What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Geleximco

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Geleximco​

Gặp lại ông chủ của tập đoàn xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) tôi thực sự ngạc nhiên. Thời buổi kinh tế khó khăn, theo con số của bộ KHĐT mà báo chí đã đưa tin, cả nước hiện có 47.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Nhiều doanh nhân lừng lẫy một thời cũng đang “Méo mặt”! Ấy vậy mà ông chủ của một tập đoàn lớn đang đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng vào nhiều dự án trong cả nước, lại như trẻ ra đến mấy tuổi, gương mặt tràn trề niềm vui …

Nhà giàu có vợ đẹp


VoOVuVanTien-DNNguyenThiQuynhMai2.jpg

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai​


Ông bảo, ông vừa có ba niềm vui lớn. Niềm vui mà lâu nay tôi vẫn lo cho ông ấy là cái bệnh gan. Ông đã chữa khỏi hẳn. Đúng hơn, ông đã cấy ghép gan thành công. Thành công đến kỳ diệu. Ông vén tay áo lên “ Anh xem, da em bây giờ thế này cơ mà …Trước đây, em chỉ mong được có nước da như anh …”

Tôi nhìn nước da trắng hồng của ông và nghe ông kể về ca ghép gan mà ông cho là “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ông kể về giám đốc bệnh viện Việt Đức Nguyễn Tiến Quyết, về các chuyên gia nước ngoài, về những người đã giúp ông “ cải lão hoàn đồng ” như thế nào …

Ông kể về người vợ của mình đã thức trắng đêm bên giường bệnh với hai lần thập tử nhất sinh (Một lần ở Mỹ năm 2010 và lần này) đã lo mọi điều cho chồng …với niềm hạnh phúc và tự hào không dấu nổi trong ánh mắt, trong lời nói …

Niềm vui thứ hai là sau ca phẫu thuật một tháng, ông đã chỉ đạo hoàn tất việc xây dựng và khánh thành khu tưởng niệm doanh điền sứ Nguyễn công Trứ với diện tích gần ba héc ta, đầu tư 30 tỷ đồng tại vùng Tiền Hải (Thái Bình) quê ông

Tôi xem những bức ảnh khu doanh điền sứ mang tên một nhà thơ, một danh nhân văn võ song toàn, một người có công khai khẩn ra vùng đất ven biển của tỉnh Thái Bình, nơi doanh nhân Vũ văn Tiền đã sinh ra, lớn lên và hiểu rằng, ông đã tri ân quê hương mình một việc làm có ý nghĩa. Khu doanh điền sứ không chỉ là nơi để thờ phụng một người có công với nước mà còn là một khu công viên tuyệt đẹp để người dân địa phương có nơi vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu …Một lá phổi xanh của vùng quê nghèo, đất chật người đông …

Niềm vui thứ ba là nhà máy sản xuất giấy của tập đoàn ông ở Tuyên Quang đã cho ra lò thành công mẻ bột đầu tiên

Khi tôi hỏi ông trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân điêu đứng …ông phải làm gì để các công ty, xí nghiệp trong tập đoàn của ông đứng vững và phát triển? Ông bảo: Bây giờ là lúc phải xiết chặt lại, xiết chặt mọi thứ, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó xem xét lại các hạng mục, các dự án, cân nhắc thật kỹ để chọn ra cái gì cần tiếp tục đầu tư, cá gì cần loại bỏ …

Chẳng phải chỉ có chính phủ phải xiết chặt mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, doanh nhân cũng phải tự mình xiết chặt…

Ông cho biết, bây giờ ông trở lại điều hành tập đoàn (Sau một thời gian ông giao lại cho người em ruột Vũ Văn Hậu). Bây giờ, mỗi tháng, số tiền lương và các chi phí cho bộ máy điều hành của tập đoàn dù đã tính toán, xiết chặt rồi cũng vẫn lên đến con số hàng chục tỷ đồng. Phải chi mỗi tháng hàng chục tỷ đồng tiền mặt trong thời điểm hiện nay không phải là chuyện đơn giản

