What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

SPAC

LOBBY.VN

Administrator
Tỷ phú nắm trong tay nhiều công ty SPAC nhất thế giới

photo1628587737191-16285877373091740615637.jpg

Tỷ phú Alec Gores

Alec Gores có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới

Năm 2015, tỷ phú đầu tư Alec Gores lần đầu tiên thử thực hiện vụ IPO bằng hình thức sáp nhập ngược (reverse-merger IPO) của mình. Từ đó đến nay, ông liên tục theo sát sự phát triển của mô hình niêm yết qua SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) và trong 2 năm gần đây, khi làn sóng SPAC bùng nổ khắp thế giới, Alec Gores đã có trong tay tới 13 công ty SPAC, nhiều hơn bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào trên thế giới

Có thể nói, tỷ phú Alec Gores là một tay chơi kỳ cựu khi đề cập tới mô hình niêm yết qua SPAC. Ông có niềm tin rất sớm với phương thức niêm yết vốn bị chỉ trích là “đi tắt” quy trình IPO truyền thống này. Khác với nhiều nhà đầu tư SPAC khác, tập đoàn Gores Group của ông tự đổ tiền vào các thỏa thuận SPAC và đôi khi còn đạt được thỏa thuận với giá đề xuất thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác

“Chúng tôi đang xây dựng mô hình nhượng quyền kinh doanh", tỷ phú Alec Gores cho hay. “Chúng tôi cũng đang phát triển một sách lược hoạt động mà mỗi ngày đều được cải thiện để trở nên hoàn thiện hơn"

Tin vào bản năng

Năm ngoái, tỷ phú Alec Gores đã tiếp xúc với Austin Russell, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Luminar Technologies, công ty phát triển cảm biến cho xe tự lái. Sau nhiều lần đàm phán, Austin Russell chấp thuận tiến hành IPO thông qua việc sáp nhập với một SPAC thuộc Gores Group, qua đó nâng mức định giá Luminar Technologies lên 2,9 tỷ USD

“Chúng tôi không mua lại cậu", tỷ phú Alec Gores kể lại những lời đã nói với Austin Russell khi đó. “Cậu chỉ đang bán một phần cổ phần công ty để có được số tiền hoàn thành ước mơ của mình mà thôi". Sau khi thỏa thuận hoàn tất vào tháng 12 năm ngoái, cổ phiếu của Luminar Technologies đã tăng mạnh, nâng mức định giá của công ty tới nay vượt ngưỡng 9 tỷ USD

Gần đây nhất, tỷ phú Alec Gores đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập SPAC trị giá 8,5 tỷ USD với một công ty tái chế kim loại thuộc Ardagh Group

Alec Gores thừa nhận, trong quá trình thẩm định các thương vụ SPAC tiềm năng, ông thường tuân theo bản năng của mình và rất coi trọng việc tiếp xúc trực tiếp với nhà sáng lập startup

“Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng tôi thấy hài lòng với mối quan hệ hợp tác này", tỷ phú Gores cho hay

Ngoài 2 thương vụ kể trên, tỷ phú 68 tuổi cũng là người đứng sau một loạt thỏa thuận sáp nhập SPAC khác như công ty Hostess Brands chuyên sản xuất bánh Twinkie, công ty dữ liệu không gian Matterport, công ty cho vay thế chấp trực tuyến United Wholesale Mortgage

“Bất cứ khi nào đội nhóm làm việc của Alec Gores lập một SPAC mới, nhiều công ty muốn thực hiện thỏa thuận sáp nhập đã chờ sẵn", Kristi Marvin, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của SPACInsider nói. “Họ có đủ kinh nghiệm và uy tín khiến hầu hết các nhà đầu tư đều muốn cùng tham gia"

Tiến vào sân chơi SPAC

Là con út trong gia đình 6 anh em, Alec Gores theo gia đình nhập cư vào Mỹ năm 1968. Ông học Đại học Western Michigan, chuyên ngành máy tính và được nhận vào General Motors sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Alec Gores quyết định nghỉ việc, tự thành lập công ty buôn bán và phân phối máy tính. Năm 1978, ông bán công ty với giá 2 triệu USD và sử dụng số tiền đó xây dựng một công ty chuyên mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp

Vào những năm 2010, ông bắt đầu tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới. Một số nhân viên của ông đã gợi ý về mô hình SPAC. Dù còn đôi chút nghi ngờ, song tỷ phú Gores vẫn bị hấp dẫn bởi ý tưởng này và quyết định trình bày nó với các quỹ đầu cơ. Sau nhiều ngày làm việc, Gores đã nhận được cam kết hỗ trợ lên tới hàng trăm triệu USD

