What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Super Lobbyist Thein Sein

thoidaianhhung

Administrator
Quân đội Miến thay đổi ?​

100328110602_thanshwe226.jpg

Tướng Than Shwe duyệt binh. Không có dấu hiệu gì là quân đội từ bỏ quyền lực​

Mặt đường bê-tông rung chuyển dưới bước chân của những người lính trước sự chứng kiến của Tướng Than Shwe nhân ngày Quân lực Myanmar, phóng viên Alastair tường thuật từ Nay Pyi Taw.

Từng đơn vị đi qua trước mặt vị tổng tư lệnh trong tiếng nhạc vang rền khu duyệt binh bên dưới ba pho tượng lớn của các vị vua thời chiến.

Dấu hiệu của sức mạnh lịch sử nói lên rất nhiều về người đứng đầu 400.000 quân nhân - người canh giữ một đất nước mà quyền lực của giới chức là chuyện không thể tranh cãi, và đối lập là điều không được dung dưỡng.

Diễn văn của Tướng Than Shwe đọc trước hàng quân được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc với lời lẽ ngắn gọn nhưng quả quyết.

Luật chơi

Trong diễn văn dịch qua tiếng Anh đưa cho các phóng viên, có một phần duy nhất được in đậm đó là: "đất nước chỉ mạnh khi nào quân đội mạnh".

Còn có thông điệp cho "các cường quốc bên ngoài... vốn thường can thiệp và lợi dụng vì quyền lợi của họ" là hãy đứng xa ra - có lẽ nhắm vào sự lên án của Liên Hiệp Quốc đối với luật bầu cử của nước này.

Lời cảnh báo cho các nhóm đối lập là đừng có "vận động không đúng hay không phù hợp" có vẻ không đi với lời hứa cuộc bầu cử sắp tới sẽ ''công bình và tự do''.

Phe đối lập trong nước và nhiều nước khác bên ngoài tin rằng cuộc tuyển cử sẽ không công bình, không tự do khi mà luật bầu cử ngăn cấm hàng ngàn tù chính trị tham gia.

Đảng của bà Aung San Suu Kyi, Liên minh Dân tộc vì Dân chủ (NLD) chưa quyết định có ra tranh cử hay không nhưng bà đã nói rõ là không muốn đảng tham gia.

Ủy ban bầu cử do các tướng lĩnh bổ nhiệm cùng với một số điểm khó hiểu trong luật bầu cử sẽ tạo lợi thế cho các quân nhân.

Tuy vậy, việc mời phóng viên nước ngoài đến chứng kiến cuộc duyệt binh tại một nơi họ thường không đặt chân đến được có thể hiểu theo nhiều cách.

Có thể giới cầm quyền quân nhân muốn mở cửa để có được tính chính danh trong cuộc bầu cử, đồng thời muốn lấy sự kiện này làm dịp tốt để chứng tỏ sức mạnh của họ với bên ngoài, và rồi cánh cửa sẽ nhanh chóng đóng sập trở lại.

Tuy chúng tôi có thể đi lại trong thủ đô mới Nay Pyi Taw, nhưng người dân lại không dám nói chuyện. Và khi nói đến chính trị, người ta sợ đến nỗi không tìm được ai giúp phiên dịch cho chúng tôi.

Nếu bị nhìn thấy giúp phóng viên BBC, ngay cả người như tôi được mời đàng hoàng, đêm đến có thể có người đến gõ cửa nhà anh ngay, một người nói với tôi như vậy.

Vắng lặng


Nay Pyi Taw tự nó đã là một nơi lạ lùng.

Giữa những con đường trồng hoa và cây hai bên đường và những đại lộ với tám làn xe, là các tòa nhà hoành tráng của chính phủ, nằm rải rác trên đồi và thung lũng của nơi trước chỉ toàn bụi rậm cách Rangoon 402 cây số về hướng bắc.

Bên cạnh những căn nhà lộng lẫy của các sĩ quan cao cấp là một khu mua sắm bán TV màn hình phẳng, tủ lạnh, và đĩa nhạc Beatles.

Công việc xây dựng vẫn đang tiếp tục nhưng trên đường không có nhiều xe; trạm xe buýt thì không có ai đứng chờ chứ đừng nói đến xe buýt; làm cho cái thành phố giả tạo này thiếu đi linh hồn.

Thủ đô hành chính được dời về đây sau khi đã được chọn ngày lành tháng tốt, có lẽ để gây khó khăn hơn cho các thế lực xâm lăng, hoặc để xóa đi quá khứ bị đô hộ.

Có điều chắc chắn đây là ý thích của một thiểu số lãnh đạo, những người quan tâm nhiều hơn đến cơ sở hạ tầng không cần thiết và khoe khoang sự giàu sang, thay vì quan tâm đến y tế và giáo dục của người dân.

Cuộc bầu cử sắp tới có thể không công bình, không tự do dưới con mắt của phương Tây, nhưng một số nhân viên cứu trợ và nhà ngoại giao nói ít ra đó cũng là một sự thay đổi, một vài chuyển động sau nhiều năm trì trệ.

Lời của Tướng Than Shwe "chuyển đổi nhẹ nhàng qua dân chủ và kinh tế thị trường" nghe có vẻ rỗng tuếch, không có gì nhiều để lạc quan ở đây, nhưng mà ngay cả khi khả năng thay đổi là giới hạn, người ta vẫn hy vọng

P/S: Cải cách kinh tế sau đó cải cách chính trị là hướng đi đúng, giúp xã hội ổn định. Là doanh nhân chúng ta nên có góc nhìn tổng quan hơn về nền chính trị tại những quốc gia đang phát triển như Myanamr. Cơ hội chỉ dành cho những doanh nhân Tắc Kè " Say it Government Language "


BBC Vietnamese
 
Myanmar mua 50 máy bay chiến đấu của Trung Quốc​


- Không quân Myanmar sẽ tiếp tục được gia tăng sức mạnh bằng hợp đồng gần đây mua 50 chiếc máy bay tiêm kích huấn luyện K-8 của Trung Quốc, giới truyền thông Myanmar hôm 15/6 dẫn lời các nguồn tin của Không quân nước này cho hay

“Các bộ phận của máy bay K-8 đã được vận chuyển bằng tàu từ Trung Quốc và sẽ được lắp ráp tại Căn cứ Sản xuất và Bảo dưỡng Máy bay ở Meikhtila,” một nguồn tin tại Căn cứ Huấn luyện Meikhtila cho biết

Quyết định mua 50 chiếc máy bay này diễn ra sau khi Tư lệnh Không quân Myanmar, Trung tướng Hein Myat, sang thăm Trung Quốc hồi tháng 11/2009 để đàm phán việc nâng cấp phi đội máy bay quân sự của Myanmar do Trung Quốc sản xuất

“Có hai lý do để mua máy bay huấn luyện K-8,” nguồn tin cho biết. “Vừa sử dụng để huấn luyện và vừa để trấn áp lực lượng nổi loạn.”

Máy bay huấn luyện K-8, còn được gọi là K-8 Karakorum hay Hongdu JL-8, là một sản phẩm liên doanh giữa Trung Quốc và Pakistan, và được trang bị rocket và tên lửa không đối không.

Trong các năm 1998-1999, Không quân Myanmar đã mua 12 máy bay tiêm kích huấn luyện K-8 của Trung Quốc, hiện đang được biên chế tại Căn cứ không quân Taungoo thuộc Sư đoàn Pegu.

Ngoài việc mua máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện do Trung Quốc sản xuất, cuối năm 2009, Naypyidaw (Thủ đô mới của Myanmar) đã ký một hợp đồng mua 20 máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga với chi phí gần 570 triệu USD.

"Vào tháng 7 và tháng 9 tới các bộ phận của máy bay chiến đấu Mig-29 sẽ được vận chuyển bằng tàu và máy bay đến Myanmar," một trợ lý của Đại tá Aung Tun, một quan chức cao cấp trong Không quân Myanmar, nói. Ông còn cho biết 20 chiếc máy bay của Nga này sẽ được lắp ráp tại Meikhtila.

