What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây StartUp

Làm giàu nhờ ứng dụng nghiên cứu khoa học

Trong chuyến đi khảo sát và làm việc của Tổ biên tập xây dựng đề án “Phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH và hội nhập quốc tế” sẽ trình ra hội nghị Trung ương lần thứ 6 vào tháng 10/2012, Bộ KH-CN đã ghi nhận hoạt động của nhiều đơn vị nhờ đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất, kinh doanh nên phát triển tốt, bảo đảm được đời sống của người lao động

Một minh chứng điển hình là Tập đoàn Viettel (Bộ Quốc phòng). Khi mới ra đời cách đây hơn 10 năm với số vốn 2 tỷ đồng thì đến năm 2011, doanh số của Viettel tăng lên 116 nghìn tỷ đồng. Số lượng cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đơn vị lên đến 26000 người. Mức lương thu nhập trung bình ở đây là 12-17 triệu đồng/ người/ tháng

Ông Phan Xuân Dũng, Phó chủ tịch hội đồng quản trị Vietel khẳng định sự lớn mạnh của Viettel chính là việc dựa trên sự phát triển của KH-CN. Tại Viettel, các nhà khoa học chỉ tập trung nghiên cứu, không phải “động tay” đến cơ chế tài chính

Viettel ra lệnh toàn bộ bộ phận tài chính phải phục vụ các nhà khoa học. Các nhà khoa học cần tiền để làm nghiên cứu thì bộ phận kế hoạch tài chính của công ty phải cấp tiền. Mỗi năm, Vietel dành khoảng 1.000 tỷ đồng (khoảng 1% doanh thu) cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển KH-CN

Hiện nay, Viettel nghiên cứu và áp dụng phần mềm do chính Tập đoàn thiết kế lập trình cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý… Nhiều sản phẩm nghiên cứu của Viettel đã có mặt không chỉ ở Việt Nam và còn ở các thị trường khác như: Dây chuyền lắp rắp điện tử; máy thu phát sóng ngắn dùng trong quân đội; nghiên cứu hệ thống điều hành quản lý cho các cơ quan chính phủ, trung ương; hệ thống chữ ký số CA; hệ thống khai thuế điện tử V-Tax; hệ thống quản lý nhà trường… Chỉ tính riêng năm 2011, tại Viettel đã có 244 sáng kiến được công nhận, 417 sáng kiến đăng ký, tiết kiệm 359 tỷ đồng

Một đơn vị khác là Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Với doanh thu gần 2.000 tỷ đồng, hàng năm công ty luôn dành từ 20 – 30 tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Nhờ đầu tư phát triển KH-CN, công ty đã có mức tăng trưởng bền vững suốt 22 năm qua

Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu khốc liệt, doanh nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng kỷ lục 27 – 28%. Thu nhập của CBCNV nhờ đó tăng từ 2,5 triệu đồng/người/tháng lên 7,9 triệu đồng/người/tháng...

Hiện nay, Viện Lúa ĐBSCL của Việt Nam được đánh giá là một trong những trung tâm nghiên cứu về giống lúa lớn nhất Châu Á. Nếu trước đây, Viện Lúa IRRI tại Philippines là nơi cung cấp đa số giống lúa tốt với chất lượng cao cho khu vực thì hiện nay Viện Lúa ĐBSCL đã cung cấp lúa cho nhiều vùng trong nước và một số nước trong khu vực. Các cán bộ KH-CN của Viện Lúa IRRI cũng sang làm việc với Viện Lúa ĐBSCL về việc nhập và cho phép được chuyển những giống do Viện Lúa ĐBSCL cung cấp để áp dụng trong khu vực

Gần đây nhất là sự kiện các bác sỹ Việt Nam đã chữa được bệnh ly thượng bì bọng nước, một bệnh hiếm gặp, do nguyên nhân di truyền. Hiện nay, trên thế giới chỉ có 2 bệnh viện ở Mỹ và Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng chữa trị thành công bệnh này bằng phương pháp ghép tế bào gốc từ tủy xương. Với thành công này, Bệnh viện Nhi Trung ương đã góp phần khẳng định vị thế của nghiên cứu khoa học trong y tế của Việt Nam trên thế giới. Hiện nay đã có một số bênh nhi ở nước ngoài có nguyện vọng đến Việt Nam chữa trị căn bệnh này

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Văn Tùng: Vấn đề đặt ra trong thời điểm hiện nay là cần phải có nghị quyết mới của Trung ương để xã hội thấy rằng đã đến lúc không thể dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, không thể dựa vào những thế mạnh về đất đai, nguồn lao động trình độ chưa cao nữa mà phải đầu tư cho KH-CN để KH-CN phát huy sức mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời gian tới các cấp ban, ngành cần có chỉ đạo quyết liệt để đưa KH-CN thực sự đi vào cuộc sống
 
Last edited:
Nga lập 'thung lũng Silicon' quốc phòng

Nga muốn xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự theo mô hình Trung tâm Skolkovo - "Thung lũng Silicon nước Nga"

"Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng đang xem xét vấn đề xây dựng ở Moscow một trung tâm nghiên cứu khoa học tương tự Skolkovo - Thung lũng Silicon nước Nga," người đứng đầu liên đoàn, đại biểu Duma Quốc gia Vladimir Gutenev vừa tiết lộ sáng kiến mới này

Thung lũng Silicon quốc phòng

Sự khác biệt giữa hai trung tâm này sẽ là tính chuyên nghiệp, theo những người đưa ra sáng kiến, các nhà khoa học hàng đầu, chuyên nghiên cứu việc tạo ra các công nghệ quân sự hiện đại sẽ đến trung tâm mới làm việc

“Sau khi nghiên cứu kỹ đề xuất của những người ủng hộ xây dựng trung tâm khoa học lớn và phân tích hiệu quả của nó, đương nhiên “Liên đoàn hỗ trợ các xí nghiệp quốc phòng sẽ bắt tay vào thực hiện. Liên đoàn quan tâm đến các dự án cụ thể và sẽ thực hiện chúng đến cùng", ông Gutenev nói

Nghị sĩ này đề nghị, trong trường hợp dự án thành công, không loại trừ việc nó sẽ được nhân rộng ra toàn nước Nga. “Nếu dự án này được thực thi và mang lại kết qủa thì có thể sẽ xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới ở các vùng khác của đất nước," Gutenev nói

Trước đó, tại Hội nghị của liên đoàn, Phó thủ tướng Dmitry Rogozin đã đề nghị suy nghĩ làm thế nào thực hiện trong tương lai sự hợp tác giữa các xí nghiệp của tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong các vấn đề phát triển công nghệ và chính sách cán bộ. Do đó đã có đề nghị đối với Phó thủ tướng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự

Về phần mình, ông Gutenev cho biết, trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ mới quân sự sẽ được xây dựng sau khi hình thành tổ chức tương tự như Cơ quan phụ trách dự án nghiên cứu công nghệ quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) theo sáng kiến của Phó thủ tướng Dmitry Rogozin. Việc này sẽ diễn ra trong thời gian tới

qp_nam_silicon_02.jpg

Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng Nga Rogozin có tiếng nói rất quan trọng cho kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ quân sự

Không thể "đưa cả nước" về Moscow, cần phải hình thành những điểm phát triển mới không bị những vết tiêu cực. Đó là những nơi có khả năng phát triển, dựa vào các viện nghiên cứu khoa học ứng dụng và viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Nga, cũng như trên cơ sở các tập đoàn lớn và thành đạt mà hầu hết nằm trong Cơ quan Công nghệ Nga

Ngoài ra, sẽ có sự hợp tác quốc tế được lấy từ trung tâm nghiên cứu khoa học mới Skolkovo trong cái gọi là vòng bên ngoài. Phải có một số vòng như vậy, vòng trong cùng sẽ có “thư viện” công nghệ mới, các nghiên cứu phát minh, vật liệu và ý tưởng triển vọng. Vòng này chỉ cho phép tiếp cận hết sức hẹp đối với mọi đối tác nước ngoài

Vòng thứ hai cho phép các đối tác mà Nga có thể thiết lập mối quan hệ tin cậy trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự tiếp cận. Các đối tác này sẽ được phép đưa ra các đề xuất cùng hợp tác nghiên cứu

Và, cuối cùng, vòng tiềm tàng - chuyển giao các công nghệ quốc phòng có thể tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Nga. Đây là việc cần phải làm để thu xếp quá trình thương mại hoá các nghiên cứu này, những nghiên cứu chủ yếu được nhà nước tài trợ. Tuy nhiên, trong tương lai thì phần đầu tư của nhà nước và tư nhân sẽ phải đi tới đồng đẳng

Chuyên gia ủng hộ

Về phần mình, thành viên Uỷ ban quốc phòng của Duma Quốc gia Andrew Krasov tin tưởng, việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới quân sự sẽ cho phép thu hút các chuyên gia trẻ và tạo ra cú hích mới cho sự phát triển công nghiệp quốc phòng

“Việc xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học – công nghệ mới với định hướng chuyên ngành công nghệ quân sự hết sức có lợi cho đất nước. Sự xuất hiện và sự ủng hộ phải có cho trung tâm này sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tài năng với cách tư duy và ý tưởng mới mẻ vào nghiên cứu chế tạo vũ khí mới

Nước Nga cần vũ khí đột phá công nghệ cao, ngay bây giờ chúng ta đã cần vũ khí thế hệ tương lai. Chúng ta không thể tự cho phép mình lạc hậu trong việc phát triển công nghệ so với các nước khác, điều này sẽ gây ra nguy cơ trực tiếp cho an ninh," ông Krasov nói

qp_nam_silicon_03.jpg

Các chuyên gia hi vọng việc xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ quân sự sẽ thu hút các chuyên gia trẻ tạo dựng công nghiệp quốc phòng huy hoàng cho nước Nga

Chuyên gia quân sự Alexander Vladimirov hi vọng ý tưởng xây dựng trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới sẽ không dừng lại ở những tuyên bố rỗng tuếch và sử dụng không có mục đích kinh phí của nhà nước một lần nữa

Ông Vladimirov tuyên bố: “Thật sự tôi muốn tin rằng chúng ta sẽ thành lập được một trung tâm xứng đáng với tên “dự án trung tâm nghiên cứu khoa học– công nghệ mới” đã trở thành "mốt" hiện nay, chứ không phải là sự tiêu phí nhiều tỷ kinh phí của nhà nước dành cho phát triển quân đội và khoa học quân sự”

Nguyễn Vũ
 
Last edited by a moderator:
Quản lý sản phẩm - Nghề hot nhất thung lũng Silicon

Đối với các hãng công nghệ, những người quản lý sản phẩm xuất sắc thực sự được coi là những viên kim cương quý báu. Vậy một PM (product manager) cần hội tụ đủ những kỹ năng nào ?

BRANDPRODUCTMANAGER.jpg

Tại thung lũng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới, việc tìm ra những người quản lý sản phẩm giỏi là rất khó, do đó, chọn ra được 1% trong số những người quản lý xuất sắc nhất được coi là việc gần như "bất khả thi"

Ian McAllister, một trong số những quản lý sản phẩm giỏi nhất của Amazon đã có những giải thích thú vị trên mạng xã hội hỏi đáp Quora về công việc: "làm thế nào để trở thành một quản lý sản phẩm xuất sắc ?"

Những người này phải hội tụ đủ từ kỹ năng cho đến kiến thức để thấu rõ mọi điều dù là nhỏ nhất về các sản phẩm của một doanh nghiệp

Quá nhiều nhà quản lý sản phẩm suy nghĩ quá lớn và đâm đầu vào các vấn đề phức tạp

5cdtopproductmanagersthinkbigandattackcomplexproblemsjpg.png

Những nhà PM (Product Manager) xuất sắc sẽ không tự giới hạn bản thân trong những nguồn lực hiện có hay lệ thuộc quá nhiều vào môi trường kinh doanh. Họ luôn chủ động tìm kiếm nhiều phương án thay thế khác nhau. Thay vì bắt tay vào thực hiện ngay một công việc lớn và phức tạp, họ nhắm đúng thời cơ và xây dựng nhiều kế hoạch đơn lẻ nhằm thu được những lợi ích tối ưu, sau đó tập trung những kết quả thu được để phục vụ cho mục tiêu cao hơn

Luôn biết cách đàm phán tốt

Top 1% những người quản lý sản phẩm giỏi nhất luôn biết có những luận điểm tranh luận rất rõ ràng và có sức thuyết phục. Họ sẽ sử dụng phân tích dữ liệu nếu cần, nhưng ngoài ra, họ còn chú trọng tới cả quan điểm, thành kiến của người khác, sự tin tưởng của cấp trên,..v..v...từ đó thu được những nguồn lực và sự ủng hộ cần thiết cho công việc của họ

Thực hiện mọi việc dễ dàng

Họ có thể hoàn thành 80% giá trị dự án chỉ với 20% nỗ lực bỏ ra. Họ hành động lặp đi lặp lại, cho ra nhiều các sản phẩm, dịch vụ mới và luôn biết cách hoàn thành các đầu việc được đề ra

Biết cân bằng và linh hoạt giữa các chiến lược

Các nhà quản lý sản phẩm giỏi luôn điều chỉnh hợp lý những sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh nền tảng với những chiến thuật "du kích" thắng lợi chóng vánh. Họ cũng biết linh hoạt đưa ra chiến lược kinh doanh tấn công (nhằm mục tiêu tăng trưởng doanh thu) hay phòng thủ (nhằm dẹp bỏ các trở ngại hiện có) vào thời điểm hợp lý

Đưa ra được các dự báo có độ chuẩn xác

Để trở thành PM giỏi cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa những kinh nghiệm trong quá khứ với những điều kiện môi trường kinh doanh hiện tại để đưa ra những tiên đoán hợp lý cho tương lai. Họ đồng thời phải có khả năng đánh giá những ích lợi công ty thu được trong từng dự án khác nhau, từ đó sắp xếp các thứ tự ưu tiên trong kinh doanh

Không bao giờ đặt giới hạn cho bản thân

Họ luôn làm mọi điều cần thiết để chuyển hàng đúng giờ, họ sẵn sàng vào kho thực hiện những công việc chuyển hàng tay chân, họ tranh luận, thậm chí cả "cãi lý" với các phòng ban khác để mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới tay khách hàng

Nắm rõ những công nghệ phúc tạp trong mỗi sản phẩm

Tuy không cần có bằng cấp về khoa học nhưng họ cần phải biết được những công nghệ nội hàm trong các mặt hàng. Họ sẽ liên kết với các nhà phát triển để nắm rõ cũng như lường trước những thắc mắc về sản phẩm từ phía người dùng

Biết cách tạo nên những thiết kế ấn tượng

Dù không cần phải là chuyên gia thiết kế, người quản lý xuất sắc phải biết phân biệt rõ giữa một thiết kế "tốt" với một thiết kế "tuyệt vời", và đương nhiên, "tuyệt với" mới luôn là đích ngắm của họ

Kỹ năng viết tốt

Dù là gõ phím hay viết tay, họ cần phải có kỹ năng sử dụng câu chữ thật tốt, rõ nghĩa, súc tích nhằm truyền đạt nguyên vẹn ý tưởng cho đội ngũ cộng sự hoặc gây ấn tượng, thiện cảm với khách hàng và đối tác

Thái Dương
 
Last edited:
CEO người Nga: Việt Nam là một đất nước tuyệt vời

Victor_Lavrenko.jpg

“Người Việt thực sự rất giỏi nhưng họ lại đến những nước phát triển hơn để sinh sống, làm việc. Đó là chuyện đã từng xảy ra ở Nga khoảng 10-15 năm trước. Tôi mong có một ngày nào đó, tất cả người tài Việt Nam sẽ nói: ‘Tôi tự hào khi làm việc ở Việt Nam’”

Đó là một trong những lý do nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang tìm kiếm iTim.vn, ông Victor Lavrenko quyết định tới Việt Nam

Thế mạnh của yếu tố “Việt Nam”

- Chọn Việt Nam để đầu tư chứ không phải Singapore, hay Trung Quốc, lý do của ông là gì ?

