What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn kinh tế Trung Quốc

LOBBY.VN

Administrator
Không khác biệt, không thể thành công

- Với Tổng giám đốc điều hành Haier Zhang Ruimin, điều đáng học hỏi nhất trên đời là những gì mà Tổng giám đốc General Electric Jack Welch đã làm được để biến General Electric thành một trong những công ty lừng danh nhất thế giới, đó là khiến cho mỗi nhân viên luôn thấy tràn đầy sức lực

gm.jpg

CEO Zhang Ruimin, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo

Zhang Ruimin muốn mỗi nhân viên đều cảm thấy mình có chỗ đứng trong công ty và họ đang tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp. Zhang Ruimin không có tham vọng biến nhân viên thành siêu nhân. Zhang Ruimin cũng không có mục tiêu phát triển công ty thành doanh nghiệp có quy mô khổng lồ. Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới luôn thay đổi đáng kể trong từng thập kỷ

Quy mô của một doanh nghiệp không bảo đảm cho sự thành công, trừ khi bạn luôn biết cách truyền sinh khí cho mọi nhân viên và giúp họ làm việc chăm chỉ, tận tâm. Zhang Ruimin thật lòng muốn biến Haier thành một điểm đến, nơi mọi nhân viên sáng tạo ra giá trị của riêng mình trên sân chơi toàn cầu. Nếu làm được điều này, Haier sẽ trở thành một doanh nghiệp giàu tính cạnh tranh

Cuối cùng, có ba câu hỏi ám ảnh Zhang Ruimin hàng ngày. Thứ nhất, Haier đã cung cấp đủ cho nhân viên những phòng làm việc tiện nghi, giúp họ tạo ra giá trị mới và phát triển bản thân? Mọi người đến đây chỉ để kiếm sống hay họ đến để thực hiện tham vọng của mình ?

Thứ hai, Haier đã đạt được cơ cấu tổ chức hợp lý chưa? Nhiều công ty lớn tổ chức xung quanh các bộ phận chuyên trách theo ngành dọc. Nhưng cơ cấu của Haier sẽ tốt hơn nếu có các nhóm dự án bao gồm thành viên là các nhân viên đến từ các bộ phận đa chức năng, được tổ chức theo nhu cầu thị trường. Đây là kiểu tổ chức nhấn mạnh đến phục vụ thị trường, chứ không phải làm hài lòng ai đó có quyền cao chức trọng tại công ty. Các nhân viên sẽ cảm thấy mình phục vụ khách hàng chứ không phải phục vụ cấp trên. Làm được việc này không phải dễ. Đó là do mọi người thường có xu hướng tập trung sự chú ý đến ông chủ, người sẽ trả lương cho họ. Vì vậy, gần đây Zhang Ruimin đưa ra các hình thức khuyến khích nhân viên làm việc đáp ứng các nhu cầu thị trường

Phần lớn nhân viên Haier được thưởng dựa trên thành tích làm việc của nhóm mình. Nếu một nhóm dự án được yêu cầu tăng tổng lợi nhuận của một loại sản phẩm nhất định từ 8 % lên 10%, sẽ có vài phương pháp được đặt ra. Có thể thay đổi thiết kế sản phẩm; thúc đẩy quá trình sản xuất; tìm cách giảm chi phí đầu vào hay một vài thứ khác

Tuy nhiên, nhóm sẽ không làm theo cách Zhang Ruimin hay một quan chức nào đó đề nghị mà phải tự đề ra kế hoạch. Thực tế, Haier không có hệ thống đặc quyền cho bất kỳ ai. Thay vì trả lương theo chức vụ, nhân viên được trả lương dựa trên kết quả làm việc. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người rời khỏi công ty thường than phiền về mức lương thấp của mình

Điều thứ ba Zhang Ruimin nghĩ đến hàng ngày là vấn đề chiến lược nền tảng. Làm sao để công ty tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh? Nếu một công ty không có quan điểm khác biệt thì nó sẽ không thể thành công trong dài hạn. Trước hết, điểm khác biệt đến từ sức sáng tạo sản phẩm. Hiện Haier đang khuyến khích tạo ra những sản phẩm đa chức năng. Haier cũng luôn khuyến khích nghiên cứu cơ bản nhằm tạo ra đột phá trong dài hạn

Ví dụ, sản phẩm máy lạnh không cần máy nén không khí hay máy giặt không cần chất giặt tẩy hoặc thậm chí là không cần nước. Đồng thời, Zhang Ruimin cũng đang cố gắng xây dựng năng lực marketing nhấn mạnh vào điểm khác biệt. Nhưng trước hết, Haier tập trung phát triển năng lực marketing trực tiếp cũng như tạo ra bước đột phá trong khâu vận chuyển và quản lý dòng tiền. Đây là điều rất khó đạt được, nhưng Haier vẫn quyết tâm

Ngày nay, vẫn còn tồn tại khoảng cách lớn giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với các công ty nước ngoài. Đó không phải là khoảng cách về công nghệ mà là khả năng quản trị. Vì vậy, Zhang Ruimin đang cố gắng tăng chất lượng nhân lực. Quá trình này đã đạt được nhiều kết quả và Zhang Ruimin tin rằng cùng với những điểm khác biệt hiện có của Haier so với các đối thủ cạnh tranh (văn hóa công ty: tình đoàn kết và lòng tin), Zhang Ruimin nhất định sẽ thành công

Khi bạn là người dẫn dắt một công ty trên 20 năm, chứng kiến nó từ một nhà máy suýt phá sản phát triển thành một công ty tầm cỡ toàn cầu với doanh thu hàng năm khoảng 100 tỷ Nhân dân Tệ, hẳn sẽ có những câu hỏi về sự thành công. Zhang Ruimin luôn hướng tới việc tập trung tăng sức cạnh tranh của Haier trên thị trường toàn cầu

Ngay cả những câu hỏi như ai sẽ nắm giữ vị trí CEO sau Zhang Ruimin cũng trở nên ít quan trọng. Haier có thể được điều hành bởi một người đàn ông hay phụ nữ, nhưng điều quan trọng hơn cả là nó phải có một hệ thống tự quản tuyệt vời. Zhang Ruimin rất thích những điều Peter Drucker đã nói về người lãnh đạo: “Lãnh đạo rất buồn tẻ, khô cứng và nhàm chán. Cái cần chỉ là hiệu quả công việc”

Ngày nay, thực tế lớn nhất ở Haier là đội ngũ lãnh đạo hãng vẫn còn lúng túng trước những vấn đề quản trị điều hành. Doanh nghiệp sẽ trở nên lớn mạnh nếu nó có thể tự hoạt động, có những nhân viên làm việc trách nhiệm, coi mình là một trong những chủ nhân của công ty, hiểu những gì cần làm nhằm phục vụ thị trường và nhu cầu của khách hàng. CEO tương lai của Haier sẽ là người tập trung vào các vấn đề chiến lược chung và đưa ra các quyết định theo quan điểm toàn cầu

Điều làm Zhang Ruimin lo lắng là ngày nay có rất nhiều người trẻ tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo công ty, ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Họ chưa từng một ngày làm nhân viên, do vậy mỗi khi giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, họ không đứng trên quan điểm của cấp dưới. Trở lại với thời kỳ cuộc Cách mạng văn hóa, tất nhiên Zhang Ruimin đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học đại học và bắt buộc phải lao động như một công nhân cấp thấp. Những năm tháng đó đã ảnh hưởng đáng kể đến phong cách lãnh đạo của Zhang Ruimin

Khi Zhang Ruimin ngồi ăn cùng các công nhân của Haier (Zhang Ruimin vẫn ăn chung hàng ngày), nói chuyện với họ, Zhang Ruimin luôn cố gắng đứng trên lập trường của người khác để hiểu vấn đề. Có lẽ, Zhang Ruimin đã không làm được những điều mà Lão Tử đề cập - người dân không biết mặt nhà lãnh đạo. Nhưng đây lại là điều dẫn Zhang Ruimin đến thành công
 
Last edited:
Trung Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào nhà máy lọc dầu Cuba

- Cuba và Trung Quốc đã ký kết 10 thỏa thuận hợp tác mới, theo đó, Trung Quốc sẽ hỗ trợ tài chính giúp Cuba cải cách kinh tế

Các thỏa thuận này được ký kết hôm qua 5/6 trước sự chứng kiến của Chủ tịch Cuba Raul Castro và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo đó, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 6 tỷ USD để mở rộng nhà máy lọc dầu ở Cienfuegos của Cuba

Đây là thỏa thuận giữa Cuvenpetrol - công ty liên doanh giữa Cuba và Venezuela với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc nhằm mở rộng và cải tiến nhà máy lọc dầu ở Cienfuegos thuộc vùng duyên hải phía Nam Cuba

Dự kiến, sau khi nâng cấp, nhà máy sẽ có công suất lọc 150.000 thùng dầu/ngày, từ mức hiện nay là 65.000 thùng/ngày

Ông Tập Cận Bình là lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên tới thăm Cuba sau khi hồi tháng 4, Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông qua hơn 300 cải cách nhằm tăng tính hiệu quả của kinh tế Cuba. Ngoài dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu, Trung Quốc sẽ đầu tư giúp Cuba hiện đại hóa hệ thống y tế công cộng

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba, sau Venezuela, với giá trị thương mại năm 2010 đạt 1,83 tỷ USD
 
Last edited:
Huawei đã vươn lên đứng đầu thế giới như thế nào ?

huawei2.jpg

Ông Ren Zhengfei, chủ tịch của Huawei

Sau 24 năm, Huawei đứng thứ 2 trong các hãng sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Tính cẩn trọng và luôn học hỏi của ngài chủ tịch đã làm nên thành công của hãng

Ông Ren Zhengfei, chủ tịch công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc, ở thời điểm đỉnh cao bong bóng công nghệ năm 2000 đã nói: “Khủng hoảng, sự tuột dốc và thậm chí khả năng phá sản của Huawei đang dần đến. Chúng ta đang ở mùa xuân nhưng mùa đông đang đến rất gần. Đừng quên rằng con tàu Titanic trước đây đã khởi hành trong niềm hân hoan cao độ”

Chắc hẳn không có nhiều ông chủ có thể cẩn trọng như ông. Ông đã đúng khi sợ hãi rằng bong bóng công nghệ sẽ vỡ và phá hủy công ty mà ông sáng tạo ra

Công việc kinh doanh của Huawei đã nhanh chóng hồi phục và đến năm 2010 đã trở thành hãng sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, doanh thu hàng năm đạt 28 tỷ USD, không thấp hơn nhiều so với “người đứng đầu” Ericsson với 30 tỷ USD doanh thu/năm. Năm nay, Huawei, công ty hiện đang tuyển dụng 110.000 nhân công, sẽ có thể vượt qua Ericsson để đứng đầu thế giới

Theo TBKTSG, Huawei Device, nhà cung cấp thiết bị băng rộng di động và thiết bị hội tụ của Trung Quốc đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam (256 phố Xã Đàn, Hà Nội) hôm 11/08/2010, nhắm đến những khách hàng lẻ chứ không chỉ là các mạng di động, sau 10 năm có mặt tại Việt Nam

Thông qua những cửa hàng bán lẻ, Huawei Device sẽ cung cấp ra thị trường các thiết bị kết nối bao gồm điện thoại di động, các thiết bị băng rộng di động, thiết bị hội tụ và các giải pháp hội nghị truyền hình. Tại Việt Nam, Huawei Device là nhà cung cấp thiết bị viễn thông chính cho các đối tác như Viettel, VinaPhone, Vietnamobile, MobiFone, EVN, SFone và G-Tel

Năm 2009, doanh số của Huawei Decice tại Việt Nam đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ. Con số này dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm nay, sau khi Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng 3G

Thế nhưng đối với chủ tịch Ren, con đường vẫn còn rất dài. Trong 10 năm tới, Huawei muốn đứng đầu không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn cố gắng giành được doanh thu 100 tỷ USD và đứng ngang hàng với các “đại gia” trong làng công nghệ thế giới như Cisco, HP và IBM

Việc liệu công ty nổi tiếng nhất ngành công nghệ Trung Quốc này có đạt được mục tiêu hay không mang nhiều ý nghĩa. Nó sẽ mang đến “phép thử” cho khả năng các công ty Trung Quốc sẽ chơi trò chơi gì để đứng đầu thế giới. Nó còn cho thấy phương Tây sẵn sàng chào đón một người chơi mới