Trong khi đó, căn cứ bảo dưỡng chính của Không quân Myanmar, Căn cứ Không quân Sản xuất và Bảo dưỡng Máy bay (APMAB) tại Panchangone thuộc thành phố Mingaladon đã được chuyển tới Nyaunggone, gần với Căn cứ Huấn luyện Bay của chế độ này tại Shante ở thành phổ Meikhtila, theo một nguồn tin tại căn cứ không quân này.

"Tháng 1/2010, APMAB đã nhận lệnh của Naypyidaw di chuyển tới địa điểm mới," ông nói, nhưng cho biết ông không rõ việc di chuyển này diễn ra là vì mục đích gì.

Các nguồn tin quân sự từ Rangoon cho biết hội đồng quân sự cầm quyền Myanmar đã nâng cấp các cơ sở và sân bay của Không quân, cũng như hai căn cứ không quân ở Bassein và Homemalin vào năm 2006, để đáp ứng khả năng hoạt động của Không quân.

Myanmar đã mua 280 chiếc máy bay của Trung Quốc, Nga, Nam Tư và Ba Lan, bao gồm cả các máy bay huấn luyện và máy bay chiến đấu, kể từ khi chế độ quân sự lên nắm quyền vào năm 1988
 
Quan chức Myanmar rút khỏi cương vị quân sự​

Thủ tướng Myanmar cùng 22 quan chức cấp bộ rút khỏi cương vị quân sự của mình. Động thái này được xem như sự chuyển đổi ban lãnh đạo sang mô hình dân sự trước thềm tổng tuyển cử dự kiến trong năm nay

Một quan chức giấu tên nói rằng, Thủ tướng Myanmar, Tướng Thein Sein và các nhân vật khác đã từ chức cuối ngày 26/4

Quyết định của họ sẽ có hiệu lực trong tuần này. Quan chức này nói: "Khoảng 23 Bộ trưởng và Thứ trưởng rút khỏi các cương vị quân sự của mình”. Thiếu tướng Htay Oo, người có quan hệ gần gũi với Chủ tịch Hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia, Thống tướng Than Shwe và Thứ trưởng Nội vụ, Chuẩn tướng Phone Swe cũng nằm trong số quan chức nói trên
 
Ấn Độ 'lôi kéo' Myanmar khỏi Trung Quốc ?​

Ngay sau khi đặt chân đến Thủ đô New Dehli, Thống tướng Myanmar Than Shwe nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt của giới chức Ấn Độ

Dự kiến sau cuộc hội kiến với Ngoại trưởng nước chủ nhà S.M. Krishna, ông Than sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Thống tướng Myanmar cũng có kế hoạch đặt vòng hoa tưởng nhớ các anh hùng dân tộc của Ấn Độ, đặc biệt là lãnh tụ Mahatma Gandhi

tg_277_An3.jpg

Thống tướng Than (phải) nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt tại Ấn Độ​

Theo giới chức hai nước, mục tiêu chính của chuyến thăm này là tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh biên giới giữa hai quốc gia

Giới phân tích cụ thể hóa mục tiêu này rằng, ông Than hy vọng qua chuyến thăm này, ông có thể nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ đối với cuộc bầu cử tại Myanmar cuối năm nay. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên của nước này kể từ năm 1990

Đổi lại, Ấn Độ không ngần ngại xích lại gần Myanmar vì người láng giềng này có thể cung cấp nhiên liệu cần thiết như dầu hỏa, khí đốt. Ngoài ra, Naypydaw còn có thể giúp New Delhi ngăn chặn phong trào ly khai hoạt động ở biên giới hai quốc gia. Cuối cùng, với tư cách thành viên ASEAN, Myanmar sẽ là cửa ngõ giúp Ấn Độ thâm nhập thị trường Đông Nam Á

Một quan chức ngoại giao giấu tên của Ấn Độ tóm lược mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar như sau: "Ấn Độ và Mynamar sẽ mở rộng và tăng cường quan hệ ở mọi cấp. Đối với Ấn Độ, thắt chặt quan hệ với Myanmar là điều rất cần thiết để đối phó với phong trào nổi dậy ở phía Đông Bắc Ấn và để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc”

Trung Quốc là một đồng minh thân cận và cũng là đối tác thương mại lớn của Myanmar. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vừa có chuyến thăm Myanmar hồi tháng trước và ký hàng loạt thỏa thuận về thương mại, tài chính, năng lượng, khoa học và công nghệ

Trong khi đó, quan hệ hợp tác thương mại giữa Myanmar và Ấn Độ cũng rất ấn tượng. Trong năm tài chính 2009-2010, kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 1,19 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm trước và Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Myanmar, chỉ sau Thái Lan, Trung Quốc và Singapore. Xuất khẩu của Myanmar sang Ấn Độ đạt một tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Ấn Độ 194 triệu USD. Cùng lúc, đầu tư của Ấn Độ vào Myanmar đạt 189 triệu USD
 
Việt Nam ra tuyên bố Chủ tịch ASEAN về tổng tuyển cử Myanmar​


- Chiều 17/8, Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố về tổng tuyển cử ở Myanmar diễn ra trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh sẵn sàng hỗ trợ nếu nước này thấy cần thiết

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch ASEAN cho hay Hiệp hội hoan nghênh quyết định của Chính phủ Myanmar thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào 7/11/2010

Theo đó, ASEAN khuyến khích Myanmar đẩy nhanh hơn nữa tiến trình thực hiện lộ trình hòa giải dân tộc và dân chủ, trong đó bao gồm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử, hướng tới một chính phủ hợp hiến ở Myanmar

ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa giải dân tộc ở Myanmar và tổ chức tổng tuyển cử một cách tự do, công bằng, với sự tham gia của các đảng phái, qua đó đóng góp cho ổn định và phát triển của nước này

ASEAN cũng nhấn mạnh Myanmar cần tiếp tục hợp tác với ASEAN và Liên hợp quốc trong tiến trình này. Về phần mình, ASEAN sẵn sàng hỗ trợ nếu Myanmar thấy cần thiết và phù hợp với Hiến chương ASEAN. ASEAN sẽ tham vấn chặt chẽ với Myanmar về vấn đề này

Hôm 13/7, Ủy ban bầu cử Myanmar ra thông báo sẽ tổ chức tổng tuyển cử sau khi Ủy ban bầu cử phê chuẩn tính hợp pháp của các đảng phái đăng ký tham gia tranh cử. Theo Hiến pháp mới, Myanmar có 7 bang và 7 khu vực trên cả nước

Quốc hội Myanmar gồm Thượng viện và Hạ viện. Trong số 440 ghế Hạ viện, 330 đại diện dân sự sẽ được bầu chọn qua lá phiếu và 110 đại diện của quân đội. Trong số 224 ghế Thượng viện, 168 nghị sĩ sẽ do dân bầu, 56 nghị sĩ sẽ do Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Phát triển, Thống tướng Than Shwe chỉ định

Tại diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) 17 vừa qua tại Hà Nội, đại diện 27 đối tác có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bày tỏ mong muốn cuộc bầu cử ở Myanmar diễn ra tự do, công bằng, với sự tham gia của các đảng phái, tạo điều kiện ổn định đất nước và tập trung phát triển

Các nước khẳng định sẽ phối hợp với Myanmar trên tinh thần tích cực và xây dựng, ủng hộ nước này tiếp tục hợp tác với ASEAN và Liên hợp quốc trong tiến trình hòa giải dân tộc, phát triển đất nước
 
Tàu chiến Trung Quốc lần đầu thăm Myanmar​

Các chiến hạm Quảng Châu và Sào Hồ thuộc Biên đội tàu hộ tống số 5 của hải quân Trung Quốc đang có chuyến thăm Myanmar, theo Tân Hoa xã hôm qua

Các tàu trên đã cập cảng Thilawa thuộc thành phố Yangon chiều 29.8, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày. Đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc thăm Myanmar nhằm thúc đẩy quan hệ giữa lực lượng vũ trang cũng như sự giao lưu giữa hải quân 2 nước. Myanmar đã tổ chức một buổi lễ trang trọng để đón tàu chiến Trung Quốc. Sau buổi lễ, khách địa phương được lên tham quan tàu

