What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Việt Thắng

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Việt Thắng​

2651662522_8b835960bf.jpg

Thành lập và hoạt động vào ngày 02 tháng 05 năm 1994. Số ĐKKD 044097 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp

Vốn điều lệ 115.000.000.000 VND (115 tỷ đồng)

Lĩnh vực kinh doanh chính

- Đầu tư và kinh doanh bất động sản

- Môi giới nhà cửa

- Tài chính ngân hàng và xuất nhập khẩu hàng hóa

Trụ sở chính

- Địa chỉ: SYRENA BUILDING, 15 Tô Hiến Thành , Hai Bà Trưng, Hà Nội
- ĐT: 04. 9760134

Lobby & VietThang Poland
 
Xây dựng khu đô thị Kỳ Bá - Thành Phố Thái Bình​

2651857145_2ef517666f.jpg

Diện tích xây dựng 72.000m2
Tổng vốn đầu tư: 165.000.000.000 VND
Thời gian hoàn thành 2010

Thành phố Thái Bình hiện đang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh Thái Bình. Nằm cách thủ đô Hà Nội 110km, thành phố là đầu mối giao thông thuỷ bộ, nằm trên trục quốc lộ 10 thuận lợi giao lưu với các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng

Với sự phát triển nhanh và mạnh của các thành phố, khu công nghiệp trong cả nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng những khu đô thị mới nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân là vô cùng cần thiết

Khu đô thị Kỳ Bá nằm ngay tại trung tâm thành phố Thái Bình, có tổng vốn đầu tư 165.000.000.000 VND (165 tỷ đồng) với diện tích xây dựng là 72.000 m2

Khu đô thị Kỳ Bá bao gồm các tòa nhà cao tầng, chung cư, biệt thự, khu thể thao, trường học, công viên và khu vui chơi giải trí. Việc đi lại ở đây cũng rất thuận tiện nhờ hệ thống đường mới và đẹp cùng vị trí nằm ngay ở trung tâm thành phố Thái Bình

Dự kiến trong tương lai, khi được hoàn thành vào năm 2010, Kỳ Bá sẽ trở thành khu đô thị trọng điểm của thành phố Thái Bình
 
Chủ tịch công ty Việt Thắng “Tôi mang một… món nợ lớn !”

“Suốt cuộc đời này tôi mang một món nợ, dù không ai đòi nhưng phải tự hiểu !”

- Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ điều đó cùng Doanh Nhân

Bởi câu chuyện của chúng tôi khởi nguồn không phải từ chuyện “kinh doanh ra sao” mà là “sống như thế nào” ?

toimangmot58a1.jpg

Ngày trở về…

Cuộc đời con người luôn có những cơ duyên và cũng có tương tự như thế những sự lựa chọn. Tự nhận mình sinh ra và lớn lên luôn khao khát được làm khoa học, nhưng ông Thân cũng đã nhiều lần đổi nghề và rút cục gánh lấy cái nghiệp kinh doanh. Như thế, theo cách nào đó, ông thấy mình giàu có về đời sống…

Lớn lên từ vùng quê Thái Bình, theo học ngành địa lý địa chất ở Hà Nội, tốt nghiệp xuất sắc và đứng bục giảng tại Đại học Tây Nguyên. Cuộc đời ông rẽ sang một bước khác khi năm 1982 ông chuyển về Viện Nghiên cứu Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Hai năm sau, ông trúng tuyển nghiên cứu sinh tại Ba Lan. Thời điểm đó, ý chí muốn thay đổi cuộc đời và giúp đỡ người thân tạo cho ông động lực để lập thân xa quê hương

Những ngày tháng ở Ba Lan, không chỉ hoàn thành xuất sắc đề án nghiên cứu sinh, rồi ở lại thực tập sinh…, ông Thân nhận ra trong chính mình một cơ duyên hoàn toàn mới - làm kinh doanh

Ông không chỉ làm ăn nhỏ như số đông người Việt mưu cầu ở xứ lạ mà đứng ra tổ chức các chuyến doanh du lớn trong và ngoài nước Ba Lan, đến mức cái tên của ông không còn xa lạ trong giới làm ăn

Có thể, nếu cứ tiếp tục ở lại Ba Lan, giờ này ông đã mang quốc tịch khác, cũng có lẽ đã trở thành một Nguyễn Văn Thân hoàn toàn khác…

“Thực ra, đã có lúc tôi có dự định ở lại Ba Lan. Nhưng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, tôi đến gặp người thày Ba Lan của mình. Và chỉ một câu nói của thày giáo thôi, tôi hiểu chỗ đứng của mình là ở nơi sinh thành. Lập tức tôi quyết định ngày hôm sau về nước. Tôi không bao giờ nuối tiếc khi lựa chọn, cho dù về nước có khó khăn thế nào đi nữa…” ông Thân hồi tưởng

