What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Obama Technology

LOBBY.VN

Administrator
Các tập đoàn đang trở thành trường đại học của tương lai
Andy Bird (Giám đốc điều hành Pearson) nhận định các tập đoàn có xu hướng kết hợp với tổ chức giáo dục online nhằm cung cấp chương trình đào tạo chuyên môn

Công ty Giáo dục toàn cầu Pearson từng là một "gã khổng lồ" về sách giáo khoa. Trong bối cảnh chuyển dịch về công nghệ giáo dục toàn cầu, công ty này đang chuyển hướng sang giáo dục trực tuyến và hỗ trợ các doanh nghiệp cấp chứng nhận cho người lao động, tương tự như Coursera và edX


Với các chương trình đào tạo trực tuyến đa dạng và sẵn có, sinh viên ngày nay có thể linh hoạt lựa chọn các chứng chỉ cần thiết cho nhu cầu phát triển bản thân mà không nhất thiết phải theo một chương trình đại học truyền thống. Ông Andy Bird cho biết: "Cách học của sinh viên ngày càng linh hoạt hơn, họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai"

Pear-2000-1620303602.jpg

Một sinh viên học trực tuyến trong phòng ngủ của căn hộ tại Jacksonville, Florida

Nhiều trường công lập và tư thục tại Mỹ đã có kinh nghiệm hoặc bắt đầu tham gia vào giáo dục trực tuyến. Trong đó, Đại học Arizona đã mua lại trường trực tuyến Ashford

Hơn hết, các chủ doanh nghiệp cũng "tập trung hơn rất nhiều vào loại hình học tập mà nhân viên của họ đang nhận được". Chính các nhà tuyển dụng đang cung cấp các chương trình chứng chỉ thay thế bằng đại học để đào tạo nhân viên

Gần đây, Amazon hợp tác với Lambda School, trường đào tạo trực tuyến kỹ thuật, và Học viện đào tạo lập trình Kenzie để tung ra một chương trình nâng cao kỹ năng giúp nhân viên trở thành kỹ sư phần mềm sau 9 tháng học trực tuyến. Amazon hướng tới mục tiêu nâng cấp đội ngũ nhân viên cho chính mình trong bối cảnh nhu cầu về vị trí chuyên gia khoa học máy tính ngày càng tăng. Ashley Rajagopal, lãnh đạo Học viện Kỹ thuật Amazon, đơn vị triển khai chương trình cho biết: "Chúng tôi chủ ý phát triển chương trình và cách giảng dạy riêng để có thể tiếp cận những người không có cơ hội theo đuổi bằng đại học về kỹ thuật phần mềm"


Bên cạnh đó, Coursera cũng đã phát triển một chương trình để giúp một số sinh viên kiếm chứng chỉ chuyên môn từ Google (GOOGL) và các cơ quan chính phủ Mỹ

"Các công ty giáo dục trực tuyến sẽ có được cơ hội lớn từ những thay đổi này", ông Andy Bird nhận định. Không chỉ đánh giá được lực lượng lao động, từ nhu cầu này, các công ty giáo dục còn có thể tạo ra chương trình học dành riêng cho các tập đoàn để đảm bảo rằng nhân viên có được hình thức học tập, nâng cao kỹ năng cần thiết

Giám đốc điều hành của Pearson nói thêm: "Trong thời kỳ đại dịch, các tập đoàn đang trở thành những trường đại học mới của tương lai theo nhiều cách. Tại đây, nhu cầu đào tạo kỹ năng và nâng cao năng lực cho lực lượng lao động đang dần trở nên phổ biến. Chúng tôi thấy một cơ hội rất lớn trong bối cảnh này"

Nguyên Chương
 
80% sản phẩm IT được làm bởi người ngoài ngành
Báo cáo của công ty chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực IT chỉ ra rằng, đến năm 2024 tới 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ có thể được làm ra bởi những người không hề biết lập trình

Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và nhu cầu chuyển đổi số nhanh chóng, Gartner mới đây đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2024, 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ sẽ được tạo ra bởi những người không phải chuyên gia công nghệ

Đến năm 2023, Gartners cũng kỳ vọng 30 tỷ USD doanh thu sẽ được tạo ra trong các sản phẩm và dịch vụ mà không tồn tại trước khi bắt đầu đại dịch

Nhờ Covid-19, quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh hơn. Dịch vụ đám mây, số hóa kinh doanh, dịch vụ từ xa sẽ được mở rộng để tạo ra khả năng tích hợp và tối ưu sâu hơn

Đến năm 2024, Gartners còn dự báo hơn 1/3 nhà cung cấp giải pháp công nghệ sẽ phải cạnh tranh với những đối thủ không đi lên từ công nghệ


