What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn VGC

LOBBY.VN

Administrator
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Mỹ​

20370371_images452171_NgocMy2.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ - Chủ tịch CLB Doanh Nghiệp Việt Kiều​

Ông là một Việt kiều. "Căn nhà khách" ông dựng gần 7 năm nay đã là nơi "trú ngụ" của hàng trăm Việt kiều khi hồi hương. Khiêm tốn chỉ nhận mình là "người bắc cầu", ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân Việt kiều Nguyễn Ngọc Mỹ

Lập nghiệp….

Nguyễn Ngọc Mỹ sinh năm 1950 tại Hà Tĩnh. Năm 1978 ông qua định cư tại Úc. Với quan niệm “để có thể học hỏi được nhiều hơn, không gì khác hơn là phải lao vào công việc”, ông nhanh chóng hội nhập với xã hội Úc trong lĩnh vực xây dựng mà ông đã có bằng cấp, có tay nghề và thành lập công ty NGUYEN’S BROTHES. Thời gian đầu, công ty là một nhóm nhỏ các anh em cùng chung tay nghề, thực hiện việc thi công trang trí các cửa hàng tại Úc, sau đó là sửa chữa, trang trí nội thất

Thấy được tiềm năng trong thị trường xây dựng Úc, ông đã mở rộng quy mô hoạt động. Công ty KEIRA CONSTRUCTION ra đời. Nhờ uy tín và chất lượng công việc, công ty đã ký được hợp đồng với Chính phủ trong việc bảo hành 20.000 căn nhà trong khu vực. Thời kỳ này, có lúc công ty đã là nơi làm việc của trên 300 công nhân Úc

Hướng về quê nhà…

Có một sự nghiệp thành đạt nơi xứ người nhưng Nguyễn Ngọc Mỹ vẫn ao ước được trở về quê nhà để được chuyển giao công nghệ xây dựng về Việt Nam. Năm 1992, là thành viên thường trực của Hội đồng Thương mại Úc, ông tham gia chuyến viếng thăm chính thức của Đoàn thương mại Úc đến Việt Nam do Bộ trưởng Thương mại Úc dẫn đầu. Chuyến đi đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp

Sau nhiều lần trở về Việt Nam để khảo sát, tìm hiểu về tình hình thị trường xây dựng, ông đã kêu gọi được một số công ty Úc cùng hợp tác đầu tư, tháng 3/1993, Công ty Dịch Vụ Kỹ thuật Xây dựng Việt Nam- Australia (VABIS GROUP) được thành lập. Đây là công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài đầu tiên về lĩnh vực xây dựng, do ông làm Tổng Giám Đốc

Cũng trong thời gian này, thực hiện đề tài do Cục phát triển quốc tế Úc khởi xướng, cùng kết hợp với một số các tổ chức khác, VABIS GROUP đã trợ giúp trong việc Thiết lập quy trình quy phạm xây dựng – tiền thân của Bộ luật Xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, ông còn nối kết tổ chức được hàng chục chuyến đi cho các phái đoàn của Chính phủ và thương nhân Việt Nam sang tìm hiểu thị trường và gặp gỡ một số quan chức tại Úc

Năm 1995, công ty VABIS đã kết hợp với trường Kỹ thuật Xây dựng số 7 của Việt Nam thực hiện việc đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật xây dựng tiên tiến cho nhiều học viên của trường. Ngoài ra, VABIS GROUP đã huấn luyện được một đội ngũ 500 công nhân viên có tay nghề cao đạt tiêu chuẩn quốc tế

Những năm vừa qua, VABIS GROUP đã tham gia xây dựng nhiều công trình lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội…

Năm 1997, ông mở rộng đầu tư về mảng vui chơi giải trí, VABIS GROUP đã tham gia tái thiết, nâng cấp sân vân động Lam Sơn tại Vũng tàu từ một sân vận động bỏ hoang phế, cỏ dại và sình lầy thành một sân vận động khang trang, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia

Năm 2000, ông thành lập công ty Dịch vụ Thể thao & Thi đấu Giải trí ( viết tắt SES ) đã đưa vào Việt Nam một kỹ nghệ vui chơi giải trí mới: môn đua chó, với trang thiết bị hiện đại, được Liên đoàn đua chó thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc đầu tư này góp phần thu hút thêm một khối lượng lớn khách du lịch thành phố biển Vũng Tàu

Nhằm tạo ra một cầu nối góp phần tạo mối giao lưu , hiểu biết lẫn nhau giữa anh chị em Việt kiều Hải ngoại với doanh nghiệp trong nước, các cấp chính quyền…, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Viêt Kiều chính thức được thành lập tháng 3 năm 2001 do ông làm Chủ nhiệm. Hệ thống câu lạc bộ doanh nghiệp Việt kiều được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Vũng Tàu. Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo về lĩnh vực hoạt động đầu tư và thương mại xuất nhập khẩu

Tháng 6 năm 2004, ông nhận Bằng khen của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) vì đã có nhiều đóng góp thiết thực và hiệu quả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Ông cũng đã nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần xây dựng quê hương đất nước

"Với tôi, càng ngày thời gian dành cho Việt Nam càng nhiều, chiếm tới 90% tổng quỹ thời gian sống và làm việc của tôi hiện tại" - Nguyễn Ngọc Mỹ

Lobby & Hong Lam Group
 
Việt kiều hòa khí tạo nên sức mạnh phát triển​

5857___news__1.jpg

- Ông Nguyễn Ngọc Mỹ là một doanh nhân Việt kiều Úc thành đạt. Ông sớm về nước để làm việc và sinh sống theo tinh thần của Chính phủ Việt Nam. Hiện ông có rất nhiều công ty đang hoạt động tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, giải trí, thương mại, công nghệ, đào tạo nghề…Một điều ông vẫn trăn trở trong lòng là làm sao phát huy được hiệu quả vai trò của Kiều bào trong sự phát triển kinh tế đất nước

- Là một người sớm trở về nước để đầu tư xin ông cho biết những khó khăn và thuận lợi ?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ: Tôi được may mắn là có dịp về nước rất đúng lúc và gặp những người trong chuyên ngành mà tôi có khả năng để kết hợp. Do đó, cũng có may mắn để triển khai và chính tôi cũng có chủ đích dùng những hiểu biết của mình can qua cuộc sống ở nước ngoài để đặt những viên gạch đầu tiên

Tôi trưởng thành trong ngành xây dựng cho nên phát huy logic cơ bản tạo sườn móng, phát huy những như nhu cầu của đất nước trong lúc đó. Ví dụ như thời gian về tôi đặt nặng về đào tạo ngành xây dựng, ngành mà lúc đó đất nước chưa có sự hiểu biết nhiều. Chúng tôi đã đào tạo được hơn 1.000 nhân lực để triển khai những công trình cao tầng. Sau đó, tôi thấy nhu cầu trong xã hội như vui chơi giải trí như đua chó, phát triển ngành thể thao, tennis, golf. Tôi thấy vị thế của Việt kiều là cần mang lại sự hiểu biết và ứng dụng sự hiểu biết đó cho đất nước thì mình nên phát huy

