What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

ThangLong K Street

LOBBY.VN

Administrator
Hà Nội có thể trở thành trung tâm ngoại giao quốc tế
Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều cho Hà Nội cơ hội lịch sử để trở thành Paris hay Geneva, những thành phố gắn liền với các cuộc đàm phán quan trọng giúp chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình cho thế giới

Không chỉ có Mỹ và Triều Tiên, Việt Nam và những quốc gia ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều sẽ nuối tiếc khi cuộc gặp lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không kết thúc theo hướng mà người ta trông đợi. Lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên là nguyên nhân chính khiến việc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên rút ngắn hơn so với dự kiến, The Diplomat, tờ báo ra đời năm 2002, khẳng định được chỗ đứng thông qua các bài phân tích, bình luận có chất lượng về những sự kiện xảy ra ở châu Á và thế giới, nhận định

Với vai trò nước chủ nhà, Việt Nam mong muốn đóng góp vào tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, nước chủ nhà cũng gặt hái được nhiều thành quả, có thể tác động tới nền kinh tế Việt Nam nhiều năm sau cuộc họp cuối tháng 2

Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội không thể được đánh giá bằng việc có hay không văn kiện cuối cùng. Điều quan trọng là cần đánh giá xem Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tiếp tục những bước đi nào để tránh sự sụp đổ của quá trình phi hạt nhân hóa. Trong khi đó, Việt Nam cũng còn nhiều việc để làm để gặt hái những lợi ích lâu dài




Cần phải nhìn nhận một cách tỉnh táo và khách quan về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Truyền thông đã mang đến những kỳ vọng và thông tin sai lệch về trọng tâm trong cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong Un. Vài ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh ở Hà Nội diễn ra, báo chí quốc tế rầm rộ đưa tin về một văn phòng liên lạc mới của Mỹ ở Bình Nhưỡng cũng như hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên

Thật không may, truyền thông đã khiến sự chú ý của thế giới về Hội nghị thượng đỉnh Hà Nội đi xa so với bản chất của nó. Thực tế, Mỹ và Triều Tiên gặp nhau để bàn về các biện pháp trừng phạt mà quốc gia Đông Bắc Á đang phải chịu. Kết thúc Chiến tranh hay mở văn phòng liên lạc là chuyện đã được đồng thuận ở Singapore hồi năm ngoái. Triều Tiên sẽ không quá nặng nề với vấn đề này và có lẽ Mỹ cũng vậy


Khi Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội kết thúc, thế giới mới có cái nhìn thực sự về bản chất cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong Un. Triều Tiên muốn Mỹ dỡ bỏ năm trong số các lệnh trừng phạt gần nhất mà Liên Hợp Quốc thông qua từ năm 2016 đến 2017. Tuy nhiên, Mỹ lại coi đây là cốt lõi của các biện pháp gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng để quốc gia này phải từ bỏ chương trình hạt nhân

Ngoài ra, trái với dự đoán của phía Mỹ, ông Kim Jong Un chỉ muốn thảo luận về Tổ hợp hạt nhân Yongbyon mà không muốn đề cập tới các vấn đề khác trong chương trình hạt nhân của nước này. Điều này khiến Mỹ bất ngờ bởi họ không chuẩn bị cho một kịch bản như thế. Nó khiến đôi bên trở nên cách xa nhau


Trong trường hợp này, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội không ra được tuyên bố chung là điều đáng tiếc, nhưng cần thiết, để đưa Mỹ và Triều Tiên về cái nhìn thực tế

Tuy nhiên, không thể đánh đồng việc không đạt được tuyên bố chung ở Hà Nội với sự kết thúc của mối quan hệ Mỹ - Triều. Thay vào đó, Hội nghị Thượng đỉnh ở Việt Nam là cơ hội để Washington và Bình Nhưỡng nắm bắt tốt hơn những ý định khác của nhau cũng như hiểu rõ đâu là ưu tiên chiến lược của đối phương

Đối với Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt và hợp tác kinh tế vẫn là ưu tiên hàng đầu. Văn phòng liên lạc hay Hiệp định Hòa bình dường như không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Triều Tiên nên Bình Nhưỡng có thể dễ dàng nhượng bộ