Thị trường ở Trung quốc và Singapore có quá nhiều đối thủ, hoặc đã bão hòa. Còn ở Việt Nam, khi chúng tôi đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự giỏi cùng với chiến lược phát triển cụ thể thì Việt Nam thực sự là một thị trường đáng mơ ước

Không chỉ thế, rất nhiều những người rất giỏi ở Nga như ngài Kostin - người sáng lập ra công cụ tìm kiếm đầu tiên ở Nga hay những người đã làm cho nhiều dự án lớn như Google, Yandex rất sẵn sàng về Việt Nam làm việc vì giá cả sinh hoạt rẻ hơn, vì chế độ đãi ngộ rất tốt của chúng tôi và vì sự tạo điều kiện của chính phủ Việt Nam: không cần làm visa nếu vào Việt Nam dưới 15 ngày, vé máy bay rất rẻ, nhiều cơ hội để đi du lịch khám phá văn hóa Việt Nam cũng như châu Á

Thực ra, tôi đã biết về đất nước của các bạn từ rất lâu qua sách báo và đặc biệt là qua những sinh viên Việt Nam du học tại Nga. Nhiệt huyết của họ dành cho đất nước thực sự đã thuyết phục được tôi

Lý do cá nhân thì cũng có. Tôi thực sự rất thích khám phá văn hóa châu Á. À, tôi rất thích ăn na. Ngày trước tôi thậm chí còn dùng dao để gọt vỏ na, rồi còn rửa lại với nước. Sau đó, thấy các bạn Việt ăn na, tôi cũng đã tìm ra cách ăn như người Việt rồi

- Điều gì khiến các ông cạnh tranh được với các công cụ tìm kiếm hiện có ở Việt Nam ?

Thế mạnh của chúng tôi nằm chính ở yếu tố “Việt Nam” khi chúng tôi đi sâu vào phân tích và xử lý Tiếng Việt

Chúng tôi hiểu tiếng Việt hơn những công cụ tìm kiếm khác. Ví dụ, nếu người dùng tìm “mua ca hoi o ha noi”, iTim sẽ hiểu “ca hoi” và “ha noi” là 2 từ có liên quan mật thiết trong nhu cầu tìm kiếm và sau đó, sẽ thêm dấu, và bắt đầu giúp người dùng tìm kiếm chỗ mua “cá hồi” ở “Hà Nội”

Nếu bạn thử tìm bằng các công cụ tìm kiếm khác, bạn sẽ thấy ngay là họ chia từ theo cách không đúng. Chúng tôi tự hào vì mình có một đội xử lý ngôn ngữ được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này và đi chuyên sâu vào việc phân tích và xử lý tiếng Việt

Thứ hai, chúng tôi có một đội chuyên gia rất giàu kinh nghiệm và người dẫn đường tuyệt vời. Ở Nga, công cụ tìm kiếm chiếm thị phần lớn nhất là Yandex với 60%, còn Google thì chỉ chiếm 20% mà thôi. Chúng tôi có những người đã từng là thanh viên chủ chốt của các công cụ tìm kiếm đó

Sắp tới, chúng tôi sẽ có tập dữ liệu vào khoảng 1 tỷ văn bản tiếng Việt trong khi công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Việt Nam hiện giờ chỉ có tối đa khoảng 500 triệu văn bản tiếng Việt. Và chúng tôi sẽ có tính năng tìm kiếm theo địa phương/vùng miền

Có một số lượng đáng kể nhu cầu tìm kiếm có liên quan đến địa phương của người sử dụng. Ví dụ khi một người ở Hà Nội muốn mua một thứ gì đó thì anh ta sẽ chỉ muốn xem thông tin về các cửa hàng ở Hà Nội chứ không phải ở TPHCM. Hiện tại chưa có công cụ tìm kiếm nào ở Việt Nam cung cấp tính năng này

Không nên chỉ đợi chính phủ

- Mới thành người nhà của thị trường CNTT Việt Nam, ông đánh giá thế nào về thị trường này ?

Thị trường Internet Việt Nam rất tiềm năng và có nhiều cơ hội để phát triển. Ở những nước khác như Nga, kể cả Trung Quốc, cơ hội phát triển ít hơn nhiều. Tuy nhiên, tôi nhận thấy có cũng không ít vấn đề vẫn còn tồn tại trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Đối với tôi, đó là sự chảy máu chất xám. Người Việt thực sự rất giỏi nhưng họ lại đến những nước phát triển hơn sinh sống và làm việc

Khoảng 10-15 năm trước, Nga cũng trải qua chuyện này khi nhiều người tài sang Mỹ hay các nước khác làm việc. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đã trở về hoặc chọn ở lại Nga vì họ đạt được sự phát triển tốt hơn trong nghề nghiệp. Ở Anh hay Mỹ chẳng hạn, những người nước ngoài dù giỏi thường cũng sẽ phải chịu sự cạnh tranh cao trong thị trường việc làm, đặc biệt là khi so sánh với người bản xứ. Vì vậy, họ rất khó để vươn lên những vị trí cao

Do đó, nếu Việt Nam biết cách thu hút nhân tài không chỉ bằng lương mà bằng môi trường, chế độ đãi ngộ, chính sách phát triển thì một ngày nào đó, người tài Việt Nam sẽ nói: “Tôi tự hào khi làm việc ở Việt Nam”. Chúng tôi cũng đang cố gắng để làm được điều này trong tương lai không xa

- Ông nhận xét thế nào về những kỹ sư Việt Nam ?

Họ đều là những người trẻ tài năng, say mê với công việc thực sự đầy thử thách này. Bên cạnh những phẩm chất của họ liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm, các kỹ sư của chúng tôi cũng không phải là những người "mọt sách" chỉ biết đến màn hình máy vi tính

Họ khá cởi mở, năng động và thích giao lưu bạn bè. Chúng tôi còn có câu lạc bộ bóng đá, bơi lội và nhiều hoạt động tập thể hàng tháng. Vì thế, chúng tôi hiểu nhu cầu của mọi người tốt hơn

- Theo ông, phát triển Công nghệ thông tin quan trọng nhất là điều gì: con người, chính sách hay “mặt bằng công nghệ” ?

Con người vẫn luôn là yếu tố trung tâm và quan trọng nhất. Tuy vậy, nếu một nguồn nhân lực tốt lại được làm việc trong một “mặt bằng công nghệ” cao hay chính sách hiệu quả sẵn có thì hẳn là một điều rất tuyệt vời

Tôi nghĩ rằng tất cả các công ty Việt Nam không nên chỉ đợi chính phủ mà nên cùng góp sức giải quyết nạn chảy máu chất xám bằng cách tạo ra mội trường tốt thuyết phục được người tài ở lại VN bởi theo tôi, Việt Nam là một đất nước tuyệt vời

Theo như nghiên cứu của Cimigo, mức độ thâm nhập Internet ở Việt Nam là tầm 31% vào cuối năm 2010 với 30 triệu người dùng internet. Việt Nam đang là nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất khu vực. Từ năm 2000 đến nay, lượng người Việt dùng Internet đã tăng lên gấp 120 lần

Trong khi đó, tổng doanh thu của quảng cáo online ở Việt Nam cũng tăng rất nhanh, tầm 80%. Đó là lí do vì sao chúng tôi thực sự nghĩ đây là thị trường vô cùng hấp dẫn cho giới đầu tư
 
Last edited:
Đối thủ khổng lồ trong bóng tối của Google

Hãy quên Apple và Facebook đi. Đó là một công ty đến từ Washington. Nhưng cũng không phải là Microsoft

Nếu nhắc đến đối thủ của Google, hẳn nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Apple và chú dế đình đám iPhone, hoặc là gã hàng xóm trong thung lũng công nghệ Sillicon Facebook đang khiến thị trường chứng khoán chao đảo, và xa hơn nữa là Microsoft – hãng phần mềm khổng lồ đến từ Washinhon

Tất cả đều đúng. Nhưng chưa đủ

Google còn có một đối thủ thực sự mạnh, một kẻ ngáng đường lớn trong những năm tiếp theo. Đó chính là Amazon

Google vốn được cả thế giới biết đến là một hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm nổi tiếng, nhưng công cụ đó của Google lẽ đương nhiên phải “kiếm ăn” từ những người có nhu cầu tìm kiếm một thứ gì đấy, và đặc biệt là phụ thuộc vào nhu cầu của những người muốn tìm mua 1 thứ gì đấy trên mạng. Theo tính toán, bộ phận khách hàng tìm mua online chiếm tới 20% tổng lượng tìm kiếm mà Google phục vụ

Và điều đang khiến Google đau đầu nhất bây giờ là, thay vì sử dụng công cụ của hãng để tìm kiếm sản phẩm, bộ phận khách hàng quan trọng kia đang có xu hướng trực tiếp tìm đến với nhà cung cấp hàng online Amazon.com để tìm kiếm những gì mà họ cần, không thông qua kẻ trung gian là Google nữa

Dữ liệu lịch sử đang chứng minh đó là một xu hướng thực sự đáng lo ngại với Google. Khi lệnh tìm kiếm trực tiếp trên Amazon tăng 73% trong năm ngoái, và hiện giờ vẫn tiếp tục tăng khi nó thuận lợi hơn cho người dùng

Trong khi trước đây, họ cần thực hiện 6 bước

- Dùng 1 từ khóa để tìm kiếm trên Google

- Phân tích và lựa chọn 1 vài link

- Click vào 1 link cụ thể và tìm đến cửa hàng bán trực tuyến sản phẩm đó (chưa kể có khả năng click vào 1 số link không chính xác)

- Click chọn sản phẩm đó vào giỏ hàng

- Nhập mã số thẻ tín dụng

- Nhập địa chỉ giao hàng

Thì hiện nay họ chỉ cần làm vỏn vẹn 2 bước

- Dùng chính từ khóa đó tìm kiếm trên Amazon.com

- Click chọn mua sản phẩm nhanh chóng bằng thông tin thẻ tín dụng với địa chỉ đã được Amazon tự lưu nếu trước đó nếu bạn là một khách hàng thường xuyên

Đó chính là lý do tại sao Amazon lại có khả năng đe dọa Google mạnh hơn cả Apple hay Facebook
 
Last edited:
Vingroup công bố định hướng trở thành tập đoàn công nghệ

photo1534843028386-1534843028386323752011.jpg

Ngoài ra, Vingroup còn lập Quỹ đầu tư về công nghệ và lập Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Khoa học - Công nghệ ứng dụng. Mục tiêu của Vingroup là trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế

Ngày 21/8 tại Hà Nội, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam; đồng thời, công bố định hướng trở thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế trong tương lai

Theo thỏa thuận, Vingroup và các trường Đại học sẽ hợp tác 4 nội dung gồm: Tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ; Trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các giáo sư, nhà nghiên cứu, sinh viên; Giảng dạy và Chia sẻ tri thức; Vingroup cũng đặt các trường Đại học đào tạo với cam kết sẽ tiếp nhận khoảng 100.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành công nghệ thông tin trong vòng 10 năm tới

Tại lễ ký kết, Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố chiến lược đầu tư trọng điểm vào lĩnh vực Công nghệ - Công nghiệp với mục tiêu đến năm 2028, Vingroup sẽ trở thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó Công nghệ chiếm tỷ trọng chính

a3-1534863063028267218811.jpg

Để thực hiện được mục tiêu trên, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp

1. Với mảng thương mại dịch vụ hiện có - Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện và nâng cấp chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động. Thương mại dịch vụ không chỉ đóng vai trò là chỗ dựa tài chính cho hai mảng mới, mà còn là hệ sinh thái quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ - công nghiệp

2. Với mảng công nghiệp, Vingroup tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm điện thông minh - gia dụng. Dự kiến ngay cuối năm nay, Vingroup sẽ cho ra mắt điện thoại và tivi thông minh. Đồng thời với việc sản xuất, Vingroup sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp ra thị trường thế giới

3. Với mảng công nghệ, Vingroup xác định nhiều mũi nhọn để có thể thúc đẩy đầu tư mạnh mẽ, trong đó có ba điểm chính

- Mũi nhọn đầu tiên là tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng để phát triển sản xuất phần mềm với việc thành lập Công ty VinTech, tách ra từ Công ty VinSmart. Công ty VinTech sẽ tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu phát triển các nguyên vật liệu thế hệ mới. Công ty đã thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT)

- Mũi nhọn thứ hai là tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mục tiêu của VinTech City là tạo ra hệ sinh thái toàn diện tương tự như thung lũng Silicon để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp về công nghệ thông tin, bao gồm từ các khu văn phòng làm việc tới chỗ ăn ở... và các công ty dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đi kèm

- Mũi nhọn thứ ba là lập Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, phát triển những dự án công nghệ - trí tuệ nhân tạo có khả năng ứng dụng cao trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc được hỗ trợ về tài chính, các đối tác của Vingroup sẽ được sử dụng hệ sinh thái của Tập đoàn để tổ chức thực nghiệm và thương mại hóa các sản phẩm

a4-15348630630331515395886.jpg

Ngoài ra, VinTech còn lập Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ ứng dụngnhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu của giảng viên và sinh viên trong nước. Quỹ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu và thực nghiệm các nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng lực của các kỹ sư khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy sự đi lên của nền công nghệ và công nghiệp Việt Nam - Quỹ cũng sẽ hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

Trong khuôn khổ của Lễ ký kết, ngày 21/8/2018 - Tập đoàn Vingroup đã chính thức ra mắt

- Công ty Phát triển Công nghệ VinTech: VinTech được tách từ Công ty VinSmart. VinTech sẽ chủ động nghiên cứu, mua bản quyền các sáng chế về tổ chức thực nghiệm tại Việt Nam nhằm nhanh chóng đưa các sáng chế, công nghệ này vào sản xuất và cuộc sống. Đồng thời, VinTech sẽ thành lập các Trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và nguyên liệu thế hệ mới.

- Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn: Nghiên cứu các lĩnh vực mũi nhọn trong ngành Dữ liệu lớn như học máy, trí tuệ nhân tạo; tập trung phát triển khoa học ứng dụng. Song song với đó, Viện kết hợp giảng dạy và đào tạo trí thức cho ngành nghiên cứu Dữ liệu lớn còn đang rất sơ khai tại Việt Nam. Viện do Tiến sĩ Vũ Hà Văn hiện là Giáo sư trường Đại học Yale, Mỹ làm Giám đốc khoa học.

