What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn quản trị tài chính Cerberus

LOBBY.VN

Administrator
Chi 1 triệu USD mời cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ đến Việt Nam​

- Trong buổi họp báo chiều 20.9 tại Hà Nội, đại diện công ty Link World Unlimited Internaltional cho biết, từ ngày 15 – 18.11 tới, ông John William Snow, cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ, chủ tịch quỹ đầu tư Cerberus sẽ đến Việt Nam

snow1.jpg

Ông John William Snow, cựu bộ trưởng ngân khố Mỹ (3.2.2003 – 28.6.2006)​

Theo bà Anna Nguyễn, tổng giám đốc Link World, để có thể mời ông Snow sang Việt Nam, bà đã theo đuổi ba năm và chấp nhận mức phí 1 triệu USD. Trong thời gian tại Việt Nam, ông Snow sẽ chủ trì hội thảo quốc tế chủ đề:

“Việt Nam có là điểm đến của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới ?”​

bàn về cơ hội tiếp cận quỹ Cerberus, quỹ đầu tư lớn nhất của Mỹ, của các doanh nghiệp Việt Nam, làm việc với lãnh đạo hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, diễn thuyết tại đại học Kinh tế (thuộc đại học Quốc gia Hà Nội), với chủ đề:

“Tình hình kinh tế vĩ mô trên thế giới và bài học cho các nước đang phát triển”

Ông John W. Snow là bộ trưởng ngân khố thứ 73 của Mỹ hồi năm 2003. Hiện ông là chủ tịch quỹ đầu tư và quản trị tài chính Cerberus, được coi là tập đoàn lớn nhất thế giới, với tổng giá trị tài sản năm 2010 ước đạt 3.200 tỉ USD
 
Chủ tịch quỹ đầu tư Cererus Capital Mangement L.P
Giáo sư danh dự, Tiến sỹ John William Snow​

Đến Việt Nam chủ trì Hội thảo Quốc tế với chủ đề:

I. Việt Nam... có hay không là điểm đến của các "Đế chế" kinh tế thế giới ?

II. Giới thiệu về Quỹ đầu tư Cerberus, quỹ đầu tư lớn nhất Hoa Kỳ và Thế giới - Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp tiếp cận với người đứng đầu quỹ Cerberus

Lịch trình Hội thảo

- Sáng 15/11/ 2011: Sáng 15/11/ 2011: Làm việc với một số quan chức Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ trì và tổ chức

- Chiều 15/11/ 2011: Làm việc với quan chức, lãnh đạo Chính phủ

- Ngày 16/11/ 2011: Hội thảo quốc tế tại TP Hà nội

- Ngày 18/11/ 2011: Hội thảo quốc tế tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh

Các chủ đề Bộ trưởng tài chính John Snow sẽ trình bày tại hội thảo

• 1. Lãnh đạo hàng đầu – bạn có phải là lãnh đạo hàng đầu chưa, những tiêu chí nào mà các nhà lãnh đạo hàng đầu theo đuổi: thu nhập, nhân công, tầm nhìn, mở rộng, thuế và lợi nhuận, đóng góp cho xã hội...

• 2. Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu toàn cầu? Người lãnh đạo chính là thương hiệu của công ty trong khi thương hiệu của công ty lại là thương hiệu của quốc gia, ví dụ như một số CEO của Mỹ, các doanh nghiệp như Apple, Google, CSX

• 3. Xây dựng thành công bằng con đường cống hiến, trao tặng và chia sẻ

• 4. Đối tác tin cậy quyết định 90% thành công của công ty, Tại sao? Khi nào và Ở đâu ?

• 5. Bí quyết thành công của Tiến sỹ John Snow

• 6. Việt Nam có phải là điểm đến của các thương hiệu thế giới

• 7. Làm thế nào để lãnh đạo công ty phát triển trong một thế giới thay đổi, lãnh đạo biến đổi và lãnh đạo cạnh tranh…

• 8. Thời điểm ra quyết định trong những giai đoạn bất ổn, khủng khoảng thế giới và văn hóa điều hành công ty

• 9. Đạo dức trong kinh doanh, sự hy sinh, các giá trị gia đình và giao tiếp

• 10. Tầm nhìn cho Việt Nam có một tương lai tốt đẹp hơn
 
Việt Nam trong con mắt những "đế chế kinh tế thế giới"​

snow1-1.jpg

Việt Nam đang nằm trên "màn hình hiện sóng" đầu tư của thế giới với những ưu điểm: nền kinh tế mới nổi trên đà phát triển, mở cửa đầu tư nước ngoài, chi phí nhân công thấp, du lịch và giáo dục hấp dẫn

- Được biết, bà Anna Nguyễn, Chủ tịch đồng thời là người sáng lập Link World Unlimited International (LW) phải mất 3 năm đeo đuổi và chi đến cả triệu USD mới có thể mời được GS.TS John William Snow sang Việt Nam? Vì sao LW lại chọn mời GS. Snow? Tại sao lại vào thời điểm này, thưa ông ?

GS.TS John William Snow là một trong những doanh nhân hàng đầu trên thế giới. Ông có thâm niên đảm nhiệm vị trí bộ trưởng cho nhiều đời tổng thống của chính phủ Mỹ, làm việc tại các tổ chức kinh doanh và hiện nay là quỹ đầu tư. Với bề dầy kiến thức và kinh nghiệm dồi dào, GS.TS Snow sẽ mang đến những kinh nghiệm cực kỳ quý giá để chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Công ty Link World chúng tôi cảm thấy rất hân hạnh khi có cơ hội giới thiệu GS.TS Snow đến với Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, thông qua sự kiện GS Snow đến Việt Nam trong chuyến đi này, các doanh nhân Việt Nam sẽ có dịp giới thiệu những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam đến các công ty của Hoa Kỳ và với GS Snow qua đó, chúng tôi có thể góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, mở rộng kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghệ cao, năng lượng, an ninh, hàng không, tài chính, giáo dục…

- Chủ đề của cuộc hội thảo là - Liệu Việt Nam có là một điểm đến đáng tin cậy cho các đế chế kinh tế thế giới ? Tại sao lại sử dụng cụm từ: Điểm đến đáng tin cậy mà không phải là một điểm đến tiềm năng hoặc hấp dẫn, thưa ông ?

Dự kiến, trong hai cuộc hội thảo tại Hà Nội (ngày 16/11) và TP.HCM (ngày 18/11), GS Snow sẽ chia sẻ với giới lãnh đạo và doanh nghiệp Việt Nam những bí mật thành công trong kinh doanh. Ông Snow cũng sẽ góp phần giải đáp câu hỏi làm thế nào để Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các thương hiệu hàng đầu thế giới, đặc biệt là những quỹ đầu tư khổng lồ, được ví như những "đế chế kinh tế thế giới"

Hiện nay kinh tế toàn cầu đang bất ổn và sự hồi phục chưa thể đoán định trước. Trong bối cảnh ấy, nếu nắm bắt được cơ hội, Việt Nam sẽ nổi lên là điểm thu hút đầu tư toàn cầu. Sự kiện mời GS Snow sang Việt Nam hay những nỗ lực tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang học tại các học viện hàng đầu của Mỹ mà LW tiến hành suốt thời gian qua cũng đều vì một mục tiêu: Góp phần thúc đẩy để Việt Nam trở thành một điểm đến kinh doanh toàn cầu và tạo nên những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng ra toàn cầu

- Liệu khán giả Việt Nam sẽ thu được những lợi ích gì từ buổi hội thảo cùng GS Snow ?

Trước tiên, cần phải nhấn mạnh rằng: sự kết nối chính là chìa khóa cho việc mở rộng kinh doanh. Muốn phát triển kinh doanh luôn luôn phải nắm bắt được những cơ hội trong ngắn hạn, dài hạn và trung hạn

Về ngắn hạn, đó chính là những kết nối như tham dự cuộc gặp gỡ với những nhân vật như GS Snow

Xét về trung hạn, muốn phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần được học hỏi từ chính môi trường kinh doanh quốc tế, cách thức để mở rộng kinh doanh, nhận biết cơ hội, kết nối với các công ty nước ngoài...

Về dài hạn, cần tập trung cho giáo dục đào tạo. Hiện, đào tạo quản trị thực hành (executive education) là yếu tố then chốt trong mỗi công ty đang phát triển. LW đang triển khai nhiều hoạt động phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh giáo dục, đào tạo nói trên. Ngay sau buổi hội thảo của GS Snow, LW sẽ tiếp tục đăng cai tổ chức cuộc gặp giữa 30 nhà quản trị kinh doanh Việt Nam tại Washington DC với chủ đề về các kỹ năng lãnh đạo trong kinh doanh, đàm phán và văn hóa doanh nghiệp

- Thưa ông, liệu chuyến đi của GS Snow có mang đến thông điệp về cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ?

Chúng tôi thấy tất cả những nhà kinh doanh đều coi mỗi chuyến viếng thăm Việt Nam là một cơ hội. Các cơ hội đó thể hiện ngay trong tinh thần của người Việt Nam, đạo đức trong làm việc và tiềm lực của quốc gia này

- Mặc dù chưa đầu tư trực tiếp, song thông qua các đối tác, Quỹ Cerberus hiện đang rót hàng tỷ USD vào Việt Nam. Vậy theo ông, sau chuyến đi của GS Snow - Chủ tịch Cerberus, quỹ này có chọn Việt Nam để mở rộng đầu tư hay không ?

Đương nhiên chúng tôi không thể tiên đoán được liệu Cerberus hay bất kỳ một công ty nào khác có quyết định đầu tư vào Việt Nam hay không ?

Những gì chúng tôi có thể làm là đảm bảo rằng, chúng tôi giới thiệu được những cơ hội tốt nhất, giới thiệu Việt Nam với một hình ảnh ấn tượng nhất, để sau đó không chỉ có các công ty nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam mà còn có thể mở rộng hình ảnh của Việt Nam trên phạm vi toàn cầu, giới thiệu với thế giới những cơ hội mà Việt Nam đang có

- Theo quan điểm của ông, các nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về Việt Nam ?

Việt Nam đang nằm trên "màn hình hiện sóng" đầu tư của thế giới với những ưu điểm: nền kinh tế mới nổi và đang trên đà phát triển; mở cửa với đầu tư nước ngoài và mang lại rất nhiều lợi ích đầu tư

Theo tôi, Việt Nam sở hữu rất nhiều cơ hội kinh doanh tốt. Bản thân tôi cũng có ấn tượng sâu sắc với nền tảng về văn hóa của người dân Việt Nam, những cơ hội dồi dào và niềm khao khát được phát triển một điều gì đó từ giai đoạn sơ khai nhất. Bên cạnh đó, triển vọng thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam cũng rất lớn

Một điều đáng nói, hiện trên thế giới, nhu cầu về chi phí nhân công thấp đang ngày một "nóng", bên cạnh đó là những nhu cầu về giảm chi phí sản xuất, phát triển các dịch vụ chuyên nghiệp như thuê ngoài trong công nghệ thông tin, kế toán, dịch vụ kinh doanh. Đây là những lĩnh vực Việt Nam có thể đẩy mạnh thu hút đầu tư

Đương nhiên, không thể không nhắc đến những yếu tố thu hút khác của Việt Nam như mảng du lịch hay giáo dục. Việt Nam có thể trở thành một điểm đến về giáo dục cho toàn châu Á với lợi thế: chi phí thấp, chất lượng cao và rất nhiều lợi ích hấp dẫn khác xung quanh.

- Ông có nghĩ rằng, để thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa, Việt Nam cần thúc đẩy quảng bá một thương hiệu quốc gia của mình. Và bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần như vậy ?

