào đó, họ chịu sức ép phải hợp tác chặt chẽ với các công ty fintech để đánh bại ngân hàng đối thủ, Nicholas Zhu - Phó giám đốc kiêm nhà phân tích cấp cao tại Moody’s Trung Quốc nhận định

Người dân thiếu lựa chọn đầu tư, tỷ lệ dùng smartphone và Internet cao, cũng như tài sản ngày càng tăng mạnh đã khiến thị trường dịch vụ tài chính tại Trung Quốc đặc biệt phát triển. Các nhà băng quốc doanh chiếm phần lớn hệ thống ngân hàng tại đây. Họ thường ưu tiên cho vay các công ty nhà nước, do rủi ro gần như không có, nhất là so với người tiêu dùng bình thường vốn không được theo dõi lịch sử tín dụng toàn diện

Tuy nhiên, giờ đây, nhờ sự phát triển của thanh toán di động và thương mại điện tử, các hãng công nghệ Trung Quốc đã thu thập khối lượng dữ liệu khổng lồ của người tiêu dùng. Việc này có thể giúp họ đánh giá rủi ro khi cho vay mỗi cá nhân

Yue-bao-6050-1535517290.jpg

Nền tảng tài chính Internet - Yu'e Bao của Ant Financial cho lãi cao hơn gửi ngân hàng

Dù vậy, khi Chính phủ Trung Quốc tăng cường rà soát các hãng fintech và các ngân hàng muốn tìm thêm nhiều khách cá nhân, cả hai bên đều đang tăng hợp tác với nhau. Trong 2-3 năm qua, gần như toàn bộ ngân hàng cỡ trung của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác với các đại gia công nghệ - Alibaba, Tencent và Baidu, theo David Yin - Phó giám đốc kiêm nhà phân tích tại Moody’s

Tại Mỹ, tình hình này hoàn toàn ngược lại, khi các ngân hàng tự phát triển công nghệ. Tuần này, J.P. Morgan lên kế hoạch ra mắt ứng dụng giao dịch miễn phí cho hơn 47 triệu khách hàng di động và trực tuyến. Hiện tại, ứng dụng giao dịch miễn phí hàng đầu Mỹ - Robinhood - đã có hơn 5 triệu người dùng

Các ứng dụng di động của Trung Quốc có được lượng dữ liệu khổng lồ nhờ nhiều chương trình khuyến mãi và tiện ích giúp thanh toán di động trở thành công cụ thiết yếu hàng ngày tại đây. Alipay - ứng dụng thanh toán của Ant Financial đã có ít nhất 520 triệu người dùng trong gần 15 năm qua. Họ đã tiếp cận được hơn 51% người dùng di động tại Trung Quốc, theo số liệu từ hãng phát triển ứng dụng Aurora Mobile. Trong khi đó, ứng dụng của ba ngân hàng lớn nhất Trung Quốc mới tiếp cận được 7 - 11% số này

Cả Ant Financial và Tencent đều đã phát triển hàng loạt dịch vụ tài chính đi kèm. Nổi bật nhất là Yu'e Bao tích hợp trong Alipay, với số tài sản quản lý lên tới 1.450 tỷ NDT (213 tỷ USD). Ant Financial có thể dự báo hành vi của khách hàng dựa trên cơ sở dữ liệu, Junhua Mao - trợ lý giám đốc công ty này cho biết

Ông tiết lộ số người dùng Yu'e Bao mua thêm các sản phẩm tài chính khác của họ đã tăng 70% sau khi họ ra mắt tính năng gợi ý đầu tư dựa trên trí tuệ nhân tạo. Vài tháng qua, họ đã hợp tác với hàng loạt ngân hàng Trung Quốc, gồm Shanghai Pudong Development Bank, Huaxia Bank và China Everbright Bank

Các quy định quản lý của chính phủ dĩ nhiên vẫn là thách thức với cả các hãng công nghệ và tổ chức tài chính. Tuy vậy, hoạt động tiêu dùng được thúc đẩy bởi smartphone tại Trung Quốc vẫn là động lực chính cho các công ty cả trong và nước ngoài

Các hãng fintech Trung Quốc đang dần trở thành “những thực thể tài chính cực kỳ quyền lực, nhờ sự thống trị của hệ thống thanh toán di động”, Ben Bystrom - cựu giám đốc Morgan Stanley và Merrill Lynch nhận định. Từ quan điểm toàn cầu, ông cho rằng các công ty Trung Quốc này “đang cạnh tranh tốt hơn bao giờ hết”

Hà Thu
 
Trung Quốc tham vọng trở thành cường quốc CNTT
10/10/2002

Nói đến xuất khẩu phần mềm, người ta nghĩ ngay đến Ấn Ðộ, một trong những quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá thành sản xuất phần mềm tại Ấn Ðộ đang tăng lên, mở đường cho các đối thủ cạnh tranh mới nhảy vào


Trung Quốc là một trong số đó với mục tiêu đề ra là trở thành nước xuất khẩu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu thế giới từ 2007-2010. Quốc gia này hiện có hơn 300.000 lập trình viên và được bổ sung thêm 30.000 người tốt nghiệp lĩnh vực này hàng năm. Chi phí sản xuất phần mềm ở đây thấp hơn từ 15-20% so với Ấn Ðộ và chỉ bằng 1/6 so với Mỹ

Tuy nhiên, con đường đi đến thành công vẫn còn rất dài. Doanh thu xuất khẩu phần mềm hàng năm của Trung Quốc hiện nay chỉ vào khoảng 600.000 USD, quá khiêm tốn so với doanh số 6,2 tỉ USD của Ấn Ðộ trong năm nay. Ngoài ra, còn có những trở ngại khác ảnh hưởng đến tham vọng trên. Chỉ có 10% những người làm việc trong lĩnh vực này có kinh nghiệm thực hiện các công việc lập trình phức tạp. Trình độ tiếng Anh và khả năng tổ chức cũng là một hạn chế khác của lập trình viên Trung Quốc. Theo nhận xét của Tony Perlins, Giám đốc hãng tư vấn McKinsey & Company tại Bắc Kinh, so với các đồng nghiệp Ấn Ðộ, lập trình viên Trung Quốc có trình độ tương đương, nhưng lại không quản lý nổi các dự án phức tạp

Trung Quốc biết rõ những hạn chế của mình và đang thực hiện nhiều biện pháp để phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong nước. Trung Quốc đã gửi các phái đoàn tìm hiểu tình hình thực tế sang Bangalore, trung tâm CNTT của Ấn Ðộ, trong khi Bắc Kinh đã xây dựng một trung tâm thúc đẩy CNTT và thực hiện các chương trình đào tạo lập trình viên. Mặt khác, khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc học Anh văn sẽ trở thành một ưu tiên, và lợi thế về giá cả có thể thu hút các dự án từ Ấn Ðộ, mang lại cho các lập trình viên Trung Quốc những kinh nghiệm cần thiết

Những nỗ lực trên bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định. Các công ty nước ngoài bắt đầu sử dụng lập trình viên Trung Quốc để thực hiện các dự án mà trước kia Ấn Ðộ thường làm. Tại Objectiva, một công ty xuất khẩu phần mềm Mỹ hoạt động tại Bắc Kinh, các kỹ sư đang phát triển nhiều ứng dụng doanh nghiệp phức tạp sử dụng J2EE, một nền (platform) mới nhất dành cho các phần mềm doanh nghiệp của hãng Sun. Trong khi đó, các kỹ sư Trung Quốc tại IT United đã tạo ra một loạt các trình ứng dụng đa dạng, trong đó có hệ thống đánh giá khả năng làm việc của người lao động. Dolster, một nhà đăng ký tên miền tại Mỹ, sử dụng các lập trình viên Trung Quốc để phát triển các giao diện đa ngôn ngữ cho trang web của hãng

Theo một số nhà phân tích, những trở ngại về ngôn ngữ có thể khiến các công ty hướng đến thị trường Ðông Á, như Nhật và Hàn Quốc. Ngoài ra, những công ty Trung Quốc và Ấn Ðộ có thể liên doanh để kết hợp những lợi thế của mình với nhau: yếu tố giá thành của Trung Quốc với kỹ năng quản lý dự án và lập trình của Ấn Ðộ. InfoSys Technology, hãng xuất khẩu CNTT lớn nhất Ấn Ðộ đánh giá nghiêm túc tham vọng của Trung Quốc. Hãng này đang xây dựng một trung tâm phần mềm ở Thượng Hải và đang tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội làm ăn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc để phòng khi lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của Ấn Ðộ sụt giảm

Phương Võ
 
Tham vọng 4.0 của Trung Quốc có thể đảo lộn trật tự thương mại toàn cầu

photo1536490673468-1536490673468792177371.jpg

Khi Tổng thống Trump đến Bắc Kinh ngày 7/11/2017, ông nói rất nhiều về thép và xe hơi. Tuy nhiên, điều mà quan chức Washington cũng như các công ty lớn trên thế giới lo lắng là kỷ nguyên 4.0 có thể giúp Trung Quốc thâu tóm công nghệ tương lai


Cách đây 3 năm, Trung Quốc công bố một kế hoạch đầy tham vọng: Made in China 2025. Trong một thập kỷ, Bắc Kinh sẽ xây dựng một đế chế để thống trị các công nghệ tiên tiến như vi mạch tiên tiến, trí tuệ nhân tạo và ô tô điện. Trung Quốc đang tận dụng lợi thế về thị trường người dùng công nghệ lớn nhất thế giới trên chính đất nước họ

Cái giá cho việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – sẽ là mối quan hệ đối tác hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Điều thu hút những nhà đầu tư lớn trên thị trường quốc tế chính là lợi nhuận cùng với cơ hội gia nhập thị trường lách được những luật lệ thương mại của Hoa Kỳ


Năm 2016, các quan chức ở Washington bắt đầu gây cản trở việc Trung Quốc mua công nghệ cao cấp. Một doanh nghiệp Mỹ đã tìm cách giúp đỡ một đối tác Trung Quốc bất chấp những trở ngại đó. Công ty, Advanced Micro Devices, lách luật bằng cách không bán các vi mạch mà lại bán bản thiết kế vi mạch độc quyền của họ. Đối tác Trung Quốc có quyền ứng dụng công nghệ đó để tạo ra các vi mạch của riêng mình. Thiết bị vi mạch tiên tiến đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Advanced Micro Devices

Các quy tắc thương toàn cầu đang thay đổi - và Trung Quốc và Hoa Kỳ đang chạy đua để tạo ra một tương lai với tầm nhìn của riêng họ. Điều này có thể gây ra những thay đổi lớn trong luật lệ thương mại của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21. Tiền tệ, các phát minh, và ảnh hưởng của chúng đến kinh tế sẽ bị giám sát gắt gao hơn rất nhiều

Ngay cả trước đây, Trung Quốc cũng đã bị ám ảnh với việc tiếp thu công nghệ nước ngoài. Đó được hiểu như cách để kết thúc một thời kỳ đen tối và khôi phục sức mạnh của Trung Quốc. Nhưng Made in China 2025 tham vọng hơn tất cả những mục tiêu của họ trong quá khứ. Một chính sách công nghiệp quốc dân nhằm giành lấy quyền lực và mở rộng tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc ra toàn cầu


Trung Quốc đang dốc hàng tỷ đô la vào đầu tư vào nghiên cứu trong nước, cũng như mua công nghệ tiên tiến từ nước ngoài. Bắc Kinh đã đầu tư hơn 100 tỷ đô la cho một công ty nghiên cứu các chất bán dẫn. Và một kế hoạch khác dự kiến thực hiện vào năm 2030, nhằm mục đích phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, trị giá 150 tỷ đô la

Những nỗ lực của Trung Quốc khiến một số quan chức chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ yêu cầu phải đánh giá lại cách Hoa Kỳ tiếp cận thương mại. Các nhà lập pháp đang tạo ra hệ thống luật lệ khắt khe hơn về mua hàng công nghệ - điều mà Trung Quốc tỏ ra rất tích cực. Họ cũng đang điều tra liệu Trung Quốc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không

Wilbur L. Ross Jr., Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cho biết: "Một vài công ty Mỹ đang có xu hướng chia sẻ công nghệ với các nước có tiềm năng là đối thủ cạnh tranh của chúng ta". Có vẻ như "đối thủ" mà ông đề cập đến ở đây chính là Trung Quốc. "Tôi không nghĩ đó là một ý kiến hay. Tôi nghĩ đó là tư duy thiển cận, họ từ bỏ công nghệ chỉ để tăng thêm 20-25% doanh thu"



Trung Quốc đang phụ thuộc phần lớn công nghệ của họ vào các quốc gia phương Tây. Thậm chí là cả những hệ thống cấp cao như máy tính của chính phủ, ngân hàng và phòng thí nghiệm cũng đều sử dụng chip từ Intel và Qualcomm, phần mềm từ Microsoft hoặc Oracle, một sự phụ thuộc mà họ coi đó là lỗ hổng rất lớn

Chính phủ Trung Quốc đang hi vọng sẽ thay đổi điều đó. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator, một think tank của Đức: "Trung Quốc đang nỗ lực để khuyến khích các doanh nghiệp: họ chi 45 tỷ đô la cho các công ty nội địa vay với lãi suất ưu đãi, 3 tỷ đô la đầu tư cho công nghệ và hàng tỷ đô la đã được chi trong các hỗ trợ tài chính khác"

"Made in China 2025 sẽ được chú trọng và đầu tư đáng kể, đặc biệt là ở cấp chính quyền địa phương", Kai-Fu Lee, một nhà đầu tư nổi tiếng ở Bắc Kinh cho biết