- Viện Nghiên cứu Công nghệ cao Vin Hi-Tech (VHT): Viện Công nghệ đa ngành chuyên về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các công nghệ cao thuộc các lĩnh vực năng lượng mới; vật liệu mới; công nghệ sinh học, môi trường; cơ điện tử và các công nghệ liên quan đến Công nghệ - Công nghiệp cao. Viện do GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ làm Viện trưởng.

- Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ Ứng dụng: tài trợ cho các dự án nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, robotics, tự động hóa, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, nguyên liệu thế hệ mới… với định hướng đưa ra các sản phẩm, các giải pháp công nghệ mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Quỹ cũng sẽ tài trợ học bổng cho các sinh viên tài năng của Việt Nam trong lĩnh vực Kĩ thuật Công nghệ để nuôi dưỡng các nhân tài

Hà My
 
Tạm biệt Thung lũng Silicon

1_w2udzny1zluancacr2hbgg_1932811.png

Thung lũng Silicon dường như đang đạt tới đỉnh điểm về sự phát triển vì nhiều nguyên nhân
Thoái trào

Theo The Economist, thủ đô công nghệ của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, thị trường và văn hóa thế giới. Phần đất nhỏ này chạy từ San Jose đến San Francisco là nơi có ba trong số năm công ty có giá trị nhất trên thế giới. Những người khổng lồ như Apple, Facebook, Google và Netflix đều khẳng định Silicon Valley là nơi sinh và nhà của họ, cũng như Airbnb, Tesla và Uber. Khu Bay Area có nền kinh tế lớn thứ 19 trên thế giới, xếp trên Thụy Sĩ và Ả Rập Saudi

Valley không chỉ là một nơi. Nó cũng là một ý tưởng. Kể từ khi Bill Hewlett và David Packard thiết lập trong một nhà để xe gần 80 năm trước, nó đã là một từ ngữ cho sự đổi mới và khéo léo. Khu vực này đã cho một số phát minh lố bịch: ấm trà kết nối internet, hoặc một ứng dụng bán tiền xu người sử dụng tại tiệm giặt quần áo. Nhưng những phát minh khác là giúp các công ty làm ra nó trở thành những kẻ đánh bại thế giới: chip vi xử lý, cơ sở dữ liệu và điện thoại thông minh đều theo dõi dòng dõi của họ tới Thung lũng

016_1933400.jpg

Sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật, mạng lưới kinh doanh phát triển mạnh, vốn đầu tư dồi dào, các trường đại học mạnh và một nền văn hóa mạo hiểm đã khiến mô hình Thung lũng không thể sao chép được. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Thung lũng đang đạt đỉnh điểm

Đầu tiên, bằng chứng cho thấy có điều gì đó đang thay đổi. Năm ngoái, nhiều người Mỹ rời hạt San Francisco hơn là đến. Theo một cuộc khảo sát gần đây, 46% số người được hỏi cho biết họ dự định rời Bay Area trong vài năm tới, tăng từ 34% trong năm 2016. Vì vậy, nhiều công ty khởi nghiệp không còn xem Sillicon Valley là điểm đến nữa, và tạo ra xu hướng có tên, “Tạm biệt Thung lũng Silicon”

Lý do cho sự thay đổi này là rất đa dạng, nhưng chủ yếu trong số đó là chi phí siêu cao tại đây. Chi phí sinh hoạt là một trong những mức cao nhất trên thế giới

Một người sáng lập cho rằng các công ty khởi nghiệp trẻ phải trả ít nhất là gấp hơn bốn lần để hoạt động ở Bay Area so với hầu hết các thành phố khác của Mỹ

Các công nghệ mới, từ tính toán lượng tử đến sinh học tổng hợp, cung cấp lợi nhuận thấp hơn so với các dịch vụ internet, khiến cho các công ty khởi nghiệp trong những lĩnh vực mới nổi này phải chi li với tiền mà họ có

Các thành phố khác đang gia tăng tầm quan trọng cũng là hệ quả

- Phoenix và Pittsburgh đã trở thành trung tâm cho các phương tiện tự hành

- New York cho các công ty khởi nghiệp truyền thông

- London cho fintech

- Thâm Quyến cho phần cứng

Thế giới ngày càng có ít lý do hơn bao giờ hết để tạo ra một khu vực là tâm điểm của công nghệ. Nhờ các công cụ mà các công ty của chính Valley đã sản xuất, từ điện thoại thông minh đến cuộc gọi điện video đến ứng dụng nhắn tin, các nhóm có thể hoạt động hiệu quả từ các văn phòng và địa điểm khác nhau

Dưới cái bóng của các gã khổng lồ

Các công ty khởi nghiệp, đặc biệt là những người trong ngành kinh doanh Internet tiêu dùng, ngày càng đấu tranh để thu hút vốn dưới cái bóng của Alphabet, Apple, Facebook và cộng sự

Trong năm 2017, số lượng vòng tài trợ đầu tiên ở Mỹ giảm khoảng 22% kể từ năm 2012. Alphabet và Facebook trả lương cho nhân viên của họ một cách hào phóng đến mức các công ty khởi nghiệp có thể gặp khó trong việc thu hút nhân tài (mức lương trung bình tại Facebook là 240.000 USD)

Khi cơ hội thành công start-up thậm chí còn ít chắc chắn hơn và những phần thưởng không quá khác biệt so với một công việc ổn định tại một trong những người khổng lồ, tính năng động phải chịu đựng và không chỉ ở Thung lũng

Đó là một câu chuyện tương tự ở Trung Quốc, nơi Alibaba, Baidu và Tencent chịu trách nhiệm gần một nửa số vốn đầu tư mạo hiểm trong nước, khiến cho những người khổng lồ nói lớn trong tương lai của các đối thủ tiềm năng

Nguyên nhân thứ 2 là do các chính sách ngày càng không thân thiện ở phương Tây. Tình trạng gia tăng chống nhập cư và các chế độ visa chặt chẽ hơn do Tổng thống Donald Trump thực thi có tác động trên toàn nền kinh tế: các doanh nhân nước ngoài tạo ra khoảng 25% các công ty mới ở Mỹ. Thung lũng Silicon đầu tiên nở rộ, phần lớn là do chính phủ hào phóng. Nhưng chi tiêu của chính phủ Mỹ cho hoạt động R&D đã giảm dần vì khủng hoảng kinh tế

Nếu sự suy giảm tương đối của Thung lũng Silicon báo trước sự nổi lên của một mạng lưới toàn cầu về các trung tâm công nghệ đối thủ phát triển mạnh, là điều đáng để ăn mừng. Thật không may, việc đạt đỉnh của Valley trông giống như một cảnh báo rằng sự đổi mới ở khắp mọi nơi đang trở nên khó khăn hơn

Tùng Lưu
 
Năm 2028 thế giới sẽ có 2 mạng Internet
Phát biểu trong một sự kiện được tổ chức ở San Francisco, ông Eric Schmidt, cựu CEO của Google tin rằng trong một thập kỷ tới thế giới sẽ có 2 mạng Internet có quy mô gần như ngang nhau


Ông Eric Schmidt là cựu CEO của Google

Ông Eric Schmidt nói rằng năm 2028 thế giới sẽ có một mạng Internet do Trung Quốc dẫn đầu và một mạng Internet không phải của Trung Quốc. Cựu CEO Google tin rằng Trung Quốc sẽ tách ra một cách hiệu quả và tạo ra Internet của riêng mình

“Tôi tin rằng một kịch bản có khả năng nhất hiện nay không phải là một một sự vỡ vụn, mà đúng hơn là một phân nhánh thành một mạng Internet do Trung Quốc dẫn đầu và một mạng Internet do Mỹ dẫn đầu”

“Nếu bạn nhìn vào Trung Quốc, nhìn vào quy mô của các công ty đang phát triển, nhìn vào các dịch vụ, vào sự giàu có đang được tạo ra, điều này thật phi thường. Internet Trung Quốc có tỷ lệ phần trăm lớn hơn GDP Trung Quốc, và cũng lớn ngang ngửa với Hoa Kỳ”

“Nếu bạn chỉ nhìn vào Trung Quốc và nghĩ: Ồ, mạng Internet của họ cũng lớn đấy – bạn đã bỏ sót một điều căn bản. Toàn cầu hóa có nghĩa là Trung Quốc cũng có thể chơi một cách bình đẳng. Bạn sẽ thấy tài nghệ của họ trong các sản phẩm và dịch vụ. Nhưng nó cũng tạo ra một mối nguy hiểm thực sự khi mà họ có một chế độ lãnh đạo khác với Mỹ, với sự kiểm duyệt, kiểm soát gắt gao...”

Trước đây, ông Schmidt đã từng ca ngợi sự tiến bộ của Trung Quốc. Vào tháng 11 năm ngoái, ông từng cảnh báo chính phủ Mỹ rằng họ phải đẩy mạnh vai trò dẫn dắt cuộc chơi nếu không muốn bị Trung Quốc đánh bại bằng trí thông minh nhân tạo. Ông dự báo rằng Trung Quốc sẽ trở thành người dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI vào năm 2030


Ông Schmidt dẫn chứng thêm rằng nhiều quốc gia có thể sớm hội nhập vào mạng Internet của Trung Quốc: “Hãy xem sáng kiến Vành đai và Con đường của họ, với 60 quốc gia liên quan. Các quốc gia này hoàn toàn có thể sớm gia nhập vào hạ tầng Internet của Trung Quốc”

Sáng kiến “Vành đai và Con đường” là dự án liên kết cơ sở hạ tầng của Trung Quốc với 70 quốc gia trải khắp châu Á, châu Phi, châu Âu và châu Đại dương thông qua các tuyến đường sắt và đường biển

Google gần đây đã bị chỉ trích rất nhiều vì Giám đốc điều hành của hãng là Sundar Pichai đã thỏa hiệp với chính phủ Trung Quốc để phát hành một phiên bản Google Search dành riêng cho thị trường này với mức độ kiểm duyệt rất cao. Các báo cáo đã làm dấy lên sự phẫn nộ cả trong và ngoài nước Mỹ. Một số cựu nhân viên của Google và các nhóm nhân quyền đã kêu gọi ông Sundar Pichai đảo ngược quyết định

Viettimes
 
Mỹ khó có thêm các hãng internet tiêu dùng khủng
Tỉ phú đầu tư công nghệ Peter Thiel vừa nhận định rằng Thung lũng Silicon đã đạt đỉnh và sẽ không còn nhiều công ty internet tiêu dùng đột phá ra đời nữa

taixuong1_iwmm.jpg

Ông Peter Thiel
Tại hội nghị DealBook thường niên diễn ra hôm 1.11 ở New York (Mỹ), ông Thiel cho hay: “Mảng internet tiêu dùng, vốn là mảng lớn trong lĩnh vực công nghệ 25 năm qua, đã và đang là cái tên duy nhất thống trị tất cả các mảng khác. Có lẽ sẽ không còn nhiều đột phá lớn trong mảng internet tiêu dùng. Những ý tưởng lớn đã được thử hết”

Ý kiến của ông Thiel về công nghệ và internet tiêu dùng đặc biệt được chú ý vì ông từng nổi tiếng với vị trí nhà đồng sáng lập kiêm CEO PayPal, kiếm nhiều tiền với tư cách nhà đầu tư sớm vào Facebook. Ông còn là đối tác của vườn ươm startup công nghệ Y Combinator

Thiel chuyển nhà từ San Francisco Bay Area về thành phố Los Angeles đầu năm nay. Hồi tháng 9, ông chuyển một trong các trụ sở liên doanh của mình là Mithril Capital từ cơ sở chính ở San Francisco sang Austin, bang Texas

“Có cảm giác rằng hiệu ứng mạng lưới từng gầy dựng Thung lũng Silicon đã biến mất. Sự khôn ngoan của đám đông không còn, thay vào đó là sự điên rồ của đám đông”, tỉ phú Mỹ nói

Hiện tài sản của Peter Thiel vào khoảng 2,5 tỉ USD. Quỹ Thiel Foundation của ông rót vốn nhiều cho công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ tìm cách kéo dài tuổi thọ loài người

Thiel còn là người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump, từng dự đoán ông Trump sẽ tiếp tục đắc cử năm 2020, nếu kinh tế Mỹ vẫn khỏe mạnh. Theo hồ sơ của Ủy ban bầu cử liên bang Mỹ, ông đã rót 250.000 USD vào ủy ban gây quỹ chung của Tổng thống Trump trong mùa hè vừa qua

Thu Thảo
 
Nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

steve-jobs-lost-interview.jpg

Quay trở lại với cuộc phỏng vấn nổi tiếng "The Lost Interview" dài 90 phút của cựu CEO Steve Jobs vào năm 1995 - 10 năm sau khi ông bị John Sculley - vị CEO đương nhiệm của Apple gạt ra khỏi chính công ty ông sáng lập do những bất đồng về hướng điều hành công ty

Điều đặc biệt của cuộc phỏng vấn này là tầm nhìn lớn của Jobs về thị trường điện toán trong tương tai và nguyên nhân thất bại của các công ty công nghệ khổng lồ

Ông cho rằng, một khi đã nắm thế áp đảo và gần như độc quyền trên thị trường, các công ty công nghệ sẽ tăng trưởng chậm lại và dễ rơi vào tầm lãnh đạo của các chuyên gia marketing hay sales. Đây là những người có thể giúp công ty mở rộng thêm trên thị trường nhưng lại không có hiểu biết về kỹ thuật. Trong khi đó, các kỹ sư đứng sau sản phẩm thì mất dần tiếng nói trong những lần đưa ra quyết định

Steve Jobs cũng không ngần ngại lấy John Sculley ra làm ví dụ cụ thể

"John Sculley là người đến từ PepsiCo, nơi có lẽ phải 10 năm mới thay đổi sản phẩm một lần, kiểu chỉ thay kích cỡ chai lớn hơn thôi ấy. Chính vì thế mà ở PepsiCo, nếu là một người làm sản phẩm, bạn sẽ khó lòng có tiếng nói trong việc hoạch định hướng đi của toàn công ty. Ai là người định đoạt thành công của PepsiCo? Chính là những người làm sales – marketing. Đây mới là những người được đề bạt nên nắm quyền kiểm soát công ty. Tại PepsiCo thì chuyện này không có vấn đề gì, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các công ty công nghệ bắt đầu chiếm thế độc quyền trên thị trường, như IBM hay Xerox"

"Những yếu tố tinh tế trong sản phẩm từng giúp họ đạt được thế thống trị trên thị trường nay sẽ dần bị loại bỏ bởi những người điều hành công ty chẳng hiểu thế nào là sản phẩm tốt hay không tốt. Họ không có chút ý niệm nào về những gì cần có để biến ý tưởng hay thành sản phẩm tốt. Trong thâm tâm, họ cũng chẳng thực sự muốn giúp khách hàng. Đây chính là những gì đang diễn ra tại Xerox", Jobs trả lời khi MC hỏi về lý do tại sao ông nghĩ Xerox (rất hùng mạnh lúc bấy giờ) lại tự phá hủy công nghệ máy tính mà ông từng cho là vô cùng ưu việt và đi trước thời đại của họ

Apple từng là một công ty nhỏ định hướng bởi sản phẩm với sản phẩm chất lượng tốt, cố gắng cạnh tranh để chiếm thị phần của các công ty lớn như IBM và Microsoft. Ngày nay nó đã trở thành một công ty khổng lồ với giá trị thị trường hơn 1.000 tỷ USD nhưng lại được định hướng bởi marketing và sản phẩm của họ hãng thậm chí còn kém hơn so với những mặt hàng tốt nhất thị trường

Không những thế, sản phẩm Nhà Táo ngày càng đắt đỏ và ít nhận được sự thu hút từ người dùng

Ví dụ như việc công ty vừa phải tạm dừng việc sản xuất iPhone XR vì nhu cầu thấp, dù trước đó đây là thiết bị rất được chờ đợi với giá cả phải chăng, có thêm nhiều màu sắc để lựa chọn. Bởi, so với iPhone X được ra một năm trước đó, iPhone XR giống như một sản phẩm bị "tụt hậu" và "kém sang"

Còn iPhone XS và XS Max thì bị dân tình "chê" tả tơi vì giá trên trời nhưng lại không có nhiều cải tiến mới và 2 thiết bị có vẻ bề ngoài và cấu hình "gần như là một"

Apple đã trở thành chính cái công ty khổng lồ, độc quyền mà Jobs đã nói đến

Quỳnh Như
 
“Chén Thánh” của Thung lũng Silicon
- Việc chuyển dần sang xe tự lái được kỳ vọng giúp giảm số vụ tai nạn chết người do lỗi của con người và tạo ra một ngành công nghiệp nhiều tỉ đô la.

