What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Thành phố thông minh ThinkTank.vn

LOBBY.VN

Administrator
Thành phố thông minh ThinkTank.vn
Ai sẽ chịu trách nhiệm cho kế hoạch tham vọng đang có chiều hướng không kịp tiến độ ?

Siêu dự án thành phố thông minh hiện đại nhất lục địa đen ngốn chi phí 14,5 tỷ USD. Nhưng sau 13 năm, thành phố thông minh Konza hoành tráng và tràn ngập công nghệ vẫn chỉ là một lời hứa. Sự thật chỉ có những bãi đất trống, tiếng máy xúc và xe tải đang thi công hối hả dưới cái nắng gay gắt của Châu Phi. Những lo ngại về việc chậm tiến độ và vỡ kế hoạch đang hiện hữu, khi người ta quan sát kỹ hơn "cơn ác mộng" Konza


Vai trò của McKinsey

Cuối thập niên 90, McKinsey & Company, tập đoàn tư vấn và quản lý toàn cầu thành lập năm 1926, đã bắt đầu thực hiện các dự án "thành phố tương lai" ở châu Á. Một số nước tham gia có thể kể đến như Ấn Độ hay Malaysia. McKinsey trở thành một trong những công ty tiên phong trong việc triển khai các dự án thành phố thông minh trên toàn cầu

Trong một báo cáo các thành phố thông minh châu Á năm 2018 do McKinsey Global Institute thực hiện, hãng viết: "Động lực xây dựng thành phố thông minh xuất phát từ mong muốn tạo ra một môi trường mới, có thể giải quyết các vấn đề công cộng. Nói cách khác, kiểu dự án này được xem là giải pháp cho các vấn đề đô thị, chẳng hạn như an toàn giao thông hay sức khỏe cộng đồng". Và khi được hỏi về tham vọng khi xây dựng Thành phố Konza, Ndemo cũng có cách nói tương tự như McKinsey. Ông nói: "Chúng ta cần dạy người Kenya cách đổi mới. Đó là ý tưởng của Konza"

lg.php

Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Kenya là một trong những quốc gia đầu tiên mà McKinsey nhắm tới. Toàn bộ chiến lược xây dựng Konza được lập ra bởi chính phủ Kenya và McKinsey & Company. Lúc đầu, công ty này chỉ tập trung ở thị trường châu Á, nhưng từ những năm 2000, trọng tâm dần chuyển sang các nước châu Phi. Các chuyên gia cho biết, chính phủ đã quá "ngây thơ" khi tưởng rằng những công ty đa quốc gia như IBM, Cisco và Siemens AG sẽ hợp tác trên mối quan hệ đôi bên cùng có lợi


2217129.jpg

Bài học Ấn Độ

Ở Ấn Độ, việc Narendra Modi lên làm thủ tướng vào năm 2014 đã thúc đẩy sự hợp tác của chính phủ với các công ty đa quốc gia. Trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền, chính phủ nước này đã công bố kế hoạch xây dựng tới 100 thành phố thông minh. Nhờ sự tự vấn của Bloomberg Philanthropies, Ấn Độ xác định được những thành phố nào có tiềm năng để đầu tư. Tuy nhiên, kết quả là hàng loạt dự án đã bị trì hoãn vô thời hạn và bị "khai thác" bởi các công ty công nghệ

Chiến dịch Andhra Pradesh Vision 2020 do McKinsey tư vấn cho chính phủ Ấn Độ đã gây ra những hậu quả khủng khiếp. Cụ thể, công ty này đưa ra khuyến nghị phải thay thế nhà đầu tư quy mô nhỏ bằng tập đoàn lớn. Để làm được điều này, Ấn Độ đã nới lỏng luật đối với các hoạt động thương mại trong khu vực, vì McKinsey cho rằng chính những quy định này đã ngăn cản các doanh nghiệp lớn đầu tư vào bang Andhra Pradesh của Ấn Độ

Chẳng bao lâu sau, nhiều vấn đề tồi tệ bắt đầu xuất hiện, hàng triệu nông dân mất đất để nhường chỗ cho các tập đoàn lớn. Không còn nhà cửa, họ phải chuyển đến sống trong các khu ổ chuột ở thành phố Hyderabad. Mất hết đất đai canh tác, nhiều gia đình lâm vào cảnh nghèo đói, không ít người chọn cách tự tử để giải thoát. Thời điểm đó, tại Ấn Độ cũng ghi nhận số vụ tự tử tăng đột biến

