What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Ngành công nghiệp quốc phòng Israel

thoidaianhhung

Administrator
Việt nam ‘thương thảo’ mua hỏa tiễn của Israel​

090330031354_truongsasoldiers_226.jpg

Hải quân Việt Nam đang hiện đại hóa hệ thống phòng thủ để bảo vệ biển đảo​

Sau hợp đồng mua máy bay đa dụng từ Canada để tuần tra biển, quân đội Việt Nam đang thương thảo với Israel để mua hỏa tiễn tầm ngắn dùng vào việc phòng thủ Trường Sa, báo Straits Times từ Singapore đưa tin.

Thỏa thuận mua dàn phóng hỏa tiễn của Israel nhiều khả năng sẽ hoàn tất cuối tháng Năm, và sẽ là hợp đồng bán vũ khí đầu tiên của quốc gia vùng Trung Đông cho Việt Nam.

Dàn hỏa tiễn tầm ngắn do bộ phận Công nghiệp quốc phòng của Israel và Công nghệ Hàng không của nước này hợp tác chế tạo. Vũ khí này xuất hiện lần đầu tiên tại Hội chợ Hàng không Paris năm 2005.

Website của hãng sản xuất vũ khí Israel nói về loại hỏa tiễn phóng từ bệ pháo này như sau: “Tầm bắn: hơn 150 cây số. Đầu đạn: nặng 125 cân. Xác xuất bắn trúng mục tiêu: khoảng 10 thước.”

Và chúng có thể được dùng vào mục đích: “Hỏa tiễn có thể phóng từ phương tiện khác nhau. Bệ phóng từ mặt đất thường dùng bốn ống phóng đạn. Hệ thống có thể lắp trên xe tải để chuyển vị trí. Hoặc trang bị cho căn cứ phòng thủ cố định.”

Robert Karniol, phân tích gia quốc phòng, tác giả của bài viết đăng trên Straits Times cho rằng loại hỏa tiễn Hải quân Việt Nam muốn mua thuộc dạng phòng thủ cố định, được đưa đến bờ biển nhằm đánh trả tàu chiến nước ngoài.

Trị giá của hợp đồng mua hỏa tiễn không được tiết lộ. Tuy nhiên Karniol cho rằng sức hủy diệt của vũ khí Israel mạnh hơn hệ thống hỏa tiễn phòng thủ tương tự của Singapore, vốn mua từ Mỹ.

Tờ báo cho rằng gần đây Hà Nội đang tìm cách hiện đại hóa vũ khí phòng thủ của binh chủng hải quân. Các chương trình mua vũ khí gần đây của Hà Nội đều nhắm đến tăng cường năng lực bảo vệ lãnh thổ biển đảo.

Đó là hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga. Gần đây hơn là quyết định mua sáu máy bay DHC-6 Series 400 với mục đích tuần tra biển, từ Canada.

Thậm chí đơn hàng mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga mà Hà Nội ký với Mascơva tháng 12 năm ngoái, tờ báo viết, cũng có yếu tố bảo vệ lãnh thổ biển đảo. Các máy bay này sẽ được trang bị hỏa tiễn loại hiện đại, nhắm bắn tàu chiến đối phương
 
Israel tiết lộ vũ khí bí mật siêu chính xác​

Israel đã giới thiệu loại tên lửa vốn được giữ bí mật trong một thời gian dài, dùng để thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ chính xác cao.
Loại tên lửa độc đáo Spike NLOS có điểm nổi bật là kích thước nhỏ, khả năng chống nhiễu cao và có thể sử dụng cho các phân đội nhỏ

Với trọng lượng chỉ 70 kg, tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở xa đến 25 km. Tên lửa được kiểm soát hoàn toàn ở mọi giai đoạn bay - tức là trong khi bay, có thể lái tên lửa sang mục tiêu khác hoặc dừng bay, điều rất quan trọng trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của trận đánh hiện đại

Spike NLOS có độ linh hoạt đáng kinh ngạc: nó có thể lắp trên phương tiện bất kỳ và tích hợp với các phương tiện chỉ huy tác chiến hiện đại, thu nhận thông tin để dẫn tên lửa từ các sở chỉ huy, máy bay không người lái, vệ tinh hoặc phương tiện quan sát của bệ phóng

Hiện nay, các tên lửa chống tăng họ Spike đang được trang bị cho quân đội 18 nước. Spike NLOS sẽ là vũ khí mới đem lại cho các đơn vị mặt đất khả năng hiếm có của một loại đạn chính xác cao, có thể sử dụng cho tiến công và phòng ngự

Các tên lửa có thể trang bị các loại phần chiến đấu khác nhau: xuyên lõm, nổ mảnh, đa năng (với các chế độ kích nổ khác nhau)

khncnlos2.jpg

Tên lửa Spike-NLOS phù hợp với khái niệm tác chiến mới bằng các đơn vị nhỏ và mang lại cho chúng sức mạnh hỏa lực chưa từng có​