Tôi đồng ý với điều này. Tiếp thị là khâu then chốt đối với mỗi một cá nhân, doanh nghiệp hay cao hơn là một quốc gia. Tiếp thị không chỉ đơn thuần ở một câu slogan mà cần phải tìm ra thế mạnh của mình, của quốc gia để quảng bá. Việt Nam là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng chưa mang tính bền vững, mang trong mình nhiều cơ hội đầu tư. Theo tôi, điều tạo nên sức mạnh cho Việt Nam bắt đầu từ những con người tự trọng, chăm chỉ, cần kiệm, nhưng luôn giữ nụ cười trên môi

Minh Sơn
 
Tập đoàn Link World​

anna_1317982355.jpg

Nữ doanh nhân Anna Nguyễn​

"khá nhiều doanh nhân của ta làm ăn theo kiểu "ăn xổi", chỉ bó hẹp trong cái lợi trước mắt mà chưa tính đến lâu dài, làm ăn theo kiểu "chộp giật" và đôi khi dẫm đạp lên lối mòn người khác đã đi"

Là một phụ nữ Việt, tiếp nối truyền thống "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" trong thời hiện đại nơi thương trường là chiến trường, nữ doanh nhân Anna Nguyễn với tài năng của mình đã và đang từng ngày đem lại giá trị tạo nguồn lực cạnh tranh mới cho đất nước: đưa những tri thức, trí tuệ của những bộ óc lớn của thế giới đến VN

Nói nhiều với hàm lượng thông tin lớn và thú vị, người bé nhỏ nhưng đi rất nhanh, không phí chút thời gian nào cho son phấn hay đến tiệm làm tóc, thu xếp được chút thời gian rảnh nào thì đọc sách hoặc thưởng thức những món ăn vặt... đó là những đặc điểm dễ thấy ở Anna khi mới biết chị. Từng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để đưa Giáo sư Tom Cannon, Giáo sư - Tiến sỹ Susan Schwab (Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - USTR (2006-2009), thành viên nội các cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush) tới Việt Nam, và tới đây, trong tháng 11.2011 công ty Link World của chị lại tiếp tục đưa Tiến sỹ John Snow, Bộ trưởng ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ, Chủ tịch quỹ Ceberus (quỹ có tổng tài sản hàng ngàn tỷ usd) đến VN để mang lại vốn tri thức kinh doanh cho giới doanh nhân Việt và giới hoạch định chính sách

Tự ta không thể lớn

Thưa bà Anna Nguyễn, dư luận vừa qua bị sốc với con số 1 triệu USD mà bà và Link World Ltd. chi ra để mời TS John William Snow, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ tới Việt Nam vào trung tuần tháng 11 này. Trước đó, bà cũng từng mời vị giáo sư nổi tiếng Tom Cannon và Đại sứ Thương mại Mỹ Susan Schwab sang diễn thuyết, chia sẻ kinh nghiệm và kêu gọi đầu tư vào Việt Nam. Điều gì khiến bà và công ty làm như vậy ?

Bà Anna Nguyễn: Nhiều người đã hỏi tôi câu này. Tôi chỉ xin trả lời ngắn gọn, tôi làm thế là vì... Việt Nam

Tham vọng của tôi là tham vọng về tri thức và trí tuệ. Có những cái tiền bạc không thể mua được. Người khác quan tâm đến quê hương bằng vật chất còn tôi quan tâm đến quê hương bằng việc lôi kéo các bộ óc vĩ đại đến với Việt Nam

GS Tom Cannon sang Việt Nam để gỡ giải về vấn đề giáo dục và mở ra cơ hội hợp tác về giáo dục mà GS Cannon có thể làm cầu nối và lợi ích của chuyến diễn thuyết ấy thì hiện tại ĐHQG Hà Nội đã và đang thụ hưởng

Chuyến công du và diễn thuyết của Đại sứ Thương mại Susan Schaw là nhịp cầu nối về thương mại, những mách giải cho giới doanh nhân Việt Nam muốn hợp tác, làm ăn với Mỹ. Từ những điều đó đã đủ nói lên: vì sao tôi lại tổ chức những sự kiện này

Sự kiện GS, TS John William Snow sang Việt Nam lần này cũng không nằm ngoài những lợi ích về đầu tư và hợp tác tài chính sẽ mang lại cho Việt Nam

Cụ thể, Việt Nam có thể gặt được lợi ích gì từ chuyến thăm của John Snow, thưa bà ?

Chủ đề mà ngài Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ sẽ trao đổi ở Việt Nam là: "Việt Nam... có hay không là điểm đến của các 'đế chế' kinh tế thế giới?" - Cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với chủ tịch Quỹ Cerberus - Quỹ đầu tư lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới

Ngoài ra, ngài Snow cũng sẽ thảo luận với các giới chức, doanh nhân những chủ đề nóng bỏng như: Lãnh đạo hàng đầu - bạn có phải là lãnh đạo hàng đầu chưa, những tiêu chí nào mà các nhà lãnh đạo hàng đầu theo đuổi: thu nhập, nhân công, tầm nhìn, mở rộng, thuế và lợi nhuận, đóng góp cho xã hội; Làm thế nào để xây dựng một thương hiệu toàn cầu? Để lãnh đạo công ty phát triển trong một thế giới thay đổi, biến đổi và lãnh đạo cạnh tranh; Thời điểm ra quyết định trong những giai đoạn bất ổn, khủng khoảng thế giới và văn hóa điều hành công ty; Tầm nhìn cho Việt Nam có một tương lai tốt đẹp hơn...

Như vậy, cánh cửa hợp tác cũng như kinh nghiệm chèo lái doanh nghiệp Việt hy vọng sẽ có một định hướng chiến lược nhằm phát triển bền vững và tự tin đi ra biển lớn. Đặc biệt Quỹ tài chính đầu tư Cerberus cũng đang ngắm đến các doanh nghiệp, tập đoàn Việt những cơ hội hợp tác với quỹ đầu tư lớn nhất thế giới này

Với kinh nghiệm làm việc với nhiều nền văn hóa, thể chế chính trị, môi trường kinh doanh khác nhau, bà có đánh giá gì về giới doanh nhân Việt ? Và điểm yếu nhất của họ hiện nay là gì, thưa bà ?

Tôi chưa có dịp được tiếp xúc nhiều với các doanh nhân trong nước vì công ty của chúng tôi hoạt động chủ yếu là tư vấn cho các đối tác nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam. Thế nhưng trong sự hiểu biết của tôi cũng như các đồng sự nước ngoài đều đánh giá rằng khá nhiều doanh nhân của ta làm ăn theo kiểu "ăn xổi", chỉ bó hẹp trong cái lợi trước mắt mà chưa tính đến lâu dài, làm ăn theo kiểu "chộp giật" và đôi khi dẫm đạp lên lối mòn người khác đã đi

Một thực tế đang diễn ra là có một số doanh nhân Việt rất thành đạt trong nước nhưng không thể tiếp cận làm giàu trên đất bạn do chưa hòa nhập được về mặt văn hóa. Đây cũng là một trong những hạn chế làm cho doanh nhân Việt chưa đủ lớn

Và lẽ dĩ nhiên chúng ta sẽ không thể tự mình lớn nếu không đi ra biển lớn !

Vậy theo bà tiêu chí nào quyết định đến sự lớn mạnh của doanh nghiệp ?

Mỗi người có một lối đi riêng, với tôi lối đi ấy là thuê người nước ngoài làm cho mình và học hỏi những gì tinh túy của họ với mục đích đưa phong cách kinh doanh của người Mỹ sang châu Á và từ người châu Á sang châu Âu

Còn theo như kinh nghiệm thương trường mà tôi đã đúc kết được, để doanh nghiệp lớn mạnh, chúng ta cần tiêu chuẩn tiên quyết của người doanh nhân là người phải nghĩ đầu tiên và làm đầu tiên. Trong kinh doanh, các yếu tố tổng hợp của tài năng, sự nỗ lực, trải nghiệm, đạo đức và lòng tin, tôn trọng đối thủ luôn phải đặt lên hàng đầu

Cần môi trường đầu tư "xanh và sạch"

Như vậy, Tập đoàn Link World Ltd., hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. Vậy lĩnh vực nào được bà quan tâm nhất khi thực hiện công tác tư vấn cho các nhà đầu tư vào Việt Nam ?

Khi tư vấn cho các nhà đầu tư Mỹ, châu Âu hay châu Á đầu tư vào Việt Nam, tôi thường chọn những lĩnh vực hóc búa, mới mẻ, và cũng đầy thách thức mà ít nhà đầu tư dám đầu tư vào lĩnh vực đó. Đơn giản vì chúng tôi không đi theo đường mòn người khác đã đi

Hơn nữa, đó là những dự án đầu tư mang chiến lược lâu dài, chứ không phải "ăn xổi ở thì", đầu tư chớp nhoáng để thu lợi rồi ra đi như một số nhà đầu tư đã làm

Cụ thể, chúng tôi tư vấn đầu tư vào lĩnh vực nhân sự, con người, những dự án mang tính chất phát triển bền vững, "xanh và sạch"

Đầu tư "xanh và sạch" có rất nhiều nghĩa, bạn đừng bao giờ nghĩ "xanh và sạch" là một khu đô thị sinh thái, hay một cái gì đó có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Hãy hiểu "xanh và sạch" theo cả nghĩa bóng

Là người Mỹ gốc Việt chắc hẳn bà đã rất "rành" về Việt Nam! Khi tư vấn cho các đối tác nước ngoài, bà đánh giá thế nào về môi trường đầu tư ở nước ta ?

Tôi sinh ra, lớn lên và học tập tại Việt Nam - Vì thế đất nước này là máu thịt của tôi

Hai chữ "đánh giá" tôi xin để lại cho các chuyên gia, các nhà đầu tư đã trực tiếp làm việc ở Việt Nam. Tôi chỉ xin mạn phép cho rằng rào cản lớn nhất cho vấn đề đầu tư vào Việt Nam là vấn đề con người, chất lượng nhân sự

Vì sao các ngành đại công nghiệp và các nhà đầu tư lớn, đế chế lớn chưa đầu tư trực tiếp vào Việt Nam? Có một số đã vào Việt Nam nhưng rồi lại phải ra đi. Chúng ta đã nói đến những dự án tỉ đô với những ngôn từ hoa mỹ, theo tôi đó là những dự án không có thật về mặt lợi nhuận, một số người đã cho chúng ta "ăn bánh vẽ" !

Các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn ở VN họ bao giờ cũng có từng bước đi, từng công đoạn chuẩn bị rất chặt chẽ và làm từng bước theo kiểu "mưa dầm thấm lâu" theo đúng quy trình của nước sở tại. Đầu tiên người ta cũng tìm hiểu xem môi trường đầu tư ở Việt Nam như thế nào, thị trường đó tiềm năng ra sao

Với tiềm năng đó họ đầu tư trực tiếp thì họ có những rủi ro g ? Nếu họ đầu tư gián tiếp thì họ được lợi gì? Mức độ an toàn là như thế nào ? Kể cả các quỹ đầu tư rủi ro. Người ta nói rủi ro nhưng người ta không rủi ro tí nào đâu. Nhiều khi rủi ro là để họ khẳng định rằng họ rất tự tin, đầy năng lực, đầy sáng tạo... theo kiểu "Hãy tin vào tôi và tôi đầu tư vào việc đó là sẽ thành công"

Nghĩa là theo bà, lí do khiến các đế chế kinh tế thế giới chưa vào Việt Nam là do chất lượng nguồn nhân sự của Việt Nam ?

