What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Nguyễn Thành Nam

LOBBY.VN

Administrator
Chủ tịch FPT Software: "Ai đi châu Phi cùng tôi ?"

NguyenThanhNam.jpg

"Mỗi chúng ta đều mang trong người một chút dòng máu châu Phi. Từ lâu lắm rồi, trong một cánh rừng hoang dại miền Đông Phi, một con khỉ tên là Lucy đã rời cành cây nhảy xuống đất, trở thành thủy tổ loài người"

Từ đó, chúng ta tỏa đi khắp nơi

Các cuộc chiến tranh, những bản trường ca, cách mạng và nghệ thuật, máy móc và đam mê...

Dần dần chúng ta cũng quên mất Lucy

Đến trước khi gặp Đại sứ Tunde, tôi hầu như không nghe được điều gì tốt đẹp về đất nước Nigeria. Và cũng chẳng có khái niệm đất nước này ở đâu nữa. Thậm chí, tôi cũng không có thiện cảm khi ĐH FPT tuyển một số sinh viên từ Nigeria. Tôi cứ nghĩ, không khéo các em ấy lại đi làm điều gì đó thì có phải mang tiếng mình không !

Khi biết tin chúng tôi định đi Nigeria, tất cả những thông tin mà tôi nhận được, từ nhóm nghiên cứu, đến bạn cũ học ở châu Âu, hay khách hàng ở Úc, Nhật, đều khuyên tôi hết sức cẩn thận. Nghe nói bên đó lừa đảo và bạo lực tràn lan, muỗi và côn trùng lúc nào cũng nhăm nhăm mang đến bệnh vàng da và thổ tả !

Nhưng có lẽ đại sứ Tunde đã kích động dòng máu Lucy trong 7 anh chị em chúng tôi. Chúng tôi vẫn lên đường

Ba ngày thật là ngắn ngủi, nhưng đáng và không thiếu những khoảnh khắc đáng nhớ

Cậu John, người Anh, đại diện của Nokia-Siemens, cười ha hả: Trời ơi, ai cũng bảo châu Phi không thể sống được. Ở London đã chắc gì an toàn hơn (lúc đó London đang rối loạn vì bạo động). Tin tao đi, cùng lắm là bị bắt cóc như tao này, lột hết quần áo rồi vứt ra giữa đường chứ gì. Uống bia đi! (Bia Star của bạn ngon hơn cả Heneken)

Anh Thịnh, đại diện thương mại Việt Nam thì run run vì kích động: Bọn em sang đây đi, không bán máy tính được thì trồng rau. Hoặc đánh quần áo như thằng Minh (một thanh niên Việt Nam không hiểu sao trôi dạt sang đó). Lo gì không kiếm được tiền. Chứ ở đây có mấy anh em (có khoảng 20 người Việt Nam đang sống ở Nigeria), xem dân Tàu họ sang làm mà mình sốt hết cả ruột

Có những thời điểm bất ngờ, đích thân Thống đốc bang Ogun và các bộ trưởng đã đứng hết cả dậy vỗ tay khi Wale phát biểu: Chúng tôi sẽ cùng với FPT lập trường đại học CNTT đầu tiên tại đây !


FPT_Nguyen_Thanh_Nam_Nigeria.jpg

Tặng điện thoại FPT F99 cho thống đốc bang Ogun


Có những chuyện cười mà buồn như Khánh chợ giời bị hải quan thò tay vào túi xin mất 500 Niara hay HiểnHC vào đến Gate rồi lại bị điều trở ra vì máy bay hết chỗ

Có những phút xúc động nghe Vụ Lễ tân Tổng thống giới thiệu FPT mà tất cả chúng tôi không tin đó là giới thiệu về mình: Việt Nam đang trở thành một cường quốc ở châu Á và FPT là thương hiệu công nghệ hàng đầu của khu vực và thế giới !

Trước khi về, Wale, người bảo trợ, kiêm lái xe, kiêm khuân vác của chúng tôi dẫn tôi ra trước một công trường lớn: Nam, tiền đây này, tiền không thiếu, tiền cho đất nước Nigeria và những người tin tưởng vào tương lai của nó. Cái chính là chúng mày phải sang đây mà lấy. Tao nghĩ ban đầu ít nhất phải khoảng 100 người

Vâng, chúng tôi sẽ sang. Hay ít nhất là tôi sẽ sang. Tôi thầm hứa với Wale như vậy. Có lẽ cụ tổ Lucy đã sống lại trong người tôi

Ai đi châu Phi cùng tôi ?

