What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Đức Long Gia Lai

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Đức Long Gia Lai​

chutichhdqt.jpg

Thay mặt Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Tập đoàn Đức Long Gia Lai), tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến toàn thể Quý khách hàng, các đối tác, Quý cổ đông và tập thể cán bộ - công nhân viên đã đóng góp, đồng hành cùng con đường phát triển Tập đoàn trong năm qua

Hai năm qua ( 2008 - 2009), đất nước ta phải đương đầu và vượt qua nhiều khó khăn, thách thức gay gắt do những biến động bất thường và trái chiều của kinh tế thế giới, tác động bất lợi cho nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chững lại, lạm phát cao, lãi suất thường xuyên biến động... Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng không phải là ngoại lệ

Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn, thách thức đó, bằng những nỗ lực không ngừng, năm 2009 cũng đánh dấu nhiều thành công của Tập đoàn Đức Long Gia Lai nói chung và các Công ty thành viên của Tập đoàn nói riêng. Tập đoàn đã xác định được hướng đi đúng đắn, từ đó đã vượt khó vươn lên, đạt được những thành tựu đáng phấn khởi. Doanh thu và lợi nhuận năm 2009 tăng nhanh, vượt bậc so với các năm trước. Tập đoàn đã, đang và sẽ triển khai hàng loạt công trình, dự án có quy mô lớn, với giá trị hàng nghìn tỷ đồng, gồm 03 khách sạn, 04 bến xe, 01 khu chung cư cao cấp, 05 công trình thủy điện với tổng công suất gần 600 MW (trong đó, các công trình Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A có quy mô khá lớn và dự kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao), nâng cấp, mở rộng 03 đoạn đường Quốc lộ 14 với tổng chiều dài trên 200km, 01 trường học, 01 dự án trồng cao su với quy mô 10.000 ha, gần 10 dự án khai thác và chế biến khoáng sản… Đặc biệt, ngày 10/3/2010 vừa qua, Công ty Dịch vụ Công trình công cộng - Công ty thành viên đầu tiên của Tập đoàn - đã niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán Hà Nội. Đây là bước mở đầu cho kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Tập đoàn Đức Long Gia Lai và các công ty thành viên trong thời gian gần đây

Qua khó khăn, gian khổ, chúng ta đã có được một bề dày kinh nghiệm, truyền thống; một đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên trẻ, có trình độ, có tầm nhìn chiến lược, nhiệt tình, tâm huyết với Tập đoàn; có đội ngũ công nhân có tay nghề, cùng sự quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành TW và chính quyền các cấp… Tất cả những yếu tố đó là điều kiện cần và đủ cho Tập đoàn vững bước vươn lên trong thời gian không xa

Năm 2010 được nhận định sẽ tiếp tục là năm đầy gian nan, thử thách cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn, các Công ty thành viên và là năm cuối cùng trong chu kỳ khủng hoảng kinh tế (2008-2010). Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn ở mức thấp, thị trường xuất khẩu bị sụt giảm, đồng tiền nội tệ mất giá… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực: Nền kinh tế của đất nước đã dần phục hồi, có nhiều cơ hội đầu tư và cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quan trọng hơn nữa là Tập đoàn vẫn giữ được lòng tin của người tiêu dùng đối với hệ thống sản phẩm, dịch vụ của Tập đoàn. Đây vừa là thách thức, đồng thời vừa là cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn và các công ty thành viên.
Trung thành với định hướng chiến lược đã đề ra, đảm bảo tăng trưởng luôn đi đôi với bền vững, HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã xác định: lấy ngành kinh doanh cốt lõi truyền thống làm cơ sở cho sự phát triển; bên cạnh đó, tăng cường mở rộng các ngành nghề kinh doanh mới để tăng doanh thu lợi nhuận cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai, đầu tư đột phá vào một số ngành chiến lược dài hạn, tăng cường quản lý hiệu quả nguồn vốn, năng lực quản lý điều hành và tiết kiệm chi phí để hoàn thành mục tiêu năm 2010 và các năm tiếp theo.
Trước mắt chúng ta còn là những chặng đường dài, bước đầu không ít gian nan để đạt được thành công mới. Mỗi thành công cũng như thất bại, mỗi khó khăn và thách thức mà chúng ta đã vượt qua chắc chắn sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển trong tương lai

HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai tin tưởng rằng: Bằng những định hướng, mục tiêu rõ ràng, v ới sự đồng thuận của quý vị cổ đông, sự tín nhiệm, ủng hộ của quý khách hàng và sự quyết tâm để vững vàng “vượt sóng” của toàn thể cán bộ công nhân viên Tập đoàn Đức Long Gia Lai, năm 2010 và các năm tiếp theo, Tập đoàn Đức Long Gia Lai sẽ càng lớn mạnh hơn, cứng cỏi và kiên cường hơn trong sự nghiệp phát triển, để đạt được nhiều thành công hơn, chạm được đến những mục tiêu mà chúng ta đã luôn ước mơ vươn tới

Thay mặt Hội đồng Quản trị, nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cổ đông, các khách hàng, các đối tác, và toàn thể CBCNV - những người đã đặt trọn niềm tin, luôn đồng hành, sát cánh và làm nên thành công cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai . HĐQT Tập đoàn cam kết sẽ tận tâm, tận lực quản lý hoạt động kinh doanh của Tập đoàn , thực thi những sứ mệnh và chính sách của Tập đoàn một cách đúng đắn, công bằng và minh bạch, đạt được hiệu quả cao nhất với phương châm “ ĐI LÀ ĐẾN”

Xin trân trọng cám ơn!
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đức Long Group
Bùi Pháp
 
Đức Long Gia Lai sẽ đầu tư nhiều công trình lớn tại Bình Phước​


Là một tập đoàn đầu tư đa ngành trên nhiều lĩnh vực trong cả nước, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đang hướng cơ hội đầu tư vào Bình Phước - nơi được xem là có nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp với chiến lược của công ty


ef2DL1.jpg

Ông Bùi Pháp (trái) - CTHĐQT tập đoàn Đức Long Gia lai và ông Trương Tấn Thiệu - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong buổi làm việc đầu tháng 12/2010​

- Thưa ông, được biết Đức Long Gia Lai vừa có buổi làm việc với UBND Bình Phước để tìm hiểu cơ hội đầu tư, ông có thể cho biết về nội dung của buổi làm việc này ?

