What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Người nghèo: thị trường khổng lồ

thoidaianhhung

Administrator
Phát triển công nghệ nhúng - Một hướng đi đúng​


Rất nhiều tổ chức đã đi trước chúng ta, chúng ta phải cố gắng hơn


Tuy còn nhiều bàn cãi về định nghĩa cũng như khái niệm về công nghệ nhúng nhưng qua thực tiễn họat động trong lĩnh vực này tại Việt Nam cũng như trên thế giới đặc biệt các đúc kết mang tính định hướng của Nhật Bản, một nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới có thể hiểu “Công nghệ nhúng” là một tập hợp các mảng kiến thức về khoa học & kĩ thuật, các kĩ năng kĩ thuật được sử dụng theo một quy trình hợp lí nhằm tạo ra những sản phẩm (thiết bị, hệ thống) nhúng.

Các sản phẩm nhúng này bản chất là các thiết bị, hệ thống kĩ thuật, nói chung bao gồm cả phần cứng & phần mềm (có thể là computer) được thiết kế gắn vào các hệ thống, thiết bị đang tồn tại (hệ thống mẹ) cho một mục đich nào đó, tùy thuộc vào yêu cầu. Đặc điểm chung của các sản phẩm nhúng này là chúng phải có giá thành thấp, tiêu thụ ít năng lượng, phần lớn phải họat động trong thời gian thực (real time) và tất nhiên nó phải hoàn toàn tương thích với hệ thống mẹ.

Sơ bộ có một cái nhìn khái quát về công nghệ nhúng ta thấy nó vô cùng phù hợp với họat động của các công ty kỹ thuật vừa và nhỏ của Việt nam, trong đội ngũ đó có Cty TNHH Cơ khí-Điện tử Tân Lai. Định hướng này giúp cho Cty phát huy được sức mạnh của của đội ngũ cán bộ chuyên môn có tâm huyết,có tư duy, khả năng chuyên môn kĩ thuật tốt,mối quan hệ liên kết rộng. Khắc phục được những hạn chế của Cty là tiềm lực tài chính, khả năng đầu tư thấp, lực lượng chuyên môn mỏng, không đồng bộ. Như vậy nếu chọn được định hướng đúng trong từng giai đọan, có kế họach xây dựng lực lượng về cả tổ chức và chuyên môn, đạt được mục tiêu:

- Có một đội ngũ chuyên môn kĩ thuật tinh nhuệ,làm chủ công nghệ nhúng tiên tiến

- Được điều hành,quản lí ,họat động theo chuẩn ISO

- Có mối hợp tác liên kết rộng trong nước và quốc tế

Trong nền công nghiệp nhúng của Việtnam đang hình thành và phát triển tin rằng Cty sẽ có thể phát triển & thu được hiệu quả.Như vậy bản chất của việc xây dựng Cty là việc xây dựng tổ chức và lực lượng nhằm tới việc tạo ra các sản phẩm nhúng trên cơ sở tích hợp các công nghệ tiên tiến phục vụ đời sống,kinh tế ,quốc phòng ,hình thành các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Chúng ta thấy quá trình hình thành một sản phẩm nhúng phải thực hiện một số công việc chính là:

- Thu thập thông tin:là giai đoạn tìm hiểu về nhu cầu thị trường,tìm khách hàng đang có nhu cầu,thu thập nắm bắt những công nghệ đang có trên thị trường.

- Xử lí thông tin:đề suất ý tưởng hoặc chọn giải pháp công nghệ, đề ra yêu cầu kĩ thuật cho hệ thống. Thiết kế,tích hợp hệ thống trên cơ sở khảo sát đối tượng (hệ thống mẹ) & các yêu cầu của khách hàng và thị trường.

- Thử nghiệm,đánh giá hệ thống và chuẩn bị kế hoạch bảo hành, bảo trì hệ thống theo yêu cầu.

Toàn bộ các công việc trên phải được điều hành quản lí như quản lí những dự án bằng các công cụ IT tiên tiến.