Ngành công nghệ tương lai sẽ không cần người giỏi lập trình

Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu của Mỹ cũng kỳ vọng sẽ có nhiều công nghệ nổi bật được tạo ra bởi những công ty không phải công nghệ trong những năm tới

Trong nghiên cứu của mình, Gartner xác định các chuyên gia công nghệ là những người làm công việc chính trong việc xây dựng sản phẩm và dịch vụ, sở hữu các kỹ năng như phát triển phần mềm và quản lý cơ sở hạ tầng. Nhóm này bao gồm các kỹ sư và chuyên gia trong các lĩnh vực như AI, blockchain, Big Data, Machine Learning, Deep Learning…

Nhờ các công cụ thiết kế dạng kéo và thả, tự tạo code, những người không phải dân công nghệ cũng có thể làm được việc đòi hỏi kiến thức lập trình. Các công cụ này ngày nay còn được đơn giản hóa với các tính năng được tự động hóa bởi trí tuệ nhân tạo kết hợp học sâu, học máy và dữ liệu lớn. Ví dụ tiêu biểu nhất là công cụ lập trình mã nguồn mở Intellicode của Microsoft

Với quá trình bình dân hóa công nghệ, Gartner tin tưởng rằng, tổng ngân sách IT ở các công ty dẫn đầu ngành sẽ tăng 36% so với ở các công ty truyền thống
 
Kinh tế số của Việt Nam đang hút các 'kỳ lân' công nghệ
Nền kinh tế kỹ thuật số đầy hứa hẹn của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp

kinh-te-so-viet-nam-1-1610773172183625546191.webp

Kinh tế số ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh


Trang mạng techwireasia.com vừa đăng bài viết nhận định nền kinh tế kỹ thuật số đầy hứa hẹn của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng đều đặn, đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp

Theo đó, những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á đã khẩn trương và kiên trì nỗ lực đầu tư vào các sáng kiến kinh tế kỹ thuật số ở lĩnh vực công và tư. Các tập đoàn công nghệ đang “tạo sóng”, mới đây nhất là vụ sáp nhập Tokopedia-Gojek và trước đó, Grab đang thúc đẩy niêm yết tại Mỹ với mức định giá hơn 40 tỷ USD

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là luôn sẵn sàng cho tăng trưởng kỹ thuật số. Theo ước tính của Google, Temasek và Bain & Co, đến năm 2025, giá trị nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể đạt mức 52 tỷ USD, chiếm khoảng 1/6 giá trị nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á trị giá 300 tỷ USD

Cũng theo bài viết, Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, các chính sách kinh tế tiến bộ và mức tăng trưởng kinh tế số bền vững, nhờ vậy, các nhà đầu tư và các bên tham gia trong nước đều có cơ hội kiếm được lợi nhuận khi khai thác tiềm năng kinh tế to lớn của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như dịch vụ thương mại điện tử, tài chính số, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ công nghệ để thúc đẩy Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0). Trong đó, dịch vụ tài chính số được đánh giá là mảng rất hấp dẫn để phát triển dịch vụ cho vay và thanh toán

Năm 2015, Chính phủ Việt Nam công bố kế hoạch 10 năm về chuyển đổi kỹ thuật số, với tham vọng xây dựng 10 “kỳ lân khởi nghiệp”, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp này sẽ có giá trên 1 tỷ USD vào năm 2030

Bài viết trên techwireasia.com nhận định, với mục tiêu đạt tỷ lệ áp dụng kỹ thuật số tối thiếu 10% trên tất cả các lĩnh vực và tỷ lệ hộ gia đình sử dụng mạng Internet là 80%, kế hoạch này dường như đang đi đúng hướng

Từ đầu năm 2018, “kỳ lân” lớn nhất Đông Nam Á là Grab đã đầu tư mạnh để giúp các công ty khởi nghiệp trong khu vực Đông Nam Á tăng tốc. Grab hợp tác với các công ty tư nhân và nhà nước, thu hút các công ty khởi nghiệp có ý định mở rộng quy mô thông qua các cơ hội cố vấn, tiếp cận cơ sở khách hàng của Grab và thậm chí tiềm năng đầu tư trực tiếp

Năm 2020, các “siêu kỳ lân” (công ty khởi nghiệp trị giá trên 10 tỷ USD) đã nhận ra tiềm năng của nền kinh tế số của Việt Nam và khởi động một chương trình hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu

Trong chương trình hỗ trợ của Grab Ventures Ignite, 5 công ty đã giành được hơn 1 triệu USD tiền đầu tư và giải thưởng hiện vật từ Grab và các đối tác trong chương trình. Các công ty khởi nghiệp công nghệ này hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, bảo hiểm, giao vận và truyền thông
 