Nếu hỏi một chính trị gia tại Washington DC về Huawei, nhiều khả năng ông ấy sẽ nói về một công ty được điều hành theo kiểu quân đội, không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và hoạt động sản xuất được trợ cấp bởi các khoản vay giá rẻ từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Chủ tịch của công ty ngày xưa từng làm việc trong quân đội

Bất chấp đã tung tiền đầu tư và vận động hành lang tại Mỹ, quan niệm cho rằng Huawei có thể trở thành công cụ tìm hiểu tình hình tại Mỹ vẫn khiến công ty gặp không ít khó khăn và hiện chưa thể thâm nhập được vào trung tâm của thị trường viễn thông Mỹ

Tháng 11/2010, khi Sprint Nextel, công ty sở hữu mạng di động lớn thứ 3 tại Mỹ, cân nhắc dành hợp đồng hàng tỷ USD cho Huawei, người ta đồn đại rằng chủ tịch của Sprint Nextel đã nhận được một cuộc gọi từ Washington DC và cuối cùng công ty quyết định chuyển hợp đồng sang cho công ty khác. Tháng 2/2011, chính phủ Mỹ còn buộc Huawei bỏ một hợp đồng nhỏ khác trị giá chỉ 2 triệu USD

Trụ sở của Huawei của Thâm Quyền, gần biên giới Trung Quốc – Hồng Kông, khiến người ta không khỏi ngạc nhiên. Hình ảnh những tòa nhà cao tầng lấp lánh kính ở thung lũng Silicon – thủ phủ ngành công nghệ Mỹ được nhìn thấy ở đây

Trong thang máy, người ta chứng kiến nhiều khuôn mặt mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Giường được kê kế bên bàn làm việc, chủ yếu dành cho việc ngủ trưa chứ không phải những đêm làm việc tại công sở

Công ty đi đầu với SingleRAN, nền tảng hệ thống di động cho các tiêu chuẩn không dây khác nhau. Công ty cũng dẫn đầu trong sản xuất thiết bị kết nối internet không dây dùng cho máy tính xách tay

Thế nhưng không giống với thung lũng Silicon, người ta không hề nhìn thấy máy tính xách tay tại trung tâm căng tin của Huawei. Người ta sẽ phải chấp nhận kiểm tra an ninh rất ngặt nghèo nếu muốn mang máy tính xách tay ra khỏi công ty bởi lo ngại thông tin sẽ có thể rò rỉ sang bên đối thủ

Ông Song Liuping, trưởng bộ phận pháp lý của công ty, khẳng định Trung Quốc có số lượng bằng sáng chế cần được bảo vệ tương đương với bất kỳ công ty công nghệ lớn nào của phương Tây. Đến năm 2010, công ty đã cấp khoảng 18.000 bằng sáng chế, trong đó có 3.000 bằng ở nước ngoài

Hiện vẫn còn một số nghi ngờ khó dẹp bỏ về Huawei. Trong một lá thư gửi lên chính phủ Mỹ sau khi thương vụ 3Leaf sụp đổ, phó chủ tịch của Huawei xác nhận có một số khách hàng hưởng lợi từ khoản vay do ngân hàng Trung Quốc cấp nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể

Huawei đã cố gắng dẹp đi những lo sợ về vấn đề an ninh bằng việc thành lập một số chi nhánh chấp thuận cho các nhân viên an ninh nước sở tại kiểm tra. Cách tiếp cận này cho đến nay chưa phát huy tác dụng tốt tại Mỹ nhưng lại được chấp nhận tại Anh. Tháng 11/2010, công ty thành lập trung tâm đánh giá an ninh tại Anh để công khai thử nghiệm các thiết bị nhằm đáp ứng các quy định về an ninh

Chiến thắng ở nông thôn để thâu tóm thị trường thành thị

Ông Ren Zhengfei, chủ tịch của Huawei, thuộc tuýp lãnh đạo khiến người khác cảm thấy hết sức bị lôi cuốn. Ông sinh năm 1944 trong một gia đình giáo viên, ông học hàng xây dựng dân dụng và sau đó gia nhập quân đội Trung Quốc

Năm 1987, sau khi rời khỏi quân đội Trung Quốc, ông Ren lập ra Huawei chỉ với 21.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 4.400USD ở tỷ giá khi đó). Ban đầu ông nhập switch điện thoại từ Hồng Kông và sau đó quyết định sản xuất sản phẩm của riêng công ty ông, mỗi năm ông chi ra khoảng 10% doanh thu vào hoạt động nghiên cứu và phát triển

Ông đặt mục tiêu giúp Trung Quốc phát triển ngành viễn thông (Huawei có nghĩa Trung Quốc có thể làm được những điều tuyệt với). Ông đưa ra chiến lược: “Sử dụng khu vực nông thôn để phát triển và cuối cùng thâu tóm các thành phố”

Cảm thấy rất khó để bán sản phẩm cho các công ty tại các thành phố ven biển của Trung Quốc nơi các công ty nhà nước đã có độ phủ rất lớn, Huawei ban đầu “tấn công” vào các thị trường tỉnh. Công ty nhanh chóng thuyết phục được các công ty địa phương mua sản phẩm của mình và dùng hoạt động kinh doanh này làm nền tảng

Chiến lược này cũng được áp dụng tại nước ngoài. Tại châu Âu, chính phủ Nga trở thành khách hàng đầu tiên của Huawei. Sau đó, công ty thâm nhập vào châu Âu ban đầu thông qua việc bán sản phẩm cho những công ty kẹt tiền tại châu Âu với mức giá hạ 25%. Tại châu Phi, ngành viễn thông di động hẳn khó có thể phát triển ấn tượng nếu không có nguồn cung thiết bị giá rẻ của Huawei

Ít nhất trên một phương diện, Huawei khác biệt với nhiều công ty Trung Quốc khác. Huawei tránh đầu cơ vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Công ty đặt khách hàng lên trên hết và phát triển sản phẩm hợp tác với các bên vận hành mạng

Công ty không ngại ngần tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài. Sau khi đến thăm Mỹ vào cuối thập niên 1990, ông đã quyết định dành 3% doanh thu hàng năm để mua dịch vụ tư vấn từ các công ty phương Tây như IBM

Tại châu Âu, Huawei thâm nhập được vào các thành phố. Tháng 5/2011, Huawei nhận được đơn hàng sản xuất thiết bị hệ thống di động đầu tiên từ công ty liên doanh Everything Everywhere

Ông Richard Windsor, chuyên gia tại ngân hàng đầu tư Nomura Holdings, dự báo thị trường hệ thống không dây sẽ trở thành cuộc chơi của 2 người chơi lớn: Ericsson – đi đầu về công nghệ và Huawei – đi đầu về chi phí. Ông khẳng định thị trường cần đến công ty đi đầu về chi phí Huawei để chắc rằng Ericsson nói thật
 
Last edited:
Trung Quốc đầu tư năng lượng mặt trời tại châu Âu

692a6_1332-concentrating-solar-po_200.jpg

Ngân hàng Trung Quốc đầu tư phát triển năng lượng mặt trời tại châu Âu

– Hai ngân hàng Trung Quốc hỗ trợ vốn vay lên đến 10 tỉ đô la Mỹ cho ba công ty sản xuất thiết bị năng lượng mặt trời để triển khai các dự án sản xuất năng lượng điện mặt trời tại châu Âu

Ngân hàng Thương nhân Trung Quốc (China Merchants Bank Co.) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) sẽ hỗ trợ ba công ty Goldpoly New Energy Holdings Ltd., TBEA SunOasis Co. và China Technology Development Group Corp. (CTDC) mở rộng thị trường tại châu Âu, CTDC nói trong một tuyên bố

Ba công ty năng lượng mặt trời này cho biết mục tiêu của họ đúng với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của chính phủ, đồng thời các kế hoạch hủy bỏ năng lượng hạt nhân của chính phủ Đức trước năm 2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời tại châu Âu

“Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ đi đầu trong việc phát triển năng lượng mặt trời trong thập niên tới” – Tim Yiu, giám đốc điều hành kiêm tổng giám đốc của Goldpoly, một công ty sản xuất pin mặt trời có trụ sở tại thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), cho biết trong một tuyên bố

Theo tuyên bố, ba công ty trên dự tính sẽ sử dụng module lắp đặt các bộ phận do chính các công ty này sản xuất, bao gồm silicon đa tinh thể, tấm wafer, pin và bộ biến điện. Những công ty này kỳ vọng sẽ phát triển những dự án nhỏ trước, sau đó sẽ phát triển những dự án lớn hơn

CDB cũng đã cho các công ty sản xuất thiết bị điện mặt trời khác của nước này vay, bao gồm hơn 26 tỉ đô la Mỹ cho các công ty LDK Solar Co., Trina Solar Ltd. (TSL), Yingli Green Energy Holding Co., Suntech Power Holdings Co. và JA Solar Holdings Co. vay, theo dữ liệu của một công ty nghiên cứu có trụ sở tại London (Anh)
 
Last edited:
Hệ thống ngân hàng Trung Quốc phát triển đáng kinh ngạc

a211.jpg

- Chỉ trong 9 năm, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn, trở thành 1 hệ thống tài chính toàn cầu và vượt WB về khả năng cho vay

Ông Howard Davies, phó Thống đốc ngân hàng Trung ương Anh đã nói rằng, sự tiến bộ của hệ thống tài chính Trung Quốc những năm gần đây thực sự là một điều phi thường. Ông Davies là một thành viên của Hội đồng Tư vấn Quốc tế của Ủy ban điều tiết ngân hàng Trung Quốc (CBRC)

Trở lại năm 2002, tỷ lệ nợ xấu tại tất cả các ngân hàng lớn của Trung Quốc tăng vọt, có trường hợp lên tới hơn 10% bảng cân đối tổng thể của ngân hàng. Không một ngân hàng lớn nào đáp ứng thậm chí là những tiêu chuẩn của Basel 1 về vấn đề an toàn vốn

Rất ít nhà tài chính ở London hay New York có thể nhớ tên của các ngân hàng Trung Quốc trừ Bank of China, và thường nhầm lẫn rằng ngân hàng này là ngân hàng Trung ương của Trung Quốc. Họ cũng cho rằng, việc Anh hay Mỹ học hỏi được bất cứ điều gì từ hệ thống ngân hàng Trung Quốc là điều hết sức vô lý

Vấn đề nợ xấu đã được giải quyết, chủ yếu bằng việc thành lập công ty quản lý tài sản để tiếp nhận tài sản nghi ngờ, và bơm vốn mới vào các ngân hàng thương mại. Hiện tại, tầm với của các ngân hàng Trung Quốc đã vươn ra toàn thế giới. Có báo cáo cho rằng, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã vượt World Bank, trở thành tổ chức cho vay các nước đang phát triển lớn nhất thế giới

Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) không chỉ là ngân hàng có lãi nhất thế giới mà còn là ngân hàng có mức vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới

Các nhà chức trách ở Bắc Kinh, đặc biệt là CBRC và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực hiện quản lý chặt chẽ và nghiêm túc. Họ có những công cụ chính sách linh hoạt, bao gồm các yêu cầu về vốn và dự trữ, điều khiển trực tiếp các khoản cho vay thế chấp

Các ngân hàng trên thế giới thường có những ưu đãi riêng khi cho vay một đối tượng nào đó và giảm bớt việc kiểm soát ở 1 khía cạnh nào đó nhưng ở Trung Quốc, tất cả mọi khía cạnh kinh doanh đều được kiểm soát chặt chẽ

Tất nhiên, Trung Quốc không thể thay đổi hoàn toàn hệ thống tài chính nếu không có lời khuyên của các nhà cố vấn nước ngoài. Nhưng cố gắng của Bắc Kinh để làm sạch hệ thống ngân hàng là điều quan trọng tác động đến sự thay đổi đó. Mặc dù Mỹ và châu Âu luôn đưa ra những lời lẽ cảnh báo hệ thống ngân hàng Trung Quốc và cho rằng nó sẽ đối đầu với khủng hoảng nhưng không thể phủ nhận sức mạnh phát triển của nó

Tuy nhiên, ngành tài chính ngân hàng Trung Quốc sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Có một rủi ro luôn hiện diện rằng, thị trường bất động sản có thể sụp đổ bất cứ lúc đầu ngay cả khi hệ thống ngân hàng Trung Quốc có năng lực tốt hơn ở Mỹ và Anh