Là một tập đoàn đầu tư đa ngành trên nhiều lĩnh vực trong cả nước, chúng tôi nhận thấy Bình Phước là một trong những địa phương có tiềm năng và phù hợp với chiến lược kinh doanh của Tập đoàn giai đoạn 2010 - 2015, nên đã quyết định sẽ đầu tư vào đây. Trước mắt, UBND Bình Phước đã đồng ý để DLG là nhà đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 759 đoạn từ ngã ba Bù Na (QL 14) đến Trung tâm hành chính huyện Bù Đốp theo hình thức xây dựng - chuyển giao, nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Dự án này đã được Thủ Tướng Chính Phủ đồng ý chủ trương tại Công văn số 7838/VPCP-KTN ngày 01/11/2010

Về các dự án đầu tư chiến lược mà Tập đoàn đang quan tâm như: Trồng rừng và trồng cao su, khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông…. UBND tỉnh Bình Phước và các Sở, ban ngành sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để DLG đầu tư lâu dài trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh đề nghị DLG đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, như: đầu tư xây dựng khách sạn - resort, Trung tâm thương mại Đồng Xoài, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư...

- Ông có thể nói rõ hơn về các dự án đầu tư chiến lược của Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại Bình Phước ?

Các dự án đầu tư chiến lược trong thời gian đến sẽ triển khai tại Bình Phước tập trung vào 03 lĩnh vực chính: trồng rừng và cây cao su, khai thác khoáng sản và các mỏ vật liệu được cấp phép để phục vụ đầu tư xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 6A, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, mà trước mắt là nâng cấp mở rộng đường ĐT 759 bằng hình thức xây dựng - chuyển giao theo quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Về các dự án thủy điện tại Bình Phước, UBND tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đức Long Gia Lai khởi công dự án thủy điện Đồng Nai 6A trong thời gian sớm nhất, đây là một bộ phận của Cụm Dự án thủy điện Đồng Nai 6 & 6A đi qua các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đăk Nông với công suất 250 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm ước đạt 1 tỷ KWh, tổng vốn đầu tư là 6.250 tỷ đồng. Ngoài ra, DLG cũng sẽ tìm hiểu các dự án thủy điện khác trên địa bàn tỉnh để đầu tư

- Vì sao ông không chọn các tỉnh khác mà lại chọn Bình Phước? Chúng tôi muốn biết Đức Long Gia Lai có những lợi thế gì để cạnh tranh với các nhà đầu tư ?

Như tôi đã nói ở trên, Bình Phước có nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp với chiến lược mà Đức Long Gia Lai đang thực hiện, hơn nữa tại đây chúng tôi có một dự án thủy điện lớn trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đak Nông. Có thể nói rằng Đức Long Gia Lai đang sở hữu một trong những công trình thủy điện lớn của Việt Nam. Theo tính toán của các chuyên gia, Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A là dự án có tầm ảnh hưởng đến môi trường và dân sinh ở mức thấp nhất nhưng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất so với các dự án thủy điện khác. Về lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, tôi tự hào khi nói rằng DLG hiện đang là Tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư và thi công đường bộ lớn nhất Việt Nam. Với chiều dài trên 200 km đường QL 14, tổng vốn đầu tư đã xấp xỉ 5.000 tỷ đồng. Chúng tôi đang lập thủ tục đầu tư theo hình thức BT, BOT các tuyến đường khác trên địa bàn các tỉnh Bình Phước, Đăk Nông, Gia Lai với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng nữa. Trong tương lai hai ngành này sẽ mang lại siêu lợi nhuận cho tập đoàn

Lợi thế cạnh tranh của Đức Long Gia Lai có được không chỉ là đầu tư tại Bình Phước, mà còn tại nhiều khu vực khác. Hiện tại chúng tôi đang sở hữu những mỏ khoáng sản, đá granite tại các tỉnh Gia Lai, Đak Nông, Đăk Lăk…hệ thống thủy điện tại các tỉnh Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai…hàng chục ngàn hecta cao su các khu vực miền trung tây nguyên, nhiều dự án bất động sản trải dài ở Đà Nẵng, HCM, Gia Lai, Quy Nhơn, Quãng Ngãi, Bình Phước…hệ thống bến xe, bãi đổ công cộng, các khách sạn resort trong ngành dịch vụ, Đức Long Gia Lai cũng đang sở hữu công nghệ quản trị hiện đại, sơ đồ tổ chức chặt chẽ với hệ thống gần 20 công ty thành viên & nguồn tài chính dồi dào, tôi nghĩ rằng đó là những lợi thế phát triển bền vững mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được

- Đức Long Gia Lai đã là công ty đại chúng và niêm yết trên 02 sàn chứng khoán (DLG (HOSE) (DL1 (HNX), theo ông năm 2011 các doanh nghiệp trên sàn sẽ làm thế nào để hấp dẫn các nhà đầu tư ?

Mỗi doanh nghiệp niêm yết đều trình bày kế hoạch kinh doanh của mình trong đại hội đồng cổ đông. Để hấp dẫn các nhà đầu tư vào cổ phiếu của mình, đương nhiên doanh nghiệp đó phải làm sao tạo ra được giá trị cổ tức cao. Năm 2011 tiếp tục sẽ là một năm khó khăn do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế đang chờ đón các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, với Đức Long Gia Lai, chúng tôi vẫn tăng trưởng ổn định và cơ bản đã hoàn thiện xong các dự án theo lộ trình kế hoạch đã thông qua trong đại hội đồng cổ đông năm vừa qua. Năm 2011 sẽ là năm bứt phá, phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn với nhiều dự án được khởi công và hàng loạt công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ chứng minh cổ phiếu DLG là mã chứng khoán hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư
 
DLGL đầu tư 575 tỷ đồng vào thủy điện Sông Sen​

- Dự án thủy điện Sông Sen có công suất 25 MW và dự kiến sẽ cung cấp 106,25 triệu Kwh/năm

Ngày 2/1/2011,UBND tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã có chủ trương đồng ý cho CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai - Mã: DLG đầu tư dự án Thủy điện Sông Sen

Dự án thủy điện Sông Sen có công suất 25 MW, đập hồ chứa tại xã Hướng Phùng, nhà máy nằm trên thị trấn Lao Bảo, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Dự án có tổng vốn đầu tư 575 tỷ đồng, dự kiến sẽ cung cấp 106, 25 triệu Kwh/năm
 
Chủ tịch Đức Long Gia Lai 'Tôi chỉ tạm thời thành công'​

Từ một chỉ vàng và 170.000 đồng khởi nghiệp để rồi đứng thứ 39 trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán, Chủ tịch tập đoàn Đức Long Gia Lai Bùi Pháp vẫn nghĩ mình tạm thời thành công và còn rất nhiều việc phải làm