Đối với Mỹ, việc Triều Tiên tiếp tục đình chỉ các vụ thử vũ khí và tháo dỡ các cơ sở hạt nhân khác ngoài tổ hợp Yongbyon để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt sẽ là ưu tiên trong các cuộc đàm phán tương lai. Ngoài ra, cả hai bên cần thu hẹp sự khác biệt của họ với định nghĩa phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như các biện pháp trừng phạt

Có những dấu hiệu tích cực cho thấy ông Trump và ông Kim Jong Un không coi việc không đạt thỏa thuận ở Hà Nội là đi vào ngõ cụt và hai bên sẽ tiếp tục cải thiện mối quan hệ song phương cũng như gặp lại nhau trong các cuộc thảo luận tích cực




The Diplomat từng lập luận rằng Việt Nam sẽ nổi lên trong vai trò người chiến thắng bất kể kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ra sao. Thật vậy, người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể thấy một chút bất tiện vì tắc nghẽn giao thông do các tuyến đường bị chặn phục vụ hội nghị nhưng hầu hết đều đồng ý về những lợi ích mà sự kiện mang lại

Quan trọng hơn, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra mà không gặp bất cứ trục trặc an ninh hoặc hậu cần nào. Nó cho thấy công tác chuẩn bị của nước chủ nhà là rất tốt. Bản thân Tổng thống Trump và các quan chức phía Triều Tiên đều ca ngợi những nỗ lực của nước chủ nhà mặc dù thời gian chuẩn bị chỉ chưa đầy 2 tuần, ngắn hơn nhiều so với 2 tháng mà người Singapore có được vào năm ngoái


Trước và trong sự kiện, hình ảnh Hà Nội tràn ngập khắp phương tiện truyền thông và mạng xã hội trên toàn cầu, góp phần giới thiệu hình ảnh một thành phố đang phát triển nhanh chóng với sự pha trộn độc đáo giữa cũ và mới trong một môi trường năng động, đông đúc với những gương mặt trẻ trung và thân thiện

Do đó, thật hợp lý khi dự đoán ngành du lịch của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ nhận được một sự thúc đẩy đáng kể trong năm 2019 và những năm sau nữa nhờ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Tuy nhiên, để thực sự hưởng lợi từ cơ hội này, Việt Nam và Hà Nội phải tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng chung, vốn cần không ít ngân sách





Trong khi đó, giống như việc mọi người không nên quá thất vọng trước cái kết không như mong muốn sau cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim, Việt Nam không nên bằng lòng với việc tăng doanh thu nhờ thu hút du khách nước ngoài

Hai ngày diễn ra hội nghị, Hà Nội đã trở thành ngọn hải đăng, thắp lên hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu không duy trì động lực ngoại giao đạt được từ Hội nghị Thượng đỉnh, có thể Việt Nam sẽ không thể đóng góp thêm được gì cho tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên trong tương lai

Với mong muốn trở thành một Paris hay Geneva khác, những thành phố gắn liền với các cuộc đàm phán quan trọng, mang lại hoà bình cho thế giới, trong đó có cả Chiến tranh Việt Nam, Chính phủ cần duy trì vai trò chủ động

Tổng thống Trump nhiều lần gợi ý Triều Tiên nên học hỏi từ bài học của Việt Nam trong cải cách kinh tế và bình thường hóa quan hệ quốc tế. Trong khi đó, phía Triều Tiên cũng bày tỏ sẵn sàng áp dụng toàn bộ hoặc một phần mô hình đổi mới của Việt Nam để phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam sẽ có vai trò dài hạn trong việc cải thiện quan hệ Mỹ - Triều

Linh Anh
 
Bao giờ Mỹ là nhà đầu tư số 1
Tổng thống Donald Trump vừa ký một sắc lệnh hành pháp cho phép một cơ quan đầu tư nước ngoài của Mỹ quyền hạn mới để giúp các nhà sản xuất tại Mỹ “sản xuất mọi thứ Mỹ cần cho chính mình và sau đó xuất khẩu ra thế giới, bao gồm cả thuốc men”. Cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đang lập các dự luật để giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, chiếm khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2019