“Cậu IT” sở hữu số tài sản hơn 400 triệu USD chỉ nhờ viết code
Nói đến nghề lập trình viên, không ít người có ấn tượng rằng họ là những gã hay mặc áo kẻ sọc, tay xách ba lô, đầu tóc bù xù, không biết xã giao, chỉ biết viết mã. Hơn nữa, nhóm người này thường làm việc khuya và suốt ngày làm thêm giờ, chắt chiu cuộc sống để đổi lấy mức lương cao, nên hầu hết không được lòng mọi người

Nhưng tất nhiên trong giới lập trình viên cũng có những ngoại lệ. Nhiều gã khổng lồ Internet được tạo ra từ các lập trình viên, chẳng hạn như Lôi Quân của Xiaomi, Steve Jobs của Apple, hay Bill Gates… Đất nước tỷ dân Trung Quốc cũng có một "cậu IT" như vậy, người chỉ nhờ vào tài năng viết mã mà hiện có giá trị tài sản ròng lên tới hơn 2,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 400 triệu USD

Anh ấy là Cai Jingxian, lập trình viên "cấp thần" của Alibaba, có biệt danh "Duolong", người một tay gây dựng nên nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng Taobao


Cai Jingxian

Cai Jingxian sinh năm 1976, trong một gia đình nông dân ở tỉnh Chiết Giang. Ngay từ thuở nhỏ, tính cách của anh đã rất nhút nhát, bị giáo viên nhận xét là gần như vô hình trong lớp. Anh gặp nhiều khó khăn với các môn học ngôn ngữ, nhưng lại thể hiện tài năng đặc biệt trong môn toán

Năm 1994, Cai được nhận vào Đại học Hàng Châu, ban đầu muốn đăng ký học chuyên ngành máy tính, nhưng sau đó bị chuyển sang học chuyên ngành khoa học sinh học. Nhưng điều này không cản trở tình yêu của anh với công nghệ và máy tính. Trong suốt 4 năm đại học, anh dành phần lớn thời gian trong thư viện, trong phòng máy tính và thậm chí vì tò mò nên từng đến tháo máy tính ở văn phòng giáo viên thành từng phần để xem linh kiện bên trong. Sau khi bị la mắng, anh đã ngoan ngoãn lắp nó trở lại bình thường

Sau khi tốt nghiệp đại học, anh nhận được lời đề nghị từ một công ty ở Nhật Bản, nhưng cuối cùng từ chối để chọn vào đầu quân cho tập đoàn Alibaba, khi đó vẫn còn vô cùng non trẻ


Cai Jingxian, thứ ba từ trái sang, một trong những người đầu tiên gây dựng nền móng cho Alibaba

Bước ngoặt xảy ra vào năm 2003, khi eBay gián tiếp thâm nhập thị trường thương mại điện tử Trung Quốc. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của Alibaba

Ngày 9/4/2003, CEO Jack Ma gọi Cai Jingxian đến văn phòng và giao cho anh ta một bản hợp đồng mới. Ông hỏi: "Cậu có muốn tham gia vào một dự án bí mật không?"

Cai không thể đọc hiểu bản hợp đồng vì nó được viết bằng tiếng Anh. Anh hỏi thẳng: "Nó vẫn là viết code phải không?"

Jack Ma đáp: "Đúng, là viết code"

Dường như chỉ chờ câu khẳng định của ông chủ, Cai Jingxian đã không cần đọc hợp đồng mà đồng ý tham gia ngay vào việc phát triển dự án mới một cách không do dự. Lúc đó, anh không hề biết rằng dự án mà mình sắp tham gia có tên là Taobao, thứ sau đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh, cũng như cách sống của vô số người dân Trung Quốc

Cùng với hai lập trình viên khác, trong vòng một tháng, anh đã xây dựng hoàn thiện một trang web tên là "Taobao", bao gồm tất cả các hệ thống giao dịch và hệ thống diễn đàn. Sau khi chính thức ra mắt, với sự gia tăng liên tục của lượng truy cập và nhiều vấn đề bất ngờ khác, việc bảo trì các công cụ tìm kiếm đã trở thành công việc hàng ngày của anh

Tại thời điểm này, lợi thế về lập trình của Cai đã từng bước được thể hiện. Từ năm 2003 đến năm 2007, anh đã một mình xây dựng và duy trì công cụ tìm kiếm Taobao. Bên cạnh đó, anh cũng đảm nhiệm việc duy trì hệ thống tệp tfs, hệ thống khóa giá trị, bộ nhớ cache, khung giao tiếp...

