What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Đại Cường

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Đại Cường xây nhà máy sợi hiện đại nhất Đông Nam Á​

soi.jpg

Nhà máy Sợi Đại Cường V được xây dựng tại Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải với diện tích nhà xưởng rộng 15.000m2, trong khuôn viên 50.000m2; tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng

Sáng 11/11, tại Khu công nghiệp huyện Tiền Hải, Thái Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Cường đã khánh thành, đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi Đại Cường V hiện đại nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Nhà máy Sợi Đại Cường V được xây dựng tại Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải với diện tích nhà xưởng rộng 15.000m2, trong khuôn viên 50.000m2; tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng

Với quy mô 50.000 cọc sợi, nhà máy được trang bị thế hệ máy của hãng Rieter (Thụy Sĩ) có công nghệ sản xuất sợi hàng đầu thế giới hiện nay với sản lượng hàng năm đạt từ 8.000 đến 11.000 tấn sợi

Sản phẩm của nhà máy Đại Cường V chủ yếu là sợi 100% cotton phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Hoa Kỳ

Sau khi đi vào hoạt động, dự kiến doanh thu của nhà máy đạt khoảng 750 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho gần 300 lao động

Từ một nhà máy sợi được đầu tư đưa vào hoạt động đầu tiên năm 2002 tại Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (thành phố Thái Bình), đến nay Tập đoàn Đại Cường đã phát triển lên 6 nhà máy sợi tại Thái Bình với tổng công suất đạt 140.000 cọc và 17.000 tấn sợi/năm, đáp ứng việc gia tăng sản lượng sợi chất lượng cao, phục vụ ngành dệt may trong nước và xuất khẩu
 
Đại Cường từ doanh nghiệp nhỏ vươn lên thành Tập đoàn kinh tế lớn​

Năm 2002, tại Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh (Thành phố Thái Bình), bên cạnh các doanh nghiệp nổi tiếng trong ngành dệt - may Việt Nam như Đức Giang, Nam Long, Đông Phong… xuất hiện một doanh nghiệp khá mới mẻ, đó là Công ty Cổ phần Sợi Đại Cường

Sau mười năm, đến nay, Đại Cường đã vươn lên thành Tập đoàn kinh tế lớn chuyên ngành bông sợi và một số lĩnh vực khác

Ngày đầu thành lập (14-11-2002), Công ty Cổ phầnSợi Đại Cường chỉ có một nhà máy qui mô còn khá khiêm tốn với 60 lao động. Sau 2 năm (2004) cũng tại khu CN Nguyễn Đức Cảnh, Đại Cường lại đưa vào hoạt động Nhà máy sợi OE với công suất 900 rotor

Liên tục từ 2005 đến 2010, Đại Cường tiếp tục đưa thêm 3 nhà máy sợi CD, Fe (chỉ số Ne 30 - 60) vào hoạt động. Ngày 11-11-2011, tại khu CN Tiền Hải (Thái Bình), Đại Cường tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sợi thứ 6, với qui mô 40.000 cọc sợi, đưa tổng công suất 6 nhà máy đạt 140.000 cọc và 17 ngàn tấn sợi/năm, phục vụ ngành dệt trong nước và xuất khẩu

Với thành công và phát triển hiếm thấy của Đại Cường, chúng tôi đã tìm tới ông Lê Mạnh Thường, Chủ tịch Tập đoàn để tìm hiểu nguyên nhân. Ông Thường cho biết: Đại Cường có được thành công như hôm nay là nhờ cơ chế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước

Trước khi bước sang thế kỷ 21, Đảng có chủ trương đi tắt, đón đầu về kinh tế công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị định số 30, tăng tốc ngành dệt may trong vòng 5 đến 10 năm tới. Thời điểm đó, cả nước phát triển khá rầm rộ ngành dệt may, nhưng ngành sản xuất sợi chưa được các tỉnh chú trọng

Đại Cường đã nắm bắt thời cơ này, quyết định và quyết tâm đi lên bằng ngành sản xuất sợi. Nghiên cứu một số đơn vị sản xuất sợi trong tỉnh, trong nước và nước bạn, đồng thời quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về "đi tắt, đón đầu" trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, Đại Cường đã chọn hướng đầu tư hiện đại, đồng bộ và sản xuất sạch hơn

Từ nhà máy thứ nhất đến nhà máy thứ 6, thiết bị và công nghệ là của Cộng hòa liên bang Đức, của Nhật Bản. 80% công việc trong các dây chuyền sản xuất sợi (từ tuyển chọn lại bông xơ, đến sản xuất sợi lớn và ra đến sợi con) được tự động hóa. Công đoạn tuyển chọn bông xơ, trong dây chuyền kín, không để bụi bay ra môi trường