Mục tiêu không đơn giản là chiến thắng Hoa Kỳ. Họ đang chuẩn bị cho một tương lai khi các ngành sản xuất giá rẻ không còn đủ sức duy trì sự năng động của nền kinh tế Trung Quốc. Họ muốn nắm bắt các ngành công nghiệp đòi hỏi chuyên môn cao mà không làm ô nhiễm môi trường

Trung Quốc đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ đáp ứng gần 75% nhu cầu nội địa đối với robot công nghiệp và hơn 30% nhu cầu về chip điện thoại thông minh. Các mục tiêu khác bao gồm những chiếc xe ô tô sử dụng năng lượng điện và các thiết bị y tế cao cấp

Mục tiêu cho Made in China 2025 đã được tham khảo từ một kế hoạch của chính phủ Đức gọi là Industrie 4.0, đòi hỏi phát triển công nghệ tự động hóa và sự phát triển của các nhà máy tự động sử dụng rất ít nhân công. Và tham vọng thống lĩnh nền kinh tế thế giới của Trung Quốc ngày nay cũng được truyền cảm hứng từ nước Đức


Năm ngoái, một nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc có tên Midea đã bất ngờ đạt được thỏa thuận mua lại Kuka - một công ty robot tiên tiến tại Đức với giá 3,9 tỷ USD. Thỏa thuận này khiến Midea trở thành một công ty lớn trong lĩnh vực tự động hóa - nổi tiếng với tủ lạnh và nồi cơm điện

"Quan hệ đối tác của chúng tôi với Kuka thực ra là về việc cải tiến toàn bộ nhà máy", Irene Chen, phát ngôn viên của Midea cho biết

Trường hợp không thể mua được công nghệ, chính phủ Trung Quốc vẫn muốn các doanh nghiệp tiếp thu nó từ các công ty nước ngoài thông qua giao dịch hoặc thậm chí là chấp nhận những luật lệ khắt khe hơn

Họ sẽ sớm yêu cầu các công ty ô tô nước ngoài sản xuất xe điện ngay ở tại Trung Quốc, nếu họ muốn tiếp tục bán các loại xe chạy bằng xăng trong thị trường Trung Quốc – thị trường xe hơi lớn nhất thế giới hiện nay. General Motors, Volkswagen và các doanh nghiệp khác đã cạnh tranh gay gắt để thành lập liên doanh với các đối tác Trung Quốc


"Luật bảo vệ an ninh mạng được ban hành vào năm 2017 cho phép Bộ An ninh Quốc gia nắm quyền đánh giá an ninh công nghệ được bán hoặc sử dụng ở Trung Quốc", theo lời James A. Lewis, Phó chủ tịch cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Luật này có thể khiến các công ty bị lộ một số thông tin tuyệt mật nhất của họ

"Tại một số công ty, các quan chức an ninh Trung Quốc đi thị thực kinh doanh tiến hành kiểm tra các "clean room" của công ty đó tại Hoa Kỳ", ông Lewis nói. Các công ty cho rằng, việc kiểm tra đó cần được giám sát để hạn chế việc các quan chức này có thể "ăn cắp công nghệ"

Tuy nhiên nếu các công ty đó có thị phần lớn ở Trung Quốc, họ vẫn sẽ phải chấp nhận sự kiểm tra đó, ông Lewis nói. "Mọi người đều sợ bị trả đũa. Không ai muốn mất thị trường khổng lồ Trung Quốc"

Cleanroom – "phòng sạch" là một phòng mà nồng độ của hạt lơ lửng trong không khí bị khống chế. Nó được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự sản sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể khống chế và điều khiển. Cleanroom thường được sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp chuyên ngành hoặc nghiên cứu khoa học, bao gồm cả sản xuất dược phẩm và bộ vi xử lý



Rất thận trọng, Hoa Kỳ đã sử dụng các quy tắc hiện hành để ngăn chặn việc Trung Quốc thâu doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốc gia. Nhưng nhiều quy tắc tóm các trong số đó không ngăn chặn được triệt để các giao dịch, như trường hợp của Advanced Micro Devices

Liên doanh A.M.D với đối tác Trung Quốc là một tòa nhà kính đặt tại thành phố Thành Đô - được gọi là Công viên phần mềm Tianfu. Công viên đại diện cho tầm nhìn của Bắc Kinh về tương lai. Dưới một dãy những tòa tháp văn phòng, khách sạn và khu chung cư, cây cối và vỉa hè chất cứng với những chiếc xe đạp. Văn phòng của các công ty sáng tạo nhất của Trung Quốc, như Huawei và Tencent, đặt ở ngay bên cạnh các đối thủ cạnh tranh nước ngoài của họ, như SAP và Accenture

Bên trong một trong những tòa tháp kính, A.M.D. hợp tác với đối tác Trung Quốc của họ, một công ty có tên là Sugon, để sản xuất những con chip mới. Với thỏa thuận gần 300 triệu đô la, A.M.D. đã đồng ý cấp phép công nghệ sản xuấy chip cho Sugon để sản xuất chip cho các máy chủ. Bởi vì A.M.D. kiểm soát sự liên doanh này, công nghệ được coi là vẫn thuộc về Hoa Kỳ

Tuy nhiên A.M.D. đánh dấu mối quan hệ đối tác thứ hai cho phép công ty Trung Quốc kiểm soát liên doanh. Liên doanh đó hoạt động trên các ứng dụng như tích hợp chip với máy chủ. Hai liên doanh này nằm trên tầng 11 và 12 của tòa nhà


Các chuyên gia cho rằng quan hệ đối tác kép có thể giúp Trung Quốc phát triển một thế hệ siêu máy tính mới. Trung Quốc đã chế tạo những chiếc máy tính tốc độ nhanh nhất thế giới, nhưng họ chạy trên những con chip cây nhà lá vườn - không thể đọc được những phần mềm phổ biến cho các siêu máy tính.

Với sự giúp đỡ của A.M.D., các chuyên gia cho rằng, Sugon có thể phát triển những con chip giúp các siêu máy tính của Trung Quốc linh hoạt hơn, thay vì phải mua chúng từ các công ty nước ngoài. "Chúng tôi đã làm việc rất rõ ràng với các quan chức chính phủ Hoa Kỳ về chiến lược và chi tiết cụ thể của hàng hóa công nghệ, đó được phân loại là hàng hóa được phép xuất khẩu", một phát ngôn viên của A.M.D. cho biết trong một tuyên bố gửi qua email

Ông nói thêm rằng các bộ xử lý cũng có hiệu suất thấp hơn mẫu mà A.M.D. bán ở Mỹ. Các giám đốc điều hành tại Thành Đô cho biết có sự tách biệt rõ ràng giữa hai liên doanh, và liên doanh kiểm soát bở Trung Quốc thì không liên quan đến phát triển chip

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, Zhang Yunquan - một nhà nghiên cứu chính phủ hàng đầu và là người đứng đầu Trung tâm Supercomputing Quốc gia ở Tế Nam, Trung Quốc, cho biết Sugon có thể sử dụng liên doanh để chế tạo vi mạch siêu máy tính. Theo các chuyên gia, siêu máy tính như vậy sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế hệ thống vũ khí thế hệ mới

"Khi họ lần đầu tiên công khai quan hệ đối tác, tôi đã bị sốc", Stacy Rasgon - một nhà phân tích bán dẫn trả lời Sanford Bernstein. "Bạn cho rằng sở hữu trí tuệ và liên doanh sẽ thuộc quyền kiểm soát của CFIUS (Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ)?" ông Rasgon nói "Nên là như vậy chứ, nhưng đáng ngạc nhiên là không"



Có lẽ một số thành viên của chính quyền Trump cần phải đọc một cuốn sách của hai đại tá Không quân Trung Quốc được gọi là: "Chiến tranh không hạn chế" (Unrestricted Warfare). Cuốn sách cho rằng Trung Quốc không cần phải tuân theo quân đội Hoa Kỳ. Thay vào đó, Trung Quốc có thể tận dụng lợi thế của nền kinh tế toàn cầu và Internet để hạ gục Hoa Kỳ - đối thủ chính của họ

Một số quan chức Mỹ tìm thấy trong đó định hướng cho các kế hoạch của Trung Quốc. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang đề xuất để củng cố luật tiếp quản của Mỹ để đánh giá lại các thỏa thuận về kinh tế cũng như cơ sở an ninh quốc gia

Họ cũng xem xét lại các điều luật về cấp phép và liên doanh. Đại diện thương mại Hoa Kỳ cũng đã đưa ra một cuộc điều tra về việc liệu các công ty Trung Quốc có ăn cắp tài sản trí tuệ hay không

Greg Levesque - giám đốc điều hành của Pointe Bello - một công ty nghiên cứu ở Washington, và là cựu giám đốc điều hành của Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung, nói: " Các công ty Mỹ đang bán đi chính lợi thế cạnh tranh của họ"

Những thay đổi như vậy có thể tác động thông qua thế giới công nghệ. Các khoản đầu tư từ Trung Quốc thường là lớn hơn và lại ít ràng buộc hơn. Một số công ty công nghệ cho rằng điều đó sẽ thúc đẩy cho sự đổi mới. Đầu tư của Trung Quốc cho khoa học và nghiên cứu cũng đang tăng lên giữa thời điểm mà chính phủ Hoa Kỳ và các quốc gia khác thì lại cắt giảm

Tuy nhiên, nhiều công ty Mỹ lo sợ việc lách luật cuối cùng sẽ để lại hậu quả khôn lương. Hoa Kỳ từng tin rằng đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nơi giám sát các tranh chấp thương mại toàn cầu, sẽ khiến Trung Quốc tuân theo các quy tắc. Nhưng W.T.O. đã tỏ ra bất lực với các vấn đề liên quan đến công nghệ

Thông điệp đã rõ ràng: các công ty Mỹ có nguy cơ bị đánh bật ra khỏi thị trường

Ông Jeremie Waterman, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết: "Made in China 2025 dường như đánh bật tất cả các khái niệm về lợi thế so sánh và thâu tóm các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao về Trung Quốc

"Nếu Made in China 2025 đạt được mục tiêu của mình," ông nói, "trong tương lai, Hoa Kỳ và các nước khác có thể sẽ phải xuất khẩu những thứ như dầu, gas, thịt bò và đậu tương sang Trung Quốc"


Nguyễn Thái Quỳnh Trang
 
Made in China 2025
Kế hoạch ngáng đường đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị công nghệ trong tương lai là một trong những rào cản lớn nhất với khả năng giải quyết chiến tranh thương mại

Quan chức Mỹ và Trung Quốc đều tỏ ra không mấy lạc quan về khả năng có kết quả đột phá, khi Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Donald Trump gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Argentina cuối tháng tới. Ông Trump vẫn đe dọa áp thêm thuế nhập khẩu. Còn ông Tập lại chuẩn bị cho cuộc chiến trường kỳ bằng các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng lên tăng trưởng, đồng thời không phát tín hiệu nhượng bộ kế hoạch tăng cường sức mạnh công nghệ của quốc gia

Với ông Tập, từ bỏ các ngành công nghiệp nặng truyền thống, và thống trị các ngành công nghiệp mới, sạch hơn là trọng tâm cam kết tạo ra một xã hội thịnh vượng. Chính quyền ông Trump thì lại muốn duy trì vị thế vượt trội về kinh tế của Mỹ. Trong một bài phát biểu gần đây, cố vấn kinh tế cấp cao của Nhà Trắng - Larry Kudlow cho biết: “Chúng ta đang có lợi thế về kinh tế”

Bắc Kinh đang chơi một cuộc chơi dài hạn. Năm 2015, họ lần đầu công bố kế hoạch Made in China 2025 và ngày càng thu hút nhiều sự chú ý. Nói ngắn gọn, đây là kế hoạch nhằm cải tổ Trung Quốc, biến họ thành một nền kinh tế công nghệ cao

china-us-2-7448-1540807852.jpg

Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Donald Trump

Made in China 2025 xác định 10 ngành công nghiệp mà họ muốn có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu trước năm 2025, và thống trị trong thế kỷ 21. Đó là robot, phương tiện giao thông năng lượng mới, công nghệ sinh học, vũ trụ, vận tải biển cao cấp, thiết bị đường sắt công nghệ cao, thiết bị điện, vật liệu mới, phần mềm và công nghệ thông tin thế hệ mới, máy nông nghiệp. Họ còn có một chiến lược phát triển riêng cho Trí tuệ nhân tạo (AI), được công bố năm ngoái. Trung Quốc muốn trở thành trung tâm đột phá về AI của thế giới trước năm 2030

Trung Quốc dĩ nhiên có lý do để làm việc này. Họ muốn chuyển dịch nền kinh tế, từ dựa vào các ngành cần nhiều lao động, sang sản xuất công nghệ cao. Chi phí nhân công tăng, trong bối cảnh dân số già đi nhanh chóng khiến lực lượng lao động co lại đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của nước này. Để bật lên, Trung Quốc cần chuyển sang các ngành công nghiệp mà các nước phát triển đang thống trị

Mỹ thì tỏ ra không hài lòng với chiến lược này của Trung Quốc. Các công ty Mỹ từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng hàng loạt chiêu thức nhằm buộc họ chuyển giao tài sản trí tuệ, thậm chí ăn trộm bí mật thương mại của Mỹ. Doanh nghiệp nước ngoài lo ngại sẽ không thể cạnh tranh với công ty Trung Quốc trong các ngành sản xuất công nghệ cao khi những công ty này được Chính phủ hỗ trợ. Hồi tháng 3, Đại diện Thương mại Mỹ - Robert Lighthizer từng tuyên bố trước Thượng viện Mỹ rằng “Có những thứ mà nếu Trung Quốc thống trị thế giới, Mỹ sẽ bất lợi”