Theo quan điểm các chuyên gia, những dự án quy hoạch này gây ra nhiều đau khổ cho người dân thay vì cải thiện cuộc sống. Khi tôi hỏi về các vụ tự tử và di dời dân cư ở Andhra Pradesh, McKinsey đã phủ nhận trách nhiệm và né tránh việc "lôi kéo" chính phủ Ấn Độ nới lỏng luật. Alexis Teyie, một nhà khoa học dữ liệu Kenya, cho biết một trong những vấn đề với các dự án này là các công ty tư vấn không tham gia vào quá trình thực hiện thực tế

"Họ chỉ đề ra chiến lược và tầm nhìn, những thứ chỉ có trong tài liệu. Vì vậy, họ tự cho mình là ‘đối tác tư tưởng' của chính quyền địa phương và quốc gia. Do đó, tôi nghĩ rằng McKinsey sẽ không coi bất kỳ dự án nào của họ là thất bại vì họ đã đưa ra tầm nhìn và chiến lược phát triển", Alexs nói với Rest of World


Tham vọng quá tầm trở thành ảo tưởng

Đây là đặc trưng điển hình của các dự án tư vấn, trong một số trường hợp, nhiều công ty đã chấm dứt hợp tác với các chính phủ không có quyền đối với dự án hay các bước để đưa dự án thành hiện thực. Điều này đồng nghĩa với việc là chỉ khi được xây dựng ở các quốc gia siêu cường và giàu có như Hàn Quốc hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thì dự án thành phố thông minh mới có thể hoàn thành

Dẫu vậy, nếu để vấn đề này sang một bên, dự án Konza vẫn trông rất "nham nhở". Theo như kế hoạch ban đầu thì đúng ra Konza phải trở thành một đô thị đáng sống, nhưng các nhà quy hoạch đã không làm như vậy. Thay vào đó, họ biến Konza thành một khu vực an ninh, tập trung các khu công nghệ cao và cách xa các khu dân cư. Các chính trị gia và nhà phân tích của McKinsey vẫn nhìn thấy tiềm năng của Konza trong việc biến nó thành một trung tâm vốn toàn cầu chứ không phải một thành phố đáng sống

Tuy nhiên, những mối bận tâm và lời bàn tán hiện đã chuyển từ Kenza sang một quốc gia khác ở Đông Phi, đó là Rwanda. "Konza đang dần chìm vào dĩ vãng vì giờ đây mọi sự tập trung đang đổ dồn vào dự án thành phố mới Kigali của Rwanda", Ndemo bộc bạch. Sau khi được hỏi liệu có đúng là các nhà đầu tư đang rời bỏ Konza để đến Kigali hay không, ông đã trả lời rằng: "Đó là sự thật, chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian"


2217132.jpg

Những công nhân đang thi công một đường hầm dưới lòng đất tại Konza vào tháng 4 năm nay

Từ năm 2013 đến năm 2018, thông tin về dự án xây dựng Konza liên tục được đẩy lên các trang báo trước khi biến mất hoàn toàn. Đối với nhiều người dân Kenya, khao khát được sống trong Konza của họ đã biến mất sau nhiều năm chờ đợi trong sự "ảo tưởng". Không giống như các dự án khác của chính phủ, dự án thành phố thông minh cần sự ủng hộ của công chúng để duy trì nguồn vốn từ các nhà đầu tư

Do đó, khi dự án bị đình trệ, các nhà đầu tư tiềm năng bắt đầu đổ dồn ánh mắt sang nơi khác. Trong khi Nairobi được xếp hạng là "thành phố thông minh nhất ở châu Phi" vào năm 2014, 2015 và 2019, rất ít người còn nhớ về Konza


Nguy cơ chậm tiến độ đã lộ rõ

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, điều này đã bắt đầu thay đổi. Thông tin về Konza bắt đầu được đề cập trở lại trên các phương tiện truyền thông sau khi tòa nhà KoTDA thi công xong. Theo những người ủng hộ dự án, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy rằng mọi thứ cuối cùng đã tiến triển. Sau nhiều năm gặp thách thức về kinh phí, giờ đây, dự án đang dần "hồi sinh". Các kỹ đã hoàn thành xong việc lắp đặt 500km cáp Internet ngầm và các nhà đầu tư cũng đang trở lại