39e4c_500fc_aurora4.jpg

Một chiếc xe tự lái của Aurora được chuẩn bị cho chạy thử

Chứng kiến những vụ lùm xùm liên quan đến nỗ lực chế tạo xe tự lái, công ty mới thành lập Aurora Innovation (Mỹ) đang áp dụng chiến lược mới: giảm tốc và kín tiếng. Tại công ty đang phát triển công nghệ tự lái cho một số hãng xe như Volkswagen và Hyundai, các quy định rất đơn giản: Không có các màn giới thiệu hoành tráng, thời gian biểu gây ấn tượng hoặc những cuộc chạy thử để phục vụ cho mục đích quảng bá. Có thể hiểu được sự chuyển hướng này nếu biết rằng ba nhà đồng sáng lập Aurorad đều là “những ngôi sao” từng làm việc cho bộ phận xe tự lái của Google, Tesla và Uber

Chiến lược mới

Chiến lược mới của Aurora phản ánh một giai đoạn mới thực tế hơn của lĩnh vực xe tự lái sau những hứa hẹn đầy tham vọng về hệ thống robot phức tạp nhất từng được chế tạo này. Một số vụ tai nạn đình đám ở Mỹ trong thời gian qua đã làm giảm bớt sự hào hứng của công chúng dành cho phương tiện của tương lai này. Các nhà quản lý của Aurora đang thúc giục ngành công nghiệp cần phải thận trọng hơn bởi những mục tiêu tham vọng có thể đe dọa đến sự an toàn của hành khách và khiến công nghệ này lâm nguy trước khi nó thực sự cất cánh

“Toàn bộ ngành công nghiệp cần trung thực hơn về khả năng của mình. Chúng ta cần xây dựng lòng tin nơi công chúng. Bạn không làm điều đó bằng cách phóng đại những gì hệ thống có thể và không thể làm được”, ông Sterling Anderson, một người đồng sáng lập Aurora và từng phụ trách hệ thống tự lái của Tesla, nhắc nhở

Xe tự lái an toàn và có thể bán được đã trở thành “Chén Thánh” của Thung lũng Silicon. Xe ô tô và xe tải ở Mỹ mỗi năm di chuyển tổng cộng gần 5.000 tỉ km. Việc chuyển dần sang xe tự lái được kỳ vọng là sẽ giúp giảm số vụ tai nạn gây chết người do lỗi của con người và tạo ra một ngành công nghiệp nhiều tỉ đô la

Hiện có ít nhất 57 công ty được phép thử nghiệm xe tự lái trên đường phố tại bang California (Mỹ), theo hồ sơ của chính quyền địa phương. Sự cạnh tranh gay gắt về tài năng, phần mềm và công nghệ đã dẫn đến một cuộc “chạy đua vũ trang” lôi kéo cả các nhà sản xuất ô tô truyền thống. Các hãng Ford và General Motors đã đầu tư khoảng 1 tỉ đô la vào các công ty xe tự lái Argo AI và Cruise

3dec9_waymocastle_28.0__1__600.jpg

Xe tự lái của Waymo

Công ty nào đưa được xe tự lái đầu tiên ra thị trường có thể chiếm được niềm tin của khách hàng tiềm tàng và chiếm ưu thế cạnh tranh đáng kể trong ngành công nghiệp. Dù vậy, không có nhiều chuyên gia tin vào thành công của hầu hết công ty đang tham gia cuộc đua này bởi những lý do như thời gian biểu rất không chắc chắn, chi phí phát triển quá cao và sự cạnh tranh rất khốc liệt tại Mỹ và trên thế giới. Công ty đầu tư NIO Capital (Trung Quốc) gần đây ước tính rằng trong số hàng trăm công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe tự lái tại Trung Quốc, tỷ lệ sống sót sẽ chỉ vào khoảng 1%

Để trở nên nổi bật trong đám đông, một số công ty đưa ra tầm nhìn ngày càng khác lạ về tương lai. Hãng Mercedes-Benz gần đây tiết lộ những mẫu xe tự lái chỉ mới có trong khoa học viễn tưởng, trong đó có chiếc không có kính chắn gió, trông giống như một lò nướng bánh khổng lồ. Trong khi đó, tỉ phú Elon Musk, nhà sáng lập công ty Tesla, gần đây tiết lộ xe điện của công ty chỉ cần được cập nhật phần mềm là có thể tự lái trên toàn quốc. Ông Musk từng đưa ra lời cam kết tương tự vào năm 2016 nhưng vẫn chưa đạt được

Những vụ tai nạn có liên quan đến xe tự lái đang khiến công chúng lo ngại về sự an toàn của công nghệ này. Hơn 60% số người Mỹ được khảo sát trong hai cuộc thăm dò vào mùa hè vừa qua cho biết vẫn chưa sẵn sàng ngồi vào bên trong chiếc xe tự lái. Những người tin vào tiềm năng cứu sống tính mạng con người của công nghệ đang lo rằng nỗi e dè ban đầu này có thể khiến người tiêu dùng tránh xa xe tự lái. Dù vậy, một số người trong ngành công nghiệp cho rằng nỗi lo này là quá xa bởi hàng chục ngàn người Mỹ đang thiệt mạng vì tai nạn xe hơi mỗi năm

Chờ sự đột phá về công nghệ

Riêng ông Chris Urmson, một nhà đồng sáng lập công ty Aurora và từng là người đứng đầu nhóm xe tự lái của Google, cho rằng người tiêu dùng có lý do để nghi ngại về một công nghệ còn mới và chưa được chứng minh

“Điều quan trọng là chúng ta phải càng minh bạch càng tốt về những kỳ vọng và hạn chế của công nghệ. Chúng ta không thể quá đề cao nó”, ông Urmson nhấn mạnh

Những bước đột phá ban đầu trong công nghệ xe tự lái, như sử dụng camera gắn trên xe hơi và máy tính để giữ cho chiếc xe chạy trong làn đường, khiến giới truyền thông đưa tin dồn dập và thúc đẩy nhà tiếp thị cho rằng khả năng này đang nằm trong tầm tay. Một số tính năng này hiện được tích hợp trên xe, được gọi là hệ thống “hỗ trợ người lái xe”. Giờ đây, những điều thách thức mà các kỹ sư và nhà thiết kế đang phải đối mặt còn lớn hơn nhiều, như làm sao để xe tự lái biết cách né tránh người đi bộ, báo hiệu cho người lái xe khác, vượt qua chướng ngại vật hoặc xoay sở trong điều kiện thời tiết xấu

9feca_aurora3_600.jpg

Từ trái qua phải: Sterling Anderson, Chris Urmson và Drew Bagnell, ba nhà đồng sáng lập công ty Aurora Innovation

Các vấn đề trước đó được giải quyết bằng cách lắp đặt bộ cảm biến, khai thác dữ liệu hoặc dạy máy tính các thủ thuật hữu ích. Tuy nhiên, những rào cản mới đòi hỏi một hình thức trí tuệ phức tạp hơn nhiều - một sự kết hợp giữa nhận thức về đường sá, sức mạnh thể chất và tâm lý con người và những phẩm chất khác. Điều này có thể mất nhiều năm để nghiên cứu và hiểu về chúng

Con đường dẫn đến xe tự lái chủ yếu được chia thành các cấp độ nhận thức và năng lực, từ hệ thống hỗ trợ lái xe đơn giản bậc 1 đến các mô hình hoàn toàn tự lái bậc 5. Hầu hết công nghệ được ứng dụng trên xe chạy ngoài đường phố hiện ở bậc 2, đòi hỏi rất nhiều sự tương tác và giám sát của con người. Các chuyên gia cho rằng giai đoạn tiếp theo cần đạt sự đột phá để có được khả năng tự lái thật sự, nếu không có thể khiến nhiều người thất vọng hoặc không còn quan tâm đến công nghệ này

Để chinh phục mục tiêu, một số công ty như Tesla chọn hướng đi trình làng từng tính năng tự lái, chuyển dần các chức năng cơ bản nhất của xe từ người sang máy. Dù vậy, ban lãnh đạo của Aurora cho rằng cách tiếp cận như vậy đưa ra các thông điệp mâu thuẫn nhau khi cho rằng người lái nên để chiếc xe tự xử lý nhưng cũng sẵn sàng ra tay ngăn chặn thảm họa kịp lúc

Chậm và chắc

Không như một số hãng xe, Aurora hiện không đưa ra thời gian biểu cụ thể nào dành cho nỗ lực của mình trong lĩnh vực xe tự lái. Trong khi đó, hãng xe Ford từng tuyên bố sẽ có một mẫu xe tự lái trên thị trường vào năm 2021. Tham vọng hơn, hãng General Motors đặt mục tiêu năm 2019 trong khi Zoox, một công ty khởi nghiệp gọi vốn được 800 triệu đô la, hướng đến năm 2020

Điều đáng nói là không chỉ Aurora mới có sự thận trọng

Ông John Krafcik, Giám đốc công ty Waymo, bộ phận tự lái của hãng Alphabet, vào tháng 7 thừa nhận rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để xe tự lái trở nên phổ biến. Công ty này từng hứa hẹn sẽ triển khai xe tự lái của mình trong một dịch vụ thương mại vào cuối năm nay. Một số chuyên gia tin rằng hướng tiếp cận chậm và chắc có thể là lựa chọn duy nhất của ngành công nghiệp nếu muốn chế tạo được một xe tự lái chiếm được lòng tin của người tiêu dùng


Kể từ khi ra đời năm 2016, Aurora đã gọi vốn được 90 triệu đô la và nhanh chóng trở thành một trong những công ty đầy hứa hẹn nhất của ngành công nghiệp với bộ ba sáng lập gồm các chuyên gia kỳ cựu, ngoài Urmson và Anderson còn có Drew Bagnell – người từng làm việc tại bộ phận xe tự lái của Uber. Công ty hiện có 150 nhân viên làm việc tại các thành phố Palo Alto, San Francisco và Pittsburgh, nơi các xe không người lái của họ được trang bị cảm biến laser trên mui xe và chạy thử nghiệm thầm lặng ngoài đường phố

Không có nhiều người biết xe tự lái của Aurora hoạt động ra sao, một phần vì công ty nỗ lực giữ kín công nghệ của mình. Ngoài ra, việc công ty này theo đuổi mô hình hợp tác phát triển công nghệ tự lái cho một số hãng xe giúp họ tránh được áp lực phải thuyết phục được khách hàng tiềm tàng mua xe tự lái của mình. Thay vào đó, Aurora tìm cách bán công nghệ cảm biến, phần mềm trí tuệ nhân tạo, dịch vụ dữ liệu cho các nhà sản xuất xe khác nhau – một hướng đi giúp họ tránh những rủi ro khi chỉ bắt tay với một công ty duy nhất hoặc chi nhiều tiền chế tạo xe

Washington Post
 
Thủ tướng "Đừng để nhà đầu tư thiên thần ra đi vì cơ chế"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành liên quan sớm ban hành các chính sách để hỗ trợ các nhà khởi nghiệp thuận tiện trong thành lập doanh nghiệp, dễ tiếp cận các nguồn vốn, trong đó có các nhà đầu tư thiên thần

Thủ tướng đã đưa ra những đề nghị này ngay sau các kiến nghị của đại diện doanh nghiệp tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính Phủ, lãnh đạo các Bộ và các doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp khởi nghiệp tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 diễn ra chiều nay (29-11) tại Cung Hội nghị Quốc tế Furama Resort Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các cơ quan liên quan bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và gửi đề xuất báo cáo Chính phủ trong tháng 12

Các vấn đề chính bao gồm: Một khung pháp lý đặc thù để tạo điều kiện cho khởi nghiệp sáng tạo, cơ chế riêng để khơi thông nguồn vốn và thành lập doanh nghiệp, chính sách để doanh nghiệp lớn hỗ trợ khởi nghiệp và ngân hàng thương mại có cơ chế riêng để cung cấp vốn vay cho doanh nghiệp khởi nghiệp

“Những dự án lớn từ vài trăm triệu đến vài tỉ đô la Mỹ thì cần thời gian xem xét với quy trình, thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, những doanh nghiệp khởi nghiệp với số vốn nhỏ thì không cần phức tạp”, ông Nguyễn Xuân Phúc nói và đề nghị các cơ quan liên quan xem xét chỉ thực hiện cấp giấy phép cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong vòng 1 ngày để các doanh nghiệp có lý do tiếp cận các nguồn vốn từ các quỹ

“Nếu lâu quá thì các nhà đầu tư thiên thần sẽ biến mất”, ông nói

Trước đó, tại sự kiện, nhiều doanh nghiệp, bao gồm nhà khởi nghiệp, tập đoàn kinh tế và các quỹ đầu tư, nêu lên những vướng mắc và giải pháp về việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cũng như những cơ chế để thành lập doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn. Ông Hồ Đức Hoàng, một doanh nhân đang thực hiện dự án khởi nghiệp Nông nghiệp 4.0, cho biết hiện nay Việt Nam có rất nhiều quỹ. Thông tin về khởi nghiệp rất nhiều. Tuy nhiên, ông như rơi vào ma trận và mất thời gian tìm kiếm nhà đầu tư. “Tôi nghĩ cần có một kênh chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Hoàng nói