Nguyễn Thành Nam
 
Last edited:
Ông Nguyễn Thành Nam: "Cứ làm bừa đi "

Theo ông Nam: "Các bạn chỉ có thể thuyết phục được NĐT, khi thực sự có đam mê. Khi có một ý tưởng, bạn nên chia sẻ nó cho nhiều người, đến khi thuyết phục được ai đó móc hầu bao đầu tư cho bạn"

khoinghiep-1.jpg

"Cứ làm bừa đi" - Đó là lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang hoặc chuẩn bị khởi nghiệp của ông Nguyễn Thành Nam, Chủ tịch HĐQT Quỹ FPT Capital tại buổi công bố Khóa huấn luyện "Khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon" và buổi Luyện thuyết phục nhà đầu tư do TOPICA Founder Institute tổ chức

Cũng theo ông Nguyễn Thành Nam, một ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng không dành được sự ủng hộ của nhiều người, và "Các bạn chỉ có thể thuyết phục được nhà đầu tư, khi các bạn thực sự có đam mê. Khi có một ý tưởng, bạn nên chia sẻ nó cho nhiều người, gặp ai cũng nói, cho đến khi thuyết phục được ai đó móc hầu bao đầu tư cho bạn"

Cũng là một diễn giả tại buổi nói chuyện, ông Trần Thanh Sơn, TGĐ Tamtay.vn lại chia sẻ những kinh nghiệm rất thú vị trong thời kỳ huy động vốn thành lập doanh nghiệp. Theo ông Sơn, nguồn đóng góp từ người thân là nguồn vốn không thể bỏ qua

Tại buổi tập luyện, 3 doanh nghiệp do ban tổ chức đề cử, và 3 doanh nghiệp thắng cuộc trong cuộc thi thuyết trình theo nhóm sẽ trình bày chớp nhoánh trong 3 phút trước Ban giám khảo là đại diện các quỹ đầu tư, các doanh nghiêp đã gọi vốn thành công như FPT Capital, IDGVV, Techcombank Capital, Tamtay.vn, Vatgia.com để được chấm điểm và nhận xét góp ý

Khóa huấn luyện "Khởi nghiệp từ Thung lũng Silicon" bắt đầu từ 30/10/2011, kéo dài 15 tuần tại Hà Nội, với 8 "Huấn luyện viên" là các Tổng giám đốc Sáng lập thành đạt từ Thung lũng Silicon Mỹ, và 16 Tổng giám đốc Sáng lập thành đạt ở Việt Nam. Học viên là những người có kỹ năng xuất sắc về công nghệ, kinh doanh, tài chính v.v. , hoặc những người mới khởi tạo doanh nghiệp, mong muốn xây dựng các doanh nghiệp Internet và Mobile có tiềm năng phát triển mạnh và thu hút được vốn đầu tư

24 "triệu phú" thành đạt không chỉ huấn luyện, mà còn trở thành cổ đông trong các doanh nghiệp do 50 học viên sáng lập, tạo nên một liên minh các công ty đón đầu làn sóng Internet và Mobile thứ 2 ở Việt Nam

Tại chương trình luyện tập này, TOPICA Founder Institute công bố danh sách các Huấn luyện viên thành đạt đã đăng ký tham gia, và danh sách 10 doanh nhân đầu tiên trúng tuyển. Các học viên này là những doanh nhân trẻ dày dặn kinh nghiệm thương trường, am hiểu công nghệ và đầy nhiệt huyết. Hầu hết trong số họ đang điều hành các doanh nghiệp với quy mô 30-70 nhân viên, và doanh thu hàng năm từ vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng. Họ mong muốn học hỏi được những tầm nhìn, chiến lược, kinh nghiệm quý báu, và những bài học xương máu của các Huấn luyện viên thành đạt đi trước, và hy vọng sẽ góp phần đáng kể vào "Làn sóng thứ 2" của Internet và Mobile Việt Nam

Đối tượng của TOPICA Founder Institute là các doanh nhân mới khởi nghiệp, các quản lý, nhân viên có kinh nghiệm hoặc những người đã từng khởi nghiệp thất bại vài lần
 
Last edited:
Ông Nguyễn Thành Nam rời FSoft đi phát triển thị trường châu Phi

Ngày 25/10, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đã ký các quyết định về việc miễn nhiệm, bổ nhiệm nhân sự cấp cao của Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)