Tôi bảo ông rằng trong phần đầu bài viết về ông đã đăng trên TamNhin.Net, tôi nhận được khá nhiều phản hồi của bạn đọc. Họ muốn biết thêm về người vợ của ông, về quá trình lập nghiệp của chính bản thân ông …

vuvantien.jpg

Ông Vũ Văn Tiền​

Lần này, gặp lại ông, tôi có điều kiện đàm đạo về nhiều thứ quanh gia đình của một doanh nhân. Đàm đạo với vợ ông, cũng là một doanh nhân hiện đang quản lý trực tiếp một khách sạn lớn ở Quảng Ninh

Bây giờ tôi mới biết, vợ ông, Nguyễn Thị Quỳnh Mai đã tốt nghiệp trường đại học y khoa Hà Nội (hệ 6 năm), về mặt nào đó cũng có thể nói là một bác sỹ

Chả trách, Mai đã chăm sóc chồng tốt như vậy. Tôi nói là chăm sóc về mặt sức khỏe, vì nhiều năm qua ông bị một chứng bênh khá nan giải mà bây giờ ông đã chữa khỏi

Trò chuyện, tôi thật sự ngạc nhiên về những kiến giải sâu sắc, nhiều mặt của người vợ mà lâu nay tôi chỉ nghĩ là một người vợ đẹp,biết chăm sóc, yêu thương chồng, con …

Mai nói về hiện trạng của các ngân hàng hiện nay. Mai cho rằng cơ cấu lại ngân hàng không chỉ dùng biện pháp hành chính là đủ. Một ngân hàng to chưa chắc đã hơn một ngân hàng nhỏ. Vấn đề là chất lượng hoạt động của ngân hàng. Không thể sát nhập hay tái cơ cấu bằng cách mua lại giấy phép, hay sát nhập theo theo con số cộng đơn thuần. Không thể có hiệu quả tốt nếu làm theo cách ấy !

Mai cũng băn khoăn vì, hiện nay, người ta “tôn vinh” doanh nghiệp, doanh nhân nhiều quá. Nói đến doanh nghiệp, doanh nhân nhiều quá… Trong lúc có những ngành rất cần được tôn vinh như những người làm công tác khoa học, nhất là khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành. Một đất nước muốn phát triển bền vũng cái nền tảng là khoa học, các nhà khoa học. Mà ở ta, những nhà khoa học chân chính còn nghèo, thu nhập thấp, ít được công luận chú ý, tôn vinh …

Mai lấy ví dụ về việc cấy ghép gan, nếu không có sự tiện bộ của khoa học làm sao chồng mình chữa được chứng bệnh khó chữa đó !

Tôi hỏi Mai, làm vợ một người giàu có, một doanh nhân, chăm sóc ba đứa con, lại tham gia hoạt động kinh doanh, làm bà chủ một khách sạn lớn thời gian sẽ thế nào ?

Mai nói, mình phải biết sắp xếp thời gian cho hợp lý, biết ưu tiên giai đoạn nào cần tập trung giải quyết trước tiên vấn đề gì. Thời gian cho mọi người tưởng như nhau, nhưng thực ra, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp của người đó. Là người có cá tính mạnh, nhưng Mai luôn lắng nghe mọi người chứ không nhất nhất làm theo ý mình. Có người hỏi Mai sao không ăn mặc sắm sửa, đi lại như những bà chủ giàu có…Mai cười: Mình mặc gì, đi xe gì, đeo trang sức gì …thì mình vẫn là mình mà thôi. Những thứ ngoại thân ấy không làm nên giá trị con người !