Trong khi đó, là một nhà đầu tư, Ông Don Lam, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Tập đoàn VinaCaptial, phân tích các doanh nghiệp khởi nghiệp đa số sẽ lỗ trong 3 năm đầu tiên hoạt động. Vấn đề của họ là cần một thị trường vốn đủ lớn, ổn định để họ có thể tiếp cận và phát triển trong những năm tiếp theo. Riêng VinaCapital đang có khoảng 100 triệu đô la Mỹ dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, ông cho biết thêm

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, thì đề xuất nên thành lập một thị trường chứng khoán quy mô ASEAN, quy tụ các nhà khởi nghiệp cũng như những quỹ đầu tư. “Tôi nghĩ cũng nên tinh gọn quy trình cấp phép doanh nghiệp hiện nay, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Có thể chỉ cần một cơ quan quản lý cho đối tượng này”, ông Bình chia sẻ
 
Chính phủ mua công nghệ mới của startup
“Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. “Ông” này chi tiêu vào đâu chỗ đó sẽ phát triển”

Trong Diễn đàn "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" tổ chức chiều 29/11 tại Đà Nẵng, khi Thủ tướng đề nghị phát biểu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra những vấn đề mấu chốt để startup vươn ra toàn cầu. Đó là tạo không gian quản lý, điều kiện tài chính và phương tiện. Đây cũng là một trong những khó khăn nhiều startup kiến nghị Chính phủ tháo gỡ

Nguyen-Manh-Hung-6848-1543545970.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu ý kiến tại diễn đàn

Theo ông Hùng, khởi nghiệp (startup) là nói về cái mới. Theo nguyên lý thường cái mới phá hủy cái cũ nên phải có cách tiếp cận mới

"Logic bình thường cái gì không quản được thì cấm, logic mới là cái gì không quản được thì không quản, cho nó phát triển trong một không gian, thời gian nhất định sau đó khi các vấn đề lộ ra chúng ta mới bắt đầu điều chỉnh nó", ông Hùng nói và đề xuất Chính phủ theo cách tiếp cận này cho các vấn đề mới, cách làm mới mà các startup đang theo đuổi. Cách làm này cũng sẽ khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo

Ở góc độ tạo vốn, ông Hùng đưa ra các gợi ý trước hết khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ, mới, là các startup theo kiểu "doanh nghiệp anh đầu tư vào doanh nghiệp em". Cách làm này nhằm tận dụng sức sáng tạo, nguồn lực từ giới trẻ

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chính phủ luôn là hộ chi tiêu lớn nhất của một quốc gia. "Ông này" chi tiêu vào đâu thì chỗ đó sẽ phát triển

"Đề nghị Thủ tướng cho chi tiêu Chính phủ tập trung vào các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ của các startup", ông Hùng đề xuất và cho rằng vốn ban đầu quan trọng nhất với các startup, đây là cách tạo đà cho họ. Vì thế các doanh nghiệp nhà nước cũng nên có chính sách chi tiêu, mua sắm dựa trên các sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp startup

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm 30% nền kinh tế Việt Nam cũng nên thành lập quỹ đầu tư để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo

Khi có không gian, có vốn đầu tư, đầu ra để sản phẩm vươn ra toàn cầu, điểm nghẽn là ngôn ngữ. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Thủ tướng sớm tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức thứ hai của Việt Nam. Điều này giúp giải quyết điểm nghẽn tiếng Anh trong giới trẻ Việt

Đề xuất của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận được nhiều tràng vỗ tay từ dưới hội trường

khoinghiep11-4607-1543545970.jpg

Hàng trăm startup tham dự diễn đàn chiều 29/11

Tại diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng hiện các startup không chỉ khó về vốn, khi có nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền các thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, qua nhiều khâu theo đúng quy trình khiến họ nản

Các nhà khởi nghiệp sáng tạo đa số dựa vào giải pháp công nghệ mới, nhưng khi có sản phẩm lại khó ra thị trường, khó ứng dụng thử nghiệm vì phải tuân thủ đúng quy trình như các sản phẩm công nghệ truyền thống. Thậm chí có đơn vị thấy sản phẩm hữu ích, muốn ứng dụng cũng không có cơ chế để mua do sản phẩm này chưa đủ giấy tờ chứng nhận để được quyền thương mại

Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề "Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam" thu hút hơn 300 đại biểu là thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ đang có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Sự kiện tổ chức trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia 2018 (Techfest 2018) do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức

Bích Ngọc
 
Phát triển khoa học công nghệ dựa trên chính sách kinh tế minh bạch
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ KHCN vì dễ dẫn đến cách “đối phó”. Nền khoa học công nghệ của đất nước phải dựa trên một chính sách kinh tế minh bạch

vu-duc-dam.jpg

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ KHCN vì dễ dẫn đến cách “đối phó”

Ngày 3/1/2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự buổi tọa đàm về định hướng và giải pháp để khoa học và công nghệ (KHCN) trở thành động lực trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại tọa đàm, ý kiến của các đại biểu đều thống nhất khẳng định, KHCN là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này đã được khẳng định xuyên suốt trong nhiều văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tế thời gian qua, KHCN đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội nước nhà

Tuy nhiên trong kỷ nguyên 4.0, để KHCN tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình với tinh thần “đã tiến bộ rồi, phải tiến bộ hơn nữa”, KHCN thực sự trở thành động lực để đất nước đi lên và doanh nghiệp phải trở thành trung tâm của Hệ thống sáng tạo quốc gia như kỳ vọng, chúng ta cần phải có những giải pháp đột phá cả về nhận thức và hành động như: Nâng cao nhận thức về vai trò động lực có tính quyết định của KHCN, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng KHCN theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu cần nghiên cứu giải pháp đột phá để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của Hệ thống đổi mới sáng tạo. Cần có đột phá trong chính sách phân bổ nguồn lực (đặc biệt là chính sách thuế) để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KHCN. Thay vì xây dựng chính sách theo hướng “bắt buộc” lập Quỹ KHCN đầu tư cho nghiên cứu và triển khai thì cần có chính sách mà cụ thể nhất là chính sách thuế theo hướng tạo lợi ích để doanh nghiệp tự thấy cần phải tăng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển

Chúng ta không nên bắt buộc doanh nghiệp phải trích lập bao nhiêu phần trăm doanh thu cho Quỹ KHCN. Điều này dễ dẫn đến cách hành xử theo kiểu “đối phó”. Cần có chính sách để doanh nghiệp “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Doanh nghiệp nào đầu tư nhiều cho KHCN sẽ được ưu đãi về thuế, được ưu tiên phân bổ nguồn lực. “Nền khoa học công nghệ của Đất nước phải dựa trên một chính sách kinh tế minh bạch về phân bổ nguồn lực, tiếp cận thị trường… để thúc đẩy KHCN phát triển” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng lưu ý Bộ KHCN đã xây dựng, đề xuất và thực hiện nhiều chính sách về công tác quản lý nhà nước về KHCN, vừa qua có nhiều tiến bộ nhưng cần chú ý hơn một số vấn đề, ví dụ như việc cần đổi mới mạnh mẽ hơn về cơ chế quản lý tài chính đối với KHCN theo nguyên tắc nghiên cứu khoa học là có rủi ro; khắc phục cho được tình trạng dùng tiền nghiên cứu KHCN để “tăng thu nhập” cũng như thực tế cán bộ nghiên cứu phải rất vất vả quyết toán đề tài

Hay việc cần tăng cường thông tin khoa học nhằm kết nối, tạo mạng lưới chia sẻ kết quả nghiên cứu, ứng dụng. Bởi nếu có được mạng lưới chia sẻ sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí do không phải nghiên cứu lại từ đầu, cũng như hạn chế được tình trạng trùng lặp đề tài. Kinh phí dành cho nghiên cứu KHCN sẽ được sử dụng hiệu quả hơn

Mặt khác cần lưu ý, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển mới tập trung vào vấn đề nghiên cứu KHCN, còn việc phổ biến, chia sẻ chưa được quan tâm đúng mức. Cần xây dựng tri thức tổng hợp trong mọi lĩnh vực vừa phổ biến tri thức khoa học công nghệ vừa để xây dựng một xã hội học tập suốt đời.

Cuối cùng, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đều nhấn mạnh, Bộ Khoa học và Công nghệ cần phát huy vai trò quan trọng là cơ quan chủ trì, nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ các chính sách đột phá để KHCN thực sự trở thành nguồn động lực cho phát triển trong thời kỳ CMCN 4.0

 
Cục Thuế áp dụng chính sách thuế mới cho Ahamove
Cục Thuế TP.HCM chấp nhận đề xuất của Ahamove về thay đổi phương thức tính thuế đối với phương thức kinh doanh qua công nghệ kết nối chia sẻ

Ứng dụng chia sẻ Ahamove, nhà cung cấp ứng dụng kết nối giữa người bán hàng và các phương tiện giao hàng tức thời bằng xe máy, xe ba gác và xe tải vừa mới gửi thông báo tới các đối tác của mình về việc thay đổi phương thức tính thuế VAT từ năm 2019. Chính sách tính thuế được áp dụng sau khi Cục Thuế TP.HCM chấp nhận đề xuất của Ahamove về thay đổi phương thức tính thuế đối với phương thức kinh doanh qua công nghệ chia sẻ

Cụ thể, trước đây Ahamove kê khai và tính thuế VAT dựa trên toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ vận chuyển, bao gồm cả phần doanh thu của tài xế. Nhưng theo quy định mới của Cục Thuế TP.HCM, cách tính thuế mới Ahamove sẽ chỉ kê khai và tính thuế trên doanh thu được chia sau khi cung ứng dịch vụ vận chuyển, tức là sau khi trừ đi phần doanh thu của tài xế

Đối với phần doanh thu của tài xế, Ahamove có trách nhiệm kê khai thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân thay cho các đối tác tài xế theo các quy định của Bộ Tài chính

Cách đây vài tháng, trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Xuân Trường (Trường Bomi), Tổng giám đốc Ahamove đã đề xuất nhà nước cần phải có chính sách riêng để thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ vận chuyển, giao hàng dựa trên nền tảng kết nối như dịch vụ Grab, Ahamove, hay các dịch được cung cấp trên các Super App, trong đó chính sách thuế là một lĩnh vực cần được cải thiện mạnh mẽ nhất

Theo đó, Nhà nước cần thiết kế một số mô hình thuế khác nhau, để có cách thu thuế và mức thu thuế phù hợp với những mô hình kinh tế mới, nền kinh tế chia sẻ như các dịch vụ Uber, Grab, hay Ahamove đang cung cấp

6(1).jpg

Ahamove là cung cấp dịch vụ kết nối đầu tiên được áp dụng chính sách thuế mới

Đơn cử như trường hợp của Ahamove, Ahamove là ứng dụng kết nối với khoảng 80.000 shipper giao hàng trong nội thành Hà Nội và Hồ Chí Minh, mỗi ngày bình quân tài xế Ahamove giao từ 50.000 đến 70.000 đơn hàng ở mỗi thành phố. Ahamove là mô hình kết nối các tài xế (tương tự như Grab giao hàng), khi người bán hàng muốn giao hàng cho khách mua, họ sẽ đăng nhập trên ứng dụng Ahamoe, tài xế Ahamove ở gần nhất sẽ đến nhận hàng và giao hàng cho người mua. Tiền cước ship sẽ được trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc trừ trong ví điện tử của người dùng

Ahamove hưởng doanh thu từ hoa hồng trên một đơn ship, mức hoa hồng tùy thuộc từng dịch vụ dao động từ 20-25%. Ví dụ, một đơn ship thu được 30.000 đồng, thì Ahamove được hưởng 6.000 đồng chẳng hạn. Với mức thu này thì nhà nước chỉ nên thu thuế 10% của khoản Ahamove được hưởng là 6.000 đồng, thay vì thu 10% của cả doanh thu 30.000 đồng. Khi doanh nghiệp cung cấp giải pháp kết nối phải chịu cả phần thuế của tài xế thì doanh nghiệp sẽ không thể sống được

Với mức tính thuế trên tổng doanh thu, thì doanh nghiệp sẽ buộc phải tính phần thuế VAT đó cho người mua hàng chịu thuế. Điều này dẫn đến hệ lụy là giá cả hàng hóa sẽ cao, người bán sẽ phải bán đắt và người mua sẽ mua ít đi hoặc không mua nữa. Dẫn đến không thể kích cầu được thị trường, khi đó hàng hóa không bán được, cuối cùng là dẫn đến nhà nước bị thiệt vì thất thu thuế

Ông Trường Bomi cho rằng, đối với nền kinh tế chia sẻ, nhà nước cần có chính sách thuế riêng. Nếu nhà nước muốn thu thuế trên tổng doanh thu (bao gồm cả phần của tài xế được hưởng) thì phải tách ra làm hai phần riêng, tài xế đóng thuế thu nhập cá nhân trên phần của họ được hưởng, còn Ahamove đóng thuế riêng

Sau khi được Cục Thuế TP.HCM cho áp dụng cách tính thuế VAT mới từ 2019, ông Trường Bomi cho ICTnews hay: “Ahamove là doanh nghiệp đầu tiên trong số các đơn vị đang tham gia vào nền kinh tế chia sẻ được áp dụng chính sách thuế mới. Tuy nhiên, để xác định việc áp dụng chính sách mới sẽ lợi hơn hay thiệt hơn khá phức tạp và nội bộ Ahamove vẫn còn đang thảo luận đối với các đối tượng cụ thể, cơ bản việc áp dụng cách tính mới mỗi bên sẽ chịu một phần thuế”

Ví dụ, nhà bán hàng (đối tượng sử dụng dịch vụ ship hàng) sẽ được lợi là không phải trả thêm VAT 10% như năm 2018. Tài xế sẽ phải chịu khoản thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT cho phần thu nhập mà tài xế được hưởng, trước đây họ không phải chịu khoản thuế này mà do nhà bán hàng và Ahamove phải đóng thay cho họ

Ahamove sẽ chịu giảm phần hoa hồng được hưởng ở một số dịch vụ. Nhưng lại được lợi hơn nhờ lợi nhuận trung bình tiềm năng tăng chút ít. Tuy nhiên, Ahamove lại phải tự đóng phần thuế thu nhập doanh nghiệp từ lợi nhuận nên sẽ giảm lợi nhuận sau thuế chừng 10%

Ông Trường Bomi khẳng định, để áp dụng chính sách thuế mới chưa chắc Ahamove đã được lợi hơn trước đây, nhưng Ahamove muốn thực hiện chuẩn chỉnh trách nhiệm thuế với nhà nước, thâm chí chấp nhận thiệt nhất để thị trường thương mại điện tử sẽ được kích hoạt hiệu quả hơn. Đồng thời việc thực hiện trách nhiệm thuế các bên được xác định rõ ràng giúp cho chính sách được minh bạch hơn, giúp cho các đối tác tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử O2O lớn nhanh hơn, còn đội ngũ tài tự do có thu nhập tốt hơn, bản thân họ cũng thực thi trách nhiệm về thuế với Nhà nước, góp phần tạo nền kinh tế minh bạch

“Chúng tôi rất mong những đồng tiền thuế do Ahamove, các nhà bán hàng, tài xế đóng góp được nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả, tạo an sinh xã hội, đầu tư kiến tạo tương lai đất nước, để Việt Nam sáng sủa hơn trên bản đồ vị thế quốc tế”, ông Trường cho hay