10252011-105455-PM.jpg

Ông Nguyễn Thành Nam và ông Hoàng Nam Tiến

Theo đó, ông Nguyễn Thành Nam sẽ thôi giữ chức Chủ tịch FPT Software để nhận vị trí Giám đốc Dự án Phát triển thị trường Nigeria. Đây là trọng trách mới mang tính chiến lược nhằm khai phá và phát triển thị trường châu Phi, một thị trường giàu tiềm năng cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, giáo dục và thương mại của Tập đoàn FPT

Ông Hoàng Nam Tiến, hiện là Ủy viên HĐQT FPT sẽ thay ông Nguyễn Thành Nam giữ vị trí Chủ tịch FPT Software

Bà Bùi Thị Hồng Liên sẽ thôi giữ chức Tổng Giám đốc FPT Software và được bổ nhiệm làm Trợ lý của Chủ tịch Tập đoàn FPT với nhiệm vụ đẩy mạnh hợp tác chiến lược với các đối tác Nhật Bản ở cấp Tập đoàn

Ông Nguyễn Thành Lâm, hiện là Phó Tổng Giám đốc FPT Software sẽ thay chị Liên đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc FPT Software

Ông Ogawa Takeo sẽ thôi giữ chức Giám đốc FPT Nhật Bản để đảm nhận cương vị Cố vấn Chủ tịch Tập đoàn FPT

Ông Trần Xuân Khôi, hiện là Phó Giám đốc FPT Nhật Bản sẽ thay ông Ogawa nắm giữ vị trí Giám đốc FPT Nhật Bản

Các quyết định này nằm trong lộ trình thực hiện chiến lược OneFPT (2011-2024) của Tập đoàn. Các lãnh đạo hiện thời của FPT Software sẽ đảm nhận cương vị mới để thực hiện chiến lược Toàn cầu hóa toàn diện các lĩnh vực cốt lõi của FPT

Ê kíp lãnh đạo mới sẽ được giao trọng trách dẫn dắt FPT Software có bước phát triển nhanh và bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng nhằm bắt nhịp các xu hướng công nghệ của thế giới như Cloud Computing, Mobility, Smart Devices

FPT mong muốn, sự thay đổi này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho các khách hàng, đối tác, nhân viên và nhà đầu tư bằng sự cam kết cao nhất từ Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, các lãnh đạo hiện tại cũng như ê kíp lãnh đạo mới của FPT Software

Ông Hoàng Nam Tiến là lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm và từng đảm trách rất nhiều cương vị quan trọng của Tập đoàn FPT. Anh đã điều hành những lĩnh vực kinh doanh mang lại doanh thu lớn cho Tập đoàn. Ông Tiến tốt nghiệp Cử nhân công nghệ thông tin và là người luôn quan tâm đến các xu hướng công nghệ mới của thế giới. Với gần 20 năm hoạt động trong ngành, anh đã tạo dựng được mối quan hệ với những tập đoàn Công nghệ hàng đầu như IBM, HP, Microsoft, Nokia, Oracle, Cisco, Infosys…

Anh_Lam_258.jpg

Ông Nguyễn Thành Lâm gia nhập FPT Software từ những ngày đầu thành lập. Anh từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của FPT Software như Phó Giám đốc FPT Software TPHCM (2004-2007), Phó Giám đốc FPT Nhật Bản (2007 – 2008), Giám đốc FPT Nhật Bản (2009 – 2010) và Phó Tổng Giám đốc FPT Software kiêm Giám đốc FPT Software TP HCM

Ông Lâm cũng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, từ sản xuất, bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng, tài chính, giải pháp công nghệ và tại các địa bàn khác nhau: Nhật, Malaysia, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Anh tốt nghiệp cử nhân CNTT và Kinh tế tại Đức, là người có ý chí mạnh mẽ về việc bắt nhịp các xu hướng công nghệ mới để phát triển các hoạt động kinh doanh của công ty

Anh_Khoi_258.jpg

Ông Trần Xuân Khôi là một trong những người đầu tiên thành lập FPT Software, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau: sản xuất, bán hàng, quản lý sản xuất, nhân sự, tài chính và điều hành công ty

Với hiểu biết sâu sắc về thị trường Việt Nam và nhiều năm quan hệ với thị trường Nhật Bản, anh được kỳ vọng sẽ đề xuất những mô hình Offshore Development ở Việt Nam mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng Nhật Bản
 
Last edited:
Băn khoăn trước một danh sách người giàu nhất

Tất cả 40 người giàu nhất châu Phi đều đến từ 6 quốc gia và điều này khiến 47 quốc gia còn lại phải đối mặt với một số thực tế khắc nghiệt

Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần danh sách 40 người giàu nhất châu Phi do Forbes công bố gần đây

Danh sách này không bao gồm các "đối tượng tình nghi" mà mọi người thường nghĩ đến khi nói về người giàu ở châu Phi

Không có các đương kim hay cựu tổng thống, không có các nhà độc tài hay nhà cầm quyền dưới bất kỳ hình thức nào. Bởi, theo Forbes, họ cố gắng phân biệt giữa sự giàu có do cá nhân tự tạo ra thông qua kinh doanh và sự giàu có bắt nguồn chủ yếu từ địa vị quyền lực

Danh sách này cũng vắng bóng những phụ nữ chăm chỉ nổi tiếng của châu Phi: liệu điều đó nghĩa là làm việc chăm chỉ không mang lại sự giàu có ở châu Phi ?

Theo Forbes, người giàu nhất châu Phi là một người Nigeria. Có lẽ không có gì bất ngờ về điều này. Đã có rất nhiều câu chuyện thật cũng như giai thoại về sự giàu có của người Nigeria

Nhưng xem kỹ hơn danh sách, có thể thấy các vị trí hàng đầu chủ yếu thuộc về Nam Phi - nơi có đến 15 người trong danh sách, tiếp theo là Ai Cập với 9 người, Nigeria với 8 và Ma-rốc với 5. Còn lại Kenya và Zimbabwe góp mặt 3 người

Tất cả 40 người giàu nhất châu Phi đều đến từ 6 quốc gia và điều này khiến 47 quốc gia còn lại phải đối mặt với một số thực tế khắc nghiệt

Những nước không được góp mặt vào danh sách liệu có nên chấp nhận mình là "phận nghèo" ?

Hay vấn đề chỉ đơn giản là những nước như Ghana giỏi che giấu sự giàu có hơn nhiều ?

Những người thuộc danh sách của Forbes nổi danh về khả năng kiếm tiền - chứ không quan trọng giỏi giấu tiền đến đây

Ở Ghana, chúng tôi có "mối quan hệ" không mấy tốt đẹp với sự giàu có

Tại nhiều vùng của Ghana, mọi người được khuyến khích nhận mình nghèo khó và tỏ ra xấu hổ với sự giàu có

Bạn sẽ nghe thấy rất nhiều lời than "khổ thân tôi" từ những người cố hết sức để làm mình trông nghèo khó, khi mà thực ra không phải vậy

Thật vậy, như họ thường nói ở những vùng này: "Hãy để người khác nói điều đó thay bạn". Nói cách khác, hãy để người nào đó nói rằng bạn rất giàu, nhưng bạn thì không bao giờ tự nhận như thế

Đây có lẽ là lý do tại sao với rất nhiều người Ghana, nộp thuế là rất khó khăn. Bạn không thể đến và điền vào các bảng khai rằng bạn sở hữu đến cả triệu đô rồi nộp mức thuế tương xứng, ngay cả khi sự thực đúng là như vậy

Nói cách khác, không phải những người này đang trốn thuế - họ chỉ đơn giản cư xử như họ vẫn được dạy dỗ phải làm bằng cách nhận mình nghèo ngay cả khi không phải thế

Hẳn nhiên, người Ghana cũng không ai quên rằng cách đây chưa lâu - chính xác là vào năm 1982 - chính phủ đã kiểm tra tất cả các tài khoản ngân hàng cá nhân và bất cứ ai có hơn số tiền tương đương 50.000 đôla đều phải xuất trình trước một ủy ban để giải thích và biện minh cho nguồn gốc của số tiền

Ngày nay, mọi người không muốn giữ tiền trong ngân hàng để khỏi bị "tóm gáy". Ở Ghana, nếu bạn giàu có, người khác dễ nghĩ bạn là một tên trộm

Một vài năm trước đây, khi còn là quốc vụ khanh đặc trách giáo dục đại học, tôi đã có cuộc thương thuyết với các lãnh đạo sinh viên về việc gây dựng một chương trình cho sinh viên vay

Vì quỹ có hạn nên tôi đã cố gắng thuyết phục các lãnh đạo sinh viên chỉ nên dành các khoản vay cho những người thực sự cần và rằng cần có phương thức để xác định ai hội đủ điều kiện cho khoản vay

Gần như đồng thanh, họ khẳng định: "Tất cả chúng tôi đều nghèo"