Myanmar là nước thứ tư mà biên đội tàu chiến Trung Quốc thăm viếng sau khi hoàn thành các sứ mệnh hộ tống tại vịnh Aden và vùng biển ngoài khơi Somalia. Trước đó, đội tàu chiến này đã cập cảng Ai Cập, Ý và Hy Lạp
 
Lãnh đạo Miến Điện thăm Trung Quốc​

100907100659_0907_thanshwe226t.jpg

Tướng Than Shwe tới Bắc Kinh​

Lãnh đạo Miến Điện, tướng Than Shwe, đã bắt đầu chuyến thăm năm ngày tới đồng minh lớn Trung Quốc

Tướng Than Shwe dự kiến sẽ hội đàm với các lãnh đạo TQ và tìm kiếm sự ủng hộ cho kế hoạch tổ chức tổng tuyển cử của Miến Điện trong năm nay

Rất nhiều quốc gia lảng tránh chính quyền quân nhân Miến Điện vì hồ sơ nhân quyền của nước này

Tuy nhiên, Miến Điện có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, là nước đã đầu tư hàng triệu dollar vào các dự án tại Miến Điện

Hiện vẫn có rất ít thông tin về lý do cho chuyến thăm hiện nay của tướng Than Shwe tới Trung Quốc

Ông Shwe dự kiến sẽ gặp chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo cao cấp khác

Giới phân tích cho rằng tướng Shwe có thể sẽ muốn đề cập tới khả năng thay đổi lãnh đạo ở Miến Điện, như một số nguồn tin cho hay

Đối tác thương mại

Miến Điện và Trung Quốc tạo dựng quan hệ chặt chẽ trong mấy thập niên gần đây

Rất nhiều quốc gia từ chối kinh doanh với chính quyền quân nhân Miến Điện vì hồ sơ nhân quyền của nước này

Tuy nhiên, Trung Quốc là nước đã ra tay hợp tác

Hai nước là đối tác thương mại lớn. Trung Quốc đã đầu tư hàng triệu đôla vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở Miến Điện

Bắc Kinh hiện đang xây hai đường ống lớn tại đây, một để dẫn dầu, một để dẫn khí đốt

Công việc này sẽ giúp cho việc đưa các nguồn cung cấp năng lượng tới Trung Quốc dễ dàng hơn

Để bảo vệ những khoản đầu tư này, các quan chức TQ muốn thấy một nước Miến Điện ổn định, cho dù bên trong nước này có các diễn biến gì đi chăng nữa
 
Philippines và Indonesia lên tiếng về Miến Điện​

101027102601_thein_sein_226x170_nocredit.jpg

Thủ tướng Thein Sein đến Việt Nam dự hội nghị vùng​

Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, đã kêu gọi thả vô điều kiện và ngay lập tức nhà lãnh đạo đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, theo phát ngôn viên của tổng thống, Richy Carnandang

Lên tiếng tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội, ông Aquino cũng bày tỏ sự thất vọng vì không nhận được lời đáp tích cực từ thủ tướng Miến Điện trong thời gian Hội nghị cấp cao Asean.

Trước đó, chính quyền Indonesia, nước lớn nhất ASEAN cũng kêu gọi Miến Điện có cuộc bầu cử "đáng tin cậy" hơn.

Thủ tướng Miến Điện, ông Thein Sein đã tới Việt Nam hôm thứ Tư để dự hội nghị.

Mặc dù chủ đề Miến Điện chính thức không có trong chương trình nghị sự sẽ được thảo luận trong Hội nghị cấp cao ASEAN, lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ mối quan tâm của họ trong cuộc bầu cử sắp tới của đất nước và việc tiếp tục giam giữ của bà Aung San Suu Kyi.

ASEAN đã thống nhất kêu gọi chính phủ Miến Điện trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và để bảo đảm cuộc bầu cử - đó là dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 07/11 năm nay.

Khối ASEAN cũng muốn cuộc bỏ phiếu được tự do, công bằng và cho tất cả các bên tham gia.

ASEAN cũng đề nghị Thủ tướng Miến Điện Thein Sein để cho phép một phái đoàn chỉ mang tư cách "khách thăm viếng", visitors, để quan sát cuộc bầu cử trong cả nước.

Cho tới nay chính quyền Miến Điện không chấp nhận một sự giám sát quốc tế nào cho cuộc bầu cử.

Cũng chưa hề có phản ứng tích cực từ phía Miến Điện theo yêu cầu này và chỉ có các nhân viên đại sứ quán nước ngoài và một số cơ quan Liên Hiệp Quốc điều hành ở trong nước sẽ được phép tới thăm các điểm bỏ phiếu.

Tiến sĩ Surin Pitsuwan, Tổng thư ký ASEAN, tỏ ra lạc quan hơn về khả năng bà Aung San Suu Kyi có thể được thả tự do.

Ông cho hay phía Miến Điện nói "sẽ không có lý do gì để giam tại gia bà Suu Kyi nhưng chúng ta còn phải chờ xem".

Tổng thư ký ASEAN cũng nói không hề có "cam kết rõ rệt" nào từ phía chính quyền liên quan đến việc thả hay không bà Suu Kyi.

Các luật sư của bà nói hạn giam tại gia áp dụng với bà sẽ chấm dứt vào ngày 13/11, vài ngày sau cuộc bầu cử.

Phái đoàn Miến Điện từ chối không trả lời báo chí về bà Suu Kyi cũng như vì sao, đảng của chính thủ tướng Thein Sein đưa ra tới 1100 ứng viên.
 
Miến Điện bắt đầu tổng tuyển cử

Người dân Miến Điện bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức lần đầu tiên trong suốt 20 năm nay.

Giới quân phiệt cầm quyền nói cuộc bầu cử đánh dấu sự chuyển biến tới một xã hội dân sự dân chủ, nhưng phe chỉ trích nói đây chỉ là trò ngụy tạo.

Đảng đối lập chính ở Miến Điện, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do nhân vật từng được giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã tẩy chay bầu cử.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói cuộc bầu cử "cho thấy các vi phạm của chính quyền quân nhân".

Bà Clinton đã phát biểu như trên khi đang ở thăm thành phố Melbourne của Úc.

Các ứng cử viên theo phe quân sự được trông đợi sẽ giành đa số ghế.

Báo chí nhà nước Miến Điện kêu gọi người dân đi bỏ phiếu, cảnh báo họ không nên vắng mặt.

Bài xã luận đăng trên tờ New Light of Myanmar viết: "Công dân nào coi trọng dân chủ và muốn có thể chế dân chủ thì đều đi bỏ phiếu".

"Tuy nhiên, có những kẻ đang kích động người dân không đi bầu cử. Những kẻ này đang tìm cách dụ dỗ cử tri đang đi theo con đường dân chủ đa đảng."

Giới chức đảng đối lập nói đảng thân chính quyền đã cảnh cáo cử tri rằng họ có thể mất việc nếu không bầu cho ứng viên của phe quân phiệt.

Ngay trước hôm bầu cử, cảnh sát có trang bị vũ khí đã đi tuần tra trên các đường phố tại thành phố Rangoon và cửa hàng cửa hiệu đều đóng cửa.

