What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thành phố công nghệ ThinkTank.vn

LOBBY.VN

Administrator
Thành phố công nghệ Phổ Yên

photo1602854702203-1602854702639578144382.jpg

Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý bổ sung khu CNTT tập trung Yên Bình - giai đoạn 1 với quy mô 200 ha vào 'Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025'

Ngày 14/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký văn bản gửi Bộ TT&TT và UBND tỉnh Thái Nguyên về ý kiến của Thủ tướng đối việc bổ sung khu CNTT Yên Bình vào "Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung khu CNTT Yên Bình - giai đoạn 1 với quy mô 200 ha vào "Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025"

Việc bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung của giai đoạn 2 dự án (diện tích 345,82 ha) sẽ được báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình kết quả thực hiện của giai đoạn 1 và căn cứ vào quy hoạch chung của địa phương và ngành TT&TT

Thủ tướng giao UBND tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo, quy mô diện tích, vị trí đề xuất bổ sung Khu CNTT tập trung Yên Bình vào "Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025", bảo đảm phù hợp với quy hoạch và quy định của pháp luật hiện hành

UBND tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đầu tư dự án và xây dựng hồ sơ Đề án thành lập Khu CNTT tập trung Yên Bình - giai đoạn 1 theo đúng quy mô, diện tích được phê duyệt theo quy hoạch gửi Bộ TT&TT thẩm định trước khi báo cáo Thủ tướng

Quyết định đồng ý bổ sung khu CNTT tập trung Yên Bình vào "Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" được Thủ tướng Chính phủ đưa ra trên cơ sở xem xét báo cáo thẩm định của Bộ TT&TT trình ngày 7/9/2020 về việc này

Trước đó, vào cuối tháng 7/2020, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã chủ trì buổi làm việc với đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị của Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) về triển khai công tác đánh giá hồ sơ bổ sung khu CNTT tập trung Yên Bình vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

Theo thông tin được đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết tại buổi làm việc, khu CNTT tập trung Yên Bình có quy mô 545,82 ha nằm trong tổng thể quy hoạch dự án Tổ hợp Yên Bình thuộc thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình của tỉnh. Khu này được quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới đến phát triển dự án về lĩnh vực CNTT-TT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Cũng theo Đề án xây dựng khu CNTT tập trung Yên Bình, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của vùng Trung du miền núi phía Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và TP.HCM

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển, đặc biệt về lĩnh vực CNTT. Do vậy, việc quy hoạch phát triển dự án Khu CNTT tập trung Yên Bình sẽ góp phần cụ thể hóa tiềm năng phát triển của Thái Nguyên và khu vực

“Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/12/2014 tại Quyết định 2407. Quy hoạch hướng tới mục tiêu xây dựng một số khu CNTT tập trung ở các tỉnh, thành phố có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, nhất là nguồn vốn để triển khai xây dựng hạ tầng khu CNTT tập trung (từ ngân sách nhà nước địa phương và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp), đã có các dự án đầu tư, các sản phẩm CNTT lớn. Bên cạnh đó, xây dựng 2 - 3 khu CNTT tập trung tại mỗi thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM

Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí khu CNTT theo Nghị định 154/2013 của Chính phủ quy định về khu CNTT tập trung và quan điểm, yêu cầu, mục tiêu của Quy hoạch để chủ động đề xuất công nhận, đề xuất thành lập các khu CNTT tập trung tại địa phương. Theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2019, đến cuối năm 2018, cả nước có 4 khu CNTT tập trung gồm gồm Công viên phần mềm Quang Trung (TP.HCM), Công viên phần mềm Đà Nẵng, khu CNTT tập trung Cầu Giấy-Hà Nội và Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Đây là các khu CNTT được thành lập theo Nghị định 154/2013 của Chính phủ
 
Last edited:
Tân Hoàng Minh đầu tư khu CNTT tập trung gần 3.000 tỷ
UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có quyết định chấp thuận nhà đầu tư thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Yên Bình. Theo đó, nhà đầu tư thực hiện dự án là Liên danh Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt và CTCP Cung Điện Mùa Đông. Cả 2 doanh nghiệp này đều là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh

khu-cntt-tap-trung-gan-3000-ti-5400-5810-1630072489.jpg

Một góc Khu CNTT tập trung Yên Bình
Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (chủ đầu tư dự án D’. Capitale) được thành lập vào tháng 4/2021, có địa chỉ tại Tòa nhà D'.Le Pont D'or, ngõ 30 Phố Mai Anh Tuấn, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP Hà Nội với ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Công ty do ông Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1978) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật

Còn CTCP Cung Điện Mùa Đông (chủ đầu tư dự án D’. El Dorado I) được thành lập vào tháng 7/2011, có địa chỉ tại số 659A Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay là ông Nguyễn Khoa Đức

Dự án Đầu tư xây dựng Khu CNTT tập trung Yên Bình có sơ bộ tổng chi phí thực hiện gần 2.958 tỷ đồng, trong đó vốn góp của liên danh nhà đầu tư là gần 592 tỷ đồng, vốn huy động gần 2.366 tỷ đồng. Hai nhà đầu tư góp vốn theo tỷ lệ: Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt 70%; CTCP Cung Điện Mùa Đông 30%, vốn góp bằng tiền mặt theo tiến độ dự án

Dự kiến, từ quý III/2021 đến quý IV/2024, liên danh nhà đầu tư phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các thủ tục pháp lý; giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng các hạng mục, lắp đặt thiết bị, đưa vào khai thác sử dụng một phần dự án. Đến quý I/2025 hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được cấp quyết định chấp thuận

Được biết, Khu CNTT tập trung Yên Bình là một trong 3 dự án được Tập đoàn Tân Hoàng Minh đề xuất nghiên cứu khảo sát, lập và thực hiện tại Thái Nguyên vào cuối 2020, gồm: Khu công nghệ thông tin tập trung và đô thị Yên Bình THM - CN (thuộc thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình); Khu du lịch nghỉ dưỡng tâm linh Thiên Tây Trúc - Đại Từ THM - TL (huyện Đại Từ); Khu đô thị THM - Smartcity dọc Sông Công (TP Sông Công)

Riêng dự án Khu công nghệ thông tin tập trung và đô thị Yên Bình THM – CN có quy mô nghiên cứu hơn 540 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 4.200 tỷ đồng

Vào tháng 5/2021, dự án Khu CNTT tập trung Yên Bình được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên thông báo mời gọi đầu tư trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Sau thời gian thông báo, Liên danh Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi sao Việt và Công ty Cổ phần Cung điện mùa Đông đã nộp hồ sơ đăng ký quan tâm thực hiện dự án.
 
Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Tây Phổ Yên tại thị xã Phổ Yên
Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có buổi làm việc với Tổng Công ty Viglacera - CTCP để nghe báo cáo về ý tưởng đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh

Theo đó, Viglacera đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Tổ hợp Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Tây Phổ Yên tại thị xã Phổ Yên với quy mô khoảng 900 ha

Doanh nghiệp cam kết bố trí nguồn vốn để thực hiện một tổ hợp hiện đại, đồng bộ, nhằm thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, điện tử, viễn thông...; cung cấp các dịch vụ tiện ích xã hội, sử dụng đất hiệu quả

Đồng thời, Tổng Công ty Viglacera - CTCP cũng cam kết thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành

Sau khi nghe nhà đầu tư trình bày đề xuất dự án, tỉnh Thái Nguyên đã làm rõ các vấn đề liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành và thị xã Phổ Yên tiếp tục phối hợp với nhà đầu tư, căn cứ các quy định, thực hiện quy trình nghiên cứu khảo sát và đầu tư trong giai đoạn tiếp theo
 
Last edited:
Thành phố công nghệ Eindhoven

Làm thế nào mà một thành phố kém phát triển, đã từng bị xóa sổ trong Thế chiến II trỗi dậy thành điểm sáng chiến lược phát triển công nghệ cao ở Châu Âu?


68751-fullimage-eindhoven-skyline-6473.jpg

Theo tờ Financial Times (FT), thành phố Eindhoven nằm ở phía nam Hà Lan là một cái tên lạ hoắc chẳng mấy nổi danh. Diện tích của nó chỉ vào khoảng 88,9 km2, tức bằng 1/37 so với thủ đô Hà Nội, còn dân số chỉ vào khoảng 365.000 người, tức chỉ bằng 1/23 so với Hà Nội

Tờ FT cho biết Eindhoven là một thành phố nhỏ, kém phát triển cũng như từng bị xóa sổ trong Thế chiến II này lại là trụ sở của ASML, hãng sản xuất thiết bị làm chip nổi tiếng nhất thế giới. Sản phẩm của họ là những thiết bị dùng cho sản xuất chip hay chất bán dẫn dùng cho smartphone, xe điện hoặc tên lửa

Thành công của Eindhoven lớn đến mức các thành viên Ủy ban Liên minh Châu Âu (EU) đã phải thường xuyên đến thăm nhằm tìm hiểu tại sao một nơi có ngành công nghiệp suy tàn đầu thập niên 1990 trước đối thủ Châu Á lại có thể chuyển mình nhanh đến như vậy với mức tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm


8339fdfd1defd6a75b24d84b0d511f16527dfd94-730.png

Các công ty và tổ chức hàn lâm tại Eindhoven chiếm gần 500 bản quyền sáng chế trên mỗi 100.000 đầu người hàng năm, thuộc hàng cao nhất thế giới. Khoảng ¼ tổng ngân sách chi tiêu cho nghiên cứu của doanh nghiệp tư nhân tại Hà Lan, tương đương 3 tỷ Euro/năm, là cho Eindhoven

ASML


Phần lớn nguồn tài chính đầu tư vào Eindhoven đến từ ASML, tập đoàn sản xuất thiết bị làm chất bán dẫn giá trị nhất thế giới với tổng mức vốn hóa 250 tỷ Euro. Bên cạnh đó, hàng loạt những tên tuổi lớn như Philips, hãng sản xuất chip NXP hay nhà sản xuất xe tải DAF cũng đặt cơ sở tại đây

Giám đốc Jos Benschop của ASML cho biết Eindhoven đóng vai trò chiến lược trong khả năng tăng trưởng của công ty bởi thành phố này có bề dày kinh nghiệm sản xuất sản phẩm công nghệ cao

“Chúng tôi có rất nhiều hợp tác với địa phương này. Mặc dù tập đoàn của chúng tôi hoạt động trên toàn cầu nhưng việc sâu sát với địa phương sản xuất cũng là điều cực kỳ quan trọng”, ông Benschop trả lời phỏng vấn tại trụ sở của ASML ở ngoại ô Eindhoven

Theo giám đốc Benschop, ví dụ như thiết bị in thạch bản siêu cực tím (EUV) của ASML sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu VDL, một công ty gia đình địa phương ở Eindhoven chuyên giải quyết những thách thức phức tạp về công nghệ

“Việc phát minh ra thứ mới đã khó thì câu chuyện sản xuất hàng loạt để kinh doanh phát minh này còn khó hơn”, giám đốc Benschop nói

Những chiếc máy in thạch bản siêu cực tím thuộc hàng hiện đại nhất thế giới của ASML có giá tới 170 triệu USD/chiếc và kể từ năm 2019 đến nay nó đã bị chính phủ Hà Lan cấm xuất khẩu sang Trung Quốc


362156-asml-headoffice-and-development-and-engineering-02-asml-4-2169.jpg


Tờ FT cho biết mới đây, Hà Lan đã đồng ý một thỏa thuận với Mỹ về việc mở rộng phạm vi cấm xuất khẩu, sang cả những thiết bị kém tiên tiến hơn với Trung Quốc, tuy nhiên thông tin cụ thể chưa được chính thức công bố

Hiện ASML vẫn còn tồn đọng 40 tỷ Euro đơn hàng và đang phải thuê 250 lao động mỗi tháng, đồng thời mở rộng quy mô nhà máy ở Eindhoven để bắt kịp nhu cầu thị trường

Chuyển mình


Giám đốc Paul van Nunen của Brainport Development cho biết câu chuyện của Eindhoven bắt đầu từ sự trỗi dậy của phong trào khởi nghiệp, vô số những công ty gia đình tại đây bắt đầu bằng những xưởng nhỏ sau vườn nhà với thiết bị thô sơ