Người Ghana phô bày sự nghèo như một huy hiệu danh dự

Tôi nói có phần phóng đại như vậy chỉ nhằm làm rõ vấn đề

Cũng có những vùng tại Ghana, mọi người tự nhận và khoa trương mình giàu có trong khi thực ra họ không có nhiều tiền đến vậy

Một hai tuần trước, tôi đã khoe với bạn rằng hai người quen của tôi ở thủ đô Accra là tỷ phú - tỷ phú đô la - và tôi đã tự hào về điều đó cho đến khi đọc danh sách của Forbes và "ảo ảnh tan vỡ"

Thế nhưng, khi nhìn vào danh sách một lần nữa, tôi cũng nhận thấy có một cái tên danh sách này bỏ qua mà tôi không tìm thấy bất cứ nguyên do nào để lý giải

Không có cái tên Mo Ibrahim trong danh sách. Và người đàn ông này lại vốn nổi danh là một tỷ phú Sudan, người từng lập một giải thưởng trị giá đến 5 triệu đô dành cho các lãnh đạo châu Phi nhằm khuyến khích họ làm những việc đúng đắn

Chắc chắn tiền của ông không bắt nguồn từ một địa vị chính trị ?

Bây giờ nếu đến ông ấy cũng "mất tích" trong danh sách, biết đâu tôi lại hy vọng hai người quen của tôi ở Accra sẽ có mặt trong một danh sách sửa đổi vào năm tới

Hải Tâm
 
Last edited:
Sẽ có làng Việt Nam ở Lagos

- Một chuyến đi nhiều kỷ niệm. Nhiều cảm xúc, nhiều điều bỡ ngỡ, nhiều câu hỏi chưa có trả lời. Nhưng chung một niềm tin sẽ đi được tiếp. Và không chừng năm sau sẽ có làng Việt Nam ở Lagos !

75708025a086dbb11c0b08896e5966d0.jpg

Gian hàng Việt Nam tại Lagos

Nigeria là nước đông dân nhất, là nền kinh tế lớn thứ hai châu Phi. Tiếng Anh là tiếng bản địa. Chế độ độc tài quân sự đã bị chấm dứt từ năm 1999. GDP tăng trưởng 8,4% năm nay, đang xuất siêu…

Liên hiệp quốc đánh giá Nigeria là cơ hội đầu tư lớn nhất tại châu Phi và có thể cả thế giới hiện nay. Vậy mà, theo đại sứ quán Việt Nam tại Abuja, chỉ có khoảng 20 người Việt Nam tại đây

Kiến trúc tốt nhưng không có thợ xây

Cũng chẳng có gì lạ. Đến trước khi gặp đại sứ Nigeria tại Việt Nam, ngài Tunde Ajisomo, tôi hầu như không nghe được điều gì tốt đẹp về đất nước này. Và cũng chẳng có khái niệm đất nước này ở đâu nữa

Tất cả những thông tin mà tôi nhận được, từ nhóm nghiên cứu, đến bạn cũ học ở châu Âu, hay khách hàng ở Úc, Nhật, đều khuyên phải hết sức cẩn thận. Nghe nói bên đó lừa đảo và bạo lực tràn lan, muỗi và côn trùng lúc nào cũng nhăm nhăm mang đến bệnh vàng da và thổ tả….

Nhưng có lẽ đại sứ Tunde đã kích động được dòng máu Lucy trong anh chị em chúng tôi. Chúng tôi vẫn lên đường…

Cách Hà Nội hơn 16 giờ bay, Lagos là thành phố đông dân bậc nhất tại Nigeria, gần 19 triệu dân. Với kết cấu hạ tầng cơ bản còn sơ khai nên giao thông và kiến trúc ở Lagos khá lộn xộn. Hầu như không có xe máy, nếu có chỉ là xe ôm. Phương tiện giao thông công cộng chủ yếu là minibus (ở Việt Nam gọi là xe đò) rất cũ kỹ

Xe được sơn đặc thù màu vàng, kẻ đen bên hông và chỉ có thể nói một câu là “long sòng sọc”. Ngoại thành Lagos đang phát triển, trên những con đường đang dang dở, cuốn bụi đất mù trời trong cái nắng hanh hanh làm cho người không quen đều cảm thấy nóng bức, ngột ngạt

Điểm đến đầu tiên là hội chợ thương mại quốc tế Lagos. Hội chợ này tổ chức hàng năm, năm nay đã là năm thứ 25. Thương vụ Việt nam cũng có một gian hàng. Trung Quốc có hơn 300 công ty tham gia. Ấn Độ có 100. Còn lại là Đài Loan, Ghana