Chưa hẳn! Đó là vấn đề lớn nhưng không phải là tất cả. Để đầu tư vào có rất nhiều yếu tố chứ không phải mỗi vấn đề nhân sự

Thị trường Việt Nam còn quá mới lạ với các nhà đầu tư. Hai bên chưa tìm được tiếng nói chung. Ví dụ nhà đầu tư muốn một đằng, nhưng nước sở tại lại có những điều kiện khác

Nói về rào cản khi tham gia đầu tư thì đất nước nào cũng có, kể cả nước Mỹ. Mỹ là nước nhiều rào cản nhất chứ không phải Việt Nam. Nếu để đầu tư vào Mỹ cũng phải trải qua nhiều thủ tục rườm rà, thậm chí tôi khẳng định thời gian để thành lập một công ty ở Việt Nam còn nhanh hơn thời gian thành lập một công ty ở Mỹ. Tôi cũng khẳng định với các nhà đầu tư, Đảng và Chính phủ Việt Nam trải thảm đỏ và họ rất cầu thị trong vấn đề trao đổi thông tin. Quả thực, tôi nghĩ Việt Nam cởi mở hơn hẳn nhiều nước tư bản mà tôi đã làm việc

Minh Thứ
 
Cha đẻ của hàng trăm thương hiệu "khủng" đến Việt Nam​

- Ông được mệnh danh là nhà tài phiệt của hai thế kỷ và là cha đẻ của hàng trăm thương hiệu danh tiếng toàn cầu

John04112011_4dbdc.jpg

Tiến sĩ John William Snow​

Từ ngày 16 - 18/11/2011, Giáo sư danh dự, Tiến sĩ John William Snow, Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ sẽ tới Việt Nam để chủ trì hội thảo quốc tế với chủ đề "Việt Nam… có hay không là điểm đến của ‘Đế chế’ kinh tế thế giới"

Ông hiện tại đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch quỹ Cerberus – quỹ đầu tư và quản trị tài chính lớn nhất Hoa Kỳ và thế giới - chuyên đầu tư vào các công ty bị đánh giá thấp

Cerberus đã mua nhiều công ty bị phá sản và áp dụng các kế hoạch kinh doanh tài tình vực được các công ty này lên, làm cho chúng có lãi và tạo nên một thương hiệu toàn cầu. Theo thống kê năm 2010, giá trị tài sản của Tập đoàn lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng Việt Nam

Đáng chú ý, vụ mua bán “đình đám” mới đây nhất của Cerberus làm chấn động cả thế giới khi mua lại 80,1% cổ phần của Chrysler từ tập đoàn Daimler với giá hàng tỷ đô la Mỹ

Tập đoàn Daimler chính là công ty mẹ của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Quốc phòng Châu Âu (EADS) hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, quốc phòng, hàng không và viễn thông với các công ty con nổi tiếng như: Airbus, Astrium, Cassidian, và Eurocopter

Daimler cũng là công ty mẹ của Tập đoàn ôtô MacLaren Group, và nhà sản xuất xe tải của Nhật Mitsubishi Fuso. Tập đoàn Daimler được cả Thế giới biết đến với các thương hiệu xe hơi và xe tải nổi tiếng như: Mercedes, Maybach, … và nhiều thương hiệu xe nổi tiếng khác

Ngoài vị trí Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus, Tiến sĩ John William Snow cũng đồng thời nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khác như

- Giám đốc Tập đoàn Marathon Oil Corpotion

- Giám đốc Tập đoàn Amerigroup Corporation

- Giám đốc Tập đoàn Verizon Communication INC

- Giám đốc Tập đoàn AIG International Consolidated Airlines Group (British Airways, Iberia, Lufthansa Airlines)…
 
Lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho Việt Nam​

20111115172126_JohnSnow.jpg

- Đầu tư mạnh cho giáo dục, hạ nhiệt lạm phát, ổn định đồng tiền… là những lời khuyên của cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow dành cho Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Ông John Snow, Bộ trưởng Tài chính thứ 73 của Mỹ và hiện là Chủ tịch quỹ đầu tư tài chính lớn nhất thế giới Cerberus Capital vừa đến Việt Nam trong chương trình làm việc 3 ngày tại Hà Nội và TP HCM

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số lãnh đạo khác của Việt Nam. Ngày mai, ông sẽ dành trọn một ngày để thảo luận với doanh nghiệp và giới học giả về khả năng Việt Nam có thể trở thành điểm đến của các đế chế kinh tế thế giới

Trước khi rời Việt Nam, ông cũng sẽ vào TP HCM và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào 17/11

Trao đổi về chuyến thăm với báo chí ngày 15/11, ông John Snow cho hay mục tiêu chính của chuyến đi là gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm với doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, đồng thời không loại trừ khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

“Vấn đề không chỉ làm thế nào để dòng vốn chảy vào Việt Nam mà các doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải tham gia vào thị trường thế giới”, ông nói

Mạnh tay đầu tư giáo dục

Việt Nam ở trong khu vực nóng về phát triển kinh tế của thế giới, có nhiều điều kiện phát triển như dân số đông, lực lượng lao động trẻ, ở vị trí chiến lược, và có nền tảng văn hóa của sự sáng tạo…

Theo ông, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt, GDP đầu người tăng, thị trường hấp dẫn, doanh nghiệp sẽ tìm đến, khai thác nhu cầu thị trường

Có hai vấn đề ông lưu ý các nhà điều hành kinh tế Việt Nam hiện nay, đó là lạm phát và tỉ giá. Bởi đối với giới đầu tư nước ngoài, một môi trường kinh tế vĩ mô bản địa ổn định, hạ nhiệt lạm phát, tiền tệ ít biến động là điều cần thiết cho chiến lược đầu tư lâu dài của họ

“Không biết rõ và dự đoán về tỉ giá, doanh nghiệp sẽ không thể tính toán được chi phí và doanh thu cho đầu tư của mình” - ông đơn cử

Song, ông nhấn mạnh: điều đáng mừng là Chính phủ đã có cam kết hạ nhiệt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tư vấn cho Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc kinh tế, ông Snow cho hay, với ưu thế tốc độ tăng trưởng tốt, lực lượng lao động trẻ, Việt Nam sẽ là địa điểm lí tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để đón đầu cơ hội, Việt Nam cần đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo lao động

“Lao động được đào tạo tốt là điều kiện để doanh nghiệp mạnh muốn đứng chân lâu dài ở một thị trường... Nếu tiếp tục đầu tư cho giáo dục, Việt Nam sẽ thành công”, ông Snow nhấn mạnh

Ông cũng chỉ rõ, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam nếu tìm thấy cơ hội để tăng chất lượng, giảm chi phí và tăng khả năng sáng tạo sản phẩm

Một trong vấn đề ông Snow đặc biệt nhấn mạnh, đó là việc đặt trọng tâm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

“Nơi nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ thành lập và lớn mạnh thì nơi đó, nền kinh tế phát triển lớn mạnh”

Điều ông lưu ý, đó là cần tháo gỡ những gánh nặng về thủ tục, giấy tờ… để doanh nghiệp nhỏ có thể mọc cánh, trưởng thành. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng, chủ trương tái cấu trúc kinh tế, trong đó có tái cấu trúc doanh nghiệp là cơ hội cho Việt Nam cải thiện nền kinh tế hiệu quả và thu hút vốn

“Việt Nam đã có cách tiếp cận thẳng thắn, khi nhấn mạnh phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là cơ hội để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài góp vốn, gắn với nó là sự tham gia quản trị, điều hành từ bên ngoài, giúp cải thiện khả năng quản trị của doanh nghiệp”
 
Văn hóa và tính sáng tạo tài sản quý giá tạo nên sự thịnh vượng​

- Ngày 15/11, mở đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, GS,TS John William Snow, vị Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ có buổi trả lời báo chí

Là một trong những doanh nhân hàng đầu thế giới, GS, TS John William Snow có thâm niên đảm nhiệm vị trí bộ trưởng cho nhiều đời tổng thống Mỹ, làm việc tại nhiều tổ chức kinh doanh và hiện là Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus Capital

Ông từng lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại trường Đại học Virginia, nơi ông được xếp là “nhân vật thứ ba” sau hai người đoạt giải Nobel. Nhiều năm liền, ông là Chủ tịch Hội nghị bàn tròn kinh doanh - một diễn đàn chính sách kinh doanh quy tụ 250 CEO của những tập đoàn, tổng công ty lớn nhất nước Mỹ. Ông được đánh giá ở vị trí một chuyên gia tầm cỡ về thực hành cải tiến quản trị doanh nghiệp của thế giới

Hôm nay 15/11, mở đầu chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ông đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập Việt Nam do cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân là Chủ tịch. Có thể thấy, giáo dục là một trong những lĩnh vực được nhà tài phiệt đặc biệt quan tâm. Trong cuộc họp báo sáng nay, TS John Snow nhấn mạnh:

“Ở Việt Nam trong một tuần lễ, tôi đặc biệt quan tâm đến cuộc làm việc với hai giới: các quan chức lãnh đạo Đảng và Nhà nước của các bạn và các doanh nghiệp. Việc tìm kiếm cơ hội đầu tư không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”

“Việt Nam cần gửi ra thế giới những thông điệp rõ ràng hơn”

Trả lời câu hỏi của báo chí về “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam khi lần đầu tiên Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus đặt chân tới, nhất là tại thời điểm diễn ra khủng hoảng, lạm phát toàn cầu mà Việt Nam không đứng ngoại lệ, TS John Snow cho biết, chính ông cũng đang xây dựng những nội dung và hướng trao đổi với các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp Việt Nam với tư cách một nhà đầu tư

Vậy, Việt Nam cần làm gì để thu hút đầu tư ? Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam phát triển thành công và đưa được thương hiệu của mình ra thế giới ?

TS John Snow tỏ ra rất lạc quan khi nhận xét và đánh giá về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Ông nói: “Việt Nam đang ở trong khu vực nóng về phát triển kinh tế, có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư. Quan trọng là, Việt Nam cần gửi ra thế giới những thông điệp rõ ràng về việc các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đây sẽ được đối xử tốt như thế nào

Vốn có ở khắp nơi nhưng các nhà đầu tư chỉ đến nơi mà họ nhận được sự tôn trọng. Do vậy, Việt Nam phải xây dựng được một nhà nước pháp quyền tốt, bảo vệ được quyền lợi của các nhà đầu tư, thí dụ như vấn đề tôn trọng bản quyền”

Theo Chủ tịch Cerbures: “Thu hút đầu tư không chỉ mang lại tiền, mà còn là kinh nghiệm, công nghệ, kỹ năng. Có những điều đó, Việt Nam mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn, có sức cạnh tranh, sản phẩm chất lượng hơn. Việc xuất khẩu tăng sẽ đem về nhiều ngoại tệ hơn, bên cạnh đó, các công ty có doanh số tăng trưởng sẽ có thêm nhiều việc làm cho người lao động… Đó chính là nền tảng sự thịnh vượng của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế”

Nhà kinh tế John Snow còn đưa ra một nhận định sâu sắc về bản chất của đầu tư và thị trường: “Một doanh nghiệp, dù ở bất kỳ đâu trên thế giới đều phải cạnh tranh để đưa ra những sản phẩm tốt hơn, giá cả hấp dẫn hơn, buộc họ phải không ngừng sáng tạo. Các công ty muốn phát triển phải tìm đến những thị trường tốt để khai thác cung - cầu. Bấy giờ sự thịnh vượng của một quốc gia rất có ý nghĩa bởi nó nói lên bản chất của thị trường”