Trung Quốc kiểm soát tài chính bằng công cụ lãi suất ngắn hạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát giá tiêu dùng. Trong khi các nước phương tây phát triển những công cụ vĩ mô mới, cải tiến các tiêu chuẩn tài chính để củng cố khả năng của hệ thống ngân hàng thì các quan chức Bắc Kinh vẫn chỉ sử dụng đến lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và một số biện pháp quen thuộc khác. Trung Quốc cũng làm ngơ trước những cảnh báo về bong bóng tài sản thị trường bất động sản hay nguy cơ khủng hoảng phải đối mặt và có biện pháp can thiệp để ngăn chặn

Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng Trung Quốc có sức mạnh rất lớn mà không phải ai cũng có thể tưởng tượng. Nó đang trở thành cánh tay đắc lực của Chính phủ trong việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, đẩy mạnh sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng với các nước khác trên thế giới
 
Last edited:
Trung Quốc và kế hoạch mua cả châu Âu

tq8.jpg

- Châu Âu đã từng tới xâm chiếm Trung Quốc, nhưng ngày nay, Trung Quốc đang sắp thuộc địa hóa cả châu Âu

Không phải ngẫu nhiên Thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm châu Âu vào đúng thời điểm khủng hoảng nợ tồi tệ nhất

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ thực hiện những kế hoạch của mình tại châu Âu một cách khéo léo hơn những gì đã làm trước đây. Trung Quốc vừa muốn tăng sự thân thiết, bền chặt trong mối quan hệ với châu Âu, mặt khác lại muốn lợi dụng sự suy giảm hiện tại của châu Âu

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến châu Âu vào cuối tuần trước, ông đến thăm Đức, Anh và Hungary. Tại sao lại là Hungary ? Không chỉ bởi vì nước này giữ chức chủ tịch luân phiên của EU mà còn bởi vì Trung Quốc đã đầu tư lớn ở đó và nhằm mục đích sẽ đầu tư nhiều hơn, như đã làm ở phía đông nam và miền nam châu Âu

Trung Quốc đã thực hiện một hợp đồng thuê kéo dài 35 năm càng container lớn nhất tại Piraeus, Hy Lạp (chúng ta có nên gọi nó là một Thượng Hải của Hy Lạp ?). Một nghiên cứu sắp được xuất bản bởi các nhà kinh tế học François Godement và Jonas Parello-Plesner của Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) ước tính rằng, 40% đầu tư của Trung Quốc tại EU nằm ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp và Đông Âu. Trong năm qua, nhiều nhà lãnh đạo chính trị Trung Quốc cũng đã đến thăm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp

Tại sao Trung Quốc quan tâm quá nhiều tới khu vực ngoại vi ? Đó là khu vực có tiềm năng đầu tư lớn và đó là một cách dễ dàng hơn để tiếp cận thị trường 500 triệu người tiêu dùng ở châu Âu. Thị trường châu Âu đã mở cửa cho người Trung Quốc đầu tư hơn là người châu Âu đầu tư vào Trung Quốc

Đầu tư mạnh vào các nước này cũng sẽ có một cái giá về chính trị. Họ càng phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại Trung Quốc thì họ càng ít khả năng hỗ trợ các hành động chung của EU mà Trung Quốc coi là những kẻ thù đối với lợi ích của nước này

Không phải là quá hoài nghi về việc Bắc Kinh đang xây dựng một tầm ảnh hưởng theo kiểu Trung Quốc bên trong cơ cấu ra quyết định của EU, nơi mà các Nó không phải là quá hoài nghi để xem Bắc Kinh xây dựng một loại của Trung Quốc vận động hành lang bên trong các cấu trúc ra quyết định của EU

Với tình trạng nguy cơ khủng hoảng nợ đang lan rộng ở châu Âu, các như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang rất muốn thu hút sự đầu tư của Trung Quốc để nước này mua trái phiếu của họ.

Thế giới không biết chính xác về số trái phiếu mà Trung Quốc đã mua của châu Âu, chỉ biết rằng các nhà quản lý tài sản chủ quyền của Trung Quốc đang lặng lẽ đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ và dần dần giảm sự phục thuộc vào trái phiếu Chính phủ Mỹ. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư vào nợ công châu Âu, giúp đỡ các nước này tránh khỏi nguy cơ vỡ nợ. Rõ ràng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu châu Âu suy yếu

Với khoản dự trữ ngoại hối hơn 3.000 tỷ USD, Trung Quốc có thể mua một nửa số tài sản công mà Hy Lạp đang muốn tư nhân hóa. Hy Lạp nên cẩn thận với món quà mà Trung Quốc mang đến bởi người nhận ân huệ không bao giờ có quyền chọn lựa

Một nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nói với 1 trong các tác giả của báo cáo ECFR sắp được phát hành rằng: các bạn đang cần tiền của chúng tôi. Điều này không phải là quá hoang tưởng. Không phải là việc Trung Quốc đầu tư vào khu vực này rất dễ dàng mà là việc các nền kinh tế bên ngoài đầu tư vào châu Âu là điều rất khó khăn. Không còn nghi ngờ gì về việc quyền lực kinh tế Trung Quốc đã ăn sâu tại châu Âu, và nó sẽ trở thành ảnh hưởng về mặt chính trị
 
Last edited:
Con đường thành công của tỷ phú Trung Quốc Dai Zhikang

Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở Giang Tô, Dai bỏ dở công việc như mơ tại một ngân hàng để theo đuổi con đường kinh doanh bất động sản và hiện có trong tay số tài sản trị giá 1,2 tỷ USD

Dai_Zhikang_1.jpg

Tỷ phú Dai Zhikang, CEO của Shanghai Zendai

Vị tỷ phú 47 tuổi ở Thượng Hải này là một trong những doanh nhân xuất sắc nhất Trung Quốc. Cái cách Dai Zhikang pha trộn giữa kiến trúc, thiết kế nội thất và tâm lý vào việc phát triển kinh doanh đã làm cho anh trở nên khác biệt trong giới kinh doanh bất động sản ở Trung Quốc.

Với các khách sạn và triển lãm cao cấp, công ty Shanghai Zendai của anh luôn được khách hàng coi như một biểu tượng của thời trang, của sự pha trộn giữa các chung cư, cao ốc văn phòng và trung tâm bán lẻ

Cha mẹ của Dai đều là nông dân ở tỉnh Giang Tô, và tuổi thơ của anh gắn liền với những đàn bò, đàn lợn. Dai là con thứ tư trong sáu anh chị em. Anh là niềm hy vọng của cả gia đình và do vậy cha mẹ anh luôn cố gắng hết sức để cho anh ăn học đàng hoàng

Không phụ tấm lòng của cha mẹ, sau đó, Dai đã được nhận vào học chuyên ngành Tài chính của trường Đại học nhân dân Trung Quốc. Dù số tiền để trang trải cho việc học của Dai không lớn, nhưng cả gia đình của anh cũng đã phải rất vất vả để lo được. Mỗi tháng, Dai phải gói gọn chi phí sinh hoạt của mình trong 2,5 USD

Sau khi tốt nghiệp, lẽ ra anh có thể chọn cho mình một cuộc sống thoải mái dễ chịu trong một công ty nhà nước. Đó cũng là lựa chọn của rất nhiều bạn học với anh thời đó. Thế nhưng, anh còn phải trả các khoản nợ thay cho gia đình mình, và thật may, đó là lại chính là thời điểm Trung Quốc bắt đầu thi hành các chính sách mở cửa

Dai đã làm việc trong ngân hàng, tại đây anh học được nhiều điều bổ ích, và chúng đã giúp đỡ anh rất nhiều khi mở rộng đế chế bất động sản của mình sau này. Khi đáp chuyến bay về Thượng Hải để nhận công việc đầu tiên, anh đã bắt đầu nghĩ đến việc tham gia vào thị trường bất động sản. Anh nhìn ra được khoảng trống mà các doanh nhân khác trong ngành này không nhận thấy. Dai cũng chẳng hề cảm thấy hối tiếc khi rời khỏi ngân hàng sau đó

Nhiều năm sau đó, anh trả lời trên một tờ báo rằng: “Ngay khi tất cả mọi người bắt đầu muốn làm một nhân viên ngân hàng, thì đó chính là thời điểm để rời đi”

Tuy nhiên, khoảng thời gian làm việc tại đây cũng thực sự dạy anh rất nhiều về sự khắc nghiệt của tài chính. Khi công việc kinh doanh đầu tiên đổ bể, anh vẫn hứa sẽ trả đầy đủ cho các chủ nợ và quả thật anh đã thực hiện đúng lời nói của mình

Dai là một nhà sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại của Trung Quốc và anh đã mở hẳn một triển lãm ở Trung tâm Himalaya để lưu giữ tất cả những tác phẩm đó. Anh cũng thu thập các văn tự và điêu khắc cổ. Dai vừa mới nhân đôi số tài sản của mình bằng việc mua một khu đất trị giá 10 tỷ nhân dân tệ tại khu phố Bund ở Thượng Hải. Anh nói rằng Trung Quốc đang thức tỉnh và đã đến lúc họ vươn ra toàn thế giới

Có lẽ sự hấp dẫn nhất trong câu chuyện của Dai chính là sự liều lĩnh và mạo hiểm trong công việc kinh doanh của anh. Khi chính phủ thắt chặt tín dụng trong nước, đồng thời nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, thì các doanh nghiệp dựa nhiều vào đòn bẩy tài chính sẽ gặp bất lợi. Nhưng Dai lại tỏ ra khá thoải mái với rủi ro này, bởi vì anh tin vào sức mạnh của thị trường, và cũng bởi đây chính là quyết định từ tận trong tim anh
 
Last edited:
Người Mỹ khốn khổ vì... thói gian lận của các công ty Trung Quốc

- Trước tình trạng gian lận tài chính của nhiều công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, giới nhà chức trách Mỹ đang cố giảm thiểu thiệt hại cho các nhà đầu tư như họ đã từng làm trong vụ Enron phá sản cách đây một thập kỷ

johnpaulson_02.jpg

Tỷ phú chứng khoán John Paulson mất tiền tỷ ở Trung Quốc


Các nhà đầu tư Mỹ có nguy cơ mất hàng tỷ USD đã đầu tư vào hàng trăm công ty Trung Quốc... do tin rằng các công ty này sẽ tuân thủ các quy định khi niêm yết cổ phiếu tại Mỹ

Việc các công ty Trung Quốc không công bố các báo cáo tài chính là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vụ kiện tụng, buộc các nhà chức trách Mỹ phải mở các cuộc điều tra. Kể từ tháng 3/2011, đã có hơn 20 công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ thông báo về việc kiểm toán viên xin thôi việc hoặc có vấn đề về tài chính

Giáo sư luật Jim Cox ở Đại học Duke - người cũng đang làm việc tại Ban giám sát tình hình tài chính của các công ty đã niêm yết (PCAOB) được thành lập theo đạo luật Sarbanes-Oxley với nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của các công ty kiểm toán - cho rằng vấn đề tài chính của các công ty Trung Quốc từ lâu đã trở nên nhức nhối. Vấn đề sẽ còn tồi tệ hơn do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) chậm chễ trong việc tăng cường kiểm tra đối với các công ty Mỹ đã bị các công ty Trung Quốc thâu tóm thông qua các vụ sáp nhập ngược nhằm tiếp cận thị trường vốn của Mỹ mà không phải phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

Bà Meredith Cross - phụ trách bộ phận tài chính doanh nghiệp của SEC - cho biết cách đây một năm, SEC đã thành lập nhóm làm việc xuyên biên giới để xem xét tình hình tài chính của các công ty bị thâu tóm và những công ty khác có hoạt động đáng kể ở nước ngoài. Các quan chức SEC và PCAOB sẽ nhóm họp với các cơ quan chức năng Trung Quốc trong tuần này nhằm có được kết quả kiểm toán đối với các công ty nước Trung Quốc đã niêm yết cổ phiếu tại Mỹ

Mặc dù các vụ sáp nhập được tiến hành theo luật của các bang, song theo quy định, khi tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Mỹ, các công ty Trung Quốc phải công khai báo cáo tài chính. Với 350 nhân viên thuộc bộ phận tài chính doanh nghiệp, SEC có đủ khả năng xem xét báo cáo của hơn 10.000 công ty

Về phía SEC, cơ quan này đã tiến hành một số biện pháp hạn chế các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ trong những năm gần đây. Trong hầu hết các trường hợp, SEC đã đình chỉ giao dịch hoặc hủy đăng ký của các công ty này và cũng áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn. Năm 2009, China Energy Savings Technology Inc và các giám đốc của công ty này đã bị một tòa án liên bang yêu cầu nộp phạt 34 triệu USD sau khi bị SEC cáo buộc có dự định dùng mánh khóe trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp China Energy Savings Technology Inc, phía Mỹ đã giành lại được một số tiền ít nhất là 4 triệu USD thông qua việc đóng băng tài sản của công ty này