Nhờ những nỗ lực của đội do Cai Jingxian dẫn đầu, thị phần của Taobao đã tăng từ 8% lên 59% trong hai năm kể từ khi ra mắt vào năm 2003, vượt qua eBay Trung Quốc, khiến nó giảm mạnh thị phần từ 79% xuống 36%. Thành công đó đã đặt nền móng vững chắc cho việc niêm yết của Alibaba lên sàn chứng khoán năm 2014

Trước ngày công ty niêm yết, trong bản cáo bạch cuối cùng của Alibaba, công ty đã thêm vào ba "đối tác" mới, một trong số đó là Cai Jingxian. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép anh nắm giữ một số lượng lớn cổ phần của công ty, thậm chí có quyền tham gia bỏ phiếu để xác định ứng cử viên cho ban giám đốc. Nên biết rằng ở hiện tại, Alibaba có hàng trăm nghìn nhân viên nhưng chỉ có không quá 40 đối tác. Và không giống như các giám đốc điều hành và lãnh đạo cao cấp khác của công ty, Cai là người duy nhất trở thành đối tác với tư cách là lập trình viên cấp cao

Năm 2017, anh lọt vào danh sách những tỷ phú của Tạp chí Hurun Report với giá trị tài sản 2,6 tỷ nhân dân tệ, tương đương hơn 400 triệu USD


Theo các nhân sự trong ngành chia sẻ, các đoạn mã do Cai viết ra hầu như không cần phải thử nghiệm. Đó cũng là một trong các lý do khiến anh được mệnh danh là "lập trình viên cấp thần" của công ty

Shu Du, tổng giám đốc Alibaba Video Cloud, từng kể một câu chuyện về anh như sau: "Một lần, nhóm của chúng tôi phải giải quyết một vấn đề kỳ lạ là máy chủ bị sập mà không có lý do. Chúng tôi mất ba ngày nhưng không tìm ra nguyên nhân. Vì vậy, tôi đã đến hỏi Cai. Tôi thấy anh ấy liếc nhìn nó khoảng 3 phút và sau đó đưa ra đáp án cho vấn đề. Chúng tôi hoàn toàn đứng hình khi thấy nó"

Theo Shudu, trước năm 2009, Alibaba không có một nhóm riêng nào chịu trách nhiệm để giải quyết các lỗi kỹ thuật. Thường vào nửa đêm, Cai bị gọi dậy để giải quyết và khắc phục sự cố. Thậm chí khi được đồng nghiệp nhờ, anh vẫn luôn cáng đáng hộ mà không hề từ chối

"Cai là một người kì lạ, luôn ngồi một góc để giải quyết vấn đề khó khăn của người khác. Anh ấy ngồi trước máy tính ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, liên tục bận rộn với Taobao và những dự án khác của Alibaba", Xingdian, giám đốc công nghệ của Alibaba kể lại. "Anh ấy thậm chí có thể giải quyết một số vấn đề kỳ lạ của người khác một cách nhanh chóng, ngay cả khi chưa bao giờ đụng đến"

Một đồng nghiệp của Cai cũng từng chia sẻ: "Anh ấy làm những việc một mình nhưng tương đương với cả một đội. Ví dụ như viết một hệ thống tệp, công việc đòi hỏi lượng lớn nhân sự, có khả năng là một nhóm dự án, hoặc thậm chí toàn bộ công ty. Nhưng anh ấy tự làm một mình từ đầu đến cuối. Nó đã được hoàn thành trong một thời gian ngắn. Và thậm chí đó không phải là tất cả công việc của anh ấy, bởi anh ấy còn làm nhiều việc khác cùng lúc"

Nhưng với Cai, quan điểm của anh lại đơn giản hơn nhiều

Anh nói: "Không có cái gọi là thần thánh ở đây. Mọi thứ thực sự bắt đầu từ việc thực hiện các dự án. Khi mới bắt đầu, tôi thực sự không hiểu gì cả. Ví dụ, khi tôi tham gia Alibaba năm 2000, tôi thậm chí còn không hiểu gì về Java. Khi bạn gặp một vấn đề trong công việc, hãy tìm kiếm thông tin, sau đó tìm hiểu và hiểu nó. Chỉ cần bạn sẵn sàng bỏ thời gian và công sức thì tự nhiên bạn sẽ làm được"

"Cuối tuần mình cho con đi chơi Cung thiếu nhi, trong lúc chờ thì cầm máy tính xem tài liệu hay viết code. Nhiều trường hợp thực sự không có đường tắt, chỉ phụ thuộc vào bạn có chịu dành thời gian hay không thôi", anh chia sẻ thêm

"Hãy học cách tóm tắt. Ví dụ, nếu bạn thường làm một số công việc lặp đi lặp lại, bạn có thể tạo một công cụ để giải phóng bản thân khỏi công việc lặp đi lặp lại này. Tìm ra vấn đề, giải quyết chúng và không bỏ qua chính vấn đề đó. Các kỹ sư phải cố gắng để đạt được sự xuất sắc trong viết mã, cho dù đó là hiệu suất, hay sự đơn giản và sang trọng, họ phải cẩn thận đánh bóng công việc của chính mình"