Dẫu vậy, thành phố này cũng có 2 ưu điểm lớn nhất. Một là chính quyền địa phương hiệu quả, biết gom các chính trị gia, công ty và công đoàn thành một khối để tìm kiếm giải pháp. Hai là mảng tập đoàn sản xuất thiết bị chiếu sáng nổi tiếng thế giới Philips, vốn đã đặt nhà máy tại đây kể từ năm 1891

Năm 1984, ASML dần được thành lập khi có một sự sáp nhập của ASMI, một nhà sản xuất thiết bị làm chip địa phương tại Eindhoven

Đầu thập niên 1990, tình hình kinh tế dần trở nên khó khăn khi những ông lớn như Philips hay DAF không đấu lại nổi đối thủ từ Châu Á với nguồn lao động giá rẻ và giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn

Ngay lập tức, Thị trưởng thành phố thời đó là Rein Welschen đã mời người đứng đầu tất cả các cơ quan, tổ chức, chuyên gia kỹ thuật, giáo sư trường đại học và giám đốc doanh nghiệp tụ họp tại nhà riêng của mình để tìm giải pháp


d42eda2e72bc6fc3a7ed3a3d4ba38ce4469c9c6b-7978.png

Phòng nghiên cứu của Smart Photonics

Vậy là khi Philips quyết định dịch chuyển trụ sở của mình lên thủ đô Amsterdam vào năm 2001, cả chính phủ lẫn khối tư nhân đã đề nghị công ty để lại phòng nghiên cứu cũng như duy trì hoạt động của các chuyên gia tại Eindhoven

“Thành phố Endhoven trên thực tế được hưởng lợi lớn từ thỏa thuận này. Trước đây khu nghiên cứu của Philips bị cấm chỉ ra vào ngoài nhân viên của hãng thì giờ đây nó là nơi tự do hợp tác của vô số chuyên gia từ khắp mọi nơi”, ông Nunen nhớ lại

Khu nghiên cứu của Philips cuối cùng được xây dựng thành High Tech Campus, khu công nghệ cao với hơn 260 tập đoàn nổi tiếng thế giới như TomTom, Siemens, Huawei...

Những doanh nghiệp tại khu công nghệ cao này tập trung phát triển vô số các công nghệ tiên tiến nhất thế giới như mảng trí thông minh nhân tạo (AI), điện toán lượng tử (Quantum Computing), quang tử (Photonic- công nghệ Microchip chạy bằng ánh sáng thay vì điện năng)...

“Đâu là khu vực nghiên cứu những công nghệ tiên tiến nhất thế giới mà tôi từng biết”, CEO Johan Feenstra của Smart Photonics nhận định

Hãng Smart Photonics đã tận dụng khu vực nghiên cứu cũ để lại của Philips để phát triển dây chuyền sản xuất chip Photon chạy bằng ánh sáng của mình. Những sản phẩm này có thể giảm lượng điện năng sử dụng tại các trung tâm dữ liệu lớn hoặc được dùng ở những khu vực thiếu điện

Smart Photonics đã gọi vốn thành công 38 triệu Euro từ nhà đầu tư Hà Lan và hiện đang tuyển dụng gần 150 chuyên gia từ 30 nước

Nhân tài


Nhắc đến chuyên gia và nhân tài thì không thể không nói đến trường đại học kỹ thuật Eindhoven. Người đứng đầu ngôi trường là ông Robert Jan Smits nhận định bí quyết thành công làm nên nhân tài tại đây là học đi đôi với hành. Các sinh viên sẽ tham gia trực tiếp vào những dự án của các công ty, ví dụ như xây dựng cây cầu bằng máy in 3D dài nhất thế giới tại Nijmegen

“Eindhoven là một thành phố thống nhất giữa các bên liên quan. Tôi không chỉ quản lý trường đại học mà còn trực tiếp tham gia điều hành một số doanh nghiệp, đồng thời cũng góp mặt tại các hội đồng thành phố. Chúng tôi gặp mặt lẫn nhau khá thường xuyên và chỉ cần đạp xe đạp là tôi có thể ghé thăm cơ sở của ASML, Philips hay NXP bất cứ lúc nào”, ông Smits nói


piazzablob-eindhoven-3504.jpg

“Chúng tôi được bầu bởi nhân dân, làm việc vì mọi người. Bởi vậy nhiệm vụ của chúng tôi không phải để những công ty như ASML kiếm được nhiều lợi nhuận hơn mà là thu hút thêm những doanh nghiệp như ASML đến Eindhoven hơn nữa”, ông Smits nhấn mạnh

Hiện thành phố đang đặt mục tiêu tạo thêm 70.000 việc làm trong 10 năm tới, đồng thời đề nghị chính phủ trung ương cấp ngân sách để mở rộng gấp đôi trường đại học, tăng cường đầu tư bất động sản cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển

“Khi nói về địa điểm cho chiến lược phát triển công nghệ cao tại Châu Âu thì các nhà lãnh đạo EU sẽ nhận thấy họ chẳng có nhiều lựa chọn và một trong số đó là Eindhoven”, Thị trưởng hiện tại Jeroen Dijsselbloem khẳng định
 
Đâu sẽ là trung tâm công nghệ mới của châu Âu
Không phải ngẫu nhiên Mỹ phải ra sức vận động Hà Lan và Nhật Bản tham gia liên minh cấm vận công nghệ bán dẫn Trung Quốc

Eindhoven, thành phố lớn thứ 5 tại Hà Lan, từng bị xoá sổ trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng là quê hương của ASML, công ty sản xuất máy đúc chip silicon tiên tiến nhất thế giới, công cụ tạo ra chất bán dẫn sử dụng trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh cho đến tên lửa. Thời đại ngày nay, bán dẫn, cùng với trí tuệ nhân tạo (AI), đang được coi là tương lai của công nghệ

Đứng đầu thế giới về tỷ lệ bằng sáng chế trên đầu người

Không ít người tò mò về cách làm thế nào một thành phố từng hứng chịu suy thoái nặng nề vào đầu những năm 1990 lại có thể chuyển đổi nhanh chóng thành điểm sáng kinh tế của cả khu vực, với mức tăng trưởng trung bình 8% mỗi năm. Tỷ lệ nộp bằng sáng chế lên tới 500 bằng trên 100.000 người dân/năm, thuộc top đầu thế giới. Thành phố cũng chiếm tới 25% tổng số chi tiêu dành cho R&D (nghiên cứu & phát triển) của khối tư nhân tại Hà Lan, khoảng 3 tỷ Euro mỗi năm

