What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Kinh Tế Công Nghệ Lobby.vn

thoidaianhhung

Administrator
Giáo sư giàu nhất thế giới và đam mê "lập công ty"

Có rất nhiều tỷ phú không có bằng đại học và có rất ít tỷ phú có học vị giáo sư. Với tài sản 1,3 tỷ USD, David Cheriton có lẽ là vị giáo sư đại học giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, không giống như những tỷ phú khác, du thuyền, máy bay riêng không phải là sở thích của ông

Vị giáo sư ngành khoa học máy tính của trường ĐH Stanford tự coi mình là "gàn". Món đồ xa xỉ nhất mà ông đã từng mua là một chiếc Honda Odyssey "cho bọn trẻ". Tuy nhiên, ông có một niềm đam mê tốn kém khác là "lập công ty"

Hai công ty đầu tiên do ông tham gia thành lập được bán cho Cisco Systems và Sun Microsystems với giá hàng trăm triệu USD. Hơn 50 triệu USD kiếm được từ giao dịch đó ông tiếp tục đầu tư vào 17 công ty khác nhau, từ VMware cho đến gần đây nhất là Arista Networks

Tuy nhiên, vụ đầu tư đáng nhớ nhất của ông là khi ký tờ séc 100.000 USD cho hai cậu sinh viên ĐH Stanford, Larry và Sergey năm 1998. Tờ séc đó giờ đây trị giá hơn 1 tỷ USD, tính theo giá trị cổ phiếu Google. Ông nói: "Tôi cảm thấy mình rất may mắn trong đầu tư"

Thời gian là tất cả

Giáo sư Cheriton, 61 tuổi, là một người rất kín tiếng. Kết quả search Google về ông chỉ ra vài trang web đơn sơ, với phông chữ Times New Roman, không hề có LinkedIn, Facebook hay thậm chí Twitter, như người ta thường thấy ở dân Thung lũng Silicon. Khi hỏi sinh viên của Stanford, cũng chẳng mấy người biết về ông

Đó là cách sống mà Cheriton ưa thích. Ông vẫn đi lại bằng chiếc Volkswagen Vanagon 1986 mua từ thủa hàn vi, vẫn sống trong ngôi nhà giản dị ở Palo Alto từ 30 năm nay, và thậm chí tự cắt tóc, cạo râu cho mình. "Đó không phải là vì tôi tiết kiệm hay khó tính, mà chỉ là vì tôi thấy cắt tóc cho mình rất dễ và đỡ mất thời gian"

Với một người làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, Cheriton hiểu rằng thời gian là tất cả. Công cụ tìm kiếm Google mà ông đầu tư vào cho phép hàng tỷ người trên thế giới tiếp cận với thông tin họ cần nhanh nhất có thể

Công ty mới nhất của ông, Arista Networks, tạo ra bộ chuyển dữ liệu có thể giảm thiểu thời gian chờ giữa các máy chủ, tốc độ bit dưới 500 nanoseconds (một phần tỷ của giây), nhanh gấp hai lần tốc độ chuyển dữ liệu tốt nhất hiện của Cisco và Juniper Networks

Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện giao dịch nhanh hơn đối thủ trong vài phần tỷ của giây và cho phép các bác sĩ kết hợp bộ gen của bệnh nhân ngay lập tức

Thông minh và tự lập

Là con thứ ba trong gia đình có 6 người con, ông lớn lên trong thời kỳ sau cuộc đại duy thoái. Bố mẹ ông, hai kỹ sư người Canada, đã luôn khuyến khích con tự tìm con đường đi riêng của mình

Cheriton được các anh chị miêu tả là một cậu bé độc lập, tự tin. Khi còn đi học, cậu không thích tham gia các đội thể thao của trường mà dành thời gian xây cho mình một căn nhà gỗ riêng trong vườn của gia đình để tránh xa những đứa trẻ khác

Cậu bé thông minh đã rời khỏi trường trung học từ năm lớp 11 bởi cậu thấy chương trình học quá "thấp" so với mình. Bố cậu nói: "Nó đã luôn tự tìm con đường riêng của mình, chúng tôi không can thiệp vào quyết định của con"

Là một cậu bé thông minh và ham tìm hiểu, Chariton đã không hề bị mắng mỏ khi chọn theo học chương trình ghi ta cổ điển và nghệ thuật trình diễn, đam mê lớn nhất của cậu khi còn là sinh viên

Sau khi bị trượt khoa âm nhạc của Đại học Alberta, Chariton lại tìm được mối quan tâm khác, đó là toán học và sau đó là khoa học máy tính. Ông theo học tại Đại học British Columbia và sau đó lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Waterloo

Năm 1981, trong khi tìm vốn tài trợ nghiên cứu, Cheriton đến Stanford khi Thung lũng Silicon mới bắt đầu hình thành. Tại đây, ông đã gặp Andy Bechtolsheim, một nghiên cứu sinh người Đức rất xuất sắc, người đã thiết lập mạng máy tính Stanford University Network, gọi tắt là SUN

Bechtolsheim mời Cheriton tham gia phát triển phần mềm cho máy tính nối mạng. Cheriton đã không chỉ tham gia viết phần mềm mà còn bắt tay vào cả thiết kế phần cứng

Năm 1982, Bechtolsheim rời Stanford để thành lập Sun Microsystems nhưng Cheriton vẫn tiếp tục sự nghiệp dạy học. Ông hầu như tránh xa trào lưu bỏ học, bỏ dạy để đi mở công ty như nhiều sinh viên và đồng nghiệp của mình. Nhiều người trong số họ đã trở thành tỷ phú, như cựu giáo sư Stanford Jim Clark, người sáng lập Netscape

Khi Bechtolsheim rời SUN năm 1995, ông bắt đầu tìm kiếm ai đó hiểu về những vấn đề phần mềm cơ bản phía sau những kết nối Ethernet. Ông gọi điện cho Chertion và hai người thành lập ra Granite Systems, một công ty chuyển mạch Ethernet. Chỉ sau 14 tháng thành lập, hai người đã bán công ty này cho Cisco với giá 220 triệu USD

Năm 2001, hai người lại gặp nhau và lập nên công ty mạng lưới Kealia, rồi bán lại cho Sun với giá 120 triệu USD. Trong những lần hợp tác đó, cả hai đã cùng làm vụ đầu tư thành công nhất của họ, đó là mỗi người đầu tư 100.000 USD cho hai chàng sinh viên sáng lập Google

Page và Brin không phải là hai sinh viên của Cheriton, nhưng họ tìm đến ông sau khi biết về thành công của ông với Granite, với hy vọng ông sẽ cho truyền họ kinh nghiệm về việc thương mại hoá thuật toán PageRank

Đang thắng lớn với Granite (sở hữu 10% công ty này, sau khi bán, ông thu được hơn 20 triệu USD), ông đã sẵn lòng giúp họ

Bechtolsheim cũng có suy nghĩ tương tự. Ông đã mất một thời gian để hiểu về sự phổ biến của công cụ tìm kiếm cũng như ý đồ thu tiền trên mỗi đường link của người sáng lập. Ông nhớ lại: "Tôi đã nghĩ nếu họ có 1 triệu hit mỗi ngày, và 5 cent mỗi đường link, ít nhất họ sẽ không phá sản"

Cheriton và Bechtolsheim tự nhận họ là "nhà đầu tư vô tình" vào Google. Tuy nhiên, Ron Conway, một nhà đầu tư có mặt ở khắp Thung lũng Silicon, người mà Cheriton đã giới thiệu đầu tư vào Google nói: "Họ là những người cực kỳ thông minh, vì thế họ thu hút được nhiều kỹ sư thông minh khác để cùng chia sẻ ý tưởng với mình"

Phải nghĩ lớn

Rất nhiều sinh viên khác đã tìm đến văn phòng của Cheriton để tìm kiếm lời khuyên và cả tiền bạc. Sam Liang, một cựu sinh viên của Cheriton, sau khi rời khỏi Google đã đến gặp giáo sư cũ của mình để chia sẻ về ý tưởng một nền tảng cho di động có thể theo dõi trực tuyến vị trí và thói quen của người dùng. Liang đã nhận được nhiều hơn 100.000 USD từ Chariton để thành lập công ty Alohar Mobile

"Tiêu chuẩn của ông cực kỳ cao", Liang nói. Những cuộc họp nghiên cứu với Chariton là thời gian căng thẳng nhất trong tuần của anh. "Ông bảo tôi: Phải nghĩ lớn. Cậu phải tạo được tác động đối với cả thế giới", Liang nhớ lại

Siddharth Batra, cựu sinh viên cao học của Stanford, người từng nhận tài trợ của Cheriton cho công ty của mình năm 2009, rất ngưỡng mộ thầy cũ của mình ở sự chú ý đến chi tiết. "Các kỹ sư công nghệ rất dễ chia sẻ ý tưởng với David, bởi vì ông hiểu rất nhanh vấn đề họ trình bày. Nếu tôi đến gặp một vị chủ tịch hay giám đốc quỹ đầu tư, chắc chắn họ sẽ rất khó hiểu những gì chúng tôi đang làm"

Cheriton cho biết ông luôn tránh xa những trào lưu thị trường, mạng xã hội được coi là một trong số đó. Ông chỉ tập trung vào những ý tưởng góp phần cải thiện cuộc sống con người, như cách mà Google giúp các sinh viên hoàn thành bài viết của mình vào lúc 3 giờ sáng

"Tôi có một niềm tin rằng nếu bạn mang đến giá trị thực sự cho thế giới và thực hiện theo cách hiểu biết , thị trường sẽ không quên bạn", Cheriton nói

Vnmedia
 
Last edited by a moderator:
Mỹ đang để mất nhân tài ?
- Báo cáo mới nhất cho thấy sinh viên nước ngoài theo học ngành khoa học và kỹ thuật đang rời Mỹ để khởi nghiệp tại quê hương

Chính sách của Mỹ có giữ chân được lao động nước ngoài ?

Báo cáo có tên "Losing the World's Best and Brightest" được công bố ngày 19/03 cảnh báo việc sinh viên ngành khoa học và kỹ thuật rời Mỹ với số lượng lớn sẽ gây tổn thất đến lực lượng lao động Mỹ. 3 thập kỷ qua, lao động nhập cư đóng vai trò ngày một lớn trong tăng trưởng kinh tế Mỹ những năm gần đây

Ông Vivek Wadhwa, chuyên gia đại học Duke và là đồng tác giả báo cáo trên, nhận xét nước Mỹ nên có chính sách giữ chân sinh viên thuộc nhóm trên để họ có thể sáng lập ra các công ty : “Thay cho việc khuyến khích chủ nghĩa dân túy chống lại người nước ngoài và quan niệm quá coi trọng lao động địa phương, các nhà hoạch định chính sách kinh tế nên có chính sách hỗ trợ người nhập cư phát triển. Một biện pháp có thể kể đến là hỗ trợ những người mở công ty được cư trú lâu dài”

Ông Wadhwa chỉ ra rằng người nhập cư đã giúp sáng lập nhiều công ty lớn của nước Mỹ ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công nghệ. Tên tuổi nổi tiếng nhất có thể kể đến Google, Intel, eBay và Yahoo

Báo cáo này cũng kêu gọi nới lỏng hạn chế visa làm việc tạm thời giống như quy định mới liên quan đến H-1B visa của Mỹ hiện đang áp dụng với lao động tay nghề cao từ các nước khác

Sức hấp dẫn của việc định cư lâu dài

Báo cáo trên gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng việc sinh viên nước ngoài rời Mỹ sau khi tốt nghiệp không liên quan quá nhiều đến chính sách nhập cư mà liên quan đến tính năng động của kinh tế toàn cầu

Ông Ron Hira, giáo sư về chính sách công tại viện Rochester cho rằng sinh viên sẽ tìm đến những nơi có nhiều việc làm, và Trung Quốc và Ấn Độ là hai điểm đến hấp dẫn

Ông Hira cho rằng sẽ tốt hơn nếu lao động trình độ cao được mở rộng cư trú lâu hơn. Tuy nhiên ông không đồng ý với quan điểm nên hỗ trợ thêm cho quy định visa H-1B hiện là visa làm việc tạm thời

Theo ông Hira, công ty thuê gia công như Infosys và Wipro đã sử dụng visa tạm thời để có thể đào tạo lao động nước ngoài tại Mỹ và sau đó chuyển công việc gia công ra nước ngoài

Việc nới lỏng quy định đối với visa H-1B sẽ là phản tác dụng. Khi đưa công việc gia công ra nước ngoài, các công ty Mỹ đã cắt đứt cơ hội việc làm tại Mỹ trong khi mang công ăn việc làm đến Trung Quốc và Ấn Độ.