Hai đảng thân chính quyền có số ứng cử viên nhiều nhất

Sách nhiễu

Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, vốn thắng cử năm 1990 nhưng không được cầm quyền, đã bị buộc phải giải thể sau khi tuyên bố không tranh cử vì luật lệ Miến Điện cấm bà Suu Kyi tham gia

Các đảng khác cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm tài chính để vận động, và còn bị sách nhiễu

Phóng viên và các quan sát viên nước ngoài không được phép vào theo dõi và đưa tin

Trong những ngày gần đây, mạng lưới internet ở Miện Điện cũng thường xuyên gặp sự cố. Nhiều người tin rằng đây là vì chính quyền tìm cách hạn chế liên lạc với bên ngoài trong thời gian bầu cử
 
Miến Điện đang thay đổi về chính trị​

101205021116_suukyi_226x170_ap.jpg

Đặc sứ LHQ đã thăm Miến Điện hồi tuần trước​

Đặc phái viên LHQ về Miến Điện nói thay đổi chính trị đang diễn ra tại đất nước này, cho dù tổ chức của ông đã chỉ trích mạnh mẽ kết quả bầu cử hồi tháng trước

Ông Vijay Nambiar nói với BBC rằng một cuộc bầu cử quốc hội bổ sung có thể mang cơ hội mở rộng chính trường

Đảng của lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi đã tẩy chay cuộc bầu cử mà kết quả là chiến thắng về tay phe thân với quân đội

Bà Suu Kyi mãi cho tới sau bầu cử mới được trả tự do

Ông Nambiar, người vừa có chuyến thăm Miến Điện tuần trước, nói với ban tiếng Miến Điện của BBC:"Sự hình thành chính phủ đang diễn ra"

"Tôi cho là sẽ có những vị trí mới, không gian mới mở ra trong quốc hội vào kỳ bầu cử bổ sung"

Ông nói đây sẽ là "cơ hội nhỏ để mở rộng khoảng không chính trị cho một sự tham gia rộng rãi của nhiều đảng phái hơn"

Nhận xét của ông Nambiar đưa ra sau khi bản thân Liên Hiệp Quốc chỉ trích mạnh mẽ cuộc bầu cử tại Miến Điện, mà tổ chức này nói là không tự do và không công bằng

Cuộc tổng tuyển cử hôm 07/11, lần đầu tiên trong suốt 20 năm, đã mang lại chiến thắng cho Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP)

Sáu hôm sau đó, bà Aung San Suu Kyi được trả tự do khi mãn hạn quản chế. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã giải thể

NLD đã thắng cử năm 1990, nhưng không được điều hành đất nước

Bà Suu Kyi đã kêu gọi người ủng hộ không nguôi hy vọng thay đổi chính trị và nói bà sẵn sàng thuyết phục các nước phương Tây bỏ cấm vận Miến Điện, điều mà trước đây bà vẫn ủng hộ
 
Quốc hội Myanmar có chủ tịch lưỡng viện​


myanmarparliamentl.jpg

Trong phiên họp đầu tiên trong 20 năm qua vào hôm qua, Quốc hội mới của Myanmar đã bầu chọn được chủ tịch thượng và hạ viện

Đây là sự kiện được chính phủ nước này gọi là bước tiếp theo tiến tới dân chủ

Hai viện đã họp chung dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Văn hóa Khin Aung Myint. Đây là khóa họp đầu tiên của Quốc hội kể từ năm 1988 và được tiến hành sau cuộc bầu cử bước ngoặt hồi tháng 11 năm ngoái

Tại phiên họp, Tướng Thura Shwe Mann, đứng vị trí số ba trong số các tướng lĩnh, được bầu làm Chủ tịch Hạ Viện gồm 440 ghế. Ông Shwe Mann trước đây là Tham mưu trưởng Quân đội. Bộ trưởng Văn hóa Khin Aung Myint được bầu làm Chủ tịch Thượng Viện có 224 ghế

Chính phủ Myanmar tuyên bố Quốc hội là một phần chủ yếu trong cuộc chuyển tiếp qua chính quyền dân sự

Quốc hội sẽ tiếp tục họp trong nhiều ngày tới để chọn Tổng thống và Phó Tổng thống. Chính phủ mới sẽ ra mắt trong vòng một tuần nữa

Một số nhà phân tích chính trị nói rằng quốc hội có thể đem lại hy vọng về sự thay đổi bởi vì các thành phần mới trong xã hội đã được đưa vào chính trường
 
Myanmar bầu Tổng thống dân sự đầu tiên​

20110204130141_hlinh.jpg

Quốc hội Myanmar hôm nay (4/2) nhóm họp để bầu Tổng thống dân sự đầu tiên sau gần 50 năm nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội

Cơ quan lập pháp sẽ chọn một trong 3 ứng viên: Tin Aung Myint Oo, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Thein Sein và một nhân vật thiểu số Shan Sai Mauk Kham

Ba ứng viên đều là thành viên của đảng USDP được quân đội hậu thuẫn, đảng này cũng thắng đa số trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.
Việc bầu Tổng thống là bước cuối cùng trong lộ trình tới dân chủ của Myanmar, đưa nước này từ một quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của quân đội sang sự lãnh đạo của dân sự

Thein Sein, một đồng minh thân cận của tướng Than Shwe, được coi là người có khả năng trở thành Tổng thống nhất. Ông này là một trong 20 chỉ huy quân sự rút khỏi vị trí trong quân đội trước khi bầu cử diễn ra nhằm tạo điều kiện trở thành một ứng viên dân sự

Thein Sein ứng cử Tổng thống với tư cách là lãnh đạo đảng mới thành lập USDP, đảng đã giành 77% số phiếu trong cuộc bầu cử gần đây nhất.
"Mọi người đều dự đoán Thein Sein sẽ trở thành Tổng thống", một đại diện của USDP cho biết. "Ông hiện là Thủ tướng, là người có nhiều kinh nghiệm và ý tưởng, cũng như đã quen thuộc với cộng đồng quốc tế"
 
Mỹ cáo buộc Miến Điện ‘hù dọa’ bà Suu Kyi​

Washington cáo buộc chính phủ do phe quân nhân hậu thuẫn tại Miến Điện hù dọa lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ, Aung San Suu Kyi và đảng của bà

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ PJ Crowley nói hành động của chính quyền Miến Điện cho thấy tình hình nước này chưa thay đổi bao nhiêu sau cuộc bầu cử năm ngoái

"Miến Điện nói rằng họ mở ra kỷ nguyên mới, tuy nhiên các trò cũ vẫn còn đó," ông Crowley nói

Chủ Nhật 13/2, truyền thông nhà nước Miến Điện cảnh báo bà Suu Kyi và đảng của bà có thể sẽ gặp cảnh "điêu tàn" nếu tiếp tục chính sách của họ

Bình luận của truyền thông Miến Điện là chỉ trích trực diện đầu tiên nhắm đến bà Suu Kyi kể từ ngày bà mãn hạn quản thúc tại gia

Miến Điện nói họ bước vào kỷ nguyên mới, tuy nhiên họ đang dùng bổn cũ soạn lại
PJ Crowley-BNG Hoa Kỳ


Bà Suu Kyi và đảng NLD (Liên đoàn Toàn quốc vì Dân chủ) bị chỉ trích khi tỏ ý hậu thuẫn chính sách cấm vận của phương Tây

Gần đây đảng NLD nói họ không thấy có lý do gì để bãi bỏ lệnh cấm vận của quốc tế đối với Miến Điện

Hoa Kỳ lên tiếng

Ông Crowley bày tỏ phản đối trên trang Twitter của ông

"Miến Điện nói họ bước vào kỷ nguyên mới, tuy nhiên họ đang dùng bổn cũ soạn lại, nhất là những trò hù dọa đối với Aung San Suu Kyi," ông Crowley nhắn tin

"Khoác trên người bộ áo mới không có nghĩa là mọi thứ sẽ mới"

Đảng NLD bị loại khỏi cuộc bầu cử toàn quốc năm ngoái, lần đầu tiên được tổ chức tại Miến Điện trong 20 năm

Lãnh tụ quân sự thâm niên của Miến Điện, tướng Than Shwe, là người có quyền đề cử các thành viên của chính phủ, trong khi nhóm quân nhân vẫn chiếm đa số tại quốc hội mới

Bà Suu Kyi và đảng NLD giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử năm 1991, tuy nhiên không được quyền lãnh đạo khi chính quyền quân nhân hủy bỏ kết quả bầu cử
 
Ông Giả Khánh Lâm thăm Miến Điện​

110401132653_chinese_leaders_466x262_chineseleaders_nocredit.jpg

Lãnh đạo Trung Quốc: ông Giả Khánh Lâm (ngoài cùng bên phải, xem đồng hồ), sắp đi thăm Miến Điện

110401132929_burmese_466x262_burmese_nocredit.jpg

Lãnh đạo Miến Điện được Trung Quốc khuyến khích đi theo một lộ trình thay đổi có kiểm soát​

Chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc, ông Giả Khánh Lâm sang Miến Điện không được báo chí Phương Tây quan tâm nhiều nhưng lại là chỉ dấu quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Bắc Kinh với Đông Nam Á

Hôm 29/3, truyền thông Trung Quốc cho hay từ ngày 2 đến 13 tháng 4 này, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Giả Khánh Lâm sẽ thăm Miến Điện, Úc và Samoa

Trung Quốc thời gian qua không chỉ xúc tiến đầu tư mạnh tại nước láng giềng nghèo nhưng đóng ở cửa ngõ vùng Đông Nam Á mặt ra Ấn Độ Dương, mà còn theo dõi mọi chuyển động chính trị tại đây

Chuyến thăm của ông Giả, nhân vật Trung Quốc cao cấp nhất kể từ khi Miến Điện đạo diễn các chuyển đổi thể chế từ quân sự sang bán dân sự, là dấu hiệu Trung Quốc hy vọng mô hình này sẽ thành công hơn Bắc Hàn

Bế tắc tại Bình Nhưỡng nhiều năm qua phần nào đó cũng là một thất bại của chính Bắc Kinh, nước mang danh đồng minh thân cận nhất của gia đình họ Kim nhưng cũng không tác động được nhiều đến họ

Từng lãnh nhận vai trò "then chốt" trong đàm phán sáu bên, Trung Quốc không làm được gì nhiều để hội đàm nhúc nhích

Các khuyến khích để Bắc Hàn cải tổ kinh tế dần dần cũng chưa đi tới đâu và cuộc chuyển giao quyền lực cha truyền con nối của nhà Kim Chính Nhật không phải là mô hình hấp dẫn với cả chính dư luận Trung Quốc

Lợi cả đôi đường

Nhưng Miến Điện lại khác

Chuyển đổi thể chế được dàn dựng công phu mấy tháng qua đã đem lại một chính phủ khoác áo dân sự

Bà Aung San Suu Kyi dù không được tự do đi lại, cũng đã không còn bị giam

Trung Quốc đã chứng tỏ họ ủng hộ một mô hình chuyển đổi chậm nhưng đi vào hướng tích cực, tạo ấn tượng tốt hơn cho Phương Tây và Asean

Nhưng tại Miến Điện, Trung Quốc cũng có các quyền lợi to lớn về tài nguyên, khác với Bắc Triều Tiên là một đồng minh kiệt quệ, thậm chí cần trợ giúp

Các dự án dầu khí hàng tỷ đôla do tập đoàn CNPC của Trung Quốc đã bắt đầu tại Miến Điện

Hệ thống đường xá, siêu thị do Trung Quốc xây cũng đang biến đổi hình dạng đất nước Đông Nam Á từng là thuộc địa của Anh

Dù bị Phương Tây bao vây kinh tế, các nhà lãnh đạo Miến Điện không gặp vấn đề gì trong việc mời gọi các công ty Trung Quốc và Asean tham gia làm ăn

Và không chỉ chính quyền mà các phe phiến quân Miến Điện cũng đã sống bằng buôn bán xuyên biên giới với Trung Quốc từ lâu, kể cả buôn lậu các mặt hàng cấm

Theo các phóng viên của BBC Miến Điện, nhiều thị trấn vùng biên của nước này nay tràn ngập hàng hóa, biển hiệu và doanh nhân Trung Quốc

Hiển nhiên, điều Trung Quốc muốn là vùng biên giới dài với Miến Điện được ổn định với một chính quyền không quá bế tắc trước cấm vận và liên tục bị phê phán về nhân quyền

Trung Quốc cũng tỏ ra hào phóng với Miến Điện và đã chi nửa triệu đô la tiền hiến tặng cho nạn nhân động đất tháng qua tại Miến Điện

Từ cấp cao nhất, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã gửi điện chia buồn với nạn nhân thiên tai Miến Điện, còn hội Hữu nghị Trung Quốc - Myanmar thì trao cho khoản tiền hiến tặng sau vụ động đất hôm 24/3 vốn làm chết ít nhất 76 người ở Đông Bắc Miến Điện

Trung Quốc theo đuổi chính sách quan hệ láng giềng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về Miến Điện


Nhưng cách làm ăn của Trung Quốc chính là chủ đề hiện bị chỉ trích

Các nhóm nhân quyền cho rằng chính tập đoàn dầu khí CNPC, công ty mẹ của PetroChina, trong dự án xây đường ống dẫn dầu khí từ eo biển Malacca về Trung Quốc qua lãnh thổ Miến Điện đã dùng lao động cưỡng bức

Tổ chức Quyền Trái Đất (EarthRights International) có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố một bản báo cáo cho rằng hoạt động kinh tế này đã được quân đội Miến Điện hỗ trợ

Họ nói vi phạm nhân quyền không chỉ xảy ra với chuyện dùng lao động cưỡng bức, mà còn ở chỗ chính quyền Miến bỏ tù những ai chống lại việc giải toả đất đai cho đường ống dầu khí Trung Quốc

Quân đội Miến Điện cũng đóng vai trò bảo vệ cho công trình và "trấn áp tàn bạo" mọi sự phản kháng của phe đối lập Miến Điện với đường ống

Naing Htoo, điều phối viên Miến Điện của Tổ chức Quyền Trái Đất cho rằng "Không một làng quê nào chúng tôi hỏi chuyện lại đồng ý với các dự án này", và rằng "vi phạm nhân quyền diễn ra trầm trọng nhân danh sự phát triển"

Trong một diễn biến khác bất thường, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng bảo vệ cho dự án ở nước ngoài này

Trả lời báo chí, bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định

"Trung Quốc theo đuổi chính sách quan hệ láng giềng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau"

Hiện có tin đường ống này, khởi công từ tháng 6/2010, sẽ có khách hàng từ Trung Đông mua dầu khí

Như thế, có vẻ như chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, đánh dấu bằng chuyến thăm tới của ông Giả Khánh Lâm, đang được thực hiện thật hiệu quả cho Trung Quốc

Càng bị cô lập và bị phê phán vì vi phạm nhân quyền, Miến Điện càng cần vốn và công nghệ Trung Quốc

Mặt khác, cùng sự chuyển đổi t̀ư từ nền kinh tế của Miến Điện, các cải cách chính trị có kiểm soát cũng đi theo

Dù điểm đến xa hay gần, chính quyền Miến Điện đã có người bạn lớn Trung Quốc chờ sẵn
 
Thống tướng Than Shwe nghỉ hưu​

KimYongsam2.jpg

Thống tướng Than Shwe​

AFP hôm qua dẫn nguồn tin từ chính phủ mới của Myanmar cho hay thống tướng Than Shwe đã chính thức nghỉ hưu

Hôm 30.3, ông Than Shwe tuyên bố giải tán Hội đồng hòa bình và phát triển nhà nước (SPDC), được xem là đại diện chính quyền quân sự trước đây, do ông làm chủ tịch và chuyển giao quyền hành cho tân Tổng thống Thein Sein, vốn là thủ tướng của chính quyền cũ. Vị trí tổng tư lệnh quân đội được chuyển cho đại tướng Min Aung Hlaing, cũng là nhân vật thân cận với ông Than Shwe. AFP dẫn lời một quan chức giấu tên nói: “Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng thống tướng Than Shwe và phó thống tướng Maung Aye vẫn sẽ có ý kiến nếu chính phủ hỏi”

Ngày 23.4.1992, ông Than Shwe, sinh năm 1933, trở thành thống tướng, nắm giữ quân đội Myanmar và đứng đầu Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp liên bang, tiền thân của SPDC
 
Trung Quốc-Myanmar nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược​

- Trung Quốc và Myanmar vừa thông báo nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược và ký hàng loạt thoả thuận kinh tế - dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ song phương được củng cố mạnh mẽ hơn giữa hai nước

2805mi_7c4f4.jpg

Tổng thống Myanmar Thein Sein (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào tại Ðại sãnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh​