Hiện tại, vẫn chưa có một công trình nào đáng chú ý nào ở Konza. Thành phố này đang được chia thành nhiều khu đất và chưa có một con đường thực sự nào. Những khu đất phân lô để xây dựng các dự án công cộng như trường học, bệnh viện, khu liên hợp thể thạo đều trống trơn. Tenik chỉ ra rằng cơ sở xử lý nước thải vẫn đang được xây dựng và trung tâm dữ liệu mới chỉ hoàn thành xong một phần

Theo kế hoạch gần đây nhất của KoTDA, thời gian hoàn thiện dự án vào năm 2030 đã được đổi thành thời gian hoàn thành giai đoạn đầu tiên của dự án và toàn bộ dự án sẽ hoàn thành vào năm 2050. Một phần lý do của sự chậm trễ này là do những người đứng đầu dự án, Ndemo và Kibaki, không còn tại vị. Năm ngoái, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã thay đổi chính sách liên bang để đảm bảo xây dựng thành phố Northlands nhanh hơn, một dự án khu hỗn hợp trị giá 5 tỷ USD do gia đình ông sở hữu tư nhân


2217135.jpg

Bên trong trung tâm dữ liệu tại thành phố Konza

Không có khả năng Konza sẽ đạt được hình dạng như mong đợi. Nhưng trên thực tế, không có thành phố thông minh nào trên thế giới được hoàn thiện đúng như mong đợi ban đầu của nó. Từ khi Kenya gặp khó khăn về tài chính do các khoản vay xấu của chính phủ và sự giám sát lỏng lẻo của Tổng thống Kenyatta, tương lai của Konza trở nên "mờ mịt" hơn bao giờ hết

Trong báo cáo tài chính 2021/22, Konza chỉ được phân bổ 168 triệu USD, con số này thấp hơn so với số tiền đầu tư cho các các dự án mới khác. Bất chấp tất cả những khó khăn này, giấc mơ về một thành phố thông minh, vẫn đang được các nhà quản trị địa phương gieo rắc hàng ngày vào tâm trí người dân địa phương

Được ước tính có tổng vốn đầu tư lên tới 14,5 tỷ USD, Konza chưa biết khi nào mới có thể trở thành hiện thực để đem lại giá trị cho người dân Kenya


Công nghệ không phải vạn năng

Tuy nhiên, ngay cả các quản trị viên cũng phải thừa nhận rằng công nghệ không phải là tất cả. "Chỉ riêng sự lan rộng của công nghệ kỹ thuật số sẽ không mở ra bất kỳ cơ hội phát triển nào", trích dẫn lập luận của Ndemo trong Africa Journal of Management năm 2017. Phần lớn các cuộc thảo luận của những người đứng đầu trong dự án Kenya đã bỏ qua thực tế rằng công nghệ vô dụng trong việc sửa chữa các hệ thống bị lỗi

2217164.jpg

Phối cảnh đậm chất tương lai của thành phố công nghệ được đầu tư 14,5 tỷ USD

Ví dụ cho điều này đó là một hệ thống giám sát công nghệ cao do Huawei xây dựng, được lắp đặt ở Nairobi để giảm tỉ lệ tội phạm đã phản tác dụng. Tỷ lệ tội phạm chỉ giảm trong năm đầu tiên, sau đó liên tục tăng trong những năm tiếp theo

Một hệ thống kiểm phiếu điện tử trị giá 63 triệu USD được thiết kế để ngăn chặn can thiệp cuộc tổng tuyển cử năm 2017 ở Kenya, thậm chí còn... vô dụng hơn. Sau khi người đứng đầu cơ quan bầu cử bị sát hại vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, thông tin đăng nhập của ông được cho là đã bị ai đó sử dụng để truy cập vào hệ thống, rồi tuyên bố Kenyatta là người chiến thắng