Dân hồn nhiên, hiếu khách. Tổ chức lộn xộn. Bẩn. Người tham quan đông, bán hàng không dễ. Tuy nhiên cũng có thể hình dung không khí và cách làm ăn thương mại của người dân thường Nigeria

Cộng hoà Liên bang Nigeria (tiếng Anh: Federal Republic of Nigeria) giáp với Benin về phía tây, với Niger về phía bắc, với Chad về phía đông bắc và với Cameroon về phía đông. Phía nam Nigeria là vịnh Guinea, một bộ phận của Đại Tây Dương. Thủ đô của Nigeria là thành phố Abuja

Tiếp theo là các cơ sở giáo dục. Chúng tôi đi thăm đại học tư nhân Covenant, được coi là Harvard của châu Phi với khuôn viên rất đẹp, sinh viên nam thanh, nữ tú cao ráo sáng sủa, ăn mặc đẹp đẽ gây ấn tượng. Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy một giảng đường to như thế. Bạn giới thiệu là có thể dạy 1.800 sinh viên một lúc

Dạy thế này thì khác gì liveshow của ngôi sao ca nhạc. Tuy nhiên sau khi đi thăm trường sở thì thấy tự tin là mình có thể cạnh tranh được. Hôm sau chúng tôi đến đại học lớn nhất ở đây: đại học Tổng hợp Lagos. Ngạc nhiên vì các bạn đón tiếp rất nồng nhiệt, mặc dù chỉ nhờ một bạn sinh viên cũ dẫn đi

Trường to, 14 khoa, khoảng 50.000 sinh viên; khuôn viên đẹp... Nhưng cả thành phố Lagos cũng chỉ có ba trường đại học. Ngoại trừ top-end được học ở Âu Mỹ, thì Nigeria đang thiếu hẳn tầng lớp cán bộ quản lý tầm trung. Ở FPT chia cán bộ làm bảy cấp từ 1 đến 7, theo thang bậc này, tôi cho rằng bạn rất thiếu cấp 3 – 4 – 5

Ở các thành phố lớn cũng rất ít cửa hàng và siêu thị cho đồ tiêu dùng. Nhưng trong siêu thị cái gì cũng có. Có điều phải đi xa và đắt hơn ở Việt Nam. Dịch vụ đều đang sơ khai, giống Việt Nam cách đây hơn mười năm

Xã hội tuy nhếch nhác nhưng dân ở đây tuân thủ kỷ luật khá cao. Hội chợ lộn xộn, trời nắng chang chang, thế mà hàng trăm người sẵn sàng xếp hàng một ngay ngắn vào cửa, không chen lấn xô đẩy

Hay những dãy người xếp hàng trật tự đợi vào thang máy ở đại học Lagos. Ở siêu thị, trên đường phố cũng vậy. Tàu, bến tàu, cầu cảng, phân lô đất, quy hoạch xây dựng đều rất ngăn nắp. Hay những dãy nhà cũ nhưng đều đặn của khu Ikoyi. Vấn đề đúng là họ không có nguồn nhân lực để duy trì bộ máy. Kiến trúc tốt, nhưng không có thợ xây !

Giờ có lẽ là lúc phải trở về...

Việt Nam được Chính phủ Nigeria rất coi trọng. Năm 2005, Tổng thống Olusegun Obasanjo đã sang thăm Việt Nam. Lần này chúng tôi cũng được Tổng thống Goodluck Jonathan trực tiếp tiếp chuyện. Bạn cho rằng chúng ta nằm trong khu vực phát triển nhanh của châu Á, lại có kinh nghiệm đi sau, nhiều điều có thể học được

cea00523deeb25e2709548dfedb6878b.jpg

Hôm sau chúng tôi đến đại học lớn nhất ở đây: đại học Tổng hợp Lagos. Ngạc nhiên vì các bạn đón tiếp rất nồng nhiệt, mặc dù chỉ nhờ một bạn sinh viên cũ dẫn đi. Trường to, 14 khoa, khoảng 50.000 sinh viên. Khuôn viên đẹp, kiểu như đại học Bách khoa hồi xưa

Trong thời gian đoàn FPT tới Nigeria, quốc gia này đã xảy ra một số vụ lộn xộn ở Đông Bắc Nigeria làm mọi người ở nhà lo lắng. Nhưng chúng tôi ổn cả! Đánh bom ở cực Bắc, còn chúng tôi ở cực Tây. Các thành phố lớn phát triển của Nigeria đều ở phía tây nam

