What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Biti's

LOBBY.VN

Administrator
Ái nữ của ông chủ Biti's Vưu Lệ Quyên
Mơ đứng giữa kinh đô thời trang thế giới​

Cái bóng của Vưu Khải Thành và Biti’s là áp lực lớn đối với cô Vưu Lệ Quyên, ái nữ của ông Thành

lequyen.jpg

Vưu Lệ Quyên, Phó tổng giám đốc Kỹ thuật và Kinh doanh Công ty Bình Tiên (Biti’s)​

Hoàn tất việc học ở Canada, năm 2004, Vưu Lệ Quyên trở về nước, đảm nhận chức vụ Phó tổng giám đốc Kỹ thuật và Kinh doanh Công ty Biti’s do cha mẹ cô sáng lập

Ngay những ngày đầu bắt tay vào công việc, Quyên đã mạnh dạn áp dụng nhiều kiến thức đã học vào việc quản lý, mở kênh bán hàng và xây dựng hình ảnh mới cho Biti’s. Quyên chia sẻ

“Thời ba mẹ kinh doanh khác với thế hệ tôi sau này, nên ngoài những điều học được từ ba mẹ, tôi phải có thêm nhiều kiến thức mới, ngay cả cách quản lý cũng phải khác thì mới theo kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu hóa”

Những năm học ở nước ngoài, Quyên không chỉ học trong sách vở, mà còn mày mò tìm hiểu cách kinh doanh của những thương hiệu giày nổi tiếng

Quan sát mô hình kinh doanh cửa hàng tiếp thị (cửa hàng bán hàng trực tiếp do công ty quản lý, không qua đại lý) của thương hiệu giày Clarks, Quyên nhận ra với mô hình này họ có thể dự đoán doanh thu trong một năm. Người quản lý thương hiệu Clarks cho biết

“Clarks có 500 cửa hàng bán trực tiếp nên chúng tôi có thể nắm được con số kinh doanh chính xác tới 80%. Ngoài ra, khi bán hàng trực tiếp, Clarks sẽ phục vụ khách hàng chu đáo hơn, tất cả sản phẩm đều được trưng bày nên dễ nắm bắt xu hướng, thị hiếu và số lượng tiêu thụ”

Vì thế, khi về nước, Quyên đề nghị mẹ thay đổi hình thức bán hàng qua kênh đại lý bằng mô hình cửa hàng tiếp thị này, nhưng mẹ cô phản đối

“Mở cửa hàng tiếp thị phải có vốn nhiều, hơn nữa các đại lý đang làm tốt thì lý do gì mình không cho họ bán nữa ?”. Thế nhưng cô gái trẻ đã thắng bằng những kết quả thuyết phục của mình

Đến nay Biti’s đã có 45 cửa hàng bán hàng tiếp thị và tất nhiên hình ảnh của Biti’s cũng mới mẻ hơn nhờ mô hình bán hàng hiện đại này

Tiếp theo đó là hàng loạt cải cách do Quyên khởi xướng và thực hiện triệt để: từ áp dụng phần mềm ERP và SAP để quản lý đến lập dự án sản xuất, marketing, mô hình cửa hàng Biti’s cho mọi thành viên trong một gia đình

Không phải là một cuộc "lột xác", nhưng hình ảnh Biti’s đã được làm cho mới mẻ và hiện đại hơn rất nhiều. Vì thế, trong khi không ít doanh nghiệp da giày gặp khó khăn do thị trường truyền thống đã mất, thị trường nội địa bị chiếm lĩnh bởi hàng Trung Quốc, cạnh tranh trong nước gay gắt, thì doanh thu hằng năm của Biti’s vẫn tăng từ 20 - 30%

Biti’s thời ông Vưu Khải Thành đã nhanh chóng trở thành thương hiệu giày dép hàng đầu của Việt Nam khi ông mạnh dạn qua Đài Loan học công nghệ mới. Người của Biti’s giờ cũng hy vọng “cô Quyên” sẽ làm nên chuyện cho thương hiệu nổi tiếng này