Báo cáo này được tiến hành dựa trên khảo sát đối với 1.224 sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại Mỹ vào cuối năm học 2008. Khảo sát tiến hành với 229 sinh viên Trung Quốc, 117 sinh viên Tây Âu và 878 sinh viên Ấn Độ

Sức hút của quê hương

Trước đây sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên thường chọn ở lại Mỹ làm việc toàn thời gian hoặc theo học thạc sỹ, tiến sỹ. Tuy nhiên thực tế đó đang thay đổi. Người tham gia khảo sát cho biết rất ít trong số họ có ý định ở lại Mỹ lâu dài: 6% sinh viên Ấn Độ, 10% sinh viên Trung Quốc và 15% sinh viên châu Âu. Đa số người cho biết họ muốn trở về quê hương trong 5 năm; 45% sinh viên Ấn Độ, 40% sinh viên Trung Quốc và 30% sinh viên châu Âu chia sẻ ý kiến trên

Sinh viên nước ngoài muốn về nước chủ yếu vì họ muốn sống gần gia đình và bạn bè. Lý do thứ hai là cơ hội việc làm ở quê hương tốt hơn. Sinh viên Trung Quốc hết sức tin tưởng vào cơ hội việc làm ở quê nhà. 52% sinh viên Trung Quốc cho rằng cơ hội việc làm tốt nhất tại chính Trung Quốc, con số này đối với sinh viên Ấn Độ và châu Âu lần lượt là 32% và 26%

Vấn đề phân biệt chủng tộc chỉ là một rào cản nhỏ đối với sinh viên nước ngoài. Cản trở khác khiến họ muốn về nước là xin được visa ở Mỹ và cơ hội việc làm tại đây. Tuy nhiên 85% sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ và 72% sinh viên châu Âu hết sức lo lắng về việc xin visa làm việc

Anh Baris Guzel, sinh viên 25 tuổi tốt nghiệp ngành kỹ thuật tại viện Duke và cũng là một sinh viên của giáo sư Wadhwa, cho biết cản trở trong việc xin visa ở lại Mỹ vài năm chính là lý do buộc anh phải về nước. Anh đang cân nhắc sẽ mở công ty tại Đức: “Hiện nay kiếm việc làm tại Mỹ là điều rất khó. Ở Đức, việc xin được visa làm việc rất dễ dàng”
 
Last edited by a moderator:
Những ông bạn quái kiệt của Steve Jobs

Thời đi học, Jobs đã quen biết và gắn bó với một vài người bạn mà sau này để lại ảnh hưởng rất sâu đậm trong ông

20111118203300_20111116163333_Steve-Jobs9.jpg

Stephen Wozniak

Khi còn học ở lớp của thầy McCollum, Jobs kết bạn với một sinh viên tốt nghiệp đại học tên là Stephen Wozniak, một huyền thoại của trường vì tài năng xuất chúng

Stephen lớn hơn Jobs khoảng năm tuổi nhưng kiến thức về điện tử thì vượt xa ông. Khi Jobs còn đang mải mê với các tác phẩm chế tạo từ bộ dụng cụ Heathkits thì Woz đã lắp ráp hệ thống máy phát và nhận tín hiệu từ Hallicrafters, những chiếc radio "hoành tráng" nhất thời điểm đó

Giống như Jobs, Wozniak học được rất nhiều từ cha, nhưng những thứ họ học được lại hoàn toàn khác nhau. Cha Woz truyền cho ông tư tưởng ác cảm với tham vọng, điều khiến Woz đối lập với Jobs

Woz đã chỉ rõ sự khác biệt giữa hai người trong một sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple năm 2010, bốn mươi năm kể từ khi họ gặp nhau. Woz phát biểu: "Cha tôi đã từng nói rằng 'Con luôn đặt mình ở vị trí trung bình'. Quả thật, tôi không muốn ở vị trí cao như Jobs. Cha tôi là một kỹ sư thuần túy và đó cũng là những gì tôi mong muốn"

Đến năm lớp tám, Woz đã tự làm được một chiếc máy tính từ một trăm chiếc bóng bán dẫn, hai trăm đi-ốt và hai trăm vi điện trở trên mười bảng vi mạch

Nhưng càng ngày, Woz càng cảm thấy lạc lõng hơn vì ở tuổi đó, các cậu bạn cùng tuổi Woz bắt đầu biết hẹn hò với bạn gái và tiệc tùng, những thứ mà với Woz là vô cùng phức tạp

Woz tìm lối thoát cho mình bằng các trò nghịch ngợm của tuổi thiếu niên. Lên lớp 12, ông chế tạo ra một chiếc máy đếm nhịp điện tử có tiếng kêu như bom rồi gắn nó vào ổ khóa của trường. Kết quả, Woz được gọi lên phòng giám hiệu gặp cảnh sát và "nếm trải" một đêm trong trại giáo dưỡng

Khi theo học tại Đại học Colorado, ông còn lập ra một chương trình khiến các máy tính của trường gần như bị "thiêu cháy"

Một lần, Bill Fernandez, một người bạn của Woz, giới thiệu ông với Jobs, vì thấy hai người: "cùng thích thực hiện những trò nghịch ngợm và cùng đam mê chế tạo những thiết bị điện tử"

Đó có thể được coi là cuộc gặp gỡ định mệnh, giống như cuộc gặp gỡ giữa Hewlett và Packards trước đó 32. Hai người ngay lập tức thích nhau và cảm thấy có nhiều điểm chung

Cùng với nhau, Jobs và Woz bầy ra những trò nghịch ngợm "quái đản". Và sự kết hợp cuối cùng giữa điện tử và những trò chơi "ngông" của bộ đôi này, đồng thời cũng là hành động phiêu lưu giúp khởi xướng ra Apple, diễn ra vào một chiều chủ nhật năm 1971

Khi ấy, họ cùng nhau chế tạo ra chiếc hộp Blue Box, có thể xâm nhập vào hệ thống và gọi điện đường dài miễn phí bằng cách dùng bản sao mô phỏng âm thanh truyền tín hiệu trên hệ thống mạng AT&T

Đầu tiên, Blue Box được sử dụng để phục vụ những trò nghịch ngợm của hai người. Táo bạo nhất là khi họ dám gọi điện đến tòa thánh Vatican, Wozniak giả là Henry Kissinger và xin nói chuyện với Đức thánh cha

Wozniak là một thiên tài về điện tử, người có thể tạo ra bất cứ phát minh gọn nhẹ mà tối ưu nhất nhưng sự nhu mì lại khiến ông có thể sẵn sàng vui vẻ cho không, tặng hoặc bán nó với mức giá rẻ. Còn Jobs sẽ là người tìm cách để khiến các phát minh của Wozniak trở nên thân thiện với người dùng hơn, cách đóng gói và phân phối chúng để có được những món hời, thậm chí hơn cả mong đợi

Sau đó, họ đã đi đến một quyết định quan trọng, đó là Jobs có ý tưởng sẽ sản xuất và bán Blue Box. "Tôi thu thập tất cả các linh kiện cần dùng như vỏ thiết bị, nguồn điện, phím bấm và tính toán ra giá cả rồi chúng tôi sẽ bán chúng", Jobs kể lại công việc của mình như một điềm báo trước về vai trò của ông khi họ thành lập ra Apple

Jobs nhớ rằng: "Chúng tôi đã làm một trăm hoặc hơn chiếc Blue Box và bán gần hết chúng"

Việc hợp tác này đã mở đường cho những "cuộc phiêu lưu" ở mức độ cao hơn nhiều của Jobs và Woz sau này. Jobs đã phải thừa nhận: "Nếu không có phi vụ Blue Box, sẽ không có Apple ngày nay. Woz và tôi đã học được cách phối hợp làm việc với nhau, và hơn cả là chúng tôi cảm thấy tự tin rằng mình có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tạo ra những sản phẩm thực sự có thể đưa vào sản xuất và phân phối"

Wozniak là một thiên tài về điện tử, người có thể tạo ra bất cứ phát minh gọn nhẹ mà tối ưu nhất nhưng sự nhu mì lại khiến ông có thể sẵn sàng vui vẻ cho không, tặng hoặc bán nó với mức giá rẻ. Còn Jobs sẽ là người tìm cách để khiến các phát minh của Wozniak trở nên thân thiện với người dùng hơn, cách đóng gói và phân phối chúng để có được những món hời, thậm chí hơn cả mong đợi

Robert Friedland

Khi còn học tại Đại học Reed, Jobs đã gặp Robert Friedland, hơn ông 5 tuổi và là một trong số ít người có khả năng "thôi miên" ông. Ông cũng bị ảnh hưởng một số nét tính cách được cho là lôi cuốn của Friedland và đối xử với ông ta như một thần tượng (guru) cho đến khi bắt đầu nhận ra ông ta chỉ là một kẻ bịp bợm

Friedland từng bị bắt và tù 2 năm vì chứa chấp 24.000 tép thuốc gây nghiện (LSD). Mùa thu năm 1972, sau khi được phóng thích, ông thẳng tiến tới Đại học Reed, tham gia tranh cử chức chủ tịch hội sinh viên và thắng cử

Giống như Jobs, Friedland cũng có niềm đam mê với thế giới tâm linh phương Đông. Chính ông đã thuyết phục được Jobs tin rằng có tồn tại cái gọi là sự giác ngộ và nó có thể đạt được. Jobs nói: "Ông ấy đã đưa tôi tới một tầm nhận thức mới"

Friedland là người có khả năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng tới người khác, một chút độc tài, tiêu cực và sẵn sàng bẻ cong mọi thứ theo ý muốn của mình. Steve ngưỡng mộ điều đó của Friedland, và sau này Steve còn biểu hiện những nét tính cách ấy mạnh hơn cả Robert

Friedland cũng ấn tượng về Jobs: "Điều làm tôi ấn tượng nhất về Jobs là một nguồn cảm xúc mãnh liệt. Một khi ông thấy thích thú với thứ gì, ông sẽ lao vào nó như con thiêu thân"

Theo nhận xét của Kottke, người bạn thân nhất của Jobs thời đại học, thì một vài tính cách của Jobs, trong đó có một số nét trở thành cố hữu trong ông, chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Friedland

Chính Friedland là người đã dạy Jobs cách truyền cảm hứng cho nhân viên, khuyến khích họ làm việc và cống hiến bằng chính sự đam mê và nhiệt huyết của mình chứ không phải bởi sự thôi thúc của những tác động bên ngoài như thị trường cạnh tranh

Friedland là người có khả năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng tới người khác, một chút độc tài, tiêu cực và sẵn sàng bẻ cong mọi thứ theo ý muốn của mình. Steve ngưỡng mộ điều đó của Friedland, và sau này Steve còn biểu hiện những nét tính cách ấy mạnh hơn cả Robert

Jobs cũng học được cách Friedland biến mình thành trung tâm của sự chú ý. Kottke kể: "Robert là một người dễ gần, một người có sức thuyết phục và là một nhà kinh doanh thực thụ... Tôi nghĩ chính Robert đã dạy cho Jobs rất nhiều về bán hàng, về cách phá vỡ vỏ ốc mà chính ông tự dựng lên bao bọc mình, về cách sống cởi mở và làm chủ tình hình"

Sau thời gian thấm nhuần thế giới tâm linh của phương Đông, Friedland lập ra một cộng đồng có tên là All One Farm và Jobs cũng tham gia ở đây

Nhưng dần dần Jobs cảm thấy hơi "khó tiêu hóa" phong cách lãnh đạo sùng bái của Friedland. Jobs nhận ra Friedland bắt đầu vận hành All One Farm theo xu hướng kinh doanh dựa trên công sức của những người tham gia mà không hề trả lương

Nhiều năm sau này, khi Friedland đã trở thành tỷ phú, Jobs nói về người bạn này: "Robert thường coi mình là một người tâm linh, nặng về tinh thần nhưng ông ấy đã vượt qua ranh giới từ một con người đầy nhiệt huyết và có tầm ảnh hưởng tới người khác để trở thành một kẻ bịp bợm, tiêu cực. Thật lạ lùng khi một trong những người coi trọng đời sống tinh thần khi còn trẻ lại trở thành một ôm trùm khai thác mỏ vàng"
 
Last edited:
Thế hệ những nhà lãnh đạo thông minh hơn

Khả năng thu hút trái tim và khối óc của mọi nhân viên trên toàn cầu của những nhà lãnh đạo hiện nay là hết sức hạn chế, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi

Tổng giám đốc IBM Việt Nam

tgqtthehe.jpg

Vấn đề năng lực lãnh đạo luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Điều đó thực sự là hiển nhiên trong bối cảnh có nhiều biến động về cấu trúc trong nền kinh tế cùng với tính chất toàn cầu hóa ngày càng gia tăng cũng như mức độ làm việc từ xa ngày càng phổ biến trong lực lượng lao động

Tuy nhiên, khả năng thu hút trái tim và khối óc của mọi nhân viên trên toàn cầu của những nhà lãnh đạo hiện nay là hết sức hạn chế, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi với rất nhiều cơ hội việc làm và mức lương ngày một gia tăng, làm cho việc thu hút và giữ chân người tài trở thành một thách thức rất lớn

Trong một cuộc khảo sát mới đây với hơn 1.500 giám đốc điều hành (CEO), IBM nhận thấy năng lực lãnh đạo sẽ trở thành ưu tiên quan trọng nhất của các tổ chức trong vòng 5 năm tới

Và các tổ chức được khảo sát cũng cho biết, việc phát triển một thế hệ các nhà lãnh đạo mới vẫn còn là một khâu yếu kém. Đó cũng không phải là vấn đề của riêng ai

Trong một cuộc khảo sát khác của IBM với hơn 700 nhà lãnh đạo quản lý nhân sự trên toàn cầu, chỉ có 31% cho biết họ làm việc có hiệu quả trong việc phát triển những nhà lãnh đạo tương lai. Như một nhà lãnh đạo cao cấp thừa nhận

“Chúng ta đã tuyển dụng và đào tạo nhân viên để họ làm việc một cách đơn độc. Chúng ta cần phải tìm kiếm những nhà lãnh đạo tương lai với khả năng hoạt động trong một công ty tích hợp toàn cầu, và đào tạo để họ tư duy và làm việc trong môi trường toàn cầu”

Vậy các tổ chức có thể làm gì để phát triển một thế hệ mới của những nhà lãnh đạo thông minh hơn ? Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của IBM đã xác định được ba lĩnh vực cần thiết

Không chỉ dừng ở việc tìm kiếm “nhân tài” tại trụ sở chính của công ty

Những ngôi sao đang lên có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, do đó, điều quan trọng là cần phải phát hiện và nuôi dưỡng những ngôi sao mới nổi đó dù họ ở đâu

Xây dựng những chương trình để cung cấp cho các nhà lãnh đạo tương lai những trải nghiệm phong phú, và hãy đảm bảo việc luôn duy trì mối quan hệ giữa họ với những “huấn luyện viên”, những người có thể đưa ra cho họ những hướng dẫn và quan điểm toàn cầu thích hợp

Một khuynh hướng là phối hợp các nhóm làm việc từ nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề thực tế như đánh giá những thị trường mới hoặc đối phó với những biến động về thị trường hay nhân khẩu học

Bạn cũng có thể đưa ra các cơ hội có phạm vi hẹp trong ngắn hạn để làm việc tại những thị trường hoặc khu vực địa lý mới; tạo điều kiện cho mọi người tiếp xúc với những trải nghiệm mới mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí tham gia những chương trình đào tạo tập trung dài hạn

