What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Lobby Russia

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Lobby Russia
“Nhóm thiểu số thao túng” của nền kinh tế Nga

VladimirPotanin46153612.jpg

Vladimir Potanin, kiến trúc sư của kế hoạch đột phá tạo ra các oligarch Nga

Nước Nga thời tranh tối tranh sáng đầu thập niên 1990 chứng kiến những pha thâu tóm ngoạn mục để tạo ra một thế hệ tỉ phú đầy tranh cãi

Ngày nay, trên thế giới không ai không biết đến những cái tên như Boris Berezovsky, Mikhail Khodorkovsky, Mikhail Prokhorov hay Roman Abramovic

Có người xem họ là những nhà tiên phong trong nền kinh tế Nga hậu Xô viết, người khác lại cáo buộc họ gây bao hậu quả nặng nề cho đất nước. Đến nay thì số phận những “người giàu đầu tiên” của LB Nga rất khác nhau: người vẫn tiếp tục giàu, kẻ phải lưu vong hoặc ngồi sau song sắt

Dù thế nào thì cách làm giàu của các tỉ phú này khiến họ phù hợp với hỗn danh oligarch - từ gốc Hy Lạp nghĩa là “nhóm thiểu số thao túng”

Từ buôn lậu đến lập ngân hàng

Theo báo cáo Oligarchs: The First Russian Capitalists (tạm dịch: Oligarchs: Những nhà tư bản đầu tiên ở Nga) của Công ty phân tích tài chính Thomas White International, thế hệ người giàu mới có cơ hội manh nha từ cuối thập niên 1980 - đầu thập niên 1990

Khi đó, chính quyền Liên Xô dưới sự lãnh đạo của ông Mikhail Gorbachev thực hiện các chính sách cải tổ và mở cửa, bước đầu hình thành nền kinh tế thị trường nhưng lại thiếu các công cụ quản lý hiệu quả. Đặc quyền kinh tế - tài chính vẫn thuộc về những nhân vật cấp cao của đảng Cộng sản, KGB, Đoàn thanh niên và những ai biết bắt tay với họ

Trong khi đó, chợ đen mọc lên như nấm, buôn bán các mặt hàng nhập lậu từ phương Tây như máy tính và quần jeans. Theo trang Leadership Biographies, tỉ phú Abramovic bị cho là từng bán đồ chơi nhập lậu ở Moscow

Berezovsky và một số người khác thì bắt đầu làm giàu bằng cách dùng quan hệ với chính quyền để mua sản phẩm với giá bao cấp cực rẻ để bán lại với giá Thị trường

Một số người khác còn táo bạo hơn khi thành lập những ngân hàng tư nhân đầu tiên, huy động vốn trong nhân dân để cho các tay buôn lậu, vốn rất cần tiền tươi, vay với lãi suất cao

Khodorkovsky, từng là Phó bí thư Đoàn thanh niên của Viện Khoa học kỹ thuật Mendeleev, cùng đồng sự lập Ngân hàng Menatep năm 1989. Vladimir Potanin rời chức vụ tại Bộ Ngoại thương để cùng Mikhail Prokhorov lập Ngân hàng Uneximbank và Công ty tài chính Interros trong khi Ngân hàng Alfa Bank ra đời năm 1990 dưới tay Mikhail Fridman

Theo một số cáo buộc, các ngân hàng này còn là nơi “rửa tiền” của các quan chức đang ra sức vơ vét tài sản nhà nước trong thời kỳ mà mọi thứ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào

Bên cạnh đó, bằng tầm nhìn nhạy bén, những nhà tư bản mới này mau chóng tạo lập quan hệ với nhóm của ông Boris Yeltsin trong bối cảnh hỗn loạn của chính trị Nga đầu thập niên 1990. Theo BBC, Khodorkovsky đã xuất hiện hết sức “đúng lúc đúng chỗ” khi có mặt tại tòa nhà quốc hội cùng ông Yeltsin để đương đầu với cuộc đảo chính hụt năm 1991. Vladimir Gusinsky thì xây dựng được tình bạn với Yury Luzhkov, người sau này trở thành Thị trưởng Moscow

