What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn IBM

LOBBY.VN

Administrator
IBM thương hiệu 100 năm

IBM100year.jpg

Xây dựng nền tảng văn hóa khá lập dị ngay từ đâu, mang công ty đi đánh cược một thời gian....là những bí quyết sống lâu trăm tuổi của IBM

IBM sẽ bước sang tuổi 100 trong tháng này. Đáng nói là, IBM vẫn luôn tồn tại rất vững vàng trong suốt lịch sử của mình, chỉ trừ 1 lần vào đầu những năm 90, khi công ty này suýt phá sản. Năm 1911, công ty có thu nhập thuần 800 000 USD. Năm 2010, thu nhập thuần lên đến 14,8 tỷ USD. Còn giá cổ phiếu thì đã tăng lên gần 40 000 lần

Rất nhiều thành công của IBM được cho là có liên quan đến thời gian đầu tiên của hãng này cùng với những hành động của Thomas Watson Sr., người đã điều hành IBM từ năm 1914 đến 1952. Các nhà khởi nghiệp và CEO ngày nay có thể học từ Watson, đặc biệt nếu họ muốn xây dựng một công ty tồn tại lâu dài

Và đây là 5 bài học từ ông Watson để xây dựng công ty 100 tuổi:

1. Lúc bắt đầu, hãy thuyết phục mọi người rằng công ty của bạn chính là định mệnh, cho dù điều đó có vẻ hơi điên rồ

IBM chào đời năm 1911, khi đó là công ty Điện toán – Lập bảng – Ghi dữ liệu (C-T-R), một thứ hỗn hợp tạp nham được kết hợp bởi các công ty thông tin ảo qua vụ thu mua của chủ nợ Charles Flint tại Wall Street. Khi thuê Watson về quản lý năm 1914, C-T-R đang trong tình trạng rất hỗn loạn. Tinh thần thì tụt dốc. Quản lý các ban đấu đá lẫn nhau. Vậy Watson đã làm gì? Ông đã làm nhân viên của mình ngỡ ngàng khi nói với họ rằng họ đang gây dựng một công ty tầm cỡ thế giới, một công ty rất quan trọng

Nguyên văn được ghi lại từ cuộc họp đầu tiên của Watson với 30 điều hành viên cấp cao, Watson bảo họ phải nỗ lực bán sản phẩm, “luôn luôn nghĩ rằng doanh nghiệp này có một tương lai rất tươi sáng, và mỗi người trong các bạn đều có góp phần đến tương lai doanh nghiệp này.” Ông nhắc đi nhắc lại vấn đề thời gian lâu dài, và đổi cái tên C-T-R sang một cái tên khác tầm cỡ hơn: Máy móc Kinh doanh Quốc tế (IBM). Cuối cùng, nhân viên đã tin ông, và họ cảm thấy họ không chỉ có 1 công việc, mà còn có 1 sứ mệnh. Bạn sẽ vẫn tìm thấy thái độ như vậy tại các hội trường của IBM ngày nay

2. Xây dựng văn hóa kiểu sùng bái, mà trong đó, mọi người hoặc là chạy theo, hoặc là rời bỏ

Watson là một trong những CEO đầu tiên thực sự hiểu rằng một công ty manh – cũng như một quốc gia – phải được xây dựng trên nền giá trị văn hóa và chia sẻ. Và rồi Watson đã đưa lý thuyết đó đến đỉnh điểm, gây dựng một nền văn hóa khá lập dị, nó níu chặt bất cứ ai đến với mình – và xua đuổi những người không muốn tham gia

Sự lập dị ấy bao gồm những dấu hiệu tư duy nổi tiếng, chính sách không cồn (ngày nay IBM vẫn không trả tiền rượu trong bữa ăn tối cho các điều hành viên đi công tác), trang phục kiểu áo sơ mi trắng cứng, và bài hát truyền thống tập thể về IBM. Cực điểm trong nền văn hóa bất thường của Watson là một sự kiện thường niên giữa thế kỉ 20, đó là đưa hàng ngàn nhân viên bán hàng hàng đầu của công ty đến sườn đồi ở Endicott, New York, và cho họ ở trong những chiếc lều

Trong khi khó mà tìm thấy nổi một công ty công nghệ ngày nay lập dị như vậy, Netflix chính là một ví dụ cho một nền văn hóa mạnh mẽ, khác người – và kết quả là, đó cũng là công ty có tốc độ thay thế khách hàng thấp nhất tại thung lũng Silicon