Chẳng hạn, tại IBM, chúng tôi tổ chức Đoàn chuyên gia Tình nguyện (Corporate Service Corp) để tạo cho những nhân viên xuất sắc cơ hội làm việc tại những quốc gia mới nổi trên cơ sở các dự án dịch vụ trong vòng từ 2 - 3 tháng

Phát triển năng lực sáng tạo

Hãy tìm kiếm các cơ hội để tăng cường các khuynh hướng lãnh đạo sáng tạo. Bạn có thể thí điểm những cách thức mới để thu hút, thuyết phục và tác động đến nhân viên để họ tham gia quá trình ra quyết định thông qua sử dụng các môi trường mạng xã hội và các kênh truyền thông sáng tạo khác

Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nỗ lực mở rộng tư duy ra ngoài phạm vi những giới hạn thông thường: điều quan trọng đối với những nhà lãnh đạo mới là thấu hiểu và phát triển được những mối quan hệ với những đối tác quan trọng ở bên ngoài tổ chức, ví dụ như với khách hàng, nhà cung cấp, các đơn vị đào tạo và các hiệp hội thương mại

Coi việc phát triển năng lực lãnh đạo như là một khoản đầu tư

Không có một giải pháp vạn năng nào cho việc phát triển năng lực lãnh đạo trong tổ chức của bạn, nên bạn cần đảm bảo khuynh hướng của mình phản ánh được những sự kết hợp đặc biệt giữa địa điểm kinh doanh, nhân viên và khách hàng trong tương lai

Hãy theo dõi sự phát triển nghề nghiệp và kỹ năng của lực lượng lao động của doanh nghiệp mình và liên tục đánh giá sự tiến bộ của những nhân viên có năng lực lãnh đạo tiềm ẩn

Shell, một trong những công ty hóa dầu lớn nhất thế giới, đã ứng dụng một khuynh hướng mang tính hệ thống hơn về quản lý các nhà lãnh đạo tương lai. Hoạt động đó bao gồm việc phân tích 450 nhà lãnh đạo hàng đầu trên phạm vi toàn bộ tổ chức theo nhiệm kỳ và kết quả làm việc

Shell còn phân tích những lộ trình các nhà lãnh đạo này đã trải qua để xem liệu họ có đang tích lũy được những kỹ năng cần thiết để điều hành nhiều mô hình đơn vị kinh doanh khác nhau không

Để nắm bắt được tiềm năng về sáng tạo, độ linh hoạt và tốc độ của tổ chức đòi hỏi các nhà lãnh đạo hiện nay phải giải quyết được những vấn đề cũ và nắm bắt được những cơ hội mới. Việc tập trung phát triển các nhà lãnh đạo tương lai chính là một khoản đầu tư mà các tổ chức không thể bỏ lỡ

Võ Tấn Long
Tổng giám đốc IBM Việt Nam
 
Last edited:
Cuộc chiến nhân tài
- Ngày càng nhiều người có bằng kỹ sư xin việc ở các công ty tài chính, trong khi những tập đoàn công nghệ thông tin tăng cường tuyển dụng ứng viên ngành kinh doanh

Người trẻ chú trọng hơn tới những công ty đề cao yếu tố cân bằng cuộc sống và công việc. Điều này cho thấy, cuộc cạnh tranh thu hút nhân tài đòi hỏi chính sách quản trị nhân lực phải thay đổi.

007fc017891dbff76c65981ce5bc66ce.jpg

Thương hiệu Apple lọt vào top 10 nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất với cả hai ứng viên khối ngành kỹ sư và kinh doanh

Đó là một số điểm nổi bật rút ra từ bảng xếp hạng 50 nhà tuyển dụng thu hút nhất năm 2011, do công ty nghiên cứu và tư vấn toàn cầu Universum (Thuỵ Điển) thực hiện. Khảo sát lấy ý kiến hơn 160.000 người đang tìm việc làm tại 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo GDP)

50 công ty được xếp thứ hạng thành hai bảng khác nhau căn cứ vào ý kiến của hai nhóm chuyên ngành kinh doanh và kỹ sư. Google đều đứng đầu hai bảng xếp hạng và trở thành nhà tuyển dụng thu hút nhất

Muốn kết nối với thế giới

Những tổ chức tài chính như J.P.Morgan, Goldman Sachs và Morgan Stanley ngày càng thu hút ứng viên ngành kỹ sư, trong khi những công ty công nghệ truyền thống như Apple, Intel hay IMB lại thu hút nhiều nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh

“Xu hướng này hé lộ cuộc chiến nhân tài diễn ra ở phạm vi rộng hơn và các công ty đang đầu tư vào những lĩnh vực nhân lực mới mà trước đây họ chưa nghĩ đến. Điều này phản ánh hoạt động ngày càng quy mô của các công ty

Những hoạt động của công ty tài chính dựa trên hệ thống máy tính phải bảo đảm chạy hiệu quả, trong khi những công ty công nghệ cần nhân viên bán hàng và tiếp thị tài năng để giành giật miếng bánh thị trường”, giám đốc khu vực Bắc Âu của Universum, Claes Peyron, nhận định. Cuối năm 2011, tập đoàn J.P.Morgan quyết định tăng gấp đôi ứng viên thực tập ngành kỹ sư của mình trong năm 2012

Theo bà Kyle Ewing, quản lý chương trình phương thức tiếp cận và tài năng tại trụ sở chính của Google ở Mountain View (California, Mỹ), sức hấp dẫn của Google nằm ở văn hoá công ty: một môi trường sáng tạo và nhiều cơ hội, luôn tăng trưởng từ khi bắt đầu tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong những năm qua

Đó cũng là lý do những công ty công nghệ ngày càng phổ biến trong giới sinh viên kinh doanh. “Những sinh viên mới ra trường rất quan tâm với việc tạo ra tác động và giải quyết những vấn đề lớn. Họ muốn một tổ chức trao cho họ thêm khả năng thực hiện điều đó”, bà Ewing nói

Công ty tài chính mất sức hút

Ngoại trừ J.P.Morgan vẫn còn thu hút nhiều nhân tài trong năm 2011, các tập đoàn tài chính khác đang kém sức hút hơn. Như ngân hàng UBS (Thuỵ Sĩ) giảm năm vị trí trong bảng xếp hạng năm nay, ngân hàng Mỹ (BOA)/Merril Lynch và ngân hàng Credit Suisee (Thuỵ Sĩ) tụt hai vị trí. Goldman Sachs và ngân hàng Citi giữ nguyên vị trí so với năm ngoái.

Không chỉ với ứng viên đang tìm việc mà những ứng viên đã đi làm cũng không mặn mà với những công ty dịch vụ tài chính. Trong danh sách 200 nhà tuyển dụng lý tưởng do Universum thực hiện, khảo sát 6.700 nhân viên dưới 40 tuổi đã có một đến tám năm kinh nghiệm, cho thấy họ không còn mặn mà với những công ty tài chính

Ngân hàng Mỹ BOA/Merril Lynch chứng kiến sự giảm vị trí mạnh nhất trong năm nay, từ 48 của năm 2010 còn 77 trong năm qua

Tuy nhiên, các công ty kiểm toán hàng đầu vẫn là sự lựa chọn của sinh viên. Những công ty này luôn không ngừng tuyển dụng kể từ thời đại suy thoái

Điển hình như công ty Ernst & Young vẫn tiếp tục tuyển dụng trong năm 2008 và 2009, mùa cao điểm của khủng hoảng kinh tế. Mặc dù thừa nhận chỉ tiêu tuyển dụng có giảm đi, nhưng giám đốc phụ trách tuyển dụng của Ernst & Young Dan Black khẳng định công ty vẫn tuyển nhân tài thường xuyên cho các bộ phận như kế toán, thuế, bảo hiểm, xử lý các vụ sáp nhập và mua lại…

“Trong năm đến mười năm tới, những nhân viên mới này sẽ được giao các nhiệm vụ chủ chốt”, ông Black nói. Trong hệ thống bốn công ty kiểm toán hàng đầu, KMPG là công ty được người tìm việc ưa chuộng nhất năm 2011

Tìm cuộc sống cân bằng hơn

Những người trẻ ngày càng chú trọng cân bằng công việc và cuộc sống. Đó là đòi hỏi chính đáng và ưu tiên nhất mà nhà tuyển dụng phải đáp ứng nhu cầu, bà Diane Borhani, giám đốc tuyển dụng của Deloitte tại Chicago nói

Tại Deloitte, ứng viên có thể trao đổi với người quản lý về cách họ muốn kết hợp công việc với cuộc sống cá nhân của mình để nhận được mọi sự hỗ trợ cần thiết. Deloitte còn có chương trình cho nhân viên muốn giảm giờ làm chính để theo đuổi những lợi ích bên ngoài

“Trong khi những người thuộc giai đoạn Baby Boomer (sinh ra năm 1946 – 1964) và thế hệ X (sinh trong giai đoạn 1960 – 1970) tập trung vào làm việc chăm chỉ để gặt hái thành quả, thì thế hệ Y (sinh ra từ giữa năm thập niên 1970 đến đầu năm 2000) tìm kiếm một cuộc sống cân bằng mà vẫn thành công

Họ có lẽ được truyền cảm hứng từ những gì cha mẹ mình đã bỏ lỡ”, giám đốc marketing toàn cầu của Universum, Cecilia Dahstrom, nói.

Theo bà Dahstrom, những ứng viên ngành kỹ sư tìm kiếm một công ty mang lại một môi trường sáng tạo và năng động, những ứng viên ngành kinh doanh muốn được tạo điều kiện học hỏi tiếp và công việc phải có thu nhập tốt trong tương lai, thể hiện cái tôi rõ ràng hơn

Các ứng viên muốn phát triển theo cách mà mỗi ngày là một nấc thang mới, tăng cường khả năng làm việc và triển vọng cho một công việc tốt và cân bằng hơn

Như vậy, thanh niên ngày nay sắp xếp các đơn vị tuyển dụng dựa trên cách đáp ứng nhu cầu của các công ty. Để giải quyết vấn đề này, các công ty cần một chính sách sử dụng lao động có bản sắc và tăng cường thu hút nhân tài”, ông Petter Nylander, tổng giám đốc Universum nói

Cảnh Toàn
 
Last edited:
Larry Page và bí quyết xây văn hóa Google

“Từng sáng kiến sẽ không thể phát huy tác dụng nếu nhân viên không cảm thấy công ty như gia đình. Khi bạn đối xử với nhân viên theo cách này, năng suất làm việc của họ sẽ tăng cao”, CEO Larry Page cho biết

CEOGOOGLEgoogleuserconte.jpg

Môi trường làm việc bổ ích cho mỗi thành viên, thân thiện và gắn kết cả tập thể ở Google tiếp tục chứng minh giá trị

Danh sách những công ty có môi trường làm việc tốt nhất thế giới năm nay một lần nữa vinh danh Google. Đây là chiến thắng thứ 3 của công ty này sau 2 lần giành vinh quang trước đó vào năm 2007 và 2008

Trong bài phỏng vấn dành cho Fortune về bí quyết xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, CEO Larry Page của gã khổng lồ công nghệ này đã có những chia sẻ thú vị

Cảm giác của nhân viên khi trở thành một phần của Google thay đổi thế nào trong thời gian qua ?

Điều này có thay đổi khi Công ty mở rộng nhưng bản chất vẫn được giữ nguyên. Khi còn theo học ở Stanford, tôi nhận ra rằng những dự án hay luôn thu hút nhiều người đăng ký. Nếu bạn được làm những điều quan trọng, có khả năng thay đổi thế giới và yêu thích, bạn sẽ rất hào hứng khi thức dậy vào mỗi sáng

Mọi người đều muốn làm những điều ý nghĩa và có sức ảnh hưởng nhưng không phải ai cũng có cơ hội để thực hiện mong muốn này. Hiểu những điều này, tôi và các cộng sự tại Google ra sức xây dựng một môi trường văn hóa nhằm đáp ứng những nhu cầu đó

Cách nay một thập niên, sứ mệnh của Google chỉ gắn với 100 người, làm cách nào anh duy trì sứ mệnh này cho hàng nghìn nhân viên hiện nay ?

Khi khởi nghiệp năm 1998, sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp nguồn thông tin của thế giới. Theo tôi, đó không phải là công việc chỉ dành riêng cho 100 người, chúng ta cần nhiều người hơn để thực hiện công việc này

Đến nay, tôi không cho rằng với các nguồn lực hiện có, chúng tôi lại hết những việc quan trọng để làm, thế giới vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết

Anh có thể tóm lược về văn hóa của Google ?

Nhiệm vụ của tôi trong tư cách người chèo lái Google là đảm bảo mọi nhân viên đều có những cơ hội tuyệt vời, tạo ra được những ảnh hưởng ý nghĩa và đóng góp vì sự phồn vinh của xã hội

Chúng tôi hiện hoàn thành khá tốt nhiệm vụ này và mục tiêu của tôi là đưa Google trở thành công ty dẫn đầu thế giới với triết lý này

Những hoạt động vui chơi tuyệt vời tại Google có tầm quan trọng như thế nào với nhân viên ?

Từng sáng kiến sẽ không thể phát huy tác dụng nếu nhân viên không cảm thấy công ty như một gia đình. Khi bạn đối xử với nhân viên theo cách này, năng suất làm việc của họ sẽ tăng cao

Thay vì quan tâm đến số giờ làm việc của nhân viên, bạn chú trọng đến kết quả đạt được. Bạn cần liên tục sáng tạo trong việc xây dựng quan hệ với nhân viên và tìm hiểu xem những gì tốt nhất bạn có thể làm cho họ

Tại Google, chúng tôi rất chú trọng sức khỏe của nhân viên, đảm bảo rằng họ luôn khỏe mạnh và không hút thuốc. Nhờ đó, chi phí y tế của chúng tôi tuy có tăng, nhưng chậm hơn các công ty khác rất nhiều

Đồng thời nhân viên của chúng tôi hạnh phúc hơn và lao động với năng suất cao hơn. Chúng tôi luôn đảm bảo rằng nhân viên có được những bữa ăn dinh dưỡng và lành mạnh

Chúng tôi bày những món tráng miệng ở những nơi thuận tiện cho nhân viên. Chúng tôi cũng có bác sĩ tại chỗ. Ta thường nghĩ rằng mọi người có xu hướng chọn các phòng tập lớn để rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên, chúng tôi lại thấy rằng những phòng tập nhỏ gần nơi làm việc lại được nhiều người lựa chọn hơn

Ai lại chọn rời khỏi chỗ làm, lái xe đi một đoạn xa, tìm chỗ đậu xe và chờ đợi đến lượt mình sử dụng phòng tập trong khi họ có thể sử dụng phòng tập ngay tại công ty ?