Giới phân tích cho rằng việc Mỹ lo lắng cũng khá dễ hiểu, dù nước này vẫn đang có lợi thế trong các ngành công nghiệp mà Trung Quốc muốn đẩy mạnh. Năm 2014, Trung Quốc đã chấm dứt sự thống trị của Nhật Bản tại châu Á trong xuất khẩu hàng công nghệ cao, ADB cho biết. Năm đó, nước này đóng góp 44% hàng công nghệ cao xuất khẩu của khu vực, như thiết bị y tế, máy bay và thiết bị viễn thông tăng so với chỉ 4% năm 2000. Trung Quốc cũng đang tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo, xe điện và sản xuất máy bay


c919-3992-1540807852.jpg

Máy bay C919 do Trung Quốc sản xuất

Vài tháng qua, Mỹ và Trung Quốc đã đánh thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại có quy mô khổng lồ. Thuế nhập khẩu mà ông Trump đánh vào hàng Trung Quốc bao gồm rất nhiều lĩnh vực được ưu tiên trong Made in China 2025. Đánh trực diện vào kế hoạch này sẽ giải quyết được phàn nàn của nhiều công ty Mỹ tại Trung Quốc. Nó có tác dụng hơn nhiều so với các đòn thuế trước của ông Trump, đánh lên máy giặt, pin năng lượng mặt trời, nhôm và thép

Dĩ nhiên, Trung Quốc không vì sức ép mà từ bỏ tham vọng của mình. Trước các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ hồi tháng 5, nước này còn khẳng định không chấp nhận các điều kiện ban đầu của Mỹ, trong đó có từ bỏ Made in China 2025. Sau việc Mỹ cấm các công ty trong nước làm ăn với ZTE vì bán hàng trái phép sang Iran, khiến hoạt động của đại gia viễn thông này tê liệt, Trung Quốc càng nhận ra sự cần thiết của việc nắm bắt công nghệ lớn và sáng tạo trong nước

Dù vậy, trong vài tháng qua, Bắc Kinh lại kêu gọi quan chức và giới truyền thông giảm ca tụng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thay vì thể hiện mình như "gã khổng lồ nhiều sức mạnh", họ tỏ ra mình là một bên khiêm nhường muốn hỗ trợ cho các nước cần giúp đỡ. Truyền thông nhà nước cũng được yêu cầu giảm nhắc đến Made in China 2025

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ sẵn sàng từ bỏ kế hoạch. Bản Made in China 2025 chính thức không đề ra mục tiêu với các công ty Trung Quốc, về thị phần trong nước và toàn cầu, thậm chí khẳng định việc thực thi còn tùy thuộc vào thị trường. Nhưng tài liệu không chính thức “Made in China 2025 Major Technical Road Map” - còn có tên khác là Sách Xanh - lại liệt kê khá nhiều mục tiêu trong suốt 296 trang

Trong một tuyên bố hồi tháng 4, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc - Miao Wei khẳng định các mục tiêu này là không chính thức và không có nhiều ảnh hưởng. Họ cam kết kế hoạch Made in China 2025 áp dụng như nhau với cả công ty trong nước và nước ngoài

Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước. Đây từng là trọng tâm kế hoạch tăng trưởng của Nhật trong thập niên 70 và 80. Made in China 2025 cũng lấy cảm hứng từ Industry 4.0 của Đức năm 2013. Chính tại Mỹ, các đột phá trong sản phẩm bán dẫn, năng lượng nguyên tử, công nghệ hình ảnh và nhiều lĩnh vực khác cũng được hỗ trợ bởi các chính sách công nghiệp

Dù vậy, Made in China 2025 lại đang là yếu tố thay đổi mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ. Nó là một trong những điểm nghẽn được đánh giá khiến hai nền kinh tế hàng đầu thế giới khó đạt thỏa thuận thương mại

Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross luôn cho rằng đây là sự tấn công vào “các thiên tài của Mỹ”, do nó giúp các công ty Trung Quốc có lợi thế trước các hãng như Boeing hay Intel. Tuy vậy, giới chức Trung Quốc chỉ coi đây là cách để họ leo lên trong chuỗi giá trị toàn cầu

“Nó cho thấy rõ ràng thứ mà mọi người đang lo lắng. Quy mô và sự chi tiết của kế hoạch này có vẻ đã khiến mọi thứ đi vào bế tắc”, Timothy Stratford - cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ cho biết

Hà Thu
 
Mỹ giáng đòn chí tử vào tham vọng công nghệ của Trung Quốc

technology-k0mc--920x613@livemint_311542278.jpg

Ngày 29.10, chính quyền Trump đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu linh kiện cho Công ty sản xuất Mạch tích hợp Fujian Jinhua

Tấn công công ty công nghệ

Động thái của Mỹ xuất phát từ lý do lo ngại an ninh quốc gia là tâm điểm của cuộc xung đột giữa hai cường quốc kinh tế đối với công nghệ và thương mại. Nó cũng cho thấy Trung Quốc thiếu các công ty bán dẫn trong nước thành công, và đây là một trong những lỗ hổng lớn nhất trong nỗ lực của đất nước để trở thành một cường quốc công nghệ toàn cầu

Hôm 29.10, Bộ Thương mại Mỹ đã thông báo rằng họ đang hạn chế các công ty Mỹ bán phần mềm và công nghệ quan trọng cho Công ty Mạch Tích hợp Fujian Jinhua, nói rằng "đặt ra một nguy cơ đáng kể khi tham gia vào các hoạt động trái ngược với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ "

Lệnh cấm có thể khiến nhà sản xuất chip, dựa vào công nghệ nước ngoài, chịu một cú sốc lớn. Một động thái tương tự của Mỹ đối với nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc ZTE trong tháng 4 đã khiến các nhà máy của hãng ngừng hoạt động trong nhiều tháng

Chính phủ Mỹ không cung cấp chi tiết về những hoạt động tiềm năng mà họ lo lắng. Nhưng Fujian Jinhua, thuộc sở hữu của chính quyền tỉnh Phúc Kiến, đã bị cáo buộc ăn cắp bí mật thương mại của nhà sản xuất chip Micron của Mỹ (MU)

Chính quyền Trump đã nói rằng những nỗ lực của Trung Quốc để nắm giữ công nghệ của Mỹ là "một mối đe dọa sinh tồn" đối với tương lai của nền kinh tế Mỹ. Đó là một tác nhân quan trọng trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, áp đặt mức thuế lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và đe dọa nhiều hơn trừ khi Bắc Kinh thay đổi chính sách công nghiệp của mình

Chính phủ Trung Quốc nhìn nhận tình hình rất khác, xem nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp chế tạo công nghệ cao là điều quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nó. Mặc dù có nhiều khiếu nại từ các công ty, Trung Quốc phủ nhận rằng nước đã tìm cách giành được tài sản trí tuệ của Mỹ bằng các phương tiện không công bằng

Giống như lệnh cấm của ZTE, động thái với Fujian Jinhua có thể sẽ tạo ra thêm những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một thông báo vào ngày 30.10 rằng"Trung Quốc phản đối hành vi lạm dụng các khái niệm về an ninh quốc gia và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ và sự can thiệp của nó trong hợp tác thương mại quốc tế bình thường giữa các công ty"

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài

Ông Tập đã xem việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc một ưu tiên quan trọng, thậm chí so sánh một con chip máy tính với trái tim con người

"Dù một người có cao lớn đến đâu, người đó cũngg không bao giờ có thể mạnh mẽ mà không có một trái tim mạnh mẽ và hiệu quả", ông Tập đã nói như vậy rong một chuyến thăm một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở miền trung Trung Quốc vào tháng 4

Trái tim đó hiện đang được cung cấp bởi công nghệ nước ngoài. Trung Quốc mua nhiều chip máy tính hơn bất kỳ quốc gia nào khác, tiêu thụ khoảng 140 tỷ USD, hay 38%, chất bán dẫn của thế giới, theo hãng nghiên cứu IC Insights. Bất chấp nhu cầu lớn, Trung Quốc chỉ sản xuất 18,5 tỷ USD chip, tương đương khoảng 13% sản lượng chip thế giới

Bắc Kinh đang tích cực cố gắng để thu hẹp khoảng cách đó, nhưng phát triển một ngành công nghiệp chip cạnh tranh là tốn kém, nhạy cảm về mặt chính trị và cần có thời gian

Chính phủ đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà sản xuất chip trong nước như Fujian Jinhua, Tsinghua Unigroup và Bộ nhớ Innotron để giúp họ phát triển tài sản trí tuệ của mình. Ngay cả công ty thương mại điện tử Alibaba đang tham gia vào trò chơi, thông báo tháng trước rằng họ sẽ thành lập một công ty tập trung xây dựng các chip thông minh nhân tạo cho điện toán đám mây, thiết bị kết nối internet và các lĩnh vực khác

Các công ty Trung Quốc cũng đã cố gắng để tiếp cận công nghệ khi mua các doanh nghiệp chip nước ngoài. Nhưng nhiều nỗ lực để mua cổ phần tại các công ty Mỹ thất bại sau khi chính quyền Mỹ phản đối các thỏa thuận về an ninh quốc gia

Bất chấp những trở ngại, Trung Quốc vẫn kiên quyết phát triển ngành này. Kế hoạch "Made in China 2025" của Bắc Kinh - một trong những chính sách công nghiệp được chính quyền Trump chỉ ra là một mối quan ngại - bao gồm mục tiêu đầy tham vọng của việc đạt được tự cung tự cấp trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả chất bán dẫn, vào năm 2025

Theo SEMI, Hiệp hội quốc tế về các công ty cung cấp cho ngành công nghiệp điện tử, Trung Quốc cần công nghệ nước ngoài để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp chip trong nước

Ông Lung Chu, người đứng đầu SEMI nói với các phóng viên tại Thượng Hải vào tháng trước rằng: "Chúng ta cần phải đối mặt với thực tế rằng vẫn còn một khoảng cách nhất định giữa ngành công nghiệp bán dẫn trong nước và mức độ tiên tiến quốc tế. Vì vậy, hợp tác quốc tế là chìa khóa cho sự phát triển của ngành"

CNN
 
Trung Quốc tọa đàm với doanh nghiệp tư nhân

photo-1-1541252284332573871586-crop-1541252294878421038925.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trò chuyện với các đại diện doanh nghiệp tư nhân của nước này trong buổi tọa đàm ngày 1/11
Danh sách khách mời đến cuộc tọa đàm do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì hôm 1/11 hé lộ nhiều tín hiệu về tầm nhìn của nhà lãnh đạo với tương lai đất nước

Theo danh sách khách mời mà tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) có được, 52 lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân và 13 bộ trưởng Quốc vụ viện Trung Quốc đã có mặt trong buổi tọa đàm ngày 1/11

Đây là lần đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập mở diễn đàn thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách kinh tế với khối doanh nghiệp tư nhân

Dù có nhiều cái tên nổi bật như CEO Pony Ma cũ Tencent, Robin Li của Baidu và Lei Jun của hãng Xiaomi, các doanh nghiệp được mời không hoàn toàn chỉ là các "ông lớn", nhiều người cũng không phải là đại biểu Quốc hội Trung Quốc hay thành viên Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân


Ông Tập Cận Bình khẳng định chính quyền các địa phương sẽ hỗ trợ hết mình để khối doanh nghiệp tư nhân phát triển thuận lợi

Theo SCMP, 10 chủ nhân các công ty tư nhân phát biểu trong cuộc họp hầu như là những người không được công chúng biết đến quá nhiều. Nhưng các đơn vị này đều có một điểm chung, đó là doanh nghiệp sở hữu những kỹ năng xác định được cho là quan trọng với đất nước, hoặc công ty đã phát triển được công nghệ có thể tạo ra khác biệt trong tương lai

Theo một quan chức chính phủ liên quan đến công đoạn lên danh sách khách mời, chủ tịch Tập Cận Bình không chỉ muốn nghe ý kiến từ các "doanh nghiệp ngôi sao", mà ông muốn nghe nhiều hơn ý kiến của những chủ doanh nghiệp nắm giữ thị phần đáng kể trong nền kinh tế và sự thành công hay thất bại của họ có tác động đến nền kinh tế.

Khía cạnh đáng chú ý khác trong danh sách khách mời là trong đó không có nhà phát triển bất động sản hay đầu tư tài chính nào.

Một số người phát biểu ở hội thảo là lãnh đạo các sản nghiệp truyền thống nhưng thành công - như chủ tịch Liu Jiren của Neusoft, nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật phần mềm; và Lu Weiding, CEO của hãng sản xuất linh kiện ô tô Wanxiang.