3. Đem công ty đi đặt cược một thời gian

Trong những năm 1930, với cơn giận dữ của cuộc Đại khủng hoảng, Watson đã tung một con súc sắc. Trong khi các đối thủ cạnh tranh sa thải nhân viên, đóng cửa nhà máy và cắt giảm R&D, Watson từ chối bất cứ hành động nào tương tự, và thực tế, ông đã xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại nhất tại Endicott năm 1933. Ông muốn công ty phải sẵn sàng cho sự bùng nổ nhu cầu khi nền kinh tế khởi sắc trở lại. Song do cuộc khủng hoảng kéo dài, tài chính của IBM đã gần như kiệt quệ

Và rồi, năm 1936, khi Luật An sinh Xã hội được thông qua, gây ra vấn đề thông tin lớn nhất cho Chính phủ và doanh nghiệp cho đến giờ – ghi lại tất cả các chi phiếu. Duy nhất một công ty có thể giải quyết được chuyện này: IBM. IBM lúc đó đã có sẵn máy móc, nhà máy vận hành, và công nghệ mới. Thế là việc kinh doanh của IBM tăng vùn vụt

Ông Watson và con trai của mình, Thomas Watson Jr., tiếp tục đem công ty ra đánh cược vài lần nữa, bao gồm cả ván cược có lẽ là liều lĩnh nhất của IBM, cho máy tính System/360 hồi những năm 1960. Có thể tưởng tượng vụ 360 như một ván cược của Apple lên iPhone – nếu hãng này ngừng sản xuất mọi sản phẩm khác cùng một lúc

4. Khiến mọi người phải nói về bạn

Ở thời của Watson, đa số dân chúng không bao giờ sử dụng hay hiểu được máy điện toán ứng dụng của IBM. Do vậy, Watson lại tiếp tục tìm cách để khiến mọi người chú ý. Năm 1939, ông đã tổ chức “Ngày IBM” hoành tráng tại Hội chợ Thế giới ở New York. Những năm 1940, ông đã thiết lập một trong những máy tính điện tử đầu tiên của IBM ở hội trường trụ sở công ty trên đường Madison Avenue, do đó mọi người đi qua đều có thể nhìn thấy máy hoạt động

IBM chưa bao giờ quên giá trị của những hành động như vậy. Những năm 1990, IBM được lên trang nhất các báo khi sản phẩm Deep Blue đánh bại quán quân cờ vua thế giới Gary Kasparov. Cũng trong năm này, máy tính Watson của IBM đã đánh bại hai quán quân mọi thời đại trong chương trình Jeopardy! trên tivi

5. Trao quyền cho người kế nhiệm giỏi hơn bạn

Thử thách này có lẽ là khó hơn cả - nhưng cực quan trọng nếu muốn xây dựng một công ty 100 năm. Không có lãnh đạo nào có thể gắn bó với công ty suốt 1 thế kỉ. Người kế nhiệm đầu tiên phải là một lãnh đạo giỏi ngang ngửa, hoặc có thể vượt qua cái bóng của người sáng lập công ty. Vấn đề là, những nhà sáng lập giỏi thường là những người đầy quyền lực, khiến những cá nhân kiệt xuất khác phía dưới họ phải bỏ đi

Watson đã may mắn. Ông có một người con trai, Tom Watson Jr., người tài năng và có ý chí giống như bố. Hai người bọn họ đã đấu đá như điên, tuy vậy Tom vẫn không bỏ đi. Sau khi điều hành IBM gần 40 năm, ông Watson đã trao quyền cho con trai Tom, người đã nhanh chóng lèo lái IBM sang kỉ nguyên máy tính điện tử. Sự ra đời của thiết bị điện tử đã cho phép Tom Watson gây dựng trên nền tảng quá khứ, nhưng lại chỉ tung ra những thứ lỗi thời – trong trường hợp này, IBM nương tựa vào máy dập thẻ

Đây là thời điểm mà nhiều công ty bắt đầu đặt chân lên con đường 100 năm. Microsoft cần một người kế nhiệm xuất sắc cho Bill Gates, người có thể thoát khỏi sự ám ảnh của Windows và máy tính cá nhân, để đưa công ty đến tương lai mới. Steve Ballmer không thể làm được điều đó. Apple, sau Steve Jobs sẽ cần một lãnh đạo mới, người mà có nguyện vọng, như mọi người vẫn nói, tư duy khác Steve Jobs