Do nhiều sai lệch về kỹ thuật, kết quả bầu cử được Tòa án tối cao của đất nước công bố lại vài tuần sau đó, nhưng Kenyatta vẫn chiếm một tỷ lệ khó tin lên đến 98,26% phiếu bầu. Chính thức đắc cử bất chấp sự phản đổi của công chúng. Tuy vậy, những lời đồn thổi về sức mạnh của công nghệ vẫn tiếp tục làm "mờ mắt" nhiều người. Dự án thành phố thông minh là một ví dụ, nó không phải là giải pháp cho các vấn đề kinh tế xã hội

Hiện tại, KoTDA vẫn tiếp tục duy trì công việc xây dựng ở Konza và không ngừng quảng cáo các cơ hội đầu tư trên trang web của công ty. Họ hợp tác với đại sứ quán địa phương của Israel và vừa đề ra một chiến dịch mới nhằm giải quyết nhu cầu công nghệ của thành phố. Đối với họ, giấc mơ về một thành phố thông minh vẫn còn đó

VnReview
 
Last edited:
Kenya
Giấc mơ thành phố thông minh hiện đại nhất Châu Phi

Nếu đặt chân đến thành phố Konza, nơi nằm cách thủ đô Nairobi của Kenya 70km về phía đông nam, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự trống vắng của nơi đây

Đi từ sân bay, chúng ta sẽ bắt gặp một thảo nguyên rộng lớn nằm trong thị trấn Masaku, sau đó liên tiếp các thị trấn nhỏ khác nằm dọc theo đường cao tốc đến bờ biển. Nổi bật trong đó là Mlolongo, một thành phố tràn ngập những dòng xe tải và xe kéo đường dài đến từ thành phố ven biển Mombasa. Athi River, một thị trấn được mệnh danh "pháo đài các nhà máy xi măng". Bên trái đường cao tốc là những khu đô thị mới với đầy đủ những cái tên tiếng Anh sang trọng: Greatwall Gardens, Greenpark, Paradise Park

Ở hai bên đường là vô số trại chăn nuôi kéo dài từ dặm này qua dặm khác. Hầu hết trang trại đều thuộc sở hữu của người da trắng vì nơi này trước đây từng là thuộc địa. Tôi bỏ lỡ ngã rẽ đến Konza vì thành phố này dường như lu mờ trong mắt khách du lịch. Điểm đáng chú ý nhất chắc là khu phức hợp của Cơ quan Phát triển Công Nghệ Konza (KoTDA), có trụ sở là tòa nhà cao tầng duy nhất nằm "trơ trọc" giữa bãi đất rộng hàng km

lg.php


2217116.jpg

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra an ninh ở cổng chính, tôi lái xe đến trụ sở của KoTDA. Nhìn qua xung quanh, tôi thấy một lượng lớn công nhân, xe tải, máy xúc, đang miệt mài thi công xây dựng trên những khu đất trống, nơi được gọi là "Silicon Savannah"

Thành phố tiên phong

Theo Cơ quan Phát triển Konza Technopolis, đã 13 năm trôi qua kể từ khi chính quyền Kenya tuyên bố rằng nơi đây sẽ là thành phố "được quy hoạch tốt nhất" châu Phi trong tương lai. Với những hứa hẹn sẽ tạo ra công ăn nhiều việc làm và nguồn vốn đầu tư liên tục, thành phố Konza được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế, đầu tàu phát triển và hơn hết là niềm tự hào của Kenya

Thời điểm đó, các chuyên gia tin dự án này là khởi đầu cho cuộc cách mạng phát triển hạ tầng tại châu Phi. Trong thập kỷ qua, nhờ thực hiện tốt chiến dịch xây dựng các thành phố thông minh, hơn một nửa số quốc gia châu Phi đã đạt nhiều tiến bộ vượt bậc về công nghệ và tài chính. Hiện tại, một danh sách dài các thành phố hiện đại đang được xây dựng hoặc quy hoạch trên lục địa này, chẳng hạn Eko Atlantic ở Nigeria, thành phố HOPE ở Ghana, thành phố Ethiopia được mệnh danh "Wakanda đời thực" của Senegal

Tất cả đều hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề nghèo đói và tụt hậu kinh tế ở châu Phi, trong đó, thành phố Konza của Kenya coi được là nơi tiên phong