Những thoả thuận quan trọng trên đạt được trong cuộc hội đàm chiều qua giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào và Tổng thống Myanmar Thein Sein đang ở thăm Bắc Kinh. Đây là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Thein Sein kể từ khi Myanmar thành lập một chính phủ dân bầu

Ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh chuyến thăm của ông Thein Sein sẽ giúp tăng cường hiểu biết và quan hệ song phương, trong khi ông Thein Sein khẳng định quan hệ với Trung Quốc là “quan hệ đối tác thân thiết nhất và quan trọng nhất” với Myanmar

Nhà lãnh đạo Myanmar đánh giá cao sự hỗ trợ lâu nay của Trung Quốc với nước này, mà theo ông đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước ông

Lãnh đạo hai bên nhấn mạnh cam kết tăng cường quan hệ, và đồng ý thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện; tăng cường hơp nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế-thương mại song phương

Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đến Bắc Kinh ngày 26/5 trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày mà theo báo giới là dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề an ninh cũng như thương mại mang tính nhạy cảm

Tháp tùng ông Thein Sein có hàng chục các bộ trưởng trong nội các và các giới chức quân sự cấp cao

Hãng Xinhua trước đó nói rằng ông sẽ gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong khi ở thăm Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du cho biết các nhà lãnh đạo sẽ ký thỏa thuận hợp tác về công nghệ và kinh tế

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai và là nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, với các khoản đầu tư của Bắc Kinh ở vào khoảng hơn 15 tỷ USD trong năm ngoái. Phần lớn số tiền này được dùng vào việc xây dựng đường ống kép, dẫn dầu và khí đốt sang miền nam Trung Quốc qua biên giới Myanmar

Chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Myanmar diễn ra ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il
 
Hải quân Myanmar: Điểm tựa tiến ra biển lớn​

Myanmar xác định quân đội là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của chế độ và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh của đất nước

Vì vậy, Hải quân Myanmar được đầu tư mua thêm tàu chiến và phương tiện các loại để bảo vệ bờ biển, hướng ra vịnh Adaman nhiều tài nguyên.

Từ hỗ trợ lục quân tới tiến ra biển

Giai đoạn 1962 – 1988, do nội chiến ỏ Myanmar diễn biến phức tạp với sự xuất hiện nhiều tổ chức chính trị và vũ trang thuộc các lực lượng khác nhau nên nhiệm vụ trọng tâm của quân đội là giữ yên tình hình, dẹp bạo loạn, lục quân phát triển mạnh để giữ vai trò chính. Nên dù ra đời từ cuối những năm 1950, Hải quân Myanmar chỉ là những lực lượng nhỏ, trang bị rất hạn chế, chủ yếu làm nhiệm vụ tương trợ cho các hoạt động chống nổi dậy của các đơn vị lục quân. Lúc mới thành lập, lực lượng chỉ có 4 tàu hộ tống, một số tàu nhỏ tuần tiểu trên sông và ven bờ biển và một ít tàu vận tải nhỏ.

Sau khi ra đời năm 1988, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia (SLORC) nhanh chóng mở rộng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang để mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội Myanmar, trong đó có hải quân nước này

Giai đoạn 1989 – 1991 ,quân đội Myanmar nhận được 1,4 tỷ USD để mua sắm trang bị vũ khí tương đối hiện đại từ Trung Quốc. Năm 1994, Myanmar nhận thêm 400 triệu USD cho công cuộc hiện đại hóa quân đội. Nhờ vậy, Hải quân nước này mua 6 tàu tuần tiễu lớp Hải Nam, 3 tàu hộ tống lớp Giang Hồ, 20 tàu tuần tiểu nhỏ, 1 tàu chở dầu,1 tàu tiếp tế cho kế hoạch tuần tiễu ngoài khơi và một số tàu tuần tiễu tốc độ nhanh, các trạm radar đối hải, pháo bờ biển…

Nhờ vậy, kể từ những năm 1990, nhiệm vụ mới của Hải quân Myanmar được xác định là bảo vệ vùng biển dài 1.930km, từ giáp Bangladesh đến giáp Thái Lan, hướng ra vịnh Adaman, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát triển kinh tế trên biển Hải quân Myanmar có thường xuyên tăng cường và mở rộng canh phòng vùng biển, tuần tra chống đánh cá bất hợp pháp và bảo vệ các dàn khoan (Năm 2010, Myanmar xuất khẩu khí đốt đứng thứ 2 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 22 công ty, đầu tư vào 30 lô trên biển và 8 mỏ trên đất liền)

Hình thành “bộ mặt toàn diện”

Sau hơn 20 năm nỗ lực phát triển, kể từ 1989 đến nay, hải quân Myanmar đã diện mạo tương đối hoàn chỉnh

Hải quân Myanmar được tổ chức gồm các đơn vị tàu chiến mặt nước, hải quân đánh bộ, lực lượng tàu đổ bộ, phục vụ, pháo và tên lửa đối hải. Đặc biệt lực lượng trinh sát kỹ thuật hải quân rất phát triển

Trên biển, ngoài Hải quân, biên phòng (biển) còn có lực lượng của Bộ Ngọc Trai và Nghề nghiệp nhân dân. Lực lượng này có biên chế 400 người, hơn 15 tàu tuần tiểu ven bờ, đảo rất hiện đại

qp-haiquan-myanmar-4502.jpg

Tàu chiến Hải quân Myanmar​

Tăng cường sức mạnh cho hải quân vùng biển phía Tây, Myanmar đẩy mạnh mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường huấn luyện diễn tập, “ đa dạng hoá” nguồn nhập từ Nga, Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Triều Tiên, Serbia, Hàn Quốc, Pakistan, Balan, Singapore. Nỗ lực hiện đại hoá các xưởng hải quân để đóng các loại tàu từ tuần tiểu đến hộ tống, hộ vệ có trang bị tên lửa

Thời gian gần đây, Hải quân Myanmar đầu tư mua 2 tàu hộ vệ tên lửa, 3 tàu hộ tống, 6 tàu cao tốc. Tất cả đều được bị tên lửa. Dù chú trọng mua sắm để hiện đại hóa hải quân, Myanmar không lơ là việc phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Ngành Ngành này đã có bước trưởng thành vượt bậc, năm 2008 đã hạ thuỷ 1 tàu hộ vệ, 5 tàu hộ tống...

C-802 tên lửa chống hạm uy lực nhất lực lượng

Hiện nay, đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 (tên gọi biến thể xuất khẩu của YJ-82 của Trung Quốc) dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực. C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9.

qp-haiquan-myanmar-4501.jpg

Tên lửa diệt hạm C-802​

Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu. Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%

Cơ cấu của lực lượng hải quân Myanmar gồm bộ tư lệnh hải quân dưới có 1 bộ tư lệnh kiểm soát, 5 vùng hải quân, 1 lữ đoàn tàu chiến thuật, 1 lữ đoàn hải quân đánh bộ. Các căn cứ hải quân ở Bussein, Yangon, Syriam, Moulmein Mergui, Seikyi, Sittwe

Quân số hải quân 16.000 người (hải quân đánh bộ 1.000 người). Tàu các loại có 108 tàu trong đó có 1 tàu hộ vệ, 11 tàu hộ tống tên lửa 27 tàu tuần tiểu trên biển (có nhiều tàu trang bị tên lửa), 30 tàu tuần tiểu trên sông, 27 tàu và phương tiện đổ bộ, 12 tàu phục vụ, hậu cần

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90
 
Chính quyền Miến Điện mời phe Dân chủ​

110812215534_burma_54571450_54564634.jpg

Bộ trưởng Thông tin Kyaw Hsan mời phe dân chủ 'tham gia hòa giải' trong cuộc họp báo đầu tiên của chính phủ dân sự Miến Điện​

Đại diện cao cấp của chính quyền Miến Điện nói họ muốn Liên đoàn Dân chủ cùng 'tham gia hòa giải dân tộc', sau hai cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi

Bộ trưởng Thông tin Kyaw Hsan nói trong cuộc họp báo được tổ chức cuối ngày thứ Sáu 12/8 tại thủ đô Nay Pyi Taw rằng chính quyền xử lý quan hệ với Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD) một cách "nhẹ nhàng, cẩn trọng"