Theo một điều khoản trong đạo luật Sarbanes-Oxley, các giám đốc sẽ phạm trọng tội nếu đưa ra những bố cáo tài chính sai sự thật. Điều khoản này được áp dụng đối với các công ty Mỹ hoặc của một nước khác phát hành cổ phiếu tại các thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ hay Bộ Tư pháp Mỹ sẽ rất khó cáo buộc, kết tội và đòi một giám đốc Trung Quốc ra hầu tòa vì Mỹ chưa ký kết hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc. Thêm vào đó, việc có được kết quả kiểm toán, một bằng chứng quan trọng trong nhiều vụ gian lận, là vô cùng khó khăn vì các công ty kiểm toán lo ngại sẽ vi phạm luật bí mật quốc gia của Trung Quốc
 
Last edited:
Đông Âu bắt đầu nói “không” với nhà thầu Trung Quốc

- Các vụ rắc rối như hủy bỏ hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc thường xuyên xảy ra ở các nước Đông Âu, nơi Trung Quốc chọn làm bàn đạp để đầu tư vào châu Âu

1307985009.jpg

Một đoạn xa lộ cao tốc A2 giữa Varsaw và Lodz

Theo báo Sankei, do sử dụng phương pháp tương tự như đầu tư vào các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi, nên các nhà thầu Trung Quốc dường như không phù hợp với châu Âu, nơi có những tiêu chuẩn khắt khe gấp bội

Tại Ba Lan, nước sẽ là đồng chủ nhà với Ucraina tổ chức giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012, một liên doanh của Trung Quốc - trong đó có Công ty công trình hải ngoại Trung Quốc - đã trúng thầu dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Đông-Tây dài 50 km, với giá trúng thầu chưa bằng một nửa giá tính toán của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan

Đến tháng 4 năm nay, phía Ba Lan phát hiện Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc vẫn chưa trả tiền công cho các nhà thầu phụ địa phương. Kể từ tháng 5, Công ty Công trình hải ngoại Trung Quốc và Chính phủ Ba Lan đã đàm phán biện pháp xử lý, nhưng công ty Trung Quốc đã lấy lý do “giá nguyên vật liệu tăng do lạm phát” và “đã nhầm lẫn trong dự toán do việc công khai thông tin của Cục kiến thiết đường bộ Ba Lan không đầy đủ” để yêu cầu tăng chi phí xây dựng

Do Chính phủ Trung Quốc từ chối hỗ trợ với lý do “đây là vấn đề hợp đồng giữa tư nhân với tư nhân”, nên Chính phủ Ba Lan đã hủy hợp đồng vào giữa tháng 6. Vấn đề là ở chỗ công trình xây dựng này vẫn còn một nửa chưa hoàn thành, nên có nhiều ý kiến cho rằng việc hoàn tất con đường cao tốc sẽ không kịp hoàn thành trước khi diễn ra giải Vô địch bóng đá châu Âu 2012

Tại Serbia, việc chuẩn bị xây dựng cây cầu hữu nghị Trung Quốc-Serbia ở Belgrad được xúc tiến với khoản vốn vay 140 triệu euro từ Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc năm ngoái đột nhiên yêu cầu trả trước 35%, khiến phía Serbia nổi giận. Cuối cùng, hai bên đã thỏa thuận về khoản trả trước 15%, nhưng việc khởi công dự kiến vào tháng 4 năm nay đã bị lùi lại tới tận tháng 9

Trung Quốc từng khoe “sẽ làm trong một năm những gì mà châu Âu dự kiến sẽ làm trong 10 năm” và định đem cách làm tại các nước đang phát triển để áp dụng ở châu Âu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn lao động và môi trường tại châu Âu rất nghiêm ngặt, nên tính toán chi phí của Trung Quốc thường không phù hợp. Vụ đường cao tốc ở Ba Lan đã cho thấy rõ “rẻ thì có rẻ, nhưng không thể giao cho các nhà thầu Trung Quốc được”
 
Last edited:
Doanh nghiệp Trung Quốc đốt “tiền chùa” ở nước ngoài

dottien.jpg

- Báo chí Trung Quốc tiết lộ hầu hết các doanh nghiệp vốn nhà nước khi đầu tư ra nước ngoài đều bị thua lỗ vì được thoải máu tiêu “tiền chùa”

Báo “Tham khảo kinh tế” của Trung Quốc dẫn phát biểu của ông Thiệu Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban quản lý tài sản nhà nước, cho biết tính tới cuối năm 2010, các doanh nghiệp trung ương vốn nhà nước đã lập hơn 15.000 doanh nghiệp ở nước ngoài với tổng tài sản ở nước ngoài tới trên 1.000 tỉ USD, trong đó vốn đầu tư của nhà nước chiếm 50%. Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp vốn nhà nước nằm ngoài hệ thống tài chính, ngân hàng tới 259 tỉ USD. Với số vốn đầu tư lớn như vậy, nhưng lợi nhuận đưa về chỉ chiếm 37% tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trung ương. Rất nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ

Ông Thiệu Ninh cho biết tính tới ngày 31/10/2010, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ở Saudi Arabia thua lỗ gần 4,2 tỉ nhân dân tệ (CNY). Tổng công ty nhôm Trung Quốc đầu tư vào Australia chẳng những lãng phí thời gian mà còn thua lỗ tới 340 triệu CNY. Các tập đoàn lớn nhà nước như Tập đoàn gang thép, Tập đoàn hóa chất, Tập đoàn dầu lửa, Tập đoàn hóa dầu, Tổng công ty thép Trung Quốc, Tổng công ty khí tài quốc phòng... đều bị thua lỗ khi đầu tư ra nước ngoài. Chỉ riêng 4 tập đoàn quốc doanh lớn là Tập đoàn luyện kim, Tập đoàn xây dựng đường sắt, Tập đoàn kiến trúc xây dựng, Tập đoàn đập Cát Châu đã thua lỗ tới trên 40 tỉ CNY khi đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư của doanh nghiệp nhà nước vào Libya vừa qua bị tổn thất tới 18,8 tỉ USD, quy đổi thành 123,4 tỉ CNY và không thể thu hồi

Các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây liên tiếp bị thất bại và thua lỗ khi đầu tư ra nước ngoài đang trở thành vấn đề đau đầu của chính phủ trung ương. Chính vì vậy, ngày 28/6/2011, Nhà nước Trung Quốc và Trung ương Đảng đã ban hành hai văn kiện quan trọng liên quan tới vấn đề này. Một là “Quy định tạm thời về giám sát quản lý tài sản quốc hữu của doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài”. Văn kiện này đề ra những điều lệ, điều khoản cụ thể cần thiết có thể khả thi trong giám sát quản lý. Hai là, “Quy định tạm thời về quản lý quyền sở hữu tài sản quốc hữu của doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài”. Văn kiện này chủ yếu nhằm vào những vụ bị thất bại và thua lỗ lớn, nhất là các vụ điển hình để cảnh báo, rút bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác tránh lặp lại những thất bại và thua lỗ nghiêm trọng như thời gian qua

Hai văn kiện này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011. Tuy nhiên, hai văn kiện này vẫn chưa quy định cụ thể việc truy cứu trách nhiệm cá nhân đối với những tổn thất tài sản nhà nước thời gian qua

Khi tiến hành cải cách mở cửa hồi đầu những năm 1980, lãnh đạo Trung Quốc đưa ra “Chiến lược con lăn” hay còn gọi là “Chiến lược tuần hoàn” với lộ trình như sau: Trước tiên thực hiện “Thu hút về”, tức thu hút nhiều FDI bên ngoài về nước để hiện đại hóa, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, tích lũy tư bản. Tiếp đó thực hiện “Đi ra ngoài”, tức chuyển sang xuất khẩu tư bản, đầu tư ra thế giới để tranh giành thị trường. Như vậy, cứ “lăn đi lăn lại” tới khi Trung Quốc thực hiện hoàn toàn hiện đại hóa và cạnh tranh đánh bại các đối thủ, chiếm lĩnh thị trường thế giới

Chiến lược “Đi ra ngoài” chính thức tiến hành rầm rộ từ năm 2004 tới nay, chủ yếu do các doanh nghiệp quốc doanh ở trung ương tiến hành. Nhưng kể từ đó tới nay phần lớn bị thua lỗ. Tờ “Tham khảo kinh tế” viết: “Học phí để doanh nghiệp nhà nước đi ra ngoài quá đắt. Thực tế, chiến lược này vẫn trong giai đoạn thăm dò, nhưng doanh nghiệp nhà nước đã vung tay quá trán. Khi đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhà nước gặp phải quá nhiều vấn đề phức tạp như vấn đề điều tra thị trường, văn hóa doanh nghiệp, quản lý, giám sát, nhạy bén, nhân tài kinh doanh trong khi ý thức về rủi ro của các doanh nghiệp nhà nước quá kém”

Chuyên gia kinh tế Lương Hoán Lỗi nói: “Ý thức về rủi ro, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước kém cỏi là do tại địa bàn trong nước, các doanh nghiệp quốc doanh hầu hết đều là doanh nghiệp nhà nước độc quyền, không có đối thủ cạnh tranh. Thua lỗ do nhà nước đứng ra hứng chịu. Vì vậy, họ không cần quan tâm tới lỗ lãi, quản lý tài sản. Họ tiêu ‘tiền chùa’ (tiền của nhà nước) nên rất dễ dãi mà không cần tính toán”

Ông Tôn Phi, Chủ nhiệm Trung tâm vốn đầu tư nhà nước ở nước ngoài, nói: “Thời gian qua có hiện tượng là các ông chủ doanh nghiệp nhà nước không cần suy nghĩ tính toán mà chỉ cần đơn giản ‘vỗ trán một cái là ra chính sách’ . Kiểu làm ăn dễ dãi như vậy thì tổn thất là điều dễ hiểu. Bởi vậy, đây lần đầu tiên Nhà nước đưa ra hai văn kiện nhắm vào doanh nghiệp quốc doanh để truy cứu trách nhiệm, đưa ra xét xử. Vốn đầu tư của nhà nước không phải là tiền chùa để họ dễ dãi chi tiêu”
 
Last edited:
Phương Tây sẽ phải ngưỡng mộ công ty công nghệ Trung Quốc

Dù sản phẩm công nghệ của Trung Quốc thường bị coi là bắt chước, nhưng sau đó người Trung Quốc đã biết đẩy nó tiến xa hơn thành cỗ máy kiếm tiền hiệu quả

Nền kinh tế còn chưa phát triển cao của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Tại phương Tây, sự phát triển của các công ty trực tuyến thường cản trợ hoạt động của các ngành đang tồn tại. Tại Trung Quốc, sự phát triển mang tính bổ sung

Chuyên gia Duncan Clark thuộc công ty tư vấn viễn thông BDA khẳng định Internet sẽ phát triển tại Trung Quốc bởi hoạt động kinh doanh thực hoạt động kém hiệu quả hơn

Ngoại trừ các thành phố lớn ven bờ biển, hoạt động bán lẻ nhìn chung không được kết nối và phát triển kém. Phần lớn các vùng ở Trung Quốc đã có đường Internet. Chi phí kết nối băng thông rộng chưa đến 100 nhân dân tệ/tháng

Chuyên gia David Michael thuộc BCG dự báo hiệu quả sẽ tăng vọt. Công ty tư vấn này gần đây dự báo rằng giá trị của thị trường thương mại điện tử tại Trung Quốc đến năm 2015 sẽ tăng gấp 4 lần lên 305 tỷ USD và sau đó sẽ đứng đầu thế giới

Quy mô của thị trường Trung Quốc đồng nghĩa với các công ty nước này có thể áp dụng thử nghiệm mọi mô hình kinh doanh. Dù Taobao và Taobao Mall, nơi chỉ những người bán hàng chuyên nghiệp được phép tham gia, có giống eBay và Amazon ở mức độ nào đó, những người điều hành của họ có tham vọng lớn hơn

Họ muốn xây dựng hệ điều hành cho thương mại điện tử. Taobao không bán hàng nhưng cung cấp dịch vụ giúp người khác bán hàng: hệ thống thanh toán, thông báo, kho vận. Thasng1/2011, Alibaba công bố sẽ đầu tư 30 tỷ nhân dân tệ vào nhà xưởng mới

