What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tổng thống Joe Biden

LOBBY.VN

Administrator
Trung Quốc là 'phép thử địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21'
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 3/3 nói quan hệ giữa nước này với Trung Quốc là “phép thử sát hạch địa chính trị lớn nhất” trong thế kỷ 21

Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách ngoại giao của Mỹ, Ngoại trưởng Blinken đã nêu ra 8 ưu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden

Các ưu tiên này bao gồm: Chấm dứt đại dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế trong và ngoài nước, đổi mới nền dân chủ, cải cách vấn đề nhập cư, tái thiết các mối quan hệ đồng minh, giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu, bảo đảm sự lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ và ứng phó với Trung Quốc


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc cần khôi phục lại quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh cũng như cơ chế đa phương. “Chúng tôi đang thực hiện nỗ lực lớn nhằm tái kết nối với những người bạn và đồng minh”, ông Blinken nói tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ

Tuy nhiên, ông cũng hối thúc các đồng minh của Mỹ duy trì vai trò của mình. Người đứng đầu Bộ Ngoại giao ở Washington cho rằng, “quan hệ đối tác thực sự đồng nghĩa với việc chia sẻ gánh nặng chung”

Theo Ngoại trưởng Blinken, Mỹ không có ý định thực hiện các chiến dịch can thiệp quân sự tốn kém, mà thay vào đó sẽ tập trung cho các giải pháp ngoại giao. “Chúng tôi từng sử dụng các chiến thuật này trong quá khứ, nhưng đây không phải là cách làm hiệu quả. Chúng tôi sẽ thực hiện theo cách khác”

Liên quan tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Blinken nói rằng, “quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ trở nên cạnh tranh khi cần, hợp tác khi có thể và đối đầu khi bắt buộc phải như vậy”. Theo ông, Trung Quốc là nước duy nhất có thể gây ra “thách thức nghiêm trọng cho sự ổn định và cởi mở của hệ thống quốc tế”

Để đương đầu với Trung Quốc về kinh tế, ông cho rằng Mỹ cần đầu tư vào “công nhân, doanh nghiệp và các lĩnh vực công nghệ” của mình

Theo bình luận của hãng thông tấn Reuters, mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đang vấp phải nhiều thách thức nghiêm trọng từ việc cạnh tranh ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, những chính sách kinh tế của Bắc Kinh cho tới những vấn đề về Hong Kong, Biển Đông…

Tổng thống Biden từng gọi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất” của Mỹ và Washington sẽ đối đầu với Bắc Kinh về nhiều vấn đề như sở hữu trí tuệ, chính sách kinh tế. Chính quyền của ông Biden đã cho thấy dấu hiệu sẽ tiếp tục cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump

Cũng trong bài phát biểu dài 28 phút hôm 3/3, Ngoại trưởng Blinken cam kết sẽ tập trung vào việc làm thế nào để vấn đề ngoại giao có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người Mỹ và đây là mấu chốt trong cách tiếp cận của chính quyền mới

"Chúng tôi sẽ chiến đấu vì mỗi công việc của người Mỹ, vì các quyền lợi, sự bảo vệ và những lợi ích của tất cả người lao động Mỹ", ông nói

Dương Lâm
 
Bà K. Harris thăm Việt Nam "Người Mỹ muốn nhiều hơn thế"
Bài toán hóc búa nhất với chúng ta là làm sao cân bằng quan hệ với các nước lớn, tranh thủ ngoại lực, giảm thiểu rủi ro

chau-a-thai-binh-duong---Copy.jpg

Việt Nam đang đóng vai trò rất quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 30/7, Nhà trắng xác nhận Phó Tổng thống Mỹ, Kamala Harris sẽ thăm Việt Nam trong tháng 8 này. Nếu đại sự hanh thông, đây là chuyến công du nước ngoài thứ 2 của bà Harris kể từ khi trở thành cấp phó của Joe Biden

Có thể thấy, dưới triều đại ông Joe Biden, chưa diễn ra nhiều cuộc công du nước ngoài từ các nhân vật cốt cán, một phần do dịch bệnh COVID-19, phần còn lại do đối sách của Tổng thống và đảng Dân chủ đang tập trung ưu tiên cho vấn đề nội bộ