Cai Jingxian không giỏi ăn nói, không giỏi ngoại giao, không chơi mạng xã hội. Nhìn chung, mọi người rất khó để nhìn thấy anh ở nơi công cộng

Có một khu vườn nhỏ trong khuôn viên của Alibaba, nơi các nhân viên sẽ đi dạo vào thời gian rảnh. Nhưng Cai hầu như không bao giờ đến đó. Mỗi ngày, anh đều chỉ tới quán cà phê gần công ty nhất để ăn sáng, sau đó trở về chỗ ngồi và gõ máy tính

Anh được mọi người nhận diện với mái tóc đầu đinh và chiếc túi đựng máy tính đeo vai màu đen, trông giống như một sinh viên đại học. Bàn làm việc của anh thậm chí còn đơn giản hơn, với một cuốn sổ, điện thoại di động, và một chiếc cốc giữ nhiệt được tặng trong một sự kiện của công ty

Năm 2010, một cuộc thi bóng bàn được tổ chức trong nội bộ nhân viên. Trận chung kết được diễn ra tại khu giải trí, chỉ cách chỗ Cai ngồi khoảng 20m. Tất cả mọi người đều bị thu hút quanh bàn bóng, chỉ có anh dường như vẫn bị mắc kẹt trên ghế làm việc trong toàn bộ thời gian này

Có lẽ thành công của Cai Jingxian là do anh đã chọn đúng ngành và đi theo đúng người. Nhưng, lý do cơ bản nhất chính là tình yêu của anh với lập trình. Còn trong mắt cộng sự, tài năng của Cai ngoài thiên phú thì chính là đến từ việc học tập và làm việc chăm chỉ, giống như câu nói huyền thoại của Lý Tiểu Long: "Ta không sợ người luyện 10.000 chiêu, ta chỉ sợ người luyện một chiêu 10.000 lần"
 
SoftBank âm thầm rót 5 tỷ USD vào hãng dược Thụy Sỹ
Nổi tiếng với các khoản đầu tư “khủng” vào nhiều startup công nghệ, tập đoàn SoftBank đã âm thầm rót tới 5 tỷ USD vào công ty dược Roche của Thụy Sỹ...

untitled-4.png

SoftBank đã rót 5 tỷ USD vào hãng dược Roche
Theo nguồn tin thân cận của Bloomberg, SoftBank đang đặt cược vào chiến lược sử dụng cơ sở dữ liệu để phát triển thuốc của Roche. Hiện SoftBank là một trong những cổ đông lớn nhất của hãng dược Thụy Sỹ..

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, doanh thu của Roche tăng đáng kể nhờ mảng kinh doanh bộ kít xét nghiệm. Tuy nhiên, trong khi mảng chẩn đoán của Roche phản ứng nhanh nhạy với đại dịch, mảng dược phẩm đang đối mặt nhiều khó khăn khi các loại thuốc ung thư ngày càng vấp phải cạnh tranh gay gắt

Giá cổ phiếu của Roche, có trụ sở tại Basel (Thụy Sỹ), tăng 8,8% trong 12 tháng qua, thấp hơn so với mức tăng 14,7% của chỉ số MSCI World Pharma Biotech & Life Sciences (gồm cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình trong lĩnh vực dược phẩm, công nghệ sinh học và khoa học đời sống tại các quốc gia phát triển)

Roche áp dụng cấu trúc cổ phiếu hai tầng với các cổ phiếu có quyền biểu và không có quyền biểu quyết. Các gia đình sáng lập công ty hiện nắm giữ 50,1% cổ phiếu có quyền biểu quyết, còn đối thủ Novartis AG nắm giữ 1/3. Hiện chưa rõ SoftBank nắm giữ loại cổ phiếu nào

Theo nguồn tin của Bloomberg, SoftBank tin rằng công ty con Genentech của Roche - tập trung vào phát triển các loại thuốc dựa trên dữ liệu - đang bị đánh giá thấp hơn so với thực tế. Năm ngoái, Roche đã chiêu mộ Aviv Regev - nhà sinh học chuyên về hệ thống và máy tính từng là thành viên cốt cán của Viện Broad thuộc Đại học Harvard - để điều hành bộ phận nghiên cứu của Genetech

Roche cũng đang phát triển một loại thuốc viên mới để điều trị Covid-19 và một loại thuốc chữa bệnh Alzheimer. Việc loại thuốc chữa Alzheimer Aduhelm của công ty Biogen Inc. - một đối tác của Roche - được cấp phép tại Mỹ hồi tháng 6 được xem là dấu hiệu tích cực đối với hãng dược Thụy Sỹ