25 tỉ USD để rút lui khỏi Trung Quốc

Theo đó, các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc không hợp tác với các nhà cung cấp chính đặt tại Trung Quốc có thể sẽ được giảm thuế hoặc tận hưởng các chính sách ưu đãi, thậm chí nhận trợ cấp nhà nước nếu quay về nước. Để thúc đẩy cho kế hoạch này, các nhà lập pháp và quan chức Mỹ thảo luận về ý tưởng “một quỹ đầu tư chuyển dịch từ nước ngoài về lại trong nước,” với ngân quỹ ban đầu đến 25 tỉ USD nhằm khuyến khích các công ty Mỹ cải tổ mạnh mẽ mối quan hệ của họ với Trung Quốc, trong đó có cả việc rút lui khỏi “công xưởng thế giới” này

Thực tế, từ thời cựu Tổng thống Barack Obama đã có chính sách đưa các doanh nghiệp Mỹ trở về trong nỗ lực khôi phục thị trường việc làm và nền kinh tế. Đến thời mình, Tổng thống Donald Trump cũng cam kết sẽ đưa ngành sản xuất từ nước ngoài trở về nội địa, nhưng sự lây lan gần đây của COVID-19 và những lo ngại liên quan đến sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng y tế và thực phẩm của Mỹ vào Trung Quốc khiến Nhà Trắng đưa ra quyết tâm giải quyết vấn đề này rốt ráo hơn

Nhằm giảm lệ thuộc của các chuỗi cung ứng toàn cầu vào Trung Quốc, chính quyền của ông Donald Trump còn dự kiến thiết lập một “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” gồm một nhóm các đối tác đáng tin cậy như Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam và New Zealand. Đây là một cơ hội vàng để Việt Nam thu hút các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam trong làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc

Trước đây, Việt Nam đã thu hút hàng loạt tên tuổi lớn của Mỹ như Intel, Microsoft, Jabil, Microchip, IBM, P&G, Coca-Cola, PepsiCo. Tiếp sau đó, các tập đoàn Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric (GE)... cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Gần đây, nhiều thông tin cho thấy Việt Nam tiếp tục thu hút các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Google và cả Apple

Việt Nam có thể tận dụng các khoản đầu tư của Mỹ vào những ngành, lĩnh vực đặc biệt đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Đó là những ngành công nghệ cao có thể đem lại giá trị sản xuất cao hơn, chuyển giao các công nghệ quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật của Việt Nam

Dòng vốn đầu tư từ Mỹ có thể cải thiện chất lượng và hiệu quả của vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2019, dù thu hút được 38 tỉ USD vốn FDI nhưng dòng vốn này chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bởi vì theo thống kê, quy mô trung bình mỗi dự án FDI quá nhỏ, 3.833 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư có tổng vốn đăng ký 16,75 tỉ USD, trung bình mỗi dự án chỉ khoảng 4,3 triệu USD. Một số địa phương còn thu hút cả những dự án 1-2 triệu USD, thậm chí dưới 1 triệu USD. “Tăng trưởng thu được từ FDI là ngắn hạn và nhất thời. Chúng ta đã có bài học về việc lãng phí đất đai, lao động, không thu được thuế... khi thu hút FDI trước đây”, Tiến sĩ Bùi Trinh đúc kết về bài học về dòng vốn FDI không chất lượng


Như vậy, bất chấp tác động của dịch, dòng vốn FDI vẫn đổ vào Việt Nam và dự báo sẽ còn chảy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Trong chuyến gặp gỡ 45 doanh nghiệp Mỹ xúc tiến đầu tư vào Việt Nam mới đây, ông Alex Feldman, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (US-ABC), cho biết Việt Nam là một điểm sáng về đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài vài năm trở lại đây, trong đó có các doanh nghiệp đến từ Mỹ