Ngoài ra, còn có đại diện từ khu vực công nghệ cao như Tian Xiao'ou - nhà sáng lập SenseTime, công ty dẫn đầu Trung Quốc trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI); và Tan Jianfeng - chủ tịch PeopleNet, một công ty về công nghệ mã hóa

"Danh sách cho thấy nhà chức trách [Trung Quốc] vẫn quan tâm cao độ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như khu vực công nghệ," nhà kinh tế trưởng của Orient Securities Shao Yu nói với SCMP

Theo Shao, danh sách này chứng minh Trung Quốc đang nỗ lực phát triển những công nghệ của riêng mình và giảm thiểu phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu, giữa bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang và chính quyền tổng thống Donald Trump đe dọa cắt nguồn cung công nghệ cao cho Trung Quốc

Bản tin phát trên các kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc cho thấy đại diện các công ty công nghệ, gồm Chen Tianshi của công ty AI Cambricon Technologies, ngồi ở hàng đầu tiên ngay bên tay phải ông Tập

Trước ngày tổ chức hội thảo, hội nghị của Bộ chính trị Trung Quốc đã xác định nước này phải phát triển, kiểm soát và sử dụng công nghệ AI nhằm bảo đảm tương lai đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ tiếp theo

Phát biểu trong sự kiện ngày 1/11, ông Tập Cận Bình đánh giá cao các công ty tư nhân và cam kết chính phủ sẽ hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp nội địa, cũng như cung cấp tài chính nếu cần thiết

Kết thúc buổi họp, ông Tập bắt tay các đại biểu, và đáp lại khi một giám đốc nói rằng bài phát biểu của nhà lãnh đạo đã khiến ông tự tin hơn

"Tôi đến đây hôm nay để củng cố lòng tin của các vị," truyền hình trung ương phát đi câu nói của ông Tập

Hải Võ
 
Trung Quốc muốn lột xác nông thôn bằng công nghệ

Với tình trạng thiếu giáo viên ở vùng nông thôn, Trung Quốc hy vọng các bài học trực tuyến sẽ tạo điều kiện để học sinh nông thôn được tiếp cận giáo dục

Là quốc gia đông dân nhất thế giới với gần 1,4 tỉ dân, việc đảm bảo hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc. Điều này đặc biệt quan trọng ở các khu vực xa xôi của đất nước

Theo Đài CNBC, tại hội nghị East Tech West ở quận Nam Sa của thành phố Quảng Châu hồi tuần trước, các lãnh đạo doanh nghiệp cùng các nhà đầu tư và giới chuyên gia Trung Quốc đã thảo luận cách thức cân bằng các dịch này trên khắp cả nước

Năm 2017, số người dùng Internet tại nông thôn lên đến 209 triệu, chiếm 30% số người sử dụng Internet của cả nước Trung Quốc

Đây là điểm khởi đầu tốt để các ông trùm công nghệ đầu tư vào hai lĩnh vực quan trọng: Giáo dục và chăm sóc sức khỏe

Trước hết, về mặt giáo dục, Trung Quốc đẩy mạnh giáo dục qua mạng tại những vùng sâu vùng xa. Đây là giải pháp cần thiết trước tình trạng thiếu giáo viên ở các khu vực nghèo và xa xôi của Trung Quốc

Năm 2017, công ty VIPKid của Trung Quốc đã khởi động Dự án giáo dục nông thôn (REP). Dự án này hướng tới cung cấp giáo dục trực tuyến cho 10.000 lớp học ở nông thôn, thông qua các bài học phát trực tiếp

Theo báo cáo của quỹ 500Startups, giáo dục qua mạng được đẩy mạnh sau khi Bộ Giáo dục Trung Quốc yêu cầu chính quyền các cấp chi tối thiểu 8% ngân sách cho việc số hóa giáo dục

Báo cáo cho biết 55 triệu học sinh ở các trường nông thôn Trung Quốc hiện có khả năng tiếp cận các lớp học trực tuyến


Người dân tại một ngôi làng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đi kiểm tra sức khỏe

Về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Trung Quốc mong muốn sẽ ứng dụng sâu rộng AI tại các vùng nông thôn

Ông Jim Wang, CEO của tập đoàn NovaVision, tin rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở khu vực nông thôn Trung Quốc trong vài chục năm tới, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong lĩnh vực này

"Trong 30-40 năm qua, các nguồn lực y tế không được triển khai đồng đều. AI y tế sẽ cứu giúp ích cho việc này. Chẳng hạn, chúng ta có thể huấn luyện AI để hỗ trợ các bác sĩ ở nông thôn", ông Jim Wang giải thích

Vị này còn lấy ví dụ về khả năng phát hiện các bệnh tật chỉ thông qua một ảnh chụp mắt. Ông nói: "Ở Trung Quốc, chúng ta không có bác sĩ gia đình. Mọi người sẽ đi tới các bệnh viện lớn - nguyên nhân dẫn tới tình trạng quá tải"

Do đó, ông hy vọng AI sẽ giúp người dân nông thôn giảm thời gian đi những quảng đường xa xôi tới các bệnh viện lớn

Sui Xiu Chen (66 tuổi đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) chia sẻ với báo South China Morning Post (SCMP) hồi tháng 4: "Trước đây tôi phải mất cả ngày để di chuyển và xếp hàng, đôi lúc ngủ lại. Chi phí đi xe buýt cũng vài chục nhân dân tệ. Giờ thì tôi không cần đi xa như vậy. Tôi có thể nói chuyện qua video với các chuyên gia ở xa để hỏi những thứ mà bác sĩ ở làng không biết"

Tình trạng già hóa dân số (30% dân số Trung Quốc sẽ ở độ tuổi hơn 60 vào năm 2050) cùng với chính sách khuyến khích sinh hai con gần đây là thách thức lớn của Trung Quốc sắp tới

Theo bà Catrinel Hagivreta, nhà sáng lập MEDIjobs, AI sẽ giúp bổ sung nguồn nhân lực để giải quyết hai vấn đề này

Tuy vậy, bất chấp sự lạc quan của giới lãnh đạo doanh nghiệp, một số nhà phân tích cho rằng việc thay đổi bộ mặt nông thôn Trung Quốc vẫn còn là vấn đề phức tạp và không thể diễn ra một sớm một chiều

"Rõ ràng có nhiều thách thức về công nghệ, xét về khả năng tiếp cận Internet hay thậm chí điện năng", ông David Tyfield, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Lancaster của Anh, nhận định

Bình An
 
Huawei giữa ‘thế trận cờ vây’ Mỹ-Trung
Vụ việc Canada bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ đang được ví như một “thùng dầu” đổ thẳng vào “ngọn lửa” căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung lúc nào cũng âm ỉ trực chờ bùng cháy

Không chỉ khoét sâu bất đồng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới trong các vấn đề như thương mại, công nghệ và an ninh mạng, vụ việc còn đẩy “cuộc đối đầu” Trung Quốc-Mỹ ngày càng đi xa

Theo Bộ Tư pháp Canada, bà Mạnh Vãn Chu đã bị cảnh sát Canada bắt giữ tại thành phố Vancouver hôm 1/12 khi đang quá cảnh tại sân bay, cùng ngày diễn ra cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Buenos Aires, Argentina với việc đạt thỏa thuận “đình chiến thương mại”

Bà Mạnh Vãn Chu đang đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ với cáo buộc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Canada khẳng định việc bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu không có bất kỳ sự can thiệp hay động cơ chính trị nào và đây là hoạt động độc lập của hệ thống tư pháp. Chính phủ Mỹ chưa đưa ra tuyên bố chính thức về vụ việc, song một số quan chức Mỹ đã bác bỏ khả năng ông chủ Nhà Trắng được thông báo trước về kế hoạch bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu

Trong phản ứng đầu tiên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ vụ bắt giữ, yêu cầu trả tự do cho quan chức Huawei, đồng thời Mỹ và Canada phải giải thích rõ vụ việc

Là tập đoàn cung cấp thiết bị mạng viễn thông lớn nhất và nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ hai thế giới, Huawei, được thành lập năm 1987, từ lâu đã nằm trong “tầm ngắm” của giới chức Mỹ

Huawei được biết đến là đối thủ đã soán ngôi vị trí “á quân” của tập đoàn công nghệ hàng đầu Mỹ Apple trên thị trường smartphone

Theo thống kê doanh thu trong quý 2/2018, Huawei đã lần đầu tiên vượt qua đối thủ Apple về thị phần smartphone khi xuất xưởng tới 54,2 triệu chiếc, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Apple chỉ tung ra 41,3 triệu chiếc

Khi cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và không gian mạng càng quyết liệt, thì những tập đoàn như Huawei chắc chắn sẽ bị đẩy lên tuyến đầu

Không chỉ vậy, Huawei còn mở rộng sang những lĩnh vực mới như phát triển điện tử, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, đặc biệt là phát triển mạng di động thế hệ thứ 5 (5G), một lĩnh vực mà công ty này có thế mạnh và kế hoạch đầu tư tại nhiều nước

Từ cạnh tranh gay gắt giữa hai nhà sản xuất, khi cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và không gian mạng càng quyết liệt, thì những tập đoàn như Huawei chắc chắn sẽ bị đẩy lên tuyến đầu

Chủ đề “Huawei” tại Mỹ cũng mang những yếu tố chính trị. Trong nhiều năm qua, các chuyên gia an ninh quốc gia và công nghiệp Mỹ nhiều lần đề cập tới những rủi ro an ninh xuất phát từ các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông được sản xuất tại Trung Quốc

Thực tế Huawei đã nằm dưới sự theo dõi của giới chức Mỹ từ hơn 10 năm trước. Hồi năm 2007 và 2010, Chính phủ Mỹ cản bước chân Huawei tiến sâu vào thị trường nước này khi lần lượt từ chối cho phép Huawei tham gia đấu thấu dự án đầu tư mạng lưới viễn thông 3G và nâng cấp mạng lưới mạng không dây cho hãng viễn thông Sprint

Cho đến đầu năm 2018, thương vụ hợp tác phân phối điện thoại thông minh giữa Huawei và AT&T tại Mỹ “đổ bể” phút chót. Tập đoàn này cũng bị cấm tham gia mạng 5G ở Mỹ trong tương lai

Lấy lý do an ninh quốc gia để “đóng cửa” thị trường với Huawei, Mỹ còn khuyến cáo các nước phương Tây tẩy chay các sản phẩm gắn mác Huawei, động thái được nhận định là lôi kéo các đồng minh và đối tác tạo một “thế trận cờ vây” xung quanh Huawei, mà mục tiêu là hướng tới “cô lập” Trung Quốc, ít nhất là về kinh tế

Lần lượt các đồng minh của Mỹ như Australia, New Zealand, Anh và mới nhất là Nhật Bản có động thái tương tự Washington

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton từng nói rằng cần phải có chiến lược ngăn cản tham vọng của Huawei trong lĩnh vực 5G nói riêng và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc nói chung

Huawei là một tập đoàn quốc doanh Trung Quốc và được xem là một mắt xích chủ chốt trong kế hoạch “Made in China 2025” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một siêu cường công nghệ thông qua việc nhà nước trợ cấp cho các công ty phát triển công nghệ của Trung Quốc

Mỹ khuyến cáo các nước phương Tây tẩy chay các sản phẩm gắn mác Huawei, động thái được nhận định là lôi kéo các đồng minh và đối tác tạo một “thế trận cờ vây” xung quanh Huawei

Thông qua kế hoạch này, Huawei hưởng lợi từ các hợp đồng lớn của nhà nước Trung Quốc, được Chính phủ Trung Quốc ủng hộ và tài trợ trực tiếp để giúp Bắc Kinh hoàn thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật số kết nối châu Á, châu Phi và châu Âu nhằm phục vụ sáng kiến “Vành đai và con đường”

Vụ bắt giữ Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei cũng được cho “có nhiều điểm tương đồng” với vụ tập đoàn công nghệ ZTE của Trung Quốc hồi đầu năm nay “gặp rắc rối” với các nhà chức trách Mỹ

Vào thời điểm đó, Chính phủ Mỹ đã mạnh tay cấm các công ty nước này bán phần mềm và linh kiện cho ZTE trong vòng 7 năm với lý do vi phạm nhiều lần lệnh trừng phạt Iran và Triều Tiên. Vụ việc với ZTE diễn ra ngay trước vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung hồi tháng 5, dẫn tới một loạt “dàn xếp” giữa hai bên. Từ đó, vụ việc mới với Huawei cũng có khả năng là “kịch bản cũ” nhằm gây sức ép, buộc Trung Quốc có nhượng bộ trong các cuộc thương lượng thương mại sắp tới

Ông Derek Scissors, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Viện doanh nghiệp Mỹ, nhận định không có gì xảy ra trong ngắn hạn, vụ bắt giữ quan chức Huawei cho thấy xung đột công nghệ giữa hai nước là dai dẳng và phức tạp

Trong khi đó, chuyên gia Amanda DeBusk tại hãng luật Dechert LLP nhận định vụ bà Mạnh Vãn Chu là một vấn đề rộng lớn hơn nhiều một cuộc tranh chấp thương mại. Từ lâu, trong nỗ lực duy trì vị thế cường quốc hàng đầu thế giới của mình, Mỹ luôn coi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc là “mối đe dọa” cần phải được kiềm chế

Không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, quân sự, an ninh, Mỹ đang xem Trung Quốc như đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng và mức độ xung đột lợi ích giữa hai bên mang cấp độ toàn cầu. Trong trường hợp đó thì động thái của Mỹ trong vụ Huawei có thể xem là động thái mang tính “nắn gân,” thể hiện “sức mạnh và uy lực” của Washington trước đối thủ đang đe dọa vị thế cường quốc hàng đầu thế giới

Ông David Fidler, giáo sư về luật và an ninh mạng của Đại học Indiana, khẳng định chắc chắn đây là sự gây hấn của Mỹ nhằm vào Trung Quốc và vụ bắt giữ thực chất chỉ là bước leo thang của cuộc chiến gây áp lực chính trị để kiềm chế Bắc Kinh

Dù diễn biến vụ Huawei có theo chiều hướng nào thì nó cũng báo hiệu Mỹ và Trung Quốc đang bước vào một thế trận tranh giành ảnh hưởng ngày càng quyết liệt, mà vòng đàm phán kéo dài 90 ngày, thời gian để hai bên tháo gỡ bế tắc theo thỏa thuận đình chiến thương mại, khó có thể hóa giải được