Dùng ngân hàng và lũng đoạn chính sách để “nuốt” các tập đoàn nhà nước

Cơ hội lại tiếp tục đến trong làn sóng tư nhân hóa ồ ạt ngay sau khi ông Yeltsin trở thành Tổng thống Nga, theo bài Lược sử Oligarch Nga của nhà nghiên cứu Xavier Moreau đăng trên trang RealPolitik.tv năm 2010. Tài sản nhà nước lọt vào tay một thiểu số với giá rẻ mạt

Kinh tế kiệt quệ, ngân quỹ cạn kiệt và ông Yeltsin có nguy cơ thất cử trong cuộc bầu tổng thống năm 1996. Khi đó, Vladimir Potanin đề ra một kế hoạch táo bạo, còn gây ý kiến trái chiều đến tận ngày nay

Dưới đề xuất của Potanin và sự vận động của Berezovsky, chính quyền quyết định cho thuê cổ phần và tài sản của một số tập đoàn nhà nước trong ngành dầu mỏ, khoáng sản và luyện kim để kiếm tiền hoạt động. Hoạt động này được thực hiện trong giai đoạn 1995-1996 bằng hình thức đấu giá thông qua một số ngân hàng được lựa chọn

Dĩ nhiên là các ngân hàng này là những Menatep, Uneximbank hay Alfa Bank... và người tham gia đấu giá không ai khác hơn mà chính là chủ của các ngân hàng trên và đối tác. Họ thành lập nhiều công ty “mặt tiền” để đứng tên đấu giá thay

Theo thỏa thuận, nếu chính quyền không thể trả lại tiền vào thời điểm 9.1996 thì các tài sản trên coi như thuộc về người đấu giá. Chuyện trả tiền đã không xảy ra và một nhóm nhỏ nhà tư bản nghiễm nhiên thâu tóm cổ phần, tài sản của các tập đoàn chủ chốt với giá “rẻ như cho”

Khodorkovsky “nuốt trọn” Tập đoàn dầu khí Yukos, Abramovic hợp tác với Berezovsky thu mua Công ty dầu Sibneft với giá thấp hơn giá trị thực 25 lần, đồng thời thâu tóm một số nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, liên danh Potanin - Prokhorov lấy được Norilsk Nickel, một trong những tập đoàn luyện kim lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Như vậy là chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tài sản của những người này tăng hàng triệu đến chục triệu USD (theo tỷ giá thời đó)

Trong cuộc bầu cử tổng thống 1996, dưới sự dẫn dắt của Berezovsky và Gusinsky, những người đã nắm luôn các kênh truyền thông lớn, nhóm tỉ phú tung mọi nguồn lực để bảo đảm ông Yeltsin tái đắc cử. Một mặt là bảo vệ quan hệ với chính quyền, mặt khác là nếu ứng viên Cộng sản Gennady Zyuganov mà chiến thắng thì thỏa thuận đấu giá nói trên sẽ bị hủy bỏ và mọi đầu tư coi như đổ sông đổ biển, theo BBC

Kết quả là ông Yeltsin làm chủ Điện Kremlin thêm 4 năm và một thế hệ tài phiệt giàu không thể tưởng tượng về cả tiền bạc lẫn ảnh hưởng chính trị chính thức ra đời. Sau đó, vai trò và vị thế của họ bắt đầu suy giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng năm 1998 và sự xuất hiện của ông Vladimir Putin

Đến nay, thì các oligarch thế hệ đầu không còn mấy người trừ những ai “kịp” xây dựng quan hệ với các lãnh đạo mới, mà điển hình nhất là Roman Abramovic hay Vladimir Potanin

Trọng Kha
 
Last edited:
Các "bố già" Nga một thời lũng đoạn chính trường

bo-gia.jpg

"Bố già" trong trường hợp này hoàn toàn không giống như "phiên bản" bố già trong tiểu thuyết The Godfather của Mario Puzo mà là một biến thái nguy hiểm hơn nhiều lần

Mảnh đất màu mỡ cho thế lực ngầm

Thao túng và lũng đoạn kinh tế quốc gia, họ có khả năng thọc sâu vào hệ thống tài chính - kinh tế với sự giúp đỡ của các nhóm lợi ích. Những bài học của nước Nga khi được soi rọi lại vào giai đoạn thập niên 1990 sẽ chẳng bao giờ cũ, càng không cũ với một số nước cũng đang vật lộn với cơ chế chuyển đổi và khi mà nền kinh tế quốc gia bắt đầu bị thâu tóm bởi những nhóm thế lực ngầm...