Say mê thể thao, nổi tiếng là ông bầu đầu tiên sở hữu hai đội bóng chuyền Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn Đức Long Gia Lai Bùi Pháp được nhiều người tặng cho biệt danh là "bầu Pháp". Với ông bầu này, việc kinh doanh trên thương trường hay đầu tư cho bóng chuyền chỉ là màn mở đầu của một trò chơi. Trong đó thắng hay thua đều liệt vào hàng thứ yếu, điều cần thiết là phải chơi đẹp và nỗ lực hết mình vươn đến đỉnh cao, luôn nuôi dưỡng khát khao chinh phục mọi thách thức

Ở tuổi xấp xỉ ngũ tuần, ông nhìn lại những chặng đường đã qua như một chuyến phiêu lưu đầy màu sắc. Sinh ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, là con út trong một gia đình nông dân nghèo khó, ông mồ côi cha lúc vừa tròn 3 tháng tuổi. Đến năm 18 tuổi, vào thứ 6 ngày 13/6/1979 chàng thanh niên Bùi Pháp thoát ly ga đình, rời quê hương tìm kế sinh nhai. Ngày ông ra đi, mẹ già bịn rịn dúi vào tay thằng út một chỉ vàng, còn các anh chị gom góp được 170.000 đồng để em có tiền phòng thân, làm vốn khởi nghiệp

“Ngày ấy tôi chưa biết đi đâu, chỉ mong tìm một nghề để kiếm cơm chứ chưa từng nghĩ sẽ có ngày trở thành doanh nhân”, ông chia sẻ với VnExpress.net

Chọn Tây Nguyên làm đất hứa, những năm chập chững vào đời, ông Pháp học nghề chế tạo cơ khí, sửa chữa nâng cấp xe vận tải, làm nhà xưởng. Khi được hỏi vì sao không ở lại cùng gia đình mà lại bôn ba đất khách, ông tâm sự: "Tôi sống ở phía Bắc tỉnh Bình Định, đất đai khô cằn, năm 1968-1972 bị bom đạn triền miên. Tuổi thơ tôi ngày núp hầm, đêm mới mò lên khỏi mặt đất. Hòa bình, đời sống rất khó khăn, tôi quyết dứt áo ra đi tìm tương lai"


a-tb-1-Bui-Phap-DLGL.jpg

Chủ tịch Tập đoàn Đức Long Gia Lai, Bùi Pháp, người xếp hạng thứ 39 trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 do VnExpress.net thống kê bình chọn thường niên​

Chàng thanh niên trôi dạt về Gia Lai tìm đất lành lập nghiệp. Từ một người thợ, ông mày mò học hỏi, tìm tòi, kiên trì chờ cơ hội. Lăn lộn giữa chợ đời 16 năm, chắt chiu vốn liếng, kinh nghiệm, tháng 9/1995, ông Pháp thành lập Xí nghiệp Đức Long Gia Lai

Người đàn ông này nhớ lại những tháng ngày đầu tiên ra làm chủ với nhiều cung bậc cảm xúc: "Thời đó khó khăn trăm bề, thiếu vốn, thiếu người, thiếu kinh nghiệm, lại chẳng có tiếng tăm, không ai biết tới, vấp ngã là chuyện thường. Thế nhưng sau những lần bị thương phải kiên cường đứng lên, mỗi ngày tôi đều tự mình đổi mới để thích ứng với hoàn cảnh"

Bắt đầu từ một xí nghiệp chế biến gỗ ở Gia Lai, với tính quyết đoán của mình, ông Pháp từng bước mở rộng ra nhiều ngành kinh doanh khác nhau dù vấp phải không ít sự phản đối. "Người thân lo tôi đầu tư tràn lan sẽ bị phân tán, quản không xuể nhưng tôi lại thấy thị trường đầy cơ hội, quyết mở rộng sang nhiều lĩnh vực", ông nói

Song song với việc khai thác chế biến gỗ cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, ông lấn sang chế biến đá granite, xây khách sạn - resort, kinh doanh bến xe bãi đỗ công cộng, dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ, trồng và chế biến cây cao su, khai thác - chế biến khoáng sản. Không dừng lại ở đó, ông chủ Đức Long Gia Lai còn đầu tư vào thủy điện, cơ sở hạ tầng, bất động sản. Riêng đối với giáo dục, ông đầu tư theo hình thức xã hội hóa

Năm 2010 nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ngần ngại đầu tư, thế nhưng ông Pháp vẫn đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nhiều dự án: cao ốc Đức Long Tower, dự án thi công quốc lộ 14 theo hình thức BOT, thủy điện Tà Nung hòa vào lưới điện quốc gia, khách sạn Đức Long Dung Quất, Bến xe Bảo Lộc… Cũng trong năm này, ông được xếp vị trí thứ 39 trong top 100 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam theo bình chọn thường niên của VnExpress.net. Gia định ông cũng được xếp vào vị trí 24 trong số 30 gia đình giàu nhất thị trường chứng khoán

"Nhiều người nói tôi đang ở đỉnh cao sự nghiệp nhưng tôi thấy ngược lại. Với tôi tất cả chỉ mới bắt đầu. Tính tôi rất lạ, nếu cuộc sống không có thử thách thì thấy thiếu thốn, kém vui. Kinh doanh mà không sáng tạo, đổi mới tôi ăn cơm chẳng ngon", ông Pháp chia sẻ

Lãnh đạo Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho hay, trong cuộc đời ông, để tạo dựng sự nghiệp, ngoài gia đình (vợ con, người thân), ông chịu ơn rất lớn của 3 người. Đó là anh tài xế lái xe, ông bảo vệ và cô cấp dưỡng vì họ đã theo ông phục vụ 15 năm đằng đẵng. Với ông, chính những người cộng sự tận tụy, thầm lặng ấy đã tiếp thêm cho ông sự ổn định để đấu trí trên thương trường

Không chỉ say mê đầu tư kinh doanh, ông Pháp còn đam mê thể thao cháy bỏng. Được tôi luyện từ lò thương trường Tây Nguyên, vùng đất có truyền thống hâm mộ bóng chuyền, ông Pháp cũng bị tiếng sét ái tình của môn thể thao này đánh gục. Từ năm 2005, vị doanh nhân này bỏ công tìm tòi, nghiên cứu, chuẩn bị các bước xây dựng đội bóng mang thương hiệu của riêng mình