Ngày hai người mới quen nhau, doanh nhân Vũ văn Tiền bấy giờ còn là một chàng trai rụt rè, một học viên của học viện kỹ thuật quân sự. Sau nhiều năm làm công ăn lương ở một xí nghiệp xuất nhập khẩu bao bì của nhà nước cho đến năm 1993 mới ra thành lập công ty riêng

Hôm mới rồi, Vũ văn Tiền còn mời ca sỹ Chế Linh, Trung Đức, Thanh Hoa … cùng bạn bè, thân thích và cán bộ công nhân viên đến tầng 4 của tòa nhà cao 18 tầng, trụ sở chính của tập đoàn tại 36 Hoàng Cầu, tổ chức một đêm ca nhạc tri ân. Tôi cũng có mặt trong buổi giao lưu, thật cảm động. Người hát và người nghe như hòa làm một, trong tiếng vỗ tay ngỡ như không dứt …

Vũ văn Tiền nói, 30 năm trước, đói run người vẫn say mê nhe ca sỹ Chế Linh, Trung Đức, Thanh Hoa … hát. Nghe qua một chiếc loa phóng thanh công cộng, trong những ngày cắp sách đến trường. Nghe từ chiếc cát sét cũ kỹ trong các đám cưới ở quê thời bấy giờ …

Con người, thật lạ, khi đã trở nên giàu có, thành đạt lại không thể nào quên thủa hàn vi

Nhưng, tri ân với những gì đã qua thì mỗi người lại có cách thức khác nhau. Cách thức như vợ chồng doanh nhân Vũ văn Tiền đã làm, phải chăng là cách thức của những người có tâm, có học ?!

Dương Kỳ Anh
 
Tập đoàn Indonesia mua 70% cổ phần Xi măng Thăng Long

VuVanTien4d059_zps9d1eef1e.jpg

Ông Vũ Văn Tiền (hàng trước, phải) và ông Soetjipto ký kết thỏa thuận cổ đông chiến lược chiều 18/12 trước sự chứng kiến của lãnh đạo các bộ, ngành hai nước Viêt Nam và Indonesia​

Trên thị trường chứng khoán Indonesia, Semen Gresik là 1 trong 10 công ty có giá trị vốn hóa trên 9 tỷ USD. Đây là thương vụ M&A đầu tiên của Semen Gresik ngoài lãnh thổ Indonesia

Chiều qua 18/12, Công ty CP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã chính công bố Tập đoàn Semen Gresik (Indonesia) trở thành cổ đông chiến lược của Xi măng Thăng Long, với tỷ lệ nắm giữ cổ phần lên tới 70%

Theo đó, Tập đoàn sản xuất xi măng lớn nhất Đông Nam Á đã hoàn tất việc mua lại 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long, tương đương với giá trị khoảng 230 triệu USD trên 335 triệu USD tổng giá trị của doanh nghiệp này

Xi măng Thăng Long hiện có công suất 2,3 triệu tấn/năm. Với sự đầu tư mạnh mẽ từ Semen Gresik, vốn điều lệ của Xi măng Thăng Long sẽ tăng từ 1.720 tỷ hiện nay lên 4.200 tỷ đồng. Theo ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Geleximco - dự kiến đến năm 2016, Xi măng Thăng Long sẽ nâng công suất lên 6,3 triệu tấn/năm,với việc xây thêm nhà máy Thăng Long số 2 và một nhà máy ở Bình Phước

Còn theo ông Dwi Soetjipto - Tổng Giám đốc Semen Gresik: "Việc đầu tư vào Xi măng Thăng Long sẽ gia tăng đáng kể khả năng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng tại thị trường Việt Nam và cơ hội để thỏa mãn sự thiếu hụt nguồn cung tại Indonesia"

Semen Gresik là tập đoàn xi măng của nhà nước, chiếm khoảng 42% thị phần xi măng tại Indonesia. Hiện Cemen Gresik có công suất đạt 23 triệu tấn/năm, và dự kiến nâng lên 26 triệu tấn/năm vào cuối năm nay