Khôi Nguyên
 
Thủ tướng đồng ý thí điểm cho phép chuyển tiền, thanh toán khoản nhỏ qua nhà mạng
Việc thí điểm tài khoản viễn thông để thanh toán các giao dịch nhỏ trước hết được thực hiện ở một đơn vị viễn thông

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chiều 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho thí điểm tài khoản viễn thông để thanh toán các giao dịch nhỏ mà không qua hệ thống ngân hàng. Trước hết, việc thí điểm sẽ thực hiện ở một đơn vị viễn thông. Cùng đó, Thủ tướng đồng ý Bộ TT&TT trình Chính phủ Nghị định về việc chia sẻ cơ sở dữ liệu

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu trước đó tại Hội nghị, việc thí điểm mobile money sẽ cho phép khách hàng chuyển tiền, mua sắm thông qua tài khoản viễn thông, giúp thanh toán điện tử đến được mọi người dân dù ở bất kỳ đâu

7801601-thu-tuong.jpg

Thủ tướng tham dự triển lãm
Trong các buổi làm việc với Thủ tướng trước đây, Bộ cũng nhiều lần kiến nghị cho phép triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các dịch vụ khác có giá trị nhỏ

Các nhà mạng cũng đều đề xuất Chính phủ sớm có chính sách cho doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thanh toán điện tử. Một nguyên nhân được đưa ra là việc thanh toán không dùng tiền mặt hiện cần có tài khoản ngân hàng mà số tài khoản ngân hàng mới phủ tới 30-40% người dân

Với kiến nghị này, khi đó, Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các công ty viễn thông phải chịu trách nhiệm cá nhân về tình trạng sim rác vì đây là vấn đề nghiêm trọng

Thủ tướng bày tỏ băn khoăn về việc quản lý mạng xã hội còn nhiều bất cập, chưa tốt. Bởi với quốc gia 60% internet, việc phát triển mạng xã hội được Thủ tướng đánh giá là vô cùng quan trọng. Thủ tướng yêu cầu phải lành mạng hóa không gian mạng, tài khoản chính danh, có pháp luật xử lý tin sai, tin vu khống. Một số quốc gia như Campuchia thậm chí áp dụng hình phạt tù đối với những vi phạm này

Thủ tướng cũng giao Bộ TT&TT cần là chủ công trong xây dựng Chính phủ điện tử. Đánh giá cao về đề xuất cho mạng 5G vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết sẽ trình cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng một phần quỹ viễn thông công ích vào phát triển công nghệ thông tin

Ngọc Linh
 
Apple nỗ lực đem dịch vụ riêng tới thiết bị nhiều hãng đối
Khi Apple chật vật với doanh số iPhone giảm và cổ phiếu hạ giá, mọi con mắt đổ dồn vào mảng làm ăn dịch vụ, mong muốn nó có thể đáp ứng kỳ vọng cao đặt vào công ty

taixuong2_eihv.jpg

CEO Apple Tim Cook
Theo CNBC, Apple công bố nhiều quan hệ đối tác khá mới lạ trong thời gian qua, thể hiện rằng hãng sẵn sàng tư duy lại cách hệ sinh thái phần mềm và dịch vụ của doanh nghiệp mở rộng ra bên ngoài iPhone

Thông báo hợp tác lớn đầu tiên được Apple công bố tháng 11.2018, khi Amazon cho biết họ sẽ mang Apple Music đến các thiết bị Echo, để người dùng điều khiển phát nhạc bằng Alexa - đối thủ của trợ lý ảo Siri do Apple sản xuất. Chưa đầy một năm trước, Apple vẫn còn đặt mục tiêu cạnh tranh với Echo bằng loa HomePod của họ. Vì thế, việc nhanh chóng bắt tay cùng Amazon tạo cảm giác rằng Apple không thể tự mình làm nên chuyện mà Alexa đã làm được

Khi Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2019 diễn ra ở Las Vegas (Mỹ) hồi tuần trước, Sony và Vizio công bố nhiều mẫu tivi mới hoạt động được với công nghệ AirPlay 2 của Apple, công nghệ cho phép người dùng truyền video từ iPhone hoặc iPad đến tivi. TV mới cũng tương thích với HomeKit, hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng thông minh của Apple. Hiện những tính năng này còn bị giới hạn trong TV Apple


itunes-on-samsung_rjxy.jpg

TV thông minh có tích hợp iTunes tại CES 2019

Apple cũng bất ngờ hợp tác cùng Samsung, một trong các đối thủ chính trên thị trường smartphone. Nhà sản xuất thiết bị công nghệ Hàn Quốc thông báo tại CES 2019 rằng họ sắp mang ứng dụng iTunes mới vào một số mẫu TV. Người dùng có thể đăng nhập vào tài khoản Apple trên TV Samsung, phát trực tuyến phim, show truyền hình từ thư viện iTunes cá nhân

Những bước đi này không phải chưa từng có, và chắc chắn không cho thấy rằng Apple sắp vướng khó khăn lớn. Tuy nhiên, chúng báo hiệu rằng doanh nghiệp cảm thấy áp lực trong việc giữ hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển với tốc độ ấn tượng, nhằm giảm bớt sự chú ý vào doanh số iPhone. Đầu tháng này, Apple hạ dự báo doanh thu, ra triển vọng doanh số iPhone yếu


CEO Apple Tim Cook đổ lỗi cho thị trường Trung Quốc và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ông Cook cũng cho rằng chi phí thay pin rẻ hơn khiến người dùng ít muốn nâng cấp điện thoại. Chưa hết, nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc bắt đầu hạ giá iPhone, còn bản thân Apple thì tung mức giảm giá nhiều hơn nếu người dùng đổi mẫu cũ, mua mẫu mới. Nỗ lực có thể vớt vát phần nào doanh số, song những ngày tăng trưởng hoàng kim của thiết bị này đã qua

taixuong3_txow.jpg

CEO Apple Tim Cook tại một sự kiện ở Bắc Kinh năm 2017

Đây là lý do vì sao Apple chuyển trọng tâm sang việc thu nhiều tiền hơn từ mỗi người dùng iPhone hiện thời. Apple sắp tới sẽ không công bố doanh số iPhone mà tập trung vào việc thuyết phục khách hàng dùng các dịch vụ như kho lưu trữ iCloud và Apple Music. Ông Cook nói rằng hãng sẽ tung nhiều dịch vụ mới trong năm nay. Song thực tế, công ty cho biết các dịch vụ có thể được dùng cùng lúc trên nhiều thiết bị của một người

Vì vậy, Apple cần sự giúp đỡ để mở rộng kinh doanh. Alexa hiện điều chỉnh được Apple Music, và Samsung thì thuyết phục Apple viết ứng dụng iTunes TV dựa trên hệ điều hành Tizen của hãng Hàn Quốc. Những chiếc TV Sony mới chạy trên Android, và người dùng có thể sử dụng Siri để điều khiển phần mềm Google


Đây chỉ là khởi đầu. Nhiều người kỳ vọng rằng dịch vụ Apple sẽ dần mở rộng ra các nền tảng khác, chẳng hạn như loa Google Home, hộp Roku và TV Fire của Amazon. Đây là chiến lược đòi hỏi Apple phải hy sinh một phần sự kiểm soát. Động thái của Apple giờ giống Netflix cách đây vài năm, khi hãng chuyển đổi từ DVD sang phát trực tuyến video

taixuong4_gwlh.jpg

Apple mới đây bắt tay hợp tác với Samsung
Netflix từng cân nhắc tạo một hộp phát video cho TV, song cuối cùng bỏ kế hoạch này khi nhận ra rằng cách tốt nhất để đưa Netflix đến mọi nhà là cung cấp dịch vụ của họ trên mọi thứ. Quyết định này đem lại trái ngọt. Ngày nay, gần như không thể tìm thấy thiết bị nào không hỗ trợ ứng dụng Netflix. Hãng có 140 triệu người đăng ký trên toàn cầu, và vốn hóa doanh nghiệp đạt 147 tỉ USD

Song kết quả của việc cởi mở dịch vụ với các nền tảng khác chưa chắc chắn, và nhiều mối quan hệ hợp tác đã được công bố có thể không đủ để tăng doanh thu dịch vụ từ cơ sở cài đặt phần cứng hiện thời. Vẫn còn hàng chục TV thông minh, hộp phát trực tuyến và loa thông minh từ các đối thủ của Apple

Đơn cử, Amazon cho biết tháng này rằng họ bán được 100 triệu thiết bị Alexa, trong khi Google chào mời mạnh cho Google Assistant và các thiết bị thông minh gia dụng tương thích với nó. Theo CNBC, nếu Apple thực sự muốn “vun trồng” mảng dịch vụ, họ phải mở rộng hơn nữa

Thu Thảo
 
Mô hình đầu tư mạo hiểm
Chỉ trong một thập kỷ, Andreessen Horowitz đã đầu tư vào hàng loạt công ty khởi nghiệp thành công nhất - Facebook, Instagram, Airbnb, Lyft, Skype, Slack – và tạo ra nhiều kẻ thù ở thung lũng Silicon. Để duy trì vị thế dẫn đầu, công ty đang có nước đi bất thường là từ bỏ hình tượng đầu tư mạo hiểm của mình – và chơi những ván bài lớn hơn, rủi ro hơn

ALEX KONRAD


Nổi lên từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, Marc Andreessen và Ben Horowitz đã khởi động chiến dịch chiếm lĩnh thung lũng Silicon. Trong mô tả kế hoạch kinh doanh của quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên vào năm đó, họ hứa sẽ tìm ra thế hệ mới những người sáng lập “vĩ cuồng” – đầy tham vọng, quyết đoán, tập trung vào mục tiêu – những người sẽ noi gương CEO Steve Jobs, dùng công nghệ để “tạo dấu ấn trên vũ trụ.” Khi tài trợ những công ty như Facebook và Twitter, với nguồn vốn đầu tư hàng tỉ đô la, họ đã thực hiện chính xác điều đó

Ngồi trên ghế dài trong văn phòng tại trụ sở Andreessen Horowitz tại Menlo Park, California, Andreessen, sở hữu trình duyệt Netscape và thương vụ IPO giúp đặt nền móng cho thời đại kỹ thuật số, ông hiểu rằng lựa chọn ngôn từ ban đầu không còn phù hợp tại thời điểm năm 2019. Tuyên ngôn mới của ông: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của sự bất đồng,” ông nói trong cuộc phỏng vấn sâu đầu tiên với Forbes trong hai năm. Ông cho rằng trong kỷ nguyên siêu kết nối, truyền thông xã hội và quá tải thông tin, những “kẻ bất đồng” sẽ chống lại thực trạng bất động và tạo ra các công ty tỉ đô. Bản ngã đã hết thời, sự giận dữ – hoặc ít nhất là bất đồng – đang lên ngôi

Nếu bạn nghĩ đó là viễn cảnh không dễ chịu mấy thì hãy nghĩ đến Andreessen, 47 tuổi, người truyền thông điệp hoàn hảo. Từ việc viết séc rất phô trương, biến trang blog nổi tiếng cùng với tài khoản Twitter của mình thành vũ khí tấn công (trước cả Trump), đến thuê đội ngũ chuyên gia vận hành trong một lĩnh vực nhằm xây dựng các quan hệ đối tác ngầm, ông trở thành một trong những gương mặt sáng giá của thung lũng Silicon trong việc thổi phồng các quy tắc. Và có tác dụng: trong vòng một thập kỷ, Andreessen Horowitz đã gia nhập hàng ngũ những nhà đầu tư mạo hiểm ưu tú của thung lũng Silicon, khi đem lại hơn 10 tỉ đô la Mỹ lợi nhuận ước tính, ít nhất là trên giấy tờ, cho nhà đầu tư. Trong khoảng một năm tới, hi vọng sẽ có không dưới năm “kỳ lân” của họ – Airbnb, Lyft, PagerDuty, Pinterest và Slack – được lên sàn

“Đâu là đỉnh cao của sự khác biệt trong bất kỳ lĩnh vực nào? Trở thành số một,” Andreessen, cao 1,95m với mái đầu cạo trọc thường được vợ ông, nhà từ thiện Laura Arrillaga-Andreessen, gọi yêu là “quả trứng của tôi”, sôi nổi nói

Tuy nhiên, giữ vững vị trí số một còn khó hơn đạt đến vị trí đó. Niềm tin rằng công nghệ sẽ biến đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn bị sụp đổ bởi những vụ bê bối dữ liệu liên tiếp của Facebook (Andreessen, nhà đầu tư từ giai đoạn đầu, vẫn tham gia hội đồng quản trị của Facebook). Mọi tiết lộ về khuynh hướng truyền thông xã hội thúc đẩy những thế lực xấu (trong xã hội) đều đặt ra thách thức cho việc truyền bá công nghệ đã trở thành thương hiệu của ông và công ty. Và trong các phòng hội thảo ở Sand Hill Road, cổ phần trong những phiên bản tiếp theo của Instagram, Twitter hay Skype – ba trong số những khoản đầu tư giai đoạn đầu nổi tiếng nhất – không còn cám dỗ công ty VC mới nổi nữa

Ngày nay, số lượng kỷ lục các quỹ đối thủ trị giá hàng tỉ đô la và tay chơi mới SoftBank, quản lý quỹ đầu tư trị giá 100 tỉ đô la Mỹ, khiến tất cả – kể cả Andreessen Horowitz – trông khá kỳ quặc. Và khi bạn tuyên bố sẽ cải tạo một ngành đang bị hỏng – bạn sẽ tạo ra rất nhiều đối thủ, những người không ngần ngại tận dụng mọi cơ hội, dù chỉ là một thoáng nghi ngờ rằng bạn đang thổi phồng

Và vì vậy, Andreessen và Horowitz, lần lượt xếp thứ 55 và 73 trong danh sách Forbes Midas năm nay, đang muốn chống lại chính bản thân mình. Họ vừa gọi vốn được hai tỉ đô la Mỹ cho một quỹ sắp công bố (đưa tổng tài sản họ quản lý lên đến gần 10 tỉ đô la Mỹ) nhằm viết tấm séc lớn hơn cho các công ty trong danh mục đầu tư và những kỳ lân mà công ty bỏ lỡ lúc đầu. Họ còn tiết lộ với Forbes rằng đang đăng ký toàn bộ nhân viên công ty – tất cả 150 người – là cố vấn tài chính, từ bỏ hoàn toàn hình ảnh công ty VC Andreessen Horowitz

Tại sao ? Các nhà đầu tư mạo hiểm từ lâu đã không còn giám sát theo kiểu phố Wall để đổi lấy lời hứa rằng họ chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu mới của các công ty tư nhân. Đó là sự đánh đổi mà các công ty sẵn sàng thực hiện – cho đến thời đại tiền mã hóa, loại hình đầu tư rủi ro cao mà SEC cho rằng cần giám sát chặt hơn. Chấp nhận vậy thôi, Andreessen Horowitz nói. Bằng cách từ bỏ hình tượng VC, họ có thể tiến sâu hơn vào canh bạc rủi ro hơn: Nếu công ty muốn bỏ một tỉ đô la Mỹ vào tiền mã hóa hoặc các token, hoặc mua cổ phần không giới hạn trong các công ty đại chúng hoặc từ các nhà đầu tư khác, họ có thể làm được. Làm vậy sẽ lại khiến các công ty khác cảm thấy như bị trói một tay sau lưng