“Các doanh nghiệp đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam vì dân số đông…”

Ông chủ Quỹ đầu tư hàng đầu thế giới cho biết: “Một lý do khiến tôi tin các doanh nghiệp đầu tư sẽ tìm đến Việt Nam là dân số nước các bạn rất đông, tốc độ gia tăng nhanh. Đó là một nguồn lực dồi dào, hứa hẹn giá nhân công thấp… Nếu giải quyết được vấn đề nâng cao trình độ của nguồn nhân lực, các đối tác nước ngoài hẳn sẽ rất muốn đến Việt Nam”

sn3.jpg

TS Snow: "Tôi có lạc quan hay không, câu trả lời đó phụ thuộc vào Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam"​

Vì sao ngài John Snow lạc quan như vậy, trong khi một số vụ việc kinh tế vừa qua đã cho thấy “bức tranh” doanh nghiệp Việt Nam đang tồn tại những vấn đề và bản thân Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực làm nhiều cách để xây dựng hình ảnh quốc gia, tái cơ cấu nền kinh tế? Bên cạnh đó, một số đánh giá của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế của Việt Nam có lúc không khỏi bi quan. Trước những băn khoăn này, TS John Snow thêm một lần nữa khẳng định

“Tôi có lạc quan hay không, câu trả lời đó phụ thuộc vào Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh, Việt Nam có nhiều điểm tốt. Đó là nền văn hóa, tính sáng tạo của người dân, những tài sản quý giá để tạo nên sự thịnh vượng. Bên cạnh đó, nền giáo dục, bản tính ham học hỏi có vai trò thiết yếu và quan trọng. Việt Nam cũng đã có ý tưởng cải thiện cán cân thương mại bằng việc xây dựng các thị trường chiến lược. Điều này sẽ có tác động tích cực lâu dài. Và thời gian sẽ giúp trả lời câu hỏi về tiềm năng của các bạn”

Ông kể: “Hôm qua, tôi được gặp một số cán bộ cao cấp của Việt Nam, trong đó có một cán bộ của Đề án 165. Tôi rất ấn tượng về chương trình đào tạo cán bộ của Việt Nam, cử người đi học ở những trường đại học hàng đầu Anh, Mỹ… để học hỏi tinh hoa của thế giới. Có thể nói, đây chính là yếu tố thu hút nước ngoài vào đất nước các bạn đầu tư

Cũng phải nói thêm rằng, lạm phát của Việt Nam quá cao mặc dù Chính phủ đã cam kết và nỗ lực kiểm soát. Các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào những thị trường có bức tranh kinh tế vĩ mô ổn định, đồng nội tệ ổn định; nên nếu không ổn định, không kiểm soát được chi phí, doanh thu, người ta sẽ ngại vào”

“Môi trường pháp lý không sinh ra để cản trở mà là để hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư”

Trả lời câu hỏi về những gợi ý hoàn thiện chính sách, luật pháp để thu hút đầu tư, vị chuyên gia đến từ nước Mỹ cho rằng

“Hệ thống luật pháp rất quan trọng và phải có sự tương thích. Chẳng hạn, với nhà đầu tư là Luật hợp đồng. Ký hợp đồng, xử lý một quan hệ đầu tư khi thực hiện nó, cơ quan có thẩm quyền có phán xét một cách công bẳng hay không,… là những quan tâm số một của nhà đầu tư nước ngoài. Còn nhiều luật khác như xử phạt; quyết định chuyển tiền ra nước ngoài (khi có lãi, tiền không chuyển được, bị kẹt trong nước, cũng sẽ cản trở doanh nghiệp); hoặc Luật quản lý tài sản công ty, quyền sở hữu của người ta có được tôn trọng; quyền IT…”

Ông cũng nói thêm, tất cả những luật định đến doanh nghiệp đều phải nằm trong danh mục quan tâm củng cố và hoàn thiện vì đó là môi trường pháp lý “không sinh ra để cản trở doanh nghiệp mà là để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư”. Do vậy, luật phải được công bố trước để các nhà đầu tư có thể hiểu và ra quyết định chính xác; nếu môi trường pháp lý không ổn định, họ sẽ không ra quyết định đầu tư".

Chỉ mới đến Việt Nam trong vài ngày, song TS John Snow đã “kịp” nắm bắt tình hình và bình luận

“Chúng tôi nhìn thấy ngay ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước; và nhà nước Việt Nam có chính sách cải tổ lại các doanh nghiệp này để hoạt động hiệu quả hơn thông qua hình thức cổ phần hóa tư nhân. Điều đó tạo điều kiện cho sự tham gia của bên ngoài, tăng chất lượng hoạt động và quản lý, từ đó sản lượng tăng, ảnh hưởng có lợi cho nền kinh tế. Đó chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, không chỉ doanh nghiệp nước ngoài"

snow-4.jpg

Liên quan đến mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ - đặc trưng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông John Snow cho rằng, việc phải học hỏi bất kỳ một thị trường nào trên thế giới để vươn lên là điều cần thiết​

“Các bạn nên xây dựng một danh sách các nền kinh tế nào trên thế giới đã phát triển thành công để học hỏi một cách có chọn lọc từ đó. Ngoài Hàn Quốc, Nhật Bản, còn có Ấn độ - nơi có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thành công. Trên cơ sở đó, hãy xây dựng chiến lược của riêng mình chứ không phải sao chép y nguyên, phải tự lèo lái một cách phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Việc đặt trọng tâm vào doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất sáng suốt, vì đó là nơi tạo ra nhiều công ăn việc làm. Nhỏ nhưng năng động, nhiều nhiệt huyết hoạt động là yếu tố cấu thành quan trọng của nền kinh tế”

Nhà thực hành cải tiến quản trị doanh nghiệp hàng đầu thế giới bày tỏ: “Tôi đã đi khắp thế giới, có một câu hỏi tôi hay đặt ra, và cũng hay bị hỏi, chính là về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tôi luôn thấy những thị trường tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển là những thị trường tốt”

Bà Anna Nguyễn, TGĐ Công ty Link World cho biết, công ty của bà đã cảm thấy rất hân hạnh khi có cơ hội giới thiệu GS, TS Snow đến với Việt Nam và hy vọng thông qua sự kiện trên, các doanh nhân Việt Nam sẽ có dịp giới thiệu những cơ hội kinh doanh tại Việt Nam đến GS Snow và các công ty của Mỹ, góp phần thúc đẩy đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, mở rộng kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực du lịch mà còn nhiều ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghệ cao, năng lượng, an ninh, hàng không, tài chính, giáo dục…

Theo kế hoạch, trong hai cuộc hội thảo tại Hà Nội (ngày 16/11) và TP HCM (ngày 18/11), GS Snow sẽ chia sẻ với giới lãnh đạo và doanh nghiệp Việt Nam những bí mật thành công trong kinh doanh; góp phần giải đáp câu hỏi làm thế nào để Việt Nam thu hút được sự quan tâm của các thương hiệu hàng đầu thế giới, đặc biệt là những quỹ đầu tư khổng lồ hay “những đế chế kinh tế thế giới”
 
TS John Snow trên bục diễn thuyết tại Hà Nội​

IMG1393.jpg

TS John William Snow, Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ diễn thuyết tại Hà Nội ngày 16/11​

- Hiện đang có làn sóng tìm giải pháp thích ứng trên toàn cầu. TS John Snow chỉ ra những nguyên nhân của nợ công và đưa ra bài học cho Việt Nam

Với nhận xét này, trong buổi diễn thuyết đầu tiên tại Hà Nội sáng 16/11, TS John Snow cho rằng nguyên nhân của những khoản nợ khổng lồ mà hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt là do

Trong nhiều năm qua người ta đã tiêu dùng nhiều hơn những gì làm ra, do vậy phải vay nợ để bù lại khoản chênh lệch đó. Vay chỗ này để chi trả chỗ kia. Vay để đầu tư. Nhà nhà vay, người người vay, doanh nghiệp vay và vay với mức thấp để đầu tư bất động sản. Chính điều đó đã tạo nên tình trạng bong bóng về bất động sản

Một quốc gia cũng tương tự một cá nhân thường đi vay nợ các quốc gia có thăng dư nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn những gì làm ra và là những quốc gia có cơ hội tiết kiệm. Tiền ảo, nhà cửa ảo, kể cả thẻ tín dụng cũng ảo. Khi bóng bóng vỡ, tất cả sẽ lâm vào một tình cảnh khủng hoảng, vì không có cách chi trả. Hiện Hoa Kỳ cũng đang trong quá trình giải quyết khủng hoảng, bằng cách giảm tiêu dùng, tức là giảm GDP, giảm hơn nhiều quốc gia châu Âu, Á

Trong khi đó, một số quốc gia lại thu lợi từ các khoản cho vay. Điều đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của thế giới. Và rõ ràng là tốc độ tăng trường của Việt Nam cũng bị chậm lại. Vấn đề là Việt Nam cần phải tránh được những gì Hoa Kỳ và các quốc gia thuộc khu vực châu Âu đang gặp phải

Không có đầu tư nào hiệu quả hơn là đầu tư vào giới trẻ

Theo ông, khía cạnh lạc quan, “nhân tố mới” của nền kinh tế thế giới chính là các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á, Nam Á. Nơi đây đã trở thành khu vực “ đầu tàu của kinh tế thế giới” mà Việt Nam có thể “vận dụng để phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn so với khu vực và trên thế giới”

Dân số đông, tỷ lệ lao động trẻ chiếm 20% dân số, nếu được đầu tư về giáo dục, đào tạo tại các trường đại học, lực lượng này sẽ có cơ hội nâng cao về học vấn và có được các kỹ năng cơ bản, sẽ đóng vai trò quan trọng… Đó chính là lợi thế của Việt Nam

“Không có đầu tư nào hiệu quả hơn là đầu tư vào giới trẻ - Sự đầu tư dài hạn như vậy là rất cần thiết. Trong vài thập kỷ tới, các bạn sẽ thấy rõ triển vọng đó” - ông nói

Một lần nữa, trên bục diễn thuyết, Bộ trưởng ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ nhấn mạnh: “Khoảng năm 1992, ở Hoa Kỳ người ta cho rằng, đầu tư vào châu Á trong đó có Việt Nam là rất tệ, là ý tưởng điên rồ. Nay đã khác rồi. Những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP tốt và ổn định như Việt Nam sẽ thu hút đầu tư. Tóm lại, nền kinh tế của các bạn chắc chắn có thể đi lên, các bạn hoàn toàn có thể là những nhân tố tiên phong và Việt Nam đang có những cơ hội để phát triển vượt bậc !”