Cùng với Chủ tịch tập đoàn Đại Cường, chúng tôi "thực mục sở thị" tại một hai nhà máy, đúng như ông Thường nói thiết bị công nghệ hiện đại, mỗi nhà máy hàng vạn cọc sợi nhưng tiếng ồn khá nhỏ. Mỗi dãy máy đều có máy hút bụi di chuyển tự động

Một số phân xưởng quan trọng còn được trang bị máy điều hòa. Từ nền nhà xưởng đến trần nhà đều sạch sẽ, ngăn nắp. Mặt bằng xây dựng các nhà máy đều có khoa học bảo đảm tiêu chí "xanh - sạch - đẹp"

Đến thời điểm này, Tập đoàn Đại Cường có hơn 1.000 cán bộ công nhân. Ngay từ thời buổi ban đầu ban lãnh đạo Tập đoàn đã chú trọng vai trò con người trong sản xuất kinh doanh. Mỗi đợt sau tuyển dụng lao động, Tập đoàn đều tổ chức các lớp đào tạo sử dụng công nghệ, thiết bị; hàng năm tổ chức học, thi nâng cao tay nghề cho công nhân

Cán bộ quản lý từ phân xưởng đến từng nhà máy được bố trí học tập có hệ thống. Những công đoạn hiện đại, trước khi giao việc Quản đốc phân xưởng cho cán bộ tập đoàn, Đại Cường thuê chuyên gia nước ngoài vừa điều hành trực tiếp, vừa truyền đạt kiến thức cho người của Tập đoàn, nhờ vậy công tác quản lý, điều hành sản xuất, bảo trì thiết bị luôn bảo đảm tốt

Song song với công tác đào tạo về kiến thức, Đại Cường còn chú trọng quan tâm đến đời sống vật chất cho người lao động. Thu nhập bình quân năm 2010 và những tháng của năm 2011 của người lao động đạt 2,8 đến 3,2 triệu đồng/người/tháng. Hơn 80% lao động của Tập đoàn đã được tham gia BHXH, BHYT

Là đơn vị kinh tế ngoài Nhà nước, nhưng Đại Cường luôn có ý thức về vai trò lãnh đạo của Đảng. Tập đoàn đã đề nghị Đảng ủy Khối doanh nghiệp Thái Bình thành lập tổ chức cơ sở Đảng. Từ Chi bộ ban đầu, nay Đại Cường đã phát triển thành một Đảng bộ. Hầu hết Đảng viên được tập đoàn bố trí vào lãnh đạo các khâu SX - KD của đơn vị

Các tổ chức quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công… lần lượt được ra đời và hoạt động có nền nếp, vì vậy các phong trào thi đua yêu nước luôn được khơi dậy, làm động lực cho SX-KD của Tập đoàn luôn phát triển. Năm 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng suy giảm kinh tế quốc tế, ảnh hưởng lạm phát trong nước, Đại Cường vẫn duy trì được sản xuất, với tổng doanh thu 800 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với 2009

Năm 2011, Đại Cường vẫn đảm bảo mức tăng trưởng như 2010. Với đà tăng trưởng liên tục, Đại Cường mới có khả năng đầu tư một nhà máy mới tại khu CN Tiền Hải (khánh thành vào ngày 11-11-2011), với tổng mức đầu tư 500,5 tỷ đồng (trong đó XDCS hạ tầng 57,5 tỷ đồng, thiết bị 395 tỷ đồng…), tổng doanh thu một năm ước tính 750 tỷ đồng, tạo việc làm cho 300 công nhân mới

Cùng đồng thời với nắm bắt thời cơ, trang thiết bị công nghệ hiện đại và đào tạo nhân lực, tập đoàn Đại Cường đã chọn hướng ra của mặt hàng sợi chủ yếu là xuất khẩu. Với tổng sản phẩm mỗi năm 16 đến 17 ngàn tấn, Đại Cường đã chọn các thị trường Mỹ, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc để tiêu thụ tới 60%, còn lại cung cấp cho các nhà máy dệt trong nước

Nhiều nước đã quen với thương hiệu "Đại Cường Group". Tháng 11 này lại làm quen thương hiệu mới "Đại cương Fortex". Để phát triển thị trường trong và ngoài nước, Đại Cường đã mở 12 chi nhánh đại diện từ Bắc vào Nam

Năm 2011, Đại Cường đã giành nhiều kết quả cả SX-KD và các công tác xã hội khác. Đại Cường đang ấp ủ nhiều mục tiêu mới cho năm 2012, như duy trì sản xuất và nâng cao chất lượng mặt hàng sợi; thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho công nhân, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản; đóng thêm nhiều thuế cho Nhà nước

Tham gia vào các cuộc vận động nhân đạo từ thiện một cách tự giác, tích cực; mở rộng thị trường… để góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11 của Chính phủ (kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội)
 
Top