Năm 2008 giới thể thao bắt đầu biết đến một doanh nhân chơi ngông, thường xuyên tài trợ và mời những ngôi sao nước ngoài về đầu quân cho đội Đức Long Quân khu 5. Và sau đó, một đội bóng chuyền mang tên Đức Long Gia Lai tiếp tục được ra đời. "Bầu Pháp" bật mí, chi phí cho hai đội bóng chuyền không hề nhỏ, phí chuyển nhượng một cầu thủ bóng chuyền lên đến hàng tỷ đồng, chưa tính các khoản thỏa thuận riêng với cầu thủ. Ông kể thêm, dù việc kinh doanh vô cùng bận rộn, ông vẫn tranh thủ thời gian lặn lội sang Trung Quốc, Thái Lan để săn lùng cầu thủ giỏi cho đội bóng. "Tôi không ngại thừa nhận mình đang dùng bóng chuyền để làm thương hiệu, nhưng trên hết, nếu không yêu nó chân thành, không tâm huyết, tôi không thể là ông bầu như hiện nay", ông chia sẻ

Khi được hỏi vì sao không chọn bóng đá, môn thể thao vua, vị doanh nhân này tiết lộ, ông thích bóng chuyền hơn vì môn này chỉ có thắng hoặc thua, không có trường hợp hòa. Và rồi không giấu được nụ cười hào sảng, ông nói thêm: "Tôi yêu nó vì mỗi trận bóng chuyền đều là một trận chung kết, luôn máu lửa, quyết liệt, không thỏa hiệp, đúng như bản tính con người tôi"

Khi được hỏi về tình hình đầu tư kinh doanh năm 2011, Chủ tịch Tập đoàn Đức Long Gia Lai nhận định, năm nay sẽ tiếp tục là một năm khó khăn thứ tư tính từ năm 2008. Song ông quan niệm rằng, so với 3 năm Việt Nam đã gánh chịu từ ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, thì những khắc nghiệt của năm 2011 không có gì là bất ngờ. Với ông Pháp, thời điểm tuy quan trọng nhưng sự chủ động trong từng chiến lược kinh doanh mới là yếu tố quyết định

Hơn 30 năm lăn lộn chốn thương trường, trong 16 năm gầy dựng thương hiệu có đến 10 năm không ngủ trưa, mỗi ngày phải làm việc tối thiểu 12 giờ đồng hồ, thế nhưng ông chủ Tập đoàn Đức Long Gia Lai vẫn giữ được ngọn lửa đam mê kinh doanh như thời trai trẻ. "Tôi luôn sẵn sàng cháy hết mình cho công việc vào bất cứ lúc nào. Càng sống tôi càng thấu hiểu rằng, phải đi thì mới đến được cánh cửa thành công", ông Pháp nói

Ông Bùi Pháp giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Đức Long Gia Lai. Ông sở hữu cổ phiếu ở hai công ty: Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã cổ phiếu DLG), Công ty Đầu tư phát triển dịch vụ công trình công cộng Đức Long Gia Lai (mã cổ phiếu DL1). Trong đó, DLG niêm yết ngày 22/6/2010 tại sàn TP HCM còn DL1 niêm yết ngày 10/3/2010 tại sàn Hà Nội. Ông đứng ở vị trí số 39 trong danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán do VnExpress.net thống kê, tổng hợp
 
Tập đoàn Đức Long Gia Lai mua cổ phần công ty giao thông Gia Lai​

giaothonggialai.jpg

- Ngày 11/4, HĐQT CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã: DLG) công bố đã mua lại hơn 20% cổ phần của CTCP tư vấn xây dựng Giao thông Gia Lai

Giá mua lại cổ phiếu gấp hơn 15 lần so với mệnh giá (tương đương hơn 150.000 đồng/cổ phiếu)

Ông Bùi Pháp – chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Đức Long Gia Lai được bầu làm chủ tịch HĐQT của công ty này

Ông Bùi Pháp cùng với các thành viên Hội đồng quản trị CTCP TVXD - Giao thông đề ra chương trình hành động cụ thể, định hướng chiến lược phát triển nhanh và bền vững để hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chi trả cổ tức từ 20 - 30 % so với năm trước
 
Từ chuyện giải trình vì dám nói ngược với lãnh đạo !​

- Phát biểu trên SGTT ngày 8.7 ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn Cát Tiên nói: “Tôi đang làm giải trình vì sao dám nói ngược với phát biểu của lãnh đạo và đã gửi ra bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nếu vì nói thật mà mất chức tôi cũng không sợ"

Người Vân Kiêu ở làng Ho, trên tây Trường Sơn (Kim Thuỷ, Lệ Thuỷ, Quảng Bình) có lễ hội trộm rừng vào đầu năm âm lịch rất hay. Lễ hội thường niên. Họ vào trộm của rừng mớ măng tươi, tổ ong mật, và một số đặc sản khác mà họ vẫn dùng trong bữa ăn mỗi ngày. Họ trộm rừng rất tế nhị, thấy bụi măng nhiều cội, họ chỉ xin thần rừng lấy hai cội, số còn lại để chúng phát triển thành tre. Với ong rừng, họ cũng lấy không quá nữa để ong không bỏ đi

Trước khi đi trộm rừng, họ cúng thần rừng, xin già làng đi trộm một cách trịnh trọng. Và họ cũng không quên thông báo cho trưởng bản với tư cách đại diện chức năng địa phương là họ trộm rừng bằng văn hoá, phong tục. Trưởng bản đồng ý, họ đi trộm rừng. Đó là một trong những tập tục văn hoá ứng xử với rừng, nếu nghiên cứu kỹ, tư cách trộm rừng đó của người Vân Kiều lại là chất xúc tác để bảo vệ rừng của họ bền vững hơn, cường tráng hơn

Nhưng có một kiểu “trộm” rừng khác ở vườn quốc gia Cát Tiên của dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A do tập đoàn Đức Long - Gia Lai đầu tư

Nếu dự án này được thông qua, 370ha rừng mất sạch. Một nhà sinh học hệ bò sát lưỡng cư thuộc vườn thú Cologne (Đức) nhiều năm nghiên cứu các khu rừng Việt Nam, trong một email trả lời với tôi ông viết: “Nếu 370ha rừng biến mất, một hệ sinh thái nhiệt đới trong nó biến mất. Vĩnh viễn nhiều loài bò sát lưỡng cư không thể được khoa học nhận diện, gọi tên. Việt Nam là quốc gia hiếm hoi của thế giới bổ sung rất nhiều loài mới hằng năm về danh lục bò sát lưỡng cư. Việc lấy rừng làm thuỷ điện là lợi ích trước mắt nhưng bất công với tự nhiên và không ai khác ngoài con cháu gánh chịu hậu quả khắc nghiệt”

Tôi nghĩ, đó là chưa kể đến hệ thực vật phong phú, đa dạng từ hàng trăm năm tồn tại, nay phải đứng trước nguy cơ biến mất một cách phủ phàng là tàn nhẫn với tự nhiên

