What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quyền lực mềm ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Trung Quốc tăng cường ‘quyền lực mềm’ bằng cách thành lập ThinkTank

tq.jpg

Trong khuôn khổ nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xoay chiều công luận Mỹ, Trung Quốc đã thành lập một viện nghiên cứu đặc biệt tập trung vào cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Những người sáng lập tổ chức này mô tả đây là think tank đầu tiên của Trung Quốc ngay giữa lòng thủ đô nước Mỹ

Theo bản tin của tờ The Wall St. Journal, Viện nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ gồm có 3 nhân viên, làm việc từ một văn phòng nhỏ ở gần Phi trường Ronald Reagan ở Washington. Sứ mạng của viện nghiên cứu này là nghiên cứu và trao đổi về các vấn đề hàng hải và các quan hệ Mỹ-Trung, chứ không đại diện chính quyền Trung Quốc, theo lời của Giám đốc Điều hành của viện, bà Hồng Nông

Theo lời bà Hồng thì viện muốn xây dựng ‘một diễn đàn để phổ biến một thông điệp đúng đắn từ cả hai phía.’ Bà Hồng bảo vệ bằng tiến sĩ tại Đại học Alberta ở Canada, với chủ đề xoay quanh việc xem xét các vấn đề pháp lý và chính trị tại Biển Đông

Viện nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ ra đời tiếp theo sau lời hô hào của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm ngoái, kêu gọi thành lập những think tank mới để cải thiện đường lối quản trị đất nước và tăng cường ‘quyền lực mềm’ của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng thăng tiến các lợi ích của Bắc Kinh thông qua các phương tiện văn hoá, truyền thông và giới học thuật

Các think tank thường có chức năng nghiên cứu, đề xuất và cố vấn chính sách, và viện nghiên cứu chính sách mới của Trung Quốc theo chân một số nước láng giềng của Trung Quốc kể cả đối thủ lâu năm của Trung Quốc trong khu vực, là Nhật Bản và Đài Loan. Hai nước này từ lâu đã tài trợ cho các viện nghiên cứu chính sách của Mỹ, cũng như bảo trợ cho một số viện đại học và chức vụ quan trọng tại các viện đại học này, trong một cố gắng nhằm tạo ảnh hưởng đối với tiến trình làm chính sách của Hoa Kỳ


Bài viết trên tờ WSJ nói rằng viện nghiên cứu chính sách mới sẽ cho phép các nhà nghiên cứu và các giới chức Trung Quốc có một diễn đàn để tạo ảnh hưởng trong cuộc tranh luận ở Mỹ, và tiến trình làm chính sách tại Hoa Kỳ, đặc biệt là liên quan tới các vụ tranh chấp lãnh hải ở Á Châu, mà tờ báo nói là hiện đang tiếp tục leo thang tới mức có nguy cơ xảy ra xung đột quân sự

Trong số các viện nghiên cứu và cố vấn chính sách của các nước Châu Á tại Hoa Kỳ, có Japan Foundation, thành lập năm 1972 để cổ vũ cho những trao đổi văn hoá. Hội này hiện có 22 văn phòng đặt tại 21 quốc gia, kể cả 2 văn phòng tại Hoa Kỳ; Viện Khổng Tử thiết lập năm 2004 để cổ vũ cho ngôn ngữ và văn hoá Trung Hoa. Hiện có tất cả 443 Viện Khổng Tử tại 71 quốc gia, kể cả 144 viện chỉ riêng tại Hoa Kỳ. Ngoài ra còn phải kể đến Taiwan Academy, tức Học viện Đài Loan thiết lập năm 2011 dể cổ vũ nền văn hoá Đài Loan. Hiện có 213 học viện Đài Loan tại 64 quốc gia, kể cả 79 văn phòng và 3 học viện tại Hoa Kỳ

Nguồn tin này nói rằng Tokyo trong năm 2015, đã tăng gấp 3 lần ngân sách dành cho các quan hệ công có tính chiến lược. Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Singapore và Việt Nam đều là các nước cung cấp tài trợ cho Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), một think tank có uy tín và có rất nhiều ảnh hưởng dối với các nhà làm chính sách Mỹ, theo thông tin được cung cấp trên trang nhà của CSIS

Trong khi đó tờ The Economist hôm 2 tháng Năm nói rằng sau nhiều tháng ráo riết cải tạo đất xây đảo trong Biển Đông, Trung Quốc đang xoay sang áp dụng một phương hướng tiếp cận có tính ‘tế nhị hơn’, khi hình thành think tank mới ở Arlington, bang Virginia. Tờ báo nói rằng đây là một chi nhánh của Viện nghiên cứu quốc gia về các vấn đề Biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc ở Hải Nam

8AEEEDF4-393C-458A-9575-76D1869B6882_w268.jpg

Dù mới thành lập, nhưng Viện Nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ đã mời được cựu Ngoại Trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, phát biểu tại diễn đàn mới này.