Năm 2016, tỷ phú Gores sáp nhập công ty SPAC đầu tiên của mình với Hostess – công ty được Apollo Global Management mua lại sau khi phá sản, đồng thời, như một phần thỏa thuận, thực hiện thương vụ đầu tư PIPE (đầu tư tư nhân vào cổ phần đại chúng) đầu tiên của mình khi mua vào một phần cổ phiếu của Apollo Global Management. Kể từ đó, PIPE cũng trở thành trụ cột trong nhiều thương vụ SPAC của Gores Group

Thương vụ SPAC thứ hai và thứ ba của tỷ phú Alec Gores được tiến hành với hai công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ đầu tư tư nhân Platinum Equity do anh trai ông điều hành. Điều này khiến một số nhân viên của Gores Group tỏ ra lo lắng rằng Gores có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu bên ngoài các mối quan hệ của mình. Song, theo lời phát ngôn viên của Gores Group, hai vụ sáp nhập này đều hợp lý bởi một số công ty trong danh mục đầu tư của Platinum Equity rất phù hợp với quan điểm đầu tư của tập đoàn. Không những thế, các quỹ đầu tư tư nhân ở thời điểm đó không cởi mở, chào đón các SPAC như hiện nay

Dẫu vậy, hai thương vụ SPAC này lại có kết quả trái ngược nhau. Thương vụ thứ nhất là với tập đoàn Verra Mobility, được thực hiện vào tháng 10/2018. Sau khi IPO thông qua SPAC, giá cổ phiếu của tập đoàn này đã tăng gần 50%. Thương vụ thứ hai là với công ty PAE, hoàn tất vào tháng 2/2020. Cổ phiếu của công ty này hiện giảm khoảng 10% kể từ thời điểm IPO

Mục tiêu trong tương lai

Bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19, năm 2020, thế giới vẫn chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng SPAC. Tính từ đầu năm tới nay, các SPAC đã huy động được số tiền lên tới hơn 100 tỷ USD

Theo sự bùng nổ của thị trường SPAC, tỷ phú Alec Gores nhận thấy làn sóng này đã dần len lỏi khắp các lĩnh vực, khi hàng loạt các doanh nghiệp như công ty không gian Virgin Galactic Holdings của Richard Branson và công ty thể thao DraftKings cũng tiến hành sáp nhập với các SPAC

“Tôi đang chú ý đến những gì người khác đang làm. Tôi luôn chỉ là một sinh viên ở sân chơi này", vị tỷ phú 68 tuổi chia sẻ. “Tôi bắt đầu nghĩ rằng mình có thể xây dựng một mô hình nhượng quyền thương mại thực sự trên thị trường SPAC"

Lĩnh vực mới nhất mà tỷ phú Alec Gores đang hướng đến là các công ty công nghệ và công ty công nghệ sinh học đang được các quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn. Ông đã thuê hai giám đốc điều hành cấp cao từng làm việc cho quỹ Vision Fund của SoftBank; hợp tác với các công ty khác, bao gồm cả Guggenheim Partners, để tiến hành các thương vụ SPAC mới. Cùng với đó, vị tỷ phú này hiện đang xem xét mở rộng sang nhiều ngành hơn, bao gồm thể thao và giải trí, cũng như các khu vực địa lý mới bao gồm châu Âu và châu Á

“Tôi tập trung 100% năng lượng của mình vào việc này", tỷ phú Alec Gores nói. “Tôi muốn trở thành người giỏi nhất thế giới trên sân chơi SPAC”
 
Công ty sở hữu Zalo muốn niêm yết tại Mỹ thông qua SPAC với mức định giá 3 tỷ USD
Theo Bloomberg, CTCP VNG – 1 trong 2 kỳ lân công nghệ của Việt Nam cùng với VnLife – đang cân nhắc việc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với 1 công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC)

VNG đang làm việc với bên tư vấn để tổ chức thảo luận với các SPAC. Nguồn tin của Bloomberg cho biết, giao dịch có thể định giá VNG ở mức từ 2 – 3 tỷ USD; đồng thời cho biết thêm, các cuộc thảo luận đang diễn ra và công ty có thể theo đuổi các lựa chọn huy động vốn khác

Trong khi đó, đại diện của VNG cho biết không có quyết định nào về IPO hoặc SPAC được thông qua và từ chối bình luận về vấn đề này

Theo Bloomberg, VNG có kế hoạch niêm yết trên Nasdaq từ năm 2017

Một thoả thuận nếu xảy ra sẽ chứng kiến việc VNG cùng các công ty Đông Nam Á khác niêm yết tại Mỹ thông qua việc sáp nhập với công ty "séc trắng"

Công ty bất động sản trực tuyến của Singapore – PropertyGuru đã có thoả thuận với SPAC trị giá 1,8 tỷ USD vào tháng 7. Traveloka của Indonesia cũng đang đàm phán để niêm yết thông qua sáp nhập với SPAC

VNG hiện là công ty game online lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp này cũng sở hữu ứng dụng nhắn tin gọi điện Zalo, ví điện tử ZaloPay và đầu tư vào một số công ty công nghệ khác như Tiki, Ecotruck, Got It, FPT Online...