Đặc biệt, ông Kyaw Hsan còn nói về khả năng NLD tham gia chính trường Miến Điện tuy có điều kiện:

"Nếu NLD muốn tham gia vào chính trị, họ cần lập ra đảng hợp pháp, theo đúng thủ tục. Chính phủ đang cố gắng hết sức để mời NLD vào quá trình hòa giải dân tộc"

Quan hệ cải thiện

Tuyên bố khác thường này được đưa ra không lâu sau khi bà Aung San Suu Kyi và Bộ trưởng Lao động Aung Kyi tại cố đô Rangoon cùng ngày

Bản thân bà Suu Kyi chưa từng đến thủ đô mới Nay Pyi Taw

Thời gian qua, bà Suu Kyi đã có hai lần tiếp xúc với đại diện của chính quyền Miến Điện mà nay tự xưng là đã trở thành cơ quan dân sự

Nội các dân sự có từ tháng 3 cũng cho ra mắt nhóm lo về truyền thông dù giới quan sát tin rằng quyền lực sau hậu trường vẫn do phe tướng lĩnh nắm

"Nếu NLD muốn tham gia vào chính trị, họ cần lập ra đảng hợp pháp, theo đúng thủ tục"

Các cuộc gặp với bà Aung San Suu Kyi dù sao cũng là dấu hiệu quan hệ hai bên có cải thiện

Từ nhiều năm qua, NLD luôn bị giới tướng lĩnh lãnh đạo Miến Điện (Liên bang Myanmar) tẩy chay, kỳ thị

Sau cuộc bầu cử hồi tháng 11/2010 trong kế hoạch "dân sự hóa" quyền lực của tập đoàn quân nhân, NLD vẫn bị cho là "bất hợp pháp"

Cuộc bỏ phiếu đã chính thức chấm dứt chế độ bán quân sự gần 50 năm tại Miến Điện

Tuy thế, các nhà quan sát vẫn còn hoài nghi về các động thái mới nhất của các lãnh đạo Miến Điện như thả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, và mời bà nói chuyện

Vì vậy tuyên bố của Bộ trưởng Kyaw Hsan còn cần có thời gian để xác định độ khả tín.

110727113932_aprenda_ingles_304x171_reuters.jpg

Bà Aung San Suu Kyi và Bộ trưởng Aung Kyi tại Rangoon hôm 12/8​

Trên thực tế, bà Aung San Suu Kyi luôn tuyên bố sẵn sàng hòa giải giữa các phe phái vì tương lai Miến Điện

Theo một biên tập viên của BBC Miến Điện cho Ban Việt ngữ hay trong ngày, chính quyền còn muốn bà Suu Kyi giúp hòa giải với phiến quân Kachin chống chính quyền ở các vùng rừng núi

Các cuộc xung đột quân sự dai dẳng với nhiều nhóm sắc tộc vũ trang cũng là cớ để chính quyền Miến Điện duy trì chế độ quân sự nhiều năm.
Trước khi được thả khỏi nhà tù ở Rangoon hồi tháng 11/2010, bà Suu Kyi đã phải chịu cảnh mất tự do bằng nhiều hình thức trong vòng hơn hai thập niên

Bà cũng bị cấm không được phép tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử năm 2010 vốn bị phe ủng hộ bà tẩy chay

Cuộc bầu cử bị các nước phương Tây lên án là giả mạo

Chính thức mà nói, Hoa Kỳ và EU vẫn duy trì các lệnh trừng phạt với Rangoon

Tuy thế, gần đây Hoa Kỳ cũng tích cực tác động đến Miến Điện qua hình thức thăm viếng ngoại giao của các nhân vật cao cấp từ Mỹ

Các nước Asean mà Miến Điện là thành viên gần đây cũng thống nhất hơn trong lời kêu gọi đẩy nhanh tiến trình hội nhập cả về ngoại giao của Rangoon vào lại cộng đồng quốc tế

NLD bị trấn áp sau khi thắng cử năm 1988

Hai ngày tới, bà Aung San Suu Kyi dự kiến sẽ thăm Bago, cách Rangoon 80 km

Vẫn BBC Miến Điện đánh giá đây sẽ là chuyến đi "xa nhất, mang tính chính trị nhất" của bà Suu Kyi, người được Nobel Hòa bình cho các thành tích vận động dân chủ ôn hòa và bền bỉ

Các chuyển biến dân chủ hóa tại Miến Điện được những nước như Trung Quốc và Việt Nam theo dõi kỹ
 
Nhóm hài lưu vong Miến Điện trở về​


110911212510_thee_lay_thee_304x171_reuters_nocredit.jpg

Ba diễn viên hài và một vũ công Miến Điện đã tự lưu đày tại Thái Lan gần bốn năm qua​

Một nhóm diễn viên hài nổi danh Miến Điện trở về nước sau một thời gian tự lưu đày ở Thái Lan

Ba diễn viên hài và một vũ công đã bay từ Chiang Mai về Rangoon, vài tuần sau khi tân tổng thống dân sự của Miến Điện kêu gọi những người lưu vong quay về

Một trong số những người này nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy chính phủ được quân sự hậu thuẫn tại Miến Điện đang có bước đi theo hướng dân chủ

Lời kêu gọi của Tổng thống Thein Sein đã gây chia rẽ trong số những người lưu vong; một số người trong số này nói rằng ông tổng thống không hề nói sẽ ân xá

Nhóm múa Thee Lay Thee trở nên nổi tiếng khắp Miến Điện từ những buổi biểu diễn và các băng video táo bạo, trong đó nhóm diễu cợt và diễn những tiểu phẩm trào phúng về giới lãnh đạo quân sự

Một buổi biểu diễn tại Rangoon vào cuối năm 2007 đã trêu ngươi giới chức, chỉ vài tháng sau khi các lực lượng an ninh đàn áp các cuộc biểu tình chống chính phủ

Vài tuần sau, nhóm đã đi theo một tour du lịch nước ngoài và quyết định không trở về

Người sáng lập nhóm, diễn viên hài Zarganar, người vẫn ở lại Miến Điện, đã bị bắt giam hồi năm 2008 và hiện phải thụ án tù 35 năm

"Các đi bước hướng tới dân chủ"

Thee Lay Thee tiếp tục biểu diễn trong thời gian lưu vong, chủ yếu là ở Thái Lan, nơi họ chọn làm điểm dừng chân

Nhưng kể từ khi họ ra đi tới nay, Miến Điện đã thay đổi

"Chúng tôi vui trước việc tân chính phủ đang có các bước đi hướng tới dân chủ. Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định hợp tác với chính quyền này, đóng góp những kiến ​​thức của mình cho chính quyền mới"
Diễn viên hài Godzilla, ông bầu của Thee Lay Thee


Hồi tháng 11/2010, nhà lãnh đạo thiên dân chủ Aung San Suu Kyi đã được trả tự do sau nhiều năm bị giam giữ, và một chính phủ, dẫu được quân sự hậu thuẫn nhưng trên danh nghĩa vẫn là dân sự, đã lên nắm quyền trong năm nay

"Chúng tôi vui trước việc tân chính phủ đang có các bước đi hướng tới dân chủ," ông bầu của Thee Lay Thee, cũng là một diễn viên hài có nghệ danh là Godzilla, nói với Ban BBC Miến Điện

"Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định hợp tác với chính quyền này, đóng góp những kiến ​​thức của mình cho chính quyền mới"

Ý kiến khác nhau

Những nhận xét tương tự của diễn viên hài này được tường thuật trong bản online tạp chí hàng tuần bằng tiếng Miến, “The Voice”, hôm 12/09/2011

Tuy nhiên, lời kêu gọi của Tổng thống Thein Sein hồi tháng trước, muốn những người dân Miến Điện lưu vong hãy trở về và giúp phát triển đất nước, đã gây ra sự phân rẽ ý kiến ​​trong số hàng chục ngàn người bỏ chạy ra nước ngoài kể từ khi cuộc nổi dậy năm 1988 tới nay