Ngành truyền thông Trung Quốc, với các tập đoàn nhà nước hoạt động trì trệ và nhóm doanh nghiệp tư nhân hoạt động manh mún, đã tạo điều kiện cho sự phát triển của các trang video trực tuyến, như Touku

Nghe qua nó có vẻ giống YouTube thế nhưng người sáng tạo ra nó muốn nó phát triển giống như Hulu và Netflix, các trang chuyên cung cấp chương trình truyền hình và phim trên web. Bởi phần lớn người Trung Quốc mới đang bắt đầu tìm hiểu về video trực tuyến, chỉ khoảng 25% nội dung của Youku do người dùng đóng góp. Số video còn lại được sản xuất chuyên nghiệp, bởi đài truyền hình hoặc chính Youku

Ví dụ về Youku minh chứng cho đặc điểm thứ tư của thị trường Internet Trung Quốc: vai trò của nhà nước. Cho đến năm 2007, quy định khá lỏng lẻo, các công ty mới thành lập dễ dàng thống trị trong ngành

Thế nhưng khi tầm quan trọng xét về mặt xã hội và kinh tế của Internet tăng cao, chính phủ cũng sẽ buộc phải can thiệp mạnh tay hơn. Tháng 6/2010, chính phủ Trung Quốc công bố “sách trắng” về các quy định. Tháng 5/2011, chính phủ Trung Quốc công bố đã lập ra một cơ quan trung ương để giám sát mạng internet

Quy định mới chủ yếu liên quan đến vấn đề cấp phép và tự kiểm duyệt. Youku cần vài giấy phép. Quy định kiểm duyệt chưa thực sự rõ ràng và các công ty cực kỳ thận trọng

Nhà điều hành tại một công ty internet lớn nói: “Bạn phải tự biết cái gì nhạy cảm.” Youku đã phát triển một hệ thống kiểm soát đặc biệt: hàng chục biên tập viên xem các video mới và phân loại nó dựa trên cơ sở dữ liệu video dùng để tìm nội dung tốt, đồng thời để chặn nội dung xấu

Việc tuân thủ cho đúng các quy định có thể tốn kém, tuy nhiên không một ai phàn nàn. Chuyên gia thuộc Innovation Works khẳng định các quy định mới khiến công việc phát triển và kinh doanh trở nên khó khăn hơn

Một số công ty Internet lớn luôn chắc chắn có được sự ủng hộ của chính phủ trước khi cung cấp dịch vụ. Khi thiết kế Weibo, Sina làm việc chặt chẽ với cơ quan điều tiết của chính phủ. Dịch vụ này ngăn một số người dùng nhất định đăng nhập đồng thời không cho phép đăng một số bài viết nhất định

Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc cũng nhìn thấy lợi ích của các tiểu blog và trang mạng xã hội. Nó giúp chính phủ thu thập được thông tin về tình hình tại địa phương

Liệu internet tại Trung Quốc có tiếp tục mang đặc điểm riêng của Trung Quốc hay không? Một số điểm khác biệt với phương Tây sẽ giảm đi khi ngành, kinh tế Trung Quốc và cộng đồng internet của nước này già và giàu hơn. Một số đặc điểm sẽ vẫn còn tồn tại, ví dụ như sự thống trị của các công ty công nghệ lớn bao gồm Alibaba, Baidu và Tencent

Tầm ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc sẽ khiến 3 công này ngày một mạnh hơn. Họ đã thừa kinh nghiệm làm ăn kinh doanh dưới sự kiểm soát của nhà nước. 3 công ty sẽ có thể còn tiến xa hơn nữa. Thay cho việc mua một số công ty mới, họ sẽ xây dựng dịch vụ của riêng

Các công ty phương Tây xây dựng dịch vụ riêng nhưng cũng mua công ty khác. Nếu các công ty mới của Trung Quốc không thành công, sẽ rất khó để họ có thêm được nguồn tài chính. Sina, nhờ thành công của dịch vụ tiểu blog, được coi như phép thử cho việc liệu các công ty nhỏ có thể theo kịp các công ty lớn hay không

Các công ty Trung Quốc hiện chưa va vấp nhiều ở nước ngoài. Tencent cho đến nay mạnh bạo nhất: Tencent nắm cổ phần tại Mail.Ru, dịch vụ bưu chính của Nga. Baidu có kế hoạch cung cấp dịch vụ của họ bằng nhiều thứ tiếng khác

Việc mở rộng ra thị trường nước ngoài không hề đơn giản. Lợi thế tại Trung Quốc có thể trở thành yếu tố bất lợi ở nước ngoài. Internet của Trung Quốc được dự báo sẽ có tầm ảnh hưởng lớn ở nước ngoài. Tencent kiếm được tiền từ bán hàng và tiền ảo

Thung lũng Silicon đang làm theo. Twitter đang xem xét những gì Sina Weibo làm. Một số trang web thương mại điện tử của châu Âu quan tâm đến mô hình của Vancl. Phương Tây hẳn sẽ nhìn vào sản phẩm của Trung Quốc và học hỏi không ít
 
Last edited:
Trung Quốc đầu tư 800 triệu USD phát triển khí đốt tại Ghana

- Thỏa thuận đánh dấu sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đến ngành khí đốt châu Phi

Ghana đã đạt được thỏa thuận với ngân hàng Phát triển Trung Quốc, theo đó sẽ nhận được khoản vay 800 triệu USD nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành khí đốt của nước này. Thông tin trên được thông báo từ giám đốc Công ty Khí đốt Quốc gia Ghana, ông George Sipa-Adzah Yankey

Chính phủ Ghana đã ký thỏa thuận trên và Quốc hội dự kiến cũng sẽ thông qua thỏa thuận này. Chi tiết về điều kiện của khoản vay này hiện vẫn chưa được tiết lộ

Thỏa thuận này đánh dấu sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đến ngành khí đốt châu Phi cũng như những nỗ lực của Ghana trong việc phát triển tiềm năng của ngành trong nước

Ghana không đủ cơ sở hạ tầng khi vừa sản xuất dầu vừa khai thác khí đốt. Vì thế nước này đã cần đến khoản vay từ Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành khí đốt, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một đường ống dẫn khí

Ghana dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất khí đốt sớm nhất là vào cuối năm 2012, với sản lượng dự kiến ổn định ở mức 120 triệu feet khối một ngày

Về ngành dầu, Ghana đang phấn đấu trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn tại châu Phi. Ghana đã bắt đầu sản xuất dầu tại mỏ Jubilee, có trữ lượng khoảng 1 tỉ thùng ở ngoài khơi của nước này. Đây là mỏ dầu lớn nhất được phát hiện tại Tây Phi trong những năm gần đây

Với tiềm năng như trên, Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm tới ngành dầu nước này
 
Last edited:
Bùng phát tín dụng đen

- Tuần rồi, trong một cuộc họp kín của chính phủ với các tổ chức tín dụng, chủ tịch Liu Mingkang của uỷ ban Điều phối ngân hàng Trung Quốc cho biết, chỉ trong các tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc hiện có khoảng 3.000 tỉ tệ (470 tỉ USD) lưu thông trong hệ thống tín dụng ngoài ngân hàng

Do thiếu nguồn vay tiền khi chính phủ thắt chặt tín dụng để chống lạm phát, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Trung Quốc chuyển sang vay ở các tổ chức tín dụng cho vay ngầm, làm bùng phát các hoạt động ngân hàng “đen”. Một số doanh nghiệp thậm chí còn tổ chức cho vay “chui” để thu lợi nhuận cao

Doanh nghiệp nhà nước: cho vay hưởng chênh lệch lãi suất

Những doanh nghiệp lớn, thường thuộc sở hữu nhà nước, có thể vay tiền ngân hàng với lãi suất ưu đãi khoảng 7,2%, chỉ cao hơn lãi suất cơ bản 64 điểm cơ bản. Thông qua các doanh nghiệp bên thứ ba như là các công ty tài chính, những doanh nghiệp lớn này có thể cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vay lại với lãi suất cao, có thể lên tới 36 – 60% mỗi năm

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 ở Trung Quốc là 6,5%. Để đối phó với lạm phát, từ đầu năm đến nay, ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã sáu lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều chỉnh lãi suất cơ bản, cũng như hạn chế tăng trưởng tín dụng. Kết quả là lượng cho vay mới bằng đồng tệ giảm 25,2 tỉ tệ vào tháng 7 so với một năm trước đó, còn 492,6 tỉ tệ

Theo hiệp hội Công nghiệp và thương mại toàn Trung Quốc, qua cuộc khảo sát tiến hành trong ba tháng ở khối doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong 17 lĩnh vực, việc thắt chặt tín dụng đang ảnh hưởng nặng nề đến khoảng 7,5 triệu SME ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp này chiếm 70% trong tổng số doanh nghiệp ở nội địa Trung Quốc và tạo 60% GDP, nhưng đang lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí còn tệ hơn lúc bắt đầu khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Trong khi chi phí nhân công tăng nhanh, giá nguyên liệu tăng vọt, doanh nghiệp vừa và nhỏ lại đối mặt với nguồn vốn eo hẹp. Theo tờ Nhật báo Nhân dân, từ tháng 1 – 4 năm nay, hơn 7.300 công ty ở Chiết Giang buộc phải đóng cửa do các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Bắc Kinh

Cai Hua, phát ngôn viên của hiệp hội Nghiên cứu Zheshang, cho biết, năm rồi, Chiết Giang và những tỉnh miền đông khác đem lại 53% GDP của cả Trung Quốc, nhưng khoảng 80% SME ở tỉnh Chiết Giang phải vay vốn kinh doanh từ hệ thống tín dụng ngầm, cho dù lãi suất thị trường chợ đen lên đến 10% mỗi tháng

Chiết Giang có khoảng 2,4 triệu doanh nghiệp tư nhân với doanh thu hơn 1,5 triệu tệ, trong đó không ít doanh nghiệp hoạt động được nhờ vốn vay qua hệ thống tín dụng ngầm. Ước tính, mỗi năm, có khoảng 600 tỉ tệ lưu thông qua hệ thống ngầm này

Những nhà cho vay “chui” đặc biệt tích cực ở thành phố Ôn Châu thuộc tỉnh Chiết Giang. Trong ba thập niên, thành phố này sản xuất hàng loạt mặt hàng tiêu dùng với giá hết sức rẻ – từ giày dép, bật lửa đến kính mắt. Trong số 360.000 SME ở Ôn Châu, từ đầu năm đến nay đã có 30% giảm hoạt động hoặc đóng cửa. Một số SME vay ngoài với lãi suất mỗi năm lên đến 120%

Li Jun, một chủ nhà máy sản xuất bật lửa ở Ôn Châu, nói: “Do suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, chúng tôi không có đơn đặt hàng. Bây giờ có một vài đơn đặt hàng, nhưng chúng tôi không dám nhận vì vay ngân hàng không đủ. Một số nhà máy sản xuất bật lửa vừa đóng cửa và bắt đầu chuyển sang cho vay, chắc chắn lợi nhuận cao hơn. Chúng tôi cũng muốn làm như thế”

Theo báo cáo ước tính của một chi nhánh ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ở Ôn Châu, tháng rồi mạng lưới tín dụng ngầm ở Ôn Châu giao dịch 110 tỉ tệ, cao hơn 40% so với ước tính trong tháng 6

Không chỉ các công ty tham gia, cá nhân cũng được chào mời. Liu Chumei, một bà nội trợ ở thị trấn Liantan thuộc thành phố Yunfu, tỉnh Quảng Đông, cho biết, các công ty tín dụng hứa cho gia đình bà vay 10.000 tệ với lãi suất 7,5% mỗi tháng. “Bây giờ lạm phát cao hơn lãi suất tiền gửi chính thức, gửi tiền trong ngân hàng chắc chắn lỗ. Tôi có tiền dư sẽ gửi cho những công ty này. Tôi gọi cho một vài bà con ở Hong Kong xem họ có muốn tham gia không, nhưng họ từ chối vì lý do an toàn”

Tiềm ẩn rủi ro

Lãi suất quá cao của hệ thống tín dụng ngầm như vậy tiềm ẩn nhiều rủi ro ở quy mô địa phương và quốc gia

Theo Yi Xianrong ở viện Tài chính và ngân hàng thuộc học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, trong trường hợp nhà cho vay có dòng tiền mặt bất chính, những khoản cho vay lớn có thể trở thành nợ xấu và là mối đe doạ tiềm tàng cho tình trạng ổn định trong nước