Đang có nhiều tín hiệu tích cực từ dòng vốn đầu tư từ Mỹ. Tập đoàn Ford đã quyết định gia tăng năng lực sản xuất bằng việc đầu tư nhà máy lắp ráp tại Hải Dương. Bên cạnh đó, General Electric cũng đã tăng vốn đầu tư vào nhà máy tua bin gió ở Hải Phòng và đang có nhu cầu mở rộng thêm
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho tập đoàn năng lượng lớn của Mỹ là AES được triển khai dự án khí LNG ở Sơn Mỹ. Đây là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, phân phối điện trên thế giới. Đại diện US-ABC cũng cho biết thêm, hiện nhiều công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon đã có kế hoạch chuyển hướng đầu tư sản xuất thiết bị điện tử về Việt Nam, có thể bằng hình thức đầu tư trực tiếp hoặc thông qua bên thứ 3. Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội trở thành nhà cung cấp

Màu thảm nào cho dòng vốn chất lượng cao ?

Tuy nhiên, dù đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam nhưng vốn FDI từ Mỹ lại khá khiêm tốn. Trải qua 25 năm bình thường hóa quan hệ, thương mại Việt - Mỹ đã chạm 60 tỉ USD (năm 2018), vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam cũng vượt mốc 9 tỉ USD. Mặc dù vậy, nếu so sánh với con số 300 tỉ USD mà Mỹ đầu tư ra nước ngoài mỗi năm, thì vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam còn quá ít. Kể từ năm 2014 đến nay, có lúc (năm 2012), Mỹ chỉ đầu tư vào Việt Nam hơn 224 triệu USD, xếp thứ 16 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm 2020, Mỹ có đến 101 lượt góp vốn, mua cổ phần các doanh nghiệp nội với tổng vốn góp 68,58 triệu USD. Tuy nhiên, cùng thời gian này, Mỹ chỉ có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 25,5 triệu USD, chỉ bằng khoảng 1/3 số lượt đầu tư góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
dau-tu-my-3_221830938.jpg

Về vấn đề này, theo nhận định của Tiến sĩ Trần Du Lịch, nếu không có thể chế tốt thì khó nhận được dòng vốn tốt từ Mỹ. Sự không tương thích về mặt thể chế, chính sách giữa hai bên chính là lý do khiến vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam vẫn rất thấp trong nhiều năm qua. Vì thế, muốn có dòng vốn tốt từ Mỹ, Việt Nam phải cải cách mạnh mẽ

Rõ ràng, để thu hút các khoản đầu tư chất lượng từ Mỹ, Việt Nam còn nhiều việc phải làm nếu không muốn để vuột mất một cơ hội lớn. Thực tế, trong “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”, chỉ có Ấn Độ là thuộc nhóm các nước đang phát triển như Việt Nam, ngoài ra là các nước phát triển. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam phải cạnh tranh với hàng loạt quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong thu hút đầu tư từ Mỹ và châu Âu

Chẳng hạn, trong khi chúng ta còn đang bàn vấn đề này thì theo Policy Times, 27 công ty Mỹ sẽ tiến hành di dời nhà máy từ Trung Quốc tới Indonesia trong thời gian tới. Đây được xem là một phần trong nỗ lực rút chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc đang được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy trong thời gian qua

Hay trước dòng dịch chuyển từ Trung Quốc, Ấn Độ đã nhanh chóng liên lạc để lôi kéo trên 1.000 công ty ngoại quốc, đa số là Mỹ, ở trong các lĩnh vực y tế, công nghệ hiện có chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Để tăng sức hấp dẫn, Ấn độ đã hạ mức thuế doanh nghiệp từ 25% xuống đến 17%, một trong những mức thuế thấp nhất ở châu Á nhằm khuyến khích đem FDI vào nội địa. Chính phủ Ấn Độ đang tìm cách giảm giá sản xuất để làm cho việc đầu tư trở nên hấp dẫn hơn trong thị trường 1,2 tỉ dân

Các tập đoàn lớn hàng đầu của Mỹ có sức ảnh hưởng rất lớn trên toàn cầu. Nếu không nhanh nhạy, rõ ràng Việt Nam có thể để vuột mất cơ hội đón dòng vốn chất lượng từ Mỹ. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), các quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và khối EU có nguồn vốn chất lượng cao, song hoạt động đầu tư vào Việt Nam còn khá hạn chế. Bởi vì, các nhà đầu tư này còn một số quan ngại như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính minh bạch, sự thay đổi thường xuyên của hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư

Đặc biệt là luật hóa các nội dung bảo đảm đầu tư để nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn có thể yên tâm đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Các công ty Mỹ rất chú trọng cân nhắc về khuôn khổ pháp lý, chi phí để tuân thủ các điều kiện, đặc biệt là mức độ nhất quán giữa các luật lệ, quy định, kèm các ưu đãi về thuế và đất đai...
Trong chính sách thu hút đầu tư, Giáo sư Võ Đại Lược góp ý Việt Nam cần có chính sách và cơ chế rõ ràng trong việc tiếp nhận những dòng vốn từ nước ngoài nhưng không ưu đãi theo kiểu “dàn hàng ngang” với tất cả các dự án FDI; chỉ ưu đãi với doanh nghiệp nào đem công nghệ tốt vào Việt Nam, cam kết chuyển giao công nghệ. Đây là cách Singapore đã thực hiện và Việt Nam nên học tập để doanh nghiệp sản xuất trong nước không bị chèn ép mà vẫn thu hút được dòng vốn chất lượng cao từ châu Âu, Mỹ, loại bỏ dòng vốn xấu, kém chất lượng

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh, cựu chuyên gia kinh tế trưởng World Bank ở Washington, cho rằng, để thu hút vốn đầu tư FDI chất lượng cao nói chung, Việt Nam phải xem xét lại chính sách để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của những lĩnh vực có giá trị tăng trưởng cao để hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc; nâng tỉ lệ nội địa hóa và ngăn chặn những hoạt động đầu tư không thân thiện với môi trường

Trong những năm qua, không chỉ tăng mạnh về số lượng, quan hệ thương mại Việt - Mỹ cũng đang ngày càng hướng tới sự hài hòa và bền vững hơn với lợi ích dành cho cả hai phía. Việt Nam từng có 4 làn sóng đầu tư từ Mỹ kể từ năm 1991 đến nay và đang chờ đợi đón làn sóng tiếp theo lớn hơn và chất lượng hơn, đúng với vị thế “số 1” của các nhà đầu tư đến từ Mỹ

Lam Hồng
 
Last edited:
Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế
- Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến chống Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam lại phải đương đầu với một khó khăn khác đang chờ đợi phía trước, đó là nguy cơ nền kinh tế bị rơi vào suy thoái, mà theo cách nói của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì “chống suy thoái kinh tế cũng như chống giặc”

Sau “giặc” dịch giờ tới “giặc” suy thoái

Về lý thuyết, nếu tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế sụt giảm liên tục trong hai quí liền kề thì nền kinh tế đó xem như rơi vào suy thoái. Tăng trưởng GDP của chúng ta trong quí 1 đạt 3,82%, đến quí 2 tăng trưởng GDP giảm xuống 0,36%, tính hết sáu tháng đầu năm GDP cả nước chỉ tăng 1,81%, là mức tăng trưởng kinh tế sáu tháng thấp nhất trong nhiều thập kỷ, kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Vì vậy, khả năng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái trong những tháng cuối năm là rất cao

Ngay từ lúc tình hình dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 9-5, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: “Các bộ ngành phải xắn tay áo vào, địa phương phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phục hồi nền kinh tế, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cần hun đúc tinh thần dám nghĩ dám làm, đổi mới, phát triển”. Đến ngày 2-7, tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng lại tiếp tục đốc thúc: “Các đồng chí phải nóng ruột lên!”