Ông tổng thống nói ngay cả những người từng phạm tội trong quá khứ cũng sẽ được chào đón, nhưng sẽ không có chuyện ân xá. Điều này khiến một số người lưu vong nghi ngờ về sự nghiêm túc của chính phủ trong việc thay đổi

Có tin nói một nhà báo kỳ cựu, Sein Kyaw Hlaing, đã bị giam giữ để thẩm vấn sau khi chấp nhận lời mời quay về

Miến Điện đã phản đối áp lực quốc tế trong vấn đề trả tự do cho khoảng 2.000 tù nhân chính trị được cho là đang bị giam giữ tại nước này
 
Miến Điện từng bước chuyển mình​

110929104444_aung_san_suu_kyi_304x304_aungsansuukyi_nocredit.jpg

Chính quyền Miến Điện không thể bỏ qua sự ủng hộ rộng lớn của dân chúng dành cho bà Aung San Suu Kyi​

Các tín hiệu từ Miến Điện cho thấy nước này đang nhanh chóng thay đổi về chính trị trước các tác động từ bên ngoài, từ nội bộ nhờ cuộc đối thoại giữa phe dân chủ và chính quyền nay là dân sự dù các tướng lĩnh vẫn đóng vai trò chỉ đạo

Được biết ngày 30/9 năm nay, lãnh đạo phe dân chủ Miến Điện, bà Bấm Aung San Suu Kyi dự kiến có cuộc hội đàm mới với Bộ trưởng Lao động Aung Kyi

Dù chính quyền vẫn không công nhận Liên đoàn Dân tộc Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, họ cũng không thể phủ nhận vai trò của chính bà trong việc góp phần thúc đẩy các chuyển biến tạo một vị thế mới cho quốc gia quan trọng về địa chính trị nhưng bị tụt hậu nhiều mặt ở Đông Nam Á

Những người quan sát thận trọng thì cho rằng các cuộc đối thoại với bà Suu Kyi có mục tiêu chiến lược mà nhà cầm quyền đề ra là để quốc tế bỏ cấm vận

Phát biểu tuần này tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Wanna Maung Lwin nói rằng cuộc gặp giữa bà Suu Kyi với Tổng thống Miến Điện là nhằm để xóa bỏ các khác biệt và tạo nền tảng cho hợp tác

Và dù thận trọng, người ta cũng phải thừa nhận các chuyển biến ở Miến Điện đang tăng dần và có vẻ như trở nên một xu hướng

Bản thân ông Muang Lwin cũng hứa sẽ xem xét đề nghị của quốc tế muốn chính quyền thả chừng 2000 tù chính trị, vào "thời điểm thích hợp"

Ông cũng kêu gọi các nước như Hoa Kỳ bỏ cấm vận

"Ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng tăng tại Miến Điện vì chính quyền muốn ổn định quan hệ với Mỹ để được bỏ cấm vận"
Biên tập viên Myint Swe


Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon thì nói chính quyền cần nói chuyện với NLD, và tiếng nói của ông Ban Ki-moon không thể bị nhà chức trách Miến Điện bỏ qua tùy tiện

Lý do là LHQ đã kiên trì trong nhiều năm vận động ôn hòa để thuyết phục nhà cầm quyền Miến Điện rằng con đường duy nhất để tiến lên là thay đổi theo hướng hội nhập

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã có tác động để định hướng cho thay đổi tại Miến Điện

Trong ASEAN, những nước dân chủ hơn cả như Indonesia và Philippines đã liên tục khuyến khích đồng thời nhắc nhở Miến Điện cải tổ

Trong lúc Miến Điện muốn được làm chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2012, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nước hiện ngồi ghế chủ tịch, công nhận các chuyển biến mới nhất tại Miến Điện, nhưng cho hay "còn có mong đợi là nhiều thay đổi nữa sẽ đến"

Theo biên tập viên BBC Miến Điện tại London, Myint Swe, trong thời gian qua, ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng tăng tại Miến Điện vì chính quyền muốn "ổn định quan hệ với Hoa Kỳ để được bỏ các lệnh trừng phạt"

Gần đây nhất, đặc sứ Derek Mitchell đã vào thăm Miến Điện và được tiếp xúc với cả lãnh đạo Aung San Suu Kyi của phe đối lập.

110929105142_ko_cho_304x171_kocho_nocredit.jpg

Trong một dấu hiệu cởi mở, các bộ trưởng Miến Điện bắt đầu trả lời phỏng vấn BBC Miến Điện (phóng viên Ko Cho - bên trái hình)​

Ngoài ra, Bấm Trung Quốc xem ra cũng thay đổi cách nhìn, muốn có một Miến Điện ổn định hơn chứ không phải chỉ là một vùng đệm và đầy tranh chấp giữa các phe phiến quân, gồm cả các nhóm gốc Hoa sát biên giới, với chính quyền trung ương Miến Điện

Các cuộc xung đột đôi khi lại bùng phát ở vùng giáp Vân Nam đã khiến việc làm ăn của nhiều công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng

Động lực nội bộ

Nhưng các thay đổi của Miến Điện chỉ có được nhờ động lực nội bộ

Trên thực tế, chính quyền tại Miến Điện vẫn do các viên tướng chỉ đạo đằng sau, hoặc trực tiếp bằng cách bỏ quân phục và tham gia nội các ở những vị trí trọng yếu

Nhưng một số bộ trưởng cũng là phe dân sự hoặc kỹ trị thực, được đào tạo từ lâu trong hệ thống công chứng do người Anh để lại

Giao thương tăng đều với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và cả Việt Nam cũng cho chính giới Miến Điện thấy rằng không cần phải duy trì một hệ thống quân sự độc đoán thì mới tồn tại được

Ngoài ra, bản thân phe dân chủ Miến Điện cũng kiên trì con đường bất bạo động, sẵn sàng đối thoại và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc gia, khiến những cáo buộc "chống nhà nước" mà giới quân nhân đưa ra chống lại họ ngày càng trở nên mất tính thời sự

Trong một dấu hiệu cởi mở khác, lần đầu tiên từ thập niên 1990, chính quyền ở Naypyidaw cho phóng viên Ko Cho của BBC Miến Điện vào làm tin về kỳ họp quốc hội tuần này tại thủ đô hành chính

Trước đó, chủ tịch Nghị viện Ấn Độ cũng đã trả lời phỏng vấn của BBC Miến Điện khi sang dự hội nghị các nghị sĩ Asean ở Campuchia

Giống như một số ban ngôn ngữ của BBC, ban tiếng Miến Điện trong nhiều năm bị phân biệt đối xử và không được phép cử phóng viên quay về nước làm bài.
Họ chỉ có thể tham gia các nhóm làm tin do BBC Tiếng Anh tổ chức và kể cả các chuyến công tác đó bị công an Miến Điện kiểm soát chặt.

110929110002_burmese_monks_304x171_burmesemonks_nocredit.jpg

Miến Điện cũng đang soạn luật biểu tình để quản trị xã hội theo pháp luật chứ không bằng biện pháp quân sự​

Vẫn theo ông Myint Swe thì vấn đề nội bộ gai góc nhất cho chính quyền hiện nay là liệu họ có chấp nhận thả các tù nhân chính trị theo sau cam kết còn khá chung chung của Bộ trưởng Ngoại giao ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc hay không

Theo biên tập viên Myint Swe thì cần từng bước theo dõi kỹ những thay đổi dù nhỏ nhất

Chẳng hạn lần đầu tiên chính quyền cho dùng chữ 'tù nhân lương tâm' (prisoners of conscience), dù vẫn không chấp nhận rằng Miến Điện giam giữ 'tù chính trị'

Dù dùng từ ngữ gì thì họ cũng phải dần dần dùng pháp luật để quản trị xã hội chứ không thể lãnh đạo qua các lệnh kiểu quân đội như trước

Vẫn theo BBC Miến Điện, trong kỳ họp quốc hội lần này, giống như Việt Nam, chính quyền Miến Điện sẽ giao cho Bộ Công an lo soạn luật về biểu tình nhằm định chế hóa một sinh hoạt chính trị mà ở nhiều nước khác là bình thường
 
Top