Ngoài ra, sự nhỏ gọn, triển khai nhanh chóng và sức mạnh hỏa lực của Spike NLOS cho phép giảm sự phụ thuộc của các phân đội nhỏ vào chi viện của pháo binh và không quân, tạo cho chúng khả năng tác chiến hiệu quả chống các công sự, xe tăng và các mục tiêu khó tấn công khác đối với vũ khí thông thường. Trong khi đó, xạ thủ Spike vẫn nằm ngoài khu vực sát thương của mọi vũ khí bộ binh và chịu nguy cơ tối thiểu bị pháo có nòng và pháo phản lực bắn phá, sát thương

Spike NLOS hậu thuẫn đáng kể cho khái niệm tác chiến bằng lực lượng phân tán, tức là bằng các phân đội được phân tán trên toàn chiến trường, và không dựa vào tuyến sau của các đơn vị lớn triển khai trên tiền duyên mặt trận, mà dựa vào các tuyến đường giao thông và sự chi viện hỏa lực bằng vũ khí chính xác cao

Chiến thuật này đang được quân Mỹ áp dụng rộng rãi ở Afghanistan, nơi mà các phân đội nhỏ dựa vào các chốt phòng thủ kiểm soát một khu vực nhất định

Spike NLOS sẽ biến các tiền đồn phòng ngự đó thành những pháo đài thực sự với “cánh tay với dài” có khả năng vươn tới bất cứ kẻ thù nào trong nháy mắt và chặn đứng cuộc tấn công của các lực lượng có ưu thế hơn

Hệ thống tên lửa được coi là không đắt, đơn giản và rẻ trong sử dụng, nhưng lại tiên tiến và về hiệu quả có thể sánh với các tên lửa chiến thuật hạng nặng và đắt tiền hơn

Vũ khí mới của Israel có lẽ sẽ tìm được người mua, nhất là trong số các nước nghèo vốn không có điều kiện duy trì một số lượng lớn máy bay tiêm kích trang bị vũ khí chính xác cao và các hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật
 
Thái Lan mua UAV Aerostar của Israel​

Thái Lan xác nhận đã quyết định mua một số phương tiện bay không người lái (UAV) từ công ty hàng không quốc phòng Aerostar của Israel.
Thỏa thuận này bao gồm tùy chọn mua thêm 4 chiếc UAV khác

Năm 2009, Bộ Quốc phòng Thái Lan đã mở hợp đồng đấu thầu mua UAV và không quân có trách nhiệm đánh giá hoạt động của các UAV từ nhiều quốc gia khác nhau. Cuối cùng, họ đã quyết định mua sản phẩm của công ty hàng không quốc phòng Aerostar (Israel)

QPCN-AEROSTAR-1.jpg

UAV Aerostar​

UAV Aerostar là mẫu máy bay trinh sát không người lái có thời gian hoạt động lâu dài, khả năng thu thập thông tin tình báo đáng tin cậy

Kể từ khi được giới thiệu vào năm 2000, UAV Aerostar đã phá vỡ nhiều kỷ lục thế giới, thiết lập các tiêu chuẩn chưa từng có về độ tin cậy, vòng đời, khả năng hoạt động, lựa chọn tải trọng và giao diện hệ thống

UAV Aerostar được trang bị hệ thống camera ảnh nhiệt với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh tình báo với độ sắc nét cao. Sự có mặt của loại máy bay này giúp tăng năng lực trinh sát đường không của không quân Thái Lan

Một vài thông số cơ bản: chiều dài 4,5m, sải cánh 6,5m, trọng lượng cất cánh tối đa 210kg, khoảng cách truyền dữ liệu 200km, thời gian hoạt động liên tục 12 giờ, tải trọng 50kg (bao gồm cảm biến, radar khẩu độ tổng hợp, hệ thống chỉ thị lazer)
 
Mỗi năm Việt Nam bỏ ra 2 tỷ USD mua vũ khí​

100816041327_nguyenchivinh_226.gif

Việt Nam sẽ tiếp tục hiện đại hóa quân đội trong những năm tới​

Lần đầu tiên Việt Nam nhắc đến số tiền Hà Nội bỏ ra để mua vũ khí mỗi năm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay số tiền Việt Nam bỏ ra để mua mới hay tân trang vũ khí mỗi năm chiếm khoảng 1,8% GDP

Năm 2010 GDP Việt Nam đạt 102,2 tỷ USD theo một số nguồn tin trong nước

Tính ra số tiền Việt Nam dùng để mua sắm trang thiết bị quốc phòng khoảng 2 tỷ USD

Nhấn mạnh chuyện “mua sắm vũ khí là điều đương nhiên và cần thiết,” ông Vịnh nói Việt Nam đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội ngay cả khi kinh tế thế giới suy thoái