Điều đó cho thấy dường như đang có một sức ì nào đó quá lớn khiến cho cỗ xe tam mã, gồm xuất khẩu - tiêu dùng - đầu tư công vẫn không thể tăng tốc để tạo động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế

Một cách khách quan, có thể nhận thấy xuất khẩu sẽ là một bài toán khó kể từ nay cho đến ít nhất là hết cuối năm khi tình hình dịch bệnh trên quy mô toàn cầu chưa có dấu hiệu khả quan, khiến cho thị trường thế giới, đặc biệt là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn chưa thể phục hồi. Cỗ máy xuất khẩu là một động lực kinh tế mà ta không ở thế chủ động. Triển vọng đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào hai câu hỏi là khi nào các thị trường đối tác mở cửa, trở lại hoạt động bình thường và khi nào thì vaccin được phổ biến rộng rãi. Cho đến khi nào chưa có câu trả lời chính xác thì xuất khẩu sẽ không thể khởi động được cỗ máy kinh tế

Tiêu dùng cũng là một bài toán khó bởi lẽ nhu cầu thị trường nội địa của chúng ta vốn không đủ lớn để có thể bù trừ cho sự mất mát từ doanh số xuất khẩu, nay còn bị thu hẹp do tác động tiêu cực của việc cắt giảm thu nhập, công ăn việc làm và triển vọng kinh tế. Những nỗ lực kích cầu nội địa, chẳng hạn như kích cầu du lịch trong nước, đang được ráo riết triển khai ở khắp các địa phương nhưng kết quả bước đầu không khả quan vì nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi nhưng khách hàng vẫn thưa thớt là những minh chứng thực tế cho thấy tiêu dùng nội địa, có thể phần nào đó khả quan hơn xuất khẩu nhưng vẫn là một động cơ yếu ớt

Giờ là lúc cần đột phá, thậm chí là “xé rào”

Giờ đây tất cả đều trông cậy vào giải pháp mũi nhọn là đầu tư công. Bởi vì đây là động lực tăng trưởng mà Chính phủ nắm quyền chủ động. Gói kích thích tài khóa thông qua đầu tư công trị giá 700.000 tỉ đồng được xem là một cú hích mạnh đối với tổng cầu, kỳ vọng sẽ tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, đầu ra cho nhiều ngành sản xuất và từ đó kích thích hay chí ít cũng duy trì được tốc độ tăng trưởng cho sáu tháng cuối năm. Thế nhưng, dữ liệu thực tế cho thấy tính từ đầu năm tốc độ giải ngân vốn đầu tư công mới chỉ đạt hơn 30% kế hoạch, đặc biệt giải ngân vốn ODA chỉ 10%, có địa phương còn không giải ngân được một đồng vốn ODA nào. Nguyên nhân chính cũng đã được chỉ ra, do vướng thủ tục, quy định pháp lý, chủ yếu ở khâu giải phóng mặt bằng

Để vượt qua rào cản này, cần phải có giải pháp đột phá, thậm chí các địa phương phải dám “xé rào” trong một số tình huống để giải ngân vốn đầu tư công. Có thể câu nói của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một gợi ý tiếp cận: “Chống suy thoái kinh tế như chống giặc”. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tiếp tục tư duy kiểu thời chiến, với đặc tính là nhanh chóng, táo bạo, đặc biệt dựa trên sự quyết đoán và chịu trách nhiệm của người chỉ huy

Nhưng các chỉ huy lại sợ giai đoạn “nhạy cảm”

Thế nhưng lúc này, mọi người lại thường nói với nhau đây là giai đoạn “nhạy cảm”, một cách nói tránh cho thực trạng hiện nay ít có vị chỉ huy nào lại mạo hiểm để đưa ra các quyết định đột phá vào mùa làm công tác nhân sự. Nhưng phải chăng đó cũng là một phản ứng hành vi tất yếu được tạo ra bởi cơ chế hiện nay ?

Án binh bất động để đợi qua giai đoạn nhạy cảm này và có thể lấy một lý do hoàn hảo cho bất kỳ một hạn chế nào của ngành hay địa phương là do “các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19”. Đó là một câu “thần chú” hữu hiệu nhất hiện nay có thể hóa giải mọi vấn đề trách nhiệm. Thế nhưng ở chiều ngược lại, nếu một tư lệnh ngành hay địa phương đưa ra các quyết định đột phá lúc này để vượt qua các rào cản thể chế, pháp lý nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công, nếu lỡ như mai này có rủi ro nào đó phát sinh thì liệu lý do “Covid-19” có giúp họ tránh khỏi các truy cứu trách nhiệm hay không ?