Dù mới thành lập, nhưng Viện Nghiên cứu các vấn đề Trung-Mỹ đã mời được cựu Ngoại Trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger, lên tiếng tại diễn đàn mới này

Phát biểu trong một video được thu hình trước, ông Kissinger đề cập tới tầm quan trọng của các quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington. Tham gia một hội thảo tại diễn đàn này, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải nói nước ông sẽ hành động một cách tự chế trong Biển Đông, mặc dù cùng lúc, ông khẳng định Bắc Kinh sẽ mạnh mẽ bảo vệ các lợi ích của mình trong vùng biển này

Tuy nhiên, tờ The Economist bình luận rằng các cố gắng của Trung Quốc, tìm cách phết lên một lớp sơn học thuật để củng cố các đòi hỏi chủ quyền của mình trên hầu hết diện tích Biển Đông -trong phạm vi của cái gọi là đường lưỡi bò mà nước này vẽ ra ở Biển Đông, khó có thể thuyết phục nhiều người ở Hoa Kỳ hay ở Đông Nam Á

Tờ báo nói các cộng trình lắp đất xây đảo nhân tạo ráo riết của Trung Quốc hồi gần đây đã gây quan ngại sâu xa tại các nước cũng tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển này, trong đó có Brunei, Malalysia và Việt Nam, cũng như đồng minh của Mỹ là Philippines

 
Last edited:
Trung Quốc vẫn có nhiều tỷ phú nhất thế giới
Dù phải chịu nhiều tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19, Trung Quốc hiện vẫn có tới 969 tỷ phú - tương đương 1/3 số tỷ phú toàn cầu

Theo trang tin Nikkei Asia, Trung Quốc hiện vẫn giữ danh hiệu quốc gia có nhiều tỷ phú nhất thế giới vào năm 2022, bất chấp việc giới siêu giàu nước này đã mất hơn 10% tài sản trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc và các xung đột địa chính trị liên tiếp xảy ra

Cụ thể, báo cáo thống kê tài sản giới siêu giàu toàn cầu năm 2022 của JDYD Liquor-Hurun mới đây cho biết số lượng tỷ phú đã giảm 269 người xuống còn 3.112 người - trong đó có 164 "cựu tỷ phú" đến từ trung quốc

Tuy nhiên, vẫn còn tới 969 tỷ phú nước này trụ lại trong bảng xếp hạng - tương đương 31% toàn cầu. Con số này đã giúp quốc gia tỷ dân giữ vững vị trí đứng đầu, và tiếp sau là Mỹ với 691 tỷ phú

Trong bảng xếp hạng năm 2022 này, Ấn Độ ở vị trí thứ 3 với 187 tỷ phú, trong khi Đức đã vượt qua Anh để đứng thứ tư với 144 người. Đặc biệt, châu Á chiếm hơn 40% số tỷ phú thế giới với 39% tổng tài sản toàn cầu trị giá 13.700 tỷ USD

Nhận xét về điều này, nhà nghiên cứu chính kiêm Chủ tịch Tổ chức nghiên cứu xếp hạng kinh doanh JDYD Liquor-Hurun - ông Rupert Hoogewerf - cho biết: "Bảng xếp hạng năm 2022 có rất nhiều biến động do khối tài sản của các tỷ phú phải chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của thị trường chứng khoán: lãi suất tăng, giá đồng USD tăng, bong bóng ngành công nghệ được tạo ra nhờ đại dịch Covid-19 thì đã phát nổ và những xung đột địa chính trị vẫn liên tiếp xảy ra"

Hiện tại, người giàu nhất Trung Quốc đang là ông Zhong Shanshan - người sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring và là chủ sở hữu của một vài doanh nghiệp dược phẩm - với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 69 tỷ USD. Ông Zhong cũng đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới

Một người có khối tài sản tăng đáng kể khác là ông Huang Zheng (Colin Huang) - nhà sáng lập công ty bán lẻ trực tuyến Pinduoduo. Tài sản của ông Huang đã tăng khoảng 63% lên 31 tỷ USD trong năm 2022, khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp phong toả để chống đại dịch Covid-19 khiến hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ

Trong khi đó, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos - người giàu nhất thế giới năm 2021 - đã chứng kiến tài sản giảm tới 70 tỷ USD vào năm 2022, còn tổng tài sản của 2 nhà sáng lập Google thì giảm 85 tỷ USD. Tương tự, vị trí của CEO Tesla Elon Musk cũng luôn "trồi sụt" do giá trị thị trường của công ty xe điện này liên tiếp giảm. Nguyên nhân là Musk đã bán tới 23 tỷ USD cổ phiếu Tesla để mua lại Twitter vào tháng 10/2022

Cũng trong năm này, hàng tiêu dùng xa xỉ là lĩnh vực kinh doanh nổi trội nhất khi 3 trong số 10 người giàu nhất thế giới đang kiếm tiền từ ngành này. Các tỷ phú trong ngành này đã có một năm thành công khi tổng tài sản tích lũy của họ tăng 17% và chiếm phần lớn trong số những người giàu nhất thế giới

Đáng tiếc nhất phải kể đến tỷ phú Gautam Adani - người sáng lập tập đoàn đa quốc gia Adani Group - đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng khi mất 35% tài sản. Trên thực tế, tập đoàn Adani cũng đã lỗ 28 tỷ USD vào năm ngoái, trước khi cổ phiếu bị bán tháo sau các cáo buộc gian lận kế toán và thao túng chứng khoán

Cũng theo báo cáo này, New York đã vượt qua Thượng Hải để trở thành địa điểm được người giàu ưa thích thứ 2 để sinh sống, trong khi Bắc Kinh vẫn giữ vị trí đầu tiên

Theo ông Hoogewerf, đây là lý do tại sao Mỹ và Trung Quốc lại quan trọng về mặt kinh tế đối với thế giới như vậy. 2 quốc gia này hiện chiếm hơn một nửa số tỷ phú trên thế giới, với hệ sinh thái khởi nghiệp đa dạng và luôn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho các kỳ lân
 
Top