“Từ khi làm chủ một nhãn hiệu riêng tôi mới thấu hiểu nỗi khổ của ba mẹ khi gầy dựng sự nghiệp, và càng thấy phải nỗ lực nhiều hơn để gìn giữ, kế thừa sự nghiệp này”, Quyên tâm sự

Đứng trước nền kinh tế hội nhập nhiều thách thức, Quyên xác định: Không chỉ nỗ lực làm mới mình, mà còn phải tạo nội lực để vươn lên khẳng định mình ở thị trường thế giới

Thời gian làm việc ở bộ phận xuất khẩu của Công ty Biti’s, tiếp xúc với nhiều khách hàng nước ngoài, cô nhận ra Biti’s đang phục vụ cho số đông khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu. Nhìn lại ngành da giày trong nước, cô tự hỏi

“Tại sao hầu hết các doanh nghiệp da giày chỉ nhận gia công hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng của nước ngoài ? Cứ làm như vậy thì biết đến bao giờ ngành giày dép Việt Nam mới có chỗ đứng trên thị trường quốc tế ?"

Đáng buồn hơn là nhiều người nước ngoài còn cho rằng người Việt Nam không thể làm được hàng hiệu cao cấp. Vì vậy, Quyên quyết tâm xây dựng thương hiệu thời trang cao cấp Gosto, gồm các mặt hàng quần áo, giày dép, túi xách

Cô giải thích ý nghĩa của thương hiệu Gosto: "Chữ S là hình ảnh Việt Nam, GO TO là hướng ra thế giới” và ước mơ của mình: “Sẽ có một ngày Trung tâm Thời trang Gosto xuất hiện ngay tại kinh đô thời trang của Ý, Pháp và nhiều quốc gia khác”

Quyên đã mạnh dạn xây dựng mô hình cửa hàng Gosto thật sang trọng, trưng bày đẹp, mẫu mã độc đáo, chất lượng cao và dịch vụ bán hàng thật tốt. Đến nay, Gosto đã có bốn cửa hàng tại TP.HCM và một cửa hàng tại Hà Nội, trong đó có hai cửa hàng tại Trung tâm mua sắm Parkson quận 7 và quận 11, TP.HCM

Theo Quyên, "lợi thế của Quyên là kinh nghiệm của Biti’s, của ba mẹ, công ty mình từng gia công cho những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như: Prada, United Colour of Bennetton, Clarks, Speedo và Lotto..."

“Những gì tôi làm được mới chỉ là bước khởi đầu. Bởi vì, xây dựng một thương hiệu có được vị trí trên toàn cầu là một giấc mơ lớn, đường đi còn rất dài, cần nhiều nỗ lực và sẽ rất vất vả”, Quyên nhận định “già dặn” hơn nhiều so với vẻ ngoài và tuổi đời của mình

Lữ Ý Nhi
 
Bà Lai Khiêm - Phó tổng giám đốc Biti’s
Gia đình nguồn cảm hứng giúp tôi​

20122916238.jpg

Bà tiếp chúng tôi tại văn phòng Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s). Mộc mạc, hiền hậu, dễ gần...

Chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, nhưng thông qua những câu chuyện kể, tôi nhận thấy bà là một phụ nữ đầy bản lĩnh trên thương trường và hơn thế nữa, bà luôn biết gắn kết giữa công việc với gia đình

Lập nên thương hiệu Biti’s từ lòng yêu nghề, hơn 24 năm qua bà và chồng mình một lòng “thủy chung” với những đôi giày, dép và chính sản phẩm tưởng chừng nhỏ bé ấy. Đến nay, Biti’s đã là một thương hiệu mạnh với 2 nhà máy, trên 9.000 công nhân, 9 chi nhánh, 25 cửa hàng trực thuộc, trên 4.500 đại lý trải rộng khắp đất nước và có đến trên 30% sản phẩm xuất khẩu vào thị trường nhiều nước như Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc...