Ông chia sẻ: “Bản thân tôi còn cảm thấy ghen tị với những gì Việt Nam làm được. Hoa Kỳ không có sự năng động đó, dân số đang bị già hóa rất nhanh, Chính phủ đang phải chi trả lớn cho phúc lợi, lương hưu… và điều đó kìm hãm sự năng động. Tuổi về hưu của dân đang tăng lên; hiện một người về hưu, có hai lao động mới thay thế, trong khi trước đây, vào thập kỷ 30, có tới 16 người thay thế. Đó là lý do chi phí y tế ở Hoa Kỳ ngày càng đắt đỏ và không thể thực hiện chi trả bảo hiểm y tế toàn dân. Chúng tôi không né tránh vấn đề này và hiện đang phải tìm những giải pháp “giống như Hy Lạp tìm giải pháp thoát khủng hoảng”

Mô hình Việt Nam cần hướng tới

Cho rằng “tương lai của chúng ta tùy thuộc vào quyết định mà chúng ta đưa ra hôm nay”, GS John Snow lưu ý những “công việc hàng đầu” chính là các quyết định chính trị, những định hướng đúng đắn cho sự phát triển của đất nước như: tăng cường đầu tư giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước… và đó là “những việc quan trọng” để tăng GDP - một trong những “ma trận quyết định thành công của một quốc gia”

Bình luận về Trung Quốc và dự báo phát triển trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới trong những năm tới, Chủ tịch John Snow tỏ rõ lập trường “nước Mỹ luôn luôn đúng” của mình như sau: “Mỹ thu nhập bình quân đầu người cao gấp 10 lần Trung Quốc. Rất nhiều người nói Trung Quốc đang là mối đe doạ với Hoa Kỳ. Tôi không thấy điều đó mà thấy tăng trưởng của Trung Quốc tốt cho bản thân họ và cả Hoa Kỳ

Trung Quốc với 1,5 tỷ dân, với thu nhập gia tăng, sẽ là một trong những thị trường lý tưởng của Hoa Kỳ và nhiều nước khác trên thế giới vì đây là khu vực thị trường xuất khẩu của họ. 23 năm qua Trung Quốc trở thành công xưởng lớn của thế giới, chắc chắn Trung Quốc cũng sẽ trở thành một quốc gia tiêu dùng lớn trên thế giới. Tất nhiên, điều đó tốt cho cả thế giới. Sự tăng trưởng của Trung Quốc là một tín hiệu đáng mừng. Tôi ủng hộ và khuyến khích điều này !”

cu-BT-Trn-Hng-Quan-thay-mt-BTC-s-kin-tng-qua-TS-JS.jpg

Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân thay mặt Ban Tổ chức tặng quà TS John Snow​

Bài học tuyệt vời của Trung Quốc mà chuyên gia diễn thuyết John Snow nhằm đưa tới cho các thính giả của mình tại Hà Nội chính là “Trung Quốc đã có được tiến bộ vượt bậc về dự trữ tín dụng, để trở thành một quốc gia tăng trưởng và đem lại lợi nhuận cho người dân, với chính sách giảm nghèo hiệu quả: 300 triệu người dân đã có cuộc sống tốt hơn; mỗi năm có 25 triệu việc làm mới. Các nhà lãnh đạo đã hướng tới sự ổn định của quốc gia, tạo ra hàng triệu việc làm mới mỗi năm - một con số rất tích cực !”

Về “cách thức để Việt Nam có thể thu hút đầu tư của các “đế chế kinh tế” trên thế giới, John Snow nói, ông “có thể hình dung rằng dòng vốn sẽ vào Việt Nam nếu thủ tục pháp lý khai thông” vì lợi nhuận luôn là điều đầu tiên khi các nhà đầu tư quan tâm khi mà Việt Nam đạt được sự ổn định, có biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có cơ sở hạ tầng được đảm bảo, có nguồn nhân lực và môi trường cạnh tranh bình đẳng”

Ông lập luận một cách hình ảnh: “Dòng vốn là một yếu tố linh hoạt và sẽ chảy tới những nơi nào nó được bảo hộ và cư xử tốt. Thực tế dòng chảy vốn trên thế giới vẫn đang di chuyển và đang chảy về Việt Nam nếu nó nhận được những phản hồi tốt đẹp từ những công ty hiện đang đầu tư tại đây”

Mộc Miên
 
Quỹ đầu tư là nguồn giải cứu đối với doanh nghiệp​

Theo tiến sỹ John William Snow, mục đích của chuyến đi sang VN lần này ngoài việc chia sẻ, gặp gỡ với các nhà hoạch định chính sách và chủ các DN còn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Trong điều kiện khó khăn đó, các nền kinh tế trên thế giới từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Á đều chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định thì các quỹ sẽ là nguồn giải cứu đối với doanh nghiệp

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, người đứng đầu một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới - Cerberus - đã chia sẻ trong buổi diễn thuyết “Việt Nam có là điểm đến tin cậy của các đế chế kinh tế thế giới?” diễn ra tại Hà Nội ngày 16/11

Giáo sư danh dự, tiến sỹ John William Snow đã phân tích bối cảnh kinh tế quốc tế với những khó khăn và thử thách. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề nợ công của châu Âu, khiến cho nền kinh tế Eurozone chao đảo, đặc biệt là Hy Lạp và hiện nay Italia là nước tiếp theo phải hứng cơn bão nợ công

Trong điều kiện khó khăn đó, các nền kinh tế trên thế giới từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nam Á đều chịu những ảnh hưởng và tác động nhất định. Ông Snow cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, các quỹ sẽ là nguồn giải cứu đối với doanh nghiệp

Chia sẻ với báo chí, người đứng đầu một trong những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới này cho biết, mục đích của chuyến đi sang Việt Nam lần này là chia sẻ, gặp gỡ với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam và chủ các doanh nghiệp, ngoài ra không loại trừ khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

“Không chỉ làm thế nào để dòng vốn chảy vào Việt Nam mà các doanh nghiệp lớn của Việt Nam phải tham gia vào thị trường thế giới”, tiến sĩ Snow cho hay

Ông Snow bày tỏ tin tưởng, với đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa rõ ràng, trong vòng 20 năm tới các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhân tố phát triển mới trong khu vực và trên thế giới

“Lợi thế của Việt Nam là dân số đông, tỷ lệ lao động trẻ nhiều. Vì vậy, Việt Nam nên có sự đầu tư cho giáo dục, đào tạo…cần có sự phát triển và tầm nhìn dài hạn, trong đó quan tâm đến đầu tư vào giới trẻ”, ông Snow nhấn mạnh

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ông Snow chỉ rõ, vai trò rất lớn và quan trọng đối với giáo dục là đào tạo người dân trở thành những người giỏi, đáp ứng các kỹ năng mà xã hội cần. Theo lời ông John Snow, giới trẻ trong xã hội hiện nay, khi được đào tạo các kỹ năng, thì chính họ có thể đáp ứng được sự phát triển của đất nước

“Nội dung quan trọng mà các quốc gia cần chú ý trong đào tạo nguồn nhân lực là nâng cao kỹ năng nghề”, ông Snow cho biết thêm

Để Việt Nam có thể tiếp cận được với các quỹ như Ceberus, ông Snow cho rằng: “Thuế thấp góp phần thu hút dòng vốn. Ngoài ra, rõ ràng dòng vốn sẽ chảy vào, nếu thủ tục pháp lý không quá nặng nề hay Chính phủ thông qua hệ thống pháp lý đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Tôi nghĩ rằng hệ thống pháp luật và thuế thấp là yếu tố quan trọng. Đó là điều tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới”

Việt Nam đang nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nhìn nhận Việt Nam đáp ứng khá tốt các tiêu chí. Tuy nhiên, theo ông Snow, vẫn còn nhiều việc phải làm hơn nữa, đặc biệt là với “vốn con người” hay nói cách khác đó là giáo dục và đẩy mạnh hơn nữa cơ sở hạ tầng

“Dòng chảy của vốn sẽ đến nơi nó được đối xử một cách tốt nhất. Thực tế dòng chảy vốn có thể chảy về bất cứ nơi nào , có thể là châu Âu, Mỹ La Tinh hay châu Phi và Đông Nam Á… khi nó chảy tới đâu, sẽ có những lựa chọn khác nhau, Và dòng vốn đang di chuyển về Việt Nam, đó là điều các bạn có thể tự hào”, ông nói

Trao đổi với P/V VTC News, ông Trần Ngọc Quang – Tổng Giám Đốc Công ty Vinaconex ITC cho biết: “Tham dự sự kiện này, tất nhiên là chúng tôi kỳ vọng về quỹ Ceberus. Chúng tôi đã làm việc với chủ tịch quỹ và có trao đổi, để hợp tác trong tương lai. Với sự cởi mở và định hướng hoạt động rõ ràng của Vinaconex ITC, thì hợp tác giữa công ty và quỹ Ceberus là không khó khăn”

Ông Quang cho rằng, để tiếp cận được với các quỹ như Ceberus thì doanh nghiệp nên thay đổi quan niệm về đầu tư nước ngoài. Hay nói cách khác, đầu tư không chỉ dừng lại ở mặt tài chính mà còn là kinh nghiệm, nguồn lực, công nghệ. Như thế, việc hợp tác sẽ cảm thấy cởi mở và thoải mái hơn

Còn đại diện một doanh nghiệp về xây dựng cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu các nguồn vốn, nguồn duy nhất hiện nay là ngân hàng thì đang siết chặt cho vay. Vì vậy, những quỹ như Ceberus mở ra sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút vốn, sản xuất kinh doanh

"Công ty của tôi chưa có kế hoạch rõ ràng để hợp tác với quỹ, nhưng chắc chắn trong tương lai sẽ có những việc làm cụ thể. Để tiếp cận với những quỹ thế này, theo tôi chính bản thân doanh nghiệp cần nâng cao năng lực của chính mình, của lãnh đạo và từng cá nhân, để trong khó khăn mới chớp được những cơ hội rõ ràng”, vị giám đốc này chia sẻ

Làm sao để doanh nghiệp thành công ?

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đạt được tới thành công đều bắt đầu từ những công ty nhỏ. Ông Snow đưa ra các dẫn chứng cụ thể như Microsoft, General Electric, General Mortors...

Đáng chú ý như HP bắt đầu từ một công ty nhỏ, hay Bill Gates thậm chí phải mượn tiền để xây dựng doanh nghiệp của mình, hay như Wallmart lúc đầu chỉ là một điểm kinh doanh thị trấn xa xôi, nhưng đã phát triển thành tập đoàn bán lẻ với doanh thu 300 tỷ USD/năm

“Một công ty muốn đạt được thành công thì phải có tầm nhìn của người lãnh đạo, tìm được nguồn vốn để khởi nghiệp. Đặc biệt, tầm nhìn của người lãnh đạo phải được truyền tới tất cả các nhân viên. Nhà lãnh đạo cần phải coi mỗi nhân viên là một tài sản, đối xử một cách công bằng trong công việc”, ông Snow nói

Đặc biệt, ông John Snow nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo. Đó phải là người có tầm nhìn chiến lược, đồng thời người lãnh đạo cần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp, xác định rõ vị trí của công ty. Mặt khác, một doanh nghiệp muốn đi tới thành công cần tạo ra được sản phẩm thị trường mong muốn và phù hợp với nhu cầu
 
Cú "PR" hình ảnh Việt Nam có giá triệu đô​

Mang tiếng "chơi ngông" khi bỏ hơn triệu USD mời tiến sĩ Mỹ đến VN, bà Anna Nguyễn lại cho rằng: 1 triệu USD mà có hình ảnh Việt Nam cải thiện hơn trong mắt thế giới thì đây là cú đầu tư đáng giá

DrSnow1326184479.jpg

TS John Snow chụp ảnh lưu niệm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang​

Mang tiếng "chơi ngông" khi bỏ ra hơn triệu USD mời Tiến sỹ Snow, Bộ trưởng Ngân khố thứ 73 của Hoa Kỳ, Chủ tịch quỹ Cerberus với tài sản hàng nghìn tỷ USD đến Việt Nam hồi tháng 11/2011, doanh nhân Anna Nguyễn, Tổng Giám đốc Link World International lại cho rằng những giá trị mang lại từ chuyến đi mở đầu này "tiền cũng không mua được"

Có vẻ như cú đầu tư mạo hiểm này đang bắt đầu chứng minh hiệu quả, ông Snow sẽ quay trở lại Việt Nam trong tuần này, chưa đầy 2 tháng sau khi đến Việt Nam lần đầu tiên để ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào một số doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam

"Ông trùm" tài chính này cũng sẽ bàn thảo với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính - ngân hàng

Trong tuần này, ông John Snow và đồng sự sẽ trở lại Việt Nam. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, một nhân vật quyền lực thế giới đã quay trở lại, còn đồng sự của ông ấy thì đã sang Việt Nam đến lần thứ ba. Hẳn phải có hấp lực nào đó từ đây chứ ?