Hồi tháng 6, một mạng lưới tín dụng đen 300 triệu tệ ở các làng Xinbian và Shiji, thuộc tỉnh Giang Tô, sụp đổ chỉ ba tháng sau khi hình thành. Hơn 100 nhóm hay tổ chức tín dụng gom tiền vào một quỹ chung, sau đó cho ông Shi vay để đầu tư bất động sản. Mọi chuyện vỡ lở, khi Shi gặp khó khăn tài chính và dân làng kéo nhau đòi tiền lại

Một điểm thu hút tội phạm của ngân hàng đen là có thể sử dụng để rửa tiền. Tuần rồi, đài Phát thanh quốc gia đưa tin cảnh sát Trung Quốc vừa phá vỡ hoạt động rửa tiền cho 56 tỉ tệ của một ngân hàng ngầm ở Trùng Khánh. Với khoảng 30 thành viên ở thành phố Trùng Khánh và Thâm Quyến, đường dây điều hành ngân hàng này thành lập vài công ty với hàng trăm nhân viên làm vỏ bọc và mở rộng hoạt động cho vay và rửa tiền
 
Last edited:
Trung Quốc đóng cửa nhà máy sản xuất pin mặt trời sau các cuộc biểu tình

21548891ap.jpg

Các cư dân nổi giận đột nhập nhà máy và phá máy móc

- Việc đóng cửa nhà máy diễn ra chỉ vài tuần sau khi chính quyền thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc đóng cửa một nhà máy hóa chất vì ô nhiễm

Giới hữu trách Trung Quốc ngày 19/9 đã ra lệnh đóng cửa một nhà máy năng lượng mặt trời ở phía đông nước này nhằm đáp ứng yêu cầu của hàng trăm người biểu tình địa phương

Truyền thông Trung Quốc cho biết những người biểu tình đã đột nhập vào một nhà máy năng lượng mặt trời ở thành phố Haining, tỉnh Chiết Giang, lục soát văn phòng và lật tung máy móc trước khi bị cảnh sát ngăn chặn trong cuộc biểu tình kéo dài suốt 3 ngày qua

Tân Hoa Xã cho biết những người biểu tình ở Haining đã yêu cầu chính quyền đưa ra lời giải thích cho tình trạng cá chết hàng loạt trong một con sông gần đó

Theo chính quyền thành phố Haining các cuộc kiểm tra cho thấy nhà máy bị đóng cửa vì đã thải ra chất fluoride quá mức cho phép, gây độc hại tới môi trường

Việc đóng cửa nhà máy này diễn ra chỉ vài tuần sau khi chính quyền thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc đóng cửa một nhà máy hóa chất sau khi có khoảng 12.000 cư dân xuống đường biểu tình vì lo ngại ô nhiễm
 
Last edited:
Nợ xấu ngân hàng Trung Quốc: Bom chậm nổ

10283_TG-250.jpg

Tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Nếu chia đều cho dân số nước này, mỗi người sẽ nợ 6.500 USD, trong khi GDP trên đầu người chỉ chừng 4.400 USD

Trong khi Mỹ và châu Âu phải vật lộn với mối nguy hiểm từ món nợ công khổng lồ thì Trung Quốc lại đối mặt với một nỗi lo khác: nợ xấu của các ngân hàng

Trong 10 năm qua, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc, vượt cả Ngân hàng Thế giới về khả năng cho vay. Tuy nhiên, bên cạnh việc ngân hàng Trung Quốc ngày càng phát triển về quy mô, nợ xấu của các ngân hàng này cũng ngày một phình to

Số thực cao hơn công bố

Hồi đầu tháng 7, hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ Moody’s cho biết nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với tính toán của cơ quan kiểm toán Trung Quốc. Hãng cho rằng tỉ lệ nợ xấu đang chiếm 8 - 10% các khoản cho vay của ngân hàng Trung Quốc, thậm chí có thể lên đến gần 18% nếu tiến hành kiểm tra toàn diện hệ thống ngân hàng

Theo Jim Antos, chuyên gia ngân hàng của Mizuho Securities Asia (công ty môi giới chứng khoán trụ sở tại Hồng Kông), nếu mức độ nguy hiểm nợ nần của Hy Lạp là 10 thì Trung Quốc đã lên đến 8. “Tôi nhận xét tiêu cực về các ngân hàng Trung Quốc. Họ không cung cấp thông tin thật về các món cho vay ngoài sổ sách, khiến mọi người phải e ngại”, ông cho biết


Các ngân hàng Trung Quốc đã cho chính quyền các địa phương nước này vay 8.500 tỉ nhân dân tệ (tương đương 1.300 tỉ USD) trong năm 2010 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Moody’s, con số thật có thể lên đến 1.840 tỉ USD nếu tính đúng tính đủ. Và nợ công Trung Quốc đã vào khoảng 36% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chứ không phải 20% như nước này công bố

Trong khi đó, Giáo sư Minxin Pei, Hoa kiều ở Mỹ - chuyên gia về Trung Quốc, nói rằng nếu tính cả nợ của chính quyền địa phương cùng chi phí tái cấp vốn cho ngân hàng quốc doanh cộng với trái phiếu do các ngân hàng này phát hành và cả trái phiếu đường sắt nữa thì nợ công Trung Quốc đã tương đương với 70-80% GDP

Do bị cấm bán trái phiếu và vay vốn ngân hàng, vào cuối năm 2010, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã cho phép thành lập hàng loạt công ty tài chính và góp vốn vào đó. Một số địa phương còn đứng ra đảm bảo cho các công ty này vay thêm vốn; một số khác lại bán đất đai để giúp các công ty đó trả nợ khi chúng nợ đìa

Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, các địa phương đã thành lập khoảng 10.000 công ty tài chính và những công ty này đã vay đến 2.200 tỉ USD chiếm đến 30% tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Giáo sư Pei cho rằng các địa phương chỉ có 2 nguồn để trả nợ: tiền bán đất (tức phải tiếp tục bán đất) và tiền do nhà máy điện, cảng, đường sá có thu phí tạo ra. Ông nói thị trường địa ốc Trung Quốc đang ảm đạm nên khó bán đất để cứu các công ty nói trên; trong khi khả năng sinh lợi của các công trình hạ tầng cũng không kém phần tệ hại - chỉ có 1/3 số dự án làm ra tiền đủ để trả nợ mà thôi

Trên thực tế, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã đổ quá nhiều tiền vào những công trình cơ sở hạ tầng vĩ đại. Thậm chí họ còn ganh đua với nhau trong xây dựng - cảng thành phố mình phải to hơn cảng thành phố kia; đường tỉnh mình phải to, dài hơn đường tỉnh kia. Giáo sư Pieter P. Bottelier, chuyên gia Trung Quốc của Trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao thuộc Đại học Mỹ Johns Hopkins, cho biết: “Hiện nay, dường như tỉ lệ đầu tư vào đó đã quá cao. Có bao nhiêu phần trăm các công trình hạ tầng được tư vấn không tốt và sẽ trở thành nợ xấu trong tương lai, chẳng ai biết cả”

Như vậy, các ngân hàng Trung Quốc quả đã và đang gặp nhiều khó khăn trong việc đi thu hồi nợ

Địa phương vay, trung ương trả

Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương không thể trả được nợ đến hạn, Chính phủ Trung ương sẽ ra tay giải cứu. Và khi Trung ương đổ tiền cho địa phương trả nợ, tiền đầu tư vào nền kinh tế sẽ giảm xuống. Một con nợ khác của các ngân hàng Trung Quốc là doanh nghiệp quốc doanh

Năm 2008, một lượng tiền được tung ra nhằm kích thích kinh tế, chủ yếu dành cho công ty quốc doanh vay mở rộng đầu tư. Nhưng khi cho vay, ngân hàng đã không kỹ lưỡng trong việc thẩm định người vay; nhiều doanh nghiệp làm ăn yếu kém cũng được vay và đã không biết sử dụng tiền vay hiệu quả

Hậu quả là lạm phát ngày càng cao. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7.2011 tại Trung Quốc đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua (tuy tháng 8 có giảm nhẹ), khiến nền kinh tế chịu thêm áp lực và đời sống nhân dân đi xuống

Từ cuối năm 2007 đến tháng 5.2011, tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng gấp đôi. Nếu chia đều cho dân số nước này thì mỗi người sẽ nợ 6.500 USD, trong khi GDP trên đầu người chỉ chừng 4.400 USD. Ông Antos của Mizuho Securities Asia nhận xét những khoản vay ồ ạt trong 2 năm vừa rồi ở Trung Quốc sẽ đáo hạn trong vòng 2-3 năm tới. Và “nếu chúng ta không chứng kiến một cú sốc tín dụng nào thì quả thật sẽ rất đáng ngạc nhiên”

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tín dụng được phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1); nợ cần chú ý (nhóm 2); nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3); nợ nghi ngờ (nhóm 4); nợ có khả năng không thu hồi được (nhóm 5). Nợ nhóm 3, 4, 5 được gọi là nợ xấu. Ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng nợ xấu theo tỉ lệ: 25% đối với nhóm 3; 50% cho nhóm 4 và 100%, nhóm 5

Do thị trường lo ngại về nợ xấu ngân hàng Trung Quốc, cổ phiếu của ngân hàng nước này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10.2008. Từ đầu năm 2010 đến đầu tháng 7.2011, giá cổ phiếu nhiều ngân hàng lớn đã giảm mạnh: Ngân hàng Bắc Kinh giảm 47,9%; Ngân hàng CITIC Trung Quốc, 42,7%; Ngân hàng Trung Quốc, 25,8%; Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, tổ chức cho vay lớn nhất thế giới, 19%

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với dự trữ ngoại tệ khổng lồ lên đến 3.000 tỉ USD. Vì vậy nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc dù khá nguy hiểm vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Tuy nhiên, chắc chắn nợ này sẽ tác động không tốt lên nền kinh tế, khiến sắp tới đây tăng trưởng kinh tế của quốc gia này có thể sẽ đi xuống

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết đã cơ bản kiểm soát được rủi ro do nợ xấu của các địa phương và đang nỗ lực giải quyết triệt để vấn đề. Bộ còn cho biết sẽ tích cực xem xét lại các khoản nợ đó để đảm bảo khả năng thanh toán của chính quyền các địa phương. Trong khi chờ đợi, họ không được phép bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nữa

Ngọc Trung
 
Last edited:
Tư hữu hóa kiểu Trung Quốc: Chi phí tiềm ẩn

Vụ tai nạn tàu cao tốc gây chết người ở Ôn Châu (Trung Quốc - TQ) hồi tháng 7 không chỉ là một thảm họa. Nó còn là một cảnh báo về mâu thuẫn trong mô hình kinh tế đang được TQ áp dụng.

qttuhuu-1.jpg

Tăng trưởng cao làm nới rộng khoảng cách giàu nghèo tại TQ

Đánh giá mô hình nền kinh tế theo định hướng nhà nước của TQ là rất khó. Bởi vì, các chương trình hành động của chính phủ ẩn mình dưới hàng vạn bí mật và không dễ gì có thể đo đếm được

Dưới thời Mao Trạch Đông, đó là việc đơn giản. Chính phủ kiểm soát mọi việc và hoạt động không công khai

Nhưng từ năm 1993, Bắc Kinh đã khuyến khích áp dụng “gaizhi” ở doanh nghiệp (DN) nhà nước, với nghĩa “thay đổi hệ thống”

Từ năm 1995 đến 2001, số lượng các DN nhà nước và DN do Nhà nước quản lý đã giảm gần hai phần ba, từ 1,2 triệu xuống còn 468.000, và lao động thành thị làm việc cho khu vực nhà nước giảm gần một nửa, từ 59% xuống còn 32%

Nhưng “gaizhi” không đơn thuần là uyển ngữ ám chỉ quá trình “tư nhân hóa”, mà còn ám chỉ các công ty nửa nhà nước - nửa tư nhân. Bên cạnh đó là các DN khổng lồ do nhà nước kiểm soát thuộc các lĩnh vực mà chính phủ coi là “chiến lược” như ngân hàng, viễn thông hoặc vận tải

Những công ty này bán cổ phần thiểu số cho các nhà đầu tư tư nhân, còn bản thân họ thì hoạt động gần giống như các bộ của chính phủ. Ví dụ điển hình là Ngân hàng Xây dựng TQ - đơn vị hậu thuẫn chính cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Hình thức thứ hai là liên doanh giữa công ty tư nhân (thường là nước ngoài) và các tổ chức được nhà nước hậu thuẫn. Liên doanh kiểu này là phổ biến ở lĩnh vực chế tạo ô tô, giao vận và nông nghiệp