Từ việc tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, SoftBank đang dần chuyển trọng tâm đầu tư sang lĩnh vực công nghệ sinh học và y tế. Tập đoàn này đã đầu tư vào nhiều hãng công nghệ sinh học như Pacific Biosciences, AbCellera Biologics và Sana Biotechnology. Hồi tháng 2, Bloomberg đưa tin cho biết SoftBank dự định đầu tư hàng tỷ USD vào cổ phiếu của các hãng công nghệ sinh học thông qua công ty quản lý tài sản SB Northstar của mình
 

Giải bài toán nhân lực trên con đường phát triển công nghiệp vi mạch


Khi hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất chip có mặt tại Việt Nam, việc tìm lời giải cho bài toán phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao lại càng trở nên cấp thiết, để có thể khai thác tiềm năng rộng mở cho ngành công nghiệp này

Tại một cuộc hội thảo diễn ra gần đây, ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, chia sẻ rằng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, hiện đã có các kỹ sư trong nước được doanh nghiệp Singapore mời làm việc với mức lương gấp đôi tại Việt Nam

Như vậy, câu chuyện cạnh tranh thu hút nhân lực vi mạch của thế giới đã lan rộng đến Việt Nam, khi hàng loạt nền kinh tế đang chạy đua đầu tư phát triển công nghiệp chip, vi mạch…

Công nghiệp vi mạch bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử – vi mạch và linh kiện điện tử dùng để sản xuất ra các sản phẩm máy tính, máy giặt… Do đó sự thành công của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn sẽ giúp phát triển của ngành công nghiệp điện tử và nền kinh tế

Chip-Intel-1.jpg

Đại học tăng cường đào tạo ngành chip, vi mạch

Nhận thấy nhu cầu lớn về nhân lực vi mạch trong tương lai, thời gian gần đây nhiều người đại học trên cả nước tăng quy mô đào tạo hoặc mở thêm ngành đào tạo này

Được biết, khi trường Đại học Bách khoa Hà Nội khảo sát nhu cầu của hơn 30 doanh nghiệp để xây dựng chương trình ngành Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano, nhiều công ty lớn như Samsung hay LG chia sẻ sẵn sàng nhận vài trăm nhân sự mỗi năm vào vị trí kỹ sư thiết kế, chế tạo, sản xuất chip và linh kiện điện tử

Do đó, năm nay Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tuyển sinh chương trình Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano – đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế chế tạo chip và linh kiện điện tử bán dẫn. Được biết trước đây trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có một số ngành liên quan đến lĩnh vực này như Vật lý kỹ thuật hay Khoa học và Kỹ thuật vật liệu. Trường này cũng dự kiến thành lập trường trực thuộc chuyên về Khoa học vật liệu

Đi trước một bước, tại trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP HCM, từ năm 2021 chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử đã mở thêm phân ngành Hệ thống Mạch – Phần cứng nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ sư vi mạch trình độ cao

Còn tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội hình thành chương trình đào tạo sâu về thiết kế vi mạch, chủ yếu ở bậc cao học như: chương trình thạc sĩ Vật lý, chuyên ngành Công nghệ bán dẫn; thạc sĩ và tiến sĩ Kỹ thuật điện tử. Còn với hệ đại học, ở trường này sinh viên được học về các vật liệu bán dẫn, vật liệu và công nghệ nano trong chương trình của ngành Khoa học vật liệu. Ngoài ra, sinh viên Vật lý, Kỹ thuật điện tử và Tin học cũng được đào tạo một số nội dung có liên quan

Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tổng số sinh viên tốt nghiệp các ngành liên quan trực tiếp đến thiết kế vi mạch và các ngành liên quan khoảng 1.200 mỗi năm

Cung cấp thông tin cho báo chí, ông Phạm Nguyên Hải, khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho hay trường có chủ trương nâng cao chất lượng các ngành đang đào tạo và mở rộng một số chuyên ngành trên cơ sở nhu cầu chuyên sâu về thiết kế và sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam và thế giới. Hiện, khoa Vật lý của trường đang đào tạo gần 800 sinh viên mỗi năm

Ngoài ra, Đại học Quốc gia Hà Nội còn có 9 nhóm nghiên cứu, 6 phòng thí nghiệm cho lĩnh vực này

Còn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nhóm ngành Kỹ thuật vật liệu, Vật lý kỹ thuật, Điện tử – Viễn thông và các ngành gần khác cũng tuyển khoảng 1.000 sinh viên mỗi năm. Mục tiêu của trường này là đào tạo ra các kỹ sư có am hiểu sâu sắc về kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano, có khả năng phát triển các thiết bị và hệ thống điện tử tiên tiến, giải “cơn khát” nhân lực ngành này