“Những năm vừa rồi, trong khi nền kinh tế thế giới đi xuống thì kinh tế của Việt Nam lại có bước phục hồi nhanh. Ta trích ra mua tàu ngầm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống phòng không hiện đại S300

“Sắp tới sẽ tiếp tục mua theo khả năng kinh tế của đất nước…”

Trung tướng Vịnh giải thích ngân sách mua sắm vũ khí của Việt Nam (1,8% GDP) “vẫn ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực”

Mua vũ khí Mỹ

Việt Nam không quan tâm lớn trong việc mua trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh


Trong bài trả lời phỏng vấn với mạng tin điện tử từ Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới

Mục đích hàng đầu, theo ông Vịnh, là để “xây dựng lòng tin”

Cạnh đó là “tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau,” qua việc hai phía chấp nhận những điểm giống và khác nhau để “cùng phát triển”

Trước câu hỏi Việt Nam có cần mua vũ khí của Mỹ không, sẽ mua khi nào, với điều kiện gì, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng Việt Nam không vội vã

“Việt Nam không có mối quan tâm lớn trong việc mua những trang thiết bị từ phía Mỹ. Nếu Mỹ bán thì tốt, không bán thì Việt Nam vẫn tự lo được bằng khả năng và các mối quan hệ khác”

Tuy nhiên ông Vịnh tin rằng “sẽ có ngày các nhà kỹ nghệ Mỹ sang Việt Nam mời mua vũ khí” khí ấy Việt Nam sẽ chỉ mua những gì “cần, tiện lợi và rẻ”

“Còn đắt thì không mua

“Đây không phải là nhu cầu ưu tiên của Việt Nam.” ông Vịnh nhấn mạnh

Hải quân, không quân và thông tin là ba binh chủng được lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho phép sắm sửa vũ khí, trang thiết bị để “đi thẳng lên hiện đại.”

Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc mua sắm khí tài quân sự. Việc hiện đại hóa quân đội sẽ được “tiếp tục trong những năm tới,” ông Vịnh nhấn mạnh

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói thêm trong bối cảnh các nước lớn quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam và Đông Nam Á, điều làm ông lo ngại nhất là quốc gia bị lệ thuộc về chính trị

“Bị nước khác chi phối về chính trị thì sẽ dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập tự chủ, mất chế độ xã hội và dẫn đến mất nước"

Lệ thuộc chính trị có thể đến từ nhiều hướng, theo nhiều cách, trên nhiều lĩnh vực, ông Vịnh nói

"Nếu chúng ta không cảnh giác thì sẽ bị lệ thuộc, mất luôn cả chủ quyền đất nước”
 
Tên lửa Israel có bảo vệ được các hòn đảo của Hàn Quốc ?​

– Chính quyền Hàn Quốc đã quyết định sử dụng tên lửa do Israel sản xuất để bảo vệ các hòn đảo phía Bắc gần biên giới với Triều Tiên

Giàn tên lửa với số lượng khoảng 70 bệ phóng nhập từ Israel đã được Hàn Quốc cho triển khai trên 5 hòn đảo phía Bắc giáp với biên giới Triều Tiên, bao gồm cả đảo Yeonpyeong (nơi đã từng xảy ra cuộc đấu pháo giữa hai miền vào ngày 23/11/2010 khiến cho Hàn Quốc bị thiệt hại nặng nề) để sẵn sàng ứng phó nhanh khi có tình huống xảy ra

Kế hoạch triển khai giàn tên lửa trên 5 hòn đảo này đã được đưa ra ngay sau khi cuộc đấu pháo diễn ra. Theo đó, Hàn Quốc không chỉ bổ sung thêm vũ khí, trang bị mà còn điều gần 2.000 binh sỹ và đội trực thăng chiến đấu Cobra tới bảo vệ các hòn đảo này

Theo nhận định của báo giới địa phương, tên lửa của Israel mà Hàn Quốc sử dụng để bố trí trên 5 hòn đảo nêu trên là loại tên lửa chống tăng Dorban hay Spurs được điều khiển bằng vệ tinh chuyên dụng

Được trang bị hệ thống tự dẫn nên trong phạm vi 25 km tên lửa Dorban có thể tiêu diệt rất chính xác mục tiêu của đối phương, kể cả mục tiêu di động. Nó có thể được sử dụng trên các phương tiện vận tải mặt đất lẫn trên máy bay trực thăng

Tuy nhiên, theo các thông tin có được thì hiện nay nền công nghiệp quốc phòng của Israel không hề sản xuất loại tên lửa này. Không loại trừ đây là hệ thống bảo vệ tích cực cho xe tăng và xe bọc thép Hetz Dorban hay còn được biết đến với cái tên Iron Fist (cú đấm thép)