Con người đặt định ra những chế tài pháp luật khắp năm châu, nhưng chưa hiểu rõ tự nhiện một cách đúng đắn khi chính rừng đã nuôi dưỡng muôn thế hệ bằng sức lực sản xuất ôxy của nó, nhưng con người lại trả ơn bằng bức tử nhiều khu rừng. Ta ưỡn ngực hít thở không khí suốt một cuộc đời không phải từ sự hào phóng nào khác ngoài rừng. Không khí không tự nó có mà có cả chu trình từ cây rừng và nhiều yếu tố khác từ đại dương, nhưng rừng là một trong những mạch chủ sản xuất thứ cần kíp nhất cho sự sống mà loài người hưởng thụ. Rừng cũng sản xuất ra một thứ khí rất tốt cho con người và môi trường là nitơ mà các nhà khoa học đã chứng minh

Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, một cây rừng cỡ vòng tay người ôm, sản xuất lượng oxy cần thiết cho 5 người hít thở cả cuộc đời. Nếu so sánh cơ học, để có thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, chắc chắn có nhiều hơn 5 người thiếu oxy. Tất nhiên so sánh như thế là khập khiễng, nhưng rừng hào phóng với con người nhiều hơn thuỷ điện

Và cần hiểu rõ rằng, rừng cũng có quyền tồn tại, bình đẳng, tự do sinh trưởng, phát triển, và có quyền không bị xâm phạm như chính con người. Tự nhiên có quyền không chối cãi về tồn tại. Nhưng dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A đang tiến từng bước như để tước đi quyền đó của rừng

Trong khi nhiều người muốn “trộm” rừng làm thuỷ điện thì một tiếng nói cô đơn cất lên bảo vệ rừng, ông Trần Văn Thành, giám đốc vườn Cát Tiên. Phát biểu trên SGTT.VN ngày 8.7 ông nói: “Tôi đang làm giải trình vì sao dám nói ngược với phát biểu của lãnh đạo và đã gửi ra bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”. “Nếu vì nói thật mà mất chức tôi cũng không sợ. Sự thật sẽ được kiểm chứng bởi những người công tâm không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn tới đời con, đời cháu của chúng ta nữa”

Lời trên như bản cáo bạch từ Cát Tiên cho những ai quan tâm đến rừng như cỗ máy sinh học tốt nhất không chỉ cho chúng ta mà cả thế hệ con cháu và vô số cá thể sống trong rừng Cát Tiên. Và chính tiếng nói thật lại phải viết tường trình vì sao nói ngược. Thật sự, ông Thành đang nói chính những gì khu rừng muốn nói, sự thật bao giờ cũng ngịch nhĩ nhưng ông Thành không sợ mất chức. Và chắc chắn, bản giải trình của ông cũng khẳng khái bảo vệ tận cùng quan điểm khoa học của mình trước sự “trộm” rừng của thuỷ điện. Tiếng nói ấy đáng trân trọng

Và một cáo bạch khác mà SGTT.VN dẫn lời ông Thành rằng: “tại sao toàn bộ chi phí cho đoàn kiểm tra (của Nhà nước) trong thời gian khảo sát đều do chủ đầu tư bỏ ra? Điều này khiến người ta không khỏi nghi ngờ...”. Cũng thật bất minh khi ông Thành cho biết: “chuyến đi khảo sát của đoàn kiểm tra để tạo ra báo cáo ấy không rõ vì lý do gì thiếu đại diện bộ Tài nguyên và môi trường”?...Đọc vào, thật không khỏi nghi ngờ về sự minh bạch ở đây . Tính minh bạch của câu chuyện cần câu trả lời rõ ràng

Bài phỏng vấn đưa ra bản cáo bạch về khu rừng Ramsar Cát Tiên. Đã nhỡn tiền với các khu rừng của miền Trung đưa ra làm thuỷ điện, đẩy các hệ sinh thái xanh vào chỗ chết. Lẽ nào bài học đó vẫn chưa thuộc lòng ?

Cách “trộm” rừng kiểu ăn mãnh tự nhiên như thế đang đẩy dư luận vào những đồn đoán bất lợi. Và tiếng nói giữ rừng của ông Thành cần được hiểu đúng sự thật. Đó là lời nói khoa học bảo vệ môi trường tự nhiên, như một nhu cầu không bàn cãi về sự tất yếu tồn tại bình đẳng của môi trường rừng với con người

Quốc Nam
 
Đầu tư xây thủy điện: Vì điện hay vì gỗ ?​

(VEF.VN) - Sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp khai thác gỗ đến việc xây dựng các dự án thuỷ điện và bài học từ những vụ "núp bóng" thuỷ điện để khai thác gỗ trong những năm qua đáng để các nhà hoạch định chính sách cẩn trọng khi cấp phép cho các nhà máy mới

Thuỷ điện: "bùa hộ mệnh" để khai thác gỗ ?

Mặc dù các nhà đầu tư thủy điện phải kêu than lỗ nặng nhưng vẫn có rất nhiều dự án thủy điện khác đang tiếp tục trình chờ phê duyệt, thậm chí có trường hợp chủ đầu tư còn cố tìm mọi cách để được cấp phép đầu tư, bất chấp sự phản đối gay gắt từ phía các các nhà khoa học, các cơ quan báo chí và cả các cơ quan chức năng, … Trong số đó, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ngay trong khu vực rừng quốc gia Cát Tiên, đang thu hút sự quan tâm của dư luận, là ví dụ điển hình

Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Tập đoàn Đức Long – Gia Lai làm chủ đầu tư đang vấp phải sự phản đối của dư luận không chỉ vì nó nằm gọn trong khu vực cần được bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt mà còn vì những khuất tất đáng lo ngại khác

Trong đó, đáng chú ý là nghi ngờ của ông Trần Văn Thành, giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên khi trả lời phỏng vấn báo SGTT ngày 8/7 về tính khách quan của báo cáo kiểm tra tác động môi trường khi thực hiện dự án. Trong khi trước đó dự án này đã bị Bộ TN & MT trả về nhưng lại được Bộ NN & PTNT ủng hộ và toàn bộ chi phí cho đoàn kiểm tra (của Nhà nước) trong thời gian khảo sát đều do chủ đầu tư bỏ ra

Ngoài ra, dư luận lại một phen thót tim khi ông Nguyễn Việt Dũng, phó giám đốc trung tâm Con người và thiên nhiên (hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam), nơi đang chuẩn bị hoàn tất nghiên cứu “Phát triển thuỷ điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam” cho rằng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này chỉ là bản sao chép !