Thanh Hương
 
Huawei cảm cúm, thị trường viễn thông toàn cầu hắt hơi

674028530_10157507.jpg

Huawei là công ty tư nhân lớn nhất của Trung Quốc, với chuỗi cung ứng rộng lớn

Vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei làm rung chuyển thị trường toàn cầu là minh chứng cho quy mô và tầm quan trọng của tập đoàn Trung Quốc này

Trong mọi cuộc chiến đều có những hậu quả không lường trước được

Theo Nikkei Asian Review, quyết định của Washington tiến hành cuộc tấn công chống lại tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, Huawei Technologies, bằng cách yêu cầu bắt giữ Giám đốc Tài chính và người sáng lập 74 tuổi Ren Zhengfei. Và chuỗi cung ứng đang lan rộng khắp thế giới

Tin tức về việc Mạnh Vãn Châu đã bị bắt ở Canada vào ngày 1.12, ngày mà các tổng thống Mỹ và Trung Quốc đang họp, đã đánh sập các thị trường trên khắp thế giới vì lo ngại rằng thỏa thuận ngừng bắn chiến tranh sẽ chỉ diễn ra ngắn ngủi

Các quan chức chính quyền của Trump đã cố gắng hạ thấp quan điểm rằng vụ bắt giữ được sử dụng như một công cụ để đạt được những nhượng bộ từ Bắc Kinh. "Chúng là những bản nhạc khác nhau, nếu bạn muốn," Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, ông Larry Kudlow nói với Đài truyền hình Bloomberg vào thứ 6. "Một là theo dõi cải cách thương mại, và một là... là theo dõi thực thi pháp luật"

Việc bắt giữ một Giám đốc Điều hành có thể làm rung chuyển thị trường toàn cầu là minh chứng cho sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và tầm quan trọng của Huawei. Trong 31 năm kể từ khi Ren được thành lập với 3.000 USD tại thành phố Thâm Quyến phía nam Trung Quốc, nó đã đi từ một công ty thương mại nhỏ để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai

Với doanh thu hàng năm là 92,5 tỉ USD, nó có quy mô gần với Microsoft và Google, cũng lớn gấp gần bốn lần so với ông vua thương mại điện tử Alibaba. Đây là nhà tuyển dụng hàng đầu của Trung Quốc, tự hào có 180.000 nhân viên trên toàn thế giới và chi 15 tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển mỗi năm

huawai_101415753.jpg

Vụ bắt giữ diễn ra vào thời điểm các nhà mạng trên toàn thế giới chuẩn bị rót hàng tỉ vào thiết bị cho công nghệ 5G. Huawei đã dành nhiều năm định vị chính mình để hưởng lợi từ nhu cầu như vậy

Đối với Trung Quốc, công ty này quá lớn để thất bại

Huawei tự chủ hơn so với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE. Nó kiểm soát khả năng thiết kế bán dẫn tiên tiến nhất của đất nước, một lĩnh vực mà Trung Quốc đang mong muốn phát triển để phụ thuộc ít hơn vào công nghệ nước ngoài

Công ty thiết kế chip xử lý lõi điện thoại thông minh của riêng mình ngang tầm với các chip được sử dụng trong iPhone của Apple và cũng là một trong năm nhà sản xuất máy chủ hàng đầu thế giới. Huawei cũng đã tiết lộ tham vọng của mình về chip trí tuệ nhân tạo để sử dụng trong các máy chủ và thiết bị đeo để thách thức các nhà lãnh đạo toàn cầu Qualcomm và Nvidia

"Huawei là công ty lớn nhất tại Trung Quốc", Jonah Cheng, Giám đốc đầu tư của J & J Investment, một nhà phân tích công nghệ kỳ cựu tại UBS, chia sẻ với Nikkei Asian Review. "Tấn công Huawei giống như tấn công gốc rễ của Trung Quốc"

Nhà phân tích Tom Holland của Gavekal Research cho biết, việc giam giữ ông Mạnh nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn còn nhiều vũ khí phi quân sự khác để triển khai trong chiến dịch kinh tế và công nghệ chống lại Trung Quốc

Nếu Mỹ quyết định hạn chế Huawei sử dụng công nghệ của Mỹ, như đã làm với ZTE, dự kiến sẽ làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu theo những cách chưa từng có

Huawei hiện vẫn phải dựa vào các nhà cung cấp hàng đầu toàn cầu để sản xuất thiết bị cầm tay, máy chủ và thiết bị viễn thông cao cấp

Theo Gartner, Huawei đã chi 15 tỉ USD để mua chất bán dẫn trong năm 2017 và là một trong những người mua lớn nhất trên toàn cầu với 3,5% cổ phần của Samsung Electronics và Apple nhưng tương tự như các cấp độ của HP, Dell và Lenovo

Mark Li, nhà phân tích của Bernstein cho biết: "Huawei là một trong những người mua lớn nhất cho các linh kiện công nghệ và chất bán dẫn vì nó kiểm soát hơn 27% thị phần trong việc sản xuất thiết bị viễn thông và 14% trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu"

"Một lệnh cấm vận đối với Huawei, nếu nó xảy ra, có thể dừng hoạt động và dẫn đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng đáng kể trong thời gian tới", Li nói

Công ty bán dẫn Huawei HiSilicon là khách hàng hàng đầu của nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới, Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, chiếm tới 10% doanh thu. Đây cũng là một khách hàng lớn của ASE Industrial Holding, công ty đóng gói chip hàng đầu thế giới

Huawei cũng tiêu thụ ít nhất 200 triệu đơn vị mỗi tấm màn hình mỗi năm từ Japan Display, LG Display và BOE Technology Group . Nó mua hàng tỉ ống kính máy ảnh từ Largean Precision và Sunny Quang , nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực này

Danh sách nhà cung cấp của Huawei bao gồm 33 công ty Mỹ, bao gồm Qualcomm, Intel, Qorvo, Skyworks và Xilinx

china_us_canada_huawei_39134-46397_10157836.jpg

Vụ Mỹ bắt giữ lãnh đạo tài chính Huawei đang gây căng thẳng thương mại giữa hai nước

"Thật đáng để theo dõi nếu các nhà cung cấp linh kiện hàng đầu từ các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ, như TSMC của Đài Loan, Murata của Nhật Bản và LG Display của Hàn Quốc, cũng sẽ chịu áp lực ngừng cung cấp các bộ phận chính cho công ty Trung Quốc" nếu Washington áp đặt lệnh cấm việc mua lại các bộ phận của Mỹ, Cheng của J & J Investment cho biết

Một kịch bản như vậy sẽ giáng một đòn mạnh vào việc kinh doanh điện thoại thông minh đang phát triển nhanh chóng của Huawei, gần đây đã vượt qua Apple trở thành người chơi số 2 trong điện thoại thông minh

smart-phone-toan-cau_101419398.jpg

"Trước đây chúng tôi đã nghĩ rằng Huawei sẽ là một trong những khách hàng tăng trưởng nhanh nhất của chúng tôi trong vài năm tới", một Giám đốc Điều hành tại King Yuan Electronics, nhà cung cấp Huawei và nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra chip hàng đầu thế giới cho biết

"Nhưng sự trỗi dậy của Huawei đã chạm đến một dây thần kinh ở Mỹ và sự đi lên của công ty có thể được coi là gây tổn hại cho lợi ích của Mỹ", Giám đốc Điều hành nói. "Rất khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra trong những ngày tới và chúng tôi thừa nhận những rủi ro chính trị"

Áp lực lên Huawei có hậu quả quốc tế. Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp tại Nhật Bản, nơi công ty Trung Quốc đã phát triển ngày càng nổi bật trong những năm gần đây với tư cách là nhà cung cấp và khách hàng

Được hỗ trợ bởi giá cả cạnh tranh cao - thấp hơn 40% đến 50% so với các đối thủ Nhật Bản - Huawei đã chiếm thị phần 13% tại các trạm gốc di động ở Nhật Bản để đóng cửa trên NEC và Fujitsu, với tỷ lệ khoảng 18%

Ngoài ra, giúp Huawei là nguồn tài chính lớn hơn để đầu tư vào công nghệ tiên tiến. Lợi nhuận ròng của công ty cao gấp 17 lần so với NEC và chi tiêu gấp 13 lần cho R & D

Một lệnh cấm của Chính phủ Nhật Bản đối với các nhà cung cấp Trung Quốc sẽ phá vỡ các kế hoạch của Nhật Bản để đi đầu trong quá trình chuyển đổi sang 5G. Một động thái như vậy "có thể trì hoãn việc giới thiệu 5G", một nhân viên tại SoftBank , người dùng duy nhất của các trạm gốc Huawei trong số ba nhà mạng không dây lớn của Nhật Bản cho biết

Trang Lê
 
Trung Quốc cân nhắc hoãn vài mục tiêu trong 'Made in China 2025'

Trung Quốc đang cân nhắc ý định trì hoãn một số mục tiêu trong “Made in China 2025”, chiến lược nhằm đưa Bắc Kinh thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ, động thái được cho là nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại với Mỹ

Bắc Kinh có thể trì hoãn một số khía cạnh trong “Made in China 2025” thêm một thập kỷ, sang năm 2035, theo hai nguồn thạo tin

“Made in China 2025” là chương trình nhằm đưa Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu trong các lĩnh vực robot, không gian và năng lượng tái tạo. Chương trình này là một trong những mục tiêu chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Chính quyền Trump ngày 12/12 phát tín hiệu Trung Quốc sẽ phải hành động nhiều hơn nữa để kết thúc cuộc chiến thương mại. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Thứ trưởng Tài chính phụ trách Đối ngoại David Malpass kêu gọi Bắc Kinh nhất trí về khung thời gian, hạn chót, các biện pháp để cân bằng thường mại và mở cửa thị trường Trung Quốc cho công ty nước ngoài

73cselling-to-made-in-china-20251.jpg


Một kế hoạch bớt tham vọng hơn có thể giúp giải quyết các lo ngại mà chính quyền Trump đưa ra như Bắc Kinh trợ giá cho các công ty Trung Quốc, đánh cắp tài sản trí tuệ công ty Mỹ

Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn hoài nghi cam kết thay đổi chính sách của Trung Quốc và đề phòng việc những thay đổi có thể chỉ là về cách gọi

Theo các nguồn tin, Trung Quốc chưa có quyết định cuối cùng trong việc điều chỉnh “Made in China 2025” và chưa rõ họ đã trao đổi với phía Mỹ về ý định này hay chưa

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đang làm việc với phía Trung Quốc để thiết lập một thỏa thuận thương mại với hạn chót là ngày 1/3. Điều này sẽ giúp tránh căng thẳng thương mại leo thang hơn nữa, Kevin Hassett, chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế Mỹ, nói

Họ đang có “nhiều tiến triển tích cực nhưng cần chờ xem mọi thứ sẽ kết thúc thế nào”

Chính phủ Trung Quốc trong tuần đã có kế hoạch giảm thuế với xe hơi Mỹ từ 40% xuống còn 15%, mua đậu tương Mỹ trở lại. Trong tuần trước, Trung Quốc thông báo sẽ cải cách trong lĩnh vực công nghệ, khoa học, tăng cường nỗ lực bảo vệ tài sản trí tuệ

Như Tâm
 
Trung Quốc có thể hoãn tham vọng bá chủ công nghệ vì chiến tranh thương mại
Bloomberg ngày 12/12 dẫn 2 nguồn thạo tin ẩn danh cho biết, Trung Quốc đang cân nhắc lùi thời hạn thực hiện một số mục tiêu trong kế hoạch “Made in China 2025” sang năm 2035

“Made in China 2025” là kế hoạch nhằm chuyển trọng tâm từ nghiên cứu đầu tư trong nước sang đổ tiền vào các thị trường nước ngoài. Đứng đầu trong danh sách ưu tiên đầu tư của Bắc Kinh là các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và du hành không gian. Mục tiêu của ban lãnh đạo Trung Quốc khi công bố chính sách trên từ năm 2015 là rất rõ ràng: trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao trên thế giới trong vòng 10 năm

Tuy nhiên, theo Bloomberg, chính sách này đã trở thành một trong những mục tiêu Mỹ nhằm vào trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Nguồn tin nói với Bloomberg rằng Trung Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc thay đổi kế hoạch “Made in China 2025” và cũng chưa rõ liệu họ đã bàn bạc ý định này với phía Mỹ hay chưa

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/12 hé lộ thông tin Trung Quốc dường như đang có động thái nhượng bộ nhằm giảm căng thẳng thương mại

Theo Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Kevin Hassett, việc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh đang có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng tới thời điểm này chưa có điều gì có thể chắc chắn

Wall Street Journal ngày 12/12 đưa tin, Trung Quốc dường như đang bàn thảo về việc thay thế một số điểm trong kế hoạch “Made in China 2025”, cũng như đang nghiên cứu về việc mở cửa thị trường để các công ty nước ngoài có thể dễ dàng xâm nhập hơn, một vấn đề mà ông Trump rất quan tâm

Theo Bloomberg, kế hoạch công nghệ mới của Trung Quốc có thể xoa dịu những quan ngại của Mỹ rằng Bắc Kinh thiên vị các công ty Trung Quốc và muốn chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ. Mặc dù vậy, Nhà Trắng vẫn băn khoăn rằng liệu Trung Quốc có cam kết thay đổi chính sách của họ một cách lâu dài hay không, hay chỉ là thao tác "bình mới, rượu cũ"