Liệu chính sách bữa ăn miễn phí ở Google sẽ luôn được duy trì ?

Tôi không cam kết về tính chất luôn luôn nhưng tôi không lo ngại về chi phí bỏ ra. Điều duy nhất tôi bận tâm là liệu việc này có tạo thói quen ăn uống quá mức cho nhân viên hay không. Cho đến nay, có vẻ như mọi việc diễn biến theo nghịch lý: càng có nhiều thức ăn miễn phí, nhân viên càng ăn uống điều độ và khỏe mạnh. Và quan trọng, hoạt động này khiến môi trường làm việc của chúng tôi thân thiện như một gia đình

Anh có nghĩ Google là công ty tập quyền ở các trụ sở chính ?

Hiện hơn một phần ba số lượng nhân viên của chúng tôi đang làm việc tại Mountain View. Tôi hy vọng rằng theo thời gian, chúng tôi sẽ giảm bớt tính tập quyền ở các trụ sở chính và phát triển được những công cụ giúp mọi người có thể làm việc tại bất kỳ đâu trên thế giới một cách thực sự hiệu quả

Mặc khác, California là một nơi sinh sống lý tưởng, thế nên, chúng tôi luôn khuyến khích mọi người hãy chuyển đến đây sinh sống và làm việc cho Google
 
Last edited:
Đại gia công nghệ vào Nhà Trắng "săn đầu người"

Việc thuê những chính trị gia có nhiều kinh nghiệm, có mối quan hệ với chính phủ được coi như bước thành công trong việc quảng bá hình ảnh và tăng cường tầm ảnh hưởng của các hãng công nghệ

20120223153703_facebook.jpg

Facebook được cho là hãng tích cực nhất trong việc lôi kéo những cựu chính trị gia hàng đầu

Nhân viên cao cấp

Sự xuất hiện của chính trị gia trong vai trò lãnh đạo tại các hãng công nghệ đã không còn là điều hi hữu

Ông Jared Cohen hiện đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Google Ideas - nhóm cố vấn chuyên nghiên cứu về các thách thức toàn cầu và ứng dụng những giải pháp công nghệ. Ông từng là cố vấn thân cận với cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và Ngoại trưởng Hillary Clinton

Sau khi rời Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao (dưới thời Tổng thống Obama), bà Katie Stanton đã trải qua nhiều vị trí cao cấp tại Yahoo và Google trước khi giữ chức Giám đốc Chiến lược của Twitter

Hãng AT&T cũng không bỏ lỡ cơ hội khi mời được chính trị gia giàu kinh nghiệm Jim Cicconi, người từng là Trợ lí đặc biệt cho Tổng thống Ronald Reagan và Phó chánh văn phòng Tổng thống Bush

Tuy nhiên, tính tới nay, Facebook mới là hãng tích cực nhất trong việc lôi kéo những cựu chính trị gia hàng đầu. Có thể kể tới những nhân vật lớn ở Facebook như cựu Phó trợ lí Tổng thống Bush, Theodore Ullyot, cựu Thư kí báo chí của Tổng thống Clinton, Joe Lockhart hay bà Sheryl Sandberg, cựu Chánh văn phòng Giám đốc kho bạc dưới thời ông Clinton…

Vận động hành lang

Theo Facebook, các cuộc điều tra hay các vụ kiện về bản quyền và độc quyền luôn là những trở ngại lớn cho sự phát triển của công ty

Ông Bill Allison, chủ biên Sunlight Foundation, một tổ chức ủng hộ sự minh bạch về chính trị, giải thích: “Tới thời điểm mà các hãng công nghệ nhỏ trở nên lớn mạnh, Washington bắt đầu để ý tới họ. Đó là lí do vì sao Microsoft, Goolge, Apple và nay là Facebook đều đối phó bằng cách vận động hành lang”

Dù không phải là một phương pháp mới, nhưng việc thuê những chính trị gia có nhiều kinh nghiệm cũng như có mối quan hệ với chính phủ vẫn tỏ ra rất hữu ích, đặc biệt là với những công ty đang phải tìm cách ứng phó với các chính sách trong nước và trên toàn cầu. Nó được coi như một bước thành công trong việc quảng bá hình ảnh, tăng cường tầm ảnh hưởng của mình với các chính phủ cũng như những đối thủ khác

Thậm chí, trong một phát biểu của mình, chính Facebook cũng thừa nhận việc thành lập nhóm các chính trị gia trong nội bộ công ty “là điều bắt buộc, giúp chúng tôi có nguồn lực để chứng minh cho những nhà hoạch định chính sách thấy rằng chúng tôi là những người đi đầu trong lĩnh vực bảo mật, an ninh và an toàn Internet”
 
Last edited:
Sau IPO Facebook, Mark Zuckerberg giàu hơn người sáng lập Google

fb_d7a7d.jpg

Sự kiện IPO trị giá 16 tỷ USD của Facebook vừa biến chàng thanh niên 28 tuổi Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ 29 trên thế giới

Với giá 38 USD/cổ phiếu, 503,6 triệu cổ phiếu và quyền chọn mà Zuckerberg đang sở hữu có giá trị 19,1 tỷ USD, biến anh trở thành người giàu hơn cả Sergey Brin và Larry Page, người sáng lập ra bộ máy tìm kiếm Google

Zuckerberg bán 30,2 triệu cổ phiếu và thu về 1,15 tỷ USD trong lần IPO này. Hầu hết số tiền thu được sẽ được dùng để trả thuế có liên quan đến việc thực hiện 60 triệu hợp đồng quyền chọn cổ phiếu

CEO của Facebook bắt đầu xây dựng mạng xã hội này với trụ sở đặt tại Menlo Park, California từ khi 19 tuổi và chỉ từ một dự án dành cho các bạn cùng lớp tại căn phòng nhỏ trong kí túc xá đại học Havard. Giờ đây, Facebook đã có hơn 900 triệu người dùng và tạo ra doanh thu 2,7 tỷ USD trong năm 2011
 
Last edited:
Khi nhà khoa học trở thành người quản lý quỹ đầu cơ

Scientists1.jpg

Sự phát triển vượt bậc của thị trường tài chính đang gây nên tình trạng mất cân bằng trong việc phân bổ nguồn lực giữa các ngành

Báo cáo thường niên vừa được Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) đưa ra hôm 24/6 vừa qua ẩn chứa rất nhiều thông tin quý báu. Một trong những điều thú vị nhất là BIS đã nói đến những chi phí mà xã hội phải bỏ ra khi các nhà khoa học trở thành những người quản lý quỹ đầu cơ

Trước hết, hãy bắt đầu với tình hình tăng trưởng tín dụng trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều người cho rằng tín dụng tăng trưởng quá nóng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây nên tình trạng suy giảm của thị trường tài chính

Tuy nhiên, đây là cả một quá trình lâu dài với nhiều yếu tố: tăng trưởng tín dụng vượt quá khả năng của các định chế tài chính trong việc phân loại và xử lý các khoản nợ dẫn đến các quyết định cho vay sai trái. Trong hoàn cảnh này, căng thẳng tài chính có thể xảy ra ngay cả khi tỷ lệ tín dụng ở mức thấp

Điều đáng lo ngại ở đây nằm ở một khía cạnh khác: khu vực tài chính bị thổi phồng có thể dẫn đến tình trạng nhân tài của các ngành khác bị hút hết về ngành này và làm tổn hại đến sự phát triển của các lĩnh vực khác

Theo BIS, các ngành có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực với ngành tài chính đã bị tổn hại rất nhiều từ sự bùng nổ của thị trường tài chính. Đặc biệt, các ngành sản xuất thiên về nghiên cứu và phát triển (R&D) ghi nhận sự sụt giảm tăng trưởng sản lượng mạnh khi ngành tài chính bùng nổ

Trong quá trình phát triển, ngành tài chính cạnh tranh gay gắt với các ngành còn lại trong việc thu hút các nguồn lực. Không chỉ thu hút vốn vật chất bao gồm nhà cửa, máy móc phục vụ quá trình làm việc, ngành tài chính còn thu hút lượng lớn nhân lực chất lượng cao

Những nhà nghiên cứu khoa học bị lôi kéo khỏi ngành truyền thống của mình. Họ từ bỏ giấc mơ tìm ra phương pháp chữa ung thư hay cách đặt chân tới sao Hỏa và chuyển sang ước mơ trở thành nhà quản lý quỹ đầu cơ

Việc rất nhiều nhà khoa học, kỹ sư và các nhà toán học rời trường đại học để tham gia vào lĩnh vực tài chính đã trở thành điều quen thuộc. Tuy nhiên, BIS đã đưa ra một nhận định khiến nhiều người sửng sốt: những hệ quả của xu hướng này cũng chẳng khác mấy so với bong bóng dotcom của những năm 1990 hay bất cứ bong bóng nào liên quan đến tài sản hữu hình

Và, cũng như các bong bóng khác, mọi người chỉ nhận ra bong bóng sau khi nó đã vỡ tung. Quá nhiều công ty đã được thành lập, quá nhiều vốn được đổ vào ngành này và quá nhiều nhân lực đã được tuyển dụng. Quan trọng hơn, sau khi bong bóng vỡ, những nguồn lực này bị bỏ không. Ví dụ như, sau bong bóng dotcom, vô số máy tính bị loại bỏ, các văn phòng làm việc trống trơn và hàng loạt lao động chất lượng cao bị sa thải

Giống như sự lệch lạc trong phân bổ chất xám, các ngành nghiên cứu cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ ngành tài chính trong việc thu hút nguồn vốn. Theo nghiên cứu của BIS, ngành có hàm lượng nghiên cứu cao (chế tạo máy bay và khoa học máy tính) ở các nước có hệ thống tài chính phát triển mạnh thường có tốc độ tăng trưởng thấp hơn từ 1,9% đến 2,9%/năm so với các ngành có hàm lượng nghiên cứu thấp (dệt may, sắt thép) ở các nước hệ thống tài chính phát triển chậm hơn

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tiếp theo, có thể bạn sẽ nghĩ đến trường hợp các nhà khoa học đã chuyển sang làm việc tại các ngân hàng và quỹ đầu cơ quay lại với công việc nghiên cứu và thế giới sẽ chứng kiến nhiều bước đột phá từ sự chuyển biến này. Liệu điều này có xảy ra hay chúng ta chỉ đang cố gắng lạc quan ?
 
Last edited:
Vũ Minh Trí: Người lót nền công nghệ cao

89anhthay49da8.jpg

Nhiều tổng giám đốc điều hành (CEO) người Việt đã khẳng định tài năng qua thành công của các thương hiệu toàn cầu hoặc nội địa do chính họ lèo lái

Đó là những tấm gương đáng học hỏi về hành trình khởi nghiệp và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Một trong các tấm gương này là Vũ Minh Trí, sinh năm 1973, người vừa được bổ nhiệm làm CEO Microsoft Việt Nam. Trước đó, anh từng làm CEO của một số tập đoàn đa quốc gia

Vũ Minh Trí kể: “Những năm đầu 1990, việc chọn trường rất đơn giản, thích thì chọn chứ ít ai nghĩ nhiều đến yếu tố danh giá kiểu “nhất y, nhì dược”. Tôi cũng thế và đã trở thành sinh viên ngành kỹ sư hóa dầu Trường ĐH Bách khoa TPHCM theo cách đó”

Khẳng định tên tuổi

Từ thời sinh viên, Trí đã được đánh giá cao về sức học, năng khiếu lãnh đạo như một tố chất bẩm sinh. Sau khi tốt nghiệp với đề tài về dầu khí, anh được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tuyển thẳng. “Nhà mặt phố, bố làm dầu khí”, người ta hay nói thế và khi ấy ai cũng bảo Trí may mắn

Nhưng sau một thời gian miệt mài ở phòng thí nghiệm của tập đoàn, chàng kỹ sư trẻ cảm thấy mất hứng thú với những công việc khô khan, trùng lặp. “Vẻ như tôi chọn nhầm nghề. Soi vào gương, thấy đó không phải hình ảnh của mình. Cứ như vậy, chẳng lẽ 5-10 năm sau mình sẽ là một kỹ sư già? Đắn đo vài lần, tôi quyết định chia tay ngành dầu khí” - Trí cho biết

Trong suốt 10 năm, Vũ Minh Trí trải qua công việc sales, marketing ở nhiều tập đoàn đa quốc gia như P&G, BP, BAT… Rồi chàng kỹ sư năm nào bước lên tầm cao mới với vai trò CEO của Sony Ericsson. Giai đoạn năm 2006-2007, khi Vũ Minh Trí về Sony Ericsson, thị phần của hãng chỉ là 2%. Dưới bàn tay của CEO trẻ này, con số đó nhanh chóng cán mức 12%, rồi tăng chóng mặt đến 600%

Năm 2008, Trí chia tay Sony Ericsson, được mời về làm CEO cho Yahoo! Việt Nam. Lúc này, trên thế giới và tại Việt Nam, Yahoo! đã là “gã khổng lồ” trong làng công nghệ

Và từ đây, “thương hiệu” Vũ Minh Trí được biết đến nhiều hơn khi anh xin giấy phép thành lập công ty internet nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam - điều mà đến giờ vẫn chưa có ai làm, ngoài Vũ Minh Trí. Đam mê công nghệ và hiểu tâm lý cư dân mạng, Trí và Yahoo! luôn quyết tâm phải làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi cung cấp dịch vụ miễn phí, đó là phải bảo mật thông tin cá nhân cho họ. Sự thành công của Yahoo! Việt Nam, nhất là blog trực tuyến Yahoo! 360, ghi đậm dấu ấn Vũ Minh Trí