Đây có lẽ là tắc nghẽn lớn nhất của dòng vốn đầu tư công, hay tổng quát hơn là hiện trạng “trên nóng dưới lạnh” mà người đứng đầu Chính phủ đang trăn trở. Vì vậy, giải pháp cần thiết là tạo ra một cơ chế phòng ngừa rủi ro ra quyết định cho các vị tư lệnh ngành và địa phương. Đề xuất thành lập “Ban chỉ đạo chống suy thoái kinh tế” do Thủ tướng làm trưởng ban có thể là một gợi ý khả thi cho giải pháp vừa nêu

Ban chỉ đạo có vai trò như một Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế trong cuộc chiến chống suy thoái, cần kịp thời đưa ra các quyết định hay chỉ thị đột phá hoặc trao cho các vị chỉ huy ở chiến trường những công cụ quyền lực đặc biệt để có thể xoay chuyển được các tình thế, rào cản của địa phương. Nhưng song song với đó, cũng cần bảo vệ họ khỏi các rủi ro và truy cứu trách nhiệm nếu các yếu tố khách quan chuyển biến bất lợi

“Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa…!” là một câu nổi tiếng, được trích từ nội dung bức điện khẩn của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi đi từ Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 7-4-1975 cho các cánh quân đang hành quân thần tốc, quyết giải phóng miền Nam. Nội dung bức điện vừa là mệnh lệnh, cũng vừa là giải pháp và sự cổ vũ của Bộ chỉ huy chiến dịch đối với các vị chỉ huy đang trực tiếp chiến đấu và đối phó với những diễn bất ngờ trên chiến trường. Nhắc lại sự kiện lịch sử để thấy bối cảnh ngày nay cũng vậy, để tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc chiến chống suy thoái kinh tế, Bộ tư lệnh giải cứu kinh tế cũng cần truyền đi những thông điệp táo bạo và quyết liệt như thế

Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Phó giáo sư, Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế TPHCM
 
Last edited:
Doanh nghiệp Âu - Mỹ sẽ tốn 1.000 tỷ USD để đưa các nhà máy rời Trung Quốc
Các công ty Mỹ và châu Âu có thể phải tiêu tốn tới 1.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để đưa dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng sẽ hưởng lợi về lâu dài

Theo CNBC, nghiên cứu mới của Bank of America (BofA) cho thấy từ trước khi dịch Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) rồi lan rộng khắp thế giới, nhiều tập đoàn phương Tây đã bắt đầu quá trình dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc tới các nước khác vì xung đột thương mại Mỹ - Trung, giá lao động ở Trung Quốc tăng cao...

Dịch Covid-19 là chất xúc tác khiến quá trình này tăng tốc mạnh mẽ. Theo thống kê của BofA, đại dịch khiến 80% lĩnh vực kinh doanh toàn cầu đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng

Khoảng 67% doanh nhân tham gia vào khảo sát Global Fund Manager của BofA cho rằng việc các công ty đưa chuỗi cung ứng từ Trung Quốc về quê hương hoặc đến các thị trường khác sẽ là thay đổi lớn nhất trong thời kỳ sau dịch Covid-19

BofA ước tính việc chuyển dây chuyền sản xuất hàng xuất khẩu không dành cho thị trường Trung Quốc ra khỏi quốc gia 1,4 tỷ dân có thể khiến các công ty Mỹ và châu Âu tiêu tốn 1.000 tỷ USD trong vòng 5 năm tới

3.jpg

Các công ty muốn chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Nhóm chuyên gia của BofA nhận định các công ty toàn cầu có thể đối mặt với tình trạng suy giảm về tài sản và khả năng thanh toán. Điều đó có nghĩa là các tác động tiêu cực của xu thế di dời khỏi Trung Quốc "sẽ đáng kể nhưng không quá nghiêm trọng"

BofA cho rằng chính phủ các nước cần hỗ trợ doanh nghiệp dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, có thể bằng các biện pháp như giảm thuế, cho vay lãi suất thấp, trợ cấp... Mỹ, Nhật Bản, EU hay Ấn Độ đều đã có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