Đức Hoàng
 
Ông Tập Cận Bình muốn gì, Huawei đều làm được

28huaweiprobe-1-articlelarge-1544691308719207026900-crop-1544691312561908925483.jpg
Năng lực kĩ thuật của Huawei - kết hợp cùng mối quan hệ với các doanh nghiệp lớn và chính phủ Trung Quốc - có thể xây dựng và chế tạo ra "xương sống" của công nghệ tương lai

Những công nghệ định hình tương lai

Vụ bắt giữ bất ngờ bà Mạnh Vãn Chu - Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei - đã đẩy công ty này vào bê bối chính trị lớn nhất trong mảng công nghệ và ngày càng khắc sâu thêm lo ngại về những thiệt hại của hãng

Nhiều quốc gia đã đưa sản phẩm của Huawei - bao gồm thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến và điện thoại - vào danh sách đen để đề phòng các rủi ro an ninh và nguy cơ bị gián điệp Trung Quốc "nhòm ngó"

Tuy nhiên, trong trụ sở của Huawei ở Thâm Quyến, một nhóm các kĩ sư bí mật dường như không quá quan tâm tới các mối lo ngại nói trên. Những người này đang nghiên cứu các công nghệ tiên tiến nhất: từ trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây tới chip máy tính với sự ưu tiên của chính phủ Trung Quốc và mang tầm ảnh hưởng đặc biệt lớn tới tương lai của Huawei

Khi cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, chính quyền Bắc Kinh đã tăng cường đẩy mạnh nền công nghiệp và thúc giục lĩnh vực này bớt phụ thuộc vào các thiết bị bán dẫn và phần mềm đời mới của Mỹ

Vụ bắt giữ bà Mạnh dường như không thể cản bước được hoạt động của Huawei. Trái lại, vụ việc sẽ đẩy nhanh tốc độ và dẫn tới kết quả cuối cùng là Mỹ và Trung Quốc sẽ không còn phải cung cấp chip điện tử cho nhau nữa


Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà trong sự kiểm soát của nhân viên an ninh

Gus Richard, một nhà phân tích tại Northland Capital Markets, viết trong một báo cáo gần đây: "Huawei là biểu tượng của sức mạnh công nghiệp Trung Quốc"

Mặc dù bà Mạnh đã được bảo lãnh tại ngoại bởi tòa án Canada, bà vẫn phải ở lại khu vực Vancouver trước nguy cơ bị yêu cầu dẫn độ sang Mỹ để xét xử các cáo trạng gian lận và vi phạm cấm vận của Mỹ đối với Iran

Công ty Huawei đang đầu tư nguồn lực khổng lồ vào công nghệ thế hệ tiếp theo, tìm cách lặp lại thành công mà hãng đã gặt hái được ở những lĩnh vực khác. Trong suốt thập kỉ qua, hãng công nghệ này đã thầm lặng từng bước trở thành "gã khổng lồ" trong lĩnh vực thiết bị mạng và viễn thông. Hiện nay, Huawei chỉ xếp sau công ty Cisco Systems tại San Jose, California

Khi gia nhập thị trường điện thoại thông minh, Huawei đã khiến giới quan sát sửng sốt vì "hạ gục" Apple về thị phần trong đầu năm nay. Vào tháng 9, công ty Trung Quốc chiếm tới 15% sản phẩm công nghệ được giao dịch trên thế giới, chỉ sau Samsung Electronics - theo số liệu từ Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC). Hai năm trước đây, Huawei chỉ có 9% thị phần

Năng lực kĩ thuật của Huawei - kết hợp cùng mối quan hệ của hãng với các doanh nghiệp blue-chip và chính phủ - có thể xây dựng và chế tạo ra "xương sống" của công nghệ tương lai

Những tham vọng này của Huawei đồng bộ với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành cường quốc đi đầu trong lĩnh vực thiết bị bán dẫn - Huawei đang chứng tỏ là tập đoàn này có thể làm được

Ông Tập muốn Trung Quốc có dấu ấn lớn trên thị trường - Huawei đã thể hiện được điều đó. Ông Tập muốn Trung Quốc đi từ sản xuất đơn giản tới ngành công nghiệp sinh lợi và đem lại lợi ích cho đất nước - Huawei đã không khiến Bắc Kinh thất vọng

Sản phẩm kĩ thuật của Huawei


Tòa nhà của Huawei tại Thẩm Quyến

Một căn phòng rộng lớn tại khuôn viên của Huawei ở Thâm Quyến chứa đầy các mô hình kỹ thuật số về cách các ngân hàng, cửa hàng bán lẻ và các con đường trong thành phố hoạt động với năng lực công nghệ của Huawei

Công nghệ được tạo ra bên trong một phòng thí nghiệm nghiên cứu có tên gọi là "Nhà Trắng". Rất ít du khách tới đây thăm quan

Tuy nhiên, phòng mô phỏng - hay còn được gọi là "phòng triển lãm công nghiệp" - đã cho thấy một tương lai "kì diệu", nơi các công ty và chính phủ các quốc gia sử dụng AI và điện toán đám mây của Huawei để xử lí dữ liệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và khiến thành phố trở nên sống động, "nghe và nhìn được mọi thứ"

Nhóm doanh nghiệp kinh doanh của Huawei bán ra các sản phẩm và dịch vụ cho thiết bị kết nối mạng và thành phố thông minh. Trong năm nay, nhóm này dự tính có doanh thu 10 tỉ - tương đương với 1/10 doanh thu của tổng công ty

Qiu Heng, giám đốc tiếp thị của hãng, dự tính doanh thu của công ty sẽ gấp đôi sau mỗi hai năm. Nói cách khác, nhóm doanh nghiệp này sẽ thu về 100 tỉ USD vào năm 2025 - trùng thời điểm chính phủ Trung Quốc đặt ra mục tiêu tự lập về các sản phẩm kĩ thuật

Trong hai năm vừa qua, những công ty Internet lớn nhất thế giới đã sản xuất thiết bị bán dẫn để cải thiện dịch vụ điện toán đám mây và các ứng dụng AI - ví dụ như nhận dạng hình ảnh và hỗ trợ giọng nói. HiSilicon - công ty con của Huawei - đã bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất chip điện tử từ năm 2004

Công ty này đã đầu tư vào nghiên cứu sản xuất chip công nghệ cao để xử lí những thuật toán phức tạp. Nhà nghiên cứu doanh nghiệp Alliance Bernstein ước tính rằng HiSilicon đang trên đà thu về 7,6 tỉ USD trong năm nay, gần như gấp đôi so với năm 2015

Trong khi Huawei đang đi đầu với các nghiên cứu của hãng, có dấu hiệu cho thấy vụ bắt giữ bà Mạnh đã làm ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Một nhà cung cấp robot công nghiệp Nhật Bản cho biết Huawei đã ngừng đơn mua hàng sau vụ bắt giữ

Huawei còn nhiều thị trường ngoài Mỹ

Về mặt phần mềm, Huawei đang bị các đối thủ bỏ lại phía sau. Trong lĩnh vực AI, ví dụ như "deep learning" và hệ thống quan sát cho máy tính, Huawei đang "tìm cách bắt kịp" những hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ

Oren Etzioni, người đứng đầu Viện Trí tuệ nhân tạo Allen, cho biết: "Huawei có dữ liệu và hỗ trợ của chính phủ, nhưng gặp bất lợi đáng kể khi nói đến AI". Tuy nhiên, nếu có bất kì công ty nào có thể xóa nhòa khoảng cách đó nhanh chóng, thì đó chỉ có thể là Huawei

Các hãng nghiên cứu máy tính tại Zurich hiện đang tìm hiểu về chip cho điện thoại Android và đánh giá chip của HiSilicon đang đi đầu. Ngoài ra, Huawei mới đây đã cho ra đời một bộ công cụ phần mềm AI và hồi tháng 10 đã xuất xưởng một chip chuyên dụng mới có tên Ascend


Chip Ascend 310 được Huawei ra mắt vào tháng 11/2018

"Không con chip nào có khả năng xử lí giống con chip này," ông Qiu nói

Rất ít nhà sản xuất chip có thể tiếp cận các khách hàng sẵn lòng đầu tư một khoản lớn vào AI. Trong trường hợp của Huawei, khách hàng đó là chính phủ Trung Quốc. Công ty này hiện đang thực hiện tham vọng của Bắc Kinh trong việc đưa mọi ngõ ngách, cơ sở hạ tầng và camera đường phố vào một hệ thống điện tử

Mục tiêu của Huawei là trở thành "đầu não" của thành phố thông minh trong tương lai. Cảnh sát tại Thâm Quyến đã bắt đầu sử dụng chip của Huawei trong hệ thống camera đường phố

Theo ông Qiu, một bộ chip đơn lẻ của Huawei có thể xử lí dữ liệu hình ảnh từ tối đa 16 camera - gấp 4 lần năng lực máy tính hiện tại

Trong một thông báo, phát ngôn viên của Huawei cho biết công ty này đã hoạt động tại hơn 170 quốc gia và chỉ trích những động thái từ phía chính phủ Mỹ

"Nếu hành vi của chính phủ vượt quá giới hạn pháp lí thông thường, thì những hành động đó cần bị ngăn cản," phát ngôn viên nói

Một chuyên gia cho rằng Huawei nên tập trung mở rộng thị trường tại những quốc gia Mỹ La Tinh và châu Phi, đặc biệt sau khi bà Mạnh bị bắt tại Canada. "Nếu họ tuân thủ luật chơi, Huawei sẽ có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Trừ khi chính phủ Mỹ có thể thuyết phục đồng minh không mua hàng của Huawei nữa," vị chuyên gia kết luận

Tất Đạt
 
Trung Quốc sẽ thay thế chương trình “Made in China 2025”
- Trung Quốc có thể thay thế chương trình “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc 2025), vốn bị chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ trích là một chính sách bảo hộ, bằng một chương trình mới hứa hẹn cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận sâu rộng hơn vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc sẽ phế bỏ chương trình “Made in China 2025” ?

Các nhà đàm phán thương mại ở Washington và Bắc Kinh đã khởi động các vòng đàm phán mới sau khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày tại cuộc họp cấp cao ở Argentina hôm 1-12

Theo thỏa thuận này, Mỹ đã đồng ý hoãn kế hoạch nâng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% với 200 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc vào đầu năm sau. Song Mỹ muốn các vấn đề thuộc cấu trúc như chương trình “Made in China 2025” phải được giải quyết trong bất kỳ cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại toàn diện nào giữa hai nước

Mỹ muốn Trung Quốc phải hủy bỏ hoặc thay đổi chương trình này, một sáng kiến cung cấp các chính sách trợ cấp của nhà nước để hỗ trợ các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc chinh phục thị trường thế giới. Bắc Kinh xem “Made in China 2025” đóng vai trò mấu chốt trong nỗ lực đưa Trung Quốc vươn lên thống lĩnh 10 lĩnh vực công nghệ cao từ công nghệ thông tin cho đến xe điện. Với chương trình này, Trung Quốc đặt mục tiêu tự sản xuất 70% linh kiện công nghệ và vật liệu quan trọng vào năm 2025

Tờ The Wall Street Journal ngày 12-12 dẫn các nguồn tin cho biết Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) và các quan chức cố vấn chính sách cấp cao đang soạn thảo một chương trình thay thế cho "Made in China 2025”

Động thái này là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm giải quyết các căng thẳng thương mại với Mỹ. Nó sẽ hạ bớt nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống lĩnh ngành sản xuất và cởi mở hơn với sự tham gia thị trường Trung Quốc của các công ty nước ngoài

Các nguồn tin cho biết các kế hoạch hiện tại kêu gọi triển khai chương trình mới vào đầu năm sau khi Mỹ và Trung Quốc dự kiến tăng tốc đàm phán một thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại khiến cả hai bên đều tổn thương. Trung Quốc cũng đã tỏ ý đưa các nhượng bộ khác bao gồm giảm thuế nhập khẩu ô tô và tăng mua hàng hóa nông nghiệp và năng lượng của Mỹ

Các quan chức Trung Quốc ủng hộ các thay đổi đang được đề xuất và nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải gạt bỏ chương trình “Made in China 2025” vì những lý do riêng của nước này. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, cố vấn kinh tế hàng đầu của ông Tập và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc chỉ trích chương trình này tạo ra sự lãng phí. Chẳng hạn, các khoản vay lãi suất thấp có sẵn ở mọi cấp chính quyền đã dẫn đến công suất thừa mứa trong lĩnh vực xe điện trong hai năm qua

Các nguồn tin cho biết xuất phát từ động lực thị trường để nâng cấp ngành sản xuất sẽ mang lại những lợi ích kinh tế tốt hơn cho Trung Quốc. Ông Tập đã nhiều lần nhấn mạnh Trung Quốc phải chuyển sang mô hình tăng trưởng có chất lượng cao

Đối mặt với sự ngờ vực ở Mỹ

Giới phân tích nhận định ít khả năng chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc sẽ đi xa đến mức đủ để giải quyết các phàn nàn của Mỹ. Nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, vốn đang được hưởng lợi nhờ tiếp cận thoải mái các nguồn lực đến từ các sáng kiến của chính phủ bao gồm chương trình “Made in China 2025”, vì vậy, họ không muốn bị cản trở bởi sự tham gia cạnh tranh lớn hơn trên một sân chơi công bằng

Bất kỳ sự thay đổi nào về chương trình “Made in China 2025” sẽ đối mặt với sự ngờ vực ở Mỹ. Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Donald Trump gọi “Made in China 2025” là mối đe dọa đối với sự cạnh tranh công bằng và cho rằng nó khuyến khích các gói trợ cấp của nhà nước dành cho các công ty trong nước và buộc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các đối tác liên doanh Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ có thể sẽ xem các thay đổi này chỉ là bề ngoài hơn là thực chất