- “Cái duyên” nào giúp bà và gia đình xây dựng thương hiệu Biti’s ?

Nói là “cái duyên” thì cũng đúng, nhưng điều đầu tiên phải nói là xuất phát từ lòng yêu thích nghề này thì đúng nghĩa hơn. Ngay từ năm 1960, gia đình tôi đã có xưởng sản xuất dép xốp nhỏ với khoảng 100 công nhân. Khi đó, công nghệ và máy móc, thiết bị lạc hậu nên các sản phẩm sản xuất ra chỉ phù hợp với người tiêu dùng thời kỳ đó, nhưng nó đã hình thành trong tôi những ước mơ xây dựng cho mình một nhà máy sản xuất giày dép

Sau khi lập gia đình năm 1978, tôi cùng chồng làm kế toán phụ giúp anh trai tại xưởng sản xuất cao su Tự Lực - Tân Bình. Mãi đến năm 1982 chúng tôi mới quyết định tách ra làm riêng và khởi nghiệp bằng 2 tổ hợp sản xuất giày dép Vạn Thành - Bình Tiên với 20 công nhân

Ban đầu vốn ít nên chúng tôi tập trung vào sản xuất một số mặt hàng mousse tấm, đế hài, dép xốp ba chấu. Đây là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng trong nước và thị trường Đông Âu lúc đó rất ưa chuộng. Biti’s đi lên từ đó

- Đến nay, phải có phân nửa người Việt Nam biết đến Biti’s và mỗi khi nhắc đến họ đều nhớ câu “Nâng niu bàn chân Việt” được coi là món quà vô giá dành cho Biti’s ?

Ngay từ buổi ban đầu chúng tôi đã xác định sản phẩm của Biti’s luôn hướng tới phục vụ nhiều đối tượng khách hàng và rất thông dụng bởi nó luôn phù hợp mọi lúc, mọi nơi. Một người sử dụng dép của Biti’s có thể ra đường, đi biển, công viên hay trong nhà. Riêng sản phẩm dép xốp đã có thời kỳ tối thiểu một gia đình có một đôi

Tại thời điểm này có đến trên 70% học sinh mẫu giáo, cấp 1 và 2 sử dụng sản phẩm của Biti’s. Đây là thành quả của cả tập thể “đại gia đình” Biti’s trong sản xuất và sáng tạo các kiểu mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt, mỗi sản phẩm của Biti’s đều được tính toán làm sao bảo vệ tối đa cho bàn chân người sử dụng được thoải mái và thời trang hơn

- Khi mới thành lập bà có nghĩ đến một thành công của Biti’s như hiện nay ?

Lập nghiệp ở tuổi 29, tôi cũng chỉ nghĩ ở mức độ giải quyết khó khăn về kinh tế trong gia đình. Nhưng bước vào sản xuất, kinh doanh rồi mới nhận thấy được đây là một trong những thị trường còn nhiều bỏ ngỏ và đặc biệt hơn cả là thị hiếu thời trang Việt Nam vẫn còn ở mức độ sơ khai nên cũng không khó khăn trong việc tiếp cận thị trường

Những bài học kinh nghiệm lớn dần theo từng năm và cùng với đó là sự đam mê, yêu thích cái mới như kiểu dáng, mẫu mã mới đã giúp cho chúng tôi luôn đứng vững trên thị trường và đến nay chúng tôi có cả một Biti’s đủ “lực” cạnh tranh với bất kể một loại sản phẩm đối thủ khác

- Thông thường một phụ nữ thành đạt gặp rất nhiều khó khăn về gia đình, riêng bà lại được đánh giá là người phụ nữ “hai trong một” ?