Nửa đầu năm 2021, VNG đạt tổng doanh thu 3.508 tỷ đồng, tăng 23%. Lợi nhuận sau thuế 221 tỷ đồng, giảm 17%. Nhưng lợi nhuận ròng đạt 438 tỷ đồng, tăng 19%

Kết quả này sáng sủa hơn nhiều so với kế hoạch kinh doanh mà đại hội đồng cổ đông VNG đã thông qua hồi cuối tháng 6. Theo đó, năm 2021 VNG đặt mục tiêu doanh thu 7.609 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 tỷ đồng, lợi nhuận công ty mẹ âm 619 tỷ đồng


Các cổ đông lớn của VNG hiện gồm có CEO Lê Hồng Minh, Tenacious Bulldog Holdings Limited, Prosperous Prince Enterprises Limited và 2 quỹ của Chính phủ Singapore là GIC và Temasek

Tháng 3/2019, thương vụ mua cổ phần của Temasek đã định giá VNG ở mức 2,2 tỷ USD. Thương vụ mua bán cổ phần đáng chú ý nhất gần đây của VNG là nhóm Mirae Asset mua lại 1,4% vốn điều lệ của VNG từ bà Julie Thien Nga Lam - vợ CEO VinaCapital

Trong nửa cuối năm 2021, VNG sẽ thực hiện việc bán ra hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư trong nước. Đây là lượng cổ phiếu quỹ được công ty mua vào cách đây 10 năm. Đặc biệt, cổ đông ngoại Tencent vẫn đang sở hữu quyền mua 1,033 triệu cổ phiếu phổ thông của VNG (tương ứng 2,88% vốn cổ phần) cho đến hết năm 2021

Hiện tại, VNG vẫn là một công ty đại chúng do vậy việc niêm yết tại Mỹ có thể sẽ phức tạp hơn so với các công ty tư nhân khác. Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của VNG không đề cập đến vấn đề này


 
SPAC - Xu hướng mới của giới đầu tư Mỹ


Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ

Giới đầu tư ở Mỹ đang có xu hướng thành lập các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) để đưa nhiều công ty năng lượng tái tạo trở thành công ty đại chúng, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư đang chuyển từ các dự án dầu khí truyền thống sang các dự án năng lượng carbon thấp

Ông Jay Ritter, giáo sư của Đại học Florida cho biết trong năm 2021, tính đến nay đã có hơn 412 thương vụ phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của các công ty SPAC, huy động được 121 tỉ USD. Trong khi đó, con số này của cả năm 2020 là 247 thương vụ với tổng vốn huy động là 83 tỉ USD

Số liệu cho thấy các công ty SPAC tiếp tục phổ biến trong các lĩnh vực chăm sóc y tế, công nghệ tài chính và xe tự lái, nhưng lĩnh vực năng lượng thay thế cũng đang dần nắm bắt xu hướng này. Theo các cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters với tám chuyên gia cố vấn, ít nhất 10 công ty sắp thành lập thêm các công ty SPAC về năng lượng tái tạo, bên cạnh 20 công ty đã nộp hồ sơ công khai

SPAC là những công ty được thành lập bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư sành sỏi hoặc các chuyên gia đầu ngành và tiến hành huy động vốn thông qua IPO, nhằm mục tiêu duy nhất là thu mua hoặc sáp nhập với một công ty chưa niêm yết đang hoạt động. Tuy nhiên, mục tiêu thu mua hoặc sáp nhập chưa được xác định tại thời điểm SPAC được thành lập

Nhiều công ty SPAC về năng lượng tái tạo sau khi nộp hồ sơ công khai với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã huy động được khoảng 250 triệu USD trở lên. Theo các tài liệu của SEC, các SPAC này đang tìm cách mua lại các công ty tư nhân sản xuất pin để lưu trữ năng lượng tái tạo, cung cấp các giải pháp lưu trữ hydro, và thậm chí là những công ty khai thác khí tự nhiên, vốn là một loại nhiên liệu hóa thạch carbon thấp

Tuy nhiên, rất ít các công ty năng lượng tái tạo tư nhân đủ lớn để trở thành mục tiêu lý tưởng cho các công ty SPAC. Ông Ritter cho biết thông thường, các công ty phải có giá trị hơn 1 tỉ USD mới có thể thu hút sự chú ý của một SPAC dù công ty này mới chỉ huy động được 250 triệu USD

Các công ty SPAC cũng đang phải đối mặt với sự kiểm soát về mặt quy định ngày càng tăng. Tháng trước, hãng tin Reuters đưa tin các nhà quản lý chứng khoán Mỹ đang tăng cường điều tra xu hướng SPAC tăng mạnh trên Phố Wall
 
Top