“Ngành công nghiệp của chúng tôi sẽ hoan nghênh chính sách ít phân biệt đối xử hơn từ Bắc Kinh, nhiều điều khác cần phải làm chứ không chỉ đơn giản thay đổi cái tên của chính sách công nghiệp này”, John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ, bày tỏ ý kiến về kế hoạch thay thế chương trình “Made in China 2025” của Trung Quốc

Ông cho rằng Trung Quốc cần đưa ra biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty sản xuất chip của Mỹ và chấm dứt cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Chương trình “Made in China 2025” xem ngành công nghiệp bán dẫn là một ưu tiên chiến lược và Bắc Kinh đã rót hàng tỉ đô la để hỗ trợ tài chính cho các công ty sản xuất chip nhà nước

Nếu được ông Tập chấp thuận, kế hoạch thay đổi chương trình “Made in China 2025” có thể thuyết phục một số doanh nghiệp nước ngoài và một số quan chức trong chính quyền ông Trump tin rằng Bắc Kinh đang tạo ra các thay đổi lớn để chỉnh đốn lại nền kinh tế theo hướng thị trường hơn

Trong những tháng gần đây, các lãnh đạo Trung Quốc đã ngừng đề cập công khai chương trình “Made in China 2025”. Một nhượng bộ quan trọng đang được Trung Quốc cân nhắc là giảm các mục tiêu cụ thể về mức thị phần của các công ty công nghệ Trung Quốc. Chương trình “Made in China 2025” đặt ra các mục tiêu nâng tỷ lệ các linh kiện và vật liệu cốt lõi được sản xuất ở trong nước lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025, một mức tăng được thúc đẩy nhờ các khoản trợ cấp, gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Sẽ giới thiệu các chính sách cạnh tranh công bằng

Các nguồn tin cho biết Bắc Kinh cũng lên kế hoạch thông báo các chính sách nhằm giới thiệu sự canh tranh công bằng hơn giữa các công ty nhà nước, công ty tư nhân và công ty nước ngoài dựa trên khái niệm “trung lập cạnh tranh” (competitive neutrality). Trong những năm trước đây, Trung Quốc gia tăng vai trò của chính phủ trong nền kinh tế, nâng đỡ khu vực kinh tế nhà nước và o ép các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy nguyên tắc “trung lập cạnh tranh” và xem nó như là một phần trong quá trình tái đàm phán Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ. Theo khái niệm này, các chính phủ bị cấm ưu ái các công ty nhà nước, gây bất lợi cho các công ty tư nhân

Khái niệm này được các chính quyền Mỹ trước đây ủng hộ và trở thành một phần của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nay đã đổi lại thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút lui khỏi hiệp định này

Chánh Tài
 
Last edited:
Huawei cạn kiệt 'đồng minh' ở châu Âu
Chính phủ Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy chính phủ nhiều nước chặn Huawei Technologies khỏi mạng viễn thông quốc gia những tháng qua. Chiến lược này hiện hiệu quả ở châu Âu, nơi hãng công nghệ Đại lục mất dần “đồng minh”
800x-1_owbd.jpg

Theo Bloomberg, giới chức và doanh nghiệp châu Âu ban đầu hành động chậm chạp trước các cảnh báo từ Mỹ, song tuần này thì bất ngờ công khai tách biệt mình với hãng cung cấp thiết bị Trung Quốc. Lo ngại ở đây là Bắc Kinh có thể dùng hàng Huawei để gián điệp, điều mà Huawei luôn phủ nhận. Dù nhiều nước chưa có lệnh cấm hoàn toàn, song triển vọng của Huawei tại thị trường lớn nhất bên ngoài Trung Quốc là châu Âu ngày càng mờ mịt

Neil Campling, nhà phân tích công nghệ, truyền thông và viễn thông thuộc Mirabaud Securities cho biết: “Tổn thương danh tiếng mà Huawei phải gánh là đáng kể bất chấp kết quả. Có vẻ như Huawei sẽ mất thị phần lớn trong ba năm tới”

Tại Pháp, nhà mạng Orange cho hay họ sẽ không dùng thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 5G, sau khi BT Group của Anh quay lưng với các thiết bị Huawei. Ở Đức, Deutsche Telekom tuyên bố khả năng bỏ dùng thiết bị của hãng Trung Quốc. Hôm 14.12, chính phủ Na Uy tuyên bố đang cân nhắc lo ngại xoay quanh việc sử dụng các nhà cung ứng từ nhiều nước vốn dĩ không có sự hợp tác nào về mặt chính sách an ninh với Na Uy. Trung Quốc là một quốc gia như thế với Na Uy

Pháp hiện thúc đẩy quy định chặt chẽ hơn nhiều. Nước này có biện pháp bảo vệ nhiều thành phần quan trọng của mạng lưới viễn thông, và hiện xem xét bổ sung nhiều mặt hàng vào danh sách “cảnh báo cao độ” có ý nhắm đến Huawei. “Đây là một tuần đầy thông báo và nhận định tiêu cực từ nhiều thị trường lớn nhất ở châu Âu, là Anh, Đức và Pháp”, CEO Bengt Nordstrom của hãng tư vấn viễn thông Northstream cho biết. Các nhà mạng lớn nhất châu Âu sẽ “thận trọng hơn nhiều” trong việc mua sắm thiết bị từ Huawei
untitled_pagn.png

Công nghệ mạng không dây của Trung Quốc đang chiếm ưu thế ở châu Âu, Trung Đông và Châu Phi
Rắc rối tại châu Âu của hãng Trung Quốc đến sau khi Nhật Bản, Úc, New Zealand và Mỹ quay lưng với hãng. Tại Canada, Giám đốc tài chính (CFO) Mạnh Vãn Chu của Huawei bị bắt vì bị Mỹ cáo buộc lừa đảo nhiều ngân hàng nhằm che giấu hành vi vi phạm lệnh trừng phạt Iran

“Mất bạn” ở châu Âu đồng nghĩa với việc Huawei đối mặt rủi ro bỏ lỡ nhiều đơn hàng mạng lưới trị giá hàng tỉ euro. Deutsche Telekom, một trong những khách hàng lớn nhất châu Âu của Huawei, dự định đầu tư khoảng 20 tỉ EUR vào 5G và các kết nối internet tốc độ cao khác của Đức đến năm 2021. Châu Âu, Trung Đông và châu Phi chiếm 27% doanh thu Huawei

5G khiến giới chức an ninh và chính phủ lo lắng, vì thế hệ di động mạng này sẽ mang nhiều dữ liệu nhạy cảm, có nguy cơ bị tấn công cao hơn

Mùa hè vừa qua, Anh, thành viên của liên minh tình báo Five Eyes, là thị trường lớn đầu tiên ở châu Âu công khai thể hiện hoài nghi về tính an toàn của thiết bị Huawei. Cơ quan an ninh hệ thống thông tin của Pháp, hay Anssi, yêu cầu được tiếp cận đầy đủ vào công nghệ của những nhà cung ứng tiềm năng cho doanh nghiệp nước này, song đến nay Huawei vẫn chưa cung cấp thông tin. Tại Đức, giới chức ngày càng không thoải mái với sự tham gia của Huawei vào 5G và đang xem xét vấn đề

Tuy nhiên, việc cả châu Âu quay lưng hoàn toàn với Huawei không phải chuyện dễ dàng. Hầu hết các nhà mạng đều có đặt hàng thiết bị Huawei vì công nghệ của hãng được xem là tiên tiến hơn của nhiều công ty đối thủ. Thêm vào đó, dù một số nhà phân tích cho rằng đề nghị bỏ dùng Huawei sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà cung ứng ở Bắc Âu, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xảy ra

“Nếu các nước phá tính toàn cầu hóa của ngành viễn thông, sẽ không ai thắng. Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên thiếu chắc chắn”, ông Nordstrom nhận định

Thu Thủy
 
Ngành xe điện Trung Quốc giỏi hơn cả Đức, Nhật
Trung Quốc chưa từng giỏi trong ngành ô tô. Song đó là trước khi xe điện xuất hiện.

Sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa thập niên 1960 và 1970 làm tê liệt kinh tế Trung Quốc, quốc gia Đông Á bắt đầu mở cửa thị trường ra thế giới bên ngoài. Mục đích của động thái này là đưa bí quyết công nghệ ngoại quốc vào để giới doanh nghiệp nội học và “đồng hóa”

Đến đầu thập niên 1980, các nhà sản xuất ô tô ngoại được phép bước vào với điều kiện phải thành lập liên doanh với một đối tác Trung Quốc. Các hãng Trung Quốc cuối cùng có đủ kiến thức để hoạt động độc lập thông qua quan hệ hợp tác với công ty nước ngoài

Trên đây là thực tế, hoặc là chuyện được kể nhiều. Những chiếc ô tô “made in China” sau đó tràn ngập thị trường. Dù vậy, chúng là những bản sao rẻ tiền, trông như hàng ngoại, nhưng máy móc bên trong không tốt. Các hãng xe ở Mỹ và châu Âu quá giỏi để Đại lục bắt kịp. Cách duy nhất để vượt qua phần còn lại của thế giới lúc này là đặt cược vào công nghệ hoàn toàn mới


Thế là Trung Quốc đến với xe điện. Phương tiện chạy bằng điện ít phức tạp hơn về mặt cơ học, phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh điện tử. Động cơ điện của Chevrolet Bolt chỉ chứa 24 đoạn chuyển động, theo phân tích được hãng tư vấn UBS thực hiện. Trong khi đó, động cơ đốt trong của Volkswagen Golf có đến 149 đoạn chuyển động. Trung Quốc có sẵn chuỗi cung ứng, sản xuất điện tử sau nhiều năm sản xuất pin, điện thoại và thiết bị cho thế giới. Đây là lợi thế
1_ilzh.png

Trung Quốc có 5 trong số 10 hãng xe điện hàng đầu thế giới, có số nhà máy sản xuất pin được lên kế hoạch xây gấp ba lần số nhà máy pin toàn cầu

Hiện chính phủ Trung Quốc chấp thuận sự thay đổi sang động cơ điện theo cách mà không nước nào có thể sánh bằng, theo tờ MIT Technology Review. Nước này biến phương tiện điện thành một trong 10 cột trụ của Made in China 2025, kế hoạch do nhà nước dẫn đầu nhằm biến quốc gia thành cường quốc đi đầu trong các ngành công nghiệp công nghệ cao

Made in China 2025 là chính sách ban hành nhằm khởi tạo nhu cầu. Từ năm 2013 đến nay, gần 500 công ty xe điện xuất hiện ở Trung Quốc nhằm đáp ứng nhiệm vụ từ chính phủ, kiếm tiền từ các khoản trợ cấp được vung sẵn để tạo nguồn cung

Đối với người tiêu dùng, chính phủ hứa hẹn một trong những thứ khó nhất để lấy ở nước này: Biển số xe. Để chống ô nhiễm, số lượng biển số xe được hạn chế nghiêm mỗi năm. Bắc Kinh trao biển số xe cho dân theo cơ chế xổ số, song cơ hội nhận được biển số ở bất kỳ năm nào cũng chỉ là 0,2%. Ở Thượng Hải, người ta đấu giá chúng với giá hơn 14.000 USD, cao hơn giá nhiều mẫu xe sản xuất trong nước. Trong khi đó, biển số xe điện thì không hiếm. Chúng miễn phí
2_yjlf.png

Doanh số xe điện trên thế giới ngày càng lên cao
“Thế giới cần cách mới để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế. Trung Quốc nhận ra rằng họ không thể phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, vì họ sẽ “nghẹt thở” trong tương lai”, CEO Bill Russo của hãng tư vấn Automobility ở Thượng Hải cho hay

Tốc độ thay đổi nhanh ở Trung Quốc cũng đổi thay chiến lược của các nhà sản xuất ô tô truyền thống. Nhiều hãng đang dựa vào chiến lược toàn cầu hóa cho điện khí hóa trong chính sách công nghiệp Đại lục, song động lực đằng sau các công ty Trung Quốc là điều mà nhiều công ty ngoại khó lòng sánh được. Đây là rủi ro đối với lợi nhuận của những cái tên như Ford, General Motors và nhiều hãng xe châu Âu

“Ngành này luôn do Nhật Bản, châu Âu và Mỹ dẫn đầu. Song trọng tâm đang dịch chuyển rất nhanh. Tôi không nghĩ rằng đã có doanh nghiệp tìm ra phản ứng tốt với tình hình hiện nay”, Jonas Nahm, trợ lý giáo sư về năng lượng, tài nguyên và môi trường tại Trường Johns Hopkins về Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến cho hay

Thu Thảo
 
Trung Quốc muốn Mỹ thừa nhận sự phát triển công nghệ của nước này


AP đưa tin Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi Washington thừa nhận sự phát triển công nghệ của Bắc Kinh sau khi các quan chức tình báo Mỹ cho rằng Bắc Kinh đánh cắp hoặc sao chép công nghệ nước ngoài

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 31/1 cho rằng "hoàn toàn vô lý khi đưa ra những cáo buộc tùy tiện" và nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể nhìn nhận tiến bộ khoa học và công nghệ của các quốc gia khác với thái độ cởi mở và toàn diện"

Hôm 30/1, các quan chức tình báo Mỹ báo cáo với Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc là mối đe dọa thương mại và quân sự lớn nhất đối với Mỹ

Một báo cáo riêng rẽ khác trong tuần này của Mỹ thì cảnh báo rằng Bắc Kinh sẽ đánh cắp hoặc sao chép các công nghệ mà nước này không thể tự phát minh được