Câu chuyện của chúng tôi ngược trở về những năm 90 khi ông trở về Việt Nam với những dự định mới mẻ. Người ta từng gọi ông là “người đi sớm một nhịp” khi ông thiết kế nên mạng lưới kinh doanh ở Ba Lan, và điều đó, một lần nữa đúng khi ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị trẻ tuổi nhất của một ngân hàng tại Việt Nam

Ngày trở về của ông chắc không đơn giản như việc lên một chuyến bay. Có những dự định kinh doanh phải gác lại. Có những tính toán phải thay đổi…

Nhưng ý chí kinh doanh thì không mòn mỏi. Rời khỏi vị trí đứng đầu ngân hàng, ông đã gây dựng nên một Công ty TNHH Việt Thắng với những công ty con chuyên về các mảng như: may mặc, xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà hàng, tài chính, bất động sản…

Điều đó như một cam kết mà ông đã đưa ra khi trở về - gây dựng nên doanh nghiệp để làm của gia bảo cho con cái. Những người con sẽ mang lại sức sống mới cho sự nghiệp do ông đặt nền móng

Lời dạy cho con

Khi nhìn vào cơ ngơi của ông và vẻ ngoài tự tại mà ông thể hiện ra bên ngoài, tôi nghĩ đến câu hỏi

- Đến lúc này, ông đã cảm thấy toại nguyện với những dự định của mình ?

Về việc kinh doanh thì tôi chưa dừng lại, vẫn còn nhiều kế hoạch lớn. Nhưng điều tôi mãn nguyện chính là nhìn vào những đứa con của mình. Cậu con lớn Nguyễn Việt Thắng đang làm Tổng giám đốc công ty Việt Thắng, cô con gái đang du học đại học ở nước ngoài và sẽ sớm trở về tiếp sức cho cha cùng anh trai, cậu con út thần đồng âm nhạc đang học ở Ba Lan…

Nếu bằng lòng với chính mình thì đơn giản, nhưng tôi muốn cha truyền con nối, muốn con mình tiếp sức sự nghiệp ở một tầm mới, hơn những gì cha ông làm được. Vì thế, đầu tư cho con cái là điều được chú trọng hàng đầu

- Sinh ra ở Việt Nam, được nuôi dưỡng ở Ba Lan rồi đi học ở Mỹ, ông phải làm thế nào để làm cha với người con hấp thụ nhiều nền văn hóa như Nguyễn Việt Thắng ?

Tôi muốn được nói đến với tư cách người cha. Thắng nói tôi là “người cha, người thày tuyệt vời nhất”, điều đó đâu dễ có được. Tôi là người “dân tộc chủ nghĩa”, đến mức cực đoan

Con tôi phải là đứa con Việt Nam, nói tiếng Việt, yêu quê hương như yêu chính gia đình của mình. Cuộc đời tôi dù những va vấp hay thăng trầm đều có ý nghĩa cho con cái nhìn vào đó mà học hỏi. Dù các thành viên gia đình không có điều kiện sống cùng nhau, nhưng một năm phải ít nhất xum vầy hai dịp Tết và hè

Tôi dạy cho con biết đâu là nền tảng, con người phải giữ. Chỉ khi được vợ con nể phục, người đàn ông mới có thể được xã hội nể phục. Chẳng thế mà người xưa dạy: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”…

- Đó là ý chí ông muốn vậy, nhưng để thuyết phục con trở về sát cánh cùng trong một doanh nghiệp gia đình, thực sự không đơn giản ?

Tôi có một cam kết đầu tư với chính con của mình. Tôi đầu tư cho con ăn học nên người và đương nhiên con trai phải có nghĩa vụ trả lại - trở về

Tôi giao hẹn trước, nếu con ở lại Mỹ để làm thuê, thì suốt đời này con nợ ba! Con trai đủ hiểu tôi để đưa ra quyết định cuối cùng cho mình

- Ông có thể chia sẻ một kỷ niệm khó quên với tư cách người cha ?

Đó là giọt nước mắt trào ra khi trao món quà kỷ niệm trong ngày cưới của con trai. Tôi trao cho con mình chiếc đồng hồ - vật dường như là thứ tài sản riêng duy nhất mà tôi có

Khi ấy, tâm trạng tự nhiên rất bùi ngùi, nghĩ đến từ lúc này con đã tách ra khỏi mình, có gia đình riêng, có thế giới riêng…

- Trong kinh doanh, điều gì được ông chọn lọc để truyền lại cho con ?

Đến thế hệ con cái tôi, chuyện kinh doanh sẽ khác đi rất nhiều. Lớp trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức, vốn sống sẽ có sự lựa chọn cách đi riêng. Duy có một điều muôn thuở vẫn đúng, và tôi nói: “Con trai ơi, hãy luôn làm việc !”