Từ những phân tích sơ bộ trên có thể thấy vị trí của thông tin có ý nghĩa cực kì quan trọng trong họat động của công ty. Nó là nguồn cung cấp về nhu cầu thị trường, nguồn cập nhật các công nghệ mới, đầu mối của các hợp tác về kĩ thuật công nghệ với các đơn vị bạn…Vì vậy việc công ty phải có đầu tư thích đáng vào lĩnh vực này là không còn phải bàn cãi. Tuy nhiên đầu tư vào đây tới mức độ nào phải có lựa chọn tối ưu, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Để khắc phục được điểm yếu của công ty là khả năng vốn đầu tư nhỏ Công ty phải chọn giải pháp tăng khả năng liên kết và áp dụng các công cụ IT tiên tiến, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên có thể coi là vô tận là Internet. Việc xây dựng Website Tan lai.net với nội dung phù hợp, các công cụ IT mạnh là một việc làm đi đúng hướng và cần thiết.

Yếu tố quan trọng thứ hai để có thể thành công trong việc tạo ra các sản phẩm nhúng có chất lượng cao là khả năng tư duy & khả năng công nghệ của đội ngũ các bộ kĩ thuật của Cty. Đội ngũ này phải thực sự thiện chiến và tinh nhuệ. Phải có khả năng nắm bắt, làm chủ các công nghệ khóa,có tư duy kĩ thuật tốt,có khả năng đề suất các ý tưởng,giải pháp công nghệ tối ưu cho những yêu cầu cụ thể, biết làm việc với các đối tác để có khả năng thiết kế,tích hợp các sản phẩm nhúng phù hợp nhất đối với yêu cầu đặt ra. Để đạt được yêu cầu này phải thông qua tổ chức lực lượng và đào tạo. Phải kết hợp việc đào tạo chính quy, tự học nhằm nắm bắt các công nghệ khóa và hòan thiện kĩ năng thông qua họat động thực tiễn,thực sự họ phải được nhúng vào họat động thực tiễn.Tổ chức lực lượng, tạo ra các bộ phận chuyên sâu, tạo sự liên kết chặt trẽ giữa các nhóm chuyên môn ,phát huy khả năng của từng cá nhân, bộ phận trong đội ngũ là việc mà các nhà quản lí điều hành Công ty phải làm. Công việc này sẽ hiệu quả nếu sử dụng các công cụ quản lí IT tiên tiến.

Để thấy được lượng kiến thức khổng lồ mà các cán bộ kĩ thuật phải được trang bị trong quá trình huấn luyện,đào tạo ta thử định hình nhiệm vụ,kĩ năng cơ bản nhất mà một cán bộ kị thuật phải làm được dưới dây (H-2):

Để có được những kĩ năng này phải có cả một quá trình nhúng họ trong công việc thực tiễn được định hướng và quản lí khoa học. Đây là một quá trình tích lũy lâu dài, tuy nhiên các nhà quản lí điều hành sau một thời gian họat động thực tiễn phải nhanh chóng xác định được những công nghệ chủ chốt, là bộ công cụ cần thiết nhất cho việc tác nghiệp của Công ty.

Hiện nay đang có những công nghệ có thể được sử dụng làm công nghệ khóa cho tác nghiệp của Cty.Về tông thể một sản phẩm nhúng bao gồm hai thành phần : phần cứng và phần mềm:

Đối với phần cứng : Kiến trúc CPU dùng trong các hệ thống nhúng có nhiều lọai khác nhau:từ Intel x86, Atmel, Microchip, Motorola, Phillips… .Một cấu hình chung của sản phẩm nhúng là một hệ thống one chip (SoC), thực chất là những mạch tích hợp chức năng. Đã bao gồm cả CPU và các ngoại vi. Hướng đi hiện nay của nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhúng là FPGA và CPLD ,ít hơn là việc sử dụng các lọai máy tính nhúng như PC/104 hoặc System On Module(SOM) và Singleboard computer.