Hệ thống này không có chức năng tấn công mà chỉ bảo vệ cho các mục tiêu trước các đợt tấn công của tên lửa chống tăng và đạn pháo của đối phương. Hơn nữa, hiện nay hệ thống này vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và tiếp tục thử nghiệm trong năm 2011 này

Những thông tin này hoàn toàn trái ngược với những gì mà báo chí Hàn Quốc đã đưa ra trước đó. Điều này có nghĩa là các tên lửa mà Hàn Quốc đã triển khai chỉ mang tính phòng vệ chứ không hề mang tính chất sẵn sàng chủ động tấn công

Bên cạnh đó, hiệu quả bảo vệ của hệ thống này đến đâu vẫn chưa thể kiểm chứng được nếu không qua thực tế

Điều này cũng khiến cho nhiều chuyên gia tỏ ra ngờ vực và nghi ngờ về khả năng phòng vệ của Hàn Quốc khi sử dụng tên lửa của Israel để chống chọi lại những đợt tấn công mới từ phía Bắc Triều Tiên có thể nổ ra bất cứ lúc nào
 
Xuất khẩu vũ khí Israel đạt 7,4 tỷ USD năm 2010​

- Forecast International cho biết, theo đánh giá ban đầu, giá trị xuất khẩu vũ khí của Israel năm 2010 đạt mức 7,4 tỷ đôla

Thống kê chính xác về xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự do Israel sản xuất sẽ được công bố sau khi kiểm kê xong các hợp đồng cung cấp dịch vụ và những thỏa thuận đi kèm

Mỗi năm, Israel xuất khẩu khoảng 80% toàn bộ sản phẩm quốc phòng do tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này sản xuất được. Đồng thời, khối lượng xuất khẩu vũ khí tăng hàng năm. Năm 2005, giá trị xuất khẩu vũ khí của Israel đạt 3,5 tỷ đôla, năm 2006 – 4,9 tỷ đôla, 2007 – 5,6 tỷ đôla, 2008 – 6,6 tỷ đôla, còn năm 2009 – 7,4 tỷ đôla

Theo đánh giá của các đại diện tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel, trong một vài năm tới, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Israel sẽ giảm. Xu hướng này là do mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ - một trong những khách hàng chính – bắt đầu xấu đi, còn các nước châu Âu đã bắt đầu cắt giảm ngân sách quốc phòng trong điều kiện thâm hụt ngân sách quốc gia. Trong tương lai, việc xuất khẩu vũ khí chủ yếu sẽ được đảm bảo bởi Ấn Độ và các nước Bắc Mỹ - những khách hàng lớn nhất mua sản phẩm quốc phòng của Israel

Những loại vũ khí chính được Israel xuất khẩu gồm máy bay không người lái, những hệ thống khác như modul điều khiển từ xa, radar, thiết bị cảm biến…

Nếu tính giá trị xuất khẩu vũ khí của Israel do chính phủ và các cơ quan phân tích khác đưa ra thì nước này chiếm vị trí thứ ba về khối lượng cung cấp vũ khí trên thị trường thế giới. Theo thống kê năm 2010, vị trí đầu tiên thuộc về Mỹ (31,6 tỷ đôla); vị trí thứ hai thuộc về Nga (10 tỷ đôla)

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu các vấn đề hòa bình Stockholm (SIPRI), theo tổng kết năm 2010, “bộ ba” trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí gồm: Mỹ (8,6 tỷ đôla), Nga (6 tỷ đôla) và Đức (2,3 tỷ đôla). Israel đứng thứ 11 (472 triệu đôla) trong danh sách những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. SIPRI tính giá trị xuất khẩu theo giá năm 1990. SIPRI thống kê dựa vào việc cung cấp thực tế vũ khí và thiết bị quân sự. Điều này giải thích sự khác biệt của các con số với thống kê chính thức
 
Israel cám ơn Mỹ đã cấp tiền cho hệ thống phòng thủ tên lửa​

- Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 18/4 đã lên tiếng bày tỏ cám kích Tổng thống Mỹ Barack Obama vì đã hỗ trợ tài chính cho một hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ nhà nước Do Thái khỏi các rocket của Palestine, Nhà Trắng cho hay

Nhà Trắng tuyên bố, ông Netanyanhu “đã bày tỏ cảm kích sâu sắc đối với Mỹ trong việc hỗ trợ tài chính cho hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Sắt”, hệ thống mà ông ấy nhấn mạnh đã ngăn chặn thành công một số rocket nhắm tới cộng đồng Israel”

Về phần mình, ông chủ Nhà Trắng cũng “chúc mừng Thủ tướng Israel về những tiến bộ ấn tượng trong công nghệ và bày tỏ niềm tự hào rằng hợp tác Israel-Mỹ đang tiến triển tích cực”

Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn 205 triệu đô la Mỹ nhằm giúp Israel triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn được gọi là “Vòm sắt”. Hỗ trợ tài chính này trở thành chính thức khi Tổng thống Obama kí vào tài liệu phân bổ ngân sách năm 2011