Trên thị trường chứng khoán Indonesia, Semen Gresik là 1 trong 10 công ty có giá trị vốn hóa trên 9 tỷ USD. Đây là thương vụ M&A đầu tiên của Semen Gresik ngoài lãnh thổ Indonesia

Tại Việt Nam, Geleximco được biết đến như là một tập đoàn tư nhân đa ngành, với 20 công ty thành viên và nhiều công ty liên kết khác. Geleximco hiện là cổ đông chiến lược của nhiều công ty lớn ở nhiều lĩnh vực tại Việt Nam như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Chứng khoán An Bình (ABS), Xi măng Thăng Long, Giấy An Hòa, Nhiệt điện Thăng Long, Vigeba, Bảo hiểm VietnamAirlines, Tập đoàn công nghệ CMC...

Hồng Kỹ
 
Sự trở lại của doanh nhân Vũ Văn Tiền

Khó khăn cũng là cơ hội để các đại gia có tiềm lực khẳng định mình và mở rộng thị phần.

Anh-Tien-d8019.jpg

Ông Vũ Văn Tiền​

Vừa trở lại cuộc sống sau những phút giây sinh tử đối mặt với ca ghép gan hiểm nghèo, doanh nhân Vũ Văn Tiền gây ấn tượng với giới báo chí ngay trong cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cộng đồng DN Việt vào những ngày cuối năm 2011 khi phát biểu: “DN trong tình trạng rất khó khăn, 90% đang ốm nặng chờ sự trợ giúp của Nhà nước”.

Dù ai cũng biết là kinh tế và DN thời điểm đó đang khó khăn, song phát biểu của ông vẫn gây sốc, khiến cho những người tham dự cuộc gặp phải giật mình. Trong khi đó, rất nhiều chủ tịch các tập đoàn, DN khác vẫn không thẳng thắn nhìn nhận tình trạng nguy hiểm đang đến gần mà tận dụng cơ hội hiếm hoi này để đem lại bức tranh chân thật nhất về nỗi vất vả của DN đến người lãnh đạo cao nhất nước.

Một năm sau, những điều nói thẳng, nói thật của ông đã được chứng minh. Nhiều DN, từ những công ty tư nhân quy mô chưa tới chục người, đến cả những tập đoàn vài chục nghìn lao động chao đảo, ngừng hoạt động và bên bờ phá sản. Đến lúc này, nhiều người tự hỏi, giá như sự thực được nhìn nhận sớm hơn, giá như những quyết sách hỗ trợ DN được đưa ra sớm hơn và thực hiện quyết liệt hơn, có lẽ bức tranh kinh tế đã không ảm đạm như những ngày cuối năm con Rồng. Gặp lại ông sau một năm, hỏi ông, vừa bệnh nặng trở về sao lại phát biểu thật thế, ông nói: “Không nhìn thẳng vào sự thực, trên trận chiến kinh tế mà mơ hồ thì sẽ bị tiêu diệt”. Tính thẳng thắn, bộc trực của ông là vậy.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2012, dấu ấn ông Tiền thể hiện đậm nét trong thương vụ Tập đoàn Xi măng lớn nhất Indonesia Semen Gresik đầu tư vào Xi măng Thăng Long và sẽ sát cánh cùng Geleximco trong lĩnh vực này. Khi biết rằng, gần 50 nhà máy xi măng trên toàn quốc đều trong hành trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và thương vụ trên được đàm phán rốt ráo, triển khai trong thời gian chưa đầy 4 tháng, không ít chuyên gia trong lĩnh vực M&A thốt lên “thật khâm phục ông Tiền”. Đành rằng, bên cạnh ông có các nhân sự giỏi tư vấn về tài chính, về luật, song nếu không hiểu biết, không quyết đoán và ra quyết định kịp thời, cơ hội thu hút nhà đầu tư sẽ trôi qua. Ở thời điểm vốn đầu tư chọn lọc dự án như hiện nay, cuộc cạnh tranh tìm nhà đầu tư chiến lược thực thụ (không phải các nhà đầu tư tài chính đơn thuần) đang rất khốc liệt.