Sinh viên được trang bị kiến thức về các đặc tính vật liệu, quy trình chế tạo và sản xuất linh kiện vi điện tử, thiết kế mạch và tích hợp cấp hệ thống, các hệ nhúng và lập trình nhúng, các hệ điều khiển tự động, cảm biến, Internet vạn vật

Sinh viên cũng sẽ có được kỹ năng và kiến thức về xử lý siêu sạch, màng mỏng, công nghệ bán dẫn, đóng gói và kiểm chuẩn linh kiện điện tử; đồng thời biết sử dụng các phần mềm và công cụ chuyên sử dụng trong thiết kế và mô phỏng các linh kiện vi điện tử

Thực tế, các trường đại học đều đang nâng dần quy mô đào tạo nhân lực ngành chip nhằm giải “cơn khát” cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc này cần phải thực hiện dần dần

Tại buổi tiếp đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) mới đây, tập đoàn FPT đã thông tin về việc thành lập Công ty cổ phần bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) vào năm 2022. Với những nghiên cứu về lĩnh vực này, ông Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc FPT Semiconductor cho biết, từ nay đến 2030, thế giới thiếu một triệu nhân lực trong lĩnh vực chip bán dẫn. Sự thiếu hụt này diễn ra mạnh nhất ở các nước phát triển, nhưng cũng là cơ hội cho Việt Nam

Các chuyên gia cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Trước các đề nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học Công nghệ và các cơ quan liên quan cùng nghiên cứu, đưa ra phương án để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngắn hạn và dài hạn. Thủ tướng cho rằng chủ trương hướng tới nghiên cứu công nghệ mới như chip, bán dẫn hay thành lập khu trung tâm thiết kế vi mạch là hướng đi đúng. Do đó đào tạo cần đón đầu xu hướng của ngành chip, bán dẫn, vi mạch

Trong chuyến thăm và làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chủ trương của nước ta hướng tới nghiên cứu công nghệ mới như chip, bán dẫn hay thành lập khu trung tâm thiết kế vi mạch là hướng đi đúng

Thủ tướng nhấn mạnh ba chiến lược không thể đi chậm, đó là đẩy mạnh đột phá nhân lực, thể chế và hạ tầng, trong đó cần phát triển nhanh và đột phá nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phải toàn diện, từ nhân lực nghiên cứu cơ bản đến quản lý, thực hành…

Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội thành đại học thông minh, liên ngành, đảm bảo vừa nghiên cứu khoa học, học tập ứng dụng, vừa tiếp tục chính sách thí điểm thương mại hoá sản phẩm…

Chip-Intel-2.jpg

Intel đầu tư nhà máy sản xuất chip và sử dụng khá nhiều nhân lực trong lĩnh vực vi mạch tại Việt Nam

Hợp tác quốc tế trong phát triển nhân lực ngành vi mạch

Được biết, giữa tháng năm vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tọa đàm “Tăng cường cơ hội hợp tác đầu tư giữa Trung tâm vi điện tử liên đại học IMEC và Việt Nam”.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ Thông tin và Truyền thông đánh giá, buổi tọa đàm là cơ hội để chúng ta nâng cao trình độ công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vi mạch

Bởi hiện nay, IMEC là phòng thí nghiệm trọng điểm không chỉ ở châu Âu mà trên toàn cầu. Các nhà cung cấp chip lớn nhất hiện nay như Intel, Qualcomm, MediaTek, đồng thời cũng là khách hàng và đang hợp tác với IMEC, từ đó có những định hướng về công nghệ, định hướng về sản xuất cho các tập đoàn TSMC, UMC (Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung (Hàn Quốc)

Về định hướng đối với lĩnh vực thiết kế vi mạch, ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, trong ngành công nghiệp vi mạch, hợp tác đóng vai trò quan trọng vì không ai có thể làm việc một mình, kể cả đó là nước lớn. Việt Nam định hướng sẽ tham gia từng phần vào hệ sinh thái công nghiệp này. Theo khuyến nghị của IMEC, Việt Nam có thể tham gia từng bước, ban đầu có thể cung cấp các dịch vụ như dịch vụ đóng gói, kiểm thử, cung cấp các dịch vụ thiết kế cho các tập đoàn lớn. Sau đó sẽ cân nhắc có hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam hay đi sâu hơn vào lĩnh vực đóng gói, kiểm thử

Tại tọa đàm trên, ông Lode Lauwers, Phó Chủ tịch Phụ trách phát triển kinh doanh IMEC, cho biết đơn vị này sẵn sàng hợp tác về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch tại Việt Nam. IMEC không hỗ trợ đào tạo chuyên gia thiết kế vi mạch mà đào tạo những người sẽ đào tạo ra các chuyên gia thiết kế vi mạch. Đây là việc cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái nhân lực mạnh trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Việt Nam