Nhà vận động hành lang số 1 của Mỹ, đồng sự của ông Snow là ông Billy Cooper có nói vui là họ sang Việt Nam nhiều lần như vậy vì tôi đã cho họ ăn "bánh vẽ" và tạo ra quá nhiều công việc cho họ

Nhưng thực ra tôi không cho ai ăn "bánh vẽ", vì làm sao mà qua mặt được họ. Tôi đã nói hết với ông Snow về những điều có thể và không thể của nền kinh tế Việt Nam và những điều mà Chính phủ, người dân đang trăn trở. Có cả những điều mất và được

Tôi đã nói với ông Snow về cuộc sống của mọi người nơi đây và cả những ước nguyện của cá nhân tôi, về mong muốn đất nước thực sự đổi mới và vươn lên từ chính mỗi cá nhân, mỗi điều luật và mỗi chính sách

Chỉ có sự đổi mới chính mình mới có cơ may đem lại sự phồn thịnh cho đất nước. Một nền kinh tế sẽ phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng con người, chất lượng nguồn nhân lực. Cho đến nay, điều đó vẫn đang là một nan đề của Việt Nam. Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì thậm chí chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đang khủng hoảng về chất lượng nguồn nhân lực

TS Snow hoàn toàn chia sẻ với những điều này. Qua các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của Việt Nam như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, hay lãnh đạo Ban Tổ chức TƯ Đảng, ông Snow rất ấn tượng về sự phát triển năng động của Việt Nam cũng như tầm nhìn và mong mỏi của ngài Chủ tịch nước. Ông ấy hứa sẽ quay trở lại bất kể lúc nào tôi cần và Việt Nam cần đến

Không bỏ lỡ cơ hội này, khi ông ấy sang Bắc Kinh làm việc với chính quyền Trung Quốc, tôi đã mời ông và đồng sự quay trở lại để cùng Việt Nam bàn bạc những câu chuyện liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Đây là thế mạnh của ông Snow, với tư cách là "cánh tay phải" về chính sách kinh tế, tài chính trong suốt những năm làm thứ trưởng, rồi bộ trưởng trong nội các của Tổng thống Ford, Nixon, Bush (cha), Clinton và Bush (con)

Chuyện đưa những bộ óc lớn của thế giới vào Việt Nam trong những năm gần đây không còn là chuyện lạ. Nhưng năm 2011, năm khó khăn kinh tế chất chồng, chẳng ai dám đưa những nhân vật lớn của thế giới đến đây nữa vì quá tốn kém

Thế mà doanh nhân Anna lại "chơi trội" đến mức bỏ ra hơn 1 triệu USD để đưa ông Snow sang Việt Nam. Bà nghĩ sao khi nhiều người bảo bà chơi ngông ?

Thực lòng mà nói, tôi không phải là tuýp người chơi ngông. Tiền tôi kiếm được từ mồ hôi nước mắt và bao nhiêu năm lăn lộn trên thương trường quốc tế, nên tôi cũng xót lắm chứ ! Nhưng tôi chỉ biết việc tôi đang làm sẽ đem đến những lợi ích cho quốc gia và lợi ích của quốc gia chính là lợi ích cốt lõi của tôi

Mọi người vẫn nói rằng khủng hoảng kinh tế đã xảy ra khắp nơi và mọi ngõ ngách. Nhưng tôi lại có một quan điểm khác. Đó không phải là khủng hoảng về kinh tế mà chính là khủng hoảng về lòng tin, về đạo đức, khủng hoảng về lòng tham và cũng là khủng hoảng về sự bội tín

Thực chất thì đó chính là sự khủng hoảng cả về đạo đức và cách thức điều hành vung tay quá trán của hầu hết các chính phủ, từ nước nghèo đến nước giàu, từ quốc gia phát triển đến quốc gia kém phát triển

Chỉ có điều là ở đâu sự minh bạch cao hơn thì ở đó độ sâu của khủng hoảng sẽ thấp hơn và hệ lụy của nó sẽ bớt nặng nề hơn mà thôi. Đương nhiên, Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ

Khủng hoảng cũng chính là cơ hội để các doanh nhân, nhà hoạch định chính sách có điều kiện nhìn nhận lại một cách tốt nhất về hệ thống và chính sách, về hạn chế và những khiếm khuyết của mình, từ đó có thể đưa ra những chính sách phù hợp, linh động hơn để tái cơ cấu tổ chức các chính sách và doanh nghiệp để đạt đến độ linh hoạt cao hơn, hoàn hảo hơn, mạnh mẽ hơn, đủ sức chống đỡ với những rủi ro trong một thế giới đầy biến động hiện nay

Đó là lý do vì sao tôi đã mất hơn 3 năm để mời Giáo sư John Snow sang Việt Nam. Tiền quý thật đấy nhưng có những giá trị mà có khi cả triệu triệu USD cũng không mua được ấy chứ !

Thế giá trị nhận được từ vụ đầu tư triệu USD đó là gì ?

Khoan bàn đến chuyện "tiền tươi thóc thật" mà Cerberus có thể mang đến Việt Nam, điều đầu tiên tôi quan tâm là giá trị hình ảnh. Giữa lúc nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế đánh tụt hạng tín nhiệm tín dụng của Việt Nam, rồi cộng đồng các nhà doanh nghiệp nước ngoài như Eurocham than phiền về môi trường kinh doanh của Việt Nam thì sự hiện diện của một nhà tài phiệt tầm cỡ toàn cầu như Chủ tịch quỹ Cerberus sẽ mang lại một hiệu quả "PR" mà tiền cũng không mua nổi

Nhưng thú thực là trong lúc đó, việc đến Việt Nam đã đưa Snow vào một tình huống nhạy cảm. Có đến hàng trăm cú điện thoại và email chất vấn vì sao Snow lại đến Việt Nam trong bối cảnh môi trường đầu tư và chỉ số tín nhiệm sụt giảm

Liệu khi ông ấy bước chân vào Việt Nam thì ông có nghĩ đến việc quay trở lại đó không ? Lý do gì mà ông lại đến Việt Nam. Tôi nghĩ đây cũng chính là điều mà chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý phải nhìn nhận một cách nghiêm túc vì danh dự và quyền lợi quốc gia

Tôi đã thuyết phục ông Snow rằng "trăm nghe không bằng một thấy"

Việc ông Snow đến Việt Nam cũng là một tín hiệu với thế giới rằng, bất kì ở nơi đâu, một quốc gia nào cũng đều phải có sự quan tâm và đối xử công bằng với nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nơi đó

Được đối xử công bằng, được trân trọng, nguồn vốn đó sẽ quay lại. Vốn ở đây không đơn giản chỉ là tài chính, mà bao gồm cả con người, công nghệ, kinh nghiệm và thương hiệu

Trước khi sang Việt Nam, Ts Snow đã trả lời Bloomberg và làm việc với Bộ Ngân khố Mỹ. Ông ấy đã bày tỏ rất lạc quan về Việt Nam. Khi trở về, ông Snow đã dành những lời "có cánh" về cuộc gặp với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó Ban tổ chức TƯ Đảng Nguyễn Văn Quynh

Ông ấy ngạc nhiên khi biết trong 3 năm qua, đề án 165 đã đưa được hơn 3000 cán bộ đến hơn 40 nước để đào tạo, trong đó có lớp đầu tiên sẽ đào tạo tại ĐH Maryland, một đại học hàng đầu của Mỹ về chính sách và quản trị công nơi ông Snow từng là giáo sư

Hầu hết giới chính khách trên thế giới đều biết TS Snow là đại diện bảo vệ quyền lợi của Bắc Kinh tại Washington DC nên sự quan tâm mới mẻ này của ông Snow đến Việt Nam là một điều thú vị

Trở lại với câu hỏi "tôi có chơi ngông" không khi bỏ cả triệu đô cho chuyến đi của ông Snow thì đây chính là câu trả lời. Dân gian có câu "mua danh ba vạn..."

Chỉ mất 1 triệu USD mà có được một hình ảnh Việt Nam cải thiện hơn trong con mắt thế giới thì đây là cú đầu tư đáng giá đấy chứ ?

Liệu có thể kì vọng sự hiện diện của một nhân vật lớn như Snow sẽ là một sự mở đầu cho sự xuất hiện cua những tập đoàn lớn của Mỹ tại Việt Nam ?

Nếu vậy, phía VN cần phải làm gì để có thể thu hút được sự quan tâm của những tập đoàn lớn từ Mỹ ?

Tôi có thể tâm sự rất thật với nhà báo một điều rằng "một nhân vật lớn như Snow" cũng chỉ là một trong rất nhiều những "nhân vật lớn" khác mà Link World sẽ mời sang Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất ở đây chỉ là việc những "nhân vật lớn" này sẽ được chào đón ra sao ?

Qua rất nhiều những sự kiện của những "nhân vật lớn" đã đến Việt Nam trong thời gian qua, tôi thấy sự ủng hộ của nhà nước và Đảng thì rất mạnh mẽ, nhưng doanh nghiệp lại chưa chủ động, nếu không muốn nói là có đôi chút hờ hững. Có thể vì họ chưa hiểu hết được những giá trị lớn và luật chơi của những ông lớn

Cá nhân tôi mong muốn cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội này để tiếp cận với người đứng đầu Quỹ đầu tư khổng lồ của thế giới này và học hỏi được ở họ những luật chơi toàn cầu

Vì để có được cuộc chơi của những ông lớn thì bản thân cộng đồng doanh nghiệp phải là những ông lớn về sự hiểu biết, mạnh về bản lĩnh và tính chuyên nghiệp, điều mà chúng ta đang thiếu và yếu

Được biết trong chuyến thăm tới đây, ông Snow sẽ ký MOU làm cố vấn phát triển cho Vinaconex ITC và là đại diện kêu gọi đầu tư cho dự án Cát Bà

Tại sao ông ấy lại chọn một doanh nghiệp không phải là lớn như công ty này ? Bởi vì người ta hay nghĩ rằng một "ông lớn" như Snow sẽ quan tâm đến những tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Từ câu chuyện của Vinaconex ITC, theo bà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải làm gì để "lọt được vào mắt xanh" những quỹ lớn như Cerberus ?