Chắc chắn một phụ nữ khi đứng ra kinh doanh sẽ không thể có thời gian quán xuyến gia đình như một phụ nữ thông thường. Hiểu rõ điều đó nên tôi đã tận dụng thời gian rảnh rỗi và dành trọn vẹn những ngày nghỉ để quan tâm chăm sóc đến chồng con. Một trong những điểm tôi quan tâm nhất là việc học của các con

Kết quả là con tôi học rất tốt, luôn đạt học sinh giỏi. Đây là niềm tự hào, nguồn cảm hứng khuyến khích chúng tôi trong công việc. Đến nay, con gái lớn sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa học ở Canada trở về nước làm việc tại công ty; con gái thứ 2 đang học đại học chuyên ngành thiết kế thời trang ở Canada sau một năm nữa tốt nghiệp trở về nước sẽ chịu trách nhiệm thiết kế thời trang cho sản phẩm Biti’s; cậu con trai thứ 3 đang học phổ thông

Thực tế, tôi nhận thấy Canada có môi trường đào tạo rất tốt, tạo tính độc lập sáng tạo trong mỗi sinh viên cao nên khi ra trường đều có thể tự chủ trong công việc

- Bà có suy nghĩ gì về doanh nhân nữ thời nay ?

Thực tế, trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều nhân tố mới trong giới kinh doanh thành đạt là nữ. Điều này thực sự phản ánh đúng về vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới. Trong kinh doanh, phụ nữ có nhiều nét nổi trội như cặn kẽ hơn, kỹ lưỡng, biết lắng nghe, kiên nhẫn hơn và khéo léo hơn trong quản lý con người

Nhất là đặc thù của ngành giày dép, thời trang, nữ quản lý sẽ tốt hơn bởi cách nhìn nhận chi tiết và nhạy cảm hơn. Thêm nữa, thời nay các đối tác nước ngoài luôn dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và chất lượng sản phẩm phải đảm bảo mới có thể bắt tay vào đàm phán và ký kết hợp đồng

- Thời gian gần đây, người ta thấy dường như Biti’s không tập trung vào thị trường nội địa mà nhiều mặt hàng được tập trung cho xuất khẩu. Đây có phải là một hướng mở rộng thị trường của Biti’s ?

Thị trường nội địa là nơi “sinh sống” của Biti’s. Nhiều sản phẩm của Biti’s chiếm thị phần cao trên thị trường nội địa và chúng tôi luôn tập trung cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú mẫu mã hàng hóa để phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước

Gần đây, do nhu cầu dịch chuyển của thị trường nên Biti’s đang cơ cấu lại sản xuất, chuyển sang nhiều sản phẩm như giày tây, giày dép nữ thời trang. Hiện tại, trên 70% sản phẩm của Biti’s được tiêu thụ thị trường nội địa và 30% xuất khẩu

Trong đó, nhiều sản phẩm cao cấp của Biti’s được khách hàng tại thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Pháp... chấp nhận. Đây sẽ là một cách cọ sát quan trọng trong cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO

- Được biết, Biti’s vừa đầu tư hơn 1 tỷ đồng dành cho quỹ học bổng “Nâng Niu Tài Năng Việt”, phải chăng Biti’s tiếp tục củng cố thương hiệu tại thị trường nội địa ?

Đây là lần đầu tiên Biti’s thực hiện trao học bổng này, với hơn 1 tỷ đồng được trao cho 1.000 suất học bổng cho các em học sinh ở 4 khu vực gồm miền Bắc, miền Trung, TP HCM - Đông Nam Bộ và khu vực ĐBSCL. Thực tế, đây là một trong những nét văn hóa trong kinh doanh của Biti’s. Ngoài chương trình này, Biti’s vẫn thường xuyên tham gia hỗ trợ nhiều chương trình như đem ánh sáng cho người mù, nhà tình nghĩa, đồng bào bão lụt...