Tầm nhìn xa

Hai năm sau, kết thúc hợp đồng tại Yahoo! Việt Nam, anh về với Qualcomm, cũng vai trò CEO phụ trách khu vực Đông Dương và Thái Lan. Tại đây, anh cảm thấy hài lòng vì được làm theo triết lý riêng của mình: Đối thủ cũng chính là đối tác, vì thế phải hỗ trợ nhau cùng thúc đẩy thị trường điện thoại công nghệ 3G phát triển

Nhiệm vụ của CEO Vũ Minh Trí ở Qualcomm là tập trung phát triển công nghệ 3G và điện thoại di động bằng cách phối hợp với các mạng viễn thông nâng cao chất lượng mạng. Rồi Qualcomm ký hợp đồng bán chip cho các OEM (Originally Equipment Manufacturer - nhà sản xuất thiết bị gốc) của Trung Quốc và Đài Loan

Sau đó, các OEM bán điện thoại di động có chip Qualcomm cho những thương hiệu Việt Nam như Q-Mobile hay FPT, khuyến khích khách hàng chuyển từ công nghệ 2G sang 3G. Và đến giờ, dòng smartphone (điện thoại thông minh) vẫn tăng trưởng rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường điện thoại với các dòng máy dưới 150 USD, “chạy ào ào” trên nền tảng 3G. Điều đó chứng minh cho tầm nhìn xa của Vũ Minh Trí

“Người ta nhớ đến “Trí Qualcomm” nhiều hơn so với khi tôi làm ở Yahoo! nhưng chưa chắc đó là nơi thành công nhất” - anh chia sẻ. Với một người giàu khát vọng như Vũ Minh Trí, sự thành công không dừng lại ở bấy nhiêu đó mà phải đầy lên theo năm tháng

Góp sức phát triển công nghệ cao

Đang sôi nổi trò chuyện về những bước đi mới trong ngành công nghệ, chợt nhắc đến lĩnh vực sản xuất điện thoại di động của Việt Nam, Vũ Minh Trí trở nên suy tư. Anh kể rằng mỗi lần đến thăm các trung tâm công nghệ trên thế giới, anh đều tự hỏi: Điện thoại “made in Vietnam” đang ở đâu ? Bao giờ có ?...

Đến nay, ngành thiết bị đầu cuối các nước đều phụ thuộc vào “công xưởng thế giới” Trung QuốcBằng nhiều chính sách mở, Trung Quốc lôi kéo các nhà máy trên thế giới về nước mình rồi tranh thủ học hỏi công nghệ, cách làm

Đến giờ, công nhân của Trung Quốc có thể làm được tất cả quy trình lắp ráp, phát triển thiết bị đầu cuối, có khi còn giỏi hơn cả kỹ sư điện tử của Việt Nam. Các hãng điện thoại nổi tiếng như Nokia, Samsung, LG, Apple… đều đặt nhà máy lắp ráp tại Trung Quốc. Mỗi năm, Việt Nam có 21 triệu chiếc điện thoại di động mới được bán ra, trong đó dòng smartphone chiếm khoảng 20% nhưng chủ yếu là của đối tác nước ngoài

“Chúng ta không có gì ngoài lắp ráp. Một chiếc điện thoại giá 100 USD, trị giá phần lắp ráp chỉ chiếm… vài USD, phần thiết kế, phát triển sản phẩm chiếm đến 30%-40%...” - Vũ Minh Trí ưu tư

Có lẽ vì thế mà thay vì hài lòng với thành công, Vũ Minh Trí lại bộc bạch: “Tôi nể anh Thân Trọng Phúc (cựu tổng giám đốc Intel Việt Nam) vì đã dày công đưa nhà máy Intel về đặt ở Khu Công nghệ cao TPHCM; phục anh Võ Quang Huệ (tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam) với nhà máy viết phần mềm cho những thiết bị tự động cao cấp đặt tại KCN Long Thành - Đồng Nai”

Giờ đây, khi đảm nhận cương vị mới, rất quan trọng là CEO của tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Microsoft tại Việt Nam, anh vẫn hằng ngày âm thầm góp từng “viên gạch” xây nền móng cho ngành công nghệ cao của nước nhà

“Microsoft Việt Nam vẫn đi theo chiến lược chung của tập đoàn nhưng sẽ được sáng tạo và đổi mới để phù hợp với thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình và quyết tâm lèo lái con thuyền Microsoft tiến những bước vững chắc để mang đến những sản phẩm, giải pháp công nghệ hữu ích nhất cho người dân Việt”

Bên mái ấm gia đình

Bạn đời của Vũ Minh Trí cũng là bạn học từ thời đại học, gắn bó nhiều năm nên rất hiểu tính chồng. Từ khi anh bận rộn chinh phục những vị trí mới, chị lùi lại phía sau thầm lặng chăm lo cho gia đình. “Vợ tôi thích nấu ăn, làm bánh, khi ở nhà cô ấy sẽ có thời gian làm theo sở thích của mình” - anh chia sẻ

Trí cho biết giai đoạn này anh rất bận rộn nên hy vọng sau 45 tuổi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, nhất là 2 nhóc xinh xắn của mình
 
Last edited:
Tại sao Apple tuyển dụng được đội ngũ bán hàng xuất sắc nhất Mỹ ?
Năm 2011, mỗi nhân viên tại các cửa hàng của Apple, bao gồm cả những người không bán hàng trực tiếp, đem về 473.000 USD. 16 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được bán tại 327 cửa hàng trên thế giới

Apple Store là ông hoàng trong ngành bán lẻ thế giới với những gian hàng được thiết kế vô cùng bắt mắt, dịch vụ chuyên nghiệp và doanh thu cao khủng khiếp. Năm 2011, 327 cửa hàng toàn cầu của Apple đạt tỷ lệ doanh thu tính trên mỗi mét vuông cửa hàng cao hơn tất cả các hãng bán lẻ tại Mỹ và gấp đôi so với Tiffany. 16 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được bán tại 327 cửa hàng trên

Tính bình quân mỗi nhân viên tại các cửa hàng của Apple, bao gồm cả những người không bán hàng trực tiếp, đem về 473.000 USD, cao hơn rất nhiều mức doanh số 206.000 USD/người của các công ty nhóm ngành điện tử và thiết bị gia dụng. Vậy Apple đã bằng cách nào để có được đội ngũ nhân viên bán hàng tuyệt vời đến vậy ?

Nhà đồng sáng lập ra Apple, Steve Jobs, luôn đòi hỏi sự hoàn hảo từ chính ông cũng như nhân viên. Ông không bao giờ đưa ra những nhận xét dễ nghe và ông cũng cần người bị phê bình luôn có tinh thần sẵn sàng lắng nghe, sửa đổi. Liệu bạn có tính cách giống như Steve Jobs không ?

Nếu không, chắc chắn bạn sẽ không được tuyển dụng vào làm tại Apple Store. Và chắc chắn việc không được tuyển quả thật rất đáng xấu hổ bởi Apple thuộc số ít nhà tuyển dụng với quy mô lớn tại Mỹ. Apple dự kiến sẽ mở thêm khoảng 40 cửa hàng mới trong năm 2012

Dù làm sếp trong lĩnh vực nào, người ta cũng luôn chú ý đến việc Apple Store tuyển dụng ứng viên có tính cách như thế nào. Có rất nhiều thứ để học. Dù nhiều thương hiệu lớn cố gắng bắt chước phong cách, cách bài trí của Apple Store, thế nhưng họ không thể có được “linh hồn” của mỗi cửa hàng Apple – đó chính là con người

Apple Store nổi bật lên bởi nhân viên vừa có khả năng thu hút khách hàng cũng như làm việc rất chuyên nghiệp. Thế nhưng bằng cách nào mà Apple tìm được những nhân viên luôn gắn bó với thương hiệu của hãng và lại có nhiều kinh nghiệm chăm sóc khách hàng ?

Khi đánh giá về ứng viên tương lai, nhà tuyển dụng tại Apple thường chú ý đến những phẩm chất sau của ứng viên:

1. Ứng viên đó liệu có khả năng chịu đựng tốt hay không ?

Câu hỏi muốn đánh giá khả năng làm việc dưới áp lực cao, đặc biệt trong tình huống khó tìm ra giải pháp rõ ràng. Ứng viên còn cần phải có tinh thần dũng cảm và sự tự tin. Sự tự tin và ngạo mạn hoàn toàn khác nhau

Một ứng viên ngạo mạn sẽ nói: “Tôi biết mọi thứ về máy MacBookPro” Ứng viên tự tin sẽ nói: “Còn nhiều thứ tôi chưa biết nhưng tôi sẽ có thể tìm ra câu trả lời.” Ứng viên tốt cần biết cách thừa nhận điều gì họ chưa biết nhưng luôn quyết tâm tìm hiểu đến cùng

2. Liệu ứng viên có thể mang đến cho khách hàng sự chăm sóc theo chuẩn Ritz-Carlton (nguyên tắc được đưa ra bởi tập đoàn khách sạn nổi tiếng thế giới Ritz-Carlton) không ?

Câu hỏi này muốn đánh giá khả năng linh hoạt của ứng viên trong từng tình huống. Người tuyển dụng của Apple Store chỉ đơn giản muốn biết ứng viên có kỹ năng chăm sóc khách hàng đạt chuẩn của hãng không. Nhà tuyển dụng không muốn nghe ứng viên nói

“Tôi thích nghề chăm sóc khách hàng”. Thay vào đó họ muốn nghe: “Tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để làm cho khách hàng hài lòng và đây là ví dụ…” Ứng viên có thể bị hỏi: “Sẽ có lúc khách hàng yêu cầu việc mà bạn không thể làm được, bạn sẽ giải quyết thế nào ?”

Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng muốn xem liệu ứng viên sẽ có thể thực hiện 5 quy tắc làm dịch vụ của Apple đến đâu. Dù nhà tuyển dụng không buộc ứng viên phải biết trước 5 quy tắc này nhưng thông thường người có khả năng giao tiếp tốt đã nắm được vài quy tắc cho riêng họ khi giao tiếp với khách hàng

3. Ứng viên có tính cách giống như Steve Jobs không ?

Đơn giản hơn, họ muốn biết liệu ứng viên có hiểu sản phẩm và Apple. Ngoài ra nhà tuyển dụng muốn biết liệu ứng viên có quan điểm riêng, ăn nói lưu loát và luôn nỗ lực để làm điều đó

Khi chia sẻ với Walter Isaacson, tác giả cuốn tiểu sử về mình, Steve Jobs nói: “Tôi không nghĩ tôi ức hiếp hay bắt nạt ai, nhưng nếu có điều gì không hợp lý, tôi nói thẳng vào mặt. Tôi đã cố gắng tạo ra văn hóa đó

Chúng ta cần phải thẳng thắn với nhau.” Rất ít nhân viên từng gặp trực tiếp Steve Jobs thế nhưng nếu có, họ sẽ phải học cách giao tiếp với ông, nếu không họ sẽ phải co rúm người vì sợ hãi hoặc hết sức buồn phiền

Quản lý cao cấp nhất dưới quyền Jobs thừa hiểu họ luôn phải tôn trọng Jobs nhưng họ cũng sẵn sàng phản bác lại ý kiến của ông và tranh luận với ông

CEO Tim Cook nhớ lại: “Tôi nhận ra từ rất sớm rằng nếu bạn không tự đánh giá cao và biết thể hiện quan điểm của mình, ông sẽ khiến bạn cảm thấy mình chẳng còn chút giá trị nào.” Tất nhiên Apple Store muốn tuyển nhân viên bán hàng và chăm sóc khách hàng thân thiện nhưng họ cũng muốn tìm kiếm người dám thể hiện quan điểm và không sợ hãi khi phản hồi lại ý kiến của khách hàng

Trong suốt nhiều năm tôi nghiên cứu về bí mật đằng sau cửa hàng Apple, tôi rất ấn tượng với sự thật rằng, dù là công ty bán lẻ có lãi nhất, Apple chẳng bao giờ tự hài lòng. Nhà quản lý liên tục đánh giá nhân viên và chính họ

Họ đưa ra nhận xét và muốn nhận lại phản hồi chính đáng, chân thực. Họ áp dụng nguyên tắc Ritz-Carlton vào đội ngũ bán hàng và cố gắng cải thiện các quy tắc theo hướng tốt hơn. Họ luôn đánh giá chất lượng của các cuộc hội thoại giữa nhân viên và khách hàng

Công ty nào tuyển dụng được nhân viên thân thiện, tự tin sẽ có được đội ngũ cá nhân dám thể hiện quan điểm, luôn dám phản hồi lại ý kiến theo hướng xây dựng và phục vụ khách hàng tốt nhất

Tác giả bài viết, ông Carmine Gallo, là chuyên gia tư vấn truyền thông cho nhiều thương hiệu được ngưỡng mộ nhất thế giới. Ông từng viết một số cuốn sách bán rất chạy như “Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs (The Presentation Secrets of Steve Jobs)” hay “Bí quyết sáng tạo của Steve Jobs - The Innovation Secrets of Steve Jobs”

Cuốn sách mới của ông với tựa đề “Kinh nghiệm từ Apple: Bí quyết để có khách hàng trung thành - The Apple Experience: Secrets to Building Insanely Great Customer Loyalty” là cuốn sách đầu tiên đưa ra được bí mật đằng sau thành công của các cửa hàng bán lẻ Apple Store

Diệp Thanh
 
Last edited:
CEO LinkedIn: Nhà đầu tư xuất chúng của Thung lũng Silicon
Được phát triển bởi 2 kỹ sư và nhà kinh doanh nổi tiếng, mạng xã hội định hướng kinh doanh LinkedIn được định giá lên tới 8,91 tỷ USD