Tôi thấy ở ITC từ giám đốc đến nhân viên đều có tinh thần cầu thị và mong muốn phát triển với những tiêu chuẩn quốc tế. Họ không vỗ ngực mình là hàng đầu mà chịu lắng nghe đối tác, cởi mở và dám nói về những hạn chế của mình với đối tác

Tôi đã gặp một số tập đoàn nhà nước có quy mô lớn hơn họ rất nhiều nhưng tôi ấn tượng với công ty này bởi ở họ không có sự kiêu hãnh không đáng có và biết tiếp cận một cách khôn ngoan

Riêng thái độ đó là một "điểm cộng" để thuyết phục Snow rằng họ có thể là một đối tác tin cậy. Lòng tin là nền tảng và chỉ có thể xây dựng đối tác chiến lược hay cùng nhau đầu tư phát triển khi có lòng tin mà thôi

Bảo Linh
 
Với tôi, Việt Nam là một “con hổ”​

MG9524.jpg

Giáo sư - Tiến sĩ John Snow tại lễ ký kết​

- Hai mươi năm trước, có thuật ngữ “con hổ” để chỉ những quốc gia có tiềm năng lớn chưa khai thác, và với tôi, Việt Nam cũng chính là một “con hổ”

Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus Capital Management L.P, Giáo sư- Tiến sĩ John Snow – người được coi là một nhân vật quyền lực trên thế giới đã quay trở lại Việt Nam lần thứ hai (sau hội thảo “Việt Nam…có phải là điểm đến của các “Đế chế” Kinh tế thế giới” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2011 do ông chủ trì) có thể là một sự kiện nổi bật trong tuần qua

Một buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ quan trọng diễn ra vào ngày 13/1/2012 tại Khách sạn Hilton Hà Nội giữa Giáo sư John Snow và Công ty Vinaconex – ITC

Biên bản ký kết bao gồm nhiều nội dung như: “hỗ trợ, hợp tác đầu tư hoặc giới thiệu nhà đầu tư vào dự án Cát Bà Amatina thuộc sở hữu của Vinaconex – ITC, đồng thời nghiên cứu cơ hội kinh doanh trong đầu tư xây dựng và phát triển các dự án bất động sản khác tại Việt Nam; tư vấn, đầu tư, tư vấn tài chính ngân hàng, hợp tác đào tạo chất lượng cao và đào tạo nghề, phát triển linh vực quản lý bất động sản và các cơ hội kinh doanh khác tại Việt Nam”…

Đây giống như một câu trả lời thuyết phục về “dấu chân” của “người khổng lồ” Cerberus đã đặt tới Việt Nam với một lộ trình đã được tính toán thận trọng

“Sự cởi mở, sự sẵn sàng chào đón những ý tưởng mới, sự quan tâm tới những cơ hội từ bên ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam” đã gây được những ấn tượng và thiện cảm trong những cuộc gặp gỡ của ông Jonh Snow gần hai tháng trước trong chuyến đến thăm Việt Nam lần đầu: “Tôi thấy, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển vô cùng

Hai mươi năm trước, có thuật ngữ “con hổ” để chỉ những quốc gia có tiềm năng lớn chưa khai thác, và với tôi, Việt Nam cũng chính là một “con hổ”. Bởi lẽ, người Việt Nam các bạn có sức sáng tạo rất lớn: chăm chỉ, cật lực lao động. Đặc biệt, các bạn đang sở hữu một nguồn lực lao động hàng đầu thế giới với 80 triệu dân, dân số trẻ và sung sức… đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và đi đến thành công cho đất nước các bạn !”

“Nhưng để cải thiện tình hình và phát triển hiệu quan hơn nền kinh tế Việt Nam, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, đất nước trở nên thịnh vượng, những việc đó không dễ để làm. Phải có quyết tâm cao, đặc biệt là các lãnh đạo doanh nghiệp, phải luôn sẵn sàng và quyết tâm thay đổi!”

Chia sẽ lý do vì sao lựa chọn Việt Nam để trở lại với những kế hoạch đầu tư trong tương lai, nhà cố vấn kinh tế hàng đầu thế giới Jonh Snow không quên lưu ý: “Tôi không quan sát chỉ để đưa ra những giải pháp chi tiết; cách của tôi là tham gia các diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kiến thức để từ đó các bạn có thể rút ra được những bài học cho mình”

Dự án resort 5 sao tại Cát Bà mà Vinaconex - ITC đã thuyết phục và “lọt được vào mắt xanh” của ông chủ Quỹ đầu tư Cerberus hứa hẹn sẽ là một mở đầu lạc quan cho sự xuất hiện của những tập đoàn lớn của Mỹ và thế giới tại Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trầm trọng tại nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới

“Đây là một dự án dài hạn, đón đầu, khi khủng hoảng qua đi, tình hình sáng sủa lên, dự án đã có thể mở cửa đón khách” - Giáo sư, Tiến sĩ Jonh Snow khẳng định với báo chí chiều 13/1/2012

MG9539.jpg

TS John Snow làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vinaconex​

Mục đích chung mà hai bên – Quỹ Cerberus và Vinaconex – ITC “gặp nhau” chính là ý tưởng “biến” Cát Bà Amatina thành một resort có đẳng cấp thế giới, “để mọi quốc gia lân cận và khu vực không thể cưỡng được sức hút của nó. Tính khác biệt và tính duy nhất của Cát Bà Amatina phải được phát huy tối đa, có sức cạnh tranh với bất kỳ địa chỉ du lịch, nghỉ dưỡng nào trên thế giới!” như thông tin đưa ra từ phía nhà đầu tư

Nhà tổ chức chương trình, bà Anna Nguyễn – Đại diện Tập đoàn truyền thông Link Word bày tỏ mong muốn cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam “sẽ tận dụng tối đa cơ hội có một không hai đó để tiếp cận với người đứng đầu Quỹ đầu tư khổng lồ này của thế giới”

Chỉ riêng sự có mặt tại Hà Nội với một lễ ký kết được kỳ vọng đã được hiện thực hóa chiều 13/1 vừa qua cũng đã được nhiều nhà quan sát cho rằng đây chính là một “cú PR” thành công cho hình ảnh của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế. Vấn đề là Việt Nam có tận dụng và phát huy được đến đâu những cơ hội trên
 
Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus chủ động đi cùng mọi đổi thay​

GS.TS John W. Snow cho rằng, Việt Nam nên theo đuổi chiến lược cốt lõi: mở cửa nền kinh tế về thương mại và đầu tư để hoạt động kinh doanh phát triển tự do hơn

Theo GS.TS John W. Snow, Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus Capital Management, L.P, Việt Nam cần “tự cài mình vào mạng lưới toàn cầu”, kết nối với những nền kinh tế khác đi cùng mọi thay đổi xung quanh mình

Hà Nội một ngày trung tuần tháng 11/2011, GS. TS JOHN W. SNOW cùng các cộng sự bước vào phòng họp báo của Khách sạn Daewoo (Hà Nội) với nụ cười tươi, ánh mắt sắc sảo. Ông chủ động bày tỏ “muốn nghe thêm nhiều điều thú vị từ các nhà báo” để có thêm nội dung khi nói chuyện với các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam cần tự “cài mình vào mạng lưới toàn cầu”

Mở đầu với tinh thần cầu toàn như vậy, nên GS. John Snow rất chăm chú lắng nghe và trả lời nhiệt tình từng câu hỏi của các phóng viên, cũng như chia sẻ thẳng thắn mỗi nhận định, đánh giá về kinh tế Việt Nam

Bày tỏ một cái nhìn rất lạc quan về Việt Nam, ông lý giải, đó cũng là điều bình thường, bởi Việt Nam hội tụ nhiều yếu tố để thành công

“Các bạn hãy đặt ra những câu hỏi tại sao và trả lời”, GS Snow đề xuất

“Chẳng hạn, Việt Nam có lợi thế về hàng may mặc đồ gỗ, da giày, tại sao không trở thành trung tâm thiết kế của thế giới ? Với bờ biển kéo dài, tại sao Việt Nam không trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hậu cần cho khu vực ?

Nếu những câu hỏi này được nhà hoạch định chính sách trả lời nghiêm túc, dựa trên những phân tích sâu sắc thì các vấn đề của nền kinh tế khi hội nhập sẽ ít phải để tâm hơn”, ông khẳng định

Vị GS. đến từ Mỹ cũng bày tỏ ngạc nhiên, khi Chính phủ Việt Nam cử nhiều cán bộ cao cấp đi học ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Canada, Nga…

Ông cho rằng, đây là tín hiệu tốt về sự thay đổi trình độ nhân công của Việt Nam, tạo một cái nhìn tích cực đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới, nhất là với giới đầu tư Hoa Kỳ

Theo vị giáo sư được mệnh danh là một trong những “bộ óc” vĩ đại của thế giới này, trên thực tế, các hiểu biết cơ bản về chiến lược là bất biến, và cũng không có công thức thần bí nào cho sự thành công. Song ở góc độ vĩ mô, ông cho rằng, Việt Nam nên theo đuổi chiến lược cốt lõi

Mở cửa nền kinh tế về thương mại và đầu tư để hoạt động kinh doanh phát triển tự do hơn; trong đó, các quỹ đầu tư sẽ góp nguồn lực phát triển ý tưởng của mình. Sự cốt lõi này chỉ thay đổi khi công nghệ và thị trường thay đổi

Muốn nhận ra sự thay đổi đó, Việt Nam cần “tự cài mình vào mạng lưới toàn cầu”, kết nối với những nền kinh tế khác đi cùng mọi thay đổi xung quanh mình. Thêm vào đó, phải liên tục tự nâng cấp mình và đi trước một bước so với đối thủ về giá cả, chất lượng, sự đồng bộ và độ tin cậy

Cách “ăn thêm miếng bánh của đối thủ”

Nhận định năm 2012 là một thử thách thực sự khắc nghiệt và khó khăn của doanh nghiệp sẽ còn tiếp diễn, GS. Snow cho rằng, doanh nghiệp phải tinh tường và quyết đoán trong việc tái cơ cấu hoạt động

“Hãy tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo rằng, những hoạt động thiết yếu tạo ra giá trị của công ty phải được duy trì, cho dù rất khó khăn. Làm được như vậy, công ty sẽ ăn thêm được miếng bánh thị phần của đối thủ, tạo một vị thế tốt để tiến tới quy mô lớn hơn”, GS Snow chia sẻ

Một kênh mở rộng thị trường nữa, theo GS. Snow, chính là cách mà Quỹ Cerberus của ông đang làm, đó là đầu tư vào những công ty hoạt động kém hiệu quả và có thể phá sản

Bởi lẽ, việc phá sản của doanh nghiệp như là một phần của quá trình cạnh tranh, báo hiệu sẽ có nhiều doanh nghiệp mới thành công

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, được vị Chủ tịch quỹ đầu tư lớn hàng đầu thế giới này đánh giá rất cao

Dưới thời Tổng thống George W. Bush, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngân khố (Kho bạc Trung ương), GS. Snow luôn ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ, mô hình kinh doanh cá thể, vì theo ông, họ năng động và nhiều tham vọng, phát triển rất ổn định, luôn tạo ra công ăn việc làm cho mọi người

“Các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ thích nghi với thay đổi của hội nhập toàn cầu, là cấu thành quan trọng của một nền kinh tế năng động. Các quốc gia đều rất coi trọng vai trò các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việt Nam cần tạo ra “vùng an toàn” về hành lang pháp lý, gói cứu trợ vốn, đất đai, thuế để ổn định và phát huy hiệu quả của lực lượng này

GS.TS John W. Snow
Chủ tịch Quỹ đầu tư Cerberus Capital Management, L.P


* GS.TS John Wiliam Snow, 71 tuổi, được đánh giá cao nhờ kinh nghiệm làm việc phong phú ở các lĩnh vực giao thông, luật và kinh tế

John W. Snow ghi nhiều dấu son đáng nhớ trong lý lịch trích ngang của mình không chỉ bằng những chức vụ mà còn bởi sự thành công trên thương trường

Trước khi được bổ nhiệm giữ vị trí Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông từng là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của CSX - Tập đoàn về lĩnh vực giao thông lớn nhất Hoa Kỳ

* Quyết định rời bỏ chính trường vào năm 2006 để nắm giữ chức Chủ tịch của Quỹ đầu tư và Quản trị Tài chính Cerberus Capital Management, L.P, với tổng giá trị tài sản khoảng 3.265 tỷ USD (tính đến năm 2010) của ông khiến giới tài phiệt trên khắp thế giới ngạc nhiên