Đối với phần mềm: Khi thiết kế một hệ thống nhúng ít khi có khái niệm phần cứng hoàn toàn mà phần cứng thường đi đôi với phần mềm,chí ít củng là phần lập trình điều khiển. Phần mềm này thường phụ thuộc vào loại cấu trúc được chọn khi thiết kế phần cứng. Các kiến trúc phần mềm nhúng thường hay được dùng khi thiết kế là:

- Loại kiến trúc vòng lặp giám sát/điều khiển: xây dựng một trương trình lặp đơn giản,từ vòng lặp này có thể gọi tới các thủ tục con, mỗi thủ tục con sẽ xử lý một phần của hệ thống. Thông thường với loại kiến trúc này thì các ngắt được sử lí thong qua các cờ (flags) hay các bộ đếm (counter) .
- Kiến trúc đa nhiệm không ưu tiên: Kiến trúc này tương tự như kiến trúc trên ngoại trừ việc vòng lặp bị che dấu bởi giao diện lập trình ứng dụng (API) ,một loạt các ngoại vi được xây dựng ,mỗi ngọai vi được điều khiển bằng một thủ tục con.Có thể đơn giản hơn là xây dựng kiến trúc theo kiểu một hàng đợi các sự kiện & một vòng lặp.Vòng lặp này sẽ gọi thủ tục phụ thuộc trạng thái hàng đợi. Lợi thế lớn nhất của việc xây dựng kiến trúc đa nhiệm không ưu tiên là dễ bổ xung các module phần mềm khi cần thiết.

- Kiến trúc lập trình với Pre-emptive timers : là kết hợp các đặc tính của hai kiến trúc trên còn sử dụng thêm các bộ thời gian (timer) nhằm thực hiện chương trình theo các sự kiện thời gian.

Về công cụ phần mềm để phát triển một sản phẩm nhúng vô cùng đa dạng ,tính đa dạng của nó tương tự như sự đa dạng của các kiến trúc phần cứng hiện có mặt trên thị trường.Tuy nhiên một số công cụ cơ bản có thể kể tới là trình dịch (compiler), Assembly, trình gỡ rối (debugger) …và trong nhiều trường hợp để phát triển các hệ thống nhúng có thể dùng các chương trình của máy tính khi các CPU sử dụng cùng lọai CPU của máy PC, kể cả các hệ điều hành phổ biến như LINUX.

Tính đa dạng ,mảng kiến thức rộng lớn như vậy đặt ra một bài toán khó,nhưng không thể không làm là sau một giai đọan họat động thực tiễn những người điều hành công ty phải sớm xác định những công nghệ khóa để tổ chức, huấn luyện đào tạo những nhóm (có thể là cá nhân) có chuyên môn sâu kĩ năng giỏi ,là nòng cốt của đội ngũ công nghệ của Công ty.

Việc góp nhặt kiến thức từ các nguồn thông tin có thể truy cập, các kinh nghiệm khi giải quyết những dự án cụ thể, những sáng kiến kĩ thuật, những ý tưởng hay của đội ngũ phải được tổ chức tổng hợp thành các tài liệu KHKT, trở thành tài sản trí tuệ chung của Công ty. Việc này phải được thực hiện theo một quy chế cũng giống như việc Backup các dữ liệu quan trọng của Công ty.

Như vậy với một đội ngũ chuyên môn vững, có tâm huyết, quyết tâm cao có định hướng đúng Công ty TNHH Cơ khí- Điện tử Tân Lai hòan toàn có thể tin tưởng vào thành công trong lĩnh vực công nghệ nhúng phục vụ đời sống, kinh tế, quốc phòng. Sớm có vị trí xứng đáng trong nền công nghiệp nhúng của Việt Nam.

ES
 
Người nghèo: thị trường khổng lồ​

- Các công ty Ấn Độ đang thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ chuyển giao từ các nước phát triển và tự mình trở thành những nhà sáng tạo khi họ bắt đầu nhắm vào thị trường lớn còn đầy tiềm năng: những người nghèo.