“Lông vũ có tác dụng nào khác ? Chúng chỉ muốn xù lên thôi,” Andre Andreessen mỉa mai. “Cái nổi bật là cái khác biệt”

Ngay từ đầu, Andreessen Horowitz đã có cương lĩnh đơn giản: “Chúng tôi muốn xây dựng công ty VC mà chính chúng tôi cũng muốn nhận tiền từ đó,” Horowitz nói. Andreessen, người có bước đột phá với Netscape đưa ông lên trang bìa tạp chí Time ở tuổi 24, không cần nổi tiếng. Và không cần tiền. Họ là đồng nghiệp tại Netscape, rồi đồng sáng lập công ty Opsware, do Horowitz điều hành, bán cho HP năm 2007 với giá 1,7 tỉ đô la Mỹ

Hai năm trước khi thành lập công ty đầu tư mạo hiểm chung, bộ đôi này tập tành làm nhà đầu tư thiên thần. Họ nổi tiếng nổi loạn, ít nhất là theo tiêu chuẩn quần là áo lượt của đám đông ở Sand Hill Road. Andreessen truyền bá lời khuyên khởi nghiệp qua blog có tên “pmarca” của mình, tiền thân của tài khoản Twitter của ông, được biết đến nhờ những bài tiểu luận 140 ký tự bất ngờ về các chủ đề từ lý thuyết kinh tế đến tính trung lập của Internet. (Ông được công nhận rộng rãi nhờ phổ biến thuật ngữ “Tweetstorm.”) Bên cạnh đó, Horowitz nổi tiếng với khả năng trích dẫn lời bài hát rap và nhóm hâm mộ đội bóng bầu dục tương đối hỗn độn Oakland Raiders của ông

Để xây dựng công ty VC, Andreessen và Horowitz không bắt chước chiến lược thương hiệu của những tinh hoa ngành công nghiệp mà lại học theo Larry Ellison của Oracle, và phương thức tiếp thị xông xáo của công ty này trong các cuộc chiến phần mềm doanh nghiệp. Họ chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông, tổ chức các sự kiện đầy sao và nói xấu hình thức đầu tư mạo hiểm truyền thống cho bất cứ ai muốn nghe

Và khi bắt đầu đầu tư vào các công ty như Okta (hiện trị giá chín tỉ đô la Mỹ) và Slack (bảy tỉ đô la Mỹ), họ không làm theo cách truyền thống, đồng thời gom cổ phiếu của các công ty như Twitter, Facebook khi chúng đã được định giá hàng tỉ đô la. Theo một nhà đầu tư vào quỹ của họ, giám đốc đầu tư Andrew Golden của ĐH Princeton, chuyện này đã trở thành câu chuyện bông đùa lặp đi lặp lại về việc mất bao lâu để các công ty khác phàn nàn về Andreessen Horowitz. “Trong thời gian đầu, chỉ mất hai phút,” ông kể

Trụ được nhờ những lần thoái vốn trước đó và vài khoản tiết kiệm, Andreessen và Horowitz tái đầu tư tiền vào công việc kinh doanh, với cấu trúc gần giống công ty quản lý tài năng Hollywood hơn là công ty đầu tư mạo hiểm truyền thống. Không hề có chuyện mức lương không tăng trong nhiều năm hoặc các đối tác điều hành mới tại công ty có mức lương thấp hơn so với thông thường. Thay vào đó, phần lớn các khoản phí của công ty, thông thường là 2% quỹ được quản lý để chi trả các chi phí của công ty, được chuyển cho nhóm các dịch vụ phát triển nhanh, bao gồm chuyên gia tiếp thị, phát triển kinh doanh, tài chính và tuyển dụng

Cần một vòng gọi vốn mới ? Các chuyên gia của Andreessen Horowitz sẽ cung cấp cho bạn “siêu năng lực,” hỗ trợ viết bài thuyết trình, sau đó huấn luyện bạn trước khi xếp lịch các cuộc họp. Cần phó chủ tịch kỹ thuật ? Đội ngũ tài năng của công ty sẽ xác định và liên lạc với công ty tìm kiếm tốt nhất, theo dõi hiệu quả hoạt động của họ và giúp chọn ứng viên tốt nhất cho công việc. Vấn đề nhân sự? Khủng hoảng kế toán? “Nếu điều gì đó không theo đúng kế hoạch, bạn có thể gọi vào ‘đường dây nóng,’” theo Lea Endres, CEO của NationBuilder, chuyên sản xuất phần mềm cho các chiến dịch phi lợi nhuận và chính trị

Tại các trung tâm trải nghiệm giải pháp doanh nghiệp của công ty tại trụ sở chính và văn phòng vệ tinh ở New York, nhân viên của Andreessen Horowitz đóng vai trò mai mối, lôi kéo các tập đoàn lớn và các cơ quan chính phủ bằng việc trình diễn công nghệ tiên tiến, sau đó sắp xếp danh sách các công ty khởi nghiệp có liên quan đến công nghệ đó để giới thiệu với khách tham quan

GitHub, kho lưu trữ mã nguồn mở mà công ty hỗ trợ vào năm 2012 trước khi được Microsoft mua lại với giá 7,5 tỉ đô la Mỹ, nhận thấy các buổi trải nghiệm giải pháp doanh nghiệp như vậy hữu ích đến mức họ đã cắt cử một nhân viên cấp dưới túc trực toàn thời gian tại văn phòng của Andreessen Horowitz, giám đốc bán hàng của GitHub cho biết. Nhờ đó, GitHub đạt được doanh thu định kỳ mới 20 triệu đô la Mỹ năm 2015 và 2016

Các công ty khởi nghiệp tiêu dùng như kỳ lân giao hàng tạp hóa Instacart (công ty đầu tư vào năm 2014, hiện định giá 7,9 tỉ đô la Mỹ) đã giành được quan hệ hợp tác với các nhà bán lẻ và thương hiệu thực phẩm quốc gia. Trong chuyến tham quan gần đây vào tháng 3, hàng chục công ty khởi nghiệp đã lần lượt gặp gỡ cơ quan Đổi mới Quốc phòng, đơn vị trực thuộc bộ Quốc phòng giúp các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ tìm mua công nghệ mới. Hôm trước đó, khách tham quan là tập đoàn Hachette Book

“Có những công ty chúng tôi cung cấp từ 40% đến 60% số khách hàng của họ, và tôi cảm thấy kiểu như là, này, đợi đã, chúng tôi không phải đội ngũ bán hàng của bạn,” Martin Casado, đối tác điều hành tại công ty, người đã bán công ty khởi nghiệp Nicira do Andreessen Horowitz đầu tư với giá 1,3 tỉ đô la Mỹ, cho biết

Công thức này đã đem lại hiệu quả. Nguồn tin cho biết quỹ đầu tiên và thứ ba của công ty, với trị giá lần lượt là 300 triệu đô la Mỹ và 900 triệu đô la Mỹ, dự kiến sẽ hoàn lại các nhà đầu tư gấp năm lần số tiền họ đầu tư. Quỹ thứ hai trị giá 650 triệu đô la Mỹ và quỹ thứ tư trị giá 1,7 tỉ đô la Mỹ dự kiến sẽ hoàn vốn gấp ba lần vốn đầu tư, là tín hiệu tốt cho nhóm bốn công ty hàng đầu và dự kiến còn phát triển hơn nữa. Quỹ thứ năm trị giá 1,6 tỉ đô la Mỹ, từ năm 2016, còn quá non trẻ để ước tính được lợi nhuận

Mặc dù có thể không vui vẻ ủng hộ cách làm của Andreessen Horowitz, nhưng các công ty khác rõ ràng đã bắt chước họ. Từ các blogger và chuyên gia trên podcast đến các giám đốc tài chính thường trực và chuyên gia chứng khoán, số lượng chuyên gia không phải là nhà đầu tư mạo hiểm đã tăng mạnh trong những năm gần đây

“Ý tưởng cung cấp dịch vụ hiện giống như là một món đặt cược,” Semil Shah, đối tác điều hành của công ty đầu tư mạo hiểm Haystack cho biết. “Nhiều công ty đã sao chép cách làm đó.” Tại Okta, đồng sáng lập Frederic Kerrest cho biết thường có những công ty khác tiếp cận ông vì tò mò về việc xây dựng các trung tâm trải nghiệm giải pháp doanh nghiệp để cạnh tranh

Lời chế nhạo và nói xấu tạo ra kẻ thù. Các nhà đầu tư khác không bao giờ quên cách Andreessen Horowitz tuyên bố mô hình kiểu này đã lỗi thời và chỉ họ mới có giải pháp khắc phục. Gần như ngay từ đầu, tin đồn về việc công ty chi trả quá nhiều cho các giao dịch đã lan tràn, đủ để khi Andreessen và Horowitz bắt đầu gây quỹ cho quỹ chính thứ ba vào năm 2012, các đối tác đã phải kiểm tra lại mọi công ty trong danh mục đầu tư của họ để có thể phủ định quan niệm của những nhà đầu tư của họ

Sau khi từ bỏ mô hình đầu tư mạo hiểm, Andreessen Horowitz tuyên bố sẽ đánh ván bài rủi ro hơn "Đầu tư một tỉ đô la vào tiền mã hóa hoặc mua lại không hạn chế cổ phần của những công ty đại chúng hoặc từ các nhà đầu tư khác"

Trong khi đó, những khoản đầu tư thất bại của họ – có cả những công ty nổi tiếng, bao gồm Clinkle, Jawbone và Fab – và cú sảy chân lớn như Zenefits bị phóng đại. Quan điểm được công khai rộng rãi của Andreessen Horowitz, quan điểm mà họ vẫn giữ vững, chính là vấn đề không phải có bao nhiêu công ty bạn hỗ trợ thất bại mà là có bao nhiêu công ty đạt được thành công lớn, thành công vượt trội. Andreessen lập luận chỉ cần có 15 thương vụ mỗi năm là đủ tạo ra tất cả lợi nhuận, và ông ưu tiên tập trung xem xét các thương vụ hấp dẫn

Mạo hiểm để có những thương vụ thành công càng thổi bùng những rủi ro, và lý do khiến Andreessen Horowitz vuột mất vị trí cao nhất trong danh sách Midas những năm gần đây: Uber. Công ty không thừa nhận điều này, nhưng giới thạo tin về gây quỹ tiết lộ công ty đã suýt có được một lượng lớn cổ phần– trước khi để tuột mất

Câu chuyện hầu như vẫn chưa được kể cho đến tận bây giờ: Vào mùa thu năm 2011, đồng sáng lập Uber, Travis Kalanick muốn gọi vốn Series B và rất muốn Andreessen Horowitz dẫn đầu vòng này. Công ty, đặc biệt là Andreessen, rất khao khát điều đó

Đầu tháng 10, Kalanick gọi cho các công ty khác để nói với họ rằng anh đã bắt tay với Andreessen và một đối tác khác với giá trị khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, 11 tiếng sau, Andreessen Horowitz thay đổi. Họ vẫn sẽ đầu tư, nhưng với phương thức định giá Uber ở mức thấp hơn đáng kể – 220 triệu đô la, không tính khoản đầu tư hoặc số cổ phần tùy chọn của nhân viên, theo email từ Kalanick mà Forbes có được

“Họ cố làm chúng ta bất ngờ,” Kalanick viết cho các nhà đầu tư. “Vì thế chúng ta sẵn sàng phản ứng. Giai đoạn tiếp theo của Uber bắt đầu.” Kalanick chuyển hướng sang Menlo Ventures – cho đến khi đó vẫn bị coi là bình phong trong cuộc thương lượng – và chấp nhận mức giá 290 triệu đô la Mỹ trước thỏa thuận

Năm 2013, khi Andreessen Horowitz hỗ trợ Lyft, đối thủ Uber, và bán một phần cổ phiếu đó kiếm lời, công ty vẫn chưa kết thúc việc liên quan tới Uber. Họ tham gia vào các cuộc thảo luận sáp nhập giữa hai công ty dịch vụ gọi xe vào năm 2014 và một lần nữa là vào năm 2016, theo các nguồn tin liên quan cho biết. Nếu thỏa thuận được chốt, nó sẽ mở cho công ty đường hậu để sở hữu một phần của Uber. Dù bằng cách nào đi nữa thì cũng thật khó phớt lờ đi chuyện Uber đang tuột khỏi tầm tay. Công ty dịch vụ gọi xe, hiện có giá 76 tỉ đô la Mỹ, đang sẵn sàng cho đợt IPO có thể lớn gấp bốn hoặc năm lần so với Lyft. Andreessen Horowitz từ chối bình luận về Uber

Ban lãnh đạo của Andreessen Horowitz đã thực hiện những động thái khác. Chậm chạp khi đa dạng hóa đội ngũ quản lý – gần đây nhất là danh sách Midas năm ngoái, tất cả 10 đối tác điều hành (General Partner – GP), những người thực sự kiểm soát đầu tư và viết séc đều là đàn ông – một phần do họ phải tuân thủ quy định rằng

GP phải là người từng sáng lập công ty khởi nghiệp và không phải là người đi lên từ nội bộ công ty. Năm qua, họ có ba GP nữ, nhưng điều đó diễn ra khi những tài năng hàng đầu ra đi

Bản thân Andreessen từng nổi tiếng thuộc phe đối lập trong môi trường văn hóa thay đổi nhanh chóng ở thung lũng Silicon những tháng trước cuộc bầu cử của Donald Trump năm 2016, khi đáp trả một cách táo tợn như đùa qua Tweeter với Milo Yiannopoulos – người chuyên đăng tải các thông điệp gây tranh cãi mang tư tưởng cực hữu hiện bị cấm hoạt động, sau khi Ấn Độ từ chối một dịch vụ mới của Facebook, rằng quốc gia này có thể đã hoạt động tốt hơn dưới ách cai trị thuộc địa. Hành động này khiến Mark Zuckerberg lên tiếng chỉ trích. Đáp lại, Andreessen biến thành ẩn sĩ kỹ thuật số, xóa hầu hết các tweet trước đây của mình. Andreessen nói đợt thanh lọc không phải do phản ứng dữ dội đối với các vị trí tại Facebook của ông, đúng hơn, ông đổ lỗi cho “bầu không khí chung”, đặc biệt về chính trị và văn hóa. Ông có thể quay lại, khi mọi thứ “trở lại bình thường”, có lẽ là năm 2020
 
Google ủng hộ thỏa thuận thuế quốc tế
- Các chính phủ cần phải phối hợp với nhau để các công ty trả thuế cho những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của chúng được tiêu thụ theo một cách phù hợp, “có đi có lại”, và được chấp nhận bởi các bên