Kể từ năm 2007, Mỹ đã cấp khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm cho Israel, toàn bộ số tiền này được dành cho việc mua vũ khí Mỹ, theo một bản ghi nhớ song phương có giá trị tới năm 2017

Ngày 16/4, Netanyahu tuyên bố với sự hỗ trợ tài chính của Mỹ, “chúng tôi sẽ bảo vệ dân thường và các thành phố của Israel chống lại rocket bắn từ Dải Gaza”

Hiện, quân đội Israel đã triển khai “Vòm sắt” ở hai địa điểm, một là thành phố sa mạc miền nam Beersheva ngày 27/3 – chỉ vài ngày sau khi thành phố này bị các chiến binh từ Dải Gaza tấn công bằng rocket Grad – và ngày 04/4 ở thành phố cảng miền nam Ashkelon
 
Hàn Quốc triển khai dàn tên lửa tối tân giáp biên giới Triều Tiên​

spikenlos2.jpg

- Quân đội Hàn Quốc, ngày 6/9, vừa ký hợp đồng mua hệ thống tên lửa Spike NLOS tân tiến của Israel để triển khai gần biên giới biển với CHDCND Triều Tiên

Quan chức chính quyền Hàn Quốc cho biết sẽ có khoảng 50 hệ thống tên lửa Spike NLOS được triển khai trên hai đảo là Baengnyeong và Yeonpyeong ở Hoàng Hải vào cuối năm nay

Tên lửa Spike NLOS sử dụng công nghệ định vị toàn cầu và có thể nhằm trúng mục tiêu với độ chính xác cao. Loại tên lửa này có thể được phóng đi từ mặt đất, trên không và trên biển. Mỗi quả tên lửa có giá 300.000 USD

Phía Israel cho biết, Spike NLOS có tầm bắn 25 km, đặc biệt thích hợp tấn công mục tiêu được che giấu. Theo các nhà phân tích, Hàn Quốc sẽ tìm cách tiêu diệt hoàn toàn hệ thống trọng pháo được che giấu ở vùng bờ biển phía bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tấn công Seoul

Hàn Quốc đã triển khai trọng pháo tự hành, giàn phóng rocket và các hệ thống vũ khí hiện đại khác cùng hàng ngàn lính thủy trên hai hòn đảo vùng biên giới biển nói trên. Ngoài ra hồi tháng 6, Seoul cũng đã lập bộ tư lệnh đặc trách quân đội trên Baengnyeong và Yeonpyeong
 
Việt Nam - Israel hội đàm hợp tác quốc phòng​

Các quan chức quốc phòng Việt Nam và Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng vào cuối quý 3 năm 2011

Theo ấn bản IHS Jane’s, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng giám đốc CNQP Israel đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong tháng 9/2011. Tuy nhiên, chi tiết của các cuộc hội đàm này không được tiết lộ

Theo một số nguồn tin, các cuộc đàm phán liên quan đến hợp tác song phương giữa 2 nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quân sự, cũng như sản xuất các sản phẩm quân sự

Trong khuôn khổ chuyến thăm, các quan chức quốc phòng Việt Nam đã tham quan một số cơ sở sản xuất quốc phòng lớn của Israel

qp_viet_israel_3.jpg

Xe trinh sát bọc thép Ram-2000 là biểu tượng cho sự hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel​

Theo Tạp chí Jane, Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004-2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel

Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đối với việc mua các thiết bị thông tin liên lạc điện tử tầm xa, đề nghị các nhà thầu Israel hiện đại hóa một số vũ khí có nguồn gốc từ Liên Xô

Từ năm 2009 trở đi, khi quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện, Mỹ đã xem xét các vấn đề về nới lỏng cấm vận quân sự đối với Việt Nam, quan hệ quốc phòng 2 nước đã được cải thiện đáng kể

IHS Jane’s nhận định, đây là một cơ hội tốt cho Israel thâm nhập thị trường vũ khí Việt Nam
 
Việt Nam có thể mua UAV của Israel trong 4 năm tới ?​

Theo trang tin Kol Israel của Israel cho biết có thể trong 4 năm nữa Việt Nam sẽ là khách hàng mua máy bay không người lái của nước này

images616401_israel.jpg

Theo đó, tờ báo này nói rằng:“Ngành công nghiệp máy bay không người lái của Israel (CAP) đã có một số hợp đồng với doanh số trị giá hơn 1,1 tỷ USD cho các "khách hàng ở châu Á", theo đài phát thanh "Kol Yisrael"

Những "khách hàng" ở châu Á là ai - không được tiết lộ rõ ràng. "Chúng tôi có thể giả định một trong những nước sau đây - Ấn Độ, Hàn Quốc và ở mức độ ít hơn - Việt Nam và Đài Loan. CAP chỉ cho biết rằng giao dịch sẽ được thực hiện trong bốn năm tới