AD1.jpg

Một bác sĩ Ấn Độ sử dụng máy đo nhịp tim được thiết kế lại để khám cho bệnh nhân. Máy này của Hãng General Electric, có giá chỉ 1.000 USD, bằng 1/10 so với máy thông thường​

Xu hướng đó bắt đầu rộ lên ở đất nước 1,1 tỉ dân này khi những chiếc ôtô tí hon Nano giá chỉ 2.200 USD của Hãng Tata Motors bắt đầu lăn bánh trên các con đường từ tháng 7 năm nay, kéo theo hàng loạt sản phẩm mới cho những người ít tiền nhưng vẫn mong muốn cải thiện cuộc sống của mình. Nhiều sản phẩm không chỉ rẻ hơn sản phẩm cùng loại ở phương Tây, mà còn được thiết kế và sản xuất chỉ dành riêng cho người nghèo.

Tủ lạnh 70 USD


Đó không chỉ là phiên bản rẻ tiền hơn của hàng hóa phương Tây, trong nhiều trường hợp đó là những sản phẩm khác hẳn. Các công ty phương Tây không quan tâm nhiều đến thị trường này, nên đó là một thị trường chưa khai phá
ARINDAM BHATTACHARYA - Công ty tư vấn Boston Consulting ở Delhi


Những chi nhánh ngân hàng được thành lập chỉ với chi phí 50 USD để phục vụ các nông dân ở vùng xa xôi hẻo lánh nhất, bếp ăn bằng gỗ được cải tiến để tạo ra nhiều nhiệt và ít khói hơn có giá 23 USD cho các bà nội trợ nông thôn... Tất cả đang làm thay đổi bộ mặt đời sống và kinh doanh ở Ấn Độ.

Hãng Hindustan Unilever đã mất bốn năm để nghiên cứu và phát triển hệ thống bình lọc nước chạy pin Pureit có giá 43 USD và đang được hơn 3 triệu gia đình ở Ấn Độ sử dụng, hầu hết là ở các vùng nông thôn xa xôi, nhờ vào mạng lưới 45.000 phụ nữ là cộng tác viên của hãng ở khắp cả nước. Một ví dụ khác là tủ lạnh Little Cool của Công ty Godrej có giá 70 USD.

Chỉ cao khoảng 45cm và có bề ngang 60cm, chiếc tủ lạnh nhỏ xíu này có thể dự trữ thức ăn, làm ra đá, di chuyển dễ dàng, có chế độ chạy pin trong trường hợp bị mất điện và tích hợp công nghệ cao để giữ lạnh nhiều giờ sau khi ngắt nguồn. “Không ai trong gia đình tôi từng có một cái tủ lạnh. Nhưng với giá này thì bây giờ chúng tôi có thể mua một cái” - bà nội trợ Sangeeta Harshvardhan ở vùng nông thôn hẻo lánh Udgir thuộc bang miền tây Maharasthra hể hả khoe.

Không chỉ các nhà sản xuất, ngành dịch vụ cũng nhảy vào cuộc. Anurag Gupta, một doanh nhân ngành viễn thông, vừa ra mắt công nghệ ngân hàng phục vụ người nghèo dùng điện thoại thông minh và máy quét dấu vân tay. Một đại diện ngân hàng sẽ đi xuống vùng nông thôn và chi nhánh của ngân hàng được dựng lên ở bất cứ nơi nào có bóng râm.

Những người muốn gửi hoặc rút tiền đến đó và đưa thẻ căn cước ra, quét vân tay rồi gửi hay rút những khoản tiền nhỏ bé. Các giao dịch được xác nhận qua điện thoại di động và đại diện của ngân hàng sau đó sẽ trở lại một chi nhánh để chuyển hoặc rút số tiền mà anh ta cần.