Trước dự định đến Việt Nam, Phó Tổng thống Mỹ chỉ một lần duy nhất công du đến Nam Mỹ, chuyến đi này cũng không mang dấu ấn ngoại giao ngoài việc thu xếp bất ổn từ người nhập cư

Ông Joe Biden chỉ mới đến Anh hồi đầu năm dự thượng đỉnh G7 tại London, sau đó qua Bỉ hội đàm với NATO, đến Thụy Sĩ gặp gỡ người đồng cấp phía Nga, V. Putin

Việc bà Harris thăm Việt Nam - vì thế rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt, nhiều khả năng đây là bước tiền trạm thu xếp để Việt - Mỹ tổ chức các chuyến thăm cấp cao nhất

Từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, Việt - Mỹ tiến rất nhanh để xích lại gần nhau, gác lại quá khứ đau buồn. Trong vòng 25 năm, từ thù nghịch đến đối tác, và đối tác toàn diện. Minh chứng là việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do, Mỹ trở thành bạn hàng và nhà đầu tư rất lớn tại Việt Nam

Có thể nói, 25 năm là quãng thời gian ngắn để hai quốc gia, vốn khác biệt về chính trị, tư tưởng, địa lý, văn hóa có thể hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Song, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam đã cho thấy tầm nhìn chiến lược, quan điểm rõ ràng về hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đó là nền tảng vững vàng để Việt - Mỹ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ, trên cơ sở tôn trọng sự khác biệt để cùng nhau phát triển. Chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên tại châu Á - Thái Bình Dương, Nhà trắng hẳn đặt rất nhiều kỳ vọng

Thứ nhất, Mỹ cần và coi trọng vai trò chiến lược của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương. Ở vị trí này, chúng ta có tiếng nói nhất định trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ

Việt Nam có cơ sở khoa học để chứng minh chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hàng triệu km2. Đó là không gian mà Bắc Kinh rất thèm thuồng, ngoài lợi ích kinh tế, là chiến địa phòng thủ - tấn công, bàn đạp tiến ra Thái Bình Dương, thoát vòng vây của Mỹ

Washington nhiều lần bày tỏ quan điểm về tranh chấp trên Biển Đông theo hướng có lợi cho một số nước bị Trung Quốc uy hiếp. Hẳn nhiên, điều đó dựa vào công lý, nhưng đằng sau là thông điệp rất rõ ràng - người Mỹ cần thêm sự ủng hộ để có mặt đường đường chính chính ở châu Á - Thái Bình Dương

Cách đây ít tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến Việt Nam, sau đó không lâu 5 triệu liều vaccine COVID-19 được viện trợ; tàu cảnh sát biển, tiền thân là tàu tuần duyên Mỹ tặng Việt Nam trên đường về,… Ở cấp độ chiến lược, Washington ngỏ ý mời Việt Nam tham gia “bộ tứ kim cương mở rộng” để tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Trên tất cả, những động thái ấy cho thấy thiện chí của người Mỹ, họ đang mong muốn nhiều hơn Việt Nam. Và, chúng ta phải ý thức rằng, khi trở nên quan trọng trên bàn cờ quốc tế, tức là mỗi hành động, bước đi nên được cân nhắc kỹ lưỡng

Thứ hai, Trung - Mỹ không còn nhường nhịn nhau, cuộc cạnh tranh đã lan ra tất cả mọi lĩnh vực. Mỹ cần “sự ủng hộ” thì Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Bằng chứng là Bắc Kinh không ngừng tìm cách thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á

Bài toán hóc búa nhất với chúng ta là làm sao cân bằng quan hệ với các nước lớn, tranh thủ ngoại lực, giảm thiểu rủi ro; giữ và giành lại phần lãnh thổ biển đảo bị chiếm đóng trái phép. Cố nhiên, không ai có thể khôn một mình trong cục diện biến đổi khó lường như hiện nay

Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc cho thấy bài học rất quý giá, đó là biết tận dụng thời cơ khi tình hình trong nước và quốc tế đã chín muồi. Thời cơ không phải lúc nào cũng đến, có khi chỉ là trong hoặc sau một biến cố nào đó. Cách mạng tháng 8 là ví dụ điển hình
 