Nhóm công ty thứ ba có vẻ hoàn toàn là tư nhân, chính phủ không trực tiếp có cổ phần trong những công ty này. Tuy nhiên, nhóm này vẫn phải chịu sự can thiệp thường xuyên thông qua nhiều biện pháp khác nhau

Nếu họ được hậu thuẫn, các ngân hàng công sẽ cung cấp cho họ các khoản tín dụng với lãi suất thấp và các quan chức sẽ giúp họ loại bỏ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Can thiệp kiểu như trên phổ biến trong các lĩnh vực như năng lượng và internet

Kiểu công ty thứ tư chính là các công ty do chính quyền địa phương đầu tư, thường thông qua vốn liên doanh thuộc sở hữu của chính quyền hoặc các quỹ đầu tư cá nhân. Những quỹ này thường hỗ trợ các DN theo đuổi công nghệ sạch hoặc thuê nhân công địa phương

Những loại hình công ty này cùng với sự ảnh hưởng khác nhau của chính phủ có một vài điểm mạnh. Họ kiên nhẫn đầu tư và không chịu ảnh hưởng ngắn hạn của thị trường chứng khoán

Họ giúp các chính phủ theo đuổi các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch; xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống, đập, cảng và đường sắt mà TQ cần để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nó

Nhưng áp dụng các mô hình DN với sự can thiệp của nhà nước đang khiến TQ trả giá rất đắt. Trước tiên là tham nhũng. Khi các công ty lớn trong nước có thể giao hợp đồng cho các công ty con của họ, hối lộ sẽ lây lan nhanh như cúm gia cầm

Đôi khi các công ty có mối quan hệ tốt giành được hợp đồng, cắt lại lợi nhuận rồi giao công việc cho các nhà thầu phụ mà không giám sát tiêu chuẩn chất lượng. Vấn đề thứ hai là các công ty lớn được nhà nước bảo trợ sẽ lấn át các DN nhỏ. Họ nuốt vốn mà các công ty tư nhân chân chính có thể sử dụng hiệu quả hơn nhiều

Họ cũng lừa đảo theo nhiều cách khác nhau, tận hưởng quyền tiếp cận đất đai và cấp giấy phép. Việc gia tăng của các quỹ liên chính phủ địa phương tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc lạm dụng vốn. Sự can thiệp ngày càng tăng của chính phủ vào mọi lĩnh vực từ mỏ than cho đến internet đã đẻ ra cụm từ “quốc tiến dân thoái”, nghĩa là “nhà nước tiến lên, DN tư nhân thụt lùi”

Trần Ngọc Thịnh
 
Last edited:
Trung Quốc tiết lộ kế hoạch đầu tư trị giá 1,7 nghìn tỷ USD

- Trung Quốc đã xác nhận với các quan chức Mỹ đang ở thăm rằng Bắc Kinh có kế hoạch rót 1,7 nghìn tỷ USD vào “các lĩnh vực chiến lược” của nền kinh tế trong 5 năm tới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson hôm qua cho biết

2_a376d.jpg

Trung Quốc sẽ đầu tư mạnh cho công nghệ "xanh" trong những năm tới

Trung Quốc dự kiến sẽ chi số tiền khổng lồ trên cho năng lượng xanh, vận tải và sản xuất công nghệ cao

Xác nhận trên cho thấy tham vọng của Bắc Kinh nhằm chuyển dịch động cơ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sang các ngành công nghệ cao và sạch hơn, trong khi vẫn thúc đẩy tăng trưởng trong nước giữa lúc nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn

Cách đây 1 năm, báo chí Mỹ đã đưa tin rằng Bắc Kinh đang cân nhắc đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD trong 5 năm tới vào 7 ngành công nghiệp chiến lược nhưng Trung Quốc chưa từng xác nhận điều đó cho tới lúc này

Cũng có các thông tin nói rằng Trung Quốc có thể huỷ một số kế hoạch đầu tư, trong đó đáng chú ý nhất là việc chế tạo các thiết bị đường sắt tốc độ cao, sau vụ tai nạn tàu cao tốc chết người trong năm nay

Nhưng nói trước báo giới tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên ngày 21/11 sau khi kết thúc đối thoại kinh tế Mỹ -Trung thường niên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ John Bryson cho hay các quan chức Trung Quốc không thu hẹp các tham vọng của họ

“Trọng tâm của các ngành công nghiệp đang nổi và khoản đầu tư 1,7 nghìn tỷ USD là năng lượng sạch và công nghệ năng lượng sạch”, ông Bryson phát biểu

Theo Bắc Kinh, các ngành kinh tế sẽ được chú trọng trong 5 năm tới gồm năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin thế hệ mới, sản xuất thiết bị công nghệ cao, các vật liệu tiên tiến, xe hơi sử dụng nhiên liệu thay thế, các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm nhiên liệu
 
Last edited:
Chân dung 10 nhân vật "cổ áo đen" quyền lực nhất Trung Quốc

Họ được coi là "những con rồng đỏ" kiểm soát phần lớn nền kinh tế Trung Quốc và được gọi là "tầng lớp cổ áo đen" bởi luôn xuất hiện trong một bộ vest đen, đi xe limousine màu đen

Đóng vai trò là các nhà doanh nhân hàng đầu và quyền lực nhất của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng thông tin về họ lại rất ít

Tất cả chỉ sáng tỏ khi xuất hiện bản báo cáo đột phá của Brookings Institution, một ấn phẩm đặc biệt của các chuyên gia Trung Quốc và Sunday Times, về chân dung của 10 doanh nhân nắm giữ những thương hiệu mạnh nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc được công bố

Theo đánh giá của Brookings Institution, 10 con người này là nhà lãnh đạo của 10 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua và được coi là "những con rồng đỏ" kiểm soát phần lớn nền kinh tế Trung Quốc

Họ luôn sẵn sàng mở rộng thị trường kinh doanh của mình ra toàn cầu và đang hướng tới sự nghiệp chính trị

1. Zhang Qingwei

zhang_qingwei_quocte_giaoducvietnam.jpg

Qingwei là cựu Tổng giám đốc của Tổng công ty Hàng không thương mại Trung Quốc (Comac). Dưới sự lãnh đạo của ông, Comac đã giành chiến thắng trong "trận chiến" kiểm soát bầu trời Trung Quốc với các hãng hàng không danh tiếng thế giới như Boeing và Airbus

Từ sự ảnh hưởng đã có của mình, Qingwei hiện đang được đánh giá là một doanh nhân có nhiều khả năng giành thắng lợi khi bước vào sự nghiệp chính trị và hứa hẹn sẽ khởi đầu sự nghiệp chính trị bằng cách trở thành một tỉnh trưởng trong tương lai gần.

2. Wang Jianzhou

wang_jianzhou_quocte_giaoducvietnam.jpg

Mọi người muốn sử dụng điện thoại di động ở Trung Quốc đều phải sử dụng tới dịch vụ của công ty China Mobile do Jianzhou làm lãnh đạo. Đây được coi là mạng viễn thông di động lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới với 650 triệu thuê bao khách hàng

Trong sự phát triển mạnh mẽ của China Mobile ra toàn cầu, hãng này thậm chí còn cung cấp dịch vụ viễn thông cho một trong những khu vực hẻo lánh nhất trên Trái Đất là núi Everest. China Mobile có 230.000 nhân viên và đã được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York và Hong Kong Stock Exchange

Tuy nhiên, bất chấp sự giàu có và quyền lực đáng kinh ngạc của mình, China Mobile cũng đã phải đối mặt với các chỉ trích về thu nhập. Các nhà phê bình cho rằng, một nửa lợi nhuận của hãng này thu được từ việc thu phí các dịch vụ miễn phí tại nhiều nước khác, nơi cạnh tranh thị trường và dân chủ bị cấm

3. Li Xiaolin

li_xiaolin_quocte_giaoducvietnam.jpg

Thoạt trông, Li Xiaoli có thể dễ bị nhầm lẫn với bất kỳ một bà nội trợ nào khác. Nhưng thực tế, bà lại được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc

Xiaolin là con gái nhà họ Li, một gia tộc đã "giành quyền kiểm soát tất cả các lợi nhuận ngành điện ở Trung Quốc" - một văn thư Ngoại giao Mỹ bị rò rỉ cho biết

Cha của bà Xiaolin, Li Peng, đã từng là ông chủ của công ty phát triển Năng lượng quốc tế của Trung Quốc, công ty hiện đang được điều hành bởi Xiaolin và em trai bà là Xiaopeng (Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây)

Cặp chị em quyền lực này được đánh giá là những người có ảnh hưởng vô cùng lớn trong ngành công nghiệp năng lượng của Trung Quốc

4. Zhou Yongkang

Zhou_Yongkang_quocte_giaoducvietnam.jpg

Là Bộ trưởng An ninh của Bộ chính trị, Zhou Yongkang được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà nước - một công việc mà rất ít người phương Tây thực sự hiểu rằng đằng sau đó còn có liên quan tới cái gì

Zhou Yongkang có thể làm việc tại vị trí trên cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, nhưng quyền lực và ảnh hưởng của ông sẽ vẫn còn lan xa và rộng trong vai trò chủ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc

Theo một thông tin mật mà Wikileaks thu thập được, "Zhou Yongkang và các cộng sự của ông là những người kiểm soát lợi ích dầu mỏ" của Trung Quốc

Việc gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đạt được thành công phần lớn là nhờ có nguồn cung cấp dầu giá rẻ và Trung Quốc đã có được điều đó là nhờ phần lớn các giao dịch mua dầu của Yongkan

5. Su Shulin

su_shulin_quocte_giaoducvietnam.jpg

Một trong những quan chức trẻ tuổi nhất của Trung Quốc, Shulin, đã bắt đầu phát triển quyền lực của mình từ vị trí là ông chủ của Sinopec (China Petroleum & Chemical Corporation Limited), công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hóa chất

Các công ty hóa chất tại Trung Quốc đều là công ty con của Tập đoàn Sinopec quốc gia. Hiện Shulin đang đảm nhiệm vai trò là tỉnh trưởng và được đánh giá sẽ là một trong những nhà lãnh đạo Trung Quốc "thế hệ thứ 6"

6. Chen Yuan

chen_yuan_quocte.jpg

Chen Yuan là một trong những ông chủ ngân hàng quyền lực nhất tại Trung Quốc và là con trai của Chen Yuan, một nhà chính trị nổi tiếng của Trung Quốc trong những năm 1980

Yuan cũng chính là người phản đối Gang các chính sách cải cách kinh tế nhằm biến nền kinh tế Trung Quốc thành một nền kinh tế "theo kiểu Trung Quốc"

Hiện Chen Yuan đang có kế hoạch thăng tiến trong lĩnh vực chính trị khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, thay thế ông Hồ Cẩm Đào

7. Xiao Gang

xiao_gang_quocte_giaoducvietnam.jpg

Gang từng là Chủ tịch ban giám đốc của Ngân hàng Bank of China Limited và ngân hàng Bank of China (Hong Kong) Limited. Hiện ông đang điểm nhiệm chức Chủ tịch ngân hàng Trung Quốc và có tham vọng mở rộng quyền lực của mình hơn nữa bằng con đường chính trị

Triết lý kinh doanh của Gang là tập trung vào sức mạnh của nhà nước và sẽ không để các nhà lãnh đạo nước này mở cửa cạnh tranh và giám sát quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Trung Quốc như một số nhà phê bình mong muốn

8. Guo Shuqing

guo_shuqing_quocte_giaoducvietnam.jpg

Guo Shuqing là một trong số ít các quan chức Trung Quốc từng đi du học tại Anh. Ông đã từng theo học tại Đại học Oxford

Khi trở về Trung Quốc, ông bắt đầu sự nghiệp tại ngân hàng trung ương, trở thành giám đốc ngân hàng tỉnh và sau đó lại giành được một vị trí cao cấp tại Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối

Sau khi đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, Shuqing lại tham gia điều hành một công ty cho vay thương mại, nơi ông chắc chắn có thể gây ảnh hưởng lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Shuqing hiện đảm nhiệm vai trò của một nhà quản lý an ninh hàng đầu của Trung Quốc, mặc dù rất ít người biết vai trò này của ông thực sự là gì

9. Zhu Yanfeng

zhu_yanfeng_quocte_giaoducvietnam.jpg

Yanfeng trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc nhờ câu nói rằng mỗi gia đình nên có một chiếc xe