Từ đây bay tới đó cũng mất hơn ba tiếng. Cậu John, người Anh, đại diện của Nokia–Siemens, cười ha hả: “Trời ơi, ai cũng bảo châu Phi không thể sống được. Ở London đã chắc gì an toàn hơn (lúc đó London đang rối loạn vì bạo động). Tin tao đi, cùng lắm là bị bắt cóc như tao này, lột hết quần áo rồi vứt ra giữa đường chứ gì. Uống bia đi!” (Bia Star của bạn rất ngon)

Có vẻ như ở đây lĩnh vực nào cũng có cơ hội kinh doanh. Một chị chạy nợ từ Vũng Tàu sang làm cái chảo ra đường bán nem, trả hết nợ xông xênh. Anh Thịnh, đại diện thương mại Việt Nam thì run run vì kích động: “Bọn em sang đây đi, không bán máy tính được thì trồng rau. Hoặc đánh quần áo như thằng Minh. Lo gì không kiếm được tiền. Chứ ở đây chỉ có mấy anh em người Việt, xem Trung Quốc họ sang làm mà mình sốt hết cả ruột”.

Trong chiến lược “Transformation” của Tổng thống Jonathan đến năm 2015, Nigeria sẽ ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông, mạng lưới phân phối thiết bị, phát triển phần mềm và dịch vụ chăm sóc khách hàng và BPO. Cơ hội lớn cho FPT và các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường lớn nhất châu Phi này

Wale Ajisebutu, phó chủ tịch kiêm CEO công ty 21st Century Technologies – đối tác của FPT ở đây – dẫn tôi ra trước một công trường lớn: “Nam, tiền đây này, tiền không thiếu, tiền cho đất nước Nigeria và những người tin tưởng vào tương lai của nó. Cái chính là chúng mày phải sang đây mà lấy. Tao nghĩ ban đầu ít nhất phải khoảng 100 người”

Mỗi chúng ta đều mang trong người một chút dòng máu châu Phi. Từ lâu lắm rồi, trong một cánh rừng hoang dại miền Đông châu Phi, có một con khỉ tên là Lucy đã rời cành cây nhảy xuống đất, để trở thành thuỷ tổ của loài người. Từ đó, chúng ta toả đi khắp nơi. Rồi các cuộc chiến tranh, những bản trường ca, cách mạng và nghệ thuật, máy móc và đam mê… Dần dần chúng ta cũng quên mất Lucy. Giờ có lẽ là lúc trở về

“Anh Nam biết không, hơn bảy năm ở châu Phi, hôm nay em mới gặp nhiều người Việt Nam như vậy” Minh, quê ở Gia Lai, đã từng phụ xe tải đường dài, sang đây làm việc cho chú – một nhà buôn vải, bán quần áo sang châu Phi – tâm sự với chúng tôi

Một chàng trai trẻ măng, ít được học hành, xuất thân từ rừng núi Tây Nguyên. Vậy mà đã lang thang lập nghiệp cho bản thân và gia đình tại châu Phi gần bảy năm. Những câu chuyện em kể cho chúng tôi thực bổ ích: từ xin visa đến đi chợ mua đồ

Từ du lịch bụi đến lùng đặc sản Phi châu. Từ xây dựng mạng lưới phân phối đến chuyển tiền kiều hối về nước

Sẽ có làng Việt Nam tại Lagos, Minh ạ
 
Last edited:
Hãy cứ đi rồi sẽ đến

ngagiamsattrongcot.jpg

Khi được Viettel tuyển dụng và cử đi Mozambique, kỹ năng đáng giá nhất ở Ngà là tiếng Bồ Đào Nga – chuyên ngành chính của cô tại Đại học Hà Nội

Tốt nghiệp khoa tiếng Bồ Đào Nha, Đại học Hà Nội, chỉ sau một năm làm việc, Bùi Thúy Ngà được bổ nhiệm làm phó giám đốc chi nhánh Movitel (công ty của Viettel tại Mozambique) khi mới 23 tuổi

Vào thời điểm đó, Ngà nghĩ công việc của mình chỉ là phiên dịch cho các nhân viên ở Mozambique. Thế nhưng, khi nhận nhiệm vụ tại chi nhánh Movitel Inhambane – một tỉnh nằm ở miền nam của đất nước Mozambique, cách thủ đô Maputo gần 500km, Ngà mới hiểu rằng, mình phải làm nhiều công việc khác chứ không đơn thuần là một phiên dịch