Last edited:
Việt Nam có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt với Hoa Kỳ

photo1629972341099-16299723411962075277648.jpg

Khi nói về "chương tiếp theo" trong mối quan hệ Việt - Mỹ, bà Kamala Harris bày tỏ niềm tự hào khi Mỹ đã ký thoả thuận thuê đất xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trong 99 năm. "Hợp đồng thuê 99 năm này chính là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam", Phó Tổng thống Mỹ nói

Cam kết sát cánh cùng Việt Nam trong 'cuộc chiến với Covid-19'

Chiều ngày 26/9, cuộc họp báo về chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã được livestream trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Tại đây, bà Kamala Harris nhấn mạnh, chuyến đi là sự khởi đầu chương tiếp theo trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam

"Chúng tôi đã cam kết lâu dài cho mối quan hệ này, bởi điều này quan trọng với người dân, an ninh và sự thịnh vượng của người dân Mỹ"

"Đây là thời điểm hai bên đang tăng cường mối quan hệ đối tác. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết các vấn đề hiện tại, cũng như tiếp nhận những thách thức trong tương lai. Cùng với đó, hai bên sẽ có những cơ hội để mở rộng mối quan hệ", Phó Tổng thống Mỹ nhấn mạnh

Liên quan đến những thách thức hiện tại, bà Kamala nêu rõ: "Đầu tiên, tôi biết rằng sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 là vấn đề số một đối với người dân Việt Nam hiện nay. Trong sáng nay, chúng tôi vừa có chuyến thăm Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để chứng kiến lô hàng vaccine mới từ Hoa Kỳ đến Việt Nam. Đến nay, Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam tổng cộng 6 triệu liều vaccine"

"Tương tự như khi Việt Nam đã sát cánh với Mỹ năm ngoái, tôi muốn nhắc lại rằng, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong thời điểm cần thiết". Theo bà Kamala Harris, sáng nay, nhiều nguồn vaccine chính phủ Mỹ hỗ trợ thông qua Cơ chế COVAX đã đến Hà Nội. "Chúng tôi cũng đang cung cấp tủ đông lạnh để phân phối vaccine, và cung cấp hàng triệu USD hỗ trợ y tế cộng đồng"

Ngoài ra, văn phòng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tại Đông Nam Á cũng đã được khai trương, đặt ở Hà Nội. "Hy vọng người dân Việt Nam biết rằng, Mỹ sẽ luôn cùng Việt Nam chiến đấu với làn sóng dịch này"

'Chương tiếp theo' của mối quan hệ 2 nước

"Ngay cả giữa đại dịch, Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hợp tác cùng Việt Nam để tăng cường mối quan hệ kinh tế hai bên. Điển hình như trong cuộc gặp mặt với các quan chức và lãnh đạo của Việt Nam mới đây, tôi đã vận động giảm thuế đối với hàng hoá nông nghiệp Mỹ, và hy vọng rằng sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực trong tương lai"

Mỹ cũng đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số, cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ và người dân tộc thiểu số làm chủ. Hai bên cũng đạt được các thoả thuận về tầm quan trọng trong giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, hợp tác hướng tới một tương lai năng lượng sạch

"Ngoài cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, tôi cũng đã có những cuộc trò chuyện với các nhà lãnh đạo trẻ về chính vấn đề này", bà Kamala Harris cho hay

"Trong suốt chuyến thăm Việt Nam, tôi cũng tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác an ninh cấp cao và ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập"

Khi nói về "chương tiếp theo" trong mối quan hệ hai bên, bà Phó Tổng thống Mỹ bày tỏ niềm tự hào khi Mỹ đã ký thoả thuận thuê đất xây dựng trụ sở mới của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội trong 99 năm

"Hợp đồng thuê 99 năm này chính là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. Tương tự như vậy, như tôi đã nói ở đầu chuyến đi, đây là sự đánh giá cao và tự hào về vai trò của Hoa Kỳ với tư cách là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương"

Phó Tổng thống Mỹ Kamala cho rằng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với Hoa Kỳ. "Trong suốt chuyến đi này, và trong nhiều cuộc gặp gỡ với các quan chức chính phủ, lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều người khác, tôi đã liên tục nhìn thấy tiềm năng ở khu vực. Và tôi dám nói rằng, hai bên sẽ đạt được những tham vọng xung quanh lợi ích chung và mục tiêu chung"

"Đó là lý do chúng tôi sẽ quay trở lại Việt Nam trong tương lai", Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris kết luận
 
Top