ASML, công ty bán dẫn có giá trị nhất châu Âu với vốn hoá thị trường 250 tỷ Euro, có một phần lớn đóng góp trong đó. Ngoài ra, có thể kể đến những nhà đổi mới sáng tạo có trụ sở tại đây như Signify, từng là đơn vị chiếu sáng thuộc tập đoàn Philips, nhà sản xuất chip NXP và công ty sản xuất xe tải DAF

Jos Benschop, Phó Chủ tịch cấp cao về công nghệ của ASML cho biết thành phố này có vai trò quan trọng với sự phát triển của công ty nhờ kinh nghiệm hàng trăm năm sản xuất công nghệ cao. Cụ thể, máy in thạch bản cực tím (EUV) độc nhất của công ty không thể được chế tạo mà không có VDL, một công ty gia đình tại địa phương chuyên giải quyết các thách thức kỹ thuật phức tạp

euv-adt-177.jpg

Hệ thống máy EUV của ASML
“Phát minh thì rất dễ, nhưng để biến chúng thành những thứ bạn có thể làm việc được thì không hề đơn giản”, lãnh đạo cấp cao của ASML nói. Kể từ năm 2019, chính phủ Hà Lan đã cấm xuất khẩu loại máy EUV tiên tiến nhất của công ty, có giá khoảng 170 triệu USD, sang Trung Quốc. Mới đây, The Hague đã đồng ý với Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu một số loại máy móc khác trong một thoả thuận chưa được tiết lộ chi tiết

Hình mẫu vươn lên


Quá trình chuyển mình của Eindhoven giống câu chuyện về một công ty khởi nghiệp đột phá chỉ với một chiếc bàn bếp, nhà kho trong vườn và những nhà phát minh có suy nghĩ vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường - Paul van Nunen, Giám đốc Brainport Development, cơ quan phát triển khu vực cho hay

Thành phố này kết hợp được cả 2 yếu tố đặc trưng Hà Lan: mô hình chính phủ quy tụ các chính trị gia, doanh nghiệp cùng đoàn thể hợp lại tìm giải pháp chung và tập đoàn điện tử Philips, tập đoàn hàng đầu đất nước bắt đầu sản xuất bóng đèn tại Eindhoven từ năm 1891


Vào đầu những năm 1990, các nhà tuyển dụng lớn như Philips và DAF phải đóng cửa nhà máy trước sự cạnh tranh giá rẻ từ châu Á. Thị trưởng thành phố lúc bấy giờ là Rein Welschen đã mời những người đứng đầu hiệp hội người sử dụng lao động địa phương, các trường đại học kỹ thuật và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng bàn phương án ứng phó

high-tech-campus-outdoor-lighting-s-178.jpg

Một cơ sở nghiên cứu khác của Philips trở thành khuôn viên công nghệ cao (high-tech-campus), nơi đặt trụ sở của hơn 260 công ty bao gồm TomTom, Siemens and Huawei. Quỹ đầu tư Oaktree của Mỹ đã mua lại khuôn viên này vào tháng 8/2021. Các công ty ở đó đang phát triển trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và quang tử (photonic) - vi mạch chạy bằng ánh sáng thay vì điện
Khi Philips chuyển trụ sở chính tới Amsterdam vào năm 2001, khu vực công và tư nhân đã cùng nhau hợp tác để tái sử dụng các phòng thí nghiệm cũng như giữ chân các chuyên gia của tập đoàn này

“Đây là diện tích mét vuông thông minh nhất thế giới”, Johan Feenstra, giám đốc điều hành Smart Photonics, công ty đã tận dụng các phòng cũ của Philips để thiết lập một dây chuyền sản xuất chip quang tử, vi xử lý có thể giúp cắt giảm lượng điện tiêu thụ của các trung tâm dữ liệu và triển khai ở các khu vực xa xôi hẻo lánh

Bệ phóng cho mục tiêu tự chủ chiến lược


“Chúng tôi luôn sát cánh cùng thành phố, vì thành phố phục vụ. Công việc của chúng tôi không phải là làm ASML lớn hơn mà là tạo ra nhiều ASML hơn”, Robert Jan Smits, Hiệu trưởng trường Đại học công nghệ Eindhoven, cũng là đầu mối tuyển dụng cho các công ty tại đây, cho biết. “Eindhoven là độc nhất. Bản thân tôi, các CEO và chính trị gia đều thường xuyên gặp nhau. Với chiếc xe đạp của mình, tôi có thể ghé qua ASML, Philips và NXP bất cứ lúc nào”

Khu vực này dự kiến tạo ra 70.000 việc làm mới trong thập kỷ tới và đang đề xuất chính phủ tài trợ để tăng gấp đôi quy mô trường đại học, tăng cường đào tạo kỹ năng thực tế cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trú

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hà Lan nói thêm rằng khu vực cần thu hút thêm sự hỗ trợ từ EU khi khối này đang tìm cách giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, và kể cả là Mỹ trong công nghệ và đầu tư

“Liên minh châu Âu cần nhận ra rằng họ không có nhiều lựa chọn để hiện thực hoá mục tiêu tự chủ chiến lược. Một trong những lựa chọn sáng giá nhất chính là tại nơi đây”
 
Last edited:
20 thành phố công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới
Manchester, Bắc Kinh, Thâm Quyến, New York là những thành phố có tốc độ phát triển công nghệ vượt bậc, thu hút nhân tài từ khắp thế giới

Eindhoven (Hà Lan)

Eindhoven-skyline-BlowUp-Media-5793-1612776031.jpg

Thành phố Eindhoven

Eindhoven là trung tâm công nghệ và đổi mới ở Hà Lan. Nhiều công ty công nghệ quy mô toàn cầu đang đặt trụ sở tại đây, như ASML, Phillips hay VDL

Điểm thu hút của Eindhoven là chi phí sinh hoạt thấp, nhưng có điều kiện và mức sống tốt, giúp thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê, có 220 công ty đang hoạt động trong khu công nghệ cao ở Eindhoven

Vilnius (Lithuania)

vilniaus-senamiestis-80825105-5218-1612776032.jpg


Vilnius được biết đến với vai trò đi đầu trong lĩnh vực an ninh mạng, công nghệ tài chính (fintech) và kỹ thuật phần mềm