- Ấp ủ về nước của ông? Hay đó chỉ là vấn đề đầu tư kinh doanh ?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ: Năm 1983, tôi đi Trung Quốc tư vấn cho một công ty ở Quảng Châu. Nhìn đất nước họ tôi hy vọng có ngày đất nước mở cửa tôi sẽ quay về VN. Và điều đó đã đến như phép nhiệm màu. Năm 1986 nghị quyết của Đảng và Chính phủ mở cửa đổi mới. Tôi nghĩ đây là dịp vui mừng nhất mà tôi nung nấu bấy lâu. Sau 9 năm ưu tư, chuẩn bị tư tưởng, năm 1992 tôi quyết định trở về quê hương sinh sống làm ăn với phương châm “Hòa khí sinh tài”. Ý nghĩ đó đã năm trong tâm trí của tôi, tôi yêu quê hương tôi. Cái cần nhất ở đây là sự hòa khí tạo nên sức mạnh. Con người là quan trọng nhất là hòa khí, khi mà đã hòa khí mới tạo sức mạnh giống như cơ thể con người vậy. Tôi nghĩ, Tổ quốc mình là con người, Chính quyền là cái đầu, còn tất cả con người trong xã hội là tứ chi vậy. Đó là những tâm tư mà tôi thấy ngày thống nhất đất nước 30/4 là cái ngày quý trọng nhất. Nhưng thống nhất rồi thì phải thống nhất cả tâm hồn và lý trí, thời gian. Bây giờ thì thời gian quá chín muồi thì phải kết hợp gắn liền mọi người lại với nhau

- Ông nhận xét như thế nào về cộng đồng Việt Kiều ở nước ngoài nói chung và Việt kiều Úc nói riêng ?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ: Cá nhân tôi thấy có nhiều thời điểm để định nghĩa Việt Kiều, trước sau 1954, 1975 do từng hoàn cảnh xã hội tạo thành. Có thời buổi gọi là “giao thời” con người ta không nắm bắt được tương lai, lo sợ…suy nghĩ của họ. Tôi nghĩ, năm 1975 đã tạo ra mấy triệu Việt kiều nhìn chung lại đó lại là một sự kiện

Riêng người Việt ở nước ngoài có trí khôn rời Việt Nam ai cũng yêu Tổ quốc mình, càng biết nhiều nỗi nhớ về Việt Nam càng nhiều. Khác hẳn các dân tộc khác họ đi họ quên tổ quốc mình. Tôi chỉ sợ thế hệ thứ 2, thứ 3 chưa có cơ hội hít thở ở không khí của đất nước thì không biết để nhớ mà thôi. Thể hiện nỗi nhớ ở đây là bao nhiêu người đã náo nức trở về, bao nhiêu người dứt đồng tiền để gửi về quê hương. Số tiền 6 - 7 tỉ USD gửi về VN hàng năm là không phải nhỏ. Cái sự vun đắp trong chuyện “tài ông bất mã”

Bởi thực ra ai cũng yêu đất nước và yêu Tổ quốc mình. Vì thế, Việt kiều là vệ tinh cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tôi cho rằng đó là đòn bẩy cực kỳ quan trọng. Trong CLB đang có chương trình Việt kiều kết hợp thương gia trong nước kết hợp đầu ra. Chủ đề này đang còn bàn thảo sau đó đúc kết để trình với Nhà nước

Tôi thấy sự phát triển các KCN đến một mức độ nào đó nó sẽ tạo ra thặng dư trong sản xuất. Thì bây giờ đối đối với xuất khẩu trong đó tôi thấy 20% nó nằm trong khâu mua, nhưng 80% nó nằm trong khâu dịch vụ trung gian, khâu này nó sẽ đại diện và phân phối thì nó cực kỳ tốt. Với nước ngoài, có nhiều lắm là hai ông tham tán. Nhưng ở Mỹ thì mình có mấy triệu “tham tán” nếu biết sử dụng, biết kết hợp là rất tốt cho xuất khẩu. Vì trong vùng quê, vùng xa các tỉnh thành của đất nước, một tham tán 3 năm không thể có một tổ chức chuẩn và sâu bằng người sở tại