- Một trong những bước tiến trong kinh doanh được đánh giá rất hiệu quả của Biti’s là chiến lược “Vết dầu loang”. Vậy theo bà khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì chiến lược này còn phù hợp ?

Chúng tôi xác định đây sẽ là một chiến lược xuyên suốt phù hợp với tất cả các giai đoạn phát triển của thị trường. Với hệ thống phân phối dày đặc của Biti’s trên mọi miền của đất nước nên các sản phẩm sẽ tiếp cận được tận tay người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là chất lượng sản phẩm và dịch vụ của nhà sản xuất
 
Chủ thương hiệu Gosto
Trên hết phải là niềm tin của khách hàng​

Thương hiệu GOSTO phải bằng chính chất lượng sản phẩm mà trước tiên là nhằm phục vụ người Việt, tạo được niềm tin của khách hàng trong nước trước khi vươn ra thị trường nước ngoài". Chủ thương hiệu Gosto đã bày tỏ

Vưu Lệ Quyên, chủ thương hiệu hãng thời trang cao cấp nổi tiếng GOSTO nói về chiến lược phát triển thương hiệu nhân khai trương chi nhánh mới của Hãng tại Hà Nội

167843_154913624560887_100001267529189_306132_3691781_n.jpg

Ban Giám đốc hãng thời trang GOSTO trong Lễ ra mắt tại Hà Nội​

Khi nói đến hàng Việt Nam, người tiêu dùng trong nước thường nghĩ ngay đến hàng giá rẻ bởi sự hạn chế về chất lượng. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đi đầu trong việc đầu tư để sản xuất và xây dựng thương hiệu hàng cao cấp nhằm hướng vào nhu cầu của người có thu nhập cao

Một trong những thương hiệu đó có GOSTO. Gần đây, GOSTO đã được người tiêu dùng trong nước biết là một thương hiệu hàng Việt Nam cao cấp. Đây là nhãn hàng cao cấp của Công ty Kinh doanh và Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp bằng da như giày dép, quần áo, túi xách…

IMG_1315.JPG

Một góc gian hàng bày sản phẩm của GOSTO​

Vừa qua, với chi nhánh chính thức được ra mắt tại Hà Nội, GOSTO đã có tất cả 5 chi nhánh bán hàng trên toàn quốc. Một ấn tượng lớn với mọi người trong lễ khai trương là người chủ sở hữu thương hiệu GOSTO lại là người còn rất trẻ

IMG_1279.JPG

Vưu Lệ Quyên (ảnh thứ 2 từ trái sang) tại buổi lễ ra mắt thương hiệu mới của mình​

Khi được hỏi, chị có ý tưởng sáng tạo tên thương hiệu độc đáo là GOSTO thì nhiều người sẽ nghĩ đến một thương hiệu của nước ngoài, sao không lấy tên thương hiệu bằng tiếng Việt ?

“GOSTO mới nghe mọi người ngỡ đây là thương hiệu nước ngoài nhưng thực ra không phải vậy. Chúng tôi muốn chuyển một thông điệp rất “Việt” với chữ “S” nằm giữa là hình bản đồ nước Việt Nam chúng ta, còn “GO TO” là đi tới, mang theo S – Việt Nam

Đó cũng là một hình ảnh về văn hóa mà chúng tôi muốn gửi gắm vào trong sản phẩm thời trang của mình khi hội nhập với thế giới”

Tuy là một thương hiệu sản phẩm thời trang cao cấp của người Việt nhưng hầu như GOSTO chỉ mới dừng lại ở thị trường trong nước mà chưa vươn ra thị trường bên ngoài ?