“Hôm nay, em sẽ đi thuê nhà trạm với anh”, đó là nhiệm vụ đầu tiên mà giám đốc chi nhánh giao cho Ngà. Thế rồi, chuyện đi tuyến với Ngà trở thành bình thường, bởi ở đây chỉ mình Ngà biết tiếng Bồ, phải đi theo để dịch giúp mọi người. Trong quá trình đi tuyến, Ngà học được rất nhiều kiến thức về kéo cáp trồng cột

Tuy nhiên, để có thể truyền tải thông tin đầy đủ, dễ hiểu tới các đồng nghiệp Mozambique, Ngà buộc phải hiểu như một chuyên gia kỹ thuật thực sự. Nhờ tính ham học hỏi và sẵn sàng làm thực tế, Ngà nhanh chóng thuộc tất cả các quy trình, học được cách làm và có thể hướng dẫn tốt cho nhân công người Mozambique

Chỉ sau một thời gian ngắn, cô sinh viên mới ra trường đã thành thạo nhiều công việc tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông và dân kĩ thuật mạng lưới như trồng cột, kéo cáp hay xây trạm... Sau vài tháng, Ngà có thể tự đi một mình, giám sát việc thực hiện của các đội kĩ thuật Mozambique. Về chi nhánh được 4 tháng, Ngà đã đi hết tất cả các huyện, các trạm và các tuyến của tỉnh

Có hôm, Ngà phải đi một mình lên tuyến cách chi nhánh 400 km để kiểm tra. Tới nơi, cô sinh viên tiếng Bồ khá lo lắng vì tuyến này nhiều cây cối, nhà dân thì không có, nên việc hoàn thành kéo cáp rất khó khăn. Thế nhưng, nhìn thấy các công nhân Mozambique mặt lấm lem bùn đất vẫn cười tươi, Ngà lại thấy tự tin

Ngày hôm sau, Ngà cùng những nhân viên chủ chốt của đội kĩ thuật sở tại rong ruổi đi tìm thêm nhân công. Suốt mấy ngày trời, đồ ăn thiếu thốn, nơi nghỉ là một chiếc lều thuê của nhà dân không điện, không nước, nhưng Ngà và các nhân viên vẫn hoàn thành tuyến trong vòng 1 tháng

nga-cung-cac-dong-nghiep-ta.jpg

Bùi Thúy Ngà tại lễ khai trương Movitel cùng các đồng nghiệp chi nhánh Inhamban

Một lần khác, Ngà nhận nhiệm vụ phải lắp thiết bị truyền dẫn cho trạm cách trụ sở hơn 100km để cho các tỉnh khác phát sóng, chỉ trong 1 ngày. Từ sáng sớm, Ngà và 2 nhân viên phải tự đi mua sơn để sơn trạm, đi mua gạch men, xi măng để lát nền. Khi đó, cô sinh viên chưa từng làm xây dựng cũng tự trộn xi măng rồi rải ra nền nhà, đặt gạch lên và lát...

Trong khi đó, các nhân viên kỹ thuật của chi nhánh lắp thiết bị truyền dẫn tới gần 1h sáng hôm sau thì hoàn thành

Tháng 10/2011, Phó tổng giám đốc Viettel Global - ông Nguyễn Duy Thọ đi kiểm tra chi nhánh tỉnh Inhambane, chứng kiến một cô gái rất nhỏ con chỉ huy cả một dàn lính kĩ thuật Mozambique to cao

Hôm đó, cả đội làm việc hăng say từ sáng sớm đến 2h chiều mà không ăn trưa để cố làm nốt. Vị lãnh đạo này khá ngạc nhiên khi biết cô gái nhỏ con phụ trách đội kỹ thuật còn đi tuyến hàng ngày

Nhờ những đóng góp thường xuyên và không mệt mỏi, chỉ sau hơn một năm làm việc ở nước ngoài, cô sinh viên mới tốt nghiệp đã có quyết định bổ nhiệm làm Phó giám đốc Kinh doanh chi nhánh Inhambane vào một ngày tháng 11/2011 khi mới ở tuổi 23

“Hãy cứ đi rồi sẽ đến. Đó là một trong những cách giúp người Viettel, trong đó có Ngà - nữ phó giám đốc chi nhánh tỉnh Movitel, trưởng thành và thành công”, ông Nguyễn Duy Thọ - Phó tổng giám đốc Viettel Global chia sẻ
 
Last edited:
Top