Được phát triển bởi 2 kỹ sư phần mềm và nhà kinh doanh nổi tiếng của ngành công nghệ, mạng xã hội định hướng kinh doanh đầu tiên trên thế giới LinkedIn được định giá lên tới 8,91 tỷ USD

Phát triển từ tháng 12/2002 và ra mắt chỉ 6 tháng sau đó, sau 10 năm, LinkedIn đã trở thành mạng xã hội dành cho doanh nhân nổi tiếng nhất thế giới.Tính đến 2/9/2011, LinkedIn có tới 150 triệu người dùng tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ

Website này hỗ trợ tới 17 ngôn ngữ, trong đó có 6 ngôn ngữ Liên hợp quốc. Hàng tháng, LinkedIn thu hút 21,4 triệu lượt truy cập tại Mỹ và 47,6 triệu lượt trên toàn thế giới, tốc độ phát triển tính đến tháng 6/2011 đạt 63%

2 CEO đồng thời là sáng lập viên của LinkedIn là Jeff Weiner và Reid Hoffman. Jeff Weiner từng theo học một trong những ngôi trường kinh doanh tốt nhất thế giới là Wharton - thuộc đại học Pennsylvania. Trước khi bắt đầu phát triển LinkedIn từ tháng 12/2008 với vai trò quyền Chủ tịch,Weiner là Phó chủ tịch phụ trách mạng lưới của Yahoo! và hãng phim nổi tiếng thế giới Warner Bros. Số lượng nhân viên mà Weiner phụ trách khi còn làm ở Yahoo! là 3.000 người, quản lý một hệ thống có lượng người dùng lên tới 500 triệu

Trong khi đó, Reid Hoffman nổi danh là một trong những nhà đầu tư xuất chúng của Thung lũng Silicon. Tốt nghiệp ngôi trường hàng đầu thế giới là Đại học Stanford chuyên ngành hệ thống biểu tượng và khoa học nhận thức, Reid giành được học bổng Marshal và giải thưởng Dinkelspiel trước khi lấy bằng cử nhân triết học tại đại học Oxford 3 năm sau đó

Sau gần một thập kỷ được biết tới như là một trong những kỹ sư phần mềm sừng sỏ nhất của Apple, Hoffman trở thành sáng lập viên của SocialNet.com, một công ty chuyên về dịch vụ hẹn hò trên mạng

Khi còn làm việc tại SocialNet.com, Hoffman cũng góp mặt trong ban lãnh đạo của PayPal, một trang web cung cấp dịch vụ đổi tiền điện tử. Năm 2002, khi PayPal được eBay mua lại, Hoffman lúc đó đang nắm giữ vị trí Phó chủ tịch của công ty này

Là đồng sáng lập LinkedIn - một trong những mạng xã hội hỗ trợ kinh doanh đầu tiên trên thế giới, Hoffman khởi đầu với chức vụ CEO trong 4 năm trước khi trở thành Chủ tịch công ty. Với việc LinkedIn IPO vào ngày 19/5/2012, tổng tài sản của Hoffman ước tính đạt 2,34 tỷ USD

Con số này chưa tính tới phần lợi nhuận mà Hoffman có được dưới danh nghĩa là cộng sự của Greylock Partner - quỹ đầu tư lớn và lâu đời nhất thế giới. Tính đến nay, Hoffman đã đầu tư vào khoảng 80 công ty công nghệ, trong đó có cả Facebook và Zynga

Có đến 73 công ty trong danh sách Fortune 100 (2011) dùng đến giải pháp tuyển dụng của LinkedIn. Một số công ty công nghệ có lượng người dùng trên LinkedIn cao nhất bao gồm IBM (200.000 thành viên), HP (130.000 thành viên), Accenture (120.000 thành viên) và Microsoft (95.000 thành viên)
 
Last edited:
Nhân viên Google được hưởng lương cả khi… đã chết​

RIP1.jpg

Nếu một nhân viên của Google qua đời, người thân/vị hôn thê của người đó sẽ nhận được 50% lương của người đã mất trong suốt 10 năm, con của họ được chu cấp cho đến năm 18 tuổi

Không còn nghi ngờ gì nữa, phúc lợi dành cho nhân viên Google tốt nhất thế giới. Nhân viên Google được cắt tóc, thưởng thức đồ ăn, rượu, chăm sóc y tế miễn phí…

Sẽ thật bất ngờ nếu người ta biết được Google sẽ chăm lo cho nhân viên ngay cả sau khi họ qua đời. Thông tin đó đã được ông Laszlo Bock, giám đốc nhân sự của Google, chia sẻ trong bài phỏng vấn gần đây

Ông Bock nói: “Dường như ai đó sẽ thấy sự vô lý. Nhưng chúng tôi đã thông báo cụ thể chương trình phúc lợi dành cho nhân viên và người thân ngay cả sau khi họ đã qua đời.” Hiện nay, chênh lệch tuổi tác của nhân viên làm việc Google khá lớn (nhân viên già nhất của Google hiện đã 83 tuổi)

Giám đốc nhân sự của Google đưa ra chi tiết về chương trình: Nếu một nhân viên Google qua đời trong khi vẫn đang làm việc cho Google, người hôn thê còn sống hoặc người thân cận nhất của người đó sẽ nhận được séc trị giá 50% lương hàng năm của người đã mất trong suốt 10 năm

Đặc biệt hơn, phát ngôn viên của Google đã xác nhận thông tin chương trình phúc lợi này không yêu cầu về thời gian cống hiến cho công ty, nó đồng nghĩa với việc 34 nghìn nhân viên Google đều được hưởng lợi

Ông Bock nói: “Chúng tôi nhận ra rằng ở thời điểm nào đó trong cuộc đời, chúng ta sẽ đều phải đối diện với việc người thân qua đời. Khoảng thời gian đó hẳn thật kinh khủng và đầy rẫy khó khăn, chúng tôi luôn trăn trở với việc làm sao để giúp đỡ cho vị hôn thê/người thân của nhân viên Google đã qua đời bớt vất vả”

Ngoài chương trình trả lương 10 năm, vị hôn thê/người thân đó sẽ được nhận ngay toàn bộ cổ phiếu của người đã mất còn con của họ nhận được 1.000USD/tháng từ Google cho đến tuổi 19 (hoặc đến năm 23 tuổi nếu đứa trẻ học hết đại học)

Google như vậy đã đưa ra chương trình phúc lợi thực sự hào phóng. Khác với chương trình chăm sóc cho nhân viên tại nơi làm việc với mục tiêu để nhân viên hạnh phúc, sáng tạo và làm việc tốt hơn; chương trình phúc lợi dành cho người đã mất không mang lại lợi ích nào cho Google cả

Nhưng ông Bock nói: “Tất nhiên Google chẳng lợi lộc gì cả. Tuy nhiên công ty thực sự cần phải giúp đỡ cho gia đình của người đã mất trong hoàn cảnh không may mắn”

Ngay từ khi mới thành lập công ty, Google đã luôn tính trước về nhiều biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân viên. Theo ông Bock, nhà sáng lập Sergey Brin đã quan tâm đến vấn đề này từ khi công ty có chưa đến 100 nhân viên, ông đề xuất về việc cung cấp dịch vụ giữ trẻ cho ông bố/bà mẹ. Hiện nay Google đã có nhà trẻ tại chỗ nhưng mức phí đã được điều chỉnh tăng trong những tháng gần đây

Chế độ nghỉ sinh đẻ tại Google cũng tốt nhất trong các công ty. Người cha sẽ được nghỉ hưởng lương 6 tuần còn người mẹ sẽ được nghỉ hưởng lương 18 tuần sau khi con của họ ra đời

Mối liên hệ giữa chương trình phúc lợi khi sinh đẻ và giữ chân nhân viên rất rõ ràng. Theo báo cáo của Cơ quan thống kê lao động Mỹ năm 2008, khoảng hơn 60% người lao động có con dưới 6 tuổi

Ông Bock nói: “Khi chúng tôi nghĩ về nhu cầu của nhân viên Google, chúng tôi không quan tâm quá nhiều đến tuổi của người đó. Nếu nhân viên có kỹ năng, kiến thức thực sự phù hợp và người đó phải chăm sóc cha mẹ già, hay nuôi con nhỏ, dù nhu cầu như thế nào đi nữa; chúng tôi luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ”

Giải thích cho chương trình phúc lợi lý tưởng dành cho nhân viên, ông Bock nói: “Người ta có thể nói với tôi rằng ‘ồ bạn là Google, tất nhiên bạn có tiền để làm những thứ điên rồ đó’. Tất nhiên không ít nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình phúc lợi tốt dành cho nhân viên sẽ giúp cải thiện khả năng làm việc và khiến nhân viên gắn bó hơn với công ty”

Tuy nhiên ông khẳng định: “Lý do thực sự mà chúng tôi đưa ra chương trình như vậy chính là chúng tôi cảm thấy đó là điều đúng đắn cần làm. Dù sao đi nữa, nhân viên muốn làm việc cho công ty quan tâm đến họ hơn một công ty luôn thờ ơ. Xét từ góc độ công ty, quan tâm đến nhân viên dù sao vẫn có lợi hơn không”

Ngọc Diệp
 
Giáo sư giàu nhất thế giới và đam mê "lập công ty"

Có rất nhiều tỷ phú không có bằng đại học và có rất ít tỷ phú có học vị giáo sư. Với tài sản 1,3 tỷ USD, David Cheriton có lẽ là vị giáo sư đại học giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, không giống như những tỷ phú khác, du thuyền, máy bay riêng không phải là sở thích của ông

Vị giáo sư ngành khoa học máy tính của trường ĐH Stanford tự coi mình là "gàn". Món đồ xa xỉ nhất mà ông đã từng mua là một chiếc Honda Odyssey "cho bọn trẻ". Tuy nhiên, ông có một niềm đam mê tốn kém khác là "lập công ty"

Hai công ty đầu tiên do ông tham gia thành lập được bán cho Cisco Systems và Sun Microsystems với giá hàng trăm triệu USD. Hơn 50 triệu USD kiếm được từ giao dịch đó ông tiếp tục đầu tư vào 17 công ty khác nhau, từ VMware cho đến gần đây nhất là Arista Networks

Tuy nhiên, vụ đầu tư đáng nhớ nhất của ông là khi ký tờ séc 100.000 USD cho hai cậu sinh viên ĐH Stanford, Larry và Sergey năm 1998. Tờ séc đó giờ đây trị giá hơn 1 tỷ USD, tính theo giá trị cổ phiếu Google. Ông nói: "Tôi cảm thấy mình rất may mắn trong đầu tư"

Thời gian là tất cả

Giáo sư Cheriton, 61 tuổi, là một người rất kín tiếng. Kết quả search Google về ông chỉ ra vài trang web đơn sơ, với phông chữ Times New Roman, không hề có LinkedIn, Facebook hay thậm chí Twitter, như người ta thường thấy ở dân Thung lũng Silicon. Khi hỏi sinh viên của Stanford, cũng chẳng mấy người biết về ông

david-cheriton-stanford.jpg

David Cheriton là một trong số ít tỷ phú có học vị giáo sư

Đó là cách sống mà Cheriton ưa thích. Ông vẫn đi lại bằng chiếc Volkswagen Vanagon 1986 mua từ thủa hàn vi, vẫn sống trong ngôi nhà giản dị ở Palo Alto từ 30 năm nay, và thậm chí tự cắt tóc, cạo râu cho mình. "Đó không phải là vì tôi tiết kiệm hay khó tính, mà chỉ là vì tôi thấy cắt tóc cho mình rất dễ và đỡ mất thời gian"

Với một người làm việc từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày, Cheriton hiểu rằng thời gian là tất cả. Công cụ tìm kiếm Google mà ông đầu tư vào cho phép hàng tỷ người trên thế giới tiếp cận với thông tin họ cần nhanh nhất có thể

Công ty mới nhất của ông, Arista Networks, tạo ra bộ chuyển dữ liệu có thể giảm thiểu thời gian chờ giữa các máy chủ, tốc độ bit dưới 500 nanoseconds (một phần tỷ của giây), nhanh gấp hai lần tốc độ chuyển dữ liệu tốt nhất hiện của Cisco và Juniper Networks

Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư chứng khoán thực hiện giao dịch nhanh hơn đối thủ trong vài phần tỷ của giây và cho phép các bác sĩ kết hợp bộ gen của bệnh nhân ngay lập tức

Thông minh và tự lập

Là con thứ ba trong gia đình có 6 người con, ông lớn lên trong thời kỳ sau cuộc đại duy thoái. Bố mẹ ông, hai kỹ sư người Canada, đã luôn khuyến khích con tự tìm con đường đi riêng của mình

Cheriton được các anh chị miêu tả là một cậu bé độc lập, tự tin. Khi còn đi học, cậu không thích tham gia các đội thể thao của trường mà dành thời gian xây cho mình một căn nhà gỗ riêng trong vườn của gia đình để tránh xa những đứa trẻ khác

Cậu bé thông minh đã rời khỏi trường trung học từ năm lớp 11 bởi cậu thấy chương trình học quá "thấp" so với mình. Bố cậu nói: "Nó đã luôn tự tìm con đường riêng của mình, chúng tôi không can thiệp vào quyết định của con"

Là một cậu bé thông minh và ham tìm hiểu, Chariton đã không hề bị mắng mỏ khi chọn theo học chương trình ghi ta cổ điển và nghệ thuật trình diễn, đam mê lớn nhất của cậu khi còn là sinh viên

Sau khi bị trượt khoa âm nhạc của Đại học Alberta, Chariton lại tìm được mối quan tâm khác, đó là toán học và sau đó là khoa học máy tính. Ông theo học tại Đại học British Columbia và sau đó lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Waterloo

Năm 1981, trong khi tìm vốn tài trợ nghiên cứu, Cheriton đến Stanford khi Thung lũng Silicon mới bắt đầu hình thành. Tại đây, ông đã gặp Andy Bechtolsheim, một nghiên cứu sinh người Đức rất xuất sắc, người đã thiết lập mạng máy tính Stanford University Network, gọi tắt là SUN