"Theo tuần báo Quốc phòng Jane," công bố dữ liệu cho thấy công ty điện tử công nghiệp Elta của Israel đã làm việc với Việt Nam vào năm 2005, nhiều bộ thiết bị quân sự và vô tuyến điện tử đã được cung cấp. Trong thời gian 2004-2005, khá nhiều các cuộc đàm phán để ngành công nghiệp quan sự Israel cung cấp các sản phẩm cho Việt Nam

Ngoài ra, phía Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến các thiết bị pháo binh tầm xa và hệ thống thiết bị thông tin liên lạc, phía Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm mạnh mẽ. Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam hy vọng phía Israel sẽ hiện đại hóa các sản phẩm của Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam

Bên cạnh đó tờ The Straits Times của Singapore cũng cho biết Việt Nam đã từng đàm phán để mua tên lửa Extra của Israel, theo cơ quan Công nghệ Hàng không Israel (IAI) cho biết loại tên lửa phòng thủ tầm ngắn này có tầm bắn hơn 150 km, mang đầu đạn 125 kg. Sai số trong bắn trúng mục tiêu vào khoảng 10 mét trọng lượng phóng 450 kg

images616402_images384797_Han_Quoc.jpg

Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều. Tên lửa EXTRA có đường kính 30 cm, chiều dài 3, 97m tương tự như đạn của hệ thống rocket phóng loạt M270 MLRS của Mỹ. EXTRA có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. EXTRA có thể phóng từ hệ M270 MLRS có trong trang bị của Mỹ, Israel và nhiều nước khác

Tên lửa được trang bị hệ dẫn quán tính dựa vào GPS của hãng IAI và sử dụng một động cơ phát khí để điều chỉnh quỹ đạo bay. Dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng đi, sau khi phóng tên lửa tự điều khiển và bay tới mục tiêu

EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng 4 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong contenơ kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp

Với những vũ khí mới tối tân và hiện đại Việt Nam có thể mua được của Israel rõ ràng sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam sẽ mạnh hơn bao giờ hết giúp quân và dân ta có đủ khả năng bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc mà cha ông đã giữ gìn hàng nghìn năm nay
 
Israel muốn bán vũ khí cho Việt Nam​

Israel đang tăng cường các cuộc thăm của quan chức quốc phòng nhằm ký kết các hợp đồng cung cấp vũ khí-khí tài cho Việt Nam

Website Globes của Israel mới đăng bài của Yuval Azulai tựa đề "Ngành công nghiệp quốc phòng Israel nhắm tới Việt Nam", đánh giá rằng tuy hiện lượng vũ khí bán cho Việt Nam chưa nhiều nhưng tiềm năng rất lớn

Tờ báo mạng này cho hay Cơ quan Hợp tác và Xuất khẩu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Israel "rất quan tâm tới Việt Nam"

Sáu tháng trước, Tổng thống Israel Shimon Peres đã thăm Hà Nội cùng một đoàn đại biểu hùng hậu, sau đó là lãnh đạo bộ quốc phòng trong chuyến thăm ít ồn ào hơn

Việt Nam mở Đại sứ quán ở Tel Aviv năm 2009 trong một sự kiện đánh dấu bước chuyển biến ấm dần trong quan hệ hai bên. Và hợp tác quốc phòng, trong đó có xuất khẩu vũ khí, chính là một trong các lĩnh vực được cho là có tiềm năng nhất

Điều kiện chưa sẵn sàng

Từ cách đây hai năm, đã có tin Việt Nam thương lượng để mua hỏa tiễn phòng thủ tầm ngắn Extra của Israel. Giới chuyên gia cho rằng loại hỏa tiễn mà Hải quân Việt Nam muốn mua thuộc dạng cố định trên mặt đất, dùng để đối phó với tàu chiến nước ngoài và sẽ được sử dụng để nâng cao năng lực biển đảo

Chưa rõ hai bên đã ký được hợp đồng mua bán này hay chưa, nhưng mạng Globes nói Israel vẫn còn ngần ngại chưa bán cho Việt Nam một số loại vũ khí tấn công, như chiến đấu cơ không người lái (advanced unmanned aerial vehicles - UAV), hỏa tiễn dạng tối tân hay bom có định vị

Báo này cho hay: "Điều kiện chưa sẵn sàng để bán các thể loại hàng nhạy cảm. Cần có thêm quan hệ thân cận và tin tưởng để mua bán vũ khó cũng như chuyển giao công nghệ bí mật mà không làm các nước khác và các đồng minh tức giận"

Hoa Kỳ, nước đồng minh chủ chốt của Israel, cũng vẫn chưa đồng ý bán vũ khí sát thương cho Việt Nam

Tuy nhiên, mạng Globes nói Israel đã thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam một số vũ khí phòng thủ và cùng xây dựng nhà máy sản xuất súng trường hiện đại, cũng như nâng cấp xe tăng mà Việt Nam mua từ hồi Xô viết