Vẫn có những người bán tín bán nghi về sự kiện này và cười nhạt: “Một hình thức gán nợ ấy mà. Làm gì có tiền thật”. Nhưng chắc rằng, nếu được nhìn thông báo của các ngân hàng nước ngoài về việc tiền đã được chuyển trước ngày 2 bên ký hợp đồng, họ sẽ không còn suy nghĩ như vậy. Nghi ngờ của họ cũng dễ hiểu bởi nếu không phải ông Tiền, không dễ ai có thể làm được điều đó.

Đây thực sự là một điểm sáng trong bức tranh hoạt động của cộng đồng DN năm 2012, nhưng ông Tiền không muốn nói nhiều về sự kiện này, ông bảo: “Các DN đang khó khăn, đồng nghiệp của mình đang lao tâm khổ tứ, lo ngày lo đêm cho sự nghiệp và công ty của họ. Mình phải chia sẻ”. Song đối tác nước ngoài là một trong những tập đoàn lớn nhất Indonesia, đây là khoản đầu tư lớn và họ muốn công bố rộng rãi thông tin. Đích thân ông Bộ trưởng Các DN nhà nước Indonesia Dahlan Iskan sang Việt Nam chứng kiến lễ ký kết. Bên lề sự kiện, cánh nhà báo Indonesia do Semen Gresik mời tham dự cứ thắc mắc với tôi, tại sao ông Chủ tịch Geleximco, cái con người gầy, nhỏ, có nụ cười hiền lành ấy lại có thể điều hành ngon lành hàng chục DN trong hệ thống của mình. Trước khi gặp ông, họ cứ ngỡ ông chủ Việt Nam phải là người bệ vệ, “ăn to nói lớn” kia. Nói về sự kiện, ông chỉ có một câu ngắn gọn: “Cám ơn Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương 2 nước, Indonesia và Việt Nam đã giúp đỡ, hỗ trợ, cho phép thực hiện thương vụ. Ngoài ra, còn có sự nỗ lực, tâm huyết, cố gắng của Ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Tập đoàn Geleximco đã làm nên thương vụ thành công mang dấu ấn tốt đẹp này”.

Để có cơ nghiệp như hôm nay, ông Tiền có nhiều cộng sự giỏi, nhưng ông là người không thể thiếu để khơi gợi nhiệt huyết, truyền lửa cho họ tỏa sáng. Một cộng sự của ông nói: “Trong những lúc khó khăn nhất mới thấy sức mạnh của anh Tiền”. Vào năm 2008, khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chính ông là người quyết định vào thành công của Ngân hàng An Bình (ABBank) trong việc thu hút Maybank, ngân hàng lớn nhất Malaysia đầu tư vào ABBank với giá trị gấp 5 lần mệnh giá. Sau đó, năm 2009, phát hành thành công 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 24 tháng và 390 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu thường kỳ hạn 24 tháng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Maybank. Nếu điểm tên các đối tác của Geleximco đến từ Nhật, Mỹ, Canada, EU... mới thấy cái duyên hợp tác với DN nước ngoài, có thương hiệu quốc tế của ông Tiền. Song đã làm ăn với nước ngoài, làm gì có chuyện “không bột mà gột nên hồ”. Khi các "đại gia" đã bỏ tiền của ra, họ phải thẩm định dự án rất kỹ. Tìm hiểu về số vốn hàng trăm triệu USD cùng hiệu quả cao của các dự án, sẽ có câu trả lời vì sao ông Tiền lại thường xuyên "chơi" được với các DN lớn.