Bechtolsheim mời Cheriton tham gia phát triển phần mềm cho máy tính nối mạng. Cheriton đã không chỉ tham gia viết phần mềm mà còn bắt tay vào cả thiết kế phần cứng

Năm 1982, Bechtolsheim rời Stanford để thành lập Sun Microsystems nhưng Cheriton vẫn tiếp tục sự nghiệp dạy học. Ông hầu như tránh xa trào lưu bỏ học, bỏ dạy để đi mở công ty như nhiều sinh viên và đồng nghiệp của mình. Nhiều người trong số họ đã trở thành tỷ phú, như cựu giáo sư Stanford Jim Clark, người sáng lập Netscape

Khi Bechtolsheim rời SUN năm 1995, ông bắt đầu tìm kiếm ai đó hiểu về những vấn đề phần mềm cơ bản phía sau những kết nối Ethernet. Ông gọi điện cho Chertion và hai người thành lập ra Granite Systems, một công ty chuyển mạch Ethernet. Chỉ sau 14 tháng thành lập, hai người đã bán công ty này cho Cisco với giá 220 triệu USD

Năm 2001, hai người lại gặp nhau và lập nên công ty mạng lưới Kealia, rồi bán lại cho Sun với giá 120 triệu USD. Trong những lần hợp tác đó, cả hai đã cùng làm vụ đầu tư thành công nhất của họ, đó là mỗi người đầu tư 100.000 USD cho hai chàng sinh viên sáng lập Google

Page và Brin không phải là hai sinh viên của Cheriton, nhưng họ tìm đến ông sau khi biết về thành công của ông với Granite, với hy vọng ông sẽ cho truyền họ kinh nghiệm về việc thương mại hoá thuật toán PageRank

Đang thắng lớn với Granite (sở hữu 10% công ty này, sau khi bán, ông thu được hơn 20 triệu USD), ông đã sẵn lòng giúp họ

Bechtolsheim cũng có suy nghĩ tương tự. Ông đã mất một thời gian để hiểu về sự phổ biến của công cụ tìm kiếm cũng như ý đồ thu tiền trên mỗi đường link của người sáng lập. Ông nhớ lại: "Tôi đã nghĩ nếu họ có 1 triệu hit mỗi ngày, và 5 cent mỗi đường link, ít nhất họ sẽ không phá sản"

Cheriton và Bechtolsheim tự nhận họ là "nhà đầu tư vô tình" vào Google. Tuy nhiên, Ron Conway, một nhà đầu tư có mặt ở khắp Thung lũng Silicon, người mà Cheriton đã giới thiệu đầu tư vào Google nói: "Họ là những người cực kỳ thông minh, vì thế họ thu hút được nhiều kỹ sư thông minh khác để cùng chia sẻ ý tưởng với mình"

Phải nghĩ lớn

Rất nhiều sinh viên khác đã tìm đến văn phòng của Cheriton để tìm kiếm lời khuyên và cả tiền bạc. Sam Liang, một cựu sinh viên của Cheriton, sau khi rời khỏi Google đã đến gặp giáo sư cũ của mình để chia sẻ về ý tưởng một nền tảng cho di động có thể theo dõi trực tuyến vị trí và thói quen của người dùng. Liang đã nhận được nhiều hơn 100.000 USD từ Chariton để thành lập công ty Alohar Mobile

"Tiêu chuẩn của ông cực kỳ cao", Liang nói. Những cuộc họp nghiên cứu với Chariton là thời gian căng thẳng nhất trong tuần của anh. "Ông bảo tôi: Phải nghĩ lớn. Cậu phải tạo được tác động đối với cả thế giới", Liang nhớ lại

Siddharth Batra, cựu sinh viên cao học của Stanford, người từng nhận tài trợ của Cheriton cho công ty của mình năm 2009, rất ngưỡng mộ thầy cũ của mình ở sự chú ý đến chi tiết. "Các kỹ sư công nghệ rất dễ chia sẻ ý tưởng với David, bởi vì ông hiểu rất nhanh vấn đề họ trình bày. Nếu tôi đến gặp một vị chủ tịch hay giám đốc quỹ đầu tư, chắc chắn họ sẽ rất khó hiểu những gì chúng tôi đang làm"

Cheriton cho biết ông luôn tránh xa những trào lưu thị trường, mạng xã hội được coi là một trong số đó. Ông chỉ tập trung vào những ý tưởng góp phần cải thiện cuộc sống con người, như cách mà Google giúp các sinh viên hoàn thành bài viết của mình vào lúc 3 giờ sáng

"Tôi có một niềm tin rằng nếu bạn mang đến giá trị thực sự cho thế giới và thực hiện theo cách hiểu biết , thị trường sẽ không quên bạn", Cheriton nói

Vnmedia
 
Last edited:
Các hãng công nghệ khổng lồ lập nhóm vận động hành lang

C141930_CMS_lobby_3_zps30798336.jpg

Google, Facebook, Amazon và 11 hãng công nghệ lớn thông báo họ vừa lập ra nhóm vận động hành lang nhằm củng cố, bảo vệ môi trường internet tự do và sáng tạo

Nhóm The Internet Association (Hiệp hội Internet) là tổ chức đầu tiên đại diện cho lợi ích của nền kinh tế internet tại Mỹ, thông cáo báo chí của Hội cho biết

14 thành viên của Hội gồm Amazon.com, AOL, eBay, Expedia, Facebook, Google, IAC, LinkedIn, Monster, Rackspace, Salesforce.com, TripAdvisor, Yahoo và Zyng

Dù Apple và Microsoft không có trong danh sách, nhưng nhóm này nói rằng họ đại diện cho “tiếng nói chung của nền kinh tế internet”

“Môi trường internet tự do và sáng tạo là yếu tố cốt yếu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia,” Michael Beckerman, Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành của The Internet Association nó

Beckerman cho biết những công ty thành viên “hiểu tương lai của ineternet đang bị đe dọa”, và họ “phải bắt tay nhau để bảo vệ nó”

Gần đây, Beckerman thôi chức phụ tá của Chủ tịch Ủy ban thương mại và năng lượng của Hạ viện Mỹ

Những gã khổng lồ công nghệ ngày càng quan tâm đến chính trị nhiều hơn vì những năm gần đây các nhà làm luật Mỹ ngày càng chú ý tới các biện pháp nhằm bảo vệ quyền riêng tư và cạnh tranh trên internet

Trong quý I năm nay, Google chi mức tiền kỷ lục là 5,03 triệu USD cho vận động hành lang, trong khi mức chi của cùng kỳ năm ngoái chỉ là 1,48 triệu USD

Facebook cũng phá kỷ lục chi tiêu cho vận động hành lang của mình trong quý II năm nay – thời gian mạng xã hội lớn nhất thế giới trở thành công ty đại chúng. Facebook dành 960.000 USD để gây tác động lên các chính trị gia. Số tiền này cao gấp ba lần khoản chi của cùng kỳ năm 2011

Trúc Quỳnh
 
Last edited:
Văn hóa Nobel

Năm nay ĐH Oxford và ĐH Stanford vui mừng ghi thêm vào lịch sử của mình giải Nobel. Nếu tính về hiệu quả kinh tế nghiên cứu khoa học (tỷ số đô la trên các công trình đẳng cấp quốc tế) thì các nhà khoa học Anh làm khá tốt. Cũng một phần là họ ít tiền hơn nhiều so với người anh em bên kia Đại Tây Dương

Oxford và Stanford đều nằm trong thung lũng, tuy nhiên Thung Lũng Silicon của Stanford nổi tiếng và giầu có hơn nhiều. Đổi lại Oxford có một campus tuyệt đẹp với các ngọn tháp cổ đầy thơ mộng, các tòa nhà với hàng trăm năm lịch sử

Oxford tiền ít hơn, nhưng mọi người thân thiện, vui vẻ, hòa nhã. Bên Stanford vì cạnh tranh nhau khốc liệt tạo ra một không khí khá căng thẳng, thậm chí hằm hè nhau

Một lý do là một chương trình đào tạo nâng cao 5 năm cho BS sau khi có bằng MD của Mỹ là phải có 2 năm làm nghiên cứu trong lab bắt buộc. Thời gian 2 năm rất quan trọng. Vì nếu có các công trình tốt, được GS hướng dẫn yêu quí. BS này sẽ có cơ hội tốt được nhận vào các Bv hàng đầu của Mỹ, lương cao, danh tiếng. Thêm vào đó còn một lượng PhD làm post-doctoral. Nhóm này cũng cần tương tự. Vì là ĐH hàng đầu, Stanford luôn có một lượng nghiên cứu viên rất đông. Người nhiều và dự án nghiên cứu tốt có hạn nên tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt. Đôi lúc thiếu lành mạnh.

Một điểm đặc biệt ở ĐH Stanford là chênh lệnh khủng mức thu nhập. Cùng là giáo sư, cùng bộ môn, một vị có thu nhập tới USD2,000,000/năm, còn vị kia chỉ có 200,000/năm. Lý do là vị GS 2 triệu đô kia thành công trong thương mại hóa các công trình nghiên cứu của ông ấy, và có vài ba công ty ngoài Thung Lũng Silicon. Do vậy ngoài khoản lương 200,000 của ĐH trả ông này còn thu thêm 1.8 triệu đô từ thành công thương mại hóa công nghệ. Văn hóa này trở thành tự nhiên và công khai tại Stanford. Không hề có ‘phê và tự phê’, không sợ bị kèn cựa, chọc phá…

Ngược lại ĐH Stanford có chính sách rất tốt ủng hộ và phát huy văn hóa này. Nếu so sánh 3 ĐH hàng đầu của Mỹ nằm trong Thung Lũng Silicon, ĐH California San Francisco, ĐH California Berkeley và ĐH Stanford, thì các GS và giảng viên của Stanford được hưởng chính sách thông thoáng nhất về thời gian, sử dụng cơ sở vật chất, và sở hữu trí tuệ trong các hoạt động tư bản hóa và thương mại hóa khoa học công nghệ.

Mô hình này cực kỳ thành công. Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hàn lâm không hề bị suy giảm mà còn tốt hơn. Và một lượng của cải vật chất được tạo ra từ mô hình này. Các giảng viên của Stanford có thêm danh hiệu ‘triệu phú’, ‘tỷ phú’ gắn kèm vào danh hiệu hàn lâm của mình như GS, TS, BS…Thế rồi các giáo sư thành công này đem tặng lại một phần tài sản của mình cho ĐH Stanford để tạo ra cái mới điều tốt đẹp. V/d như GS James H Clark sáng lập viên của Netscape tặng 60 triệu đô la xây trung tâm nghiên cứu sinh y hiện đại Bio-X. Nếu thăm campus của Stanford, chúng ta dễ dàng nhận thấy các tòa nhà lớn, bộ môn giảng dạy, phòng thí nghiệm hiện đại đều mang tên các đại gia công nghệ khủng đương đại của Mỹ như Bill Gates, David Packard (HP), Bill Hewlett (HP), Gordon Moore (Intel)…

Phong trào nghiên cứu khoa học và thương mại hóa công nghệ trong sinh viên, nghiên cứu sinh của Stanford cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Đây cũng là văn hóa lâu đời và rất đặc trưng của Stanford. Nó được hình thành có lẽ từ các yếu tố sau:

(i) Câu chuyện thành công khủng như Sun Microsystems, Yahoo, Google… từ ĐH này

(ii) Chính sách tốt của quản lý nhà trường

(iii) Các thị trấn xung quanh Stanford như Menlo Park, Palo Alto đều có cư xá, biệt thự tuyệt đẹp của các siêu đại gia công nghệ. Nó hàng ngày tác động vào các sinh viên, nghiên cứu viên của trường

Các ‘networking nite’ ‘brainstorming nite’ được tổ chức với sự tham gia đông đảo mọi thành phần từ các vị giải Nobel như Paul Berg, Steven Chu…tới các sinh viên năm đầu, từ các chuyên ngành khác nhau như hóa học, vật lý, điện tử, y khoa…Mọi người tụ tập với nhau đưa ra ý tưởng mới, v/đ cần giải quyết, tìm kiếm chuyên môn thích hợp của nhau. Sau đó chia thành các nhóm nhỏ, bàn sâu thêm, lập công ty, tìm kiếm tài trợ từ các quĩ đầu tư mạo hiểm, phát triển tiếp, nếu thành công sẽ được mua lại bởi công ty lớn hay phát triển thành cổng ty khủng

Không hề có sự lãnh đạo của Chi Bộ Đảng, phát động phong trào của Đoàn Thành Niên, Hội Phụ Nữ, hay Mặt Trận Tổ Quốc, nhưng các hoạt động này diễn ra tự nguyện, đều đặn, trật tự, hiệu quả và khá vui. Bởi vì các thành phần tham gia đặc biệt các sinh viên trẻ, nghiên cứu sinh đều có một động lực duy nhất là muốn mình thành công, nếu không được khủng như Yahoo hay Google mà chỉ một phần nhỏ của nó thì cũng quá ấm rồi

Rất đáng học Oxford về hiệu quả nghiên cứu khoa học và theo Stanford về phong trào tư bản hóa/thương mại hóa khoa học công nghệ
 
Last edited:
Trận chiến của những gã khổng lồ công nghệ
Khi cá lớn nuốt cá bé

20121201LDP0010.jpg

Google, Apple, Facebook và Amazon là những công ty phi thường. Thế giới chưa bao giờ chứng kiến bất kỳ công ty nào phát triển và mở rộng với tốc độ nhanh như vậy

Apple có nguồn vốn khổng lồ, chiếm đến 4,3% giá trị vốn hóa của tất cả các công ty trong chỉ số S&P 500 và 1,1% của thị trường chứng khoán thế giới. 425 triệu người đang sử dụng kho ứng dụng iTunes. Trong khi đó, Google là kẻ thống trị khó có thể bị đánh bại về mảng tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Có tới 3/4 trong tổng lượng smartphone được bán ra trên thế giới chạy hệ điều hành Android

Amazon thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến ở nhiều quốc gia và còn rất mạnh ở mảng điện toán đám mây. Còn đối với Facebook, nếu như cộng đồng sử dụng mạng xã hội này là 1 quốc gia, quốc gia ấy sẽ lớn thứ 3 thế giới

Cuộc cách mạng công nghệ mà những gã khổng lồ này thực hiện đã đem lại những lợi ích khổng lồ cho người tiêu dùng và cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà làm luật cũng đang thắt chặt kiểm soát đối với những công ty này

Có vẻ như Google là công ty bị đe dọa nhiều nhất. Cả Ủy ban châu Âu (EC) và Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) đều thực hiện các cuộc điều tra với Google, nghi ngờ hãng đã bóp méo kết quả tìm kiếm để phục vụ cho mục đích cá nhân. Google cũng bị buộc tội sử dụng các bằng sáng chế để cản trợ sự cạnh tranh trên thị trường smartphone

Các nhà điều hành muốn Google thay đổi cách thức hoạt động. Cuộc tranh luận này có thể dẫn đến nhiều cuộc chiến pháp lý tốn kém. Và, rất có thể đây sẽ là trận chiến định hình nên xu hướng của Internet trong tương lai

Tại sao qui mô lại quan trọng ?