BofA tin rằng cổ phiếu của ngành kỹ thuật xây dựng và máy móc, tự động hóa và robot, sản xuất thiết bị điện và điện tử, phần mềm ứng dụng và nhiều dịch vụ tương tự sẽ tăng nhờ xu hướng này. Các ngân hàng ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Á cũng sẽ hưởng lợi nhờ những hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình di dời
 
Hơn 1 triệu người di tản khỏi Ukraine, Nhật hứa nhận người tị nạn
Liên Hợp Quốc thống kê, hơn 1 triệu người Ukraine đã rời bỏ đất nước đi lánh nạn kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự vào nước láng giềng

"Chỉ trong 7 ngày, chúng tôi đã chứng kiến cuộc di tản của 1 triệu người tị nạn từ Ukraine sang các nước láng giềng. Đối với nhiều triệu người khác đang ở trong lãnh thổ Ukraine, đã đến lúc tiếng súng im bặt để công tác hỗ trợ nhân đạo cứu người có thể diễn ra", Filippo Grandi, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn viết trên Twitter tối 2/3


Hành khách cố chen lên một chuyến tàu chuẩn bị rời nhà ga Lviv, phía tây Ukraine đi Slovakia ngày 2/3

Theo AP, số liệu thống kê từ đại diện cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc tương đương hơn 2% dân số Ukraine đã bị buộc phải rời khỏi đất nước trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi Nga tấn công

Cuộc di tản quy mô lớn có thể thấy rõ ở Kharkiv, nơi những người dân tuyệt vọng đang tìm chỗ trú ẩn trước các đợt "mưa bom", pháo kích trút xuống thành phố. Ga tàu ở trung tâm Kharkiv chật cứng người và ai cũng cố gắng lên được các chuyến tàu dù họ không phải lúc nào cũng biết chúng sẽ đi về đâu


Đám đông người tị nạn từ Ukraine xuống tàu ở Przemysl, Ba Lan

BBC đưa tin, những người tị nạn đang tìm cách vượt qua biên giới Ukraine đến các nước láng giềng ở phía tây như Ba Lan, Romania, Slovakia, Hungary và Moldova

Liên minh châu Âu (EU) ước tính, có tới 4 triệu người ở Ukraine có thể đang tìm kiếm cơ hội được sơ tán. EU đã nới lỏng các quy định về người tị nạn, đồng thời khẳng định các nước thành viên liên minh sẽ chào đón những người trốn chạy chiến tranh từ Ukraine với "vòng tay rộng mở"


Hàng trăm nghìn người tị nạn từ Ukraine đang tìm cách vượt biên sang các nước láng giềng

Thủ tướng Nhật Kishida Fumio ngày 2/3 cũng tuyên bố, nước này sẽ đón nhận những người tị nạn Ukraine như "sự thể hiện tình đoàn kết với người dân Ukraine vào một thời điểm cấp bách như hiện tại". Theo báo Guardian, động thái là sự thay đổi lớn vì đất nước mặt trời mọc lâu nay thường chỉ chấp thuận vài chục trường hơn xin tị nạn mỗi năm

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người Ukraine sẽ cân nhắc xin tị nạn ở Nhật hoặc họ sẽ được phép lưu lại trong bao lâu. Phát biểu trước các phóng viên sau một cuộc điện đàm với Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, ông Kishida nói, những trường hợp có người thân hoặc bạn bè ở Nhật sẽ được ưu tiên hơn

"Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không dừng lại ở đó và sẽ phản hồi các trường hợp đăng ký tị nạn khác từ góc độ nhân đạo. Tình hình Ukraine đang căng thẳng, người tị nạn ngày càng đông. Chúng tôi sẽ chuẩn bị để xử lý tình huống này trong thời gian sớm nhất", Thủ tướng Nhật cho biết thêm

Theo nhà chức trách Nhật, những người tị nạn Ukraine sẽ không bị tính vào con số 5.000 người, bao gồm cả các công dân Nhật hồi hương, được phép nhập cảnh vào đất nước mỗi ngày theo các hạn chế biên giới để phòng chống Covid-19
 
Top