Tổng giá trị các hợp đồng vào thời điểm này ước tính khoảng vài chục triệu đôla nhưng sẽ tăng nhanh khi Israel rót vốn để xây dựng nhà máy sản xuất súng trường trị giá hơn 100 triệu đôla ở Việt Nam

Theo mạng Globes, tập đoàn Công nghiệp Vũ khí Israel (IWI) đã đạt thỏa thuận với phía Việt Nam để xây nhà máy sản xuất phiên bản AS của súng trường bộ binh Galil và việc xây dựng sẽ bắt đầu trong vòng một năm nữa
 
Việt Nam, đích nhắm của hàng vũ khí Israel​

- Mặc dù số lượng vũ khí bán cho Việt Nam hiện vẫn còn khá ít, nhưng Cơ quan Hợp tác và Xuất khẩu Quốc phòng (SIBAT) thuộc Bộ Quốc phòng Israel lại đang rất quan tâm đến thị trường này và cho đây là một thị trường tiềm năng

a06d6209c42c66fd82cf4ace28abace1.jpg

Từ lúc Đại sứ quán Tel Aviv được Việt Nam chính thức mở cửa, những cuộc gặp gỡ, những cái bắt tay và những ly rượu hữu hảo giữa hai nước đã không còn là điều hiếm hoi. Cũng từ đó, Việt Nam thường xuyên được Israel nhắc đến như một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp quốc phòng​

Có tăng trưởng từ 6-8% GDP mỗi năm, quân đội khá lớn nhưng thiết bị lại lạc hậu, đang trong quá trình hiện đại hóa vũ khí, khí tài để đối phó với những biến động mới, chính là những điểm khiến Việt Nam có khả năng vẫy gọi ngành công nghiệp quốc phòng Israel. Các quan chức hàng đầu của Israel đã tăng cường các chuyến thăm Hà Nội trong thời gian gần đây

Tháng 11.2011, Tổng thống Israel Shimon Peres đã đến thăm Việt Nam. Mới đây nhất, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Israel, ông Udi Shani và các quan chức thuộc SIBAT cũng thực hiện chuyến công du sang Việt Nam, những chuyến đi được xem là hiếm hoi trước đây nay đã trở thành thường xuyên

Các nguồn tin quốc phòng cho biết thỏa thuận đạt được giữa các quan chức hàng đầu của Bộ quốc phòng với đối tác Việt Nam là nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng. Về phía doanh nghiệp, việc buôn bán hãy còn khá khó khăn khi những người đứng đầu các công ty quốc phòng của Israel vẫn bị Bộ từ chối đề nghị bán chiến đấu cơ không người lái (UAV) cho “người bạn mới” Việt Nam. Các loại vũ khí tấn công như tên lửa tân tiến và bom định vị hãy còn gặp phải nhiều ngần ngại từ phía Israel

Báo chí Israel cho biết điều kiện thương mại để mua bán các thiết bị nhạy cảm vẫn chưa sẵn sàng. Hai bên cần có quan hệ thân thiết hơn và niềm tin cần thiết để thực hiện các giao thương như vậy, cũng như chuyển giao công nghệ quốc phòng bí mật mà không làm quan ngại các quốc gia hay đồng minh khác

Hiện nay, Việt Nam đang cần thời gian để xây dựng mối quan hệ này trong khi Israel cần thời gian để phát triển. Tuy nhiên, Israel đã thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam một số vũ khí phòng thủ và hỗ trợ xây dựng một nhà máy sản xuất súng trường hiện đại, cũng như nâng cấp xe tăng mà Việt Nam mua của Liên Xô trước đây

Theo nguồn tin giấu tên từ Bộ quốc phòng Israel, “trong vài năm qua, 4 hoặc 5 công ty quốc phòng Israel đã có qua lại với Việt Nam khi chính sách quốc phòng của Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh và củng cố ở thị trường mới Việt Nam. Cho đến nay, tổng trị giá các giao dịch này đã đạt con số vài chục triệu USD, nhưng tiền không phải là vấn đề quan trọng giai đoạn này, cái chính là tiềm năng hợp tác tương lai”

Từ cách đây hai năm, đã có tin Việt Nam thương lượng để mua hỏa tiễn phòng thủ tầm ngắn Extra của Israel. Giới chuyên gia cho rằng loại hỏa tiễn mà Hải quân Việt Nam muốn mua thuộc dạng cố định trên mặt đất, dùng để đối phó với tàu chiến nước ngoài và sẽ được sử dụng để nâng cao năng lực biển đảo khi tình hình tranh chấp ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, chưa có thông tin chính thức nào về hợp đồng này