Về vấn đề khai thác gỗ dưới chiêu bài thủy điện thì không thể không nhắc đến dự án thủy điện Khe Diên tại Quảng Nam. Theo ghi nhận của báo VietNamNet thì khi có được giấy phép khai thác gỗ tận thu gỗ trong lòng hồ nhà máy thủy điện Khe Diên do cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cấp vào cuối năm 2005 như một “tấm bùa” hộ mệnh, Công ty TNHH Xây dựng Ngọc Sơn (Cty Ngọc Sơn, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) đã bắt đầu công cuộc “tảo thanh” rừng đầu nguồn Khe Diên suốt trong năm 2006 và đầu năm 2007. Tuy nhiên, điều đáng nói là Cty Ngọc Sơn không những thực hiện tận thu tài nguyên rừng tại khu vực lòng hồ mà còn “mạnh dạn” tiến quân vào rừng nguyên sinh đầu nguồn để khai thác gỗ quí hiếm

Một diễn biến khác vào năm ngoái, trong đợt xả lũ lịch sử của thủy điện A Vương, nhiều người đã ngỡ ngàng sau khi chứng kiến hàng nhìn m3 gỗ trôi dạt xuống lưu vực sông Vu Gia, Quảng Nam. Chủ nhân của lượng lớn gỗ này được xác định là ngoài lâm tặc thì thủy điện cũng đã góp phần không nhỏ để tạo nên trận “lũ gỗ” lịch sử này

Doanh nghiệp gỗ hào hứng với thủy điện

Một số ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng doanh nghiệp đổ xô đi làm thủy điện là vì họ “được phép” phá rừng, bán gỗ. Theo một bài viết trên báo Nhà báo & Công luận ngày 10/11/2010 thì một doanh nhân bật mí rằng, tình trạng các doanh nghiệp đổ xô đi làm thủy điện là vì “siêu lãi”. Siêu lãi chưa phải là do bán điện vì quá trình xây dựng nhà máy bao giờ cũng mất từ 3- 5 năm- mà là từ việc được phép phá rừng làm hồ chứa và dĩ nhiên doanh nghiệp được bán số gỗ đó

Liệu đây có phải nguyên nhân sâu xa lý giải hiện tượng có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ “tự nhiên” lại quá mặn mà với thủy điện đến vậy trong khi đây không phải là thế mạnh của họ? Và tất nhiên, để được phép khai thác gỗ một cách “hợp pháp” thì không có cách nào khác là phải nhờ đến các báo cáo “ăn xổi” như trên

Một doanh nghiệp khai thác và chế biến gỗ hàng đầu của Việt Nam trong vòng 3 năm qua đã được cấp phép triển khai 17 dự án thủy điện tại các tỉnh Tây Nguyên, Thanh Hóa và trên nước bạn Lào

Tương tự, doanh nghiệp Đức Long – Gia Lai cũng không chịu thua kém khi cũng tham gia khá mạnh mẽ vào lĩnh vực thủy điện với các dự án như thủy điện Đăk Sepay tại Gia Lai, Sông Sen tại Quảng Trị và gần đây là hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A gây tranh cãi

Với những nguồn lợi vô giá từ gỗ của các cánh rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng quốc gia, … cần được bảo tồn nên các khu vực này đang nhận được sự “quan tâm” của các dự án thủy điện xem ra cũng là điều dễ hiểu

Theo nghiên cứu “Phát triển thủy điện và hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam”, hiện cả nước có 47/128 rừng đặc dụng có sự hiện hữu ngay trong lòng hoặc tác động từ bên ngoài của 119 dự án thủy điện lớn, nhỏ. Như vậy, trung bình mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn “cõng” khoảng 2,5 dự án thủy điện. Có được 1 MW điện sẽ mất 62,63 ha diện tích đất rừng và rừng đặc dụng. Đối với rừng đặc dụng đã vậy thì chắc chắn những cánh rừng bình thường khác sẽ còn bị “tận diệt” thê thảm hơn rất nhiều

Đầu tư cho thủy điện để cung cấp năng lượng cho sự phát triển đất nước là một nhu cầu thiết thực, nhất là với vị trí địa lý và đặc điểm sông ngòi chằn chịt với độ dốc lớn như tại Việt Nam là những thuận lợi hiếm có. Tuy nhiên, với tình trạng các dự án thủy điện đang được cấp phép tràn lan đã gây nên nhiều bức xúc và chứa đựng nhiều rủi ro tìm ẩn cho xã hội như lũ lụt, hạn hán và hủy hoại thiên nhiên, môi trường

Chúng ta không thể phát triển bằng mọi giá. Màu xanh của rừng đang dần thay thế bằng màu đỏ của máu khi nhìn từ trên cao. “Máu” của rừng không thể tiếp tục chảy chỉ vì lợi ích cục bộ của một vài nhà đầu tư nào đó đang núp bóng dưới những “mục tiêu” cao cả là góp phần cung cấp nguồn năng lượng cho sự phát triển của quốc gia

Trần Minh Quân
 
Bùi Pháp - Đại gia ‘chơi ngông’ với 2 đội bóng triệu đô​

bau-Phap.jpg

Ở bóng đá, “bầu” Đức, “bầu” Hiển nổi tiếng chơi ngông còn ở bóng chuyền giờ đây mọi người biết đến “bầu” Pháp khi ông sở hữu cùng lúc đến 2 đội bóng

Ở bóng đá, “bầu” Đức, “bầu” Hiển nổi tiếng chơi ngông còn ở bóng chuyền giờ đây mọi người biết đến “bầu” Pháp khi ông sở hữu cùng lúc đến 2 đội bóng. Ông làm nghề một cách nghiêm túc bởi đơn giản nó dễ làm và…ít tiêu cực hơn bóng đá

Khái niệm ông bầu đã trở nên quen thuộc, đặc biệt ở môn bóng đá nhưng ở bóng chuyền vẫn còn xa lạ. Trước kia cũng có một số cán bộ Nhà nước, hay doanh nhân gây dựng và nuôi bóng chuyền như Trần Ngọc Quế (giấy Bãi Bằng), Nguyễn Văn Thư (Bưu điện Quảng Ninh) hay Lê Huy Hoàng (Sanest Khánh Hòa)…Nhưng lập ra hẳn một CLB, sở hữu đến 2 đội bóng, đầu tư không tiếc tiền, “lót tay” đến vài tỷ đồng cho VĐV thì chỉ có Bùi Pháp - ông “bầu” của 2 đội bóng Đức Long Gia Lai và Đức Long-QK5

Né bóng đá vì tiêu cực

Ông Bùi Pháp - chủ tịch của Tập đoàn Đức Long Gia Lai, vốn được biết đến là một doanh nhân thành đạt, đứng thứ 39 trong top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010. Nhưng từ 3 năm nay ông còn nổi tiếng hơn khi đầu tư vào bóng chuyền