Có hai cột mốc đáng chú ý trong lịch sử nước Nga đương đại

- Thứ nhất: tháng 4-1985 (tổng thống) Mikhail Gorbachev lần đầu tiên nói đến chính sách perestroika (tái cấu trúc) và glasnost (công khai). Hai chủ trương mang tính "cách mạng" này đã dẫn Liên Xô đến sự tan rã

- Thứ hai: năm 1994 (thủ tướng) Anatoly Chubais tiến hành chương trình tư hữu hóa

Sự kiện thứ hai là hậu quả trực tiếp của sự kiện thứ nhất và cả hai sự kiện đưa đến sự ra đời một nhóm tài phiệt, tạo ra cái mà báo chí phương Tây gọi là "mafia đỏ". Chỉ đến thời Putin, sự lũng đoạn của nhóm oligarch (tập đoàn đầu sỏ chính trị - thuật từ chính trị học thời Hi Lạp cổ đại) mới bắt đầu bị hạn chế...

Thế hệ các bố già Nga ra đời như thế nào ?

Nước Nga nói riêng và Liên Xô nói chung bắt đầu thay đổi từ một ngày chủ nhật 10-3-1985, khi vị bác sĩ Kremlin Yevgeny Chazov gọi điện báo Mikhail Gorbachev - thành viên trẻ nhất Bộ chính trị - cho biết Tổng bí thư Liên Xô Konstantin Chernenko vừa từ trần

Trong vòng vài giờ, hàng đoàn xe Limousine đen đậu kín trước Kremlin và phiên họp khẩn đã đưa Gorbachev lên quyền lực. Lúc đó, sáu nhân vật mà sau này trở thành "tập đoàn quyền lực" còn chưa dính dáng đến chính trường

Tại căn hộ tầng hai ở Matxcơva, một tài xế xe đổ rác tên Alexander Smolensky 30 tuổi đang ngồi trong xó bếp rủa xả số phận. Smolensky trưởng thành trong gia đình không có cha và cuộc đời đầy những nỗi lo cơm áo gạo tiền...

Tại Viện kỹ thuật hóa Mendeleev, Mikhail Khodorkovsky 21 tuổi còn một năm nữa thì tốt nghiệp. Tuy theo ngành hóa nhưng Khodorkovsky bắt đầu thích kinh doanh khi dùng phí đoàn viên để mở một quán cà phê nhỏ trong viện...

Còn ở Viện khoa học kiểm nghiệm, nơi các nhà toán học và lý thuyết học nghiên cứu tên lửa đạn đạo và hạt nhân nguyên tử, Boris Berezovsky 39 tuổi - chuyên gia lý thuyết về tư duy quyết định và có một phòng thí nghiệm riêng - đang mơ mộng về một giải Nobel...

Trên một xa lộ gần phi trường quốc tế Matxcơva, một thanh niên gầy đang đánh taxi lòng vòng kiếm khách. Đó là Vladimir Gusinsky 33 tuổi. Gusinsky rất điên tiết trước thế giới mình đang đối mặt. Mơ tạo dựng sự nghiệp từ sân khấu bởi từng được đào tạo nghề đạo diễn, nghệ sĩ tài năng Gusinsky lại phải kiếm sống bằng nghề lái taxi "chui"...

Còn ở văn phòng thị chính Matxcơva, Yuri Luzhkov 48 tuổi đang chán nản ngồi giữa các viên chức bàn giấy già nua chẳng làm được tích sự gì, trừ việc nhốn nháo vào cuối tháng trong đợt lĩnh lương. Cuối cùng, tại một viện kinh tế ởLeningrad, Anatoly Chubais 30 tuổi - con một người theo Chính Thống giáo từng dạy tại học viện quân sự - cũng đang "ca" bài ca thân phận cuộc đời...