Một trong những “mối làm ăn” lớn trước mắt là Công ty vũ khí Israel lên kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo vũ khí hạng nhẹ ở Đông Nam Á với tổng lượng đầu tư hơn 100 triệu USD. Nhà máy này sẽ sản xuất phiên bản súng trường Galil tân tiến thế hệ AS của Israel

Bản hợp đồng phức tạp về dự định này đã được ký kết và công tác xây dựng có thể bắt đầu trong một năm nữa sau khi các bí quyết công nghệ được phía Israel chuyển giao cho Việt Nam. Với quy mô này, trong tương lai nhà máy có thể mở rộng hoạt động hơn nữa

Thiết lập quan hệ ngoại giao vào giữa những năm 1990, mối quan hệ Việt Nam-Israel đã có nhiều khởi sắc từ năm 2009. Dấu hiệu rõ nét cho điều này là việc Việt Nam mở Đại sứ quán Tel Aviv

Sự hấp dẫn ở thị trường Việt Nam không chỉ thu hút Israel mà còn là các nước phương tây đang tìm kiếm thị trường mới cho ngành công nghiệp quốc phòng. Một quan chức quốc phòng Israel nói ông tin các công ty quốc phòng Mỹ sẽ sớm muốn có chỗ đứng ở quốc gia Đông Nam Á này

Ngọc Khanh
 
Israel muốn thành đối tác quốc phòng lớn của Vietnam​

Tờ Israel Defense mới đây có bài viết về việc Israel đang muốn trở thành đối tác lớn hơn với Việt Nam và các nước láng giềng ở Đông Nam Á

Theo Israel Defense, một số hợp đồng mua sắm quốc phòng nhỏ và những cuộc thương lượng giữa Israel với một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thể dẫn tới các hợp đồng tiếp theo đang biến nước này trở thành mục tiêu chính cho nhiều nhà công nghệ Israel

Phó Tổng giám đốc của Cơ quan xuất khẩu và hợp tác quốc tế Israel, ông Lior Kunitzki nhận xét trực tiếp: “Đối tác có tiềm năng to lớn và họ biết chính xác những gì Israel có thể cung cấp cho họ”

Các chuyến viếng thăm liên tục của các giám đốc điều hành cấp cao trong ngành công nghệ quốc phòng của Israel trong mùa hè năm 2012 đến quốc gia đối tác cho thấy rõ ràng, nước này đang trở thành mục tiêu ưu tiên cho các hoạt động tìm kiếm khách hàng ở khu vực châu Á của Israel

Tuy nhiên, liệu đối tác có thực sự trở thành khách hàng lớn cho ngành công nghệ quốc phòng của Israel? Khả năng này là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là nước này rất cần hiện đại hóa hệ thống vũ khí do nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ

Nhiều hợp đồng hứa hẹn

Quan hệ giữa Israel và quốc gia đối tác được hâm nóng từ năm 2011. Sau nhiều "hoạt động hậu trường", quan hệ giữa hai nước được thể hiện bằng chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Israel Shimon Peres với sự tham gia của hàng chục các nhà doanh nghiệp Israel phần lớn là các quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp quốc phòng

Các chuyên gia cho rằng đối tác coi Israel như một nguồn cung cấp kiến thức cũng như trang thiết bị. Một quan chức cấp cao trong ngành quốc phòng ở Israel trả lời tờ Israel Defense cho hay, đối tác là quốc gia đang phát triển nhưng lại sở hữu nhiều vũ khí cũ kĩ. Trong khi đó, nước này đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nên rất cần các công nghệ tiên tiến của phương Tây

Theo nguồn tin này, Israel được đánh giá là một đồng minh – một đất nước sở hữu nhiều công nghệ quân sự và sẵn lòng chuyển giao các bí quyết. Nguồn tin trên đánh giá trong năm 2013, đối tác sẽ trở thành khách hàng chính cho ngành công nghiệp quốc phòng của Israel cũng như trở thành đồng minh của nước này. “Mức độ hợp tác giữa hai nước sẽ không cao như mức độ hợp tác giữa Israel và Ấn Độ nhưng chắc chắn sẽ rất đáng kể”, nguồn tin nhận xét

Hiện tại, đối tác đang quan tâm tới rất nhiều thứ trong đó quan trọng nhất là nâng cấp các trang thiết bị lỗi thời như máy bay, trực thăng, hệ thống pháo binh, các tàu tuần tra tốc độ cao, hệ thống radar trên không cũng như hệ thống thông tin liên lạc

Một số cuộc thương lượng “quan trọng” đã đang diễn ra giữa Bộ Quốc phòng đối tác và các nhà thầu quân sự Israel. Năm 2011, hợp đồng lớn nhất của đối tác và Israel là việc sẽ thành lập một nhà máy công nghiệp quốc phòng, trị giá lên đến 100 triệu USD. Trong năm 2012, các hợp đồng vẫn được hai bên thương lượng và được phía Israel đánh giá là “có hứa hẹn”
 
Top