Có 3 xu hướng giúp các hãng công nghệ khổng lồ trở nên đầy quyền lực đối với người tiêu dùng. Thứ nhất, đó là xu hướng kẻ chiến thắng sẽ chiếm lĩnh mọi thứ. Mặc dù Microsoft đã rót khá nhiều tiền vào Bing, Google vẫn là công cụ tìm kiếm chiếm tới 2/3 thị phần ở Mỹ và gần 90% ở châu Âu. Facebook cũng giành được vị thế độc quyền về mạng xã hội

Do đó, nhiều người lo ngại rằng 4 gã khổng lồ này sẽ khai thác vị thế thống trị để dành lấy những lợi thế không công bằng. Đây cũng chính là lời buộc tội đối với Google

Thứ hai, các hãng này đều muốn “gói gọn” người tiêu dùng trong nền tảng hệ thống của riêng họ. Đây là hệ thống bao trọn các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến sử dụng trên smartphone và máy tính bảng. Những hệ thống này có thể rất hấp dẫn. Apple bội thu với doanh số khổng lồ từ iPhone và gần như có thể điều khiển cuộc sống công nghệ của nhiều người

Tuy nhiên, người ta ngày càng lo ngại rằng Apple đang tạo nên những “khu vườn với những bức tường bao quanh”. Trong “khu vườn” ấy, người dùng khó có thể truyền tải nội dung từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác

Thứ ba, những công ty này cũng có thói quen thâu tóm những ứng viên tiềm năng ngay trước khi họ trở thành mối đe dọa sẽ cạnh tranh gay gắt với hãng. Amazon vừa thực hiện xong vụ phát hành trái phiếu trị giá 3 tỷ USD, thâu tóm những công ty nhỏ bé như Zappos – nhà bán lẻ giày dép trực tuyến đã từng có tham vọng cạnh tranh với Amazon. Facebook và Google cũng đã thực hiện nhiều vụ thâu tóm lớn (điển hình như thâu tóm Instagram và AdMob)

Lâu nay, các nhà quản lý đã tập trung tấn công các “đại gia” công nghệ trên các lĩnh vực như tìm kiếm trực tuyến và thị trường e-book. Apple đang bị điều tra vì cách cư xử với một vài nhà xuất bản. Mục tiêu của các nhà làm luật là dập tắt những hành động không lành mạnh trên thương trường

Một số người phê phán rằng hành động của các nhà quản lý là quá yếu. Họ cho rằng Google nên được chia tách thành 2 công ty độc lập, tách bạch hoạt động tìm kiếm với các hoạt động khác. Tim Wu, giáo sư đến từ trường luật Columbia và hiện đang là cố vấn cho FTC, đã lập luận rằng những kẻ độc quyền như Apple và Google phải lựa chọn giữa 2 vị thế: hoặc là nhà cung cấp các nội dung số và sản xuất phần cứng, hoặc là người phân phối thông tin thông qua những thứ tương tự như điện toán đám mây

Tuy nhiên, có vẻ như ý tưởng này sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực. Việc ngày càng có nhiều người sử dụng các nền tảng của những hãng lớn cho thấy khách hàng sẵn sàng đánh đổi tính chất mở để đổi lấy sự tiện dụng

Hơn nữa, nếu như họ muốn thay đổi nhà cung cấp, chi phí không phải là vấn đề. Chỉ mất vài giây để họ có thể thay đổi bộ máy tìm kiếm hoặc nhà cung cấp dịch vụ âm nhạc

Những thành tựu mà các hãng đạt được là điều đáng khích lệ

Smartphone sử dụng hệ điều hành Android của Google đã vươn lên mạnh mẽ, từ vị trí số 0 trở thành kẻ thống lĩnh thị trường và vượt mặt cả iPhone

Máy tính bảng Kindle của Amazon đang đuổi theo iPad. Google+ cũng cạnh tranh với Facebook. Cách đây 8 năm, Facebook cũng chỉ là 1 công ty start – up nhỏ bé

Thu Hương
 
Last edited:
Passed-On.com một ý tưởng mới về mạng xã hội

14943_passed-on_zps88a2c966.jpg

Passed-On.com cho phép người dùng có thể tận hưởng các dịch vụ hoàn toàn miễn phí để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời và gửi đến những thông điệp yêu thương dành cho người thân​

Passed-On.com là một mạng xã hội toàn cầu xuất phát từ Việt Nam với một ý tưởng khá độc đáo: đó là gửi những thông điệp yêu thương cho những người thân yêu nhất của bạn nếu một ngày nào đó cuộc sống xảy ra những bất trắc khó lường

Chỉ sau hai tuần đầu tiên khởi động, Passed-On.com đã nhanh chóng thu hút được số lượng thành viên đáng kể trên khắp 68 quốc gia và đang tạo nên một hiện tượng mới trong cộng đồng mạng xã hội

Khi được hỏi về nguồn cảm hứng đằng sau đứa con tinh thần này, người sáng lập Marc Oparq cho biết: “Vào một ngày tôi chợt nghĩ ra rằng thực sự tôi có rất nhiều điều muốn nói với các con, nhưng chúng còn quá nhỏ để hiểu những gì tôi muốn nói. Và nếu như cuộc sống có những điều bất trắc bất ngờ xảy ra thì làm sao bọn trẻ có thể biết được những yêu thương mà tôi dành cho chúng nhiều đến mức nào”

Với mong mỏi ấy, ông bắt đầu làm việc với một đội ngũ các nhà thiết kế và nhóm phát triển người Việt Nam tại TP.HCM sáng tạo ra Passed-On.com. Đây là một mạng xã hội mang tính toàn cầu nối gót các trang mạng xã hội được nhiều người biết đến như Facebook, Twitter, Instagram …

Được mở rộng với tám ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng Việt), Passed-On.com cho phép người dùng có thể tận hưởng các dịch vụ hoàn toàn miễn phí để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời và gửi đến những thông điệp yêu thương dành cho người thân
 
Mỹ giới thiệu dự luật khởi nghiệp mới
- Một nhóm nghị sĩ Mỹ ngày 14-2 đã công bố dự luật khởi nghiệp 3.0 về chương trình thị thực mới cho doanh nhân và sinh viên nước ngoài

617164_zps4d6142cb.jpg

Anh Rutul Davé, người gốc Ấn Độ, được cấp thị thực H1-B để làm việc tại một công ty ở Mỹ. Anh không thể tự thành lập doanh nghiệp cho đến khi có được thẻ xanh​

Dự luật do một nhóm thượng nghị sĩ từ Đảng Dân chủ và Cộng hòa soạn thảo, được Tổng thống Barack Obama cùng đông đảo nghị sĩ lưỡng đảng ủng hộ vì cho rằng đây là cách hiệu quả để thu hút tài năng cho nước Mỹ

Theo dự luật, mỗi năm Mỹ sẽ cấp 75.000 thẻ xanh cho các doanh nhân nước ngoài đến Mỹ khởi nghiệp và 50.000 thị thực cho sinh viên đã tốt nghiệp cao học các ngành khoa học tự nhiên, cơ khí tại Mỹ muốn đeo đuổi lĩnh vực này lâu dài

Điều kiện để một doanh nhân được cấp thị thực theo dự luật mới là dự án đầu tư phải trị giá ít nhất 100.000 USD, tuyển dụng ít nhất 2 nhân viên/năm và ít nhất 5 người trong ba năm sau đó

Nguyên nhân xây dựng dự luật được cho là vì thung lũng Silicon và nước Mỹ “đang ngày càng đánh mất nhiều nhân tài và công việc trước các quốc gia như Canada, Chile và Anh”

Chuyên viên cao cấp Vivel Wadhwa tại Trường Luật thuộc Đại học Stanford thực hiện một khảo sát cho thấy 52% doanh nghiệp mới tại thung lũng Silicon từ năm 1995 - 2005 là do người nước ngoài xây dựng hoặc đồng sáng lập. Tuy nhiên tỉ lệ này đã giảm còn 42% trong vòng bảy năm qua mà nguyên nhân chủ yếu ở thủ tục cấp thị thực

Thượng nghị sĩ bang Kansas Jerry Moran (Đảng Cộng hòa), một thành viên trong nhóm soạn thảo dự luật, khẳng định luật khởi nghiệp 3.0 sẽ khuyến khích những doanh nhân nước ngoài với các ý tưởng đột phá và người nhập cư lành nghề trong các lĩnh vực STEM (S - khoa học, T - công nghệ, E - cơ khí và M - toán học) yên tâm làm việc tại Mỹ. "Đây là cách thông minh để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và đối phó với tình trạng nợ công"

Đức Toàn http://tuoitre.vn/The-gioi/533915/my-gioi-thieu-du-luat-khoi-nghiep-moi.html
 
Công ty "tỷ đô" không có... sếp​

- Có quy mô gần 4 tỷ USD với đội ngũ nhân sự tới 400 người nhưng nhà phát triển trò chơi điện tử Valve lại không hề có đội ngũ lãnh đạo. Mọi khoản thưởng hay quyết định tuyển dụng, sa thải đều được dựa trên quy chế đồng thuận

Thoạt nghe nhiều người sẽ tưởng đây là chuyện đùa nhưng nó hoàn toàn có thật. Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới hồi cuối tháng trước, cựu kinh tế gia của Valve, ông Yanis Varoufakis đã miêu tả về mô hình “quản trị phẳng” tại công ty có trụ sở tại Seattle, Mỹ với trị giá gần 4 tỷ USD này

Valve-office-e49b5_zps25316e3f.jpg

Các nhân viên của Valve có thể tự chọn cộng sự​

“Điều thú vị nhất trong đời sống của Valve đó là hoàn toàn không có ai là sếp”, Varoufakis, một nhà kinh tế học tại đại học Athens cho biết. “Công ty không hề có một hệ thống cấp bậc rõ ràng nào. Nó vận hành dựa trên thứ mà nhiều thành viên công ty miêu tả cho tôi là những nguyên tắc của một chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ. Chính xác nó là sự liên kết tự nhiên giữa những người làm việc với nhau”

Chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ (anarcho-syndicalism) là một lý thuyết kinh tế học bắt nguồn từ đầu thế kỷ 19 bao gồm một dạng chính quyền trong đó những nhóm lao động tự tổ chức làm việc cùng nhau để trực tiếp đạt được các mục tiêu

Tại Valve, điều này được thể hiện ở chỗ, sau khi được tuyển dụng bởi một ủy ban do các thành viên công ty tự hình thành, nhân viên mới có thể tự do gia nhập và tự do luân chuyển tới bất kỳ bộ phận nào trong số vô vàn dự án của công ty. Trong khi tại Google, nhân viên của “gã khổng lồ” tìm kiếm này có 20% thời gian tự do thì ở Valve, tỷ lệ này là 100%

Điên rồ hay sáng tạo ?

“Sự luân chuyển bên trong doanh nghiệp là một tài sản lớn và mọi người đều công nhận điều đó”, Varoufakis khẳng định. “Bàn làm việc của mọi người đều có bánh xe và họ chỉ cần rút một hoặc hai phích cắm là có thể chuyển từ nhóm này sang làm cho nhóm khác”

Valve-office-2-e49b5_zpse7f4a53f.jpg

Văn phòng của Valve có thiết kế rất đẹp​

Nhà kinh tế học này cũng cho biết việc tuyển dụng hay sa thải có thể bắt nguồn từ những thứ đơn giản nhất như một cuộc trò chuyện giữa hai nhân viên trong hội trường. Còn chuyện tiền thưởng, dù có lên tới 10 lần lương cơ bản của mỗi người, đều tùy thuộc vào sự xem xét của chính những người cùng địa vị

Ai đó có thể cho rằng mô hình tổ chức này có thể dẫn tới những sự lạm dụng, nhưng với Varoufakis, ông chưa từng thấy có vấn đề gì thực sự lớn với công ty này. “Điều quan trọng mọi người cần phải hiểu đó là những doanh nghiệp tự sinh như vậy phụ thuộc lớn vào các cá nhân, những người thực sự tin vào các chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự tồn tại của họ”, ông Varoufakis nói tiếp

“Xét về bản chất, tại đó không có những người cố tạo ra một màn khói mờ ảo, che đậy sự thật rằng họ không thực sự giỏi công việc họ làm. Tất cả những người tại đó đều được tuyển lựa kỹ lưỡng để thực sự là người xuất sắc trong lĩnh vực của họ”

Valve được thành lập năm 1996 bởi các cựu nhân viên phát triển phần mềm của Microsoft là Gabe Newell và Mike Harrington. Và kể từ đó đến nay nhân viên công ty chưa một ngày có “sếp”. Hiện doanh thu lớn nhất của Valve đến từ nền tảng Steam, một dịch vụ trực tuyến tương tự như iTunes toàn cầu dành cho các trò chơi điện tử

Theo Varoufakis, 70% các trò chơi điện tử trên thế giới được bán qua Steam với khoảng 55 triệu người dùng. Doanh thu mỗi năm của dịch vụ này vào khoảng 1 tỷ USD

Thanh Tùng
 
Top