Những năm gần đây, Cerberus Capital Management LP đã âm thầm “thu gom” một số doanh nghiệp tên tuổi hàng đầu thế giới, như mua đứt Tập đoàn Starwood Hotels & Resorts Worldwide, Inc; - một tập đoàn sở hữu, quản lý, nhượng quyền thương mại khách sạn; mua một phần hãng hàng không Air Canada và các công ty bán lẻ Mervyns và Albertsons

Năm 2007, Cerberus đã mua 80,1% cổ phần của Chrysler từ tập đoàn Daimler, với giá 7,4 tỷ USD
 
Doanh nghiệp nhà nước sẽ được tái cơ cấu cùng ngân hàng​

026e5_48_150.jpg

Chính Phủ sẽ chấm dứt tình trạng các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015​

TBKTSG- Trên con đường tái cấu trúc, các tổ chức tín dụng không đi một mình. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và yêu cầu thực hiện ngay từ đầu năm 2012 này

Sẽ lập Tổng cục Quản lý, Giám sát tài chính doanh nghiệp

Theo Bộ Tài chính, ngay trong quí 1-2012, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91 phải trình Thủ tướng Chính phủ; tổng công ty 90 và DNNN phải trình bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phương án tái cơ cấu của mình để được phê duyệt và triển khai thực hiện

Đáng chú ý, trong chủ trương tái cấu trúc DNNN lần này, Chính phủ yêu cầu dừng việc thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính, chỉ phê duyệt thành lập với đề án có tính khả thi cao, do yêu cầu bắt buộc để sắp xếp lại các DNNN hiện có, hoặc ở một số lĩnh vực ngành nghề mới mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ hay giữ cổ phần chi phối (như điện hạt nhân, sổ xố điện toán và trò chơi có thưởng)

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng được giao xây dựng, trình Thủ tướng đề án thành lập Tổng cục Quản lý, Giám sát tài chính doanh nghiệp. Tổng cục này sẽ trực thuộc Bộ Tài chính, làm đầu mối chính giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN, kể cả các tập đoàn, tổng công ty, đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Bộ Tài chính cũng đang xây dựng nghị định về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN, xác lập và khống chế các tỷ trọng tài chính nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các tập đoàn theo từng nhóm ngành, nghề, trong đó giới hạn cụ thể tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu

Chính phủ cho biết, tinh thần chủ đạo của đề án này là tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN theo hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, xây dựng cơ chế thu hút mạnh các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước, giảm thiểu các nhà đầu tư chiến lược là DNNN và khuyến khích người lao động tham gia mua cổ phần tại doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích các hoạt động mua bán nợ giữa các DNNN, ngân hàng thương mại và công ty mua bán nợ (DATC)

Cũng theo tinh thần của đề án, Chính phủ sẽ chấm dứt tình trạng các tập đoàn, tổng công ty đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015, đồng thời “nghiêm cấm các tập đoàn, tổng công ty phi tài chính đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản”

Liên quan đến quản trị doanh nghiệp, từ năm 2012, các tập đoàn, tổng công ty phải lập và công bố báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam. Các DNNN phải có ban kiểm soát nội bộ bao gồm các thành viên độc lập đủ năng lực, không kiêm nhiệm, phải xây dựng cơ chế thuê tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị và hội đồng thành viên. Quy chế công bố các báo cáo tài chính, thông tin tài chính, kinh doanh và thông tin điều hành của tập đoàn, tổng công ty phải theo tiêu chuẩn như các công ty niêm yết

Bốn nhóm và bốn bước

Trong năm 2011, Bộ Tài chính đã xây dựng đề án khung tái cấu trúc DNNN và đề án chi tiết đang được hoàn tất với bốn bước

- Bước một, phê duyệt và giao triển khai thực hiện phương án tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty

- Bước hai, xây dựng các phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN của các bộ, ngành, địa phương

- Bước ba sẽ là việc thực hiện lộ trình tái cấu trúc DNNN theo các giai đoạn: từ năm 2012-2015 sẽ cơ cấu xong nợ của các DNNN, cổ phần hóa xong đối với những DNNN được duyệt, hoàn thiện thể chế quản lý DNNN, tăng cường năng lực quản trị DNNN. Năm 2015 sẽ hoàn thành việc thoái vốn tại các tập đoàn, tổng công ty

- Bước bốn, từ năm 2015-2020 sẽ tiếp tục sắp xếp lại, cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty và các DNNN thuộc các bộ, ngành, địa phương

Bộ Tài chính cũng phân loại DNNN thành bốn nhóm. Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt, các ngành độc quyền mà Nhà nước cần kiểm soát. Nhóm này sẽ được tái cấu trúc về chiến lược, mô hình tổ chức, quản trị nội bộ, tái cấu trúc tài chính, nhân sự để nâng cao hiệu quả

Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tuyệt đối, có quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trên 75% vốn điều lệ), hoạt động trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích, bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ở miền núi...

Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 65% vốn điều lệ) gồm những công ty quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và có vai trò đảm bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế, bình ổn thị trường. Nhóm 2 và nhóm 3 sẽ được tái cấu trúc trước cổ phần hóa, cổ phần hóa, và tiếp tục tái cấu trúc sau cổ phần hóa

Tính đến tháng 10-2011, cả nước còn 1.309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với tổng tài sản gần 1,8 triệu tỉ đồng; vốn chủ sở hữu gần 700.000 tỉ đồng; lợi nhuận 117.000 tỉ đồng; nộp ngân sách 231.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 35% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu), tạo việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5-5 triệu đồng/người/tháng

Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần hoạt động kinh doanh thuần túy. Các doanh nghiệp thuộc nhóm 4 sẽ được đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

“Việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng không thể thành công nếu không đồng bộ với cơ cấu lại đầu tư công và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, TS. Vũ Đình Ánh đồng tình với chủ trương này. Tại Hội nghị về Tái cơ cấu ngân hàng do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chủ trì diễn ra tại Hà Nội trong tháng 1-2011, ông nói: “Một mặt, vốn đầu tư của các DNNN hiện chiếm trên 20% đầu tư công và các DNNN cũng chiếm trên 30% tổng tín dụng, đó là chưa kể các DNNN cũng đồng thời là khách hàng chủ yếu của tín dụng nhà nước thông qua VDB (Ngân hàng Phát triển Việt Nam) với qui mô tới hàng trăm ngàn tỉ đồng

Vì vậy, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng không thể tách rời với cơ cấu lại đầu tư công và các DNNN. Mặt khác, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tham gia đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp ra ngoài ngành vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… nên việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng không thể thực hiện thành công nếu không đồng bộ với cơ cấu lại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”

Cũng tại hội thảo trên, ông Phạm Bảo Khánh - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đã phân tích việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam. Ông cho rằng, tái cấu trúc doanh nghiệp gặp nhiều có khăn, tốn thời gian để xử lý hơn tái cấu trúc ngân hàng

Những hạn chế của luật pháp như thiếu các quy định phù hợp về thanh lý tài sản, luật phá sản… sẽ là trở ngại trong quá trình này. Do vậy cần kết hợp các biện pháp tài chính với những cải cách về các quy định và luật pháp, đặc biệt, cải cách về quản trị trong ngân hàng và doanh nghiệp

Ông Khánh cũng cho rằng Chính phủ nên làm rõ việc phân bổ chi phí tái cấu trúc, đặc biệt là tái cấu trúc ngân hàng và cam kết cung cấp các nguồn lực tài chính cần thiết. Nếu chi phí phân bổ không được làm rõ, việc tái cấu trúc tiếp tục bị trì hoãn do thiếu kinh phí cuối cùng sẽ dẫn đến gánh nặng tài chính lớn hơn

Hồng Phúc
 
Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần sớm hoàn thành đề án tái cơ cấu​

Chinhphu.vn - Sáng 15/3, làm việc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh yêu cầu VDB sớm hoàn thiện đề án tái cơ cấu để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ đã nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011, kế hoạch triển khai nhiệm vụ 2012 và các nội dung cơ bản của kế hoạch tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB

Trong năm 2011, VDB đã tích cực huy động các nguồn lực, có các giải pháp điều hành chặt chẽ, linh hoạt để thực hiện tốt những nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tính cả năm 2011, VDB đã huy động gần 24 ngàn tỷ đồng, đạt 95,5% kế hoạch. Sau khi đã điều chỉnh theo Nghị quyết 11, số vốn huy động được này được sử dụng để cho vay thực hiện các dự án đầu tư, trong đó chủ yếu là các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng ngay trong năm 2011, các dự án an sinh xã hội (y tế, giáo dục, xử lý rác thải, nước sạch sinh hoạt, nhà ở cho người thu nhập thấp); các dự án năng lượng điện, một số dự án trọng điểm theo chương trình của Chính phủ như chương trình cơ khí trọng điểm, chương trình đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp...

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, dự kiến những tác động của tình hình kinh tế năm 2012 đến hoạt động của hệ thống, dự kiến trong năm 2012, VDB sẽ hoàn thành đề án tái cấu trúc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu theo lộ trình đã đề ra. Bên cạnh đó, VDB cũng sẽ tiếp tục tổ chức tốt hơn công tác quản lý vốn ODA, các chương trình mục tiêu, khai thác các nguồn vốn ODA ủy thác khác; tăng cường hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư khác

Theo kế hoạch, VDB sẽ điều hành kế hoạch giải ngân vốn vay tín dụng một cách công khai, theo các thứ tự ưu tiên, lần lượt là các dự án, chương trình trọng điểm của Chinh phủ; các dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm, trước hết là các dự án đưa vào hoàn thành trong quý 1, quý 2; dành tỷ lệ vốn nhất định cho các dự án theo lãi suất thỏa thuận đã được Thủ tướng Chính phủ giao

VDB cũng đề ra ưu tiên đẩy mạnh một bước trong quản trị rủi ro nhằm khẩn trương xử lý các khoản nợ xấu, tăng cường kiểm tra hoạt động của hệ thống, kiểm tra trước – trong – sau quá trình sử dụng vốn vay nhằm ngăn chặn rủi ro, đảm bảo hiệu quả, tiến độ của dự án

IMG_9936.jpg

Phó Thủ tướng yêu cầu VDB sớm hoàn thiện đề án tái cơ cấu để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ​

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương những thành tích, kết quả nổi bật của VDB trong những năm qua, đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ năm 2011

Phó Thủ tướng cơ bản đồng tình với các trọng tâm công tác, những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể mà VDB đề ra cho năm 2012. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tập trung trí tuệ để xây dựng đề án tái cơ cấu một cách khoa học, có tầm nhìn chiến lược để định hướng hoạt động cho ngân hàng trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị VDB nghiên cứu kinh nghiệm các nước để xác định mô hình tổ chức, hoạt động phù hợp

Phó Thủ tướng yêu cầu VDB sớm hoàn thiện đề án tái cơ cấu để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Về nhiệm vụ đầu tư hỗ trợ phát triển, Phó Thủ tướng cho rằng VDB cần xác định rõ các nguyên tắc hỗ trợ bên cạnh xác định các lĩnh vực, bởi thực tế các lĩnh vực cụ thể có sự thay đổi rất nhanh theo thời gian

Đối với phương thức hỗ trợ phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị VDB không chỉ hỗ trợ các dự án cụ thể, doanh nghiệp cụ thể, mà hướng tới hỗ trợ phát triển các lĩnh vực sản xuất theo định hướng ưu tiên của Chính phủ

Xuân Tuyến
 
Top