Có sự hỗ trợ có sự nâng đỡ trong vấn đề thuế cho những người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp trực tiếp vào một số vụ việc mà không cần về. Tôi nghĩ rằng chiến lược kêu gọi Kiều bào ở nước ngoài trở về đầu tư trong nước nó chỉ đúng trong thời điểm đầu. Đã đến lúc mình phải đổi kêu gọi Việt kiều hướng về đất nước tạo đầu ra thì nó đúng nghĩa, hữu dụng hơn. Bởi về thì một chốn đôi quê tốn kém, tạo ra sự cạnh tranh trong nước. Cho nên trong thời điểm có sức khỏe làm việc ở nước ngoài ở đâu thì cứ ở đó, nên có một sự kết hợp chặt lúc nào về hưu thì nên về VN nghỉ ngơi. Ở lại nước ngoài để tạo nguồn tiền gửi về thì tốt hơn. Mỗi năm về một hai lần kết hợp với công ty trong nước tham gia cổ phần trong để nắm phần maketing và dịch vụ thu mua

- Nhận định của ông về tình hình phát triển kinh tế VN nói chung và tình hình kinh tế khu vực TP.HCM nói riêng ?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ: Nền kinh tế VN 1945-1975 bị bao trùm, trùm lại trong một cái bao chiến tranh. Cho nên chỉ chú trọng phát huy nội lực con người vào cuộc chiến tranh để thống nhất đất nước. Sau 1975 coi như là sự bộc phá của nền kinh tế, nhưng lúc đó chưa có cơ cấu về khả năng của một lãnh vực mới. Và cho đến đầu năm 80 chưa thể bộc phá nổi bởi còn nhiều cái do chiến tranh để lại. Sau 1990 kinh tế đất nước phát triển mạnh. Nền kinh tế VN là một nền kinh tế đặc thù trên thế giới. Năm 1995 tới bây giờ tạo được một nền tảng các tầng lớp trẻ học hành về ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy chế luật lệ được ban hành tạo sườn chuẩn

Vì thế nền kinh tế VN không cần đoán mình cũng biết nó sẽ lên. Tuy nhiên, trong thời buổi suy giảm kinh tế toàn cầu nó cũng bị ảnh hưởng đôi chút. Sự thực tôi tin sẽ không bị ảnh hưởng mạnh, bởi nền tài chính của mình dù sao cũng rất mới. Về tín chỉ ngân hàng cũng chỉ mới bắt đầu và đây là dịp may thứ hai xảy ra với VN cho các đại gia, doanh nghiệp, công ty, chính quyền…

Tôi cho khủng hoảng 2008-2009 này là dịp tốt để cảnh tỉnh tất cả mọi người. Nền kinh tế khu vực phía Nam thời điểm phát triển kinh tế rất nhanh vài trục đứng nhưng chưa đều, giống như một số cột cờ quá cao gió đưa đẩy vậy. Vì thế, cần một sự phát triển đồng đều từ giáo dục, văn hóa tạo bước tiến những khâu quá nhanh có sự chống đỡ thì nền kinh tế vững hơn. Do sự điều phối của chính quyền, tôi tin rằng nền kinh tế sẽ từ từ đào thải, củng cố tạo bước tiến những bước vững chắc

- Là một Việt kiều sinh sống lâu ở Úc ông nhận xét như thế nào về sự tương đồng văn hóa giữa hai nước ?

Ông Nguyễn Ngọc Mỹ: Nước Úc là một nước trẻ, khí hậu tương đối giống VN, múi giờ không xa lắm, có sự phát triển và ảnh hưởng môi trường văn hóa đặc thù khác hẳn văn hóa đông Âu, Châu Mỹ… Thên nữa văn hóa của nước Úc giống như văn hóa Nam Bộ, xuề xòa dễ sống, dễ hòa đồng. Do đó, Kiều bào Úc thừa hưởng đất nước sở tại, nó nhẹ nhàng. Nước Úc lại nằm trong khối APEC và ASIAN nên sự giao tế kết hợp liên quan dễ dàng

Tôi tin sự kết hợp trong tương văn hóa, tính chất phương tiện là một ưu đãi…Quan trong nhất, du học sinh trong những năm 1990- 2000 của VN ở Úc nhiều nhất, từ nền văn hóa du học sinh ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế đất nước
 
Top