2217119.jpg

Một dự án được triển khai cách đây 13 năm tại Konza

Người khởi xướng giấc mơ

lg.php

Năm 2006, đã có một số cuộc thảo luận trong giới công nghệ và tài chính ở Nairobi về việc xây dựng một thành phố thông minh ở Kenya. Trong nhiều thập kỷ, truyền thông Kenya đảm bảo rằng Telkom Kenya, một tập đoàn thuộc chính phủ với tiền thần là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Kenya, sẽ có độc quyền kiểm soát các nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực viễn thông. Sự kiện này đã khiến giá cước điện thoại và kết nối Internet tại Kenya trở nên đắt đỏ hơn vào thời điểm đó

Mọi thứ chỉ bắt đầu thay đổi từ khi Mwai Kibaki, Tổng thống Kenya lúc bấy giờ, bắt tay vào thực hiện lời hứa sẽ hồi sinh nền kinh tế Kenya trong một tuyên bố của mình vào năm 2002. Nhờ áp dụng chiến lược "tư nhân hóa", ông đã nhanh chóng thu về một số kết quả tích cực, trong đó dịch vụ di động và Internet trở nên nhanh, rẻ hơn. Năm 2005, Kibaki bổ nhiệm Bitange Ndemo làm thư ký thường trực của Bộ Thông tin, Truyền thông và Công nghệ

Ndemo đã đưa Kenya trở thành một gã khổng lồ đi đầu về công nghệ ở châu Phi. Trong vài năm đầu cầm quyền, ông lập ra Kenya Open Data, một cổng thông tin cung cấp dữ liệu miễn phí và dễ dàng truy cập của chính phủ. Đồng thời, ông cũng tăng cường giám sát việc lắp đặt cáp Internet dưới biển nhằm bảo đảm cho người dân một trải nghiệm Internet trọn vẹn. Đặc biệt, Ndemo còn khởi xướng quá trình cải tổ nhiều cơ quan trong bộ máy nhà nước - một nỗ lực nhằm phá vỡ thế "gọng kìm" của Telkom Keny - vốn cho phép các công ty viễn thông tư nhân thành lập cửa hàng ở Kenya

Hiện đại nhất châu Phi

2217122.jpg

Nhiều công trình chỉ mới khởi công

Tuy nhiên, điều vĩ đại nhất mà ông từng thực hiện chắc chắn là đề xuất xây dựng một thành phố hiện đại cho Kenya. Vào ngày 10/6/2008, dự án thành lập thành phố Konza được công bố trong kế hoạch phát triển của đất nước, mục tiêu biến Kenya thành một trong những "quốc gia có thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống cao nhất khu vực vào năm 2030"

Theo kế hoạch ban đầu, thành phố Konza sẽ được hoàn thành trong 4 giai đoạn 5 năm. Các tài liệu được phát hiện vào năm ngoái cho thấy rằng Konza là nơi sẽ tạo ra 100.000 việc làm và đóng góp 1 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế Kenya. Ngoài ra, chính phủ còn dự kiến rằng hàng trăm công ty công nghệ đa quốc gia sẽ lập trụ sở ở Konza và một mạng cáp quang xuyên biên giới sẽ chạy qua trung tâm thương mại và khu tài chính của thành phố. Sẽ có hơn 37.000 căn hộ trong các khu dân cư quy hoạch tốt cùng các trung tâm mua sắm quy mô lớn và các trường đại học quốc tế ở Kenya

Chưa hết, một tuyến đường cao tốc và đường sắt mới sẽ nối thành phố với Nairobi, cách đó 60 km. Thành phố sẽ được bao phủ bởi sự hiện đại và công nghệ, đường xá, nhà cao tầng và đô thị được trang bị cảm biến để thu thập thông tin giao thông, thời tiết, nước và mức tiêu thụ năng lượng. Kế hoạch còn dự kiến một cảng mới, nhà máy lọc dầu ở Swahili, hành lang giao thông hiện đại qua Bắc Kenya, Nam Sudan và Ethiopia, và cuối cùng là thêm ba sân bay quốc tế mới

Ngay từ đầu, Konza đã được định hướng ra toàn cầu. Chính phủ Kenya sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản – hệ thống đường xá, lưới điện, hạ tầng xử lý và cấp thoát nước. Sau đó, họ sẽ "bước sang một bên" để cho các chủ đầu tư tư nhân tiếp quản phần còn lại. Những nhà đầu tư này sẽ được miễn thuế và nhận trợ cấp từ chính phủ