Sáu nhân vật trên không quen biết nhau nhưng đều có điểm chung: tận dụng kẽ hở thời perestroika và glasnost để chiếm quyền lực và tiền tài

Bốn người trong số đó - Smolensky, Khodorkovsky, Berezovsky và Gusinsky - đã trở thành trùm tài phiệt, làm giàu trong bóng tối với những quan hệ chính trị mờ ám và biến Boris Yeltsin thành công cụ của mình

Hai người còn lại - Luzhkov và Chubais - trở thành những chính khách quyền lực. Tại một "nước Nga mới" thời Mikhail Gorbachev và sau đó là Boris Yeltsin, có quá nhiều khoảng trống - trong hệ thống chính trị lẫn kinh tế - để sáu nhân vật trên lợi dụng

Kẽ hở trong hệ thống chính trị là nơi trú ẩn lý tưởng cho các bố già

Sau khi thoát nạn từ vụ đảo chính hụt tháng 8-1991, Mikhail Gorbachev tiếp tục ngồi ghế lãnh đạo bốn tháng nữa trong nỗ lực tuyệt vọng tránh Liên Xô không bị tan rã. Tuy nhiên, cú đấm cuối cùng đã xảy ra vào tháng 12-1991, khi Boris Yeltsin và các nhà lãnh đạo Ukraine cùng Belarus tổ chức cuộc họp tại khu đi săn Belavezhskaya Pushcha và tuyên bố thành lập liên minh đối lập với Gorbachev

Ba tuần sau, ngày 25-12-1991, cờ Liên Xô được hạ xuống khỏi Kremlin, ngay sau khi Gorbachev tuyên bố từ chức. Vài tháng trước, Yeltsin đã bắt đầu lập một "nội các" riêng với sự tham gia của những bộ não trẻ, trong đó có Yegor Gaidar 32 tuổi, tác giả một số bài phân tích kinh tế từng gây chú ý đăng trên tạp chí cộng sản Kommunist

Yeltsin ủng hộ lý thuyết "big bang" (vụ nổ lớn) của Yegor Gaidar (ám chỉ sự nhảy vụt sang nền kinh tế thị trường tự do như trường hợp Ba Lan sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ)

Nói tóm lại, lý thuyết Yegor Gaidar là một liệu pháp sốc và Yeltsin muốn đảm bảo rằng mình đã hoàn toàn phá hủy nền kinh tế - chính trị thời Liên Xô. Tuy nhiên, nền kinh tế - chính trị Nga thời hậu Liên Xô hoàn toàn chưa chuẩn bị bất cứ gì cho giai đoạn quá độ và liệu pháp sốc cuối cùng đem lại vô số hậu quả bi kịch

Sau loạt thất bại trong chính sách tư hữu hóa, nhà cải tổ Yegor Gaidar bị đá đít khỏi Kremlin dưới sức ép quốc hội. Để thỏa mãn giới công nghiệp, Boris Yeltsin đưa Viktor Chernomyrdin lên thay

Trong khi đó, mâu thuẫn giữa Yeltsin và quốc hội càng lúc càng nghiêm trọng. Cuộc bỏ phiếu trưng cầu ý kiến về chính sách cải tổ Yeltsin dự kiến tổ chức ngày 25-4-1993. Trước thời điểm này, Anatoly Chubais đã thực hiện chiến dịch tuyệt mật giúp Yeltsin, bằng cuộc gặp kín với nhà tài phiệt George Soros

Một đại diện Chubais - người phương Tây - đã đến Thụy Sĩ dàn xếp việc lập nguồn quỹ cho cuộc vận động hậu trường giúp Yeltsin thoát nguy cơ rớt đài

Kết quả, chiến dịch đánh bóng trên các phương tiện truyền thông đã giúp Yeltsin "thoát chết" với 58% ý kiến bày tỏ lòng tin và 52% ủng hộ chính sách cải tổ kinh tế. Lúc này nền chính trị và kinh tế Nga đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Chính sách tư hữu hóa bước sang giai đoạn hai. Bất cứ ai có tiền đều có thể mua được gần như bất cứ gì

Đây là thời điểm mà những Khodorkovsky, Berezovsky, Gusinsky... xuất hiện, trong bối cảnh giá trị hàng hóa - đặc biệt các công ty nhà nước - được bán với giá rẻ mạt. Zil - hãng sản xuất xe tải nổi tiếng với 100.000 công nhân - chỉ có giá vỏn vẹn 16 triệu USD !

Giá thị trường của Gorky Automobile Works (còn được gọi là GAZ), nơi sản xuất xe hơiVolga- chỉ 27 triệu USD. Và trong khi công ty Mỹ thường tính giá thị trường 100.000 USD/công nhân, công ty Nga lúc đó chỉ tính 100-500 USD/đầu người

Đúng là bi kịch !

Ngọc Trí
 
Last edited:
Top