Hiện nay, Lithuania có hơn 1.000 công ty khởi nghiệp và 200 công ty fintech. Chính phủ Lithuania cũng đưa ra chương trình "thị thực khởi nghiệp" nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ và tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đến định cư tại Vilnius

Tallinn (Estonia)

shutterstock-331780052-kavalen-8905-1367-1612776032.jpg


Điểm hấp dẫn nhất với các công ty công nghệ khi đặt trụ sở tại Tallinn là giấy phép Cư trú điện tử. Với mô hình 99% các dịch vụ công triển khai theo hình thức trực tuyến, cá nhân và doanh nghiệp có thể đăng ký và thành lập công ty ngay tại Tallinn và không cần có mặt. Tất nhiên, họ cũng có thể bắt đầu kinh doanh tại đây mà không cần đến nơi để điều hành

Tallinn thu hút nhân tài công nghệ bằng giấy phép tạm trú kỹ thuật số, cho phép người đăng ký đến hoặc đi trong một năm mà không cần gia hạn thị thực. Chính sách này tạo môi trường hỗ trợ doanh nghiệp và start-up tốt

Cape Town (Nam Phi)


cape-town-aerial-view-greenpoi-5198-1740-1612776032.jpg


Cape Town là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nhưng cũng là địa điểm đặt trụ sở của nhiều tổ chức tài chính Nam Phi. Theo dữ liệu của Invest Cape Town, khoảng 60% các công ty khởi nghiệp ở Nam Phi nằm ở Cape Town, trong đó có rất nhiều công ty công nghệ

Bogota (Colombia)

local-office-images-bogota-v02-1861-3073-1612776032.jpg

Bogota là một trong những thành phố công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Các doanh nghiệp khi kinh doanh ở đây được hưởng chi phí rẻ, ưu đãi thuế tốt và số lượng nhân tài công nghệ có sẵn

Chính quyền địa phương cung cấp các chương trình đào tạo cho các doanh nghiệp công nghệ, cũng như tạo các phúc lợi cho doanh nghiệp nếu họ cam kết hoạt động lâu dài

Yokohama (Nhật Bản)

2020-1009-3198a85cj00qhwyn9001-1277-5508-1612776032.jpg

Là trung tâm vận tải biển và thương mại, Yokohama cũng là vùng đất thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế nhờ lực lượng lao động có trình độ và tay nghề cao. Yokohama là một trong những thành phố công nghệ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Các công ty như Lenovo, Samsung và Apple đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại đây

Detroit (Mỹ)

stockvault-lights-in-the-city1-3033-7644-1612776032.jpg

Detroit được biết đến với ngành công nghiệp ôtô trước cuộc Đại suy thoái. Nhưng giờ đây, chính quyền thành phố đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghệ của thế giới ở lĩnh vực di động. Chính quyền đã bắt tay Google, Fiat và Ford để hiện thực hóa mục tiêu. Detroit cũng được đánh giá là có chi phí sinh hoạt thấp, thu hút nhân tài lành nghề từ khắp Mỹ và thế giới

Manchester (Anh)

manchester-Skyline-Craig-1-sma-3827-5114-1612776032.jpg


Manchester là một trong những thành phố công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Thành phố của Anh hiện có 10.000 công ty kỹ thuật số và công nghệ đặt văn phòng, gồm Google, Microsoft và IBM

Đại học Manchester cũng là nơi tạo ra lực lượng lao động tay nghề cao cho các công ty công nghệ hoạt động tại đây

Bắc Kinh (Trung Quốc)

unnamed-4840-1612776032.jpg

Bắc Kinh đang trở thành thành phố công nghệ phát triển nhanh nhất thế giới. Thủ đô của Trung Quốc không có nhiều chính sách hỗ trợ các công ty khởi nghiệp như các thành phố công nghệ cao khác, nhưng vẫn thu hút rất nhiều hãng smartphone, viễn thông, AI, robot... đặt trụ sở

Thâm Quyến (Trung Quốc)

1-0J-GiAFcR6fbX1SBcAvLDw-jpeg-4039-1612776032.jpg

Thâm Quyến thu hút một lượng lớn công ty sản xuất điện thoại, viễn thông và các lĩnh vực công nghệ cao khác đặt trụ sở, văn phòng đại diện hoặc trung tâm R&D. Huawei - hãng viễn thông lớn nhất thế giới - cũng đặt trụ sở tại đây
 
Thái Nguyên quy hoạch 6.000 ha đất để phát triển khu, cụm công nghiệp
Ngay sau khi đón tin vui được tập đoàn lớn ký kết biên bản ghi nhớ đầu tư thêm hơn 2 tỷ USD, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt

Mới đây, tại Quyết định số 222/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thái Nguyên là tỉnh thứ 5 được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh

Mục tiêu của quy hoạch là phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực để đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc

Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội

Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch; trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội

Tầm nhìn phát triển đến năm 2050, phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đạt tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng; là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước; nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng

Theo Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên có dư địa trên 6.000 ha đất phục vụ phát triển công nghiệp (4.245 ha đất phát triển khu công nghiệp, 2.057 ha đất phát triển cụm công nghiệp. Trong đó mở rộng 11 khu công nghiệp và 1 khu công nghệ thông tin tập trung; phát triển 41 cụm công nghiệp)



Ngoài ra Quy hoạch tỉnh đã quy hoạch các khu chức năng tổng hợp và nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, trong đó có 13 sân golf. Quy hoạch các tuyến giao thông trọng điểm như: Đoạn tuyến vành đai V; tuyến liên kết các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc; đường kết nối tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang; đường Hồ Núi Cốc; cải tạo, nâng cấp, xây dựng 15 tuyến đường huyện lên đường tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng các khu đô thị, khu chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh)

Đây là tiềm năng, lợi thế để Thái Nguyên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử và công nghiệp thân thiện môi trường. Hiện nay, các nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã, đang được đầu tư hạ tầng đồng bộ sẵn sàng đón các nhà đầu tư