Theo thống kê của Ndemo, khoảng 150 công ty đã quan tâm đến dự án, trong đó có công ty viễn thông Safaricom của Kenya, Đại học Nairobi, Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Jomo Kenyatta, Tập đoàn Shapoorji Pallonji của Ấn Độ, Samsung, Research In Motion (RIM), Google, Craft Silicon và Tập đoàn Công nghệ Telemax

Hiện thực phũ phàng

Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở những giấc mơ lớn. Sau 12 năm khởi động dự án, Konza vẫn chưa có bất kỳ thay đổi đáng kể nào. Các vấn đề pháp lý và hậu cần đã khiến việc cấp vốn trở nên khó khăn, phải đến năm 2013, chính phủ Kenya mới "bơm nguồn tiền" đầu tiên vào Konza. Kể từ đó, tiến độ xây dựng dần đi xuống

Theo Rest of World, các chuyên gia đã dự báo được điều này từ trước. Chính phủ Kenya đã đề ra một chiến lược thiếu chặt chẽ, phi thực tế và có vô số lỗ hổng. Nhà nghiên cứu kinh tế Kenya Kwame Owino lập luận rằng, chi phí dự kiến để tạo ra một công việc mới rơi vào khoảng 32.000 USD – cao hơn 20 lần so với thu nhập trung bình hàng năm của Kenya. Thế nhưng, chính phủ nước này lại cam kết Konza sẽ tạo ra 200.000 việc làm. Họ còn chưa giải thích được làm sao để người dân có thể đến Konza làm việc, khi mà nguồn nhân lực bên ngoài luôn sẵn sàng và có trình độ cao hơn

Khi lần đầu đặt chân đến châu Phi, tôi tự hỏi làm thế nào mà các dự án thành phố thông minh lại trở nên phổ biến như vậy. Vào năm 2013, nhà báo người Kenya Parselelo Ktantai đã viết rằng: "Trên khắp khu vực, công trường thi công đang gia tăng chóng mặt. Hầu hết những quốc gia ở Đông Phi đã có ít nhất một dự án thành phố thông minh hiện đại cho riêng mình, nhờ sự tư vấn của McKinsey"

Do đó, câu trả lời lại liên quan đến các công ty tư vấn quản lý toàn cầu, chẳng hạn như McKinsey. Và mối quan hệ của họ với các công ty công nghệ lớn ở phương Tây cũng như chính phủ Châu Phi. Sau 13 năm, kế hoạch của họ đang chậm tiến độ rõ rệt
 
Xuất hiện kế hoạch xây siêu thành phố
Saudi Arabia vừa mới tiết lộ một kế hoạch vô cùng tham vọng bằng việc xây dựng một thành phố cảng hình bát giác nổi trên Biển Đỏ. Công trình tên là Oxagon đang được quảng cáo là cấu trúc nổi lớn nhất thế giới, nơi có cảng hoàn toàn tự động đầu tiên và trung tâm hậu cần tích hợp

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có thông tin chi tiết nhưng theo thông cáo báo chí chính thức thì vị trí của thành phố sẽ nằm ở ngay rìa Neom, một khu vực mới được thành lập ở phía tây bắc của vương quốc. Khu vực mới được thiết lập có diện tích lớn gấp 33 lần thành phố New York

cats24-8548-1637728962.jpg

Hình ảnh siêu thành phố mới được Saudi Arabia hé lộ

Siêu thành phố nổi là trung tâm của Neom và là một phần quan trọng trong tầm nhìn của Thái tử Saudi Arabia, Mohammed Bin Salman nhằm biến đổi khu vực gần kênh đào Suez. Biển Đỏ là một trong những tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới, với 10% tổng lượng thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm. Điều này làm cho vị trí của Oxagon càng trở nên quan trọng

Oxagon cũng sẽ là một trung tâm cảng công nghiệp dùng robot và AI để vận hành và phấn đấu đạt tiêu chí "net-zero" (lượng phát thải carbon dioxide bằng không) với nguồn cung từ năng lượng sạch. Tuy nhiên, trong thông cáo báo chí chưa đề cập đến chi phí để xây dựng một công trình lớn đầy tham vọng như vậy