Ông Gupta đặt tên cho phát kiến của mình là Zero, theo tên của phát minh mà ông cho là vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ: con số 0. Các ngân hàng ở Ấn Độ hiện đang sử dụng cách này để mở hàng triệu tài khoản mới. Chi phí vận hành “ngân hàng lưu động” của Gupta khoảng 50 USD/tháng và có thể phục vụ hàng trăm người mỗi ngày. Để so sánh, một trụ sở ngân hàng hay máy rút tiền tự động sẽ tiêu tốn hàng ngàn USD.

“Chúng tôi biến điện thoại thành một chi nhánh ngân hàng” - ông Gupta nói về chiếc điện thoại thông minh mà hệ thống của ông dùng để lưu trữ thông tin tài khoản, dấu vân tay, hình và cả giọng nói của khách hàng. Hệ thống Zero thậm chí còn giúp công nhân xây dựng Ấn Độ đang làm việc ở Bahrain mở tài khoản ngân hàng và gửi tiền về nhà một cách dễ dàng.

Đủ sức cạnh tranh

Giờ đây, trong khi các nước giàu gặp khó khăn về kinh tế, các nước đang phát triển vẫn tăng trưởng khá nhanh. “Có một thị trường tiềm năng cực lớn mà mọi công ty đều có thể vươn tới. Các nhân tố kinh tế mới ngày nay đang làm thị trường này ngày càng trở nên hấp dẫn” - Sunderraman, phó chủ tịch Công ty chế biến Godrej & Boyce có trụ sở tại Mumbai, nhà sản xuất tủ lạnh rẻ tiền hiệu Little Cool, bình luận.

Nhu cầu lớn một cách không ngờ cho điện thoại di động giá rẻ trong vài năm trở lại đây ở các vùng nông thôn và những khu nhà ổ chuột là một ví dụ. Nhờ có các điện thoại di động giá 20 USD và các mạng thu phí 2 xu/phút, các công ty sản xuất điện thoại di động Ấn Độ mỗi năm thu hút thêm 5 triệu khách hàng mới, hầu hết là những người mà không ai nghĩ đến chuyện phục vụ mới chỉ năm năm trước thôi.

Khuynh hướng này khiến cả những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới như Unilever hay General Electric (GE) phải chú ý. Chủ tịch GE Jeffrey Immelt, trong một chuyến thăm châu Á gần đây, chỉ ra rằng tập đoàn toàn cầu này đang tái cơ cấu để tận dụng điều mà ông gọi là “những sáng tạo đảo ngược”.

“Mối đe dọa lớn nhất với các công ty đa quốc gia Mỹ không phải là sự cạnh tranh từ các đối thủ hiện giờ mà từ các đối thủ ở những thị trường mới nổi” - giáo sư Vijay Govindarajan thuộc Trường kinh doanh Tuck School ở Dartmouth và trưởng tư vấn sáng tạo của GE nhận định.

Những gì xảy ra hiện giờ hoàn toàn khác với “cuộc cách mạng túi nhỏ” vào những năm 1980 khi Unilever và các công ty hàng tiêu dùng khác phát hiện rằng họ có thể thu thêm hàng triệu USD bằng cách bán dầu gội đầu, bột giặt, kem đánh răng và bánh snack đựng trong nhiều túi nhỏ với giá rẻ hơn.

Lần này, các doanh nghiệp Ấn Độ lại sáng tạo ra những sản phẩm cắt giảm chi phí để có thể đến được tay hàng tỉ người trên toàn thế giới đang sống với thu nhập dưới 2 USD/ngày, chứ không chỉ chia nhỏ chúng ra.

Thay vì xây dựng mạng lưới phân phối siêu thị chuyên nghiệp, nhiều công ty sản xuất hàng giá rẻ bán sản phẩm qua những nhóm nông dân tự giúp nhau ở địa phương và dù lợi nhuận biên không lớn, nhưng với số lượng khổng lồ, đó vẫn sẽ là một khoản lãi đáng kể với bất cứ nhà sản xuất nào. Đó là chưa kể họ còn có thể vươn xa hơn sang các thị trường khác là châu Á và châu Phi.
 
Top