Được biết, hai bên cũng có thể xem xét phát triển một trung tâm nghiên cứu phát triển để đào tạo sinh viên tại Việt Nam. Ngoài ra, để hỗ trợ Việt Nam phát triển nhân lực trong ngành thiết kế vi mạch, IMEC có thể triển khai các chương trình trao đổi sinh viên. Sinh viên các trường đại học Việt Nam có thể sang học tập tại các trung tâm nghiên cứu phát triển của IMEC tại Bỉ rồi quay trở lại Việt Nam phục vụ cho sự phát triển của ngành thiết kế vi mạch

Cuối tháng 3 vừa qua, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) và Công ty cổ phần Tập đoàn Sun Electronics đã đưa vào vận hành Trung tâm Đào tạo điện tử quốc tế (IETC, đặt tại trung tâm đào tạo SHTP). Trung tâm IETC hoạt động phi lợi nhuận, do các chuyên gia người Việt Nam làm việc lâu năm ở các tập đoàn điện tử lớn ở Thung lũng Silicon (Mỹ) trực tiếp giảng dạy. Đối tượng đào tạo là những kỹ sư đang làm việc tại doanh nghiệp, các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, cao đẳng, những doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử, vi mạch…

Trước đó, 24 giảng viên đầu tiên đến từ nhiều trường đại học đã được trao chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo giảng viên thiết kế vi mạch do Trung tâm Thiết kế vi mạch của SHTP tổ chức. Các giảng viên tham gia lớp nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ thực hành từ các kỹ sư của hãng Synopsys. Các giảng viên tham gia được tiếp cận toàn bộ thư viện, tài liệu giảng dạy độc quyền của Synopsys, từ đó có thể xây dựng chương trình giảng dạy thiết kế vi mạch phù hợp thực tiễn cho công tác đào tạo sau này

Được biết, cuối năm 2022, SHTP và tập đoàn cung cấp công cụ thiết kế vi mạch Synopsys (Mỹ) hợp tác thành lập SCDC. Cung cấp thông tin cho báo chí, ông Robert Li, Phó Chủ tịch kinh doanh của Synopsys (phụ trách vùng lãnh thổ Đài Loan và Nam Á), cho biết Synopsys hỗ trợ SHTP thành lập trung tâm thiết kế chip với công nghệ tiên tiến của Synopsys và các sáng kiến của chương trình hỗ trợ đại học

Ông Robert Li cho rằng, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành sản xuất chip là thiếu nguồn nhân lực. Trong khi Việt Nam có thế mạnh này và chi phí còn thấp so với các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia… SCDC là cơ sở hạ tầng quan trọng để đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Qua đó, Synopsys cung cấp các bản quyền phần mềm thiết kế đến các trường, viện; tổ chức các khóa đào tạo về thiết kế vi mạch cho giảng viên các trường, viện; tổ chức các khóa đào tạo cao cấp về thiết kế vi mạch…

Tại sự kiện hợp tác, ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng ban Quản lý khu Công nghệ cao TP.HCM cho rằng việc thành lập SCDC và IETC – hai trung tâm quan trọng, hợp thành một hệ sinh thái đào tạo hoàn chỉnh tại SHTP sẽ góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành điện tử, vi mạch. Đây cũng là bước chuẩn bị hết sức quan trọng trong công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghiệp có vị trí chiến lược như công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Điều này từng bước củng cố cho mục tiêu Việt Nam là trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn của khu vực và thế giới

Ông Thi cho biết, phát triển ngành vi mạch bán dẫn được Trung ương và TP Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm từ cách đây gần 20 năm. Do đó, TP Hồ Chí Minh phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Song để thực hiện được chương trình trên, Việt Nam phải có những đột phá về nguồn nhân lực, hạ tầng và thể chế. Trong đó, quan trọng hơn hết là phát triển nguồn nhân lực. Trên tinh thần đó, tháng 10 năm 2022, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM đã ký kết hợp tác với Công ty Synopsys hợp tác thành lập Trung tâm Thiết kế vi mạch – với cơ sở vật chất ban đầu được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa do các doanh nghiệp thuộc Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tài trợ

Cuối năm ngoái, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Tập đoàn TTC, Tập đoàn SUN Electronics đã bàn giao thiết bị cho Phòng thiết kế vi mạch (Chip Design Lab) thuộc Trung tâm Thiết kế vi mạch (SCDC), thuộc SHTP với tổng kinh phí 2,6 tỉ đồng…

Trong thời gian tới, Trung tâm Thiết kế vi mạch sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo vi mạch đến các trường, các doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ giảng viên và tổ chức các chương trình hội thảo về vi mạch…
 
Top