Neom là đứa con tinh thần của thái tử Mohammed Bin Salman và cũng là dự án hàng đầu trong kế hoạch 13 năm hiện đại hóa vương quốc, được đặt tên là Vision 2030. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Đầu tư Công (PIF) của vương quốc và Thái tử là chủ tịch của cả Neom và PIF

Vị thái tử phát biểu: “Oxagon sẽ là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế và sự đa dạng ở Neom cũng như vương quốc, đáp ứng hơn nữa tham vọng của chúng tôi trong tầm nhìn 2030. Thành phố sẽ đóng góp vào thương mại khu vực của Saudi Arabia và hỗ trợ tạo ra một nơi tập trung cho dòng chảy thương mại toàn cầu. Tôi rất vui khi nhìn thấy điều đó”

3157-5736-1637728962.jpg

Thái tử Mohammed Bin Salman

291-5258-1637728962.jpg

Siêu thành phố cũng là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng nhằm xóa bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ của vương quốc đồng thời biến Saudi Arabia thành một trung tâm công nghệ như Thung lũng Silicon, đồng thời kết hợp các thị trấn, trung tâm nghiên cứu, khu giáo dục và các điểm du lịch

Đậy dự kiến sẽ là điểm đến và là ngôi nhà cho những người có mơ ước lớn trong việc xây dựng mô hình mới về khả năng sống đặc biệt, tạo ra các doanh nghiệp phát triển mạnh và tái tạo lại công tác bảo tồn môi trường. Các kế hoạch đó bao gồm taxi bay không người lái, công viên giải trí theo phong cách công viên kỷ Jura với khủng long robot và mật độ nhà hàng được gắn sao Michelin cao nhất trên thế giới, theo The Wall Street Journal

Cảnh quan tuyệt đẹp của khu vực cũng sẽ được biến đổi bởi vườn san hô lớn nhất thế giới, bãi cát phát sáng và mặt trăng nhân tạo sáng lên mỗi đêm. Tuy nhiên, các nhà phát triển của Neom đã phải đối mặt với một số trở ngại ban đầu khi các kỹ sư cố gắng thiết kế một thành phố mà các công nghệ còn chưa tồn tại
 
Phát triển Mekong Smart City quy mô hơn 10.000 ha
Với dự án Mekong Smart City, NovaGroup mong muốn là cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm hợp lực tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Thành phố thông minh Mekong – Mekong Smart City, thuộc thị xã Tân Châu và huyện Hồng Ngự, giữa tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp và NovaGroup diễn ra sáng 23-1 tại TPHCM

Hợp lực phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mekong Smart City được kỳ vọng trở thành điểm đến thu hút du lịch tiểu vùng sông Mekong, đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của hai địa phương cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, từng bước kiến tạo những khu đô thị biên giới kiểu mẫu tại Việt Nam

Ong-Bui-Thanh-Nhon-Chu-tich-HDQT-NovaGroup-phat-bieu-tai-su-kien.jpg

Ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT NovaGroup phát biểu tại sự kiện
Thị xã Tân Châu (An Giang) và huyện Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự (Đồng Tháp) có vị trí đầu nguồn sông Mekong là cửa ngõ giao thương của Việt Nam – Campuchia. Đây là vùng đất trù phú quý báu, phát triển từ rất sớm, là tâm điểm du lịch của tiểu vùng sông Mekong

Thời gian qua, Chính phủ đẩy mạnh phát triển hạ tầng và dành nhiều ưu đãi để hỗ trợ cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Song để tạo sức bật mạnh mẽ hơn nữa, Đảng và nhà nước cũng như địa phương cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào cuộc cùng đánh thức tiềm năng tại khu vực này. Sự hợp lực giữa Trung ương, địa phương và doanh nghiệp chính là cú hích để vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh

Với dự án Thành phố thông minh Mekong, NovaGroup đã mở màn cho làn sóng đầu tư hậu Covid-19, hình thành nên hệ sinh thái bất động sản, du lịch, dịch vụ tầm cỡ tại hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Không chỉ là đơn vị tiên phong, NovaGroup mong muốn thông qua dự án này, làm cầu nối giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, với địa phương, trung ương, nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho nền kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Địa phương kỳ vọng vào dự án Mekong Smart City