Năm 2009, đội bóng chuyền Quân khu 5 đứng trước nguy cơ rã đám vì thiếu kinh phí. Khi đó, đội bóng này khá yếu và suýt chút nữa thì rớt hạng. Ngay lập tức, ông đã nhảy vào cứu con thuyền đắm khi đồng ý tài trợ gắn thương hiệu 2 tỷ đồng/năm. Không chỉ tài trợ tiền để đội bóng hoạt động, ông còn rất tích cực săn lùng những VĐV giỏi để đưa về đội bóng. Vì thế, trong 3 mùa giải qua, Đức Long-QK5 tuy không thể vươn lên thứ hạng cao nhưng việc trụ hạng không còn là mối bận tâm lớn

Sau hơn 2 năm có kinh nghiệm làm bóng chuyền, bầu Pháp quyết định lập riêng một CLB của riêng mình, mang chính tên của Tập đoàn Đức Long Gia Lai thi đấu ở hạng A1. Từ khi thai nghén ý tưởng đến khi đội bóng được chính thức thành lập chỉ mất có hơn 20 ngày, một kỷ lục của bóng chuyền Việt Nam. Đó là đội bóng toàn sao đúng nghĩa khi có sự góp mặt của những VĐV bóng chuyền hàng đầu Việt Nam như Thái Anh Văn, Mạc Hồng Thái, Nguyễn Hữu Hà, Nguyễn Văn Toại, Phạm Văn Thành…. Dẫn dắt họ là HLV Bùi Quang Ngọc, người từng đưa Thể Công vô địch quốc gia 5 năm liền

Nhưng “sốc” nhất là việc bầu Pháp bay qua Thái Lan thương lượng để đưa về chủ công số 1 Đông Nam Á, Wanchai Tabwises về thi đấu cho Đức Long Gia Lai trong 5 năm. Mức lương mà Đức Long-Gia Lai trả cho anh lên đến trên 6.000 USD/tháng. Bên cạnh đó, để đưa Hữu Hà về thi đấu cho mình từ Ninh Bình, "bầu" Pháp đã chi riêng tiền lót tay cho anh đến 3,5 tỷ, không kém cạnh là mấy so với các ngôi sao bóng đá. Bầu Pháp tính rằng, số tiền ông “nuôi” Đức Long Gia Lai lên hạng đội mạnh trong năm 2011 này lên đến gần 20 tỷ đồng, nhiều hơn số tiền tại một số đội bóng hạng Nhất

Nguyên nhân bầu Pháp đến với bóng chuyền cũng rất đặc biệt, ông cho biết: “Ngoài việc gây dựng phong trào cho Tập đoàn, đem không khí bóng chuyền đến Gia Lai thì tôi đến với môn này bởi nó có thắng-thua rõ ràng, chứ không có hòa. Hơn nữa, bóng chuyền ít tiêu cực hơn bóng đá. Có tiêu cực thì cũng rất dễ phát hiện trên sân. Do đó, tôi có thể kiểm soát được đội bóng của mình chứ không “đau đầu” vì mấy cầu thủ như các ông bầu bóng đá…”

Ít ai biết rằng trước khi lập ra đội Đức Long Gia Lai, bầu Pháp đã từng đến Long An thương lượng chuyển nhượng đội bóng chuyền nam của Tỉnh này sau khi doanh nghiệp Hoàng Long chấm dứt tài trợ. Khi đó, đội Long An có một lứa VĐV rất mạnh, đồng đều: Quanh Khánh, Huỳnh Văn Tuấn, Trường Giang, Văn Sang, Hữu Trường, Hồng Huy… Tuy nhiên, phía Long An chỉ muốn Đức Long tài trợ gắn thương hiệu trái với ý nguyện của bầu Pháp nên việc chuyển nhượng bất thành

Khó cho VFV

Việc bầu Pháp sở hữu đến 2 đội bóng chuyền Đức Long-QK5 và Đức Long Gia Lai đang làm khó cho Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam - VFV. Bởi khác với bóng đá, việc một ông bầu sở hữu 2 đội bóng là chuyện trái với quy định của FIFA, thì ở bóng chuyền lại không hoàn toàn như vậy

Ngay cả Liên đoàn bóng chuyền thế giới FIVB cũng chưa từng đưa ra một điều khoản nào quy định về việc một người có quyền hay không được phép quản lý cùng lúc nhiều đội bóng. Tức là trường hợp sở hữu 2 đội bóng như bầu Pháp mới lạ ngay cả ở tầm quốc tế. Việc ứng phó với loại hình phát sinh này không dễ đối với VFV

Bùi Pháp - Đại gia ‘chơi ngông’ sở hữu 2 đội bóng chuyền

"Bầu" Pháp còn được biết đến với việc giải cứu Hữu Hà khỏi đội Tràng An Ninh Bình và lót tay cho anh đến 3,5 tỷ

Trong mùa giải 2012 tới, Đức Long-QK5 và Đức Long Gia Lai sẽ thi đấu cùng 1 hạng và việc họ chạm trán nhau là nguy cơ có thật. Khi hỏi bầu Pháp thì ông khẳng định: “Nếu 2 đội gặp nhau sẽ thi đấu sòng phẳng, không có chuyện nhường nhịn ở đây. Những VĐV tốt nhất như Hữu Hà, Wanchai, Văn Toại, Thái Anh Văn…sẽ thi đấu cho Đức Long-Gia Lai với tham vọng vươn cao mùa tới. Vì thế, đối với chúng tôi mỗi trận đấu là một trận chung kết, phải thi đấu hết mình. Hơn nữa, đội bóng là đại diện hình ảnh của cả Tập đoàn, thi đấu mà “xìu xìu” thì ai mà coi được….”

Việc điều chỉnh để tạo ra tính công bằng trong sân chơi bóng chuyền sẽ sớm được cân nhắc, nhưng kể từ khi bầu Pháp tham gia đầu tư vào bóng chuyền, môn thể thao này đã sôi động hẳn lên, đặc biệt ở khâu chuyển nhượng. Đó mới là điều đáng mừng trong bối cảnh suốt một thời gian dài môn thể thao này quá chìm so với bóng đá….