“Vươn ra thị trường thế giới đó là điều chắc chắn và cũng là mục đích mà GOSTO đang hướng đến. Thương hiệu GOSTO cũng vừa mới ra đời, thời gian chưa lâu. Mình nghĩ, xây dựng thương hiệu phải bằng chính việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Sản phẩm của GOSTO trước tiên là nhằm phục vụ người Việt, tạo được niềm tin của và chiếm lĩnh thị trường trong nước trước khi vươn ra thị trường nước ngoài”

IMG_1317.JPG

Dấu ấn trình độ tay nghề của người thợ được đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ trên sản phẩm​

Dạo qua gian hàng trưng bày các mặt hàng thời trang cao cấp của GOSTO, dấu ấn để lại trong các sản phẩm là trình độ tay nghề thủ công của người thợ khéo léo đảm bảo đến từng chi tiết nhỏ. Bí quyết nào để GOSTO đạt được như vậy ?

Đó là vấn đề kỹ năng của người thợ, cùng với công nghệ, chất liệu và mẫu dáng sản phẩm. Năng suất bình quân của công nhân khi sản xuất ra các sản phẩm giày dép da cao cấp này bằng 1/10 so với sản xuất ra các sản phẩm giày dép Biti’s

Trước kia năng suất bình quân của công nhân sản xuất các sản phẩm Biti’s là 20 đôi/ngày thì ở GOSTO, mỗi ngày một người thợ chỉ hoàn tất được 2 đôi giày. Vì thế mà giá của sản phẩm GOSTO tuy cao hơn giá của các hãng khác ở trong nước, nhưng có chất lượng không thua kém hàng nhập ngoại và rẻ hơn sản phẩm cao cấp của nước ngoài đang có mặt tại thị trường Việt Nam như Louis Vuitton, Gucci, Channel, Cartier, Burberry,…

Giày dép GOSTO có giá từ 400.000 đồng – 2,3 triệu đồng/đôi; túi xách, bóp GOSTO giá từ 900.000 đồng – 4 triệu đồng/cái

IMG_1320.JPG

Giày dép và túi xách cao cấp của GOSTO có mức giá từ 400.000 đến 4.000.000 đồng/ sản phẩm​

Bên cạnh chất lượng, sản phẩm thời trang cao cấp, kiểu dáng cũng được GOSTO rất coi trọng. GOSTO luôn luôn có sự thay đổi thường xuyên về kiểu dáng các sản phẩm thời trang của mình, chú ý nhiều đến cách tân mẫu mã sản phẩm hơn là sản xuất mang tính đại trà

IMG_1316.JPG

Các mẫu giày dành cho nam giới khá mới mẻ được thiết kế bởi các chuyên gia tạo mẫu của hãng thời trang danh tiếng Chanel​

Về giày dép thì mỗi mẫu thiết kế chỉ sản xuất từ 60-100 đôi. Các mẫu túi xách cũng được sản xuất số lượng có hạn, mỗi năm chỉ tung ra hai bộ sưu tập trọn bộ từ đầu đến chân. Nhân dịp khai trương chi nhánh tại Hà Nội lần này, GOSTO còn giới thiệu dòng sản phẩm giày dành cho nam giới khá trang nhã với sự tư vấn thiết kế của một nhà thiết kế người Pháp đã từng làm việc tại hãng thời trang danh tiếng Chanel

IMG_1321.JPG

Hàng thời trang cao cấp Việt Nam giờ đây đã có mặt tại những trung tâm thương mại lớn, cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại nhập​

Nếu như trước đây các trung tâm thương mại lớn là nơi dành riêng cho các thương hiệu thời trang cao cấp ngoại nhập thì nay đã bắt đầu xuất hiện các thương hiệu sản phẩm thời trang cao cấp Việt, các doanh nghiệp đã chấp nhận chi phí cao để thương hiệu sản phẩm của mình có mặt và cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại nhập. GOSTO đã mạnh dạn thực hiện điều đấy

Với chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước bằng chính chất lượng, kiểu dáng sản phẩm và hệ thống phân phối hợp lí của mình trước khi vươn ra bên ngoài, hi vọng một ngày không xa, GOSTO sẽ vươn ra thị trường thế giới, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam như chính ý nghĩa thương hiệu
 
Top