Chỉ khi thực sự bỏ công sức mới mong thu hái được thành quả. Làm doanh nhân phải có đầu óc lãng mạn, phải trằn trọc và hưng phấn với điều mình muốn. Điều ấy phân định doanh nhân này với doanh nhân khác

- Nếu có niềm tự hào để chia sẻ với con, ông sẽ nói gì ?

Tôi nói, ba tự hào vì đã trở thành người có tiền để làm những điều cần thiết cho người thân và thực sự là một doanh nhân trí thức

Và “món nợ” người cha mang

Ông Nguyễn Văn Thân dành phần nhiều thời gian trong đời để truyền cho con về gốc gác Việt, về “lửa” trong kinh doanh. Nhưng có một điều nữa, ông không quên nhắc nhở cho con hay cho chính bản thân - món nợ ông phải trả

“Tôi lớn lên ở một vùng quê nghèo nhất của Thái Bình. Nếu không bằng con đường học vấn thì cuộc đời của tôi chắc cũng không thoát ra khỏi cái nghèo. Đất nước cho tôi cơ hội được thay đổi cuộc đời mình, tôi mang nợ vì điều đó”, ông nói

- Để trả món nợ ấy, ông sẽ làm gì ?

Tôi tâm niệm làm một doanh nhân đóng góp cho đất nước cũng là nghĩ đến việc phần nào báo đáp. Nhưng đến giờ, tôi đang tâm đắc với một dự án mới. Tôi theo học ngành địa lý địa chất bao nhiêu năm, máu làm khoa học vẫn chảy, vậy nên, tôi đang muốn trở lại với cái “nôi nghề nghiệp” của mình theo cách đi của doanh nhân làm về khai khoáng nhưng gắn với môi trường

Chúng ta dường như khai thác tài nguyên quá nhiều, mà quên đi những di chứng lâu dài về biến đổi môi trường. Tại sao ông lại lựa chọn cách “trả nợ” cho đất như vậy ?

Tôi là người “dân tộc chủ nghĩa”, đến mức cực đoan

Đúng là hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ lo khai thác tài nguyên mà chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố bảo vệ môi trường. Khai khoáng cần phải chú trọng đến yếu tố môi trường đầu tiên, nhưng ở ta thì ngược lại, hiệu quả khai thác là số một

Muốn đưa ngành công nghiệp khai khoáng trở về đúng quỹ đạo là cả một cuộc vận động thay đổi từ nhận thức, không hề đơn giản

Để thành công cần phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ như xây dựng quy hoạch lại các mỏ, tạo nên các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp chung… Cần phải đưa yếu tố môi trường vào ngành khai thác khoáng sản như một điều kiện tiên quyết

Tôi nghĩ, với cách suy nghĩ này, doanh nghiệp của chúng tôi có thể góp phần vào quá trình ấy. Cần phải có những doanh nghiệp hành động vì mục tiêu bảo vệ môi trường

- Ngoài việc lo chuyện của doanh nghiệp mình, ông còn làm Phó chủ tịch của 2 hiệp hội - Hiệp hội DNVVN Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội. Rồi mới đây, ông được giới thiệu ứng cử Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. Có phải, ông đang chuyển sang hoạt động chính trị ?

Tôi không định đặt ra cho mình làm chính trị, làm kinh doanh. Chỉ đơn giản, tôi muốn làm được điều gì để cảm thấy “món nợ” của mình vơi đi với thời gian. Tôi mong muốn những doanh nhân, những người lăn lộn trong thực tế sẽ có tiếng nói tích cực trong sự phát triển chung của đất nước bằng việc đưa ra những đóng góp thiết thực trong xây dựng chính sách, lập pháp

Thiết nghĩ, những người có tâm huyết với nền kinh tế đều nhìn ra vai trò tích cực của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng khối doanh nghiệp này hiện vẫn có quá nhiều khó khăn, vậy nên, nếu có thể làm được gì để giúp cho tiếng nói của các doanh nghiệp này được tiếp thu thì tôi coi đó là trách nhiệm của mình

- Đi “kêu” cho doanh nghiệp khác cũng như việc “bao đồng”, có khi nào ông thấy nản lòng ?

Sức người cũng có hạn, có khi mệt mỏi hoặc áp lực tôi muốn dừng lại. Nhưng rồi lại nghĩ đến câu nói của con “cha là người thày”, nghĩ đến “món nợ” mình vẫn dạy con thì thấy cần sống có lý tưởng

- Cái tên “Thân soái” đã quá vãng. Lúc này, ông muốn được nhắc đến với tên gọi như thế nào ? Doanh nhân, nhà hoạt động chính trị xã hội ?

Tôi chỉ muốn có thể làm được điều gì đó để khi nằm xuống được một nhóm người ghi nhận đây là công trình của ông Thân

Nguyễn Văn Thân
 
Top