Nắm trong tay gần 30 DN, trong đó có nhiều dự án đầu tư tầm cỡ vài trăm triệu USD, vai trò và dấu ấn Vũ Văn Tiền tại Tập đoàn Geleximco rất sâu đậm. Song để DN tiếp tục phát triển không thể thiếu đội ngũ kế cận có năng lực và tâm huyết. Sau ca ghép gan thành công, ở tuổi 53, ông Tiền đã dự kiến tìm người kế nhiệm để đào tạo dần. Tuy nhiên, những biến cố trên thương trường đầy khắc nghiệt của năm 2012 không cho phép đầu tàu như ông nghỉ ngơi. Ở thời điểm nước sôi lửa bỏng này, Tập đoàn cần một người chèo lái khôn ngoan và sắc sảo, biết người, biết ta như ông. Vậy là người ta lại thấy ông xuất hiện trên thương trường, lại làm việc bất kể giờ giấc. Bạn bè và người nhà có nói rát “sức khỏe giờ quý hơn vàng”, ông cũng chỉ dám mỗi ngày dành một lượng thời gian nhất định cho nghỉ ngơi và thể thao theo chỉ định điều trị của bác sỹ.

DN là cuộc đời của mỗi doanh nhân, tâm huyết của doanh nhân Vũ Văn Tiền là sự phát triển và lớn mạnh của Tập đoàn Geleximco với những lĩnh vực chủ lực gồm bất động sản, tài chính ngân hàng, công nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, trong đó chủ yếu là sản xuất công nghiệp. Ông Tiền bảo, phi thương bất phú, nhưng đến giai đoạn này thì sản xuất vẫn là gốc. Làm công nghiệp tuy mệt, lại không sinh lãi nhanh nhưng bền. Với ông, cây muốn vững thì gốc rễ phải bền, phải lớn trên nền đất sạch. “Thương trường không phải là chiến trường, kinh doanh có lợi nhuận nhưng làm sao để mọi người đều có lợi”, triết lý kinh doanh ấy khiến Vũ Văn Tiền có nhiều bạn bè và ai cũng quý mến ông.

Có độ nhạy bén và sắc sảo về kinh doanh, tầm nhìn xa trong các dự án đầu tư, song không phải lúc nào Vũ Văn Tiền cũng thành công. Có những dự án, ông cũng thất bại và thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Điều gì giúp Vũ Văn Tiền cân bằng trong cuộc sống? Ẩn sau một ông chủ DN giàu tiềm lực là một doanh nhân rất có tâm hồn nghệ sỹ. Ông Tiền thích nghe dân ca, nhạc đỏ, ông bảo nhân viên, những lúc khó khăn như hiện nay, nghe được bài hát hay lại thấy mệt mỏi tan biến, lại thấy yêu đời để có tinh thần cống hiến. Với tôi, đã chục năm biết ông thì Vũ Văn Tiền vẫn vẹn nguyên là một con người bình dị, chân tình, cởi mở và đặc biệt nói chuyện rất có duyên. Không ít doanh nhân, trong câu chuyện với cánh nhà báo, ngay cả khi đã coi nhau như những người bạn vẫn có gì đó nghiêm nghị và khuôn phép, song trò chuyện với Vũ Văn Tiền luôn đem lại cảm giác thoải mái, hơn nữa, người đối diện có thể rút ra nhiều bài học cho riêng mình về cách sống, cách làm việc và ứng xử qua lối kể chuyện dí dỏm và thông minh của ông.

“Khi thành đạt không tự mãn, khi gặp sóng gió không mềm lòng. Tiền bạc, vốn liếng có thể hết rồi lại có. Chỉ còn lại tình đời, tình người, ghi những dấu ấn tốt đẹp cho người thân, bạn bè, cộng sự là mãi mãi bền lâu”, ông tâm sự.

Một năm mới lại đến, dẹp sang một bên những áp lực, âu lo để cùng hướng về tương lai tươi đẹp hơn, chúc cho những người lính thời bình như doanh nhân Vũ Văn Tiền sức khỏe để tiếp tục chèo lái con tàu Geleximco chinh phục những vùng đất mới.
 
Top