Dự án bao gồm 11 dự án thành phần: Khu đô thị Blue Dragon 115 ha; làng nghề Bùi Thanh Thủy 127 ha; Las Vegas Island 500 ha; Mekong Port (cảng biển và cảng du lịch tiểu vùng sông Mekong); Mekong Logistics (trung tâm dịch vụ hậu cần, phục vụ vận chuyển và trung chuyển hàng hóa giảm tải cho các cảng); Khu chế xuất Mekong SEZ 5.000-10.000 ha; Mekong Village (làng nghỉ dưỡng, khu nhà ở biệt thự vườn rộng 450 ha dành cho các chuyên gia và các nhà quản lý khu công nghiệp); Mekong Industry Zone (khu công nghiệp sạch 1.000 ha tại TP Hồng Ngự); Mekong Agro Center (khu nông nghiệp organic, trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng và áp dụng công nghệ cao); Mekong Airport (sân bay vận chuyển hàng hóa và khách du lịch); Khu công nghệ AI 2.000 ha

Ong-Nguyen-Thanh-Binh-Chu-tich-UBND-tinh-An-Giang.jpg

Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang
Giai đoạn 1, NovaGroup sẽ tham gia đấu giá trên quỹ đất sạch có sẵn để phát triển dự án Rồng Xanh, Làng nghề Bùi Thanh Thủy và Cồn Chính Sách, vốn đầu tư trên 2 tỉ đô la Mỹ. Toàn bộ lợi nhuận ròng thu được từ dự án Rồng Xanh, NovaGroup dành xây dựng bệnh viện và trường học phi lợi nhuận cho tỉnh Đồng Tháp

Bên cạnh đó, trên phần đất An Giang, NovaGroup sẽ đầu tư khu trường Đại học Quốc tế Phi lợi nhuận và dự án Las Vegas Island 250 ha trên Cồn Chính Sách. Las Vegas Island khi đi vào hoạt động sẽ giúp Tân Châu – Hồng Ngự trở thành điểm đến du lịch biên giới hấp dẫn của khu vực, nơi giải trí và tăng nguồn thu ngân sách. Toàn bộ lợi nhuận của Las Vegas Island NovaGroup sẽ dùng để xây trường học, bệnh viện phi lợi nhuận cho Tinh An Giang

Phát biểu tại lễ kết kết, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, năm 2021 dù chịu nhiều ảnh hưởng từ Covid-19 tuy nhiên tỉnh đã trở lại thành “vùng xanh”, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư lớn. “Mekong Smart City là bước đi chiến lược khai thác tối đa tiềm năng An Giang cùng các tỉnh đầu nguồn Mekong. Chúng tôi sẽ chỉ đạo hỗ trợ hoàn thiện pháp lý, các chính sách ưu đãi, giúp doanh nghiệp triển khai thành công tổ hợp 6 dự án trên địa bàn thị xã Tân Châu, tạo tiền đề phát triển ra toàn tỉnh”, ông Nguyễn Thanh Bình nói

Ong-Pham-Thien-Nghia-Chu-tich-UBND-tinh-Dong-Thap.jpg

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Còn Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết tỉnh luôn chào đón doanh nghiệp với định hướng “Tiềm năng chúng tôi – Cơ hội của bạn”. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi giao thương quốc tế, phát triển nông nghiệp, phù hợp chế biến nông thủy sản, du lịch, chú trọng xây dựng điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư

“Chúng tôi chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, chào đón và đồng hành cùng doanh nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược tạo điểm nhấn cho miền đất sen hồng”, ông Phạm Thiện Nghĩa nói

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhìn nhận định hướng phát triển Mekong Smart City của NovaGroup phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Đây là nhà đầu tư uy tín, có tiềm lực, đủ khả năng phát triển thành công dự án, phát triển kinh tế xã hội, du lịch và nâng cao giá trị cuộc sống người dân

Trong khuôn khổ sự kiện, NovaGroup đồng thời ký kết hợp tác với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đồng hành xây dựng Bệnh viện Quốc tế phi lợi nhuận quy mô 300 – 500 giường tại Khu đô thị Rồng Xanh.NovaGroup cũng ký với Viện Michael Dukakis để hợp tác xây dựng trường đại học Quốc tế phi lợi nhuận tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Triển khai giảng dạy, đào tạo cho sinh viên tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và các khu vực khác
 
Top