Đón cơ hội đầu tư tại Tỉnh Thái Nguyên, Tập đoàn Sunny Optical Technology - Nhà sản xuất các sản phẩm, linh kiện quang học tích hợp hàng đầu thế giới vừa ký kết Biên bản ghi nhớ đầu tư thêm vào tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn 2-2,5 tỷ USD. Hiện nay nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang nghiên cứu cơ hội đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên
 
Infineon Technologies mở trung tâm nghiên cứu ở Vietnam

Infineon Technologies AG đang tiếp bước những doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn hàng đầu mở các cơ sở R&D tại Việt Nam

Ngày 31/5, Infineon Technologies AG, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất nước Đức đã thông báo thành lập trung tâm phát triển chip bán dẫn ở Hà Nội. Dự buổi khai trương trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam của Infineon có sự hiện diện của Phó Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, ông Simon Kreye và Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng cũng nhiều lãnh đạo khác của Infineon

"Chúng tôi đã thành lập một trung tâm phát triển chip mới tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Với việc Việt Nam đang trở thành một nhân tố chủ chốt mới nổi trong chuỗi giá trị điện tử toàn cầu, trung tâm nghiên cứu mới sẽ đóng góp quan trọng cho các kế hoạch tăng trưởng năng lực đầy tham vọng của Dự án Dịch vụ Thiết kế & Hỗ trợ (DES) của Infineon", Infineon Technologies cho biết


3474277484837476405816868618426560546799739n-edit-20230601163437979.jpg

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, ông Đỗ Nhất Hoàng (trái) và ông C.S. Chua, Chủ tịch kiêm CEO Infineon Technologies châu Á - Thái Bình Dương

Theo tìm hiểu, trong suốt một tháng qua, Infineon Technologies đã tuyển dụng hàng loạt nhân sự ở các vị trí như Thiết kế vi mạch (Analog Layout), Xác minh số (Digital Verification) làm việc tại Hà Nội. Bên cạnh đó, nhà sản xuất chip bán dẫn của Đức cũng đang tuyển dụng nhân sự cho phục vụ việc nghiên cứu trạm sạc công suất cao cho xe điện tại TP HCM

Phía Infineon Technologies cho biết trung tâm nghiên cứu mới tại Hà Nội sẽ tập trung vào nhu cầu xác minh, nhận diện ngày càng tăng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ôtô. Trung tâm cũng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng liên quan đến kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip (SoC) của công ty

"Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ đông đảo, có nhiều cơ hội để khai thác tài năng kỹ sư cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC), bên cạnh việc tăng cường hợp tác với các trường đại học và đối tác. Cùng nhau, chúng tôi tạo ra các giải pháp thay đổi cuộc chơi trong thế giới hệ thống điện và IoT", thông báo của Infineon Technologies cho biết

Theo đó, các trung tâm R&D thường được mở ra ở những nơi mà các công ty có thể tiếp cận tốt nhất nguồn nhân tài. Hà Nội có nhiều học viện, trường đại học và cơ sở đào tạo mạnh về khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, nhiều kỹ sư giàu kinh nghiệm người Việt từng có cơ hội tiếp xúc, làm việc ở môi trường quốc tế đang tìm cách trở về làm việc tại quê hương. Xét ở khía cạnh vĩ mô, Việt Nam là một đất nước khá ổn định, nhiều chính sách kinh tế, môi trường đầu tư thuận lợi và tiềm năng

Infineon cho biết trung tâm phát triển của công ty tại Singapore được thành lập năm 1991-1992 với quy mô ban đầu chỉ 10 người nhưng hiện lớn mạnh với 300 nhân sự. Việt Nam khởi đầu muộn với 25 người, nhưng sẽ nhận được sự đào tạo và hỗ trợ tối đa từ các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm ở Singapore

Những nhân sự tài năng sẽ góp phần đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D tiêu chuẩn quốc tế, tương tự các trung tâm khác của Infineon tại Munich (Đức), Villach (Áo), Bangalore (Ấn Độ) và Singapore

Infineon Technologies AG là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất nước Đức, một trong những công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT. Với hơn 56.000 nhân viên toàn cầu, Infineon đạt 14,2 tỷ Euro doanh thu trong năm tài chính 2022. Công ty hiện có 56 trung tâm R&D trên toàn cầu cùng 20 nhà máy sản xuất
 
Thúc đẩy nguồn lực tập trung vào các mô hình phát triển mới


Thế giới chuyển đổi mô hình phát triển sang hướng mới là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cần thúc đẩy phát triển nhân lực chất lượng cao để tạo động lực cho mô hình phát triển mới

insights-2022-research-and-development-tax-credit-960x600-1.jpg

Nguồn nhân lực R&D thuộc khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 15,17%

Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đưa ra, nhằm làm rõ thêm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tại Quốc hội vào chiều 6-6

Quochoi.vn đưa tin, tại phiên chất vấn và tranh luận với Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đại biểu Quốc hội đã dẫn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), phần lớn nhân lực nghiên cứu và phát triển của các quốc gia trong OECD thuộc khu vực doanh nghiệp, trong khi đó ở Việt Nam, nguồn nhân lực này thuộc khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 15,17%, tỷ trọng rất nhỏ so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đại biểu đề nghị lãnh đạo bộ, Chính phủ cho biết đã thực hiện cơ chế, chính sách như thế nào để thúc đẩy phát triển cũng như chuyển dịch, nâng cao tỷ trọng nhân lực nghiên cứu và phát triển R&D trong khu vực doanh nghiệp, nhất là khi các dự án về nghiên cứu phát triển AI trong doanh nghiệp gia tăng…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết nguồn nhân lực R&D hết sức quan trọng và Đảng, Nhà nước đã, đang dành nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên nhưng rất tiếc cho đến nay, năng suất lao động chưa đạt được tính bứt phá. Nhân lực R&D trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam mới chiếm được trên 15% trong khi đó tại các doanh nghiệp khối Á – Âu, nhân lực R&D chiếm đến trên 50% và châu Âu là 56,3%

Để đáp ứng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực nghiên cứu trong các kết nối có tính liên thông, từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục chất lượng cao, ông cho rằng cần phải có sự phân bổ nguồn lực tập trung vào lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, công nghệ liên quan đến dược sinh học, kết nối vạn vật (IoT) và công nghệ liên quan đến máy tính, lượng tử cũng như rất nhiều công nghệ về năng lượng mới, năng lượng tái tạo