Tuy nhiên, đó chưa phải là một tuyên bố gây ngạc nhiên nhất của nhà lãnh đạo hàng đầu của một hãng sản xuất xe hơi của Trung Quốc, First Automobile Works

Là cháu nội của nhà khí tượng học nổi tiếng Chu Coching, Yanfeng bắt đầu sự nghiệp của mình từ một chuyên gia kỹ thuật. Hiện ông đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch của Tập đoàn FAW Trung Quốc và đang phấn đấu trở thành một phó chủ tịch tỉnh

Việc mở rộng nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy một phần là nhờ hệ thống giao thông đã cải thiện tốt hơn. Và một phần lớn thành công này đến từ những đóng góp của Yanfeng

10. Zhang Guoqing

zhang_guoqing_quocte_giaoducvietnam.jpg

Guoqing là một trong những "bậc thầy về chiến tranh" của Trung Quốc, chủ công ty sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc, China North Industries Corporation (Norinco). Ông Guoqing đã từng theo học tại Trường Kinh doanh Harvard

Guoqing cũng được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và cung cấp vũ khí cho thế giới

Norinco cũng đã từng phải đối mặt với những trở ngại từ phí Mỹ khi đạn dược của hãng này đã bị chính quyền Clinton cấm vào năm 1993 sau khi xuất hiện những lo ngại rằng giới tội phạm trong trong các thành phố của Mỹ đã sử dụng loại này. Một cuộc điều tra làm rõ vụ việc cũng đã được CIA tiến hành vào năm 1994

Tháng 8/2003, chính quyền Bush áp đặt lệnh trừng phạt đối với Norinco do có liên quan tới cáo buộc bán tên lửa liên cho Iran. Ngoài ra, cũng có các tranh cãi xung quanh việc công ty này có liên hệ bán vũ khí cho Pakistan và cho Đại tá Gaddafi ở Libya

Nguyễn Hường
 
Last edited:
Chân dung nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc​

- Wu Yajun, CEO tập đoàn BĐS Longfor là nữ tỷ phú giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản hơn 6 tỷ USD. Vậy nhưng ít ai biết rằng trước khi có được thành công như hiện nay bà đã có nhiều năm là công nhân, viết báo

Theo thống kê của tạp chí WSJ, cho đến cuối năm 2011, giá trị tổng tài sản mà bà Wu Yajun sở hữu đã lên tới 420 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 6,6 tỷ USD), tăng 50% so với 1 năm trước đó. Với khối tài sản ấy, bà Wu không chỉ là người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc mà còn là một trong những quý bà giàu nhất thế giới

wu-260212_7d3b8.jpg

Giàu có và thành đạt nhưng bà Wu không thích phô trương​

Công ty của bà, Longfor Properties Co. Ltd hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông với các cổ đông tên tuổi như: Investment Corp GIC.UL (của Chính phủ Singapore), Temasek Holdings TEM.UL, Hong Kong Land, Bank of China Group Investment Ltd và Ping An Insurance

Giàu có, uy quyền và giờ còn là đại biểu quốc hội Trung Quốc, vậy nhưng vị nữ tỷ phú này lại rất kín đáo và giản dị. Với giới truyền thông, bà luôn áp dụng chiến thuật “3 không” ngay từ những ngày đầu: không lên tivi, không trả lời phỏng vấn và cũng không ký tặng bất kỳ ai

Bởi vậy ngay cả cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google cũng chỉ có được khoảng 10 kiểu ảnh về quý bà này. Có lần một phóng viên hỏi tại sao lại khép kín với như vậy, bà Wu chỉ cười và nói: “Tôi không có gì để nói cả. Tôi chỉ là một phụ nữ bình thường chuyên tâm lo cho công việc của mình”

Khác với phần lớn các nữ tỷ phú nổi danh trên thế giới, bà Wu không hề được thừa kế một món tài sản kếch xù nào từ người thân. Sinh năm 1964 trong một gia đình rất bình thường tại thành phố Chongqing, Tây Nam Trung Quốc, năm 1984 bà Wu tốt nghiệp đại học Bách khoa Tây Bắc với tấm bằng kỹ sư hàng hải

Sau 5 năm làm việc tại xí nghiệp Qianwei Meter Factory, bà rẽ ngang sang làm phóng viên và biên tập viên tại China City Sightseeing. Do tờ báo này trực thuộc sở xây dựng thành phố Chongqing, bà Wu bắt đầu tạo dựng được những mối quan hệ với các quan chức cũng như giới doanh nghiệp

Đến năm 1995 bà đứng ra thành lập công ty BĐS Chongqing Zhongjianke Real Estate Co Ltd với vốn đăng ký chỉ 10 triệu nhân dân tệ. Sau đó công ty được đổi tên thành Chongqing Longfor Properties Co Ltd

Mãi đến năm 1997, Longfor Garden Nanyuan, dự án đầu tiên của bà Wu mới được khởi công. Dù thời điểm đó chưa hề có kinh nghiệm, dự án này vẫn được đánh giá là thành công lớn tại Chongqing bởi chất lượng công trình, phối cảnh tốt, trang thiết bị và cả công tác quản lý. Một điều đáng chú ý nữa ở dự án này đó là câu khẩu hiệu: “Hãy luôn ân cần với bản thân suốt cuộc đời bạn”. Sau này đây cũng trở thành triết lý hoạt động của Longfor

Longfor-260212_df6e8.jpg

Bà Wu trong dịp Longfor Properties niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông
Dù các dự án của mình được khách hàng đón nhận tích cực nhưng bà Wu đã không vội vã mở rộng kinh doanh bởi bà cảm thấy mình chưa thể đánh giá hết những rủi ro. Thay vào đó bà thực hiện nhiều loại dự án khác nhau để tích lũy kinh nghiệm. Mãi đến năm 2000, Longfor mới mở rộng và doanh số nhanh chóng đạt 2 tỷ NDT vào năm 2008, trở thành “đại gia” trong lĩnh vực BĐS ở Chongqing

Chỉ trong 15 năm bà Wu đã biến một công ty nhỏ thành một gã khổng lồ. Vậy bí quyết là gì? Một cựu lãnh đạo cấp cao của Longfor cho biết, ngay sau khi tạo dựng công ty, vị cựu nhà báo này đã thân chinh đi một chuyến tới thành phố Shenzhen, cố gắng tìm hiểu kinh nghiệm thành công của công ty BĐS lớn nhất Trung Quốc Vanke. Và bài học bà thu được đó là phải luôn công khai, minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi trở về bà lập tức thuê tập đoàn PricewaterhouseCoopers làm kiểm toán

Thành công của Longfor đã khiến cho Chủ tịch của Vanke, Wang Shi từng phải lên tiếng ngợi khen rằng: “Longfor không phải công ty lớn nhất nhưng chắc chắn là nhà phát triển BĐS tốt nhất Chongqing”

Điều khiến bà Wu nổi bật hơn hẳn các đối thủ khác đó chính là sự tỉ mỉ khắt khe đến từng chi tiết. Triết lí này có thể được thấy ở bất kỳ đâu trong tập đoàn. Đơn cử như trong hoạt động vui chơi. Vào mùa xuân, Longfor thường sắp xếp cho các nhân viên lớn tuổi đi leo núi

Để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, các nhà tổ chức phải khảo sát hành trình trước ít nhất 3 lần và lên một kế hoạch chi tiết, bao gồm có bao nhiêu chỗ trơn trượt gặp trên đường đi hoặc đến vị trí nào các thành viên có thể cảm thấy mệt

Chính nhờ sự chi tiết, tỉ mỉ trong từng khâu đã giúp Longfor ngày càng nhiều khách hàng tìm tới và đa phần đều thông qua giới thiệu từ bạn bè, người thân. Một khảo sát năm 2008 cho thấy 38% khách hàng của Longfor quay trở lại mua nhà của công ty và 50% số người được hỏi khẳng định sẽ giới thiệu cho người khác

Đến nay Longfor đã hiện diện ở 14 thành phố lớn tại Trung Quốc và dưới sự điều hành của bà Wu là gần 7000 người. Quả là một thành tích đáng ngưỡng mộ mà ngay cả giới mày râu cũng khó lòng theo kịp

Thanh Tùng
 
Tỷ phú Trung Quốc ủng hộ sự phát triển kinh tế tư nhân​

Người giàu thứ hai ở Trung Quốc cho rằng, trở ngại lớn nhất mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt là thu nhập của chính phủ thì quá cao mà thu nhập của người dân lại quá thấp

Zong Qinghou, tỷ phú 66 tuổi, người giàu thứ hai ở Trung Quốc, là chủ tịch của Hangzhou Wahaha Group Co (HWGZ) và là một thành viên của cơ quan lập pháp Trung Quốc, cho biết quốc gia này cần phải cắt giảm thuế và cho phép đầu tư tư nhân nhiều hơn trong các ngành công nghiệp

"Chính phủ đã trở thành một công ty độc quyền mà đầu tư vào tất cả mọi thứ", Zong cho biết ngay trước khi phiên họp thường niên của Quốc hội bắt đầu. Theo ông, trở ngại lớn nhất phải đối mặt với nền kinh tế của Trung Quốc bây giờ là thu nhập của chính phủ thì quá cao mà thu nhập của người dân lại quá thấp

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã cam kết chấm dứt sự phụ thuộc của nền kinh tế nước này vào đầu tư nước ngoài và xuất khẩu trong suốt ba thập kỷ qua mà nhờ đó sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 10% nhưng cũng tạo ra những bất ổn xã hội do tham nhũng, ô nhiễm và một khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng

Ngân hàng Thế giới tuần trước cho biết Trung Quốc, nơi mà các công ty nhà nước kiểm soát các ngành ngân hàng, năng lượng và truyền thông, cần phải dựa nhiều hơn vào thị trường và các doanh nghiệp tư nhân để tránh tăng trưởng chệch hướng

Theo ông Zong, sẽ là ảo tưởng nếu muốn thúc đẩy nền kinh tế nhờ xuất khẩu và đầu tư trong bối cảnh hiện nay. "Trung Quốc chỉ nên thúc đẩy tăng trưởng bằng cách cắt giảm thuế và tăng thu nhập cá nhân", ông nói và thêm rằng, người dân thường vẫn còn thiếu tiền

Zong giàu lên nhờ một khoản vay 140.000 NDT (22.230 USD) vào năm 1987 khi ông và hai giáo viên đã nghỉ hưu ở thành phố Hàng Châu bắt đầu kinh doanh bằng cách bán kem que, soda và văn phòng phẩm. Ông đã xây dựng Wahaha, trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "đứa trẻ đang cười", thành một nhà sản xuất nước giải khát có 7 tỷ NDT lợi nhuận năm ngoái, và dự báo có thể tăng lên đến 10 tỷ NDT trong năm nay khi doanh số bán hàng đạt 85 NDT

Wahaha là một trường hợp hiếm hoi tại Trung Quốc, nơi 12 công ty lớn nhất theo vốn hóa thị trường đều là các công ty Nhà nước. Chính phủ là cổ đông đa số trong 4 ngân hàng, 3 công ty dầu mỏ và các nhà sản xuất xe hơi, máy tính, sắt thép, máy giặt và sữa lớn nhất cả nước. Đầu tư tư nhân tiếp tục bị giới hạn trong các ngành công nghiệp như thuốc lá và ngân hàng

Zong cho biết, ông dự định đề xuất Chính phủ cho phép các công ty tư nhân mở các ngân hàng và được miễn thuế khi tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu có thể, ông sẽ mở một ngân hàng vì "tôi có tiền và danh tiếng của tôi tốt"

Báo cáo Hurun năm 2011 ước tính tài sản cá nhân của ông Zong đạt tới 10,7 tỷ USD, chỉ sau tài sản 11 tỷ USD của Chủ tịch Liang Wengen của Sany Heavy Industry Co

Doanh nghiệp nước ngoài cũng đã thể hiện mối quan tâm về vai trò của công ty nhà nước trong nền kinh tế của Trung Quốc. Chris Murck, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng 1/2012: Xu hướng phát triển một nền kinh tế thị trường dường như đang "khá trì trệ” tại Trung Quốc

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick cũng phát biểu tuần trước tại Bắc Kinh rằng mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là không bền vững và rằng, đất nước này cần phải dựa nhiều hơn vào thị trường và doanh nghiệp tư nhân

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiệm kỳ tới của tân Thủ tướng
 
Top