Hiện các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ đang tiến hành đối thoại tại Washington nhằm chấm dứt cuộc chiến thuế quan vốn liên quan đến những tham vọng thống lĩnh công nghệ của Bắc Kinh

Vietnam+
 
Nhân tài Trung Quốc
Mục tiêu mới của Mỹ trong thương chiến

Các sinh viên, học giả Trung Quốc tại Mỹ đang đối mặt với nhiều kìm kẹp, khiến họ cân nhắc nhiều hơn tới phương án về nước làm việc

5aa33dffa3106e7d2d764340-jpeg-9672-1559622374.jpg

Nam sinh viên Trung Quốc trong khuôn viên một trường đại học ở Mỹ

Đầu tiên là thương mại, sau đó đến công nghệ và giờ đây là nhân tài. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang nhắm mục tiêu vào những công dân ưu tú và sáng giá nhất của Trung Quốc ở Mỹ, xem xét kỹ lưỡng các nhà nghiên cứu có mối liên hệ với Bắc Kinh và hạn chế thị thực đối với sinh viên Trung Quốc

Một số sinh viên mới tốt nghiệp và học giả Trung Quốc cho biết những tuần gần đây, môi trường học tập và làm việc tại Mỹ ngày càng trở nên kém thân thiện. Đại học Emory đã sa thải hai giáo sư người Mỹ gốc Hoa hôm 16/5 và Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm qua cảnh báo sinh viên cần cẩn trọng khi xin học tại Mỹ trong bối cảnh số lượng visa du học bị từ chối ngày càng tăng

"Tôi hồi hộp, lo âu và buồn vì xung đột không cần thiết", Liu Yuanli, người sáng lập chương trình Sáng kiến Trung Quốc thuộc Trường Y tế Công cộng Harvard, hiện là hiệu trưởng trường Y tế Công cộng thuộc Liên hiệp Đại học Y khoa Bắc Kinh, chia sẻ. "Việc hạn chế đối với các học giả và sinh viên Trung Quốc là không đúng đắn, đi ngược lại những giá trị cốt lõi vốn biến Mỹ thành một quốc gia tuyệt vời"

Bước phát triển mới nhất này làm bật lên cách mà xung đột thương mại thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ phụ thuộc lẫn nhau đến hoài nghi chồng chất. Tổng thống Trump đã mở rộng các biện pháp kiềm chế hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đã lập một danh sách những thực thể nước ngoài "không đáng tin cậy" kể từ sau khi các cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên sụp đổ hồi đầu tháng trước, khiến thế giới lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu

Giáo dục suốt hàng thập kỷ qua là một khía cạnh quan trọng trong hợp tác Mỹ - Trung. Năm ngoái, Mỹ đón 360.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc, nhiều nhất trong số các quốc gia có sinh viên theo học tại Mỹ

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại vì chiến tranh thương mại với số sinh viên năm ngoái chỉ tăng 3,6%, bằng một nửa so với năm trước đó. Trong ba tháng đầu năm nay, tỷ lệ sinh viên có học bổng do chính phủ Trung Quốc cấp bị từ chối visa vào Mỹ đã tăng 13,5%

Theo một số nghiên cứu sinh tiến sĩ Trung Quốc tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), quá trình xin gia hạn visa hàng năm, trước đây mất khoảng ba tuần nhưng hiện kéo dài tới vài tháng. Một người cho biết các sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn phương án về nước sau khi tốt nghiệp vì lo lắng rằng tình trạng kiểm soát chặt chẽ đối với người Trung Quốc sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa

"Hành động của phía Mỹ đang gây khó khăn cho hoạt động trao đổi và hợp tác giáo dục Mỹ - Trung", Xu Yongji, phó giám đốc Vụ Hợp tác Giáo dục và Trao đổi Quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc ngày 3/6 nói tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. "Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ sửa chữa những hành động sai lầm càng sớm càng tốt, giữ thái độ tích cực hơn, thực hiện những biện pháp hữu ích để thúc đẩy trao đổi và hợp tác giáo dục song phương"

Bộ Giáo dục Trung Quốc chỉ trích cái mà họ gọi là các cáo buộc vô căn cứ về những "hoạt động gián điệp phi truyền thống" mà Washington đưa ra với Bắc Kinh

Lo lắng vẫn tồn tại bất chấp những tiến bộ mà Trung Quốc tuyên bố đạt được sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina hồi năm ngoái. Dù truyền thông Trung Quốc nói Trump đã tái khẳng định mong muốn của Mỹ được đón tiếp sinh viên, học sinh Trung Quốc, Nhà Trắng không đề cập tới bất kỳ thỏa thuận nào về vấn đề này

Chính quyền Trump trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2017 tuyên bố sẽ xem xét lại các thủ tục cấp visa và cân nhắc đặt ra những hạn chế nhất định đối với các sinh viên khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học từ một số quốc gia nhằm đảm bảo tài sản trí tuệ không rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh. Tháng 6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sẽ giới hạn thị thực đối với các sinh viên Trung Quốc theo học ngành khoa học và kỹ thuật

Vài trường đại học Mỹ đã có những động thái hưởng ứng chính sách của chính quyền, ví dụ Đại học Emory đã sa thải một nhà nghiên cứu về gen của Trung Quốc hay Trung tâm Ung thư M.D. Anderson thuộc Đại học Texas cũng sa thải ba nhà nghiên cứu vì liên quan tới một cuộc điều tra về nguy cơ quỹ nghiên cứu liên bang bị thế lực nước ngoài lợi dụng

Tuy nhiên, một số người đã lên tiếng chống lại xu hướng trên, bao gồm Chủ tịch Đại học Yale Peter Salovey. Trong một bức thư mở gửi đi ngày 23/5, ông khẳng định Đại học Yale vẫn "kiên định giữ cam kết" với những tài năng nước ngoài. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ủng hộ lập trường của Salovey, nhấn mạnh việc trao đổi văn hóa và nhân sự giữa hai quốc gia "không nên bị chính trị hóa"

Việc hạn chế cấp visa đang làm gia tăng làn sóng cử nhân, học giả, chuyên gia Trung Quốc trở về nước sau khi học tập, làm việc tại Mỹ. Đại học Tế Nam, một trong những trường đại học hàng đầu Trung Quốc, đã cam kết sẽ nhận giáo sư Li và đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm của ông sau khi ông bị Đại học Emory sa thải. Các công ty Trung Quốc cũng đang tích cực tiếp cận những nhân viên trở về từ Thung lũng Silicon Mỹ

"Tất nhiên, chúng tôi vui mừng được đón họ, nếu họ là những người chúng tôi cần", nhà sáng lập tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei Nhậm Chính Phi, tuần trước cho hay

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ít lần kêu gọi "đổi mới bản địa" trong các ngành công nghệ cốt lõi kể từ khi lên nắm quyền hồi năm 2012. Trung Quốc đang thúc đẩy cải cách giáo dục đại học. Mỹ năm 2018 đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng Chỉ số Đổi mới Toàn cầu, trong khi Trung Quốc xếp thứ 17

"Không thể dựa vào Mỹ về công nghệ và đổi mới. Trung Quốc từ lâu đã hiểu được điều đó", Suisheng Zhao, giám đốc Trung tâm Hợp tác Mỹ - Trung tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel thuộc Đại học Denver, Mỹ, nói. "Trung Quốc không có cách nào tốt hơn là tự phát triển tài năng công nghệ cao của riêng mình"

Vũ Hoàng
 
Virus Corona đánh vào "trái tim" tham vọng Made in China 2025

corona-1580893936841687010300-crop-158089394273939911105.jpg

Thành phố Vũ Hán đã bị phong tỏa sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp bùng phát
Thành phố Vũ Hán còn được gọi là "Chicago của phương đông" vì tính chất quan trọng về giao thương và công nghiệp

Vai trò chủ chốt trong tham vọng Made in China 2025

Sự bùng phát của dịch bệnh do virus chủng corona mới, gọi tắt là nCoV, đang tạo ra các tác động trực tiếp tới ngành sản xuất của Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Hồ Bắc, nơi đóng vai trò chiến lược trong tham vọng "Made in China 2025" của nước này, và là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất ô tô

Hiện tại, các hoạt động sản xuất tại thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh, đã được hạn chế ở mức tối đa, khi đa phần công nhân được khuyến khích ở nhà

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số công ty sản xuất thép, hoá chất và sản phẩm bán dẫn, cũng như điện lực, vẫn tiếp tục hoạt động, qua đó cho thấy một số ưu tiên nhất định cho Vũ Hán của chính quyền Bắc Kinh

Nằm ở vị trí chiến lược và điểm giao nhau của 2 con sông lớn là Trường Giang và Hán Thuỷ, Vũ Hán đã trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của Trung Quốc, một phần là bởi những lợi thế lớn về mặt hậu cần

Tỉnh Hồ Bắc, với thủ phủ là Vũ Hán, hiện chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc. Vũ Hán đóng vai trò chủ chốt trong tham vọng Made in China 2025

Các công ty đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch công nghiệp này đều đóng tại Vũ Hán. Tsinghua Unigroup, một công ty sản xuất chất bán dẫn lớn ở Vũ Hán, là doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên sản xuất quy mô lớn chip thẻ nhớ 3D NAND

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm nhà máy sản xuất chip ở Vũ Hán của Yangtze Memory Technologies, một công ty con của Unigroup vào năm 2018, hành động cho thấy chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy nhanh sự phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn

Vũ Hán cũng được coi là trung tâm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào các công ty sản xuất chip nước ngoài, nhất là khi Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt đối với công ty sản xuất điện thoại ZTE vào năm ngoái

Ngoài ra, BEO Technology Group, một công ty sản xuất tấm nền màn hình lớn tại Trung Quốc, cũng có nhà máy tại Vũ Hán

Dự án xe không người lái là một trong những ưu tiên của Made in China 2025, trong đó Vũ Hán đã trở thành thành phố đầu tiên tại Trung Quốc cho phép hoạt động dịch vụ xe buýt tự lái. Hiện thành phố đã cho phép một số công ty, bao gồm cả hãng tìm kiếm Baidu, thử nghiệm dịch vụ này trên đường phố

Hãng sản xuất điện thoại Xiaomi hiện có một trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Vũ Hán, đã thông báo cho phép nhân viên làm việc tại nhà, hoặc chờ đợi thông tin từ nhà chức trách để quay trở lại các phòng thí nghiệm

Ngoài ra, Vũ Hán cũng có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Các nhà máy tại tỉnh Hồ Bắc sản xuất 2,42 triệu xe vào năm 2018, đóng góp 10% tổng sản lượng xe ô tô tại Trung Quốc và vượt qua số lượng sản xuất tại Pháp, Anh và Thái Lan. General Motors, Honda Motor và PSA Groupe đều có các liên doanh tại đây. Bên cạnh đó, hơn 500 hãng sản xuất các bộ phận ô tô cũng có nhà máy tại Vũ Hán

Đình trệ vì virus Corona

Các công ty tại Hồ Bắc đã kéo dài thời gian nghỉ Tết cho đến ít nhất là 13/2, lâu hơn thời điểm đi làm lại ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Hiện đã có hơn 5.000 người bị nhiễm nCoV tại Vũ Hán, và hơn 10.000 người khác trên toàn tỉnh Hồ Bắc

Một chuyên gia trong lĩnh vực chất bán dẫn đã mô tả tình hình tại Vũ Hán trong những ngày qua:"Các công nhân về quê sau dịp nghỉ lễ Tết nguyên đán không thể quay trở lại thành phố, và quan trọng hơn là các công ty đặt hàng không thể vào Vũ Hán để kiểm tra chất lượng sản phẩm, do đó ảnh hưởng tới việc vận hành các dây chuyền sản xuất"

"Trong thời điểm các cuộc kiểm tra an toàn bị đình trệ, việc chuẩn bị cho kế hoạch thương mại hoá không thể tiến hành", một chuyên gia tại công ty phát triển xe tự lái cho biết

"Kể cả khi các nhà máy được đưa vào hoạt động trở lại, chúng tôi không thể đưa việc sản xuất trở lại như bình thường, nhất là khi các linh kiện được mua từ nhiều thành phố khác nhau", một nhân viên tại công ty sản xuất ô tô Dongfeng Motor Group nói

F-Tech, một công ty con của Honda Motor, đã quyết định sản xuất các sản phẩm phanh xe ô tô tại Philippines, thay vì nhà máy ở Vũ Hán

Lãnh đạo một công ty sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết, năng lực sản xuất ô tô tại Trung Quốc có thể sẽ bị tác động tiêu cực. "Chúng tôi đã bắt đầu xem lại nguồn cung hàng để tính toán khả năng sản xuất các bộ phận ô tô ở bên ngoài Trung Quốc", ông nói

Công ty nghiên cứu Gasgoo Auto Research dự báo doanh số bán xe trên toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm từ 3 - 6% so với năm 2019 do dịch bệnh từ nCoV

Khi thị trường vẫn còn đang thích ứng với tình hình mới, một câu hỏi được đặt ra là tác động thực chất của dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và toàn cầu

Trên tạp chí tài chính Caijing, Zhang Ming, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 1 sẽ giảm xuống còn 5%, thấp hơn 1% so với quý trước

Ngành sản xuất thép đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Vũ Hán, một phần là bởi vị trí quan trọng trong tuyến đường kết nối với phần còn lại của Trung Quốc. Baowu Steel Group, công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc và thứ 2 thế giới, đặt nhà máy sản xuất quy mô lớn tại đây. Chính nguồn thép sản xuất tại đây đã tạo đà cho sự phát triển của ngành sản xuất ô tô tại thành phố
 
Top