Đây chính là tiềm năng có thể tạo ra công ăn việc làm mới, tạo ra những ngành nghề mới, nhưng xuất phát điểm vẫn liên quan đến con người và nguồn lực

Vì thế thời gian tới, Chính phủ sẽ rà soát lại các vấn đề liên quan đến chính sách tăng trưởng xanh, các vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ và tập trung đẩy mạnh cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Nếu chúng ta thay đổi được những vấn đề mang tính chất chủ trương và tư duy mới để phát triển theo mô hình thế giới đang áp dụng, Việt Nam dù đi sau vẫn có thể đón đầu, đặc biệt trong vấn đề chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi năng lượng…, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh
 
Tổng thống Hàn Quốc: Việt Nam là đối tác trọng điểm R&D

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc đã nâng tầm mối quan hệ từ đối tác sản xuất thành đối tác trọng điểm trong nghiên cứu và phát triển (R&D)

Thông điệp về mối quan hệ kỹ thuật số giữa hai nước được ông Yoon Suk-yeol nhắc đến trong chuyến thăm Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội sáng 24/6

Khẳng định Việt Nam là đối tác trọng điểm về R&D, ông Yoon Suk-yeol cũng đề cập kế hoạch mở rộng quy mô các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực của thế hệ tương lai cũng như hỗ trợ tích cực cho các nghiên cứu hợp tác quốc tế giữa hai nước. Việc này được kỳ vọng sẽ "tạo ra những giá trị mang tính đổi mới dựa trên nền tảng kết hợp năng lực kỹ thuật của hai quốc gia"

"Như các bạn đã biết, bây giờ là thời đại của các tiến bộ kỹ thuật số nhằm tìm cách tiến thêm một bước tới trí tuệ nhân tạo, sau sự phát triển của chip bán dẫn, công nghệ thông tin và mạng máy tính", trang KoreaHerald dẫn lời thống Hàn Quốc tại sự kiện

Ông Yoon Suk-yeol cũng khẳng định cần tạo cơ hội cho những người trẻ để trở thành nhà nghiên cứu và kỹ sư giỏi hơn. "Chính phủ và các công ty của Hàn Quốc chia sẻ khoa học và công nghệ không chỉ với giới trẻ trong nước, mà còn với giới trẻ của các quốc gia đối tác quan trọng như Việt Nam", ông nói

Tổng thống Yoon Suk Yeol đã tham gia đối thoại với khoảng 50 nhân tài kỹ thuật số Việt Nam, Hàn Quốc - Ảnh: VGP

Tổng thống Yoon Suk Yeol tham gia đối thoại với 50 nhân tài kỹ thuật số Việt Nam, Hàn Quốc sáng 24/6

Thời gian qua, một số tổ chức, tập đoàn lớn của Hàn Quốc cũng đã đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Tháng 12 năm ngoái, Samsung khánh thành Trung tâm R&D tại Hà Nội, với tổng đầu tư 220 triệu USD và là trung tâm R&D lớn nhất của hãng trong khu vực Đông Nam Á. Một doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam khác là KH Vatec với 9.000 nhân viên hiện nắm giữ 80% thị phần của thị trường linh kiện bản lề chế tạo màn hình gập toàn cầu

Ngoài ra, VKIST - cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ tương lai của Việt Nam - cũng được xây dựng trên mô hình của Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KIST). Trường Korea IT School hỗ trợ đào tạo về công nghệ phầm mềm cho tài năng trẻ Việt Nam, đã đào tạo 208 học viên, trong đó 172 học viên được tuyển dụng sau thời gian thực tập tại các doanh nghiệp Hàn Quốc

Sau khi tham quan không gian trưng bày của các tổ chức, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã đối thoại với khoảng 50 nhân tài kỹ thuật số Việt Nam, Hàn Quốc. Tại buổi đối thoại, các khách mời đã có những chia sẻ về trải nghiệm giao lưu với Hàn Quốc và đưa ra những đề xuất nhằm mở rộng hợp tác giữa hai quốc gia trên các lĩnh vực như hợp tác nghiên cứu quốc tế, hợp tác văn hóa

Ông Yoon Suk-yeol khẳng định sự giao lưu của người trẻ hai nước trong việc học hỏi khoa học và công nghệ "sẽ là cầu nối quan trọng gắn kết tương lai của Hàn Quốc và Việt Nam ngày càng bền chặt hơn"

Sự kiện sáng 24/6 cũng là lịch trình cuối cùng của chuyến công du tới Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk-yeol
 
Cơ hội cho công nghệ bán dẫn

Đó là nhận định của một số chuyên gia kinh tế trước những động thái mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt, Mỹ cũng khẳng định sẽ hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn

Sẽ có dự án tỉ USD trong thời gian tới ?

Trong chuyến thăm, làm việc tuần qua tại VN, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, Mỹ mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại với VN; có kế hoạch tăng cường hợp tác với VN về chuỗi cung ứng trên cơ sở đối tác toàn diện, tin cậy. Đặc biệt, Mỹ muốn hỗ trợ VN nâng cao năng lực sản xuất chip bán dẫn và năng lượng tái tạo

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí với đề nghị của phía Mỹ và nhấn mạnh việc mở rộng chuỗi cung ứng, sản xuất chip, chất bán dẫn cũng là ưu tiên trong chiến lược phát triển của VN. Thủ tướng thông tin VN đang thúc đẩy xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi, hạ tầng kỹ thuật, quản trị hiện đại và đào tạo nhân lực trong những lĩnh vực này

Trong thực tế, VN từ lâu đã được "xướng tên" trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) lĩnh vực công nghệ, bao gồm công nghiệp bán dẫn. Từ 10 năm trước, Intel bắt đầu phát triển nhà máy sản xuất chip tại VN với quy mô 1 tỉ USD và sau tăng lên 1,5 tỉ USD. Thế nhưng, kỳ vọng VN sẽ sớm trở thành "bến đỗ" mới của ngành công nghiệp bán dẫn bắt đầu được nói đến nhiều sau đại dịch Covid-19, chính sách đóng cửa chống dịch kéo dài của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt gãy, gián đoạn. Đặc biệt, từ sau khi nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN là Samsung, xác nhận sẽ sản xuất các linh kiện bán dẫn tại VN vào tháng 8 năm ngoái, VN càng có nhiều cơ hội để phát triển, thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp bán dẫn mạnh mẽ hơn