Mấy ngày trước, trong một bài viết trên blog của mình có tiêu đề “Đã đến lúc có một thỏa thuận thuế quốc tế mới”(1), Karan Bhatia, một cán bộ ở bộ phận quan hệ công chúng và chính phủ của Google cho biết “chúng tôi” (Google?) ủng hộ thỏa thuận gần đây của các bộ trưởng tài chính về sự cần thiết phải có những cải cách lớn nhất trong hệ thống thuế quốc tế trong một thập kỷ nay, hướng đến một khuôn khổ quốc tế toàn diện mới để đánh thuế lên các công ty đa quốc gia

Google lên tiếng về việc nộp thuế của mình

Bài viết tiếp tục rằng: “...chúng tôi muốn có một môi trường thuế mà mọi người đều thấy là hợp lý và đúng đắn”. Đồng thời, bài viết nhấn mạnh, dù có một số quan ngại về nơi mà Google nộp thuế, mức thuế doanh nghiệp tổng hợp trên toàn cầu Google đang phải trả là 23% trong vòng 10 năm qua, phù hợp với mức thuế trung bình theo quy định của các nước phát triển khối OECD là 23,7%. Phần lớn số thuế này được nộp tại Mỹ - nơi sản sinh và phát triển phần lớn sản phẩm và dịch vụ của Google. Phần thuế còn lại được nộp tại khoảng 50 nước trên thế giới - những nơi Google có văn phòng trợ giúp việc bán dịch vụ

Theo bài viết, việc Google trả thuế như trên không phải là cá biệt, mà phù hợp với thông lệ có từ lâu nay, cũng tương tự như việc các công ty đa quốc gia của Pháp, Đức, Nhật Bản trả nhiều thuế hơn ở bản quốc, chứ không phải ở những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của họ được tiêu thụ. Vì vậy, trước động thái nhiều nước thành viên OECD đang đề xuất các quy định thuế hiện đại, theo đó các công ty đa quốc gia sẽ phải trả nhiều thuế hơn tại những nước mà sản phẩm và dịch vụ của họ được tiêu thụ, bài viết một mặt đồng ý đã đến lúc cần có một hệ thống phân bổ thuế doanh nghiệp mới nhưng đồng thời cũng cảnh báo tình trạng một số nước đang đơn phương hành động, áp đặt thuế mới lên các công ty đa quốc gia. Nếu không có một thỏa thuận đa phương và toàn diện, các nước chắc chắn sẽ đơn phương áp đặt thuế lên các công ty đa quốc gia ở nhiều lĩnh vực

Nếu Việt Nam muốn đánh thuế Google, Facebook hay các doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số khác thì cần tránh xu hướng đơn phương áp đặt. Thay vào đó, cần có sự tham khảo, phối hợp và đồng thuận với các nước liên quan khác, đặc biệt là những nước bản quốc như Mỹ

Bài viết nhận định rằng hành động đánh thuế đơn phương trên sẽ tạo ra một “cuộc đua xuống đáy” vì sẽ tạo ra các rào cản thương mại, cản trở đầu tư xuyên biên giới, và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Mức thuế riêng biệt áp lên một số ít công ty công nghệ Mỹ chẳng qua chỉ là việc cố giành lấy một phần của số thuế lẽ ra phải nộp tại Mỹ, nên sẽ làm gia tăng căng thẳng thương mại. Vì vậy, các chính phủ cần phải phối hợp với nhau để các công ty trả thuế cho những nơi mà sản phẩm và dịch vụ của chúng được tiêu thụ theo một cách phù hợp, “có đi có lại”, và được chấp nhận bởi các bên

Google muốn gì ?

Qua bài viết trên, trước hết có thể thấy là Google đang muốn thanh minh cho cáo buộc tránh thuế của nhiều nước dành cho Google như vẫn thường được nhắc đến trên báo chí. Bằng việc nêu ra mức thuế doanh nghiệp thực tế phải trả là 23%, xấp xỉ mức trung bình của OECD, việc Google hoặc một công ty công nghệ tương tự như vậy dù có đặt trụ sở ở thiên đường thuế nào đi chăng nữa thì dường như mục đích chính của việc này không phải là tránh thuế vì nó không mang lại nhiều tác dụng

Điều tiếp theo, có thể hơi khó hiểu với nhiều người, là dù Google đang phải trả thuế đầy đủ, không kém gì các công ty thông thường khác, nhưng tại sao Google lại ủng hộ một thỏa thuận thuế mới mang tính toàn cầu? Hãy để ý đến lời lẽ trong bài viết trên, có những từ như “công bằng”, “hợp lý”, “đúng đắn”, “toàn diện”, “đa phương”, “đơn phương”... Có lẽ Google đang muốn mọi người có cái nhìn đúng hơn dành cho họ, với tư cách là một nạn nhân bị kẹt giữa sự tranh chấp (về thuế) của các quốc gia, chứ không phải là một tội đồ (trốn thuế, tránh thuế)

Cụ thể hơn, nếu các quốc gia, kể cả các quốc gia đang phát triển, không phối hợp với nhau để cùng xây dựng một khuôn khổ đánh thuế quốc tế dành cho các công ty đa quốc gia thì Google sẽ rơi vào cảnh “một cổ nhiều tròng” - không những vẫn phải trả thuế đầy đủ ở Mỹ mà còn phải trả thuế (cao) ở các nước khác như Pháp, Anh, Úc, Ấn Độ, Indonesia (và Việt Nam)..., vốn đã và đang có những đề xuất áp thuế lên các công ty công nghệ như Google. Điều này dẫn đến kết cục là hoặc Google sẽ bị mất cơ hội kinh doanh ở những nước mà Google không chấp nhận nộp thuế, hoặc phải trả thuế cao áp đặt theo ý muốn của các nước này (ngoài Mỹ)

Vì vậy, trong góc nhìn của các công ty công nghệ đa quốc như Google, một khuôn khổ thuế mang tính quốc tế, được đồng thuận bởi (hầu hết) các quốc gia trên thế giới, gồm (có thể) những nguyên tắc như tránh đánh thuế hai lần, đánh thuế thế nào và bao nhiêu lên doanh thu nếu công ty đa quốc gia không có văn phòng đại diện hay chi nhánh tại nước sở tại, hoặc thỏa thuận phân chia thuế cho các nước số thuế thu được từ công ty đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu... là điều cấp thiết cần phải có để tránh gây thiệt hại lớn cho Google khi các quốc gia trên thế giới đều đua nhau đánh thuế họ

Các nước hãy đi cùng nhau và... cùng Mỹ...

Cũng cần lưu ý thêm là dù bài viết đã rất “ngoại giao” khi nói “hy vọng” rằng các nước sẽ đạt được sự đồng thuận xung quanh khuôn khổ thuế mới công bằng, nhưng việc bài viết cảnh báo “cuộc đua xuống đáy” không phải là ngẫu nhiên hay vì Google tự thấy mình có sứ mệnh là sứ giả “gìn giữ hòa bình” trên thế giới

Việc này cần được đặt trong bối cảnh Mỹ đã cương quyết chống lại việc các nước châu Âu tìm cách đánh thuế riêng lên bốn công ty công nghệ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon (gọi tắt là GAFA). Sự phản đối này được thể hiện rõ trong nhiều tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng như sự cáo buộc của một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa rằng hành động đánh thuế này của châu Âu là nhằm mục đích ngăn cản Mỹ tiếp cận thị trường châu Âu và châm ngòi một cuộc chiến thương mại (công nghệ) số

Như vậy, nếu các nước trên thế giới không muốn phối hợp với nhau và nhất là với Mỹ để đi đến đồng thuận về đánh thuế riêng lên GAFA, hoặc là quá sốt ruột, không tin tưởng rằng một đồng thuận như thế có thể sớm đạt được, mà đơn phương áp thuế lên GAFA thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của Mỹ. Nếu các bên không có sự xuống thang thì viễn cảnh chiến tranh thương mại mà bài viết trên Google nhắc đến là khó tránh khỏi, mà bên yếu thế hơn, rất tiếc, thường không phải là Mỹ

Nói cách khác, Google hiểu rõ được sự hậu thuẫn của Chính phủ Mỹ và dường như muốn ngầm nhắc nhở các nước khác đừng “vuốt râu hùm”, nếu muốn đánh thuế lên Google thì hãy hợp tác hơn là đối đầu với chính phủ Mỹ (và như thế cũng sẽ “công bằng”, “đúng đắn” hơn cho Google)

Phân tích trên có thể chỉ là một sự suy diễn quá mức nhưng ít nhất thì chuyện Chính phủ Mỹ đứng sau và bảo vệ GAFA cũng như bảo vệ “nồi cơm” của mình là một thực tế không thể khác được. Hàm ý của điều này là nếu Việt Nam muốn đánh thuế Google, Facebook hay các doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ số khác thì cần tránh xu hướng đơn phương áp đặt. Thay vào đó, cần có sự tham khảo, phối hợp và đồng thuận với các nước liên quan khác, đặc biệt là những nước bản quốc như Mỹ

Phan Minh Ngọc
 
Các “ông lớn” công nghệ Mỹ săn lùng nhân tài trí tuệ nhân tạo
- Các “ông lớn” công nghệ Mỹ như Intel, Apple, Facebook... đang quyết liệt chi đậm để thâu tóm các công ty khởi nghiệp (startup) hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), nơi có những ý tưởng kinh doanh và các tài năng đang được săn lùng nhiều nhất
0ebae_anh_bai_2.jpg

Hãng chip Intel vừa chi 2 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm Habana Labs, một startup phát triển chip AI ở Israel

Các thương vụ liên quan đến AI đạt mức kỷ lục


Hôm 27-12, hãng Intel thông báo đã chi 2 tỉ đô la Mỹ để thâu tóm Habana Labs, một startup phát triển chip AI ở Israel. Đây là thương vụ có giá trị lớn nhất liên quan đến AI trong năm nay

Các công ty công nghệ khác của Mỹ bao gồm Amazon, Microsoft và Apple cũng đẩy mạnh các vụ thâu tóm startup AI trong những năm gần đây để cải thiện hiệu quả của nhiều sản phẩm từ robot giao hàng cho đến xe tự lái

Ngay trước khi thương vụ thâu tóm Habana Labs diễn ra, giá trị các thương vụ liên quan đến AI trên toàn cầu đã tăng vọt lên con số kỷ lục 35 tỉ đô la chỉ trong hơn 10 tháng đầu năm nay. Theo hãng nghiên cứu dữ liệu thị trường PitchBook, trong vòng 6 năm qua, Apple đã thâu tóm 17 startup AI

Oren Etzioni, Giám đốc Viện nghiên cứu Allen về AI, có trụ sở ở TP. Seattle, Mỹ, cho biết nhiều thương vụ thâu tóm được thúc đẩy bởi nhu cầu tiếp cận tài năng cũng như sở hữu một sản phẩm hứa hẹn liên quan đến AI

Etzioni cho biết trong khoảng một nửa số thương vụ thâu tóm, bên mua thâu tóm luôn cả đội ngũ nhân sự công nghệ của họ

Hồi tháng 6, khi Apple thông báo mua lại Drive.ai, một startup phát triển công nghệ xe tự lái đang gặp khó khăn với số tiền không tiết lộ, giới phân tích nhìn nhận mục đích chủ yếu của Apple là thu nạp kỹ sư của startup này. Các “ông lớn” công nghệ sẵn sàng trả giá cao để sở hữu các bộ não siêu việt

Mitch Steves, nhà phân tích ở Công ty RBC Capital Markets, cho biết đó cũng là lý do Intel trả giá cao để thâu tóm Habana Labs dù công ty này chỉ mới bán sản phẩm đầu tiên trong thời gian gần đây và chỉ đạt được doanh số rất hạn chế

Intel cho biết sau khi Habana Labs về chung một nhà, ông Avigdor Willenz, Chủ tịch Habana Labs sẽ tiếp tục gắn bó với startup này với vai trò cố vấn

Navin Shenoy, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bộ phận các nền tảng dữ liệu của Intel, cho biết thâu tóm Habana Labs, một công ty chuyên phát triển chip cho các ứng dụng học máy, là một phần trong chiến lược đặt cược của Intel vào nhu cầu điện toán AI đang tăng nhang chóng. Intel dự báo doanh số chip sản xuất cho nhu cầu điện toán AI trên toàn cầu sẽ đạt 25 tỉ đô la trong vòng 5 năm tới

Năm 2016, hãng chip này chi 400 triệu đô la để mua lại Nervana, nhà sản xuất chip AI, có trụ sở ở TP. San Diego, bang California. Một năm sau đó, Intel vung thêm 15,3 tỉ đô để thâu tóm Mobileye, một startup về công nghệ xe tự lái, có trự sở ở Israel

Nhân tài AI được trả lương cao ngất ngưỡng


Các mức lương cao chót vót hiện nay dành cho các kỹ sư AI cho thấy nhu cầu nhân tài AI đang rất cao. Theo Quỹ đầu tư mạo hiểm MMC Ventures (Anh), mức lương của kỹ sư AI có kinh nghiệm đạt mức trung bình 224.000 đô la mỗi năm. Con số này cao hơn gấp đôi so với mức lương trung bình của các kỹ sư phát triển phần mềm ở Mỹ

Từ lâu, các công ty công nghệ tìm cách lôi kéo các chuyên gia AI từ các trường đại học. Trong năm 2014, hãng gọi xe Uber đã chiêu mộ rất nhiều giáo sư tự động hóa ở Đại học Carnegie Mellon ở TP. Pittsburgh, bang Pennsylvania và xây dựng một trung tâm thử nghiệm xe tự lái gần trường đại học này để thúc đẩy các nỗ lực phát triển xe tự lái

Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Rochester ở New York hồi tháng 8 cho thấy trong 15 năm qua, có 221 giáo sư chuyên về AI ở các trường đại học ở Bắc Mỹ đã chuyển sang đầu quân cho các công ty công nghệ. Họ đảm nhận các công việc toàn thời gian ở môi trường mới hoặc vừa đi dạy vừa làm việc cho các công ty công nghệ. 40 giáo sư AI đã chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp tư nhân vào năm ngoái

Năm 2018, các doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ đã thu hút 60% tiến sĩ AI mới tốt nghiệp so với mức 20% vào năm 2004

Trong những năm gần đây, Facebook cũng đã thực hiện nhiều vụ thâu tóm trong lĩnh vực AI đồng thời thành lập các phòng thí nghiệm AI gần các trường đại học để dễ dàng thu hút nhân tài. Năm ngoái, công ty mạng xã hội này đã tiếp cận nhiều giáo sư ở Đại học Washington để thuyết phục họ về làm việc

Facebook đã đề xuất mức lương bổng cao gấp hai lần so với mức lương mà họ đang nhận được ở các trường đại học nhưng cuối cùng chỉ có một giáo sư nhận làm việc bán thời gian cho Facebook

Jerome Pesenti, Phó Chủ tịch phụ trách mảng AI của Facebook cho biết các giáo sư, sau khi được Facebook tuyển về làm việc, vẫn được phép tiếp tục công việc giảng dạy để phát triển nhân tài. Ông nói: “Chúng tôi làm việc chặt chẽ với lãnh đạo các trường đại học để bảo đảm rằng chúng tôi không cản trở hoạt động nghiên cứu của họ”
 
Top