Rõ ràng là, không dễ gì để trở thành một công ty tầm cỡ trong gần 100 năm. Việc này cần phải có nền tảng văn hóa ngay từ khi bắt đầu, vài vụ đánh cược và may mắn trên suốt chặng đường, và một người kế nhiệm xuất sắc khi cần. Hãy luôn nhớ những điều này, và bạn có thể đoán được các công ty nào trong thời đại ngày nay có thể sống đến 100 tuổi
 
Last edited:
IBM thâu tóm Red Hat với giá 34 tỷ USD
IBM xác lập kỷ lục mới của ngành công nghiệp phần mềm

Ngày 29/10, IBM xác nhận bản hợp đồng kỷ lục 34 tỷ USD mua lại công ty phần mềm mã nguồn mở Red Hat, qua đó xác lập kỷ lục mới của ngành công nghiệp phần mềm


IBM thâu tóm Red Hat với giá 34 tỷ USD

IBM đã xác nhận bản hợp đồng kỷ lục 34 tỷ USD mua lại Red Hat, công ty phần mềm cung cấp nền tảng đám mây mã nguồn mở. Thỏa thuận hiện đã được Ban Giám đốc của hai công ty chấp thuận, và đang đợi sự đồng ý của cổ đông Red Hat, cũng như các thủ tục pháp lý. Dự kiến, quá trình thâu tóm Red Hat của IBM sẽ hoàn thành vào nửa cuối năm 2019

Từ lâu, IBM đã được biết tới nhờ các thiết bị máy trạm dành cho doanh nghiệp. Từ tháng 5/2018, IBM đã hợp tác cùng Red Hat để phát triển dịch vụ lưu trữ dữ liệu kết hợp máy chủ và hệ thống đám mây. Sau vụ sáp nhập này, Red Hat sẽ hoạt động như một đơn vị trong đội ngũ Hybrid Cloud của IBM (trị giá 19 tỷ USD), và tiếp tục tập trung vào lĩnh vực phần mềm mã nguồn mở

Chủ tịch Ginni Rometty, kiêm Tổng giám đốc IBM tuyên bố“Vụ mua lại Red Hay sẽ thay đổi cuộc chơi, thay đổi tất cả thị trường điện toán đám mây”. Bà Rometty nói thêm: “IBM sẽ trở thành nhà cung cấp đám mây hàng đầu thế giới, cung cấp giải pháp duy nhất để khai thác toàn bộ giá trị đám mây cho các doanh nghiệp”
IBM cho biết nền tảng đám mây sẽ tương thích tốt với cả với các dịch vụ mở rộng của Linux, Kubernetes, quản lý đám mây và tự động hóa. Công ty sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác như AWS, Azure (Microsoft), Google Cloud, Alibaba…

Mặc dù dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay thuộc về Amzon, nhưng thị trường đám mây vẫn còn rộng mở. Theo thống kê ước tính khoảng 80% phần trăm doanh nghiệp “chưa chuyển sang sử dụng đám mây”. Thông qua việc mua lại Red Hat, IBM sẽ có cơ hội tốt hơn để giải quyết vấn đề đó


Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc IBM Ginni Rometty cho rằng thương vụ lịch sử giữa IBM và Red Hate sẽ mở ra chương mới của đám mây

“Hiện nay, chỉ có 20% các công ty đang trên hành trình đám mây hóa dữ liệu, sử dụng sức mạnh thuật toán để giảm thiểu chi phí”. Bà Rometty nói: “80% còn lại sẽ mở khóa giá trị kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng (của IBM). Đây là chương tiếp theo của đám mây. Điều này đòi hỏi (các doanh nghiệp) phải chuyển các ứng dụng kinh doanh sang đa đám mây, trích xuất dữ liệu nhiều hơn và tối ưu hóa mọi phần mềm doanh nghiệp, từ chuỗi cung ứng đến bán hàng”

Hơn hết, thương vụ này sẽ cung cấp cho IBM nền tảng vững chắc hơn nhiều so với phần mềm mã nguồn mở, điều cốt lõi mà Red Hat xây dựng và phát triển cho tới nay

Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Red Hat Jim Whitehurst chia sẻ “Mã nguồn mở là lựa chọn mặc định cho các giải pháp công nghệ hiện đại. Tôi vô cùng tự hào về vai trò Red Hat, khi đã hiện thực hóa điều này trong doanh nghiệp”. Ông Whitehurst giải thích: “Việc gia nhập lực lượng IBM sẽ cung cấp cho chúng tôi quy mô lớn hơn, các nguồn lực và khả năng thúc đẩy tác độc của mã nguồn mở làm nền tảng cho chuyển đổi số, đưa Red Hat tới nhiều đối tượng khách hàng hơn, trong khi vẫn duy trì văn hóa doanh nghiệp và cam kết vững chắc đổi mới nền tảng mã nguồn mở”

Vụ thâu tóm Red Hat sẽ giúp IBM vươn lên vị trí cạnh tranh trực tiếp với dịch vụ AWS. Tuy nhiên, Phó chủ tịch cấp cao của IBM, Arvind Krishna cam kết tiếp tục duy trì hợp tác với Amazon: “IBM cam kết trở thành nhà cung cấp đám mây đích thực, và chúng tôi sẽ ưu tiên sử dụng công nghệ Red Hat trên nhiều dịch vụ đám mây khác nhau”. IBM Hybrid Cloud sẽ hỗ trợ công nghệ mã nguồn mở trên tất cả nền tảng, tối đa khả năng tương thiết với các thiết bị trên toàn cầu

Thương vụ kỷ lục của ngành công nghiệp phần mềm


IBM đã hợp tác cùng Red Hat từ giữa năm 2018 để phát triển dịch vụ lưu trữ đa đám mây Hybrid Cloud

Bằng việc thâu tóm Red Hat với giá 34 tỷ USD, IBM đã lập kỷ lục mới trong lịch sử ngành công nghiệp phần mềm, vượt qua vụ mua lại LinkedIn (26,2 tỷ USD) của Microsoft vào năm 2016. Tuy nhiên, đây chưa phải là thương vụ giá trị nhất của giới công nghệ nói chung. Đứng đầu danh sách là Dell, khi chi 67 tỷ USD để mua công ty lưu trữ dữ liệu EMC cuối năm 2015. Dưới đây là danh sách các thương vụ kỷ lục của giới công nghệ

Thương vụ công nghệ hàng đầu
  1. 1. 67 tỷ USD - Công ty máy tính cá nhân Dell mua công ty lưu trữ dữ liệu EMC.
    2. 37 tỷ - Gã khổng lồ bán dẫn Broadcom thâu tóm công ty bán dẫn Avago Technologies.
    3. 34 tỷ USD - IBM mua nhà cung cấp phần mềm nguồn mở Red Hat.
    4. 31,4 tỷ USD - Tập đoàn SoftBank của Nhật Bản mua công ty bán dẫn ARM Holdings.
    5. 26,2 tỷ USD - Công ty phần mềm Microsoft mua mạng xã hội Linkedin vào năm 2016.
Thương vụ phần mềm hàng đầu
  1. 1. 34 tỷ USD - IBM mua nhà cung cấp phần mềm nguồn mở Red Hat vào năm 2018.
    2. 26,2 tỷ USD - Công ty phần mềm Microsoft mua mạng xã hội LinkedIn năm 2016.
    3. 22 tỷ USD - Mạng xã hội Facebook mua ứng dụng nhắn tin WhatsApp năm 2014.
    4. 13,5 tỷ USD - Nhà sản xuất phần mềm bảo mật Symantec mua nhà sản xuất phần mềm quản lý lưu trữ Veritas năm 2004 (con số thực tế là 18 tỷ USD do lạm phát).
    5. 11 tỷ USD - Công ty cơ sở dữ liệu Oracle mua công ty phần mềm nhân lực PeopleSoft vào năm 2004 (14,7 tỷ USD do lạm phát).
Thương vụ giá trị nhất từ trước đến nay
  1. 1. 202 tỷ USD - Hãng viễn thông Anh Vodafone mua công ty viễn thông Mannesmann của Đức năm 2000 (296 tỷ USD do lạm phát).
    2. 165 tỷ USD - ISP AOL mua tập đoàn truyền thông Time Warner ở mức 200 (241 tỷ USD do lạm phát)
    3. 111,8 tỷ USD - Tập đoàn dược phẩm khổng lồ Pfizer mua công ty dược phẩm Warner Lambert năm 1999 (164 tỷ USD do lạm phát).
    4. 130 tỷ USD – Công ty viễn thông Verizon Communications mua Verizon Wireless của Vodafone và Bell Atlantic vào năm 2013.
    5. 130 tỷ USD - Dow Chemical mua công ty hóa chất DuPont vào năm 2015.
TechCrunch
 
Top