Đến nay, với số vốn đầu tư hơn 2,6 tỉ USD, nhiều khả năng dự án sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics VN (tại Thái Nguyên) sẽ được thực hiện vào cuối năm nay, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm hoàn tất. Một dự án khác trong lĩnh vực bán dẫn đang được triển khai đáng quan tâm là dự án 1,6 tỉ USD của Công ty Amkor Technology Việt Nam (Hàn Quốc) cũng đang triển khai đúng tiến độ tại Bắc Ninh. Dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay sau đó

Ngoài những nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới nói trên, gần đây, VN ghi nhận nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này tiếp tục tìm đến. Đầu tháng 6 vừa qua, công ty hàng đầu thế giới về các giải pháp bán dẫn cho hệ thống điện và IoT là Infineon Technologies AG cũng đã thông báo việc mở rộng quy mô hoạt động, thành lập một đội ngũ phát triển chip điện tử làm việc tại Hà Nội

Chiến lược này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kiểm thử chức năng và thiết kế mạch tùy chỉnh cho các giải pháp về hệ thống trên chip (SoC) hàng đầu của Infineon. Mục tiêu của Infineon là đưa trung tâm tại Hà Nội thành một trung tâm R&D theo chuẩn quốc tế, như các trung tâm của tập đoàn này đặt tại Ấn Độ, Singapore, Đức…

Ngoài ra, Tập đoàn bán dẫn lớn của Mỹ là Synopsys cũng đang mở rộng hoạt động tại VN với hành động chuyển đầu tư và đào tạo kỹ sư sang VN; hay USI Electronics của Đài Loan, Renesas Electronics của Nhật Bản cũng đã có nhà máy tại VN

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận xét những động thái trên cho thấy, cơ hội cho VN phát triển mạnh công nghệ bán dẫn đang đến rất gần. Ông nhấn mạnh: "Sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí dự án tỉ USD trong thời gian tới, đặc biệt, sau những cam kết giữa các nhà lãnh đạo cấp cao 2 nước…"

Không thể chậm trễ hơn nữa...

Quy mô của thị trường chip toàn cầu năm 2022 khoảng hơn 600 tỉ USD, dự báo đến năm 2029 sẽ lên 1.400 tỉ USD. Cơ hội dành cho VN trong chiếc bánh khổng lồ này rất lớn

GS-TSKH Nguyễn Mại nhận xét không phải ngẫu nhiên mà các nhà lãnh đạo cấp cao từ ngoại giao, tài chính và các tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ lần lượt đến VN trong thời gian ngắn vừa qua. Rõ ràng mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa 2 quốc gia đang rất tốt. Theo TSKH Nguyễn Mại, công nghệ bán dẫn là "câu chuyện của cả thế giới", chính phủ Mỹ đã công bố kế hoạch chương trình hỗ trợ 55 - 56 tỉ USD cho các nhà sản xuất chip nội địa và mở rộng nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nước châu Âu cũng tăng hỗ trợ các nhà sản xuất để đáp ứng nhu cầu và xuất khẩu; nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng đẩy mạnh chính sách ưu đãi tài chính, hỗ trợ các công ty bán dẫn phát triển… VN không có nhiều tiền để đầu tư, nên phải dựa vào thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực này

Đến nay, GS Nguyễn Mại thông tin các nước đã hứa đầu tư vào VN khoảng 5 tỉ USD cho công nghệ bán dẫn. Trong đó có Samsung làm chip lưới, Intel đầu tư chip nguồn tại TP.HCM và nhiều nhà đầu tư mới khác

Ông Vũ Quốc Chinh, chuyên gia marketing, bình luận: Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghệ cao nói chung và vi mạch bán dẫn nói riêng. Trong đó xác định rõ vi mạch điện tử là một trong 9 sản phẩm chủ lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên đến nay, công nghiệp bán dẫn tại VN vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, dư địa phát triển còn rất lớn, cần những quyết sách táo bạo và "nóng" hơn nữa

Theo ông Mại, quan trọng hơn lúc này là phải thay đổi cách tiếp cận ưu đãi. VN và nhiều nước đang phát triển lâu nay cứ chọn ưu đãi về thuế (thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…) để thu hút vốn. Nay với quy định thuế tối thiểu toàn cầu mà VN dự kiến tháng 10 tới trình Quốc hội để chính thức từ đầu năm 2024 thì thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung ưu đãi về chi phí, tiêu hao trong đầu tư cho doanh nghiệp bằng tài chính

"Cụ thể, không chờ nhà đầu tư có lãi mới nộp thuế, mà ưu đãi ngay từ đầu. Nước Anh đang áp dụng trợ cấp khoảng 15% trên vốn đầu tư cho doanh nghiệp làm nghiên cứu. VN chắc chắn trong thời gian tới sẽ áp dụng chính sách này, nhưng tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì còn tính sau. Thay đổi chính sách ưu đãi thu hút đầu tư sớm sẽ khiến VN có nhiều cơ hội xác lập được nền công nghiệp bán dẫn, tạo cú hích rất lớn cho nền kinh tế, làm tăng giá trị gia tăng và quan trọng là tạo ra sự lan tỏa, không chỉ trong thu hút vốn ngoại mà nguồn vốn nội địa tham gia vào chuỗi giá trị này", GS Nguyễn Mại nhấn mạnh

Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh (Pháp) nói từ năm 2022, giữa nỗi lo toàn cầu về đứt gãy cung ứng, Hàn Quốc đã kịp hợp tác với Mỹ mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Mỹ với số tiền tại một nhà máy ở Texas đã 17 tỉ USD, kế hoạch sẽ đầu tư 11 nhà máy như vậy cũng tại bang này, tổng số tiền ước 200 tỉ USD

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã ký kết với Ấn Độ để lập chuỗi cung ứng chip bán dẫn, với chính sách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. "VN là một trong những lựa chọn của các nhà đầu tư chip hàng đầu thế giới, nhưng để khiến VN sớm trở thành bến đỗ cho các dự án tỉ USD này, cần đẩy nhanh và rõ ràng chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi hơn nữa. Chậm ngày nào, mất cơ hội ngày đó", ông Chinh nhấn mạnh
 
Top