Những điều chưa biết về doanh nhân Bùi Pháp

Sinh ra tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, là con út trong một gia đình nông dân nghèo khó, Bùi Pháp mồ côi cha lúc vừa tròn 3 tháng tuổi. Đến năm 18 tuổi, vào thứ 6 ngày 13/6/1979 chàng thanh niên Bùi Pháp thoát ly gia đình, rời quê hương tìm kế sinh nhai. Ngày ông ra đi, mẹ già bịn rịn dúi vào tay thằng út một chỉ vàng, còn các anh chị gom góp được 170.000 đồng để em có tiền phòng thân, làm vốn khởi nghiệp

Chọn Gia Lai làm đất hứa, những năm chập chững vào đời, ông Pháp học nghề chế tạo cơ khí, sửa chữa nâng cấp xe vận tải, làm nhà xưởng. Từ một người thợ, ông mày mò học hỏi, tìm tòi, kiên trì chờ cơ hội. Lăn lộn giữa chợ đời 16 năm, chắt chiu vốn liếng, kinh nghiệm, tháng 9/1995, ông Pháp thành lập Xí nghiệp Đức Long Gia Lai và từng bước gặt hái thành công như ngày nay

Chủ tịch Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho hay, trong cuộc đời ông, để tạo dựng sự nghiệp, ngoài gia đình, ông chịu ơn rất lớn của 3 người. Đó là anh tài xế lái xe, ông bảo vệ và cô cấp dưỡng vì họ đã theo ông phục vụ 15 năm đằng đẵng. Với ông, chính những người cộng sự tận tụy, thầm lặng ấy đã tiếp thêm cho ông sự ổn định để đấu trí trên thương trường

"Bầu" Pháp còn được biết đến với việc giải cứu Hữu Hà khỏi đội Tràng An Ninh Bình. Khi đó, Hà không có hợp đồng VĐV với Ninh Bình, chỉ có hợp đồng công chức. Anh làm đúng thủ tục pháp lý với Ninh Bình để về Gia Lai cuối năm 2009. Tuy nhiên, phía Ninh Bình gây khó dễ kiện lên VFV khiến Hữu Hà bị “treo tay” hơn 1 năm

Nếu không có sự hào phóng và kiên trì theo đuổi hơn 1 năm trời, có lẽ giờ đây Hữu Hà đã giải nghệ và không được tham dự SEA Games sắp tới. Vụ việc của Hữu Hà là điển hình cho mảng rắc rối nhất ở bóng chuyền Việt Nam- mảng chuyển nhượng khi chưa có được một quy chế thật sự rõ ràng
 
Nhóm lợi ích cấu kết với nhà báo đưa tin không đúng​

- Cũng trong ngày 8.11, tại Hà Nội, lãnh đạo tập đoàn Đức Long Gia Lai, chủ đầu tư dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, cùng đơn vị tư vấn và đơn vị thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMT) là viện Môi trường và tài nguyên thuộc đại học Quốc gia TP.HCM đã chủ động mời báo chí đến trao đổi một số vấn đề về dự án này

Các chuyên gia cho rằng ĐTM của dự án làm sơ sài, sao chép nên bị trả lại và phải thuê đơn vị khác làm lần thứ hai ?

Ông Bùi Pháp (chủ tịch tập đoàn Đức Long Gia Lai): ĐTM lần đầu do viện Quy hoạch xây dựng miền Nam làm, có chữ ký thẩm định của chủ đầu tư, hoàn toàn không có sao chép. Báo cáo nào tôi không ký thì tôi không biết

Lý do báo cáo lần đầu bị trả lại là bởi dự án được phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch tháng 9.2009 với 137ha rừng đặc dụng, 230ha rừng phòng hộ; lúc đó, theo quy định, dự án này hoàn toàn đủ điều kiện phê duyệt (phạm vi dự án dưới 200ha rừng đặc dụng, 500ha rừng phòng hộ)

Tuy nhiên, đến tháng 8.2010, Quốc hội ban hành nghị quyết mới, quy định dự án trên 50ha rừng phòng hộ, 50ha rừng đặc dụng phải xin ý kiến Quốc hội

Vì thế, chúng tôi có văn bản gửi Thủ tướng, Thủ tướng có văn bản giao bộ Tài nguyên và môi trường chỉ đạo chúng tôi làm lại. Và chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn khác làm là viện Môi trường và tài nguyên của đại học Quốc gia TP.HCM

Đánh giá tác động môi trường lần này có nghiên cứu động đất nội tại và động đất kích thích không ?

Ông Nguyễn Văn Sỹ (công ty Tư vấn và xây dựng thuỷ điện 4 – đơn vị tư vấn thiết kế): Theo tổng kết trên thế giới thì cột nước trên 90m, đập cao trên 100m, hồ đó phải nằm trong vùng mới kiến tạo, có đứt gãy thì mới có động đất kích thích. Còn ở khu vực này đã có các hồ với sức chứa lớn như Đồng Nai 3 dung tích 1,1 tỉ m3, hồ Trị An 2,7 tỉ m3 nhưng vùng này không có xảy ra động đất kích thích

Trong khi thiết kế đập dâng của Đồng Nai 6 và 6A rất bé. Đồng Nai 6 đập cao nhất chỉ 60m, cao trình nước 56m. Thuỷ điện Đồng Nai 6A còn thấp hơn: dưới 40m. Tư vấn độc lập đã thẩm định an toàn. Lòng hồ cũng không có đứt gãy qua khảo sát địa chất. Chúng tôi có thể phán đoán khó xảy ra động đất kích thích

Vậy các ông nói gì khi mà lãnh đạo các địa phương liên quan đều bày tỏ dừng dự án, và mới nhất là tỉnh Đồng Nai, đoàn đại biểu quốc hội Đồng Nai kiến nghị Chính phủ, Quốc hội dừng dự án ?

Ông Bùi Pháp: Với Bình Dương và Lâm Đồng, tôi khẳng định đã có các văn bản gửi Chính phủ, bộ Tài nguyên và môi trường bày tỏ đồng thuận nhưng có lưu ý về môi trường. Đồng Nai cũng gửi rồi, trong văn bản hơn mười ngày trước, nhưng không phải phản đối mà chỉ lưu ý giảm thiểu tác động môi trường

Đối với tỉnh Đồng Nai, tôi nghĩ chắc các đồng chí lãnh đạo Đồng Nai chưa có thông tin, hoặc thông tin chưa đầy đủ, rồi nhóm lợi ích riêng cấu kết với nhà báo đưa thông tin không đúng. Ví dụ trong trường hợp vỡ đập chẳng hạn, ngay cả khi vỡ hai đập (cùng lúc) thì nước cũng chỉ bằng lũ lịch sử năm 2006

Hoặc thông tin nói dự án sẽ làm mất rừng, thì hãy xem trực tiếp dưới đó còn gì không ? Tất cả là rừng nghèo, lồ ô, làm gì có “rừng bạt ngàn”, “cây 10 người ôm không xuể” như báo chí miêu tả. Cũng làm gì còn tê giác đâu ?

Chí Hiếu
 
Top